Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 20 Tháng Tư, 2024, 01:20:18 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: MacArthur, Hirohito - Cuộc đọ sức tay đôi giữa Mỹ và Nhật  (Đọc 11175 lần)
0 Thành viên và 3 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #110 vào lúc: 21 Tháng Mười, 2019, 01:52:55 am »


        Khói dường như dang từ từ luồn vào khoảng trống chật hẹp nơi cậu đang bị kẹt trong đống đổ nát của nhà trường. Lúc này, Yoshitaka cảm thấy tê cứng người. Cậu biết rằng, tòa nhà đã bị san bằng và bản thân cậu đang trong nguy hiểm. Lấy hết sức bình sinh, cậu cố gắng nhấc mình ra khỏi đống đổ nát và đẩy đống gạch vụn sang một bên. Cậu đã ra được bên ngoài. Khi đứng lên, cậu thấy sự tàn phá khủng khiếp ở xung quanh. Phía trên, có đám mây khổng lồ treo qua bầu trời.

        Giống như các học sinh khác, Yoshitaka đã từng được dạy các bài tập trong tình huống khẩn cấp. Đừng bỏ chạy mà trước hết hãy coi độ nghiêm trọng của các vết thương. Cậu thấy một mảnh gỗ găm ở cánh tay trái của mình khiến máu chảy. Cậu cố gắng cầm máu bằng mảnh garô xé từ chiếc áo sơ mi đang mặc. Răng cửa của cậu cũng đang chảy máu và 4 chiếc đã gãy. Cậu bị rộp khắp toàn thân.

        Cậu nhìn kỹ các căn nhà gỗ bên cạnh và nhận thấy nhiều căn cũng đã bị xô ngã như trường của mình. Lửa đang cháy ở xung quanh và lan nhanh đến các mảnh đổ vỡ gần đó, đốt cháy những cây hạt dẻ. Yoshitaka muốn chạy, nhưng cậu đã được dạy không được chạy một mình mà phải mang ai đó theo. Cậu nhìn xung quanh. Cậu bắt đầu tìm kiếm ở đống đổ nát của ngôi trường để xem có ai còn sống không?

        Ngạy từ đầu, cậu đã tìm thấy người bạn Wada. Sọ của Wada bị nứt toang ra và một con mắt đã lồi ra khỏi hốc mắt. Cậu ta không nói được mặc dù đang cố mấp máy môi. Giống như các học sinh khác, Wada có một miếng thẻ tùy thân màu đen. Wada cố gắng hất căm tới ra hiệu muốn Yoshitaka đưa nó cho mẹ mình. Yoshitaka đã lấy tấm thẻ. Wada vẫy tay yếu ớt và Yoshitaka nghĩ rằng, Wada đang ra hiệu muốn cậu phải rời đây ngay lập tức. Bây giờ các đám cháy đang tiến tới. Yoshitaka không biết phải chạy đi đâu nhưng cậu hướng đến những chỗ xa ngọn lửa. Cậu nhìn lui và thấy một con mắt của Wada vẫn còn nhìn cậu. Cho đến bây giờ Yoshitaka vẫn còn nhớ lại cảnh tượng hãi hùng này.

        Yoshitaka đang chứng kiến cơn ác mộng, một cảnh địa ngục sống động. Các đám cháy đang trải rộng ra xung quanh. Giữa làn khói và khung cảnh bị tàn phá, mọi người đang di dật dờ. Một số bị lột da và máu rỉ ra từ các vết thương trên cánh tay của họ. Xung quanh Yoshitaka là những con người đang lưỡng lự. Họ la to rằng, phải chạy hướng về hướng gió ngay lập tức. Cậu không biết tại sao. Khi bọn trẻ bắt đầu chạy, những người đang quằn quại trên mặt đất chụp lấy chân họ một cách yếu ớt. Yoshitaka phải đá họ sang một bên để tiếp tục chạy. Đột nhiên, cậu thấy ai đó quen quen qua làn khói. Đó là thầy hiệu phó. Ông đang đẩy một chiếc xe bò chất nhiều người bị thương. Cậu chạy theo xe cho đến khi chiếc xe khuất trong làn khói.

        Cổ họng của Yoshitaka dang khô cháy trong bầu nhiệt độ nóng hừng hực. Cậu cần phải uống nước. Cậu tiến đến sông Hiroshima. Cậu phóng xuống dòng nước đang tràn ngập “một đống xác người đang trôi”. Tuy nhiên, cậu đã vượt qua sự kinh tởm, đẩy họ qua một bên để vốc nước uống. Cậu leo lên khỏi sông và đổ vật trên bờ. Cậu đang nằm ở gần một cây cầu cách ngôi trường khoảng 3km.

        Khi tỉnh dậy, cậu thấy những nhóm người còn sống và các nhân viên cứu hộ đang loạng choạng đi trong làn khói và giúp đỡ những người bị thương. Họ đi ngang qua cậu do không để ý cậu. Cậu nhìn những vết thương khủng khiếp của những người còn sống. Da của nhiều người bị rộp lên. Một chiếc xe bò chở người bị thương đi ngang qua cậu. Cậu cố gắng ngồi dậy và kêu cứu nhưng quá yếu. Cậu lại bất tỉnh một lần nữa.

        Cậu tỉnh dậy lúc 7 giờ tối trong một bệnh viện đã chiến, nơi người bị thương nằm xếp hàng la liệt trên sàn nhà. Sau đó, cậu biết rằng các xe tải quân đội đã đến thành phố ngay sau khi cậu bất tỉnh. Một người lính tên là Haijan có nhiệm vụ tìm những người sống từ những người chết thấy mạch của cậu còn dập nên đã đưa cậu lên xe tải chất đầy những cơ thể đang chuyển động. Cảm giác đầu tiên của Yoshitaka Kawamoto là cậu thấy may mắn cực kỳ vì còn sống. Haijan, người đã cứu sống cậu đi ngang qua giường cậu và vỗ nhẹ vào má cậu. Cậu vẫn còn đau buốt và khát cháy. Cổ họng và miệng đều khô khốc. Cuối cùng, một người hộ lý đã xuống chỗ họ. Mọi người xung quanh đang kêu gào đòi nước. Khi người hộ lý đi từ giường này qua giường khác, ông đã gật hoặc lắc đầu để ra hiệu có cho phép bệnh nhân uống nước hay không. Sau đó, Yoshitaka mới hiểu rằng, những người mà các bác sĩ nghĩ rằng, họ sắp chết được phép uống nước. Những người có thể sống thì không được cho nước. Cậu không hiểu tại sao mặc dù nước làm mọi người nôn mửa và làm lả người họ. Một người lính cảm thấy thương cậu nên đi đến một cái thùng đá gần đó, tìm một miếng đá cho cậu mút.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #111 vào lúc: 21 Tháng Mười, 2019, 01:53:34 am »


        Vào lúc 8 giờ, Yoshitaka được khám một lần nữa và được chuyển đi cùng với những nạn nhân bị thương nặng khác đến một hòn đảo không có người sinh sống ở Vịnh Hiroshima. Cậu ngạc nhiên và không hiểu gì cả khi bị mang ra bờ biển đến một thành phô lều trại ảm đạm, đầy người bị thương và đang hấp hối. Cậu nằm đó mấy ngày và yếu dần do chỉ được cấp khẩu phần thức ăn và nước ít ỏi. Xung quanh cậu, hàng ngàn người đã chết. Cậu nghĩ là mình sắp chết. Nhiều tuần sau đó, mẹ cậu đã tìm thấy cậu. Sống cách xa trung tâm vụ nổ, bà đã không hề bị gì và ngay lập tức đi tìm con trai mình. Bà đi khắp các bệnh viện trong nhiều ngày và cuối cùng, bà nghe về những trại trên những hòn đảo ở vịnh và thuê một chiếc thuyền cá đi xem từng đảo một.

        Khi phát hiện ra cậu, bà mang cậu đến một căn nhà ở khu vực đồi nằm ngoài Hiroshima. Cậu thật đáng thương. 10 ngày sau vụ nổ, tóc của cậu đã rụng hết. Mặt và cơ thể cậu đen ngòm trong 3 tháng, máu từ mũi và miệng cứ chảy ra liên tục. Cậu nôn mửa không ngừng.

        Khoảng một năm sau, Yoshitaka nằm bên ngưỡng cửa thần chết. Không có thuốc thang và thực phẩm thì đang thiếu. Mẹ cậu tìm cách cứu chữa con bằng thảo được và cao nấu từ rễ cây. Sau đó, cậu nói rằng tình thương của mẹ chính là một “liều thuốc”. Cậu là người cực kỳ may mắn khi vẫn còn sống mặc dù ở cách trung tâm vụ nổ của bom nguyên tử đầu tiên trên thế giới chỉ có 800m. Cậu là người duy nhất trong số 40 học sinh lớp cậu còn sống 45 năm sau đó và là một trong 4 người duy nhất sống sót trong số 280 học sinh trường cậu.

        Khoảng 80 ngàn người, 1/4 dân số Hiroshima, trong đó 1/3 là lính đã bị thiệt mạng hoặc bị thương nặng. Bệnh viện nằm dưới vụ nổ đã bị san phẳng và những người trong bệnh viện đã bốc hơi. Hầu hết những người nằm trong bán kính l km đều chết ngay lập tức hoặc vài ngày sau đó. Da của họ bị rách nát và cơ quan nội tạng bị tổn thương nghiêm trọng. Hầu hết những người trong vòng bán kính 2 km đều bị bỏng nặng. Phần lớn những người nằm trong vòng bán kính 3 đến 4 km bị cháy da.

        Nhiệt độ lớn đến nỗi bề mặt đá granit trong vòng l.000 m từ trung tâm vụ nổ cũng tan chảy. Trên bãi đất của Lâu đài Hiroshima, thân thể của hàng ngàn binh lính bị đốt cháy rụi. Nhiều người bị đốt cháy chỉ còn lại dấu in trên mặt đất hoặc trong các căn nhà. Mũ bị đốt cháy trên đầu mọi người và quần áo kimono in dấu trên thân thể họ. Tại trung tâm vụ nổ, sức ép lên đến 35 tấn/l m vuông. Cơn chấn động đi 440m mỗi giây và có đủ sức mạnh để hất chiếc máy bay ở độ cao 9.000m lắc lư như chiếc lá. Khi cột khói vụ nổ dâng lên, nó hút không khí nóng vào trong một cơn gió hạt nhân gầm rú qua thành phố của những căn nhà gỗ. Hầu như mọi căn nhà gỗ trong vòng bán kính 3km đều bị thiêu rụi.

        Bất cứ ai ở trong vòng 870m của vụ nổ đều nhận một liều lượng 700 đơn vị phóng xạ, gấp 1.500 lần mức phóng xạ an toàn. Những người ở xa thêm 90m nữa thì nhận được liều lượng 400 đơn vị phóng xạ, khiến khoảng một nửa trong số họ chết. 3/5 số người chết ở Hiroshima là do bỏng, 1/5 là do các vết thương và 1/5 do phóng xạ. Các nhân viên cứu hộ cũng nhiễm phóng xạ. Một cơn mưa rào kéo dài 2 giờ đã trút xuống một khu vực rộng 30km.

        Nước mưa cũng bị nhiễm độc và đen ngòm. Nhiều người dân bị đau ốm do nhiễm phóng xạ trong vòng 5 tháng sau đó, thường là các triệu chứng nôn mửa, tiêu chảy, mất ngủ, mê sảng, rụng tóc, chảy máu ngoài và trong, viêm và các căn bệnh về máu hoặc các cơ quan khác không hoạt động. Sẹo lồi bắt đầu phát triển từ một đến 4 tháng sau vụ nổ. Sau năm 1947, bệnh bạch cầu trở nên phổ biến và lên đến đỉnh điểm vào thập niên 1950. Sau năm 1960, khi tác động của bệnh bạch cầu giảm xuống, các căn bệnh ung thư khác của những người may mắn sống sót tăng lên.

        Một năm sau vụ nổ, ước tính 119 ngàn người đã chết, 31 ngàn người bị thương nghiêm trọng và 48 ngàn người bị thương nhẹ, 4 ngàn người mất tích. Khoảng 55 ngàn căn nhà hoàn toàn bị thiêu rụi và 7 ngàn nhà bị phá hủy do vụ nổ. Hơn 4/5 nhà cửa ở trung tâm Hiroshima bị tàn phá thành một sa mạc nguyên tử đầy vết sẹo.

        Quả bom thứ hai cũng có sức tàn phá tương đương. Vào lúc 1 giờ 56 phút sáng ngày 9-8-1945, một chiếc máy bay B-29 khác mang tên Bock’s Car cất cánh từ Tinian Atoll mang một quả bom có chứa plutonium có sức hủy diệt hơn quả bom đã thả ở Hiroshima một chút.

        Phi công máy bay Bock’s Car này là Fred Воск. Nhưng hôm nay, anh bay chiếc máy bay trinh thám ở bên dưới. Thế chỗ của anh trên chiếc Bock’s Car là thiếu tá Chuck Sweeney, người Boston Irishman vui tính và người cắt bom là đại úy Kermit Beahan. Quả bom có biệt danh là Gã béo nhằm vào mục tiêu là thành phố Kokura.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #112 vào lúc: 21 Tháng Mười, 2019, 01:55:01 am »


        Số phận đã loại bỏ thành phố này ra khỏi mục tiêu ném bom. Khi cánh cửa khoang chứa bom mở ra ở độ cao 9.450m, Beahan đã xác định được mục tiêu là kho vũ khí của thành phố. Tuy nhiên, bụi từ các nhà máy công nghiệp và khói từ một ngọn lửa đã che mờ mục tiêu này. “Không thả!” Anh la lớn.

        Họ lượn qua khu vực mục tiêu một lần nữa, và tầm nhìn vẫn bị hạn chế. Hỏa lực phòng không nhả đạn. Máy bay lượn qua mục tiêu lần thứ ba nhưng các máy bay chiến đấu của Nhật Bản đã cất cánh lên bầu trời. Beahan vẫn không thể thấy kho vũ khí ở dưới làn khói bụi. “Không thả!” Anh nói một lần nữa.

        Sweeney quyết định lựa chọn mục tiêu thứ hai: Nagasaki, trung tâm lịch sử đạo Cơ đốc giáo. Sweeney chỉ có đủ nhiên liệu để bay qua thành phố một lần trước khi anh quay trở về đáp xuống Okinawa. Các đám mây trắng choán ngang thành phố Nagasaki nhưng một khoảng trống cho thấy một sân vận động bên dưới.

        Beahan nhắm quả bom vào đó. Gã béo rơi khoảng 40 giây trước khi nổ vào lúc llg20 sáng hôm đó.

        Trung tâm vụ nổ là chi nhánh Urakami của nhà tù Nagasaki. 134 tù nhân và cai ngục ở nơi đây đã bốc hơi khi bom phát nổ. Khoảng 30 ngàn người chết ngay lập tức và tổng cộng sau này có 120 ngàn người chết. Không giống như Hiroshima, chỉ có 16% nạn nhân có tham gia đóng góp cho cuộc chiến tranh của Nhật Bản và trong số này chỉ có 3% là lính. Thực tế, Nagasaki là thành phố công ty của Mitsubishi. Khoảng một ngàn người trong số 1.700 người trong các xưởng luyện thép của Mitsubishi đã thiệt mạng.

        Lời kể sống động nhất từ các nhân chứng sống sau vụ nổ là của bác sĩ địa phương, Tatsuichiro Akizuki:

        Bầu trời tối như hắc ín và bị che phủ bởi những đảm khói dày đặc. Dưới màn trời đen kịt đó và trên mặt đất là một làn sương mù màu nâu vàng. Mặt đất hiện dần ra và quang cảnh làm tôi khiếp sợ đứng chôn chân tại chỗ.

        Tất cả những gi tôi có thể thấy đều đang cháy. Các đám cháy lớn, các đám cháy nhỏ và những áám cháy trên mái nhà rơm lá. Xa hơn nữa dọc theo thung lũng Urakami, nhà thờ lớn nhất ở phương Đông củng đang bốc cháy. Ngôi trường kỹ thuật hai tầng bằng gỗ cũng như nhiều căn nhà và nhà mảy sản xuất quân nhu cũng nằm trong màn lửa. Các cột điện cũng cháy phừng giống như nhiều cây củi đang cháy. Cây cối và các cánh đồng khoai lang ở các ngọn đồi gần đó cũng đang bốc khói. Nói tất cả mọi thứ đều cháy thì củng chưa diễn tả hết. Dường như ngay cả mặt đất cũng đang nhả khói lửa, những ngọn lửa phun trào lên từ dưới lòng đất. Bầu trời tối mịt còn mặt đất thì đỏ rực giữa các đám khói màu đỏ vàng. Ba loại màu sắc: đen, vàng và đỏ đang vây quanh mọi người. Họ đã chạy tìm chỗ thoát giống như những con kiến. Chuyện gì đã xảy ra? Bệnh viện Urakami không bị ném bom. Tôi biết điều đó nhưng giữa biển lửa và bầu trời đầy khói, có cảm giác như ngày tận thế đã đến.


        Cảnh ngộ của các nạn thân thật đáng thương:

        Khoảng 10 hay 20 phút sau khi khói đã tan, mọi người từ thành phố bắt đầu chạy lên ngọn đồi kều la và rèn rỉ: “Cứu tôi, cứu!” Những người kèu khóc và rèn rỉ dường như không còn thốt ra giọng người. Tiếng kêu của họ nghe rất khủng khiếp và kinh dị. Khoảng 10 phút sau vụ nổ, một người đàn ông to lớn, gần như khỏa thân ôm đầu và chạy vào khu vực sân hướng về phía tôi và kêu lên những âm thanh dường như từ tàn lực còn lại của anh ta. “Bị thương rồi thưa ngài”, anh ta rên rỉ. Anh ra rùng mình như thể anh đang bị ớn lạnh. “Tôi bị thương”.

        Tôi chăm chú nhìn vào người đàn ông. Sau đó tôi thấy chính là ông Kenjiro Tsujimoro, người trồng rau bán và người hàng xóm tốt bụng của tôi và cả bệnh viện này. Tôi tự hỏi chuyện gì đã xảy ra với Kenjiro to lớn... Đầu và mặt của ông trắng nhợt, tóc bị cháy xém, lông mi cũng đã bị cháy và dường như ông chỉ còn nhìn được lờ mờ. Ông trong tình trạng gần như khỏa thân vì áo sơ mi đã bị cháy ở lưng.

        Sau khi ông Tsụịimoro làm tôi kinh hoàng, một người khác giống như vậy đi loạng choạng vào sân. Tôi không biết anh ta là ai và đến từ đâu. “Cứu tôi”, anh ta rên rĩ ôm đầu trong tình trạng áo quần cháy xém. Anh ta ngồi xuống, thì thào: “Nước, nước..”.

        Hai phút, hai mươi phút và một tiếng sau vụ nổ, mỗi lúc càng có nhiều người trong tình cảnh khốn đốn tương tự đến bệnh viện. Tất cả đều có bộ dạng giống nhau và kều lèn cùng một câu: “Tôi bị thương, bị thương! Tôi đang bị bỏng! Nước!” Tất cả họ đều rèn rỉ cùng một lời than. Tôi rùng mình. Dù trần truồng khỏa thần, họ đều bước đi với những bước chậm chạp lạ lùng và thều thào bên trong cổ họng như thể vừa trở về từ địa ngục. Mặt họ trắng nhợt như những cái mặt nạ. Tôi cảm thấy như thể mình đang mơ, và nhìn thấy những con ma xanh xao đang tiến chậm chạp về một hướng như trong một giấc mơ mà mình từng gặp vào thời thơ ấu.

        Những con ma này đi bằng chân về phía bệnh viện từ hướng thành phố đang cháy và từ một nhà máy sản xuất quân nhu từ hướng đông. Công nhân hay học sinh, phụ nữ hay đàn ông, họ đều đi chậm chạp và đều có khuôn mặt như đang đeo mặt nạ. Mọi người đều kèu rên và xin giúp đỡ. Tiếng kêu khóc của họ ngày càng mạnh và nghe giống tiếng kinh Phật, dội lại từ mọi nơi như thể cả trái đất đang chìm ngập trong nỗi đau.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #113 vào lúc: 21 Tháng Mười, 2019, 01:55:30 am »


        Phán quyết tính mạng con người đó là công việc của Chúa chứ không phải con người. Tuy nhiên vì mục tiêu là phải đưa ra một quyết định trong chiến tranh, con người luôn phải đưa ra nhưng lời phán quyết như vậy.

        Cho nên con người đã đưa ra quyết định ném bom. Ở một khía cạnh nhất định, bất cứ người nào đã chế tạo ra quả bom có khả năng hủy diệt thế giới và nghĩ về việc hủy diệt 120 ngàn người bằng một cú thả bom là coi thường mọi giới hạn nhân tính. Tuy nhiên, nếu có lý do tin rằng, mạng sống của vô số người sẽ được bảo vệ nhờ những hành động như vậy thì có rất ít sự lựa chọn khác.

        Những tính toán tàn bạo như vậy là điều cốt lõi khi đưa ra quyết định trong cuộc chiến tranh, mặc dù có thể không có một quyết định riêng lẻ nào dẫn đến một kết quả dữ dội như vậy chỉ trong một thời gian ngắn, giống như quyết định thả bom nguyên tử. Các nhà chính trị và các tướng lĩnh trong chiến tranh cảm thấy rằng, khó có thể quy gán những giá trị đạo đức khác nhau cho những loại vũ khí khác nhau. Mặc dù những quả bom này đã gây ra nhiều cái chết kinh khủng cho nhiều người, thật khó cho rằng, những người bị thương này đau đớn hơn so với những vết thương do các loại vũ khí thông thường hay bom cháy gây ra trong tiến trình cuộc chiến bình thường.

        Các nhà khoa học giúp hoàn thiện công nghệ mới này cũng có nhiều lo ngại về việc sử dụng bom nguyên tử chống lại một nước chưa có kỹ thuật chế tạo bom nguyên tử tương tự. Tuy nhiên chiến thắng qua mọi thời đại đều thuộc về các quốc gia có vũ khí hiện đại hơn. Quan điểm của Washington là sự phát triển bom nguyên tử là không thể tránh được. Tốt hơn là hãy để cho những bàn tay của người dân chủ và có trách nhiệm sử dụng bom nguyên tử trước. Công nghệ chế tạo bom nguyên tử không thể ngăn chặn nhưng những người muốn sử dụng nó một cách vô trách nhiệm có thể bị ngăn chặn.

        Khi phải đưa ra quyết định thả hay không thả bom nguyên tử, Truman cũng rơi vào một trong những tình huống khó khăn nhất của một thế giới đang có chiến tranh. Tuy nhiên, khi trăn trở về quyết định này, thật khó tìm ra một lý do căn bản rõ ràng nào hơn tình huống mà Tổng thống Mỹ đang đối đầu. Nhiệm vụ số một của ông trong cuộc chiến là phải nhanh chóng giành thắng lợi với cái giá thấp nhất có thể cho người lính và người dân của chính nước mình. Tất nhiên, đó không phải là nhiệm vụ duy nhất. Ngay cả trong cuộc xung đột vũ trang, các quy định nhất định phải được tôn trọng (chẳng hạn về đối xử với người dân và tù binh chiến tranh) và một nhà lãnh đạo dân chủ phải có nghĩa vụ tiến hành chiến tranh ở mức nhân đạo có thể.

        Bản chất của Chiến tranh Thế giới lần thứ hai là quyết định ném bom nguyên tử khiến người dân chết hàng loạt đã được báo trước từ lúc chiến dịch ném bom bắt đầu trở thành nhân tố quan trọng trong cuộc chiến. Trên phương diện con số, hậu quả của ném bom nguyên tử cũng ngang bằng như hậu quả những cuộc ném bom khác. Vụ ném bom tập trung Tokyo đã làm 100 ngàn người thiệt mạng và làm ít ra 412 ngàn người bị thương và 2 triệu nhà ở bị phá hủy cũng như khiến 9 đến 13 triệu người vô gia cư. Những con số này cao hơn tổng số thiệt hại ở Hiroshima và Nagasaki.

        Tình huống mà Truman đã cân nhắc dường như đã rõ ràng. Không có lý do nào để chờ đợi ngoài sự kháng cự ác liệt đến cùng của Nhật Bản trước bất cứ sự xâm lược nào. Người Mỹ có thể phải chịu thiệt hại cả triệu nhân mạng nếu chiếm Nhật Bản. Lúc đó, thương vong của Nhật Bản cũng có thể còn cao hơn nhiều. Trận chiến Okinawa đã cho thấy sự kháng cự dữ dội mà Mỹ phải đối đầu trong cuộc xâm lược. Các vụ ném bom tập trung sau này dường như cướp đi nhiều sinh mạng hơn các cuộc ném bom trước. Người Nhật đã được đề nghị đầu hàng nhưng họ đã bác bỏ cơ hội cuối cùng để điều đình cuộc chiến mặc dù có những sai sót nghiêm trọng trong bản chất của lời đề nghị.

        Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng là, Nhật Bản đã tiến hành một cuộc chiến tranh xâm lược khiến hàng triệu người đã chết trong các cuộc xung đột và khiến hàng triệu người khác chết do những chính sách chiếm đóng tàn ác.

        Điểm liên kết yếu nhất trong chuỗi lập luận này là liệu cố gắng để có hòa bình với Nhật Bản qua đàm phán có mang lại kết quả không khác gì nhiều so với các điều khoản của đầu hàng và chiếm đóng cuối cùng? Sau này, Tướng MacArthur quả quyết rằng, chỉ cần phong tỏa hải quân, Nhật Bản sẽ dầu hàng.

        Truman đã được trao cho một công cụ kết thúc chiến tranh. Ông tin rằng, sử dụng bom nguyên tử sẽ gây ra nỗi đau cũng giống như nỗi đau do cuộc đổ bộ hỗn loạn gây ra. Mặc dù sau khi bom đã thả, quân đội Nhật Bản vẫn muốn chiến đấu nhưng Hoàng đế Nhật đã bác bỏ. Truman cảm thấy ràng, ông phải trả lời cho người dân Mỹ, tại sao không thả quả bom sớm để 1 triệu quân Mỹ và hàng triệu người Nhật khỏi phải chết trong một cuộc xâm lược như vậy. Trong những hoàn cảnh đó, dường như không có quyết định này khả dĩ hơn. Những gì Truman không thể đoán được nhưng Churchill đã nắm là bằng việc thả quả bom nguyên tử, Truman cũng đã thực hiện một sự giúp đỡ không tính trước cho các thành phần nắm quyền lực ở Nhật Bản, những người phải chịu trách nhiệm cho cơn lốc tàn sát do cuộc chiến tranh Thái Bình Dương gây ra.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #114 vào lúc: 22 Tháng Mười, 2019, 12:52:22 am »


Chương 27

ĐẦU HÀNG

        Khi Hirohito nghe các báo cáo về sự phá hủy thành phố Hiroshima, lần đầu tiên kể từ tháng 2 năm 1936, ông nhanh chóng hành động quyết liệt. Ông bác bỏ mọi quan điểm của cố vấn, quân đội và nội các.

        Cho dù chuyện gì xảy ra với sự an toàn của tôi, chúng ta phải chấm dứt cuộc chiến này càng nhanh càng tốt để bi kịch này không lặp lại một lần nữa... Vì đã đến lúc vũ khí như vậy sử dụng, chúng ta không thể tiếp tục đẩy cuộc chiến này đi xa thèm nữa. Đó là điều không thể. Chúng ta không phải chờ đợi lãng phí thời điểm cơ hội để bắt đầu đàm phản. Chúng ta phải tập trung nỗ lực kết thúc chiến tranh một cách nhanh chóng.

        Vào ngày 8-8-1945, Liên Xô tuyên chiến với Nhật Bản. Các lực lượng quân đội Liên Xô đã tràn vào Mãn Châu và nhanh chóng kiểm soát toàn bộ nơi này. Quân đội Quang Đông đã tan rã trước sức mạnh của họ. Ngày hôm sau, “Gã béo” được thả xuống Nagasaki. Thật ngạc nhiên là mặc dù Nhật Bản bị bao vây tứ phía bởi Liên Xô, Mỹ, Anh, và đã mất Mãn Châu, thậm chí nhiều thành phố chính đã bị ném bom thành đống đổ nát, mặc dù hai quả bom nguyên tử đã thả, Nhật Bản vẫn chưa chịu buông súng đầu hàng. Nhiều sĩ quan cao cấp dường như tin rằng, một sự hủy diệt tốt hơn là phải đầu hàng. Ít giờ sau đó là thời khắc minh mẫn nhất của Hoàng đế sau cuộc chiến tồi tệ và là thời khắc loạn trí nhất của quân đội.

        Người đóng vai chính của sứ mệnh hòa bình là Ngoại trưởng Shigenori Togo, một người trực tính và can đảm. Ồng ngạo mạn, tự tin, thông minh, mới 62 tuổi, một độ tuổi còn non trẻ trong nền chính trị Nhật Bản. Thủ tướng Suzuki, một người có quan điểm ôn hòa từ tầng lớp thượng lưu hoàng gia cũng đã 77 tuổi lại là người lắm lời, ngớ ngẩn, lờ mờ và thường do dự. Họ chỉ là hai nhân vật phái dân sự của cơ quan hoạch định chính sách cao nhất của Nhật Bản vào lúc bấy giờ - đó là Hội đồng chiến tranh tối cao Nhật Bản. Thật ngạc nhiên, ngày trước khi Nagasaki bị ném bom, nhóm này đã không họp vì một thành viên có công việc cần kíp hơn vấn đề chiến tranh và hòa bình.

        Vào ngày thứ năm, 9-8, lúc 8 giờ sáng, Togo đến nhà Suzuki.

        Suzuki đồng ý Hội đồng chiến tranh tối cao phải họp và Togo đến gọi người đồng minh quân sự duy nhất của ông, Bộ trưởng Hải quân - cựu Thủ tướng - Đô đốc Yonai. Hội đồng họp lúc 11 giờ, chỉ nửa tiếng trước khi quả bom ở Nagasaki nổ. Suzuki mở đầu cuộc họp với đề xuất chính phủ chấp nhận các diều khoản trong hòa ước Potsdam. Yonai, nhân vật ôn hòa mà nhiều năm trước đó đã bị buộc phải từ chức Thủ tướng vì phản đối việc Nhật Bản đồng minh với Đức và Italia cũng đề nghị chấp nhận hòa ước này. Quan điểm của Togo đã rõ. Điều kiện duy nhất mà những người ôn hòa tìm kiếm từ quân Đồng minh là một số tái cam kết về vị trí của Hoàng đế.

        Ba người khác phản đối thẳng thừng về việc đầu hàng trừ khi một số điều kiện cũng phải được đáp ứng, chẳng hạn: Lực lượng chiếm đóng chỉ là một số nhỏ, Nhật Bản có quyền xét xử tội phạm chiến tranh và chính các sĩ quan Nhật Bản sẽ giải ngũ lính Nhật Bản. Rõ ràng, họ muốn nuôi ảo tưởng cho quân đội Nhật Bản và người dân rằng, đất nước không thực sự đầu hàng. Giữ thể diện vẫn là tất cả cho dù phải chiến đấu đến chết để giữ nó. Lãnh đạo của phe cứng rắn này là Bộ trưởng Chiến tranh, tướng Anami, một người lãnh đạm, không sôi nổi như Tojo nhưng được quân lính tôn trọng. Tham mưu trưởng lục quân, tướng Umezu và Tham mưu trưởng hải quân Đô đốc Toyoda cũng không đồng ý đầu hàng.

        Togo tức giận phản đối Anami và nói quân Đồng minh từ chối thương lượng với những điều kiện như vậy. Umezu bắt bẻ lại rằng, Nhật Bản chưa thua và vẫn có thể gây tổn thất lớn cho kẻ thù. Togo trả lời, Nhật Bản chắc chắn không thể trụ được trong một cuộc tấn công thứ hai. Lúc 1 giờ chiều, hội đồng hoãn họp trong bế tắc. Lúc 2g30 chiều, toàn thể nội các bắt đầu họp. Togo một lần nữa kêu gọi phải chấp nhận đầu hàng để có hòa bình. Anami trả lời với ảo tưởng cố chấp:

        Quân lính của chúng ta sẽ không gác súng. Vì họ biết rằng họ không được phép đầu hàng. Vì họ biết rằng, đối với một người đàn ông chiến đấu, việc đầu hàng phải chịu hình phạt nặng nề. Thực sự không có sự lựa chọn nào khác cho chúng ta ngoài con đường tiếp tục chiến đấu... Chúng ta phải chiến đấu đến cùng cho dù lợi thế của kẻ thù đối với chúng ta lớn thế nào đi nữa.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #115 vào lúc: 22 Tháng Mười, 2019, 12:52:52 am »


        Bộ trưởng Nội vụ bảo thủ Genki Abe ủng hộ Anami và nói ông không thể bảo đảm tình hình dân sự ổn định nếu lệnh đầu hàng được đưa ra. Tuy nhiên, các bộ trưởng đại diện cho các tập đoàn tài phiệt đồng lòng ủng hộ hòa bình. Bộ trưởng Nông nghiệp, Thương mại, Giao thông và Đạn được đều cho rằng, đất nước đang suy kiệt. Lúc 10 giờ tối, nội các hoãn họp, không giải quyết được những bất đồng và không đạt được một sự nhất trí hoàn toàn.

        Togo và Suzuki thấy rằng, phải để Hoàng đế can thiệp mặc dù không có điều khoản nào trong Hiến pháp cho phép ông làm như vậy. Khoảng lúc 24 giờ kém 10 (lúc nửa đêm), Hoàng đế tham dự một cuộc họp nữa của Hội đồng chiến tranh tối cao. Lúc này, Bộ trưởng Nội các Hisatsune Sakomizu và Chủ tịch Hội đồng cơ mật Baron Kiichiro Hiranuma cũng tham dự.

        Họ họp dưới một boongke có diện tích 5,5 X 9m, rất nóng và ngột ngạt trong bộ đồng phục vét tông buổi sáng. Một lần nữa, Togo đưa ra các lý lẽ để đầu hàng và Anami lại phản đối. Hiranuma, một lão già ngu ngốc đứng về phe những người cứng rắn mặc dù ông không có lá phiếu chính thức. Anami giành lại ưu thế. Phía ủng hộ chiến tranh bắt đầu chiếm ưu thế.

        Đột nhiên Suzuki lên tiếng: “Phải cần đến quyết định của Bệ hạ để phân xử xem đề xuất nào được chấp thuận”. Anami đã mất cảnh giác. Như đã suy nghĩ trước, Hoàng đế tuyên bố rằng, tiếp tục chiến tranh chỉ gây hủy diệt cho người Nhật và mở rộng nỗi đau nhân loại. Rõ ràng Nhật Bản không thể chiến đấu nữa và khả năng bảo vệ bờ biển của họ không chắc chắn.

        “Tôi không thể chịu đựng khi thấy quân đội Thiên hoàng bị giải giới mà không nói lời nào... Nhưng thời khắc đã đến lúc phải chịu đựng điều không thể chịu đựng. Tôi đồng ý đề xuất chấp nhận Tuyên bố của quân Đồng minh về căn bản như Ngoại trưởng đã vạch ra”.

        Sau đó, ông rời bỏ phòng họp. Suzuki đề nghị hội đồng phải thông qua quyết định của Hoàng đế. Anami không còn phản đối nữa.

        Khoảng 2 giờ sáng, Nội các họp và quyết định chấp nhận Tuyên bố Potsdam “Với điều kiện rằng, tuyên bố này không bao gồm bất kỳ yêu cầu nào làm tổn hại đến các đặc quyền của Hoàng đế với tư cách là người cai trị chủ quyền”. Sáng hôm đó, Anami triệu tập các sĩ quan cao cấp. “Chúng ta không còn sự lựa chọn nào khác ngoài tuân theo quyết định của Hoàng đế. Bây giờ, chúng ta tiếp tục chiến đấu hay đầu hàng phụ thuộc vào câu trả lời của kẻ thù đối với công hàm của chúng ta. Cho dù làm gì, các bạn phải nhớ rằng là người lính, các bạn phải tuân lệnh và không được xa rời kỷ luật nghiêm khắc của quân đội. Trong cuộc khủng hoảng mà chúng ta đang đối mặt, những hành động không kiểm soát của một người có thể khiến toàn bộ đất nước bị hủy hoại”. Một sĩ quan hỏi liệu Bộ trưởng Chiến tranh có thực sự suy tính đầu hàng. Anami phang cây gậy chỉ huy xuống bàn. “Bất cứ ai không muốn tuân lệnh phải bước qua xác tôi!” Ông nói với các sĩ quan. Nhật Bản đợi cầu trả lời của quân Đồng minh trong suốt ngày hôm sau và buổi sáng ngày 11-8-1945.

        Sáng hôm đó, một nhóm sĩ quan theo quan điểm cứng rắn đã gặp nhau để bàn bạc bước tiếp theo. Trung tá Masuhiko Takeshita, anh rể của tướng Anami chủ trì cuộc họp. Một trong số các sĩ quan có mặt là thiếu tá Kenji Hatanaka, một người cuồng tín mặt mỏng và nhợt nhạt. Họ quyết định phải chiếm giữ cung diện Hoàng đế và đặt Hoàng đế dưới “sự bảo vệ” của người theo quan điểm cứng rắn. Suzuki và Togo cũng như cố vấn trưởng Hoàng đế -  ông Marquis Kido sẽ bị ám sát. Kịch bản giống như cuộc đảo chính tháng 2 năm 1936 tái hiện.

        Qua nửa đêm ngày 12-8, quân Đồng minh phúc đáp cho biết họ đồng ý chấp nhận đầu hàng của Nhật Bản với điều kiện chính phủ Nhật Bản và quyền lực của Hoàng đế phải “Thấp hơn” quyền của Tư lệnh tối cao lực lượng Đồng minh. Ngay lập tức sau đó, Anami và Hiranuma gặp Suzuki và thuyết phục ông rằng, dề nghị này không thể chấp nhận và Nhật Bản phải tiếp tục chiến đấu. Ngoại trưởng Togo hoảng hốt khi nghe tin Thủ tướng đã thay đổi quyết định và nhờ Kido mời Suzuki để nói rằng, đầu hàng là ước nguyện rõ ràng của Hoàng đế. Suzuki vâng mệnh quyền lực Hoàng đế và thay đổi quyết dinh một lần nữa.

        Trong khi đó, Anami, người đang chịu sức ép mạnh từ những sĩ quan cuồng tín cấp dưới, đang tự hỏi liệu có yêu cầu các sĩ quan cấp cao cùng đứng ra kêu gọi Hoàng đế không đầu hàng và bác bỏ điều khoản của Đồng minh. Anami bất ngờ khi tướng Umezu, Tham mưu trưởng quân đội sau đó nói, ông đã thay đổi quyết định và giờ đây muốn đầu hàng. Tuy nhiên vào ngày hôm sau, ngày 13-8, Umezu đã quay trở về lập trường cứng rắn ban đầu. Hội đồng chiến tranh tối cao lại bị chia rẽ một lần nữa, 3 chống 3 về việc chấp nhận điều khoản quân Đồng minh đưa ra hay không? Nội các cũng chia rẽ như dự đoán. Dân thường Nhật Bản không được tham khảo ý kiến nhưng họ cũng không biết nên tìm kiếm hòa bình để phải chịu cảm giác nhục nhã hoặc phải chiến dấu, hoặc cả hai giải pháp lẫn lộn?
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #116 vào lúc: 22 Tháng Mười, 2019, 12:54:06 am »


        Suốt ngày hôm đó, nhóm sĩ quan nổi loạn bắt đầu tổ chức. Một số sĩ quan đến gặp tướng Ạnami yêu cầu phải ban bố thiết quân luật và bác bỏ các điều khoản quân Đồng minh đưa ra. Bộ trưởng Chiến tranh không bày tỏ thái độ dứt khoát.

        Khoảng 10g30 sáng hôm sau, Hội đồng chiến tranh tối cao lại được triệu tập một lần nữa. vẫn lại là hai phe 3 chống 3. Bây giờ Hoàng đế lên tiếng trong khi những người hiện diện lặng lẽ nức nở. Đó là một tuyên bố chuyên quyền mà người Nhật gọi là Tiếng của con sếu (mệnh lệnh Hoàng đế giống như tiếng con sếu có thể nghe trên bầu trời sau khi con chim sếu đã bay qua).

        Mặc dù các ông lo lắng về việc bảo vệ thể chế quốc gia, nhưng tôi tin rằng phúc đáp của Đồng minh là bằng chứng cho những thiện chí của kẻ thù. Sự tin tưởng và sự quyết tâm của người dân Nhật Bản là cân nhắc quan trọng nhất. Đó là lý do tại sao tôi muốn chấp nhận thư phúc đáp. Nếu chúng ta tiếp tục duy trì chiến tranh, Nhật Bản sẽ bị hủy diệt hoàn toàn. Mặc dù một số các ông có ý kiến rằng, chúng ta không thể hoàn toàn tin tưởng quân Đồng minh nhưng tôi cho là một kết cục hòa bình ngay lập tức đối với chiến tranh tốt hơn là phải chứng kiến Nhật Bản bị hủy diệt. Với mọi thứ đang trong tình trạng hiện tại, quốc gia sẽ có cơ hội khôi phục.

        Tôi cũng nhớ lại nỗi thống khổ mà Hoàng đế Minh Trị trải qua ở thời điểm xảy ra Sự can thiệp ba nước. Giống như ông ấy, tôi cũng phải chịu đựng điều không thể chịu đựng và tôi hy vọng sẽ khôi phục đất nước trong tương lai.

        Khi người dân Nhật Bản không nhận thức được tinh hình hiện tại, tôi biết họ sẽ sốc nặng khi nghe quyết định của chúng ta. Nếu mọi người nghĩ thích hợp cho tôi giải thích vấn đề này với họ trên phương diện cá nhân, tôi sẵn sàng nói trước micro. Đặc biệt, quân đội cũng mất tinh thần khi biết quyết định của chúng ta. Bộ trưởng Chiến tranh và Bộ trưởng Hải quân có thể không dễ dàng thuyết phục bản thân họ chấp nhận quyết định này. Tôi sẵn sàng đi bất cứ nơi nào cần thiết để giải thích hành động của chúng ta. Tôi muốn Nội các phải chuẩn bị càng sớm càng tốt Huấn lệnh Hoàng dế tuyên bố chấm dứt chiến tranh.


        Sau cuộc họp, Anami thông báo với anh rể Takeshita rằng, ông sẽ tuân lệnh Hoàng đế. Ngoài ra, ông sẽ không từ chức và do đó ông sẽ chịu trách nhiệm cuối cùng về việc quân đội chấp nhận quyết định của Hoàng đế. Nếu ông từ chức, chính phủ sẽ sụp đổ và đất nước sẽ rơi vào cảnh hỗn loạn. Việc Anami ngấm ngầm chấp nhận thay mặt quân đội nói lời đầu hàng hay là ông cảm thấy phải tuân lệnh trực tiếp của Hoàng đế chỉ có thể phỏng đoán. Bộ trưởng Chiến tranh triệu tập một cuộc họp khác với sự góp mặt các sĩ quan cấp cao của ông. Không khí trong phòng náo động. Ông nói với họ rằng:

        Một trong những đức tính quan trọng của người lính là tuân lệnh. Tương lai Nhật Bản đã rõ ràng, nhưng đó không phải là một tương lai dễ dàng. Các ông là những sĩ quan nèn phải nhận thức rằng, cái chết không thể miễn trừ bạn khỏi nghĩa vụ. Nghĩa vụ của ông là phải sống và nỗ lực hết sức để giúp đất nước hồi phục cho dù là phải gặm cỏ, ăn đất và ngủ trẽn những cánh đồng!

        Trong khi đó, thiếu tá cuồng tín Hatanaka cũng đang vận động người đứng đầu Lực lượng quân đội quận Đông, tướng Tanaka, một con người quyết đoán và đáng kính trọng, người chỉ huy lực lượng quân sự chính ở Tokyo. Tanaka ngạc nhiên khi anh sĩ quan trẻ đâm sầm vào phòng với trạng thái căng thẳng. Người phụ tá của Tanaka nắm lấy kiếm vì sợ rằng, Hatanaka có thể chuẩn bị giết Tanaka. Tanaka tức tối quát viên thiếu tá khi anh ta bước vào. “Tại sao anh đến đây? Tôi biết anh đang nghĩ gì. Tôi không muốn nghe! Đi khỏi đây ngay lập tức! Xéo ngay!” Sau giây phút sững sờ, Hatanaka bỏ đi và tìm một sĩ quan cứng rắn khác, trung tá Masataka Ida.

        Cả hai đã có cuộc trò chuyện căng thẳng. Ida nói với Hatanaka rằng, ông định mổ bụng tự sát. Hatanaka la lên. “Đúng! Đây thực sự là một điều đúng và tốt đẹp để làm”.

        Ida đáp trả: “Đây là điều đúng phải làm”. Sau đó, Hatanaka thông báo cho Ida biết ông đang lên kế hoạch đảo chính. “Ông không nghĩ rằng, đó là một điều tốt đẹp hơn là mổ bụng?”.

        “Thành công thì sẽ tốt đẹp hơn. Tuy nhiên Bộ trưởng Chiến tranh nói không có cơ hội thành công. Hoàng đế đã quyết định chấm dứt chiến tranh. Một ngọn lửa đã bị tưới sẽ không bao giờ cháy một lần nữa”. Nội các dành nhiều thời gian trong ngày để tranh luận về từ ngữ chính xác của huấn lệnh đầu hàng nhưng không có kết quả. Họ tranh cãi về câu: “Tình hình chiến tranh ngày càng bất lợi cho chúng tôi”. Bộ trưởng Hải quân Đô đốc Yanai thích câu này nhưng tướng Anami thích câu: “Tình hình chiến tranh đã không tiến triển cần thiết theo chiều hướng thuận lợi cho Nhật Bản”. Cả hai câu đều nhằm làm nhẹ vấn đề đầu hàng. Cuối cùng, câu của Anami đã được chọn.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #117 vào lúc: 22 Tháng Mười, 2019, 12:55:16 am »

         
        Đêm hôm đó, vào khoảng 23 giờ, Hirohito hai lần tự ghi âm huấn lệnh tuyên bố đầu hàng. Chưa có Hoàng đế nào lên nói trên đài phát thanh trước đây. Không một người dân Nhật Bản nào từng nghe giọng nói của vị thánh sống của họ. Bằng cách này, ông muốn người lính bình thường không thể nói rằng, họ không nhận được lệnh đầu hàng trực tiếp từ ông. Quân lính cũng không thể cho là các cố vấn “phản bội” đã nhân danh ông để tuyên bố lệnh đầu hàng. Thông điệp này gây sửng sốt. Đây là lần dầu tiên trong hàng ngàn năm lịch sử của Nhật Bản, một quốc gia chưa từng bị đánh bại và chiếm đóng phải đầu hàng trong nhục nhã. Tuy nhiên nếu Hoàng đế ra lệnh, cho dù là điều không thể nghĩ đến, dân thường phải có nghĩa vụ tuân theo.

        Tuyên bố được soạn cẩn thận để giữ gìn lòng tự trọng của đất nước. Hơn nữa, huyền thoại Nhật Bản không bại trận bắt đầu được tuyên truyền. Năm 1945, có luận cứ cho răng, quân đội Nhật Bản chưa từng thất bại mà chỉ buộc phải đầu hàng do bị thả bom nguyên tử, “Loại bom mới và tàn bạo nhất” được sử dụng trong lời tuyên bố dầu hàng qua đài phát thanh của Hoàng đế:

        Chúng tôi đã tuyên bố chiến tranh với Mỹ và Anh vì thành tâm mong muốn bảo đảm khả năng sinh tồn tự nhiên của Nhật Bản củng như sự ổn định ở Đông Á. Chúng tôi không có ý nghĩ xâm phạm chủ quyền quốc gia khác hay muốn mở rộng lãnh địa.

        Tuy nhiên chiến tranh đã kéo dài gần 4 năm. Mặc dù mọi người đã cố gắng hết sức, sự chiến đấu dũng cảm của quân đội và hải quân, sự siêng năng và chuyên cần của công chức nhà nước và sự phục vụ tận tâm của một trăm triệu người, tình hình chiến tranh đã không tiến triển cần thiết theo hướng thuận lợi cho Nhật Bản, trong khi đó xu hướng chung của thế giới đều chống lại lợi ích của Nhật Bản.

        Нơn nữa, kẻ thù bắt đầu sử dụng một loại bom mới và tàn bạo nhất, một sức mạnh gây tổn hại không lường trước được và cướp đi nhiều mạng người vô tội. Việc chúng ta tiếp tục chiến đấu không chỉ khiến quốc gia Nhật Bản sụp đổ và bị tiêu hủy hoàn toàn mà nó còn dẫn đến tiêu hủy toàn bộ văn minh con người.

        Nếu như vậy, chúng ra làm thế nào để bảo vệ hàng triệu thần dân của chúng ta và chuộc lỗi trước anh linh của tổ tiên Hoàng đế. Đây là lý do tại sao chúng ta phải ra lệnh chấp nhận các điều khoản của quân Đồng minh về tuyên bố chung.

        Chúng ta không thể không bày tỏ lòng tiếc nuối sâu sắc đến các nước đồng minh của mình ở Đông Ả vì họ đã hợp tác kiên định với Đế chế để giải phóng Đông Á...


        Tất nhiên, chính phủ chứ không phải là Hoàng đế là người chịu trách nhiệm cho nội dung của bản phát sóng. Tuy nhiên, bản tuyên bố có nhiều điểm nổi bật. Thứ nhất, nó không đề cập đến việc đầu hàng. Thực tế, bản tuyên bố nói rằng, Nhật Bản đưa ra sáng kiến “Thực hiện một sự dàn xếp tình hình hiện tại bằng cách sử dụng một biện pháp đặc biệt”. Đối với dân Nhật Bản bình thường vốn tin vào những lời nói dối cũng như lời tuyên truyền thông tin của chính quyền, họ sẽ kết luận rằng, Nhật Bản đã tự đề xuất tìm giải pháp hòa bình vì nhân đạo.

        Hơn nữa, Hoàng đế chỉ đơn thuần chấp nhận các điều khoản trong Tuyên bố chung của phe Đồng minh. Đối với người dàn Nhật Bản muốn tự dối lòng mình, đây không phải là đầu hàng. Thứ hai, Nhật Bản dứt khoát không thừa nhận cũng như không chính thức thừa nhận cho đến ngày nay rằng, họ đã không làm bất cứ điều gì sai. Trái lại, Nhật Bản tuyên chiến với Anh và Mỹ vì “Thành tâm mong muốn bảo đảm khả năng sinh tồn tự nhiên của Nhật Bản cũng như sự ổn định ở Đông Á. Chúng tôi không có ý nghĩ xâm phạm chủ quyền quốc gia khác hay muốn mở rộng lãnh địa”.

        Cho dù người nào đó đồng ý cách giải thích các sự kiện của Nhật Bản rằng, sự mở rộng thuộc địa hợp pháp của nước này đã vô tình khiêu khích thái quá các thế lực phương Tây, lời khẳng định này là một sự giải thích vô liêm sỉ đáng ngạc nhiên cho những gì đã xảy ra trong 15 năm trước dây. Không thể coi việc thành lập một đế chế có lẽ là lớn nhất và tồn tại trong thời gian ngắn nhất trong lịch sử loài người không xâm phạm chủ quyền quốc gia khác hay mở rộng lãnh địa. Đối với Nhật Bản, để bày tỏ hối tiếc đối với phe “Đồng minh” của mình ở Đông Á vì đã đầu hàng chính các nước này và phương Tây sau nhiều năm cướp bóc, giết chóc, hãm hiếp nơi đây và khiến hàng triệu người chết là quá trơ tráo. Nhật Bản xin lỗi vì họ rút chân ra khỏi cổ các nước thuộc địa!

        Thứ ba, Nhật Bản không thừa nhận thất bại quân sự mà chỉ cho rằng, chiến tranh “Không tiến triển cần thiết” theo hướng “Có lợi cho Nhật Bản” trong khi đó các xu hướng của thế giới đang chống lại lợi ích của Nhật Bản. Hàng loạt tình thế đảo ngược ở hai mặt trận Thái Bình Dương và 1/3 mặt trận ở Ấn Độ và Miến Điện dường như chưa bao giờ xảy ra. Những gì đã xảy ra là một “Quả bom mới và tàn bạo nhất” đã được sử dụng có thể khiến Nhật Bản bị hủy hoại. Không thất bại trên chiến trường và đứng về lẽ phải trên phương diện đạo đức, Nhật Bản phải đầu hàng trước sự xảo trá vô nhân đạo của kẻ thù. Nước Nhật có cớ để giải thích vì sao họ không thất bại.

        Cuối cùng, người Nhật đã được kêu gọi phải ngẩng cao đầu với “Niềm hãnh diện tất yếu của quốc gia quân chủ lập hiến”, hệ thống cai trị đã đưa họ vào tình cảnh nhục nhã và hủy diệt hiện tại. Vậy nên, người Nhật bình thường không nhận ra hiện thực vì thông tin tuyên truyền chiến tranh. Lúc bấy giờ họ tin rằng, cuộc chiến tranh Thái Bình Dương là hậu quả của thái độ thù dịch phương Tây đối với Nhật Bản lý tưởng, thanh bình và có thiện ý giải phóng các dân tộc ở châu Á. Nước Nhật đã yêu cầu hòa bình vì muốn tránh nỗi thống khổ quá lớn của con người sau các cuộc tấn công bom nguyên tử kinh hoàng xuống Hiroshima và Nagasaki. Sự kiện ném bom này đã làm lu mờ tất cả những tội ác của quân Nhật trong quá khứ.

        Tất nhiên, theo lối giải thích của Nhật Bản, rõ ràng họ không thất bại. Các vụ thả bom nguyên tử giúp Nhật Bản tẩy rửa cả sự nhục nhã bại trận lẫn tội lỗi gây chiến và các tội ác chiến tranh vô kể mà trước đây chưa từng có.

        Xuyên suốt bản tin đài phát thanh, nội dung của lời tuyên bố không mảy may đề cập đến tội lỗi, hối tiếc, hối hận hay thừa nhận sai lầm. Nhật Bản không chịu nhận lỗi về cuộc chiến mà thanh minh rằng, diễn tiến cuộc chiến đã gặp một sai lầm nhỏ và bom nguyên tử đe dọa hủy diệt quốc gia. Vậy nên, Nhật Bản đã chấp nhận hòa bình dựa trên lý do đó. Tất cả chỉ có vậy. Các quả bom nguyên tử đã giũ sạch trách nhiệm. Các quả bom giống như thuốc tẩy, thuốc xổ sự nhục nhã và tội lỗi cho một quốc gia có truyền thống tự sát là cách để một cá nhân người Nhật trốn chạy sự nhục nhã và tội lỗi này. Những ánh sáng trắng xanh lóe lên của bom nguyên tử và sự đau khổ lớn lao mà bom nguyên tử gây ra là một phương pháp “Đẹp” làm sạch và xá tội cho một quốc gia, nơi một chiến 'binh thất bại hay nhục nhã sẵn sàng tự tử theo nghi thức mổ bụng.

        Các băng ghi âm đã được cất giữ kỹ càng. Hoàng đế rời phòng thu âm phát thanh với dòng lệ trên mắt. Tuy nhiên, rõ ràng ông không có gì để phải khóc. Nhật Bản đã không thừa nhận đầu hàng.

        Sự giả vờ trắng trợn này không chỉ cần thiết để giữ thể diện cho một dân tộc được nhồi nhét học thuyết xem việc mất lòng kiêu hãnh là mất tất cả, hay đa số người dân Nhật Bản biết thất bại là gì nhưng thích muốn đón nhận với lòng tự trọng, giống như một doanh nhân bị khánh kiệt vẫn mặc bộ quần áo đẹp đi làm việc nghiêm túc vào mỗi sáng.

        Chắc chắn có yếu tố này trong người dân Nhật Bản. Tuy nhiên, mức độ nói dối quá rõ ràng dẫn đến việc phần lớn người Nhật tự nhủ mình rằng, khẩu hiệu tuyên truyền thực sự đúng. Nhật Bản có thể tiếp tục chiến đấu nếu như Mỹ không thả bom nguyên tử.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #118 vào lúc: 22 Tháng Mười, 2019, 12:55:52 am »


PHẦN VI

TƯỚNG QUÂN ĐẾN TỪ NƯỚC MỸ


Chương 28

NGƯỜI CHIẾN THẮNG

        Khi chiến tranh kết thúc, Hirohito nhỏ nhắn bị cuốn vào nhiệm vụ quan trọng mà ông mới đảm nhiệm. Trong khi đó, một người đàn ông khác đang ngẫm nghĩ về các nhiệm vụ phía trước. Chiến tranh là một điều đặc biệt trong sự nghiệp của Douglas MacArthur. Khi chiến tranh bắt đầu, ông đã về hưu và là nhân vật bé nhỏ bị nhạo báng trên vũ đài chính trị Mỹ. Bây giờ, ở độ tuổi 65, ông là một trong những người nổi tiếng của thế giới, một nhân vật đại diện cho chủ nghĩa anh hùng cuối cùng đã sống cuộc đời như ông mơ ước. Sau khi cầm cự ở Bataan, ông đã tổ chức thành công tuyệt vời một cuộc chiến đấu mở đường rút lui qua hàng ngàn cây số đảo với số thương vong không nhiều mặc dù ông liên tục cãi nhau với thượng cấp ở Mỹ trên đường rút lui.

        Bây giờ ông lại điên tiết lên với họ. Ông chỉ trích quyết định thả bom nguyên tử xuống thành phố Hiroshima và Nagasaki. MacArthur cho rằng, Nhật Bản đã sẵn sàng chấp nhận đầu hàng dự kiến khoảng vào ngày 1-9-1945. George Kenney ghi chép lại rằng: “Mọi người trong Bộ Chiến tranh mà tôi đã nói chuyện và thậm chí những người chỉ huy không quân đều không đồng ý với quan điểm của MacArthur cho rằng, chiến tranh sẽ kết thúc sớm. Tất cả đều nhất trí Nhật Bản có khả năng cầm cự đến 2 năm nữa”.

        Khi Tokyo chỉ còn là đống đổ nát, hầu hết các nhà máy đạn được bị xóa sổ và Nhật Bản đang khan hiếm nguyên liệu thô, không thể tin được việc mọi người cho rằng, chiến tranh có thể kéo dài. Harry Hopkins, đặc sứ đáng tin cậy của Roosevelt báo cáo từ Manila rằng: “Nhật Bản đã chết và người Nhật biết điều này”. Các nhà tư bản công nghiệp Nhật Bản đã nói cho chính phủ Nhật Bản biết rằng, nguyên liệu chiến tranh chỉ còn để cung cấp cho khoảng “thêm vài ngày nữa”.

        Vào cuối tháng 7, MacArthur được thông báo cho biết về vụ thử nghiệm thành công bom nguyên tử. Ông cảm thấy kinh hoàng. Ồng cảm thấy nó “Hoàn toàn không cần thiết nhìn từ quan điểm quân sự". Dù vậy, ông vẫn được lệnh tiến về phía trước để chuẩn bị cho một cuộc xâm chiếm Nhật Bản với sự tham gia khoảng 1,4 triệu lính Mỹ ở Philippines và thêm 1 triệu lính Mỹ nữa đang tới. Theo báo cáo, Nhật Bản đã chuẩn bị 5 ngàn máy bay Thần phong và để chiếm được Kyushu, 250 ngàn quân Mỹ sẽ phải bỏ mạng.

        “Chiến dịch Olympic” dự định sẽ đưa 750 ngàn quân đổ bộ xuống đảo Kyushu vào tháng 11 năm 1945 và Chiến dịch Coronet sẽ được tiến hành sau đó. Tuy nhiên, vào giữa mùa hè năm 1945, MacArthur nói với Tham mưu trưởng Sutherland rằng: “Này Dick, đừng tốn quá nhiều thời gian để chuẩn bị cho Chiến dịch Olympic và Coronet vì chúng ta sẽ không đánh chiếm Nhật Bản”. MacArthur nói điều này trước khi ông biết về sự tồn tại của hai quả bom nguyên tử.

        Khi Liên Xô bước vào cuộc chiến và Nhật Bản đã tuyệt vọng, MacArthur chắc chắn rằng cuộc chiến sắp kết thúc. Trong khi đó, ông đã được bổ nhiệm làm Tư lệnh tối cao của lực lượng Đồng minh (SCAP), vậy nên ông sẽ là người đứng đầu của lực lượng quân đội chiếm đóng Nhật Bản theo dự kiến. Gần như chắc chắn ông đúng khi tin rằng, kế hoạch xâm chiếm và thả bom xuống Hiroshima và Nagasaki là không cần thiết mặc dù Washington nghĩ việc thả bom nguyên tử sẽ giúp chiến tranh kết thúc nhanh chóng, và cứu hàng trăm ngàn sinh mạng của quân Đồng minh.

        Khi Nhật Bản quyết định đầu hàng, ông đã chuẩn bị gánh một nhiệm vụ to lớn nhất trong cuộc đời, một nhiệm vụ mà chưa từng một người Mỹ nào đảm nhiệm trước đây: Thống lĩnh một quốc gia bại trận, một quốc gia độc tài quân sự với 75 triệu dân. Đây là một sự bổ nhiệm chính trị. Việc bổ nhiệm một người đàn ông có toàn bộ sự nghiệp dành cho quân đội, một người bảo thủ trong chính trường không phải là một sự lựa chọn chắc chắn đúng. Tuy nhiên, Roosevelt lại thích MacArthur hơn Chester Nimitz, một người thiển cận và không có tính sáng tạo.

        Vào thời điểm đó Washington vẫn tin rằng một cuộc xâm lược toàn diện là điều cần thiết, và phải có một người quân nhân đảm nhận vai trò chỉ huy. Khi Harry Truman nhậm chức, ông thiếu kinh nghiệm nên không thể đưa ra quyết định nào thay đổi về cơ cấu chỉ huy. Vậy nên Douglas MacArthur đã trở thành kẻ thống trị nước ngoài đầu tiên trong 2.000 năm lịch sử Nhật Bản.

        Người đàn ông sẽ lãnh đạo hàng triệu quân lính trên đất Nhật và trừng phạt những tên lính tàn bạo trong Chiến tranh Thế giới lần thứ hai nay đang thực hiện một trong những công việc bất ngờ đặc biệt nhất của cuộc đời phong phú của ông. Ông quyết định một mình đến Nhật Bản, nơi cỗ máy quân sự vừa đầu hàng và vẫn còn âm ỉ cháy. Vị tướng quân người Mỹ đã đổ bộ xuống Nhật Bản gần một thế kỷ sau sự sụp đổ tướng quân cuối cùng của Nhật Bản Tokugawa.

        Vào ngày 30-8-1945, chỉ một tháng sau khi “Thằng nhỏ” được ném xuống, chiếc máy bay C-54 có tên gọi là “Bataan” cất cánh từ Okinawa mang theo vị tư lệnh quân đội Mỹ ở Viễn Đông, tướng Douglas MacArthur và các phụ tá bay lên bầu trời trong xanh.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #119 vào lúc: 22 Tháng Mười, 2019, 01:00:09 am »


        Ông cố gắng che giấu vẻ lo lắng, ông đi tới đi lui trong máy bay, nói về các ưu tiên của ông khi thực hiện quyền lực to lớn của mình. Ồng đưa ra những ý nghĩ ngẫu nhiên:

        Trước hết phải xóa quyền lực quân sự... Sau đó xây dựng một cơ cấu chính phủ đại diện... Cho phụ nữ quyền bỏ phiếu... Thả tự do các tù chính trị... Giải phóng những người nông dân... Thành lập một phong trào lao động tự do... Khuyến khích nền kinh tế tự do... Xóa bỏ sự đàn áp của cảnh sát... phát triển một nền báo chí tự do và có trách nhiệm... phân tán quyền lực chính trị...

        Có thể ông là người đầu tiên trong lịch sử hiện đại thực hiện một sự việc phi thường: Chiếm đóng thành công một quốc gia bại trận? Đó chính là bản kế hoạch định hình lại toàn bộ xã hội châu Á. Thực tế, các nhiệm vụ ưu tiên đã được Washington chuyển đến cho MacArthur từ ngày trước với tiêu đề “Ưu tiên ban đầu cho thời kỳ sau khi đầu hàng của Nhật Bản”. Bản kế hoạch này cho thấy ở các lãnh đạo cấp cao ở Mỹ đã nhiều năm lên kế hoạch này. Kế hoạch này cũng có con dấu đồng ý của Tổng thống Truman.

        Hành động hạ cánh máy bay của MacArthur xuống căn cứ không quân Atsugi là một trong những việc làm quá liều lĩnh. Tướng Eichelberger phụ trách lực lượng tiền trạm ở Atsugi và là một trong những đồng nghiệp không thân thiết với MacArthur liên tục thuyết phục ông từ bỏ kế hoạch hạ cánh liều lĩnh này.

        Các mối nguy hiểm quá rõ ràng khi hạ cánh xuống đây, vi nơi đây chỉ có sự bảo vệ ít ỏi ở trung tâm tây nam đồng bằng Kanto của Tokyo, nơi 300 ngàn lính Nhật Bản được trang bị đầy đủ đang đóng quân và nơi mà những hành động bất phục tùng và không chịu thừa nhận thất bại diễn ra thường xuyên. Atsugi đã trở thành căn cứ huấn luyện cho các phi công máy bay Thần phong. Nhiều phi công ở đây không chấp nhận đầu hàng. Một cuộc nổi dậy đã xảy ra nhiều ngày sau khi bản tin tuyên bố đầu hàng của Hoàng đế Nhật Bản phát sóng. Tuy nhiên, MacArthur ra lệnh quân lính của ông phải hạ súng trước khi máy bay hạ cánh. Ông tin rằng, chuyến đi đến của những người Mỹ không vũ trang sẽ khiến họ ít bị tấn công hơn. Hơn nữa, nó cũng tác động vào tâm trạng của người phương Đông rằng, Nhật Bản đã thất bại. MacArthur trở thành một kẻ chiến thắng chứ không phải là một chiến binh. Tướng Whitney kể lại câu chuyện như sau:

        Chúng tôi bay vòng ở độ cao hơn ngọn cây một chút, khi nhìn ra cánh đồng và dải đất phẳng trải dài ở đồng bằng Kanto, tôi có thể thấy vô số ụ súng phòng không. Thật khó có thể quèn đi những hành động gần đây của Nhật Bản. Chiến tranh đã nổ ra mà không có lời tuyên bố chính thức nào. Hầu như mọi nơi quân Nhật không chịu buông súng ngoại trừ bị tiêu diệt. Các luật lệ thông thường của chiến tranh đã không được tuân thủ, những cái bẫy chết người thường xuyên được giăng ra. Đây là cơ hội vĩ đại nhất cho quân Nhật thực hiện một hành động cuối cùng và đỉnh cao nhất. Súng phòng không không thể bắn trượt khi mảy bay đang ở tầm thấp này. Liệu thần chết đã bỏ qua cho ông trên cả ngàn chiến trường chỉ để sát hại ông vào thời điểm cuối cùng của cuộc chiến? Tôi nín thở. Tôi nghĩ rằng, toàn thế giới củng đang nín thở. Tuy nhiên như thường lệ, ông ấy đã đúng, ông ấy hiểu người phương Đông, biết tính cách cơ bản của người Nhật quả rõ nên mới dám chơi canh bạc chết người này. Ông ta biết và tin vào tinh thần phong cách hiệp sĩ quốc gia gọi là “Võ sĩ đạo”.

        Máy bay hạ cánh xuống sân bay và MacArthur bước ra. Ông dừng lại một giây để chỉnh đốn lại trang phục. Bầu trời xanh ngắt với những đám mây trắng nhẹ trôi. Mặt trời đang thiêu đốt sân bay khiến cho các đường băng bêtông và thềm dế máy bay sáng choang vì sức nóng. Có vài chiếc máy bay của Mỹ trên sân bay và một vài binh sĩ Đồng minh trong khu vực, nhưng đó chỉ là một lực lượng nhỏ. Một vài sĩ quan đợi chào đón ông. Sĩ quan cao cấp nhất là tướng Eichelberger bước tới trước MacArthur. Họ bắt tay và MacArthur nói với giọng nhỏ nhẹ: “Này Bob, từ Melbourne đến Tokyo là một quãng đường dài, nhưng dường như cũng đã kết thúc đoạn đường này rồi”.

        Mang kính đen, ngậm tẩu cùi ngô, Mac Arthur bước xuống máy bay và đặt chân lên đất kẻ thù. Đợi ông ở sân bay theo Whitney là một “Đoàn xe hư hại thảm thương nhất mà tôi chưa từng thấy. Đó là phương tiện vận chuyển tốt nhất của Nhật Bản mà người Nhật có thể tập hợp cho chuyến thăm đến Yokohama”. MacArthur được trao vinh dự ngồi vào chiếc Lincoln cổ của Mỹ; các sĩ quan khác lên những chiếc xe đằng sau. Khoảng 20 lính Mỹ khác đã tham gia phái đoàn hộ tống Tổng tư lệnh.
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM