Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 01:51:33 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: MacArthur, Hirohito - Cuộc đọ sức tay đôi giữa Mỹ và Nhật  (Đọc 10972 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #100 vào lúc: 20 Tháng Mười, 2019, 03:16:42 am »

             

Đánh bom Tokyo. 100 ngàn người thiệt mạng trong khi thủ đô Nhật Bản chỉ còn là đống tro tàn.



Nagasaki, vụ thả bom nguyên tử thứ hai. Theo quan điểm MacArthur, cả hai vụ ném bom nguyên tử đều không cần thiết.



Vào hang cọp. MacArthur đổ bộ ở Atsugi, đứng sau là Sutherland (thứ hai từ trái sang).



Đầu hàng trên biển. Shigemitsu ký đầu hàng khi MacArthur đứng quan sát trên chiến hạm uss Missouri.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #101 vào lúc: 20 Tháng Mười, 2019, 03:22:14 am »

     

Cố tình xấc láo. Tướng MacArthur thõng người khi Hoàng đế Hirohito nghiêm trang.



Vị chúa xuống với người dân. Hirohito đi thăm vòng quanh Nhật Bản năm 1946.



Thời gian thú vị nhất của ông, MacArthur quan sát trận pháo kích ở Inchon cùng với người bạn trung thành Whitney (trái) và Tướng Mark Almond năm 1950.



Ngắm nghía và khinh miệt nhau. Truman và MacArthur ở đảo Wake
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #102 vào lúc: 20 Tháng Mười, 2019, 03:26:54 am »

           
 
Lòng biết ơn của New York. MacArthur được chào đón bằng hoa giấy trong một cuộc diếu hành, nhưng sau đó cuộc vận động tranh cử của ông đã thất bại.



“Đừng bị hút uào Việt Nam, chàng trai trẻ”, MacArthur khuyên Kennedy vào năm 1961 trong những năm tháng cuối đời.



Vượt lên các đám mây. Hirohito yên bình lúc 77 tuổi, năm 1978.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #103 vào lúc: 20 Tháng Mười, 2019, 03:29:43 am »

   
Chương 25

THẰNG NHỎ VÀ GÃ BÉO

        Vào ngày 12-4-1945, phó tổng thống Harry S. Truman chủ trì cuộc họp ở Thượng viện. Khi phiên họp kết thúc, ông ghé qua văn phòng người phát ngôn Hạ viện Sam Rayburn để dùng rượu whisky ngô và nước thì thư ký Tổng thống Roosevelt gọi diện mời qua. Khi đã có mặt ở đó, ông được dẫn đến phòng đọc sách của Eleanor Roosevelt, vợ tổng thống. Bà thông báo ngay lập tức với ông là chồng bà đã chết.

        Hai tiếng sau, vào khoảng 7 giờ, Truman nhậm chức Tổng thống. Khi các thành viên nội các nối đuôi ra đi, Stimson được giữ lại. “Thưa Tổng thống, tôi phải nói cho ông về một vấn đề hết sức khẩn cấp”, ông nói. “Tôi muốn thông báo với ông về một dự án lớn đang tiến hành: dự án phát triển một chất nổ mới với sức tàn phá không thể tin nổi”. Sau khi nói những lời bí ẩn này, người đàn ông già bỏ đi, để lại đằng sau vị Tổng thống mệt mỏi và bối rối trong những giờ phút đầu tiên đảm nhận chức vụ.

        Vài tuần sau, Truman đã biết được nhiều hơn nữa. Ngày 25-4, Stimson và tướng Groves yêu cầu gặp riêng Tổng thống để nói chuyện về một “Vấn đề tối mật”. Stimson đi thẳng vào vấn đề và nói với Truman rằng, ông muốn thảo luận về một quả bom có sức mạnh tương đương tất cả pháo binh đã sử dụng trong hai cuộc Chiến tranh Thế giới. Ông nói tiếp: “Trong vòng 4 tháng, chúng ta sẽ có khả năng chế tạo xong một vũ khí khủng khiếp nhất trong lịch sử nhân loại. Đó là một quả bom có thể phá hủy toàn bộ một thành phố. Mặc dù chúng ta chia sẻ việc phát triển quả bom với nước Anh nhưng hiện tại Mỹ đang ở vị thế kiểm soát các nguồn lực để chế tạo và sử dụng nó và không một quốc gia nào khác có thể đạt được trình độ này trong vài năm. Tuy nhiên, chắc chắn chúng ta không thể duy trì vị thế này mãi mãi”.

        Theo quan điểm của Stimson, Mỹ sẽ giành thắng lợi trong cuộc chạy đua chế tạo quả bom này là điều rất cần thiết về mặt đạo đức. “Chúng ta có thể thấy vào một thời điểm nào đó, vũ khí này được chế tạo bí mật, được sử dụng bất ngờ và hiệu quả... với sự hỗ trợ của loại bom này, một quốc gia hùng mạnh có thể bị một quốc gia nhỏ hơn xâm chiếm trong vài ngày. Thế giới trong tình trạng tiến bộ đạo đức hiện tại cùng với sự phát triển kỹ thuật cuối cùng phó mặc số phận cho một quả bom như vậy. Nói cách khác, nền văn minh hiện đại có thể bị tiêu hủy hoàn toàn”. Ông kết luận rằng, mặc dù hậu quả của loại bom này kéo lùi nền văn minh nhưng ông vẫn thích sử dụng nó để chống Nhật Bản. Truman ngay lập tức đồng ý phải tiếp tục dự án này nhưng để ngỏ quyết định cuối cùng về sử dụng loại bom này để nhằm vào một mục tiêu cho đến khi ông buộc phải làm như vậy.

        Vào ngày 6-7, Truman đi Postdam. Cùng vợ là Bess và con gái Margaret, ông đã dự buổi hòa nhạc ở thảm cỏ Nhà Trắng mà ban nhạc quân đội chơi. Khi buổi hòa nhạc kết thúc, ông đi ra cửa nói lời tạm biệt họ và lên đường ra trạm xe lửa Union. Bảy tiếng sau, chuyến tàu đặc biệt chở tổng thống đi đến Newport News, bang Virginia - nơi mà chiếc tàu tuần dương hạng nặng Augusta đang neo đậu.

        Trên hành trình vượt Đại Tây Dương với sự đe dọa tấn công của tàu ngầm, ông đã có nhiều giờ suy ngẫm về báo cáo của Stimson 4 ngày trước về việc phát triển quả bom và đề xuất cho Nhật Bản một cơ hội cuối cùng trước khi Mỹ thả bom.

        Thành phố Potsdam nằm ngoài Berlin là thành phố nhỏ, dễ chịu và trưỏng giả, có một biệt thự hoa mỹ tráng lệ là cung điện Sans-Souci và một trung tâm hội nghị tiện nghi và yên tĩnh. Vào tháng 7, thời tiết đã ấm và dễ chịu. Khi những chiếc limousine liên tục lui tới căn biệt thự ba tầng của Harry Truman, căn nhà tiện nghi của Winston Churchill và căn biệt thự đẹp của Josef Stalin, không thể tin được một cuộc chiến ác liệt cướp đi hàng triệu sinh mạng đã xảy ra xung quanh họ vừa mới kết thúc hai tháng trước đây.

        Vào sáng ngày 17-7-1945, lúc Truman thưởng thức buổi sáng thịnh soạn tại nơi ở, một đoàn xe chạy đến. Đó là gương mặt có lẽ đang nổi tiếng nhất trên thế giới: Winston Churchill, vị Thủ tướng 69 tuổi của nước Anh, lùn, mập, vui vẻ và hiếu động như đứa trẻ. Đây là lần đầu tiên Winston Churchill đến chào xã giao vị tổng thống mới của Mỹ.

        Các cố vấn Tổng thống Truman đã được nhắc nhở ông là phải tiếp đãi Churchill một cách thận trọng vì vị lãnh đạo này là một người có sức cuốn hút mạnh nhưng là một kẻ phản động cứng đầu, đang có âm mưu khôi phục Đế chế Anh. Truman nghe các nhân viên của mình chỉ trích Churchill nhiều hơn Stalin. Người Mỹ coi Stalin là một người khó chơi nhưng không phải là nhân vật hiểm ác. Các cố vấn Tổng thống quan tâm nhiều đến việc phá vỡ thế bóp chặt của chủ nghĩa đế quốc Anh hơn bất kỳ mối đe dọa nào đến từ Liên bang Xô Viết.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #104 vào lúc: 20 Tháng Mười, 2019, 03:30:45 am »


        Thật ngạc nhiên, vị Tổng thống người Missouri ăn nói thẳng thắn lại rất hòa hợp với kẻ theo chủ nghĩa đế quốc dòng dõi quý tộc này. Churchill cũng nói chuyện thẳng thừng chứ không sử dụng kinh nghiệm của một kẻ tham chiến để ra vẻ bề trên với vị tổng thống người Mỹ còn thiếu kinh nghiệm đang tìm kiếm sự chia sẻ quan điểm với ông. Churchill từng rất thất vọng về thái độ phớt lờ của Roosevelt đối với những lo ngại của ông về Stalin ở cuộc gặp tại Yalta nhưng lại rất vui khi vị tổng thống mới của Mỹ có cùng quan điểm với ông.

        Kể từ sau cuộc gặp mặt ở Yalta, Mỹ mới bắt đầu nghĩ đến các mối đe dọa từ Liên Xô. Truman cảm thấy vui khi Churchill chăm chú lắng nghe ông. Stalin mới trải qua một cơn đau tim nhẹ nên đến hội nghị muộn một ngày.

        Sau khi Thủ tướng Anh ra về, Truman đã đi thăm đống đổ nát ở Berlin, một thành phố đã hoàn toàn thành đống gạch vụn. Ông cho rằng đây là “Một minh chứng về những gì có thể xảy ra khi một con người cố làm điều gì đó vượt quá tầm với của mình”. Khi Tổng thống trở lại căn biệt thự, Bộ trưởng Chiến tranh Stimson đang đợi ông để đưa cho ông một bức điện tín từ Lầu Năm Góc. Bức điện viết bằng mật mã có nội dung: “Đã được tiến hành sáng nay. Chưa chẩn đoán xong nhưng kết quả dường như đã vượt quá sự mong đợi. Báo chí địa phương đã đưa những tin cần thiết vì nhiều người rất quan tâm. Tiến sĩ Groves hài lòng. Ông trở lại vào ngày mai. Tôi sẽ tiếp tục thông báo tin mới nhất cho ông”.

        Truman trả lời, “Tôi xin gửi lời chúc mừng nồng nhiệt đến tiến sĩ và cố vấn của ông”.

        Bốn ngày sau, ông nhận được bản báo cáo từ giám đốc Dự án Manhattan, tướng Groves. Vụ thử bom nguyên tử đầu tiên trên thế giới đã được thực hiện trước bình minh vào ngày 16-7 ở Alamogordo, New Mexico, một trong những địa điểm sa mạc hẻo lánh nhất. Những tia sáng đã làm bừng sáng nơi heo hút không có dấu chân người. Có hơn 400 người đứng cách đó khoảng hơn 30km. Lúc 5g25 sáng, những người quan sát đã phải úp mặt xuống hầm. Groves đứng gần J. Robert Oppenheimer, giám đốc khoa học của dự án.

        Mười giây từ vụ nổ như dự kiến, một ngọn lửa xanh bắn lên. Năm giây sau đó, thêm một ngọn lửa bùng lên. 5g30 trong đầu của Oppenheimer vang lên từng từ: “Tôi đã trở thành thần chết, kẻ hủy diệt thế giới”, khi ông chứng kiến vụ nổ bom nguyên tử lần đầu tiên trong lịch sử.

        Báo New York Times mô tả cảnh tượng này sau đó: “Một thứ ánh sáng không phải của thế giới này, ánh sáng của nhiều mặt trời tụ thành một” đã tỏa lên các ngọn đồi xung quanh.

        Đó là một bình minh mà thế giới này chưa bao giờ nhìn thấy, một siêu mặt trời sáng xanh vĩ đại đã bùng lên cao gần 2.500m trong một phần nhỏ của tích tắc, vươn lên cao mãi cho đến khi chạm những đám mây, thắp sáng cả trái đất, cả bầu trời và tất cả mọi thứ xung quanh với độ sáng lóa mắt. Khi nó đang bùng lèn, một quả cầu lửa khổng lồ có đường kính khoảng l,5km bốc lên và liến tục thay đổi màu từ màu tím sang màu cam. Rồi nó bùng ra to hơn nữa, bốc lên cao nữa. Một sức mạnh mãnh liệt giải phóng mọi dây trói sau khi đã bị bó buộc hàng tỷ năm trời.

        Chỉ trong chốc lát, quả cầu lửa đã chuyển sang màu xanh bí hiểm giống như màu xanh ở quầng hào quang mặt trời lúc nhật thực toàn phần. Nó giống như trái đất đã mở toang và bầu trời bị nứt ra. Người ta cảm thấy như thể đang được vinh dự chứng kiến sự khai sinh thế giới vào thời điểm nó lùnh thành khi Thiên Chúa nói: “Ánh sáng hãy hiện ra ở đó!”.


        Sau đó, nhiều người còn tranh luận rằng, những gi họ chứng kiến là những biểu hiện đầu tiên của ngày tận thế. Vụ nổ đã sản sinh ra nhiệt lượng 100 triệu độ Fahrenheit, nóng gấp ba lần nhiệt độ ở trung tâm mặt trời và gấp 10 ngàn lần nhiệt độ bề mặt của mặt trời. Ánh sáng đó còn sáng hơn cả một ngàn mặt trời. Tất cả sự sống trong vòng l,5km của trung tâm vụ nổ đều bị hủy hoại. Mặt đất ở nơi đó trở thành một tấm đĩa nóng trắng bạch có đường kính 500m.

        Tất cả vật liệu làm giàn giáo chống đỡ quả bom đã bốc hơi. Các đám mây hạt nhân cuồn cuộn bốc lên 12.000m vào không trung. 30 giây sau vụ nổ, một cơn gió có sức mạnh như cơn băo xé toạc lều trại của người quan sát và tiếp sau đó là một tiếng ầm đinh tai. Khi bầu không khí yên tĩnh trở lại, các nhà khoa học chạy ra khỏi boongke trú ẩn, nhảy múa reo hò sung sướng.

        Khi Stimson đọc xong bản báo cáo cho Truman, vị Tổng thống cười khoái trá. Sau đó, ông nói là mình có “Cảm giác tự tin hoàn toàn mới”. Ngày hôm sau, người ta báo cáo cho ông biết quả bom đã sẵn sàng đưa vào sử dụng vào đầu tháng 8. Truman vui mừng và yên tâm sau những ngày bồn chồn vì nghe “Những cuộc tranh luận bất tận về những vấn đề không thể dàn xếp giữa Churchill và Stalin”. Stimson cũng cho Thủ tướng Anh xem bản báo cáo này và nói với ông rằng, Stalin sẽ được thông báo về sự tồn tại của quả bom nhưng không cho biết chi tiết.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #105 vào lúc: 20 Tháng Mười, 2019, 03:32:11 am »

       
        Cũng vào ngày hôm đó, Churchill và Truman gặp nhau. Nhà lãnh đạo nước Anh nói với Tổng thống Mỹ rằng theo quan điểm của ông, quả bom là “Phép màu giải thoát”. Ông ta nêu ra 4 lý do: Nó giúp cho việc chiếm Nhật Bản không cần thiết nữa. Nó có thể giúp kết thúc chiến tranh bằng “Một hoặc hai cú sốc dữ dội”. Nó cũng có thể cứu vãn danh dự người Nhật, và giúp Mỹ không cần phải nhờ Stalin giúp đỡ để đánh bại Nhật Bản.

        Quan điểm của Churchill đã bổ sung cho quan điểm của Truman. Điều không thể tránh khỏi có thể dừng lại ngay bây giờ, nếu lương tri của chính phủ Nhật Bản xuất hiện.

        Chỉ có Winston Churchill với sự thông minh đặc trưng mới có thể đưa ra một lời nhận xét thích hợp và sắc sảo về quả bom. Khi Stimson đưa cho ông bản báo cáo về vụ thử nghiệm, vị Thủ tướng Anh thoáng chút e sợ trước lúc bầu cử mà ông tin mình sẽ giành thắng lợi (nhưng ông đã không thắng). Ông đã đọc bản báo cáo một cách buồn bã. “Stimson, thuốc súng là gì? Tầm thường. Điện là gì? Vô nghĩa. Quả bom nguyên tử này là sự trở lại của Chúa Jesus trong cơn phẫn nộ”.

        Thực ra, Churchill biết nhiều về dự án này vì các nhà khoa học Anh cũng có một đóng góp quan trọng trong đó. Tuy nhiên, lời nhận xét của ông cho dù được chuẩn bị cũng đã nói lên được một loạt sự thật. Sau đó, lời nhận xét thứ hai của Churchill tóm lược những gì ông đã đồng ý tại Potsdam về quả bom. Thủ tướng Anh khẳng định rằng, trong khi quyết định cuối cùng chủ yếu năm trong tay của Tổng thống mới của nước Mỹ Harry s. Truman, ông hoàn toàn ủng hộ diều này. “Những tàn tích sự thật lịch sử sẽ được đánh giá về sau này rằng, quyết định sử dụng hay không sử dụng bom nguyên tử để buộc Nhật Bản đầu hàng không bao giờ là một vấn đề. Đó là một thỏa thuận đồng lòng, tất yếu và không nghi ngờ”. Ngày 27-6-1945, Nhật Bản được cho cơ hội cuối cùng. Nhân danh Tổng thống Truman, chính phủ Trung Quốc và Anh, tuyên bố Potsdam được đưa ra. Các điểm chính của tuyên bố này, trước hết là một sự đe dọa:

       Kết quả của sự kháng cự vô ích, vô nghĩa của Đức đối với sức mạnh đã được nhận thức bởi nhân dân tự do của thế giới là một ví dụ cho người Nhật. Bây giờ sức mạnh đó đang hội tụ về Nhật Bản và mạnh hơn nhiều so với sức mạnh chống lại Đức Quốc xã (đã tàn phá đất đai, ngành công nghiệp và cuộc sống của toàn bộ người dân Đức). Sử dụng toàn bộ sức mạnh quân sự của chúng tôi với quyết tâm cao có nghĩa là việc quăn đội Nhật Bản sẽ bị hủy diệt hoàn toàn là không thể tránh khỏi, cũng như sự tàn phả hoàn toàn không thể tránh khỏi đối với Nhật Bản.

        Thứ hai, tuyên bố này là một lời đề nghị:

        Đây là lúc cho Nhật Bản quyết định tiếp tục chịu sự kiểm soát của những nhà cố vấn quản sự cứng đầu, mà những tính toán ngu ngốc của họ đã đưa Đế chế Nhật Bản đến ngưỡng cửa của sự hủy diệt, hay là Nhật Bản sẽ đi theo con đường có lý trí.

        Các điều kiện được đưa ra:

        Sau đây là các điều kiện của chúng tôi. Chúng tôi sẽ giữ vững các điều kiện này. Không có sự lựa chọn nào khác. Chúng tôi sẽ không chấp nhận sự trì hoãn hào nữa.

        Phải xóa bỏ toàn bộ quyền lực và ảnh hưởng của những người lừa dối và dẫn người dân Nhật Bản lầm lạc vào một cuộc xâm chiếm thế giới vì chúng tôi nhất quyết tin rằng, không thể có một trật tự mới về hòa bình, an ninh và công lý cho đến khi chủ nghĩa quân phiệt vô trách nhiệm bị xua đuổi khỏi thế giới này.

        Cho đến khi trật tự mới đó được thành lập và cho đến khi có bằng chứng thuyết phục cho thấy quyền lực tạo ra chiến tranh của Nhật Bản bị hủy diệt, quân Đồng minh sẽ chiếm đóng các nơi trên lãnh thổ Nhật Bản theo chỉ định để bảo đảm đạt được những mục tiêu cơ bản mà chúng tôi đặt ra ở đây.

        Chúng tôi không có ý định bắt người Nhật làm một chủng tộc nô lệ hoặc bị hủy diệt quốc gia Nhật Bản, nhưng muốn công lý nghiêm khắc đối với tất cả tội phạm chiến tranh, gồm cả những người đã gieo rắc sự tàn bạo đối với tù binh của chúng tôi. Chính phủ Nhật Bản phải tháo dỡ tất cả những trở lực đang chặn đứng sự hồi sinh và củng cố các xu hướng dân chủ của người dân Nhật Bản. Tự do ngôn luận, tôn giáo và tư tưởng củng như tôn trọng các quyền ca bản của con người phải được thiết lập.

        Lực lượng chiếm đóng của quân Đồng minh sẽ rút khỏi Nhật Bản chừng nào mà các mục tiêu này được hoàn thành và một chính phủ có trách nhiệm, có xu hướng hòa bình đã được thiết lập theo ý chí tự do của người dân Nhật Bản.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #106 vào lúc: 20 Tháng Mười, 2019, 03:33:27 am »

   
        Để xúc tiến các mục tiêu này, tuyên bố đã kêu gọi các lực lượng vũ trang của Nhật Bản phải ngay lập tức đầu hàng: “Nhật Bản phải chọn lựa đầu hàng ngay lập tức hoặc bị hủy diệt hoàn toàn”. Bản tuyền bố phản ảnh một số đấu tranh nội bộ giữa cựu Bộ trưởng Chiến tranh Stimson (đang cảm thấy là quan điểm của ông bị phớt lờ) và vị Bộ trưởng Chiến tranh mới James F. Bymes, một người môi giới quyền lực của đảng Dân chủ có ít kinh nghiệm ngoại giao.

        Tài liệu này có những chỗ sơ hở chết người. Bản tuyên bố không dề cập đến điều kiện thiết yếu để Nhật Bản đầu hàng: “Duy trì hệ thống Hoàng đế. Stimson thích điều kiện này nhưng Byrnes chống đối vì muốn chiều theo công luận người Mỹ. Theo cuộc thăm dò của Viện Gallup, 2/3 người Mỹ muốn bắt giữ Hirohito hoặc xử tử ông. Stimson cùng phụ tá của ông, đại sứ Averell Harriman và Ngoại trưởng mới của Công đảng nước Anh Ernest Bevin, tất cả đều tin rằng, Hoàng đế là nơi mà thông qua đó có thể kiểm soát hiệu quả Nhật Bản”.

        Truman suy nghĩ đơn giản hơn. Tại một bữa tiệc trên tàu trên hành trình trở về, ông rất vui về vụ thử nghiệm bom nguyên tử. Ông nói rằng, nước Mỹ đã “Phát triển một loại vũ khí mới mang tính cách mạng mà với sức mạnh và đặc tính của nó, chúng ta không cần người Nga hay bất cứ quốc gia nào khác nữa”.

        Quả bom là một xung lượng không thể ngăn cản. Tuy nhiên, đối với những người Nhật không nhân nhượng, không nhắc đến Hoàng đế trong bản tuyên bố ám chỉ rằng, quyền lực của ông đã bị xóa bỏ mặc dù những người nhậy cảm hơn có thể nhận thức rằng, việc đề cập đến “Tự do bày tỏ nguyện vọng của người Nhật” là một dấu hiệu cho thấy Hirohito có thể được tiếp tục giữ ngôi vị Hoàng đế.

        Điểm sơ hở thứ hai là thái độ phớt lờ đối với Liên Xô. Người Mỹ có thể chứng kiến thất bại của Nhật Bản mà không cần nhờ Nga mở một mặt trận thứ hai để tấn công Nhật Bản từ phía Bắc. Tuy nhiên, Mỹ cũng đã âm thầm khuyến khích Nga chuẩn bị phương án can thiệp có thể xảy га trong trường hợp phương án ném bom nguyên tử chưa sẵn sàng. Nga có thể bực bội và nghi ngờ với cách hành xử của Mỹ, có thể Stalin xứng đáng bị như vậy vì thái độ bề trên của ông ở hội nghị Yalta.

        Cuối cùng, Bản tuyên bố đã không đề cập đến quả bom nguyên tử. Một phần là do người Mỹ quá lo nghĩ về an ninh. Một phần nữa, Mỹ cũng lo sợ quả bom không hoạt động. Mỹ cũng lo ngại rằng, Nhật Bản sẽ không tin nếu như họ cảnh báo về bom nguyên tử. Tuy nhiên, tình báo Nhật Bản đã lờ mờ nhận biết rằng, người Mỹ đang nghiên cứu về một loại bom. Trong khi Nhật Bản công khai bác bỏ sự tồn tại loại bom này, nhưng trong thâm tâm họ cũng lo nghĩ về nó. Cụm từ “Hủy diệt hoàn toàn và ngay lập tức” là một cụm từ lờ mờ, không ám chỉ được sự tồn tại của quả bom mà chỉ ám chỉ đến việc ném bom tập trung Tokyo và các thành phố khác.

        Vì vậy, Tổng thống Truman đã phạm những sai lầm mà đã tạo ra thảm kịch sau đó. Tuy vậy, tất cả chỉ trích phải đổ cho Nhật Bản. Họ đã bỏ lỡ cơ hội. Khi Bản tuyên bố đến Tokyo, Ngoại trưởng Shigenori Togo đã ngay lập tức trao nó cho Hoàng đế.

        Hirohito đọc bản Tuyên bố chậm rãi và đưa ra nhiều câu hỏi. Togo đồng ý với Hoàng đế về một số điểm mà Bản tuyên bố đưa ra đã có xuống nước so với đề nghị phải “Đầu hàng vô điều kiện” như yêu cầu trong Tuyên bố Cairo của Tổng thống Roosevelt. Hirohito hỏi liệu các điều khoản này có “Phải là hợp lý nhất trong mọi tình huống?” Togo đồng ý các điều kiện này, “Về cơ bản, có thể chấp nhận”. Nếu mọi chuyện kết thúc như thế, hòa bình chắc chắn sẽ đạt được và hai vụ ném bom nguyên tử xuống thành phố Hiroshima, Nagasaki đã không xảy ra. Tuy nhiên vào thời điểm đó, Hoàng đế không phải là người có quyền lực quyết định. Nội các đã họp trước đó và Thủ tướng Kantaro Suzuki, một thành viên của nhóm thượng lưu hoàng gia đã quyết định trả lời lập lờ. Có lẽ ông vẫn còn níu kéo hy vọng Liên Xô sẽ giúp Nhật Bản đứng ra đàm phán với Mỹ. Một ngày sau đó tại một cuộc họp báo, Suzuki nói, chính phủ Nhật Bản sẽ mokusatsu tuyên bố này (nghĩa là họ sẽ “Bỏ qua nó”, “Im lặng bác bỏ nó”). Suzuki đã trả lời chính thức cho một câu hỏi của một nhà báo và đọc câu trả lời từ một giấy đã chuẩn bị sẵn. Ông đã dại dột tuyên bố bản án tử cho Hiroshima và Nagasaki.

        Stimson ở Postdam đã đưa ra câu trả lời của quân Đồng minh: “Trước sự bác bỏ này, chúng ta chỉ có thể tiến lên để chứng tỏ đây là bản tối hậu thư chính xác như những gì nó đã nói. Để hoàn thành mục tiêu này, bom nguyên tử là một vũ khí cực kỳ thích hợp”.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #107 vào lúc: 21 Tháng Mười, 2019, 01:45:23 am »


        Vào sáng sớm ngày 6-8-1945, thiếu úy Morris Jeppson của Không lực Mỹ bước dọc theo lối đi hẹp trong chiếc máy bay ném bom B-29 đang bay ở độ cao 2.750m và tốc độ 330km/g. Ông đang ở trong khoang chứa bom của máy bay. Khoang này đang trống để dành chỗ chứa cho một khối kim loại lớn. Lúc đó trời dễ chịu, nhiệt độ là 8 độ c (66 độ F). Jeppson với tay đến vỏ bom và cẩn thận tháo ba nút an toàn màu xanh và thay bằng ba nút màu đỏ. Không có vướng mắc nào cả. Quả bom nguyên tử đầu tiên của thế giới được sử dụng trong chiến tranh đã sẵn sàng.

        Anh ta quay trở lại và báo cáo cho Đại úy William Parsons, viên sĩ quan hải quân, một trong những người hoạch định có tầm ảnh hưởng nhất của Dự án Manhattan. Parsons thấy nhẹ nhõm rất nhiều. Việc thay thế nút an toàn đã hoàn thành công việc miệt mài của ông suốt cả đêm. Chưa đầy 4 giờ trước đó, ông cùng với Jeppson cầm đèn pin xuống khoang chứa bom của máy bay. Parsons đã chèn một khối thuốc súng chất lượng cao được nối với một kíp nổ băng điện vào trong bộ phận khóa nòng đằng sau “Viên đạn”, là một khối chứa uranium hình trụ có hình dạng giống như hộp xúp dài khoảng 15cm.

        Kíp nổ đã được gài chương trình để kích nổ thuốc súng và sẽ đẩy viên đạn xuống một nòng súng cỡ 130cm với tốc độ 275m/giây vào trung tâm khối uranium và một thiết bị làm bằng plutonium-239 bắt đầu tỏa ra các nơtron và kích một phản ứng dây chuyền. Sau 2 phút chuẩn bị, Parsons đã sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ đòi hỏi sự khéo léo cao độ. Anh phải tập hợp bốn phần chất nổ với nhau sau đó nối chúng với kíp nổ. Anh thắt chặt đĩa khóa nòng phía trước và phía sau. Các nút an toàn vẫn đang ở màu xanh nhăm bảo đảm là quả bom không thể bị nổ do một sự cố điện.

        Đến lượt Parsons thông báo cho chỉ huy sứ mệnh và phi công của máy bay Enola Gay, Đại tá Paul w. Tibbets. Đại tá Paul w. Tibbets đang nhìn chằm chằm vào bầu trời sáng sớm với dải màu xanh bất tận của Thái Bình Dương. Mặt trời đã ló lên hai tiếng trước và đang tỏa ra ánh sáng hồng. Tibbets chính là người chịu trách nhiệm sau cùng về thành công hoặc thất bại trong sứ mệnh quan trọng nhất của máy bay Mỹ từ trước đến nay.

        Hai giờ trước đây, Tibbets đã đi vòng quanh máy bay kiểm tra và giao quyền kiểm soát cho người phi công đồng hành, đại úy Robert Lewis. Chỉ huy sứ mệnh đã gặp trung sĩ phụ trách kỹ thuật George (Bob) Caron, một người bạn cũ mà ông quen từ những ngày tham dự chương trình huấn luyện máy bay B-29. Sau gần một năm huấn luyện tích cực về dự án này, lần đầu tiên, Tibbets trực tiếp đề cập đến nội dung của sứ mệnh này. ông hỏi Caron liệu ông có hình dung được những gì đang xảy ra. “Thưa Đại tá, tôi không muốn bị gí vào tường và bị bắn”, Caron trả lời với vẻ mỉa mai.

        “Bob, chúng ta đang trên cùng một con đường. Ông có thể nói chuyện”.

        Caron hỏi lại rằng, liệu có phải họ đang chở “Một siêu chất nổ mới... cơn ác mộng đến từ một nhà hóa học”.

        Tibbets lắc đầu. Caron chất vấn rằng, liệu đó có phải một “Cơn ác mộng đến từ nhà vật lý”.

        “Đúng”. Tibbets trả lời anh.

        “Chúng ta đang di rải bom nguyên tử?”, Caron hỏi khi nhớ một bài viết trên một tạp chí khoa học nổi tiếng mà ông từng đọc. Tibbets không nói gì.

        Giờ đây, quả bom đã được đặt trong trạng thái hoàn toàn sẵn sàng. Ông bật hệ thống liên lạc và nói với phi hành đoàn đồng thời trả lời cho câu hỏi của Caron: “Chúng ta đang chở quả bom nguyên tử đầu tiên trên thế giới”. Ông ngừng lại một lúc. “Khi quả bom được thả xuống, trung úy Beser (sĩ quan phụ trách thu thanh) sẽ ghi âm lại những phản ứng của chúng ta trước những gì chúng ta thấy. Bản ghi âm này sẽ phục vụ cho lịch sử. Hãy chú ý lời ăn tiếng nói của các bạn và đừng làm ồn hệ thống liên lạc”. “Bob, anh nói đúng. Chúng ta đi rải bom nguyên tử. Bây giờ hãy trở lại tháp pháo của anh. Chúng ta chuẩn bị bay lên cao”.

        Mấy phút sau, lúc 7 giờ kém 20 phút, máy bay chở bom nguyên tử Enola Gay (đặt theo tên của mẹ Tibbets) bắt đầu bay lên độ cao ném bom là 9.000m.

        Trước đó giây lát, Trung úy Jacob Beser đã tê cứng người khi anh thấy các tín hiệu cảnh báo ban đầu của Nhật Bản trên radar. Cảnh báo một lần, hai lần và sau đó là liên tục. Beser đã gây ra lo lắng không cần thiết khi thông báo điều này cho phi hành đoàn và cả cơ trưởng. Nhưng không có chuyện gì xảy ra cả.

        Vào lúc này, Tibbets cũng chưa xác định chắc chắn về mục tiêu tấn công của họ. Có thể một trong ba thành phố: Hiroshima, Kokura, hoặc Nagasaki.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #108 vào lúc: 21 Tháng Mười, 2019, 01:46:25 am »


        Gần đây vào ngày 12-5, danh sách trên dài thêm với hai mục tiêu nữa là thành phố Yokohama và Kyoto, trong khi đó Nagasaki bị loại trừ. Vào ngày 2-8-1945, tướng Curtis Lemay, Tham mưu trưởng lực lượng không quân chiến lược không tán thành mục tiêu Kyoto. “Đó không phải là mục tiêu quân sự, chỉ có nhiều đền thờ và nhiều thứ đại loại như vậy. Dù sao, chọc giận người dân chẳng được gì cả”.

        Phá hủy Hoàng thành thiêng liêng của Nhật Bản sẽ gây ra một mối thù truyền kiếp cho các thế hệ sau này. Lemay nói với Tibbets rằng, vì phần lớn của quân lính và vũ khí Nhật Bản tập trung ở Hiroshima nên mục tiêu chính là Hiroshima. Tibbets nhẹ nhõm và nói với Lemay là ông cũng thích mục tiêu này hơn cả. Ngày hôm sau, danh sách đã được chốt lại. Mục tiêu chính: Hiroshima, mục tiêu thứ hai Kokura và mục tiêu thứ ba Nagasaki. Vấn đề quyết định mục tiêu nào để. thả bom phụ thuộc vào điều kiện thời tiết ở nơi nào thuận lợi hơn.

        Đại úy Claude Eatherly, một người Texas nói nhiều, đẹp trai chịu trách nhiệm lái chiếc máy bay Straight Flush để do thám kiểm tra điều kiện thời tiết ở Hiroshima. Máy bay đã lên đến điểm đầu tiên của độ cao cắt bom 9.000m và đang bay với tốc độ 380km/g. Không có gì ngoài đám mây dày đặc. Sau đó, một khoảng trống khổng lồ rộng khoảng 16km xuất hiện trên thành phô Hiroshima. Máy bay do thám đang bay qua Kokura và Nagasaki, báo cáo thời tiết cũng thuận lợi. Straight Flush đã gửi một điện tín mật mã đến cho Tibbets: Thời tiết cho phép chọn mục tiêu đầu tiên Hiroshima.

        Khi đang được lệnh quay về căn cứ ở Tinian Atoll, Eatherly hỏi phi hành đoàn răng họ có muốn chờ Enola Gay đến “Rồi theo trở lại để thấy những gì xảy ra khi quả bom nổ” hay không. Phi hành đoàn đã tranh luận sôi nổi về vấn đề này. Eatherly chợt nhớ nếu họ không quay trở lại Tinian vào lúc 2 giờ đúng, họ sẽ bỏ lỡ ván bài xì phé vào buổi chiều. Kỹ sư chuyến bay nói với chỉ huy rằng, họ có thể không đủ nhiên liệu để chờ và buộc phải hạ cánh xuống Iwo Jima. Dù sao, thấy bom rơi thì có gì hay? “Chúng ta sẽ thấy gì?” Eatherly hỏi. Vì không muốn để lỡ ván bài xì phé, phi hành đoàn của máy bay do thám quyết định không xem cảnh thả bom nguyên tử đầu tiên xuống mục tiêu thật.

        Enola Gay đã đạt đến độ cao 9.000m nơi máy bay Straight Flush đã bay qua. Lúc này Tibbets đang lái. Ông biết rằng, họ chỉ có 3 phút để nhắm mục tiêu. Phần việc dễ dàng của họ là tránh hỏa lực phòng không của Nhật Bản, tìm kiếm mục tiêu và thả bom. Nhưng làm thế nào để sống sót sau khi thả bom là một việc khó. Không ai có thể tiên đoán được cú sốc sau khi thả “Thăng Nhỏ” ở độ cao 9.000m dữ dội như thế nào. Trong máy bay, chỉ một mình Tibbets biết được chuyện này vì ông đã từng trao đổi với Oppenheimer, cha đẻ của quả bom cách đây gần một năm. Nhà khoa học này nói với ông: “Đại tá ạ, vấn đề lớn nhất mà ông có thể gặp phải là sau khi quả bom được thả. Các cơn sốc từ vụ nổ có thể làm tiêu tan máy bay của ông. Tôi không dám bảo đảm ông sẽ sống sót”.

        Tibbets đã tập luyện rất nhiều lần cú quay máy bay cần thiết để có thể thoát chạy nhanh. Sau một phút trôi qua, Tibbets ra lệnh “Mang kính vào”. Chín thành viên trong số 12 thành viên phi hành đoàn mang những chiếc kính Polaroid dày cộp để bảo vệ mắt họ khỏi ánh sáng của bom nguyên tử. Tibbets, thiếu tá Thomas Ferebee, chỉ huy cắt bom, và Jacob Beser, sĩ quan thu thanh không mang kính để làm nhiệm vụ. Họ đang bay qua Hiroshima.

        Người sắp bom tập trung ngắm xuống mục tiêu cây cầu Aioi. “Tôi đã thấy rồi”, người cắt bom nói và bật nút khởi động bộ tự động để thả “Thằng Nhỏ”.

        Bây giờ không thể dừng quả bom lại được nữa. Lúc 8 giờ 15 phút 7 giây, cánh cửa khoang chứa bom mở ra và quả bom đã rời khỏi móc giữ. Máy bay nhấc bổng lên thêm 3m sau khi trút được quả bom 9.000 pound. Ferebee la lớn: “Thả bom” và nhìn nó rơi. Tibbets ngoặt Enola Gay sang tay phải như ông đã nhiều lần thực tập. Phi hành đoàn giữ vịn chặt ghế vì máy bay chuyển động dữ dội. 40 giây sau đó vào lúc khoảng 8 giờ 16 phút, “Thăng Nhỏ” đã nổ trên mặt đất, cách mục tiêu là chiếc cầu 250m, ngay trên một bệnh viện.

        Ngay đúng lúc tiếng nổ đầu tiên, một quả cầu lửa kích cỡ 25m hình thành quanh một điểm trung tâm có sức nóng hàng triệu độ. Đang ở tháp pháo đuôi máy bay, Bob Caron chớp mắt rồi mở mắt ra để “Nhìn rõ địa ngục” như lời anh ta nói. Anh quan sát thấy một đám không khí cô đặc khổng lồ đang tỏa ra và phun lên nhanh như tốc độ âm thanh và vươn về phía máy bay.

        Nó giống như “Chiếc nhẫn bao bọc của một hành tinh xa xôi nào đó đang bị nới lỏng ra và hướng đến chúng ta”. Khối không khí va chạm vào máy bay gây ra một tiếng nổ lớn mà Tibbets ngỡ là máy bay bị dính hỏa lực pháo binh phòng không của Nhật Bản. Máy bay chao đảo dữ dội.

        Caron la lên khi anh thấy một đám không khí quay tròn nữa đang hướng nhanh đến máy bay. “Có thêm một khối không khí nữa đang đến!” Máy bay lại chao đảo mạnh một lần nữa.

        Tibbets đang cố hết sức điều khiển máy bay. Ông đã trấn tĩnh và biết chuyện gì xảy ra. “Đó là một dư chấn bức xạ, dội từ mặt đất”, ông nói với phi hành đoàn. “Không còn dư chấn nào nữa đâu”. Máy bay đã yên ổn và Tibbets nhận ra rằng họ đã sống sót qua các lực chạm mà các nhà khoa học không thể bảo đảm là nó có phá hủy chiếc máy bay hay không.

        Caron mô tả cảnh tượng hãi hùng từ tháp pháo đằng sau máy bay khi máy bay bay đi. Anh thấy:

        Một cột khói đang bốc lèn nhanh. Ở giữa cột khói là màu đỏ rực. Một khối màu tím sẫm nằm ở bèn trong lõi đỏ đó. Tỉnh hình rất hỗn loạn. Lửa bùng cháy khắp mọi nơi giống như những đốm lửa bẳn ra từ đống than đỏ rực khổng lồ. Tôi bắt đầu đếm các đám cháy. Một, hai, ba, bốn, năm, sáu... mười bốn, mười lăm... Không đếm xuể. Có quá nhiều đám cháy nên không đếm hết được. Đây rồi. Hình dạng quả nấm mà Đại úy Parsons đã nói trước đó. Nó giống như khối chất đặc đường mật dang sôi sùng sục. Cây nấm đang trải rộng ra. Có thể rộng một hay hai cây số và cao khoảng gần một cây số. Nó vươn cao lên, cao lên. Có lẽ nó cao ngang với chúng ta và đang vươn cao nữa. Nó đen thui nhưng có một màu tía đỏ khi chạm đến đám mây. Dưới chân nấm là thành phố. Các ngọn lửa và khói vẫn đang dâng lèn cuồn cuộn và lao nhanh vào các ngọn đồi thấp. Các ngọn đồi biến mất dưới các lăn khói này. Bây giờ, tất cả những gì tôi có thể thấy ở thành phố là sân bay. Có các máy bay đang đậu ở dưới đó.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #109 vào lúc: 21 Tháng Mười, 2019, 01:47:18 am »

         
Chương 26

KHI TIẾNG HÁT VỤT TẮT

        Vào buổi sáng đẹp trời ngày 6-8-1945, cậu bé Yoshitaka Kawamoto 13 tuổi, mặc bộ đồng phục nhà trường màu đen tươm tất, đội chiếc mũ dẹt và bộ áo gài nút kín đến cổ áo theo kiểu Phổ. Cậu bé là đứa trẻ vui vẻ, nhạy cảm và hơi thẹn thùng, có chiều cao trung bình. Cha chết sớm nên cậu là cục cưng của mẹ. Bà hiểu rằng, phải được tuân thủ tiêu chuẩn đồng phục hoàn hảo và diện mạo bề ngoài theo quy định kỷ luật nghiêm khắc của nhà trường. Tóc của cậu bé hớt húi cua sát trông gần như hói, gương mặt được rửa sạch, còn giày của cậu thì đen nhánh.

        Khi Yoshitaka hôn tạm biệt mẹ và chạy vụt ra khỏi căn nhà gỗ thấp, niềm tự hào của bà Kawamoto mới lắng xuống như bất kỳ bà mẹ nào vào thế hệ của bà. Bà buồn khi cậu bé đi học, mặc dù như vậy mới có thể rảnh tay làm các công việc vặt khác. Bà cũng lo lắng và mong không có điều gì xảy ra với con trên đoạn dường dài đến trường, nhưng bây giờ Yoshitaka đã lớn và không còn là dứa trẻ ngu ngốc. Bà cũng lo sợ về tương lai con mình. Khi đến 15 tuổi, mọi thiếu niên phải đi làm việc trong các nhà máy sản xuất đạn ở các vùng ngoại ô thành phố. Hai năm sau đó, chúng sẽ đủ tuổi đi nghĩa vụ quân sự. Tuy nhiên, người ta đang đồn đại chiến tranh sắp kết thúc. Chắc chắn nó không thể tiếp tục kéo dài thêm 4 năm nữa? Vào một buổi sáng ấm áp của ngày tháng 8 thanh bình này, bà không thể không nghĩ ngợi về hòa bình. Một lần vào đêm hôm trước, bà đã nghe âm thanh tiếng còi báo động có máy bay ném bom từ Hiroshima, nhưng gia đình bà sống xa trung tâm nên không cần phải trú ẩn dưới hầm. Hai giờ sau đó, tín hiệu cho biết mối nguy hiểm đã qua.

        Dù sao, Hiroshima cũng chưa bao giờ bị đánh bom.

        Học sinh chia thành hai nhóm. Các học sinh số lẻ tham gia các đội đào hào làm vành đai phòng hỏa còn học sinh số chẵn thì đi vào trường. Có 49 học sinh trong lớp học của Yoshitaka trong một căn phòng dài, thấp và chỉ có độc nhất một cửa sổ. Bàn giáo viên và bảng đen nằm ở phía cuối phòng. Cậu ngồi vào bàn gần bàn giáo viên cho đến khi nghe thầy giáo bảo ngồi gần một học sinh lớn tuổi hơn, người đang phụ trách lớp học. Cậu lớp trưởng này là một người đáng ghét vì quá nghiêm khắc. Cậu ta đã đánh hầu hết mọi học sinh trong lớp trong cơn tức giận xảy ra ít nhất một lần mỗi ngày. Cậu ta chờ các học sinh khác phạm lỗi hoặc bày tỏ thái độ vô lễ nhỏ nhặt không thể tránh khỏi để ra tay.

        Cậu ta ra lệnh các học sinh phải bày tỏ lòng tôn kính Thầm đạo trước mỗi tiết học mỗi ngày. Yoshitaka nhắm mắt cùng với các bạn cùng lớp để cầu nguyện nhưng tự hỏi diều gì đã xảy ra với cái máy bay do thám bay qua đầu họ lúc nãy.

        Cậu nghĩ rằng, cậu đã nghe một tiếng ồn, tiếng kêu rền lên xuống của một chiếc máy bay. Cậu cảm thấy căng thẳng. Cậu đã nghe lớp trưởng bảo rằng, phải nhắm mắt cho đến khi cậu ta quay lại và nghe tiếng ghế xô khi lớp trưởng đứng dậy đi khỏi phòng học. Chắc chắn, lớp trưởng đi đến phòng rửa mặt. Bàn của Yoshitaka nằm ngay ở giữa lớp học. Cửa sổ nằm ở phía trước. Cậu mở mắt mặc dù bị cấm. Nếu lớp trưởng quay lại, hắn có thể phát hiện thấy, Yoshitaka chắc chắn sẽ bị đánh thậm tệ. Một người bạn ngồi gần cửa sổ khẽ gọi cậu cho biết vừa thấy một chiếc B-29. Yoshitaka tò mò nhướng đầu để nhìn ra bầu trời từ cửa sổ. Các học sinh khác cũng nhìn ra. Cậu đứng dậy khỏi ghế để nhìn rõ hơn.

        Khi Yoshitaka Kawamoto bật dậy khỏi bàn để nhìn chiếc máy bay B-29, các bạn của cậu vẫn đang nhắm mắt cầu nguyện vì sợ tên lớp trưởng thô bạo có thể quay trở về bất cứ lúc nào. Một lát sau, nhìn ra ngoài cửa sổ, Yoshitaka thấy một ánh sáng rực màu xanh. Cậu chỉ nhớ thấy như vậy trong hai hoặc ba giây. Sau đó, Yoshitaka không còn nghe gì nữa. Sức ép của quả bom đã ném cậu xuống sàn. Khi tỉnh dậy, Yoshitaka không thể thấy gì cả. Cậu thấy đau và cảm giác có gì đó rất nặng đè lên người khiến cậu không nhấc mình lên được. Cậu bắt đầu nhận thấy âm thanh tiếng hát của những người bạn bị thương. Cậu cũng hát theo. Họ bị cấm la những từ như “Giúp tôi” hay “Cứu tôi” trong tình trạng khẩn cấp nên phải hát bài hát của nhà trường. Họ muốn đánh động cho những người bên ngoài tòa nhà sập biết rằng, họ vẫn còn sống. Yoshitaka nghĩ rằng, chắc đã xảy ra một vụ nổ khí gas.

        Giọng hát từng người một lần lượt ngưng lại. Không khí càng trở nên tĩnh mịch cho đến khi chỉ còn một giọng hát. “Khi tôi nhận ra rằng, tôi là người duy nhất hát bài hát của trường học, bạn không biết tôi sợ như thế nào đâu”. (Anh nói với tôi, tác giả cuốn sách này).
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM