Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 09:51:24 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: MacArthur, Hirohito - Cuộc đọ sức tay đôi giữa Mỹ và Nhật  (Đọc 10967 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #90 vào lúc: 19 Tháng Mười, 2019, 06:07:58 am »


        Sáng hôm sau, MacArthur lội vào bờ như thói quen thường lệ của ông. Cuộc đổ bộ đã thực hiện thành công xuất sắc nhưng quân Nhật đã theo sát, tổ chức 4 cuộc phản công và tung nhiều máy bay vào cuộc chiến khiến tầm kiểm soát không quân của Mỹ rơi vào tình trạng nguy hiểm. Cuộc tấn công ngưng lại một lúc cho đến khi máy bay Mỹ đánh chìm một đoàn tàu Nhật Bản mang quân tiếp viện đến Leyte vào tháng 11. Dù vậy, quân Mỹ đã sa lầy trong cuộc chiến suốt vài tuần cho đến lúc MacArthur nghĩ ra kế hoạch táo bạo là thực hiện thêm một cuộc đổ bộ vào tháng 12 ở Ormoc phía sau các phòng tuyến của quân Nhật. Cuộc đổ bộ thành công và làm quân Nhật hoảng vía. Thế bế tắc đã được phá vỡ.

        Trong cùng tháng, quân Mỹ đã tấn công và chiếm giữ đơn vị tiền đồn nhỏ ở Mindoro nhưng phải chịu số thương vong lớn. 200 ngàn quân xâm chiếm đã tập hợp để di chuyển vào Luzon, đảo chính của Philippines. Quân Nhật đang chiến đấu vất vả để ngăn chặn sự xâm lấn của Mỹ tại các hòn đảo ở quê nhà. Hạm đội quân Mỹ hỗ trợ cho MacArthur dưới quyền chỉ huy của Đô đốc William Halsey đã phải chịu nhiều tổn thất. Một cơn bão làm hư hại nhiều con tàu. Vụ tấn công vào các sân bay ở đảo Đài Loan cũng bị thất bại vì thời tiết. Trong tháng Giêng, Nhật Bản tổ chức hàng loạt vụ tấn công bằng máy bay cảm tử làm chìm 1 tàu chiến, 2 tàu tuần dương và 1 tàu khu trục. Tuy nhiên, toàn bộ lực lượng hải quân đã đổ bộ mà không gặp phải sự chống cự nào. Đơn vị đồn trú khoảng 27.500 quân Nhật đã rút lui. vào khu rừng núi ở trung tâm của hòn đảo. Mặc dù chỉ gặp sự kháng cự nhỏ, quân Mỹ tiến khá chậm vì tướng Krueger, tư lệnh của quân Mỹ đổ bộ lo sợ Nhật Bản sẽ thực hiện một cuộc tấn công dữ dội bất ngờ từ khu rừng núi, làm chia cắt lực lượng ông với đoàn quân phía sau. MacArthur ra lệnh Krueger phải di chuyển nhanh về Manila, nơi hàng ngàn tù binh chiến tranh đang sắp bị hành quyết.

        Quân Mỹ thực hiện hai cuộc đổ bộ nữa để bao vây hoàn toàn thủ đô. Trong cuộc đột kích ngoạn mục, một đạo quân của MacArthur đã tấn công thẳng vào trung tâm Manila làm quân Nhật chạy tán loạn và giải phóng được 5 ngàn tù binh.

        Tuy nhiên, cuộc chiến đấu để giải thoát 20 ngàn quân Mỹ, tái chiếm Corregidor và Bataan và nỗ lực xua đuổi Nhật Bản ra khỏi các ngọn núi ở miền trung phải mất hàng tháng trời và tốn nhiều xương máu.

        Tỷ lệ thương vong rất cao: khoảng 80 ngàn quân Nhật bỏ mạng ở Luzon so với 7.300 quân Mỹ và quân Đồng minh khi miền nam Philippines được giải phóng, Borneo cũng vậy.

        Sau khi trận chiến thiên anh hùng ca ở Thái Bình Dương kết thúc, cuộc đấu tranh Nhật Bản ở phía tây của đế chế Nhật Bản chỉ là thứ yếu. Tháng 4 năm 1944, Nhật Bản phát động “Chiến dịch Ichi-go” để giành lại thế chủ động ở Trung Quốc. Chiến dịch này đã thành công khi các lực lượng của Tưởng Giới Thạch cuối cùng đã bị áp đảo, mặc dù họ chỉ tìm cách để tự cầm cự đến cuối cuộc chiến.

        Nhật Bản thực hiện một chiến dịch tấn công khác mang tên “U-go” nhằm giáng một đòn mạnh từ Miến Điện vào Ấn Độ, cũng như nhằm tấn công phủ đầu để chống lại cuộc tấn công không thể tránh khỏi của quân Anh sau cuộc xâm nhập thành công của lực lượng đặc nhiệm Chindit của tướng Orde Wingate. Vào ngày 6-3, tướng Mutaguchi dẫn một đội quân lớn băng qua sông Chindwin để tiến vào hai thành phố Imphal và Kohima của Ấn Độ. Hai thành phố này là cửa ngõ tiếp cận vùng đồng bằng Ấn Độ. Tướng William Slim, tư lệnh quân Anh đã dự đoán được cuộc tấn công này và ông đã cho đào hào phòng thủ ở hai thành phố. Trong một cuộc chiến ác liệt và xáp lá cà nhiều nhất, dù đã cố gắng hết sức, quân Nhật cũng không thể chiếm được hai thành phố này. Cuối cùng khi mùa mưa đến, vào ngày 22-6, Mutaguchi đã chấp nhận thất bại và dẫn quân băng qua những con dường sình lầy để trở về Miến Điện, trước khi các con đường này không thể vượt qua được. Chỉ 20 ngàn trong số 85 ngàn quân Nhật còn sống sót.

        Tàu chiến Yamato với sự hộ tống của 1 tàu tuần dương và 8 tàu khu trục chuẩn bị lên đường thực hiện sứ mệnh cảm tử để trì hoãn quân Mỹ đổ bộ. Ngày 7-4, tàu Yamato đã bị máy bay Mỹ phát hiện và đánh bom không thương tiếc trước khi bị lật úp cùng với 2.300 thủy thủ trên tàu. Tàu tuần dương và 5 tàu khu trục cũng bị đánh chìm. Đây là cuộc chiến hải quân cuối cùng ở Thái Bình Dương. Nhật Bản đã cho khoảng 900 máy bay Thần phong thực hiện các cuộc tấn công cảm tử làm 3 tàu khu trục, 2 tàu chở đạn của Mỹ bị chìm. Trong 5 tháng tiếp theo, quân Mỹ mất 14 tàu khu trục và 5 ngàn lính thiệt mạng.

Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #91 vào lúc: 19 Tháng Mười, 2019, 06:08:31 am »

             
        Tháng 2 năm 1945, quân Mỹ tấn công Iwo lima, một hòn đảo có diện tích khoảng 13km vuông, cách Tokyo 1.450km. Đây là một cứ điểm quan trọng có thể giúp các máy bay Mỹ bị hỏng hạ cánh khẩn cấp. Số phận của các phi công Mỹ bị Nhật Bản bắt giữ không được nêu ra nhằm tăng cường nhuệ khí cho các phi công ném bom. 23 ngàn quân Nhật đang trên đảo này đã chiến đấu đến người cuối cùng khiến số thương vong của Mỹ lên đến 20 ngàn người. Quân Nhật đã cầm giữ bước tiến của quân Mỹ trong một tháng.

        Tại Okinawa, sự kháng cự của quân Nhật Bản còn ác liệt hơn. Hòn đảo này có tầm quan trọng ở chỗ có thể sử dụng làm căn cứ bàn đạp lý tưởng để tiến đến Nhật Bản. Trong số nhóm đảo Ryukyo, chỉ có đảo Okinawa có đủ sân bay và các vị trí neo đậu tàu giúp tập trung lực lượng bộ binh cần thiết để đánh chiếm đại lục. Okinawa có 3 sân bay ở Naha, Yontan và Kadena và 2 sân bay nhỏ ở Yonabaru và Machinato. Ở phía đông hòn đảo, có hai vị trí neo đậu tàu tốt. Quân Nhật quyết định không từ bỏ một nơi quan trọng như vậy. Mặc dù cuối cùng họ đã thất bại trước sức mạnh vượt trội của quân Mỹ, nhưng Mỹ đã phải chịu tổn thất nặng nề mà quân Nhật có thể xem đó như là một thắng lợi.

        Đến lúc này, mục đích của các tư lệnh quân đội Nhật là buộc người Mỹ phải từ bỏ mục tiêu buộc Nhật Bản đầu hàng vô điều kiện và bước vào thương lượng một hiệp ước hòa bình. Theo quan điểm của các vị tư lệnh, nếu Mỹ thôn tính Nhật Bản, số quân của họ sẽ bị tàn sát rất lớn, và buộc người Mỹ phải ngồi vào bàn đàm phán. Các lãnh đạo quân sự Nhật Bản được miêu tả là những người cuồng tín quyết tâm chiến đấu đến cùng. Tuy nhiên, mục tiêu tàn sát quân đội Mỹ của họ không phải là hoàn toàn không hiện thực. Mỹ có thể phải thỏa hiệp nếu quân Mỹ không muốn bị thương vong.

        Trận chiến Okinawa đã diễn ra và đưa một thông tin buồn về cho nước Mỹ. Tổng cộng 20 ngàn quân Mỹ thiệt mạng, 53 ngàn người bị thương, 26 ngàn người mất tích. Ngoài ra, 763 máy bay của Mỹ cũng bị mất tích và 368 tàu chiến bị loại khỏi vòng chiến đấu (trong đó 38 chiếc bị chìm). Thiệt hại của quân Nhật tất nhiên còn lớn hơn, hơn 100 ngàn người chết, 7.800 máy bay các loại và 16 tàu chiến bị tiêu diệt.

        Nhiều máy bay của Nhật Bản bị mất tích trong các cuộc tấn công của máy bay Thần phong nhằm vào tàu Mỹ. Nhật Bản đã thực hiện hơn 1.900 cuộc tấn công cảm tử. Phần lớn đều thất bại. Một số phi công hèn nhát rút lại ý định, nhiều phi công bị bắn hạ, nhiều phi công tấn công ngay những con tàu đầu tiên mà họ phát hiện, nhưng đó thường là các tàu nhỏ.

        Máy bay ném bom điều khiển Ohka cũng không mang lại thành công vì bị quân Mỹ phát hiện và tấn công quá dễ dàng. Quân Mỹ cũng dễ dàng đánh chặn các tàu cao tốc cảm tử Shinyo. Các chiến thuật bộ binh của quân Nhật được phối hợp thông minh. Lãnh thổ gồ ghề, nhiều đá của Okinawa đã tạo ra một thế trận phòng ngự lý tưởng. Quân Nhật đã tận dụng địa hình này để tập trung sức mạnh pháo binh lớn nhất trong suốt cuộc chiến tranh Thái Bình Dương để tấn công Mỹ.

        Một mạng lưới hang động khổng lồ và đường hầm dưới mặt đất được dùng làm nơi ẩn nấp trước sự bắn phá của không quân và hải quân Đồng minh, tạo cho quân Nhật tính cơ động và bất ngờ trong các cuộc tấn công. Quân Nhật ẩn nấp dưới hầm để tránh bom và tổ chức tấn công pháo binh vào quân Mỹ đang tiến vào đảo. Sau đó, khi quân bộ binh Mỹ tiến qua các dải đất trống, quân Nhật sẽ xuất hiện từ các hang động và đường hầm rồi tung hỏa lực từ các cứ điểm vững chắc.

        Cuộc chiến đấu giành Okinawa chắc chắn sẽ gây tổn thất lớn hơn cho quân Mỹ nếu như quân Nhật không mắc phải hai sai lầm ngớ ngẩn.

        Do Tokyo gây sức ép phải giành chiến thắng, tư lệnh quân Nhật, tướng Ushijima đã phát động một cuộc phản công nhằm vào lực lượng mạnh hơn khiến lực lượng số 32 của ông bị suy yếu. Tham mưu trưởng của ông, Trung tướng Cho đã thực hiện cuộc phản công thứ hai vì ông tin rằng, nhuệ khí mạnh mẽ của quân Nhật sẽ khiến sức kháng cự của Mỹ sụp đổ. Tuy nhiên, cuộc phản công này lại làm cho quân Nhật suy yếu thêm. Vào giữa tháng 6, lần đầu tiên quân Nhật đầu hàng với số lượng đông. Ushijima và Cho đã tự tử theo cách truyền thống của người Nhật.

        MacArthur thấy rằng, tổng số người thiệt mạng trên cả hai hòn đảo cao hơn nhiều với số thiệt mạng tổng cộng trong chiến dịch của ông từ Papua New Guinea cho đến Philippines. Như chúng ta đã biết, MacArthur đã phản đối các cuộc tấn công trực diện lên các hòn đảo này vì cho rằng chúng không cần thiết đối với kế hoạch siết chặt bóp nghẹt Nhật Bản của ông. Các tư lệnh khác của Mỹ nhất quyết sử dụng các hòn đảo ở Okinawa làm bàn dạp xâm lấn Nhật Bản.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #92 vào lúc: 19 Tháng Mười, 2019, 06:09:34 am »


        Tháng 3 năm 1945, Nhật Bản đã chuẩn bị phòng thủ đất nước với “Chiến dịch Ketsu-go”.

        Nhật Bản cho rằng, quân Mỹ sẽ xâm lược đảo phía nam là Kyushu với 15 sư đoàn vào tháng 10 (thực tế “Chiến dịch Olympic” theo kế hoạch của Mỹ chỉ huy động 10 sư đoàn đến vào tháng 11). Chiến dịch Ketsu-go sẽ tập hơn 58 sư đoàn bộ binh, tập hợp 2,6 triệu quân đội chính quy được hỗ trợ 3,65 triệu lính dự bị và lực lượng dân quân tình nguyện khoảng 28 triệu người.

        Rõ ràng, không chỉ lính dự bị và dân quân mà quân đội chính quy của Nhật Bản cũng thiếu huấn luyện và trang bị tốt. Tuy nhiên, sau khi 110 ngàn quân Nhật trên đảo Okinawa thể hiện những gì họ có thể, cuộc xâm lấn Nhật Bản sắp tới của Mỹ chắc chắn sẽ gặp phải sự kháng cự và thương vong khủng khiếp.

        Lúc 9g30 sáng ngày 16-6, các tham mưu trưởng liên quân đến Nhà Trắng để đưa cho Tổng thống Truman kết quả đánh giá về kế hoạch xâm lấn Nhật Bản sau hai ngày suy nghĩ. Tướng George Marshall đã vạch kế hoạch cho cuộc tấn công đầu tiên với tên gọi “Chiến dịch Olympic” thực hiện vào ngày 1-11-1945 với sự tham gia của 816 ngàn quân. Sau đó, vào ngày 1-3-1946, 1.172.000 ngàn quân sẽ tấn công Honshu ở khu vực quanh Tokyo. Stimson nói với Truman rằng: “Chiến dịch dổ bộ sẽ là một cuộc chiến to lớn, cam go, tốn kém đối với chúng ta... Tôi đã đến thăm vùng này nhiều lần. Nó tạo cho tôi ấn tượng rằng, nơi đây có thể chống chọi và phòng ngự đến cùng.

        Các Tham mưu trưởng liên quân đưa ra lời cảnh báo rợn người rằng, khoảng 1 triệu quân Mỹ có thể mất mạng trong chiến dịch này. Một tháng sau đó, Truman nhận được một bức thư tín của MacArthur, người đang đứng đầu lực lượng Mỹ ở vùng Viễn Đông với thông điệp còn kinh khủng hơn. Ông cảnh báo rằng, Nhật Bản có thể tiến hành chiến tranh du kích trong trường hợp bị xâm chiếm và cuộc chiến có thể kéo dài 10 năm. Ông không đưa ra con số ước đoán về mức độ thương vong của quân Mỹ cũng như của quân Nhật. Tuy nhiên, các cuộc không kích của quân Mỹ vào các thành phố Nhật Bản trước tháng 8 năm 1945 đã lấy đi mạng sống 700 ngàn người. Thương vong quân sự có thể lên đến hơn 1 triệu người trong khi đó thương vong dân thường sẽ gấp bội.

        Thất bại của Nhật Bản trong cuộc chiến Thái Bình Dương là điều không thể tránh khỏi. Thất bại này vốn tiềm ẩn trong những thành công của quân đội Nhật Bản vào các giai đoạn đầu của chiến tranh. Quân Nhật đã quyết định chơi canh bạc táo bạo. Với việc phá hủy hạm đội Mỹ ở Trân Châu Cảng, họ đã bảo đảm rằng sẽ chiến đấu đến cùng trong cuộc chiến này. Họ đánh giá thấp ý chí kháng cự của quân Mỹ và tin rằng động lực mạnh mẽ của họ sẽ chiến thắng tinh thần yếu hơn của người Mỹ. Họ cũng đã đánh giá thấp sức mạnh ngành công nghiệp sản xuất vũ khí của Mỹ. Mỹ đã sản xuất với tốc độ nhanh hơn người Nhật. Chỉ là một cụm đảo ngoài biển, Nhật Bản dễ trở thành mục tiêu tấn công của hải quân Mỹ nhằm cắt đứt các tuyến đường tiếp tế. Một khi cuộc chiến tranh trên biển đã thay đổi tình thế, thất bại của Nhật Bản chỉ còn là vấn đề thời gian. Các thành công ban đầu của quân Nhật có được nhờ các chiến thuật đánh bất ngờ, nhanh chóng và cuồng tín và hơn hết là do các mục tiêu của họ quá nhu nhược.

        Họ đã làm quân Mỹ không kịp trở tay. Họ đã thấy được điểm yếu của quân Anh ở châu Á vì phần lớn Anh đang tập trung nỗ lực chiến tranh ở châu Âu. Nhật Bản cũng đã thắng quân Hà Lan dễ dàng. Chỉ có quân Australia tổ chức kháng cự đáng gờm. Dân cư địa phương nhiều khu vực Nhật Bản chiếm đóng không ủng hộ các ông chủ thuộc địa cũ, căm thù và không quan tâm đến họ ngoại trừ ở Philippines (thực tế sự chiếm đóng của Nhật Bản đã làm suy yếu sự nắm giữ quyền lực thuộc địa Philippines sau thời kỳ hậu chiến). Việc thắng lợi khá dễ dàng ở nhiều nơi giúp Nhật Bản hình thành một đế chế dàn trải rộng gấp một lần rưỡi đế chế của Đức quốc xã. Sự dàn trải này khiến Nhật Bản có nguy cơ dễ bị tấn công. Nhờ sự tàn bạo và tính quả quyết của quân Nhật mới giúp ngăn ngừa đế chế Nhật Bản sụp đồ nhanh hơn nhiều so với thực lực của nó.

        Cả MacArthur và Nimitz đã thực hiện các chiến dịch thông minh đẩy lùi sự chiếm đóng của quân Nhật, nhanh hơn những gì Washington kỳ vọng. Sáu tháng tuyệt vời của Nhật Bản sẽ chấm dứt nhanh hơn nếu như quân Mỹ ưu tiên tập trung cho chiến dịch Thái Bình Dương. Thay vì vậy, Roosevelt đã dành ưu tiên cho mối đe dọa ở châu Âu, mặc dù tấn công của quân Nhật mới là lý do khiến Mỹ nhảy vào cuộc chiến. Vì vậy, 29 sư đoàn với khoảng một nửa triệu quân phải phục vụ bất cứ thời điểm nào ở chiến trường Thái Bình Dương, chỉ 1/3 trong số này có đầy đủ là các sư đoàn chiến đấu được trang bị đầy đủ.

        Nhật Bản cũng có cùng quân số đang tham chiến ở Thái Bình Dương và 2 triệu quân đang ở Trung Quốc. Trái lại, ở Châu Âu, Mỹ có đến 4 triệu binh lính. Số quân Anh cũng có tương đương 4 triệu người và khoảng 12 triệu quân Liên Xô chống lại 10 triệu quân của Đức.

        Tình thế ở châu Âu quá dữ dội và nghiêm trọng nên Roosevelt quyết định ưu tiên như vậy cũng là điều dễ hiểu. Nhìn lại thì dù quân Mỹ bị phân ra ở hai chiến trường, thành công của Mỹ ở Thái Bình Dương đáng lẽ vẫn có thể đến nhanh hơn nhiều. Đáng ấn tượng là MacArthur và Nimitz đã giành được nhiều thành công mà rất ít khi phải chạm trán với quân Nhật chiếm đóng trong cuộc chiến đấu cân bằng. Mặc dù hỏa lực vượt trội của quân Mỹ đóng vai trò quan trọng trong các giai đoạn cuối cùng của cuộc chiến với Nhật Bản, nhưng ngay từ đầu thì không phải như vậy. Người Mỹ đã giành thắng trong cuộc chiến đấu cam go và cân sức. Hai vấn đề quan trọng có liên quan đến chiến lược của quân Mỹ là có thể giành được thành công nhờ thực hiện các cuộc tiến quân cận kẻ thù hay liệu kế sách siết chặt vòng vây kinh tế sẽ mang lại hiệu quả.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #93 vào lúc: 19 Tháng Mười, 2019, 06:10:38 am »


Chương 24

VŨ ĐIỆU THẦN CHẾT

        Trong khi chiến tranh đang tiến triển, các thế lực chính ở Nhật Bản bao gồm bộ máy công chức, Hoàng gia và bản thân Hoàng đế đang suy giảm quyền lực. Thái độ miễn cưỡng tán thành của Hoàng đế khi bước vào cuộc chiến tranh đã từng được chú ý. Sau khi quyết định tham chiến, dường như ông xem đó là nghĩa vụ của bản thân phải theo đuổi nỗ lực chiến tranh càng mạnh mẽ càng tốt. Nhiều người quan sát Nhật Bản đã thấy rằng, điều này giống như tính chủ nghĩa quốc gia khi Hoàng đế không còn khả năng thúc bách tiến trình hành động, ông đã theo đuổi tiến trình ngược lại. Hoàng đế có tính cách này mà thực tế cũng là tính cách yếu đuối, không có được sự thiên phú thông minh xuất chúng.

        Trong quá trình cuộc chiến, cả Konoye và Kido tức giận Hirohito khi Hoàng đế bày tỏ các mối nghi ngại của ông về việc tham chiến ở những thời điểm phải phục tùng sự nhiệt tình của Tojo.

        Kawahara, người viết tiểu sử của Hirohito viết:

        Hirohito đã ký tuyên bố chiến tranh vào ngày 8-12 dưới áp lực từ phe quân sự mặc dù ông không hoàn toàn tán thành. Sau khi chiến tranh xảy ra, ông cảm thấy phải có nghĩa vụ ủng hộ nỗ lực chiến tranh. Ông gạt qua các mối nghi ngại trước đây và cùng với quốc gia tập trung vào nhiệm vụ đánh bại quân Đồng minh. Sau khi chiến tranh Trung Quốc bùng nổ, Hirohito từ bỏ chơi gôn, sau đó ông cũng bỏ thú cưỡi ngựa. Ngoài chuyến thăm đến Đền thờ Lớn ở Ise và một chuyến thăm đến Cung điện tách biệt Nasu, Hirohito không rời khỏi Tokyo cho đến khi chiến tranh kết thúc. Ông bị sụt bảy, tám cân khi phải sống theo khẩu phần thời chiến. Đến giai đoạn cuối của chiến tranh, khi nghe tin tức xấu báo về, ông đã bị suy nhược thần kinh. Ông không nhớ đã tưới cây nến tưới xong rồi lại tưới tiếp. Ông cứ đi lên đi xuống trong căn phòng của mình và lầm bầm chửi bới quân đội trước sự tuyệt vọng của các phụ tá.

        Hirohito đã cố hết sức cho nỗ lực chiến tranh và thích các lễ mừng chiến thắng của quân Nhật. Đó là sự thật chắc chắn. Tuy nhiên chẳng thể mong chờ gì nhiều từ người đứng đầu quốc gia này, khi đất nước ông đang có chiến tranh và quân lính đang chết, cho dù ông tin rằng xung đột là hậu quả của các chính sách lạc lối.

        Nếu không thoái vị, Hirohito không thể tự do chỉ trích công khai và thể hiện buồn bã trước chiến thắng của quân Nhật. Kido, trưởng cố vấn của ông thấy: Ông “Bình lặng và điềm đạm” và tôi không phát hiện ra chút lo lắng nào trong thái độ của Hirohito sau vụ Trân Châu Cảng. Hoàng dế “rất vui sau khi Singapore sụp đổ là do chiến dịch đang mang lại những thành công cho kế hoạch tiến quân”. Tuy nhiên, vào tháng 2 năm 1942, chỉ 3 tháng sau khi chiến tranh bùng nổ, Hirohito đã nói về hòa bình, mặc dù là hòa bình theo kiểu áp đặt cho quân Đồng minh chứ không phải thông qua kết quả đàm phán. Trong bầu không khí hiếu chiến thì thật là bất ngờ khi Hoàng đế nói về hòa bình. Ông nói với Kido: “Chúng ta đừng bỏ qua cơ hội nào kết thúc chiến tranh. Không tốt cho nhân loại nếu chiến tranh kéo dài và thảm kịch lan rộng. Nếu chiến tranh tiếp tục tiếp diễn, quân đội ngày sẽ càng tệ hơn. Chúng ta phải xem xét tình thế kỹ càng và rồi lên kế hoạch”.

        Thái độ không tán thành chiến tranh đầu tiên của Hirohito là vì ông nghi ngờ khả năng chiến thắng chứ không phải nghĩ đến khía cạnh đạo đức của cuộc chiến. Không có ghi chép nào về việc Hoàng đế có biết các tội ác mà quân đội Nhật Bản gây ra ở Trung Quốc, Malaysia và Philippines hay không, mặc dù ông đã tỏ ra vô cảm với Kido khi được thông báo về cuộc hành quân chết chóc ở Bataan.

        Với trận chiến Midway, lần đầu tiên tình thế bắt đầu ngả theo hướng mà Hirohito luôn cảm thấy sợ hãi, nhưng ông vẫn tỏ ra điềm tĩnh. “Thực sự đáng tiếc. Đó là một sự nhục nhã. Nhưng tôi đã ra lệnh cho các tham mưu trưởng không được mất tinh thần chiến đấu, không trở nên bị động trong các chiến dịch”.

        Đầu năm 1943, Buna thất thủ. Hirohito nhận xét rằng, chiến dịch đó “Phải xem như một thất bại nhưng nếu nó là nền tảng cho thắng lợi trong tương lai thì nó lại là một bài học bổ ích”. Vào tháng 4 năm 1943, Hirohito gây sự chú ý với một công hàm than phiền buồn bã:

        Ông đưa ra mọi kiểu lý do giải thích giống như màn sương mù dày đặc và v.v... Tuy nhiên, điều này đáng lẽ ra phải được cân nhắc sớm hơn. Tôi tự hỏi liệu quân đội và hải quân có bàn bạc với nhau hay không? Chúng ta không thể thắng với cái kiểu thiếu sự hợp tác này. Nếu tiếp tục chiến đấu giống cách này, chúng ta chỉ làm Trung Quốc vui mừng, làm các nước trung lập lúng túng, làm đồng minh chúng ta mất tinh thần và làm yếu Khối Thịnh vượng chung Đại Đông Á. Chẳng lẽ không có cách nào, ở một nơi nào đó giáp mặt sát với quân Mỹ và hủy diệt họ?
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #94 vào lúc: 19 Tháng Mười, 2019, 06:11:17 am »


        Hai tháng sau đó, ông gay gắt với Tojo: “Ông luôn nói rằng, quân đội Thiên hoàng là vô địch. Nhưng bất cứ khi nào quân địch đổ bộ, ông cũng thua. Ồng chưa bao giờ có thể đẩy lùi một cuộc đổ bộ của quân địch. Tôi hỏi ông: Nếu chúng ta không ngăn chặn được họ, rồi mọi chuyện sẽ kết thúc ở đâu?”.

        Sau khi Nhật Bản rút lui khỏi Guadalcanal, Hoàng đế chửi rủa: “Quân đội (Nhật Bản) đã đánh giá thấp quân Đồng minh, sự hy sinh của họ đã trở nên phí uổng”. Hirohito đã phản ảnh quan điểm rõ ràng của bộ máy công chức và hoàng gia. Tuy nhiên, trong một thời gian dài, các bộ trưởng tập đoàn tài phiệt trong chính phủ không hề có sự chỉ trích nào về nỗ lực chiến tranh. Liên minh giữa các tập đoàn tài phiệt và quân đội vẫn không hề sứt mẻ cho dù thất bại nối tiếp thất bại.

        Dưới thời Thủ tướng Hideki Tojo, đã có ảo tưởng là Nhật Bản dang trở thành chế độ độc tài quân sự. Thực tế, ngoại trừ việc bổ nhiệm Tojo, chính phủ vẫn như trước đây: Là một sự kết hợp của các nhóm quyền lợi, các lực lượng quân đội, các siêu ông chủ kinh tế và các công chức.

        Tojo vẫn nắm vị trí lèo lái, nhưng các tập đoàn tài phiệt luôn ngăn cản các quyết định của chính phủ. Tojo phụ thuộc vào các tập đoàn tài phiệt vì họ cung ứng các nhu cầu to lớn cho cuộc chiến tranh hiện đại. Ba tháng trước khi trận Trân Châu Cảng diễn ra, sau một năm tranh luận căng thẳng, các tập đoàn tài phiệt đã thắng được nỗ lực của các nhà lãnh đạo quân đội muốn đặt họ dưới sự kiểm soát của bộ máy công chức thời chiến.

        Sắc lệnh về Hiệp hội các ngành công nghiệp quan trọng được soạn ra để phân bổ quyền lực thích hợp cho Các Hiệp hội kiểm soát ngành công nghiệp, trao cho các hiệp hội này quyền kiểm soát hoàn toàn về vốn, nhân công và nguyên liệu chiến tranh trong các ngành công nghiệp của họ, với các chỉ đạo cắt giảm các công ty nhỏ hơn. Điều này cũng giống như giao cho một con chó sói chăm sóc đàn cừu.

        Tuy nhiên, khi chiến tranh mở rộng, Tojo và các chỉ huy quân sự khác bắt đầu tìm kiếm một hệ thống trung tâm kiểm soát sản lượng nhằm giảm quyền tự trị đầu cơ và tích trữ của các tập đoàn tài phiệt. Các tập đoàn tài phiệt đã đáp trả quyết liệt để giành lại phần chia chiến lợi phẩm ngày một tăng của họ. Đầu năm 1943, Tojo tìm kiếm một biện pháp giúp ông có “Các quyền lực đặc biệt” đối với nền kinh tế. Tuy nhiên, ông buộc phải chấp nhận hàng loạt cải cách trao cho các tập đoàn tài phiệt quyền lực lớn mạnh hơn bao giờ hết. Đầu tiên, nội các của ông buộc phải mở rộng để nhận thêm các đại diện của giới doanh nghiệp. Thứ hai, ông đã thành lập một hội đồng cố vấn bao gồm 7 đại diện hàng đầu của các tập đoàn tài phiệt. Thứ ba, các tập đoàn tài phiệt được trao quyền kiểm soát công việc điều hành một bộ mới là Bộ đạn được. Trên danh nghĩa, Tojo đứng đầu bộ này nhưng thực tế thì phó Thủ tướng Nobusuke Kishi (người trở thành Thủ tướng thời hậu chiến) mới là người điều hành. Thứ tư, một ủy viên điều hành của tập đoàn Mitsui, ông Ginjiro Fujihara được bổ nhiệm vào nội các vào tháng 11 năm 1943 nhằm trông coi các tập đoàn tài phiệt cho Tojo.

        Vào đầu năm 1944, Nhật Bản tìm con đường thoát ra khỏi cuộc chiến. Việc này liên quan đến Kido và nhân vật hoàn toàn bị thất sủng Konoye vì đã có lúc họ ủng hộ hòa bình sớm đạt được. Hoàng đế không muốn tin rằng cuộc chiến đã dứt khoát thất bại. ông thuyết phục Tojo nhận chức Ngoại trưởng và Bộ trưởng Chiến tranh để tổ chức tốt hơn nỗ lực chiến tranh.

        Là người quản lý bộ máy công chức khổng lồ, Tojo không có cớ để bào chữa khi lực lượng của Nimitz chiếm Saipan vào giữa năm 1944 và làm Nhật Bản bàng hoàng.

        Quân Mỹ giờ đây đã có thể ném bom tầm xa vào Nhật Bản. Theo Hoàng đế, quân đội Nhật Bản đã mắc một sai lầm nghiêm trọng khi dưa quân chiến đấu bảo vệ Rabaul ở phía nam xa xôi, trong khi đó lại phòng thủ sơ hở Saipan, một nơi năm gần đại lục và có ý nghĩa chiến lược quan trọng hơn Rabaul nhiều. Tojo phải từ chức sau khi Saipan thất thủ vì các đối thủ của ông trong nội các kết hợp với đại diện các tập đoàn tài phiệt buộc ông phải ra di.

        Vào giai đoạn này, Kido và Konoye đang thảo luận về các phương án để khởi động đàm phán hòa bình và thậm chí buộc Hirohito thoái vị để đưa người em là hoàng tử Takamatsu lên ngôi. Không giống như hoàng tử Chichibu hiếu chiến, hoàng tử Takamatsu ngả về phe chủ trương hòa bình. Tuy nhiên, phe chủ trương hòa bình chỉ đại diện một thiểu số nhỏ trong chính phủ.

        Tướng Koiso, người có quan điểm ôn hòa đã được bổ nhiệm thay thế Tojo. Khi chiến dịch giải phóng Philippines và ném bom dữ dội ở Tokyo của quân Đồng minh bắt đầu, tất cả hy vọng thay đổi tình thế đã bốc hơi.

        Vấn đề đặt ra cho lực lượng quân đội Nhật Bản và đồng minh của họ, các tập đoàn tài phiệt và bộ máy công chức là làm thế nào để giành được các điều khoản hòa bình tốt nhất.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #95 vào lúc: 19 Tháng Mười, 2019, 06:11:54 am »


        Vào tháng Giêng năm 1945, dường như Hirohito cũng bắt đầu muốn đàm phán. Ông nói: “Giờ đây, trận chiến quyết định sẽ là trận chiến trên đảo Leyte vì Luzon đã thất thủ... Chúng ta sẽ che dấu điều này với người dân... Có tin cho rằng, quân đội Mỹ dự tính đổ bộ ở Luzon. Tình thế chiến tranh ở Philippines đã cực kỳ nghiêm trọng”.

        Tháng 3, cuộc không kích dồn dập của Mỹ xuống Tokyo được thực hiện làm 100 ngàn người thiệt mạng (hơn số người chết ban đầu ở Hiroshima và Nagasaki). Tám ngày sau đó, Hirohito đi thăm thành phố và buồn bã nói với Kido: “Sau vụ động đất Đại Kanto vào năm 1923, mọi thứ hoàn toàn bị phá hủy và cháy sạch đến nỗi mọi người không kịp có cảm giác sốc. Tuy nhiên, vụ đánh bom này còn bi kịch hơn. Nó làm tôi đau đớn. Tokyo chỉ còn là mảnh đất khô cháy”.

        Tháng 5, một phần lớn của cung điện Hoàng gia cũng bị cháy rụi mặc dù đền thờ tấm gương thiêng không bị hề hấn gì. Đền thờ Minh Trị bị phá hủy trong cùng đêm hôm đó. Giờ đây, chính phủ Nhật Bản phải đối diện với hiện thực. Tojo và quân đội tiếp tục hô hào kháng cự và cho rằng, quân Mỹ có thể bị cuốn vào một cuộc xâm chiếm đẫm máu như đảo Đài Loan và họ buộc phải đàm phán. Tojo cũng cố gắng tìm cách bổ nhiệm Tướng Hata, Bộ trưởng Chiến tranh vào ghế Thủ tướng để kế nhiệm Thủ tướng tạm quyền Koiso. Hirohito hiểu rằng vị Thủ tướng mới sẽ gánh vác trách nhiệm đưa Nhật Bản đầu hàng. Ông đã thúc ép nhà chính khách lão luyện là Đô đốc Kantaro Suzuki, người sống sót trong vụ tử hình những kẻ gây ra vụ đảo chính tháng 2 năm 1936, nhận chiếc ghế Thủ tướng. Giờ dây quân đội cũng đã cảm nhận được thất bại là điều không thể tránh khỏi.

        Trong những ngày tháng đen tối này, một bộ phận những người thượng lưu vẫn đang bảo vệ cẩn thận quyền lợi của họ. Các tập đoàn tài phiệt quay sang phản đối chiến tranh. Đối với họ, nguy hiểm bắt đầu xuất hiện khi Tojo tìm cách giành quyền kiểm soát tình hình ở thời kỳ đỉnh điếm của cuộc chiến tranh Thái Bình Dương. Bây giờ, họ kinh hoàng trước sự hủy diệt mà máy bay B-29 gây ra cho tài sản của mình và lo sợ rằng công nhân sẽ bắt đầu nổi loạn. Họ hối thúc quốc hữu hóa công nghiệp và thành lập một lực lượng quân đội công nghiệp nằm trong lực lượng lao động, buộc người lao động phải tuân thủ kỷ luật quân đội, cấm biểu tình hay đình công.

        Lúc này, Nhật Bản mất hầu hết đế chế và bị chia cắt với các đội quân ở nhiều vùng bị bỏ rơi đằng sau. Bấy giờ Nhật Bản đang chịu sự trừng phạt kinh hoàng và tàn bạo nhất. Máy bay từ các hàng không mẫu hạm của Anh và Mỹ đã ném bom tập trung vào Tokyo cũng như Marianas, Iwo Jima và Okinawa, khiến gần một nửa khu đô thị ở khoảng 60 thành phố bị phá hủy.

        Dải đô thị trải dài từ Tokyo đến Yokohama đã đổ nát, Osaka, Nagoya và Iwaki bị tàn phá. Nhật Bản không có một chút cơ hội nào để phá vỡ vòng vây. Các ngành công nghiệp quan trọng đã hoàn toàn ngưng hoạt động. Hạm đội của Nhật Bản bị giam hãm tại cảng và đang thiếu hụt nghiêm trọng đồ tiếp tế cũng như các phụ kiện để thay thế bộ phận hỏng. Trong khi các đống đổ nát nằm rải khắp đất nước, các tướng lĩnh quân đội vẫn không thừa nhận thất bại với người dân.

        Thủ tướng mới Suzuki không phải là bạn của những người theo chủ nghĩa quân phiệt, nhưng ông cũng cảm thấy không thể chấp nhận điều không thể tránh khỏi và ngay lập tức chộp lấy cơ hội yếu ớt cuối cùng. Cơ hội đó là đề nghị Liên Xô đàm phán thay mặt Nhật Bản. Đó là một hy vọng lố bịch. Người Nga là kẻ thù truyền thống lớn nhất của Nhật Bản. Suzuki đề nghị giao nộp Sakhalin ở miền nam, Kuriles và Mãn Châu ở miền bắc cho Liên Xô cũng như đưa cho họ một vài tàu tuần dương và nguyên liệu thô ở phía nam. Đổi lại, người Nhật hy vọng thuyết phục được Stalin làm trung gian hòa giải với phương Tây cũng như cung cấp dầu cho Nhật Bản, vì Nhật Bản đang rất cần dầu để phục vụ cho cuộc chiến cuối cùng mà họ tin sẽ buộc Mỹ chấp nhận thương lượng hòa bình.

        Đề xuất của Suzuki đã không thể đáp ứng được. Người Nga từ lâu đã rất nghi ngờ Nhật Bản. Họ đã tuyên chiến với Nhật Bản sau khi Hitler thất bại, họ sẽ giành được nhiều quyền lợi trong một cuộc chiến với Nhật Bản. Khi Suzuki nhậm chức, người Nga nói với ông là họ sẽ không gia hạn hiệp ước trung lập với Nhật Bản. Thủ tướng Nhật Bản đã khẩn nài Liên Xô xem xét lại mặc họ đã liên tục từ chối và đại sứ Nhật Bản ở Mátxcơva đã khuyên không khẩn nài Nga. Trong tháng 7, khi Okinawa thất thủ, chính phủ cố gắng gửi hoàng tử Konoye, một trong những chính khách lớn tuổi của họ đến Mátxcơva để nhờ Liên Xô đứng ra giảng hòa với người Mỹ. Người Nga gạt bỏ thẳng thừng đề xuất này mặc dù Stalin có đề cập đến việc này với người Mỹ ở Potsdam.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #96 vào lúc: 19 Tháng Mười, 2019, 06:29:04 am »

         




Douglas MacArthur trong Chiến tranh Thế giới lần thứ nhất, vị tướng Mỹ được thưởng nhiều huy chương nhất trong chiếc khăn choàng và chiếc mũ đặc thù của ông.



MacArthur với gương mặt căng thẳng qua chiến trận khi ông được Pershing tặng huân chương. Đây là người chẳng bao lâu sau đó chỉ trích ông gay gắt.



Một bức ảnh thân mật hiếm hoi giữa Hirohito và Nagato
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #97 vào lúc: 19 Tháng Mười, 2019, 06:34:03 am »

           

MacArthur và người vợ đầu giàu sụ Louise, ở Cromwell Brooks năm 1925.



Hirohito (người cưỡi ngựa trắng) tại cuộc diễn tập quân sự vào năm 1931.



MacArthur, người được giao nhiệm vụ dẹp những người tuần hành đòi tiền thưởng đang chỉ đạo quân lính của ông ở Washington vào tháng 7 năm 1931.



Giai đoạn định mệnh đầu tiên vào năm 1931 khi quân Nhật chiếm đóng Mãn Châu.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #98 vào lúc: 19 Tháng Mười, 2019, 06:39:48 am »

       

Máu đổ trẽn tuyết, cuộc đảo chính ở Tokyo năm 1936.



Sau khi quân Nhật ném bom Kweilin, Trung Quốc, 1940.



Yamamoto, người lẽn kế hoạch vụ tấn công Trân Châu Cảng thông minh. Cả thế giới nằm trong tay ông nhưng ông biết không nám giữ được lâu.



Trôi vào chiến tranh, Thủ tướng không quyết đoán Konoye, Ngoai trưởng hung dữ Matsuoka, Bộ trướng Hải quăn thực dụng Yoshida va Bô trưởng Chiến tranh cuồng tín Tojo vào năm 1940.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #99 vào lúc: 19 Tháng Mười, 2019, 06:44:00 am »

       




Boongke của MacArthur à Đường hầm Malinta trên đảo Corregidor.



Quyết định dập tắt tranh cãi: Roosevelt (giữa) tán thành cả hai kế hoạch đối nghịch của MacArthur (trải) và Nimitz (phải).



Ông ấy đã quay trở về. MacArthur sau khi đổ bộ vào Leyte ở Philippines năm 1944.
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM