Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 12:17:22 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: MacArthur, Hirohito - Cuộc đọ sức tay đôi giữa Mỹ và Nhật  (Đọc 10971 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #80 vào lúc: 17 Tháng Mười, 2019, 06:42:33 am »

   
        MacArthur cố gắng xua đi ý nghĩ đầu hàng người Nhật. Ông đã gửi điện tín cho Roosevelt nhờ giúp đỡ. Tổng thống trả lời cho Quezon với sự dối trá hoàn hảo nhất.

        Tôi bảo đảm với ông rằng, mọi con tàu đang sẵn sàng mang đến sức mạnh có thể đè bẹp kẻ thù và giải phóng mảnh đất của ông. Người dân Mỹ sẽ không bao giờ quên những gì người dân Philippines đang trải qua những ngày hôm nay và những ngày sắp tới. Tôi gửi đến người dân Philippines lời cam kết long trọng rằng, họ sẽ có được tự do và nền độc lập. Tất cả nhân lực và khí tài của Mỹ sẽ bảo đảm cho cam kết đó.

        Chỉ một tuần sau đó, ông buộc phải thừa nhận không thể làm gì ở giai đoạn này. Quezon tức tối đe dọa sẽ đề nghị Nhật Bản ký thỏa thuận cho Philippines hưởng quy chế trung lập giống như chính phủ Vichy của nước Pháp, đổi lại Nhật Bản có quyền đi qua Philippines như lãnh địa đã được xâm chiếm nhưng chỉ trên danh nghĩa. MacArthur làm Washington tức giận khi ông tỏ ra chấp nhận điều này.

        Từ khi tôi không có hải quân và không quân bảo vệ, ông có thể hình dung ra được bộ chỉ huy này sắp bị tiêu diệt. Ông phải cân nhắc và nhận định xem cầm chân kẻ thù theo kế hoạch của Quezon tốt hơn hay là nỗ lực tiếp tục chiến đấu của ông tốt hơn. Xét theo quan điểm quân sự, kế hoạch của Tổng thống Quezon có thể đưa ra giải pháp tốt hơn để cứu vãn một thất bại sắp diễn ra.

        Roosevelt trả lời nhẹ nhàng:

       Mặc dù vào thời điểm này, tôi không thể khẳng định cụ thể ngày nào quân tiếp viện sẽ đến Philippines nhưng các con tàu đã được chất đầy hàng tiếp tế cần thiết và đã lên đường đến Manila. Vũ khí của chúng ta cùng với của quân Đồng Minh có thể giáng những đòn nặng cho các tàu hải quân và tàu vận tải của quân địch... Một nhóm máy bay cường kích và máy bay chiến đấu đang bay qua Thái Bình Dương. Cần phải có các yếu tố bảo vệ đầy đủ từ hải quân chúng ta để bảo vệ cho quân tiếp viện.

        Ngày hôm sau, Quezon bằng lòng qua Australia. Roosevelt truyền mệnh lệnh khủng khiếp cho MacArthur là phải chiến đấu cho đến giọt máu cuối cùng.

        Các lực lượng Mỹ sẽ tiếp tục giữ ngọn cờ Mỹ bay ở Philippines cho đến khả năng khảng cự cuối cùng. Tôi ra những quyết định như vậy trên cơ sở nắm rõ số lượng ước đoán quân lính của ông kèm trong bức điện tín của Tổng thống Quezon gửi cho tôi. Nghĩa vụ và sự cần thiết phải kháng cự sự xâm lược của người Nhật quan trọng hơn bất cứ nhiệm vụ nào mà chúng ta đang đối mặt ở Philippines.

        Vậy nên tôi giao cho ông sứ mệnh khó khăn nhất này với sự thấu hiểu rằng, ông có thể bớt liều mạng.


        MacArthur khẳng khái trước thách thức này: “Tôi không mảy may có ý định từ bỏ hoặc cho quân lính Philippines dưới quyền chỉ huy của tôi đầu hàng. Tôi định chiến đấu đến cùng ở Bataan và sau đó là Corregidor”.

        Bản thân ông kết luận đau xót: “Chưa bao giờ trong lịch sử, một lực lượng quân đội to lớn và dũng cảm lại bị bỏ rơi một cách tàn nhẫn như vậy”.

        Vị tướng đã sẵn sàng tử thủ với binh lính của mình. Thậm chí ông đã nghĩ đến chuyện bắn cả bà vợ Jean và bé Arthur nếu họ không chịu rời hòn đảo mà không có ông. Cả Roosevelt và Eisenhower tin về một kết cục không thể tránh khỏi mặc dù Marshall không tin như vậy. Khả năng dâng nộp Bataan không bao giờ xảy ra đối với MacArthur. Không phải vì ông biết quân Nhật đối xử tệ hại như thế nào với tù binh. Ông sẵn sàng tử thủ nhưng vẫn ngẩng cao đầu với vinh quang sau tất cả những nỗi nhục nhã mà người Nhật đã gây ra cho người Mỹ, người Anh và người Hà Lan ở châu Á.

        MacArthur viết:

        Tim tôi đau nhói khi thấy binh lính của mình đang hao mòn dần. Áo quần của họ giống như mớ giẻ rách. Bàn chân trần của họ đang kìm nén căm phẫn. Mái tóc dài của họ phủ lèn khuôn mặt hốc hác không một giọt máu. Cổ họng của họ phát ra tiếng cười hoang dại, khàn đục để tán thưởng những câu chuyện đùa tục tĩu. Họ nguyền rủa nước Mỹ như nguyền rủa kẻ thù, họ vỗ tay khi chế nhạo Hải quân Mỹ.

        Tuy nhiên mắt họ sáng lên và vui mừng khi thấy tôi. Họ tụ tập xung quanh và vỗ vào lưng tôi. Họ nhe răng cười giống như nụ cười của bộ xương sau khi đồng ca: “Chúng ta là những đứa con hoang đang chiến đấu của Bataan. Không cha, không mẹ và không có nước Mỹ”.

        Họ không đòi hỏi xu nào và họ củng không có xu nào để cho. Họ rất ngoan cường. Những con người hoang dại ở vịnh này không êm ái giống như con bồ câu rũ cánh chết, mà giống như con chó sói bị thương đang rụt lưỡi đe dọa và bàn tay tìm kiếm một cây dao nhọn dài mà từ lâu đã được thay thế bằng súng bazooka. Khi chôn họ, chúng ta sẽ thấy quanh cổ của họ có sợi dây bẩn thỉu đeo hình thập ác lủng lẳng. Họ dơ dảy, hôi hám, đầy rận, nhưng tôi mến họ.

        Lúc này, nhiều sự kiện xảy ra, và có bước ngoặt to lớn. Chính phủ Australia không có khả năng phòng ngự trước quân Nhật đã tranh cãi với Churchill khi họ yêu cầu cho triệu hồi sư đoàn quân Australia đang chiến đấu ở E1 Alamein, Bắc Phi. Churchill thẳng thừng từ chối. Thủ tướng Australia John Curtis tuyệt vọng đánh điện cho người Mỹ kêu cứu. Churchill đã nảy ra một ý tưởng, ông viết trong cuốn hồi ký:

        Khi đến thăm Nhà Trắng vào cuối thảng 12 năm 1941, qua tổng thống Mỹ và ông Stimson, tôi biết về số phận trước mắt của tướng MacArthur và đơn vị quân sự của Mỹ đồn trú ở Corregidor. Tôi đã cho họ biết cách chúng tôi xử lý với vị trí của một Tổng tư lệnh khi lực lượng của ông đã giảm xuống chỉ còn một đội quân nhỏ so với ban đầu. Chúng tôi đã ra lệnh cho Gort rời bỏ Dunkirk và không cho người Đức có một chiến thắng không cần thiết.

        Tổng thống và ông Stimsom đọc bức điện tín với sự tập trung cao độ, và tôi cảm thấy ấn tượng trước mức tác động của bức điện tín đến họ. Vào ngày hôm đó, ông Stimson trở lại và hỏi xin bản sao bức điện, tôi lập tức đưa ngay cho ông.


        Như vậy, Churchill đã cứu MacArthur.

        Trước khi Quezon rời bỏ Philippines, ông đồng ý trả lương cho MacArthur để phục vụ cho Philippines cũng như tiền thưởng cho 7 vị tư lệnh tổng cộng là 500.000 đôla. MacArthur đã nhận số tiền mặc dù ông tin ông sẽ chết trước khi hưởng số tiền này. Ông dành số tiền này cho Mary và Arthur.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #81 vào lúc: 17 Tháng Mười, 2019, 06:45:34 am »

       
Chương 22

“TÔI SẼ QUAY TRỞ LẠI”

        Vào ngày 23-2, Roosevelt ra lệnh cho MacArthur di chuyển đến Mindanao rồi sau đó qua Melbourne. MacArthur cảm thấy suy sụp, ông đe dọa sẽ từ chức và làm binh nhì ở Bataan. Nhưng ngày hôm sau, MacArthur nói vì quyền lợi của quân lính, ông không có sự lựa chọn nào khác mà buộc phải tuân lệnh tổng thống. MacArthur tự thuyết phục mình là Roosevelt không nói dối khi cam kết cho ông quay trở lại để cứu quân lính của mình.

        Vào đêm 11-3, ông giao phó quyền chỉ huy cho tướng Wain wright.

        Jonathan, tôi muốn ông hiểu hoàn cảnh của tôi một cách rõ ràng. Tôi đi qua Australia theo lệnh hối thúc liên tục của Tổng thống. Tình hình đã lên đến điểm hoặc là tôi phải tuân lệnh hoặc là phải ra khỏi quân đội Mỹ. Tôi muốn ông phổ biến cho mọi người biết mọi chuyện rằng, tòi ra đi mà trong lòng không muốn như vậy. Nếu tôi đến được Australia thì ông biết tòi sẽ trở lại đây trong thời gian sớm nhất có thể. Trong lúc này, ông phải cầm cự. Tạm biệt, Jonathan. Khi trở lại, tôi sẽ phong chức trung tướng cho ông.

        MacArthur mô tả cảnh tượng trên boong tàu:

        Bây giờ màn đèm đã buông xuống và làn gió nhẹ làm nước biển bắt đầu gợn sóng. Hỏa lực quân địch đã ngưng và một sự im lặng chết chóc đang bao trùm. Dường như có mùi thối rữa của người chết, càng lúc càng nặng trong khí trời đêm. Tôi giơ mũ lèn chào tạm biệt và có thể cảm thấy mặt mình đang tái nhợt đi, cảm thấy ca mặt đột nhiên co giật. Tôi nghe thấy tiếng ai hỏi: “Sarge, anh ta có qua khỏi không?” Một tiếng trả lời cộc lốc: “Dunno, anh ta vẫn còn may mắn, nhưng có lẽ chỉ một phần năm cơ hội thôi”.

        Đoàn tàu bao gồm 4 chiếc thuyền cao tốc P.T. cao 23 mét, chỉ một số trong một ít tàu còn lại ở Bataan. Lo sợ bị bắt, MacArthur không đi bằng tàu ngầm mặc dù nó nhanh hơn và an toàn hơn. Ông không muốn rời bỏ quân của mình trong cơn rối loạn, muốn ở lại và chiến đấu cho đến hơi thở cuối cùng, và ông không tin tướng Wainwright làm được điều đó vì ông này rất dũng cảm nhưng lại nghiện rượu. Tuy nhiên, ông tin rằng, chỉ có cách ra đi là giải pháp để cầu xin sự giúp đỡ cần thiết cho đơn vị đồn trú ở đây sống sót.

        Nhóm nhỏ này đã thực hiện chuyến đi cực kỳ nguy hiểm, vượt qua phòng tuyến quân Nhật để đến đảo Cuyon và sau đó tiếp tục đến Del Monte ở Mindanao. Sau một thời gian dài chờ đợi, người Australia đưa đến một chiếc máy bay ầm ĩ và đưa MacArthur cùng gia đình đáp xuống gần Darwin (quân Nhật đang không kích xuống bãi đáp máy hay ở thành phố khi ông đến nơi). Mặc dù Jean phản đối nhưng ông vẫn bay đến Alice Springs, một nơi hẻo lánh ở miền trung Australia và sau đó đáp chuyến tàu đến Melbourne.

        Tại Darwin, sự tiếp đón nhiệt tình đã khiến ông suy sụp tinh thần ít nhất là lần thứ tư trong những tháng gần đây (Lần đầu tiên là tin tức về Trân Châu Cảng, lần thứ hai sau khi ông đến Cọrregidor và lần thứ ba là lúc Roosevelt ra lệnh ông phải rời khỏi Corregidor). Ông tiếp tục thất vọng khi ở Melbourne. Ông phát hiện ra rằng, Roosevelt đã nói dối ông thêm một lần nữa. Không có quân đội nào ở Australia chờ đợi để đưa ông trở lại Bataan. Chỉ có tổng cộng 32 ngàn lính bao gồm bộ đội Australia. Không có hải quân, không có xe tăng và chỉ có khoảng hơn 100 máy bay. “Chúa rủ lòng thương chúng con”. MacArthur nói khi ông nhận ra điều dự đoán trước đây là chính xác.

        Khi đến lãnh thổ Australia, ông nói:

        Tổng thống Mỹ ra lệnh cho tôi vượt qua phòng tuyến quàn Nhật, tiến từ Corregidor đến Australia với mục đích như tôi hiểu là tổ chức cuộc tấn công của người Mỹ nhằm vào người Nhật để cứu người Philippines. Tôi đã đến và tôi sẽ quay trở lại.

        Ba từ cuối cùng này trở thành một dấu ấn của tướng MacArthur huyền thoại, một trong những lời phát biểu nổi tiếng nhất của một vị tướng trong lịch sử.

        Ngạc nhiên thứ hai khi đến Australia khác hẳn với sự ngạc nhiên thứ nhất là ông nhận ra rằng: ông, người đã bị mắc lừa để bỏ rơi hàng chục ngàn quân lính, đã thực hiện một chuyến rút lui ngoạn mục khỏi vòng vây của người Nhật đã trở thành một anh hùng. Có lẽ ông là người anh hùng vĩ đại nhất trong chiến tranh cho đến nay, một biểu tượng của sự kháng cự.

        Không giống như tướng Perceval của Anh đã dâng nộp Singapore, ông cầm cự không nao núng từ tháng này qua tháng khác chống lại một lực lượng tưởng như không thể chống lại được. Ông là chiếc gậy duy nhất chọc vào bánh xe tiến quân tàn bạo của người Nhật. Vị tướng 62 tuổi đã trở thành biểu tượng của sự kháng cự trước sự xâm lược của Nhật Bản ở vùng Viễn Đông. Ở Australia, ông đang là minh chứng sống cho cam kết của Mỹ bảo vệ lục địa, là lý do Roosevelt đã đưa ông sang đó.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #82 vào lúc: 17 Tháng Mười, 2019, 06:48:19 am »


        Đó là một trải nghiệm ngọt ngào phà lẫn vị đắng. Vì trong lúc quân lính Philippines đã tôn kính ông, nhiều lính Mỹ càu nhàu chửi rủa ông vì sự vắng mặt của vị tư lệnh ở đảo Corregidor (mặc dù ông đang chia sẻ cảm giác của họ). Một bài thơ con cóc nổi tiếng (với điệp khúc của Khúc quân hành của nền Cộng hòa) nhằm vào MacArthur và mỉa mai ông gay gắt:

        Dugout Doug MacArtliur nằm trên đá
        An toàn tránh mảy bay ném bom và bất cứ cú sốc nào
        Dugout Doug ăn thức ăn ngon nhất trên đảo Bataan...
        Còn lính của ông đang chết đói
        Dugout Doug chạy thoát khỏi chỗ nấp
        Dugout Doug, chạy thoát khỏi chỗ nấp
        Gửi cho Franklin những tin tức vui mừng
        Rằng lính của ông đang chết đói!
        Chúng tôi là những đứa con hoang ở Bataan đang vật lộn:
        Không cha, không mẹ, không nước Mỹ,
        Không dì, không chú, không cháu
        Không súng, không máy bay hay một khẩu pháo,
        Và không ai nguyền rủa lời nào.

        MacArthur kết thân với một người bạn quan trọng ở Australia - Lord Gowrie - viên Toàn quyền người Anh hiểu biết và có tài. Ông ấy cũng là một người hùng chiến tranh và là người được trao huân chương cao quý nhất của Anh Victoria Cross. Cùng với vị Thủ tướng Australia chân thật và mạnh mẽ John Curtin, Gowrie là một trong những nhân vật quan trọng trọng công cuộc bảo vệ Australia trước sự tấn công của người Nhật đang sắp diễn ra khi Nhật Bản thường xuyên tổ chức các trận oanh tạc. Gowrie viết răng, “Khi quân địch đang tiến về mọi phía”, ông có ấn tượng mạnh về vị tướng này. Ông coi ông ta như là “Một con người thực sự dũng cảm, đầy năng lượng, truyền được cảm hứng về tinh thần chiến đấu và là một người lãnh đạo vĩ đại... Nghệ thuật quảng cáo bản thân đặc biệt của ông đã thu hút quần chúng” là điều mà Gowrie đánh giá là cực kỳ quan trọng. Gowrie có vai trò đặc biệt: Là một kênh thông tin trực tiếp cho Winston Churchill, người đã rất ngưỡng mộ MacArthur và đã nói về sự ấn tượng này với Tổng thống Roosevelt đầy hoài nghi.

        Cuối cùng, MacArthur cũng được trao Huân chương danh dự. Với chức vụ mới là tư lệnh của vùng Viễn Đông, ông hối thúc Wainwright phá vòng vây vượt khỏi Bataan và gia nhập lực lượng du kích đang hoạt động ở Luzon. Tuy nhiên, những binh lính rệu rã của Wainwright không thể làm điều đó. Ông ta chỉ có đủ lương thực để cầm cự đến ngày 15-4. Họ đã đầu hàng vào ngày 9-4. Trong 27 ngày sau, Corregidor đã cầm cự trước hỏa lực dữ dội của không quân và pháo binh Nhật Bản. Vào ngày 5-5, quân Nhật đổ bộ và bị đẩy lùi, nhưng đã đưa được 5 chiếc xe tăng lên bờ và đang đe dọa bắn thẳng vào đường hầm, nơi ẩn nấp của một ngàn dân quân bị thương.

        Ngày 6-5, 11 ngàn dân quân và binh lính ở đảo Corregidor đầu hàng. Giai đoạn đầu của cuộc chiến tranh Thái Bình Dương chấm dứt. Tinh thần chiến đấu dũng cảm của những người lính trên đảo Bataan và Corregidor đã phá vỡ mạch chiến thắng liên tục của quân Nhật. Bây giờ, quân Nhật trả thù tù binh bằng “Cuộc di hành tử thần” khiến cho 5 ngàn người thiệt mạng.

        Theo số liệu của tòa án xét xử tội ác chiến tranh ở Tokyo sau này, Nhật Bản đã giết ít nhất 13.100 người ở Philippines trong suốt thời gian chiếm đóng từ năm 1942 cho đến năm 1945. Con số thực sự chắc chắn cao gấp nhiều lần. Tại phiên tòa, trong bài phát biểu mở đầu, Pedro Lopez, luật sư đại diện cho Philippines đã phát biểu rằng, vì “Hàng trăm người đã phải chết dần dần trong đau đớn ở các nhà tù tối tăm, hôi hám và đầy rận. Biện pháp hủy diệt hàng loạt nhanh chóng là đưa tù nhân vào các phòng hơi độc ở Trại tù Dachau được quân Nhật hoan nghênh”.

        Lopez liệt kê danh sách những người bị hành hình kinh hoàng: Lucas Doctolero bị đóng đinh vào thập tự, đinh đóng vào tay vào chân và vào đầu ông vào ngày 18- 9-1943. Một người phụ nữ mù bị kéo ra khỏi nhà và bị cởi hết áo quần và treo cổ vào ngày 17-11. Ớ Manila, 800 người đàn ông, đàn bà và trẻ em ở Đại học St. Paul đã bị bắn chết, ở Calamba, 2.500 người bị đâm bằng lưỡi lê hoặc bị bắn chết. Ớ Ponson ở miền nam, trong một nhà thờ, 100 người bị đâm giết bằng lưỡi lê, trong khi đó 200 người bên ngoài bị truy đuổi và bắn hạ giống như một trò chơi tìm và diệt, ơ Matina Pangi, quân Nhật đưa 169 người dân làng ra xếp hàng sau đó đâm và bắn chết họ. Một chỉ thị của quân Nhật ra lệnh: “Khi giết người Philippines, tìm mọi cách có thể để tập hợp họ lại một chỗ, để giúp tiết kiệm đạn và sức người”. Vứt bỏ những xác người là công việc khá mệt nhọc. Hai giải pháp đề xuất là ném xác xuống sông hoặc dặt họ trong căn nhà và cho nổ tung.

        Trong bảy ngày tháng 4 và tháng 5 năm 1942, 76 ngàn lính quân đội Philippines và Mỹ từ Bataan và Corregidor bị bắt đi bộ ròng rã quãng đường 120km đến các trại tù binh chiến tranh. Khoảng 15 ngàn người đã bị chết trên dường đi.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #83 vào lúc: 17 Tháng Mười, 2019, 06:48:53 am »


        Trung sĩ người Mỹ Samuel Moody cho biết, thức ăn duy nhất họ có được trong chuyến di bộ này là những cây mía mà họ nhổ bên đường hoặc các mẩu thức ăn mà người dân Philippines ném cho. Họ uống nước đái của súc vật và từ các mương rãnh. “Chúng tôi bị đánh đập. Nhiều người bị đâm, bị quân Nhật đá bằng giày dinh... Nếu người nào đi chậm phía sau hoặc ngã gục trên đường, ngay lập tức bị đâm và bị đánh”. Xác người rải rác trên đường đi. “Tôi nhìn thấy nhiều xác người chết, trong đó có nhiều người bạn của tôi. Tôi cũng thấy hai người phụ nữ chết, trong đó có một người đang có bầu. Nhiều lần tôi nhìn lên phía trước và thấy bạn của mình bị đâm và bị đánh. Tôi thường xuyên nghe tiếng rên rỉ của những người đằng sau do bị đánh khi họ bị tụt lại”.

        Trong vài tháng đầu của cuộc chiến, mọi thứ đều đi theo ý muốn của Nhật Bản. Sau trận Trân Châu Cảng, hai chiến hạm của Anh là Prince of Wales và Repulse cùng với các tàu khu trục khác đã khởi hành hướng về Singapore để chặn quân Nhật đổ bộ lên bán đảo Kra, mảnh đất nhỏ giữa Thái Lan và Malaysia. Các máy bay ném bom của Nhật Bản đã phát hiện ra những con tàu này và đánh chìm chúng chỉ trong vòng hai tiếng đồng hồ. Sau này Churchill thừa nhận: “Trong suốt cuộc chiến, tôi chưa bao giờ nhận một cú sốc nào hơn thế”. Trong khi đó, đảo Guam đã rơi vào tay quân Nhật. Những binh lính của Wake đã chiến đấu chống trả một cách anh dũng, nhưng chỉ trong 2 tuần lễ, hòn đảo đã đổ gục khi đồ tiếp tế không thể đến được. Đơn vị đồn trú ở Hồng Kông đã tổ chức một cuộc chiến đấu quả cảm kéo dài cho đến Giáng sinh. Các đảo Gilbert cũng rơi vào tay quân Nhật.

        Chỉ 4 ngày sau vụ tấn công Trân Châu Cảng, quân Nhật đã tiến hành hai cuộc tấn công lớn nhất từ trước đến nay nhăm vào Malaysia và Philippines. Quân Nhật đã triển khai một cách thần tốc, dũng cảm với chiến thuật thông minh trong cuộc tấn công Malaysia. Nhật đã cho quân đổ bộ ở hàng loạt địa điểm dọc theo bờ biển không được phòng thủ. Những người lính phòng vệ, hầu hết là lính Ấn Độ  thiếu huấn luyện, dưới quyền chỉ huy của người Anh mất hết tinh thần khi biết rằng quân Nhật đã tấn công mạnh vào giữa họ và căn cứ hậu cần tiếp tế của họ ở Singapore, đe dọa cắt nguồn tiếp tế hậu cần. Hầu hết quân lính phải tháo chạy hỗn loạn về phía nam để tránh rơi vào tình cảnh như vậy. Thực tế họ có thế kháng cự bằng cách rút sâu vào bán đảo và đánh vào sườn của các lực lượng quân Nhật nhỏ hơn. Tuy nhiên, chỉ trong vòng 5 tuần, đến ngày 15-1, đơn vị quân đội số 25 của Nhật Bản đã tiến sâu vào gần 650km và chỉ còn khoảng 160km nữa là đến pháo đài vững chắc của người Anh ở Singapore.

        Ngày 31-1, những người lính cuối cùng ở Malaysia rút lui dọc theo con đường giữa Singapore và lục địa này. Lực lượng Anh trên đảo Singapore hùng hậu với khoảng 45 tiểu đoàn, vượt xa 31 tiểu đoàn quân Nhật, dưới quyền chỉ huy của tướng Arthur Percival. Tuy nhiên, đơn vị đồn trú của Singapore các khẩu pháo dọc bờ biển Malaysia không thể hoạt động vì sử dụng đạn hư. Các khẩu pháo ấn tượng ở biển trở thành thừa thãi vô ích vì mối đe dọa đến từ bờ biển Johore, chỉ cách bờ biển Malaysia l,5km về phía bắc.

        Ngày 8-2, với sức mạnh vượt trội, quân Nhật tấn công vào các lực lượng của Percival đang dàn trải ở 50km dọc bờ biển. Lực lượng dàn trải ở bờ biển tây bắc đã bị quân đội Nhật Bản lấn át và phải sụp đổ. Một tuần sau đó, quân Nhật tiến vào và nắm giữ quyền kiểm soát các hồ chứa nước cung cấp cho gần 1 triệu người dân thành phố và người tị nạn. Ngày hôm sau, Percival đầu hàng và bị chụp ảnh cầm cờ Liên hiệp nhằm biểu thị đó là thảm họa dữ dội nhất trong lịch sử quân sự của nước Anh.

        Đó chắc chắn là một thất bại. 130 ngàn binh lính phải chịu thua một lực lượng chỉ bằng nửa. Tuy nhiên, Percival cũng khó có thể làm gì hơn. Tiếp tục chiến đấu sẽ khiến quân đội của ông phải chịu một kết cục bi thảm mà không có hy vọng sẽ được giải vây. Chỉ có cách thực hiện cuộc phản công chớp nhoáng khi quân Nhật đổ bộ hoặc trước khi tình trạng thiếu nước đến lúc nghiêm trọng mới có thể chống lại quân Nhật ít hơn về lực lượng. Tuy nhiên, quân Nhật có thuận lợi là nhuệ khí chiến đấu cao hơn và đà tấn công mạnh hơn.

        Bài học thực sự từ thất bại này là sự nguy hiểm khi phải phụ thuộc vào các căn cứ pháo đài, đặc biệt là pháo đài ở Singapore. Một pháo đài bất khả xâm phạm sẽ dễ bị tấn công một khi các đường tiếp tế bị cắt đứt so với một loạt căn cứ. Đây là một bài học mà chính người Nhật cũng đã rút ra được sau đó trong cuộc chiến.

        Lực lượng phòng vệ của Percival trên hòn đảo có thể được coi như là hùng dũng hay như trong mơ. Tuy nhiên với sự quyết tâm, sự di chuyển quân, hỏa lực và sinh lực cao hơn của quân Nhật đã phá vỡ thế cân bằng của quân phòng ngự, như thủ thuật tấn công ồ ạt của Hitler đã sử dụng ở châu Âu.

Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #84 vào lúc: 18 Tháng Mười, 2019, 02:21:43 am »


        Nhưng bỏ rơi Dunkirk là một thất bại mặc dù cuộc sơ tán lực lượng viễn chinh được xem là một hành động quả cảm. Còn đối với những người lính bảo vệ Singapore thì không có được sự an ủi như vậy, mà chỉ có sự nhục nhã và sợ hãi khi trở thành tù binh của quân Nhật (nhiều người lính Ấn Độ ở Singapore đã bỏ chạy về phía quân Nhật).

        Cuộc xâm lược quần đảo Đông Ấn bắt đầu diễn ra vào ngày 16-12. Thủ thuật của quân Nhật là đổ bộ băng đường thủy và đường bộ dọc theo chiều dài 3.200km của quần đảo Đông Ấn. Đảo Borneo và Celebes bị tấn công vào tháng giêng sau đó là Timor và Sumatra vào tháng 2 và Java vào tháng 3. Ngay từ đầu, cuộc chiến đã hoàn toàn không cân sức. Quân Hà Lan trang bị quá nghèo nàn và quá ít so với số quân Nhật, và không được người dân địa phương ủng hộ.

        Các cánh quân nhỏ quân đội Australia đang phải vật lộn. Đa số quân Australia đang chiến đấu cùng quân Anh ở Trung Đông và Malaysia. Thực tế, bây giờ chỉ còn các tuyến phòng vệ mỏng giữa quân đội Nhật Bản xâm lược và Australia.

        Vào ngày 27-2, hạm đội Nhật xuất hiện ở Java với ý đồ đổ bộ lên đó. Các lực lượng hải quân còn lại của quân Đồng minh trong khu vực được tập hợp lại dưới quyền chỉ huy của Đô đốc Doorman để tấn công hạm đội Nhật Bản. Hai hạm đội gặp nhau trong trận chiến trên biển Java diễn ra vào buổi chiều ngày hôm đó. 2 tàu tuần dương lớn và 3 tàu tuần dương nhỏ cùng 9 tàu khu trục của phe Đồng minh đối đầu với 2 tàu tuần dương lớn, 2 tàu tuần dương nhỏ và 14 tàu khu trục của Nhật Bản. Sau khi hai bên bắn nhau hỗn loạn, quân Nhật sử dụng ngư lôi tầm xa buộc hạm đội của quân Đồng minh phải bỏ chạy.

        Trong đêm tối, Doorman phải đưa một nửa hạm đội đi tiếp nhiên liệu nhưng một nửa còn lại phải nỗ lực tấn công quân Nhật và ngăn cản Nhật Bản đổ bộ. Quân Nhật đã phục kích, phóng ngư lôi vào đoàn tàu của ông. Lúc này dường như không thể ngăn chặn quân Nhật trên biển cũng như trên bộ. Cả hai bên không nhận thức được “Trận chiến trên biển Java” là chiến thắng hải quân quyết định duy nhất trong suốt cuộc Chiến tranh Thái Bình Dương.

        Chỉ trong vòng hai tuần, Java đầu hàng. Chẳng bao lâu sau đó, Sumatra cũng đầu hàng, ở Miến Điện, quân đội Anh cũng bị đe dọa và có thể sụp đổ dễ dàng, nhưng tướng Alexander quyết định đánh trả. Tuy nhiên, trước ưu thế vượt trội của quân Nhật, ông không còn sự lựa chọn nào khác và buộc phải thực hiện cuộc rút chạy trên quãng đường 950km (một cuộc rút chạy xa nhất trong lịch sử quân đội Anh) xuyên qua Miến Điện. Quân Nhật vẫn đuổi theo ông đến Ấn Độ, và chỉ dừng lại lúc mùa mưa đến.

        Các chiến công ngoạn mục của Nhật Bản diễn ra chỉ trong 4 tháng là điều dễ hiểu. Quân Nhật có lợi thế là tấn công bất ngờ, có tính kỷ luật cao, có binh lính thiện chiến, sẵn sàng chịu khổ ải và sử dụng chiến thuật đổ bộ vừa bằng đường thủy vừa băng đường bộ, được thực hiện rất khéo léo.

        Ngoại trừ dơn vị đồn trú ở Singapore, các đối thủ của họ đều thiếu huấn luyện, thiếu trang bị, không được dân cư địa phương ủng hộ và phải dàn trải ra ở nhiều căn cứ nhỏ. Bằng quyết tâm cao độ, họ có thể lần lượt tiêu diệt các căn cứ này. Quân Đồng minh không được không quân hỗ trợ nhiều. Sau khi Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ bị hủy diệt, Nhật Bản hoàn toàn có thể di chuyển thoải mái qua các đảo tuyệt đẹp nằm ở khu vực Nam Hải mà chẳng bao lâu sau đó, chúng trở thành những địa ngục trần gian.

        Thất bại của Doorman đánh dấu sự kháng cự chống lại Nhật Bản cuối cùng của lực lượng hải quân quan trọng cuối cùng trong khu vực. Nhật Bản đã kiểm soát được Penang, Hồng Kông, Singapore, Bataan, Rangoon, Malaysia và đang đe dọa Ấn Độ cùng Australia. Họ đã có tất cả dầu, cao su, thiếc, bôxít mă họ cần và đã khiến Anh và Mỹ phải chuốc lấy nhục nhã. Chiến thắng của người Nhật là một chiến thắng kỳ vĩ trong lịch sử chiến tranh.

        Trong bước tiến quân mạnh như vũ bão, họ vấp phải một sự kháng cự duy nhất: đó là Philippines. Mặc dù ở đó, sự thiếu chuẩn bị của đối phương và sức mạnh tấn công dữ dội của họ ban đầu tưởng như giúp họ lặp lại kịch bản ở Trân Châu Cảng và Singapore. Sức mạnh tấn công dữ dội của họ chỉ bị ảnh hưởng chút ít trong cuộc chiến ở Philippines. Tuy nhiên, sự kháng cự của Philippines đã trở thành một huyền thoại tác động đến tiến trình của cuộc chiến tranh Thái Bình Dương và lịch sử Nhật Bản thời hậu chiến.

        Tháng 5 năm 1942, quân Nhật đã đạt được các mục tiêu một cách thành công. Quân Mỹ và quân Anh đã bị đánh tan tác. Đồng minh của Nhật Bản ở châu Âu cũng giành thắng lợi. Quân Nhật đang là người chiến thắng. 1/ 4 thế giới đã bị xâm lược trong vòng chưa đến 6 tháng.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #85 vào lúc: 18 Tháng Mười, 2019, 02:22:12 am »


        Khi những người bị bao vây cuối cùng ở Philippines đầu hàng, dấu hiện đầu tiên cho thấy quân Nhật không hẳn là vô địch về quân sự. Một trong số những hàng không mẫu hạm đầu tiên Mỹ, Uss Homet đã thành công khi mang một số máy bay ném bom в -17s đến đột kích Tokyo. Cuộc đột kích Doolittle ngoạn mục đã gây sốc cho bộ chỉ huy tối cao của Nhật Bản. Tuy nhiên, hầu hết các máy bay của Mỹ hết nhiên liệu và hạ cánh gấp xuống Trung Quốc.

        Vào ngày 7-5, hai hàng không mẫu hạm Yorktown và Lexington được đưa đến để chặn đứng quân Nhật xâm lược đang ở gần cảng Moresby. Trong trận chiến Biển San hô, 2 hàng không mẫu hạm của Nhật Bản Shoho và Shokaku đã bị hư hại nặng, trong khi hàng không mẫu hạm Lexington cũng bị bỏ xác. Nỗ lực chiếm giữ cảng Moresby của người Nhật bị ngăn chặn. Giờ đây, Yamamoto quyết định khiêu khích một trận chiến hải quân để phá hủy hàng không mẫu hạm của Mỹ. Hạm đội của Nhật Bản chạy đến đảo Midway gần Hawaii với ý định khiêu khích Mỹ tấn công.

        Vào lúc này, quân Mỹ đã tập hợp một hạm đội, dù nhỏ hơn so với hạm đội của Nhật Bản nhưng cũng đáng gờm. Hạm đội gồm có 3 hàng không mẫu hạm, khoảng 180 máy bay, với sự hộ tống của tàu tuần dương và tàu khu trục. Quân Nhật có 5 hàng không mẫu hạm, với sự hộ tống của chiến hạm lớn và khoảng 272 máy bay. Tuy nhiên, quân Mỹ có máy bay ném bom hạng nặng, những Pháo đài bay đóng ở Midway. Trận đánh bắt đầu khi quân Nhật không kích ở Midway khiến 2/3 máy bay chiến đấu đậu tại đó bị phá hủy. Quân Mỹ đáp trả bằng chiến thuật hoãn binh khi họ ngưng hoạt động hạm đội hàng không mẫu hạm và chỉ sử dụng vài máy bay còn lại tại Midway để phát động các cuộc tấn công vào hạm đội Nhật Bản. Nghĩ rằng họ đã ru ngủ được quân Nhật, máy bay ném ngư lôi của Mỹ đã tấn công trực diện vào quân Nhật và bị các máy bay chiến đấu Zero của Nhật Bản bắn hạ. Hầu hết hạm đội Nhật Bản vẫn còn nguyên vẹn.

        Trong đợt ném bom lần thứ hai của quân Mỹ, do tình cờ hàng không mẫu hạm uss Enterprise chở 37 máy bay ném bom kiểu bổ nhào vô tình đi vào nơi cuộc chiến đang xảy ra, và thấy các máy bay chiến đấu Zero đang đánh các máy bay ném ngư lôi của Mỹ. Thiếu tá hải quân của hàng không mẫu hạm Wade McClusky đã đích thân đưa máy bay của ông tấn công bất ngờ vào các hàng không mẫu hạm sơ hở của quân Nhật. Trong vòng 5 phút, 3 hàng không mẫu hạm của Nhật Bản bị phá hủy. Chiếc thứ tư bỏ chạy và bị chìm vào chiều hôm đó.

        Trận chiến Midway đánh dấu bước ngoặt trong trận chiến hải quân. Với cỗ máy sản xuất công cụ chiến tranh khổng lồ, Mỹ đã có thể kéo dài cuộc chiến chống quân Nhật. Mỹ sản xuất 20 hàng không mẫu hạm so với 6 hàng không mẫu hạm của người Nhật trong 2 năm sau đó. Trận chiến Midway là một thắng lợi ngẫu nhiên. Tuy nhiên, nó báo hiệu cho người Mỹ rằng, họ có thể giành thắng lợi ở Thái Bình Dương. Vào giai đoạn đó, quân Mỹ đưa ra nhiều quyết định quan trọng làm thay dổi tiến trình cuộc chiến ở Thái Bình Dương.

        Đầu tiên là Mỹ quyết định tấn công nhằm vào Nhật Bản, và xem đây như là một mục tiêu chiến lược trung tâm. Mỹ không có ý định quay lại xâm lược Nhật Bản, mà chỉ nhằm đánh vào các hòn đảo của Nhật và buộc Nhật Bản đầu hàng vô điều kiện như Roosevelt đã trình bày rõ với Churchill tại cuộc hội nghị thượng đỉnh Casablanca vào đầu năm 1943. Chiến lược của ông là bỏ qua các mục tiêu vây cánh của Nhật và đánh thẳng vào trung tâm của Nhật Bản.

        Điều này dẫn đến sự chọn lựa quan trọng thứ hai. Làm thế nào để đến đó? Băng cách đi dọc theo các đảo san hô bị tàn phá tan hoang ở bắc Thái Bình Dương hay băng cách chiếm lại một số đảo chính ở quần đảo Đông Ấn đang bị quân Nhật nắm giữ.

        Cuối cùng, Roosevelt chấp thuận chiến lược còn gây nhiều tranh cãi nhằm tập trung quân đội Mỹ ở châu Âu, mặc dù cuộc tấn công của Nhật Bản vào Trân Châu Cảng là nguyên nhân chính khiến Mỹ dính líu vào chiến tranh và đe dọa trực tiếp hầu hết quyền lợi của người Mỹ.

        Sự lựa chọn đầu tiên là tấn công nhằm vào chính Nhật Bản đã giành được sự ủng hộ mạnh mẽ. Sự lựa chọn thứ hai đã tạo một cuộc tranh cãi nội bộ trong quân đội Mỹ đe dọa làm tổn hại đến nỗ lực chiến tranh của quân Mỹ ở Thái Bình Dương. Tâm điểm của quyết định này đưa cho MacArthur Thái Bình Dương chỉ một nửa miếng bánh trong lúc ông đang hy vọng được trao quyền chỉ huy toàn bộ các chiến dịch ở khu vực Thái Bình Dương. Tham mưu trưởng hải quân - Đô đốc King kiên quyết thành lập một bộ chỉ huy khu vực Thái Bình Dương dưới quyền chỉ đạo của Đô đốc Chester Nimitz.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #86 vào lúc: 18 Tháng Mười, 2019, 02:22:48 am »


        MacArthur đã giận dữ khi viết về việc này:

        Trong tất cả các quyết định sai lầm của cuộc chiến, quyết định khó hiểu nhất là chia rẽ quyền chỉ huy ở Thải Bình Dương... Điều này không thể bào chữa theo logic, theo giả thiết hoặc thậm chí theo lẽ thường. Trong chuyện này, phải có các động cơ khác. Nó khiến nỗ lực chiến tranh bị chia nhỏ, gây ra sự lãng phí, chia rẽ lực lượng, cuộc chiến dàn trải, thương vong và chi phí tăng. Sự hợp tác ăn ý giữa hai bộ chỉ huy ở Thái Bình Dương, dù với thiện chí, năng lực giỏi của nhiều người liên quan, không thay thế được cho sự cần thiết phải có quyền lực chỉ huy trung tâm thống nhất. Chính vì vậy, các yếu tố bất lợi và các mối nguy hại không cần thiết đã xảy ra rất nhiều. Nhiều người đang nằm xuống trong nghĩa địa hôm nay đảng ra đã được bảo toàn tính mạng.

        MacArthur tình nguyện nắm chức vụ chỉ huy dưới quyền mặc dù nếu các bộ chỉ huy thống nhất lại, chức vụ của ông sẽ cao hơn. Trận chiến quyết định ở Vịnh Leyte gần như thất bại do sự phối hợp thiếu đồng bộ giữa hai bộ chỉ huy. Trong khi Nimitz và hải quân kêu gọi thực hiện chiến lược nhảy cóc qua từng đảo san hô ở phía bắc để đến Nhật Bản, Mac Arthur vẫn tiến hành tiến quân theo con đường phía nam dẫn đến Philippines, nơi ông từng gắn bó và thề sẽ quay trở lại. Sau đó, MacArthur buộc tội hải quân đã không hỗ trợ, không cung cấp tàu khi ông cần và đã thực hiện các cuộc tấn công lãng phí nhằm vào các đảo nhỏ nơi mà quân Nhật đã bám trụ vững chắc. Trong khi đó hải quân cho rằng, con đường nhảy cóc qua các đảo này dẫn đến Nhật Bản trực tiếp hơn và chỉ phải đánh nhau với các đơn vị đồn trú nhỏ hơn so với các đơn vị đồn trú mà MacArthur gặp phải.

        Cuối cùng đã có sự thỏa hiệp giữa chiến lược tiến theo tuyến đường phía bắc và phía nam. MacArthur đã có lý lẽ thuyết phục hơn nên thuyết phục được Tham mưu trưởng liên quân rằng, không thể chiến thắng Nhật Bản nếu không chấm dứt quyền kiểm soát của các hòn đảo quan trọng dọc theo sườn Thái Bình Dương. Chiến lược nhảy cóc qua từng đảo khiến Mỹ phải dàn trải lực lượng quá nhiều. Điều này sẽ tạo sơ hở giúp quân Nhật đang chiếm đóng ở phía nam tấn công quân Mỹ.

        Hơn nữa, lực lượng quân đội Mỹ cần thiết để chiếm đóng Nhật Bản không thể an toàn nếu họ không kiểm soát được các lãnh thổ quan trọng khác để hỗ trợ cho họ. Quân đội không thể sống trên mảnh đất cằn cỗi. Cả Nimitz và MacArthur đã có sự thỏa thuận cam kết đặc biệt. Tuy nhiên, trong khi tấn công dọc phòng tuyến của Nhật Bản theo gợi ý của MacArthur là cần thiết, thực tế, chiến lược tiến quân theo tuyến đường phía bắc là không cần thiết mặc dù cuộc tấn công từ hai hướng cuối cùng đã được chấp thuận (chiến lược khiến Nhật Bản mất cân bằng lực lượng và làm họ hỗn loạn. Họ có thể không biết phải tập trung lực lượng vào đâu).

        Hải quân được giao nhiệm vụ thực hiện bước tiến quân đầu tiên trong cuộc chiến là tấn công vào Guadalcanal, một đơn vị tiền đồn vững mạnh của Nhật Bản nằm ngoài phía đông New Guinea, trong khi MacArthur được giao nhiệm vụ tấn công vào New Guinea và tấn công trung tâm chỉ huy Nhật Bản phía nam tại Rabaul.

        Khi MacArthur bắt đầu lên kế hoạch cho chiến dịch, các chiến thuật của quân Mỹ đã bị gây xáo trộn, vi quân Nhật đổ bộ ở Buna nhằm băng ngang khu rừng núi rậm rạp khó xuyên qua ở miền nam New Guinea để chiếm thủ đô Port Moresby. Đồng thời, quân Nhật cũng đáp trả dữ dội khi quân Mỹ đổ bộ vào Guadalcanal. Người Nhật xem đây như là bài kiểm tra sức mạnh của họ, nên đã tấn công bằng mọi thứ có thể.

        Việc chiếm giữ Port Moresby sẽ giúp quân Nhật tiến gần hơn tới Australia và có trong tay các căn cứ không quân để giúp họ tấn công vào vùng lãnh thổ Bắc Australia. MacArthur quyết định phải tránh khả năng này xảy ra bằng mọi giá. Người Nhật đã không thể vượt qua được rặng núi Owen Stanley gồ ghề hiểm trở. Một lực lượng của tướng Blarney được phái băng qua khu núi rừng rậm rạp nằm ở phía ngược lại nhằm cắt đường tiếp tế của những kẻ xâm lược. Gần như đồng thời lúc đó, quân Nhật được ra lệnh quay trở về Buna khi quân đội đang dồn sức đổ vào trận chiến Guadalcanal.

        Quân Nhật đã phải quay nhanh trở lại Buna để tránh bị các lực lượng của Blaney tấn công vào sườn. Họ đã đột phá để co cụm dọc theo bờ biển. Với khó khăn không thể tin được, cuối cùng quân Mỹ đã áp đảo và thắng quân Nhật ở trận chiến đầu tiên trên bộ với tổn thất khoảng 3 ngàn binh sĩ thiệt mạng và hơn 5 ngàn người bị thương.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #87 vào lúc: 18 Tháng Mười, 2019, 02:23:43 am »


        Trong khi đó Guadalcanal đã trở thành một thiên anh hùng ca. Sau khi xác lập được vị trí đổ bộ, lính thủy quân lục chiến phải đi xuống một eo biển nguy hiểm vì ở nơi đây, các tàu phải hứng chịu hỏa lực từ ba phía. Ngày 8-8, quân Nhật đánh úp đội tàu nhỏ của Mỹ, làm chìm 4 tàu tuần dương và phá hủy một chiếc khác. Quân Mỹ đánh trả vào ngày 24-8 làm chìm một hàng không mẫu hạm, 1 tàu tuần dương và 1 tàu khu trục. Quân tiếp viện của Nhật Bản được đưa tới khi cuộc chiến trải dài trên đảo và trở nên ác liệt đẫm máu hơn. Vào tháng 10, quân Mỹ đột kích một trong những đoàn tàu hàng không mẫu hạm Tokyo Express của Nhật Bản. Hai ngày sau đó, quân Nhật giành chiến thắng trong trận chiến Santa Cruz.

        Trong trận chiến Guadalcanal vào tháng 11, quân Nhật đã bị thiệt hại nặng nề. Hai tuần sau đó, quân Nhật thất bại khi thực hiện ý đồ ngăn chặn đoàn tàu tiếp tế đến Guadalcanal. Đến tháng 2 năm sau, quân Nhật mở một cuộc chiến điên cuồng và quả cảm để rút khỏi đây.

        Tình thế đã thay đổi theo hướng có lợi cho quân Đồng minh. Tuy nhiên, quán Đồng minh cũng bị chỉ trích dữ dội về quyết định chiến đấu bảo vệ Guadalcanal với một cái giá kinh hoàng như vậy. Nhưng vào giai đoạn đó, một trận chiến ác liệt và phải tiêu hao nhiều sinh lực để chống quân Nhật hầu như không thể tránh khỏi. Trận chiến này đã chuyển một thông điệp về cho nước Mỹ rằng, quân Nhật không phải lực lượng vô địch. Sau trận chiến Guadalcanal, quân đội Thiên hoàng không thực hiện một cuộc tấn công nào nữa ở Thái Bình Dương, mà chỉ chiến đấu để gìn giữ những vị trí họ đã chiếm được.

        Bây giờ, MacArthur vạch ra những chiến thuật mới và đã được chấp thuận:

        Các tuyến máy bay ném bom sẽ tiến lên phía trước bằng cách chiếm giữ các căn cử ở phía trước, nghĩa là một lực lượng máy bay ném bom tương đối nhỏ hoạt động ở tầm ngắn và tầm trung có thể tấn công dưới sự yểm trợ của lực lượng máy bay chiến đấu tương đương. Mỗi giai đoạn tiến lèn phải chiếm giữ được mục tiêu, chẳng hạn một sân bay, để có thể dùng làm bàn đạp cho bước tiên tiếp theo. Ngoài ra, khi tuyến không quân này tiến về phía trước, hải quân dưới sự yểm trợ của không quàn bắt đầu lấy lại các tuyến đường biển, vốn là các huyết mạch giao thông dẫn đến các cứ điểm quân sự xa xôi của quân địch. Các chiến dịch trên biển, trên không và trên mặt đất phải phối hợp đồng bộ. Đó là một kiểu chiến dịch mới: Chiến tranh từ ba chiều.

        Áp dụng kiểu chiến tranh này để tránh cuộc tấn công trực tiếp (có thể gây thiệt hại nhiều về nhân mạng). Kiểu chiến đấu này cũng giúp đi vòng tránh những cứ điểm mạnh của quân Nhật và cô lập các cứ điểm này bằng cách cắt đứt các tuyến tiếp tế. Như vậy, sẽ cô lập được quân đội của họ và khiến Nhật chết đói trên chiến trường.

        Việc thiếu hàng không mẫu hạm đã ảnh hưởng và cản trở nghiêm trọng các cuộc hành quân ở tây nam Thái Bình Dương... Tính cốt lõi của phương pháp tiến quân theo kiểu nhảy cóc qua từng đảo phụ thuộc vào việc giành lại quyền kiểm soát không quân ở khu vực nằm trên mọi bước tiến. Trong chiến tranh hiện đại, không có cuộc di chuyển quàn nào bằng đường biển, đường bộ là an toàn nếu không có không quân yểm trợ. Trong trường hợp của chúng ta, hạn chế của sự yểm trợ đó chính là bán kính hoạt động của các máy bay chiến đấu còn hạn hẹp. Điều này đòi hỏi chúng ta phải chiếm giữ hoặc xây dựng các căn cứ mới ở mỗi bước tiến quân.


        Mục tiêu tiếp theo là Rabaul, bao gồm căn cứ không quân lớn, các sân bay và các kho hàng dự trữ. MacArthur quyết định đụng chạm quân địch càng ít càng tốt khi ông tiến lên phía bờ biển của New Guinea. Quân của ông chiếm giữ đến sân bay tiếp theo, đánh vào sườn quân Nhật và cát đường tiếp tế của họ. Thực tế, chiến dịch diễn ra chậm và khó khăn hơn nhiều so với dự kiến. Nó đòi hỏi tiến hành hàng loạt cuộc đổ bộ và hành quân khó khăn. Tuy nhiên, các mục tiêu của ông đã bị tiêu diệt từng cái một. Quân của MacArthur đã chiếm giữ Woodlark, Kiriwina và Vịnh Nassau mà không có thương vong nào cả. Sau đó, quân của MacArthur hành quân đến Salamanua, một căn cứ quân sự quan trọng mà Nhật Bản đã phải bỏ rơi. Nhờ di chuyển quân di đường vòng thông minh, MacArthur buộc quân Nhật phải rút khỏi Lae. Quân đội Nhật Bản tổ chức kháng cự quyết liệt ở Finschhafen, nhưng đến ngày 10-2 thì sụp đổ. Các phần lãnh thổ quan trọng của New Guinea giờ đã rơi vào tay quân Đồng minh.

        Trong khi đó, lực lượng hải quân cũng tiến hành một cuộc tấn công song song dọc theo chuỗi đảo Solomon. Các đảo Russell đổ gục vào tháng 2, New Georgia vào tháng 6 và Vella Cavele vào tháng 8. Các cuộc phản công của quân Nhật đều không thành. Đến tháng 10, các lực lượng phía bắc đã sẵn sàng tấn công Bougainville, bàn đạp cuối cùng để tiến đến Rabaul. Hải quân Mỹ đã sẵn sàng tạo thành một gọng kìm, lực lượng của Mac Arthur hình thành gọng kìm còn lại trong chiến dịch Cartwheel nhằm bao vây pháo đài quân Nhật.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #88 vào lúc: 18 Tháng Mười, 2019, 02:24:08 am »


        Bây giờ, không quân Mỹ đang giành được những thắng lợi nhờ kế sách mới là ném bom tầm thấp. Trong trận chiến biển Bismarck, các pháo đài bay B-29 đã đánh chìm 4 tàu khu trục và một đoàn tàu vận tải. Trong một cuộc không chiến khác vào tháng 4, Đô đốc Yamamoto của Nhật Bản đã bị bắn chết. Lúc đó, tốc độ tiến quân của MacArthur đã chậm lại vì ông đã thực hiện cuộc đổ bộ không cần thiết ở miền nam New Britain. Những người lính Australia của ông đã sa lầy trong cuộc chiến dấu cam go ở bán đảo Huon.

        Tại Teheran, vào cuối năm 1943, Stalin, Roosevelt và Churchill đã đồng ý chiến lược mới cho phép phân bổ các lực lượng lớn hơn cho cuộc chiến tranh Thái Bình Dương và thuyết phục Đô đốc Nimitz tiếp tục tấn công ở phía bắc Thái Bình Dương trong khi quân của MacArthur tấn công ở phía nam. Tướng MacArthur được giao các nhiệm vụ cụ thể: Chiếm giữ Kavieng, New Ireland và Manus nhằm bao vây Rabaul. Trong khi đó Nimitz phải nhanh chóng đổ bộ lên Marshall Islands vào tháng Giêng năm 1944 và chiếm giữ cứ điểm phía tây Eniwetok sau một trận chiến đẫm máu vào tháng 2.

        MacArthur quyết định đi đường vòng tránh Kavieng và chiếm giữ Manus với tổn thất không dáng kể. Vào lúc này, hàng chục ngàn quân Nhật đã bị giết chết trong khi đó khoảng 100 ngàn quân bị bỏ lại phía sau bước tiến của quân Đồng minh. Sau đó, các nhà hoạch định chiến lược của Mỹ cho rằng, Rabaul dang bị bao vây nên không cần thiết phải tấn công ngay lập tức, có thể cô lập Rabaul bằng các chiến dịch ném bom và để Rabaul phía sau bước tiến của quân Đồng minh. MacArthur được chỉ đạo phải chiếm Admiral Islands và tiến 950km đến Hollandia nằm ở dọc bờ biển phía bắc New Guinea. Không quân của ông phát hiện không quân Nhật đang sơ hở ở Hollandia vào cuối tháng 3, nên đã tấn công phá hủy 300 máv bay Nhật. Sau đó, quân Đồng minh với một hạm đội lớn đã đổ bộ lên đó khiến quân Nhật không kịp trở tay, và phải bỏ chạy lên các ngọn đồi.

        Bị thất kinh trước cuộc tấn công thế hai gọng kìm, quân Nhật quyết tâm chơi một canh bạc lớn: Dụ hải quân Mỹ vào một cái bẫy, nơi mà họ có ưu thê kiểm soát không phận và có sự yểm trợ hỏa lực từ bờ biển. Kế hoạch này được gọi là “Chiến dịch А-go”. Tuy nhiên, hải quân Mỹ đã không tiếp cận hạm đội Nhật Bản mà chỉ tập trung chiến lược nhảy băng qua từng đảo ở phía bắc.

        Từ ngày 19-6 đến ngày 21-6, hạm đội Nhật Bản quyết định truy đuổi quân Mỹ, và hai bên đã đánh nhau. Trận chiến Biển Philippines hay còn gọi là “Trận chiến Bắn Gà tây Marianas” đã khiến 3 hàng không mẫu hạm của Nhật Bản bị chìm, 2 chiếc khác bị hư hại nặng nề. Khoảng 330 máy bay Nhật Bản bị mất tích.

        Ngay sau đó, Saipan cũng được quân Mỹ chiếm giữ sau một trận chiến ác liệt. Tháng 7, Guam và Timor cũng rơi vào tay quân Mỹ sau trận chiến dữ dội khiến 60 ngàn quân Nhật và ít nhất 5 ngàn quân Mỹ bị thiệt mạng. Bây giờ hạm đội Nhật Bản không còn là mối đe dọa nữa, ít nhất là trong vài tháng tới. Quân của MacArthur tiến lên phía trước nhanh hơn và lần lượt chiếm giữ Biak, Noemfoor Island và Sansapor. Quân Mỹ đã kiểm soát toàn bộ New Guinea, và chỉ còn cách 800km nữa là đến Phillipines.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #89 vào lúc: 18 Tháng Mười, 2019, 02:26:11 am »


PHẦN V

PHẢN CÔNG


Chương 23

TIẾN ĐẾN PHILIPPINES

        Tham mưu trưởng liên quân đánh giá lại tình hình. Theo họ, chiếm giữ Marianas giúp không quân Mỹ có thể ném bom chiến lược Nhật Bản, do đó không cần thiết phải sa lầy trong một chiến dịch kéo dài để giải phóng Philippines. Sẽ tốt hơn nếu để cho lực lượng bộ binh của MacArthur đặt dưới quyền kiểm soát của Nimitz nhằm chiếm giữ đảo Đài Loan và lên kế hoạch xâm chiếm Nhật Bản đúng đắn. Vào ngày 26-1, Roosevelt đến Trân Châu Cảng để gặp MacArthur, vị tư lệnh cao cấp duy nhất đề nghị đổ bộ vào Philippines.

        MacArthur bây giờ đã là một nhân vật huyền thoại ở Mỹ, người đã thực hiện chiến dịch đổ bộ Bataan dưới làn hỏa lực của địch. MacArthur đi vào dọc theo mạn tàu tuần đương Baltimore đang chở Tổng thống. Ông đến bằng chiếc limousine mui trần với đoàn cảnh sát hộ tống, mang áo vét tông da nâu, kính đen và chiếc mũ mềm. Các thủy thủ vỗ tay chào đón khi ông lên boong tàu để gặp Roosevelt lần đầu tiên trong 7 năm qua. MacArthur sửng sốt trước sự thay dổi về bề ngoài của Tổng thống.

        Đô đốc Nimitz cũng đã có mặt ở đó. Ồng không mấy mặn mà với chiến lược hải quân chiếm giữ đảo Đài Loan trong lúc MacArthur rất muốn chiếm giữ Philippines. MacArthur khẳng định sẽ giải phóng Philippines, nhưng ông cũng đưa ra các lập luận có lý và quan trọng hơn:

        Tôi hoàn toàn không đồng ý với kế hoạch đề xuất này, không chỉ về mặt chiến lược mà còn về mặt tâm lý. về mặt quân sự, tôi thấy ràng, nếu chiếm giữ Philippines, chúng ta sẽ siết chặt sự phong tỏa bang hải quản và không quân đối với hàng tiếp tế từ phía nam đến Nhật Bản, vì vậy sẽ làm tê liệt các ngành công nghiệp ở Nhật Bản và buộc nước này phải đầu hàng sớm.

        Tôi phản đối kế hoạch của hải quân tấn công trực diện nhằm vào các cứ điểm trên đảo Iwo Jima hay Okinawa. Theo tôi, chúng ta sẽ thiệt hại nặng nề không tương xứng so với những lợi ích đạt được nếu chiếm giữ các tiền đồn này.

        Các vị trí này không phải là các vị trí yếu điểm để khiến quân địch thất bại. Cắt đường tiếp tế đến các đảo này, họ sẽ dễ dàng đầu hàng. Chúng ta có thể vô hiệu hóa hoàn toàn sức mạnh của các vị trí này với thiệt hại không đáng kể. Các vị trí này không nắm giữ các nguồn lực giúp tạo dựng các căn cứ quân sự chính trên bước tiến của chúng ta. Bỏ qua các hòn đảo hẻo lảnh là một chuyện nhưng nếu bỏ lại đằng sau một nơi tập trung đông quân địch như Philippines sẽ tạo ra những rủi ro nghiêm trọng không cần thiết.


        Lý lẽ của MacArthur đã giành được sự thuyết phục. Các mệnh lệnh trong tháng 9 đều chỉ huy quân Mỹ nhằm vào Philippines. Cho đến sau này, MacArthur vẫn tin răng, Iwo Jima, Okinawa và một cuộc xâm lược trực tiếp Nhật Bản là không cần thiết. Nếu Philippines rơi vào tay người Mỹ trong khi hạm đội Nhật Bản đang phải lo phòng thủ, ông cho rằng Nhật Bản có thể bị bóp nghẹt về mặt kinh tế. Đây chính là ví dụ hùng hồn nhất cho triết lý vắt kiệt cho chết héo và buộc Nhật Bản phải kêu gọi hòa bình.

        Khi quân Mỹ chuẩn bị đổ bộ Philippines, quân Nhật bao vây các lực lượng hải quân còn lại của Mỹ nhằm ngăn chặn cuộc xâm lấn. Một hạm đội lớn của Nhật Bản giao chiến với hạm đội của Mỹ ở Vịnh Leyte vào tháng 10. Trận chiến này được coi là trận chiến hải quân lớn nhất trong lịch sử hải quân thế giới, diễn ra ác liệt trong vài ngày và suýt gây nguy hại cho sự sống còn của hạm đội Mỹ, một phần là do hải quân Mỹ đã nhầm lẫn nhau khi rượt đuổi các hàng không mẫu hạm của Nhật Bản. Sự nhầm lẫn này chủ yếu là do sự phối hợp quá kém giữa lực lượng của Nimitz và MacArthur. Cuối cùng, hạm đội Nhật Bản bị mất 4 hàng không mẫu hạm, tàu đô đốc, 3 tàu chiến, 6 tàu tuần dương hạng nặng, 3 tàu tuần dương hạng nhẹ và 10 tàu khu trục. Hạm đội Nhật Bản coi như đã bị hủy diệt.

        Lúc này, con đường đổ bộ lên đảo Leyte đã mở ra, coi như đã hoàn thành 2/3 con đường xuống quần đảo Philippines. MacArthur mô tả cảnh tượng này như sau:

        Các con tàu hiện diện khắp nơi phía trước, phía sau, bên trái, bên phải và bất cứ nơi đâu trong tầm mắt. Các thân tàu vững chắc rẽ nước lúc hiện ra phần đầu, lúc hiện ra phần đuôi khi chúng đang thực hiện chiến thuật xâm lược theo hình chữ chi.

        Chúng tôi đến Leyte chi trước nửa đêm vào một buổi tối không trăng, trời đen như mực. Dòng nước đen thẫm phía dưới kết hợp bầu trải đen kịt ở phía trên phủ lên chúng tôi một tấm áo choàng vô hình khi nằm chờ bình minh trước lúc tiến vào Vịnh Leyte. Giai đoạn một của kế hoạch đã hoàn thành mà không gặp phải sự kháng cự đảng kể nào. Thỉnh thoảng, một con tàu ma lặng lẽ chạy ngang qua, lộ ra từ màn đêm và biến mất vào bóng tối trước khi chúng tôi định dạng được hình dáng chúng. Tôi biết rằng, trên mọi con tàu, mọi binh lính nằm dọc tay vịn hoặc đi lại trên boong tàu nhìn soi vào đèm tối và tự hỏi cái gì sẽ xuất hiện sau một đêm chờ bỉnh minh.

Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM