Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Tư, 2024, 12:32:13 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: MacArthur, Hirohito - Cuộc đọ sức tay đôi giữa Mỹ và Nhật  (Đọc 11153 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #50 vào lúc: 12 Tháng Mười, 2019, 12:00:57 pm »


Chương 17

ĐẶT CHÂN VÀO TRUNG QUỐC

        Kết quả là sự xung đột lịch sử tại cầu Marco Polo, phía bắc Bắc Kinh vào ngày 7-7-1937. Đây được xem là ngày bắt đầu cuộc chiến tranh giữa Nhật Bản với Trung Quốc. Trong tình huống này, rất khó cáo buộc người Nhật đã không dè dặt khi bắt đầu cuộc chiến. Cả hai bên đều quyết định thời gian cho trận đánh. Quá tự tin nhưng cũng nghi ngờ về ý đồ của người Nhật, Tưởng Giới Thạch chỉ muốn đánh nhau, và người Nhật cũng vậy, họ cảm thấy đã đến lúc phải dạy cho Trung Quốc một bài học. Họ tin rằng Trung Quốc sẽ đổ sụp dưới sự công kích dữ dội của người Nhật như một con hổ giấy. Chỉ huy quân Nhật, tướng Sugiyama, quả quyết với Nhật Hoàng rằng trận chiến sẽ kết thúc trong một tháng.

        Giới zaibatsu thích chiến tranh với Trung Quốc để bảo đảm cho các kế hoạch công nghiệp ở phía bắc của đất nước và tàn ác hơn, để phá hủy khả năng của người Trung Quốc nhằm ngăn cản về mặt quân sự và cạnh tranh về mặt kinh tế. Một số vị tướng muốn chiến tranh nhằm mục đích loại trừ mối nguy hại nhỏ ở phía nam trước khi thực hiện nhiệm vụ to lớn hơn là giáp mặt với kẻ thù ở phía bắc: nước Nga. Đối với Nhật Bản, chuyến phiêu lưu tại Trung Quốc là một sai lầm lớn nhất trong lịch sử.

        Sự kiện cầu Marco Polo không quan trọng, chỉ là phía Trung Quốc bắn vào một nhóm nhỏ quân lính Nhật Bản đang nghỉ ngơi bên bờ sông Yuntung. Tuy nhiên, quân đội Nhật Bản đã lợi dụng điều này yêu cầu Trung Quốc rút khỏi cầu Marco Polo và chiếc cầu dành cho xe lửa bên cạnh. Trung Quốc từ chối và tấn công, quân Nhật phải rút về một thị trấn nhỏ ở cuối chân cầu bên phía họ. Súng nổ và nhiều người bị thương vong.

        Khi nghe về sự việc, Tưởng Giới Thạch tuyên bố: “Đã đến lúc quyết định tấn công”. Ông loan báo rằng đất nước đang trong “Giờ nguy cấp”. Người Nhật cũng sẵn sàng tấn công, vì đây là lúc nên chống lại Trung Quốc khi Liên Xô đang xáo trộn bởi cuộc thanh lọc lớn của Stalin. Tojo, trưởng ban chỉ huy quân đội Kwantung, đã tranh cãi một tháng trước đây, “Đánh giá tình hình hiện tại của Trung Quốc từ quan điểm chuẩn bị quân sự chống lại Liên Xô, tôi tin chắc rằng nếu quân đội được phép, chúng tôi sẽ tấn công để loại bỏ sự đe dọa sau lưng chúng ta. Nếu không, tôi cho rằng chính phủ Trung Quốc sẽ không để yên cho đến khi hệ thống phòng thủ quốc gia của chúng ta hoàn tất”. Tưởng Giới Thạch đã dàn xếp với Cộng sản để đánh người Nhật.

        Một lực lượng bất khả chiến bại đã chạm trán với mục tiêu bất di bất dịch. Trận đánh nhanh chóng lan rộng. Quy mô chuẩn bị chiến tranh của Nhật Bản đã lộ rõ thông qua tốc độ mà các đoàn quân được điều động từ Triều Tiên và Mãn Châu. Tướng Sugiyama, Bộ trưởng Chiến tranh trong chính phủ của hoàng tử Konoye, cho đổ quân vào từ chính quốc. Konoye, với sự hỗ trợ của Bộ trưởng Hải quân và Ngoại trưởng, đã cố gắng phản đối. Hirohito buồn rầu hỏi: “Không phải sự kiện Mãn Châu lại xảy ra lần nữa hay sao?”.

        Sugiyama dọa từ chức, giải tán nội các nếu ông bị loại bỏ. Ông đã chọn con đường của mình, quân đội khó có thể thâu tóm quyền lực nhiều hơn nếu họ chiếm đoạt quyền hành bằng vũ lực. Nhật Hoàng, Thủ tướng và nội các, tất cả đều ít quyền lực hơn quân đội. Nhật Bản đang ở dưới chế độ độc tài quân sự. Chỉ có giới zaibatsu mới có thể làm nản lòng lực lượng quân đội bằng cách từ chối cung cấp những thứ thiết yếu. Tuy nhiên vào giai đoạn này, giới kinh doanh đang có mối quan hệ vững chắc với quân đội. Họ đang tìm cách bảo vệ lợi ích của mình ở phía bắc Trung Quốc cũng như loại bỏ sự cạnh tranh từ người Trung Quốc.

        Dù bản thân sự kiện là đúng hay sai, thì những hành động của Nhật Bản cũng là xâm lược. Cuộc thảo luận giữa hai quốc gia sụp đổ sau vài tuần và chiến tranh nổ ra sau khi lực lượng quân dân Trung Quốc tại Tungchow nổi dậy chống lại binh lính Nhật Bản và tàn sát 200 thường dân. Tháng 8, trận chiến giữa Nhật Bản và Trung Quốc nổ ra ở Thượng Hải và lực lượng quân đội Nhật Bản tiếp viện đã tiến vào thành phố. Trong vòng 3 tháng, lực lượng quân đội Trung Quốc đã bị đánh bật.

        Cuộc xâm lược Trung Quốc của Nhật Bản kéo dài 8 năm, cướp đi mạng sống của gần 3,2 triệu binh lính Trung Quốc và gần 10 triệu dân thường; Nhật Bản mất khoảng 1 triệu quân trong cuộc chiến. Đây là cuộc xung đột lớn nhất trong một quốc gia mà thế giới từng chứng kiến.

        Chiến tranh bắt đầu ở phía bắc và chẳng mấy chốc bao quanh Thượng Hải. Khoảng tháng 11 năm 1937, quân đội Nhật Bản đã xuống Yangtse và tiến về Nam Kinh, một thành phố náo nhiệt nằm trên bờ nam của con sông, với dân số khoảng 250 ngàn người, tuy nhiên dân vãng lai lại nhiều gấp ba lần. Có lẽ Nam Kinh là trung tâm văn hóa của Trung Quốc với một trường đại học và một vài học viện. Tưởng Giới Thạch quyết định cho binh lính của ông cùng với một nửa cư dân thành phố rút lui để tập hợp lại trong nội thành. Ngày 12-12, những biệt đội Trung Quốc cuối cùng rời khỏi. Ngày hôm sau thì quân Nhật tiến vào. Hậu quả là 10 ngàn người bị giết hại và nhiều phụ nữ bị cưỡng hiếp diễn ra trong vài ngày.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #51 vào lúc: 12 Tháng Mười, 2019, 12:01:53 pm »


        Miner Bates - giáo sư người Mỹ tại Đại học Nam Kinh - đưa ra bức ảnh chụp lại cảnh tàn sát đã xảy ra trong thành phố. Những áp phích tuyên truyền được dán lên kêu gọi người Trung Quốc tự nguyện làm công nhân cho các trại lao động của quân đội Nhật Bản. “Nếu trước đây bạn từng là binh lính Trung Quốc hoặc từng làm việc trong quân đội Trung Quốc, tất cả sẽ được tha thứ nếu gia nhập vào quân đoàn lao động”. Theo ông Bates, 200 thanh niên đã tập trung tại sân trường đại học “và đã hành quân ngay trong tối hôm đó”.

        Việc cướp phá tiến hành có hệ thống. “Trong một dịp, tôi thấy đoàn quân kéo dài khoảng hơn một cây số, đang chở theo những đồ dùng cao cấp bằng gỗ đen và gỗ đỏ”. Cửa hàng, nhà thờ, tòa đại sứ, nhà cửa đều bị đốt, ngọn lửa cháy rực cả một khoảng trời trong tiếng súng máy vang rền. “Chúng tôi không thể thấy bất kỳ lý do gì cho việc đó”, ông Bates nói. Quan điểm quốc tế về sự kiện này là thực sự sửng sốt, đặc biệt là nước Mỹ, nơi các công dân đọc những bản tường thuật khủng khiếp trước sự chứng kiến của người Mỹ ở đó.

        Từ ngày đầu tiên, không chỉ báo chí thế giới mà cả văn phòng ngoại giao Nhật Bản cũng tràn ngập bởi sự mô tả về việc cưỡng hiếp và sự phản đối manh mẽ. Không dưới 70 đại diện tập trung trước đại sứ quán Nhật Bản ở Nam Kinh do Úy ban cứu trợ quốc tế kêu gọi. Một thông điệp vào ngày 27-12 trả lời thẳng thắn: “Sự lộn xộn đáng hổ thẹn vẫn tiếp tục và chúng tôi thấy không có những nỗ lực quan trọng nào để ngăn chặn nó. Mỗi ngày, binh lính vẫn làm bị thương hàng trăm người. Chẳng lẽ quân đội Nhật Bản không quan tâm đến tiếng xấu của họ hay sao?” Văn phòng đại sứ quán đón tiếp rất nhiều người nước ngoài và xin lỗi trước những cáo buộc. Miner Bates xác nhận “Những người ấy đã cố gắng hết sức làm những việc có thể trong tình hình rất tồi tệ, tuy nhiên ngay cả bản thân họ cũng bị quân đội làm cho khiếp sợ và không thể làm gì ngoại trừ việc gửi thông tin liên lạc từ Thượng Hải về Tokyo”.

        Những thông điệp chắc chắn đến Tokyo và là điều lo ngại về mặt ngoại giao. Theo ông Bates, đại sứ quán Mỹ tại Nam Kinh đã cho ông xem những bức thư từ đại sứ Mỹ ở Tokyo, Joseph Grew. Theo đó, ông Grew đã xem các báo cáo một cách chi tiết và kể về cuộc trò chuyện giữa ông và văn phòng của Gaimusho, bao gồm cả ông Hirota. Kế bên đại sứ quán Nhật Bản là sân trường đại học - nơi nhiều hành động tàn bạo nhất đã xảy ra, các đại sứ quán Mỹ, Anh và Đức gửi thông điệp đến Tokyo. Cố vấn Hidaka của đại sứ quán Nhật Bản đã phản đối tướng Asaka và gửi báo cáo đến Bộ Ngoại giao. Báo cáo được chuyển tiếp đến Bộ Chiến tranh và ban chỉ huy quân đội.

        Hoàng tử Konoye và các nhà lãnh dạo Nhật Bản khác tin rằng Tưởng Giới Thạch sẽ yêu cầu hòa giải sau khi thủ đô bị sụp đổ đồng thời đưa ra các điều khoản mà một số nhà lãnh đạo Trung Quốc sẵn sàng chấp nhận. Nếu đúng như vậy, “Sự kiện Trung Quốc” đã thắng lợi trong vòng 5 tháng, mặc dù không phải trong một tháng như đã hứa với Nhật Hoàng.

        Yosuku Matsuoka - Ngoại trưởng nổi tiếng của Nhật Bản dưới thời Konoye - đã tóm tắt quan điểm của người Nhật đối với Trung Quốc:

        “Trung Quốc và Nhật Bản là hai anh em được kế thừa một vùng rộng lớn là Đông Á. Nghịch cảnh đã khiến cả hai chìm sâu vào cảnh bần cùng. Người anh (Trung Quốc) trở thành kẻ nghiện ngập và lêu lổng, người em (Nhật Bản) gầy còm nhưng dẻo dai và tham vọng, đã mơ sẽ đem lại sự huy hoàng cho ngôi nhà cũ. Anh ta bán báo tại các góc đường và làm việc chăm chỉ để hỗ trợ cho gia đình. Người anh đã lừa số tiền tiết kiệm ít ỏi của em và bán người em cho kẻ thù chung của họ. Trong cơn thịnh nộ, người em đã truy lùng người anh, cố gắng đánh vào tính hay xấu hổ và đánh thức niềm kiêu hãnh về truyền thống cao quý của một gia đình lớn. Cuối cùng, người em quyết định đánh một trận cuối. Đó chính là trận chiến ác liệt dọc phía bắc Trung Quốc và Thượng Hải”.

        Tuy nhiên, vào tháng Giêng năm 1938, Nhật Bản tuyên bố sẽ không còn bất cứ sự thương lượng nào nữa. Trung Quốc đã đạt được thành công nhỏ tại Shantung vào tháng 4, nhưng quân đội chính của họ gần như bị quân Nhật bao vây tại Hsuchow trên tuyến đường sắt Bắc Kinh - Nam Kinh. Cuộc tấn công của Nhật Bản tiếp tục giành được thắng lợi trong năm đó.

        Tuy nhiên, Nhật Bản đã đạt một cú sốc không mấy dễ chịu. Tự tin trước sự bại trận của Trung Quốc, người Nhật bắt đầu chuyển sự chú ý của họ sang kẻ thù nguy hiểm hơn là Liên Xô. Mùa hè năm đó, người Nhật gần đạt được một thỏa thuận lớn với lực lượng quân Nga tại đồi Changkufeng - biên giới giữa Triều Tiên, Nga và Mãn Châu. Ớ giai đoạn này, quân đội thuộc quyền lãnh đạo của Bộ trưởng Chiến tranh mới - tướng Itagaki - gần như không chịu sự can thiệp của Nội các. Tuy nhiên, Nhật Hoàng vẫn giữ được một số ảnh hưởng. Bị kinh hãi bởi viễn cảnh chiến tranh xảy ra trên cả hai mặt trận với Trung Quốc, Nhật Hoàng đã triệu tập Bộ trưởng Chiến tranh và trưởng ban tham mưu quân đội. Mặc dù quyền lực của Hirohito bị hạn chế nhiều, nhưng với sự tấn công mạnh mẽ của chiến tranh, ông đã chính thức nắm quyền lại như một vị tổng tư lệnh.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #52 vào lúc: 12 Tháng Mười, 2019, 12:02:37 pm »

     
        Kawahara thuật lại chi tiết:

        Đáp lại những viễn cảnh của cuộc xung đột trong thời gian dài, một sở chỉ huy quân đội được lập ra trong hoàng cung, và chắc chắn Nhật Hoàng sẽ rất bận rộn. Ông luôn bị bao vây bởi những lo lắng về hậu quả của hành động quân sự, và bắt đầu trở nên hốc hác. Hirohito là người đàn ông đa cảm. Do thường xuyên phải chịu đựng trong hoàn cảnh như vậy, ông bắt đầu hay tự lẩm bẩm một mình. Đôi lúc, báo cáo từ trận địa là tin tốt, ông củng cảm thấy kiệt sức (có lẽ vì sự căng thẳng được giải thoát một cách đột ngột). Các trợ lý luôn lo lắng và đề nghị ông đến khu hoàng gia ở Hayama hoặc Nasu để nghỉ ngơi. Nhưng sau này, một người trong số họ đã nói: “Bệ hạ rất chú ý đến nhiệm vụ của mình, dù chúng tôi thúc giục ông nghỉ ngơi, ông cũng chỉ miễn cưỡng làm theo”. Có lẽ sự miễn cưỡng của ông bắt nguồn từ sự cố đã xảy ra vào thời điểm bùng phát sự thù địch giữa Nhật Bản và Trung Quốc. Hirohito đã đi Hayama nghỉ ngơi và thực hiện tìm hiểu về sinh vật biển. Mặc dù nhận được báo cáo về sự cố cầu Marco Polo, ông không trở lại Tokyo ngay lập tức, mà vẫn ở Hayama thèm ba ngày. Điểu này khiến một số bè phái trong quân đội chán ghét.

        Một số người cằn nhằn, mặc dù không có gì trở nên nghiêm trọng hơn, “Hãy tưởng tượng! Nhật Hoàng đã lãng phí thời gian với những con vật bé nhỏ không có giá trị trong thời điểm quyết định như thế này!” và “Nếu ông có nhiều thời gian rảnh, tôi mong ống hãy dùng vào việc học thêm về các vấn đề quân sự”.

        Sau đó, Hirohito miễn cưỡng tham gia cùng quân đội như một sự bất đắc dĩ. Tuy nhiên sau đó, ông gần như bỏ mặc các nghiên cứu và thử nghiệm mà mình từng yêu thích. “Nó chỉ là sở thích riêng của tôi”, ông nói.

        Mặc dù vậy, đôi lúc ông vẫn triệu người thầy sinh vật học thông thái - giáo sư Hattori - vào cung và ít nhất có cơ hội được nghe bài diễn thuyết của thầy.


        Như vậy, Hirohito thiếu tự tin, hay do dự và thiếu khả năng thuyết phục có lẽ đang cố tự tách mình ra khỏi trách nhiệm về cuộc chiến tranh với Trung Quốc.

        Các nhà lãnh đạo quân đội khinh khỉnh gạt bỏ mọi sự chống đối của nội các Konoye, nhưng không thể quá tùy tiện trước sự nóng giận của Nhật Hoàng. “Thật ra, cách xử sự của quân đội quá vô nhân đạo,” ông nói với tướng Itagaki. “Hãy xem tại Lư Câu Kiều vào thời điểm xảy ra sự kiện Mãn Châu, hoặc chỉ mới đây thôi tại cầu Marco Polo, họ đã bỏ ngoài tai những mệnh lệnh của lãnh đạo trung ương, tự làm theo cách của họ, những cách hèn hạ và không thể tha thứ được. Họ là lực lượng của chúng ta. Chúng ta thấy tư cách của họ thật đáng hổ thẹn, nếu không nói là láo xược. Từ nay trở đi, không một binh sĩ nào được phép di chuyển khi không có mệnh lệnh của chúng ta”.

        Itagaki vô cùng ngạc nhiên, ông nói: “Tôi không bao giờ vào diện kiến Bệ hạ một lần nữa. Tôi phải từ chức”. Trưởng ban tham mưu quân đội - hoàng tử Kan’in - cũng tìm cách thoát ra. Hoàng tử Konoye đã thuyết phục họ rút lại việc xin từ chức. Nếu họ không làm như vậy, chính phủ sẽ sụp đổ và những vụ việc quân sự như vậy sẽ tiếp diễn trong khi Nhật Hoàng đã xác định phải tránh nó bằng mọi giá.

        Sự cố này đã dẫn đến tình trạng khó xử và bi kịch về trách nhiệm cá nhân của Hirohito đối với các sự việc. Ít có sự nghi ngờ về sự chống đối của ông đối với việc leo thang của quân đội Nhật Bản can thiệp vào châu Á. Hirohito thường phản đối bằng những lý do thực tế hợp lý. Tuy nhiên, điều này không khiến ông trở thành người cơ hội. Những lời bào chữa như vậy là cách duy nhất có tác dụng với lực lượng vũ trang. Một bản tuyên bố chung có nguyên tắc chống lại các chính sách của chủ nghĩa bành trướng có thể bị gạt sang một bên như là biểu hiện của sự yếu kém.

        Bản thân Nhật Hoàng không thể thoát khỏi việc chia sẻ trách nhiệm đối với những quyết định mà cá nhân ông phản đối, nhưng lại thể hiện sự chấp thuận một cách công khai. Không biết chuyện gì sẽ xảy ra nếu Nhật Hoàng dùng uy thế to lớn của mình để chống lại những quyết định quan trọng của quân đội, từ chối việc chuẩn y hành động dưới tên ông, bởi lẽ ông chưa bao giờ thử làm như vậy.

        Thật ra, quân đội đã tuân theo ý muốn của Nhật Hoàng và rút quân về từ cuộc chạm trán với người Nga. Vùng Nomonhan - một đồng bằng rộng nằm trên biên giới giữa Mãn Châu và Mông cổ. Dưới sự hỗ trợ của quân Liên Xô, lực lượng Mông Cổ bắt đầu tiến công ngang qua sông Halha - nơi Nhật Bản đặt đường biên giới của Mãn Châu. Người Nga có lẽ đang kiểm tra quyết tâm của quân Nhật. Quân đội Kwantung tiến lên biên giới, mở trận đánh lớn để cắt đường cung cấp của Mông Cổ - Liên Xô. Trận chiến giữa Liên Xô và Nhật Bản bao gồm cả máy bay, xe tăng và đạn pháo.

        Trận giao chiến không tương xứng ngay từ đầu: quân Nga với lực lượng lớn mạnh và phương tiện chuyên chở tốt hơn, họ đã đẩy quân Nhật trở về sông Halha. Mặc dù, lực lượng không quân đã phá hủy 120 máy bay của Nga tại Tomsk, nhưng quân Nhật vẫn phải chịu thất bại nặng nề. Khoảng 20 ngàn lính Nhật bị chết và khoảng 20 ngàn người bị thương dưới bàn tay của quân Nga được lãnh đạo bởi nhà lãnh đạo quân sự tài ba nhất của Nga - Nguyên soái Zhukov.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #53 vào lúc: 12 Tháng Mười, 2019, 12:03:55 pm »


        Quả là may mắn đối với Nhật Bản khi người Nga không muốn mở rộng cuộc chiến. Người Nhật đã tấn công, nhưng chỉ bằng một cú đánh mạnh của Liên Xô, quân Nhật đã bị đẩy lùi và thiệt hại nặng nề. Sự kiện này đã làm cho lãnh đạo cấp cao của Nhật Bản hiểu rõ rằng nên theo đuổi mục tiêu mềm hơn ở phía nam. Điều đó đã cảnh báo cho giới quân phiệt một sự thật là: khi đối mặt với một lực lượng được tổ chức tốt hơn, thì sự bất khả chiến bại được tán dương của bộ máy chiến tranh Nhật Bản sẽ sớm bị lung lay.

        Tại Trung Quốc, chiến tranh tiếp diễn suốt năm 1938 với hàng loạt chiến thắng của Nhật Bản. Họ đã bắt được Hangkow vào mùa thu và đổ bộ vào vịnh Bias ở phía nam để đánh chiếm Quảng Đông với tốc độ kinh ngạc. Trong giai đoạn này, Chiang một lần nữa yêu cầu hòa giải và người Nhật gợi ý rằng họ cũng sẵn sàng thỏa thuận. Trong suốt cuộc chiến, Nhật Bản cho thấy họ không muốn chiếm toàn bộ Trung Quốc (đó là một mục tiêu không thể) mà chỉ đơn thuần muốn biến Trung Quốc thành bang chư hầu. Sau này, từ thủ đô mới tại Trùng Khánh, Chiang đã từ chối các điều khoản. Chiến tranh bước vào giai đoạn dài hơn và chậm hơn với sự tiến công của Nhật Bản và rút lui của quân Trung Quốc. ít có những chiến thắng hơn, và lực lượng quân Nhật tiếp tục bị quấy rầy bởi quân du kích cộng sản. Quân Nhật luôn ở thế tay trên, tuy nhiên chiến thắng cuối cùng vẫn rất khó nắm được.

        Ba đặc điểm đáng chú ý của chiến tranh:

        Trước tiên, về kinh tế, chiến tranh không phân phối của cải. Trong nhiều thập kỷ, Nhóm Điều hành của quân đội Nhật Bản đã thúc ép việc hình thành “Khối cùng thịnh vượng” với Trung Quốc như là một nền tảng chắc chắn cho sự phát triển của Đông Á. Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới đã đóng cửa các thị trường quốc tế, giới zaibatsu tin rằng Trung Quốc có thể cung cấp các nguồn lực cần thiết để tiếp tục tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, chính sự trục trặc của chiến tranh và thái độ thù địch của người Trung Quốc đã ngăn cản kế hoạch của thị trường mới cho xuất khẩu ở đại lục. Ngay cả việc khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên trong khu vực Nhật Bản kiểm soát cũng đáng thất vọng, các công xưởng và hầm mỏ thường xuyên không có việc làm. Điều này khiến zaibatsu xem xét kỹ về đề xuất của hải quân và một số người trong quân đội rằng Đông Nam Á là nơi hứa hẹn hơn cho sự xâm nhập kinh tế, cả về nguồn dầu lửa và nguyên vật liệu thô phong phú lẫn thị trường. Có điều tranh luận rằng, Nhật Bản sẽ dễ dàng tạo được uy thế thông qua sự thống trị các nước trong khu vực này hơn là thắng lợi trong cuộc chiến tranh trên đất nước rộng lớn Trung Quốc. Vì thế, sự dòm ngó của Nhật Bản đã đổi từ Nga sang Trung Quốc và sau đó chuyển sang vùng Đông Nam Á.

        Thứ hai, ngay cả năm 1940 cũng không có lý do gì để nghĩ rằng Nhật Bản tiến hành chiến tranh với Mỹ và các nước Tây Âu khác. Chắc chắn quân đội và hải quân Nhật đã được củng cố để đối phó với sự tình cờ này. Xâm chiếm Trung Quốc là một việc làm cơ hội. Chiến tranh chỉ kích động những cơn giận dữ, bất bình từ các nước Tây Âu và báo chí, ngoài ra không còn một hành động nào khác. Không một nước lớn nào có ý định tham chiến tại Trung Quốc mặc cho sự tàn sát diễn ra khắp nơi vạ ngày càng khủng khiếp. Nếu Nhật Bản chỉ tập trung vào Trung Quốc, có lẽ về lâu dài họ đã thắng thế và tạo ra một đế chế châu Á hùng mạnh.

        Thứ ba, vẻ bề ngoài của chiến tranh Trung - Nhật chính là hành động tàn ác có hệ thống. Thần chết đã đi ngang qua Trung Quốc. Thị trấn Pingting đã trở thành căn cứ điểm gửi quân giữa bắc và nam, đông và tây... Những người đến từ mặt trận sẽ nghỉ một ngày hoặc hơn, ăn chơi trụy lạc và cướp phá... Bất kỳ ai mặc y phục có dấu hiệu quân sự sẽ bị giết ngay tại chỗ mà không cần hỏi han gì. “Tại Wuhu, trong suốt tuần đầu tiên xâm chiếm, theo lời một nhân chứng, "cách đối xử của họ thật nhẫn tâm. Họ tàn sát dân thường, cướp phá và hủy hoại các công trình của thành phố hay bất cứ thứ gì mà họ thấy... Binh lính dường như chỉ muốn tìm phụ nữ Trung Quốc để làm nhục”.

        Tại Kaifeng, “phụ nữ bị tấn công ngay cả vào ban ngày tại nhà của họ. Tôi không thể tưởng tượng được rằng mình lại nhìn thấy những tội ác đồi bại đến như vậy và nó diễn ra từ ngày này sang ngày khác. Còn cả hàng ngàn điều khác nữa, như những bé trai bị bắt cóc cùng với thiếu nữ bị đưa lên tàu đến phía đông..”.

        Tại Kihrien, hai ngàn thường dân bị sát hại. “Tôi không hề muốn chứng kiến những đau khổ đó”. Ở Hangchow: “Hangchow tuyệt đẹp của chúng ta sớm trở thành nơi dơ dáy, tục tĩu... một thành phố của sự kinh hãi... cướp bóc, giết người, hãm hiếp và thiêu đốt... Cảnh sát quân đội Nhật Bản đã giúp đỡ chúng tôi nhiệt tình, những người nước ngoài, nhưng với những cư dân thành phố thì không có một sự trợ giúp nào cả”.

        Sự kinh hãi trong thị trấn và làng xóm của Yangtse còn gắn liền với việc tàn phá nhà cửa, kho dự trữ lương thực, các phương tiện kiếm sống. Khoảng 3/4 trong số 1 triệu người ở Nam Kinh lẩn trốn trước quân đội hoàng gia. Có lẽ khoảng 20 triệu người Trung Quốc bị ép phải tìm một nơi khác và không một ai biết có bao nhiêu người chết.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #54 vào lúc: 12 Tháng Mười, 2019, 12:04:31 pm »


        Một số người tham gia vào sự kiện Nam Kinh đã viện dẫn rằng họ buộc phải hành động theo mệnh lệnh. Một trong các khái niệm nền tảng trong “Sự kiện Trung Quốc” là tư tưởng của người Nhật về “Cuộc chiến tranh trừng phạt”, gây ra một hành động tàn bạo quy mô lớn, có tổ chức. Bất kể điều gì góp phần đẩy nhanh thắng lợi đều được phép, hành động tàn ác có tính toán được cho là một thủ đoạn làm tăng mức độ sợ hãi để đối phương chấp nhận đầu hàng.

        Với tính cách của người Trung Quốc thì đó là một sai lầm nghiêm trọng. Hành động tàn ác đã cho người Trung Quốc thấy rằng đầu hàng người Nhật số mệnh sẽ khủng khiếp hơn là tiếp tục chiến đấu, và sự kháng cự càng được củng cố thêm. Chắc chắn, ngay cả sau khi Nhóm Điều hành thanh lọc quân phiến loạn của Con đường Đế quốc và tập trung quyền ra quyết định thì quân đội Nhật Bản vẫn thiên về cách bị dẫn dắt từ bên dưới hơn là từ cấp trên.

        Không rõ ai là người ra mệnh lệnh trong cuộc tàn sát Nam Kinh, cướp đoạt với quy mô lớn nhấn chìm cả thành phố sau khi lực lượng dân tộc Trung Quốc tháo chạy. Trong cuộc điều tra vào thời hậu chiến, các tướng lĩnh Nhật Bản đã ngụ ý rằng cuộc tàn sát diễn ra trên quy mô nhỏ hơn nhiều so với diều mọi người thường nghĩ, hoặc đó là hành động của những nhóm nhỏ trong dân chúng. Đó chính là những binh lính bình thường? Là nhóm hạ sĩ quan và sĩ quan cấp trung? Là các chỉ huy sư đoàn, tướng Nakajima, trung tướng Heisuke Yanagawa và Hoàng thân Asaka (chú bên vợ của Hirohito)? Có phải là tướng Matsui, tổng tư lệnh tại Trung Quốc? Hay chỉ huy quân đội cấp cao tại Tokyo? Chính phủ và Nhật Hoàng biết được những gì?

        Dựa trên những quy định phổ biến về kỷ luật vào thời đó, hơn nữa Nam Kinh lại bị chiếm trước khi xảy ra sự suy đồi của quân đội Nhật Bản và áp lực quân sự dữ dội trong vài năm tiếp theo, cho thấy binh lính đã không hành động một cách chủ động. Quy mô cướp bóc, thời gian cùng việc thiếu các hành động kỷ luật nhằm ngăn chặn sự việc đã cho thấy mọi thứ đều có cùng định hướng. Tương tự, không nơi nào có mặt hạ sĩ quan và sĩ quan Nhật Bản cấp trung cho đến khi binh lính của họ thoải mái hoành hành. Sau chiến tranh, binh nhì, Shiro Asuma và một cựu chiến binh Nhật Bản khác khăng khăng rằng họ đã hành động theo mệnh lệnh của cấp trên.

        Các chỉ huy của ba sư đoàn chính chắc chắn biết được những gì đang xảy ra, và bị cho rằng đã ban hành các mệnh lệnh cụ thể. Tướng Matsui - người bị kết án tử hình tại Tòa án Tội phạm Chiến tranh Tokyo vì một phần trách nhiệm của ông trong sự kiện Nam Kinh, dưới cái nhìn của một trong những người viết tiểu sử của Hirohito - Edward Behr thì Matsui “là một tướng Nhật Bản đã kinh hãi bởi những hành động tàn bạo ở Nam Kinh và đã cố gắng hết sức để ngăn chặn vụ việc đó”. Thật ra, vai trò của Matsui rất mơ hồ. Không phải là chỉ huy sư đoàn, ông thiếu quyền lực cần thiết để kềm chế các tướng của minh. Thật vậy, Nakajima, Tanagawa và Asaka, tất cả đều có mối liên hệ mật thiết với Nhóm Điều hành và Issekikai, trong đó thành viên nổi bật nhất là tướng Tojo. Rất có thể Matsui không có quyền hành và rất sợ va chạm với ông chú của Nhật Hoàng. Matsui đã phủ nhận về sự cướp đoạt từng xảy ra.

        Sự tàn sát không phải là sự việc bất ngờ, tuy nhiên nó đã kéo dài ít nhất hai tuần. Trong suốt thời gian đó, không hề có một mệnh lệnh nào được phát đi từ Tokyo nhằm ngăn chặn sự việc. Chắc chắn Nhật Hoàng phải biết về vụ tàn sát Nam Kinh. Ngoại trưởng Hirota và Thủ tướng Konoye đã được thông báo, nhưng không đủ quyền hành để ngăn chặn nó.

        Nhà viết sử của Hirohito - Kawahara đã lờ đi vụ tàn sát mà không bình luận gì, tuy nhiên ông không phủ nhận rằng Nhật Hoàng đã biết. Kawahara khẳng định rằng, “Khi Hirohito nghe báo cáo, ông tỏ ra rất giận dữ. Ông đã đến gặp Bộ trưởng Chiến tranh Sugiyama để phản đối và yêu cầu ông này ngay lập tức siết chặt kỷ luật trong quân đội. Cùng thời gian đó, cố vấn Hidaka và những người khác ở Nam Kinh đã ghé thăm các chỉ huy quân đội địa phương nhằm thúc họ làm một điều gì đó. Tướng Matsui - tổng tư lệnh - thừa nhận rằng những người dưới ông đã hành sự một cách vô nhân đạo. Khi Hidaka hỏi ông có khi nào binh sĩ cấp dưới không tuân theo mệnh lệnh của cấp trên, ông lẩm nhẩm rằng chính cấp trên cũng phải nhận trách nhiệm”.

        Từ chứng cứ nói ra ở đây, và những quan tâm trái ngược của một số nhà sử học, có vẻ như vụ tàn sát Nam Kinh là do Nhóm Điều hành tại Tokyo ra lệnh, giờ đang quyết tâm chiến thắng trong cuộc tấn công Trung Quốc với thời gian càng ngắn càng tốt thông qua chiêu bài “Chiến tranh trừng phạt”. Các chỉ huy sư đoàn trực tiếp thi hành các mệnh lệnh đó. Matsui không có quyền hành, phải làm ra vẻ như không' thấy, và sau đó im lặng bằng cách phủ nhận về vụ tàn sát (vì thế mà ông phải nhận trách nhiệm lớn nhất). Nhiều khả năng Nhật Hoàng và Thủ tướng phản đối quyết liệt đến nỗi diễn ra một cuộc diều tra chính thức, nhưng đã quá trẽ và trách nhiệm của những người dứng đầu bị xóa sạch trong khi họ vẫn yên vị với chức vụ của mình.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #55 vào lúc: 12 Tháng Mười, 2019, 12:05:19 pm »


        Tuy nhiên, chính sách không hề thay đổi kể từ cuộc “chiến tranh trừng phạt”. Sự tàn ác vẫn tiếp diễn ở Trung Quốc, mặc dù không có sự kiện riêng lẻ nào thu hút sự quan tâm của dư luận quốc tê và được báo cáo một cách độc lập như vụ tàn sát Nam Kinh. Thật ra, quy mô của sự tàn ác nằm ở chính sách của nhóm quân đội thống trị được bộc lộ khi có sự thay đổi đáng chú ý của cấp dưới Matsui, Tướng Akita Muto. Sau này, Muto phục vụ với tư cách là chỉ huy Cục Nội vụ quân đội, là người đứng đầu quân đội Nhật Bản trong suốt cuộc xâm chiếm Sumatra, và là trưởng ban điều hành trong vụ tàn sát tại Manila. Muto phác thảo cho những người chất vấn rằng chính sách của Nhật Bản là không bắt bất kỳ tù binh nào.

        "... Tất nhiên, ông đã bắt tù binh từ quân đội Trung Quốc?”

        “Không! Câu hỏi về những người Trung Quốc bị bắt giữ có phải là tù nhân chiến tranh hay không hoàn toàn là một vấn đề, và điều đó cuối cùng đã được quyết định vào năm 1938, bởi vì trận xung đột ở Trung Quốc được chính thức biết đến như một việc xô xát, nên những người Trung Quốc bị bắt giữ không thể bị xem là tù nhân chiến tranh”.

        “Vậy theo thực tế, Vụ xô xát Trung Quốc có phải là một cuộc chiến tranh hay không?”.

        “Trên thực tế đúng là như vậy, tụy nhiên chính phủ Nhật Bản chỉ xem đó là một vụ xô xát!”.

        “Vì vậy ông đã tiếp tục với chính sách không đối xử với những người Trung Quốc bị bắt giữ như là tù nhân chiến tranh?”.

        “Vâng!”. Thực tế, một số lượng lớn tù nhân đã bị bắt, và đa số bị xử tử hoặc trở thành người lao động bị ép buộc. Điều này hoàn toàn hợp lý đối với suy nghĩ của quân đội Nhật Bản. Tù nhân bị khinh rẻ, chỉ đáng tội chết. Bên cạnh đó, quân đội đang thiếu tiền để nuôi sống toàn bộ lực lượng. Tuy nhiên, quyết định gọi chiến tranh là một vụ xô xát là lời bào chữa cho sự vi phạm trắng trợn về quyền con người và Hiệp định Geneva. Trách nhiệm này phải mở rộng đến tận chính phủ tại Tokyo và cả bản thân Nhật Hoàng.

        Hai hành động tàn bạo nữa của cuộc chiến tranh Trung -  Nhật (chiến trường lớn nhất của Chiến tranh Thế giới lần thứ hai và là cuộc xung đột lớn nhất của mọi thời đại) được nêu ra. Thứ nhất là đơn vị 731 nổi tiếng của Nhật Bản, được thành lập bởi quyết định hoàng gia như là một “Đơn vị cung cấp làm sạch nước và ngăn ngừa dịch bệnh” dưới sự chỉ huy của tướng Shiro Ishii. Mục tiêu thực sự của đơn vị này là phát triển các vũ khí khoa học, hóa học, vi khuẩn học, thử nghiệm những thứ ấy trên cơ thể con người. Từ 3 đến 10 ngàn người bị chết trong các cuộc thử nghiệm của dơn vị này. Brackman đã tóm tắt những hoạt động của Đơn vị 731:

        Các cuộc thử nghiệm của người Nhật trong cuộc chiến tranh vi khuẩn, bao gồm việc làm lạnh các phần cơ thể của các tù nhân bị nhiễm bệnh và những điều tàn ác khác. Phụ nữ Trung Quốc bị cho nhiễm giang mai để phát triển vaccine. Tù nhân bị cho nhiễm bệnh dịch, sốt, thương hàn, sốt xuất huyết, dịch tả, bệnh than, đậu mùa và bệnh lỵ. Tù nhân còn bị cho uống máu ngựa và lấy người sống ra để phá hủy bằng tia X. Các virút độc hại được phóng ra xung quanh trong khi những kỹ thuật viên quân đội Nhật Bản được mặc quần ảo bảo vệ, họ giữ đồng hồ và tính xem bao lâu thì những virút này giết tù nhân chết. Các cuộc thủ nghiệm được thực hiện tại Mãn Châu và ngoại ô của Nam Kinh, bao gồm cả việc ném bom kèm theo bệnh dịch đối với các thành phố Trung Quốc.

        Những cuộc thử nghiệm khủng khiếp này tương tự như các cuộc thử nghiệm tại Đức, số nạn nhân bị ảnh hưởng không quan trọng đối với nỗ lực chiến tranh của Nhật Bản. Một cuộc tập kích trên không của người Nhật thả xuống những con chuột nhiễm bệnh đã giết chết gần hai ngàn người. Có vẻ như Hirohito ủng hộ Đơn vị này, mặc dù không có bằng chứng rõ ràng rằng ông biết về việc thử nghiệm trên người ở đó.

        Hành động đáng ghê tởm khác của chiến tranh là quyết tâm kiếm tiền của quân đội Nhật Bản thông qua số lượng lớn thuốc phiện. Ban Sự vụ Trung Quốc được thành lập bởi hoàng tử Konoye, đã giám sát vụ thương mại thuốc phiện trị giá 300 triệu đôla Mỹ tại Trung Quốc do quân đội Nhật Bản thực hiện, xem như là một cách thức kiếm tiền và làm băng hoại đạo đức dân chúng Trung Quốc. Mặc dù ma túy gần như bị xóa bỏ khỏi trung tâm Trung Quốc vào năm 1917, người Nhật tại Mãn Châu vẫn tiếp tục ngành kinh doanh thuốc phiện sinh lợi này. Họ đã lập ra những vườn cây anh túc rộng lớn và bán ma tủy (chỉ riêng Bắc Kinh đã có gần 600 điểm bán).

        Đa số các hành động tàn bạo cùng với cuộc chiến tranh của Nhật Bản tại Trung Quốc đều được Nhóm Điều hành tại Tokyo chấp thuận. Cả ở Tokyo và chiến trường, “Cuộc chiến tranh trừng phạt” là chính sách đã được suy tính kỹ. Làm giàu cho quân đội thông qua buôn bán thuốc phiện cũng đã được tính toán. “Gái giải khuây” Triều Tiên và nhà thổ đều là chính sách chính thức. Cố gắng thôn tính toàn Trung Quốc đã được cân nhắc. Tất cả những quyết định đều được bàn bạc tại cấp cao nhất của quân đội. Nhật Hoàng, đã miễn cưỡng chấp thuận bởi vì ông không thể phủ quyết, và cũng có thể tin vào sự cần thiết của một trong số những quyết định đó. Chắc chắn ông đã chấp thuận quyết định chiến tranh với Trung Quốc, với một sự dè dặt thường thấy. Ông cũng tỏ rõ quan điểm rằng cuộc chiến phải nhanh chóng kết thúc, mặc dù cuối cùng đó là điều không thể.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #56 vào lúc: 13 Tháng Mười, 2019, 07:18:04 am »

     
Chương 18

ĐẠI BÀNG TUNG CÁNH

        Nếu cho thêm thời gian và sức lực, Nhật Bản có thể chiếm được toàn bộ Trung Quốc. Tuy nhiên, sự sa lầy của quân đội Nhật Bản tại Trung Quốc và nền kinh tế yếu kém khiến zaibatsu không còn đủ kiên nhẫn. Họ quay lại với những đồng minh thân cận hơn, sự suy yếu trong lực lượng quân đội Nhật Bản hiện rõ. Cuối năm 1939, cuộc chiến tranh Thái Bình Dương hoàn toàn có thể tránh được: Nước Mỹ không sẵn sàng chiến đấu giúp Trung Quốc, dù cho trận chiến đang ác liệt với quy mô lớn. Với quyết định của zaibatsu đứng về phía thiểu số trong quân đội và phần lớn là hải quân trong mục tiêu lớn là “Tấn công về phía nam” vào Đông Nam Á thì chiến tranh là điều không thể tránh khỏi. Trớ trêu thay, những người chỉ huy quân đội tham chiến tại Trung Quốc cùng dân chúng và Nhật Hoàng tỏ ra thật sự lo lắng về những hậu quả của việc mở rộng chiến tranh. Vì vậy, trách nhiệm đầu tiên đối với việc xâm lược Đông Nam Á (chính điều này đã gây ra chiến tranh Thái Bình Dương) thuộc về hải quân và zaibatsu.

        Nhật Hoàng bất lực do ông buộc phải theo sau những quyết định của chính phủ, nên trách nhiệm thuộc về một thế lực lớn khác trong những năm 1930 ở Nhật Bản: zaibatsu - giới duy nhất đủ quyền lực ngăn cản việc gây ra chiến tranh của Nhật Bản. Như chúng ta đã thấy, các zaibatsu không thể chấp nhận các đề xuất, mà còn chủ động khuyến khích. Những lợi ích kinh tế thu được từ các thị trường nước ngoài được xác định là để tìm và bảo vệ việc cung ứng các nguyên vật liệu chiến lược cho các zaibatsu dưới sự giúp đỡ của quân đội.

        Zaibatsu đã cứu sống đồng minh của họ và cùng Nhóm Điều hành triệt hạ những người nóng nảy đáng ghét theo Con đường Đế quốc trong quân đội của họ. Đa số quân đội đã bắt tay với zaibatsu, quyết định chiến tranh và dùng những biện pháp ghê tởm. Zaibatsu điều hành lực lượng lao động bị ép buộc trong các hầm mỏ và các phân xưởng tại Trung Quốc (cùng với hoạt động mua bán thuốc phiện: Mitsubishi điều hành việc cung cấp và phân phối thuốc phiện tại Mãn Châu, trong khi Mitsui quản lý hoạt động này tại Nam Trung Quốc; cả hai đã tranh cãi về địa bàn của mình trong phần còn lại của Trung Quốc).

        Năm 1939, khi cuộc chiến tranh nổ ra ở châu Âu, kết quả của chiến tranh tại Trung Quốc đã chứng minh sự thất vọng của cả quân đội lẫn zaibatsu. “Báu vật” tìm được ở Trung Quốc nhỏ hơn nhiều so với những gì mà zaibatsu mong đợi: Nguyên vật liệu chỉ có sẵn ở bên ngoài Mãn Châu. Thị trường Trung Quốc ngoại trừ thuốc phiện thì thật nghèo nàn: Nền tảng sản xuất thích đáng đang bị thiếu, xã hội bị bần cùng hóa, tiêu dùng rất thấp. Chiến tranh đã khiến Mãn Châu túng quẫn, đa số các phân xưởng của Mukden đều trong tình trạng thường xuyên không có việc. Gần 500 ngàn người Nhật đã chết trong 2 năm giao chiến.

        Chất xúc tác cho sự liều lĩnh đầy tai hại của Nhật Bản vào Đông Nam Á là khuynh hướng của các sự kiện tại châu Âu. Quan điểm của Nhật Bản đối với châu Âu hoàn toàn là chủ nghĩa cơ hội. Sự liên minh quân đội với nước Anh đã tan rã sau Chiến tranh Thế giới lần thứ nhất, đồng thời, việc ra đi khỏi Liên hiệp các quốc gia khiến mối quan hệ giữa các nước Phương Tây và Nhật Bản chỉ còn là sự cảnh giác và nghi ngờ. Điều này khuyến khích người Nhật tạo động cơ giống với Đức và Italia, thế lực phát xít cũng gặp sự cạnh tranh quyết liệt với Anh, Pháp, Mỹ và cùng chia sẻ sự nghi ngờ của Nhật Bản đối với Liên Xô. Người Nhật tự thuyết phục rằng họ có những lý do giống với Đức và Italia để đối đầu với “Đế quốc” Anh và Mỹ. Năm 1936, cả ba ký Hiệp ước chống chủ nghĩa cộng sản, trực tiếp chống lại Liên Xô.

        Tùy viên quân đội Nhật Bản tại Berlin - trung tướng Hiroshi Oshima - theo đuổi chính sách hữu nghị với Hitler - người ông vô cùng ngưỡng mộ, kể cả việc đưa ra đề nghị răng Nhật Bản sẽ cùng Đức chống lại Anh và Mỹ. “Có lẽ chúng tôi sẽ gặp Bộ trưởng Chiến tranh để khiển trách ông,” Hirohito bực tức nói. Ông không nhiệt tình về sự liên minh với Đức. Trong một dịp khác, Nhật Hoàng đã giữ Bộ trưởng Chiến tranh lại để nói chuyện được lâu hơn. “Với tư cách tùy viên quân đội, không phải là chiếm quyền của hoàng gia để hứa hẹn răng quân đội chúng ta sẽ hợp tác với Đức chứ? Ta thực sự lúng túng khi mà quân đội dường như đã hỗ trợ cho anh ta để làm việc này, và ta rất khó chịu khi khanh đã không đưa vấn đề này ra trong các cuộc họp nội các”. Tuy nhiên, Đức và Nhật Bản có vẻ gần gũi nhau hơn bao giờ hết.

        Tháng 8 năm 1939, Hitler đã ký hiệp ước không xâm lược Liên xô - kẻ thù trước đây của Nhật Bản. Điều này giúp Nga có thể củng cố quân đội của họ ở phương Đông để đối phó với Nhật Bản. Thủ tướng Nhật Bản Baron Hiranuma đã bị sốc và từ chức. Hirohito - người không tin nước Đức -  đã tranh luận: “Trong việc ngoại giao, mục tiêu của chúng ta là nên duy trì mối quan hệ hòa hợp với Anh và Mỹ. Hơn nữa, Ngoại trưởng nên hành động theo cách rõ ràng hơn, phù hợp với quy định của hiến pháp”. Vào lúc này, Ngoại trưởng Yosuke Matsuoka là một nhà dân tộc chủ nghĩa lắm lời. Ông cũng là người đề nghị thăng chức cho một trong những bạn đồng minh quân đội của mình - tướng Hata - làm Bộ trưởng Chiến tranh mới. Mối quan hệ giữa Đức và Nhật Bản giờ đây trở nên căng thẳng.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #57 vào lúc: 13 Tháng Mười, 2019, 07:18:39 am »


        Tuy nhiên, đầu mùa hè năm 1940, khi quân đội Hitler tràn vào lục địa châu Âu, Nhật Bản đã tìm cách tham gia vào lực lượng bên chiến thắng. Ngay lập tức có hai kết quả: Đầu tiên, chiến thắng của Nazis ở châu Âu đã ám chỉ cho người Nhật rằng bề ngoài của nền dân chủ lập hiến đã lỗi thời. Chủ nghĩa phát xít được xem như một làn sóng mới. Hoàng tử Konoye một lần nữa làm Thủ tướng, chính thức giải tán các đảng phái chính trị và lập ra một cuộc vận động lớn “Để hỗ trợ cho ngai vàng hoàng gia”. Thật ra, các đảng từ lâu đã giá trị và Nhật Bản đã thực sự theo chế độ độc tài quân sự kể từ năm 1936.

        Thứ hai, tháng 9 năm 1940, Hiệp ước Trục ba bên được ký kết. Thực chất của hiệp ước này đối với Nhật Bản là sẽ hết lòng hỗ trợ cho Đức trong trường hợp có sự tấn công từ phía Mỹ. Thất bại tại Pháp gần như hất cẳng Anh - đối thủ khác của Nhật Bản tại Đông Á. Cùng lúc, Anh đã nhượng bộ các yêu cầu của Nhật Bản để đóng một trong những đường tiếp tế chính cho quân đội bị bao vây của Tưởng Giới Thạch tại Trung Quốc: con đường Miến Điện.

        Hirohito không mấy hài lòng với Hiệp ước Trục. Ông nhận xét răng: “Dù là chúng ta đợi xem những gì xảy ra giữa Đức và Nga, thì vẫn còn thời gian cho sự liên minh”, và nhấn mạnh: “Chắc chắn Mỹ sẽ trả đũa bằng cách cấm vận nhập khẩu dầu và quặng sắt từ Nhật Bản. Chuyện gì sẽ xảy ra sau đó?”. Một lúc khác, ông nói một cách giận dữ: “Bất kể các người nhìn nhận vấn đề như thế nào, thì điều này vẫn có hại cho quân đội. Họ sẽ không thức tỉnh được cho đến khi Mãn Châu và Triều Tiên bị mất”. Với nước Anh bị thất bại và nước Mỹ trung lập, Nhật Bản bắt đầu xem xét tính khả thi của việc xâm chiếm nhiều thuộc địa khác.

        Tháng 7 năm 1941, Đức - quốc gia từng thúc ép Nhật Bản tấn công vào các lợi ích của Anh và Pháp tại châu Á - đã xâm lược Liên Xô. Người Nhật rất vui mừng: Anh, Pháp và Hà Lan giờ đã yếu thế, đây là thời cơ chín muồi để tấn công các lợi ích của họ tại châu Á, vì Liên Xô hoàn toàn tập trung vào châu Âu. Mỹ sẽ không liều lĩnh gây chiến với Đức bằng cách ngăn chặn các mục tiêu của Nhật Bản tại Đông Dương và Thái Bình Dương. Đây là cơ hội hiếm hoi để hình thành một đế chế to lớn thực sự tại Nam Á. Một vùng đất có dầu lửa, thiếc, bô-xít, niken và gạo (tất cả mọi thứ đều rất cần thiết cho lực lượng viễn chinh Nhật Bản tại Trung Quốc). Quan trọng hơn là zaibatsu - người biết rõ rằng với doanh thu xuất khẩu của Nhật Bản rất thấp trong thời kỳ khó khăn và không có sẵn tiền để mua nguyên vật liệu - có thể sẽ bị thôn tính.

        Trong khi đó, quân đội và hải quân đã liên kết cùng zaibatsu trong một liên minh gần như không thể ngăn lại được. Cục Chỉ đạo Chiến tranh của hải quân từ lâu đã biện hộ cho việc tấn công xuống phía nam. Họ tuyên bố: “Cuối cùng thời cơ cũng đã đến. Là một quốc gia gần biển, giờ đây Nhật Bản nên bắt đầu tiến về vịnh Bengal, thực hiện chiến lược lớn của hải quân”. Như một lời tiên tri, Đô đốc Yamamoto đã nói trước với Konoye vào giữa năm 1941 rằng: “Nếu tôi nói là phải chiến đấu thì bất chấp mọi hậu quả, tôi sẽ hoạt động hết sức để hoàn thành trong 6 tháng hoặc một năm. Tuy nhiên tôi hoàn toàn không tự tin vào năm thứ hai và thứ ba. Giờ đây tình hình đã trở nên khó khăn hơn, tôi mong rằng ông sẽ làm tất cả để tránh cuộc chiến tranh giữa Mỹ và Nhật”.

        Một tháng sau khi bắt đầu cuộc hành quân Barbarossa của Hitler tấn công vào Liên Xô, người Nhật đã tiến vào Đông Dương mà không nhìn thấy trước rằng, diều đó chắc chắn sẽ gây ra chiến tranh với Mỹ Hirohito đã nói với quan giữ ấn nhỏ Marquis Kido - người được xem như cố vấn chính của ông: “Tôi không hoàn toàn hài lòng khi chúng ta tự hành động và lợi dụng điểm yếu của bên khác giống như kẻ cướp tại đám cháy. Tuy nhiên, để dối phó với tình hình không ổn định như hiện nay, chúng ta không được nản chí... Tôi hy vọng rằng ông sẽ tỏ rõ sự thận trọng khi tiến hành những kê hoạch của mình”.

        Giống như người Anh ở Miến Điện, chính phủ Vichy tại Pháp cũng bị buộc phải cắt đường tiếp tế ngang qua Đông Dương cho lực lượng của Chiang. Tuy nhiên, vào tháng 7 năm 1941, lực lượng quân Nhật đã chiếm các căn cứ của Pháp ở phía nam Đông Dương. Dường như việc xâm chiếm chỉ là màn mở đầu cho sự xâm lược Malaysia, Philippines và Ấn Độ. Người Anh đáp trả bằng cách nhanh chóng mở lại Miến Điện để bày tỏ thiện chí chống lại sự bành trướng vô cớ của Nhật Bản. Sau đó, người Nhật tuyên bố chính điều này đã làm cho việc xâm lược Malaysia và Ấn Độ của họ là không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, họ không có lý do để xâm chiếm Đông Dương của Pháp bởi vì những đường tiếp tế của cả Anh và Pháp cho Chiang đều đã bị cắt.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #58 vào lúc: 13 Tháng Mười, 2019, 07:19:06 am »


        Mỹ, Anh và Hà Lan đáp trả băng cách ban hành lệnh cấm vận việc cung cấp dầu, sắt và thép từ bất kỳ lãnh thố hay quốc gia lệ thuộc nào cho Nhật Bản. Tài sản của Nhật Bản tại Mỹ cũng bị đóng băng.

        Phải mất một thời gian để người Nhật nhận ra rằng Mỹ là đối thủ không thể xem thường: Phản ứng của họ sau đó được kết luận rằng chiến tranh với Mỹ là điều không tránh khỏi, và chính người Mỹ đã muốn điều đó. Đô đốc Nagano - trưởng chỉ huy hải quân - đã tóm tắt quan điểm của Nhật Bản tại hội nghị nội các lịch sử vào ngày 3-9: Hiện tại, với tình trạng đất nước bị thiếu dầu, quân Đồng minh có thể mạnh hơn và Nhật Bản yếu đi. “Mặc dù ngay lúc này đây tôi tự tin rằng chúng ta có cơ hội chiến thắng trong cuộc chiến này, nhưng tôi cảm thấy cơ hội này sẽ biến mất cùng với thời gian” - Tojo tin rằng thắng lợi không có nghĩa là chắc chắn, nhưng Nhật Bản không còn sự lựa chọn nào khác. Nhật Hoàng thúc giục Konoye hãy cố gắng đến phút cuối cùng để hòa giải với người Mỹ.

        Tuy nhiên, người Nhật chí ít cũng đủng một điểm: Giờ đây hòa bình là không thể vì người Mỹ quyết tâm tham chiến, ngoại trừ việc Nhật Bản đầu hàng cùng với các điều khoản bẽ mặt. Khi xâm lược Đông Dương của Pháp, người Nhật đã tính toán sai lầm một cách thảm hại (mặc dù họ bào chữa rằng không hề có một tín hiệu rõ ràng nào từ Washington đế dừng lại). Hành động đơn lẻ này đã nhận được sự đồng thuận của các trung tâm quyền lực chính của Nhật Bản là Nhật Hoàng và hoàng gia (dù là miễn cưỡng), hoàng tử Konoye, nội các, quân đội, hải quân, zaibatsu, quan lại - được xem như bước quyết định.

        Tại sao nước Mỹ lại phản ứng một cách sốt sắng và kiên quyết đối với việc xâm chiếm Đông Dương của Nhật Bản, trong khi trước đây lại phản đối một cách thụ động lúc Nhật Bản tiến hành chiến tranh chống lại Trung Quốc? Hai lời giải thích sau đây đều có lý:

        Với việc tấn công vào Đông Dương, Nhật Bản đã thực sự đe dọa Đông Nam Á, điều này chắc chắn chống lại lợi ích chiến lược của Mỹ: Nhật Bản nên có sự thống trị rõ ràng đối với phía Tây Thái Bình Dương; Mỹ có thể tận dụng nguồn cung cấp các nguyên vật liệu chiến lược từ các thuộc địa.

        Lý do thứ hai: Roosevelt cảm thấy lo lắng nếu tham gia vào chiến tranh châu Âu, do ông bị thuyết phục bởi Churchill về những nguy hiểm khi nước Đức thực hiện quyền bá chủ trên toàn châu Âu. Điều này phần nào giải thích tại sao người Mỹ chấp nhận bỏ qua cuộc chiến tranh của Nhật Bản với Trung Quốc, mà không bỏ qua việc xâm lược Đông Dương. Roosevelt thừa biết rằng việc chống lại Nhật Bản tất yếu sẽ dẫn đến chiến tranh; và người Nhật đã tấn công Trân Châu Cảng, cùng lúc với tuyên bố của Hitler về chiến tranh tại châu Mỹ. Lúc này Mỹ mới nhanh chóng tham gia vào cuộc chiến tranh ở châu Âu.

        Roosevelt muốn lực lượng của Mỹ được phân công tham chiến tại châu Âu chứ không phải vùng Viễn Đông. Roosevelt xem chiến tranh với Nhật Bản gần như là công việc phụ. Ông tự tin rằng cuối cùng sẽ chiếm ưu thế ở đó, những chú ý ban đầu của Tổng thống Mỹ đã đi vượt qua châu Á.

        Bốn tháng sau khi lệnh cấm vận ban hành, Đô đốc Nagano đã nói với Hirohito rằng: “Thật ra, ngay cả chúng tôi cũng không chắc về chiến thắng”. Vào ngày 6-9, kế hoạch phác thảo cho chiến tranh được chấp thuận trước Nhật Hoàng. Tuy nhiên ông vẫn yêu cầu phải tiến hành mọi nỗ lực ngoại giao. Ông nói với Konoye trong bản tường thuật của Kawahara:

        “Đánh giá từ những kế hoạch này, ưu tiên việc chuẩn bị cho chiến tranh, những thương lượng ngoại giao bị đẩy xuống vị trí thứ hai. Tôi có cảm giác chiến tranh là ông chủ, còn việc ngoại giao là kẻ nô lệ!”. Ông đã yêu cầu dứt khoát “Việc chuẩn bị chiến tranh và ngoại giao không thể đặt ngang bằng nhau, những nỗ lực ngoại giao phải được thực hiện trước”. Sau đó, ông đã triệu Sugiyama đến, hỏi về chiến dịch phía nam và viễn cảnh của nó. Sugiyama trả lời: “Chỉ là Đông Nam Á. Chúng ta có thể giải quyết vấn đề này trong khoảng 3 tháng”.

        Nhật Hoàng trả lời một cách sắc sảo: “Ông là Bộ trưởng Chiến tranh khi sự kiện Trung Quốc xảy ra và ông trả lời tôi nó sẽ được giải quyết trong vòng một tháng. Giờ đã 4 năm mà nó vẫn còn tiếp tục phải không?”. Sugiyama bào chữa rằng Trung Quốc quá rộng lớn, nhưng Nhật Hoàng đã chặn ngay: “Ồng nói Trung Quốc quá rộng? Không phải Thái Bình Dương còn lớn hơn hay sao? Điều gì khiến ông chắc rằng chỉ cần 3 tháng?” Sugiyama chỉ còn biết im lặng. Thế nhưng Nhật Hoàng lại chưa muốn kết thúc. Ông muốn biết nhiều hơn về những kế hoạch của quân đội, ông hỏi tiếp: “Ông chắc rằng mình có thể chiến thắng?”.

        “Tôi không thể khẳng định, nhưng có thể nói rằng trong mọi khả năng chúng ta sẽ chiến thắng. Tuy nhiên không thể chắc chắn về điều đó,” Sugiyama nói lập lờ nước đôi.

        “Tôi hiểu!” Nhật Hoàng nói lớn tiếng khác hẳn mọi khi.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #59 vào lúc: 13 Tháng Mười, 2019, 07:19:34 am »


        Những ngày tiếp theo, Nội các chấp thuận hai cách giải quyết có tính chất quyết định. Đầu tiên, “Để gìn giữ sự độc lập và tự chủ của Nhật Hoàng, Nhật Bản nhất định không được thua cuộc trong trận chiến với Mỹ, Anh và Hà Lan, do đó, việc chuẩn bị chiến tranh phải được hoàn tất trước cuối tháng 10”. Thứ hai, “Song song với điều trên, trong nỗ lực để thỏa mãn những yêu cầu của Nhật Hoàng, Nhật Bản sẽ cố gắng áp dụng tất cả các biện pháp ngoại giao đối với Mỹ và Anh”.

        Người đứng đầu hội đồng - đại diện cho Nhật Hoàng -  đã gửi một số câu hỏi đến Bộ trưởng Hải quân. Nhật Hoàng khuyên không đặt câu hỏi với ông. Sau khi mọi người kết thúc, ông giận dữ viết ra một bài thơ của Hoàng đế Minh Trị:

        Tôi tin rằng đây là một thế giới.
        Trong đó tất cả mọi người đều là anh em.
        Ngang qua bốn biển.
        Tại sao lại làm sóng và gió.
        Để giờ sinh ra sự hỗn loạn này?


        Các lãnh đạo quân đội an ủi ông rằng họ sẽ cố gắng hết sức để dàn hòa. Hoàng tử Konoye đang bị thúc giục tiến hành cuộc gặp thượng đỉnh với Roosevelt. Tuy nhiên, người Mỹ cũng đang đánh giá việc chuẩn bị cho chiến tranh của Nhật Bản thông qua MAGIC - tên mật cho việc chọc thủng phòng tuyến bằng cách giải mã các thông tin liên lạc của Nhật Bản được phục vụ trong suốt chiến tranh Thái Bình Dương. Vào tháng 9, Roosevelt đã thảo ra các điều khoản cho việc hòa giải nhưng người Nhật không chấp nhận. Người Mỹ nhấn mạnh rằng họ yêu cầu không những rút lui khỏi Đông Dương mà phải rút khỏi cả Trung Quốc nữa. Đây được xem như một hành động không thể chấp nhận được trong việc mở rộng, dường như còn là cách trêu tức người Nhật. Đổi lại, lệnh cấm vận sẽ được xóa bỏ. Thủ tướng đã có cuộc gặp bí mật với đại sứ Mỹ tại Tokyo - Joseph Grew - để thúc đẩy cuộc gặp thượng đỉnh.

        Vào ngày 12-10, Konoye đã gặp Tojo - Bộ trưởng Chiến tranh và hiện tại được biết đến với cương vị thủ lĩnh của Nhóm Điều hành trong quân đội, cố thuyết phục ông rút “một số” đội quân khỏi Trung Quốc. Tojo thẳng thừng từ chối và chắc chắn rằng người Mỹ cũng sẽ từ chối như vậy. Sau đó, bản thân Hirohito cũng chấp nhận rằng chiến tranh là không thể tránh được, ông đã nói với Kido rằng:

        “Trong hoàn cảnh hiện tại, tôi nghĩ việc thương lượng giữa Mỹ - Nhật ít có hy vọng thành công”.

        Ngày 14-10, Tojo đã gửi tối hậu thư cho Konoye, ép buộc ông từ chức vì ông đã không báo cáo rằng có một số sự chia rẽ nghiêm trọng trong nội bộ hải quân (Konoye đề nghị toàn bộ hải quân tham gia chống lại chiến tranh, điều này gây tranh cãi với Tojo). Đối mặt với viễn cảnh chính phủ sụp đổ, Konoye đã yêu cầu một người ôn hòa -  hoàng tử Hikashikuni - lên thay thế ông. về sau, người họ hàng này của Nhật Hoàng xác nhận rằng ông đã khuyên Konoye hãy tiến lên và lập ra chính phủ khác, sa thải Tojo. Tuy nhiên, điều này có thể dẫn đến một việc làm táo bạo của quân đội mà Nhật Hoàng lo sợ rằng mức độ sẽ nặng nề hơn. Để thay thế, Hirohito đã bổ nhiệm Tojo làm Thủ tướng cùng với một việc đáng chú ý là Kido được đề bạt làm Bộ trưởng Chiến tranh”.

        Hideki Tojo là con trai của một vị tướng nổi tiếng dưới thời Hoàng đế Minh Trị. Ông có vẻ bề ngoài thấp bé, cách ăn mặc không mấy thiện cảm như binh lính Nhật Bản thông thường: Giày không bóng láng, quần rộng thùng thình, đồng phục không ủi. ông hoàn toàn tương phản với người tiền nhiệm trước - tướng Araki - một nhà hùng biện xuất sắc. Tojo nói ngắn gọn và chính xác vào thẳng vấn đề. Ồng vừa là nhà quản lý tài năng vừa là tướng chỉ huy hiệu quả trên chiến trường. Đầu tiên, ông giữ chức chỉ huy cảnh sát quân sự trong quân đội Kwantung ở Mãn Châu, tiếp đó trở thành chỉ huy lực lượng cơ giới hóa của Nhật Bản tại Trung Quốc và sau đó được bổ nhiệm làm phó Bộ trưởng Chiến tranh trong nội các nhiệm kỳ thứ nhất của Konoye. Tài năng của ông đã làm Konoye chú ý, ông được đề bạt làm chỉ huy lực lượng không quân. Konoye cũng đã bổ nhiệm ông vào chức vụ Bộ trưởng Chiến tranh trong nội các nhiệm kỳ thứ hai và thứ ba, dưới áp lực của những quân nhân cực đoan.

        Tojo là người có ảnh hưởng lớn. Ông đã thiết lập lại kỷ luật trong quân đội, giải tán các sư đoàn bộ binh, kỵ binh và pháo binh riêng lẻ cũng như cục quân nhu hàng không để quân đội trở nên thống nhất hơn và những sĩ quan có năng lực có thể được chuyển từ một nhánh của quân đội đến các nhánh khác một cách nhanh chóng. Kinh nghiệm của Tojo tại Trung Quốc đã dạy ông giá trị của sức mạnh không quân, sự cơ giới hóa và chiến thuật chiến tranh chớp nhoáng và ông đã lập bộ phận “Vũ khí hiện đại” trong quân đội. Ồng sở hữu một trí tuệ quân sự lỗi lạc và là nhà chiến lược tài giỏi. Ông mạnh mẽ, kiên quyết, trung thành tuyệt đối với Nhật Bản và Nhật Hoàng.
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM