Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 04:22:26 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: MacArthur, Hirohito - Cuộc đọ sức tay đôi giữa Mỹ và Nhật  (Đọc 10964 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #40 vào lúc: 10 Tháng Mười, 2019, 04:33:51 am »


        Cảnh sát và Bộ Nội vụ hợp tác chặt chẽ với ông. Ở cấp độ nội các, một sự liên minh không chính thức xuất hiện giữa các bộ trưởng của Bộ Nội vụ, Chiến tranh và Hải quân, những người vui mừng đón nhận sự trợ giúp của Genyosha. Việc tổ chức cũng cho quân đội một hoạt động không chính thức về thu thập tin tức tình báo ở nước ngoài. Những liên hệ với hội chống Manchu, một nhóm những người theo chủ nghĩa dân tộc ở các lãnh thổ thuộc địa và bất đồng quan điểm Hồi giáo ở Trung Á được thành lập và phát triển. Vào năm 1882, Toyama, với sự giúp đỡ của Kumamoto Soaisha, đã gửi 100 binh lính trẻ đến Trung Quốc để thu thập thông tin.

        Song song với sự phát triển của Genyosha (Hội Biển đen) và Kokorykai (Hội Rồng đen) là tập hợp những triết gia quá khích, trong đó người nổi tiếng nhất là Ikki Kita, được xem là cha đẻ của chủ nghĩa phát xít Nhật Bản. Kita là người trí thức. Quyển sách của ông, Kế hoạch hồi sinh Nhật Bản được xuất bản năm 1923 và ngay lập tức bị cấm bởi những quan điểm theo chủ nghĩa quân bình của nó. Ông đưa hai quan niệm, một là sự khao khát bình đẳng, mong muốn quốc gia tự khẳng định mình và gắn kết chúng còn gần hơn so với Hitler và Mussolini đã làm. Ông tìm kiếm sự thành lập một “Đế chế cách mạng Nhật Bản” thông qua cuộc đảo chính của quân đội, điều này tạo ra mối ràng buộc không thể chia cắt giữa Nhật Hoàng với lực lượng vũ trang và nhiệm vụ sẽ là sự bành trướng của Nhật Bản ra nước ngoài.

        Trong nước, chương trình của ông rất triệt để: Những người giàu bị tước đoạt ruộng đất và sự thống trị về tài chính. Nền kinh tế sẽ do nhà nước kiểm soát và đặt chân vào chiến tranh. Cải cách ruộng đất sẽ được ban hành để bảo vệ cho những nông dân làm thuê. Chia sẻ lợi nhuận và ngày làm việc 8 tiếng sẽ được quy định cho công nghiệp; công dân có quyền tự do.

        Quan điểm quốc tế của Kita thể hiện rằng, nước Anh - “Một người giàu đứng trên cả thế giới” và Nga - “Địa chủ lớn nhất của bán cầu phía bắc”, cần bị trục xuất bởi những quốc gia châu Á mà dẫn đầu là Nhật Bản. “Hàng triệu người anh em của chúng ta ở Trung Quốc và Ấn Độ không còn con đường nào khác để giành độc lập nếu không có sự hướng dẫn và bảo vệ của chúng ta”. Nhật Bản nên “Giương cao ngọn cờ của một quốc gia châu Á hàng đầu và giữ vị trí lãnh đạo trong liên đoàn thế giới”. Nhật Bản không hành động ngoài chủ nghĩa vị tha, tất nhiên: Một lý do cho cuộc đấu tranh này là với Nhật Bản, “Những vùng rộng lớn tương xứng để hỗ trợ cho dân số ở mức ít nhất là 244 triệu là hoàn toàn cần thiết trong một trăm năm kể từ bây giờ”. Ngay cả một số người cộng sản không quy phục cũng theo ý nghĩ tương tự: Nhật Bản có nhiệm vụ lãnh đạo “Một cuộc chiến cấp tiến đối với nhân dân châu Á” chống lại chủ nghĩa tư bản Anh và Mỹ.

        Những tư tưởng của Kita có thể được chỉ ra rõ ràng trong hai lời diễn đạt sau. Trong quân đội, Bè phái Con đường Đế quốc được chỉ huy bởi tướng Sadao Araki, người trở thành Bộ trưởng Chiến tranh vào năm 1931. Hoàng thân Konoye của gia đình Fujiwara đáng kính, sau đó trở thành Thủ tướng lắm thị phi, đã tranh luận vào những năm 1920 rằng Anh và Mỹ đang theo đuổi các chính sách để kiềm giữ “Những người nghèo”, chỉ trích Nhật Bản “Để duy trì mãi mãi sự lệ thuộc vào các nước phát triển hơn”. Ông kết luận, “Cần phải phá vỡ tình trạng này nhằm mục đích tự bảo toàn, giống như Đức”. Bè phái Con đường Đế quốc có ảnh hưởng lớn đến các sĩ quan cấp dưới. Nhiều người trung thành với cái trở thành học thuyết của cuộc khôi phục Showa: Sự tranh luận rằng, chỉ sau cuộc khôi phục Minh Trị, các Hoàng thân phong kiến, daimyo, đã phải giao lại ruộng đất của họ cho Nhật Hoàng, vì thế zaibatsu phải giao nộp sự giàu có của họ cho Nhật Hoàng. Tính phổ biến của những quan niệm này đã lan truyền từ tầng lớp samurai truyền thống cho đến sĩ quan quân đội và các tầng lớp mới rằng sắp xảy ra việc trưng thu tài sản.

        Quyền cơ bản (chủ trương bình đẳng xã hội, chủ nghĩa dân tộc, sự thống nhất của nhân dân Nhật Bản dưới bóng của Nhật Hoàng, lòng căm thù chủ nghĩa tư bản, dù trong nước hay nước ngoài, mong muốn lãnh đạo các dân tộc châu Á trong cuộc vận động chống lại phương Tây) đã trở thành lời kêu gọi quần chúng, nhất là những tầng lớp trong xã hội Nhật Bản đang chịu đựng sự tàn phá của công nghiệp hóa và sự khủng hoảng, rất nhiều trẻ em bị buộc phải nhập ngũ.

        Ở Nhật Bản, sự ràng buộc giữa tầng lớp kinh doanh lớn và các đảng phái chính trị là điều không tránh khỏi. Khi nền kinh tế Nhật Bản bùng nổ, những mối ràng buộc này có thể chấp nhận được. Các cuộc bầu cử được tài trợ bởi những món quà lớn từ các zaibatsu, và những nhà chính trị sẽ dùng các món hối lộ này để giúp họ chiến thắng. Từ đó, các zaibatsu sẽ thao túng các chính sách theo hướng có lợi cho hoạt động của mình.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #41 vào lúc: 10 Tháng Mười, 2019, 04:35:07 am »


Chương 14

NUỐT SỐNG MANCHURIA

        Với Nhật Bản, cuộc khủng hoảng tài chính đến và kết thúc sớm hơn những nơi khác. Vào năm 1927, một ngân hàng nhỏ bị phá sản; tiếp đó là 36 ngân hàng khác. Zaibatsu đã thôn tính nhiều nạn nhân không may. Cuộc khủng hoảng bắt nguồn từ sự thống trị hệ thống ngân hàng của các zaibatsu. Cụ thể hơn là việc mở rộng hệ thống tiền tệ ngay cả khi nó không được bảo đảm bởi sự phát triển kinh tế thực. Chính phủ Nakatsuki sụp đổ, và Tướng Giichi Tanaka thuộc đảng đối lập Seiyukai lên nắm quyền. Trong khi đó, thái độ thù địch và coi thường các zaibatsu không ngừng tăng lên, nhất là trong tầng lớp quân đội và giai cấp nông dân.

        Cuộc khủng hoảng diễn ra trùng với thách thức của Nhật Bản ở nước ngoài. Nhiều sĩ quan quân đội bị hoảng sợ khi chính phủ gần như không can thiệp vào Trung Quốc: Tuy nhiên, cùng năm ấy, lực lượng dân tộc Tưởng Giới Thạch đã nắm quyền chỉ huy tại thung lũng Yangtze và di chuyển lên phía bắc để củng cố việc chiếm giữ trên toàn đất nước. Lần đầu tiên, người Nhật lo sợ Trung Quốc có thể đe dọa lợi ích của họ tại Mãn Châu. Trong tình thế này, nhiều sĩ quan cho rằng nên thực hiện chính sách hòa giải của Shidehara. Chính sách đối ngoại yếu kém, sự mục nát, đời sống chính trị dân chủ, sự bóc lột và khủng hoảng kinh tế bắt đầu trở thành nỗi ám ảnh trong giới quân đội Nhật Bản: Phải làm một điều gì đó. Cuộc chiến ban đầu để giành quyền kiểm soát của Nhật Bản gắn liền với cuộc mưu sát tư lệnh trưởng người Mãn Châu, Chang Tso-lin.

        Chang là người trung thành được Nhật Bản bảo trợ. Ông là một chỉ huy quân đội ghê gớm và không tận tâm tại miền nam Mãn Châu từ năm 1920, cai quản thành phố phía nam của Mukden. Chang được người Nhật hỗ trợ và sẵn sàng hợp tác với Nhật Bản; ông cũng là người kiên quyết chống Nga. Tuy nhiên, ông lại thực sự tham vọng và muốn tiếp quản toàn Trung Quốc. Vào thời đó, chính phủ Nhật Bản đưa ông lên để làm bù nhìn của Mãn Châu, cùng lúc làm nản mục tiêu của ông đối với miền nam. Vì vậy, các nhà cố vấn người Nhật được đưa vào bộ máy quản lý của Chang, một mặt theo dõi và mặt khác hỗ trợ cho ông. Các đoàn quân Nhật sớm đánh trả Chang khi cuộc nổi loạn bị đe dọa. Là đồng minh, nên người Nhật sẽ bảo hộ Mãn Châu từ tháng 12 năm 1925. Với khoảng 100 ngàn người Nhật sinh sống không thể bảo vệ quyền lợi của Nhật Bản ở đó, cùng nhiều lợi ích thường mại đang bị đe dọa, lực lượng Nhật Bản, quân đội Kwantung, đã được đưa đến.

        Với những kềm chế như vậy, Chang vẫn thể hiện sự độc lập bằng cách lập hệ thống giáo dục kiểu Trung Quốc để tranh đua với Nhật Bản, cho phép các công ty Trung Quốc cạnh tranh với các công ty Nhật Bản, tiếp tục mục tiêu của mình đối với phần còn lại của Trung Quốc. Năm 1926, ông tự tin đến nỗi tiến quân từ Mãn Châu đánh chiếm thủ đô Bắc Kinh. Điều này đã cảnh báo người Nhật vì họ không bao giờ muốn đưa Trung Quốc vào cuộc nội chiến trong giai đoạn này và càng không muốn trở thành kẻ thù với tướng Tưởng Giới Thạch.

        Tướng Tanaka, Thủ tướng mới của Nhật Bản, cố gắng liên hệ trực tiếp với Chiang, hứa rằng lực lượng của ông sẽ nhanh chóng ngăn chặn Mãn Châu. Lực lượng của Chiang không ngừng tiến vào Bắc Kinh và Tanaka buộc phải đưa tối hậu thư thông báo răng bằng mọi giá, Nhật Bản sẽ chống lại bất kỳ sự xâm phạm nào đến Mãn Châu. Đồng thời, Chang cũng được lệnh phải rút quân khỏi Bắc Kinh trở về Mãn Châu, hoặc người Nhật sẽ chống lại ông. Sau đó, Nhật Bản thông báo với Chang răng ông không được phép đến miền nam lần nữa. Mục tiêu của họ rõ ràng là muốn giữ Mãn Châu và ngăn nó tham gia vào cuộc nội chiến Trung Quốc.

        Sau đó, tại đây đã diễn ra một sự kiện khó xử nhất trong lịch sử chủ nghĩa đế quốc Nhật Bản. Khi viên tư lệnh từ Bắc Kinh đến Mukden, một quả bom được cài dưới chuyến tàu của ông theo lệnh của đại tá Daisaku Komoto, một viên sĩ quan lớn tuổi của quân đội Kwantung. Chang bị thương rất nặng và chết ngay sau đó. Lúc đầu Tưởng Giới Thạch bị tố cáo đã làm việc này. Sau đó, vụ nổ đã được giải thích một cách rộng rãi. Sự việc này là một ví dụ điển hình của quân đội Nhật Bản thường hành động một mình mà không tham khảo ý kiến của lãnh đạo cấp cao ở Tokyo, của chính phủ hay Nhật Hoàng.

        Nhật Hoàng Hirohito đã cai trị Nhật Bản được gần 6 năm. Ông vẫn được hỗ trợ bởi Hoàng thân Saionji, người rất ghét chủ nghĩa quân phiệt và đã sống lâu hơn đối thủ Yamagata của mình. Saionji thẳng thắn phê bình sự thiếu dũng cảm của Hirohito. Hoàng thân Kuni, cha vợ của Hirohito cũng nói với con gái mình, cũng là hoàng hậu, “Nhật Hoàng đương triều còn thiếu ý chí. Vì thế ngài cần sự trợ giúp của con. Hãy mạnh mẽ lên!”.

        Hirohito còn trẻ, bốc đồng. Nhật Hoàng cũng nhận định rằng việc mở rộng quân sự vào Mãn Châu sẽ gây ra đối kháng với người Trung Quốc và ông đã phản đối việc đó.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #42 vào lúc: 10 Tháng Mười, 2019, 04:35:34 am »


        Thủ tướng Giichi Tanaka, được Nhật Hoàng triệu tập sau vụ ám sát và ông hứa sẽ có biện pháp đối với thủ phạm. Hirohito nói với ông rằng, “Bất kể Chang Tso-lin có như thế nào di nữa thì ông cũng là nhà cầm quyền được bồ nhiệm ở Mãn Châu. Việc quân đội nhúng tay vào vụ ám sát là hoàn toàn sai trái”. Tanaka đã chuẩn bị bản báo cáo đầy đủ về sự việc, mà thực ra đó là một bản minh oan. Hirohito rất giận dữ. Ông đã hỏi Thủ tướng “Điều này không có gì mâu thuẫn với những gì khanh đã nói với ta trước đây chứ?” Tanaka trả lời rằng ông có thể đưa ra một số lời giải thích cho điều đó. Sau đó, Nhật Hoàng đã nói một cách rõ ràng, “Ta không muốn nghe những lời giải thích của khanh”, rồi ông rời khỏi phòng. Thủ tướng ngay lập tức từ chức vì không còn lựa chọn nào khác trước sự lạnh nhạt của Hoàng thượng.

        Vài năm sau, Hirohito lấy làm tiếc vì sự giận dữ của mình. “Lúc đó tôi còn quá trẻ”. Hiến pháp Minh Tri đã quy định rằng Nhật Hoàng phải theo lời khuyên của Thủ tướng trong các vấn đề về chính trị. Hirohito đã xử sự như một chàng thanh niên nóng nảy, bất chấp hiến pháp ngăn cản ông. Giờ đây ông đã chế ngự được tính nóng nảy của mình bằng kinh nghiệm.

        Từ việc này, âm mưu của những người theo chủ nghĩa quân phiệt bị thất bại và phản tác dụng đối với lợi ích của Nhật Bản. Không phải quân đội Kwantung cũng không phải tướng lĩnh cấp cao Nhật Bản tạo nên sự thay đổi. Con trai của Chang, Chang Hsueh-Liang, đã tiếp quản quân đội của cha và nhanh chóng bắt đầu theo đuổi chính sách chống lại các lợi ích của Nhật Bản, đạt được thỏa thuận với Tưởng Giới Thạch vào tháng 12. Tại Trung Quốc đã xuất hiện sự tẩy chay hàng hóa Nhật Bản. Người Nhật bị đặt vào thế phải phòng thủ và vào tháng 6 năm 1929, phải chính thức công nhận Tưởng Giới Thạch là người lãnh đạo hợp pháp của Trung Quốc.

        Trên hết, có vài khả năng mà Komoto đã hành động theo sự chỉ đạo bí mật từ chính phủ: Chang trở thành nhân vật gây lúng túng cho người Nhật và là sự cản trở cho những mối quan hệ bình thường với Trung Quốc; việc diệt trừ ông có thể giúp đạt thỏa thuận với Chiang. Nếu Komoto (người suýt bị đưa ra xét xử ở tòa án quân sự) đang hành động dưới sự chỉ đạo của chính phủ, có thể ông sẽ được giảm nhẹ tội. Trường hợp ngược lại, không những ông mà cả những người trong quân đội nóng nảy sẽ bị trách phạt.

        Lúc này, quân dội chính quy của quốc gia trở nên hùng mạnh hơn nhiều so với trước, bất ngờ thâu tóm các cơ hội để can thiệp và định hướng cho các công việc quốc gia đại sự của Nhật Bản. Nhất là khi quân đội nhìn thấy một vài thuộc địa của Nhật Bản có nguy cơ bị đe dọa bởi người Trung Quốc với sự giúp đỡ của chủ nghĩa Bônsêvíc của Nga cùng chủ nghĩa đế quốc Anh và Mỹ. Bản thân quân đội tin vào khả năng chiến thắng mọi cuộc chiến tranh mà nó đặt chân vào: Những chính trị gia đang chờ đợi điều gì?

        Tại Mãn Châu, nơi rất nhiều người Nhật sinh sống và nhiều lợi ích đang bị đe dọa, vào năm 1930, các nhà chính trị đã cho phép lập ra một bang chống Nhật Bản trung thành với Tưởng Giới Thạch - có lẽ đây là người đàn ông đã hất cẳng Nhật Bản ra. Quân đội được xem như những hậu duệ trực tiếp của thị tộc Choshu. Nó tiếp cận trực tiếp với Nhật Hoàng, vượt qua cả nội các và tự хеш như ở trên những quyết định của chính phủ. Nhật Hoàng là người trẻ tuổi chịu ảnh hưởng của những nhà cố vấn “Theo tư tưởng chủ bại”; lòng trung thành với ông không bắt buộc phải trung thành với những ảnh hưởng thối nát quanh ngai vàng, như nhiều cuộc nổi loạn của samurai “Trung thành” trong quá khứ đã chứng minh. Sự thanh khiết của samurai Nhật Bản đang bị hủy hoại bởi những tác động của thành thị và thế giới.

        Quan điểm của một số sĩ quan quân đội cấp cao ôn hòa và một số người ủng hộ chủ nghĩa hợp hiến không chỉ bị ảnh hưởng bởi những sĩ quan nóng vội cấp dưới mà còn bởi nhiều thành viên cấp cao trong ban tham mưu. Những gì xảy ra trong vài năm tiếp theo thường được mô tả như những hành động của một số ít người quá khích. Tuy nhiên, tất cả những chứng cứ đều ám chỉ rằng ban tham mưu đã trực tiếp bị lôi kéo vào.

        Hai sự kiện đã phá vỡ những bó buộc còn tồn tại trong quân đội và những người theo chủ nghĩa dân tộc. Vào năm 1930, tại hội nghị giải trừ quân bị hải quân London, đoàn Nhật Bản trong đó có Bộ trưởng Hải quân, đã đồng ý giới hạn số lượng tàu chiến Nhật Bản ở Thái Bình Dương. Điều này ngay lập tức gặp sự tranh cãi trong ban chỉ huy hải quân. Thủ tướng Tanaka đã từ chức sau lời chỉ trích của Nhật Hoàng về thất bại trong việc ngăn chặn vụ ám sát Chang Tso-lin. Kế nhiệm ông là thủ lĩnh của phe đối lập, một ông già nóng nảy, Yuko Hamaguchi. Bộ trưởng Chiến tranh là tướng Ugaki ôn hòa, một trong số những người ủng hộ chủ nghĩa hợp hiến sau cùng. Chính phủ đã bị bại hoại vì quá thân cận với Mitsubishi. Ngoại trưởng Jinnosuke Inouye, là con rể của người đứng đầu gia đình đó, nhưng nổi tiếng là nhà kinh tế tài giỏi và lương thiện.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #43 vào lúc: 10 Tháng Mười, 2019, 04:35:50 am »


        Hamaguchi, người đã từng giữ chức vụ Bộ trưởng Hải quân tại Tokyo, lập tức tán thành hiệp định London. Điều này cũng làm Inouye hài lòng vì ông đang muốn cắt giảm chi phí quân đội. Những người theo chủ nghĩa dân tộc bất bình cho rằng ông đã hành động trái với hiến pháp khi bỏ qua ý kiến của ban tham mưu hải quân (mặc dù chính Bộ trưởng Hải quân cũng đã đến hội nghị). Các sĩ quan quân đội cấp cao đã hoảng sự khi biết rằng dường như hải quân đang mất dần quyền lực tự trị trong việc ra quyết định chính trị vào tay các đại biểu dân thường.

        Sự trì trệ trên toàn thế giới đã đến. Nhật Bản đã nếm trải trước điều này vào năm 1927 và .kết quả là có một vị thế tốt hơn để đối mặt với nó so với đa số các nước khác trong thế giới công nghiệp. Sự khủng hoảng ảnh hưởng đến Nhật Bản thông qua ba lĩnh vực rất cụ thể: Đầu tiên, xuất khẩu của Nhật Bản giảm mạnh từ năm 1929 đến 1931. Thị trường tơ lụa ở Mỹ ế ẩm đã de dọa đến nhiều tá điền nhỏ và nhấn chìm phía bắc Nhật Bản vào cảnh nghèo đói và xa hơn, mùa gạo năm 1932 bị thất bát đã dẫn đến nạn đói lớn. Tá điền buộc phải bán con gái cho những nhà thổ để thoát khỏi cái đói. Đại diện tự phong của quần chúng ở nông thôn là những người theo chủ nghĩa dân tộc đại diện cho khát vọng của tầng lớp nông dân. Họ tố cáo sự ngược đãi của các quan chức địa phương và cả chính phủ.

        Thứ ba, cách tiếp cận hòa bình đối với tự do hóa thương mại và thương lượng giờ đây bị vạch ra như một điều giả dối: Khi các nước dựng lên những rào cản thương mại theo sau cuộc khủng hoảng, Nhật Bản không còn gì để đạt được khi tiếp tục chấp thuận hệ thống “Mở cửa” và “Hiệp ước cản”, những cái mà Nhật Bản luôn nghi ngờ rằng đó chính là những phương sách hèn hạ cho việc khai thác thuộc địa của các thế lực phương Tây. Từ đó về sau, chính sách của Nhật Bản là tạo ra một rào cản thương mại tự cung tự cấp và tống cổ những tên thực dân ra khỏi châu Á. Năm 1931, một nghị viên nổi tiếng lý luận răng, “Chiến tranh kinh tế” đang được lãnh đạo để tạo ra “Những rào cản kinh tế lớn”.

        Quân đội quyết định hành động. Nhật Hoàng phải được giải thoát khỏi những cố vấn mục nát của ông. 'Những người theo chủ nghĩa hành động trên ba mặt trận: Thông qua khủng bố trong nước, qua việc chuẩn bị cho một việc làm táo bạo nhằm đe dọa chính phủ thường dân phải khuất phục thực sự, và qua sự theo đuổi chính sách hung hăng, độc lập ở Mãn Châu.

        Rất khó thổi phồng sự sợ hãi mà Nhật Bản bị nhấn chìm vào đó bởi cơn lốc của những việc làm trong năm 1930. Tháng 11 năm 1930, Hamaguchi bị ám sát bởi một tên khủng bố ngay tại ga Tokyo, chín năm sau vụ ám sát Нага. Shidehara, người đang giữ chức Ngoại trưởng, lên làm Thủ tướng cho đến tháng 4 năm sau, khi Hamaguchi quay lại cương vị bất chấp những vết thương chưa lành. Hamaguchi cũng qua đời sau một thời gian ngắn.

        Chỉ vài tháng sau vụ ám sát, một nhóm sĩ quan quân đội bị phát hiện đang âm mưu đưa Bộ trưởng Chiến tranh, Tướng Ugaki, lên lãnh đạo chính phủ quân đội. Tháng 3 năm 1931, Ugaki biết được âm mưu (“Sự kiện tháng 3”) và đã tố giác. Những người âm mưu bao gồm tướng Kuniaki Koiso, sau đó trở thành Thủ tướng, và phó ban chỉ huy. Trong sự việc này, rất nhiều sĩ quan có liên quan và tất cả đều không bị trừng phạt.

        “Sự kiện tháng 10” xảy ra sau vài tháng: Âm mưu lần này là để quở trách toàn bộ nội các chính phủ và lập ra hội đồng tư vấn quân đội. Các sĩ quan cấp cao lại liên quan một lần nữa và chỉ bị phát giác khi một số cảm thấy sợ hãi. Những người cầm đầu bị bắt sau một hoặc hai ngày, sau đó bị tống ra khỏi thủ đô.

        Không nản lòng, những kẻ ám sát và âm mưu lại sớm hình thành. Đầu năm 1932, Inouye, nguyên Bộ trưởng Tài chính, có liên hệ với Mitsubishi và Baron Dan, lãnh đạo tập đoàn đối thủ, Mitsui, đã bị ám sát bởi những thành viên của một giáo phái cuồng tín cánh tả. Ngày 15-5, Thủ tướng 75 tuổi, Tsuyoshi Inukai, bị bắn chết ngay tại nơi ở bởi 9 sĩ quan trẻ. Những tên giết người bị tuyên án tù. Đầu năm 1934, âm mưu đánh bom nội các của người kế nhiệm Inukai, Đô đốc Saito và lập ra chính phủ do một hoàng tử không được nêu tên trong gia đình hoàng tộc đứng đầu bị phát hiện. Tháng 8 năm sau, quyền Bộ trưởng Chiến tranh, tướng Nagata, bị chết dưới lưỡi gươm của một đại tá. Tất cả những việc này đều phục vụ cho việc làm táo bạo nhất vào tháng 2 năm 1936.

        Những việc kinh hoàng và sự cuồng tín quân sự này cho thấy hoàn cảnh mà những nhà ra quyết định Nhật Bản chịu đựng từ năm 1930 trở về sau. Những tên sát nhân cánh tả được trợ giúp và tiếp tay bởi Bộ Nội vụ, quân đội, quan lại và tòa án. Sự dũng cảm của những người phát hiện ra cũng đáng được tuyên dương. Phải nói rằng, những kẻ cánh tả đã tiếp quản chính phủ vào đầu những năm 1930. Tuy nhiên, hiếm khi những kẻ sát nhân cuồng tín bị ảnh hưởng bởi ý kiến rằng sẽ trao quyền lực cho lực lượng vũ trang xem như là cách duy nhất để khuyên giải và chế ngự họ. Nhiều gương mặt quân đội đã bắt đầu tiếp nhận nhiệm vụ trong những năm 1930. Chắc chắn rằng nhiều sĩ quan quân đội cấp cao đã bắt tay với các nhóm quá khích để nuôi dưỡng những tên sát nhân và những người vạch kế hoạch cho các việc làm táo bạo.

        Như vậy, những hành động dứt khoát chống lại bọn chúng là gần như không thể. Ai sẽ ra lệnh cho những hành động này? Nội các thường dân sắp sụp đố hay chính quyền do quân đội thống trị chịu trách nhiệm? Ai sẽ phá bỏ nó? Bộ Nội vụ, cảnh sát, tòa án hay quân đội? Cánh tả, như đã thấy, đã bị diệt trừ một cách tàn nhẫn, trong khi đó sự đe dọa đến từ cánh hữu và sự phức tạp của những chính sách nội bộ quân đội vào thời đó.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #44 vào lúc: 10 Tháng Mười, 2019, 04:36:55 am »


Chương 15

LIÊN MINH QUÂN ĐỘI - CÔNG NGHIỆP

        Khi Chiến tranh Thế giới lần thứ nhất nổ ra, Nhật Bản tham gia rất ít, ngoại trừ với vai trò có lợi là nhà cung cấp vũ khí cho các nước Tây Âu. Điều này đã gây những cảm giác lẫn lộn trong các nước đồng minh của Nhật Bản là Anh và Pháp. Đô đốc Jellicoe, chỉ huy hải quân người Anh, đã chỉ trích một cách gay gắt rằng, “Ngoài việc bán súng và đạn được cho người Nga, chúng tôi, Nhật Bản không tham gia đầy đủ vào chiến tranh”.

        Ngoài ra, quân đội Nhật Bản hoàn toàn không biết quan niệm mới về “Chiến tranh tổng lực” có được nhờ kinh nghiệm chinh chiến ở châu Âu. Không tham chiến và không đổi mới chiến lược cùng trang thiết bị, quân đội Nhật Bản dưới sự lãnh đạo của Aritomo Yamagata đã suy sụp ngay trong cuộc tấn công xâm lược Mãn Châu.

        Ngay sau đó, điều tồi tệ tiếp tục xảy ra đến mức những người theo chủ nghĩa quân phiệt phải lo lắng: Dưới áp lực của cuộc khủng hoảng kinh tế, chi tiêu cho quốc phòng đã giảm nhanh từ gần 1/2 xuống còn khoảng 1/3 ngân sách từ năm 1921 đến năm 1923. Sự can thiệp của người Nhật trong cuộc nội chiến Nga để hỗ trợ cho quân Nga thắng tại Sibêri đã làm vấy bẩn hình ảnh của tầng lớp quân đội. Dân chúng đã nổi dậy khi lực lượng viễn chinh liên kết với tướng Von "Ungem-Stemberg, một “Nam tước tàn ác” lãnh đạo một trong các đội quân Nga, người đã hứa sẽ chia cắt nước Mông cổ rộng lớn, khôi phục đế chế Genghis Khan, và dựng con đường với những giá treo cổ từ Mông Cổ đến Trung Quốc. Ngoài ra, lực lượng của ông này còn treo cổ người Do Thái, chặt tay chân và thiêu những kẻ đào ngũ. Khi Hoàng thân Saionji tiếp quản quyền lực ở Tokyo, ông đã ủng hộ việc kết thúc cạnh tranh quân đội giữa các nước, tán thành các quy định của hiệp ước Versailles, quân đội cảm thấy thật có lỗi với chính bản thân mình và phẫn uất bực bội.

        Trong điều kiện không may mắn như vậy, quân đội bắt đầu lập kế hoạch cho tương lai. Yamagata, mặc dù vẫn còn sống, cũng không còn đương nhiệm. Người kế nhiệm của ông, tướng Katsura, thì không được ngưỡng mộ và thiếu quyền hành. Một trong những vị tướng mới quan trọng nhất là tướng Ugaki, một Bộ trưởng Chiến tranh ôn hòa và thực tế, người đã lập ra “Cục trang bị” vào tháng 10 năm 1926. Mục tiêu nhằm cung cấp đạn được cho quân đội và chuẩn bị cho Nhật Bản sẵn sàng tham gia cuộc chiến khi có đầy đủ các nguồn lực. Được xem là lực lượng tiên phong của vương triều Nhật Bản, quân đội đã giận dữ khi các lợi ích công nghiệp được đặt lên hàng đầu và không ưu tiên cho việc sản xuất vũ khí đạn được.

        Trong suốt thời kỳ này, sự căng thẳng và cạnh tranh giữa lực lượng quân đội và khối công nghiệp lên đến đỉnh điểm. Quân đội Nhật Bản muốn hiện đại hóa và có khả năng khai thác các nguồn lực kinh tế của quốc gia để có thể tham gia chiến tranh trong nhiều năm. Người đứng đầu cục mới là Tetsugan Nagata, một sĩ quan tài giỏi. Vào năm 1928, chính ông là người đã xuất bản quyển sách định hướng trong suy nghĩ của giới quân đội Nhật Bản qua những thập kỷ tiếp theo. Tổng động viên toàn quốc gia, đã chỉ rõ cách huy động đến nguồn lực cuối cùng của quốc gia trong trường hợp có chiến tranh.

        Cùng lúc, “Cục nguồn lực”, một cơ quan chuyên phối hợp và lập kế hoạch (tương đương với ủy ban Bảo vệ Hoàng gia Anh quốc), cũng được thành lập. Một kế hoạch quốc gia trong trường hợp chiến tranh được lập ra. Vào năm 1929, một loạt các bài tập bắt đầu triển khai cho quân đội Nhật Bản kèm theo đó là các kinh nghiệm cần thiết về chiến tranh: Các phân xưởng sản xuất vũ khí hoạt động hết công suất; máy bay ném bom tập trận quanh vùng Osaka trong khi hỏa lực phòng không xé ngang trên nền trời.

        Tuy nhiên, kế hoạch của Nagata đòi hỏi sự cộng tác với lực lượng có thế lực nhất tại Nhật Bản: Những zaibatsu công nghiệp. Năm 1929, tướng Ugaki đã nói về tầm quan trọng của mối liên hệ giữa lực lượng quân đội và giới công nghiệp. Từ sự trợ giúp của các zaibatsu, đổi lại, quân đội sẽ chuẩn bị thâu tóm quyền lực tại các vùng rộng lớn. Một thỏa hiệp lịch sử đã diễn ra, trong đó tầm nhìn của quân đội là dùng lực lượng vũ trang để bảo vệ các nguồn nguyên liệu và thị trường để đền bù cho những tổn thất về thị trường nước ngoài và việc dựng lên hàng rào thuế quan trong suốt thời kỳ khủng hoảng. Điều này tỏ ra hấp dẫn với cả giới zaibatsu lẫn quan lại. Luật quản lý công nghiệp được soạn thảo nhằm hỗ trợ chính phủ hợp lý hóa một số ngành công nghiệp được xem là quan trọng đối với chiến tranh.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #45 vào lúc: 10 Tháng Mười, 2019, 04:37:22 am »


        Thế là, lần đầu tiên giới quân sự bắt tay với zaibatsu, cả hai giờ đây đều có quyền lực hơn cả giới quan lại hay chính phủ. Các nhà công nghiệp đã nhận ra rằng sự xâm chiếm bằng quân đội là cần thiết để bảo đảm nguồn cung cấp và thị trường; lực lượng quân đội cho rằng giới công nghiệp cùng nền kinh tế sẽ là nền tảng vững chắc cho những kế hoạch chiến tranh.

        Vào lúc đó, nhóm thống trị trong quân đội đã bị những người đối lập đặt cho cái tên là “Nhóm Điều hành”. Nagata là trung tâm; xung quanh, ông đã lập ra một bộ máy không chính thức gọi là Issekikai. Bộ máy này gồm một sĩ quan trẻ Hideki Tôjô, sau này trở thành Thủ tướng thời chiến lừng danh nhất Nhật Bản; Tomoyuki Yamashita, “Con hổ của Malaysia”; Daisaku Komoto - người ám sát Chang Tso-lin và hai sĩ quan Kanji Ishiwara, Seishiro Itagaki - “Kiến trúc sư của sự kiện Mãn Châu”. Tất cả đều có ảnh hưởng và thế lực.

        Quan điểm của họ là đẩy mạnh việc xây dựng lực lượng cho cuộc chiến tranh Thái Bình Dương và sau đó: Trong khi việc những sĩ quan trẻ nóng vội dẫn dắt những sĩ quan bậc đàn anh lạc lối có thể đúng vào thời điểm xảy ra Sự kiện Mãn Châu, rõ ràng không còn phù hợp vào cuối những năm 1930. Chỉ huy cấp cao được thông báo đầy đủ và biết rõ những hành động lớn của quân đội xảy ra sau năm 1936. Issekikai rất thân cận với chỉ huy cấp cao, nên thật khó tin rằng vụ ám sát Chang và Sự kiện Mãn Châu không có sự chuẩn y của những gương mặt cấp cao trong Bộ Chiến tranh.

        Hirohito và tầng lớp quan lại cũng không tin vào những sĩ quan trẻ. Tuy nhiên, bất chấp chủ nghĩa cực đoan, họ vẫn không muốn chiến tranh với Trung Quốc, cảm thấy thỏa mãn với việc xâm chiếm Mãn Châu và muốn xâm lược vùng Sibêri giàu tài nguyên.

        Vì vậy, các sĩ quan trẻ là mối đe dọa thực sự đối với lợi ích của các lực lượng có quyền lực nhất ở Nhật Bản: các zaibatsu đang ngày càng lớn mạnh do thâu tóm các công ty nhỏ hơn; tầng lớp quan lại và hoàng gia; các tổ chức quân đội cấp cao (không đề cập đến hải quân). Nếu nhóm Con đường Đế quốc thắng thế, Nhật Bản có sẽ chiến tranh với Nga, không phải Trung Quốc, trong tình huống đó, Mỹ hay Anh khó có thể đến giúp Stalin. Hitler có thể quyết định mở mặt trận thứ hai ở phía Đông, thay vì tấn công nước Pháp, như vậy sẽ ngăn chặn được cuộc chiến Thái Bình Dương.

        Bị áp lực từ bên dưới và thái độ thù địch của các nhóm quyền lực nhất Nhật Bản, Araki đã ngã bệnh và buộc phải chấp nhận công việc cấp cao trên danh nghĩa, từ bỏ Bộ Chiến tranh cho tướng Senjuro Hayashi, người của Nhóm Điều hành. Sự cộng tác với zaibatsu trở lại, toàn bộ chương trình chiến tranh được đem ra bàn soạn, và mục tiêu của Nhật Bản thay đổi từ “Tấn công phía bắc” đối chọi với Nga thành “Tấn công phía nam” mở cuộc chiến tranh với Trung Quốc. Một trung tá đã đột nhập vào văn phòng của Nagata vào ngày 15-8-1935 và bắn chết người đứng đầu quân đội Nhật Bản.

        Ngày 18-9-1931, “Sự kiện Mãn Châu” bắt đầu diễn ra. Đây không phải là hành động tự ý những người lập kế hoạch chủ chốt của quân đội Kwantung nắm rõ quan điểm. Seishiro Itagaki và Kanji Ishiwwara, từng cho rằng sự hiện diện của Nhật Bản ở Mãn Châu đang bị nguy hiểm. Thống chế trẻ, Chang Hsueh-Liang, giờ đây đã chính thức phục tùng Tưởng Giới Thạch và tuyên truyền tư tưởng chống Nhật Bản. Người Trung Quốc cạnh tranh với Nhật Bản vì những lợi ích thương mại và đã thắng lợi. Của cải, nguyên vật liệu và lãnh thổ của Mãn Châu có nguy cơ bị đánh mất nhất bởi những việc làm thận trọng của Shidehara ở Bộ Ngoại giao.

        Suốt mùa hè, những kế hoạch cho chiến dịch đã được phác thảo để tham khảo ý kiến của ban chỉ huy tại Tokyo. Những gương mặt quân đội cấp cao không thể không biết gì về sự chuẩn bị này. Đầu tháng 9, một số chứng cứ cho thấy các nhân viên Nhật Bản ở Mãn Châu cũng như giới chính phủ đang lan truyền tin đồn về sự chuẩn bị quân sự. Thủ tướng Wakatsuki và Ngoại trưởng Shidehara, đều kịch liệt phản đối Bộ trưởng Chiến tranh mới, Tướng Minami cùng Nhật Hoàng. Theo ý kiến của Hoàng thân Saionji, Hirohito đã mời Minami đến và nói thẳng rằng quân đội phải thận trọng.

        Do đó, Minami đã gửi thư cho chỉ huy của quân đội Kwantung yêu cầu từ bỏ các kế hoạch có hành động trực tiếp chống lại người Trung Quốc. Đại tướng Yoshitsugu Tategawa được lệnh đem thông điệp đi. Tuy nhiên, ông đã vướng vào Sự kiện tháng 3 và có quan hệ thân cận với quân đội của những người theo chủ nghĩa dân tộc. Thay vì đi máy bay, ông đã di chuyển bằng tàu đến Triều Tiên và sau đó đi tàu lửa đến Mukden. Tại đó, ông đã gặp gỡ một người bạn cũng có liên quan đến Sự kiện tháng 3, sau đó hai người đi uống rượu, lá thư vẫn còn bên mình ông.

        Cùng đêm đó, sự kiện Mãn Châu bắt đầu. Chỉ huy quân đội Kwantung, Shigeru Honjo, cho rằng người Trung Quốc đã đánh bom trên tuyến đường sắt Nam Mãn Châu phía bắc của Mukden. Thật ra, người Nhật đã tổ chức một cuộc tấn công trên diện rộng nhằm vào quân Trung Quốc ở Mukden. Trong vòng vài giờ, thành phố đã bị chiếm sau trận chiến ác liệt. Honjo đang đưa quân tiếp viện đến Mukden và yêu cầu quân đội Nhật Bản tại Triều Tiên gửi thêm quân. Cuối cùng, tướng Tategawa cũng chuyển thư đến.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #46 vào lúc: 10 Tháng Mười, 2019, 04:37:51 am »


        Ngày 20-9, Bộ trưởng Chiến tranh đã đến gặp Nhật Hoàng để chuẩn y việc chiếm đóng Mãn Châu và đàn áp cuộc đấu tranh của người Trung Quốc tại đó. Đến cuối năm, gần như toàn bộ lãnh thổ Mãn Châu đã thuộc quyền cai trị của người Nhật: Chang Hsueh-Liang chạy trốn về phía nam Trung Quốc, cuộc xâm lược nước Nga đã không thực hiện được. Sau này, người dưới quyền của Hoàng thân Saionji đã phàn nàn rằng, “Từ đầu đến cuối, chính phủ hoàn toàn bị quân đội lừa bịp”.

        Khi viết tiểu sử về Hirohito, Kawahata đã vẽ một hình ảnh cảm động về Nhật Hoàng vào thời điểm đó:

        Trong suốt tliời gian này, tùy viên quân sự của Hirohito chỉ bước vào phòng của Nhật Hoàng một lần khi ông nghe thấy lời độc thoại buồn bã từ sau cánh cửa. “Một lần nữa, một lần nữa... Họ lại làm một lần nữa. Một lần nữa quân đội đã đi và làm chuyện ngớ ngẩn, và đó là hậu quả! Không phải chỉ đơn giản là trao Mãn Châu trở về cho Chang Hsueh-Liang hay sao?”. Viên tùy tùng rời khỏi với hình ảnh về Hoàng đế đang băn khoăn, cô độc trong căn phòng và lẩm bẩm một mình. Thật ra, đó là thói quen đi lại trong phòng, nói chuyện một mình khi ông gặp bế tắc hoặc lo lắng về điều gì đó”.

        Tất cả các sự kiện đã đưa ra một kết luận rằng, việc chiếm đóng hoàn toàn là âm mưu của các sĩ quan với sự chấp thuận và thông đồng của chỉ huy quân đội cấp cao, đứng đầu là Bộ trưởng Chiến tranh, Tướng Minami: Sự cố của người đưa thư; lập kế hoạch tấn công, chuẩn bị quân tiếp viện, xác nhận của lãnh đạo quân đội tại Tokyo, tất cả đều là sự thông đồng từ trên xuống dưới. Tất nhiên cũng không thể nghi ngờ sự phản đối của Thủ tướng, Ngoại trưởng và Nhật Hoàng đối với việc này.

        Hậu quả của cuộc chiếm đóng Mãn Châu nhanh chóng xuất hiện. Tháng 2 năm 1933, ủy ban Lytton đã điều tra nguyên nhân của sự kiện Mãn Châu một cách thận trọng nhưng kiên quyết chỉ trích Nhật Bản, Đại hội đồng Liên hiệp các quốc gia lên án Nhật Bản với 42 phiếu thuận so với 1 phiếu trống (của Nhật Bản). Phái đoàn Nhật Bản nhanh chóng rời hội nghị. Mãn Châu được đổi tên thành Manchukuo và vị Hoàng đế cuối cùng của Trung Quốc - Phổ Nghi - được quyền cai quản. Phổ Nghi bị các chỉ huy của quân đội Kwantung, người thực sự nắm quyền hành đối với Mãn Châu, coi như một con rối và bị làm bẽ mặt khi ông một mình đến thăm Tokyo năm 1935. Ông bị tách ra khỏi gia đình và đối xử như một cấp dưới của Hirohito. “Cung” của ông là một nơi đổi muối cũ kỹ.

        Trên bình diện quốc tế, Nhật Bản bị đối xử với thái độ nghi ngờ. Cùng với việc rút khỏi Liên hiệp, quân đội Nhật Bản đã tiến lên các tỉnh Jehol và Hopei với lý do bảo vệ Mãn Châu. Ngày càng lo lắng về chiều hướng này, năm 1932, Hirohito đã yêu cầu Tsuyoshi Inukai, vị Thủ tướng 75 tuổi, bí mật liên lạc với Trung Quốc. Tuy nhiên quân đội đã biết được sự sắp xếp này thông qua viên thư ký nội các.

        Được sự đồng ý của Hirohito, Makato Inukai chuẩn bị một chiếu lệnh hoàng gia để kềm chế lực lượng quân đội tại Mãn Châu và Trung Quốc. Điều đáng lo sợ là một chiếu lệnh như vậy có thể dẫn đến sự nổi dậy của nhiều sĩ quan trẻ trong các doanh trại tại đó; nhiều quan chức miễn cưỡng chấp hành mệnh lệnh trong khi ngay cả Hoàng thân ôn hòa Saionji cũng sợ rằng Nhật Hoàng sẽ bị giảm sự tín nhiệm. Tuy nhiên, Inukai đã bị 9 sĩ quan quân đội và hải quân bắn chết vào ngày 15-5-1932. Từ đó, Hirohito không bao giờ có ý định công bố chiếu lệnh nữa.

        Đô đốc Makato Saito, người kế nhiệm Inukai, là Thủ tướng đầu tiên tin rằng quân đội nên được tiếp thêm sức mạnh hơn là ngăn cản họ. “Mọi việc đều sẽ ổn thôi” Saito nói ngắn gọn sau khi bước vào nhiệm sở, “Chúng ta - những người già đã ở đây quá lâu như một cái phanh hãm”. Tuy nhiên, mục tiêu mà hoàng gia Nhật Bản đang mở rộng hợp tác với mong muốn của quân đội đã bộc lộ vào tháng Mười Hai năm 1934, khi một bản ghi nhớ được quân đội, hải quân, Bộ Ngoại giao soạn thảo gửi cho nội các. Bản ghi nhớ này chỉ rõ phải chiếm lấy Trung Quốc song song với Mãn Châu, xem Nhật Bản như là “Hạt nhân”. Không can thiệp vào công việc nội bộ Trung Quốc, theo tài liệu này, Nhật Bản phải “Khai thác cuộc đấu tranh từ bên trong” để xóa bỏ thái độ chống Nhật Bản của Trung Quốc. Tưởng Giới Thạch bị buộc phải bổ nhiệm một số người thân Nhật vào các cơ quan trong chính phủ.

        Một năm sau, các tỉnh biên giới của Trung Quốc tiếp giáp với Mãn Châu bị Nhật Bản thôn tính dưới sự lãnh dạo của chính phủ vùng tự trị - Hội đồng chính trị Hopei- Chahar. Đế chế Nhật Bản đã phát triển lớn hơn một chút vì những lý do “Phòng thủ”. Người Nhật biện hộ cho sự bành trướng của họ bằng cách cho rằng không có một chính quyền nào có thể thừa nhận tại Trung Quốc. Việc xâm chiếm Trung Quốc đã được những người lãnh đạo cao nhất của chính phủ chuẩn y, mặc dù miễn cưỡng nhưng Nhật Hoàng cũng đồng ý. Dường như Hirohito đang ở thế đơn độc trong việc cố gắng chống lại bè lũ quân phiệt: Tầng lớp quan lại và các thành viên hoàng gia đều bỏ mặc cho sự bành trướng của đế chế Nhật Bản và sự phát triển của chủ nghĩa cực đoan trong tình hình chính trị của chính Nhật Bản.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #47 vào lúc: 12 Tháng Mười, 2019, 11:58:39 am »


Chương 16

MÁU RƠI TRÊN TUYẾT

        Suốt những giờ đầu tiên trong buổi sáng ngày 26-2- 1936, một trận tuyết rơi dày bao kín những bức tường của cung điện hoàng gia. Khung cảnh thật hiu quạnh và yên tĩnh, chỉ có vài người hay xe cộ trên đường. Nhiều thành viên của triều đình còn đang say giấc. Hai gương mặt cấp cao, viên thị thần Kantaro Suzuki, và quan giữ ấn nhỏ, Đô đốc Saito đang tham dự buổi tiệc tối tại tòa đại sứ Mỹ, sau đó họ ở lại thêm chút nữa để xem bộ phim Naughty Marietta.

        Tại bữa ăn tối, họ đã thảo luận về kết quả bầu cử quốc hội diễn ra năm ngày trước. Đây là những điều đáng chú ý. Trước chiến tranh Thái Bình Dương, lượng cử tri hạn chế của Nhật Bản đã bày tỏ sự chọn lựa của họ. Minseito chiến thắng với 205 ghế so với 174 ghế của Seiyukai; những đảng nhỏ hơn chiếm một số ghế còn lại. Nếu người dân Nhật Bản chiếm những ghế này, có lẽ sẽ không xảy ra chiến tranh Thái Bình Dương; tuy nhiên ảnh hưởng của họ rất yếu.

        Khoảng 2 giờ sáng, tại doanh trại vệ sĩ gần hoàng cung, thành viên của sư đoàn quân đội thứ nhất và trung đoàn thứ ba của lực lượng bảo vệ hoàng gia được triệu tập đến. Bốn sĩ quan đang làm nhiệm vụ: Đại úy Teruzo Ando, đại úy Shiro Nonaka, trung úy Yasuhide Kurihara và đại úy Ichitaro Yamaguchi. Ando là người chỉ huy trung đoàn bộ binh thứ ba ngày hôm đó và Yamaguchi chịu trách nhiệm về trung đoàn bộ binh thứ nhất. Các chỉ huy trung đoàn đã về nhà vào buổi tối.

        Phần lớn sư đoàn quân đội thứ nhất đang bất mãn với cánh tả và cả sư đoàn được lệnh chuyển đến Mãn Châu vào tháng 4, để giảm bớt các nguy hiểm từ khu vực này. Đa số binh sĩ đều xuất thân từ thành phần nghèo, con trai của các tá điền mới tham gia vào quân đội. Họ được huấn luyện các kỹ năng cơ bản, được dạy rằng phải chấp hành mệnh lệnh của cấp trên như thể họ đang tuân theo Hoàng đế. Binh lính được ra lệnh phải đến lăng Yasukuni hoặc đến buổi diễn tập đêm. Những thanh niên thất học đã làm theo mệnh lệnh. Gần 1.300 người tụ tập ở các điểm khác nhau xung quanh hoàng cung.

        Vào 4 giờ sáng, trong màn đêm bao trùm, binh lính được chia thành chín đội và bắt tay vào kế hoạch ám sát. Một nhóm đến nơi ở của Bộ trưởng Chiến tranh - tướng Yoshiyuko Kawashima. Họ bị viên sĩ quan bảo vệ chặn lại, anh ta cho biết vị tướng đang bị cảm lạnh. Các sĩ quan trẻ xông thẳng vào phòng ngủ và đọc cho ông nghe bản tuyên ngôn của họ, được gọi là Mục tiêu vĩ đại: “Với lòng tôn kính, chúng tôi thấy rằng nền tảng cho tính thần thánh của đất nước chúng ta nằm ở chỗ quốc gia được dự định sẽ mở rộng dưới Uy quyền Đế quốc cho đến khi nó ôm trọn cả thế giới... Đây là lúc bành trướng và phát triển về mọi phía..”.

        Nhiều người cho rằng Kawashima đã biết trước âm mưu và hỗ trợ nó. Kawashima đã không kháng cự và không công khai đối chọi với âm mưu. Ông trỏ thành một dạng con tin và người hòa giải cho bên nổi loạn.

        Nhóm quân nổi loạn thứ hai đã chiếm trạm cảnh sát trên con đường đến hoàng cung, buộc cảnh sát đang làm nhiệm vụ phải đầu hàng. Nhóm thứ ba đến nơi ở của Đô đốc Suzuki. Ông tỉnh dậy khi có tiếng động và cố chộp lấy thanh gươm, “ông có phải là ngài Suzuki?”. Một binh lính hỏi. Suzuki hỏi lại tại sao họ đến đây.

        Viên trung úy trả lời: “Không có thời gian. Chúng tôi sẽ bắn”. “Đến đây và bắn đi”, Suzuki nói một cách cáu gắt. Ba sĩ quan đã bắn ông, sau đó một người bước đến cho phát súng kết liễu.

        Vợ ông gào lên: “Không được, tôi sẽ làm việc đó!” Họ dừng lại. Sau đó, họ quỳ xuống trước thi thể và cúi chào.

        Đại úy Ando nói với bà Suzuki, “Tôi thành thật xin lỗi về điều này. Tuy nhiên quan điểm của chúng tôi khác với ông nhà, vì vậy chúng tôi buộc phải làm như vậy”. Thật oan nghiệt, Suzuki được cứu sống để trở thành người chịu trách nhiệm về sự đầu hàng của Nhật Bản vào năm 1945.

        Đội quân 300 người khỏe mạnh bao quanh nơi ở của Thủ tướng, giết chết 4 cảnh sát ngay tại cổng. Thủ tướng, Đô đốc Keisuke Okada, trốn vào kho thực phẩm bị bỏ hoang trong khi anh rể của ông, đại tá Matsuo, cố gắng gọi giúp đỡ, sau đó trốn thoát khỏi ngôi nhà. Ông bị binh lính bắt giữ, hiểu lầm là Thủ tướng, bị bắt đứng quay mặt vào tường và bị bắn. Okada ra khỏi nơi ẩn náu và được hai người hầu giấu trong cái tủ bên dưới đống quần áo. Một biệt đội khác của quân phiến loạn đến nhà Ngoại trưởng, tỏ ra ngạc nhiên khi ông đang ngủ trên giường. Họ bắn ba phát, sau đó dùng gươm chém vào người ông.

        Khoảng 200 binh lính bao vây nhà quan giữ ấn nhỏ, Saito. Ông bị bắn trong khi người vợ quẫn trí đang cố dùng thân mình để bảo vệ chồng. Tướng Watanabe, thanh tra huấn luyện quân đội, cũng bị bắn chết tại nhà và bị cắt đứt cổ họng. Bên ngoài Tokyo, quan giữ ấn nhỏ trước đây đã thoát khỏi vụ ám sát khi cháu nội gái báo cho ông biết và dẫn ông leo lên đồi trong đêm tối, bỏ lại những người đuổi theo sau bên dưới. Saionji, người cũng có tên trong danh sách loại trừ, đã tẩu thoát từ trước và trốn trong nhà của cảnh sát trưởng địa phương.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #48 vào lúc: 12 Tháng Mười, 2019, 11:59:07 am »


        Nửa giờ sau, Nhật Hoàng bị đánh thức khi nghe về sự tàn sát. Trưởng phụ tá quân sự, tướng Shigeru Honjo đã chứng kiến sự nổi giận hiếm thấy ở ông. Khi Bộ trưởng Chiến tranh, tướng Kawashima, đến hoàng cung, ông được hộ tống bởi nhóm quân phiến loạn bao quanh các cổng. Ông nói với Hirohito, “Tư cách của những sĩ quan này thật đáng hổ thẹn! Nó phát sinh từ sự tận tâm chân thành của họ đối với Bệ hạ và quốc gia. Hy vọng Bệ hạ sẽ hiểu được tình cảm của họ!”. Ông nhất định đọc bản tuyên ngôn của quân phiến loạn cho Nhật Hoàng nghe.

        Hirohito tỏ ra giận dữ: “Họ đã sát hại những cố vấn thân cận của chúng ta. Điều gì có thể bào chữa cho sự tàn ác này, bất kể động cơ là gì đi nữa? Chúng ta cần phải đàn áp quân phiến loạn ngay lập tức”. Honjo đã đề nghị Nhật Hoàng xem lại từ “quân phiến loạn”. “Binh lính hành động không theo mệnh lệnh của chúng ta thì không phải là quân ta. Họ là quân phiến loạn” - Nhật Hoàng bẻ lại. Khi biết chắc Thủ tướng đã bị sát hại, Nhật Hoàng đã bổ nhiệm Bộ trưởng Nội vụ diều hành chính phủ và chấp thuận sự nhường quyền của nội các. Khi tướng Kawashima từ chức, ông đã viết thư cho Nhật Hoàng với ngụ ý ông không biết gì về âm mưư đó. Hirohito tức giận nói: “Bộ trưởng Chiến tranh có ý định viết lá thư này để xin miễn tội? Chính suy nghĩ này đã làm quân đội trở nên tồi tệ!”.

        Trong khi đó, con rể của Okada tìm cách đến hoàng cung để báo cho Nhật Hoàng biết rằng, Thủ tướng vẫn còn sống và đang ẩn nấp. Hirohito tỏ ra vui mừng. Ông đã yêu cầu Kawashima phải “kết thúc việc này càng sớm càng tốt”.

        Mặc dù bộ phận lãnh đạo quân đội cấp cao tỏ ra không biết gì về những việc làm táo bạo này, nhưng sự phản động của họ đã tiếp tay cho điều đó. Kawashima đưa ra một tuyên bố: “Những động cơ đằng sau cuộc nổi loạn đã được làm sáng tỏ cho Nhật Hoàng. Chúng tôi biết hành động của các bạn là biểu hiện lòng trung thành đối với quốc gia”. Đến tối, quân phiến loạn rất hân hoan trước những phản hồi từ mệnh lệnh cấp cao. Các tướng cấp cao không chống lại họ và chấp nhận tình hình; điều này rất quan trọng, vì họ cần giữ vị trí cho đến khi một chính phủ quân đội tiếp quản.

        Hirohito - người cả ngày cằn nhằn tướng Honjo - đã tỏ ra sợ hãi trước mệnh lệnh quân đội cấp cao khi vô tình nói rằng Tokyo bị thay thế dưới quyền hạn của Sư đoàn thứ nhất. Honjo - người có thể liên quan trong việc này, đã không báo cho Nhật Hoàng biết về việc không có hành động nào kiềm chế quân phiến loạn.

        Sáng hôm sau, trung tướng Kashii - người tán thành cuộc nổi loạn, đã công bố điều lệnh quân sự. Ông nhấn mạnh rằng, “Tất cả các đội quân chiếm đóng phải quay trở lại đơn vị chính. Đây là mệnh lệnh của Hoàng thượng”. Không đủ kiên nhẫn, Hirohito đã triệu tập cuộc họp với các hoàng tử. Ông nghi ngờ là ít nhất một người có liên hệ với những kẻ bày mưu, người này cũng sẽ không ngần ngại truất phế hoặc có thể giết ông và lập người kế vị mới. Ông chỉ thẳng vào người em trai, hoàng tử Chichibu, chỉ huy sư đoàn thứ tám tại Hirosaki, cách Tokyo gần 1.600km về phía bắc.

        Chichibu đã đối xử tốt với đại úy Ando, và cả hai đều ngưỡng mộ lời chỉ trích kịch liệt phe cánh tả của Ikki Kita, Kế hoạch chấn hưng Nhật Bản. Tin Chichibu đến Tokyo khiến những người hầu cận của Nhật Hoàng không yên lòng. Giáo sư Hiraizumi, một người thuộc cánh tả nhưng là nhà lý luận trung thành của đại học Tokyo, được cử đến gặp hoàng tử tại ga Minakami. Ông đã đi cùng hoàng tử đến ga Ueno, nơi hai xe tải chở đầy cận vệ hoàng gia đang đợi để bảo đảm rằng ông không có cơ hội nói chuyện với người chỉ huy quân phiến loạn. Không có sự tiếp xúc nào trong suốt chặng đường đến hoàng cung, khi gặp anh trai vào cuối bữa ăn, ông đã quả quyết rằng mình không hề có liên quan đến âm mưu đó. Có ý kiến cho rằng, hoàng tử đã thay đổi ý định khi nghe về tội giết người, một giải thích khác là ông nhận thấy Hirohito vẫn còn đủ sức mạnh để thắng thế. Sau hôm đó, Nhật Hoàng đã gặp các thành viên khác trong gia đình hoàng tộc, yêu cầu mọi người cam kết trung thành.

        Trong khi đó, Honjo liều lĩnh vẫn tiếp tục bào chữa cho động cơ của quân phiến loạn. Ông nói những người nổi dậy “không nhất thiết phải bị trừng phạt... bởi lẽ họ muốn tốt cho đất nước”.

        Hirohito giận dữ đáp lại: “Làm sao chúng ta không thể trừng phạt khi mà những tên sĩ quan tàn ác ấy đã giết chết cận thần của ta. Bây giờ ai sẽ là trung thần của ta? Họ giết những người mà ta tin tưởng nhất, cũng giống như giết chết chính ta”. Theo lệnh Nhật Hoàng, khoảng 25 ngàn quân bao vây xung quanh quân phiến loạn cùng với súng máy và xe tăng trong tư thế sẵn sàng. Hạm đội thứ nhất đã tập kết tại vịnh Tokyo với pháo nhắm vào vị trí quân phiến loạn.

        Đến sáng ngày thứ ba, quân phiến loạn đã mất hết nhuệ khí. Trước lực lượng được dàn ra để chống lại họ và không thể làm xiêu lòng Nhật Hoàng, quân phiến loạn nhận ra mình không còn đường thoát. Qua trung gian, một người cầm đầu mong muốn triều đình cử sứ giả đến để chứng kiến sự tự sát theo nghi lễ của họ. Honjo kể lại: “Bệ hạ thực sự tức giận. Ông nói răng nếu muốn tự sát, họ nên làm việc đó. Nếu chỉ huy sư đoàn không làm gì trước sự kiện này, ông cũng không biết trách nhiệm của mình nằm ở đâu. Tôi chưa bao giờ thấy Bệ hạ nghiêm khắc đến như vậy. Ông đã ra nghiêm lệnh rằng quân phiến loạn phải bị dẹp trừ bằng bất cứ giá nào”.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #49 vào lúc: 12 Tháng Mười, 2019, 11:59:48 am »


        Tờ rơi được rải xuống vị trí của quân phiến loạn, ghi rõ ràng: “Hãy trở lại đơn vị trước khi quá muộn. Tất cả những ai kháng cự đều là phiến loạn và sẽ bị bắn. Gia đình sẽ khóc khi thấy các người trở thành kẻ phản bội đất nước”. Phát thanh viên nổi tiếng nhất Nhật Bản, Shigeru Nakamura, nhấn mạnh thông điệp: “Các người hãy tin rằng, những mệnh lệnh từ cấp trên là đúng và đáng để tuyệt đối tuân lệnh. Động cơ của các người là ngay thật, tuy nhiên, Bệ hạ ra lệnh cho tất cả mọi người phải trở về đơn vị. Ai không tuân theo Hoàng thượng, sẽ là kẻ phản bội đất nước. Hãy bỏ vũ khí xuống và trở về doanh trại trước khi quá muộn. Như vậy, các người sẽ được ân xá”.

        Xe tăng rầm rầm tiến trên đường. Từng đoàn quân phiến loạn bắt đầu rời khỏi. Đại úy Nonaka, người lớn tuổi nhất đã tự sát bằng súng. Ando cũng cố tự kết liễu, trong khi các sĩ quan khác đầu hàng, họ tin mình sẽ được khoan hồng. Thật ra, những kẻ chủ mưu chính đã chấp hành mệnh lệnh của Nhật Hoàng.

        Nghị lực vững vàng của Hirohito đã góp công lớn vào việc phá vỡ âm mưu. Những ngày sau đó, sự phân nhánh ngày càng rõ ràng hơn: hoàng tử Chichibu có liên quan. Thư ký của Nhật Hoàng, Marquis Kido, đã một mình chống lại âm mưu từ trước, nhưng ông không thông báo cho Nhật Hoàng những gì mình biết. Kawashima và Honjo đều có dính líu. Một cuộc cải tổ lớn trong hàng ngũ cấp cao của quân đội đã diễn ra. Mấy ngàn sĩ quan không thích hợp đã bị khai trừ.

        Sau sự kiện tháng 2, Nhóm Điều hành lên nắm quyền. Một cuộc thanh lọc lớn diễn ra trong quân đội nhằm đưa nó thoát khỏi nhóm Con đường Đế quốc. Bộ trưởng Chiến tranh được trao quyền chỉ định, thăng chức và đày ải các sĩ quan trong quân đội. Từ đây trở về sau, các bộ trưởng quân đội được lựa chọn từ hàng ngũ các tướng lĩnh đang hoạt động. Điều này nhằm ngăn không cho chính phủ chọn các tướng đã về hưu, những người không đồng tình với suy nghĩ của quân đội hiện tại đảm đương công việc. Quân đội không được quá tập trung. Bộ trưởng quân đội thứ nhất sau vụ việc là Hisaichi Terauchi, một người đàn ông cứng rắn. Ngay lập tức, ông đã đề ra ba nhiệm vụ của quân đội là: tôn trọng kỷ luật, bảo vệ quốc gia và cải tổ sự quản lý. Mục tiêu chính của nhiệm vụ cuối cùng là tạo ra nhiều tiền nhằm phục vụ cho sự bành trướng của quân đội.

        Thủ tướng mới, Koki Hirota, nguyên là Ngoại trưởng và người được chỉ định của Hoàng thân Saionji. Khi thành lập nội các, ông thấy Terauchi thực hiện quyền phủ quyết trong mỗi đề bạt của ông. Hirota nói với người bạn: “Quân đội giống như con ngựa bất kham, chưa được thuần phục. Nếu cố gắng ngăn cản, bạn sẽ bị nó đá chết. Hy vọng duy nhất là nhảy lên lưng ngựa và cố gắng khống chế nó. Một người nào đó phải làm điều này. Người đó chính là tôi”. Tuy nhiên, ông cũng đã phải từ chức sau một vài tháng.

        Saionji cố đưa một trong số các tướng theo chủ nghĩa hợp hiến của Nhật Bản - Ugaki - lên làm Thủ tướng. Kempeitai, nhóm cảnh sát tàn ác, đã chặn xe của Ugaki lại khi ông đang trên đường đến gặp Nhật Hoàng và đe dọa. Ugaki thúc giục, tuy nhiên quân đội từ chối chỉ định Bộ trưởng Chiến tranh. Một trong những người bạn thân của Terauchi được đưa lên nắm quyền: Đó là Tướng Senjuro Hayashi, một người cứng rắn nhưng không có khả năng về chính trị, vì ông mà cả hai đảng chính trở nên đối lập. Đối mặt với sự đối lập nhau tại Quốc hội, ông đã từ chức sau vài tháng. Đây là một thất bại của quân đội: Nếu người dân không có ứng viên mà họ ưa thích, ít nhất họ cũng sẽ cản trở sự lộng quyền quân sự.

        Một sự thỏa hiệp là cần thiết: Đó chính là hoàng tử Fumimaro Konoye, chắc chắn đây là một trong những lựa chọn không thích hợp lắm đối với quốc gia đang ở vào cuộc khủng hoảng. Theo quan điểm của quân đội, Konoye là một người theo chủ nghĩa dân tộc và không có sự hỗ trợ trong quốc hội. Có họ hàng với Nhật Hoàng và xuất thân từ gia tộc lâu đời nhất Nhật Bản - dòng họ Fujiwaras - ông có vai trò đáng kể tại triều đình. Tuy vậy, quan niệm của ông nông cạn và thiếu nền tảng quyền lực: Đầu tiên, ông chỉ đơn thuần là người có ích cho quyền lực của quân đội. Sau đó, ông có được sự dũng cảm và kinh nghiệm. Ông đối xử với Nhật Hoàng như người bạn thân. Ông cao ráo, đẹp trai và là người thích phụ nữ.

        Ngài Robert Craigie, đại sứ Anh tại Nhật Bản vào năm 1937, đã miêu tả Konoye như sau:

        Konoye là một người lạnh lùng, thiếu nghị lực và thiếu quyết đoán, bình tĩnh và không bối rối trong mọi hoàn cảnh. Đôi mắt là phần đẹp nhất trên gương mặt, thể hiện sự thông minh và sự nhạy bén về chính trị. Đôi khi, ông cần có hành động như một bậc kỳ tài. Những hành động trong việc quản lý nhà nước rất ấn tượng, tuy nhiên ông lại thiếu sự cứng rắn của một người lãnh đạo. Ông đã thất bại trong việc dùng vị trí cá nhân để kiềm chế những người quả khích. Những người bạn Nhật Bản hoàn toàn bị cản trở bởi nhiều hành động của ông. Họ tự hỏi liệu ông có thực sự đứng về phía những gì mà ông được xem là đại diện hay không.

        Với sự thâu tóm quyền lực của Nhóm Điều hành, quyết tâm với mục tiêu thôn tính Trung Quốc và được hỗ trợ bởi các zaibatsu lớn, các sự việc tiến triển nhanh chóng. Bản tuyên bố các nguyên tắc được soạn thảo, được xem là nền tảng của chính sách quốc gia. Bản tuyên bố này yêu cầu Nhật phải “Loại bỏ các chính sách quyền lực hung tàn ở Đông Á” và thay bằng “Những mối quan hệ thân ái... dựa trên nguyên tắc cùng tồn tại và cùng thịnh vượng”. Sự mở rộng về kinh tế chỉ có thể hoàn thành bằng cách lập ra liên minh hùng mạnh giữa Nhật Bản, Mãn Châu và Trung Quốc.

        Trong khi đó, quan điểm của bè phái Con đường Đế quốc là thúc đẩy chiến tranh chống lại Liên Xô đang bị nghi ngờ, quân đội nhận ra rằng: phải điều quân ở Triều Tiên và Mãn Châu để củng cố lực lượng ngăn chặn sự tấn công của người Nga. Quân đội cũng phải đủ mạnh để gìn giữ “Uy lực ở Thái Bình Dương”. Sự “tự cung cấp” được yêu cầu trong các nguồn lực quan trọng cũng như nguyên vật liệu cần thiết đối với việc bảo vệ quốc gia và các ngành công nghiệp. Quân đội Nhật Bản tại Trung Quốc cũng rất quan tâm, đây chính là lúc để tiến lên và xâm chiếm Trung Quốc; người Trung Quốc cũng cảm nhận được điều đó.
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM