Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 05:10:26 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: MacArthur, Hirohito - Cuộc đọ sức tay đôi giữa Mỹ và Nhật  (Đọc 10965 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #20 vào lúc: 07 Tháng Mười, 2019, 07:05:53 pm »


Chương 7

“GIÀU CÓ VÀ NHÂN ĐỨC’’

        Vào ngày 29-4-1901, công chúa Sadako - vợ thái tử Yoshihito (con trai Hoàng đế Minh Trị), đã hạ sinh một bé trai sau gần một năm kết hôn. Cậu bé được gọi là Hirohito, Hiro nghĩa là giàu có theo tiếng Hán với mong muốn rằng quốc gia được giàu có và nhân dân sống trong hòa bình. Hito là tên theo luật lệ của hoàng triều, mang ý nghĩa là nhân đức hay rộng lượng. Bên cạnh đó, cậu bé còn có tên là hoàng tử Michinomiya. Hoàng tử Yoshihito đã viết tên đầu tiên bằng bút và mực, trong khi Bộ trưởng Nội các hoàng gia viết tên thứ hai. Chúng được đặt một cách trịnh trọng lên gối của đứa trẻ và những cái tên được tuyên bố tại ba điện thờ trong vườn hoàng cung. Hirohito được mẹ và vú nuôi cai sữa tại cung thái tử.

        Mười bảy ngày sau khi sinh, đứa trẻ được gửi cho một gia đình khác nuôi, vì đây là một tục lệ cổ hủ trong gia đình hoàng tộc và tầng lớp quý tộc. Tướng Iwao Oyama, một sĩ quan xuất sắc, được yêu cầu nhận nuôi đứa trẻ. Nhưng ông đã từ chối, vì trách nhiệm quá nặng nề và ông phải chọn cái chết nếu như đứa trẻ bị bệnh và qua đời.

        Quan Sumiyoshi Kawamura, nguyên Bộ trưởng Hải quân là sự lựa chọn tiếp theo. Ông đã đồng ý. Ngày 7-7, đứa trẻ được đưa đến dinh thự của ông ở Azubu, cách cung Thái tử 3 cây số. Vú nuôi, một bác sĩ và một y tá của hoàng cung đều có mặt. Viên cận thần Osanaga Kanroji, người ghi lại những năm đầu đời của Hirohito đã có gần 70 năm tận tụy với công việc. Người đàn ông già quyết định dạy cho đứa trẻ một tinh thần dũng cảm để chịu được mọi gian khổ, thử thách cũng như dẹp bỏ thói kiêu căng, tự phụ. Ông cũng sắp xếp cho một cô giáo người Anh để giúp cậu có tính độc lập, một trái tim nhân ái, và một tấm lòng biết ơn. Hơn một năm sau, cậu bé được gặp người em trai, hoàng tử Chichibu.

        Khi Hirohito chưa được 4 tuổi, Kawamura qua đời, vợ ông xin được giảm bớt trách nhiệm. Hai hoàng tử được đưa về ngôi nhà trong vườn của cung Thái tử. Gần hai năm sau, một nhà trẻ đặc biệt được xây gần đó. Nhà trẻ gồm 3 phòng theo phong cách Nhật Bản truyền thống với những chiếc chiếu tatami và những tấm trượt có thể dịch chuyển được để mở rộng không gian. Năm đứa trẻ, tất cả đều lớn hơn hoàng tử được chọn làm bạn để hoàng tử phát triển các kỹ năng.

        Hirohito sớm là một đứa trẻ nghiêm nghị và có phần hơi vụng về. Kanroji kể lại: “Trông hoàng tử rất nghiêm trang, không mỉm cười cũng như cười lớn tiếng. Hoàng tử ít khi tham gia các hoạt động hay các trò chơi”. Ông ấy rất vụng về. “Phải rất lâu hoàng tử mới cài xong những cái cúc của bộ quần áo kiểu phương Tây. Thật muốn phát cáu khi đứng đợi và nhìn ông ấy, một người đã muốn tiến lại gần để giúp đỡ. Tuy nhiên, tất cả đều chỉ có thể đứng chờ một cách kiên nhẫn, mọi người càng nhìn, hoàng tử càng lóng ngóng, vụng về”.

        Đã vậy, cậu bé còn bị cận thị nên mỗi lần muốn tập trung vào vật ở xa phải mất hàng giờ. Mặc dù đã được chữa trị nhưng vẫn không cải thiện. Ông đi từng bước và cột sống hơi cong trông như bị gù. Ông phải ngồi vào một chiếc ghế được thiết kế đặc biệt để chữa chứng cong cột sống. Hoàng tử gầy còm và ốm yếu. Ông rất quý các bạn. Ông được nâng niu và nuông chiều để bảo vệ khỏi những tổn hại đến cơ thể, người hầu luôn nâng ông dậy khi ngã và đỡ được khi một lần ông nhảy xuống từ bức tường. Hai năm sau, ông được đưa đến trường Peers, nơi dành riêng cho con cái của tầng lớp quý tộc cao nhất của Nhật Bản.

        Hiệu trưởng trường là Tướng Maresuke Nogi, trước đây là thủ lĩnh của Đội quân thứ ba trong cuộc chiến tranh Nga - Nhật, người đã chiếm Đồi 203, pháo đài được xem là không thể tấn công của quân Nga. Trong trận chiến, ông cũng đã mất hai người con trai. Ông được xem là người có ảnh hưởng chính đến cuộc đời của Hirohito. Trong quá trình bao vây cảng Arthur, Nogi không chỉ lãnh đạo một cuộc chiến tàn khốc nhất trong chiến tranh, ông còn áp dụng những tiêu chuẩn cao nhất về kỷ luật và tính nhân đạo đối với cấp dưới, trừng phạt nghiêm khắc bất kỳ hành động nào xâm phạm cuộc sống người dân. Ông đã cho thấy người Nhật có khả năng lãnh đạo chiến tranh (nửa thế kỷ sau, điều đó đã trở thành sự thật).

        Chiến binh già tóc hoa râm được tiếp kiến Nhật Hoàng, và trở thành hiệu trưởng trường. Vị tướng sống trong một ngôi nhà nhỏ băng gỗ. Nogi đặc biệt chú ý đến nhiệm vụ của mình: Mỗi ngày sau giờ lên lớp, hiệu trưởng sẽ gặp cậu học sinh hoàng gia tại nhà. Một tuần một lần, cậu bé nhận được lời khuyên đặc biệt từ thầy hiệu trưởng. Ngoài ra, Nogi thường ghé thăm lớp của. Hirohito. Điều này khiến chàng hoàng tử lo lắng.

        Tuy nhiên, trong suốt 5 năm tại trường Peer, hoàng tử đã vượt qua được sự gầy còm ốm yếu. Ông bị buộc phải thực hiện những bài tập thể chất khắt khe, gồm tắm nước lạnh, chạy điền kinh, vượt rào và bơi lội - môn thể thao mà sau này ông rất thích. Ông cũng trở thành người chơi gôn thành thạo.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #21 vào lúc: 07 Tháng Mười, 2019, 07:06:11 pm »


        Theo Nogi, sự phụ thuộc quá mức của Hirohito bắt nguồn từ việc thiếu thốn tình cảm gia đình. Điều này là hoàn toàn bình thường trong tầng lớp dòng dõi quý tộc Nhật Bản. Ông nội của Hirohito, Nhật Hoàng Minh Trị cũng rất ân cần với cháu. Ngài hay mỉm cười và khuyến khích ông trong các hoạt động thể thao. Mặc dù dáng vẻ bên ngoài trông cộc cằn và hung dữ, nhưng Nhật Hoàng nổi tiếng là người chiều chuộng các thê thiếp cũng như rất thích thơ ca. Ớ ông là sự phà trộn giữa một tâm hồn vui nhộn và tính cách khắt khe.

        Năm 1906, Nhật Hoàng 53 tuổi, Mutsuhito bắt đầu bị tiểu đường và bị bệnh thận nặng. Ông đã từ chối khám bệnh và điều trị, đồng thời tiếp tục thực đơn ăn kiêng một cách đều đặn trong 6 năm. Vào ngày 12-7-1912, trong khi dự lễ tốt nghiệp tại trường đại học hoàng gia Tokyo, Nhật Hoàng bỗng cảm thấy mệt và khó thở. Ông được đưa đi kiểm tra và kết quả là bị nhiễm trùng nước tiểu. Đây chính là tai họa cho những ngày sau đó.

        Ý kiến thứ hai theo đề xuất của hai chuyên gia ở đại học Tokyo: Vì không được phép kiểm tra sức khỏe Nhật Hoàng nếu không có thẩm quyền nên hai chuyên gia được chính thức bổ nhiệm làm cận thần để tiện cho công việc. Họ không được phép tiêm bất kỳ loại thuốc nào cho Nhật Hoàng. Khi tin Nhật Hoàng lâm bệnh lan truyền ra ngoài, nhiều đám đông đã tụ họp trước cung điện để cầu nguyện. Đến ngày 30-7 thì Nhật Hoàng băng hà.

        Hai nghi lễ long trọng được tiến hành khi Nhật Hoàng qua đời. Đầu tiên là đám tang. Nghi lễ bắt đầu vào lúc 8 giờ tối ngày 13-9-1912. Chuông dền đánh 108 tiếng. Tiếng nhạc truy diệu vang lên. Ánh đuốc sáng rực. Hàng trăm ngàn người xuống đường để xem đám rước gần 20 ngàn người đi qua.

        Hai tiếng sau, đám rước đã đến Aoyama, trước sự chứng kiến của các đại sứ nước ngoài và chức sắc, tiếng kèn trumpet vang lên và Nhật Hoàng mới Taisho, Thủ tướng Saionji và Bộ trưởng Nội các hoàng gia Watanabe lên phát biểu ngắn gọn. Quan tài được đưa lên chuyến tàu tang lễ để đến Kyoto. Tàu chuyển bánh lúc 2 giờ sáng, chạy dọc theo đường ray và thần dân quỳ lạy khi tàu đi ngang. Tàu đến Kyoto cách đấy 550km vào buổi chiều ngày hôm sau, linh cữu được đưa vào lăng hoàng gia ở Momoyama.

        Sáu tuần sau khi Nhật Hoàng Minh Trị qua đời (với Hirohito đây là một sự việc đau lòng) sau một thời gian dài ở nước ngoài, Nogi về nước và đến nơi ở của cậu học trò hoàng gia với bộ râu không gọn gàng, đầu tóc rối bù, đôi mắt mờ và hõm. Ông đưa cho cậu bé 2 quyển sách nói về trách nhiệm của người làm vua và nói: “Sức khỏe của tôi không cho phép ở bên cạnh cùng hoàng tử bàn bạc công việc. Tôi sẽ luôn theo sát ngài và sức khỏe của ngài luôn là sự quan tâm hàng đầu của tôi. Hãy làm việc chăm chỉ vì mục đích của ngài và vì lợi ích của Nhật Bản”. Trước khi đám đưa tang lễ rời khỏi hoàng cung, Tướng Maresuke Nogi và vợ ông Shizuko, cận vệ quân đội tin cậy nhất của Nhật Hoàng và người bảo vệ cho cháu nội của ông, Hirohito, ngồi xuống trước di ảnh của Nhật Hoàng tại ngôi nhà nhỏ của họ cách nơi tổ chức tang lễ ở Aoyama hơn một cây số.

        Người ta kể lại rằng, vị tướng đã dùng thanh kiếm ngắn đâm vào tim người vợ, có lẽ bởi vì bà không thể tự vẫn. Sau đó ông dùng dao rạch bụng và cố cắt đứt đầu của mình.

        Họ để lại những dòng chữ nói về “Việc ủng hộ Hoàng thượng” (một tục lệ phong kiến lâu đời gọi là Junslii), để bảo vệ Nhật Hoàng trong chuyến hành trình sang bên kia thê giới. Tục lệ này đã bị cấm kể từ năm 1663. Trong chúc thư, Nogi cũng nói rằng ông cảm thấy xấu hổ khi để mất lá cờ hoàng gia trong trận chiến chống nổi loạn ở Satsuma năm 1877. Một lý do có thể hiểu ngầm là cái chết của hai con trai Nogi trong chiến tranh Nga - Nhật, sau đó vị tướng mong muốn Nhật Hoàng cho phép ông được chết nhưng Nhật Hoàng đã từ chối. Với sự qua đời của Nhật Hoàng, ông đã được giải thoát khỏi mệnh lệnh phải sống.

        Việc tự vẫn đã gây ra cuộc tranh luận lớn làm lu mờ cả bản thân đám tang. Một bên, bày tỏ sự thán phục rằng truyền thống của Nhật Bản vẫn chưa bị mai một. Hơn mười người đã tự sát theo gương của vị tướng. Mọi người tranh luận rằng không nên ca ngợi cách đó. Như một tờ báo đã viết, cái chết của Tướng Nogi đánh dấu “Một sự hoàn thành của tinh thần võ sĩ đạo Nhật Bản. Trong khi bày tỏ niềm tiếc thương vô hạn thì cũng lấy làm tiếc rằng chúng ta không thể tán thành việc đó. Chúng ta có thể đánh giá cao ý định của vị tướng; nhưng không được học cách xử sự của ông”.

        Hoàng tử chỉ mới 11 tuổi. Khi nghe tin, ông đón nhận với sự điềm tĩnh lạ thường, hoặc có lẽ chết lặng đi vì sốc, rằng “Nhật Bản đã chịu một mất mát to lớn”. Bây giờ cậu bé không còn người thầy thông thái bên cạnh. Giờ đây cha ông không thể nào thờ ơ. Mẹ ông, xinh đẹp, thông minh, bà đang đau khổ vì hôn nhân của mình cũng như không bao giờ có ảnh hưởng lớn trong cuộc đời ông.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #22 vào lúc: 07 Tháng Mười, 2019, 07:06:40 pm »


        Hoàng tử sống hơn hai năm ở trường Peers trước khi có quyết định xây một ngôi trường đặc biệt dành cho ông. Đã có sự tranh luận rằng có thể ông sẽ bị nguy hại và những rủi ro khác là bị gửi đến một trường học tầm thường. Ngôi trường được xây trong khuôn viên của cung Togu, khá xa so với sự lôi kéo của cung Akasaka - nơi sự suy đồi đang bao trùm lấy Nhật Hoàng mới. Người thầy mới của Hirohito là Đô đốc Togo, anh hùng trong cuộc chiến trên biển với Nga. Ông khác xa so với vẻ khổ hạnh của thầy Nogi.

        Bảy năm ở trường trôi qua, năm học sinh khác được chọn để bầu bạn với Hirohito. Chương trình giảng dạy đúng chuẩn theo các trường trung học: Ông được học nhạc, họa, thủ công và sáng tác, đây là những môn ông học kém; chỉ cưỡi ngựa, khoa học quân sự là hai môn thực sự có ích trong cuộc sống sau này của ông. Môn đạo đức ông được dạy bởi nhà nghiên cứu Shigetake Sugiura nổi tiếng thời đó. Sigigura còn là người tán thành học thuyết của Minh Trị về dòng giống của người Nhật cao quý hơn so với các dân tộc khác, đặc biệt là người Trung Quốc.

        Thái tử cũng được học các môn khoa học: Giáo sư Hattori, thầy dạy sinh vật học, đã truyền sự yêu thích môn học cho ông bằng cách tham gia chuyến sưu tầm các mẫu vật băng thuyền đến Hayama, nơi nghỉ ngơi, thư giãn của gia đình hoàng gia. Khi 17 tuổi, ông đã thực hiện được một trong những niềm mơ ước trong đời là đi bộ xuống bãi biển ở Namazu và câu một con tôm đỏ lớn. Đó là một khám phá mới. Ông xác nhận rằng mình rất thích môn sinh vật biển. Dưới sự hướng dẫn của thầy, ông đã đóng góp thêm cho khoa học băng cách khám phá một số loài động vật có vỏ quý hiếm.

        Hirohito cũng là người quan tâm đến môi trường xung quanh. Ông không lạnh lùng hay lập dị như một số nhà viết tiểu sử mô tả. Sự thích thú của ông đối với khoa học đáng khen ngợi và khác lạ vì chắc chắn rằng không một vị Hoàng đế nào trước đó có những sở thích như vậy. Ông làm việc chăm chỉ và có kỷ luật, nếu không ông sẽ không đạt kết quả tốt trong học tập. Ông là một sinh viên giỏi trong môn lịch sử quân đội. ông không thích các hoạt động ở ngoại thành, tuy nhiên đó không phải là điều bất lợi đối với một Hoàng đế, người từng chỉ huy cuộc đô thị hóa rộng lớn nhất trong lịch sử thế giới. Người nhà cũng tin rằng ông sẽ không giống người cha chơi bời của mình.

        Thời gian tại vị của Yoshihito không dài. Ông từng bị viêm màng não khi còn nhỏ. Đến lúc trưởng thành, ông lại ăn chơi quá độ và bị nghiện rượu. Ồng thích mặc những bộ quân phục kiểu châu Âu, bộ ria mép cong để giống Hoàng đế Wilhelm II, tổ chức những buổi tiệc phung phí tại nơi ở xa hoa rộng lớn, cung Akasaka. Đến năm 1916, ông càng trở nên lập dị. Trong một cuộc duyệt binh, ông đã đấm những binh lính và ôm chầm lấy một viên sĩ quan.

        Tuy nhiên, không phải lúc nào ông cũng luôn say rượu, ăn chơi. Khi còn trẻ, ông đã thể hiện sự độc lập trong suy nghĩ. Ông từng lẻn ra khỏi nhà nghỉ mùa hè hoàng gia ở cung Numazu để thăm một gia đình địa phương, nhà Uematsus, nơi ông được mời trà và dùng bánh. Ông thực sự chán công việc triều chính, mặc dù hoàn toàn có khả năng ra quyết định. Khi các cố vấn đến gặp, ông thường mời họ thuốc lá và nói: “Đây dành cho mọi sự cố gắng của khanh. Nào, hãy hút đi”. Ông thích đọc thơ và hát những bài ca quân đội.

        Mẹ của Hirohito là một phụ nữ thông minh, xinh đẹp. Bà lớn lên trong sự mộc mạc của trang trại. Elizabeth Gray Vining, một trong số ít người Tây Âu được gặp bà đã miêu tả lại:

        Bà là một phụ nữ nhỏ nhắn với đôi mắt sáng, nét mặt nghiêng có vè giống chim ưng, giọng nói ngọt ngào và một tâm hồn bao la. Bà mặc chiếc áo lụa màu đen cổ chữ V, nơi lấp lánh bởi ánh kim cương và những chiếc nút bạch kim. Chắc hẳn bà làm mọi người nhớ đến nữ hoàng Victoria, mặc dù không có tài liệu nào ghi lại rằng nữ hoàng Victoria thon thả hơn hay có tính hài hước, nhưng chắc chắn đây là tính cách của Hoàng hậu Dowager. Duyên dáng, hoạt bát, giọng nói nhỏ nhẹ, bà hỏi các vấn đề trong khi những ngón tay di chuyển trên vạt áo.

        Ngay từ đầu, Hirohito đã cho thấy ông ít quan tâm đến tình dục hơn là cha hay ông nội mình. Vào tuổi 15, ông đã yêu người phụ nữ do cha ông gửi đến. Một năm sau đó, ông bắt đầu chuẩn bị cho việc kết hôn. Theo truyền thống của người Nhật, ông không được chọn người bạn đời. Đây là công việc của những người lớn tuổi hơn trong hoàng tộc. Cô gái đó là công chúa Nagako, con gái 14 tuổi của Hoàng thân Kuniyoshi Kuni, một gia đình có mối quan hệ trong dòng dõi hoàng tộc. Công chúa nhỏ nhắn, đầy gợi cảm, thông minh và vui vẻ.

        Công chúa cũng là con cháu của dòng họ Satsuma, là dòng họ sáng lập có quyền lực của bộ máy quân sự Nhật Bản, và người đứng đầu của dòng họ đối thủ Choshu: Tướng Aritomo Yamagata. Gia đình bên ngoại của Nagako sớm phải hứng chịu bệnh mù màu. Yamagata dưa ra lý lẽ rằng bất kỳ đứa bé trai nào ra đời sau hôn lễ đều phải phục vụ trong lực lượng quân đội, trong khi đó bệnh mù màu mang tính chất di truyền nên đứa bé sẽ thất bại trong đợt kiểm tra của quân đội.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #23 vào lúc: 07 Tháng Mười, 2019, 07:06:59 pm »


        Yamagata và Hoàng thân Fushimi đã gặp và khuyên cha cô dâu nên hủy bỏ cuộc hôn nhân này. Nhưng ông đã từ chối thẳng thừng và ngay lập tức viết một lá thư cho Nhật Hoàng kèm theo lời đe dọa sẽ làm to chuyện và tự vẫn. Ông viết “Chính hoàng gia đã hỏi cưới con gái tôi. Nếu muốn hủy bỏ hôn ước này thì chính hoàng gia phải là người làm chuyện đó và tôi đồng ý nếu việc này xảy ra. Tôi buộc phải đáp trả cho sự tổn thương đến mình và gia đình bằng cách kết liễu Nagako, sau đó tôi sẽ tự vẫn”. Ông cũng chứng minh rằng cả vợ ông và con gái đều không bị mù màu.

        Thủ tướng cũng đứng về phía Yamagata, trả lời một cách giận dữ rằng đó là một hành động phạm thượng và phía hoàng gia không phải là người chịu trách nhiệm. Ông viết thư trả lời lại: “Tất nhiên Hoàng thân Kuni đúng khi muốn hôn ước được thực hiện. Tuy nhiên cũng không nên quên rằng, hôn ước đã được sắp xếp sau lưng chúng tôi. Nếu biết chúng tôi đã ngăn chặn từ trước. Chúng tôi lấy làm tiếc về sự việc này..”. Ngay lập tức, Kuni thông báo cho Hoàng hậu, ông tin chắc rằng Yamagata đang cố gắng phá hoại hôn lễ để đưa người bên ông ấy vào.

        Lúc này, Yamagata đã khuyên Hirohito nên ra nước ngoài, phần để thoát khỏi sự khủng hoảng triều chính, phần để mở mang kiến thức. Chuyến ra nước ngoài của Hirohito chứng tỏ là một sự kiện quan trọng đối với sự phát triển của ông. Thủ tướng là người tin vào điều đó vì ông cho rằng một Hoàng đế tân tiến nên có kiến thức về thế giới bên ngoài. Việc phái một đoàn quân Nhật theo phò trợ cho Thái tử cũng có dụng ý nhấn mạnh tầm quan trọng của Nhật Bản trên thế giới. Cha ông, Nhật Hoàng đã khó ở và mọi người sợ rằng Hoàng đế có thể qua đời trong khi Hirohito ở nước ngoài. Trong trường hợp sau khi Nhật Hoàng băng hà, một nghi lễ lên ngôi được tiến hành trong đó người kế vị sẽ được trao những biểu trưng của Hoàng đế: thanh gươm, ngọc ấn và chiếc gương; sẽ mất nhiều tuần Hirohito mới trở về từ châu Âu để tiếp tục sự nghiệp của mình. Một số người cho rằng, dầu sao Thái tử cũng nên tôn trọng bằng cách không đi du ngoạn trong khi cha ông đang bệnh. Một số khác lại cho rằng, đó là cách để bảo vệ Thái tử trước những mối đe dọa.

        Ngày 3-3-1921, Hirohito rời Nhật Bản, lên chiếc tàu chiến Katari. Đội tàu chiến nhỏ của ông cập vào các cảng chính, ngoại trừ Okinawa, các thuộc địa của Anh như: Hồng Kông, Singapore, Colombo, Aden, Suez, Port Said, Malta và Gibraltar. Ông cảm nhận được vị thế mới của Nhật Bản trên thế giới, nhưng vẫn có cảm giác kinh sợ về quyền lực của Hoàng gia Anh. Ông cảm nhận sự tự do mà chuyến hành trình mang lại sau những gò bó, kiểu cách của hoàng gia Nhật Bản và những ngày học ở trường.

        Vào ngày 7-5, Hirohito đến Portsmouth, và được hoàng tử 27 tuổi xứ Wales đón tiếp. Hoàng tử Edward đã đi cùng ông trên chuyến tàu hoàng gia đến nhà ga Victoria, nơi vua George V, công tước của Connaught và công tước của York (sau này là George VI) đang đợi. Hirohito trải qua ba ngày tại cung điện Buckingham, nơi ông được hoàng tử xứ Wales đối xử tốt như bạn và tham gia nhiều trò giải trí; kể cả đức vua cũng tiếp đãi ông chu đáo. Ông được mời dự tiệc tối và một bữa trưa thân mật. Đức vua cũng có những lời khuyên chân thành dành cho ông về trách nhiệm của người đứng đầu đất nước.

        Leonard Mosley kể một câu chuyện vui, có lẽ không có thật về việc Hirohito được gọi đến vào một buổi tối. Người Nhật vô cùng ngạc nhiên khi thấy vị vua nước Anh đi dạo dọc theo hành lang cung điện mà không có người hộ tống, chắp tay sau lưng. Đức vua nói: “Này chàng trai, tôi hy vọng mọi người đã cho cậu mọi thứ cậu cần. Tôi sẽ không bao giờ quên sự tiếp đón của ông nội cậu dành cho tôi và em trai khi chúng tôi ở Yokohama”.

        Trong 4 ngày sau, ông là khách của chính phủ tại điện Chasterfield, gặp gỡ Thủ tướng David Lloyd George. Sau đó, ông đến Scotland và đi săn bắn tại vùng đất của công tước Atholl ở Blair Castle, tham dự buổi khiêu vũ với người dân địa phương. Hirohito đã cảm nhận được sự dân chủ thực sự mà không có sự phân biệt giai cấp.

        Vào ngày 30-5, Hirohito trở lại tàu để đến Le Havre. Ông đã ghé thăm các danh thắng ở Paris như điện Elysees, tháp Eiffel và rừng Boulogne. Ông đã di mua sắm, đây là lần đầu tiên cầm tiền và mua bức tượng bán thân của Napoleon để bổ sung vào bộ sưu tập hai người anh hùng khác: Lincoln và Darwin, ông đến thăm Versailles và ngắm chân dung của Macbeth. Ông cũng ghé thăm Verdun và Somme, đi bộ qua những tán cây um tùm và những cây thánh giá bằng gỗ. ông nói: “Chiến tranh thực sự là một điều tàn ác, những ai ngưỡng mộ chiến tranh nên đến và tham quan nơi này”. Sau đó ông sang Bỉ, Hà Lan và Italia.

        Hirohito trở về Yokohama vào ngày 3-9 trong sự vui sướng vô cùng. Cha ông đã không qua đời khi ông vắng mặt, tuy nhiên sức khỏe đã yếu đi thấy rõ. Hirohito và Nhật Hoàng Yoshihito chưa bao giờ thân mật; có nhiều lý do nhỏ để lý giải rằng chàng trai trẻ không có tình cảm với cha, nhất là sau khi ông can thiệp vào việc hôn nhân của chàng.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #24 vào lúc: 08 Tháng Mười, 2019, 11:15:36 am »


Chương 8

THÁI TỬ

        Thật ra, triều đại không có gì là nổi bật của Nhật Hoàng Yoshihito là khoảng thời gian mà sự thay đổi trong xã hội Nhật Bản còn lớn hơn cả những gì xảy ra trong thời Minh Trị. Trong vòng một thập kỷ, quá trình tập trung theo chính thể chuyên chế của xã hội Nhật Bản đã bị chuyển đổi cơ bản thành bốn hướng riêng biệt, nhưng không thể tách rời trong toàn bộ cấu trúc của chủ nghĩa độc đoán. Đầu tiên, thời kỳ tăng trưởng nhanh của nền kinh tế Nhật Bản, thu nhỏ lại quá trình công nghiệp hóa ban đầu của thời Minh Trị. Thứ hai, sức mạnh của quân đội Nhật Bản đã được kiểm tra ngay lập tức và sau đó được duy trì như một sự liên kết về lợi ích để chống lại các thế lực bên ngoài. Thứ ba, sự thay đổi về kinh tế, xã hội đã gỡ bỏ áp lực đáng lo ngại hàng đầu về cải cách chính trị tại Nhật Bản. Thứ tư, quyền lực của Nhật Hoàng bị suy yếu dần, mặc dù điều này không ảnh hưởng đến sự tôn sùng Hoàng đế.

        Khi bắt đầu cuộc Chiến tranh Thế giới lần thứ nhất, một cuộc khủng hoảng kinh tế đã xảy ra. Sau đó sự việc trở nên rõ ràng khi sự cạnh tranh giữa các nước sa sút vì các thế lực châu Âu chuyển sự chú ý của họ sang tăng cường sản xuất cho chiến tranh, có nhu cầu lớn về đạn dược và vũ khí mà Nhật Bản có thể cung cấp. Trong vòng 5 năm từ 1914 đến 1919, số xưởng sản xuất ở Nhật Bản đã tăng từ 1,1 triệu lên đến 1,8 triệu, nhiều hơn 3/4 so với thời Minh Trị. Máy phát điện tăng 34%, năng lượng diện tăng không ít hơn 200% và khả năng của ngành công nghiệp đồng táng 44%.

        Mặc dù Nhật Bản phải nhập gần như toàn bộ than đá và sắt, nhưng ngành công nghiệp thép đã phát triển rất mạnh mẽ trong suốt thời kỳ Chiến tranh Thế giới lần thứ nhất. Nhật Bản chỉ có 8 nhà máy sản xuất thép với năng suất hơn 500 ngàn tấn vào năm 1914, nhưng đến khi kết thúc chiến tranh, con số này lên đến 14 cùng với 166 nhà máy nhỏ hơn, trong đó có 3 nhà máy lớn được xây tại Triều Tiên và Mãn Châu. Sản lượng sắt tăng từ 240 ngàn tấn lên 580 ngàn tấn thép cuộn, thép hình, thép đúc từ 255 ngàn tấn lên 550 ngàn tấn.

        Cùng với sự tăng trưởng kinh tế là quá trình đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường các nước Đông Nam Á trong khi các nước Tây Âu đã tiến hành từ trước. Để thực hiện điều này, người Nhật đã khéo léo chen chân vào cuộc chiến đứng về phía nước Anh và Pháp: Mục tiêu nhằm bảo vệ quyền lợi quốc gia và mở rộng thuộc địa tại Trung Quốc. Trong vòng 3 tháng từ khi bắt đầu cuộc chiến, người Nhật đã chiếm lấy vị trí của người Đức ở tỉnh Shantung, bắt dầu quá trình xâm lược Tsingtao.

        Thủ tướng mới quyết đoán, Shigenobu Okuma là người theo chủ nghĩa dân tộc và Ngoại trưởng Takaaki Kato đã xác định không bỏ lỡ cơ hội mà Chiến tranh Thế giới lần thứ nhất mang lại trong việc xâm chiếm toàn bộ lãnh thổ Trung Quốc, nhằm biến nước này thành thuộc địa. Sau mùa thu ở Shantung, người Nhật tin rằng họ đã kiểm soát được Trung Quốc và đưa tối hậu thư gồm 21 điều khoản, chống lại mong muốn bảo hộ quyền độc lập của Trung Quốc và những đặc quyền ở đó của đồng minh quan trọng của Nhật Bản lúc đó là người Anh. Có thể đoán trước được rằng, các điều khoản là việc yêu cầu mở rộng quyền lợi của Nhật Bản ở nam Mãn Châu. Tuy nhiên, tối hậu thư lại tiếp tục yêu cầu Trung Quốc nên trục xuất tất cả quân đội nước ngoài và các cố vấn chính trị, rằng cảnh sát Nhật Bản nên được trao quyền hành trên tất cả các vùng của đất nước và rằng Trung Quốc nên mua nhiều hơn nữa các phương tiện chiến tranh từ Nhật Bản. Những điều khoản không có gì ngoài việc cố gắng để khống chế toàn bộ hệ thống cảng ở Trung Quốc và mặc dù cuối cùng là yêu cầu mở rộng đặc quyền của Nhật Bản tại Mãn Châu nhưng nó đã gián tiếp đe dọa đến nỗ lực rút khỏi chiến tranh chống lại Đức. Những lợi ích từ thuộc dịa của nước Anh cũng đang bị đe dọa.

        Trong khi đó, người Nhật cũng di chuyển đến những mục tiêu mới, đánh chiếm các quần đảo mà Đức đã chiếm đóng ở Thái Bình Dương. Mục tiêu chỉ là để mở rộng tầm quản lý chiến lược của hải quân Nhật. Những nơi này bao gồm Marianas, Palau, Carolines và Marshalls.

        Một nhà kinh doanh thân cận với chính phủ cho răng, Nhật Bản phải cố gắng phát triển nguồn tài nguyên thiên nhiên vô tận của Trung Quốc và ngành công nghiệp của Nhật Bản bằng cách kết hợp cả hai để dựa vào đó Nhật Bản và Trung Quốc có thể trở thành một thể thống nhất. Những tham vọng của hoàng gia Nhật Bản trong thời kỳ này một lần nữa nhấn mạnh sự kế tục ý đồ của Hoàng đế Minh Trị và người kế nhiệm, Nhật Hoàng Taisho. Lúc này, Triều Tiên đã bị thôn tính và sự sáp nhập của Mãn Châu gần như sắp hoàn thành, tham vọng của Nhật Bản là nhòm ngó vào Trung Quốc và các nước Đông Nam Á.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #25 vào lúc: 08 Tháng Mười, 2019, 11:15:54 am »


        “21 điều khoản” ngay lập tức bị phản đối, đặc biệt là ở Mỹ và Anh, nơi lần đầu tiên trên báo chí xuất hiện các bài bình luận về hình ảnh Nhật Bản như là một kẻ bắt nạt sừng sỏ; người Mỹ cũng bị cảnh báo bởi sự di chuyển của Nhật Bản vào khu vực Tây Thái Bình Dương. Ngay cả Yamagata cũng thấy rằng Nhật Bản đã di quá trớn, nên đã thay thế ngoại trưởng.

        Trong khi mục đích của Nhật Bản phát triển trong suốt Chiến tranh Thế giới lần thứ nhất, thì uy tín của quân đội Nhật Bản lại bắt đầu suy giảm. Phải mất một thập kỷ mới có được những chiến thắng quan trọng. Vào năm 1913, quân đội trong tình trạng cố gắng tìm nguồn tài trợ trong khi đó ngân sách phải ưư tiên cho nhiều nhu cầu khác cấp bách hơn cần phải trang trải, chẳng hạn như tiêu dùng xã hội. Với cái chết của Yamagata, lực lượng vũ trang trở nên nản lòng, không tham gia vào cuộc chiến năm 1914 - 1918, họ lo sợ sức mạnh sẽ gặp thách thức cũng như tin rằng Nhật Bản trở thành nước theo chủ nghĩa quân phiệt.

        Một nhân tố khác là phát triển khả năng cạnh tranh của nền công nghiệp. Điều này được hỗ trợ bởi tốc độ công nghiệp hóa gia tăng và những điều kiện túng thiếu mà công nhân đang phải chịu đựng. Để nhanh có lợi nhuận, công nhân bị đối xử như những nô lệ và trong nhiều xưởng sản xuất, công nhân nữ bị nhốt trong các nhà máy không được phép ra ngoài nhiều lần trong một tháng. Công nhân không được phép đình công và có thể bị đánh đập nếu vắng mặt. Họ phải làm việc bất kể ngày hoặc đêm, kể cả thời gian nghỉ ngơi cũng bị kiểm soát chặt chẽ. Thức ăn đạm bạc, thiếu vệ sinh, nơi ở chật chội, phải ngủ chung giường.

        Trong những hầm mỏ, điều kiện vô cùng tồi tệ. Đàn ông kiếm được 20 đôla một tháng, phụ nữ là 10 đôla. Bình quân khoảng 30 thợ mỏ thiệt mạng trên mỗi triệu tấn than khai thác được (ở Anh con số này là 10).

        Trong những điều kiện như vậy, không có gì ngạc nhiên khi thấy tình hình kinh tế có dấu hiệu di xuống, nhiều cuộc nổi loạn diễn ra năm 1918, bắt đầu là những cuộc tấn công bất ngờ vào kho của các nhà buôn gạo, sau đó là lật đổ chính quyền của lãnh chúa Masatake Terauchi và người thay thế là một thường dân, Takashi Нага. ít nhất 100 người bị giết và hàng ngàn người bị giam cầm trước khi quân dội giành lại quyền kiểm soát. Нага là người kế nhiệm của Hoàng thân Saionji trong vai trò thủ lĩnh của đảng Seiyukai, mặc dù có mối quan hệ tốt với Yamagata. “Người thường dân vĩ đại” hoàn toàn không giống với người cùng thời với ông, David Lloyd George ở Anh.

        Tuy nhiên, Нага là người thành thật. Cuộc ám sát ông năm 1921 đã kết thúc sự nghiệp của một người lãnh đạo xuất thân từ thường dân với vai trò đại diện cho nhân dân, tranh đoạt quyền lực từ ba tầng lớp thống trị đời sống Nhật Bản: quan lại, quân đội và tài phiệt kinh tế. Với ba tầng lớp kể trên, ngai vua đã trải qua một thời kỳ yếu thế đặc biệt: Nhật Hoàng Yoshihito không có mọi quyền lực cá nhân trong khi việc nắm giữ quyền hành của những bộ trưởng đầu sỏ chính trị cũng suy yếu đi thấy rõ: Chỉ Saionji là còn sống và thế hệ quan lại mới cũng mất đi quyền lực so với người tiền nhiệm.

        Vết nứt lớn trong bộ máy quyền lực hùng mạnh được xây dựng bởi chế độ Minh Trị đang bắt đầu lộ rõ. Thông qua lịch sử, có ba thế lực có thể thâu tóm quyền lực trong mắt mọi người: Đầu tiên và phổ biến nhất là sự truyền ngôi; thứ hai là dùng vũ lực; thứ ba, sự đồng thuận thường là vì mọi người có cơ hội thể hiện lựa chọn của mình qua bầu cử. Trong khoảng nửa thế kỷ, Nhật Bản được lãnh đạo bởi sự phối hợp của hai hình thức quyền thừa hưởng và dùng vũ lực. Những người đầu sỏ chính trị bảo vệ được quyền lực của họ đằng sau uy quyền của Nhật Hoàng. Với Hoàng đế yếu kém và quyền lực của họ bị suy sụp, thì một số thành viên thoát khỏi người đầu sỏ chính trị giống như Saionji nhận ra rằng yêu cầu liều lĩnh để có sự hợp pháp lớn hơn là dựa trên sự đồng thuận của mọi người. Mặt khác, nếu như trật tự xã hội bị phá vỡ trên toàn Nhật Bản thì cũng là lúc bắt đầu cho nhóm thứ ba, lực lượng vũ trang can thiệp vào.

        Không có lý do đặc biệt giải thích tại sao lực lượng vũ trang nên thể hiện sự kiềm chế ở Nhật Bản; tầng lớp samurai rất có quyền lực; quyền lực tối cao ở Nhật Bản không nằm trong tay Quốc hội, cũng không phải là nhân dân hay quan lại mà thuộc về cá nhân Hoàng đế, người chỉ huy lực lượng vũ trang, là người mà họ phải trung thành tuyệt đối. Những người đầu sỏ chính trị muốn xây dựng một Nhật Bản hiện đại đã đố kỵ trao quyền lực tối cao cho Hoàng đế thay vì nhân dân để bảo vệ đặc quyền tầng lớp ưu tú trong xã hội của họ. Họ sai lầm khi nghĩ răng bất kỳ ai được lòng Hoàng đế đều có thể thực hiện những chiến công và cai trị thông qua Hoàng đế.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #26 vào lúc: 08 Tháng Mười, 2019, 11:16:10 am »


        Khi bệnh tình của Yoshihito trở nên xấu hơn, trông ông thật thảm thương. Thủ tướng Takashi Нага, người chịu trách nhiệm về vấn đề của vua cùng với hai genro (nhà chính trị lão thành), Hoàng thân Yamagata và Hoàng thân Saionji, lo lắng rằng có mối nguy hại đến ngai vàng. Vì sự tôn kính của Hoàng đế đã đạt đến tầm cao mới, nhân dân không biết gì về bệnh tình của Yoshihito. Một lý do khác là sự tồn tại của một Hoàng đế yếu kém có nghĩa là những cận thần không tận tâm có thể tác động và gây ảnh hưởng đến hoàng hậu.

        Với bản tính chu đáo cẩn thận, Нага đã thuyết phục Nhật Hoàng và sau đó là hoàng hậu cùng hoàng tộc rằng, Nhật Hoàng phải truyền ngôi cho con trai. Vào ngày 4-10, một thời gian ngắn sau khi Hirohito trở về Nhật Bản, nhân dân Nhật Bản lần đầu tiên được biết về bệnh tình của Nhật Hoàng.

        Sự việc này trùng khớp với cái chết của Tướng Yamagata, một trong hai genro còn lại, giữ vai trò quan trọng trong quân đội Nhật Bản. Cái chết của ông có ảnh hưởng vô cùng to lớn đối với quân đội: Trước mắt, mất đi một gương mặt quân đội có quyền lực nhất trong triều, điều này làm cho lực lượng vũ trang lo lắng về khả năng mất ảnh hưởng của họ tại triều đình, nó làm suy yếu hệ thống cấp bậc vốn rất nghiêm ngặt trong quân đội.

        Ngày 4-11, Yamagata bị một kẻ cuồng tín 18 tuổi thuộc cánh hữu ám sát. Vị genro còn lại, Hoàng thân Saionji cùng với Hirohito quyết định tiến hành theo kế hoạch của Нага để đưa chàng trai trẻ lên trị vì Nhật Bản trong nghi lễ tổ chức vào ngày 25-11. Mặc dù Yoshihito, Nhật Hoàng Taisho vẫn còn sống nhưng kể từ thời điểm đó, Hirohito chính thức trị vì Nhật Bản.

        Bất chấp những người xem Hirohito như một chàng trai trẻ khắc khổ với vẻ ngoài già trước tuổi, ông vẫn tự tin nhờ kết quả của chuyến tham quan châu Âu. Ông đã tham dự trận đua ngựa tại Tokyo, đến hộp đêm của tầng lớp quý tộc, dùng thịt hun khói và trứng trong bữa ăn sáng, mặc quần đánh gôn. Vào tháng 12, ông mời một nhóm bạn trẻ cũng như chủ vũ nữ đến dự bữa tiệc gia đình, mở kho chứa rượu whisky do công tước của Atholl gửi tặng. Mọi người nhảy nhót, nghe nhạc và ngưỡng mộ sự tiếp đãi ân cần của Hirohito. “Trong vòng hai giờ tới, vui lòng quên rằng tôi là Thái tử. Mọi người cứ tự nhiên như ở nhà”. Viên thị thần trong cung đã bị sốc bởi những hành động thiếu tôn kính đối với Hirohito. Hoàng thân Saionji, người giám sát chuyến tham quan châu Âu, đã gọi ông đến để giáo huấn nghiêm khắc về cách cư xử của ông.

        Hirohito nhút nhát bị bẽ mặt bởi lời khiển trách và không bao giờ tổ chức những bữa tiệc tương tự nữa. Vượt lên tất cả, ông đứng đầu nền quân chủ độc đoán nhất mà thế giới từng biết đến, đó là sự kết hợp giữa tín ngưỡng tôn giáo và sự kính phục bằng phương pháp hiện đại là sự tuyên truyền và quyền chỉ huy.

        Thực tế, chàng trai trẻ lên ngôi vào năm 1921 nhưng biểu hiện lại trái ngược với vẻ huy hoàng của ngôi vị. Ông sống nội tâm, kín đáo và yếu đuối. Ồng chỉ là người có bản tính ôn hòa. Thời niên thiếu của ông gần như bị ức chế, biết rất ít về điều kiện của đất nước; chuyến du ngoạn nước ngoài được sắp xếp trước giúp ông mở mang tầm hiểu biết khiến ông rất thích thú. Tuy nhiên, ông có một chút kiên định trong tính cách, nét tiêu biểu là việc vượt qua một số khuyết điểm cơ thể. Hai sở thích chính mà ông còn giữ lại là khoa học và lịch sử quân sự trong khi sự dạy dỗ muốn hướng ông đến chủ nghĩa dân tộc và phân biệt chủng tộc, thấm đẫm bởi quan niệm người Nhật là một dân tộc ưu việt. Quan điểm của ông bị ảnh hưởng bởi những tư tưởng hiện đại của một số nhà cố vấn, nhất là Нага và Saionji, người sau này trở thành người thầy thân cận nhất của ông.

        Hirohito đã tiếp cận quyền lực theo đúng nghi thức, tuy nhiên không có sự khoa trương và bảo thủ, một người có đầu óc tân tiến đang hướng đến việc đưa các quy tắc dân chủ hơn vào xã hội. Trong khi đó, ít người biết được quan điểm của ông về vận mệnh của đế quốc Nhật Bản, chuyến thăm của ông đến chiến trường trong Chiến tranh Thế giới lần thứ nhất đã để lại một ấn tượng lớn. Đối với chàng trai trẻ ít nói, biết vâng lời này, thật sự không có gì để yêu cầu nhà viết tiểu sử ghi lại rằng ông là “Người do dự, xảo quyệt và là kẻ cơ hội, người đã dùng bộ máy quân sự của mình để xâm chiếm một nửa địa cầu mà không chịu trách nhiệm hoàn toàn về việc làm có hại của mình”. Sự bất hạnh và cuộc đấu tranh có ảnh hưởng lớn đến cuộc đời của hai gương mặt đồng minh đáng căm thù của ông trong giữa thế kỷ 20, Hitler và Mussolini, nhưng thật khó áp dụng trong trường hợp của Hirohito.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #27 vào lúc: 08 Tháng Mười, 2019, 11:17:48 am »


PHẦN III

NGƯỜI ANH HÙNG MỸ


Chương 9

MỘT NƯỚC LỚN

        Nước Mỹ - nơi Douglas MacArthur trưởng thành vào năm 1901 cũng giống như ông: khỏe khoắn, mạnh mẽ, tự tin và đã chuẩn bị để đảm đương vai trò lớn hơn trên thế giới. Sự tổn thương chia cắt của cuộc nội chiến đã bắt đầu lùi dần vào lịch sử. Sự hợp nhất đã hoàn thành, đường biên giới đã giải quyết, ngoại trừ một số ít vùng phía Nam Mexico vẫn chưa thống nhất. Cuộc cách mạng công nghiệp to lớn đã quét qua nước Mỹ, hàn gắn mọi thứ lại với nhau tạo nên một sự thịnh vượng chưa từng xảy ra. Bây giờ, quốc gia trẻ mạnh mẽ đang bắt đầu những bước đi đầu tiên vào thế giới.

        Trước cuộc nội chiến, dân số Mỹ khoảng 31 triệu người, khi chiến tranh kết thúc, dân số tăng lên 40 triệu, đến năm 1880, gần 50 triệu, năm 1890 là 63 triệu và năm 1900 là 75 triệu người, lớn hơn bất kỳ một quốc gia châu Âu nào, ngoại trừ Nga. Việc gia tăng dân số này phần lớn là do nhập cư, chủ yếu từ Anh, Ai-len, Đức và vùng Scandinavia. Hơn 1/4 thế kỷ tiếp theo, gần 15 triệu người đến, chủ yếu từ Đông và Nam Âu.

        Để nuôi sống dân số, ngành nông nghiệp mở rộng theo cấp số nhân, được giúp đỡ bởi hệ thống đường sắt lượn ngoằn ngoèo ngang qua đất nước, đưa sản phẩm từ nông trại đi xuất khẩu. Số lượng trang trại tăng từ 2 triệu vào năm 1860 lên 6 triệu vào năm 1910. Khoảng năm 1900, 50 triệu người Mỹ sống dựa vào trang trại. Gần một nửa dân số trong độ tuổi lao động làm việc trên các cánh đồng vào năm 1880. Công nghệ nông trang đã làm điều này thành hiện thực: phát minh loại dây thép gai rẻ tiền để rào những vùng rộng lớn hẻo lánh của nước Mỹ, cối xay gió giúp bơm nước lên để tưới cho các mảnh đất khô cằn. Những đàn gia súc được chăn thả dàn trải trên các vùng cao nguyên từ những năm 1860 đến 1890, và người Mỹ địa phương sống nhờ vào chúng. Sự phát triển của máy gặt vùng đầm lầy và máy gặt kết hợp, lúc đầu được kéo bởi ngựa, sau đó là máy kéo cũng như các dạng máy mới để cày, bừa và gieo hạt, đã tạo nên cuộc cách mạng nông nghiệp.

        Tuy nhiên, sự phát triển của nông thôn bị lu mờ trước sự công nghiệp hóa và đô thị hóa của nước Mỹ. Đến năm 1910, tỉ lệ người sống dựa vào đất đai giảm xuống chỉ còn 1/3. Giữa năm 1859 và 1919, hàng hóa được sản xuất tăng không dưới 33 lần. Vào năm 1860, Mỹ là nước sản xuất đứng hàng thứ tư trên thế giới, đến năm 1894 thì vươn lên dẫn đầu, sản xuất nhiều hơn gấp ba lần so với Anh, đối thủ cạnh tranh gần nhất, và bằng một nửa tất cả các nước châu Âu gộp lại. Với tiềm lực kinh tế to lớn, tiêu thụ năng lượng của Mỹ đã nhảy từ 1,9 triệu Kw vào năm 1870 lên đến gần 33 triệu Kw trong 60 năm sau.

        Sự mở rộng này có được là nhờ sự phát triển, của thị trường nội địa rộng lớn được bảo hộ bằng các loại thuế và sự hỗ trợ của chính phủ cho hệ thống đường sắt. Chính phủ đã tài trợ trực tiếp cho đường sắt giữa năm 1860 đến 1890 khoảng 350 triệu đôla. Năm 1840, nước Mỹ đã có gần 5.000km đường sắt so với 2.900km trên toàn châu Âu. Con số này tiếp tục tăng gấp 3 lần vào năm 1850 và đạt mức hơn 48.000km vào năm 1860 và 264.000km vào năm 1890, tiếp tục lên đến 410.000km vào năm 1916, chiếm 1/ 3 trên toàn thế giới. Ngành thép cũng theo đó mà phát triển. Năm 1844, một mỏ quặng sắt với trữ lượng lớn được tìm thấy tại vùng Hồ Lớn. Băng cách cắt giảm chi phí trong sản xuất thép, đến năm 1873, sản lượng thép đã đạt 115 ngàn tấn, sau đó là 1,25 triệu tấn vào năm 1880 và 10 triệu tấn vào năm 1900. Giá đường ray thép giảm từ mức 160 đôla một tấn năm 1875 xuống còn 17 đôla một tấn năm 1898 nhờ tăng năng suất.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #28 vào lúc: 08 Tháng Mười, 2019, 11:18:30 am »


        Khi nền kinh tế Mỹ bùng nổ cũng là lúc các thành phố lớn mọc lên khắp nơi. Chicago, chỉ đơn thuần là một pháo đài với vài ngôi nhà khi Arthur MacArthur còn bé, đã trở thành cảng lớn vào năm 1848, và đến năm 1887 nó đã có 800 ngàn người, cũng như những tòa nhà chọc trời đầu tiên của Mỹ cao đến 10 tầng. New York, chỉ có 90 ngàn người vào năm 1810, đã tăng lên đến 800 ngàn người vào năm 1856, rồi vọt lên đến 3,5 triệu người năm 1900. Tòa nhà chọc trời đầu tiên ở New York là Equitable Building, cao 8 tầng, hoàn tất vào năm 1870. Đến năm 1915, những tòa nhà cao 40 tầng được hoàn thành. Sức hút to lớn của nước Mỹ đối với dân nhập cư đã tạo hên một bức tranh đa sắc tộc, đầu tiên là người Anh, rồi người Đức đến, sau đó là người Ai-len, người Italia, Hy Lạp và người Do Thái. Tượng nữ thần Tự Do được xây dựng khi Douglas MacArthur chỉ mới 8 tuổi và Emma Lazarus đã viết những vần thơ nổi tiếng:

        Hãy đưa cho tôi sự mệt mỏi và nghèo đói.
        Nhân dân của bạn sẽ bắt đầu hơi thở tự do.


        Tình hình chính trị sau cuộc nội chiến rất đáng chú ý bởi các vị tổng thống mờ nhạt và triều đại những nhà tư bản khổng lồ chẳng hạn như ông vua thép Andrew Carnegie, nhà đầu tư tài chính J. Pierpoint Morgan và ông trùm dầu lửa John D. Rockefeller. Tuy nhiên, khi Douglas tốt nghiệp, thời đại của xe hơi vẫn chưa đến: Henry Ford làm chiếc Model-T đầu tiên vào năm 1908.

        Khi Arthur MacArthur đến Manila vào năm 1898, một cuộc gặp gỡ của Tổng thống William McKinley với gia đình ông, ông cảm thấy cuối cùng mình cũng nhận được sự công nhận xứng đáng. Nhiệm vụ của ông là giải phóng Philippines khỏi Tây Ban Nha. Thực vậy, ngay từ đầu ông đã chứng tỏ mình là một nhà cầm quân tài giỏi. Quân của ông gần 5 ngàn người tập trung ở Cavite, phía nam Manila, nhằm chống lại lực lượng của Tây Ban Nha: Trong vòng 9 ngày, chỉ huy người Tây Ban Nha ở Manila đã đầu hàng. Một kết quả xứng đáng cho tổn thất 13 người Mỹ thiệt mạng. MacArthur được thăng chức làm tổng chỉ huy của Manila; con trai lớn của ông Arthur III, dang phục vụ trên tàu ở Luzon đã chứng kiến chiến thắng của cha.

        Hòa bình với Tây Ban Nha diễn ra nhanh chóng. Tuy nhiên, người Mỹ không trao quyền ngay lập tức cho quân phiến loạn Filipinos, những người đã chiến đấu không ngừng nhằm chống lại thực dân Tây Ban Nha. Dưới sự lãnh đạo của Emilio Aguinaldo, họ đã mở cuộc chiến tranh du kích chống lại người Mỹ. McKinley đã soạn ra một triết lý mới của đế quốc Mỹ mà sau này Douglas MacArthur đã xác nhận:

        Tương lai của quần đảo Philippines hiện nằm trong tay người Mỹ, Hiệp định Paris đã trao sự tự do và dân Filipinos cho người hướng dẫn và những ảnh hưởng mở rộng tự do, sự thông cảm to lớn, sự xúc động không phải của chủ nhân Mỹ mà là sự giải phóng của người Mỹ.

        Không có ỷ đồ đế quốc ẩn nấp trong tăm trí của người Mỹ. Nó hoàn toàn trái ngược với cảm xúc, suy nghĩ và mục tiều của Mỹ. Những nguyên tắc vô giá của chúng tôi củng sẽ không có sự thay đổi khi áp dụng vào đất nước này. Chúng sẽ được thực hiện cùng với sự tán thành: “Tại sao các bạn không tin vào sự thật bất di bất dịch, sự tự do có thể chinh phục nhưng phải giữ gìn?”.


        Arthur MacArthur đã khẳng định được mình: Với chiến lược hai mũi tấn công, ông đã bẻ gãy tuyến phòng thủ ở Manila và đẩy lùi 40 ngàn quân Filopino hùng mạnh, kiềm giữ lực lượng kẻ thù trong vòng một năm, buộc Aguinaldo phải ẩn nấp. Ông được thăng chức làm tổng chỉ huy của Philippines sau khi Tướng Ewell Otis về nước. Ông vẫn tiếp tục đối mặt với các cuộc chiến tranh du kích.

        Cuối cùng, MacArthur cũng theo dõi và bắt được Aguinaldo, tuy nhiên ông đối xử hào hiệp với Filipinos để bảo đảm sự hỗ trợ của họ. Ông đã lập ra hệ thống trường học công tự do, thay thế hệ thống luật pháp hà khắc của người Tây Ban Nha bằng kiểu của người Mỹ, làm đường sá, xây hệ thống kênh rạch và mở rộng đội Macabeke Scouts trung thành làm nền tảng của quân đội quốc gia. Chính sách cũng theo đường lối chủ nghĩa đế quốc rộng lượng. MacArthur trình bày về nó: “Ý tưởng tự do cá nhân cho phép một công dân có quyền làm bất cứ điều gì trong khuôn khổ cho phép để bảo vệ hạnh phúc của chính mình. Ý tưởng đó chúng tôi đang áp dụng ở phương Đông. Bất kể nơi nào có cờ Mỹ, nơi đó đều có những tư tưởng như vậy. Sự thành công của ý tưởng đó ở Philippines chỉ đơn thuần là vấn đề phát triển. Người Filipinos muốn chính xác những gì chúng tôi có thể cho họ... Duy trì sự tự do, không phải tiền bạc, là những gì chúng tôi tìm kiếm”.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #29 vào lúc: 08 Tháng Mười, 2019, 11:19:24 am »


        Trở lại Washington, McKinley trở nên lo lắng về tình hình ở Philippines, nên quyết định gửi một đặc phái viên để kiểm tra xem thống đốc quân sự Mỹ tại đây có cai quản một cách hiệu quả hay không. Phái viên là người đàn ông mập mạp: vị thẩm phán bang Ohio, William Howard Taft nặng hơn 150kg, một luật sư ôn hòa và dễ thương, người đã miêu tả những người Filipinos với giọng điệu kẻ cả như “Những người anh em da màu”. Điều này đã khiến binh lính Mỹ sáng tác một bài hát phân biệt chủng tộc nổi tiếng, “Anh ta có thể là em của William Howard Taft, nhưng không phải là em của tôi”.

        Arthur MacArthur là người dễ nổi nóng: đã nổi giận bởi sự thách thức uy quyền của ông và hàm ý khiển trách. Thế là ông không những không đón tiếp vị thẩm phán khi ông này đến Philippines mà còn cho một căn phòng bé xíu hoàn toàn không phù hợp với thân hình đồ sộ của vị khách. Ông chỉ liên hệ với vị khách qua điện thoại, từ chối gặp ông ta tại dinh thống đốc Malacanan. Taft thật sự điên tiết: “Càng làm việc với MacArthur, tôi càng thấy ông tầm thường. Ông ta không có vẻ là một chính khách có tài và có khả năng. Tất cả chỉ là sự thiếu mềm mỏng của những quy tắc quân đội và kỷ luật, ông tự đưa mình vào tình huống khó khăn hơn..”. Taft đã mô tả MacArthur như một nhà quân sự chặt chẽ, cố gắng kiểm duyệt các bài viết của nhà báo đang “Gây phẫn nộ” và “Hoàn toàn không phải là người Mỹ”.

        Khi quyền lực của MacArthur tại Philippines trở nên độc đoán hơn, Taft đã chộp lấy cơ hội để hành động. MacArthur đã xác nhận rằng quần đảo chỉ thuộc vào loại nhỏ nhất trên thế giới, vị trí chiến lược của nó thì khó có quần đảo nào vượt qua được. Cách lục địa 1.200km lại có biển Đông xung quanh bao bọc tạo nên một hào chắn an toàn. Vì thế nơi đây có vị trí lý tưởng hơn Nhật Bản và cách xa những nơi khác như Ân Độ. Philippines nằm ở trung tâm, nó đủ sức giữ vai trò như một phương tiện để bảo vệ quyền lợi cho nước Mỹ.

        Taft cho rằng cương vị quản lý của nước Mỹ đối với quần đảo nên được hạn chế hoàn toàn cả về thời gian lẫn phạm vi, nên vào tháng 7 năm 1901, ông đã thuyết phục McKinley triệu MacArthur về. Vị tướng trình diện để được bào chữa trong phiên tòa thượng nghị viện; nhưng ông đã tạo ra một kẻ thù nguy hiểm. Mặc dù được thăng chức cao hơn (Bộ quản lý Great Lakes, phía Đông và Thái Bình Dương) nhưng ông không bao giờ được tại ngũ một lần nữa.

        Sau khi McKinley bị ám sát, Theodore Roosevelt trở thành tổng thống Mỹ và thăng chức cho Taft làm Bộ trưởng Chiến tranh. Trong khi đó, Arthur được lệnh thực hiện hành trình đến miền Viễn Đông. Ông dẫn Pinky và hai con đến Nhật Bản, Trung Quốc, Đông Dương, Miến Điện, Malaysia, Thái Lan, Sri Lanka và An Độ; tuy nhiên ông không được giữ chức trưởng tham mưu mặc dù đã từng là chỉ huy chiến tranh được trao nhiều huân chương nhất của Mỹ.

        Viên thiếu úy đã rất vui mừng khi được gửi đến Philippines, nơi vẫn còn lưu dấu những chiến thắng của cha ông. Đó là lần đầu tiên Douglas rời khỏi quê hương, và trong chuyến hành trình 38 ngày vượt Thái Bình Dương, ông có nhiều thời gian để suy nghĩ về những thử thách lý thú đang ở phía trước: Ồng sẽ giám sát việc xây dựng và cải tạo cảng ở Manila. Trong chuyến du ngoạn đến vùng nhiệt đới, ông đã gặp thử thách đầu tiên:

        Dinh thự đang bị nguy hiểm, kẻ cướp và quân du kích tràn vào đánh phá. Quá lơ đãng, tôi đã bị hai trong số những kẻ liều mạng theo dõi. Giống như tất cả cư dân vùng biên giới, tôi có tài dùng súng lục. Cả hai tên trong bọn chúng đều bị hạ khi một tên bắn liên tục vào tôi bằng khẩu súng lỗi thời. Viên đạn xuyên qua đỉnh nón, gần như cắt đứt cái cây non sau lưng tôi. Một trung sĩ chạy đến. Anh ta nhìn hai người đàn ông đã chết dưới đất, nơi chiếc mũ vẫn còn bốc khói và cái cây bị gãy phía sau. Sau khi cuốn điếu thuốc lá, anh ta rảo bước đi, hai gót chân chạm vào nhau, và chào tôi.

        Ông ở đó một năm, bị bệnh sốt rét. Tuy nhiên ông đã được thăng cấp đại úy trước khi trở về San Francisco và chỉ huy Thái Bình Dương.

        Từ đó, vào tháng 10 năm 1905, cha ông đã xem ông như một sĩ quan phụ tá trong chuyến hành trình chiến lược đến Viễn Đông. Tổng thống Roosevelt trở nên lo lắng về Nhật Bản và vì thế nhiệm vụ tập hợp lực lượng của Arthur MacArthur là rất quan trọng. Khi Roosevelt dự đoán: “Nếu Nhật Bản thận trọng và được lãnh đạo bởi những Hoàng đế tài ba, quốc gia này có thể trở thành một trong những cường quốc dẫn đầu; tuy nhiên nước này nhỏ hẹp và có nhiều đảo, muốn cố giành thêm nhiều thắng lợi từ sau chiến thắng trong cuộc chiến tranh Nga -  Nhật, họ sẽ dàn quân ra chống lại tất cả các thế lực lớn. Tuy nhiên, quốc gia này sẽ không thể đối mặt thành công với một liên minh thế giới”.
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM