Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Tư, 2024, 11:02:45 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: MacArthur, Hirohito - Cuộc đọ sức tay đôi giữa Mỹ và Nhật  (Đọc 11163 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #10 vào lúc: 05 Tháng Mười, 2019, 11:07:55 pm »


        Quan hệ của Nhật Bản với thế giới bên ngoài được mô tả bằng sự nghi ngờ và tính thiển cận. Dưới bản chất có thứ bậc của chế độ phong kiến Nhật Bản tôn thờ đạo Shinto, sự thờ cúng nhiều vị thần trong đó ca ngợi chiến tranh, sự hy sinh và tự sát, trung thành tuyệt đối với Nhật Hoàng, và thiếu truyền thống nhân văn cơ bản. Nhật Bản cũng đạt được một số sự truyền thụ về luân thường đạo lý của đạo Phật, đạo Khổng và cuối cùng là đạo Cơ đốc từ lục địa châu Á. Bên cạnh vẻ độc đoán của xã hội Nhật Bản là truyền thống về nghệ thuật và mỹ học có từ thời Heian vào khoảng thế kỷ thứ 8 đến 12. Đây là thời kỳ vàng son của Nhật Bản với kinh đô là Kyoto dưới triều đại Fujiwara.

        Họ cai trị theo một hệ thống lập dị của chính phủ, “Chính trị hôn nhân”. Những cô dâu của Nhật Hoàng được chọn riêng trong số những thiếu nữ Fujiwara. Đứng đầu gia đình gần như là cha chồng hoặc ông nội (hoặc đôi khi cả hai) với uy quyền tối cao. Vào thế kỷ thứ 10, Fujiwara trao cho Nhật Hoàng toàn bộ quyền lực. Hoàng đế lên ngôi khi còn trẻ và đã cưới một thiếu nữ Fujiwara, con trai của họ sẽ trở thành thái tử. Thông thường, Nhật Hoàng buộc phải thoái vị vào tuổi 30. Con trai sẽ lên kế vị và cứ như vậy tiếp diễn.

         Gia đình Fujiwara lớn nhất, Michinaga được biết đến với ít nhất bốn người con gái của ông được kết hôn cùng các Hoàng đế. Đến cuối cuộc đời mình, Michinaga đã là cha vợ của hai Hoàng đế, ông ngoại của Hoàng đế thứ ba, ông ngoại và ông cô ngoại của Hoàng đế thứ tư, ông ngoại và cha vợ của Hoàng đế thứ năm. Ivan Morris bình luận: “Bản thân các Hoàng đế, mọi quyền lực mà họ có đều mang tính lý thuyết. Tất nhiên họ đều không được hỏi ý kiến về những sắp đặt hôn nhân này. Hoặc mọi người có thể tưởng tượng rằng ít nhất một vài người trong số họ có thể chùn bước trước số phận phải kết hôn với cô, dì của chính mình. Đây là một điều phổ biến trong suốt thời kỳ này”.

        Một nét đặc trưng đáng chú ý khác về chính trị trong thời kỳ Heian là cái chết cũng không làm mất di quyền lực của một người. Hãy xem trường hợp sau:

        Cái chết của Michizane khi bị đi đày cũng chưa kết thúc sự nghiệp của ông. Trong những năm tiếp theo, một loạt các tai họa xảy ra ở kinh đô (hạn hán, lủ lụt và hỏa hoạn) đối phương Fujiwara và thải tử đều yểu mạng. Tất cả điều này đều được cho là sự nguyền rủa của hồn ma Michizane đang tức giận và một số nỗ lực được thực hiện để xoa dịu ông. Những tài liệu liên quan đến cải chết của ông được đốt bỏ, trong khi bản thân ông được phục nguyên chức vụ trước đây và thăng lèn cấp thứ hai. Ngay cả điều này khống đủ để an ủi hồn ma, và 70 năm sau, Michizane được thăng lên chức Thủ tướng tối cao.

        Xã hội Heian, cũng như Nhật Bản hồi đó, bị ám ảnh bởi thứ bậc và địa vị xã hội. Có 10 cấp bậc trong triều, ba cấp đầu tiên được chia thành lớn và nhỏ, nhũng cấp tiếp theo được chia thành cao và thấp. Ngoài ra còn có 30 cấp bậc khác bên cạnh bốn cấp bậc được dành cho các Hoàng thân quốc thích mang trong mình dòng máu hoàng tộc.

         Ranh giới chính là giữa cấp thứ ba và thứ tư. Những người thuộc ba cấp đầu tiên được biết đến như là Kugyo và được hưởng đa số các đặc quyền. Thành viên trong cấp thứ năm và các cấp trên được chỉ định bởi Nhật Hoàng. Những cấp dưới thuộc quyền chỉ định của Đại hội đồng Quốc gia và thiếu nhiều quyền lợi quan trọng, chẳng hạn như xuất hiện tại Điện yết kiến hoàng gia. Đáng chú ý, cấp bậc trong triều được xác định bởi cả chức vụ trong chính phủ lẫn sự giàu có của cá nhân đó.

        Thành viên trong năm cấp bậc đầu tiên được ban ruộng đất, từ diện tích 200 mẫu đối với cấp thứ nhất cho đến khoảng 20 mẫu đối với cấp thứ năm. Con cái của họ được đi học và được phong cấp bậc khi đến tuổi. Bất kể ai thuộc cấp thứ năm trở lên đều có thể mặc quần áo theo nghi thức, có thể tham dự tại Điện yết kiến Hoàng gia, nhận trợ cấp vải vóc và quần áo. Họ cũng được cấp người hầu, cận vệ, cũng như số lượng các hộ gia đình nông dân có trách nhiệm nộp tô thuế theo thứ tự khoảng 4 ngàn hộ cho cấp thứ nhất đến khoảng 900 hộ cho các thành viên ở cấp thứ ba.

        Những quy tắc và sắc lệnh hoàng gia quy định tiêu chuẩn sinh hoạt tương ứng cho mỗi cấp: Chiều cao cột cổng, loại xe ngựa, số lượng người hầu. Trang phục khắt khe được quy định cho từng cấp.

        Ngay cả con mèo của Nhật Hoàng Ichijo cũng được cho hưởng đặc quyền ăn mặc theo kiểu tương ứng với cấp thứ năm, được phong danh Myobu, một danh xưng được áp dụng cho các phụ nữ ở cấp trung.

        Một điều lạ mà Morris kết luận rằng, nếu một du khách Anh đặt chân đến thành phố thời Heian vào thế kỷ 11, “Anh ta sẽ đứng trước một thế giới hoàn toàn khác xa với bất kỳ điều gì anh ta được biết, một thế giới mà về phương diện văn hóa đã tiến xa hơn nền văn hóa của mình, trong đó lòng tin và tổ chức xã hội xa lạ hơn bất kỳ nước nào mà Gulliver đã khám phá trong chuyến hành trình của mình. Đối với Nhật Bản, cách đây một ngàn năm, họ đã phát triển trong một khuôn mẫu mà gần như không liên quan gì đến phương Tây”.

        Trong bản chất của một xã hội tôn kính nghiêm khắc và trong một số trung tâm quyền lực đã tồn tại nguồn gốc của hai đặc điểm tiêu biểu cho một Nhật Bản hiện đại: Sự phục vụ của giới công nhân Nhật Bản ở phía dưới và sự phân tán quyền lực ở bên trên. Nhật Hoàng, với tất cả sự tôn kính vây quanh ông, đã dần trở nên không còn quyền hành, quyền lực chỉ hạn chế trong phạm vi kinh đô của Heian (ngày nay là Kyoto) trong khi shogun có quyền lực thống trị. Vào lúc đó, ảnh hưởng của Nhật Hoàng vẫn còn khá yếu và quyền lực vẫn bị phân tán. Không giống như các Hoàng đế Trung Quốc, thường bị lật đổ tùy theo tiến trình lịch sử, triều đại hoàng gia Nhật Bản vẫn được giữ liên tục qua hai thiên niên kỷ bởi lẽ nó có nguồn gốc “Từ trên thiên đình” - mà không hề có quyền lực thực sự.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #11 vào lúc: 05 Tháng Mười, 2019, 11:08:57 pm »


Chương 4

MẠC PHỦ

        Heian của Nhật Bản được kế tục trong thê kỷ 13 bởi một thời kỳ mà các lãnh chúa các vùng dàn quân ra, mặc dù họ vẫn giữ sự trung thành có tính chất lý thuyết với Nhật Hoàng, cho đến thời của shogun (những kẻ độc tài quân sự tàn nhẫn vào thế kỷ 16). Trong thời đó, xã hội hoàn toàn bị phân tầng dưới đẳng cấp quyền lực của các chiến binh. Theo đó, các kiểu nhà, láng giềng và thu nhập đều bị phân loại theo cấp bậc. Hệ thống giáo dục Nho giáo được biết dưới tên gọi shushigaku dạy rằng, số phận và vận mệnh của một người được xác định từ khi mới sinh ra. Không ai có thể hoặc cố gắng thay đổi được địa vị đã thừa hưởng.

        Vì thế, shogun Nhật Bản đã cho thấy một tình trạng lạc hậu trong quan điểm, khắt khe về hệ thống cấp bậc và từ chối tiếp thu những tác động từ bên ngoài hoặc đổi mới. Do đó, một trong số các du khách đến thăm trước năm 1867 đã cho biết: Nhìn Nhật Bản có nhiều nét tương đồng với châu Âu thời Trung cổ hơn là một xã hội hiện đại.

        Lịch sử của Nhật Bản từ năm 1600 đến 1850 là chuyện kể của hai thành phố, thủ đô danh nghĩa Kyoto, và thủ đô thực Edo (Tokyo thời hiện đại) cách khoảng 320km về phía bắc.Con đường chính nối liền hai thủ đố, Tokaido là một quốc lộ nhộn nhịp. Trên con đường đó, các Hoàng thân Nhật Bản, daimyo, đã di chuyển bằng kiệu, những chỗ ngồi trang trí lộng lẫy được khiêng bởi các người hầu. Lúc nào cũng vậy, các daimyo luôn mang theo một đoàn tùy tùng lớn và samurai với hai thanh kiếm hai bên người, váy ngắn và vai hình cánh bướm, tóc để dài và bện thành một cái đuôi đưa ra phía trước. Những người hành hương đi thăm đền đài Kyoto cũng đi trên con đường này, phần lớn các thương nhân, diễn viên, công nhân (đều phải xin phép vượt qua những rào chắn được lập ra như một bộ máy kiểm soát của Mạc phủ).

        Phải mất một tuần để di chuyển giữa Edo và Kyoto. Sự tương phản giữa hai thành phố có thể cảm nhận một cách rõ ràng. Kyoto là một thành phố giàu có nằm trên một vùng đồng bằng rộng lớn giữa hai ngọn núi. Một dòng sông chảy ngang qua tạo nên một hệ thống kênh rạch (nhưng không đủ rộng để tạo thành một Venice của Nhật Bản). Những ngôi nhà gỗ đơn giản có mặt khắp nơi; ở phía xa bên kia, đặc biệt là bên phía đông, là nơi có các đền đài, chùa miếu của Nhật Bản. Nó là một thành phố nơi những nỗ lực sáng tạo của nghệ sĩ dưới sự bảo trợ của tầng lớp quý tộc phát triển đã tạo ra một số nghệ thuật cách điệu nhất trên thế giới.

        Ukiyo, thế giới nổi, một thế giới của những hoan lạc phù du như rạp hát và nhà hàng với những cư dân của nó như diễn viên, vũ nữ, ca sĩ, người kể chuyện, anh hề, người cung cấp hàng hóa lưu động, lẫn trong đám đông là những đứa con trai trác táng của các thương nhân giàu có, các samurai chơi bời và người học nghề hư đốn... Trong thế giới nổi, tiền thống trị: Nhà buôn khống chế binh lính. Gái mại dâm, bác sĩ, nhà văn và họa sĩ chiếm ưu thế hơn người hầu hoàng gia và cảnh sát.

         Tất nhiên, bên cạnh những cảnh ngoại lai là một thành phố lao động cật lực và phồn thịnh, nơi sự giàu có và nghèo khổ tồn tại khắp nơi. Tuy nhiên không có sự tương phản quá lớn giữa sự trang nghiêm tôn kính của Kyoto quý tộc và sự phóng đãng của Edo tư sản. Tầng lớp samurai vẫn giữ sự coi thường đối với tầng lớp thấp nhất trong bốn tầng lớp truyền thống của Nhật Bản: Chiến binh, nông dân, thợ thủ công và thương nhân. Trong thực tế, khi nền kinh tế tiền tệ phát triển, rất nhiều samurai, kể cả các Hoàng thân cũng mắc nợ giới thương nhân.

        Vì thế, Edo là một thành phố giàu có mới phất lên. Một vùng rộng lớn của những ngôi nhà gỗ hiện đại, nơi những cuộc hội họp và thủ tục nghi lễ đã thống trị Kyoto và vùng nông thôn không còn tồn tại. Dưới chính thể chuyên chế cứng rắn của shogun Tokugawa, Nhật Bản đã rời khỏi chế độ phong kiến để bước vào thời đại tư sản. Không một ai có thể đoán trước được rằng quốc gia này lại trở về một dạng của chế độ phong kiến trong cuộc khôi phục Minh Trị.

        Mạc phủ là một chế độ độc tài quân sự tàn ác, tuy nhiên nó không tiêu diệt những yếu nhân phong kiến mà nó đã đánh bại. Thời gian trôi qua, shogun sống ngày càng nhiều ở Edo trong một khu đất có tường và hào bao quanh, lớn hơn so với cái ở Kyoto. Vào thời điểm những năm 1590, Edo là một thị trấn nhỏ, nhưng đến năm 1750, nó đã mở rộng trở thành thành phố với hơn 1 triệu người sinh sống. Trong khi các shogun cha truyền con nối mất dần quyền lực sang những người cố vấn, như Nhật Hoàng đã bị trong kỷ nguyên trước đây, chế độ vẫn duy trì sự cai trị hà khắc. Shogun thống nhất vùng bằng các phương cách thô bạo nhất, thuyết phục những người quý tộc đệ trình yêu cầu của họ thể hiện qua một chính sách đã được tính toán để làm bần cùng hóa họ một cách thận trọng, thông qua thuế và các phương pháp khác và bằng cả con tin: Vợ và con của họ bị thuyết phục đến sống ở Edo, nơi các daimyo buộc phải đến thăm họ hai năm một lần. Ngoài ra, giới quý tộc và tùy tùng phải thực hiện phục vụ quân sự.

        Vì thế, qua 250 năm nắm giữ, Mạc phủ Tokugawa đã kiểm soát quyền lực của các Hoàng thân phong kiến, cho đến sau này đã thống trị ở Nhật Bản mà không làm hại họ. Một trong những đặc điểm chính của đất nước chính là địa hình nhiều đồi núi. Điều này đã cho phép có thể chia cắt đất nước thành nhiều vùng đất do daimyo tự trị. Những vùng đất này không có khả năng không thừa nhận sự thống trị ở Edo bởi vì những biện pháp mạnh tay của Edo. Shogun là chủ nhân không bị tranh giành của vùng đất và có quyền thay thế các Hoàng thân không chịu phục tùng bằng người do mình chỉ định. Mô hình tự trị bởi các gia đình lớn được kiểm soát bởi quyền lực phong kiến tàn bạo từ trung ương đã trở thành một nét đặc trưng tiêu biểu của Nhật Bản.

        Ở dưới daimyo là samurai, tầng lớp các chiến binh chiếm khoảng 10% dân số. Địa vị xã hội của họ có thể không quan trọng: Họ được phép mang gươm và khống chế những người bình dân nếu không bày tỏ sự tôn trọng thích đáng. Sau quá trình tập trung quyền lực quanh shogun, cuộc chiến giữa các daimyo là lý do chính khiến giới samurai bị thu hẹp dần. Những ông chủ của họ gia tăng bòn rút bằng các loại thuế của chính phủ trung ương, và nhiều người bị thay thế do tỏ thái độ không phục tùng đối với Mạc phủ. Theo truyền thống, samurai bị ngăn cấm kiếm tiền để trang trải cho cuộc sống và gần như toàn bộ tầng lớp samurai ngày càng trở nên nghèo khổ, khoảng 400 ngàn người trong số họ bị truất quyền sở hữu ronin, phải đi lang thang khắp đất nước tìm một quan chức cao cấp để phục vụ. Họ có thể kiếm sống chỉ bằng cách trở thành người trí thức hoặc quan lại hay những nghề nghiệp không gây hổ thẹn đối với đẳng cấp của họ.

        Vì thế, trong khi shogun cắt xén dần một cách có chủ ý quyền lực của các lãnh chúa phong kiến và samurai, họ vẫn không kiểm soát được quyền lực đang phát triển của tầng lớp thương nhân. Cuối thế kỷ 18, gần 200 ngôi nhà của thương nhân với sự giàu sang tột cùng đã xuất hiện. Trong đầu thế kỷ 17, Mitsui hình thành như một người cho vay nặng lãi, sau đó tách ra bằng cách thành lập một chuỗi cửa hàng vào 100 năm sau đó. Những người giàu mới nổi đều trở thành người cho vay, ông chủ của các tầng lớp cũ, đang đấu tranh để tồn tại dưới sự chèn ép của Mạc phủ.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #12 vào lúc: 05 Tháng Mười, 2019, 11:09:56 pm »


Chương 5

CUỘC CÁCH MẠNG QUÝ TỘC

        Vào năm 1850, tầng lớp thành thị mới không chỉ chống lại giới samurai mà còn chất thêm gánh nặng lên đôi vai của người nông dân. Sự thất vọng cũng xuất hiện trong các tầng lớp thấp hơn ở cả thành thị lẫn nông thôn (4/5 trong số 30 triệu dân Nhật Bản sống ở các vùng nông thôn) là một nhân tố đáng lo nhất. Giống như một ngọn núi lửa, Nhật Bản bùng nổ với sự điên cuồng không dự đoán trước được trong suốt những năm cuối cùng của shogun, khi mà sự phát triển kinh tế được dựa trên sự gia tăng bóc lột quần chúng nhân dân. Chỉ một số ít những người đứng đầu của một trong những xã hội có trật tự nhất trên thế giới quan tâm lo lắng đến cảnh nghèo khổ này.

        Phần lớn giai cấp nông dân giữa thế kỷ 19 là người cực khổ không thể tin được. Họ phải chăm sóc cái được mô tả là “Mùa vụ có yêu cầu cao nhất trên thế giới” và bị thống trị bởi hệ thống nô lệ tàn bạo. Đặc điểm nổi bật nhất trong việc trồng trọt của Nhật Bản chính là chủ nghĩa tập thể. Điểm này đã được nêu ra bởi Karl Wittfoegel, tác giả của nghiên cứu cổ điển Chế độ chuyên quyền phương Đông. Điều này là hoàn toàn cần thiết cho các xã hội phương Đông để tạo ra những người theo chính thể chuyên chế, hệ thống xã hội tập thể để quản lý mùa vụ dựa trên những nỗ lực cộng đồng. Thật vậy, với một đất nước mà địa hình toàn đồi núi như Nhật Bản thì lúa chỉ có thể phát triển tốt nhờ sự làm việc cật lực của người lao động. Đầu thế kỷ này, Robertson Scott đã đưa ra những hình ảnh sống động về sự nghèo khổ và công việc vất vả cực nhọc, việc trồng trọt và thu hoạch trên những cánh đồng lúa: “Người nông dân phải lội xuống những cánh đồng đầy bùn. Họ phải dùng trâu kéo cày giúp đất tơi xốp để chuẩn bị cấy mạ”. Lúa được trồng và chăm sóc. Lúa chín sẽ được gặt, đập để lấy thóc, thóc được rê sàng và tách vỏ cho ra gạo. Một điều quan trọng nữa trong việc trồng lúa chính là hệ thống đê điều để điều tiết nước cho ruộng lúa.

        Để giữ giai cấp nông dân trên những cánh đồng lúa trước năm 1867 là một trong số hệ thống có xu hướng đàn áp nhất mà thế giới từng biết đến. Có ít nhất bốn tầng áp bức: Hệ thống tôn ti trong gia đình; Hệ thống cấp bậc trong làng xã; Hệ thống thứ bậc trong nền kinh tế, thường là giữa địa chủ và người làm thuê; Hệ thống thứ bậc của chính quyền trung ương đối với địa phương.

        Trong một gia dinh, vợ phải phục tùng chồng, con phục tùng bố mẹ, đặc biệt là người cha, em phải nghe lời anh, con gái phải tuân theo con trai. Ngay cả những đứa trẻ đã trưởng thành cũng vẫn phải vâng lời bố mẹ, bố mẹ có thể phá vỡ hôn nhân của con cái. Anh trai có toàn quyền đối với em cho đến khi người em có gia đình riêng. Người vợ phải đi sau chồng và có vị thế thấp hơn, ngay cả nếu họ được phép thực hiện các hoạt động như đi mua sắm, điều hoàn toàn bị cấm ở đa số các xã hội châu Á khác.

        Hôn nhân được gia đình sắp xếp và rất hiếm khi có được sự tự nguyện giữa hai người. Gia đình thường tỏ vẻ dân chủ hơn so với những gì nhìn thấy từ bên ngoài: Vì trong bất kỳ gia đình nào, những người mạnh hơn sẽ thống trị những người yếu. Thật ra, nỗi ám ảnh của người Nhật với việc xây dựng sự nhất trí và với cả gia đình đồng ý và hỗ trợ một quyết định có nguồn gốc từ nguyên tắc cai quản cuộc sống gia đình. Tuy nhiên, về cơ bản, hệ thống gia đình là sự gia trưởng và độc tài.

        Đơn vị cai quản kế tiếp chính là làng xã. Mỗi làng đều có một người đứng đầu và “Những người đại biểu” được xem như là những hạt nhân quan trọng nhất trong đời sống Nhật Bản (một hệ thống của “Nhóm năm người đàn ông”). Người đứng đầu được bổ nhiệm bởi chính quyền trung ương, chịu trách nhiệm ghi lại chính xác tình hình nhân khẩu của làng, thu thuế gạo, chi tiêu cho các công việc chung, hòa giải, thông báo mệnh lệnh và ngăn chặn bạo động. Ông ta là một loại kết hợp giữa thị trưởng và cảnh sát trưởng. Ông được hỗ trợ bởi những người dưới quyền, ba hoặc bốn người từ những gia đình nổi bật trong làng. Các đại biểu này thay mặt cho các dân làng: một dạng hội đồng hành chánh.

        Nhóm năm người đàn ông là một cái hay đặc biệt của Nhật Bản. Nhóm là một thực thể chung mà mỗi thành viên buộc phải chịu trách nhiệm về việc làm có hại của thành viên khác. Mỗi gia đình thành viên một phần của nhóm và là một phần của tập thể làng xã. Cá nhân không tồn tại ngoài nhóm.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #13 vào lúc: 05 Tháng Mười, 2019, 11:10:48 pm »


        Đơn vị chính đề ra các quy định ảnh hưởng đến làng và thực thi sự trừng phạt là hội đồng làng: Sự trừng phạt chính bao gồm sự khai trừ, mura liachibu. Theo đó, gia đình người có lỗi bị cả làng không tiếp xúc ngoại trừ việc giúp chữa cháy hay tham dự đám tang. Tệ hại hơn, họ có thể bị xua đuổi giống như đã phạm các tội ác như trộm cắp, che giấu tội phạm và cố ý gây hỏa hoạn: Bị ruồng bỏ trong một xã hội mà sự phụ thuộc lẫn nhau được đề cao, nơi giá trị của một con người được xác định bởi tư cách thành viên của nhóm, là một nỗi sợ hãi khủng khiếp. Không chỉ những thành viên cùng trong nhóm năm người đàn ông chịu phạt về hành động của họ mà cả hàng xóm láng giềng và ba gia đình trực tiếp ở hai bên và đối diện bên kia con đường đều chịu cùng hình phạt.

        Quyền lực thực sự ở làng xã nằm trong tay của miyaza, bao gồm những gia đình lâu đời nhất và giàu có nhất, từ đó sẽ chọn ra người đứng đầu và những người có quyền cao hơn.

        Cuối cùng, thanh niên của mỗi làng được tổ chức thành “Các nhóm cùng tuổi” trong đó các thanh thiếu niên đều tham gia cho đến khi họ lập gia đình hoặc được 30 tuổi. Các nhóm này được quản lý bởi những thành viên lớn hơn, nhóm nam có quyền lực đối với nhóm nữ. Kể cả trong một số trường hợp, còn được quyền gần gũi với con gái mà cả người con gái đó lẫn gia dinh họ đều không thể từ chối. Các nhóm cùng tuổi có thể khai trừ những thành viên phạm lỗi hoặc tập trung bên ngoài nhà của người phạm lỗi để bêu riếu những việc làm xấu của gia đình họ.

        Cấp độ kiểm soát cao hơn là kinh tế: Vào giai đoạn này trong lịch sử của Nhật Bản, theo một số ước tính thì số người làm thuê nhiều hơn những ông chủ tư nhân. Mặc dù theo tư tưởng của đạo Khổng thì địa chủ buộc phải thể hiện lòng nhân từ và có sự bảo vệ đối với người làm thuê cho mình, trong thực tế điều này còn tùy thuộc vào tính tình của ông chủ; bên dưới hai người này là genin, “Những người hèn mọn”, thường là người lao động không có ruộng đất (cũng cần nhớ rằng tất cả những tầng lớp này đều đứng dưới samurai người có quyền chém đầu bất kỳ người nào trong số họ mà anh ta muốn).

        Sự khuất phục thứ tư chính là bản thân làng xã đối với lãnh chúa phong kiến địa phương. Trong thực tế, làng xã phải nộp thuế. Một số luật lệ nói chung đều được áp dụng đối với tầng lớp nông dân. Như sử gia Nhật Bản Harumi Befu đã viết:

        Thứ nhất, rõ ràng chính quyền tồn tại là vì lợi ích của giai cấp thống trị, vì thế những giai cấp khác, bao gồm cả người nông dân, phải tồn tại để hỗ trợ cho giai cấp thống trị. Vì lý do đó, những biện pháp áp bức được dùng để giữ người nông dân tồn tại ở mức nghèo khổ, lấy đi mọi thứ thặng dư mà họ sản xuất ra. Thứ hai, tầng lớp nông dân bị xem là ngu đần, vì thế họ cần các quy định chi tiết để hướng dẫn. Thứ ba, giai cấp nông dân có một vị trí rõ ràng được xác định bởi giai cấp thống trị: Vi thế rất nhiều các luật lệ nhằm mục đích duy trì và nhấn mạnh mối quan hệ địa vị xã hội của giai cấp nông dân với những tầng lớp khác, đặc biệt là với tầng lớp thống trị. Thứ tư, đối với sự quản lý của Tokugawa, luật và luân lý cả hai đều gắn liền với quan điểm của chính phủ. Do đó, những lời cảnh báo về đạo đức đã hòa lẫn với các quy tắc của pháp luật.

        Một chính phủ vô cùng bảo thủ của những người đầu sỏ chính trị quân đội; một tầng lớp nông dân nghèo khổ; sự di dân về thành phố tăng mạnh và không thể kiểm soát được: Đây chính là ba đặc điểm chính của Tokugawa Nhật Bản vào đầu thế kỷ 19. Đó là một thành tựu khác thường đối với một gia đình đã giữ quyền thống trị cả một quốc gia qua hai thế kỷ rưỡi, đặc biệt khi nó được hình thành từ tính hợp pháp thông qua vũ lực, không phải di truyền hay được chấp thuận phổ biến thông qua bầu cử.

        Ba nhân tố chính bao gồm: Sự nghèo khổ của giai cấp nông dân và giai cấp vô sản thành thị đối với sự bóc lột của tầng lớp thống trị và thương nhân ngày càng trở nên gay gắt, đến nỗi những cuộc nổi dậy đã nổ ra và bị đàn áp một cách tàn nhẫn. Chính sách của shogun về việc ngăn chặn thế giới bên ngoài không còn khả thi nữa (thật ra điều này đã dẫn đất nước đi theo một dạng đánh chiếm thuộc địa như các thế lực Tây Âu đã làm với các nơi khác ở châu Á); tầng lớp samurai bị truất quyền sở hữu và những thủ lĩnh phong kiến bị hất ngã đã nhìn thấy cơ hội trả thù chống lại sự đàn áp từ trung ương.

        Cuộc nổi dậy của tầng lớp nông dân chống lại Tokugawa nổ ra do sự bóc lột của giai cấp tư bản mới mà ngay cả tầng lớp thống trị cũng mắc nợ họ. Ngoài ra, giá gạo lên cơn sốt do nạn dầu cơ tích trữ khi nền kinh tế phát triển phức tạp hơn. Cũng có những năm mất mùa, như nạn đói khủng khiếp vào giữa thế kỷ 19 đã làm 1 triệu người chết. Từ đó một thực tế đối với các gia đình nông dân là họ đã đẩy những đứa bé trai ra khỏi cửa để chịu chết, trong khi những đứa bé gái thường được bán cho các nhà thổ ở Èdo và Osaka.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #14 vào lúc: 05 Tháng Mười, 2019, 11:11:15 pm »


        Trong một trăm năm đầu tiên dưới thời cai trị của Tokugawa, vùng nông thôn khá ổn định: Chỉ có 157 cuộc bạo động trong suốt thời kỳ này. Qua năm mươi năm tiếp theo đến năm 1753 đã có 176 trường hợp. Trong thế kỷ còn lại của thời Mạc phủ, mỗi năm có gần 6 vụ. Những cuộc nổi dậy thường diễn ra dưới hình thức một đám đông tập trung và kéo đến nhà của lãnh chúa phong kiến; hoặc những tòa nhà thuộc sở hữu của những kẻ giàu bị cướp phá. Đôi khi yêu sách của những người nối loạn cũng được chấp thuận. Có lúc họ bị binh lính giải tán một cách tàn bạo. Hầu như những thủ lĩnh nông dân đều bị đối xử tàn nhẫn, bị chặt đầu, hành xác, nấu trong dầu hay bị đày ải.

        Trong các thành phô đã xảy ra các cuộc nổi loạn nhằm vào những người giàu có. Trong 150 năm cuối của thời Tokugawa, có hơn 200 cuộc nổi dậy ở thành thị, khoảng 35 cuộc trong suốt 10 năm cuối. Cuộc nổi loạn nghiêm trọng nhất do nguyên cảnh sát Heihachiro Oshio dẫn đầu xảy ra tại Osaka vào năm 1837. Ông đã lãnh đạo hàng ngàn người dân thành phố, và nông dân trong vài ngày. Trong đó có khoảng 30 samurai tham gia, họ đã sử dụng súng thô sơ và lựu đạn cầm tay. Khi cuộc nổi loạn bị dập tắt trong sự đổ máu, Oshio tự vẫn. Nhiều cuộc nổi loạn khác bày tỏ sự bất mãn ngày càng tăng do các thành viên của tầng lớp thống trị lãnh đạo đã đặt dấu chấm hết cho chế độ độc tài của shogun.

        Một phát súng nhắm ngay vào đầu của chế độ Mạc phủ: Người Nhật theo chủ nghĩa dân tộc mới đã gây ra sự thất bại rõ ràng cho chính sách chính phủ trong việc ngăn chặn người từ bên ngoài và hàng hóa của họ vào đất nước. Đầu năm 1816, đời shogun thứ tám đã nới lỏng sự cấm đoán về một số hàng hóa nhập khẩu; tuy nhiên đa số hoạt động thương mại với nước ngoài đều bị cấm và đạo Cơ đốc bị ngăn chặn hoàn toàn. Những chiếc tàu của Anh, Mỹ và Nga thường xuất hiện trong vùng biển của Nhật Bản. Trong suốt nửa đầu thế kỷ 19, lợi ích của nước ngoài tại Nhật Bản tăng dần. Người Nga đã chiếm Sibêri làm thuộc địa và nhòm ngó Nhật Bản. Người Anh đã chiến thắng Trung Quốc trong cuộc Chiến tranh Thuốc phiện vào năm 1842 và được quyền cai quản Hồng Kông, cũng đang để ý đến Nhật Bản nhằm phục vụ cho thương mại. Vì sự cạnh tranh giữa hai thế lực phát triển, năm 1852, người Nga quyết định đưa 4 chiếc tàu do Đô đốc Putyatin chỉ huy chặn các ngả đường từ châu Âu đến Nhật Bản để bảo vệ hiệp ước đặc quyền thương mại. Khi đội tàu nhỏ của Nga đến cảng phía cực Nam Nagasaki vào năm 1853, họ kinh ngạc khi biết rằng một đội tàu chiến dưới sự lãnh đạo của Thiếu tướng hải quân Matthew Perry do chính phủ Mỹ cử đi để ép buộc Nhật Bản phải mở cửa giao thương, đã đến vịnh Edo.

        Việc Perry đến Nhật Bản đánh dấu cho một thời kỳ mới. Chế độ cũ sắp tàn lụi từ bên trong. Chuyến viếng thăm của 4 “Chiếc tàu đen” (hai trong số đó chạy bằng hơi nước) tại vịnh Edo (sau này là vịnh Tokyo) chính là thông điệp báo hiệu sự sụp đổ của chế độ cũ. Những chiếc tàu hơi nước là biểu tượng của thế giới tiến bộ hơn nhiều so với Nhật Bản. Nó cũng nhấn mạnh đến tính chất dễ bị tấn công của chính Edo. Thực phẩm của thành phố được cung cấp qua đường biển từ phía bắc và phía tây: Nhật Bản, quốc gia có nhiều núi bao gồm các vùng tự trị, phụ thuộc rất lớn vào biển vì dây là đường giao thông huyết mạch.

        Perry là một thủy thủ cứng rắn. Ông hiểu được rằng người Nhật phải bị ấn tượng bởi quyền lực hơn là sư hòa giải. Một sự kiện không may xảy ra năm 1846 khi thiếu tướng hải quân Biddle, người Mỹ đầu tiên đặt chân đến Nhật Bản, đã cố gắng để hòa giải. Bibble bị một người thủy thủ Nhật Bản xô đẩy và ông đã chấp nhận xin lỗi; một nhà ngoại giao Nhật Bản sau này nói với một thượng nghị sĩ Mỹ răng, họ không sợ sự trả thù của người Mỹ sau sự việc đó vì một viên chỉ huy Mỹ đã thất bại trong việc trừng phạt một thủy thủ tầm thường, người đã đối xử với ông một cách bất kính.

        Perry đã xác định sẽ không làm như vậy: Ông đối xử với các sứ thần do Nhật Bản cử lên tàu với một thái độ khinh thường, đưa ra lá thư của Tổng thống mà trong đó là tối hậu thư yêu cầu mở cửa cho các mối quan hệ thương mại và đe dọa sẽ trở lại một năm sau đó với những chiếc tàu lớn hơn. Sau khi đã chuyển thư, viên thiếu tướng cho thuyền nhổ neo rời khỏi vịnh, phớt lờ những lời cảnh báo của Nhật Bản, để đến vị trí mà tại đó ông có thể nã pháo vào các nơi hẻo lánh của thành phố.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #15 vào lúc: 05 Tháng Mười, 2019, 11:11:33 pm »


        Một tháng sau, lực lượng kém hùng dũng hơn của Đô đốc Putyatin đến và đã bị giữ chân tại Nagasaki trong 3 tháng. Hai chuyến viếng thăm đã thuyết phục người Nhật rằng chính sách của họ về sự “Bế quan tỏa cảng” hoàn toàn không còn khả thi nữa. Người Mỹ đến bởi vì nhu cầu tiếp tế cho các tàu đã được dùng vào việc buôn bán có lợi với Trung Quốc; ngoài ra, người Mỹ cũng lấy làm khó chịu khi toàn bộ thủy thủ trên chiếc tàu bị đắm tại Nhật Bản phải chịu sự đối xử tệ bạc trong nhiều tháng trước khi được hồi hương về nước. Cùng với việc mở rộng vùng California và vùng Gold Rush vào năm 1849, nước Mỹ đã trở thành quốc gia có lãnh thổ tiếp giáp với Thái Bình Dương.

        Đằng sau những điều đó chính là cảm nhận rằng Nhật Bản, một quốc gia cô lập và lạc hậu, chính là miếng mồi ngon cho thương mại. Sự tranh giành diễn ra giữa ba thế lực lớn: Mỹ, Anh và Nga, hai trong số đó đã từng chiến tranh với nhau ở Crimea. Trong vòng một tháng, Nhật Bản đã nhận ra tình trạng hoàn toàn không thể tự chủ mà chính sách cô lập với thế giới bên ngoài đã dẫn đến: Nó là một quốc gia không được bảo vệ, không có hải quân, là miếng mồi ngon cho các thế lực xâm chiếm thuộc địa, như nước Trung Quốc đã bị. Nó giống như con dà diều, chỉ biết cắm đầu xuống cát như là một vũ khí tự vệ chống lại các nguy hiểm bên ngoài.

         Câu trả lời của chính phủ Nhật Bản cho thông điệp của Perry là những nỗ lực điên cuồng để vũ trang lại. Các khẩu sủng thần công được dựng dọc theo bờ biển gần Edo, sự phòng vệ được lập ra. Tuy nhiên, khi Perry đến như đã hứa với 7 chiếc tàu vào năm 1854, ông đã chuyển tối hậu thư của mình: Hoặc là người Nhật chấp nhận các điều khoản của ông, hoặc là các hành động quân sự sẽ bắt đầu. Do đã bị hăm dọa bởi sự trở lại của người Nga khi đến Nagasaki một tháng trước, Nhật Bản đã đầu hàng vào tháng 3 năm 1854, và ký hiệp ước Kanagawa, đồng ý mở cửa các cảng ở Hakodate và Shimoda cho việc tiếp tế và thương mại. Người Nhật tự an ủi rằng những cảng này khá xa so với Kyoto và Edo. Tháng 10, một đạo quân Anh do Đô đốc Sterling chỉ huy đã đến Nagasaki và yêu cầu cho cập cảng tại Hakodate.

        Một tháng sau đó, Đô đốc Putyatin không may đã cho tàu vào vịnh Osaka, gần với kinh đô hoàng gia tại Kyoto, gây ra sự kinh hoàng trong dân chúng Nhật Bản. Sau khi đi khỏi, chiếc tàu của Putyatin, tàu Diana, đã bị hư hỏng nặng nề trong vòng nước xoáy gây ra bởi một vụ động đất và gần như bị đắm. Người Nhật lý giải điều đó như biểu thị sự phẫn nộ của thánh thần chống lại sự nhượng bộ của họ đối với những người man rợ. Tuy nhiên, Putyatin và binh lính của ông đã được cứu sống và được đối xử một cách nhã nhặn. Những thương lượng giữa Nhật Bản với quốc gia láng giềng hùng mạnh ở phía bắc (là Nga) đã sớm đạt được thỏa thuận với sự phân chia đảo Kurile và đảo lớn không người ở Sakhalin. Điều này đã làm cả hai bên hài lòng. Hơn thế nữa, người Nga được quyền cập vào bờ tại Shimoda, Nagasaki và Hakodate.

        Đến cuối năm 1855, một hiệp ước chính thức được ký với Hà Lan, và trong năm tiếp theo, Townsend Harris trở thành nhà ngoại giao Mỹ đầu tiên cư trú tại Nhật Bản với vai trò như lãnh sự Mỹ. Ông đã dùng địa vị của mình để mở rộng các điều khoản có lợi cho người Mỹ, đồng thời lợi dụng nỗi sợ hãi của Nhật Bản đối với người Anh, thế lực hải quân lớn mạnh của vùng Viễn Đông. Tháng 12 năm 1857, Townsend Harris mang một bức thư của tổng thống Mỹ đến và trở thành người nước ngoài đầu tiên được đưa vào bộ máy quyền lực; Tokugawa đã nói với ông rằng, “Ông ta rất vui với lá thư được gửi cùng với ngài đại sứ đến một đất nước xa xôi, và cũng hài lòng với bài diễn văn của ông. Mối giao hảo sẽ duy trì mãi mãi”.

        Trong thực tế, quyết định của shogun do trưởng cố vấn Masuhito Abe ban hành. Ông nói với shogun: “Mọi người chỉ ra rằng chúng ta không có hải quân và tranh luận rằng không còn sự chọn lựa nào khác, tuy nhiên nên càng ít nhượng bộ càng tốt”. Người kế nhiệm của Masuhito trong vai trò trưởng cô vấn là Naosuke li, daimyo của Hikone, ông nhận thức rõ hơn về sự nhu nhược trong quan điểm của Nhật Bản. Năm 1858, ông dồng ý với cái gọi là “Thỏa thuận không đồng đều” mà theo đó Edo và các cảng khác được mở cửa cho người nước ngoài, thuế nhập khẩu thấp và 18 quốc gia ký vào hiệp ước được miễn thuế theo luật của Nhật Bản. Những hiệp ước này tương tự với việc Nhật Bản đã trở thành thuộc địa và giới shogun gần như mất hết quyền lực, bất chấp những mong muốn được công khai của Nhật Hoàng. Từ đó, những người Nhật theo chủ nghĩa dân tộc cảm thấy bị xúc phạm đã bắt đầu tập họp. Những hiệp ước đã gây ra sự phản đối và mở đầu cho một cuộc vận động mà mọi người hô to rằng: “Hãy kính trọng Nhật Hoàng! Tống cổ những tên man rợ!” Sau này đã trở thành khẩu hiệu của cuộc khôi phục Minh Trị. Naosuke li phản ứng lại bằng cuộc đàn áp tàn bạo.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #16 vào lúc: 07 Tháng Mười, 2019, 07:03:52 pm »


Chương 6

HOÀNG ĐẾ MINH TRỊ

        Tháng Giêng năm 1860, khi kiệu của Naosuke li đi xuống dốc đồi kế bên hào bao quanh những bức tường kiên cố của lâu đài, nơi shogun ở tại Edo và rẽ vào cổng Sakurada đang bị phủ bởi lớp tuyết dày, ông đã bị tấn công bởi một nhóm người cuồng tín theo chủ nghĩa dân tộc và bị đâm cho đến chết. Đó là vụ ám sát đầu tiên do người theo chủ nghĩa dân tộc thực hiện. Điều này đã gây khó khăn cho các hoạt động chính trị của Nhật Bản trong phần lớn thời gian của 100 năm kế tiếp.

         Với cái chết của li, shogun và chế độ của họ phải kết hợp lại với nhau và họ biết điều đó. Vào năm 1862, họ bị buộc phải từ bỏ quy định bắt daimyo phải ở Edo hai năm một lần; chế độ con tin gia đình cũng kết thúc. Trong lúc đó, thị tộc Choshu của các “Lãnh chúa bên ngoài” bắt dầu cuộc nổi dậy trên quy mô lớn ở phía Tây, thu phục được nông dân và dân thành thị vào hàng ngũ chiến binh, tấn công vào chế độ đẳng cấp cũ đã quy định rằng chỉ samurai mới có thể ra tay. Cuộc nổi dậy chính thức bắt đầu khi Nhật Hoàng Komei ở Kyoto bất ngờ ra chỉ dụ cho phép shogun trục xuất những người nước ngoài khỏi Nhật Bản vào năm sau. Shogun quả quyết với cộng đồng nước ngoài rằng chỉ dụ sẽ không có hiệu lực; tuy nhiên những người quá khích bắt đầu tấn công người nước ngoài và cảm thấy phấn khởi vì nghĩ rằng họ đang thi hành nguyện vọng của Nhật Hoàng tối cao. Ớ Yokohama và Edo, một số người nước ngoài bị đâm chết.

        Tháng 9 năm 1862, một người đàn ông Anh nổi tiếng, ông Richardson, đã bị tấn công mà không có một lời giải thích khi ông đang đi trên quốc lộ Tokaido nối Edo và Kyoto. Thủ phạm là tùy tùng từ Satsuma, họ cũng sắp mở cuộc khởi nghĩa chống lại shogun. Người Anh vô cùng giận dữ, cử một đội tàu chiến đến nã pháo và gần như san bằng thủ phủ của thị tộc Satsuma ở Kagashima. Tháng 6 năm 1863, thời hạn trục xuất “Những người man rợ” đã đến, và Choshu đã dàn súng trên eo biển Shimonoseki bắn vào những chiếc tàu của Mỹ, Pháp và Hà Lan. Người Mỹ và Pháp bắn trả lại. Tháng 9 năm 1864, cuối cùng, các thế lực đế quốc đã mất hết sự kiên nhẫn. Một hạm đội gồm Anh, Hà Lan, Pháp và Mỹ đã phá hủy các khẩu đại pháo của Choshu, mở lại eo biển. Dân chúng Mỹ cũng ủng hộ điều đó vì người Nhật đã gây sự trước.

        Năm 1866, shogun Iemochi chết, người giám hộ của ông, Keiki Tokugawa lên nắm quyền. Cùng năm, những đoàn quân từng là đối thủ trước đây của Satsuma và Choshu đã dàn xếp tạo thành một liên minh, trong đó cả thị tộc Tosa và Hizen tham gia. Một số thương nhân, nổi tiếng nhất là gia đình Mitsui, cũng tham gia vào lực lượng với những người quý tộc này. Một năm sau, Nhật Hoàng Komei qua đời và con trai 15 tuổi của ông, Mutsuhito, Hoàng đế Minh Trị, lên ngôi kế vị và sống trong cung điện ở Kyoto. Giờ đây, ông đã thể hiện niềm hy vọng của rất nhiều người dân khi họ mong muốn tìm cách giải thoát đất nước khỏi chế độ độc tài quân sự.

         Tháng 11 năm 1867, hai đoàn quân của thị tộc Satsuma và Choshu tiến vào Kyoto, để chuẩn bị cho cuộc tấn công vào dinh thự của shogun ở đó, lâu đài Nijo. Shogun Keiki cũng chính thức nhận được tối hậu thư từ thủ lĩnh của thị tộc Tosa yêu cầu ông phải hoàn trả “Quyền lực thống trị cho Hoàng đế và lập ra tổ chức mà dựa vào đó Nhật Bản có vị thế ngang bằng với tất cả các quốc gia khác”.

        Keiki trốn khỏi dinh thự của ông trong đêm và đến Osaka để thoát khỏi cuộc tấn công mà ông tin rằng sắp xảy ra. Tại đó, những người trung thành thuyết phục ông rằng họ có đủ sức mạnh để mở cuộc phản công nhằm “cứu” Nhật Hoàng từ kinh dô của những người chủ mới. Tháng Giêng năm 1868, quân đội của shogun tiến vào Kyoto, nhưng bị chặn đứng tại thị trấn Toba và Fushimi. Keiki đi thuyền từ Osaka sang Edo - nơi ông đã chịu khuất phục trước điều không thể tránh khỏi và có tính chất quyết định: Lâu đài Edo nên đầu hàng, mặc dù nó vẫn còn khả năng chống đỡ; chỉ ở Ueno, phần phía Đông của thành phố còn vài sự chống cự nhưng không phải với quân nổi loạn mà là lực lượng hoàng gia.

        Tuy nhiên, vẫn còn nhiều thị tộc trung thành với Tokugawa. Tại Wakamatsu và Hokkaido, trận chiến vẫn tiếp tục kéo dài cho đến năm sau. Bản thân Keiki được tha thứ, có lẽ do ông đã quy phục. Keiki được Nhật Hoàng thừa nhận vào năm 1902.

        Vấn đề cuối cùng ở Nhật Bản là chuyện giữa hai thành phố: Mùa thu năm 1868, một thanh niên được Nhật Bản trang trải chi phí cho chuyến thăm chính thức đến Edo, thủ đô của shogun. Nó là một thành phố tráng lệ, một hình ảnh mới nhất của Nhật Bản cổ xưa. Người thanh niên này đã mô tả lại nó khi chiếc Ho-oren (“Xe phượng hoàng”) đến gần:

         Đó là một chiếc kiệu sơn đen bóng loáng, khoảng nửa mét vuông và với mái dạng vòm; mặt trước được đóng lại chỉ bằng rèm và ở giữa mỗi bền là một cửa sổ lưới mắt cáo, qua cửa sổ này không thể nhìn thấy được người bèn trong. Mikado được cho là đã ngồi vào bên trong nó, tuy nhiên nó thoải mái hơn kiệu... những người khiêng kiệu lèn vai và kiệu nằm trẽn một cái khung cách mặt đất khoảng 6 pút... tất cả đều mặc trang phục lụa màu vàng sáng... Có 60 người trực tiếp vây quanh chiếc Ho-oren. Dưới ánh sáng mặt trời trông mọi thứ thật huy hoàng lấp lánh và kỳ lạ không sao tả được, dường như chưa bao giờ nhìn thấy ở những nơi khác trên thế giới.

        Bây giờ là sự yên lặng bao trùm lấy mọi người. Hai bên đường, dân chúng cúi rạp mình. Khi chiếc “xe phượng hoàng” đến... với vầng hào quang của những người tham dự... không có mệnh lệnh hay dấu hiệu gì, mọi người phải cúi mặt xuống... không ai được di chuyển hay nói chuyện, và tất cả có vẻ như đang nín thở với nỗi sợ hãi khi có sự hiện diện thần bí đi qua và rất ít người được phép nhìn.

Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #17 vào lúc: 07 Tháng Mười, 2019, 07:04:11 pm »


        Mùa xuân năm sau, triều đình dời về lâu đài của shogun mà sau này ở đó trở thành cung điện hoàng gia mới. Edo được đổi tên thành Tokyo (thủ đô ở phía đông). Quyền lực thần thánh của Nhật Bản giờ đây cũng là quyền lực thế tục của họ.

        Từ đó trở về sau, tất cả quyền lực chính thức của Nhật Bản đều được thu về một mối. Trong khi đó điều này chỉ có trên danh nghĩa trong quá khứ, không một ai có bất kỳ ảo tưởng nào rằng Nhật Hoàng sở hữu quyền lực chính trị thực sự dưới bất kỳ hình thức nào trong thời Mạc phủ. Trật tự mới được thực hiện dựa trên cơ sở của những nền quân chủ lập hiến khác mà người Nhật đã tham khảo trong phần còn lại của thế giới.

        Những quyết định của chính phủ sẽ được chuyển đến Nhật Hoàng và ông ngồi tham dự thảo luận ngay cả khi không có vai trò chủ động. Vị trí của Nhật Hoàng sau cuộc khôi phục hoàn toàn khác xa so với trước đây. Giờ đây, ông ở đỉnh cao chính thức của quyền lực: những bộ trưởng cấp cao phải báo cáo cho ông, ông bổ nhiệm Thủ tướng và giám sát các quyết định quan trọng, ông lãnh đạo mọi người trong tất cả các hoạt động lớn của đất nước. Người ẩn dật của Kyoto giờ đây không còn nữa.

        Không ai cho rằng ông là nhà độc tài của Nhật Bản chịu trách nhiệm cá nhân đối với các quyết định ảnh hưởng đến Nhật Bản cho đến năm 1945. Sau một thời gian, ngay cả shogun cũng trở thành người cố vấn cho ông. Thật ra, quyền lực của Nhật Hoàng là một cái gì đó hoàn toàn mới: Ông đứng trên đỉnh cao của một chế độ chính thể chuyên chế, được bao quanh bởi những cố vấn. Đây là nét đặc trưng của hoạt động chính trị Nhật Bản kể từ thời xa xưa. Quyền lực thần thánh và trần tục đã hội tụ vào một thanh niên vừa mới qua tuổi dậy thì, người thừa hưởng tinh hoa của thần và quyền lực của vua, điều hành Nhật Bản từ kinh đô duy nhất là Tokyo.

        Hoàng đế Minh Trị người thấp, nhưng là chàng trai trẻ mạnh mẽ với đôi môi trề và nét mặt buồn. Tóc ông dày và đen, sự trưởng thành sớm đã cho ông một vẻ bề ngoài trông dữ tợn. Tuy nhiên đó chỉ là vẻ ấn tượng hơn là khiến cho người khác sợ. Ông nội của Nhật Hoàng Hirohito sinh vào năm 1852, được đặt tên là Mutsuhito, và ông đã thể hiện vai trò chính trị to lớn hơn so với tổ tiên của mình trong nhiều thế kỷ. Một số nhân chứng dưới quyền nói rằng ông là người thô lỗ, đôi khi tử tế và có thể trạng khỏe mạnh.

        Họ là những người tiếp quản những vùng đất xa xôi, lạc hậu nằm ở vùng ven của một thế giới văn minh trong nửa cuối thế kỷ. Không có gì ấn tượng về quyền lực hay thành công của Nhật Bản vào thời gian đó. Có chăng, đó chỉ là một chuỗi các đảo không mến khách, nằm ở ngoài khơi châu Á, có vai trò như là một nơi nghỉ chân trong việc xâm chiếm đại lục châu Á của các thế lực thực dân. Lý do duy nhất khiến Nhật Bản không bị chiếm làm thuộc địa có lẽ là các thế lực lớn (Anh, Mỹ và Nga) nghĩ rằng nó hầu như không đáng giá cho các nỗ lực xâm chiếm.

        Chỉ trong vòng vài tháng, bản thân những người giải thoát các vùng khỏi sự kiềm kẹp của chế độ độc tài quân sự tàn bạo đã nhận ra rằng, họ phải chiến đấu ít nhất trên ba mặt trận: Trên phương diện quốc tế, họ phát hiện rằng Nhật Bản còn yếu hơn nhiều so với những gì mình nghĩ. Một trong những động cơ chính đằng sau cuộc khôi phục là “Trục xuất những người man rợ”. Những người thống trị mới nhanh chóng nhận ra rằng con đường duy nhất để làm được như vậy là trở nên mạnh hơn “Người man rợ”, và điều này chỉ có thể hoàn thành thông qua việc sao chép các bí quyết và phương pháp của hắn.

        Mặt trận thứ hai là kinh tế: Quốc gia đang đối mặt với sự phá sản về tài chính và chỉ những khởi xướng triệt để nhất mới cho phép nó thoát khỏi nanh vuốt của tầng lớp quan lại sống ăn bám, cùng với những người tùy tùng hám lợi, vắt kiệt máu từ những người sản xuất bị chèn ép ở nông thôn. Thứ ba, tầng lớp thực sự đưa chế độ mới lên nắm quyền (binh lính, samurai) là một trong những tầng lớp lớn nhất làm kiệt quệ nền tài chính quốc gia. Những người thống trị mới của đất nước phải tìm cách xét lại quyền lợi của samurai: Họ không thể được trợ giúp bởi nhà nước như là một người không sản xuất. Chỉ hai giải pháp được xem là có tính khả thi: Hủy bỏ đặc quyền để samurai có thể làm ra tiền giống như những người khác, tuy nhiên điều này có thể gây ra sự oán giận sâu sắc trong số những người gặp thất bại trong việc kiếm tiền và chuyển sinh lực chiến binh của họ ra nước ngoài.

        Giờ đây, Nhật Hoàng đã là trung tâm của nền chính trị. Trước cuộc khôi phục Minh Trị, hoàng gia rất thụ động và huyền bí. Một số ít người nước ngoài từng ở Nhật Bản dưới thời shogun hầu như không bao giờ nghe thấy Nhật Hoàng được đề cập; Nhật Hoàng chỉ thực hiện một số chức năng có tính chất nghi lễ tại Kyoto. “Những lãnh chúa bên ngoài”, người thừa hưởng quyền lực sau năm 1867 đã tìm cách đặt Nhật Hoàng vào đúng vị trí với sự chủ động hơn, không chỉ với tính thần thánh mà còn có quyền lực chính trị tối cao.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #18 vào lúc: 07 Tháng Mười, 2019, 07:04:36 pm »


        Vào năm 1872, Nhật Hoàng đã bắt đầu thực hiện chuyến tuần du đầu tiên trong sáu “Chuyến kinh lý lớn” qua đất nước của mình: Tàu, ngựa, kiệu và đôi bàn chân đã đưa ông đi từ nơi này đến nơi khác, lên những con đường đèo, ngang qua những con sông lớn. Kaoru Inoue, một trong những cố vấn chính của ông, nói rằng: “Việc Nhật Hoàng ghé thăm tất cả các vùng của Nhật Bản không chỉ cho thần dân thấy đức hạnh của ngài, mà còn tạo cơ hội cho mọi người tận mắt nhìn thấy đấng tối cao bằng xương bằng thịt”. Nhật Hoàng trẻ Mutsuhito dễ gần gũi, ông sống trong nhà người dân, trong các khách sạn nhỏ và nhận được sự tôn kính từ hàng ngàn người dân háo hức xem ông ngoài đời. Có lẽ những người sáng lập của thời Minh Trị Nhật Bản ban đầu đã có ý định tạo ông thành một vị vua lập hiến như họ thấy ở Anh: được yêu mến, kính trọng, nhưng quyền lực tối cao nằm trong tay chính phủ, những nhà chính trị và dân tộc.

        Khi Nhật Hoàng đến tuổi trưởng thành, ít nhất ông cũng không bị xem là con rối của các cố vấn lớn tuổi. Các quyết định hằng ngày của Mutsuhito đều nhằm mục đích bảo vệ hoàng gia Nhật Bản. Chính thức thì ông không có quyền can thiệp vào việc ra quyết định, chỉ đơn thuần phê chuẩn các quyết định của hội đồng mà sau đó được chuyển đến nội các của ông. Tuy nhiên, vì tồn tại lâu hơn các cố vấn lớn tuổi, nên các quan điểm của ông ngày càng được chủ ý đến. Mutsuhito đặc biệt quan tâm đến hai lĩnh vực: Giáo dục và chiến tranh.

        Mutsuhito đã chỉ huy hai cuộc chiến lớn: cuộc chiến tranh Trung - Nhật và chiến tranh Nga - Nhật. Khi cuộc chiến thực sự nổ ra vào tháng 9 năm 1894, sở chỉ huy hoàng gia đã di chuyển xuống phía Nam đến cảng tập kết binh lính, Hiroshima. Trong 8 tháng, Hoàng dế Minh Trị được thuật lại rằng, ông đã trải qua cuộc sống của binh lính, sống trong một căn phòng nhỏ, ngồi trên ghế ba chân, mặc đến mòn rách quần áo của mình. “Không lo lắng đến sự bất tiện, Nhật Hoàng làm việc cả ngày lẫn đêm tại văn phòng quân đội, thức dậy vào lúc 6 giờ, nghỉ ngơi vào lúc nửa đêm và ngay cả khi nghỉ ngơi cũng nghe trợ lý của ông nói về các vấn đề quân sự”. Nhật Hoàng đã ban phát cho binh lính hơn 800 ngàn điếu xì gà và 27 ngàn lít rượu sakê.

        Một thập kỷ sau, trong cuộc xung đột Nga - Nhật vào tháng 5 năm 1904, người chỉ huy chiến tranh một lần nữa thể hiện sự xuất chúng. Thay vì nổi tiếng về cuộc sống trong cảnh thiếu thốn, lần này Nhật Hoàng đã được công nhận với đa số những quyết định tác động đến chiến tranh và hòa bình; ông cũng viết tới 7.526 bài thơ trong suốt một năm rưỡi chiến tranh. Trong đó có những câu thơ rất hay, chẳng hạn như “Khi nghĩ về những thứ xảy ra trong cuộc chiến, tôi không còn tâm trạng để ngắm hoa”, cũng như “Hãy tiêu diệt kẻ thù vì rượu sakê của tổ quốc, nhưng không bao giờ quên thể hiện lòng khoan dung”, một cảm xúc mà Tolstoy đã phê bình như một điều tự mâu thuẫn trong cuộc đọ sức tay đôi nổi tiếng về văn chương với nhà văn Nhật Tokutomi Roka. Mặc dù sống tại Tokyo trong suốt thời kỳ chiến tranh, nhưng Nhật Hoàng đã rời khỏi để cử hành lễ mừng chiến thắng tại ngôi đền linh thiêng nhất Nhật Bản Ise.

        Nhật Hoàng không chỉ rời khỏi địa vị “ở bên trên nhũng tầng mây” của mình để giải quyết các vấn đề liên quan tới giáo dục và chiến tranh. Sau khi cuộc nổi loạn của những người theo chủ nghĩa xã hội bùng nổ vào năm 1911, Nhật Hoàng đã ban lệnh cấp phát 1,5 triệu yên tiền thuốc men cho những người nghèo để truyền đạt thông điệp rằng, theo lời của bản tuyên bố chính thức, “Dù điều kiện kinh tế thay đổi, nhưng trái tim của thần dân vẫn không dao động”. Những nỗ lực của Nhật Hoàng không chỉ nằm ở việc tặng vật phẩm cho người nghèo mà còn cổ vũ họ làm việc chăm chỉ, đối xử tốt, sống dơn giản nhằm động viên mọi người vượt lỊua sự gian khổ, thử thách gay go.

        Sự tôn thờ Nhật Hoàng cũng ảnh hưởng mạnh mẽ đến tín ngưỡng của những người theo chủ nghĩa dân tộc. Điều đó đã cùng Nhật Bản bước vào thế kỷ 20. Mức độ sùng kính Nhật Hoàng dường như đã khắc sâu vào tâm trí người Nhật. Theo quan niệm truyền thống, mỗi người Nhật khi sinh ra đều nằm trong mối liên hệ với cha mẹ, anh chị em, thầy cô, cộng việc, cũng như xã hội được tượng trưng bởi Nhật Hoàng.

         Trong năm 1880, Hoàng đế Minh Trị sau khi đi thăm dân chúng và chia sẻ những kinh nghiệm của người chiến sĩ, đã bắt đầu trở nên ngày càng xa cách. Điều này có lẽ phản ánh sự độc đoán của ông, một cá tính mạnh mẽ khi ông đã trưởng thành. Đây cũng là một phần trong nỗ lực của những người cầm quyền thời Minh Trị để đưa ông trở lại vai trò như một thánh thần khi mà quyền lực của họ đã được củng cố. Một lần nữa, ông lại trở thành biểu tượng của quốc gia hơn là đại diện cho quyền lực. Những người đầu sỏ chính trị thời Minh Tri càng trở nên tự tin thì Nhật Hoàng càng bớt quan trọng. Địa vị của họ đã được củng cố, quan trọng hơn là việc Nhật Hoàng trở thành một biểu tượng quốc gia mà không hề có quyền lực thực sự.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #19 vào lúc: 07 Tháng Mười, 2019, 07:04:52 pm »


        Sự sùng bái Nhật Hoàng được cường điệu lên rất nhiều, điều chưa từng xảy ra trước đây. Nhật Hoàng trở nên xa cách với thần dân của mình. Hơn 70 trong 100 sắc lệnh chính của hoàng gia được công bố trước năm 1880. Ông chỉ xuất hiện tại các sự kiện lớn như các cuộc gặp gỡ ngoại giao và lễ duyệt binh. Giờ đây, khi ông đi ngang qua vùng nông thôn, mọi con đường đều bị ngừng lưu thông và được quét sạch sẽ. Dân chúng bị bắt phạt nếu mặc quần áo thiếu tôn trọng và hành động quy phục không đúng mực khi ông đi qua. Ông không còn ghé các ngôi nhà của dân thường, chỉ dùng bữa tối tại các nơi trú ngụ của hoàng gia và căn cứ quân đội. Ông chỉ gặp các quan chức địa phương. Quan lại xung quanh ngai vàng ngày càng nhiều. Quản lý nội các hoàng gia, nhà Kunaisho, trở nên có quyền lực. Hai người cai quản bộ trong thời kỳ Minh Trị: Hisamoto Hijikata là bộ trưởng từ năm 1887 đến 1898, và Mitsuaki Tanaka lãnh đạo bộ từ năm 1898 đến 1909. Hai người đàn ông này tự xem mình là bộ trưởng có quyền lực nhất trong vùng. Trên thực tế, quyền lực lớn hơn được nắm giữ bởi Hirobumi Ito, nhà lãnh đạo độc đoán cứng rắn của Nhật Bản (người rất thân cận với Hijikata) và Aritomo Yamagata, một nhà quân sự và là bạn của Tanaka. Bản thân Nhật Hoàng thân với Ito hơn, quý mến vì những nỗ lực của ông để hình thành một cơ cấu lập hiến cùng nghị viện cho chế độ.

        Trái lại, Yamagata là một nhà chuyên quyền quân sự, người trung thành một cách mù quáng với chế độ hoàng gia và tìm mọi cách có thể để tuyên truyền việc nắm hết quyền lực của chế độ trong dân chúng Nhật Bản. Như nhiều thường dân khác, Yamagata, nhà sáng lập ra quân đội Nhật Bản hiện đại, đi lễ hàng ngày tại điện thờ của Nhật Hoàng. Ông chính là người chịu trách nhiệm về khoảng cách ngày càng xa của dân chúng đối với Nhật Hoàng. Ông bị ấn tượng bởi cách mà Nga hoàng được giữ tách biệt và thần bí với dân chúng.

        Yamagata trở thành người đàn ông có quyền lực nhất tại Nhật Bản trong những năm tiếp theo, người sáng lập ra bộ máy quân dội và là một nhà chuyên quyền với tính nghiêm khắc cứng rắn. Người gầy và cứng nhắc, ông rất dè dặt, hay âu lo về bệnh tình ở dạ dày và ruột của mình. Được sinh ra trong tầng lớp samurai, ông có sẵn bản tính của người Nhật là căm ghét người nước ngoài.

        Yamagata, người điều hành đất nước một cách hiệu quả cuối thời kỳ Minh Trị, có cùng quan điểm với tầng lớp quan lại, những người mà ông xem là quan trọng hơn so với những nhà chính trị. Quan niệm của ông là hãy để tầng lớp quan lại tách riêng ra phụng sự Nhật Hoàng, trong khi đó, lực lượng vũ trang không thuộc đảng phái nào dưới sự lãnh đạo của ông sẽ tập trung vào các lợi ích của quốc gia ở nước ngoài. Bên dưới là quốc hội và quyền lực chính trị có nhiệm vụ giải quyết các trở ngại cho chính phủ, đồng thời bảo đảm lòng trung thành của thần dân. Nhưng những lời đồn thổi rằng một ngày nào đó quân đội có thể ganh dua quyết liệt với tầng lớp quan lại đã đến tai Nhật Hoàng, thế là binh lính buộc phải tuân theo những huấn thị về lòng trung thành.

        Mô hình quân đội của Nhật Bản giống như của Đức. Quân đội được tư vấn bởi một viên sĩ quan người Đức, thiếu tá Jacob Meckel, để lập ra một ban tham mưu, mà người đứng đầu có trách nhiệm báo cáo trực tiếp cho tổng tư lệnh, Nhật Hoàng. Bộ trưởng Chiến tranh cũng tiếp cận trực tiếp với ngai vàng, tuy nhiên vai trò chính của người này là điều hòa nhu cầu của quân đội với những yêu cầu từ chính phủ. Yamagata đã nhấn mạnh tầm quan trọng trong nhiệm vụ của trưởng ban tham mưu bằng cách xin từ chức để đảm nhận chức vụ Bộ trưởng Chiến tranh vào năm 1878. Lực lượng quân sự có sự ảnh hưởng không cân xứng trong chính phủ cho đến năm 1898, chiếm đa số ghế trong nội các sau đó và về sau chỉ còn dưới một nửa.

        Một chỉ dụ của hoàng gia năm 1900 ra lệnh rằng Bộ trưởng Chiến tranh và Hải quân phải được bổ nhiệm từ các tướng và đô dốc đang còn tại ngũ. Hải quân đã có ban tham mưu vào năm 1891, tiếp cận trực tiếp với Nhật Hoàng sau cuộc chiến tranh Trung - Nhật. Ngay từ đầu, quân đội rất quan tâm đến việc mở rộng lãnh thổ, hải quân cai quản các vùng biển mở ra cho mục dí ch thương mại. Giờ đây, cả hai được xem là rất cần thiết để tạo ra sự phồn thịnh cho Nhật Bản và địa vị thống trị toàn cầu: Nó trở thành cánh “Ôn hòa” của lực lượng vũ trang.

        Yamagata đã dựng lên một lực lượng quân đội với tốc độ ấn tượng. Vào năm 1895, chỉ có khoảng 240 ngàn quân trên mặt trận, một nửa trong số họ là quân dự bị (việc nhập ngũ là bắt buộc thực hiện trong vòng 7 năm và trở thành dự bị sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự). Nòng cốt là 78 ngàn quân được trang bị vũ khí hiện đại và huấn luyện một cách chuyên nghiệp. Các sĩ quan được luyện tập theo một kế hoạch chiến lược, công tác tình báo, khả năng huy động, thông tin liên lạc và tiếp tế. Vào lúc này, hải quân Nhật vẫn còn rất khiêm tốn so với tiêu chuẩn của hải quân các nước khác: 28 tàu hơi nước, tổng trọng tải là 57 ngàn tấn. Sau đó, các xưởng đóng tàu Nhật Bản bắt đầu làm những con tàu chiến lớn hơn, với súng liên thanh và ngư lôi, trong một chương trình bành trướng được đôn đốc bởi Đô đốc thiên tài Heihachiro Togo. Đây được xem như một sự ưu tiên của chính phủ hoàng gia.
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM