Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 10:50:21 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Đời tình ái và binh nghiệp của thống tướng Mac Arthur  (Đọc 6605 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #70 vào lúc: 29 Tháng Mười, 2019, 06:22:59 am »


        Tổng Thống Truman không biết rằng trong căn phòng kề bên mà cửa để mở hé, cô Vernice Andersonr thư ký của Đại Sứ Philipp Jessup, đại diện Bộ Ngoại giao, đang ghi bằng tốc ký tất cả những gì được phát biểu trong hội nghị. Vả lại không bao giờ có ai biết được là cô đã lãnh lệnh của người nào. Một giả thuyết không bị loại bỏ là Jessup, ít tốt bụng hơn Tổng Thống đã xét đoán rằng vết tích của cuộc hội kiến còn lại là điều có ích. Lịch sử sẽ xác nhận rằng sự thận trong sẽ không vô ích chút nào. Thật vậy, vì chúng sẽ bị cải chính bởi sự kiện hiển nhiên — và bằng cách không thể chối cãi ! — Tướng MacArthur lại sẽ cao giọng phủ nhận những lời đoan chắc của ông ta. Vì không biết có sự ghi chép này, Tổng Thống Truman nghĩ là cần phẳi bắt MacArthur trình bày chính xác thêm một lần nữa tư tưởng của ông liên quan đến những nguy cơ do một sự can thiệp của Trung Hoa hay Nga Sô. Câu trả lời của ông ta thật sự gồm có hai phần. Ông ta nói đến Trung Hoa trước tiên va tuyên bố rằng theo ông rất ít có cơ hội là họ sẽ can thiệp. Họ có khả năng gởi khoảng năm mươi hay sáu mươi ngàn quân qua Cao Ly, nhưng vì họ không có không quân, nếu họ cố tràn xuống tận Bình Nhưỡng (thủ đô Bắc Cao, nữa đường từ biên giới Mạn châu và vĩ tuyến 38), thì sẽ là một cuộc tàn sát chưa từng có.

        Tiếp đó ông ta chuyển qua khả năng một sự can thiệp của Nga sô, ám chỉ đến sức mạnh Không quân Nga, nhưng để kết luận rằng phi cơ và phi công của họ thua xa của chúng ta. ông ta không thấy bằng cách nào Nga sô cổ thể chở đến được một số bộ binh đầy đủ trước khi mùa đông đến. Còn lại là khả năng một sự can thiệp phối hợp Nga-Hoa, phi cơ Nga hỗ trợ bộ binh Trung cộng, nhưng theo ông ta, sự phối hợp này không nguy hiểm. «Điều đó sẽ không êm xuôi đâu, ông ta nói thêm, Trung Cộng dưới đất, Nga Sô trên trời, không thể được».

        Đấy những gì được đề cập mau lẹ. Bởi vì rằng quả thật sẽ không có sự can thiệp của Nga, không ai có thể xác định được liệu về phương diện này chỗ thuyết của MacArthur có đúng hay không.

        Về phần sự can thiệp của Trung Cộng thì khác. Mặc dầu có nhiều người làm chứng cho Tổng Thống Truman và những bản ghi tốc ký, MacArthur nổi khùng chống lại thuyết này. «Câu chuyện đã được công bổ, về sau và một cách sai lạc, trong một phúc trình làm biến đổi bản chất lập trường mà tôi chủ trương, ông kể lại trong Hồi ký. Người ta đã khéo léo cố làm cho tôi nói rằng tôi đã đoán trước, một cách rõ ràng và quả quyết, rằng Trung Cộng sẽ không bao giờ tham dự vào cuộc chiến tranh Cao Ly. Đó là chuyện láo».

        Và đoan quyết rằng chính tướng Bradley là người «đã đi xa đến mức tiên liệu việc rút hai sư đoàn trước Giáng Sinh». Riêng về sự can thiệp của Trung Cộng : «Tôi được hỏi ý kiến về vấn đề này. Tôi trả lời rằng tất nhiên đây chỉ là những giả thuyết, rằng tôi chỉ có thể theo sự hướng dẫn của ý kiến do CIA và Bộ Ngoai giao đưa ra (trong lúc ông cho rằng Bộ Ngoại giao chứa đầy Cộng Sản nằm vùng), nhưng cơ sở tình báo của tôi, mà tôi coi như thuộc loại tài ba nhất thế giới đã báo hiệu cho tôi những sự tập trung quân đội mạnh mẽ gần sông Áp Lục, tại Mãn Châu mà những sự di chuyển chưa được xác định rõ; rằng về phương diện cá nhân tôi ước tính, là thế chủ động trên không của chúng ta, khả năng tiêu diệt các căn cứ không quân phía bắc và phía nam sông Áp Lục của chúng ta (con sông làm biên giới giữa Cao Ly và Mãn Châu) sẽ ngăn trở cấp lãnh đạo Trung Cộng đưa những đoàn quân lớn vào bán đảo Cao Ly. Nguy cơ bị tiêu diệt vì thiếu tiếp tế sẽ quá lớn lao». Thật thú vị để ghi nhận rằng bất kể các nỗ lực của ông nhằm giảm bớt sự xác định lập trường, MacArthur bị bắt buộc thừa nhận rằng ông không tin là có thể có một sự can thiệp qui mô của Trung Cộng. Đối với nhà tiên tri của Á Châu được ban cấp cho một cơ sở tình báo tài ba nhất thế giới, thì đây thật là một điều đáng tiếc. Ngay sau đó, 200.000 quân Trung Cộng — theo ông — sẽ mau lẹ đẩy lui quân Liên Hiệp Quốc. Nhưng lúc đó ông Tổng tư lệnh, một người, trong suốt quá trình lịch sử, sẽ không bao giờ được Hoa thịnh đốn hậu thuẫn như ông đã từng được hậu thuẫn trong nỗ lực của ông, sẽ lên án Hoa thịnh đốn là đã trói tay ông, ngăn không cho ông tấn công thẳng vào Trung Cộng,
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #71 vào lúc: 30 Tháng Mười, 2019, 05:25:26 am »


        Ta chưa đến thời kỳ ấy, vào ngày 15 tháng 10 năm 1950 này tại đảo Wake. Hoàn toàn yên tâm với quan điểm của một đại chuyên gia về Á Châu sự vụ, Tổng Thống Truman từ biệt ông Tổng tư lệnh tại Cao Ly mà không quên gắn thêm một lá sồi thứ tư cho huy chương Distinguished Service Medal của ông. Bề ngoài, Tổng thống Truman có vẻ hài lòng vì sự hối tiếc mà MacArthur bày tỏ liên quan đến ý tưởng theo đó lời tuyên bố của ông về Đài Loan và chúc thư gửi cho hội cựu chiến sĩ đã có thể gây ra «một sự bực mình nhỏ» nào cho Tổng Thống. Và khi Tổng Thống dò dẫm tìm hiểu ý định chính trị của người đối thoại thì MacArthur cam đoan với ông rằng, nhân các cuộc bầu cử Tổng Thống sắp đến ông sẽ không để cho các chính khách «dụ phỉnh» như hồi năm 1948, năm mà những thành tích ông đạt được tại đại Hội đảng cộng hòa thành thật mà nói, không có gì xứng với «người chiến thắng Nhật Bản » cả.

        Năm ngày sau, ngay 20 tháng 10 năm 1950, đệ VIII lộ quân tới Bình Nhưỡng. Một cuộc hành quân nhảy dù đã giúp nó chiếm thủ đô Bắc Cao gần Hoàng Hải trên bờ phía tây bán đảo. Các đơn vị Bắc Cao không còn kháng cự nữa. Quân Bắc Cao kéo vào ẩn nấp trong vùng núi non dọc theo biên giới Mãn Châu - Trung Hoa và biên giới Nga Sô về phía Bắc. Về phần quân tấn công, sư đoàn 3 Rok và sư đoàn «Capitole» miền Nam thì chiếm đóng hải cảng Wonson của Bắc Cao nằm trên bờ biển phía đông gần trên cùng một vĩ tuyến với Bình Nhướrng. Chính sư đoàn 1 thủy quân lục chiến là đơn vị tiến xa nhất lên phía Bắc. Sư đoàn tiến mạnh về phía các kho chứa tại Chongjin, cách biên giới Nga Sô không đầy 100 cây số, về phía bắc, và cách biên giới Truug Hoa không đầy 70 cây số về phía tây.

        Tuy nhiên ngày 27 tháng 10 năm 1950, sau hội nghị Wake 12 ngày, lần đầu tiên quân Rok đụng đầu với các thành phần quân Trung Cộng không xa Mãn Chân bao nhiêu. Ba ngày sau, ngày 30 tháng 10, một trung úy của sư đoàn 1 thủy quân lúc chiến thẩm vấn mười sáu tù binh bị bắt giữ tại phía bắc thành phố kỹ nghệ Hamhung. Viên sĩ quan vốn gốc Trung Hoa. Thật không còn chối cãi gì nữa. Các tù binh đều là người Trung Hoa. Hôm sau, ngày 31 tháng 10, tin quân báo cho hay một trung đoàn quân Trung Cộng đang dàn ra chung quanh Chongjin và vùng kho chứa Pujon. Đơn vị này vượt qua sông Áp Lục bằng xe lửa ngày 16 tháng 10, ngay sau hội nghị Wake một hôm. «Cơ sở tình báo của tôi mà tôi coi như là một trong các cơ quan tài ba nhất thế giới... MacArthur tuyên bố ngày 15 tháng 10... Ngày 1 tháng 11, nhiều khu trục cơ phản lực Mig 15, do Nga Sô chế tạo, xuất phát từ Mãn Châu đã xâm nhập không phận miền nam sông Áp Lục. Ngày 2 tháng 11, hai toán quân của sư đoàn First Cav, sư đoàn 1 kỵ binh bị đánh tan. Trước mặt chúng ta là quân Trung Cộng, vị tư lệnh của họ xác nhận.

        Ngày 3 tháng 11, sư đoàn 24 của Mỹ vừa nhận được một nhật lệnh vừa vắn tắt vừa rõ ràng : «Tiến hết tốc lực về phía sông Áp Lục». Quả đúng là sư đoàn đã hành động nhanh hết tốc lực, nhưng theo chiền ngược lại chiều mà bộ tư lênh đã dư liệu. Sư đoàn bị đẩy lui hai mươi cây số. Ngày 4, sư đoàn First Cav đối diện với năm sư đoàn Trung Cộng. Thủy quân lục chiến của sư đoàn 1 tại biên giới phía Bắc thì đối diện với ba sư đoàn.

        Tuy nhiên cùng ngày hôm ấy, ngày 3 tháng 11, bất chấp các báo cáo từ mặt trận gởi về, bất chấp mọi sự thật hiển nhiên, tổng hành dinh của MacArthur thản nhiên loan báo rằng «không có đủ chứng cớ để đảm bảo cho thực tại về một sự can thiệp của Trung Cộng được coi như có thể xảy ra». Tại sao ? Chỉ tại vì nhà tiên tri tại Đông Kinh đã đưa ra sấm ngữ theo đó thì có lẽ Trung Cộng sẽ không can thiệp nên người ta không thể nào chấp nhận các sự kiện trái ngược được.

        15 tháng 10 : quân Trung Cộng không can thiệp. 27 táeng 10: những binh sĩ Trung Cộng đầu tiên được nhận diện. 3 tháng 11 : tám sư đoàn Trung Cộng bị quân Mỹ xác định được vị trí. Phải chờ đền ngày 6 tháng 11 trong một thông cáo toan tinh dàn xếp một cách lố bịch một sự chuyển hướng, MacArthur mới nhận thấy sự hiện diện của «một đạo quân tươi rói và mới mẻ» đang đối đầu với ông, «được hỗ trợ bởi những lực lượng trừ bị quan trọng của ngoại quốc... ngoài giới hạn khu vực hành động hiện nay (của ông)». Thật là những lời nói lúng túng đối với một người nổi tiếng vì các tài năng văn chương (nếu không nói là sự chính xác) trong các thông cáo chiến tranh ! MacArthur còn mưu toan làm cho mọi người tin rằng ông đang đối đầu với một đạo quân Bắc Cao được chỉnh đốn lại và được hỗ trợ từ bên kia biên giới bởi quân Trung Cộng. Hay là quân Nga không ai biết.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #72 vào lúc: 30 Tháng Mười, 2019, 05:26:45 am »


        Đàng sau thông cáo khó hiểu đầy những danh từ được cân nhắc đúng mức này, đã hiện lên cuộc «chống đỡ hiển nhiên trong tương lai của MacArthur trước những vố quật ngược mà ông cảm thấy đang được chuẩn bị — bởi vì ông đã từ chối không chịu chuẩn bị gì cho một cuộc can thiệp của Trung Cộng. Những bất hạnh trong tương lai của ông sẽ xuất phát từ những «đoàn quân trừ bi ngoại quốc» đã bám rất chặt đàng sau biên giới vốn đã trở nên bất khả xâm phạm vì chỉ do ý chí của Hoa thịnh đốn. Không bao giờ ông thừa nhận, tất nhiên, rằng ông đã để cho bị kéo vào một chiếc bẫy, như một «tay mơ» của Trung Cộng giương ra khi họ để cho ông tiến quá sâu vào Bắc Cao và trải các đường giao thông liên lạc ra quá dài trong một xứ núi non trùng điệp và để rồi sẽ tấn công ông «với sự tráo trở», bằng cách «coi thường mọi luật lệ chiến tranh», mà không tuyên chiến !

        Song le, trong phúc trình ông gửi cho Liên Hiệp Quốc và trong phúc trình ông gửi cho ủy ban các Tham mưu trưởng ngày 6 tháng 11, thì những sự thận trọng có tính cách hùng biện được dùng để nói với công chúng qua trung gian các ký giả, đã không được xử dụng. Ông gọi quân Trung Cộng là quân Trung Cộng. Nhưng trong khi ông trấn an Liên Hiệp Quốc bằng cách đảm bảo rằng «không thể nào có những sự lật ngược lớn lao về mặt quân sự» thì ông báo trước cho ủy ban các Tham mưu trưởng rằng các lực lượng được Trung Cộng tập trung «có tính chất đe dọa một sự tiêu diệt toàn diện» các lực lượng của ông. Người ta không thể nào rành mạch hơn... trong sự mâu thuẫn.

        Những tin tức này của người được Liên Hiệp Quốc ủy nhiệm đã gây ra trong tổ chức một câu chuyện vốn bị bỏ quên một cách lạ lùng trong cuộc chiến tranh Cao Ly. Trái với những điều được viết và nói rất nhiều và thường vẫn được nhiều người tin tướmg, không phải Bắc Kinh đã bước vào Liên Hiệp Quốc lần đầu tiên ngay 25 tháng 10 năm 1971.

        Thật vậy, hai mươi mốt năm trước đó, ngày 8 tháng 11 năm 1950, do đề nghị của đại diện Anh quốc sir Gladwin Jebb. Bắc Kinh đã được mời gửi đại diện đến đẩy mặc dầu không có ghế đại diện tại Lake Sucess, Chính Tưởng Giới Thach, đang ẩn náu tại Đài Loan, là người đại diện toàn diện nước Trung Hoa và nắm giữ một quyền phủ quyết tại Hội đồng Bảo An. Hai ngày sau. các thành phần của mười một sư đoàn Trung cộng được nhận diện tại Bắc Cao.

        Nhưng không vì thế mà Bắc Kinh không nhận lời mời của Liên Hiệp Quốc. Ngày 14 tháng 11, mười bốn đại biểu Trung Cộng rời thủ đô Bắc Kinh. Họ đi bằng phi cơ. Tuy nhiên, cứ bằng vào vẻ bề ngoài thì họ chẳng có vẻ gì là vội vã lắm trong việc chu toàn nhiệm vụ. Họ tự cho là bị bắt buộc phải dò ý Mạc tư Khoa, trên đường đi Liên Hiệp Quốc. Vào thời đó chuyện này chẳng có gì bất bình thường. Người ta đang ở vào năm 1950 năm trước khi xảy ra việc đoạn giao giữa hai nước. Nhưng người Tiệp khắc nghĩ như thế nào về tất cả các chuyện đó ? Người ta dừng lại tại Prague để tìm hiểu. Và người Anh, những người Âu Châu đầu tiên thừa nhận Trung Cộng thì sao ? Người ta lại ghé Luân Đôn để hỏi thăm.

        Để nói chuyện với tất cả các nơi, phái đoàn Trung Cộng đã nhởn nhơ đến mức chỉ đặt chân lên lãnh thổ Hoa Kỳ ngày 24 tháng 11, mười ngày sau khi họ rời Bẳc Kinh. Mà, quả là do sự tình cờ lạ lùng nhất, ngày 24 tháng 11 ấy đúng là ngày cuộc thảo luận về Đài Loan lại được khai mạc tại Lake Succese. Tại sao ta lại ngạc nhiên vì sự kiện ấy ? Ngoại trưởng của Bắc Kinh, Chu-ân-Lai, khi chấp nhận lời mời của Liên Hiệp Quốc, chẳng đã từng minh xác rằng vấn đề quan trọng cần được thảo luận, không phải là do những vấn đề nhỏ nhặt của MacArthur đang đương đầu với các đoàn quân «ngoại quốc» tại Cao Ly tạo nên mà chính là cuộc xâm lăng của Hoa Kỳ tại Đài Loan và Cao Ly, đó hay sao ?

        Trong lịch sử cuộc chiến tranh Cao Ly, thực sự, ngày 24 tháng 11 không phải là ngày đánh dấu phái đoàn Trung Cộng đến Liên Hiệp Quốc. Cũng không phải là ngày đánh dấu cuộc thảo luận của Đại hội đồng. Ngày 24 tháng 11 năm 1950, là một ngày khác hẳn. Đó là ngay khởi đầu cuộc tấn công qui mô của MacArthur. Một cuộc tấn công sẽ được kết thúc bằng một sự thảm bại đẫm máu.

        Một lần nữa, thật khó mà hiểu những động lực trí thức nào đã thúc đẩy MacArthur phát khởi một hành động như thếe. Bởi vì rốt cuộc ngay 10 tháng 11 Ông phải biết là có sự hiện diện của mười một Sư đoàn quân Trung Cộng tại Cao Ly rồi. Bổn ngày trước, ông đã báo cho ủy ban các Tham mưu trương, tính cách khả dĩ của một «sự tiêu diệt hoàn toàn» các lực lượng của ông do bởi «quân trừ bị ngoai quốc» được tập trung đông đảo tại Mãn Châu. Các nguồn tin tình báo của Tướng Willoughby đã ước tính số quân này lên đến 850.000 người. Và ngày 24 tháng 11, Mac- Arthur tung ra cuộc tổng tấn công. Vả chăng hôm ấy đúng là một ngày sau ngày lễ tạ ơn, ngày mà ông đã loan báo với Truman, nhân cuộc gặp gỡ tại đảo Wake ngày 15 tháng 10, là moi cuộc chống đối tại Cao Ly sẽ phải kết thúc và báo hiệu sự trở về Nhật Bản của đệ VIII lộ quân.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #73 vào lúc: 30 Tháng Mười, 2019, 05:27:09 am »


        Quả thật là sau những cuộc đụng độ dữ dội cuối tháng 10 và đầu tháng 11, áp lực của địch đột nhiên chậm lại. Sự kiện này lẽ ra đã có thể có vẻ đáng nghi đối với một chuyên viên về Đông phương không siêu việt bằng MacArthur rồi. Dầu sao cũng ít có trường hợp nào mà Tướng Lâm Bưu mang 850.000 quân đến sông Áp Lục để câu cá chơi. Vậy thì mười một sư đoàn đã tiến vào Cao Ly rồi, đã trải qua những đụng độ đầu tiên rồi, có thể làm những gì nếu không phải là chỉnh đốn lại hàng ngũ, chuẩn bị chiến trường ? Nhằm một cuộc phản công, tất nhiên» Đấy chính là giả thuyết phải hiện ra trong trí.

        Cuộc phản công mà quân Trung Cộng sẽ tung ra, sau một thời gian chuẩn bị rất lâu, hai hôm sau ngày MacArtbur khởi cuộc tấn công, ông nầy không ngờ đến sự thế đó. Không có gì được chuẩn bị cả.

        Tuy vậy, một vài người cũng đánh hơi được có điều gì khác lạ. Tỷ như «một sĩ quan có cấp bậc rất cao» tại Đông Kinh, người không muốn nêu tên trên mặt báo đã phát biểu ý kiến với ký giả của tờ us News and World Report : «Điều khả quan nhất mà quân Liên Hiệp Quốc có thể hy vọng là giữ vững phòng tuyến đánh dấu «phần giữa» xứ Cao Ly, nhưng nếu Trung Cộng quyết định đưa quân vào, họ có thể bắt quân Liên Hiệp Quốc phải di tản». Riêng phần một sĩ quan hải quân thì tâm sự với chính ký giả này rằng ông ta «đang chuẩn bị sẵn sàng cho trường hợp xảy ra một cuộc phản công cực mạnh của Trung Cộng mà về phương diện cá nhân ông ta thấy không thể tránh được».

        Cũng như những kẻ ưa bịa chuyện hoang đường vẫn tin chắc rằng những cơn mơ của mình đều là thực tại, hay những kẻ chuyên nói dối tin vào tính cách có thật của những lời dối trá được đưa ra, dường như MacArthur đã buông trôi theo biện chứng сủа chính ông. Ông tự tin vào tính cách vững chắc của quan điểm mà ông đã bày tỏ và theo đó «nguyên tắc căn bản của tâm lý đông phương là tôn trọng và đi theo một sự hướng đạo có tính cách gây hấn, cương quyết và sinh động». Từ đó, liệu ông có kết luận rằng nguy cơ mà lực lượng dưới quyền đang bị đe dọa vì sự kiện địch tập trung mạnh mẽ sẽ trầm trọng hơn nếu như ông do dự không dám đương đầu hay không ? Phải chăng ông ước tính rằng một sự rút lui sẽ mời gọi quân Trung Cộng khởi cuộc tấn công ? Có phải ông xét đoán rằng một cuộc tấn công sinh động và cương quyết sẽ làm cho quân Trung Cộng chưng hửng hay không ? Ai mà biết được ? Sự kiện thực tế là trước bình minh ngày 24 tháng 11, quân thật Liên Hiệp Quốc tiến mạnh lên phía Bắc. Đến tảng sáng, quân của MacArthur đặt chân lên một chiến địa xa, kế cận Sinanjru. Hướng về các ký giả hiện diện để cùng ông chứng kiến ngọn triều dâng lên rồi sẽ lan tràn khắp Bắc Cao và nghiền nát quân Trung Cộng, ông tuyên bố với họ rằng ông đang nhìn ngắm «cuộc tổng tấn công» sẽ «mang lại chiến thắng kết thúc cuộc chiến». Đêm trước, 23 tháng 11, thay món quà tặng nhân ngày lễ Thanksgiving, ông đã ra lệnh cho Tướng Coulter ghi vào trong nhật lệnh gởi cho binh sĩ :«Các anh sẽ dự bữa ăn của đêm lễ Giáng Sinh cùng với gia đình».

        Nếu MacArthur tỏ ra rất phấn khới, thì các tham mưu trưởng lại ít phấn khởi hơn. Hay đúng hơn là Uỷ ban các Tham mưu trưởng đã cho ông biết về «nỗi lo âu ngày càng lớn của các Quốc gia hội viên khác tại Liên Hiệp Quốc trước tính cách khả dĩ của sự khởi động một cuộc chiến toàn diện nếu lực lượng của Liên Hiệp Quốc tiến chiếm toàn diện lãnh thổ Bắc Cao trong vùng biên giới với Mãn Châu và Nga Sô.» Tương tự như vậy Hội đồng Liên quân cũng đề nghị với ông Tướng Tư lệnh «rút quân trấn giữ các đường lui tới thung lũng sông điểm chế ngự các con sông Áp Lục. Các đoàn quân đi đầu chính yếu phải là quân Rok, trong khi quân của các nước khác phải được tập trung ở phía sau, sẵn sàng can thiệp.»

        MacArthur trả lời rằng hành động như vậy tức là đi ngược với mục tiêu được đề nghị. Để bắt quân Trung Cộng rút đi, ông sẽ phải trấn đóng đúng trên dòng sông Áp Lục. Với khả năng cơ hữu một khi củng cố xong tại đấy, ông mới chịu đưa quân Nam Cao thay thế quân Mỹ. Không thể làm trước được. Đấy là cách duy nhất «để kêu gọi sự hiểu biết của Trung Cộng». Và ông chỉ làm theo ý ông.

        Vụ xử dụng duy nhất độc có lực lượng Nam Cao dọc theo biên giới không phải là mới mẻ gì. Lệnh này đã được chuyển đến cho MacArthur trong huấn thị ngày 27 tháng 9 năm 1950, ngày tái chiếm Hán thành. Thế mà sau một tháng, ngày 24 tháng 10, MacArthur. cho phép các Tướng lãnh của ông xử dụng các lực lượng của mình «mà không cần phân biệt... để chiếm đóng toàn diện Bắc Cao», nại cớ rằng ông không có đủ quân Nam Cao. Hành động vô kỷ luật này đã khiến ông bị ủy ban các tham mưu trưởng quở trách một lần. Bất kể những lý do chính đáng của ông, các tham mưu trưởng yêu cầu MacArthur thông báo sáng kiến của ông trước khi cho áp dụng. Thật vậy các sáng kiến này, đối với họ, tạo thành «cả một vấn đề ưu tư trầm trọng», họ nói với ông như thế.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #74 vào lúc: 30 Tháng Mười, 2019, 05:27:32 am »


        Thoạt tiên MacArthur tuân theo. Nhưng rồi bắt đầu trở lại. Cuộc chiến nho nhỏ này đang dừng lại tại đó, ngay đêm trước ngày cuộc tấn công được tung ra, ngày 24 tháng 11. Nhiều đoàn quân không phải của Nam Cao có mặt tại các mũi tấn công ngay cả tại bờ sông Áp Lục, con sông ngoằn ngòèo có bờ dốc đứng xác định biên giới với Mãn Châu thuộc Trung Cộng.

        MacArthur tung ra cuộc tấn công trên một mặt trận rộng 480 cây số. Rồi một báo cáo gởi cho Liên Hiệp Quốc dưới hình thức một tuyên cáo, bằng văn thức đặc tính chất MacArthur, về một thái độ lạc quan điên cuồng, gây ra niềm lo ngại tiếp theo cho tổ chức.

        Ngày 6 tháng 11 năm 1950, lực lượng của ông lâm vào nguy cơ có thể bị tiêu diệt hoàn toàn. Ngày 24 tháng 11, ông tung các đoàn quân của mình ra trước 850.000 quân trừ bị ngoại quốc mà ba tuần lễ trước đó, đã có thể tiêu diệt quân của ông. «Gọng kềm vĩ đai của các lực lượng Liên Hiệp Quốc, ông viết, bắt đầu hành động phù hợp với chương trình. Không lực đầy đủ đã bảo vệ hoàn toàn cho hậu quân và các cuộc không thám đàng sau phòng tuyến địch và trên suốt chiều dài của biên giới theo sông Áр-Lục đã phát hiện rất ít dấu hiệu hoạt động của địch. Cánh trái của lực lượng bố trí để bao vây đã tiến lên bất chấp một sự kháng cự hung bạo nhưng yếu ớt của địch. Cánh quân bên phải, được yểm trợ hữu hiệu bằng pháo binh trên bộ và hải pháo, tiếp tục khai thác vị thế ưu thắng của mình. Tổn thẩt của chúng tôi rất nhẹ. Hệ thống tiếp liệu hoàn toàn có khả năng yểm trợ các cuộc hành quân tấn công. Chính nghĩa của chúng tôi và viễn ảnh của sự kết thúc sắp đến của sứ mạng đã phản chiếu qua tinh thần quân sĩ cũng như các cấp chỉ huy».

        Tất cả đều tuyệt vời: một cuộc điều quân vĩ đại, ít có hoạt động được chuẩn bị của một địch thủ rõ rệt là bị đánh bất ngờ, một vị thế ưu thắng, tồn thất nhẹ, tiếp liệu hoàn hảo, một chính nghĩa, và một trạng thái tinh thần đáng ngưỡng phục. Vậy thì Lâm Bưu quả thật đã đưa hàng trăm ngàn quân đến sông Áp-Lục để chỉ tổ chức cuộc canh gác. Và đây là lần MacArthur không bị lầm lẫn trong một lời tiên tri, khi ông tuyên bổ với Tổng Thống Truman cách năm tuần lễ trước đó, rằng «nếu quân Trung Cộng tràn xuống Bình Nhưỡng, thì đó là cả một cuộc tàn sát thật sự».

        Trong thực tế, tại Bình Nhưỡng quả đã có một cuộc tàn sát thật sự. Điều đáng buồn duy nhất cho MacArthur, chính là kẻ bị tàn sát không phải là quân Trung Cộng mà lại là quân của ông.

        Chuyện đó xảy ra như một ánh chớp. Quân Trung Cộng để cho quân Liên Hiệp Quốc tiến thật sâu trong hai ngày. Cửa của chiếc bẫy liền sập xuống. Rồi họ phản công. Với hai trăm ngàn quân. Nỗ lực chính của họ tất nhiên là nhắm vào quân Nam Cao ngay chính giữa lực lượng bố trí. Quân đoàn 2 Rok tan rã tháo chạy. Người ta bít khoảng hở bằng hai lữ đoàn quân Anh, một lữ đoàn quân Thổ Nhĩ Kỳ và sư đoàn l kỵ binh Mỹ. Tất nhiên là các đơn vị này không bị tan rã tháo chạy, nhưng rút lui mau lẹ trong khả năng của xe cộ, hơn 60 cây số từ Tokcton cho đến phía nam Sinchang. Hết đạn» quân Thổ phải chiến đấu với lưỡi lê, dao găm. Chính lúc đó quân Trung Cộng tách mũi tấn công trung ương ra làm hai và    khép chặt hai mũi tấn công mới về phía bờ biển phía đông và phía tây. Quân đoàn 10 Hoa Kỳ ở phía đông bị cắt đứt với lộ quân VIII ở phía tây. Và quân Trung Cộng sau khi tiếp nối với quân du kích Bắc Cao liền cô lập hóa quân đoàn 10, trong khi đó họ thọc sâu một cách nguy hiểm vào cạnh sườn phải của lộ quân VIII.

        Khi quân Trung Cộng phản công, chính sư đoàn 1 thủy quân lục chiến Mỹ đang ở vào đầu mối tấn công xa nhất. Lướt qua biên giới Mãn Châu,_sư đoàn tiến gần đến biên giới vùng Tây Bá Lợi Á của Nga Sô ven biển các kho chứa Chongjin. Bằng cách quay trở lui, thủy quân lục chiến hy vọng đánh bọc hậu vào quân Trung Cộng. Nhưng Lâm Bưu — Tướng Willou. hby, người có trách nhiệm về tình báo tại Viễn Đông đã thấy ông ta rõ ràng — không bị khó khăn vì thiếu quân số. Ông ta tung ra một cuộc phản công thứ hai, ngày 27 tháng 11. Lần nầy thành công không mấy sáng chói. Quân Trung Cộng không tiêu diệt được thủy quân lục chiến trong túi phía bắc. Không phải vì sáu sư đoàn Trung Cộng dồn ép quân Mỹ đã không đưa ra những nỗ lực tàn bạo dã man để cô lập hóa hoàn toàn sư đoàn 1. Mà vì các binh sĩ của sư đoàn 1 đã tỏ ra xứng đáng với những người anh em của họ tại Iwo-Jima. Trong mười ngày chiến đấu liên tục, đôi khi bằng lưỡi lê, thủy quân lục chiến mở được đường đến tiếp hợp với sư đoàn 7 bộ binh được yểm trợ bởi sư đoàn 3 bộ binh Rok và sư đoàn Capitole. Giờ đây vấn đề là làm sao đến được một hải cảng trên bờ biển phía đông từ đó đệ thất hạm đội có thể đưa cả quân đoàn 10 lên tàu trước khi bị bao vây. Hải cảng được chọn lựa chính là Hungnam. Đó là lúc bắt đầu một cuộc rút lui dễ sợ suốt một trăm cây số trong vùng núi non dưới cái lạnh buốt xương của vùng Tây Bá Lợi Á. Quân đoàn 10 đến được Hungnam nhờ sức chiến đấu anh dũng của các binh sĩ lấy một chống sáu. Và cũng nhờ sự yểm trợ chu đáo của không quân nữa. Và đệ thất hạm đội cũng đã đến được chỗ hẹn.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #75 vào lúc: 31 Tháng Mười, 2019, 09:40:18 am »


        Khi ngọn gió đổi chiều quật ngược lại ông, MacArthur có sẵn hai thái độ mà ông nhớ kỹ. ông sụp đổ hay ông phủ nhận điều hiển nhiên. Lần nầy ông lựa chọn thái độ thứ hai, Tờ New York Herald Tribune (chưa bao giờ bị coi là một nhật báo ưa đùa bỡn) có thể viết, dưới chữ ký của người đặc phái viên tại Cao Ly : «Sự kiện tàn bạo và không thể phủ nhận được đang chế ngự chiến trận tại Cao Ly là : một đạo quân Mỹ hùng mạnh được yểm trợ vững chắc bởi không và hải lực, lại có thể bị đánh bại bởi một kẻ địch gần như không có không quân và gần như không có pháo binh và thiết giáp. Sự thảm bại này đã do các khối bộ binh đông đảo của Trung Cộng gây ra, những đạo quân được trang bị nhẹ nhàng đến nỗi có thể vượt qua các trường sơn tại Bắc Cao để tấn công bất thần vào các cạnh sườn trống trải của quân Liên Hiệp Quốc... Hệ thống bố trí nguy hiểm các lực lượng Liên Hiệp Quốc và một «sự vụng dại» to lớn của Tướng MacArthur đã giúp đảm bảo cho sự thành công chiến thuật của địch». Nhưng phần MacArthur thì thật ra ngay từ ngày 27 tháng 10, mặc dầu sự hiện diện của quân Trung Cộng, đã được phát hiện, nhưng ông đã đợi cho đến ngày 23 tháng 11, hai ngày sau khi cuộc phản công của Trung Cộng bắt đầu mới nhấn mạnh đến một «trận chiến hoàn toàn mới» đã «làm tiêu tan mọi hy vọng mà chúng ta (lần này không còn vấn đề «tôi» nữa) nuôi dưỡng về phần bản chất tượng trưng của một cuộc can thiệp của Trung Cộng», và vài tháng sau, ông lại còn mặt chai mầy đá quả quyết trong các buổi điều trần trước Thượng viện :

        «Sự tin tưởng theo đó, các lực lượng của chúng tôi đã rút lui vô trật tự hoặc bị đánh một cách nghiêm khốc là một trong những nỗ lực lớn lao nhất để làm sai lạc sự thật chưa từng bao giờ được thấy... Đấy là một cuộc di tản chiến thuật được kế hoạch hóa ngay từ đầu (chắc chắn lúc khởi đầu này là ngay hôm sau ngày tổng tấn công «vốn sẽ kết thúc chiến tranh về phương diện vật thể» và «cho phép rút hẳn quân lực- đồng minh ra khỏi Cao Ly»)... Lực lượng của chung tôi đã rút lui trong vòng trật tự và theo hình thức tuyệt vời (chính vì thế mà toàn diện quân đoàn 10 suýt bị bao vây và đệ thất hạm đội đã phải bị bắt buộc đưa đoàn quân lên tàu lại)... Từ đầu đến cuối, sự đảo ngược cuộc điều quân là một hành động chiến lược tự ý.»

        Vậy thì tại đây MacArthur đã giải thích một cách lạ lùng rằng cuộc rút lui toàn diện là nằm trong chiến thuật, hơn thế nữa, nằm trong chiến lược của một cuộc tổng tấn công nhất định phải mang lại chiến thắng.

        Song le, sự kiện vẫn là sự kiện. Phải mất mười hai ngày từ 12 đến 24 tháng 12 năm 1950, đệ thất hạm đội mới di tản hết túi Hungnam, 193 chiến hạm chở 105.000 người, và khoảng một trăm ngàn thường dân Cao Ly trong khi pháo binh của hải quân và không quân liên tục che chở ngày đêm cho cuộc di tản.

        Ngay khi được đổ xuống ở phía nam, quân đoàn 10 được sáp nhập với lộ quân VIII. Chính Tướng Ridway — người mang lựu đạn trong túi thay vì khăn tay — sẽ cầm quyền tư lệnh lực lượng này vào ngày 22 tháng 12 năm 1950. Thật vậy vị chỉ huy của ông, tướng Walker vừa bị tử nạn trong một tai nạn xe Jeep, Những sáng kiến đầu tiên của vị chỉ huy mới của lực lượng bộ chiến đã tạo ra những hiệu quả tốt đẹp do tinh thần quân sĩ lúc đó thật sự đang xuống thấp. Đối với quân sĩ, không còn vấn đề để cho bị vướng víu bằng mọi giá với một quân dụng quá nặng đối với các đường mòn trên núi nữa. Và nhất là Midway đã đoan quyết với họ rằng «nắm vững chiến địa tại đây hoàn toàn là việc phụ». Những câu nói ông đưa ra, không ai còn mong gì hơn. Lần thứ nhì quân sĩ đi xuyên qua Cao Ly theo chiều Bắc Nam sau lần theo chiều Nam Bắc. Họ không được chuẩn bị kỹ để bắt đầu lại cho một cuộc hành trình ngược lên phía sông Áp Lục.

        Quân Trung Cộng hiểu danh từ tấn công theo nghĩa khác với MacArthur. Theo họ, cả hành động lẫn từ ngữ đều không có nghĩa là rút lui, Họ tiếp tục hiểu theo nghĩa của họ và với những đoàn quân tăng viện ồ ạt của Bắc Cao được tổ chức lại và từ nay được sĩ quan cán bộ Trung Cộng lãnh đạo từ 1 tháng 1 năm 1951. Họ vượt qua vĩ tuyến 38. Ngày 4 họ chiếm Hán Thành, thủ đô Nam Hàn. Lúc đó McArthur cố gắng lập một mặt trận phía nam sông Han, uốn khúc gần như suốt theo chiều ngang của bán đảo để đồ ra bờ biển phía tây, trong Hoàng Hải. Áp lực của quân Lâm Bưu mạnh đến nỗi lực lượng Liên Hiệp Quốc phải lui quân từng bước. Sau cùng đến ngày 24 tháng 1, mặt trận được ổn định trên một phòng tuyến gần liên tục.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #76 vào lúc: 31 Tháng Mười, 2019, 09:42:23 am »


        Thế là chấm dứt giai đoạn 3 của cuộc chiến tranh Cao Ly. Đối với một số bình luận gia báo chí Mỹ và quốc tế, thì tại đây, Hoa Kỳ đã bị một trong những cuộc thảm bại nhục nhã nhất trong lịch sử củа họ. Nói thế là quá đáng. Hoa Kỳ bị bại, đúng vậy, vì lỗi của một người chỉ huy quá bị thâm nhiễm bởi chính cá nhân mình. Nhưng quân sĩ Mỹ thì đã chiến đấu với tinh thần can đảm 1ớn lao ngay cả khi vũ khí của họ không được thích nghi hóa với các điều kiện địa phương.

        Trên thế giới tình trạng căng thẳng thần kinh lên đến tột độ. Nhiều người nhìn thấy trong cuộc chiến Cao Ly những bước đầu đưa đến thể chiến thứ ba. Và bởi vì MacArthur bị bại trận nên người ta bắt đầu trách ông là đã vượt qua vĩ tuyến 38. Thế là thiếu ngay thẳng. Bởi vì lần này vị Tổng Tư lệnh quân lực Liên Hiệp Ọuốc chỉ làm theo huấn thị của Lake

        Success ngày 7 tháng 10 năm 1950 tiếp theo sau huấn thị của chính phủ Mỹ ngày 27 tháng 9 năm 1950. Chắc chắn là thoạt tiên các tham mưu trưởng muốn rằng chỉ có quân Nam Cao vượt vĩ tuyến 38 thôi. Tiếp đó họ chỉ yêu cầu MacArthur đừng xử dụng quân Mỹ dọc theo biên giới Trung Cộng và Nga Sô (vả chăng khi mệnh lệnh này không được tuân theo, ông cũng chẳng bị trừng phạt gì). Vậy thì họ hoàn toàn chấp nhận cuộc vượt qua khu vực phân giới, của các đoàn quân Mỹ và ngoại quốc. Không bao giờ người ta có thể gán tôi cho MacArthur là đã nhân cương vị Tổng tư lệnh của ông mà khiêu khích sự can thiệp của Trung Cộng bằng cách vượt vĩ tuyến.

        Vả chăng, nếu ta chuyên chú nghiên cứu các ngày tháng của giai đoan 3 của cuộc chiến, ta sẽ thấy rằng không chắc là cuộc vượt vĩ tuyến 38 của lực lượng ngoại quốc tại Cao Ly là nguyên nhân đưa đến sự can thiệp của Trung Cộng, theo lời đe dọa của Ngoại trưởng Bắc Kinh, Chu Ân Lai được chuyển đi qua trung gian Đại Sứ Pannikkar của Ấn Bộ ngày 3 tháng 10 năm 1950. Thật vậy quân Trung Cộng chỉ bắt đầu tham chiến trong khoảng 25 tháng 10. Những tù binh Trung Cộng đầu tiên bị nhận diện ngày 27. Thế mà lực lượng Liên Hiệp Quốc đã vượt vĩ tuyến 38 ngay khi có nghị quyết ngày 7 tháng 10, sau khi quân Nam Cao tiến vào Bắc Cao. Nếu ta nhớ lại rằng lộ quân VIII chỉ lấy Bình Nhướmg ngày 20 tháng 10 và rằng trong những ngày kế tiếp sự chống cự của Bắc quân gần như không có gì, thì ta có thể kết luận mà không sợ phiêu lưu quá đáng rằng không phải là cuộc vượt làn ranh đình chiến mà chắc là sự bó tay khuất phục của các đồng chí Bắc Cao đã quyết định sự can thiệp của Bẳc Kinh.

        Ngược lại, chính «tinh thần phiêu lưu — như chính người Trung Cộng đã nói — là điều phải bị bài xích nơi MacArthur. Thật vậy ta không thề nào không ngạc nhiên khi thấy ông chẳng chuẩn bị gì cho sự đụng chạm với quân Trung Cộng từ khi được phát hiện trên chiến trường từ ngày 27 tháng 10 và lại đi tung ra một cuộc tổng tấn công ngày 24 tháng 11 trên một mặt trận 480 cây số với 150.000 quân cơ hữu, trong lúc mà ngày 3 tháng 11 chính ông đã thừa nhận là đã biết «lệnh chiến đấu của cộng sản tại Mãn Châu với danh sách chi tiết các đơn vị, địa điểm đóng quân và quân số», Lúc đó ông đã ước tính quân đội chính qui Trung Cộng lên đến 56 sư đoàn tức là 498.000người, ngoài 370.000 dân quân địa phương bị động viên, khiến cho khả năng quân số của Lâm Bưu lên đến 868.000 người. Và mãi đến ngày 6 tháng 11 ông mới thừa nhận chính thức sự can thiệp của Trung Cộng bằng cách đi từ con số 60.000 — con số được thừa nhận trước các ký giả hôm phát động cuộc «tổng tấn công» ngày 24 tháng 11 — đến con số 200.000 vào thứ ba kế tiếp, ngày 28 tháng 11.

        Đối với những người trách ông về cuộc tấn công ngày 24 tháng 11 năm 1950, MacArthur đưa ra tiếp theo đó hai cực bào chữa. Một mặt ông cho «cuộc tiến là cách điều quân quân chắc ăn nhất». Mặt khác ông bị lâm vào thế như một võ sĩ quyền anh bị trói cánh tay ra mặt sau lưng, do sự kiện «hàng mớ hạn chế» được Hoa thịnh đốn áp đặt xuống hành động quân sự của ông.

        Đối với một Tổng tư lệnh, luôn luôn là một điều đáng lo khi thấy một kẻ thù công nhiên hoặc tiềm ẩn, được che chở kỹ bởi các biên giới được ngay cả chính phủ của ông ta hoặc công luận thế giới coi là bất khả xâm phạm, khinh ông ta. Khi ông Tổng Tư lệnh nói đây nhận thấy ông ta bị sẩy chân, thì điều đó làm ông ta trở nên dễ điên tiết và không còn chịu đựng được nữa khuynh hướng tự nhiên không cưỡng lại được là lên án thẳng vào những điều bất hạnh của ông ta và, rất thường tình, muốn giảm thiểu chúng. Quả chắc rằng công trạng vĩ đại và khó khăn của những nhà hữu trách tại Hoa thịnh đốn, cả dân sự lẫn quân sự, trong suốt cuộc chiến tranh Cao Ly, là đã tự chế không chịu nghe theo những lời thuyết phục bóng bẩy và không chịu để cho MacArthur oanh tạc Мãn Châu. Phải nhận rằng nguy cơ của một sự vi phạm biên giới như thế — vốn là nguy cơ của một trận thế chiến — đã là một cái thắng cực mạnh.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #77 vào lúc: 31 Tháng Mười, 2019, 09:44:50 am »

 
        Về điểm này, lời chứng của Tổng Thống Truman rất là minh bạch và đáng để được trích dẫn :

        Nếu chúng ta mở rộng chiến tranh sang tận Trung Hoa, chúng ta phải chờ đợi những sự trả đũa. Bắc Kinh và Mạc tư khoa bị ràng buộc với nhau cả về ý thức hệ lẫn do các hiệp ước ; vậy thì nếu chúng ta bắt đầu tấn công Trung Cộng, phải tiên liệu rằng Nga Sô sẽ can thiệp. Tất nhiên là chúng ta không muốn chiến tranh cả giới hạn lẫn vô giới hạn, nhưng cả chúng ta lẫn phần còn lại của thế giới cũng không muốn làm nô lệ cộng sản. Từ nay tất cả vấn đề là làm sao để biết liệu chúng ta đã đạt đến một giai đoạn mà sự nô lệ này đe dọa chúng ta đến mức cưỡng chế chúng ta đến chỗ tiêu hủy các thành phố, tàn sát đàn bà và trẻ con hay chưa.

        «Tôi không thể giả thiết rằng Tướng MacArthur có cùng quan điểm này, cùng với những người muốn thấy các kế hoạch của ông được mang ra thi hành. Chắc chắn là Trung Hoa sẽ tung tất cả các lực lượng của họ vào cuộc xung đột nếu chúng ta oanh tạc các căn cứ tại Mãn Châu và tôi tin rằng Nga Sô cũng sẽ can thiệp». Và, xa hơn : «Nếu chung ta oanh tạc các căn cứ tại Mãn Châu, chúng ta sẽ lâm chiến công khai với Trung Hoa đỏ và rất có thể là với cả Nga sô. Thế chiến thứ ba rất có thể sẽ bùng nổ».

        Ngay từ ngày 6 tháng 11 năm 1950 khi ông quyết định thừa nhận một cuộc can thiệp của Trung Cộng mà ông không còn có thể chối cãi nữa, MacArthur đã lôi cuốn sự chú ý của các tham mưu trưởng về tính cách trầm trọng của tình hình do sự kiện «các đoàn quân trừ bị ngoại quốc đang được tập trung đông đảo trong vùng «chính diện có ưu thế» của Mãn Châu. Từ lâu, sự cấm đoán không cho tấn công vào Mãn Châu, phát xuất từ tất cả các huấn thị nhận được từ trước, đã có tính cách của «một mớ hạn chế lộn xộn», đối với ông. Do đó hôm sau ngày 7 tháng 11, ông quyết định phái 90 pháo đài bay B-29 đến phá hủy những chiếc cầu trên sông Áp Lục và cắt những đường giao thông dẫn đến Bắc Cao. Lập tức, ông nhận được lệnh của Tướng Marshall bắt phải bỏ cuộc hành quân này. Điều này chứng tỏ Hoa thịnh đốn, biết minh bạch cấm đoán những gì làm họ không thích thật sự. Ông Tổng trưởng Quốc phòng minh thị từ chối không cho phép ông thực hiện một vài cuộc oanh tạc dầu cho bên trong lãnh thổ Cao Ly cách biên giới Mãn Châu dưới tám cây số. MacArthur tuân theo. Nhưng «với tất cả những lời phản kháng dữ dội nhất». Ông nhấn mạnh rằng một mệnh lệnh như thế có thể làm phát sanh ra những tai biến tệ hại nhất. Để rồi sau cùng được phép oanh tạc «các đầu cầu trên sông Ấp Lục nằm về phía lãnh thổ Cao Ly.» Phải nhận chân rằng việc này giống như một trò đùa có thể mang màu sắc của một sự lẩn tránh trước trách nhiệm về một biến cố sắp xảy ra. Bởi vì về phương diện thực hành, oanh tạc một đầu của chiếc cầu bắc qua một con sông mà hai bờ là vách đá dựng đứng như thế và quanh co như con sông Áp Lục thì quả là một thành tích quá đẹp. Nhưng mà các phi công Mỹ lại gặp phải một hệ thống cao xạ D.C.A quá hữu hiệu của Trung Cộng chỉ chực nổ ngay khi họ bất hạnh phải phá sập một trong vô số khuỷu sông quanh co, với những phi cơ bay quá nhanh không thể nào nhào lộn như họ được yêu cầu. Một hôm, một phi công bị thương gần chết đã thì thầm vào tai MacArthur lúc ông đến thanh sát : «Thưa Thống Tướng, ta thuộc phe nào, Hoa thịnh đốn hay Liên Hiệp Quốc ?» Cảm tưởng này của một người hấp hối, hợp cùng với những ưu tư và những nghi ngờ của ông đã làm cho MacArthur xúc động «đến tận sâu thẳm của tâm hồn», ông viết. Ông quyết định từ chức. Bộ tham mưu của ông nhấn mạnh cho ông thấy rằng quân đội sẽ không hiểu được sự ra đi của ông «trong một thời khắc nguy hiểm như the này». «Chính lúc đó MacArthur quyết định mở cuộc tổng tấn công.

        Biện minh cho quyết định của ông ư? Ông giải thích rằng nếu ông tiến tới, thì «có một cơ may là Trung Công sẽ không can thiệp và chiến tranh sẽ kết thúc» (một cơ may rất mong manh, ta phải nhận chân điều đó, bởi vì quân Trung Cộng đã cất công đến chỗ hẹn). Ngược lại, nếu ông tiến tới và gặp quân Trung Cộng, ông sẽ lùi, sẽ trải dài đường giao thông của địch mà không quân sẽ chiến thắng mau lẹ (thế thì tại sao lại không chuẩn bị cho cuộc rút lui gọi là được dự liệu trước đó ?) Nhưng, ông nói tiếp, nếu ông ở tại chỗ, ông phải chọn lựa một tuyến chống cự liên tục và đào hào đắp lũy cổ thủ tại đấy. Nhưng những lực lượng yếu kém của ông không cho phép ông tổ chức một hệ thống phòng thủ theo chiều sâu có khả năng chặn đứng những đoàn quân Trung Cộng quá đông». Theo ý ông, chiến thuật này đòi hỏi những phương tiện «gấp ba». Thật là một lý luận quá lạ lùng, Như thế, cuộc xâm chiếm Bắc Cao nơi mà quân Trung Cộng đến để bảo vệ, lại khiến cho họ dửng dưng và bất động. Và, hoàn toàn ngược lại, sự chặn đứng cuộc xâm chiếm này, lại khiến cho quân Trung Cộng tung ra về phía trước những «đoàn quân đông đảo сủa họ!

        Vả chăng cũng không cần phải nhấn mạnh rằng sự chứng minh đẹp đẽ này đã hoàn toàn được xây dựng về sau nầy.

        Đứng đầu một phần ba quân số được coi như cần thiết cho một cuộc bố phòng tại chỗ, MacArthur lại đi ước tính rằng «tiến tới là cách điều quân chắc ăn nhất» mặc dầu «sự khiếp nhược của Hoa thịnh đốn»r như ông sẽ viết trong Hồi ký, ban cấp cho Trung Cộng một bức màn che chở của sông Áp Lục.

        Trong thực tế, lý luận của MacArthur sẽ hoàn toàn có thể bênh vực được đối với một chỉ huy trưởng một toán cảm tử quân. Nhưng ít ra nó cũng quá bất ngờ nơi «vị tướng soái vĩ đại nhất của mọi thời đại».

        Vả lại, lập luận ấy sẽ gây ra «tai họa MacArthur» như tờ New York Herald Tribune đã nêu ra trong số ngày 6 tháug 12 năm 1950. Tuy tờ đại nhật báo của đảng Cộng hòa ấy là một người bạn đương nhiên của MacArthur, nhưng cây viết bình luận của tờ báo đã không ngần ngai bêu rêu «điều sai lầm khổng lồ của MacArthur». Ông này còn mặc thị đòi hỏi phải giải nhiệm ông nữa. Thật vậy nhà bình luận đã cho rằng càng ngày càng khó giữ niềm tin về khả năng chiến thuật của một vị Tổng tư lệnh vốn đã kết hợp sự lầm lẫn và sự rối loạn một cách hết sức trầm trọng».

        Và người ký giả đã kết luận bằng những lời lẽ như sau : « MacArthur không còn được thừa nhận như là một giới chức tối cao về mặt chiến lược nữa.»

        Điều mỉa mai là «giới chức tối cao ấy» lại do báo chí — và chính báo của đảng Cộng Hòa — và do ngòi bút của những ký giả bị mê say lạ lùng bởi vẽ khinh khoái của ông ta và bị đầu độc bởi huyền thoại chính do họ sáng tạo, ban cấp cho MacArthur, cho đến mức đẩy ông lên chiếc ngai do chính họ dựng lên.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #78 vào lúc: 31 Tháng Mười, 2019, 09:48:35 am »


*

*      *

        Bất chấp sự biện minh mà ông đã tìm ra được sau vố khởi cuộc tấn công của ông mà trong thực tế đã hất ông nhục nhã rơi vào cái bẫy của quân Trung Cộng, MacArthur cũng không cắt được đường giao thông của địch. Trái lại chúng lại còn được kéo dài thêm một cách huy hoàng xuống tận Nam Cao nhờ cuộc phản công của địch. Lỗi tai ai nếu không phải là Hoa thịnh đốn ? Và nếu không quân Mỹ không thể cắt được đường giao thông tại Cao Ly, ấy cũng chính là vì Hoa thịnh đốn đã cấm oanh tạc xuống các căn cứ tiếp liệu tại Mãn Châu «một cách không thể quan niệm được». Luận lý trong cách lập luận chẳng đã vô cùng chói sáng đó sao ? Có lẽ không đến mức không cần đến một sự hậu thuẫn mạnh mẽ của báo chí.

        Ngay từ ngày 26 tháng 11 năm 1950, hai ngày sau khi khởi đầu điều mà Tổng Thống Truman gọi là «cuộc tấn công định mạng» của ông khi các đoàn quân được tung ra để tấn công bắt đầu... tháo lui, về phần MacArthur thì dấn thân vào những lời tuyên bố được lặp đi lặp lại nhằm, một măt, «khích động nhiều người ngoai quốc tin rằng chính phủ chúng tôi sắp thay đổi đường lối hành động», Harry Truman viết, và mặt khác, cáo tri «trước thế giới rằng lẽ ra ông ta đã thắng trận nếu chúng tôi không thọc gậy vào bánh xe của ông ta. Nhưng, điều này hoàn toàn không đúng ».

        Thật vậy, bộ tham mưu сủа MacArthur đã tổ chức một chiến dịch báo chí chưa từng có theo một đường lối rất phong phú về mặt thực chất. Ông Tổng tư lệnh chấp nhận hết cuộc phỏng vấn này đến các cuộc phỏng vấn khác, tất nhiên tất cả đều được tuyên bố là «phỏng vẫn độc quyền». Ông trả lời bằng điện tín cả cho một ký giả ít tên tuổi nhất của một tờ báo riêng tư nhãi, vốn có yêu cầu ông cho một lời tuyên bố.

        Sau cùng, Câu hỏi được đặt ra cho ông. Câu hỏi ám ảnh mọi tâm trí trên hoàn cầu, cung cấp chất liệu cho mọi cuộc chuyện trò ngoài đường phố cũng như trong khách sảnh, tạo thành đề tài chính của mọi cuộc thảo luận của các bộ Tham Mưu, các bộ, các phủ Tổng Thống trên thế giới. Câu hỏi mà MacArthur có lẽ rất nóng lòng chờ đợi. Câu hỏi làm nóng bỏng đầu môi mọi công dân Mỹ :

        «Theo ý ông, có căn phải xử dựng bom nguyên tử không ?»

        Không có sự xác định đây là sự xử dụng vũ khí nguyên tử một cách tổng quát (trước hết Trung Hoa bị nhắm đến, việc ấy сố nhiên) hay là nhắm vào các điểm tập trung quân địch bên trong các biên giới Cao Ly.

        «Trong hiện tai, mọi lời bình luận của tôi sẽ bị xoay chiều», MacArthur trả lời ngày 3 tháng 12 năm 1950 bằng điện tín cho một cuộc phỏng vấn — tất nhiên là độc quyền — mà ông được hỏi, bằng điện tín, bởi tạp chí rất nghiêm chỉnh US, Neus and World Report, không hẳn là đã được nổi tiếng nhờ các quan điểm cấp tiến.

        Câu trả lời thật là giảo quyệt. Nó làm cho tất cả mọi ý nghĩa đều có thể được giả định. Và trước hết — Truman có lý — là một sự thay đổi toàn diện về chính sách đang được «tiêu hóa» tại tòa Bạch ốc.

        «Lẽ ra tôi đã phải cách chức ông ta ngay lập tức, Tổng Thống viết, và nếu tôi không làm như vậy, ấy chính là vì tôi không muốn rằng người ta có thể tưởng là ông ta bị chế tài vì cuộc tấn công bị thất bại».

        Tuy vậy, hai hôm sau, Tổng Thống Truman ban hành hai quyết định nếu bề ngoài có vẻ là để áp dụng tổng quát nhưng không kém phần rõ rệt là muốn nhắm thẳng vào MacArthur :

        «Cho đến khi có lệnh viết mới, do Tổng Thống đưa ra, không một diễn văn, thông báo cho báo chí» hay sự xác định lập trường nào, liên quan đều chính sách đối ngoại, còn có thể được công bố mà «không được phép của Bộ Ngoại giao», đây là nội đang huấn thị đầu tiên gởi cho tất cả công chức. Theo huấn thị thứ nhì, mà ủy ban các Tham mưu trưởng đã chuyển để thông báo riêng cho MacArthur, thì «tất cả các viên chức phục vụ tại hải ngoại kể cả các tư lệnh quân đội lẫn các đại diện ngoai giao cần nhận chỉ thị này như là mệnh lệnh bó buộc phải giữ gìn hết sức thận trọng trong các lời tuyên bố công cộng, phải tự giới hạn trong việc thông tin thường nhật liên quan đến công việc của mình và từ chối mọi sự thông báo trực tiếp» dính dáng đến chính sách đối ngoại hay chính sách quân sự, cho báo chí, tập san định kỳ hay các phương tiện truyền thông khác tại Hoa Kỳ».

        Đề tài thật trầm trọng. Nhưng MacArthur có vẻ không thấu đáo lắm. Vốn là người không được nổi tiếng là có óc khôi hài lắm, nhưng ông đã đáp ứng Hoa thịnh đốn bằng lối xoay như vụ. Hôm sau, ông gọi về Mỹ xin Hội đồng Liên quân phê chuẩn bản thông cáo về chiến sự hàng ngày của ông.

        Và cũng bằng cách để tay lên mũi chế nhạo nữa. Ngày 8 tháng 12 năm 1950, ông gởi một điện tín «cảm tạ sâu xa» ông chủ tịch hội Cựu chiến sĩ Mỹ, người vừa nhân danh bốn hội đoàn cựu chiến binh yêu cầu Tổng Thống Truman cho phép oanh tạc Mãn Châu. Tất nhiên là báo chí; mà bức điện tín không được gởi đến cho biết ngay lập tức và chiếm lấy ngay lời tuyên bố này.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #79 vào lúc: 31 Tháng Mười, 2019, 09:50:53 am »


*

*      *

        Và cuối tháng 12 này, thời kỳ chứng kiến cuộc lui binh — nhưng ngày càng trật tự — của các lực lượng Liên Hiệp Quốc và không phải là đã không giáng cho địch những tổn thất nặng nề, ủy ban các Tham mưu trưởng hỏi MacArthur biện pháp nào ông nhắm phải làm trong trường hợp quân Trung Cộng dồn ông ra biển. Căn cứ theo lời trần tình của Tướng Marshall trước ủy ban điều tra của Thượng viện, dựa vào tài liệu của Bộ Quốc phòng, thì MacArthur đề nghị :

        + Phong tỏa bờ biển Trung Hoa.

        + Tiêu diệt bằng không quân và hải pháo, tiềm lực kỹ nghệ của Trung Hoa nhờ đó mà xứ này có thể theo đuổi chiến tranh.

        + Hội nhập quân của Tưởng Giới Thạch vào lực lượng Liên Hiệp Quốc.

        + Cho phép Tưởng Tổng Tài tổ chức các cuộc tấn công thanh đông kích tây vào các khu vực yếu kém của lục địa Trung Hoa.

        Trí nhớ của Tướng MacArthur thật tuyệt diệu. Song le nó đã phản lại ông, lúc ông ra điều trần trước ủy ban điều tra của Thượng viện tháng 6 năm 1951 về vấn đề này, một vấn đề không kém phần thú vị bởi vì đó là vấn đề mang chiến tranh vào lãnh thổ Trung Hoa không hơn không kém. Lúc đó MacArthur không nhớ rằng đã nhẹ nhàng khuyến cáo các cuộc không thám trên bờ biển Trung Hoa và trên lãnh thổ Mãn Châu. Một sự bắt bẻ ngược trở lại ít hữu hiệu một cách kỳ lạ, được đề nghị do một người mà khẩu hiệu được ưa thích là «không có gì có thể thay thế được chiến thắng». Một người, ngoài ra lại lên án công khai Hoa thịnh đốn là khiếp nhược. Và là người cũng nhân dịp đó, sẽ quên là đã đề nghị kêu gọi đến quân của Đài Loan làm tăng viện... nhưng sau khi đã cấm kỵ việc đó sáu tháng trước thật thế.

        Ngày 9 tháng 1 năm 1951, Hoa thịnh đốn quyết định không cho phép thực hiện các biện pháp đề nghị. Điều này khiến cho MacArthur vặn lại rằng lực lượng của ông «không đủ đề giữ vững các cứ điểm tại Cao Ly». Câu trả lời được đưa đến ngay. MacArthur phải tiếp tục cuộc rút lui trong khi vẫn phải chiến đấu mà không được quên «ưu tiên tuyệt đổi là an ninh của các đơn vị thuộc quyền» và «sứ mạng chính yếu của ông chính là sự bảo vệ Nhật Bản». Nói cách khác : nếu tình thế không xong, ông hãy rút về Nhật!

        Vả chăng cuộc di tản là mối ưu tư chính yếu nơi các Tham mưu trưởng vào giờ khắc đó. Một kế hoạch được thiết lập gồm mười sáu điểm. Được chuyền đến cho MacArthur ngay 12 tháng giêng, kế hoạch gồm có các biện pháp báo thù về kinh tế và ngoại giao chống lại Trung cộng. Hai ngày trước, ông tung ra một lời cảnh giác Đại đồng Liên quân : «Căn cứ vào các hạn chế kỳ lạ mà Tổng Tư lệnh quân lực tại Cao Ly bị áp đặt, cũng như tôi đã nhấn mạnh với quí ông, tình hình quân sự của chúng tôi không còn có thể giữ được nữa. Tuy vậy chúng tôi sẽ giữ, nếu những nhận định chinh trị cấp cao bắt buộc, trong thời gian cần phải giữ và cho đến lúc bị tiêu diệt hoàn toàn». Đấу là một dự tính hoàn toàn trái ngược với các huấn thi nhận được hôm trước. Điều nay cũng không ngăn được, năm tháng sau, nhân khi ra trước Thượng viện làm chứng, MacArthur không hề ngần ngại một chút nào đã quả quyết: «Uỷ ban các Tham mưu trưởng đã không tin chắc rằng chúng tôi có thể giữ vững vị trí tại Cao Ly. Cá nhân tôi thì nghĩ rằng điều đó có thể được...»

        Nhưng những câu dũng cảm của MacArthur đã làm cho Tổng Thống Truman lo âu, dầu niềm tin của ông nơi ông Tham mưu trưởng có lẽ đã giảm bớt. Ngày 13 tháng 1 năm 1951, trong một thông điệp gửi quốc dân, ông xác định các mục tiêu của Hoa Kỳ tại Cao Ly. Rồi ông nêu ra nhu cầu sống còn mà Hoa Kỳ cần nơi các Đồng minh trong trường hợp có cuộc gây hấn của Nga sô. Thật vậy vấn đề đã bắt đầu được đặt ra trong mối tương quan giữa Hoa Kỳ và các Đồng minh Âu Châu. Những nước này lo âu về vấn đề vị trí của Mỹ tại Cao Ly. Dầu cho Truman muốn hay không muốn, vị thế ấy cũng được tượng trưng bởi sự kiện và cử chỉ — và nhất là những lời bình luận — của MacArthur. Chính vì vậy Tổng Thống mới nêu ra «mối hiểm nguy của một số biện pháp có thể có vẻ được biện minh hay có bản chất giúp đỡ cho chiến trận tại Cao Ly» nhưng lại không được «tốt nếu chúng đe dọa lôi kéo Nhật Bản và Tây Ấu vào các sự thù nghịch quá lớn rộng». Điều này nhằm mục đích làm dịu bớt thái độ chủ chiến nhiệt thành quá nơi một phần quan trọng của công luận Mỹ và một thiểu số công luận Âu châu. Thật vậy cánh hữu tại Âu châu cảm thấy bị lòng can đảm hiếu chiến tuyệt vời rằng buộc. Lý do rất đơn giản, nếu không phải là rất có tính cách thiên chúa giáo. Bộ không nên lợi dụng điều mà Hoa Kỳ đang còn một mình gây sấm sét, để tận diệt chủ nghĩa cộng sản dưới hình thái vài triệu người Trung Hoa sao? Nhưng ai là người có thể khẳng quyết là Nga Sô, với quả bom A nổ lần đầu tiên ngày 23 tháng 9 năm 1949 và với các vũ khí nguyên tử chưa đến trình độ có thể mang ra xử dụng — người ta ước tính như thế — nên cũng phải sợ bị đặt dưới một cuộc oanh tạc nguyên tử, sẽ dám xâm chiếm Âu châu mà rõ ràng là Nga đang ngấp nghé ? Маy thay cho thế giới, nhờ sự phò tá của các cố vấn quân sự, Harry Truman nhìn xa hơn là đầu mũi của ông. Và nhìn cao hơn. Ông khuyến cáo «sự cực kỳ thận trọng» tại Cao Ly, «trong khi chờ đợi tái lập lại sức mạnh quân sự quốc gia». Ông nhận rằng ở đấy «một cuộc chống cự kéo dài không thể nào duy trì được, về mặt quân sự, với những lực lượng giới hạn mà MacArthur có trong tay để chặn đứng những đạo quân đông đảo của Trung Cộng». Chính vì vậy Tổng Thống Hoa Kỳ đề nghị tiếp tục «công cuộc kháng cự trên các đảo thuộc duyên hải Cao Ly». Song le ông lớn tiếng khẳng quyết rằng nếu Hoa Kỳ phải rời khỏi Cao Ly thì thế giới phải biết rằng «biện pháp này» là «do tình hình quân sự gợi ra» cho họ và rằng họ sẽ «không bao giờ chấp nhận kết quả, cả về phương diện chính trị lẫn quân sự, khi nào mà cuộc xâm lăng chưa chấm dứt tại Cao Ly.»

        Lời tuyên bố này rơi xuống như một tai vạ bất ngờ cho dân Mỹ, một dân tộc mạnh nhất thế giới về mặt kinh tế và là một dân tộc cách đó không đầy sáu năm đã chiến thẳng vẻ vang trong một cuộc đương đầu thảm khốc nhất chưa từng thấy trên địa cầu. Đoạn cuối của bản tuyên bố đã không được soạn thảo để làm cho dân Mỹ yên lòng. Bốn mươi tám ngày sau sự thất bại vang dội của MacArthur, Tổng Thống Truman đã phủ đầy hoa lên ông Tướng. Nhưng hoa có mùi nghĩa địa. Ông cam đoan rằng «toàn thể dân tộc biết ơn ông ta về cung cách tuyệt mỹ của ông ta trong khi nắm quyền Tổng tư lệnh ngay giữa trận đánh khó khăn ấy». Rồi ông kết thúc bằng một sự giã từ vũ khí thật sự khi «cám ơn quân đội đã chu toàn những chiến công đáng kể trong những hoàn cảnh đặc biệt tế nhị».
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM