Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 11:22:52 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Đời tình ái và binh nghiệp của thống tướng Mac Arthur  (Đọc 6606 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #50 vào lúc: 25 Tháng Mười, 2019, 02:05:46 pm »


        MacArthur có vẻ cứng rắn không thể nào thương nghị được. Suzuki chịu đựng áp lực của các tướng lãnh vốn cho rằng chưa bị thua trận. Tại Nhật Bản còn có hai triệu người sẵn sàng chiến đấu và mười ngàn phi cơ. «Hãy triệu dung toàn thể thanh niên Thần Phong, họ bảo, một, hai hay mười triệu nếu cần. Mỗi người được chỉ định một mục tiêu chính xác và Nhật Bản còn có thể cứu vãn và lật ngược tình thế». Đô đốс Yonai và tướng Anami thuộc trong số người «cuồng tín nhất. Khi được thỉnh ý lại, Thiên hoàng vẫn giữ nguyên ý định. Quyết định của ông đã được ban hành, không có gì có thể làm ông thay đổi được nữa. Ông lên án các quân nhân đã thất trận. Нọ chịu trách nhiệm về cuộc thất trận đầu tiên của Nhật từ hơn hai ngàn năm qua. Ông muốn chặn đứng sự thù nghịch trước khi Nhật Bản biến thành sa mac. Thiên hoàng nghĩ rằng đó sẽ là điều xảy ra nếu ông để họ các Tướng lãnh tiếp tục chấp nê.

        Đột nhiên, Hirohito, Hoàng đế Nhật Bản khóc nức nở. Ông biện minh cho sự cương quyết của mình bằng cách tóm lược tình hình: kể từ khi quân Mỹ chiếm Iwo-Jima và Okinawa, xử dụng như các căn cứ không quân, các cuộc không tập của phi cơ B-29 đã tiêu diệt hơn một trăm thành phố, giết hại nhiều trăm ; ngàn người. Hai quả bom với sức mạnh phi thường đã tiêu diệt hai trong các thị trấn đẹp nhất của Nhật Bản. Ta có muốn danh sách đó kéo dài thêm hay không ?

        Thiên hoàng quyết định ngỏ lời với quốc dân qua làn sóng điện, lời tuyên bố đã được thu băng. Nó phải được loan đi từ đây đến mười hai giờ nữa. Tất cả thần dân Nhật cần nên nghe giọng nói thần thánh. Xe lửa sẽ ngưng chạy, công nhân sẽ ngưng làm việc, nông dân, học sinh và phụ nữ phải chắp tay kính cẩn.

        Môt âm mưu do một nhóm quân nhân cầm đầu toan tính bắt Нirohito thay đổi quyết định, Những người thông mưu muốn dùng sức mạnh chiếm lấy cuốn băng và tiêu hủy nó. Tướng Mori, tư lệnh Vệ binh trong hoàng cung đã bị giết khi cố thử can thiệp

        Giữa trưa hôm sau, tất cả các ốc hụ tại Nhật đều vang rền. Chúng không báo động mà là báo tử. Người người tụ tập chung quanh các máy thu thanh, Đây là lần đầu tiên Thiên hoàng trực tiếp ngỏ lời với dân chúng. Giọng của ông không được bình tĩnh, ngập ngừng và run run...

        «Hỡi các thần dân trung kiên... Chúng tôi đã giao cho chính phủ nhiệm vụ cho chính phủ Hoa Kỳ, Anh quốc, Trung Hoa và Nga Sô biết rằng Đế quốc sẵn sàng chấp nhận các điều kiện trong bản tuyên cáo chung... Hãy kết hợp tất cả sức mạnh của đồng bào để xây dựng tương lai. Hãy đào luyện tính ngay thẳng và tinh thần quảng đại và làm việc với một nhiệt tình mạnh mẽ để nâng cao trở lại lịch sử Đế quốc bằng cách đặt mình theo đà tiễn bộ của vũ trụ.»

        Lời kêu gọi hòa bình này kết thúc trong tiếng nhạc của bài Kimigayo, quốc ca Nhật Bản. Toàn dân Nhật chết điếng. Họ không dám hiểu1.

        <2) Đọc : «Sấm Sét Thái Bình Dương» — Sông Kiên xuất bản. Sách đã phát hành.

        Xứ sở sẽ bị xâm chiếm bởi «bọn rừng rú dã man Mỹ». «Tên Tướng MacArthur gớm ghiếc» sắp lãnh đạo Đế quốc Mặt Trời Mọc ! Quân đội đã bị đánh bại. Hàng đại đội nguyên vẹn, hàng tiểu đoàn nguyên vẹn khó tin hướng về Hoàng cung. Nhiều binh sĩ dùng gươm mổ bụng tự sát. Họ hấp hối hàng giờ mới chết. Nhiều người khác tự bắn một viên đạn vào đầu hay vào ngực.

        Số phận đã an bài. Một người bà con gần với Thiên hoàng, Hoàng thân Nigashikuni Maruhiko thành lập một nội các mà nhiệm vụ nặng nề sẽ là ký kết văn kiện đầu hàng của Đế quốc Nhật.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #51 vào lúc: 25 Tháng Mười, 2019, 02:06:48 pm »


*

*     *

        Ngày 17 tháng 8 MacArthur yêu cầu một phái bộ Nhật đến Маnillе để thảo luận với ông về thủ tục đổ bộ quân Mỹ lên lãnh thổ Nhật Bản. Từ ngày 15, chiến tranh coi như đã chấm dứt và MacArthur trở thành tư lệnh tối cao quân lực Đồng minh và được giao cho toàn quyền để áp dụng các điều kiện của sự đầu hàng. Ông đã yêu cầu Đông Kinh phái đến ông «một sứ giả khéo léo và có thẩm quyền, để nhân danh Thiên hoàng, chính phủ và Bộ Tổng tham mưu, nhận một vài chỉ thị». Người này là Trung Tướng Torashiro Kawabe. Phái bộ của ông gồm mười sáu thành viên. Ba giờ sau khi đến Manille, tướng Willoughby đưa họ vào Tổng hành dinh Mỹ. MacArthur không đích thân tiếp họ. Ông để cho tướng Sutherland, tham mưu trưởng của ông, đại diện bên cạnh phái đoàn Nhật. Trong suốt một đêm, các tài liệu được phiên dịch, bản đồ và hình ảnh được vận dụng, nghiên cứu, ghi chú và làm phóng ảnh. Ngày 20 tháng 8, Kawabe và mười sáu cộng sự viên của ông ta lên đường trở về Đông Kinh, được thông báo kỹ càng về các điều kiện phải tôn trọng.

        MacArthur tức khắc tập trung tại Okinawa một hạm đội hơn bốn trăm chiến hạm và chừng một ngàn năm trăm phi cơ để đi chiếm đóng Nhật Bản. Một lần nữa, ông Tướng lại liều mạng. Ông quyết định đến tại chỗ, không võ khí và không hộ tống. Ông đáp xuống cánh đồng Kwanto, nơi vẫn còn có hai mươi hai sư đoàn địch, tức là hơn 300.000 binh sĩ vẫn được võ trang và sẵn sàng chiến đấu. Đó là một hiểm nguy phải chấp nhận. MacArthur khẳng định. Mối nguy lại càng có thật khi mà phi trường Atsuzi, nơi ông Tướng quyết định đáp xuống, lại là căn cứ của phi công Thần phong của Không lực hải quân. Những phi công này nổi điên chống lại Thiên hoàng. Họ rải truyền đơn tại Đông Kinh để kêu gọi dân chúng nổi dậy và lật đổ ngai vàng. Họ bị chế phục hai ngày trước khi MacArthur đến.

        Ngày 28 tháng 8, vài chuyên viên công binh và truyền tin đáp xuống Atauzi. Họ đến chuẩn bị cho Sư đoàn 11 không vận sẽ được đưa đến với nhiệm vụ chiếm đóng các điểm chiến lược. Hai ngay sau, từ bình minh cho đến tối, cứ cách ba phút là một phi cơ Mỹ lại hạ cánh. Trong không đầy mười hai tiếng đồng hồ, bốn ngàn hai trăm người đã bố trí tại chỗ. Họ được chỉ huy bởi tướng Eichelberger. Hôm đó, một phản lực cơ bốn máy mang bên hông tên Bataan bay vòng chung quanh tượng Phật khổng lồ tại Kamakura và đáp xuống phi đao. MacArthur, tươi cuời áo sơ mi hở cổ, chiếc ống vố cùi bắp đầy huyền thoại nơi miệng, cao lớn ngoại khổ, nhảy xuống đất, ôm lấy Eichelbsrger. «Bob, MacArthur nói, những nỗi nhọc nhằn của ta đã được đền bù».

        Không chần chừ, ông Toàn Quyền quyết định đến Yokohama, nơi ông muốn đặt tổng hành dinh đầu tiêu. Một chiếc xe hơi chở ông. Con đường từ Atsuzi đi Yokohama có 30.000 binh sĩ Nhật Bản, đứng thẳng, người lặng yên, bồng súng chào. Vốn đặc biệt không ưa MacArthur, nhưng về sau Winston Churchill vẫn phải nói : «Trong số các hành động dũng cảm đã được thực hiện trong suốt cuộc chiến tranh, tôi cho rằng vụ đáp phi cơ xuống Atsuzi của MacArthur là phi thường nhất».

        Tướng Whitney, người tháp tùng MacArthur trong chuyến mạo hiềm cuối cùng này kể lại:

        «... Một đoàn xe trong số những chiếc tơi tả nhất mà tôi chưa từng thấy... đấy là những gì tốt đẹp nhất mà người Nhật có thể tìm thấy để chở chúng tôi đến Yokohama. MacArthur bước lên một chiếc Lincoln của Mỹ không biết được chế tạo năm nào, các sĩ quan khác thì leo lên các chiếc xe cũ rách bươm. Một chiếc xe chữa lửa mở máy nổ ầm ĩ một loạt khiến chúng tôi giật mình, và dẫn đầu đoàn xe. Lúc đó, lần đầu tiền tôi thấy quân đội mang võ khí trên đất Nhật. Họ đứng thành hàng dọc hai bên đường, lưng quay về phía MacArthur tỏ dấu kính trọng. Họ canh gác trước vị Tư lệnh Tối cao đúng y như họ đã quen làm trước Thiên hoàng, có cả thảy hai sư đoàn ở đó. Tôi phải thú nhận rằng tôi đã nhìn các đoàn quân kinh khủng đó bằng con mắt nghi ngờ.»

        Hôm sau ngày đến đóng bản doanh tại khách san Nouveau Grand Hotel của Yokohama, sau cùng MacArthur được gặp lai các chiến hữu của Bataan và Corregidor, tướng Wainwright và người phòng vệ Tân Gia Ba, tướng Percival. Wainwright thất thần và già sụ, về sau MacArthur nói : «Bộ quân phục củа ông được treo vào một thân mình cao nghệu gàv gò. Ông ta đi đứng khó nhọc phải chống gậy. Mắt ông hõm sâu vào hố mắt và nổi bật các quần mắt thâm sì1. Wainwright không nói một lời nào. Ông bị đau yếu nhưng trong ba năm trời ông mang trong đầu niềm hối tiếc là đã đầu hàng tại Bataan, Ông tin rằng ông sẽ không bao giờ có được một chức vụ chỉ huy nào nữa. MacArthur nói với ông :

        «Jim, quân đoàn cũ của ông đang chờ ông đấy !» Chính trên chiến hạm Missouri, ngày 2 tháng 9, mà người ta thấy lại tướng Wainwringht để dự kiến lễ ký bản văn đầu hàng.

----------------------
        1. Về những sự tàn ác khủng khiếp của Nhật đối với tù binh chiến tranh xin đọc«Tuyên úy miền địa ngục Nhật Bản» — Sông Kiên sẽ xuất bản.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #52 vào lúc: 26 Tháng Mười, 2019, 09:10:50 am »


*

*       *

        Lúc đó là 8 giờ, sáng hôm ấy. Trời một màu xám và lạnh. Ngoại trưởng Nhật Shigemitsu và Tổng trưởng Chiến tranh, tướng Umedzu tiến về phía khu trục hạm Lansdown sẽ đưa họ đến chiến ham Missouri, cách chừng hai mươi hải lý. Họ phải mất một giờ để đến nơi. Các vị đại diện toàn quyền được nhiều tổng trưởng và sĩ quan khác tháp tùng. Người thì mặc đại lễ, áo đuôi tôm, quần soóc và nón cối cối, người thì mặc quân phục đại lễ với tất cả huy chương. Khi bước lên tàu, họ giữ vẻ cứng cỏi, nhìn thẳng, không nhúc nhích lẫn nói câu nào. Họ cố gắng không để lộ chút nào tình trạng bối rối bên trong. Chung quanh bọn thủy thủ và bộ binh Mỹ chờ đợi và nhìn họ trong im lặng. Nhiều nụ cười chế riễu hiện lên khoé miệng. Các sĩ quan hải quân mặc quân phục trắng, sĩ quan lục quân, y phục kaki. Người ta có cảm tưởng dự cuộc diễu binh với một vẻ lễ lược tưng bừng và hung dữ nào đó, đặc điểm của các cuộc đấu bò.

        MacArthur bắt chờ đợi. Trong phòng hạm trưởng, ông hội kiến với đô đốс Nimitz và Đô đốс Halsey. Trên trời, hàng trăm phi cơ gầm thét. Chung quanh chiếc uss Missouri, xúm xít hơn bốn trăm chiến hạm Mỹ, đàng xa sư đoàn 8 không vận bắt đầu đổ bộ. Sau cùng MacArthur xuất hiện, ông đứng trước máy vi âm và nói :

        «Chúng ta tập hợp tại đây, trong tư cách đại diện các cường quốc tham chiến chính yếu, đề ký kết một thỏa ước long trọng nhờ đó hòa bình sẽ có thể được tái lập. Các vấn đề xung đột lý tưởng và ý thức hệ đã được giải quyết trên các chiến trường của thế giới; do đó chúng ta không thảo luận đến các vấn đề ấy nữa. Đối với chúng ta, đại diện các dân tộc lớn trên thế giới, đây không phải là vấn đề đương đầu nhau trong tinh thân nghi ngờ, đố kỵ và thù hận. Vấn đề, dầu cho là kẻ chiến thắng hay người chiến bại, là chung ta hãy tự nâng cao mình cho đến mức độ phẩm giá cao quý nhất, điều duy nhất có lợi cho những dự tính thiêng liêng mà chung ta muốn phục vụ». Ông im lặng một lát đề tăng cường tính cách trình diễn của bài diễn văn của ông, rồi kết luận : «Niềm hy vọng vững chắc nhất của tôi, và thật ra là niềm hy vọng của toàn thề nhân loại, chính là máu lửa và sự tàn sát trong những ngay qua, sẽ phát hiện, nhân dịp trọng dại này, một thế giới tốt đeo hơn.»

        Rồi ông chỉ chiếc bàn trên đó đặt các tài liệu : «Các điều khoản và điều kiện liên hệ đến cuộc đầu hàng của quân đội hoàng gia Nhật sẽ phải được chấp nhận ở đây, đều đã được ghi trong các văn kiện đầu hàng hiện có trước mặt quí ông».

        Shigemitsu và Umedzu ký trước. Họ không chịu ngồi để thi hành sứ mạng ô nhục. Họ viết trong thế đưang khom mình. Chưa bao giờ trong đời một cây viềt máy tầm thường đối với họ lại có vẻ nặng nề đến thế; chưa bao giờ một chữ ký lại khó vạch đến thế, lâu dài và nhọc nhằn đến thế. Họ giữ đúng phẩm hạnh hoàn toàn. Không khí căng thẳng của quang cảnh thật là phi thường. Tất cả những người chứng kiến đều nín thở.

        Sau cùng MacArthur ra hiệu cho Wainwrght và Percival đến gần. Ông muốn họ đứng sau lưng khi đến phiên ông áp chữ ký vào văn kiện đầu hàng. Năm cây viết máy bằng bạc được dùng để chấm hết trận chiến Thái Bình Dương. Môt cây được tặng cho Wainwright, một tăng cho Percival, cây thứ ba sẽ được gởi về cho Tổng Thống Truman. Cây thứ tư để lại trên chiến hạm Missouri. Riêng cây thứ năm thì sẽ trở thành vật sở hữu của MacArthur. Đến lượt đô đốc Nimitzky tên, rồi đến tướng Hsu Yung-Chang đại diện Trung Hoa, Sir Bruce Fraser đại diện Anh quốc, Tướng Derevyanko đại diện Nga sô, Tướng Blarney đại diện Úc châu, đại Tá L. Moore Cosgrave đại diện Gia nã đại, Tướng Leclerc đại diện Pháp, đô đốc Halfrich đại diện Pays-Bas, Phó Thống chế Không quân Leonard ỉsih đại diện Tân tây lan.

        Tướng MacArthur kết thúc buổi lễ bằng các lời sau : «Chúng ta hãy cầu xin Thượng đế cho hòa bình từ nay được tái lập trên thế giới và xin Chúa bảo vệ hòa bình mãi mãi. Buổi lễ giờ đây đã kết thúc. Vài giờ sau ông Tướng ngỏ lời với toàn thể thế giới:

         «Hôm nay tiếng súng đã im bặt. Một tấn đại thảm kịch đã chấm dứt. Khi tôi liếc nhìn về sau trên con đường chông gai dằng dặc mà chúng tôi đã theo đuổi từ sau những ngày chiến đấu tại Bataan và Corregbdor, tôi cảm tạ Đức Chúa Trời bao dung đã cho chúng tôi niềm tin, lòng can đảm và sức mạnh nhờ đó chúng tôi có thể đạt được chiến thắng.

        Một kỷ nguyên mới mở rộng trước mắt ta. Nhưng ngay cả những bài học chiến thắng cũng mang theo chúng đôi điều lo ngại sâu xa cho những gì liên quan đến nền an ninh trong tương lai của chúng ta cũng như sự sống còn của nền văn minh. Những khả năng hủy diệt của tiềm lực quân sự có được nhờ những khám phá khoa học đã đạt đến điểm bắt buộc chúng ta phải xét lai quan niệm cổ điển của chúng ta về chiến tranh. Chúng ta đã có cơ may cuối cùng. Nếu chúng ta không quan niệm được một hệ thống rộng rãi hơn và quân bình hơn để duy trì hòa bình, thì Armageddon (cơn hỗn mang vĩ đại của các dân tộc trong Apocalypse (quyển sách nói về vận số của nhân loại) sẽ đến vào ngày mai... Trừ ra tinh thần chiến thắng, nếu không tất cả sẽ đều mất hết, ngay cả xác thân !»

        Lúc đó, MacArthur trở thành vị chỉ huy tối cao của Nhật Bản. Hoa thịnh đốn ban cho ông tất cảquyền hành : «Kể từ lúc đầu hàng, quyền uy của Thiên hoàng và của Chính phủ Nhật để điều khiển quốc gia, đều lệ thuộc vào ông và ông sẽ quyết định các biện pháp mà ông cho là cần thiết để làm cho các điều kiện đầu hàng có hiệu lực. Vì quyền uy của ông là tuyệt đối, ông sẽ không thể dung thứ nếu bên phía Nhật muốn đặt lại vấn đề phạm vi thẩm quyền của ông».

        Sự kết thúc Đệ II Thế chiến và chức vụ Cao ủy Toàn quyền tại Nhật sẽ khai sinh rа một MacArthur mới. Nhận vật ngoại hạng, luôn luôn là đầu đề ban cãi của mọi thời đại này sẽ còn được bàn cãi nhiều hơn nữa với cuộc chiến tranh Cao Ly. Vài tài liệu được công bố thời đó sẽ soi chiếu dưới một ánh sáng mới — và thường ít thiện cảm — nhân cách của người chiến thắng cuộc chiến Thái Bình Dương trong thời gian đánh lại Nhật Bản. Sau cùng, rất nhiều người — nhất là trong số chính khách và một vài nhà quân sự — trách ông đã đặt thế giới bên bờ vực thảm chiến tranh nguyên tử tại Cao Ly. Chính nhân vật này là người giờ đây ta sẽ khám phá.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #53 vào lúc: 26 Tháng Mười, 2019, 09:12:10 am »


PHỦ CAO ỦY TOÀN QUYỀN VÀ CAO LY

        Sáu ngay sau cuộc lễ trên chiến hạm Missouri, MacArthur rời Grand Hotel tại Yokohama để đến tòa đại sứ Mỹ tại Đông Kinh. Ông sẽ trú ngụ tại đấy với bà Jean, vợ ông, vốn không bao giờ rời xa ông, trong suốt cuộc chiến tranh, từ Corregidor cho đến Manille (giai đoan thứ hai). Các văn phòng của ông, — Tổng hành dinh — sẽ được đặt tại cao ốc Đai Ichi cách đấy hai cây số, đối diện với hào nước chảy vòng chung quanh hoàng cung.

        Chính trong cao ốc Đai Ichi này, khép mình trong một địa điểm quá khéo chọn ấy mà MacArthur, với sự phò tá của triều thần sĩ quan thuộc quyền, sẽ tạo nên huyền thoại về triều đại «Mikado da trắng» của ông, nắm giữ tất cả mọi quyền hành và gần như vô hình, như Thiên hoàng ngày xưa. Gần như không bao giờ ông bước chân ra khỏi hai pháo đài đó, chỉ tiếp tại đấy Nhật Hoàng Hiro Hito và một nhóm nhỏ công chức cao cấp (nhiều người xấu tánh đã tính rằng từ tháng 9 năm 1945 cho đến tháng 6 năm 1950, có lẽ «Doug» không lên tiếng với hơn một chục viên chức chính thức của Nhật). Trong năm năm ấy, ông chỉ rời Đông Kinh có hai lần, không hề đặt chân đến Hiroshima hay Nagasaki, không bao giờ đến thanh sát một đơn vị Mỹ đồn trú tại Nhật thuộc lục quân, không quân hay hải quân. Ngày nào mà ông rời xa khỏi lộ trình (bất di dịch) giữa tòa Hai sứ Hoa Kỳ và cao ốc Đai jchi là ngày rất đặc biệt..

        Song le, ẩn kín mình trong sự cô độc thần thánh (không chấp nhận cả việc đặt điện thoại trong văn phòng, ông sẽ làm cho báo chí trên toàn thế giới phải nói và lặp đi lặp lại đến chán chê rằng ông là «người vĩ đại nhất còn tại thế» (Trung tướng Edward M. Almond) hoặc là «người vĩ đại nhất từ sau Jesus Christ, vị Tướng lãnh vĩ đại nhất của lịch sử nhân loại và có lẽ là con người vĩ đại nhất của nhân loại» (Đại Tướng Georges E. Statemeyer). Từ ngày 1 tháng 1 năm 1946 và do chính ý chí của ông, người Nhật, thiếu mất thần tính của Hoàng đế Hiro-Hito, thường đưa ra một sự thay thế rất quyến rũ. «MacArthur là một Jesus Christ thứ hai» là một câu nói rất phổ thông nơi cửa miệng mọi người dân Nhật Bản.

        Điều này cũng không ngăn cản được MacArthur chu tất một công trình đáng kể.

        Thật là tầm thường khi nhắc lại rằng mỗi người đều được ban cấp cho một nhân cách kép. Nhưng thật hiếm khi ta có thể tìm thấy những nét chống đối nhau như thế nơi một con người như nơi MacArthur. Vả chăng có lẽ đây là một trong những sự quyến rũ cốt yếu của nhân vật này — hiểu theo nghĩa kịch trường của danh từ. Một nhân vật trước hết được thúc đẩy bởi những tính tình tự nhiên, nhưng sau đó được đào tạo và củng cố bởi đời sống quân ngũ đặt nền tảng trên vai trò cần đến sự đối phó và sự đạo diễn liên tục, rồi được tự ý trui luyện bởi MacArthur. Vì thế cho nên ông đã gợi ra biết bao là đam mê, bởi vì ông không thể nào không say mê hay điên tiết — nếu không phải là kinh tởm. Và chính ở điều đó — chỉ ở điều đó thôi — mà ông có thể được đem so sánh với Napoléon. Ông đã được ngưởng phục ngang với một ông thánh hoặc bị ghét bỏ bởi hàng ngàn sĩ quan và binh sĩ, bởi hàng triệu cá nhân tại Hoa Kỳ và cả trên thế giới nữa. Một người có thể hẹp hòi đến mức đã yêu cầu truy tố ngay lập tức ra trước tòa án quân sự một sĩ quan thuộc ban quân sự không quân vì đã dám công bố một trong muôn vàn sự gian trá trong các thông cáo chiến tranh của MacArthur — lần này liên quan đến trận đánh trên biển Bismarck — và viết rằng các phi cơ của không lực đặt dưới quyền xử dụng của MacArthur đã không hề đánh chìm, bắn hạ hay giết chết 22 chiến hạm, 55 phi cơ và 12.000 quân địch, mà chỉ có (và đây đã là một thành tích quá đẹp cho một trận đụng độ duy nhất rồi) 12 chiến hạm, từ 20 đến 30 phi cơ và chừng 3.000 quân Nhật; một con người có thể cứng đầu đến mức, sau khi bản phúc trình đã được công bố, tiếp tục cho rằng (ngày 3 tháng 9 năm 1945) trận đánh trên biển Bismarck «trong đó quân Nhật đã bị tổn thất một đoàn công voa 22 chiến hạm, là một trận đánh quyết định» ; con người có khả năng lừa gạt chính mình và người khác đến mức bắt tiêu hủy (ngày 19 tháng 10 năm 1945) bản phúc trình này mà sau đó đã được bổ túc bằng những bằng cớ của các nhân chứng Nhật và từ các tài liệu văn khố của Bộ Tư lệnh hải quân Nhật vốn xác nhận chỉ có sự hủy diệt 12 chiến hạm, con người ấy lại sẽ chứng tỏ một tấm lòng quảng đai lạ lùng đối với kẻ cựu thù Nhật Bản, một sự thanh liêm trí thức đáng ngưỡng mộ, bắt buộc phải quên và ra lệnh cho các thuộc viên phải quên mọi hành động bạo tàn mà quân Nhật đã phạm phải, đặc biệt là đối với các bạn hữu bị bắt làm tù binh chiến tranh của họ.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #54 vào lúc: 26 Tháng Mười, 2019, 09:12:35 am »


        Nhiệm vụ của MacArthur rõ ràng là vĩ đai. Xứng hợp với con người phi thường này. Là chiến sĩ, sự kiện đó sẽ là nét cao quí chính yếu của ông vì ông đã nhiệt tình chuyên chú vào một công nghiệp hòa bình. Và đã chu toàn tốt đẹp gần như toàn diện, công nghiệp ấy.

        Có một lần, MacArthur không bị thảm hóa tình hình trước mắt khi ông viết trong tập Hồi ký của ông:

        «Tôi phải xây dựng lại một quốc gia hoàn toàn bị chiến tranh hủy diệt».

        Không những chỉ bị hủy diệt, nói về phương diện vật thể . Nhưng còn bị rã rời về mặt tinh thần. Và đó không phải là một sứ mạng trả thù mà Hoa thịnh đốn đã giao phó cho ông. Các chỉ thị nhận được rất chính xác. Ông hiểu và chấp nhận với tất cả nhiệt tâm.

        «Tôi đã công khai tuyên bố rằng bộ tư lệnh tối cao liên đồng minh không có mặt ở đấy đề nghiền nát Nhật Bản, nhưng là để giúp Nhật Bàn hồi phục».

        Các niềm tín ngưỡng, nền móng kiên cố của quốc gia, đã bị thiêu ra tro trong các đám cháy khổng lồ gây ra bởi bom lân tinh của Mỹ, các đám cháy này đã tiêu hủy ba phần tư các thành phố bằng cây và giấy bồ của Nhật (hơn một phần tư thể kỷ sau người Nhật còn nhắc lại biển lửa của ba «đêm Đông Kinh» với một giọng điệu khiếp hãi còn hơn là khi nói đến bốn trăm ngàn người bị bom nguyên tử thiêu sống ở Hiroshima và Nagasaki. Sự vô địch của Nhật, tính cách siêu đẳng của chúng tộc Nhật, tính cách không thể bị vi phạm của hệ cấp đều bị sụp đổ cùng với tro bụi cháy tiêu của các đền đài Thần đạo. Thiên giới chỉ còn là một đống gạch vụn. MacArthur cảm thức rằng ông phải «lấp đầy khoảng trống tâm linh của cả một dân tộc bằng các quan niệm về danh dự, về công lý và về lòng trắc ẩn». Và sau này nhấn mạnh trong tập Hồi ký của ông:

        «Vấn đề không phải là đất Nhật Bản ngoài tình trạng có thể làm hại, điều đó chỉ là nhất thời, tất cả lịch sử vẫn còn đó để chứng minh, mà vấn đề là tìm cách để giải thoát cả một dân tộc và chính phủ của họ ra khỏi vòng ảnh hưởng của triết lý và tập quán độc tài.»

        Quả vậy, chính sách thông minh này đã được thiết lập tại Hoa thịnh đốn. Chung quanh Tổng Thống Roosevelt rồi người kế vị của ông, Tổng Thống Truman. Nhắc lại điều này tưởng không phải là điều vô ích. Người ta vẫn thường muốn gắn cho MacArthur là cha đẻ độc quyền của chính sách đó. Quả thật ông này đã làm mọi cách để làm cho người ta tin lầm, về sau qua tập Hồi ký, và lúc đó qua «hệ thống đặc biệt các ký giả đeo sát tổng hành dinh của ông, các dân biểu nghị sĩ đi kinh lý và nhiều nhân vật quan hệ khác mà Roosevelt đã nêu ra trong thời gian chiến tranh còn tiếp diễn, khi Tổng Thống than phiền với một viên chức cao cấp về thói quen kỳ hoặc của MacArthur trong việc ông ta chổng đối qua các đệ tam nhân chính sách dành ưu tiên cho chiến trường Âu châu của Tổng Thống. «Thà rằng ông ta trực tiếp nói thẳng với tôi về những chuyện đó...» Nhưng điều này lại liên hệ đến một đường nét khác của tánh tình nhân vật này, không phải 1à một trong số những nét dễ ưa nhất, mà cuộc chiến tranh Cao Ly sẽ cho ta cơ hội trở lại. Tại đây, ta chỉ đề cập đến vấn đề sáng kiến của chánh sách chiếm đóng Nhật Bản. Vì đó là một thành công to lớn cho nên MacArthur lớn tiếng dành công lao về phần mình. Ông có thể viết trong Hồi ký:

        «Ngay ngày đầu tiên, tôi đã xác định chính sách mà tôi phải theo vừa bắt Nhật Hoàng và guồng máy chính phủ áp dụng.»

        Thật ra, các chỉ thị này đã được gởi cho MacArthur  hồi cuối tháng 8 năm 1945, ngay khi Tổng Thống Truman quyết định giao phó sứ mạng cho ông. Cũng quả thật là MacArthur đã đặt hết sức nặng của mình vào các cuộc thảo luận vốn đã gây ra các vụ đấu khẩu dữ dội giữa người ủng hộ và kẻ chống đối một chính sách chiếm đóng phóng khoáng tại Hoa thịnh  đốn. Trong những tháng sau cùng của cuộc chiến đó, ông không ngừng viết những phức trình cáo giác chống lại mổi nguy cơ áp đặt một ảnh hưởng của Мỹ «theo lối thực dân đế quốc và trong mục tiêu duy nhất là thủ đắc các quyền lợi thương mại, không ngừng báo động các viên chức dân sự và quân sự ghé ngang qua bộ tham mưu của ông. «Ảnh hưởng của ta và sức mạnh của ta, ông lặp lại, phải được diễn tả một cách cốt yếu bằng các từ ngữ của chủ nghĩa tự do nếu chúng ta muốn giữ lại tình hữu nghị của các dân tộc Á châu». Chiến dịch này có ảnh hưởng mạnh mẽ đến việc làm cho ông được chỉ định đã thực thi chính sách tự do, khi được quyết định tại Hoa thịnh đốn hay không, điều này cũng không làm vẩn đục được sự tinh tế trong nhãn quan của ông.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #55 vào lúc: 26 Tháng Mười, 2019, 09:12:59 am »

     
        Trong tập Hồi ký, ông cho rằng đấy không phải là vấn đề đặt Nhật Bản ngoài tình trạng có thể làm hại. Tuy nhiên, trái hẳn lại, đấy mới chính là vấn đề và chỉ có vấn đề đó. Nhưng hoàn toàn giản dị là không qua phương pháp phá hoại sơ đẳng nền kỹ nghệ và hạ tầng kinh tế, động cơ sinh ra thất nghiệp và thù hận, vốn đã đem lại các kết quả mà người ta đã được biết với nước Đức năm 1918.

        «Tôi có một sự hiểu biết rất sâu sắc về nền hành chánh Nhật Bản, về những điểm tốt và các điểm thiếu sót của nó», MacArthur viết, mặc dầu ông không đặt chân lên đất Nhật từ năm 1905 và từ khi cuộc chiến tranh Nga-Nhật kết thúc, «và tôi tin chắc rằng những cải cách mà tôi định đưa và sẽ đặt Nhật Bản vào con đường tiến bộ vật chất và tinh thần». Và liệt kê những gì ông «có ý định làm». Một sự tình cờ kỳ lạ muốn rằng đấy chính là các chỉ thị mà Hoa thịnh đốn ban cho ông. Đó là :«Để khởi đầu hủy bỏ quyền lực của giới quân nhân ; xét xử các tội phạm chiến tranh, tổ chức cơ cấu của một chính quyền đại nghị ; canh tân bản Hiến Pháp ; tổ chức các cuộc bầu cử tự do ; ban cấp cho phụ nữ các quyền chính trị ; phóng thích các tù nhân chính trị ; khuyến khích một nền kinh tế tự do ; hủy bỏ sự áp chế của cảnh sát ; làm dễ dàng cho công cuộc phát triền một nền báo chí tự do và có trách nhiệm ; phổ biến giáo dục ; phân quyền chính trị ; tách rời giáo hội và Quốc Gia».

        Tuy nhiên lúc khởi đầu việc khẩn cấp nhất phải chu toàn là nuôi sống một số dân chúng cực kỳ thiếu thốn do hiệu quả của cuộc phong tỏa của Mỹ, và trong một một vài khu vực bị oanh tạc, đang bị đói thật sự. Ngay khi được báo cho biết tình trạng này, Mar Arthur cấm quân đội chiếm đóng mua thực phẩm địa phương và yêu cầu Hoa thịnh đốn gởi gấp lương thực cứu trợ.

        Biện pháp nhân đạo này đã làm cho Nhật Bản rơi từ một thái độ nghiêm chỉnh giản dị vào một trạng thái nồng nàn, càng nồng nàn hơn trước sự ngạc nhiên không thấy quân Mỹ chém giết, hãm hiếp, đốt phá như các lãnh tụ trước khi đầu hàng đã luôn miệng nói trước. Tuy nhiên chỉ một mình MacArthur là tin — hay thử làm cho tin — rằng vấn đề tiếp tế đã được giải quyết nhờ quyết định của ông. Trong thực tế, nếu nạn đói đã tránh được thì nạn thiếu ăn sẽ còn hoành hành rất lâu.

        Sự việc đã không được dàn xếp bằng cách cho giải ngũ một đạo quân gần bảy triệu người mà vài chiến hạm còn sót lại phải đi tìm kiếm từ Mãn Châu cho đến quần đảo Salomon, ngang qua Trung Hoa, Đông Dương và trên tất cả các đảo ở khu vực trung ương và miền Tây Nam Thái Bình Dương. Điều đó lại gia tăng thêm nhiều miệng ăn phải nuôi cơm nữa» Nhưng đấy là biện pháp tối thiết trước mọi sự cải cách.

        Sự thi hành cả một loạt quyết định toàn diện có khả năng biến đổi xã hội Nhật Bản sẽ được làm cho dễ dàng thêm nhờ một biến cố quan trọng — ít ra là dưới mắt dân tộc Nhật Bản. Nhật Hoàng Hiro-Hito xin một cuộc hội kiến với MacArthur, Ông này đã tránh không mời nhà vua đến. Sự truất phế Thiên hoàng được một vài giới tại Hoa Kỳ đòi hỏi một cách gay gắt, đối với ông dường như là một biện pháp vô ích và còn nguy hiểm nữa. Đưa Hiro Hito vào danh sách các tội phạm chiến tranh, như người Nga và người Anh đặc biệt đòi hỏi và do đó gần như chắc chắn phải đưa ông ra cột treo cổ, đối với MacArthur chính là một hành động làm phát khởi du kích chiến. Lúc đó tôi sẽ phải cần đến một triệu quân tăng viện, ông đã doa Hoa thịnh đốn như thế.
Hiro-Hito không bị đặt lên đầu danh sách tội phạm chiến tranh. Tất nhiên MacArthur tự gán cho mỗi mình ông công lao đã cứu Nhặt Bản và Hoa Kỳ thoát khỏi «những hậu quả bi thảm của một hành động như vậy.»

        Song le, điều còn lại, chính là Thiên hoàng đã đến thăm MacArthur. Cuộc gặp gỡ này sẽ xác định không khí hợp tác sẽ được thiết lập giữa người thắng trận và kẻ bại trận và trong nhiều năm trời, sẽ mang màu sắc của một liên minh quốc gia. Cho đến ngày, trong thập niên 1970, mà sức mạnh kinh tế Nhật, được xây dựng lại nhờ viện trợ Mỹ — và cũng nhờ sự tận tuy lam việc không tưởng tượmg được của tập thể công nhân Nhật Bản — sẽ trực tiếp đe dọa nền kỹ nghệ Hoa Kỳ. Đấy sẽ là lúc, như cả một sự tình cờ, người ta thấy Tổng Thống Hoa Kỳ trên đường đi Bắc Kinh...
« Sửa lần cuối: 26 Tháng Mười, 2019, 07:41:48 pm gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #56 vào lúc: 27 Tháng Mười, 2019, 12:36:44 pm »


        Trong khi chờ đợi, và trước các cuộc viếng thăm rất khác thường của Nhật Hoàng, vốn là người vì rất tha thiết với công cuộc dân chủ hóa xứ sở mà đến gặp MacArthur, ông này, sau khi công cuộc giải ngũ đã hoàn tất, liền công bố «Một huấn lệnh liên quan đến các quyền tự do công cộng». Huấn lệnh qui định sự hủy bỏ mọi hạn chế đối với quyền chính trị» dân quyền hay quyền tín ngưỡng, quyền tự do báo chí. Tổ chức cảnh sát của nhà nước — tổ chức Kempetai vốn đã để lại trên toàn cõi Viễn Đông nhiều kỷ niệm cũng không kém phần kinh tởm hơn của tổ chức Gestapo tại Âu châu1 — sẽ bị giải tán và tất cả những người bị giam cầm vì lý do chính trị sẽ được phóng thích.

        Một thủ tướng mới là điều bắt buộc trước một sự thay đổi chính sách tận gốc rễ như thế. Nhật Hoàng kêu gọi đến Nam tước Shidehara. Nhà ngoại giao lão thành từng xúc tiếp với các tập tục tây phương hăng say chấp thuận ngay và bắt đầu các cải cách. Ngay từ tháng 10, ông bổ nhiệm một ủy ban có trách nhiệm duyệt lại Hiến Pháp. Dự án để nạp cho Thủ Tướng trong tháng giêng năm 1946 chỉ là một bản văn tu chỉnh lại bản Hiến Pháp Minh Trị cũ. Người Mỹ đề nghị một bản văn khác, rất tự do, được Nhật Hoàng và Thủ Tướng chấp thuận. MacArthur muốn để cho toàn dân phê chuẩn. Đây là lần đầu tiên, ngày 10 tháng 4 năm 1946, mười ba triệu phụ nữ Nhật đi bầu. Đây là cả một cuộc trưng cầu ý kiến thật sự đối với bản tân Hiến Pháp. Ngày 3 tháng 11 năm 1946, viện quí tộc cũng chấp thuận. Nhật Hoàng ban hành. Hiến pháp có hiệu lực từ tháng 5 năm 1947. Chế độ độc đoán kế truyền Nhật Bản cáo chung. Từ nay quyền hạn và bổn phận của tất cả từ một công dân thường cho đến ông Quốc trưởng đều được ghi vào các văn kiện thành văn và không còn lệ thuộc vào ý muốn của đấng quan vương nữa.

        Do ý chí của nhân dân Nhật và do đề nghị của Thủ tướng Shiđébura, bản văn Hiến Pháp do người Mỹ điều hướng có thêm một điều khoản (điều 9 chương II) sẽ làm cho thế giới ngạc nhiên. Điều khoản này xứng đáng được trích dẫn.

        «Chân thành mong ước thiết lập một nền hòa bình quốc tế đặt nền tảng trên trật tự và công lý, nhân dân Nhật Bản vĩnh viễn chối bỏ chiến tranh như là quyền tối thượng của dân tộc và từ bỏ xử dụng sự đe dọa hoặc xử dụng sức mạnh như là phương tiện giải quyết tranh chấp giữa các dân tộc. Để chu toàn đối tượng ghi trong khoản trên, sẽ không còn một lực lượng quân sự nào được duy trì, cả trên bộ, trên biển lẫn trên không. Quyền gây chiến của Quốc Gia sẽ không được thừa nhận»,

        «Thế giới sẽ coi chúng tôi như là những người ảo tưởng, nhưng trong vòng một trăm năm, người ta sẽ coi chung tôi là những nhà tiên tri», Thủ tướng Shidehara bình luận khi thông báo cho MaoArthur dự định của ông. Nhà ngoại giao đáng thương biến thành chính khách đâu có ngờ rằng bốn năm sau, chính người Mỹ sẽ yêu cầu Nhật Bản tăng gia đáng kề «lực lượng cảnh sát» khi tất cả quân lực Mỹ có sẵn được đưa từ Nhật sang Cao Ly và họ e sợ một cuộc xâm lăng của Nga Sô vào đất Nhật. Và rồi được cải biến mau lẹ thành «lực lượng tự vệ», hai mươi năm sau lực lượng cảnh sát hãnh diện với những hỏa tiễn oai vệ, với tàu ngầm, với nhiều không đoàn oanh tạc cơ phản lực... trong khi chờ đợi quả bom nguyên tử mà kỷ nghệ Nhật Bản sẽ sẵn sàng chế tạo ngày một ngày hai.

        Hiến pháp mới của Nhật phù hợp với những mong ước được đưa ra tại hội nghị Potsdam trong tháng 7 năm 1945, giữa Nga sô, Anh quốc và Hoa Kỳ.

        Nhưng một trong những điểm mà các người chiến thắng Đức quốc nhấn mạnh là sự kết án các tội phạm chiến tranh Nhật Bản.

        MacArthur phải nhượng bộ. Vì những áp lực cá nhân, Tướng Yamashita và Tướng Homma, những người có trách nhiệm về các cuộc tế được thiết lập tại Đông Kinh xét xử các tội phạm do Hoa Kỳ truy tố trong khi đó các Đồng minh khác xét xử các trường hợp khác do tòa án riéng của mỗi quốc gia.

        Một điều khoản khác của thỏa ước Potsdam thì không được thi hành như thế. Trong bản văn này có qui định rằng tất cả những người Nhật đã có các hoạt động quốc gia cực đoan hay theo chủ trương quân phiệt phải bị trục xuất ra khỏi các chức vụ công quyền. MacArthur cho rằng sự thanh trừng này là trái với quyền lợi của Nhật Bản. Ông chỉ thị hành mệnh lệnh này một cách hết sức mềm dẻo. Vả chăng dân chúng cũng không theo. Và ngay khi hiệp ước hòa bình được ký năm 1951, tất cả các biện pháp này đều bị hủy bỏ trong khi các cải cách khác sẽ không bị xét lại.

        Một trong các cải cách chính trong số đó có lẽ vẫn là cuộc cải cách điền địa vốn đã giúp cho tá điền Nhật, những nông nô chính cống của các lãnh chúa trung cổ, được quyền tư hữu đất đai, và đó là thành công to lớn nhất của MacArthur.

        Bởi vì sự bình đẳng về quyền hạn của phụ nữ và sự bình đẳng lương bổng giữa nam nữ mà ông đã tự khoe là đã thực hiện được dưới thời ông làm Tổng Toàn Quyền vẫn chưa thể được trở thành một thực tại như ngày nay. Nhưng làm thế nào mong mỏi ở MacArthur điều đó khi mà các quốc gia tiến bộ nhất — hay tự cho là tiến bộ nhất — của Tây phương vẫn còn chưa thực hiện được ?

        Lãnh vực mà ông hoàn toàn thất bại là công cuộc cải cách đại kỹ nghệ và hệ thống ngân hàng. Song le vì không thể bắt MacArthur chiu trách nhiệm tất cả diễn biến kỳ diệu của Nhật Bản trên con đường dân chủ hóa, ta cũng không thể nào trách ông về Sự thất bại này. Ông vẫn lệ thuộc một cách chủ yếu vào các huấn thị nay thế này mai thế khác của Hoa thịnh đốn, nơi mà thoạt tiên chủ trương triệt hạ, đến mức vô lý, tất cả các công ty quan trọng, rồi khi cuộc chiến tranh lạnh thành hình, lại thúc đẩy tái lập các trust (tổ hợp doanh nghiệp). Lúc chiến tranh Cao Ly bùng nổ, guồng máy lãnh đạo sản xuất lại lọt vào tay những người đã từng phục vụ chính phủ quân phiệt trước vụ Trân Châu Cảng.

-------------------------
        1. Đọc bộ sách HITLER của nhà xuất bản SÔNG KIÊN
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #57 vào lúc: 27 Tháng Mười, 2019, 12:38:15 pm »

         
*

*      *

        Trong khi MacArthur lãnh đạo xứ Nhật, sự việc diễn biến mau lẹ trên thế giới. Ngay hôm sau ngày ký kết văn kiện đình chiến tai Ba Linh ngày 8 tháng 5 năm 1945, các cường quốc Đồng minh chiến thắng Đức quốc — và trước hết là Hoa Kỳ và Nga sô —  bắt đầu đứng dậy chống lẫn nhau. Như trường hợp đã xảy ra tại Ba Tư trong tháng 11 cùng năm 1945 ấy, khi Nga Sô cho rằng đã kiểm soát phần tây bắc xứ này và Hoa Kỳ phải can thiệp vào. Như trường hợp xảy ra trong mùa hè kế đó, khi Nga số đòi hỏi Thổ nhĩ kỳ — được Hoa Kỳ ủng hộ — xét lại qui ước về các eo biển. Như trường hợp đã xảy ra vào cuối năm 1946 ấy. Khi đảng Cộng sản Hy Lap, được Staline và Tito, thời còn khắn khít với nhau, hỗ trợ, nổi dậy chống chính quyền được Anh quốc giúp đỡ và sau đó trên thực tế được Hoa Kỳ thay thể yểm trợ. Như vụ Nga Sô phong tỏa Bá Lĩnh tháng 3 năm 1948 trong mười bốn tháng và được Hoa Kỳ trả lời bằng một cầu không vận phi thường nhất lịch sử. Đấy là biến cố quan trọng nhất đánh dấu sự khởi đầu chính thức của cuộc chiến tranh lạnh1. Hình thái chiến tranh này không có khuynh hướng giảm thiểu khi Staline chết năm 1953. Lúc đó Nga Sô đã cưỡng bức Đông Âu chấp nhận quyền bá chủ của mình. Sau Lỗ ma ni, Bảo gia lợi, Hung gia lợi và Ba lan, đến lượt Tiệp khắc rơi vào màn lưới Nga Sô do bởi «vụ nổi dậy tại Prague» trong tháng hai 1948. Quốc tế cộng sản được tái lập vào tháng 10 năm 1947, không còn dưới danh hiệu Komintern mà đệ tam quốc tẽ nhận được từ Lénine năm 1919, mà là dưới danh hiệu Kaminform vốn sẽ tồn tại cho đến tháng 4 năm 1956 và nỗ lực thử hòa giải giữa Mạc tư khoa và Belgrade sau khi bị gián đoạn từ năm 1948.

        Được Hoa Kỳ dẫn đạo, các Đồng minh tây phương tự kết hợp về mặt quân sự trong Tổ chức Minh ước Bắc Đại tây dương (OTAN). Các quốc gia thuộc khối công sản chỉ sẽ trả lời liên minh này sáu năm sau bằng Minh ước Varsovie, vì lý do đơn giản là trước đây một hiệp ước như thế có vẻ vô ích đối với Nga Sô khi quyền bá chủ của Nga vẫn còn tuyệt đối.

        Tất nhiên, cùng với thời gian trôi qua, người ta sẽ hiểu rằng những toan tính của Staline tai Ba tư, tại Thổ nhĩ kỳ, tại Hy Lạp, tại Bá Linh chỉ là những đòn thăm dò. Mỗi lần như thế rổt cuộc Staline lùi bước trước sự trả đũa của tây phương, như Krouchtchey sẽ thoái lui với các hỏa tiễn của ông ta tại Cuba trong tháng 10 năm 1962. Tuy nhiên mỗi lần như vậy các diễn viên và khán giá đứng nhìn biến cố có lý do để sợ hãi một cuộc đụng độ. Càng đáng sợ hơn nữa khi mà vụ nổ nguyên tử thí nghiệm đầu tiên của Nga sô sau năm 1949, một tình trạng quân bình của sự khủng khiếp có khuynh hướng được thiết lập để rồi được củng cố sau năm 1953 khi Nga sô thử quả bom khinh khí đầu tiên chỉ với một năm trễ hơn Hoa Kỳ. Năm 1950, sự quân bình nguyên tử này chưa đạt được. Thế giới không ngớt run sợ với ý tưởng một trận đại chiến thứ ba mặc dầu trong mùa xuân, Nga Sô, với guồng máy tuyên truyền hướng về hòa bình, ầm ĩ tung ra phong trào «chiến sĩ của hòa bình». Đền nỗi đối với công luận cũng như đối với các thủ đô tây phương, tia lửa châm ngòi chiến tranh, nếu nó xảy ra, phải bùng nổ tại Âu Châu, đang bị che phủ bởi một biến cố có tầm quan trong đáng kể giữa hai phe đối nghịch. Vả chăng, ngày 1 tháng 10 năm 1949, trước khi toàn thể xứ sở rơi vào tay họ, cộng sản Trung Hoa tuyên cáo thành lập nền Cộng Hòa nhân dân. Mặc dầu đã không giúp đỡ họ chiếm quyền (Mạc tư khoa chưa bao giờ hoàn toàn thay đổi các khuyến cáo liên minh với Tưởng Giới Thạch năm 1927, và không muốn tin vào khả năng thiết lập một chế độ cộng sản mà không có giai cấp vô sản công nhân và với độc có hậu thuẫn của khối nông dân), Nga Sô sẽ trung thực thừa nhận việc đã rồi. Ngay cả nếu «người chị em vĩ đại» cũng giống như những người Mỹ tự do, vẫn còn tin tưởng là chỉ còn phải đương đầu với những nhà cải cách nông nghiệp đơn giản, thì gần như cả toàn diện một lục địa đã ngã về phe mác xít. Quả vậy vào cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX, xứ này bị đặt dưới quyền giải quyết của Âu châu, của người Anh, người Pháp, người Nga, người Đức và chẳng bao lâu sau người Mỹ, chưa kể đến người Bỉ, Hòa Lan v.v... — một xứ bị xâu xé bởi các cuộc đấu tranh giữa Quốc dân Đảng và Công Sản, bị cuộc xâm lăng của Nhật tàn phá năm 1937, lâm vào một tình thế rất đáng buồn trong sự tìm kiếm một sức nâng đặt nền tảng trên nền kinh tế, trong khung cảnh quốc tế. Vấn đề của Mao Trach Đông là ngăn chặn nạn đói và nạn lụt.

------------------
        1. Đọc «Máu đẫm Bức Tường Bá Linh», Tủ Sách Bìa Đen. Sông Kiên xuất bản tháng 12 — 1974,
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #58 vào lúc: 27 Tháng Mười, 2019, 12:39:54 pm »

         
        Nhưng Trung Hoa vẫn có sức nặng như thường do bởi chừng 700 triệu dân ngay lúc bấy giờ, điều này đưa đến khả năng tổ chức một đạo quân một trăm năm mươi triệu nam nhân, trong một xứ gần như không sợ gì các phương tiện hủy hoại tân kỳ, trong trường hợp có chiến tranh. Như một con vật tiền sử mà tế bào chưa bị phân hóa và với thể chất được thần kỉinh điều khiền một cách thô sơ, quả thật         Trung Hoa có thể chứng kiến một thành phố hay một vùng bị nghiền nát hay bị cắt đứt mà không quá bị thiệt hại. Những trung tâm đầu não của xứ sở không thể nào bị chạm đến được. Vì xứ ấy không có trung tâm đầu não nào cả. Ngoài ra lãnh thồ ấy rộng mênh mông đến nỗi nó hấp thụ rồi sáp nhập hay tiêu hóa luôn kẻ xâm lăng mà không có vẻ gì bị rối loạn nguy hiểm. Những bộ lạc du mục đã mang đồ xuống các đồng cỏ mênh mông từ thế kỷ thứ III, cho đến người Nhật trong thế kỷ XX đã phải mất mát rất nhiều để học hỏi được điều đó. Dân cư đông đúc đền nỗi sự tiêu diệt hàng triệu hay hàng chục triệu người cũng không thể làm thương tổn đến sự hiện hữu của dân tộc. Đơn vị megadeath của Mỹ, đượcT các chuyên gia xử dụng để tính khả năng giết từng triệu người của các phương tiện hủy diệt, cũng không thể được xử dụng trên lãnh thổ ấy.

        Chủ trương chống cộng cuồng nhiệt dựa trên một chủ nghĩa Thiên chúa giáo hành động đã làm cho MacArthur cảm thức với sự sáng suốt mà không phải lúc nào cũng có, mối đe dọa, đối với Hoa Kỳ, của một nước Trung Hoa giờ đây được cai trị bởi những kẻ thù có tiềm lực trong một thời kỳ bành trướng của chủ nghĩa mác xít trên thế giới. Nếu ông lớn tiếng tuyên bố rằng «bất cứ ai khuyến cáo đưa quân đội Mỹ vào một cuộc xung đột trên lục địa Trung Hoa đều cần phải được khám nghiệm thần kinh», thì ông cũng thống mạ không kém phần dữ dội — về sau, trong tập Hồi ký — Tướng Marshall, người đại diện Hoa Kỳ bên cạnh Tưởng Giới Thạch từ 1945 đến 1946 và ông lên án, rất hữu lý, Marshall là kẻ chịu trách nhiệm về sự «buông trôi» của Hoa Kỳ. Khi ông ta ghé ngang qua Đông Kinh, MacArthur thấy vị cựu Tổng tham mưu trưởng trong thời chiến của Hoa Kỳ «già nua về mặt tinh thần một cách không tưởng tượng được». «Cung cách và tác phong vốn rất hùng tráng và sắc bén của ông ta, đã biến mất, về sau ông viết, và chiến tranh có vẻ đã làm ông hao mòn đến độ chỉ còn để lại chiếc bóng của con người ông thời trước của ông ta...» Quả thật người ta tự hỏi làm sao mà Tổng Thống Truman lại dùng ông làm Ngoại trưởng, làm sao mà Marshall lại có thể quan niệm và thực thi kế họach viện trợ Âu châu danh tiếng của ông ta. Và tại sao, ít lâu sau khi chiến tranh Cao Ly bắt đầu vào tháng 9 năm 1950, Tổng Thống Truman lại gọi ông trở lại nằm giữ Bộ Quốc Phòng. Lúc ấy MacArthur tin chắc rằng Tưởng gần toàn thắng Мao khi chính quyền Truman quyết định bỏ rơi ông ta và thúc đẩy ông ta ký văn kiện đình chiến vốn thật sự giúp cho cộng sản hồi phục lại để rồi sau cùng tống ông ta ra khỏi cửa.

        Không còn gì đáng ngờ nữa rằng sự bỏ rơi chính nghĩa của Tưởng bởi Hoa Kỳ, vốn bị chán nản vì sự tắc trách, vì nạn tham nhũng và vì thái dộ không mang chiến đấu của Quốc dân Đảng, đã thúc đầy mau lẹ thêm sự cáo chung của chế độ ông. Vài tháng sau, có lẽ vài năm sau, số phận của Trung Hoa đã được củng cố chặt chẽ. Hoặc giả là Hoa Kỳ phải bỏ mặc Âu Châu, vốn cũng bị đe dọa rơi vào tay Cộng sản, trong tình trạng khốn khó và điêu tàn mà chiến tranh đã để lại và dưới sự thúc đẩy của Nga Sô. Trong trường hợp đó, Hoa Kỳ bắt buộc phải phạm vào điều mà MacArthur lúc đó coi như một sự điên rồ thuần túy: đẩy người binh sĩ Hoa Kỳ đầu tiên vào guồng máy Trung Hoa.

        Từ Trung Hoa trở về, Tướng Marshall rất dứl khoát. Canh bài đã thua. Hoa Kỳ sẽ tung tiền để cứu vãn Âu Châu mà họ cần hơn trong trường hợp có xung đột với Nga Sô.

        Điều nay, MacArthur — người đã từng than phiền, trong suốt thời gian chiến trận tại Phi luật tân, về ưu tiên mà Tổng thống Roosevelt dành cho cuộc chiến tại Âu châu — không làm sao hiểu được. Vì ông xét đoán theo chính con người của ông, ông thấy ở đó chẳng biết sự báo phục nào, chẳng biết âm mưu nào do các đối thủ chính trị tổ chức chống lại ông. Không bao giờ ông chấp nhận được điều đó. Và trước hết bởi vì, theo ông, những gì liên quan đến ông đều là quan trọng nhất. Mà những gì liên quan đến ông, chính là Á châu.

        Sự từ chối này của MacArthur không chịu làm theo chính sách toàn bộ của Hoa thịnh đốn là nguồn gốc của những sự xung đột sẽ mau lẹ xảy ra giữa ông và chính phủ của Tổng Thống Truman. Bởi vì sự việc Xảy đến dồn dập.

        Đoàn quân cuối cùng của Tưởng Giới Thạch xuống tàu chạy ra Đài Loan ngày 9 tháng 12 năm 1949.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #59 vào lúc: 27 Tháng Mười, 2019, 12:41:02 pm »


        Ngày 12 tháng giêng 1950, trong một cuộc họp báo tại câu lạc bộ báo chí tại Hoa thịnh đốn, Ngoại trưởng Dean Acheson tuyên bố rằng Đài Loan «nằm ngoài chu vi phòng thủ Mỹ cũng như là Nam Cao Ly».

        Năm tháng sau, ngày 25 tháng 6 năm 1950 quân Bắc Hàn vượt vĩ tuyến 38 để xâm lăng Nam Hàn.

        Vĩ tuyến 38, đường chia «ngang» bán đảo Cao Ly — một lưỡi đất từ Mãn Châu phóng ra biển về phía quân đảo Nhật — là một đường ranh ngưng bắn có đôi phần nhân tạo, và thường được dùng đến luôn. Do đó nó trở nên có tính cách lịch sử. Quân Nga đã dừng lại tại đó trong tháng 5 năm 1945 theo các quyết định chung với Mỹ và Anh tại hội nghị Potsdam (17 tháng 7 đến 2 tháng 8 năm. 1945), nơi các cường quốc chiến thắng Đức quốc vạch các kế hoạch chiến đấu của họ để bắn phát súng ân huệ vào Nhật Bản — và bổ túc bản đồ thế giới  được về lại tại hội nghị Yalta (từ 4 đến 11 tháng 2 năm 1945). Trên mặt biển, cũng chính vĩ tuyến 38 này đã được dùng làm giới hạn phạm vi hành quân của hạm đội Nga Sô và Hoa Kỳ. Nó lại được dùng làm đường phân cách giữa các Đồng minh để giải giới quân Nhật đang chiếm đóng bán đảo. Nhưng ngay từ đầu thế kỷ, sau cuộc chiến tranh năm 1905, Nga và Nhật đã ấn định vĩ tuyến ấy là giới hạn xa nhất của ảnh hưởng mọi bên trên xứ sở bị hiến dâng cho công cuộc chiếm đóng, khai thác, cắt xé, ngay từ năm 108 trước kỷ nguyên Thiên chúa này. Trong tháng 10 năm 1945, ngay khi Hiến Chương Liên Hiệp Quốc được áp dụng, một ủy ban được chỉ định để trông coi công cuộc thống nhất Cao-Ly mà độc lập đã được ấn định từ cuộc hội nghị tại Le Caire tháng 11 năm 1943, lúc xứ này đang còn bị quân Nhật chiếm đóng. Ngày 10 tháng 5 năm 1948, các cuộc bầu cử phải được tổ chức. Liệu Nga Sô có sợ một sự thống nhất sẽ có hậu quả chống lại họ không ? Họ phá bĩnh. Chỉ có miền Nam đi bầu. Trong tháng 8 của năm 1948 ấy, xác nhận một sự kiện đã rồi, Nam Hàn tự tuyên bố độc lập, và được Bắc Hàn theo sau ngày, vào tháng 9.

        Tại miền Nam, và để khỏi phạm vào một thói quen mà họ quí chuộng, người Mỹ hậu thuẫn cho người được Tây phương hóa nhiều nhất. Lý thừa Vãn là một tín đồ chính thống giáo từng theo học tại Princeton. Theo đạo chúa tin lành và được Mỹ đào tạo, làm sao mà Lý thừa Vãn lại không làm Hoa thịnh đến vừa lòng cho được? Khốn thay, có lẽ chính vì các lý do này mà ông bị dân chúng ghét thậm tệ. Hoàn toàn là người theo đạo Chúa và được bú thứ sữa dân chủ từ vú bà mẹ Mỹ, Lý thừa Vãn thiết lập ngay một chế độ độc tài cảnh sát trị do nhu cầu, nếu không phải có lẽ là do tánh khí của riêng ông. Và, lẽ tất nhiên, ông tuyên bố công khai rằng nếu người ta cho ông (người ta = Hoa Kỳ) mọi phương tiện (phương tiện = vũ khí), ông sẽ nhảy một bước giải phóng những người anh em đáng thương ở miền Bắc, bị đặt dưới ách độc tài mác-xít.

        Người Mỹ không muốn nghe ông nói đến chuyện đó. Đổi với Mỹ, không có vấn đề mở màn một điểm nóng bỏng trong tình trạng tràn ngập không khí chiến tranh lạnh. Và rồi còn nhà tiên tri ở Viễn Đông nữa, ông ta há chẳng đã dạy rằng cần phải đưa đi khám thần kinh kẻ nào tính chuyện tung quân Mỹ vào lãnh thổ Trung Hoa, đó hay sao ? Quả thật người ta có thể chơi chữ lắm. Lãnh thổ Trung Hoa có thể là lãnh thổ của nước Trung Hoa đích danh hay là lãnh thồ của lục địa mà Cao Ly là một phần. Thế mà, trong loại xung đột quân sự này,giữa hai dân tộc nhỏ, được các cường quốc hỗ trợ sau lưng, chống đối nhau vì ý thức hệ — và do đó vì quyền lợi — người ta biết chuyện đó bắt đầu như thế nào nhưng không bao giờ biết nó kết thúc như thế nào. Để chắc ăn hơn, người Mỹ cung cấp cho quân Nam Hàn một số lượng vũ khí vừa khít với nhu cầu. Và không có một chiến xa nào vì bốn trăm chuyên gia của phái bộ quân sự Mỹ đều quả quyết rằng địa hình núi non của Cao Ly không thuận lợi cho sự xử dụng chiến xa. Do đó, với một luân lý quân sự khó bắt bẻ được, họ cũng không cho đưa Súng chống chiến xa đến. Nếu quân đội Nam Hàn không có cả không quân lẫn hải quân, ấy chính là vì để tránh trường hợp xứ này đưa chiến tranh lên vùng Вắс Cao. Vài tháng trước khi cuộc xung đột bắt đầu, Lý thừa Vãn chẳng đã từng tuyên bố rằng Cộng Hòa Nam Cao Ly «đủ mạnh để lấy Bình Nhưỡng (thủ đô Bắc Hàn) trong ba ngày», và nói thêm : «Nếu chúng ta có đủ tự do hành động, tôi chắc rằng chúng ta đã bắt đầu rồi».

        «Khá mạnh ?» ngoài vấn đề huấn luyện, chỉ huy và võ trang ra, lời đoan xác này biểu lộ một sự lạc quan đáng ngạc nhiên. Quân đội của họ lý đếm được 100.000 kể cả nữ trợ tá. Ngay sau khi săn đuổi người chiến sĩ Quốc dân đảng cuối cùng ra khỏi Trung Hoa, Mao Trach Đông đã phái về Bắc cao 20.000 quân Cao Ly được huấn luyện tại Mãn Châu nâng cao quân số của Bẳc Cao lên đến 200.000. Và người chỉ huy đạo quân này là một tay kỳ cựu của quân đội tại Mãn Châu.
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM