Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 20 Tháng Tư, 2024, 07:48:15 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Đời tình ái và binh nghiệp của thống tướng Mac Arthur  (Đọc 6750 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #40 vào lúc: 22 Tháng Mười, 2019, 01:03:53 am »


*

*      *

        Khi từ Teheran (Ba Tư) trở về vào cuối tháng 12 Tướng Marshall thình lình đổi hướng.ghé thăm MacAithur tại bản doanh của ôrg. Hai người nói chuyện cởi mở với nhau mà không hy vọng cải thiện gì cho điều kiện chiến đấu. MacArthur nại cớ rằng tất cả tai biến mà nước Mỹ phải chịu đựng cho đến nay tại Thái Bình Dương đều là tác phẩm của các vị Đô đốc. Ông bắt đầu bằng cách kể Corregidor và Bataan, nơi mà lẽ ra ông còn giữ được nếu hải quân tỏ ra táo bạo hơn, rồi Trân châu Cảng, Macassar, một loại trận đánh tại Guadalcanal. Ông cũng không quên nhắc lại rằng trận đánh Midway đã cho Yamamoto một bài học nghiêm trọng.

        Đối với đô đốc King, không bao giờ có vấn đề đặt các đơn vị hải quân dưới quyền kiểm soát của sĩ quan lục quân. Riêng phần thủy quân lục chiến thì họ có ưu thế hơn «bộ binh» là có thể chỉ huy các đoàn quân trên bộ như lục quân, gồm có cả «lực lượng không quân» nửa. đô đốc King ganh tị công khai với MacArthur. Ông này phải phản đối chống lại những sự xung đột trong công vụ vốn đóng vai trò tai hại cho công cuộc điều khiển chiến tranh. Tướng Marshall, chuyển trình lên Tổng Thống Roosevelt những lời than phiền của MacArthur. Ông sẽ là vị luật sư giỏi. Kể từ cuộc gặp gỡ nay, Tổng thống Roosevelt có vẻ như đã dành nỗ lực hậu thuẫn cho mặt trận Thái Bình Dương.

        Thủ tướng Úc, Curtin, người trở thành bạn thân của MacArthur, đến Hoa Kỳ. Ông được Tổng Thống Roosevelt tiếp kiến và không ngần ngại đề cao tinh thần quân sự thuần túy của ông Tướng. Ít lâu sau, Curtin có thể nói với MacArthur : «Tôi tin chắc rằng mỗi đêm, trước khi đi ngủ, Tổng Thống nhìn xuống dưới giường để được chắc chắn là không có ông ở đẫy*.

        Vào đầu năm 1944, MacArthur quyết định khai thác triệt để các lợi thế đã thủ đắc được. Đối phương đã bị tổn thương, mất tinh thần. Có dấu hiệu cho thấy họ mệt mỏi, nếu không phải là kiệt lực. Họ đã mất ý niệm chiến lược với tinh thần tấn công. Bộ điệu cao ngạo còn lại chỉ là một sự nhấn mạnh của tinh thần tuyệt vọng, một cơn giật mình của sự cuồng tín khô cạn trong luật Bushido, bộ luật danh dự của các Samourai. Nimitz và MacArthur phối hợp hành động. Hải lực đè bẹp đảo Truk nơi mà một năm trước hạm đội của Yamamoto vẫn xuất phát. MacArthur cô lập hóa Rabaul. Tám mươi ngàn quân Nhật bị vô hiệu hóa trong vùng biển Bismarck. Giữa Wewak và Hollandia, nơi mà các bước nhảy ếch dọc theo bờ biển phía bắc Tân-Guỉnée hướng dẫn họ, các đơn vị quân Mỹ và Úc bất động hóa 40.000 quân Nhật, bị thu hẹp lại, bị cắt đứt khỏi moi cuộc tiếp cứu, bị thảm bại vì thiếu đạn được và khí hậu. Những bước nhảy ếch tiếp diễn trong hiện tại và được thực hiện trên các khoảng cách ngày càng xa. Sau một bước nhảy 800 cây số, MacArthur chiếm Hollanđia bằng bộ binh và hải quân từ phía bắc lẫn phía nam. Quân đoàn VIII của Nhật bị tiêu diệt. Tổn thất của đồng minh không đáng kể. Tướng Marshall điện cho MacArthur : «Những vụ đột kích liên tục và tổn thất nhỏ của ta, tầm rộng lớn của lãnh thổ chiếm được, tầm quan trong của tổn thất địch, tất cả đều được phối hợp để khiến cho các cuộc hành quân của ông trở thành các kiểu mẫu điều quân chiến thuật cũng như chiến lược.» Chiến thắng tại Hollanđia giúp MacArthur đẩy mạnh cuộc tấn công theo nhịp độ mau hơn. Ông nóng lòng chiếm đảo Wake, Biak, Noemfer, Sansapor. ông quyết định trở lại Phi luật tân ngay từ tháng 12. Chính ngay giữa cuộc điều quân rộng lớn và nóng nảy hướng về quần đảo Phi luật tân này, đô đốc Nimitz lại rút mất của ông lực lương yểm trở quan yếu nhất, các đơn vị do Đô Đốc Halsey chỉ huy. Hai ngươi rời nhau với tất cả tiếc nuối. Tình bạn của Đô đốc được diễn tả trong một bức thư rất cảm động trong đó ông viết : «ông và tôi đã trải qua những lúc gay go. Những liên hệ cá nhân của tôi với ông thỏa đáng đến nỗi tôi vẫn còn giữ cảm tình nồng nhiệt và kính phục cộng thêm vào với sự ngưỡng mộ về phương diện chuyên nghiệp của tôi».

        Tuy nhiên vào tháng 6 năm 1944, Hoa thịnh đốn gửi thêm tăng viện cho MacArthur : một tiểu hạm đội gồm ba tuần dương hạm nhẹ, hai mươi bảy khu trục hạm, ba mươi tàu ngầm, một số lớp khinh tốc đỉnh và vài tàu rà mìn, năm sư đoàn Mỹ, hai trung đoàn Phi luật tân và không đoàn 13. Quần đảo Phi luật tân chỉ còn cách lực lượng xung kích Mỹ một ngàn cây số,

        Một lần nữa chiến lược của MacArthur lại bị đô đốc King, bác luận với hậu thuẫn của Knox. Kế hoạch bắt Nhât đầu hàng của King đã được Roosevelt chấp thuận trước. Tuy nhiên tổng Thống Mỹ không bật đèn xanh khi chưa nghe MacArthur khai triển kế hoạch của ông, kế họach không thay đổi từ khi ông đến Úc châu.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #41 vào lúc: 23 Tháng Mười, 2019, 02:41:26 am »

     
*

*      *

        Cuối tháng 7, tướng Marshall triệu dụng MacArthur đến Hạ uy di. ông này không chịu đưa ra lời giải thích nào lẫn mục đích của hội nghị sẽ diễn ra tại đấy, cả các nhân vật sẽ hiện diện. MacArthur không hề ngờ rằng đây là một buổi họp quan trong. Ông đến đấy mà không có sĩ quan tham mưu đi theo, không có tài liệu, hồ sơ lẫn bản đồ. Ngay khi đến ông được đích thân Roosevelt tiếp kiến và nồng nhiệt khen ngợi các chiến thắng của ông, Roosevelt có đô đốc Leahy phụ tá. Đô đốc King đã rời Trân Châu Cảng vài giờ trước khi MacArthur đến. Mọi người đi vào đề tài chính ngay. Hải quân đã chuẩn bị kỹ. Bản đồ cắm cờ tua tủa, thống kê, máy chiếu ảnh, mô hình các đảo và vị trí phòng thủ kiên cố của địch đều được nghiên cứu, phân tách.

        Số tài liệu phong phú này được dùng làm điểm tựa cho sự chứng minh của hải quân nhằm hướng cuộc chiến tranh trên Thái Bình Dương về mục tiêu sau cùng : xâm chiếm Nhật Bản. Luật sư của Hải quân là chính Đô đốc Nimitz. ông tung hứng một cách tài tình với những con số, với các khoảng cách, với quân số. Mùa hè năm 1945, hạm đội sẽ chiếm Đài Loan, rồi từ đó hạm đội sẽ nhảy về phía bắc, lên quần đảo Nhật Bẳn.

        MacArthur khám phá ra, qua kế hoạch này, kế hoach của Đô Đốc King, qua giọng nói của người bênh vực, giọng điệu của đô đốc King, ông hỏi Bộ Tổng  Tham Mưu nghĩ sẽ làm gì cho quần đảo Phi luật tân. Nimitz không đếm xỉa gì đến quần đảo này « Ông ta sẽ bọc vòng quanh nó» ! «Ông tính với lực lượng nào để có thể điều hướng trận đánh trực diện nầy ?» MacArthur hỏi. Nimitz lạnh lùng trả lời : «Với các lực lượng hiện đang đặt dưới quyền chỉ huy của ông, ngoại trừ hai sư đoàn và vài phi cư mà chúng tôi sẽ để lại cho ông».

        Nếu Roosevelt cho mời MacArthur đến Trân Châu Cảng, chính là để biết quan điểm của ông về kế hoạch của Hải quân. Roosevelt há chẳng đã hoàn toàn hài lòng đó sao ? MacArthur không mặc cả từng lời, nhưng không lúc nào ông để cho bị đạo diễn, lẫn để cho lộ sự chua cay của mình. Thái độ lạnh nhạt, gan lì của ông càng làm nổi bật thêm lý luận của ông mà thôi. Ông chống lại kế hoạch bằng hai lý do : lý do thứ nhất có tính cách chiến lược, thứ hai, có tính cách tâm lý.

        Cuộc giải phóng Phi luật tân, mà không bao giờ nên từ bỏ, là một điều thiết yếu để dồn Nhật Bản vào đường cùng. Đó là một pháo đài điều khiển vùng tây nam Thái Bình Dưung và từ đó ta có thể cắt đứt mọi đường giao thông của Đông Kinh với Borneo, với thuộc địa của Hòa Lan, với Mã Lai ; nói cách khác, với dầu lửa, cao su, gạo, thiếc. Nắm giữ vịnh Manille là điều chủ yếu... Quan trọng khác hẳn các đảo Iwo-Jima và Okinawa.

        Tổng thống Roosevelt ngắt lời MacArthur. Ông lo ngại các tổn thất khổng lồ mà công cuộc tái chiếm Phi luật tân phải trả giá : «hơn mức chúng ta có thể chịu đựng», ông nói. Ông tướng cười. Trận đánh tại Phi luật tân sẽ không tốn kém về nhân mạng hơn tại Tân-Guinée. Một lần nữa ông nhấu mạnh rằng các bước «nhảy ếch», căn bản chiến thuật của ông, hữu hiệu hơn và ít «đắt giá» hơn các cuộc tấn công trực diện. Ông nhắc lại rằng địch quân tại Đài Loan, tại Iwo-Jima, tại Okinawa đã đóng đô vững chãi và các cứ điểm phòng thủ trên đó đều được bảo vệ bằng lực lượng pháo binh manh mẽ và nguy hiểm giết ngươi : «Chỉ có các cấp chí huy dở mới phô bày quân sĩ của mình trước mối hiểm nguy như vậy, những tướng lãnh tài ba không bao giờ để bị tồn thất quá lớn».

        Câu này đập thẳng vào đô đốc Nimiz từ lâu vẫn là người chủ trương các cuộc tấn công trực diện và người phải biết Thủy quân lục chiến đã trả giá nào khi đổ bộ lên Guadalcanal. Iwo-Jima và Okinawa đều là các pháo đài quá mạnh không thể chiếm mà không phải tung ra các cuộc chiến đấu nghiêm trọng. Phải cô lập hóa chúng. Phải để cho quân trú phòng Nhật lâm vào cảnh không được tiếp cứu, không được tiếp tế, không có một liên lạc nào với các căn cứ của họ. MacArthuí không chờ phản ứng của Tổng Thống Roosevelt, ông tiếp tục trình bày phần thuyết trình bẵng cách lưu ý rằng Hoa Kỳ sẽ phạm lỗi lầm khó tha thứ nếu không quan tâm đến Phi luật tân, nơi đang được tập trung gần ba trăm ngàn quân Nhật. Và sẽ là phi nhân quái gở nếu bỏ rơi mười bảy triệu dân Phi luật tân vẫn còn là bạn của Hoa Kỳ bất chấp các sự thiếu thốn bần cùng vì cuộc chiếm đóng của Nhật. Cảm thấy đã thuyết phục được cử tọa, MacArthur nêu tên ông Tổng trưởng Chiến tranh, tướng Marshall, người mà ông biết rõ tư tưởng và có thể tựa vào: «Tôi ngạc nhiên là tại sao không ai hỏi ý kiến ông ta về kế hoạch của Đô đốc King! Cho đến nay chẳng ai quan tâm và viện dẫn đến ý kiến của ông cả».

        Roosevelt muốn biết kế hoạch tấn công vào quần đảo Phi luật tân của Tướng MaeArthur và kế hoạch hành quân về sau. Ông Tướng vạch ngay những nét chính. Tấn công trên một trục duy nhất, phối hợp các lực lượng không, hải và lục quân trong mục tiêu cắt lực lượng địch ra làm hai rồi cô lập hóa chung cho đến cuộc đầu hàng sau cùng. Mục tiêu số một là đảo Mindanao rồi tiến ngay qua vịnh Leyte nằm giữa đường Mindanao và Ludon. Mục tiêu kế tiếp là tấn công Ludon ngay tại trung tâm với sự yểm trợ của hạm đội Thái Bình Dương được tái lặp. Thoạt tiên kế hoạch được mệnh danh là «Reno». Hiện tại kế hoạch có vài sự thay đổi và mang tên «Musketeer II». Cuộc tái kiểm soát Phi luật tân bởi quân lực Mỹ sau đó sẽ giúp mở các cuộc hành quân tại các thuộc địa Hòa Lau và đẩy quân Nhật khắp nơi trên Thái Bình Dương vào thế bị tấn công cả hai mặt.

        Đô Đốc Leahy tán thành kế hoạch của MacArthur. Roosevelt muốn để một đêm để suy nghĩ. Hôm sau cuộc hội kiến cực kỳ xúc động nay, Roosevelt chấp thuận. King và Nimitz nhượng bộ. Họ sẽ điều khiển cuộc chiến theo ý họ. Cũng như Tướng Arnold điều khiển cuộc chiến của ông với lực lượng không quân hoàn toàn độc lập; mà không cần quan tâm đền một chiến lược tổng quát. Ta sẽ thấy bằng cách nào các phi cơ của Arnold, tại Hiroshima và tại Nagasaki góp phần kết thúc một cuộc chiến tranh vốn đã thất bại đối với Đông Kinh rồi.

        Cuộc hội kiến Roosevelt — MacArthur đưa đến hậu quả là trấn an Tổng Thống về diễu tiến của cuộc chiến và về những điều được coi là tham vọng chính trị của ông Tướng. Ông này cam kết với Roosevelt rằng ông sẽ không mưu đồ chức vụ cao nhất nước Mỹ. Nay khi trở về Mỹ Tổng Thống Roosevelt đã có thể viết thư cho MacArthur :

        «Cá nhân tôi, tôi muốn chúng ta có thể đổi chỗ cho nhau, nhưng tôi tin chắc rằng ông sẽ là một Tổng Thống lỗi lạc hơn là tôi làm một ông Tướng được giao phó cho công cuộc tái chinh phục Phi luật tân».
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #42 vào lúc: 23 Tháng Mười, 2019, 02:43:20 am »


*

*      *

        Ngày 12 và 13 tháng 9 phi cơ của hạm đội thứ 3 do Đô Đốc Halsey chỉ huy tấn công các căn cứ không quân tại Mindanao ; quân Nhật chỉ chống cự yếu ớt. MacArthur quyết định gấp thực hiện kế hoạch và đốt giai đoạn. Mặc dầu quyết định của ông rất táo bạo, ông ra lệnh bắt đầu cuộc tấn công bằng cách chiếm Leyte để cho Mindanao tự suy sụp. Không phải vì MacArthur thiếu suy đoán. Ông ý thức rằng quân Nhật sẽ tập trung tất cả lực lượng để phòng vệ điểm chiến lược này, một địa điểm mà nếu không có nó tất cả công cuộc chiếm giữ quần đảo sẽ mau lẹ trở thành bấp bênh. Họ có lợi điểm là có thể dễ dàng đưa quân đội và tiếp liệu tai chỗ đến chiến trường. Trái lại quân Mỹ phải hành quân cách hậu cứ 800 cây số. Nhưng mối đe dọa xứng đáng được chấp nhận. Khi được tham khảo, Hoa thịnh đốn chấp thuận đồng thời ra lệnh cho tất cả hạm đội Thái Bình Dương phải tham chiến. Trong thâm tâm MacArthur rất hài lòng được nắm quyền tư lệnh mà luôn luôn ông mơ ước (dầu không phải là quyền tư lệnh của một bộ chỉ huy duy nhất) và có cơ hội thực hiện lời hứa trả thù cho những người đã chết tại Corregidor và Bataan. Rốt cuộc thời khắc đã đến để đối đầu với quân Nhật trong tình trang gần như ngang sức nhau trên một lãnh thổ mà ông yêu mến nhất đời.

        Ngày 16 tháng 10 ông bước lên chiến hạm Nashville và hướng về vinh Leyte. Bảy trăm chiến hạm theo sau ông. Lực lượng của ông lên đến 180.000 người chống 300.000 quân Nhật, nhưng là 180.000 người được ông luyện qua những ngày tháng chiếu đấu trong rừng rậm, không bao giờ biết lùi bước ngay cả trong các trường hợp khó khăn nhất.

        Bình minh hôm sau, cuộc tấn công bắt đầu. Hàng trăm đại bác tưới đạn lên các bãi biển và các khu rừng dọc theo bờ biển. Hàng trăm phi cơ bay đặc bầu trời mang chất nổ giết người dưới cánh. Cuộc oanh tạc thật khốc liệt. Cả một hỏa ngục bị những cột khói và đám cháy chế ngự ngay và đầy hỏa châu soi sáng. MacArthur quyết định đổ bộ theo đợt thứ ba. Sau cùng ông đã đặt chân lên mặt đất của lãnh thổ mà ông quyết tâm mang trở lại cho phe Đồng Minh. Cách không đầy hai trăm thước, đại liên của Nhật nổ dòn : «Tôi đã trở lại !» ông nói. Không phải là không thỏa mãn — sự thỏa mãn của một lãnh tụ quân sự hơn là một con người — được nhìn bãi biển với xác địch nằm sóng sượt rải rác mà trên quân phục mang dấu hiệu sư đoàn 16 của Tướng Homma, người đã đánh bại ông tại Bataan.

        Ngay giữa trận đánh, MacArthur đưa ra lời kêu gọi dân chúng Phi luật tân :«Tôi trở lại đây. Nhờ ân sủng của Đấng Tối cao, quân đội tôi đã ở trên đất Phi luật tân, trên mảnh đất nhuộm đầy máu các dân tộc chúng ta. Chúng tôi đây, cương quyết tiêu diệt cho đến vết tích cuồi cùng của sự kiểm soát mà địch đã đặt lên đời sống của chúng ta. Bên cạnh tôi có Tổng Thống Sergio Osmêna, người kế vị xứng đáng của nhà đại ái quốc Manuel Quezon... (chết cách đó vài tháng)». Ông Tướng khích động các lực lượng kháng chiến hãy khởi cuộc tấn công : «Hãy đến hợp với tôi. Ngay khỉ chiến tuyến tiến đến gần quí vị, hãy đứng lên và đánh, đánh mạnh», ông vừa cho ghi âm xong lời tuyên cáo của ông thì một ông già, hai tay đưa lên trời, từ trong rừng chạy ra ngay giữa lưới đạn giết người đang giao nhau, hấp tấp nói : «Thưa Thống Chế, rất vui được gặp lại ông — Thật lâu quá, rất lâu».

        Trận đánh Leyte đã bắt đầu. Đối với kết quả chiến tranh Thái Bình Dương, nó cũng quan trọng như cuộc đổ bộ lên Normandie1. Nhưng tại đây mọi chuyện suýt kết thức bằng một tai họa. Mười ngày sau khi lập được vùng đầu cầu, một trận hải chiến, trận quan trong nhất trong suốt Đệ nhị Thế chiến suýt làm hỏng cuộc tấn công của MacArthur. Đô đốc Nhật Toyoda, người kế vị Yamamoto, ngay khi được tin về cuộc đổ bộ của Mỹ lên Leyte đã giải quyết bằng lối được ăn cả ngã về không. Ông tập trung tất cả hạm đội Nhật và tiến lên chặn đánh hạm đội đối phương. Mặc kệ nguy hiểm ! Hoặc là ông sẽ giáng một vố Trân Châu Cảng mới cho hạm đội Mỹ và Phi luật tân sẽ thoát trong nhiều tháng, hoặc trong nhiều năm, hoặc là ông sẽ bị tiêu diệt. Trong trường hợp này cũng chẳng có gì thay đổi. Nếu quân Mỹ bám chắc được vào Phi luật tân «con đường biển» đi về phía nam, ông viết, sẽ bị đóng kín vĩnh viễn và hạm đội Nhật đang lẩn tránh trong hải phận Nhật Bản sẽ không có nhiên liệu. Nếu trái lại hạm đội đến nấp trong hải phận miền Nam, nó sẽ có nhiên liệu, nhưng sẽ lại không được tái tiếp tế cả vũ khí lẫn đạn dược quân nhu.

---------------------
        1. Đọc : «Hitier và trận đánh Normandie» — Sông Kiên xuất bản — Sách đã phát hành.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #43 vào lúc: 23 Tháng Mười, 2019, 02:44:41 am »


        Đô đốc chia các đơn vị của ông ra làm ba nhóm. Một từ bắc xuống dưới quyền Đô đốc Ozawa có sứ mạng dụ các chiến hạm Mỹ bảo vệ vịnh Leyte, chạy ra khỏi vòng chiến, trong khi đó lực lượng ở giữa do đô đốc Kurita chỉ huy sẽ tiến về Leyte qua eo biển San-Beruardioo và lực lượng phía nam gồm có hai hải đoàn, một do đô đốc Nishimura chỉ huy, và một do đô đốc Shima chỉ huy, xâm nhập hải phận Mindanao và qua eo biển Surigao. Cuộc điều quân rất công khai. Nó sẽ thành công trong việc đánh lừa viên tư lệnh hạm đội Mỹ, đô đốc Halsey, dưới quyền đô đốc Nimitz cách đó 5.000 hải lý, tại Trân Châu Cảng. Ở phía Bắc. Đô đốc Ozawa gởi hết điện văn nầy đến điện văn khác mà không cần mã hóa cho đô đốc Shima, để dụ Halsey và phần lớn chiến hạm đang che chở bờ vịnh, về phía ông ta. Kurita tiến qua eo biển San Bérnardino. Ông bị phi cơ của hạm đội thứ 3 tấn công liên miên. Chiếc Musaski, chiếc thiết giáp hạm mới nhất và đẹp nhất của Nhật bị đánh chìm. Chiếc Yamato bị hư nặng, Kurita tháo chạy. Nhưng Nishimura lại xuất hiện trước eo biển Surigao. đô đốc Kinkaid, người chỉ huy hạm đội đổ bộ dưới quyền MacArthur, đưa các khinh tốc đỉnh phóng thủy lôi, các khu trục hạm và thiết giáp hạm với một hỏa lực cực mạnh ra chống cự. Nishimurabi tiêu diệt.

        Yên tâm với chiến thắng của Kinkaid và sự rút lui của Kurita, đô đốc Halsey đưa các mẫu hạm và thiết giáp hạm tiến lên chặn đánh hạm đội gài bẫy của Ozawa bỏ lại một phần của hạm đội đổ bộ của MacArthur (Kinkaid). Đấy là tất cả những gì quân Nhật mong ước. Đô đốc Kurita quay trở lại và thành công một trong những cuộc điều động phi thường nhất trong các trận hải chiến; ông vượt qua eo biển San Bernardino, nơi đây Kinkaid chỉ có thể đưa ra mười sáu hàng không mẫu hạm hộ tống và mười khu trục hạm ra chống cự. Phi cơ của ông cất cánh tấn công các đơn vị Nhật Bản. Nhưng khi thi hành xong nhiệm vụ trở về, phi cơ không thấy các mẫu hạm đâu cả. Chúng đã bị tiêu diệt phần lớn dưới cơn mưa hải pháo 457 ly — khẩu kính lớn nhất thế giới — của chiếc Yamato. Hết đường xoay sở, các phí cơ của hạm đội thứ ba phải đáp xuống các phi trường tạm bợ vừa được thiết lập trên bộ. Nhiều phi cơ bị vỡ tan ngoài các phi đạo. Nhiều chiếc khác trốn ra biển. Thật kinh hoàng. Kinkaid gọi Halsey tiếp cứu. Nhưng các điện văn không đến nơi được. MacArthur đứng trước một tình thế mới, bất ngờ. Ông nổi khùng giận dữ vì bị chạm phải hệ cấp chỉ huy. Chỉ có Nimitz, tại Trân Châu Cảng, mới có thể ra lệnh cho Halsey. Phải qua trung gian của ông ta. Sai lầm của Hoa thịnh đốn, luôn luôn cho rằng không cần bổ nhiệm một vị tư lệnh duy nhất. Hai hải đoàn trong cùng một trận đánh mà không có cùng một cấp chỉ huy ! Nhưng trời đã đứng về phe quân Mỹ. Đột nhiên, Kurita quay lui và vượt qua lại eo biển San Bernardino. Khi Halsey, sau cùng đã được báo động, quay trở lại với các chiến hạm to lớn của ông ta thì địch đã biến mất.

        Tuy nhiên trên bộ, quân Nhật chống cự bằng tất cả mọi phương tiện. Quân tăng viện được liên miên đưa đến. Phi cơ Nhật tấn công không ngừng nghỉ. Lần đầu tiên các phi cơ tự sát của các «phi công Thần Phong Kamikaze 1» xuất hiện. Cho đến khi chiến tranh chấm dứt, chung làm cho hạm đội của Nimitz khốn đốn không ít. Tướng Yamashita, Rommel Nhật Bản, người chiến thắng tại Tân Gia Ba có trách nhiệm phòng thủ Leyte, cho phổ biến một nhật lệnh chứng tỏ ý chí không nhượng bộ của Đông Kinh :«Nhật sẽ đánh trận quyết định số phận của quần đảo Phi luật tân tại Leyte».

        Ngày 26 tháng 12 năm 1944, Yamashita phải đầu hàng. Rất nhiều quân nhân thuộc quyền ông thích tự sát tại chỗ hơn là hàng phục. Trận đánh này đã để lại trên chiến trường Leyte 80.557 xác quân Nhật thối rữa dưới trời mưa và côn trùng đục khoét.

        Sau Leyte, MacArthur chiếm đảo Minđoro. Ông muốn dùng đảo này làm bàn đạp để sau đó tấn công Ludon nơi địch quân còn để dành lại các lực lượng cuối cùng. Marshall điện cho MacArtbur : «Hành động của ông tại Leyte và tại Mindoro là những hành động lão luyện của các bậc sư. Trận đánh tái chiếm Manille cũng không kém phần ngoạn mục. MacArthur không muốn để cho địch một phút nghĩ ngơi nào. Ông bắt đầu bằng cách thao túng địch mà không tung ra trận đánh. Các cuộc không tập, các cuộc đổ bộ giả trên các bãi biển khác nhau phía nam Ludon, các cuộc tập trung quân tại phía nam, các hoạt động của hải quân giữa Mindanao và Mindoro đã đánh lừa được sự cẩn trọng của tướng Yamashita. Ông này chờ đợi mot cuộc tấn công từ phía nam. Ông ta dàn quân sẵn sàng xung trận ở phía nam. Thế nhưng MacArthur lại đổ từ phía bắc tại Lingayen.

----------------
        1. Đọc : «Sấm Sét Thái Bình Dương» — Sông Kiên xuất bản — Sách đã phát hành.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #44 vào lúc: 24 Tháng Mười, 2019, 03:35:23 am »


        Ngàv 4 tháng 1 năm 1945 ông bước lên tuần dương hạm Boise. Chiến hạm chở ông bị phi công Thần phong Kamikaze và tàu ngầm tấn công liên miên làm như là quân Nhật biết có ông trên tàu Giả thiết rằng Yamashita biết như thế và ngờ vực ý định của MacArthur, thì cũng đã quá chậm để phản ứng. Đêm hôm trước ngày đổ bộ tại Lingayen ông tướng Có thể gợi ra lại hình ảnh một đêm khác, đêm ông thoát khỏi Corregidor. Trong suốt nhiều giờ, ông đứng sững trên đài chỉ huy, mắt nhìn chăm chú vào một đường vô hình nơi bầu trời tối đen như mực tiếp giáp với mặt biển. Đằng kia, bình minh ngày 9 tháng 1, bờ biển phía nam Ludon dần dần hiện rõ. Một lần nữa, MacArthur đồ bộ với đợt xung phong thứ ba. Quân Nhật hoàn toàn bị bất ngờ. Họ bị đẩy lui mau lẹ. Họ lùi nữa, bị tấn công từ hậu tuyển bởi các lực lượng du kích từ nhiều tháng qua đã sửa soạn bắt tay hành động. Người ta có thể nói đến sự tháo chạy tán loạn của Nhật Bản cho đến tận Tarla. Nhưng tại đấy, địch quân phản ứng. Một cuộc phản công vào cạnh sườn sư đoàn 161 bộ binh chút xíu nữa là phá vỡ sự thuần nhất của quân Mỹ. Đích thân MacArthur đến chỗ chiến trận sôi bỏng này. Sau cùng quân Nhật hụt hơi rồi để bị tiêu diệt tại chỗ.

        Trận chiến tại Ludon đột nhiên bị đe dọa vì một quyết định bất ngờ của Hoa thịnh đốn. Bảy mươi dương vận hạm chở quân của MacArthur phải được gọi về Cựu Kim Sơn. Chúng được chỉ định đến yểm trợ quân Nga vốn đang chuẩn bị tuyên chiến với Nhật và tham dự vào giai đoạn chót của cuộc chiến trên Thái Bình Dương : đổ bộ xâm chiếm lãnh thổ địch. MacArthur phản đối vì công cuộc tiếp liệu cho Lingayen bị đe dọa. Do đó ông quyết định tấn công gấp mặt nam. Ông đổ bộ lên Olongapo, trên bờ biển phía nam của bán đảo Bataan và lên Nasugbu, phía nam vịnh Manille. Thủ đô bị kẹp giữa hai gọng kềm sẽ phải mau lẹ nhường bước. Ngày 4 tbáng 2, MacArthur  tiến vào thành phố. Ông phải chiến đẩu trên các đường phố cho đến cổng khách sạn Manila Hotel. Ông phải chiến đấu trong phòng khách, trên cầu thang, tại mỗi tầng lầu. Khi lên đến chiếc sân thượng của ông, vào các căn phòng nhà ông, ông tìm thấy xác một đại tá Nhật tự mổ bụng chết. Bàn ghế tủ giường, vật dụng trang trí, đồ kỷ niệm, các độc bình hoàng gia do Thiên hoàng Nhật Bản tặng thân phu ông đều làm mồi cho ngọn lửa. Thư viện của ông, trong đó có rất nhiều tác phẩm quí giá về nghệ thuật chiến tranh, đã biến thành tro bụi.

        Trong thành phố Manille được giải phóng, MacArthur  được hoan hô nồng nhiệt. Đám đông vĩ đại nhào theo bước chân ông, hò hét «Mabuhay ! Mabuhay!» tên ông đọc theo tiếng Mã Lai. Ngày 18 tháng 2, Bataan và Corregidor được tái chiếm. MacArthur chiến thắng trở về như ông đã hứa, Ngày 28 tháng 6, ông có thể viết : «Các đoàn quân phía bắc và phía nam của chúng tôi đã tiếp giáp nhau. Phần còn lại của các đơn vị địch bị kiệt sức đã bị đẩy lùi vào rừng núi hoang vu, bị cắt đứt hẳn với mọi đường giao thông và với mọi khả năng tiếp tế. Ngoại trừ vài cuộc hành quân đơn độc, trận đánh tai Ludon đã kết thúc. Toàn diện hòn đảo, với tám triệu dân, đã được giải phóng.»

        Cuộc chinh phục vùng phía nam Phi luật tân hoàn tất, MacArthur bị lấy mất một phần của hạm đội được đặt dưới quyền chỉ huy của ông, và hiện sắp yểm trợ các cuộc tấn công của Nimitz tại Okinawa và tại Iwo-Jima. Nhưng ngược lại, ông thừa hưởng lộ quân X đồn trú tại Hạ uy di. Ông mau lẹ thi hành kế hoạch hành quân chót, tái chiếm Borneo và toàn bộ các đảo Indes thuộc địa của Hòa Lan (quần đảo Nam Dương). Các đơn vị quân Úc dưới quyền chỉ huy của Tướng Blarney càn quét Borneo. Sự chống đối của người Anh về quyền tư lệnh tối cao của MacArthur khiến cho ông bỏ mặc cho các thuộc địa Hòa Lan ung thối tại chỗ và tán trợ, mặc dầu ý ông không muốn, cho sự nắm quyên của lãnh tụ cộng sản Soekarno.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #45 vào lúc: 24 Tháng Mười, 2019, 03:36:44 am »

           
*

*      *

        Nhật Bản đang ở bên bờ vực thẳm. Đại sứ Nhật tại Mạc tư khoa nhờ «nước Nga trung lập» xin Hoa Kỳ cho biết điều kiện ngưng bắn và hòa bình. Molotov cho Đồng Minh biết rằng Nhật đang chuẩn bị lãnh phát súng thi ân. Đã đến lúc Mạc tư khoa can thiệp nhưng với võ khí trong tay và đứng về phe Đồng Minh chiến thắng, điều này đã làm cho MacArthur nổi cơn lôi đình mà từ bắc chí nam Thái Bình Dương, đâu đâu cũng nghe nói đến. Ông viết; «Không có một tí lý do nào cho phép Nga Sô len lỏi vào cuộc chiến tranh vào phút chót... và đưa ra những yêu sách vô lý...» Một phái bộ Nga Sô do Tướng Derevyanko đến đóng tại Manille, nơi MacArthur hấp tấp chuẩn bị cho cuộc tấn công tối hậu vào Nhật-Bản. Ông chủ xướng một cuộc đồ bộ khổng lồ lên đảo Kiou-Siou.

        Ngày đổ bộ đã được ấn định : 1 tháng 11. Tên của kế hoạch hành quân là «Olympic».

        Cùng trong thời kỳ đó, một hội nghị giữa các quốc trưởng Đồng minh được tổ chức tại Potsdam. Truman và Atlee — kế vị Roosevelt và Churchill — đưa cho Nhật một tối hậu thư : «Đây là những điều kiện của chúng tôi... Chủ quyền của Nhật sẽ được giới hạn vào bốn đảo Hondo, Hokkaido, Kiou-Siou và Shikok..» quân lực Nhật bị giải giới... các tội phạm chiến tranh, sẽ bị xét xử và trừng phạt theo luật chiến tranh...»

        Bản tuyên bố kết thúc bằng những từ ngữ kinh hồn, chtra bao giờ con cháu của Thái Dương Thần Nữ được nghe nói : «Điều khác đề chọn lựa không có gì khác hơn là sự hủy diệt toàn bộ và mau lẹ nước Nhật.» Vậy thì Nhật Bản phải lựa chọn : hoặc là đầu hàng vô điều kiện, hoăc là bị san bằng.

        Tại Potsdam người kế vị Roosevelt tìm cách làm cho lương tâm mình thoải mái. Trong tầm mức tuyệt đại bí mật, ông muốn được sự đồng ý của Đồng mình để xử dụng quả bom nguyên tử mà sự thí nghiệm cho nổ thử tai Alamogordo đã hoàn toàn thành công. Thứ võ khí mới này, do Robert Oppenheimer chế tạo theo các công trình tách rời nhân nguyên tử của Joliot- Curie, có khả năng chấm dứt cuộc chiến tranh ngay lập tức, các nhà bác học bảo, và cứu thoát được một số sinh mang đáng kể. Môt ủy ban được giao cho viêc nghiên cứu sự xử dụng quả bom đã trả lời :

        — Phải xử dụng quả bom càng sớm càng tốt.

        — Tốt hơn là đánh các đại trung tâm sản xuất cho chiến tranh.

        — Không nên ra tối hậu thư cho Nhật về sự xẻ dụng một võ khí mới và có hiệu quả giết người khủng khiếp.

        Dường như MacArthur không được tham khảo về việc xử dụng quả bom nguyên tử. Ông vẫu ôm kế họach đổ bộ của mình. Ông tính rằng ưu thế về quân số và chiến cụ của quân lực Mỹ sẽ chiến thắng những cơn chồi dậy cuối cùng của sự điên cuồng Nhật Bản. Niềm tin của ông càng lớn lao hơn khi mà Hoa thịnh đốn đã tăng cường quyền uy của ông và Nimitz không còn có thể tiếp tục cuộc chiến của riêng ông mà không đếm xỉa gì đến người ban láng giềng nữa. Nhưng một lần nữa, MacArthur chỉ trích Hải quân. Kế hoạch chiếm đóng Nhật do Nimitz đề nghị mong rằng sự kiềm soát của Đồng minh sẽ do Hải quân đảm trách : kiểm soát các hải cảng, kiểm soát các «phi trường có thể hoạt động nằm không xa các địa điểm chiến hạm bỏ neo».

        MacArthur đập tan kế hoạch được gọi là «Campus» này ra từng mảnh :«Lực lượng hải quân hình như không được chỉ định để thực hiện các cuộc hành quân chiếm đóng sơ khởi trong một xứ thù nghịch mà các sư đoàn bộ chiến còn chưa bi suy xuyển. Công cuộc chiếm đóng các lãnh thổ rộng lớn bao gồm các cuộc hành quân đặt nền tảng chủ yếu trên sứ mạng của lục quân. Công cuộc chiếm đóng phải được đặt trên các căn bản chiến thuật lành mạnh, mỗi binh chủng phải chu toàn sứ mạng thích nghi của mình. Tôi tin tưởng vững chắc rằng một chủ thuyết quân sự lành mạnh bởi công cuộc chiếm đóng phải được thi hành bằng sức mạnh, để ta có thể áp đặt ý chí và tranh các biến cố có thể phải đưa đến các biện pháp tương ứng nghiêm trọng.» Không quan tâm đến những rắc rối dây dưa mãi giữa Hải quân và Lục quân, Tướng Không quân Arnold, lệ thuộc trực tiếp Hoa thịnh đốn, tiếp tục công trình phá hủy của ông. Những trái bom của ông «hòa tấu» nhịp nhàng và bi thảm với các từ ngữ trong tối hậu thư tại Potsdam. Các pháo đài bay B29 đặt căn cứ trên quần đảo Mariannes đã thẹc hiện hơn một ngàn hai trăm phi xuất mỗi tuần : chúng oanh lạc các thành phố, hải cảng, đường giao thông. Đảo Kiou-Siou bị cày nát thật sự. Nó phải chịu đựng hơn sáu ngàn cuộc không tập.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #46 vào lúc: 24 Tháng Mười, 2019, 03:37:27 am »


        Nhưng tại Đông Kinh, các quân nhân, bị cuồng tín hóa, không chịu buông vũ khí. Họ thích chết hơn là đầu hàng. Tuy nhiên Thiên hoàng đã cho biết rằng xin đình chiến mới là khôn ngoan. Dân tộc Nhật đau khổ đã đủ rồi. Khung cảnh hỗn loạn ngày càng gia tăng hơn tại Đông Kinh lúc đó đã bị hủy diệt hơn hai phần ba. Một quân đội không có phi cơ, một vài chiếc hiếm hoi còn bay được thì đã lỗi thời, và không có hải quân, vừa bị mất tại Okinawa chiếc thiết giáp hạm lớn nhất và cuối cùng, chiếc Yamato, của hạm đội ? Tại mặt trận Vân Nam và Miến Điện tướng Umezu đang dậm chân tại chỗ. Cuộc tấn công của ông bị chặn đứng và lâm vào thế kẹt. Thiên hoàng đã thuyết phục được ông Tổng trưởng Chiến tranh, Yonai, và Ngoại trưởng Togo, về tính cácb tuyệt đối cần thiết phải xin hòa bình.

        Tổng Thống Truman đã quyết định. Trái bom sẽ nổ. Mục tiêu : Hiroshima, Kokura, Niigata hay Nagasaki. Mệnh lệnh đã được chuyển đến cho không quân tại Thái Bình Dương, cho Tướng Arnold:

        «Không đoàn 509 thuộc lực lượng Air force thứ 20 sẽ ném quả bom đặc biệt đầu tiên ngay khi thời tiết cho phép thực hiện cuộc oanh tạc bằng mắt thường, kể từ ngày 3 tháng 8 năm 1945, xuống một trong các mực tiêu đã được lựa chọn...»

        Chỉ huy trưởng không đoàn 509, chính là Đại tá Paul Tibbets. Phần ông thì được biết tính chất của trái bom và sứ mạng chính xác của ông. Các sĩ quan khác, phi công và cơ khí riêng thì không biết. Họ tin rằng quả bom chỉ lớn hơn loại thường lệ đôi chút hay mạnh hơn đôi chút... Nội vụ được bao phủ bởi màn bí mật tuyệt đối cho đến ngày «J».

        Ngày 6 tháng 8 năm 1945 trên chiếc oanh tạc cơ B-29 mang tên Enola Gay, Đại tá Paul W.Tibbets, cất cánh lúc bình minh từ phi trường trên đảo Tinian, trong quần đảo Marshall, ông hướng về phía Nhật Bản. Lúc đó là 8 giờ. Chiếc В 29 bay ở cao độ 8000 thước. Trong vài phút nữa, ông sẽ đạt đến cao độ thả bom thuận lợi, mục tiêu, cũng rất thuận lợi : Hiroshima.

        Nằm trên đảo Hondo, đảo lớn nhất của quần đảo Nhật Bản, Hiroshima là thành phố thứ tám của Nhật Bản. Trong thời kỳ bình thường, dân số của thành phố lên đến 365.000 người, Vì các cuộc di tản, 240.000 người còn sống tại đó. Thành phố nầy được chỉ định bởi vì đó là thành phố sau cùng mà kỹ nghệ còn làm việc với năng xuất toàn diện cho chiến tranh và bởi vì bản doanh của đệ II lộ quân Nhật, có nhiệm vụ phòng vệ miền Nam, được đặt tại đây.

        Đến 9 giờ 15 đoàn trưởng phi hành đoàn mở nắp hầm bom và nhấn chiếc nút thả bom. Trái bom được thả đúng ngay xuống thành phố. Chiếc Enola Gay có một phút để tránh xa. Lúc bom nổ, toàn thể sinh vật và nhà cửa nằm dưới trung tâm chấn động sẽ bị xóa bỏ trên một diện tích năm cây số đường bán kính. Còn vài giây nữa và đây rồi, một quả cầu lửa vĩ đại tiếp theo là đám mây ghê rợn hình chiếc nấm bốc lên lóe lên cao trên bầu trời trong sáng. Nó lên cao đến 20.000 thước và đứng trên khoảng cách xa 500 cây số cũng còn thấy.

        Hiroshima, đó là cả một địa ngục.

        Trên phần lớn thành phố Hiroshima, sự sống đã dừng lại. Ngoài chu vi bất hạnh, hàng ngàn đàn ông, đàn bà, con nít, đang hấp hối. Họ bị phỏng da tàn khốc. Nhiều người bị hành hạ khủng khiếp đến chết. Những kẻ sống sót mặt mày méo mó, què quặt, điếc tai, mù mắt hay nổi điên. Tại Đông Kinh và trên thế giới, không ai hiểu được ngay tức khắc tầm rộng lớn của thảm họa. Lương tâm thế giới bị lay động. Sự sững sờ nhường chỗ cho sự phẫn nộ và kinh hoàng.

        Chính lúc đó Truman mới ngỏ lời với thế giới qua đài phát thanh : «Cách đây 16 giờ, một phi cư Mỹ đã ném một quả bom xuống Hiroshima. Chỉ riêng trái bom này cũng đã mạnh hơn 20.000 tấn chất nổ. Đó là một quả bom nguyên tử. Đấy là sự thể hiện sức mạnh của vũ trụ. Giờ đây chúng tôi có khả năng tiêu diệt mau lẹ và hoàn toàn tất cả mọi xí nghiệp sản xuất mà Nhật Bản có trên mặt đất, tại bất cứ thành phố nào.»

        Nhật Bản còn do dự chưa chịu đầu hàng. Ngay từ ngày 7 tháng 8, ngày hôm sau Hiroshima, Nga Sô tuyên chiến với Đông Kinh, trong khi đo người ta lập bản kết toán đầu tiên của thảm trạng. Các con số thống kê thật ghê rợn : trên tổng số 240.000 đến, 200.000 người chết tức là hơn bốn phần năm, đấy là vụ thảm sát tập thể vĩ đại nhất trong Lịch sử Nhân loại.

        Ba ngày sau, một vố thứ hai được giáng xuống : trái bom thứ hai được chỉ định thả xuống trung tâm kỹ nghệ Kokura. Điều kiện thời tiết xấu đã cứu thoát Kokura. Chiếc phi cơ tử thần đánh xuống, xa hơn, khu gia cư Utakami thuộc ngoại ô Nagasaki. Mục tiêu thật nhỏ, nhưng các cơ xưởng Mitsubishi đã bị hủy diệt, Trung tâm thành phố được một dãy đồi như một thành lũy che chở. Bảng kết toán tuy vậy cũng rất ghê rợn : 74.000 người chết.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #47 vào lúc: 25 Tháng Mười, 2019, 01:52:03 pm »

         

MacArthur ở trường Võ bị West Point năm 1903



MacArthur với tổng thống Roosevel (trái)



Với các lực lượng Mỹ trong cuộc tái chiếm Thái Bình Dương



- Tôi sẽ trở lại, MacArthur trở lại Phi Luật Tân.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #48 vào lúc: 25 Tháng Mười, 2019, 01:59:07 pm »

       

Phái đoàn Nhật đến soái hạm Missoul ký hiệp ước đầu hàng với MacArthur



Cao ủy toàn quyền MacArthur với Hoàng đế Nhật Hiro Hito



Cuộc gặp gỡ giữa tổng thống Truman và thống tướng MacArthur, tổng tư lệnh Cao ly



Một nét đặc biệt của MacArthurtrước nhiếp ảnh viên.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #49 vào lúc: 25 Tháng Mười, 2019, 02:05:11 pm »


*

*      *

        Từ tổng hành dinh tại Manille, MacArthur chứng kiến cuộc tiến quân của Nga vào Mãn Châu.

        Tướng Nhật Yamada có 780.000 quân. Đấy không phải là các binh sĩ tinh nhuệ : phần đông là lính trừ bị hay là tân binh trẻ được đào tạo cấp tốc. Hơn nữa họ được trang bị rất yếu kém. Quân dụng được gửi cho các mặt trận khác. Chỉ còn lại vài cao xạ phòng không D.C.A và rất ít chiến xa hạng nặng. Quá yếu thế hơn quân Nga, quân Nhật rút lui và đó là cả một cuộc tháo chạy. Thường dân bị quân đội bỏ lại dọc đường,

        Đằng sau quân Nga, quân cướp Mãn Châu và Mông Cổ gieo rắc kinh hoàng. Họ trả thù quân chiếm đóng Nhật Bản. Ho hãm hiếp đàn bà con gái. Giết đàn ông và chiếm lấy tất cả những gì rơi vào tay họ. Quả thật là cả một cuộc tắm máu. Trong số 100.000 người Nhật chạy trốn, 80.000 người bị giết. Hậu duệ của Thành Cát Tư Hãn làm cho danh tiếng khủng khiếp của tổ tiên họ tồn tại mãi mãi.

        Mười ngày sau khi mở cuộc tấn công, Tướng Yamada ký hiệp ước đình chiến. Một phần quân đội Nhật có thể chạy trốn qua Cao Ly sau khi vượt qua sông Áp Lục. Tù binh và số chiến lợi phẩm mà Nga đã bắt được thật đông đảo và to lớn. 1.000 phi cơ, 400 chiến xa xung kích, 2.500 xe vận tải, 1.300 đại bác, 300.000 súng cá nhân. Số tù binh lên đến 600.000 trong đó có 150 tướng lãnh. Quân Nga vượt sông Áp- Lục, chiếm đóng Cao Ly cho đến vĩ tuyển 38. Vào thời kéo theo đó, không ai biết rằng biến cổ này, vài năm sau, sẽ một cuộc chiến tranh thảm khốc sẽ làm cho binh nghiệp của MacArthur cáo chung.

        Ngày 22 tháng 8 quân Nga chiếm quần đảo Kouriles nằm về phía đông bắc đảo Hokkaido, một trong các đảo lớn của quần đảo Nhật Bản. Quân sĩ của tướng Mogưshi nhận được lệnh buông võ khí. Mệnh lệnh này xuất phát từ MacArthur vì từ Manille, ông đã bắt đầu điều khiển công cuộc đầu hàng của Nhât.

        Ngày 14 tháng 8, trong một hội nghị do Thiên hoàng triệu tập, một lần nữa Nhật hoàng tuyên bố tán thành hòa bình, ông đương đầu trực tiếp với chủ trương ái quốc cực đoan của các cố vấn quân sự của mình. Ông còn vượt khỏi cả giới hạn thẩm quyền bằng cách ra lệnh chấp nhận ngay các điều kiện của hội nghi Potsdam. Các cuộc chiến đấu dã man phải được chấm dứt.

        Buổi hội được tổ chức trong đêm tối, tại căn hầm trú ẩn сủа Hoàng cung. Tất cả các quân nhân đều mặc đai lễ huy hoàng, các nhân viên dân chính mặc lễ phục. Sự thanh lịch của y phục ấy không được tìm thấy trong giọng nói khi thảo luận. Cả một cuộc quần thảo thật sự đã xảy ra. Ai cũng cố la to hơn người bên canh. Thản nhiên, Thiên hoàng chờ đợi. Bế tắc. Thủ tướng Suzuki lên tiếng, ra lệnh giữ im lặng và tuyên bố : «Vì không ai đồng ý với ai cả, chúng ta hãy đặt mình dưới lời phán bảo thiêng liêng của Hoàng đế». Nhà vua mở lời. Tất cả nhân viên chính phủ và quân nhân đều quỳ mọp. «Tình hình của Đế quốc rất hiểm nguy từ bên trong cũng như bên ngoài. Thật là vô nhân đạo nếu còn bắt dân chúng chịu thêm nhiều đau khổ vô ích. Đã có nhiều sự khác biệt quá lớn lao giữa các kế hoạch do quân đội vạch ra để chinh phục Á châu và những gì đã xảy ra trong thực tế. Tôi đòi hỏi sự hợp tác của tất cả mọi người để làm cho chiến tranh chấm dứt bằng cách chấp nhận, nếu cần, các đề nghị do Đồng minh đưa ra ».

        Phiên họp kết thúc. Nội các rút lui trong thái độ câm lặng hoàn toàn. Tin tức được lan truyền trong giới quân sự cao cấp. Sự kích xúc được cảm nhận thật khó nhọc. Các sĩ quan tin rằng đã bị bỏ rơi, họ không hiểu được. Nước Nhật bại trận, hạ vũ khí trước kẻ thù trong khi vẫn còn hàng ngàn chiến sĩ còn sống và được võ trang đầy đủ. Họ không muốn tin điều đó. Một số không chịu tuân phục quyết định của Thiên hoàng. Đô đố Oniski, Tư lệnh phó Hải quân, tỏ ra gần như muốn nổi loạn công khai. Những lời ông phát biểu đều thật cay đắng và đầy vẻ đe dọa.

        Giữa Đông Kinh và Manille, trong lúc ấy, các điện văn vẫn được trao đổi. Suzuki bàn cải. Ông toan tính làm chuyện bất khả : xin được các điều kiện ít khắc khe hơn ; quân lực Nhật còn trên các lãnh thổ chiếm đóng xin rút về ngay và tự giải giới, để khỏi mất mặt trước các dân tộc Á Châu, các dân tộc mà Nhật Bản đã dạy cho biết rằng Á Châu của người Á Châu ; các tội phạm chiến tranh sẽ không bị truy tố và quân Đồng minh không chiếm đóng toàn thể lãnh thổ Nhật.
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM