Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 05:14:21 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Đời tình ái và binh nghiệp của thống tướng Mac Arthur  (Đọc 6598 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #30 vào lúc: 19 Tháng Mười, 2019, 06:48:05 am »


        Roosevelt cho MacArthur một thời hạn, nhưng đổi lại yêu cầu ông đưa vợ con đi lánh nạn Họ sẽ lên một tiềm thủy đĩnh sẽ đưa Tổng Thống Phi luật tân, Quezon, đến Hoa Kỳ. Bà MacArthur cảm thấy phiền lòng vì sự mặc cả này. Bà từ chối rời chồng. Bà từ chối làm cho các chiến sĩ thiếu mất sự an ủi mà sự hiện diện của bà mang lại cho họ. Một phụ nữ trong cơn biển động, thanh lịch và tươi cười, chính là chứng cớ sống động cho thấy rằng niềm hy vọng chưa bị mất hẳn. Tuy nhiên sau cùng MacArthur phải tuân theo lý lẽ của Hoa thịnh đốn. Ngày 1l tháng 3 năm 1942, bộ tham mưu của ông được thành lập, bộ tham mưu phục hận. Sutherland, Casey, Akin, Marquat, Willoughby đều được chỉ định. Cùng đi với ông tướng còn có trưởng phòng mật mã, Đại tá Shern, người mà quân Nhật không ngần ngại tra tấn nếu ông bị rơi vào tay họ, và Joseph Mc Micking, người biết rõ về quần đảo còn hơn là chính MacArthur nữa. Chỉ còn việc giao lại quyền chỉ huy Bataan và Corregidor cho Tướng Wainwright, MacArthur hy sinh ông ta một cách bất đắc dĩ. Chưa bao giờ một quyết định lại đau đớn đến như vậy đối với người chiến thắng trong tương lai tại Thái Bình Dương.

        Trong hoàn cảnh hiện tại, sự ra đi của ông Tướng mang tính cách một cuộc đào tẩu. MacArthur không đi đến Úc châu, ông trốn khỏi Phi luật tân. Tùy viên hải quân của ông, Trung úy John Bulkely sẽ kiềm soát lại tình trạng сủа bốn chiếc khinh tốc đỉnh phóng thủy lôi (PT. Boats) thuộc hải đoàn thứ 3, còn sót lại sau vô số các cuộc oanh tạc xuống hải cảng. Đấy là những chiếc thuyền gỗ mong manh được trang bị các động cơ Packard cực mạnh. MacArthur đã chọn chúng vì nhẹ và chạy mau. Chúng được chế tạo để đánh bất ngờ địch quân, phóng ra bốn thủy lôi vào địch và mau lẹ biến mất cũng như khi đến. Khốn thay, chúng ở trong tình trang rất tệ. Động cơ đã qua mệt mỏi. Chúng không còn quay được hết sức nữa. MacArthur nhún vai, dửng dưng, Corregidor hay các khinh tốc đỉnh kiệt quệ !

        Kế hoạch trốn thoát được thông báo cho Tướng Brett, tư lệnh căn cứ đồng minh được thiết lập phía bắc Úc châu. Giai đoạn một MacArthur phải dùng đường biển để đến phi trường Del Monte, vẫn còn nằm trong tay quân Mỹ tại phía nam Mindanao. Giai đoạn hai Ba pháo đài bay do Brett gởi đến sẽ chở ông và đoàn tùy tùng đến Darwin : Brett xin sự giúp đỡ của Đô Doc Herbert Fairfax Leary, ông này vừa mới nhận được nửa tá pháo đài bay mới. Đô đốc không chịu rời xa các phi cơ của ông. Ông cần chúng cho hải quân. Brett khẩn nài. Ông nại ra tầm quan trọng của sứ mạng phải hoàn thành. Sau cùng Leary nhượng bộ. Ông cho mượn một pháo đài bay không thể được giao cho sứ mạng nào nữa và trong tình trạng cũ kỹ sắp sửa được quăng vào đống sắt vụn.

        Trong đêm 11 tháng 3. MacArthur đi về phía hải cảng nhỏ bé tại Corregidor, không còn được xử dụng nữa từ nhiều tuần lễ rồi. Bốn chiếc khinh tổc đỉnh bỏ neo giữa đống đá hỗn độn của chiếc đập bị vỡ tan. Thời tiết thuận lợi. Những đám mây dày bao phủ bầu trời làm cho bóng đêm đen tối hơn. Nhiều bạn bè hộ tống ông Tướng và bộ tham mưu của ông. Họ giữ im lặng. Giữa đám dông ấy Jean và cậu con trai Arthur (lúc đó được bốn tuổi) bước đi, cậu bé không hề đặt câu hỏi về các biến cố. Cậu đã trông thấy nhiều đến mức không còn biết sự sợ hãi, nỗi âu lo bắt đầu và kết thúc tại đâu. Cậu chỉ biết có một điều, đó là người ta đang rời khỏi địa ngục. Ông Tướng ra những mệnh lệnh cuối cùng cho Wainwright. Cuôc chiến đấu phải tiếp tục cho đến hơi thở cuối cùng ! Giọng ông vẫn giữ vẻ điềm tĩnh thường lệ. Bao nhiều là ngang tàng trấn áp những người chung quanh cũng không dấu được nỗi lo âu về cơ may thành tựu của chuyến hành trình sắp được bắt đầu. Mặt biển đầy tàu bè của Nhật. Trung úy Bulkely dự liệu chạy theo đội hình sát cận để ít bị lộ liễu hơn. Trong trường hợp có báo động nguyên tắc là mạnh ai nấy lo.

        MacArthur để cho bộ tham mưu của ông bươc lên tàu trước tiên. Sau cùng giờ chia tay đã đến. Ông Tướng siết tay Wainwright thật lâu. Ông này không giấu được niềm xúc động. Ông biết mình bị hy sinh. Ông bị giao cho sự thù hận ngày càng lớn lao của một đối phương tin chắc rằng sự chống cự của các vị anh hùng sẽ chấm dứt và lúc đó những người này sẽ trả giá bằng những khổ đau được đo lường một cách khôn ngoan cho lòng can đảm và sự hy sinh quên mình của họ. Nỗi thống khổ của họ được ghi vào lịch sử chiến tranh dưới nhan đề «cuộc hành trình của thần chết1

-------------------
        1. Về những nối khổ của tù binh chiến tranh đồng minh và sự tàn ác vô tiền khoáng hậu của Nhật, xin đọc : «TUYỀN ÚY MIỀN ĐỊA NGỤC NHẶT BẢN...» Sông Kiên sẽ xuất bản.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #31 vào lúc: 19 Tháng Mười, 2019, 06:48:36 am »


        Wainwright lộ vẻ nóng nảy trong thoáng chốc. Cái bắt tay kéo dài là thời giờ quí báu đã trôi qua. Và rồi, ông chẳng phải là vị tư lệnh hiện tại đó sao ? Những xúc động quá mạnh làm cùn nhục các quyết định. MacArthur cầm lại tay ông :«Tôi sẽ trở lại», ông nói. Đấy không phải là một lời hứa mà là một lời thề. Ông Tổng tư lệnh Quân lực Đồng minh tương lai tại Thái Bình Dương, từ nay chỉ có lời thề này trong đầu óc. Lời thề ấy sẽ dẫn đạo tất cả chiến lược của ông. Sự chu toàn lời thề ấy bất chấp các chống đối hay sự diên trì của Hoa thịnh đốn, sẽ đưa ông đến Đông Kinh trong tư cách người chiến thắng.

        MacArthur bước lên chiếc khinh tốc đỉnh số 3. Máy đã nổ. Với tốc độ 30 hải lý một giờ, đoàn tàu hướng về phía đảo Mindora, ở phía nam. Mây rất thấp. Biển động. Hải hành theo đội hình sát cận thật khó khăn và nhọc nhằn. Trước khi thấy một nhóm đảo hoang ít lâu, nhóm đảo Cuya, bóng các tuần dương hạm Nhật hiện ra giữa trời và biển. Lệnh quay về bên phải được ban ra. Sự điều động đổi hướng đã giúp cho đoàn tàu tránh xa lộ trình của chiến hạm địch, nhưng cũng làm các khinh tốc đỉnh rời xa nhau. Chiếc số 2 liền đụng đầu ngay với một khu trục hạm lạ. Một chiến hạm Nhật, không còn ngờ gì nữa. Thủy lôi sẵn sàng. Lệnh khai hỏa sắp được ban hành thì phần phía trước của cái được gọi là «khu trục hạm» ấy xuất hiện, trên chân trời lúc đó bắt đầu ửng sáng, vóc dáng MacArthur nổi bật, đồ sộ. Tại nhóm đảo Cuya, đoàn tàu tập họp lại. Người ta chờ đợi vô hiệu một tàu ngầm bạn đến, với nhiệm vụ đảm bảo an ninh cho đoàn người đào thoát trong hải phận Mindanao. Chiếc tàu ngầm không đến nơi hẹn. Họ lại khởi hành. Biển mỗi lúc một động dữ. «Ta có cảm tưởng như đang ở trong một bình lắc rượu cốc tai», ông tướng nói, không muốn làm mất vẻ trầm tĩnh và óc hài hước của mình.

        Một lần báo động thứ hai đã làm đoàn tàu đứng sững bất động. Động cơ được tắt. Lần này nữa, những người trốn thoát Corregidor lại qua được mà không bị nhận thấy. Những thủy thủ canh đêm của Nhật chắc lầm tưởng họ là những ngư phủ Phi luật tân. Mindanao đây rồi ! Hai khinh tốc đỉnh trong số bốn chiếc đến được mục tiêu. Một chiếc bị bỏ rơi bởi vì hết xăng. Chiếc chở Willoughby lạc đường, hoa tiêu không biết rành lắm về các bờ biển những quần đảo phía nam. Sau cùng tất cả đều quây quần chung quanh MacArthur tại Del Monte. Họ thấy chiếc pháo đài bay cũ rích của Tướng Brett đáp xuống, MacArthur gởi trả nó lại về căn cứ ngay lập tức. Người can thiệp với Đô Doc Leary không còn là tướng Brett nữa mà là Hoa thịnh đốn, đô đốc phải nhượng bộ. Ông ta phải miễn cưỡng phái ba pháo đài bay rời khỏi không đoàn của ông với lệnh đến Mindanao để chở các vi anh hùng tại Phi luật tân về.

        Thời gian chờ đợi các pháo đài bay của hải quân kéo dài ba ngày. Ba ngày trong đó các khu trục cơ Nhật được báo động, đã gia tăng gấp bội các cuộc không thám với hy vọng chặn bắt được các phi cơ Mỹ. Phải nói rằng, trong rừng rậm, tin tức lan truyền thật nhanh. Bộ tư lệnh tối cao Nhật không phải là không biết có sự hiện diện сủа MacArthur. Mọi chuyện đều được làm để bắt ông cho được. Một sợi dây treo cổ đã sẵn sàng ở Đông Kinh để chờ đợi người lãnh đạo công cuộc phòng thủ Phi luật tân.

        Ngày MacArthur đặt chân lên lãnh thổ Úc châu tại Batchellor, gần Darwiti, phi cơ địch đã tưới bom 250 kí lô lên thành phố. Đấy là một lời cảnh cáo Úc châu. Quân Nhật muốn tiẽp tục theo đuổi cuộc tấn công tận bên kia Tân-Guinée, mà họ đã chiếm phần phía bắc để cắt đứt đường giao thông giữa Úc châu và Hoa Kỳ và sau đó để tấn công vào Úc trong tình trạng gần như không được bảo vệ ngỏ hầu xứ này không thể trở thành một căn cứ của Mỹ có thể xuất phát các cuộc tấn công vào những cứ điểm của Nhật tại miền Nam.

        Vừa mới đặt chân xuống Darwin, MacArthur quyết định đi Melbourne để tiếp xúc với chính phủ Úc. Mục tiêu cấp thời của ông là tập họp ngay một sư đoàn, nắm quyền chỉ huy và trở lại Phi luật tân. Ông đã hứa với Wainwright là sẽ trở lại giúp ông ta. Lời hứa của người quân nhân nơi ông sẽ được giữ đúng. Suy cho cùng, công cuộc phòng thủ Úc châu chính là nằm tại Bataan và Corregidor. Ông tin chắc như thế.

        Trong chuyến hành trình bằng xe lửa dài 2500 cây số qua sa mạc và rừng rậm miền trung Úc châu, ông được Tướng Marshall viếng thăm, ông này nói thẳng hết sự thực. Ông ta thắng bớt sự bồng bột của ông Tướng. Để tự vệ, Úc châu chỉ có độc một sư đoàn. Không lực thì gồm các phi cơ lỗi thời, được vá víu qua loa bằng «kẹo cao su và dây nhợ». Mọi hy vọng tiếp cứu 25.000 người đang cố thủ ngọn núi đá Corregiđor và dãy núi Bataan đều bay bổng, tiêu tan. Ngoài ra, MacArthur thấy mình đang đứng trước một kế hoạch phòng thủ Úc châu vô vọng. Một phòng tuyến từ Brisbane đến Adelaide giới hạn vùng phải được bảo vệ. Vùng này là một thứ quả tim của xứ sở với các thành phố lớn Melbourne, Sydney, và Canberra. Phần còn lại, Nam Úc châu, Tây Úc và Queensland sẽ biến thành tiêu thổ và bỏ lại cho quân xâm lăng.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #32 vào lúc: 20 Tháng Mười, 2019, 03:35:38 am »


        MacArthur nhìn vấn đề với sự táo bạo hơn và chắc chắn là với óc thực tiên hơn. ông sẽ bảo vệ Úc châu từ bên ngoài biên giới của nó. Mục tiêu của ông là đập vỡ guồng máy xâm lăng khổng lồ của Đông Kinh. Không những chỉ là giữ vững cứ điểm mà còn tấn công, ngay cả với các lực lượng yếu kém hơn. Ông sẽ cho xây dựng một căn cứ xuất phát vững chắc trong vùng đông nam Tân-Guinée tại Port Moresby trên bờ Biển San Hô. Nằm giữa đoàn quân viễn chinh của ông và của quân Nhật là dãy trường sơn kinh khủng «Owen Stanley» (cao 4000 thước) mà quân Nhật chỉ có thể vượt qua với giá các nỗ lực và tồn thất quan trọng. Tại Melbourne, MacArthur được dân chúng tiếp đón như một quốc trưởng. Người ta hoan hô ông, ném hoa vào ông. Tất cả hy vọng của xứ này đều hướng vào ông. Kể hoạch của ông được chấp thuận. Nước Úc sẽ hoàn toàn giúp đỡ ông. Khốn thay, một tin tức bi thảm, không làm ai giật mình, đã làm ông Tướng bối rối xúc động Bataan đầu hàng ngày 9 tháng 4, Corregidor một tháng sau, ngày 6 tháng 5 năm 1943. Phải bắt đầu lại từ số không. Ngày 8 tháng 5, ông viết cho Tổng Thống Roosevelt. «Sự thất thủ Corregidor và sự sụp đồ của công cuộc kháng cự của người Phi luât tân, cũng như sự thảm bại tại Miến Điện, đã tạo nên một tình thế mới. Ít ra là hai sư đoàn địch và tất cả không lực cho đến nay vẫn bị cầm chân tại Phi luật tân, nay được rảnh tay để thực hiện các sứ mạng khác, Quân chiếm đóng tại Mã Lai và Nam Dương có thể được tập hợp lại do sự kiện là cảm tình của dân bản xứ dành cho quân Nhật khiến cho việc duy trì những đoàn quân lớn trở nên vô ích. Hạm đội Nhật chưa xung trận và sẵn sàng tham dự cuộc tấn công mới. Một hành động sơ khởi của địch đã được bộc lộ về phía Tân-Guinée và trên các trục giao thông giữa Hoa Kỳ và Úc châu. Các biến cố đã tung ra trong vùng tây Thái Bình Dương một tiềm lực quân sự địch kinh khủng và nguy hiểm. Ít có hy vọng cho thấy tình thế sẽ vẫn bất động.

        Tôi không nghĩ rằng quân Nhật sẽ tung ra cuộc tấn công qui mô nhằm vào Ấn Bộ, vào lúc này (đây chính là mối ưu tư của Churchill). Chắc chắn là địch có khả năng làm điều đó, nhưng họ sẽ có lợi hơn nếu hoãn lại một hành đông như thế. Trái lại, một cuộc tấn công về phía nam có thể tựa vào một loạt các căn cứ mà họ đã sửa soạn. Nó cho phép tập hợp tất thảy hải lực và không lực, đây không phải là trường hợp một cuộc tấn công về phía Ấn Độ .

        MacArthur giải thích rằng Nhật Bản không có lợi gì mà chia hai hạm đội của họ. Họ phải hoàn tất công cuộc chiếm Tân-Guinée. Họ sẽ tìm cách đánh Port Moresby. Chính tại đó, trên một chiến trường do ông chọn lựa, mà MacArthur phải chờ đợi quân Nhật. Quyết định của MacArlhur tối quan trọng. Nó sẽ ảnh hưởng đến toàn thể cuộc chiến tranh trên Thái Bình Dương.

        Cũng như đối với các quyết định quan trọng khác, quyết định này cũng bị nhiều tiếng chỉ trích gièm pha. Họ nhận xét rằng ông Tổng Tư lệnh không có đủ phương tiện chặn đứng cuộc tiến quân của Nhật. Thiếu hàng không mẫu hạm, thiếu đạn dược, thiếu địa điểm huấn luyện du kích chiến, thiếu phi trường cho các phi cơ có tầm hoạt động xa và trung bình mà ông sẵn có trong tay. Nhất là thiếu bộ binh ! Người Úc vừa phái một sư đoàn qua Phi châu. Sư đoàn đang tham chiến tại Tobrouk1. Phải là có phép lạ thì hải quân Anh mới có thể đưa sư đoàn nầy ra khỏi trận đánh và mau lẹ gởi trả về Úc châu.

        Với riêng Tổng Thống Roosevelt, MacArthur xin tăng viện.

        «... Lãnh thồ phải phòng thủ rộng lớn, và phương tiện giao thông ở đấy lại quá bất ổn, đến nỗi địch quân vốn đã hoàn toàn có tự do di chuyển trên mặt biển, nay lại ở trong tình trang hết sức lợi thế. Do đó tôi ước tính rằng điều quan trọng chủ yếu cho công cuộc phòng thủ xứ này là tăng cường hạm đội bằng cách gởi đến hai hàng không mẫu hạm, tăng cường không lực bằng số lượng từ 800 đến 1.000 phi cơ chiến đấu, tăng cường lục quân bằng một quân đoàn quân Mỹ gồm ba sư đoàn có khả năng mở các cuộc hành quân thế công. Chúng ta phải lo nghĩ đến tương lai nếu không chúng ta sẽ lại bị vượt trội thêm một lần nữa.»

        Ông tướng có uy tín rất lớn đối với tòa Bạch Ốc. Khốn thay, thật khó cho ông trong việc thuyết phục Tổng Thống Hoa Kỳ rằng công cuộc tái chinh phục Thái Bình Dương không nên bị xem thường và không thể đến sau sự chiến thẳng nước Đức.

        Trong tháng 7, không lực của ông được thành lập. Roosevelt phái đến cho ông nhiều cộng sự viên quí giá. Một tướng lãnh Anh quốc, Sir Thomas Blamey chỉ huy lục quân. Stephen Chamberhn cầm đầu phòng 3. Và tướng George C. Kenney, tư lệnh không lực. Ngay khi mới đến, ông này thanh sát các không đoàn. Trong tổng số sáu mươi hai chiếc B-17 của ông chỉ có năm chiếc là ở trong tình trang có thể cất cánh được. Những chiếc khác bị hư hỏng vì thiếu phụ tùng. Chỉ trong vòng vài tuần lễ, Kenney đã thành công trong việc sữa chữa lại tất cả. Cuộc không tập đầu tiên nhằm vào căn cứ Nhặt Bản tai Rabaul trong tháng 8 đã gây cho địch một nỗi kinh ngạc lớn lao.

-------------------
        1. Đọc : «ROMMEL, CON CÁO GIÀ SA MẠC». Sông Kiên xuất bản. Sách đã phát hành.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #33 vào lúc: 20 Tháng Mười, 2019, 03:36:08 am »


        Ta có thể nói về MacArthur rằng ông là một nhà chuyên chế giàu có tham chiến trong khung cảnh sang trọng. Nếu ông luôn luôn ăn mặc giản dị và sạch sẽ, thì đấy là chỉ sự làm đỏm của một ông lãnh tụ trong bất cứ trường hợp nào cũng muốn bảo đảm giá trị của con người. Cuộc chiến tranh của ông, trái lại được gọi là «cuộc chiến tranh hủy diệt», «những trận đánh của Cendrillon». Tổng hành dinh của ông tại Brisbane được đặt trong một dãy nhà cây. Bản doanh tại Moresby lúc đầu đặt dưới một căn lều vải. Port Moresby là gì với những căn nhà sàn nhỏ bé, với vài nhà công quán hiểm hoi, với ngư cảng tả tơi và các cảnh sát viên quấn xà-rong đó ? Người ta gọi đó là hảỉ cảng của những người thất lạc. Khi ông Tướng quyết định đến đóng bản doanh tại đó dường như ông không có vẻ hoàn toàn hợp lý. Đấy mà là điểm xuất phát của cuộc tấn công của Mỹ với mục tiêu sắp đến là Phi luật tân và xa hơn nữa, Nhật Bản đó sao ?

        Chính đó, thật vậy, là nơi mà MacArthur, ảo thuật gia, sẽ chứng tỏ những điều ông biết cách làm trong một tình trạng kinh tế khủng hoảng. Pat Casev đúng là con người ông cần đến. «Pat» sẽ xây cất các phi trường, ở phía bắc Úc châu, trong vùng gần bờ biển phía nam Tân-Guinée nhất, tại đầu mũi bán đảo Cap York để hỗ trợ Port Moresby. Ông ta đã thành công, trái với mọi sự mong đợi, trong việc mở bốn phi trường chung quanh Port Moresby, một dành cho các oanh tạc cơ có tầm hoạt động xa, một cho các oanh tạc cơ tầm trung hình và hai dành cho khu trục cơ. Sư phân tán này rất cần thiềt để tránh bị không quân Nhật đến tiêu diệt các không đoàn vừa được tổ chức lại một cách vột vã.

        Ngay 19 tháng 8, lại còn có thêm các phi đạo dự bị. Pat cũng đào các hải cảng, các hải cảng tại bán đảo Cap York và hải cảng Port Moresby để có thể tiếp nhận các chiến hạm Liberty-Ships.

        Nếu MacArthur là một «Đức ông» như người ta gán cho, thì chiến lược của ông, ngay từ đầu, đã sẽ không có những đặc điểm mà nó đã có và ngày nay người ta vẫn trích dẫn như là bài học kinh nghiệm. Với các phương tiện yếu kém của ông, một ông tướng đầy phương tiện, giàu có, sẽ không bao giờ chuyển qua thế tấn công. Ông thì dám. Ông dám làm và để tiết kiệm, ông sẽ cho tấn công bằng những bước nhảy, đánh bất ngờ địch quân những nơi nào địch không đề phòng. Các bước nhảy phát sinh bởi nguyên nhân là nhu cầu luôn luôn giữ cho quân đội được ở dưới sự che chở của không lực. Lục quân không bao giờ tiến xa hơn giới hạn tầm hoạt động của phi cơ và khi chiếm được một lãnh thổ, các phi đạo tạm thời lập tức được thiết lập kế bên. Đánh địch những nơi không có địch, đấy là một chủ thuyết được gợi ra từ sự quý trọng mạng sống binh sĩ của ông tướng. Ông kính trọng mạng sống vì bản chất của nó nhưng đồng thời cũng vì ông có ít quân quá. Ta sẽ thấy các cuộc tấn công của ông sẽ ít đắt giá về nhân mạng nhất trong cuộc chiến tranh trên Thái Bình Dương. Chiến thuật «nhảy ếch» như chính ông Tướng đã gọi, gồm có việc đặt chân dễ dàng lên một hòn đảo mà cuộc phòng thủ của địch có thể nói là không có gì cả. MacArthur bọc vòng trung tâm phòng thủ của đối phương, ông cắt đường giao thông của nó, ông cô lập nó và đặt nó vào tình trang hoăc tự đi đến chỗ kiệt sức bằng các cuộc phản công vô vọng, chống lại các lực lượng tổ chức chặt chê, hoặc chết dần mòn tại chỗ, hoặc đầu hàng vô điều kiện.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #34 vào lúc: 20 Tháng Mười, 2019, 03:41:15 am »


NGÀY TRỞ LẠI VÀ CHIẾN THẮNG VINH QUANG

        Ngay khi đến Úc châu, MacArthur đã phải chiến đấu. Như ông tiên cảm, quân Nhật cũng muốn đến đóng tại Port Moresby, một điểm chiến lược từ đó họ có thể, ngoài những việc khác, tấn công Úc châu hay ít ra cũng là kiềm soát sự ra vào lục địa này.

        Trong những ngày đầu tháng 5, nhiều dương vận hạm, được mẫu hạm nhẹ Soho, nhiều tuần dương hạm nặng và tiềm thủy đĩnh hộ tống, khởi hành từ Rabaul, căn cứ Nhật mạnh nhất tại nam Thái Bình Dương, và từ Bougainville, vừa mới được chiếm đóng. Chúng hướng về mũi đất xa nhất của Tân-Guinée gần tiếp giáp với quần đảo Salomon, các điểm chuẩn đã được chỉ định sẵn cho không quân Nhật. Vả chăng trên đường đi qua, quân Nhật đã đổ bộ lên đảo Tulagi với sứ mạng xây cất một phi đạo trong lúc chủ lực của hạm đội tiếp tục con đường hướng về Port Moresby.

        Chính tại Tulagi, hạm đội Mỹ, do đô đốc Fletcher chỉ huy, ông này đã cho thượng kỳ hiệu lên đỉnh tháp chỉ huy của hàng không mẫu hạm YortktoĩVĩii đã tự chứng tỏ sự hiện diện của mìn4 Him đội Mỹ gồm có một mẫu hạm khác nữa, chiếc Lexington, bảy tuần dương hạm nặng và các chiến hạm nhẹ. Phi cơ của mẫu hạm Yorktown tấn công tàu bè của Nhặt đang bỏ neo trong cửa biển Tulagi. Phóng ngư lôi hạm Kikusukì bị đánh chìm, nhiều hải vận hạm bị hư hahi, một tàu rà mìn trôi giạt đi mất. Phản ứng của Nhật đến ngay. Hải đoàn được phái đi chinh phục Port Moresby được yểm trở từ xa bằng một Hạm đội hùng hậu từ căn cứ Truk đổ xuống gồm có hai mẫu hạm nhe, Shokaku và Zuikaku, nhiều tuần dương hạm nặng và nhiều tàu phóng ngư lôi. Lần đầu tiên kể từ vụ Trân Châu Cảng, Nhật Bản và Hoa Kỳ đối mặt nhau. Một cuộc đối mặt vĩ đại trên những khoảng cách kinh khủng. Trận đánh xảy ra mà hai đối thủ không nhìn thấy nhau. Không lực hải quân lập tức lấn bước hải quân đích thực, phi cơ lấn bước chiến hạm. Trận thư hùng đầu tiên này hình dung trước những trận đánh sẽ xảy ra trong các tháng sắp tới.

        Các oanh tạc cơ của MacArthur đặt căn cứ tại Port Moresby cất cánh và bay đi tìm hạm đội Nhật. Ông tướng là người chủ xướng sự phối hợp. Không cần thỏa hiệp trước do linh tính, ta có thể nổi như vậy, ông yểm trợ không lực của hải quân. Các phi cơ của mẫu hạm Lexington cũng tuần tiễu dò kiếm nhưng không có kết quả. Hạm đội Nhặt biến mất. Tuy nhiên phía hạm đội Nhật, họ cũng cho phi cơ cất cánh đi tìm chiến hạm Mỹ. Sau cùng chiếc Soho bị tìm ra, bị tấn công và bị đánh chìm. Các phi công Nhật trả thù bằng cách tấn công một phóng ngư lôi hạm, chiếc Sims, và một tàu chở dầu, chiếc Neoshs. Nhưng, sáng ngày 7 tháng 5, các phi cư tụần thám Nhật và Mỹ đụng đầu nhau trên vùng biển bình yên của Thái Bình Dương. Rốt cuộc, phi cơ Mỹ khám phá ra vị trí hạm đội Nhật trong lúc người Nhật cũng tìm thấy hạm đội Mỹ. Kết quả của trận đánh đem lại đôi chút lợi thế cho phe Nhật : mẫu hạm Shokaku bị hư hại nhưng mẫu hạm Lexington bị đánh chìm và mẫu hạm Yorktown bị hư nặng. Số phi cư Mỹ bị mất lên đều 66 chiếc, của Nhật là 80. Bên Mỹ có 543 tử thương, Nhật 900 tử thương.

        Tại Đông Kinh Nhật tự cho là đã chiến thắng vẻ vang. Tại Hoa thịnh đốn người ta biểu dương sự vui vẻ. Thật ra trận đánh trên biển San Hô đã chấm dứt sự vững tin của Nhật vào sự bách chiến bách thắng vốn đi liền với các đoàn quân đổ bộ của họ trong mỗi cuộc chinh phục. Trên bình diện chiến thuật, quân Mỹ có thể ước tính rằng chiến thắng đã trở lại với họ bởi vì trong thực tế quân Nhật đã từ bỏ dự định chiếm Port Moresby bằng đường biển. Nhưng họ cho rằng có thể vượt qua trường sơn Owen Stanley. Cuộc hành quân do Tướng Horii cầm đầu, ông tướng Nhật đã đến một địa điểm xa nhất trên bộ trong cuộc chinh phục Thái Bình Dương. Dưới trời mưa, trong bùn lầy, bất chấp bệnh sốt rét và những khó khăn trong việc tiếp tế, không được yểm trợ bằng phương tiện cơ giới, binh sĩ của ông ta, gập người vì sức nặng của vũ khí, của đạn dược và lương thực mang theo, bi phi cơ đuổi bắn liên tục, ông ta thành công leo lên được đỉnh núi Imita. Từ đó Horii thấy biển. Ông ở trên cao chế ngự Port Moresby chỉ còn cách 32 cây số nhưng là nơi MacArthur đã cho bố trí một hệ thống phòng thủ vững chắc. Quân Úc chỉ còn chờ cuộc xung phong cuộc xung phong cuối cùng, «một đòn kinh khủng», đối thủ của MacArthur tuyên bố. Tướng Horii biết rằng không thể nào thắng trận được nữa. Mặc dầu vậy, ông đưa ra một thách thức với toàn thế giới mà giọng chua chát và giận dữ gia tăng gấp đôi.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #35 vào lúc: 21 Tháng Mười, 2019, 01:56:42 am »


        «... Chúng tôi chiếm giữ vững chắc đỉnh trường sơn... Từ ba tuần lễ nay, các đơn vị của chúng tôi đã vạch một lối đi ngang qua rừng rậm và các hẻm núi sâu thẳm và trèo lên không biết bao nhiều là núi non... Không có ngọn bút nào lẫn lời nói nào có thể mô tả đúng những gì chúng tôi phải chịu đựng... Chúng tôi sẽ giáng một đòn búa bổ kinh khủng xuống cứ điểm Port Moresby... Song le nhiều binh sĩ của chúng tôi chưa phục hồi được sức khỏe...»

        Quân Nhật vừa đánh vừa lùi nhưng không bị đánh bại. Tuy nhiên, họ toan đánh một đòn trong vịnh Milne, tại mũi đất xa nhất của Tân-Guinée. Họ đổ bộ với chiến xa nhẹ, hy vọng đi ngược lên phía tây bắc, dọc theo bờ biển, cho đến Port Moresby. Một sự ngạc nhiên tàn khốc đang chờ đợi họ. Trong sự bí mật hoàn toàn, vài ngày trước, MacArthur đã phái đến vịnh Milne lữ đoàn 7 và 8 quân Úc. Một trận đánh tiêu diệt được tung ra. Thật hung bạo. Quân Úc chỉ bắt được có ba tù binh. Phần quân Nhật thì họ thanh toán các thương binh hơn là đưa họ trở lại tàu đổ bộ.

        Bất chấp các cuộc khuấy rối và oanh tạc liên tục của địch, MacAnhur cũng tổ chức và tập họp được lực lượng để chuyển qua thế công. Cuối tháng 10, sáu tháng sau khi rời khỏi Corregidor, ông có 100.000 quân tại Tân-Guinée. Không lực của ông vừa mới được cải thiện nhưng vẫn do Kenney chỉ huy cũng không nằm yên bất động. Tướng MacArthur lợi dụng được bài học tại Manille. Ông không muốn phi cơ đậu dưới đất phơi bày cho các cuộc đột kích của địch. Ông bắt chúng bay. Ông phái chúng đến oanh tạc Rabaul, tại Tân-Bretagne, nơi tập trung chiến hạm (180.000 tấn thường trực) và phi cơ Nhật (2.000 chiếc đủ loại). Kenney và phụ tá của ông, Whitehead, làm việc không biết mệt. Không một khó khăn nào làm họ ngán được. Chế tạo một phi cơ mới bằng ba chiếc cũ đổi với họ, đã trở thành một công việc thường lệ. Từ lâu MacArthur đã phàn nàn về tình trạng nghèo nàn của không, hải quân dưới quyền ông. Hoa thịnh đốn vẫn giả điếc trước lời kêu gọi của ông mãi cho đen mùa xuân năm 1942. Các pháo đài bay được gởi đến mặt trận ưu tiên, mặt trận Âu châu. Tin rằng các quần đảo Salomon, Bismarck, đảo Tân-Guinée, nơi sẽ thử thách số phận của trận chiến Thái Bình Dương vào cuối năm 1942 ấy, đều là các vị trí không đáng kể. MacArthur đòi hỏi mẫu hạm, Hàng không mẫu hạm đã trở thành Vua của trận đánh loại chiến trận nữa trên biển nửa trên bộ, loại chiến trận từ đảo này qua đảo kia, theo một kiều cách hoàn toàn mới lạ. «Chiến tranh ba chiều» MacArthur nói. Nó đòi hỏi sư điều hợp chặt chẻ ba binh chủng. Nó đòi hỏi sự bổ nhiệm một tư lệnh duy nhất. MacArthur là người có chủ trương đó, không chịu đặt mình dưới quyền một quân nhân hải quân.

        Tai đây ta chạm phải một vấn đề tế nhị. Kề từ vụ «hổ nhục» Trân Châu Cảng, đô đốc Nimitz, Tư lệnh hải quân tại Thái Bình Dương, quyết tâm trả thù hải quân Nhật bản. Đó là cuộc trả hận của hải quân đối với Nhật chứ không phải của Hoa Kỳ. Chiến lược của Nimitz và của đô đốc King, tổng tư lệnh tối cao hải quân không phải là quan niệm chiến lược của MacArthur. Đối với các vị đô đốc, MacArthur phải tái chiếm Tân-Guinée từ Port Moresby, nhưng bằng cách đi ngược trở lên dọc theo bờ biển phía nam. Rồi ông phải đẩy cuộc tấn công xa hơn về phía tây, về phía các thuộc địa Hòa Lan, quần đảo Celebes, Borneo và Mã lai.

        Hoa thịnh đốn yêu cầu MacArthur cho biết các lý do chống đối kế hoach của hải quân : «Một cuộc tiến quân về phía thuộc địa Hòa Lan, theo bờ biển phía nam Tân-Guinée, ông nhấn mạnh, sẽ tạo ra một sự gián đoạn giữa lực lượng của tôi và lực lương hải quân tại Thái Bình Dương và đẩy tôi giạt xa mục tiêu chính yếu : Nhật Bản. Nếu chúng ta không tương trợ lẫn nhau, sức mạnh của ta sẽ không đủ. Với quân số đầy đủ, tất nhiên tôi sẽ có lợi thế để khai triển mặt trận về cả hai phía : phía nam và phía bắc. Nhưng lực lượng của tôi không đủ. Do đó tôi chọn lựa để hậu thuẫn cho kế hoạch nào có thể giúp thực hiện được sự hợp tác hỗ tương với khu vực do đô đốc Nimitz chỉ huy».

        Đối với MacArthur, con đường đưa đến Phi luật tân rồi đến Nhật Bản không thề cô lập hóa với con đường được dành cho hải quân, biển và các quần đảo. Nó phải liên hợp với nhau, Đã nối kết được ba lực lượng chiến đấu thì không nên tách rời chúng ra nữa. Kế hoạch của ông gồm có tái chiếm Tân-Guinée dọc theo bờ biển phía bắc Chiến trường của ông do đó sát cận với chiến trường của hải quân hơn. Khi cần hoặc là các mẫu hạm có thể giúp ông một tay hoặc là không lực của ông (của Kenney) có thể yềm trợ hành động của hải quân. Về sau ta sẽ thấy, luận cứ ông dùng để thuyết phục Nimitz là luận cứ sau :« Không lực có tầm hoạt động xa của tôi là một phần đóng góp hữu hiệu không phải là không đáng kể, để giúp hạm đội chiếm lại quyền chủ động trên mặt biển».
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #36 vào lúc: 21 Tháng Mười, 2019, 01:57:34 am »


        Sau cùng Hoa thịnh đốn bỏ rơi kế hoạch của hải quân, nhưng không chịu giải quyết dứt khoát vấn đề chỉ huy thống nhất. Quả thật không thể để cho MacArthur làm phụ tá cho Nimitz. Ngoài các quan niệm chiến lược và chiến thuật, hải quân vẫn nuôi dưỡng phần nào sư hiềm khích đối với MacArthur từ khi ông nầy trách cứ họ không yểm trợ Bataan và Corregidor. Quả thật là hải quân đã tỏ ra ít có khuynh hướng chiến đấu khi không chắc chắn là có ưu thế về số lượng- Họ sợ mất từng chiến hạm nhỏ, MacArthur hòa giải với hải quân năm 1943 khi ông có dưới quyền hải lực của đô đốc Halsey và vì ông biết rõ con người của biển cả này, một chiến sĩ hải quân rốt cuộc chịu tấn công địch và chịu theo ông, Halsey là một MacArthur thứ hai, một «người anh em» chiến đấu thật sự của ông tướng.

        Lúc ấy là tháng 7 năm 1942. Quân Nhật thất bại trước Port Moresby. Họ không bị đánh bại (trong tháng 5) trên biển San Hô, nhưng họ đã nhận được một lời cảnh cáo nghiêm trọng. Riêng phần đô đốc Yamamoto thì vào lúc đó, ông vẫn còn bị ảnh hưửng của sự thất bại thảm khổc tại Midway (tháng 6). Trận đánh Midway xứng đáng được ta mở dấu ngoặc tai đây. Nhờ cơ sở giải tin mật mã có được khóa mật mã của Nhật, đô đốc King đã biết rằng hải lực Nhật, coi thường biển San Hô, đang chuẩn bị cùng lúc tấn công đảo Midway và quần đảo Aléoutiennes. Lập tức Midway được bố trí phòng vệ. Phi cơ và thủy quân lục chiến được gởi đến tăng viện. Các mẫu hạm Enterprise5 Hometvà Yorktown được hộ tống bởi bảy tuần dương hạm nặng và nhiều loại chiến hạm khác dàn ra bố trí khi hạm đội Nhật xuất hiện. Hải lực Nhật chia thành ba nhóm : một lực lượng xung kích do đô đốc Nagumo chỉ huy, một lực lượng đổ bộ chiếm đóng và một lực lượng yểm trợ dưới quyền chỉ huy của đô đốc Yamamoto. Cuộc đụng độ xảy ra dữ dội không ngờ. Đô đốc Nhật mất bốn mẫu hạm Akagi, Kaja, Hiryu, và chiếc Soryu, một tuần dương hạm nặng và hơn 250 phi cơ. Đô đốc Spruance của Mỹ thì bị thiệt mất chiếc Yorktown vốn may mắn hơn tại vùng biển San Hô và 150 phi cơ.

        Đòn chặn đứng tại Midway làm cho Yamamoto thất vọng không muốn bám chặt vào quân đảo Aiéoutiennes nữa. Ông vừa đánh vừa lùi.

        Ngày 5 tháng 7 một phi cơ thám thính Mỹ báo cáo rằng quân Nhật đang xây cất một phi trường trên đảo Tulagi và trên đảo Guadalcanal kế cận. Tin tức này đã đặt khu vực của MacArthur lên tâm quan trong hàng đầu. Đô đốc King quyết định đuổi quân Nhật ra khỏi Tulagi và Guadalcanal càng sớm càng tốt. Hoa thịnh đốn chấp thuận. Tướng Marshall muốn giao quyền điều khiển các cuộc hành quân cho MacArthur. King chống lại : «Đấy là việc của hải quân, ông nói, Nimitz sẽ thừa sức làm !»

        Kể hoạch của King tiên liệu :

        1)   Một cuộc hành quân lên các đảo Tulagi và Guadalcanal do Nimitz chỉ huy.

        2)   Một cuộc tấn công vào bờ biển phía bắc Tân- Guinée và phải đưa tới việc chiếm Rabaul.

        Như vậy kế hoạch của MacArthur, nhập vào trong kế hoạch của hải quân, đã được chấp nhận. Rủi thay, MacArthur ước tính rằng kế hoạch của King chưa được chín mùi. Đô đốc Ghormley, tư lệnh hải đoàn, được chỉ định cho cuộc tấn công Tulagi cũng cùng có ý kiến đó. King cứng rắn : «Phẳi chặn địch tại chỗ nầy và vào lúc này», ông cương quyết giữ ý định. Ông nói thêm rằng Tulagi và Guadalcanal còn phải được chiếm trước cả bờ biển phía bắc Tân-Guinée và Rabaul nữa. Ngày khởi sự tấn công đã được ấn định : 1 tháng Ghormlev lùi lại sáu ngày. Ngày 7, thủy quân lục chiến đổ bộ lên hai đảo, được nhiều mẫu hạm yểm trợ.

        Cuôc «xâm chiếm» này của Mỹ làm quân Nhật bị bất ngờ, nhưng không đánh thức ngay tất cả sức mạnh phản ứng của họ. Họ đánh giá thấp giá tri chiến lược của hai đảo này. Họ chống cự yếu ớt. Thế rồi nội vụ ngày càng trở nên quan trong. Trận chiến lan rộng trở nên nghiêm trọng. Quân Nhật gởi tăng viện đến không phải nhiều tiểu đoàn mà là nhiều sư đoàn toàn vẹn và các chiến cụ manh mẽ. Rabaul nuôi dưỡng trận đánh bằng chiến hạm và phi cư, làm như số phận của chiến tranh được giải quyết tại đây. Cuộc chinh phục nhỏ bé do các Đô Đốc mơ tưởng trở thành một lò tàn sát khốc liệt.

        Nhiều lần thủy quân lục chiến của Ghormley suýt bị đẩy bật ra biển. MacArthur phái lực lượng đến tiếp cứu. Các phi cơ có tầm hoạt động xa đến bố trí tại Bougainville và Tân-Bretagne và oanh tạc hủy diệt các hậu cứ của Nhật. Tại Tân-Guinée, để yểm trở cho bộ binh, chỉ còn khu trục cơ và các phi đoàn oanh tạc cơ trên đất liền.

        Trong thời gian xảy ra trận đánh tại Guadalcanal mà người ta goi ngay là trận Verdun của Thái Bình Dương. MacArthur muốn chiếm một pháo đài kiên cố khác của Nhật, Buna, nằm trên bờ biển phía bắc Tân-Guinée, nơi điều khiển tất cả mọi chuyển động trên vùng biển Salomon. Buna sẽ được đồng hóa với một Verdun khác. Vào thời kỳ này, Hoa Kỳ cần một chiến thắng, một chiến thắng rõ ràng, không thể chối cãi, báo hiệu cuộc rút lui của Nhật, nếu không phải là sự bỏ rơi vĩnh viễn các căn cứ tiền phương của họ ; một chiến thắng chứng tỏ rõ ràng rằng rốt cuộc địch bắt đầu phải thoái lui trước sức mạnh của Mỹ và cuộc hành trình đi đến chiến thắng cuối cùng sẽ không dừng lại nữa.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #37 vào lúc: 21 Tháng Mười, 2019, 01:58:15 am »


        Lúc này, chỉ có MacArthur là người duy nhất có khả năng thỏa mãn tham vọng quốc gia nầy. Ông sắp đóng vai trò của Foch, một cách lu mờ hơn một chút vì, dưới mắt người Mỹ, chỉ có Âu châu là đáng kể, nơi quân Đức đang tiến sâu về phía sông Volga. Cuộc tấn công Buna do ba lực lượng thực hiện : hai đoàn quân phát xuất từ Port Moresby, một đoàn mượn con đường mòn Kokoda, nơi viên Tướng Nhật Bản Horii đã từng chịu đựng biết bao nhiêu là đắng cay nhục nhã trước sự thù nghịch của thiên nhiên hơn là trước hệ thống bố phòng của quân Mỹ. Đoàn quân kia vạch một lối đi theo con đường mòn Кара-Кара, cũng không ít rùng rợn hơn con đường thứ nhất. Đoàn quân thứ ba xuất phát từ căn cứ đặt trong vinh Milne, áp dụng những «bước nhảy ếch» dưới sự che chở của oanh tạc cơ hạng nhẹ và khu trục cơ. Ưu tư đầu tiên của ông Tướng tư lệnh là đảm bảo sự liên lac với hậu cứ bằng đường biển. Một ưu tư trầm trọng, vì hải quân Nhật vẫn làm chủ mặt biển, nếu không phải là bầu trời. Để đề phòng một cuộc tấn công của địch vào các đường giao thông liên lạc, ông phái các lực lượng phát xuất từ vịnh Mibnie đến chiếm đảo Goodenought. ông muốn biến đấy thành một pháo đài mà các oanh tạc cơ nhẹ có thể cất cánh mau lẹ và bay lên ngăn chặn chiến hạm Nhật Bản.

        Chính MacArthur kể lại công việc chuẩn bị cho trận đánh Buna diễn tiến như thế nào: «Cuối tháng 10 năm 1942, tôi đã đưa các lực lượng dưới quyền đến Pa-Pouasỉe (Tân-Guinée) gần năm sư đoàn cả thảy. Ba cánh quân khởi đánh cùng một lúc và sau nhiều trận đánh dữ dội, địch quân chỉ còn giữ được, vào cuối tháng 11, một dãy duyên hải mỏng mà Buna là tâm điểm. Trong các cuộc hành quân của quân Úc trên con đường mòn Kokoda, viên tướng Nhật bị nhận chết chìm khi cố sức thoát khỏi vòng vây. »

        Chiến thắng vẻ vang đường như không thể thoát khỏi tầm tay MacArthur nữa. Đây là lần đầu tiên trong cuộc chiến, một cầu không vận đã chở từ Úc đến chiến trường hai trung đoàn, sư đoàn 32 nhảy vào tham chiến. Sáng kiến của MacArthur sau đó sẽ được dùng làm kiểu mẫu cho những cuộc điều quân khác kiểu nầy, hoặc tại Thái Bình Dương, hoặc tại Âu Châu. Sáng kiến này đã thêm vào các phát minh chiến thuật mà ông là người đề ra với sự khiêm cung hiếm có. Khi người ta nói với ông về các cuộc tấn công nhảy ếch, ông bảo : «Chiến thuật này cũng xưa cũ như chính chiến tranh. Đấy chỉ là một tên mới được mệnh danh vì các điều kiện mới, cho nguyên tắc bao vây xưa cũ. Đây là lần đầu tiên mà một chiến trường cùng lúc bao gồm những diện tích rộng lớn trên bộ và trên biển như thế. Cho đến nay hoặc các cuộc hành quân trên bộ hoặc trên biển lấn áp lẫn nhau trong một trận chiến. Nhưng trong khu vực này sự hiện diện đồng thời của công cuộc chuyển vận quân lực trên bộ cũng như bằng đường biển dường như đã che đậy sự kiện chẳng qua đó cũng chỉ là sự bao vây được áp dụng cho một loại chiến trường mới. Hệ thống nầy cho thấy là phương cách chắc ăn nhất để thành công với các lực lượng yếu hơn về quân số, nhưng lưu động hơn các lực lượng của đối phương... Một kế hoạch hành động như thế đối với tôi là cơ may duy nhất để hoàn thành, sứ mạng của tôi».

        Đại tá Matsuiehi Ino, thuộc bộ tham mưu quân đoàn VIII Nhật Bản, về sau thừa nhận rằng chiến thuật «được canh tân» của MacArthur rất tai hại cho toàn bộ lực lượng Nhật Bản :«Đấy chính là loại chiến lược mà chúng tôi ghê sợ nhất ! Quân Mỹ tấn công và chiếm đóng, với tồn thất tối thiểu, một khu vực được phòng thủ tương đối yếu, xây cất phi trường tại đấy, rồi được giao cho phận sự cắt đường liên lạc tiếp tễ của hậu cứ cho quân đội chúng tôi. Trong các trung tâm kháng cự mà họ còn giữ, binh sĩ của chúng tôi kiệt sức và chết đói dần. Quân đội Nhật thích các cuộc tấn công chính diện trực tiếp kiểu quân Đức hơn...»

        Bị kẹp giữa gọng kềm quân Mỹ, nhưng Buna còn đứng vững lâu hơn là MacArthur tưởng. Tháng 11 trôi qua mà không có kết quả gì. Quân Nhật bám chặt vào chiến trường một cách tuyệt vọng. Một cuộc đua tranh hào hùng kích thích một bên là thủy quân lục chiến đang chiến đấu tai Guadalcanal và bên kia là các sư đoàn của Tướng MacArthur. Bên nào sẽ mang lại chiến thắng đầu tiên mà Hoa Kỳ cần thiết MacArthur hay Ghormley ?

        MacArthur giao quyền chỉ huy quân đội Mỹ trước Buna cho Eichelberger với sư mạng là phải lấy được cứ điểm này bằng mọi giá vào đầu tháng 12. Sư đoàn 32 được tập hợp lại, Nhiều lực lượng mới mẻ được gởi ra chiến trường. Nhiều lần MacArthur ra sát tiền tuyến để đích thân nhận thức các khó khăn còn cưỡng chống lại quyết định của ông và đề an ủi, qua sư hiện diện của ông, các binh sĩ mà cuộc chiến đấu trong rừng rậm, dưới trời mưa, qua đầm lầy và giữa các đám cỏ lá sắc như dao cạo), đã làm cho họ kiệt sức. Trong những cuộc di chuyển ấy, thường là những cuộc di chuyển nguy hiểm nhất, MacArthur bắt nhiều sĩ quan khác nhau của bộ tham mưu đi theo. MacArthur muốn rằng các tướng lãnh và đại tá của ông biết rõ chiến tranh từ vị thế sát cận chiến tranh, rằng họ phải nhìn chiến tranh dưới hình ảnh trung thực của nó chứ không phải theo hình ảnh họ tưởng tượng trong đầu.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #38 vào lúc: 22 Tháng Mười, 2019, 01:02:42 am »


        Trong số các khó khăn gặp phải, và là các khó khăn mà Hoa thịnh đốn không biết bởi vì chúng vượt khỏi sự hiểu biết của các tướng lãnh ở cách các biến cố quá xa và không bao giờ ngờ rằng binh thuyết học đượс tại West Point là một chuyện, còn thực tế lại là một chuyện khác, có hai khó khăn mà MacArthur phải giải quyết tại chỗ và với các phương tiện sẵn có. Trước hết là sự thiếu sót các bản đồ tham mưu thuộc những vùng đang hành quân. Sau đó là sự bất lực rõ rệt trong việc hiểu tiếng Nhật, hoặc nghe hoặc nói, hoặc đọc dưới hình thức viết tháu cũng như dưới hình thức chữ tượng hình. MacArthur ra lệnh cho phòng nhì sáng lập bốn ban có khả năng lượm lặt tin tức và gỉai nghĩa chúng thành bạch vấn đề cho bộ tham mưu xử dụng. Ban đầu tiên ATIS (Allied Translator And Interpreter Section) có nhiệm vụ thầm vẩn tù binh và phiên dịch các tài liệu bắt được. Ban thứ hai, AIB (Allied Information Bureau) chỉ huy các cảm tử quân làm gián điệp sau phòng tuyến Nhật. Ban thứ ba AGS, (Allied Geographical Section) phát hiện các tin tức địa hình. Riêng về ban thứ tư, CB (Central Bureau) thì có nhiệm vụ dịch hoặc giải các điện văn được mã hóa.

        «Quân Nhật, МаcArthur viết, ý thức được rằng họ có thể chỉ rõ vị trí các bãi mìn, giữ các nhật ký hành quân, dùng ngôn ngữ của họ với nhau mà không cần phải, áp dụng biện pháp đề phòng tối thiều và ngay cả chuyển các tài liệu quân sự mà không cần lo ngại những tiết lậu có thể xảy ra».

        MacArthur dùng các người Mỹ gốc Nhật, ông cho người đến kiếm họ tại các trại giam ở Hạ uy di và biến họ thành thông dịch viên hoặc điệp viên. Họ được gọi là Nisei. Phủ nhận những suy đoán mà Hoa thịnh  đốn gán cho họ, những ngưỉri Nisei rất tận tuy cho chính nghĩa Hoa Kỳ. Nhờ họ, MacArthur có thể đọc các bản đồ của Nhặt, đoán ra trạng thái tinh thần của đối phương giữa các dòng nhật ký hành quân thâm nhập vào các bí mật của công cuộc tiếp tế lương thực; và đạn dược, phân tách tinh thần dân chúng tại các khu vực bị chiếm đóng. Nhiều cuộc hành quân bị hủy bỏ tiếp theo các khám phá đã đạt được bằng cách đó, những cuộc hành quân khác được nghiên cứu lại, chỉ cần trì hoãn lại hay tung ra sớm hơn MacArthur ra lệnh trình cho ông một bản tin tức do những Nisei mang lại. Như thế ông chiếm được một ưu thế đối với quân Nhật vốn không có các điệp viên như Nisei để xử dụng.

        Cuộc tấn công của Eichelberger rất cay nghiệt, mạnh mẽ và hung bạo. Nhưng sau nhiều toan tính chọc thủng phòng tuyến địch, đoàn quân Warren kiệt lực mà không đạt được kết quả. Cánh quân Urbana chiến đấu hăng hơn. Đơn vị 126 bộ binh đầy lui được quân trú phòng và tiến ra tới biển.

        Quân Nhật phản công ngay. Quân Mỹ chống cự. MacArthur gửi thêm tăng viện đến khoảng hở vừa được mở ra trên phòng tuyến đối phương. Ngày 14 tháng 12 một cuộc tấn công mãnh liệt giúp ông chiếm được làng Buna. Nhiều đơn vị mới được đưa đến bằng đường biển. Thế là gần như đã toàn thắng. Ông Tướng ý thức được điều đó qua lời phát biểu : «Làng Buna vừa được chiếm. Quân đội ta đã chiếm đóng lúc 10 giờ sáng nay, ngày 14 tháng 12. Một lần nữa cố tăng cường lực lượng cho khu vực Buna với sự giúp đỡ của hải quân, địch đã phái một đoàn công voa được hộ tống bởi hai tuần dương hạm và ba khu trục hạm để thực hiện một cuộc đổ bộ lên cửa sông Mambrac và Kurnusi. Không lực của ta đã chặn đánh đoàn công voa này. Bị oanh tạc và không kích dữ dội, chúng ta đã đánh chìm và làm hư nặng, các tàu đổ bộ và các binh sĩ địch còn sống sót toan lội vào bờ đã bị tồn thất nặng nề». MacArthur không có thứ văn thức khoa trương dài dòng của các tướng lãnh mơ mộng. Những từ ngữ ông dùng đều là trực tiếp, không hề được các hình ảnh mơ hồ làm phong phú thêm. Người ta có thể trách cứ là ông đã quá khô khan trong trường hợp không phải là viết văn thư. Cứ nhìn ông, đứng thẳng bằng như một chữ «i» giữa trận đánh, đầu ngước cao, mắt nhìn chăm chăm vào đối phương, kiêu ngao trong sự thử thách hoặc sự bình thản, thì ta có thể còn e rằng những câu nói của ông cũng chưa biểu hiện hết tác phong của ông. Không, niềm kiêu hãnh của ông, lòng tư ái của ông chỉ được biểu hiện qua nghệ thuật lãnh đao chiến tranh chứ không phải qua cách nói về chiến tranh. Ông tiếp tục bản báo cáo : «Nhiều chiến hạm chở đạn được và tiếp liệu bị bắn cháy. Các chiến hạm ít nhiều đều bị bắn trúng nhiều lần. Không lực địch cố gắng vô hiệu để can thiệp... Tất cả diễn biến cho ta tin rằng từ nay địch quân không thể nào thực hiện được một nỗ lực lớn lao trong khu vực này nữa.»

        Tuy vậy trận đánh còn kéo dài mãi đến tháng giêng năm 1943. Ngày 2, quân Nhật đầu hàng, MacArthui viết: «Đấy là phần thưởng xứng đáng của một năm nỗ lực gay go và là một sự khởi đầu đầy hứa hẹn cho năm mới. Chiến thắng tại Buna là một yếu tố kích thích mạnh mẽ đối với Đồng minh.»

        Vậy là MacArthur đã thắng Ghormley !
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #39 vào lúc: 22 Tháng Mười, 2019, 01:03:05 am »


        Nhân dịp này ông nhận được chiếc huy chương DSM thứ ba. Tuy nhiên kế hoạch chiến đấu của ông Tướng cho năm 1943 đã làm cho các cộng sự viên của ông lo ngại. Cho đến lúc đó, MacArthur chỉ đánh nhau bằng các phương tiện tạm bợ. Để bứng quân Nhật ra khỏi quần đảo Salomon, khỏi Tân-Guinée, Bougainville và làm tê liệt Rabaul, căn cứ phòng thủ kiên cố từ đó phát xuất mọi cuộc tấn công của địch, ông cần phải có đầy đủ chiến cụ, pháo binh, chiến xa, bộ binh. MacArthur đã chiến đấu với không đầy một trăm ngàn người. Và rồi còn phải hoàn tất cuộc giải phóng Tân-Guinée. Mục tiêu sắp đến là Lea và Salamaua. Một lần nữa, ông Tướng phải giải thích chiến thuật riêng không biết mệt : bọc kín và cô lập hóa vị trí đối phương chiếm đóng. Hoa thịnh đốn đưa ra một cố gắng ủng hộ ông. Nhiều đơn vị quân đôi mới mẻ được đưa đến và cùng với quân số, một vị tư lệnh rất lôi cuốn, Trung tướng Krueger. МаcArthur nói về ông : «Lịch sử không công bằng với ông ta. Theo ý tôi, đấy là vị tướng lãnh bộ binh giỏi nhất của Hoa Kỳ». Krueger và Kenney, chỉ riêng hai ông thôi cũng đáng giá trị một trung đoàn và một phi đoàn khu trục cơ.

        Tháng 3 năm 1943, MacArthur sớm biết rằng đô đốc Ghormley được Phó Đô Đốc Halsey, tư lệnh hạm đội thứ III thay thế. Hơn thế nữa, Nimitz lại đặt hạm đội thứ III dưới quyền MacArthur. Lực lượng đặt dưới quyền điều động của ông nhưng vẫn lệ thuộc Nimitz về mặt quản trị. Rốt cuộc ông Tướng đã «có» mẫu hạm ít ra cũng là để chinh phục quần đảo Salomon. Halsey vừa kết thúc trận đánh tại Guadalcanal. Trong đêm 7 rạng ngày 8 tháng 2, sáu tháng sau cuộc đổ bộ đầu tiên của quân Mỹ, quân Nhật bỏ rơi đảo này. Cuộc chiến đấu để giành quyền làm chủ căn cứ này thật phi thường. Sáu trận hải chiến đã xảy ra, trận đánh tại đảo Savo ngày 8 tháng 8 năm 1942, trận đánh phía đông quần đảo Salomon ngày 25 tháng 8, trận đánh tại mũi Esperance ngày 11 tháng 10, trận Santa Cruz ngày 25 và 25 tháng 10, trận Guadalcanal ngày 13 và 15 tháng 11. sau cung trận Таssafaronga ngày 30 tháng 11. Cho đến lúc đó, quân Nhật không muốn bỏ Guadalcanal mà họ phải tiếp tế một cách khó khăn vì lý do là nếu bỏ rơi nó tức Ià mở cửa cho quân Mỹ chiếm quân đảo Salomon và sự tập trung quân lực Mỹ quanh đảo đã trở nên một miếng mồi ngon có thể giúp cho hạm đội Nhật tiêu diệt chúng. Phải nhận rằng cả hai bên đối phương đều không thận trọng. Nếu lợi thế thường quay lại phía quân Mỹ thì chính là nhờ họ có ra đa, quân Nhật thì chưa Ra đa báo động, phi cơ cất cánh kịp thời đề chặn đánh quân tấn công. Trong tháng giêng lực lượng của Halhey có vẻ trội hơn lực lượng Nhật : hai đại mẫu hạm, ba mẫu hạm hộ tống, nhiều tuần dương hạm và vô số phóng ngư lôi hạm. MacArthur nhìn tương lai với sự lạc quan hơn nhưng vẫn luôn luôn quấy động Hoa thịnh đốn để có được một bộ tư lệnh duy nhất.

        Không bao giờ ông được thỏa mãn. Trong số người thân cận với Roosevelt, MacArthur có những đối thủ cương quyết. Knox, Tổng trưởng Hải quân, King, Tham mưu trưởng Hải quân và Tướng Arnold, Tư lệnh Không lực. Riêng phần đô đốc Nimitz, người có trách nhiệm đặc biệt về các hạm đội tại Thái Bình Dương, thì ông vẫn khăng khăng nhân danh Hải quân đòi quyền trả thù Vụ Trân Châu Cảng. Thêm vào đó trên bình diện chính trị, MacArthur xuất hiện trước. Tổng Thống Roosevelt như là một ứng cử viên kế vị ông, được nhiều Thượng nghị sĩ ủng hộ công khai. Không có gì rắc rối hơn trong mối tương quan giữa hai người. Sự nổi tiếng của ông Tướng trong dân chúng có thể biến ông thành một đối thủ của Roosevelt. Chính trong cái không khí chống đối, nghi ngờ và đố kỵ nhau đó mà cuộc chinh phục Tân-Guinée vẫu được tiếp diễn.

        Lea bị chiếm đóng do quân lực Úc được Tương Blarney chỉ huy trong khi đó vào tháng 10, Đô Đốc Halsey chiếm đóng Tân-Géorgie. Trong vòng cực kỳ bí mật, MacArthur chuẩn bị tấn công bất ngờ vào một trong hai căn cứ quan trọng của Nhật trong khư vực, Rabaul và Wewak (trên bờ biển phía bắc Tân-Guinée). Để chắc ăn, phải oanh tạc đồng thời cả hai căn cứ, trong một cuộc hành quân phối hợp đại qui mô. Một lần nữa MacAithur bị bắt buộc chọn lựa giải pháp nửa vời. Không lực của ông không đầy đủ. Kenney chọn lựa Wewak, một chốt khóa ngăn chân con đường quân Mỹ tiến lên phía bắc. Hơn 100 máy bay Nhật bị tiêu diệt dưới đất. Kể từ cuộc đột kích này, không lực Nhật ghi dấu nao núng rõ rệt. Không chần chờ, 350 oanh tạc cơ của Kenney lại cất cánh và đánh bất ngờ vào địch tại Rabaul. Trong những tuần lễ kế tiếp, các cuộc oanh tạc xuống hai điểm chiến lược nối tiếp nhau với nhịp độ ngày càng mau. Cuối năm 1943, tình thế rõ ràng  là đã đảo ngược. MacArthur làm chủ trên bộ, trên biển và trên không. Hai trăm tàu chở hàng của Nhật bị đánh chìm, ba mươi chiến hạm lớn, hơn năm trăm xuồng đổ bộ và bốn tiềm thủy đĩnh. Riêng phần quân Nhật vì đã bị mất thế chủ động vĩnh viễn, họ bắt đầu thấy khổ sở vì ở cách hậu cứ của họ quá xa và những khó khăn trong hệ thống giao thông liên lac.
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM