Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 04:49:14 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Đời tình ái và binh nghiệp của thống tướng Mac Arthur  (Đọc 6596 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #20 vào lúc: 16 Tháng Mười, 2019, 06:53:36 am »

       
*

*     *

        Khi đại chiến bùng nổ, Jean mười chín tuổi. Bà trở thành y tá tình nguyện tại một bệnh viện thành phố... Sau cuộc đình chiến, bà sống cuộc đời một thiếu nữ đương thời, khá tự do, thích mọi chuyện... Thân phụ bà mất năm 1929. Ông để lại cho con gái hai trăm ngàn Mỹ kim. Với số tiền này, bà giúp mẹ sơn lại nhà cửa, tặng quà cho tất cả các bạn bè, giúp cho một cô người giúp việc da đen, bằng tuổi bà và rất được bà yêu mến, ghi tên vào trường đại học...

        Và rồi bà bắt đầu du lịch. Bà đi du lịch một minh cùng với cô em khác cha, Angela Smith, mà bà đưa đến Nam Mỹ. Bà cũng du lịch với cậu em khác cha, Harvard Smith, cùng với cậu, bà đã thực hiện một chuyến du hành quanh thế giới năm 1933.

        Bà chỉ thôi không du lịch nữa khi bà đến gặp Tướng MacArthur tại Manille.

        Ổng tướng lúc đó sống với mẹ tại Manila Hotel. Ông vẫn liên kết chặt chẽ với mẹ, kể cho bà nghe tất cả những gì xảy xa, tất cả những gì ông làm. Nhưng vì tuổi tác quá lớn của bà, vì căn bệnh của bà, và có lẽ vì sự bà cảm thấy một sự ganh tị nào đó nên ông không tâm sự gì với mẹ về mối tình của ông với Jean. Tuy vậy ông gặp Jean rất thường. Bà MacArthur mất giữa lúc ấy, và con trai bà để tang rất lâu Chắc chắn vì cuộc tang chế này mà ông đã đợi những mười lăm tháng trước khi làm lễ thành hôn với Jean. Mùa xuân năm 1937, họ rời Manille riêng rẽ.

        Jean đi tàu thủy về Sna Francisco và bắt đầu viếng thăm tất cả các thân nhân. Như thế bà đi qua Nashville, Murfreesboro, Louisville. Tại đó bà loan tin lễ thành hôn với bà dì Marie ;

        «Thế thì, bà dì già nhận xét, dân chung Mỹ sẽ rất ngạc nhiên khi biết cháu lấy Tướng Mao Arthur...

        — Và cả dân chung ở Manilie nữa chứ !» thiếu phụ đáp.

        Ông tướng rời Phi luật tân bằng phi cơ. Ông cũng vậy, rất kín đáo. Ông chỉ tâm sự với một trong các tùy viên, đại tá T,J. Davis :

        «Bạn thân mến, đứng trước mắt anh là người vui sướng nhất, tôi sắp cưới vợ...»

        Tân lang và tân nương có mặt tại Nữu Ước. Hôn lễ thế tục cử hành tại tòa thị chính, lễ nghi tôn giáo diễn ra trong một giáo đường nằm trong cùng một toà nhà... Lúc đó ông không mặc quân phục. Bà mặc một chiếc áo thanh lịch màu sậm. Họ thuê một phòng khách san có phòng tiếp khách tại khách sạn Astor trong vài hôm.

        Ngay sau đó vợ chồng MacArthur trở về Manille. Họ chiếm nguyên một tầng của khách sạn Manila Hotel. Cửa sổ mở trông ra vịnh Corregidor. Bên trong đầy đủ tiện nghi và thanh lịch. Không khí được điều hòa giữ một nhiệt độ dễ chịu.

        Đời sống trầm lặng và bình thản. Đôi vợ chồng mới đều rất sung sướng. Khi ông Tướng có giờ rảnh, họ đi dạo với nhau hay là cùng tắm trong hồ tắm của khách san... Buổi tối khi không có dạ tiệc hoặc tiếp tân, họ ngồi trong thư viện, mà Douglas đã thu thập được khoảng bảy ngàn quyển sách.

        Khi câu bé Arthur ra đời, bà nuôi một người vú xẩm. Tiếp theo đó khi các biến cố dồn dập đến và khi người ta thấy chiến tranh thấp thoáng ở chân trời, trong khi chính quyền lo hồi hương các gia đình quân nhân hoặc công chức, bà vẫn không chịu rời Manille. Trong suốt cuộc chiến tranh, bà cùng cậu con trai nhỏ vẫn ở bên cạnh chồng, đi theo ông cho đến tận Tân-Guinée và trở lại Phi luật tân với ông.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #21 vào lúc: 16 Tháng Mười, 2019, 06:57:16 am »

             
*

*     *

        Người ta ngờ rằng trong suốt thời kỳ trước chiến tranh ấy, MacArthur còn có nhiều bận tâm khác hơn là chạy theo mới tình tuyệt hảo.

        Sứ mạng của ông mà Tổng Thống Roosevelt và Tổng Thống Qjezon giao phó, rất là minh bạch : tổ chức quân đội và hệ thống phòng thủ Phi luật tân để cho xứ này một khi được hoàn toàn độc lập, sẵn sàng đảm trách lấy số phận của mình. Nhất là để xứ ấy không trở thành một miếng mồi ngon cho Nhật Bản.

        MacArthur rất coi trọng sứ mạng của ông.

        «Tôi phục vụ cho hai chủ nhân...»

        Thế mà giữa hai ông chủ này, những liên hệ nhiều khi rất căng thẳng. Đã có lúc Roosevelt nghĩ đến việc giao cho MacArthur quyền tư lệnh Hạ uy di và bờ biển phía tây. ông Tướng tránh khéo bằng cách xin từ chức ra khỏi quân đội Mỹ.

         Lúc đó Manuel Quezon phong ông làm Thống chế của Cộng Hòa Phi luật tân. Nhân dịp này, người vừa được phong chức vốn chưa mất ý thích phô diễn và sự hùng đại, đã tự sáng chế ra một bộ quân phục xưng hợp với tước vị mới của ông. Tờ Nhật báo của Lục quân và Hải quân mô tả một cuộc diễn binh tại Manille như sau :

        «Đứng bên cạnh Tổng Thống là Tướng MacArthur,* mặc một bộ quân phục sackin trắng theo kiểu do ông sáng chế với bốn ngôi sao trên vai và một dải băng đỏ làm nổi bật ve áo và huy hiệu Tổng Tham Mưu trưởng trên ngực phía trái...»

        Sự hoa mỹ, sự phô trương mà ông vẫn đặt vào tất cả những gì ông làm, không phải đơn thuần là sự kiện chứng tỏ tánh tư cao tư đại của ông. Ông muốn và chắc chắn là không có gì sai lầm, khi hiện thân ra như vậy trước người Phi luật tân, tạo cho họ niềm kiêu hãnh về Tồ quốc của ho và lòng ham muốn có một đạo quân xứng hợp với một lãnh tụ như thế. Thật sự, mỗi ngày nhân vật mỗi trở nên siêu phàm và như viên cao ủy Mỹ Paul V. Macnutt đã tâm sự : Người ta không thích gọi ông là «ông Dong... thân mến...»

*

*     *

        Trái với các đoán ngôn сủа nhiều chuyên gia quân| sự, MacArthur đoán chắc rằng Phi luật tân có thể được bảo vệ. Và ông tin tưởng điều đó. Năm 1936 ông trình cho Tổng Thống Quezon một kế hoạch rất hoàn hảo và sau đó tuyên bố :

        «Tôi chắc rằng không có một chính phủ nào trên thế giới, nếu biết nghe theo ý kiến của bộ tham mưu lục quân và hải quân của mình, lại sẽ làm một cố gắng bé nhỏ nào để tăn công Phỉ luật tân sau khi kế hoạch này được thưc thi toàn diện...»

        Ta có thể nghĩ rằng một ngôn ngữ như vậy là quá tự phụ, nhưng ta không nên quên rằng hạn kỳ được ấn định cho Phi luật tân được hoàn toàn độc lập là năm 1946, và điều kiện bó buộc là sự thi hành toàn vẹn kế hoạch.

        Vả chăng MacArthur nói rất dài về vấn đề này : «Theo ý tôi cuộc đổ bộ xâm lăng sẽ bắt địch quân trả giá ít nhất là nửa triệu quân và hưn năm tỷ mỹ kim để hành động với một vài cơ may thành công. Liệu có đáng để trả một giá quá mắc như thế không ?»

        Kế hoạch gồm có việc tạo một đạo quân trừ bị huấn luyện binh sĩ, tạo một không lực và tổ chức công cuộc phòng thủ «từng tấc đất các bờ biển những đảo có người ở thuộc quần đảo nhờ vào một hạm đội khinh tốc đỉnh phóng thủy lôi. Chỉ cần «một tiểu hạm đội tương đối không quan trọng lắm gồm những tàu bè như thế được trang bị các thủy thủ đoàn hoàn toàn quen thuộc với từng bờ biển và hải phận kể cận và nhờ thủy lôi sẽ tạo thành một mối đe doa nghiêm trọng đổi với các đại chiến hạm. Hiệu quả của hạm đội là bắt buộc các lực lượng thù nghịch phải tiến vào theo một đội hình thận trọng và phân tán...»

        Người ta đã nói hoặc viết rất nhiều rằng không bao giờ MacArthur tin là Nhật có thể mở cuộc xâm lăng. Thật khó tin rằng một người biết quá rõ các vấn đề đông phương như ông mà lại tin như thế. Từ rất nhiều năm qua ông đã thấy Nhật Bản tiến hóa gần như trước mắt ông. Ông đã ý thức rằng xứ này muốn xâm chiếm tất cả Á Châu. Ông bị bắt buộc nhận chân rằng quả là bi thảm nếu đến lượt Phi luật tân trở thành đối tượng của sự tham lam của Nhật Bản... Nhưng ông còn tự ru ngủ bằng các ảo tưởng trì hoãn lại kỳ nhật này — ông không nghĩ là sẽ xảy ra trước năm 1942 — nhưng ông không lơ là với viễn tượng đó.

        Tuy nhiên không phải ông không biết gì về các dự tính của Đông Kinh, nhưng ông tin vào sức mạnh kháng cự mà Phi luật tân có thể đưa ra để chống lại. Để biện minh cho quan điểm này, về sau ông dẫn chứng Tướng Akira Muto, giám đốc Quân sự vụ của Bộ Chiến tranh Nhật, ông này từng nói :

        «... Một thừa số quan trong khiến Nhật Bản quyết định xâm chiếm Phi luật tân là nỗi sợ hãi mà sự thi hành kế hoạch mười năm tổ chức phòng thủ quần đảo đã gợi ra cho bộ Tổng tham mưu. Kế hoạch đang ở vào năm thứ sáu, và có thể tạo thành một sự đe doa đối với tham vọng của Nhật. Chúng ta phải can thiệp trước khi quá trễ...»
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #22 vào lúc: 16 Tháng Mười, 2019, 07:11:08 am »

        
*

*     *

        Cùng với ngày tháng trôi qua và mối đe dọa gia tăng mãi, MacArthur bắt đầu tỏ dấu lo ngại, Ông luôn luôn đòi hỏi Hoa thịnh đốn cấp nhiều viện trợ hơn. Sau cùng tiếng kêu của ông có tiếng vang tại tòa Bạch Ốc và Bộ Chiến tranh.

        Ngày 27 tháng 7 năm 1941, Tướng Marshall, ltíc đó trở thành Tổng Tham Mưu trưởng quyết định sáng lập một bộ tư lệnh tại Viễn-Dông và giao cho MacArthur. Ta đã biết, hai người vẫn ghét nhau một cách thân hữu. Trong thời kỳ ông ngự trị tại Hoa thịnh đốn, MacArthur đã chặn đứng con đường tiến thủ của Marshall rất lâu. Ông này không chối bỏ công lao của ông, nhưng chỉ thuận cho ông trở lại quân đội với cấp bậc Đại Tướng ba sao, trong khi trước đó MacArthur đã có bốn sao...

        «Lúc đó chúng tôi bắt đầu một nỗ lực vào giờ thứ mười một», Douglas ghi chú.

        Quân đội của ông không có gì đáng kể và có thể nói, không có pháo binh. Vũ khí của ông chủ yếu là gồm có loại súng cổ «Enfield»

        Hải quân không có vẻ gì sáng giá. Gồm có ba tuần dương hạm, mười ba khu trục hạm, mười tám tàu ngầm và sáu khinh tốc đỉnh phóng thủy lôi. Riêng phần không quân thì lại còn yếu hơn nữa.

        Nỗ lực chủ yếu của Mỹ được đặt trên chính lực lương không quân này. Vào thời đó quân Anh đã bắt đầu có pháo đài bay và loại phi cơ này hoạt động rất hữu hiệu tại Âu châu. Tại sao lại không dùng chúng tại Á châu ? Quyết đinh cung cấp pháo đài bay trang bị cho Phi luật tân được ban hành trong tháng 10.

        «Phải mất ba tháng chung tôi mới đảm bảo được các vị trí trên quần đảo, ông Tổng trưởng Chiến tranh Stimson nói. Theo MacArthur không những chúng tôi có ba tháng đó mà có thể có thời gian lâu hơn nữa...»

        Vả chăng ông Tướng còn muốn đi xa hơn là bố trí các cứ điểm. Ý muốn của ông là tạo ra cả một dãy phi trường trên 1300 cây số phân cách Mindanao và phía bắc Lugon. Ông dự tính kéo dài dãy phi trường này cho đến tận Úc châu qua các thuộc địa Hòa Lan tại Ấn độ dương.

        Những pháo đài bay B-17 đầu tiên đến phi trường Clark Field ngày 6 tháng 10. Năm mươi khu trục đến tiếp liền ngay sau đó... Lực lượng này do Tướng Lewis H. Bereton chỉ huy, ông này có mặt tại đơn vị vào tháng 11.

        Ông Tướng này ít lạc quan hơn MacArthur. Theo ông cuộc tấn công sắp xảy ra cấp kỳ. Thế mà ông Tổng tư lệnh cứ khăng khăng đoán là từ tháng 4 trở đi mới có thể có cuộc tấn công.

        Chính Bereton có lý.

        Một sĩ quan khác, Tướng Jonathan M. Wain, wright, ông này sẽ là một anh hùng tại Bataan, tuyên bố tiếp sau đó :

        «Khi nhắc lại lời tiên đoán này (không có tấn công trước tháng 4) và khi ý thức, một cách hơi cổ, rằng cũng giờ đó quân Nhật đang tập trung để đánh chúng tôi, tôi muốn đặc biệt nhấn mạnh điểm này. MacArthur đã xác tín rằng sẽ không có chuyện gì xảy ra trước tháng 4...»

        Chẳng bao lâu, ông Tướng ý thức rằng ông đã lầm lẫn nặng nề, rằng mối đe dọa Nhật bản gần hơn là ông tưởng, rằng sức kháng cự mà ông có thể đưa ra để chống lại còn rất thiếu sót...

        Làm sao đây ?

        «Bộ tham mưu của tôi không thể nào giỏi hơn», ông viết.

        Ngày 2 tháng 12, các đài ra-đa Mỹ khám phá được vài phi cơ thám thính của Nhật trên không phận đảo Ludon. Nhiều chiếc khác trở lại hôm sau.

        Ngày 6, MacArthur ra lệnh :

        «Báo động tất cả các căn cứ không quân. Phân tán phi cơ và phải được gìn giữ từng chiếc một...»

        Mệnh lệnh này chỉ được thi hành có một phần.

        Thì giờ đã bị mất nhiều. MacArthur lên án «những tên phi công ngu ngốc, không có khả năng và vụng về...» Các phi công thì cho rằng MacArthur quá do dự, tin chắc rằng quân Nhật sẽ không tấn công.

        Chúng ta đang ở vào hôm trước ngày Trân Chậu Cảng bị tấn công1.

---------------------
       1. Đọc : «Sấm sét Thái Bình Dương» — Sông Kiên xuất bản, sách đã phát hành.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #23 vào lúc: 16 Tháng Mười, 2019, 07:12:49 am »

         
«TÔI SẼ TRỞ LẠI...»

        Trân Châu cảng; ngày 6 tháng 12.

        Ngày thứ ba trăm ba mươi mốt của năm 1941 vừa tàn. Đô đốc Kimmel một mình ngồi vào chiếc bàn đã giữ trước tại sân thượng khách san Halekulani để ăn tối. Vị Tổng tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương Pacific Fleet đã quyết định đi ngủ sớm để bình minh hôm sau có thể hạ Tướng Short, người chịu trách nhiệm công cuộc phòng thủ đảo Oahu, trên sân Golf. Cùng lúc đó Tướng Short ở lại Schoffield Officer’s Club trễ hơn, ông gọi một ly rượu cốc-tai thứ nhì để nhận thức dễ dàng hơn tin tức vừa được một sĩ quan phòng nhì thông báo cho ông : viên lãnh sự Nhật không ngừng điện thoại về Đông Kinh ; trong những câu chuyện của y, nhiều từ ngữ lạ có thể là

        mật mã, được lặp lại thường xuyên. Tướng Short không tìm thấy trong báo cáo này một lý do nào để báo động, Chiến tranh chắc chắn không xảy ra vào ngày mai. Lương tâm của ông rất bình thản. Điều cần yếu đã được làm ; trên các phi trường, theo mệnh lệnh, các phi cơ được xếp đậu vào bãi chiếc này sát cánh chiếc kia để cho việc canh chừng được dễ dàng hơn, các đợt đi tuần được thực hiện mỗi giờ, theo thói quen quân sự ; trong cảng, trên các thiết giáp hạm bỏ neo từng cặp ngay hàng thẳng lối, các thủy thủ canh tàu mở lớn mắt.

        Tân gia ba, cùng ngày. Đô đốc Philips, Tư lệnh Hạm đội Anh từ cửa sổ văn phòng ông, đang ngắm với đôi chút hãnh diện bóng dáng hùng mạnh của hai trong số các chiến hạm đẹp nhất của Hạm đội Hoàng gia nổi bật trên mặt biển xám. Chiếc Prince of Wales và chiếc Repulse sẵn sàng nhổ neo ngay khi có lệnh báo động đầu tiên. Saigon, nơi bị quân Nhật chiếm đóng không phải nằm ngay ngưỡng cửa Mã Lai. Nhưng quân Nhật thì lại rất táo tợn.

        Hoa thịnh đốn. Tướng Marshall và Đô đốc Stark biết rằng chiến tranh sắp xảy ra cấp kỳ. Trong một điện văn mới nhất gửi cho các nhà hữu trách liên hệ đến cuộc phòng thủ của Mỹ tại Thái Bình Dương, họ đã nói đến một cuộc tấn công có thể xảy ra tại Phi luật tân và tại các quần đảo Indes của Hòa Lan. Họ vẫn giữ im lặng về tình hình quần đảo Ha uy di. Một điện văn từ Đông Kinh gởi cho Đại sứ Nhật tại Hoa thịnh đốn được cơ quan giải mặt mã dịch ra bạch văn. Đông Kinh yêu cầu người đại diện của họ báo cho Ngoại trương Mỹ biết rằng tình trạng chiến tranh giữa Hoa Kỳ và Nhật sẽ bắt đầu vào lúc 13 giờ, ngày hôm sau (khi tại Hoa thịnh đốn đồng hồ chỉ 13 giờ thì tại Trân Châu Cảng là 7 giờ 50).

        Manille, chiều tối. Một chiếc xe Jeep dừng lại trước lối ra vào sang trọng của Manila Hotel. Tướng MacArthur bước xuống. Nhanh nhẹn, ông trèo lên các bậc thềm đưa vào phòng đợi rộng lớn và mau lẹ trở về nhà riêng trên tầng chót, nơi bà vợ và cậu con nhỏ đang chờ ông. Từ ngày 15 tháng 11, quân đảo Phi luật tân được đặt trong tình trạng báo động. Ông Tướng đã ấn định thời hạn mười năm để cung ứng cho quần đảo một đạo quân hùng hậu. Quân Nhật, nôn nóng, và đã khởi sự cuộc chinh phục Á châu, và không chờ cho công trình của ông hoàn tất. Họ không thể cho phép sự hiện hữu một pháo đài địch có thể bất cứ lức nào cũng đụng đến được chiến hạm và thương thuyền Nhật trên đường đi chuyển của chúng. Ông Tướng âu lo. Ông chỉ có 18.000 quân Mỹ thiện chiến, 13.000 «hướng đạo Phi luật tân mới được hội nhập vào quân đội Mỹ ít lâu nay và chừng 100.000 người của quân đội quốc gia Phi luật tân, có kỷ luật nhưng thiếu huấn luyện. Roosevelt đã không đáp ứng các phúc trình của ông như ông mong ước. Tổng Thống Mỹ đã từ chối gởi cho ông đại bác, súng phòng không, chiến xa và xe vận tải. Chiến tranh tại Âu Châu là đối tượng duy nhất của sự yểm trợ của Mỹ... Theo tin tức mới nhất thì một toán phi cơ tuần đêm đã đụng độ với một đoàn oanh tạc cơ Nhật cách bờ biển Lugon 80 cây số. Oanh tac Cơ địch quay trở lại. Tại sao ? Chứng đến oanh tạc Manille chăng ? MacArthur có một không lực gồm 180 phi cơ : những khu trục cơ có tầm hoạt động ngắn, nhiều pháo đài bay và các thủy phi cơ thám thính. Thật ít.

        Hiroshima, nửa đêm. Đô đốc Yamamoto biết rằng các cuộc thương thuyết với Mỹ sẽ tan vỡ và ngày 7 tháng 12 Nhật Bản sẽ lâm chiến. Hệ I Không đoàn (hay hạm đội hàng không mẫu hạm) do Phó đô đốc Nagumo chỉ huy phải chu toàn sứ mạng ngay cả trong trường hợp sự hiện diện của không đoàn trong Thái Bình Hương bị phi cơ Mỹ khám phá thấy.

        Đâu đó trên Thái Bình Dương, cách Trân Châu Cảng khoảng 350 hải lý. Không đoàn của Phó đô đốc Nagumo rời khỏi khu vực trời xấu. Điện văn «hãy leo lên núi Niitaka» đã được nhận rồi. Nó có ý nghĩa là không còn một hy vọng hòa bình nào với Mỹ và cuộc tấn công phải được thực hiện vào giờ đã được ấn định. Từ lúc khởi hành từ đảo Etorolu, đệ I không đoàn hải hành tập trung, im lặng, ngay giữa các thành phần cuồng nhiệt. Phó đô đốc có dưới quyền hai thiết giáp hạm, chiếc Hiyei và chiếc Kirishima : sáu hàng không mẫu hạm, Kaga, Akagi, Kiryu, Soryu, Zuikaku và Shokaku ,hai tuần dương hạm nặng : Tone và Chikuma ; mười sáu ngư lôi hạm và mười một chiến hạm phụ dịch. Cuộc tiếp tế sau cùng trên mặt biển đã thực hiện xong. Từ đây không còn gì có thể ngăn chặn sự thực hiện kế hoạch đã được hoàn tất một cách tỉ mỉ từ sáu tháng trước.

        Ngoài khơi bờ biển Mã Lai. Một phân hạm đội thuộc Hạm đội Miền Nam của Nhật do Phó đô đốc Kondo chỉ huy, tiến gần đến Singora, Patani và Khota-Baru. Phần hạm đội này gồm có hai tuần dương hạm nặng, Atago và Chokai; hai thiết giáp hạm Hunna và Kongo ; hai mẫu hạm Ryujo và Sunyo và nhiều ngư lôi hạm và tàu đổ bộ.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #24 vào lúc: 16 Tháng Mười, 2019, 07:15:36 am »

   
*

*      *

        Manille. Ngày 7 tháng 12, lúc hơn bốn giờ sáng cô điện thoại viên gác tổng đài khách sạn Manila Hotel đánh thức Tướng MucArthur dậy. Chuyện gấp. Có điện thoại từ Hoa thịnh đốn gọi. Không lực Nhật bất thần tấn công căn cứ hải quân Mỹ ở Trân Châu Cảng.

        Ông Tướng thức dậy, chầm rãi làm vệ sinh hàng ngày, mặc bộ quân phục mới vừa được giặt ủi. Trên mũi nhọn chiếc cổ áo gắn ba ngôi sao cấp đại tướng, Ba ngôi sao vàng này là vật chưng diện duy nhất của ông Tướng. Những huy chương ghi lại những thành tích trong suốt binh nghiệp lâu dài сủа ông — ông đã 61 tuổi, được xếp đống trong hộc tủ. Ông coi chúng không quan trọng bằng chiếc nếp quần thật thẳng và bằng cách thắt nút chiếc cà vạt đen mà đôi khi ông vẫn giữ trên cổ ngay cả vào những giờ phút nóng nực nhất.

        Một lát sau, trên những đường phố của Minillô mà hai bên các cao ốc trắng và dân cư trong đó còn ngủ say, chiếc xe Jeep của ông Tướng chạy thật lẹ. Xe ra ngoại ô, vượt qua sông Passig, dừng lại trước một tòa nhà kiểu tòa Bạch ốc trên đó là cờ sao sọc bay phất phới,

        Ngạc nhiên vì sư xuất hiện bất ngờ của ông Tổng Tư lệnh, người lính gác bồng súng chào. MacArthur vẻ trang trọng, mặt lạnh lùng, dửng dưng với sự bất ngờ do ông gây ra, chào lại và tiến mau về phía văn phòng ông.

        Ngay lúc đó, ông tin rằng không lực Nhật phải gánh chịu một sự thất bại đau đớn. Trân Châu Cảng là pháo đài được phòng thủ vững chắc nhất tại Thái Bình Dương. Ý tưởng đầu tiên của ông Tướng là tìm ngay lập tức đâu là chỗ yếu có thể đánh được nhất của địch, đâu là chỗ phải đánh vào địch thủ. Ông nghĩ đến việc ra lệnh cho các pháo đài bay cất cánh và càn quét vùng phía bẳc Ludon. Thay vì mở cuộc tấn công như tướng Lewis H.Bereton đề nghị, ông này muốn đánh Đài Loan là nơi tập trung các đoàn phi cơ đông đảo của Nhật. MacArthur bị ràng buộc bởi nhiều lý do chính trị. Ông không có quyền đưa ra các sáng kiến gây chiến mặc dầu Phi luật tân là «sở hữu của Hoa Kỳ». Về phương diện quốc tế, Phi luật tân có một Chính phủ Quốc Gia và nhiều đại biểu của Chính phủ này vẫn còn hy vọng rằng quần đảo sẽ được để yên. Điều làm cho người Nhật chú tâm, họ bảo là sự phong phú về hầm mỏ và dầu lửa của Mã Lai và các quần đảo Indes thuộc địa của Hòa Lan.

        Một bác luận thứ nhì đối với cuộc oanh tạc Đài Loan lại có tính cách hoàn toàn quân sự. MacArthur chỉ có tổng cộng 36 pháo đài bay B-17 và các khu trục cơ phải hộ tống chúng lại không có tầm hoạt động có thể cho phép bay đi và về. Thêm vào đó là không lực Mỹ không thể mạo hiềm đưa số ít phi cơ có trong tay đến một lãnh thồ thù nghịch mà nó không biết rõ. Không lực thiếu những tin báo sơ đẳng về các mục tiêu. Như thế thì mạo hiểm trong một cuộc chinh phạt có thể quay ngược trở lại làm hại kẻ tấn công là việc làm không mấy hữu lý. Trong buổi sáng các đoàn oanh tạc cơ và khu trọc cơ tuần tiễu mà không có kết quả, rồi quay trở về căn cứ. Đến 11 giờ 45, Hoa thịnh đốn lại gọi MacArthur. Giọng nói bên kia Thái Bình Dương không có gì là say sưa nồng nhiệt, báo cho vị tư lệnh các lực lượng tại Phi luật tân tầm mức thiệt hại rộng lớn. Không phải là thiệt hại của Nhật như ông Tướng mong đợi, mà là sự thiệt hại của Mỹ.

*

*     *

        Ngàv 7 tháng 12, 7 giờ 40, hạm độỉ сủа Phó đô đốc Nagumo chỉ còn cách bờ biển đảo Oahu 200 hải lý, nơi đây Hạm đội Thái Bình Dương đang bỏ neo nghỉ ngơi trong cảnh bình lặng thiên đường. Năm mươi oanh tạc cơ bay cao và bốn mươi phi cơ phóng thủy lôi, năm mươi oanh tạc cơ đâm bổ, bốn mươi khu trục cơ Zero cất cánh và bay thành đội hình chặt chẽ hướng về hòn đảo đang ngủ say Một làn sương mỏng buổi sớm bao phủ đoàn phi cơ. Nó chỉ có thể trông thấy được vào lúc được chia làm ba toán. Các oanh tac cơ bay cao giữ cao độ 3.000 thước phía trên mây, bay vòng quanh đảo về phía tây, Các phi cơ phóng thủy lôi bay thấp, cắt ngang đảo để xuẩt hiện đột ngột ở phía tây Trân Châu Cảng trong khi các khu trục cơ và oanh tạc cơ đâm bổ bay ngang qua và bắn phá các phi trường Wheeler Field và Kanehoe. Bất ngờ hoàn toàn. Trong hai mươi phui, đợtxuug kích đầu tiên đã tiêu diệt hạm đội I Thái Bình Dương bất chấp phản ứng kich liệt nhưng quá chậm trễ của súng phòng không trên đảo. Nhiều ổ súng không được tiếp tế đạn, bị hủy diệt ngay sau những phát đầu tiên.

        Quân Mỹ trả đũa hữu hiệu hơn trong đạt xung kích thứ nhì. Đến 8 giờ 50, 54 oanh tạc cơ bay cao 81 oanh tạc cơ đâm bổ và 36 khu trục cơ sẽ hoàn tất công trình phá hoại đã được bắt đầu một giờ trước đó. Chúng từ phía đông tiến đến căn cứ hải quân Mỹ, chia thành hai toán. Các thiết giáp hạm toan tính chạy ra khơi liền bị đánh thẳng cánh. Chiếc thì bị hư hại, chiếc thì bị đánh chìm, một số còn nổi trên mặt nước, sóng tàu hướng lên trời(l).

        Đến 9 giờ 45, phi cơ Nhật trở về đến hạm đội của đô đốc Nagumo, và lập tức hạm đội lên đường trở lại Nhật Bản. Tổn thất của Mỹ không kể xiết. Các thiết giáp hạm hoặc đã bị vĩnh viễn hủy diệt, hoăc bị loại ra khỏi vòng chiến rất lâu : chiếc Arizona không còn nữa, chiếc Oklahoma chổng sống lên trời, những chiếc California, West Virginia, Nevada bị hư nặng . Các tuần dương hạm Helena, Honolulu và Raleigh đều bị hư hại ; cũng như chiếc tàu rà mìn Oglala và hai cơ xưởng hạm Curtiss và Vestal. Trên các phi trường, hơn 180 phi cơ bị bắn thủng hay bị đạn trọng pháo và bị cháy tiêu. Số người chết và bị thương lên đến 3.455. Riêng phần tổn thất của Nhật thì tương đối nhẹ : 29 phi cơ bi hạ trên tổng số 360 tham chiến, 50 phi công tử trận ; riêng 5 tiềm thủy đĩnh bỏ túi được chỉ định để giăng đồn tấn công cuối cùng thì không trở về căn cứ, những tàu ngầm mẹ vẫn còn ở ngoài khơi. Đô đốc Nagamo đã có thể điện cho Yamamoto chiến thắng định trước : Тога, có nghĩa là Cọp.

        Tin về tai biến chưa từng có trong lịch sử Hoa Kỳ này sẽ giúp cho chính sách can thiệp của Tổng Thống Roosevelt. Cho đến lúc đó, dư luận Mỹ rất chia rẽ, bất định, hơn nữa lại có vẻ không ưa chiến tranh. Trân Châu Cảng là ngọn roi đánh thức lương tri xứ sở. Sự đồng lòng toàn diện đã thể hiện. Tất cả nhiệt tâm và ý chí đều hướng vào sự báo thù. Ngày nay vài tài liệu văn khố tiết lộ cho thấy Roosevelt, Tướng Marshall và đô đốc Stark đã có biết rõ ý đồ của Nhật và đã không báo động cho đô đốс Kimmel trong mục đích gây ra sự giật mình thức tỉnh của lòng ái quốc nơi dân chúng Mỹ bằng một cuộc bại trận bất ngờ. Mỗi công dân Mỹ tự mình dự phần vào nỗi nhục nhã chung. Sự im lặng của Tổng Thống đã đưa đến sự thất sủng đô đốc Kimmel, triệt hạ Нạm đội Thái Bình Dương, nhưng đã giúp đưa cường quốc Mỹ đến chiến thắng toàn diện sau cùng.

----------------------
       1. Về tất cả những trận đánh khủng kiếр trên Thái Bình Dương, xin đọc: «Sấm sét Thái Bình Dương» — Sông Kiên xuất bản — Sách đã phát hành,
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #25 vào lúc: 17 Tháng Mười, 2019, 06:50:04 am »


*

*     *

        Tại Manille, tướng MacArthur không có thì giờ suy nghĩ hậu quả tức thời của sự táo bạo thắng lợi của Đông Kinh. Đến lượt ông, lại phải đương đầu với sáng kiến chủ động của địch. Khi trở về căn cứ sau một sứ mạng tuần thám mà không có gì xảy ra, các pháo đài bay B-17 được đưa về ụ và lập tức được đồ đầy xăng như thường lệ. Phi cơ được xếр thành hàng, dâng hiến cho sự hy sinh, trên các căn cứ Clark Field và Nichols Field, khi các oanh tạc cơ Nhật xuất phát từ Đài Loan xuất hiện trên đầu chúng, Trong vòng 90 phút, các phi cơ mang phù hiệu mặt trời mọc gieo xuống chúng hàng loạt khối chất nổ giết người. Bom và đạn đại liên hạng nặng rơi xuống như mưa, xé rách, cưa ngang, làm tan rã từng mảnh các phi cơ Hoa Kỳ bị cột chặt dưới đất. Một vài chiếc cất cánh được và một vài khu trục cơ cũng tiếp nối theo. Sự chống trả yếu ớt, cũng như tại Trân Châu Cảng. Gần một nữa oanh tạc cơ B-17 bị hủy diệt. Hơn 50 khu trục cơ bị hư hại nặng. Các phi cơ có tầm hoạt động xa thoát được cuộc tàn sát bèn rời Phi luật tân để đến Java hay Úc châu. Các khu trục cơ còn lại vẫn tham dự vào công cuộc phòng thủ đảo Ludon cho đến phút chót.

        MacArthur nghiên cứu tình hình. Ít được che chở hơn là Kimmel và Short tại Trân Châu Cảng, ông chờ đợi một cuộc tấn công xuất phát từ Takao, thuộc Đài Loan, nơi địch quân cho tập trung hơn 700 phi cơ và một hạm đội đổ bộ hùng mạnh. Từ khi có sự loan báo cuộc oanh tạc căn cứ tại Hạ uy di hồi sáng sớm, ông có gần tám tiếng đồng hồ để bố trí che chở Ông đã có thể hoặc đánh bất ngờ các oanh tạc cơ Nhật khi chúng còn dưới đất, tại Takao, hoặc di tản các oanh tạc cơ của mình về Mindanao như ông đã ra lệnh vài hôm trước, hoặc gia tăng các cuộc tuần tiễu của khu trục cơ trên không phận Ludon, sẵn sàng can thiệp. Thế mà ông vẫn chờ đợi đầy tin tưởng. Giải pháp thứ nhất, như ta đã thấy, chắc sẽ đưa tới thảm họa. Tám mươi phì cơ B-17 sẽ gây ra được thiệt hai nào cho một phi trường được trang bị nhiều phi đạo và được bảo vệ bởi một đoàn khu trục cơ dày đặc, mau le, được huấn luyện kỹ, và bởi một hệ thống phòng không được bổ trí một cách khôn ngoan ? Giải pháp thứ hai không được noi theo một cách có hệ thống, giải pháp thứ ba cũng không hơn gì, tại vì MacArthur đã tin tưởng một cách ngây thơ vào sự thất bại của Nhật tại Trân Châu Cảng cho đến khi Hoa thịnh  đốn báo tin cho ông với nhiều tin tức chính xác ít lâu sau 11 giờ. Ảo tưởng của ông cũng dựa trên một sự kiện là một phi đoàn oanh tạc cơ Nhật, xuất phát từ Đài Loan, đã từ chối đánh nhau khi các khu trục cơ Mỹ bay lên chặn đánh.

        Thời gian tám giờ yên tĩnh mà ông có được và không biết lợi dụng, vốn chỉ là một cống hiến của sự tình cờ. Sáng hôm ấy một màn sương mù dày đặc bao phủ căn cứ Takao. Các phi cơ được chỉ định bay đến oanh tạc các phi trường Mỹ trên đảo Ludon đã không thể cất cánh. Tại Manille, không thể nào tiên liệu được tình trạng này.

*

*     *

        Cầm đầu một đạo quân nhỏ bé hơn về số lượng và trang bị, một không lực bị giảm thiểu còn số không trước khi chiến đấu, và một hải lực gầy còm (đô đốc Hart đã cho di tản chiếc tuần dương hạm nặng Houston, các tuần dương hạm hạng nhẹ Marblehead và Boise, và chừng mười hai phóng ngư lôi hạm cùng vài tiềm thủy đỉnh về phía nam Phi luật tân, rồi đến Borneo để tránh khỏi bị phi cơ Nhật oanh tạc), tướng MacArthur không hề hy vọng có thể  đẩy được quân Nhật ra biển. Ông rút mình trong thế thủ. Kế hoạch của ông tiên liệu hai điểm kháng cự. Một điểm nằm trong bán đảo Bataan, điểm kia trên đảo Corregidor chế ngự lối ra vào vịnh Manille. Cần phải cầm chân các sư đoàn địch để chúng không thể được phái đến các chiến trường khác. Cùng với thời gian, ông Tướng tin tưởng rằng Hạm đôi Thái Bình Dương của Mỹ sẽ can thiệp và đến cứu giúp ông. Vào ngày đó, điều ông không biết chính là Hoa thịnh đốn chính thức xem Phi luật tân là một chiến trường phụ thuộc và Đô đốc Ernest J.King, Tổng tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương đã viết trong một phúc trình;

        «Không phải vì các tổn thất phải chịu đựng tại Trân Châu Cảng mà hạm đội của ta không thể đến Manille, như nhiều người đã tưởng (MacArthur) để giúp đỡ các lực lượng của ta đang bị áp lực nặng nề tại đấy. Một hành động như thế vào thời kỳ ấy và với các phương tiện mà chúng ta sẵn có để thi hành và theo đuổi nó, chỉ có thể đưa đến thảm họa... Lúc khởi đầu cuộc chiến chống Nhật, chúng ta bị dồn ngay vào thế thủ...»

        Tinh thần giữ thế thủ ấy đã có từ trước cuộc tấn công Trân Châu Cảng. Chính lược về Viễn Đông do các bộ tham mưu Anh - Mỹ quyết định dự phòng trước hết việc phòng thủ Mã Lai, sau đó là phòng thủ Phi luật tân, vừa phải luôn luôn bảo vệ thường xuyên các đường giao thông hàng hải chủ yếu. Đấy là lý do khiến Đô Đốc Hart được lệnh đưa phần lớn hải lực của Asiatic Fleet tìm chỗ ẩn nấp và chỉ để lại cảng Cavite, trong vịnh Manilla, vài tàu ngầm, chín khinh tốc đỉnh phóng thủy lôi và các chiến hạm phụ dịch.

        Ta sẽ thấy quân Nhật sẽ lợi dụng quyền làm chủ mặt biển và không phận dành cho họ như thế nào, chiến lược của Đồng minh sụp đổ như thế nào và MacArthur, bị cô lập, sẽ trở thành một nhân vật huyền hoặc như thế nào.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #26 vào lúc: 17 Tháng Mười, 2019, 06:51:13 am »


*

*      *

        Lợi điểm của lục quân, hải quân và không quân Nhật là chúng được tập trung dưới một thầm quyền duy nhất và chúng hành động theo một kế hoạch chinh phục được nghiên cứu rất nghiêm chỉnh, chống lại một kẻ thù không được chuẩn bị, võ trang yếu và không thể tổ chức được một hệ thống phòng thủ toàn diện đặt dưới một bộ tư lệnh duy nhất như MacArthur sắp khẩn khoản đòi hỏi Hoa thịnh đốn.

        Hai ngày sau cuộc oanh tạc các phi trường tại đảo Ludon, quân Nhật tấn công đồng thời cả Phi luật tân lẫn Mã Lai.

        Ngày 8 tháng 12 các lực lượng đổ bộ xuất phát từ Takao chiếm đảo Bataan nằm giữa Đài Loan và Ludon. Ngày 19, quân Nhật đặt chân lên đảo Caminguin trong lúc các lực lượng khác phát xuất từ quần đảo Pescadores, thiết lập được hai đầu cầu, một tại Aparri (phía bắc Ludon), và một tại Vigan (phía tây bắc), Ngày 12 tháng 12, một hạm đội hùng mạnh tập họp tại đảo Palan phía đông Mindanao, đổ bộ lên Legaspi phía nam Ludon với ý định tiến ngược lên phía bắc hương về Manille. Mười ngày sau các cuộc hành quân thủy bộ chiếm ở phía tây Vigan, Aringay, Agoo, Damrtis, rồi Linguayen trong khi ở phía đông nam vịnh Lamon xuất hiện các đoàn quân đổ bô khác xâm chiếm Mauban, Altimonan và Siain.

        Vẫn trong ngày 8 tháng 12, hạm đội Miền Nam của Nhật đến ngang với Singora nằm về phía đông bắc Mã Lai, oanh tạc khu vực này và tung ra các xuồng đổ bộ xung phong lên Singora. Patani và Khota - Burư đô đốc Philips, tư lệnh Hạm đội Anh đang bỏ neo tại Tân Gia Ba, muốn lợi dụng cơ hội trước mắt. Các lực lượng hải quân Nhật bị tách rời : một nhóm tấn công Mã Lai, nhóm kia còn đậu ngoài khơi Sàigòn. Hải đoàn tại Mã Lai bị yếu thế hơn chắc sẽ phải chiu khuất phục trước các đợt hải pháo của chiếc Prince of Wales và chiếc Repulse. Đô đốc cho nhổ neo ngay chiều hôm đó, lúc 17 giờ, và hướng mũi về Singora. Trời đầy mây bao phủ và giúp quân Anh cơ may thoát khỏi sự theo dõi của phi cơ thám sát địch. Nhưng cơ may đã trở chiều. Từ khi chiến tranh khởi đầu, may mắn cứ đứng về phía quân Nhật. Tại Trân Châu Cảng rồi tại Phi luật tân. Môt lần nữa, may mắn lai tán trợ quân Nhật tại Mã Lai. Chiều ngày 9 tháng 12, trời trở lại trong sáng. Đô đốc Philips thấy có thể bị tấn công nên ra lệnh rút lui. Các chiến hạm quay trở về, nhưng các tàu ngầm địch đã định được vị trí. Phi đoàn Nhật đồn trú tai Sàigòn nhận được phản lệnh. Những trái bom gắn sẵn dươi cánh phi cơ được vội vàng thay thế bằng thủy lôi. Mục tiêu của sứ mạng mới đã làm cho các phi công say sưa phấn khởi. Không có gì vinh dự hơn đối với họ bằng sự ra đi tiêu diệt Hạm đội Anh quốc. Tuy nhiên, tối ngày 9 ấy các oanh tạc cơ Nhật trở lại căn cứ mà không ném được một quả thủy lôi nào. Chúng lại cất cánh vào sáng hôm sau. Đúng 12 giờ, chiến hạm của đô đốc Philips bị xác định vị trí và bị tấn công. Năm thủy lôi bắn trúng chiếc Repulse, bốn trái trúng chiếc Prince of WaleSy vốn nổi tiếng là không thể bị đánh bại được. Hai chiến hạm chìm lỉm. Đó là một đòn kinh khủng giáng xuống lực lượng hải quân Đồng minh. Cuộc chiếm đóng Hồng Kông và đảo Guam tiếp theo sau đó ít lâu, liên lạc giữa quần đảo Hạ uy di và quần đảo Phi luật tân bị cắt đứt. Từ MacArthur chỉ còn có thể trông cậy vào lòng can đảm của binh sĩ thuộc quyền mà thôi.

*

*      *

        Và đây, MacArthur đơn độc đương đầu với số phận. Trong văn phòng bộ tham mưu quân đội Quốc Gia Phi luật tân đặt trên thành lũy Manille, trong một pháo đài xưa cũ, ông giải thích kế hoạch phòng thủ cho các sĩ quan, một bản đồ đảo Ludon trải ra dưới mắt họ. Manille tầm thường, nằm trong gọng kềm quân Nhật từ phía bắc đổ xuống, dọc theo bờ biển phía tây và trong rừng sâu và một cánh quân từ phía đông nam đổ lên. Mũi kềm xiết lại quanh thủ đô mục tiêu duy nhất của quân Nhật. Họ ước tính rằng sự chiếm đóng thành phố sẽ là dấu hiệu toàn thắng tại Phi luật tân. Họ tin chắc rằng viên tướng Mỹ sẽ bắt họ trả giá thật đắt trước khi kéo lá cờ trắng đầu hàng và rằng Maniile sẽ được bảo vệ cho đến hòn đá cuối cùng. Bộ tư lệnh Nhật đâu có ngờ rằng chiến thuật của MacArthur sẽ làm đảo lộn hết các tính toán của họ.

        « Manille sẽ không được bảo vệ, ông Tướng nói, Tôi sẽ tuyên bố thành phố được bỏ ngõ ngay lúc địch quân sắp tiến vào đấy ».

        Có hai lý do khiến ông làm như vậy. Lý do đầu tiên phát xuất từ lòng nhân đạo của người chiến sĩ lão thành. Ở tuổi 61, ông này còn mang những ảo tưởng về lòng cao thượng của địch thủ. Ông tưởng tượng rằng quân Nhật sẽ không oanh tạc thành phố và dân chung sẽ được thoát nạn. Lý do thứ hai có tính cách chiến lược. Mauille là một nơi không thể phòng thủ được với các phương tiện thô sơ mà ông có trong tay. Nếu MacArthur muốn cầm chân quân Nhật càng lâu càng tốt, ông phải tập họp quân sĩ vào một địa điểm kiên cố tự nhiên trên đó các cuộc tấn công của địch sẽ bị bẻ gãy : tuy nhiên phải là một địa điểm giữ được liên lạc với bên ngoài bằng đường biển, một lối ra vào mà lực lượng tăng viện đòi hỏi có thể đồ bộ lên được.

        Địa điểm lý tưởng ấy đã được MacArthur tìm thấy từ nhiều tháng trước. Ông bí mật tích tụ lương thực, nước và đạn được. Không phải là không suy nghĩ nhiều khi ông cho mở những con đường trong rừng và xuyên qua các núi đá mà cho đến lúc đó vẫn được coi như là không thể vượt qua được. Ông Tướng đưa ngón tay chỉ trên bản đồ : ngọn núi Bataan, cao độ 4.700 thước, đỉnh núi chế ngự trường sơn Mariveles (4.400 thước). Từ vịnh Manille, khối đá không người lai vãng và hiểm trở, thường chìm khuất trong sương mù ẩm thấp của gió mùa ấy, có thể được trông rất rõ. Nó tiến thẳng ra biển như một chiếc mốc khổng lồ, che chở cửa biển. Cuối bán đảo - pháo đài ấy, một hòn đảo nhô ra, một núi đá khổng lồ đã tách ra, thời tiền sử, rồi trôi giạt vào cách bờ biển vài trăm thước. Hòn đảo mang tên Corregidor. Rất kiên cố. Một đạo quân trú phòng đã đóng chắc và sâu trong đó : ngọn núi đá được đào xới thành nhiều hành lang, trong ấy lương thực và đạn được đã được tích lũy. Một đường xe lửa điện đảm trách sự giao thông từ điểm này đến điểm kia và, dưới ánh mặt trời, tạo cho pháo đài một vẻ đẹp của khung cảnh du lịch.

        « Nỗ lực, MacArthur giải thích, gồm có trì hoãn cuộc tiến quân của các đạo binh Nhật bằng mọi phương tiện, trong khi các tiểu đoàn có nhiệm vụ phòng thủ Manille sẽ đến bố trí tai Bataan. Để được thế, phải giữ cây cầu Calumpit cho đến phút, chót... »

        Ngón tay của MacArthur rà dọc theo con lộ độc đạo chạy từ Manille đến Bataan ngang qua đồng ruộng và đầm lầy. Móng tay được cắt khéo léo, móng tay của một ngươi đàn ông được săn sóc, vạch một nét dưới chữ Calumpit. Công cuộc bảo vệ cây cầu là chủ yếu. Nó là thừa số căn bản cho sự thành công của cuộc điều quân. «Riêng phần các toán quân chặn đứng bước tiến của quân xâm lăng thì phải tìm cách rút về Bataan trú ẩn bằng cách nhảy lùi từng bước liên tiếp».

        Quân Nhật chỉ chủ tâm đến Manille, đã để cho bị lừa. Họ không một lúc nào ngờ đến chiếc bẫy mà MacArthur đã giăng ra trước mặt họ.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #27 vào lúc: 17 Tháng Mười, 2019, 06:52:37 am »

        
*

*     *

        Ông Tướng Mỹ còn nhìn xa hơn, còn vượt quá cả cuộc điều quân tại chỗ. Điều đã chứng tỏ tài năng của một chiến lược gia nơi ông. Ngày 13 tháng 12, trong những ngày đầu tiên của cuộc tấn công do quân Nhật tung ra, ông đã điện cho ông TổngTrưởng chiến tranh Henry Stimson, đề nghị can thiệp với Staline để Nga Sô tuyên chiến với Nhật : «Nga vừa đẩy lui quân Đức trước Mạc tư khoa, Staline vừa đạt được các chiến thắng lớn. Đã đến lúc thuận tiện để Nga gây áp lực phía đông bắc và cứu vãn Thái Bình Dương». Đấy là ý tưởng của ông. Đấy là ngôn ngữ của chính ông. Nhưng Hoa thịnh đốn giả như điếc. Chiến tranh với Nhật Bản là một công việc hoàn toàn thuộc quyền người Mỹ. Phải nói ngay rằng khi quân Nga sẵn sàng tuyên chiến với Nhật thì quân lực Mỹ đã thắng cuộc chiến tại Thái Bình Dương rồi, và MacArthur sẽ chống lại, với sự cuồng nộ đặc thù của ông, quyết định quá chậm trễ của Nga Sô.

        Không chờ đợi Hoa thịnh đốn đi những quân cờ thắng thế trên bàn cờ chiến tranh vĩ đại, MacArtnur di tản chiến thuật về Bataan. Để cho cuộc di tản được mau chóng, ông trưng dụng xe buýt tại thủ đô và xe vận tải của các công ty tư nhân. Đoàn công voa dài tiến về bán đảo, tiếp sau đó là đám đông thường dân Phi luật tân hỗn loạn bỏ lại nhà cửa và của cải với niềm hy vọng điên rồ là sẽ được an toàn sau các đoàn quân chiến đấu. MacArthur đã tiên liệu việc tiếp tế cho quân đội trong nhiều tháng, chớ không hề dự trù việc tiếp tế cho thường dân. Tuy vậy ông không xô đuổi họ trở lại. Ông còn đón tiếp cả những người bệnh tật và bị thương và săn sóc họ, ông Tướng hoàn toàn bị ràng buộc với dân tộc Phi luật tân. Ông đã dâng hiến cho họ tất cả tài ba quân sự của ông và cùng lúc một tấm lòng thân ái rộng rãi bao la.

        Ngày 22 tháng 12 đến lượt MacArthur rời khỏi bản doanh tại pháo đài cổ Calle Victoria vì quá lộ liễu trước bom đạn của phi cơ Nhật và căn hhà sừng sững giữa trời của ông tại tầng chót khách sạn Minilla Hotel. Ông bỏ lại đấy những kỷ vật cá nhân và của thân phụ, nhất là các độc bình cổ hiếm có, tặng phẩm của Thiên hoàng Nhật Bản có thể nhận ra được nhờ dấu hiệu hoàng gia : 16 cánh hoa cúc vàng mỏng. Vợ và con ông đi theo ông. Lúc nào bà Douglas MacArthur cũng có vẻ mặt tươi cười dễ mến. Sự hiện diện của bà giữa các quân sĩ trong khung cảnh cuồng nộ và hỗn loạn của trận chiến là một thứ an ủi cho họ. Cũng không khác gì chồng, bà không để lộ vẻ kinh hoàng hay tỏ ra ngạo mạn. Вà vẫn bình dị trong mỗi hành động. Và, ngoài ra, bà vẫn thanh lịch, trau chuốt. Như là cả một phép lạ không làm ai ngạc nhiên và sẽ tái diễn, mỗi ngày, dưới các trận mưa bom.

        MacArthur di tản đến Corregidor, ông đặt bản doanh tại địa điểm lộ liễu nhất của đẩo, do đó dễ bị tấn công nhất. Trên đỉnh. Tại đó có một trại binh cũ ba tầng lầu nằm suốt chiều dọc đỉnh núi. Người ta gọi đấy là «Topside». Ông Tướng cho kéo cờ Mỹ lên như để thách thức các oanh tạc cơ Nhật. Hành động tự tại ấy là chứng cớ của chính bản chất con người ông Tổng tư lệnh, một vị tư lệnh không biết sợ là gì, không ngần ngại rời khỏi chỗ ẩn nấp để đến quan sát hiệu quả phá hoại của bom đạn khi chúng đang rơi xuống, và dùng ống dòm nhìn các đội hình tam giác sáng bạc của những phi cơ đang gieo rắc sự chết chóc. Những hoàn cảnh mà sự điềm tĩnh, thản nhiên thể hiện cũng là những hoàn cảnh mà các nhà chức trách Phi luật tân sống qua, những người không làm sao hiểu được rằng HoaKỳ, quốc gia đồng minh, quốc gia bạn, đã làm tất cả đề nghiền nát Hitler1 và dùng đài phát thanh ca ngợi vinh quang chiến thắng ấy, lại hoàn toàn bỏ rơi quần đảo này cho Nhật Bản. Khi Tổng Thống Quezon nghe giọng nói của Đại tá Knox loan báo rằng công cuộc sản xuất phi cơ không ngừng gia tăng bên kia Thái bình Dương, và MacArthur nói rằng ông chỉ còn có bốn chiếc phi cơ để bảo vệ Ludon, ông ta bừng bừng nồi giận một cách chính đáng. Bằng quyền uy của mình, bằng thái độ trầm tĩnh, bằng niềm tin và quan năng chiến đấu phi phàm của ông, MacArthur trấn an ông Tổng Thống. Ông lại phục hồi lòng can đảm nơi chính các chiến sĩ vốn không phải không biết rằng ông Tướng đã chọn lựa chỗ xấu nhất trên đảo Corregidor để làm nơi trú ẩn của mình.

-----------------------
       1. Đọc bộ sách «HITLER» của nhà xuất bản Sông Kiên.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #28 vào lúc: 18 Tháng Mười, 2019, 02:28:38 am »


        Vị trí ngạo mạn của ông tại Topside lôi kéo ngay các oanh tạc cơ cuồng nộ của Nhật đến đỉnh hòn đảo. Các cuộc oanh tạc bắt đầu ngày 22 tháng 12. Bom, đại liên do các phi cơ đâm bổ tác xạ đã bắt buộc ông Tướng phải rời ngôi nhà trắng nơi ông để gia đình trú ngụ. đoạn phải rời trại binh vẫn còn lộ lên trên đỉnh hòn đảo, rồi một căn hầm dưới sâu năm thước cách mặt đất để rồi sau cùng xuống ẩn dưới đường hầm xe điện đục trong núi đá. Từ đó đâm nhánh ra những hành lang khác nơi đặt bệnh xá và các cơ sở phụ thuộc, bộ tham mưu, cơ quan hành chánh và truyền tin, chỗ ẩn của các xạ thủ súng cao xạ D.C.A. Cuộc sống ra bên ngoài hoàn toàn bị cấm chỉ. Các chiến sĩ phòng vệ đảo chỉ ăn một bữa ăn nóng mỗi ngày. Rồi họ chấp nhận đồ hộp theo khẩu phần, cơm và thịt bò, sáng và chiều. Sau vụ nổ hồ dự trữ nước, cái khát là một cơn thống khổ hàng ngày.

        Chung quanh MarArthur là những con người sẽ cùng ông về sau mở cuộc tấn công và đẩy quân Nhật ra khỏi Thái Bình Dương ; Sutherland, một con người lạnh lùng sắt đá không được mấy ai ưa nhưng đã tạo ra sự ngưỡng mộ ; Marshall, người nắm giữ ngành quân nhu ; Pat Casey. Sĩ quan công binh, người sẽ được sở cậy để xây cất các doanh trai tạm thời tại Úc và các phi trường «tiền phương» ngay giữa rừng rậm ; Márgnat, chuyên viên pháo binh phòng không và phòng thủ duyên hải ; Willoughby, trưởng phòng nhì, người mà mỗi phúc trình là cả một bài học về lịch sử, điều làm cho ông Tướng cực kỳ thích thú. Nhiều khi ngay những lúc cuộc oanh tạc dữ dội nhất, ông tướng cùng với viên tùy viên người Phi luật tân rời khỏi đường hầm. Ông muốn đi xem những «sự khởi hành» của các dàn cao xạ phòng không và những «sự đến nơi» của các tràng bom đạn từ trên không tuôn xuống. Thật là hoàn toàn điên rồ. Ngay cả bà Douglas McArthur, luôn luôn tươi cười, luôn luôn ăn mặc chải chuốt, luôn luôn niềm nở trong khung cảnh bùn lầy, máu lửa, và đổ vỡ cũng không lên tiếng để trình bày với ông rằng mọi sự can đảm vô ích đều là trọng tội. Không những đối với chính mình mà còn đối với các chiến sĩ sở dĩ còn chiến đầu là vì ông tư lệnh có hiện diện, bên cạnh họ, tin tưởng và vui thích khi gieo sự hỗn loạn cho phe địch.

        Tại Bataan, nơi được biến thành doanh trại dưới hầm hố, tình thế cũng không sáng sủa hơn. Phòng tuyến Bingac - Orion sẽ còn được giữ vững cho đến tháng 4 đối diện với sư đoàn 4 của Tướng Homma, một quân nhân độc đoán, kiêu căng, hung bạo, không chấp nhận một sự kháng cự nào, nhất là của địch thủ. Pnương tiện của quân phòng thủ đâu yếu kém, cả về số lượng lẫn phẩm chất, hơn của quân tấn công nhiều. Tướng Wainwright biết cách bổ trí tuyệt diệu các dàn trọng pháo. Những vụ phản pháo của ông rất hữu hiệu và bẻ gãy nhiều cuộc xung phong của bộ binh thường điên cuồng tràn lên các cứ điểm được quân Mỹ cố thủ một cách tuyệt vọng.

        Homma nhận thấy rằng trên chiến trường, căn cứ vào ưu thế về số quân số và về không lực của ông, cuộc tấn công của ông đã thất bại. Hồng Kông đã bị thất thủ trong hai ngày. Tân Gia Ba sẽ thất thủ sau hai tháng. Tại đây ông đụng đầu với những cứ điểm quá vững chắc, trong đó hùng khí đã thế chỗ cho sức mạnh hỏa lực. Trong tháng giêng, các lực lượng đổ bộxuất phát từ Moran, trên bờ biển tây bắc Ludon cố đặt chân lên các địa điểm khác nhau trên bán đảo sau lưng quân đội Mỹ-Phi. Những toán hành quân thị uy nhỏ này đều lần lượt bị tiêu diệt.

        Ông Tướng Nhật xin thêm tăng viện. Người ta gửi đến cho ông : bộ binh từ Hồng Kông, pháo binh từ Trung Hoa, không quân từ Miến Điện. Tướng Guyana, Tổng Tham mưu trưởng của Thiên hoàng đến thị sát tại chỗ. Tại Đông Kinh, người ta lo âu. Làm sao mà những con người tả tơi, ngất ngư vì đói khát, bị mưa gió quật ngã, bị bom đạn quần nhừ tử, lại có thể cản trở guồng máy chiến tranh của Nhật được ? Có tin đồn là Homma đã mỗ bụng tự sát. Thật hay giả ? Đấу chỉ là một biến cố trong tấn thảm kịch, mà rốt cuộc người ta không còn biết ai chết ai sống nữa. Sự kiện cụ thể là ông tướng Nhật bị thay thế, điều này đối với một sĩ quan làm tư lệnh, trước quân địch , có ý nghĩa tương đương với một vụ chém đầu.

        Sự giận dữ của Đông Kinh được biểu hiện qua giọng nói của người nữ xướng ngôn viên trứ danh, Hoa Hồng của Đông Kinh, cô hăm MacArthur rằng ông sẽ bị treo cổ tại quảng trường trước Hoàng cung, nơi mà các pháo đài thuộc tòa nhà chính phủ chế ngự và là nơi tổ chức các cuộc diễn hành của vệ binh trong những giờ phút trọng đại của dân tộc.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #29 vào lúc: 18 Tháng Mười, 2019, 02:30:40 am »


        Cay đắng thay, trong những lời đe dọa của Nhật lại có xen lẫn những lời khen tặng của Tổng thống Roosevelt, lời khen tặng của Anh hoàng, lời khích lệ của ông Tổng trưởng Chiến tranh, Stimson, và của các Tướng Pershing và Marshall. Những điện văn được gửi đến mau hơn là quân tăng viện : «Những lời khen ngợi chính thức và nồng nhiệt nhất của cá nhân tôi trước sự chống cự đẹp đẽ của ông. Ông vẫn luôn luôn hiện diện trong tâm tưởng chúng tôi. Hãy tiếp tục chiến đấu hăng say», ký tên Roosevelt.

        Marshall tìm những từ ngữ nói với tất cả các chiến binh : «Trận đánh mà ông và binh sĩ dưới quyền đang đương đầu, trên bộ và trên không, đã gây ra một niềm xúc động sâu xa nơi dân tộc Hoa Kỳ và xác nhận niềm tin mà chúng tôi đã đặt nơi ông trong tư cách một vị tư lệnh».

        Thật ra dân chúng Mỹ đều biết rõ sự can đảm của những chiến sĩ tại Bataan và tại Corregidor. MacArthur trở thành anh hùng quốc gia. Ông nhận được ngôi sao thứ tư trong khi ông chờ đợi sự yểm trợ của không và hải quân. Đô Đốc Hart đã đưa hạm đội của ông đến trú ẩn trong hải phận Nam Dương để rồi để cho bị tiêu diệt ở đấy, hoàn toàn thảm bại. Hải quân không còn đảm bảo được sự giao thông giữa Ludon và các lãnh thổ không bị Nhật chiếm đóng nữa.«Chúng tôi không còn nước uống, Trung sĩ Ripley một trong những người thân cận của ông Tướng nói, nhưng chúng tôi vẫn có tinh thần.» Phẵn ứng của những kẻ sống sót không phải bao giờ cũng cao quí như vậy. Tình hình càng bi thảm, ngôn ngữ của họ càng tục tằn. Nhưng họ dứt khoát chấp nhận thà chết hơn là đầu hàng.

        Một trận cười chua chát vang lên để trả lời một bức thư do quân Nhật gởi cho ông Tướng ít lâu trước khi một trong các cuộc đại tấn công của họ bắt đầu: «Thưa ông, ông biết rất rõ rằng ông đã thất trận. Giờ phút cuối cùng đã kề cận. Chỉ còn vấn đề là xem ông còn có thể chống giữ bao lâu nữa. Ông đã phải áp dụng chế độ nửa khẩu phần rồi. Tôi rất khâm phục tinh thần chiến đấu của ông... Song le, để tránh các tổn thất vô ích về nhân mạng... chúng tôi khuyên ông nên đầu hàng».

        MacArthur không thèm trả lời. Phi cơ địch rải tràn ngập xuống Bataan và hòn đảo bảo vệ vịnh Manille nhiều truyền đơn khó chịu. Một trong các truyền đơn in hình ba binh sĩ Mỹ sắp chết đói bị bao vây bởi một rừng lương thực, gà quay, trái cây, phó mát, cà phê, rượu chát, rượu ngọt, và bên dưới có lời ghi chú : «What are you fighting for1

        Tướng MacArthur tính rằng sẽ có lúc ông có thể  lợi dụng một sự nao núng trong các đợt xung phong của quân Nhật để mở cuộc phản công và chọc thủng phòng tuyến địch. Mục đích của ông là tiêu diệt đối phương không phải ở chính diện, ông không có đủ lực lượng để làm như thế, mà là làm hao mòn, quấy phá, dệt chung quanh địch một vòng đai bất an ninh khiến cho địch bị đặt trong tình trạng báo động và bị áp lực thường trực. Người Phi luật tân phải giữ chặt trên lãnh thổ của họ các đạo quân Nhật mà các chiến trường khác rất cần sử dụng. Phương cách, chính là du kích chiến. MacArthur biết rành xứ này hơn là quân chiếm đóng, ông muốn khai thác sự hiểu biết địa thế này. Tướng Marshall không tán thành kế hoạch này, Ông ta trách cứ ông là bất động hóa cho các thành quả không đáng kể, một vị tổng tư lệnh mà vị thế, vào giờ phút ấy, là tai Úc, một nơi mà hiện đến phiên bị đe dọa. Không thể sở cậy vào sự giúp đỡ của Anh quốc nữa, Úc châu ràng buộc số phận của mình vào số phận của Mỹ quốc, đặt các lực lượng hải quân, không quân và lục quân dưới quyền sử dụng của Hoa Kỳ và khẩn nài Hoa thịnh đốn chỉ định một vị tư lệnh duy nhất. Do đó đã có lệnh cho MacArthur phải bỏ con đường hầm của g tại Corregidor và phải đến Úc châu càng sớm càng tốt.

        Ông Tướng phản đối. Ông có ý định từ chức» rồi tình nguyện làm một binh sĩ thường tai Bataan, Ông xin Marshall cho ông một thời hạn thời gian đủ để tổ chức du kích chiến. Để tỏ thiện chí nhưng với thái độ miễn cưỡng, ông từ bỏ ý định đi đến miền bắc Ludon, nơi mà một vài thành phần quân đội Phi luật tân vẫn còn tiếp tục chiến đấu sau khi bị sức tiến quân của Nhật tràn ngập, bị cô lập hóa và bị bỏ mặc cho một kết cuộc bi thảm, không có đạn dược và lương thực

----------------------
        1. «Tại sao anh lại chiền đấu ?»
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM