Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 03:16:10 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Ký ức Tây Nguyên  (Đọc 16433 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #120 vào lúc: 04 Tháng Mười, 2019, 09:54:16 am »

6 giờ 48 phút, trung đoàn 48 vượt sông Đà Rằng đánh chiếm ty cảnh sát, tiểu khu Phú Yên, một mũi đánh vào sân bay. Từ hướng nam trung đoàn 64 và tiểu đoàn 13 bộ đội địa phương diệt địch ở Hòa Hiệp.

9 giờ ngày 1 tháng 4, quân ta hoàn toàn làm chủ các mục tiêu trong thị xã Tuy Hòa.

Trên biển, địch cướp thuyền đánh cá của dân chạy ra khơi lên tàu tẩu thoát. Được bà con ngư dân giúp đỡ Sư đoàn 320 dùng thuyền đuổi theo truy kích địch.

Ở khu vực sân bay, hàng trăm tên địch chui rúc trong hầm ngầm đụn cát lần lượt ra hàng. Trung đội trưởng Đàm Việt Hùng đại đội 9 tiểu đoàn 9 trung đoàn 64 dẫn đầu mũi truy kích địch ra tận bãi biển Đông Tác. Tại đây trung đội của anh đã bắt sống chuẩn tướng Trần Văn Cẩm - phó tư lệnh quân đoàn 2, tư lệnh chiến trường Phú Yên. Ở một địa điểm khác, chiến sĩ ta bắt được viên đại tá Vi Văn Bình trong khi đang cải dạng chạy trốn. Đây là lần thứ hai sau ba năm (lần thứ nhất ở Đắc Tô - Tân Cảnh), viên đại tá này bị bộ đội Tây Nguyên bắt làm tù binh.

Cánh quân thứ ba gồm Sư đoàn 10, trung đoàn bộ binh 25, trung đoàn pháo binh 40, xe tăng trung đoàn 273 sau khi giải phóng Khánh Dương được lệnh tiến đánh lữ dù 3 ở đèo Ma Đrắc - Phượng Hoàng mở đường xuống giải phóng Ninh Hòa, Nha Trang, Cam Ranh.

Sau khi chiếm đèo Phượng Hoàng - Ma Đrắc đại tá Văn Bá Ninh - lữ đoàn trưởng lữ dù 3 đã cho bắt tay ngay vào củng cố các chốt bảo an có sẵn và đào thêm công sự. Chúng bố trí trận địa pháo ở các eo núi để ta khó phát hiện. Xe tăng, xe thiết giáp được chúng ngụy trang phục sẵn ven đường. Quân dù thực hiện chiến thuật “phòng ngự di tản”, lấy đại đội làm đơn vị đóng chốt. Khi phát hiện được lực lượng ta, chúng dùng pháo binh và không quân sát thương. Với thủ đoạn này quân dù hy vọng sẽ tiêu hao và ngăn chặn được ta mà chúng không bị tiêu diệt.

Để tiêu diệt lữ đoàn dù, đập tan lá chắn phía tây Ninh Hòa, Bộ tư lệnh chiến dịch phân công tôi và anh Vũ Lăng trực tiếp đốc chiến Sư đoàn 10. Ngày 25 tháng 3, chúng tôi đã có mặt tại sở chỉ huy Sư đoàn 10. Chúng tôi thống nhất phương án tiêu diệt lữ đoàn dù 3 như sau: Tiêu diệt gọn lữ đoàn dù 3 bằng nhiều trận, tiêu diệt gọn từng tiểu đoàn địch, thực hiện cài thế bằng lực lượng vây ở phía đông đèo Phượng Hoàng, kết hợp chặt chẽ đột phá chính diện với bao vây chia cắt đánh hai bên sườn, chủ động khắc phục khó khăn phát huy sức mạnh tổng hợp của các binh chủng, giành cho được thế chủ động bất ngờ. Quyết tâm của chúng tôi là cố gắng đánh nhanh diệt gọn lữ đoàn 3, nhưng ta ít thương vong để có lực lượng phát triển ngay xuống đồng bằng. Thế mạnh của lữ đoàn dù số 3 trong phòng ngự chính là chúng chiếm được địa hình đường đèo hiểm hóc, lại được 24 khẩu pháo chi viện.

Sáng ngày 29 tháng 3, mở đầu cuộc tiến công tiêu diệt lữ đoàn 3 là trận đấu pháo ác liệt giữa pháo binh ta và pháo binh địch làm rung chuyển cả vùng đường đèo dài hơn 10 km. Những khẩu pháo ta vừa thu được ở Buôn Ma Thuột và những xe đạn pháo từ kho Mai Hắc Đế được chuyển đến đã giáng xuống các trận địa pháo của lữ dù 3 những đòn sấm sét. 12 khẩu pháo của địch đã bị phá hủy, phá hỏng. Sức chi viện hỏa lực của địch bị giảm đi một nửa, bộ binh địch bắt đầu co cụm. Nắm thời cơ lúc địch đang điều chỉnh đội hình, Bộ tư lệnh Sư đoàn 10 ra lệnh cho các trung đoàn bộ binh và xe tăng của ta đột phá vào đội hình phòng ngự của địch. Quân dù không được hỏa lực pháo binh chi viện, lại bị quân ta tiến công diệt từng đơn vị; chúng tìm cách co cụm lại chống đỡ nhưng lúc này các trung đoàn của ta đã cắt quân địch ra từng mảng. Tinh thần sĩ quan, binh lính dù bắt đầu dao động, hoảng loạn.

Ngày 1 tháng 4, giữa lúc Sư đoàn 320 giải phóng thị xã Tuy Hòa, thì tại khu vực đèo Phượng Hoàng các chiến sĩ Sư đoàn 10, trung đoàn 25 và xe tăng ta mỡ đợt tiến công vào toàn bộ các cụm quân của lữ dù 3. Sau 2 giờ chiến đấu lữ dù 3 hoàn toàn bị tiêu diệt. Cánh cửa “thép” Phượng Hoàng - Ma Đrắc - phòng tuyến phía tây Ninh Hòa bị đập tan. Bộ đội ta tràn xuống giải phóng thị trấn Ninh Hòa. Cả Sư đoàn 10 bừng bừng khí thế tiến về đồng bằng. Đơn vị nào có xe thì hành quân xe, không có xe thì hành quân bộ. Khó có thể nói hết niềm vui sướng của cán bộ chiến sĩ Tây Nguyên khi hành quân đến đỉnh đèo Phượng Hoàng. Phía trước đã nhìn thấy biển Đông, để lại phía sau là cả một vùng cao nguyên bao la vừa được giải phóng... Trên vai nặng trĩu trang bị, chân rộp phồng sau nhiều ngày hành quân đuổi địch nhưng ai nấy đều hăng hái, đi nhanh như chạy.

Sáng ngày 2 tháng 4, trung đoàn 24 và tiểu đoàn 3 trung đoàn 28 cùng xe tăng, pháo binh tiến vào quận lỵ Ninh Hòa. Lực lượng vũ trang địa phương và nhân dân Ninh Hòa được bộ đội hỗ trợ đã nổi đậy giành quyền làm chủ. Cả thị trấn Ninh Hòa đỏ rợp cờ sao. Nhân dân đã ra đứng chật hai bên đường vẫy cờ hoa, reo mừng đón bộ đội cách mạng.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #121 vào lúc: 04 Tháng Mười, 2019, 09:54:49 am »

13 giờ ngày 2 tháng 4, lực lượng đột kích binh chủng hợp thành của Sư đoàn 10 do anh Vũ Đình Thước - Tham mưu phó sư đoàn chỉ huy theo đường số 1 tiến về thành phố Nha Trang.

Tại Nha Trang, sáng ngày 1 tháng 4, được tin lữ dù 3 thua trận, tuyến phòng thủ đèo Phượng Hoàng - Ma Đrắc bị phá vỡ, Phạm Văn Phú vội vã triệu tập một cuộc họp khẩn cấp, tìm cách “tử thủ” Nha Trang. Ngoài Phú còn có chuẩn tướng Phạm Ngọc Sang - tư lệnh sư đoàn không quân 6 và viên sĩ quan chỉ huy trường hạ sĩ quan Đồng Đế. Một số sĩ quan có mặt lúc đó, sau bị ta bắt khai rằng: Gọi là họp nhưng thực chất chỉ nghe tướng Phú phán lệnh thiết quân luật 24 trên 24 giờ trong ngày, gấp rút củng cố lại các trận địa phòng thủ, thu gom tàn quân thành lập các đơn vị mới, bổ sung súng đạn cho các đơn vị bảo an, dân vệ. Đồng thời ông ta quyết định thành lập mặt trận Nha Trang và cử Phạm Quốc Thuần làm tư lệnh. Họp xong, Phạm Văn Phú cùng một số sĩ quan tùy tùng dùng máy bay lên thẳng thị sát chiến trường. Ông ta dùng máy bộ đàm mà vẫn không liên lạc được với một đơn vị đồn trú nào. Phú bay thẳng về Phan Rang, không xuống Nha Trang như dự định.

Bất chấp lệnh giới nghiêm của Phú, nhân viên hành chính ngụy quyền bỏ nhiệm sở, quân lính ngụy bỏ đội ngũ về nhà lo di tản vợ con gia đình. Lính dù, lính biệt động thua trận ùn ùn đổ về Nha Trang cùng hơn một ngàn tên quân phạm vừa phá ngục ra, chúng tranh giành xe cộ, cướp giật của dân làm cho thành phố trở nên hỗn loạn.

17 giờ ngày 2 tháng 4, sau khi đánh tan các chốt của địch ở đèo Ro Tượng, đèo Rù Rì, lực lượng binh chủng hợp thành của Sư đoàn 10 bắt đầu vượt cầu Xóm Bóng tiến vào thành phố. Các ổ đề kháng cuối của quân đoàn 2 ngụy đã bị tiêu diệt. Đoàn xe chở bộ đội tiến đến đâu trật tự ở đó được thiết lập. Nhân dân thành phố biển Nha Trang vây quanh những xe chở bộ đội tặng chiến sĩ ta trái cây, nước ngọt...

Thừa thắng, sáng ngày 3 tháng 4, lực lượng đột kích của Sư đoàn 10 theo đường số 1 tiến về phía nam. Địch cho máy bay ném bom, bắn phá ác liệt chặn đường. Tiểu đội trưởng Nguyễn Văn Mịch, đại đội 72 trung đoàn 234 quê Hoàng Thanh, Hiệp Hòa, Hà Bắc, bằng một quả đạn A72 đã bắn rơi tại chỗ 1 máy bay A37, bắt sống giặc lái. Cùng thời gian trên, tiểu đội phó Đỗ Văn Lỳ đại đội 72 trung đoàn 234 quê Khu 1, Việt Trì, Phú Thọ sử dụng 1 quả đạn bắn rơi tại chỗ 1 máy bay A37. Những ổ đề kháng ở hai bên đường liên tiếp đánh vào đội hình quân ta. Vượt qua ác liệt hy sinh, lực lượng đột kích của ta vẫn nhằm hướng quân cảng Cam Ranh xốc tới.

14 giờ ngày 13 tháng 4 năm 1975, Cam Ranh - quân cảng lớn, có vị trí chiến lược quan trọng bậc nhất của Tể quốc ta đã hoàn toàn được giải phóng, kết thúc chiến dịch Tây Nguyên mùa Xuân năm 1975. 16 giờ chiều hôm đó, tôi, anh Hồ Đệ - Sư đoàn trưởng và anh Lã Ngọc Châu - Chính ủy Sư đoàn 10 đã có mặt tại quân cảng Cam Ranh vừa chia vui với bộ đội vừa hướng dẫn anh em phối hợp với lực lượng vũ trang địa phương giữ gìn an ninh chính trị, bảo vệ những thiết bị, kho tàng trong căn cứ và nhanh chóng củng cố lực lượng để tiếp tục thực hiện nhiệm vụ mới.

Chúng tôi đã thực hiện được lời thề sắt son: Giải phóng nhân dân các dân tộc Tây Nguyên khỏi ách nô lệ, thực hiện “đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào” ở Tây Nguyên như lời Bác Hồ đã dạy. Trong suốt chặng đường có biết bao kỷ niệm trong cuộc đời. Đôi với mùa Xuân năm 1975, giây phút xúc động nhất đối với tôi là giây phút chúng tôi cùng đơn vị từ Tây Nguyên tiến về đồng bằng, tới được bờ biển miền Trung dạt dào nắng gió. Không mấy ai trong số hàng ngàn cán bộ, chiến sĩ đã nhiều năm chiến đấu ở núi rừng Tây Nguyên khi tới được bờ biển lại không trào nước mắt. Tôi nhớ ngày đó ở Binh đoàn Tây Nguyên có lưu truyền một bài thơ của một chiến sĩ trong binh đoàn, trong đó có những câu thế này:

         Ôi, cái đêm ta về với đồng bằng!
         Lồng ngực căng tràn hương lúa
         Trăng hiểu lòng ta nên trăng rất tỏ
         Gió hiểu lòng ta từng ngọn gió bồi hồi
         Lau khô dần những giọt mồ hôi
         Nhưng nước mắt ta đã chảy dài trên má...


Nhà thơ chiến sĩ ấy đã nói hộ chúng tôi nỗi niềm của những người chiến sĩ Tây Nguyên khi hoàn thành tâm nguyện của mình từ Tây Nguyên tiến về giải phóng đồng bằng, từ rừng tới biển, từ chiến khu gian lao vất vả về giải phóng các thành phố huy hoàng tráng lệ của đất nước ta. Một đời trận mạc, có được những ngày tháng đó thật là hạnh phúc. Và chính những giây phút ấy, khi ở cuối chặng đường đuổi giặc chúng tôi đã nhớ tới bao đồng đội của mình đã hy sinh dọc đường đi tới chiến thắng:

         Niềm vui đại dương
         Nỗi nhở của đại dương
         Bạn bè nhắc tên bao người vắng mặt
         Đôi dép bạn tôi mang suốt chặng đường đuổi giặc
         In những dấu hằn, rát bỏng
         Vào niềm vui dài rộng - đại dương ơi!


Nhà thơ chiến sĩ của chúng tôi đã viết như vậy.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #122 vào lúc: 08 Tháng Mười, 2019, 09:01:24 am »

VIII

TRẬN QUYẾT CHIẾN CUỐI CÙNG

Giữa lúc khối chủ lực Tây Nguyên đang tiến về cùng với quân và dân địa phương giải phóng các tỉnh đồng bằng Nam Trung Bộ, thì ngày 27 tháng 3 năm 1975, anh Hoàng Văn Thái - Tổng tham mưu phó điện thông báo quyết địch của Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương thành lập Quân đoàn 3. Tổ chức Quân đoàn gồm: Bộ tư lệnh do anh Vũ Lăng - Tư lệnh, tôi (Đặng Vũ Hiệp) - Chính ủy, các anh Nguyễn Năng, Nguyễn Kim Tuấn - Phó tư lệnh, anh Phí Triệu Hàm - Phó chính ủy. Ba cơ quan Mặt trận Tây Nguyên chuyển thành Bộ Tham mưu do anh Hồ Đệ - Tham mưu trưởng, các anh Nguyễn Quốc Thước, Lê Minh - Tham mưu phó. Cục Chính trị do anh Thái Bá Nhiệm - Chủ nhiệm, anh Nguyễn Đằng - Phó chủ nhiệm. Cục hậu cần do anh cấn Văn Tại - Chủ nhiệm, các anh Đặng Văn Khoát, Đỗ Thuyên, Lưu Sĩ Hiệp - Phó chủ nhiệm; đồng thời Thường vụ Quân ủy Trung ương cũng chỉ định Đảng ủy Quân đoàn gồm: Tôi (Đặng Vũ Hiệp) - Bí thư, anh Vũ Lăng - Phó bí thư, các đảng ủy viên chính thức gồm có các anh: Phí Triệu Hàm, Nguyễn Kim Tuấn, Nguyễn Năng, Nguyễn Quốc Thước, Lã Ngọc Châu, Bùi Huy Bổng, Hà Quốc Toản, Đoàn Hồng Sơn, Nguyễn Hải Bằng, Nguyễn Hữu Hưu, Nguyễn Minh Khang; ủy viên dự khuyết: Bùi Đình Hòe và Bùi Tố Tọa.

Quân đoàn 3 gồm 3 sư đoàn:

Sư đoàn 10 do anh Đoàn Hồng Sơn - Sư đoàn trưởng; anh Lã Ngọc Châu - Chính ủy; anh Võ Khắc Phụng- Sư đoàn phó; anh Lưu Quý Ngữ - Phó chính ủy.

Sư đoàn 320 do anh Bùi Đình Hòe - Sư đoàn trưởng; anh Bùi Huy Bổng - Chính ủy; anh Ngô Huy Phát - Sư đoàn phó; anh Đặng Văn Trượng - Phó chính ủy.

Sư đoàn 316 do anh Nguyễn Hải Bằng - Sư đoàn trưởng; anh Hà Quốc Toản - Chính ủy; anh Nguyễn Hữu Thơi - Sư đoàn phó; anh Đoàn Văn Độ - Phó chính ủy.

Các đơn vị binh chủng gồm có: Trung đoàn đặc công 198 do anh Trần Kình - trung đoàn trưởng, Lê Văn Tích - chính ủy; 2 đơn vị pháo mặt đất gồm: trung đoàn 40 chuyển thành lữ đoàn pháo binh do anh Nguyễn Hữu Vinh - lữ đoàn trưởng, Mai Sinh Giá - chính ủy (lữ đoàn 40 được biên chế 4 tiểu đoàn pháo nòng dài) và trung đoàn 675 do anh Trần Đình Sai - trung đoàn trưởng, anh Nguyễn Xuân Dục - chính ủy; 3 trung đoàn cao xạ: trung đoàn 593 do anh Nguyễn Duy Sơn - trung đoàn trưởng, Phạm Minh Mẫn - chính ủy; trung đoàn 234 do anh Vũ Văn Lương - trung đoàn trưởng, Vũ Xuân Sắc - chính ủy; trung đoàn 232 do anh Nguyễn Văn Hách - trung đoàn trưởng, anh Trần Đình Khánh - chính ủy (Bộ sẽ đưa vào 1 đại đội tên lửa phòng không chiến thuật A72); lữ đoàn xe tăng 273 do anh Lê Mai Ngọ - lữ đoàn trưởng, Vũ Đình Tư - chính ủy; chuyển trung đoàn công binh 7 thành lữ đoàn do anh Lê Hữu Công - lữ đoàn trưởng, Đoàn Văn Khoát - chính ủy; trung đoàn thông tin 29 do anh Lê Đức Đệ - trung đoàn trưởng, Đỗ Giả - chính ủy. Quân số quân đoàn khoảng từ 45 đến 47 ngàn người.

Sau chiến dịch Tây Nguyên, chiến dịch Huế - Đà Nẵng đã giáng tiếp cho quân ngụy Sài Gòn đòn chiến lược thứ hai, đẩy chúng lâm vào tình thế cực kỳ bi đát (2 trong số 4 quân khu của địch đã bị xóa sổ, với 35% sinh lực, 40% cơ sở vật chất; 12 tỉnh với 8 triệu dân được giải phóng), về phía cách mạng khí thế giải phóng miền Nam của quân và dân ta dâng lên mạnh mẽ. Lực lượng quân sự, chính trị của ta dồi dào và sung sức tạo ra được một thời cơ chiến lược mới rất thuận lợi để giải phóng Sài Gòn - Gia Định, giải phóng miền Nam.

Ngày 31 tháng 3, Bộ Chính trị Trung ương Đảng họp đánh giá tình hình đã kết luận: Cuộc chiến tranh cách mạng ở miền Nam không những đã bước vào giai đoạn phát triển nhảy vọt mà thời cơ chiến lược để tiến hành tổng công kích, tổng khởi nghĩa vào sào huyệt của địch đã chín muồi. Từ giờ phút này, trận quyết chiến chiến lược cuối cùng của quân và dân ta bắt đầu, nhằm hoàn thành cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân ở miền Nam và thực hiện hòa bình, thống nhất Tổ quốc.

Cách mạng nước ta đang phát triển sôi nổi nhất với nhịp độ một ngày bằng 20 năm. Vì vậy, Bộ Chính trị quyết định: “Nắm vững hơn nữa thời cơ chiến lược với tư tưởng thần tốc, táo bạo, bất ngờ, chắc thắng, có quyết tâm lớn, thực hiện tổng công kích, tổng khởi nghĩa trong thời gian sớm nhất, tốt nhất trong tháng 4, không thể để chậm”.

Cả nước tập trung sức người, sức của cho trận đánh cuối cùng kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến cứu nước vĩ đại nhất trong lịch sử dân tộc. Ở miền Bắc, thanh niên nam nữ trong các cơ quan nhà máy, hợp tác xã, công trường, trường học... hăng hái xung phong lên đường nhập ngũ. Mọi phương tiện vận tải đường bộ, đường sắt, đường biển, đường không đều được huy động tối đa chi viện cho mặt trận. Trên quốc lộ số 1 và các trục đường chiến lược từng đoàn xe chở bộ đội, xe chở hàng hóa, xe kéo pháo kín lá ngụy trang nối nhau ngày đêm chạy về chiến trường trọng điểm. Các quân đoàn, binh đoàn chủ lực của ta từ khắp các mặt trận cũng được lệnh hội quân về giải phóng Sài Gòn - Gia Định.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #123 vào lúc: 08 Tháng Mười, 2019, 09:02:19 am »

Quân đoàn 4 sau khi giải phóng Lâm Đồng, Di Linh đã chuyển lực lượng về phía đông, tiến công vào sư đoàn 18 ngụy ở Xuân Lộc.

Quân đoàn 2 và Sư đoàn 3 Quân khu 5 sau khi đập tan tuyến phòng thủ Phan Rang đang tiến về Long Thành, Bà Rịa, Nước Trong, Vũng Tàu.

Ở phía tây nam, Quân khu 8 và Quân khu 9 áp sát lực lượng ra ven đường số 4, chuẩn bị cắt đứt con đường quan trọng bậc nhất nối Sài Gòn với các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Đoàn 232 đang tiến vào tuyến phòng thủ sông Vàm Cỏ Đông và Hậu Nghĩa.

Ở phía bắc, Quân đoàn 1 theo quốc lộ 1 đang tiến vào khu vực tập kết ở phía nam tỉnh Sông Bé.

Quân đoàn 3, ngay sau khi giải phóng Phú Yên, Nha Trang, Cam Ranh đã được lệnh tiến về Sài Gòn.

Tin vui được tham gia chiến dịch giải phóng Sài Gòn - Gia Định truyền nhanh tới cán bộ, chiến sĩ các đơn vị. Cả quân đoàn náo nức chuẩn bị hành quân. Những công việc chuẩn bị phức tạp trước đây phải giải quyết hàng tuần, hàng tháng thì nay chỉ được phép hoàn thành trong ngày, trong buổi.

Lường trước khó khăn trong cuộc chiến đấu tới, Bộ tư lệnh Quân đoàn chỉ thị cho các cơ quan và đơn vị tranh thủ mọi điều kiện, chuẩn bị tốt mọi mặt nhất là đạn pháo và phương tiện vận chuyển. Theo đề nghị của Sư đoàn 10, sau khi trao đổi trong Bộ tư lệnh, chúng tôi nhất trí cho sư đoàn để lại toàn bộ pháo 122 ly, thay bằng pháo 105 ly thu được của địch vừa đỡ công vận chuyển bổ sung đạn pháo 122 vừa có thể tận dụng được đạn pháo 105 của địch hiện đang dồi dào và còn có nguồn bổ sung trong quá trình chiến đấu.

Mặc dù Đoàn 559 và hậu cần quân đoàn đã huy động gần 3.000 chuyên xe chở bộ đội và binh khí kỹ thuật vào Đông Nam Bộ nhưng vẫn còn cần đến hàng trăm xe mới đáp ứng nhu cầu công tác vận chuyển. Để giải quyết khó khăn này các sư đoàn đã chủ động liên hệ với ủy ban quân quản địa phương nhờ giúp đỡ. Sư đoàn 10 đã chủ động cử anh Lê Quang Mỹ - chủ nhiệm chính trị trực tiếp làm việc với ủy ban quân quản thành phố Nha Trang và thị xã Cam Ranh, đồng thời tận dụng số xe thu được của địch (cả lái xe là lính ngụy ta bắt làm tù binh) tham gia vận chuyển. Riêng sư đoàn 10 cũng huy động được hơn 60 chiếc xe ca và xe tải lớn. Tại thị xã Buôn Ma Thuột, anh Y Blốc - chủ tịch ủy ban quân quản tỉnh Đắc Lắc đã huy động hàng trăm lái xe và 250 xe các loại phục vụ quân đoàn cơ động.

Cán bộ, chiến sĩ Binh đoàn Tây Nguyên mãi mãi ghi nhớ sự giúp đỡ quý báu của chính quyền và nhân dân các dân tộc Tây Nguyên và các tỉnh Khánh Hòa, Phú Yên, Bình Định đối với binh đoàn lúc khó khăn để chúng tôi hoàn thành nhiệm vụ trong chiến dịch lịch sử mang tên Bác.

Có hai sự việc tôi nhớ mãi. Thứ nhất, đó là việc phân công người ở lại trông coi hậu cứ phía sau. Việc tưởng đơn giản nhưng lại thành chuyện, chẳng ai chịu ở lại nên nhiều đơn vị phải ra lệnh, phải họp chi bộ, đảng ủy ra nghị quyết lãnh đạo cử cán bộ phụ trách phía sau mới ổn.

Thứ hai, Thường vụ Đảng ủy Quân đoàn chúng tôi chủ trương đưa tất cả số anh em cán bộ bị kỷ luật “treo giò”, được tham gia trận đánh cuối cùng. Ai hoàn thành nhiệm vụ sẽ được xóa hết lỗi lầm trước đó. Sau này chiêm nghiệm lại chúng tôi cho rằng đây là một chủ trương đúng. Do vậy khi chiến dịch Hồ Chí Minh kết thúc, Quân đoàn 3 không có cán bộ nào còn mắc án kỷ luật. Ngày 4 tháng 4, Sư đoàn 316 và bộ phận cán bộ quân đoàn đi chuẩn bị chiến trường bắt đầu hành quân vào Đồng Xoài. Sư đoàn 320 đang củng cố thắng lợi ở Tuy Hòa được lệnh quay trở lại đường số 7, rồi theo đường số 14 hành quân qua Đức Lập, Bu Prăng, Bình Long vào miền Đông Nam Bộ. Sư đoàn 10 hành quân trên hai hướng. Bộ phận đã tới Đơn Dương (Lâm Đồng) tiếp tục đi theo quốc lộ 20 đến Duy Linh rẽ sang Gia Nghĩa về Kiến Đức. Bộ phận đang còn ở Nha Trang, Cam Ranh và các đơn vị đang đi trên đường 450 sẽ quay lại đường 21 về Buôn Ma Thuột rồi theo đường 14 về phía nam. Cả hai hướng sẽ hội quân ở Kiến Đức.

Đường vào Nam Bộ còn xa, thời gian chiến dịch mở đến gần, trên tất cả tuyến đường của các đơn vị trong quân đoàn xe chạy không kể ngày đêm, bộ đội chỉ được dừng lại một thời gian ngắn để thổi cơm, nấu nước bổ sung, rồi lại tiếp tục lên đường. Ngồi trên xe không mui, nắng, bụi làm mặt mọi người đen xạm, nhưng ai nấy rất vui. Xe tới Lộc Ninh rồi qua An Lộc và đến Chơn Thành. Xe chạy giữa các lô cao su thẳng tắp bạt ngàn, ở khu vực này đường mới mở cắt ngang đường cũ, có chỗ đến 5, 7 đường ô tô. ở những ngã ba, ngã tư có hàng chục tấm biển chỉ đường với nhiều ký hiệu khác nhau: A100, A300, T500... Từng đơn vị nhận ra đường của mình qua các ký hiệu riêng ấy. ở các trạm Ba-ri-e, sĩ quan tham mưu cùng với các chiến sĩ công binh, thông tin truyền đạt thức thâu đêm để hướng dẫn cho các đoàn quân và các đoàn xe vào đúng tuyến của mình...
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #124 vào lúc: 08 Tháng Mười, 2019, 09:02:56 am »

Ngày 12 tháng 4 năm 1975, tôi và anh Vũ Lăng có mặt tại Bộ chỉ huy chiến dịch Hồ Chí Minh ở phía tây thị trấn Lộc Ninh (căn cứ cơ quan Bộ chỉ huy Miền) để nhận nhiệm vụ của Bộ chỉ huy chiến dịch.

Đại tướng Văn Tiến Dũng thay mặt Bộ tư lệnh chiến dịch đã phân tích tình hình, thời cơ chiến lược, quyết tâm của Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương sử dụng lực lượng tập trung ưu thế đánh thẳng vào Sài Gòn bằng lực lượng đột kích mạnh tiến công liên tục đến toàn thắng, về nhiệm vụ của quân đoàn, Đại tướng nói: Quân đoàn 3 với lực lượng trong biên chế tập trung lực lượng từ hướng tây bắc và đông bắc đánh vào Sài Gòn. Đây là hướng chủ yếu, quân đoàn cần tập trung lực lượng, chuẩn bị chu đáo nhanh chóng tiêu diệt sư đoàn 25 không cho sư đoàn này co cụm về Sài Gòn. Đồng thời tổ chức lực lượng binh chủng hợp thành (cấp sư đoàn) đột kích từ hướng tây bắc đánh chiếm Hóc Môn, sân bay Tân Sơn Nhất, bộ tư lệnh thiết giáp, bộ tư lệnh pháo binh (ở Gò Vấp), nhanh chóng đánh mục tiêu chủ yếu là Bộ tổng tham mưu ngụy; tiêu diệt các ổ đề kháng trong phạm vi quân đoàn phụ trách, bảo vệ các mục tiêu, kho tàng, cơ sở công cộng.

Trong quá trinh chuẩn bị phải bám sát địch, sẵn sàng tiêu diệt các trận địa pháo, nêu địch có hành động co cụm, phải nhanh chóng tổ chức tiêu diệt (sư đoàn 25 là trọng yếu nhất). Tất cả mọi công tác chuẩn bị quân đoàn phải hoàn thành xong trước ngày 20 tháng 4.

Sau khi nhận nhiệm vụ, Bộ tư lệnh Quân đoàn gấp rút xây dựng kế hoạch tác chiến theo nhiệm vụ trên.

Ngày 14 và ngày 15 tháng 4 năm 1975, Bộ tư lệnh Quân đoàn giao nhiệm vụ cho Sư đoàn 316, Sư đoàn 320 và các đơn vị binh chủng kỹ thuật. Các anh Bùi Đình Hòe, Bùi Huy Bổng (Sư đoàn 320), Hải Bằng, Hà Quốc Toản (Sư đoàn 316) và các cán bộ đơn vị binh chủng kỹ thuật nhận nhiệm vụ xong đều rất phấn khởi tin tưởng và hạ quyết tâm chấp hành nghiêm chỉnh mệnh lệnh hiệp đồng, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.

Ngày 16 tháng 4, Thường vụ Đảng ủy Quân đoàn họp quyết định thăng quân hàm cấp tá cho cán bộ trung đoàn và chủ trì cơ quan sư đoàn trở lên. Cấp thiếu tá cho các trung đoàn trưởng: Đỗ Văn Tri, Trương Văn Việt, Long Hứa Ho, Trần Kình, Nguyễn Đình Chi, Trần Văn Thân. Chính ủy trung đoàn: Lưu Quang Đình, Đinh Hữu Tấn, Trần Văn Bàn, Nguyễn Văn Đác, Nguyễn Ngọc Xuân, Lê Xuân Thanh, Nguyễn Trọng Vinh. Trung đoàn phó: Đỗ Công Mùi, Hoàng Tong, Tô Quốc Trịnh, Lê Đình Hược, Ma Thanh Toàn, Lê Đình Kế, Nguyễn Văn Tạo, Khổng Trọng Tư, Lưu Đình Sân, Tô Ninh, Lê Văn Đảnh. Phó chính ủy trung đoàn: Nguyễn Tiến Tứ, Nguyễn Quang Lâm, Trần Danh Đẩu, Trần Văn Chí, Trần Ngọc Nhu, Vũ Văn Trại. Cơ quan sư đoàn: Phạm Văn Cơ, Hoàng Thanh Quế, Nguyễn Đình Học, Lê Minh Lợi, Trần Thế Dương, Phạm Văn Khảm, Lê Đắc Hào. Bộ tham mưu Hoàn Ngọc Nhằn, Nguyễn Minh Lộc, Nguyễn Ngôn, Tống Văn Ao, Lê Toàn, Nguyễn Hữu Tình, Nông Quang Lộc. Cục Chính trị: Tạ Đức Hiền, Nguyễn Hường, Dương Văn Bảo, Trần Hồng Châu, Nguyễn Đức Phố, Đặng Công Ninh, Vũ Duy Tằng, Nguyễn Văn Bảy, Nguyễn Tấn Thành. Cục hậu cần: Đoàn Văn Ngơi, Phan Đình Xuyên, Trịnh Thế Thư, Nguyễn Ngọc Trân, Phạm Hanh (bác sĩ), Trần Kim Uyên (bác sĩ), Ngô Xuân Thiêm (bác sĩ), Nguyễn Ngọc Tuyên (bác sĩ), Lê Viết Nho (bác sĩ).

Cấp trung tá cho các trung đoàn trưởng: Lê Quang Bình, Nguyễn Đức Cẩm, Vũ Văn Tài, Lê An, Lê Ngọ, Trần Đình Sai, Trương Đăng Thái, Vũ Văn Lương, Lê Hữu Công.. Chính ủy trung đoàn: Bùi Văn Hòe, Vũ Đình Tư, Nguyễn Xuân Dục, Mai Sinh Giá, Vũ Xuân Sắc, Trần Văn Đỉnh. Cán bộ cấp phòng: Vũ Đình Thước, Nguyễn Đình Kiệp, Phạm Quang Bào, Nguyễn Văn Ngọc, Trần Thể, Nguyễn Chí Nguyện, Đoàn Đình Vinh, Đinh Thế Mỹ, Nguyễn Xuân Khoát. Bộ tham mưu: Huỳnh Nghĩ, Trần Doãn Kỷ, Nguyễn Đình Thức, Nguyễn Văn Tức, Trần Minh Hảo, Đinh Xuân La. Cục Chính trị: Nguyễn Chính Yên, Lê Văn Thọ, Nguyễn Nghịch, Phạm Xuân Hạ. Cục Hậu cần: Nguyễn Tụ (bác sĩ), Nguyễn Xuân Huy.

Đề nghị trên thăng quân hàm cấp thượng tá: Nguyễn Đằng, Bùi Tố Tọa, Khuất Duy Tiến, Thông Sơn, Võ Khắc Phụng, Ngô Huy Phát, Đặng Văn Khoát và cấp đại tá: Nguyễn Đức Giá, Đoàn Hồng Sơn, Đàm Văn Ngụy, Hà Quốc Toản.

Hầu hết số cán bộ Quân đoàn 3 được đề bạt trong đợt tháng 4 năm 1975 đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trong chiến dịch Hồ Chí Minh, nhiều đồng chí được tặng thưởng huân chương và sau này không ít người trở thành tướng lĩnh.

Sáng ngày 23 tháng 4, tôi và anh Vũ Lăng có mặt lần thứ hai tại Bộ chỉ huy chiến dịch báo cáo quyết tâm và nhận nhiệm vụ chính thức. Nhiệm vụ lần này có thay đổi so với lần thứ nhất. Cụ thể như sau: Với lực lượng trong biên chế, có pháo binh và cao xạ chiến dịch chi viện, quân đoàn đảm nhiệm một hướng tiến công chủ yếu của chiến dịch từ tây bắc vào Sài Gòn. Dùng lực lượng cỡ sư đoàn hoặc sư đoàn tăng cường tiến công tiêu diệt căn cứ Đồng Dù, thực hiện chia cắt tuyến phòng thủ Đồng Dù, Tân Quy, Củ Chi, Trảng Bàng, bao vây tiêu diệt sư đoàn 25 ngụy không cho co cụm về Sài Gòn. Tổ chức lực lượng đột kích mạnh binh chủng hợp thành thọc thẳng vào Sài Gòn, đánh chiếm sân bay Tân Sơn Nhất, hiệp đồng với đơn vị bạn đánh chiếm Bộ tổng tham mưu, dinh Độc Lập; đồng thời có nhiệm vụ giữ vững mục tiêu phụ trách, bảo vệ kho tàng và ổn định trật tự, an ninh thành phố.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #125 vào lúc: 08 Tháng Mười, 2019, 09:03:25 am »

Trên hướng tiến công của quân đoàn, lực lượng địch khá mạnh. Vòng ngoài gồm sư đoàn 25, các liên đoàn biệt động quân số 9 và 32, liên đoàn 6 công binh, khoảng 2 vạn tên của trung tâm huấn luyện Quang Trung, trung đoàn thiết giáp số 10, lữ đoàn nhảy dù số 4, 20 tiểu đoàn bảo an ở Tây Ninh, Hậu Nghĩa, Bình Dương, Gia Định và lực lượng pháo binh có tới 86 khẩu từ 105 đến 175 ly. Ở sân bay Tân Sơn Nhất có sư đoàn 5 không quân, bộ tư lệnh dù, bộ tư lệnh không quân, bộ tư lệnh thiết giáp ngụy. Chiều sâu phòng ngự của địch trên hướng tiến công của quân đoàn khoảng 100km.

Sau khi nghe anh Vũ Lăng báo cáo quyết tâm chiến đấu của quân đoàn, các đồng chí trong Bộ. tư lệnh chiến dịch cho rằng quyết tâm của quân đoàn đã thể hiện tốt nhiệm vụ được giao. Các đồng chí lãnh đạo Đảng, quân đội dành nhiều thời gian phân tích những vấn đề quân đoàn cần quan tâm giải quyết, để thực hiện nhiệm vụ một cánh quân trên một hướng chính của chiến dịch:

Đồng chí Lê Đức Thọ nói:

- Ngày 22 tháng 4, Bộ Chính trị họp nhận định thời cơ đã chín muồi, ta phải tranh thủ từng giờ để mở cuộc tiến công vào sào huyệt cuối cùng của địch. Để lâu không những tình hình chính trị, ngoại giao càng thêm phức tạp mà các trận mưa đầu mùa đã đến. Quân đoàn 3 ngoài nhiệm vụ chính của mình còn phải hiểu những vấn đề chung của chiến dịch lịch sử này. Thắng lợi của quân và dân Tây Nguyên là một bước ngoặt chiến lược mở đột phá khẩu cho toàn miền Nam, buộc địch đi vào co cụm chiến lược. Nhiệm vụ của quân đoàn là đột phá vào hướng chính, hướng mà có lực lượng địch đông hơn các hướng khác. Đánh vào Sài Gòn - thành phố lớn, trung tâm chính trị, quân sự, kinh tế là đánh vào dinh lũy cuối cùng của địch. Chúng có phần cố thủ để giữ nhưng cũng có phần cố thủ để rút. Ưu thế của ta hiện nay hơn địch nhiều (địch có nhiều nhất là 5 sư đoàn), thời cơ thuận lợi, tương quan lực lượng cũng rất thuận lợi cho ta. Các sư đoàn của ta sung sức, có kinh nghiệm, trang bị mạnh hơn trước. Vì vậy, không cho phép không thắng. Trung ương đã dồn toàn bộ lực lượng vào thực hiện quyết tâm đó. Phải tranh thủ thời cơ mau hơn nữa, phải tranh thủ từng ngày, phải chuẩn bị cơ sở tốt để đánh thắng. Ta không cầu toàn, nhưng không thể quá vội vã. Vội vã mà vấp thì càng khó khăn cả về chính trị và ngoại giao.

Ngừng một lát đồng chí Lê Đức Thọ nói tiếp:

- Các đồng chí bàn gì thì bàn, cuối cùng phải là tổ chức thực hiện. Phải nói rõ cho quần chúng nhiệm vụ, phân tích tương quan lực lượng làm cho mọi người tin tưởng, phải bàn kỹ về tổ chức cho thật cụ thể. Tổ chức quyết định thắng lợi. Quân đội vào thành phải giữ tư cách đạo đức của quân đội cách mạng. Các đồng chí phải giáo dục bộ đội tinh thần cảnh giác, không để địch dùng tiền, dùng gái lôi kéo mua chuộc. Bộ đội phải có kỹ luật, giữ gìn tài sản quốc gia, chống tự kiêu, tự đại, công thần. Sự nghiệp nào cũng là sự nghiệp chung, phải hết sức khiêm tốn.

Đại tướng Văn Tiến Dũng đứng dậy chậm rãi nói:

- Anh Sáu Thọ đã có ý kiến quyết tâm cao giành thắng lợi càng sớm càng tốt, nhưng đánh phải có tổ chức bảo đảm chắc thắng. Trong ba nhiệm vụ của quân đoàn đã nêu thì nhiệm vụ chủ yếu của Quân đoàn 3 là tổ chức lực lượng mạnh đột kích liên tục, đánh ngã địch, chiếm các mục tiêu trong thành phố. Đánh sư đoàn 25 ở ngoài chỉ là điều kiện, không thể đánh sư đoàn này mà dùng nhiều lực lượng, hoặc giằng co mất nhiều thời gian. Đánh ngoài và đột vào trong là đồng thời, không chia thành bước. Nhiệm vụ chính là bên trong. Các đồng chí tìm cách để khỏi tốn thời gian, tốn binh lực. Mục tiêu chính của Quân đoàn 3 là sân bay Tân Sơn Nhất và Bộ tổng tham mưu. Còn phủ tổng thống là sau khi cơ bản làm xong hai mục tiêu trên. Vì phủ tổng thống là nhiệm vụ chủ yếu của một đơn vị khác. Nếu họ giải quyết xong rồi thì Quân đoàn 3 không phải vào.

Vởi giọng Nam Bộ trầm ấm, truyền cảm, đồng chí Phạm Hùng - ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Cục, Chính ủy chiến dịch Hồ Chí Minh căn dặn:

- Quân đoàn 3 phải tổ chức công tác chính trị thật tốt cho tới từng chiến sĩ, thời gian rất khẩn trương, trước mặt là yêu cầu nhiệm vụ, sau lưng là thời tiết, các đồng chí phải ra sức khắc phục khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ.

Trung ương Cục, Quân ủy Miền mong Quân đoàn 3 vào đủ để cùng hoàn thành nhiệm vụ Bộ Chính trị giao. Ta kết thúc sự nghiệp dân tộc dân chủ trong cả nước, hoàn thành thống nhất nước nhà, nghĩ đến đó mừng lắm. Chúng ta phải mang lá cờ quyết chiến, quyết thắng của Bác Hồ cắm lên thành phố vinh quang mang tên Người, lấy thành tích chào mừng kỷ niệm lần thứ 85 ngày sinh của Bác.

Từ ngày thành lập Đảng đến nay đây là giờ phút vinh quang nhất của dân tộc, quân đội ta như Quang Trung vào Thăng Long, vừa đuổi quân xâm lược vừa thống nhất đất nước. Quân đội phải giữ nghiêm kỷ luật dân vận, bám lấy nhân dân thì khó khăn gì cũng giải quyết được.

Trung ương Cục và Quân ủy Miền hoan nghênh thắng lợi to lớn của Tây Nguyên, hoan nghênh sự có mặt của Quân đoàn 3 tham gia làm nhiệm vụ trên hướng chủ yếu.

Chúc trước chúng ta toàn thắng!
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #126 vào lúc: 08 Tháng Mười, 2019, 09:06:21 am »

Trước đó, ngày 21 tháng 4 năm 1975, Nhà Trắng và Lầu Năm Góc đã huy động một lực lượng lớn không quân, hải quân với hơn 30 tàu chiến, bốn tàu sân bay và hàng trăm máy bay các loại lập cầu hàng không di tản người Mỹ và người nước ngoài rời khỏi Sài Gòn. Cùng ngày tổng thống ngụy quyền Sài Gòn Nguyễn Văn Thiệu tuyên bố từ chức. Ngày 24 tháng 4, tổng thống Pho tuyên bố tại trường đại học Niu-óc-li-ân rằng: “Chiến tranh đã kết thúc với người Mỹ, không thể giúp đỡ người Việt Nam được nữa, họ phải đương đầu với bất cứ số phận nào đang chờ họ”. Như vậy thời cơ quân sự và chính trị để mở cuộc tổng tiến công vào Sài Gòn đã chín muồi.

Trước khi tôi và anh Vũ Lăng đi nhận nhiệm vụ ở Bộ chỉ huy chiến dịch thì Sư đoàn 10 vẫn đang hành quân dọc đường, chúng tôi rất lo lắng và dõi theo từng bước đi của sư đoàn này. Bộ tư lệnh Quân đoàn lệnh cho hậu cần tập trung thêm xe, và đề nghị với Bộ chỉ huy chiến dịch chi viện thêm phương tiện để đưa Sư đoàn 10 đến vị trí đúng quy định.

Thời gian còn lại cho công tác chuẩn bị rất ngắn. Chiến dịch đang thúc giục khẩn trương. Công binh lữ đoàn 7 và trung đoàn 575 sau khi bảo đảm đường cơ động cho Sư đoàn 320, Sư đoàn 10 và các đơn vị binh chủng kỹ thuật cũng có mặt đầy đủ ở Minh Thạnh, Dầu Tiếng.

Trong lúc các sư đoàn họp hội nghị quân chính quán triệt nhiệm vụ thống nhất phương án tác chiến thì các lực lượng trinh sát, công binh của các đơn vị cũng bắt đầu lên đường bám địch, mở đường. Nếu ở Tây Nguyên, công binh phải san hàng nghìn mét khối đất đá trên những đoạn đường đèo, làm hàng chục bến vượt, ngầm trong rừng sâu hiểm trở, thì ở đây địa hình trống trải, khó giấu quân và giữ bí mật, nhiều nơi chưa xác định được tuyến, khổng có bản đồ để đối chiếu với thực địa. Các chiến sĩ công binh, trinh sát đóng giả dân, vượt qua đồn bốt địch, dựa vào trục đường cũ xác định hướng, bí mật phân chia từng đoạn, đánh dấu tuyến rồi mới nối lại thành trục đường.

20 giờ ngày 20 tháng 4, Chủ nhiệm công binh Quân đoàn Trần Huy Ngọ báo cáo: Bộ đội công binh ghép xong chiếc phà 50 tấn qua Bên Củi. 2 giờ sau một chiếc phà thứ hai cũng hoàn thành qua Bến Tranh.

19 giờ 30 phút ngày 25 tháng 4, Chủ nhiệm quân y Quân đoàn Nguyễn Tụ báo cáo: Bệnh viện dã chiến và các đội phẫu thuật trên các hướng đã triển khai xong, sẵn sàng tiếp nhận thương binh.

20 giờ ngày 25 tháng 4, Bộ tư lệnh Quân đoàn lệnh cho các sư đoàn và các đơn vị xe tăng, pháo binh, cao xạ vượt sang phía tây sông Sài Gòn, bí mật tiến vào vị trí tập kết.

Sư đoàn 10 sau những ngày hành quân vất vả, đêm ngày 25 tháng 4 đã đến vị trí tạm dừng ở Dầu Tiếng an toàn.

Ngày 26 tháng 4, Chủ nhiệm thông tin Quân đoàn Hồ Trọng Tuyến báo cáo: Trung đoàn thông tin 29 cũng hoàn thành hệ thống đường dây liên lạc từ Quân đoàn đến các đơn vị và đường dây vu hồi.

Cùng ngày, anh Thái Bá Nhịệm - Cục trưởng Cục Chính trị Quân đoàn báo cáo nhà in đã hoàn thành nhiệm vụ in xong khẩu hiệu cổ động và sơ đồ thành phố Sài Gòn thu nhỏ, bắt đầu phát cho các đơn vị; đồng thời cơ quan chính trị quân đoàn phổ biến xuống từng đơn vị bản Chỉ thị công tác chính trị chiến dịch. Cán bộ chính trị các đơn vị phổ biến cho anh em ý nghĩa chiến dịch - trận quyết chiến chiến lược cuối cùng, những nhân tố thắng lợi của chiến dịch mang tên Bác nhằm động viên trách nhiệm và lòng tin tưởng, xây dựng quyết tâm thi đua giành thắng lợi lớn nhất, nhanh nhất, giáo dục tinh thần đoàn kết hiệp đồng giữa các đơn vị, các quân binh chủng, giữa chủ lực và địa phương. Đặc biệt chống tư tưởng do dự, ỷ lại hỏa lực, ỷ vào các đơn vị bạn cũng như biểu hiện chủ quan đơn giản dẫn đến tổn thất đáng tiếc và chống mọi biểu hiện cục bộ địa phương, tranh công đổ lỗi... Từng đơn vị đã cho bộ đội quán triệt bảy điều dạy của Bác Hồ trong cuộc tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1968 và lời dạy của Người ngày 5 tháng 9 năm 1954 khi bộ đội và cán bộ vào tiếp quản Thủ đô Hà Nội. Qua học tập quán triệt những tài liệu trên, toàn thể cán bộ, chiến sĩ, đảng viên, đoàn viên trong quân đoàn đã thể hiện quyết tâm mang lá cờ Quyết chiến quyết thắng của Bác cắm lên thành phố mang tên Người.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #127 vào lúc: 08 Tháng Mười, 2019, 09:07:45 am »

Đêm 28 tháng 4, tức là ngày 17 tháng 3 (âm lịch), trăng sáng thuận lợi cho Sở chỉ huy Quân đoàn rời từ Dầu Tiếng về Củ Chi. Các đơn vị bộ binh cao xạ, xe tăng cũng lần lượt vào chiếm lĩnh trận địa. Thành ủy và thành đội Sài Gòn - Gia Định cử những đoàn cán bộ, những tổ biệt động ra tận nơi tập kết của quân đoàn dẫn đường các đon vị tiến công vào các mục tiêu đã được phân công. Nhiều thanh niên nam, nữ và các mẹ, các chị ở Củ Chi, Trảng Bàng bất chấp phi pháo của địch cùng chia sẻ ác liệt, động viên bộ đội, thay nhau thức cùng cán bộ chiến sĩ sửa lại công sự sụt lở, bổ sung thêm lá ngụy trang và nấu nước tiếp tế cho bộ đội. Đó là nguồn cổ vũ lớn lao góp phần tạo nên sức mạnh cho Quân đoàn 3 hoàn thành nhiệm vụ.

Trước đó, ngày 20 tháng 4, trung đoàn 174 được sự giúp đỡ của bộ đội địa phương và du kích Tây Ninh dẫn đường bất ngờ đánh chiếm và làm chủ đoạn đường dài 7km từ cầu Cẩm An đến Bến Mương. Trung đoàn 232 kéo pháo theo sát bộ binh, bảo vệ tốt đội hình vây cắt địch của trung đoàn 174.

Từ ngày 25 tháng 4, Bộ tư lệnh Quân đoàn ra lệnh cho các trận địa pháo của quân đoàn và các sư đoàn 316, 320 gồm 27 khẩu pháo 85, 105, 122, 130, 155 ly, 12 khẩu cối 120 và 82 ly bắn phá căn cứ Đồng Dù, Củ Chi, Trảng Bàng, Gò Dầu Hạ. Cuộc đấu pháo giữa ta và địch kéo dài liên tục suốt 4 ngày liền. 11 trong số 18 trận địa pháo của địch đã bị đánh tê liệt. Quân ta phá hủy 22 pháo 105 ly, 12 khẩu pháo 155 ly, bắn cháy 12 kho đạn và xăng dầu của địch.

Lực lượng pháo binh bị đánh tê liệt làm cho thế phòng ngự của sư đoàn 25 ngụy ở hướng tây bắc Sài Gòn giảm hẳn. Trước tình hình dó, địch âm mưu co sư đoàn 25 về Đồng Dù lập lá chắn ngăn chặn ta tiến công. Bộ tư lệnh Quân đoàn lệnh cho Sư đoàn 316 cắt đường khóa chặt quân địch ở Phước Mỹ.

Cùng thời gian này ở hướng đông, Quân đoàn 2 đánh chiếm căn cứ Nước Trong, chi khu quân sự Long Thành, Phước Tường tiến về thị xã Bà Rịa.

Quân đoàn 4, sau khi giải phóng Xuân Lộc, phát triển tiến công đánh chiếm Trảng Bom. Đặc công diệt địch và chiếm cầu Rạch Chiếc, Rạch Cát, cầu Ghềnh, mở đường cho bộ đội chủ lực tiến vào. Pháo binh ta đánh phá sân bay Biên Hòa, địch phải di chuyển máy bay về Tân Sơn Nhất. Quân khu 8 cắt đứt đường số 4 đoạn Bến Lức đi ngã ba Trung Lương. Đoàn 232 đánh chiếm cầu An Ninh, Lộc Giang trên sông Vàm Cỏ Đông. Trung đoàn 24A và trung đoàn 88 đang tiến về phía nam quận 8 Sài Gòn. Quân đoàn 1 vượt đường 16 tiến đến bắc Lái Thiêu 7km.

Sau khi sở chỉ huy quân đoàn về Củ Chi, ngay trong đêm ngày 28 tháng 4, Bộ tư lệnh Quân đoàn đã xem xét tình hình phát triển tiến công trên các hướng chiến dịch và cuộc tiến công của Sư đoàn 316, quyết định cho Sư đoàn 320, Sư đoàn 10 hành quân chiêm lĩnh trận địa. Đồng thời lệnh cho Sư đoàn 10 phải nắm chắc trung đoàn đặc công 198 và trung đoàn 64 phối thuộc xử trí kịp thời kế hoạch đánh chiếm cầu Bông, cầu Sáng và bàn đạp Hóc Môn. Sư đoàn 320 phải giữ vững quyết tâm tập trung lực lượng đánh chiếm căn cứ Đồng Dù nhanh gọn. Sư đoàn 316 đưa lực lượng áp sát vây chặt chi khu Trảng Bàng, nắm vững thời cơ địch rối loạn, chuyển sang tiến công tiêu diệt chi khu quân sự Trảng Bàng. Các trận địa pháo chuẩn bị sẵn phần tử bắn vào Đồng Dù và sẵn sàng cơ động pháo, đài quan sát vào Hóc Môn chi viện cho Sư đoàn 10 đánh chiếm Tân Sơn Nhất. Công binh phải sẵn sàng các đội cầu, thuyền để trong trường hợp địch phá sập cầu thì nhanh chóng vào bắc lại cầu Bông, cầu Sáng. Bộ tư lệnh Quân đoàn nhắc các đơn vị phải quán triệt đầy đủ tư tưởng chỉ đạo của Bộ tư lệnh chiến dịch, vượt qua mọi ác liệt, khó khăn thực hiện tốt phương châm và tư tưởng chỉ đạo tác chiến “mạnh bạo, chắc thắng, đánh mạnh, đánh liên tục, nắm chắc thời cơ, thọc sâu, phát triển nhanh” không được do dự dừng lại.

Bộ tư lệnh Quân đoàn cho rằng thời gian nổ súng tiến công căn cứ Đồng Dù của Sư đoàn 320 và đánh chiếm cầu Bông, cầu Sáng của trung đoàn đặc công 198 có quan hệ mật thiết đến mũi thọc sâu của Sư đoàn 10. Chỉ cần nổ súng không đúng thời cơ là địch có thể gây khó khăn cho ta.

Cầu Bông nằm trên đường số 1, cầu Sáng nằm trên đường số 15, là hai con đường độc đạo chạy giữa cánh đồng lúa Hậu Nghĩa, Củ Chi vào Sài Gòn. Xung quanh là đầm lầy, không có đường nào khác cho xe tăng và bộ binh cơ động vào nội thành. So với các mục tiêu khác thì lực lượng địch ở đây không đáng kể, chỉ có tiểu đoàn biệt động dù 81. Điều đáng nói là bọn này rất xảo quyệt, các trụ cầu chúng đều đặt một lượng thuốc nổ khá lớn, sẵn sàng phá sập cầu nếu bị ta tiến công. Nếu đánh chiếm cầu Bông, cầu Sáng trước khi tiến công Đồng Dù địch có thể dùng lực lượng phản kích giải tỏa, ngược lại đánh Đồng Dù sớm và khi Đồng Dù có nguy cơ bị diệt, địch sẽ cho nổ bộc phá hoặc dùng không quân đánh sập cầu, chặn đường tiến của ta. Bộ tư lệnh Quân đoàn đã bàn tính kỹ theo ba phương án: Sử dụng đặc công lót sẵn đánh chiếm và giữ cầu Bông, cầu Sáng, nếu đặc công gặp khó khăn thì tăng cường bộ binh đánh chiếm. Nếu địch phá cầu trước, ta dùng lực lượng cơ động vượt qua kênh Sáng đánh chiếm bàn đạp phía nam, đưa công binh và hai tiểu đoàn cao xạ vào bắc lại cầu, bảo vệ đường tiến công của quân đoàn. Sau khi thận trọng cân nhắc kỹ lưỡng Bộ tư lệnh Quân đoàn quyết định thời cơ đánh chiếm cầu Bông, cầu Sáng và bàn đạp Hóc Môn lúc Sư đoàn 320 siết chặt vòng vây căn cứ Đồng Dù, nhốt chặt sư đoàn 25 ngụy và bắt đầu tiến công. Đây là thời cơ chiến đấu chỉ diễn ra tính từng phút, do vậy yêu cầu các đơn vị vừa hiệp đồng chặt chẽ vừa hành động chính xác khẩn trương.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #128 vào lúc: 08 Tháng Mười, 2019, 09:08:51 am »

Đồng Dù là căn cứ rộng khoảng 8km2 nằm trên đường Sài Gòn đi Tây Ninh, trước đây do sư đoàn 25 (tia chớp nhiệt đới Mỹ) xây dựng và đóng ở đó. Căn cứ này thực sự là cánh cửa sắt án ngữ phía tây bắc Sài Gòn, từ đây còn có trục đường giao thông nối với Bình Dương và Hậu Nghĩa. Do vị trí quan trọng của nó nên từ lâu Mỹ - ngụy đã ra công xây dựng Đồng Dù thành căn cứ xuất phát hành quân hỗn hợp quy mô lớn ra các vùng Củ Chi, Bầu Bàng, Bến Cát, Bến Súc, (Tây Ninh). Xung quanh căn cứ địch xây dựng hệ thống hàng rào và vật chướng ngại phòng thủ rất kiên cố và phức tạp với gần chục hàng rào dây kẽm gai và những bãi mìn chống tăng, chống bộ binh dày đặc. Tiếp đó là hai lớp tường đất kiên cố có các lô cốt, ụ súng và hào giao thông nối liền các phân khu. Trong căn cứ địch chia thành từng khu vực có đường cơ động cho xe tăng, xe bọc thép và có cả sân bay, máy bay vận tải C130 có thể lên xuống được. Hệ thống thông tin liên lạc của căn cứ Đồng Dù là một trong những trung tâm viễn thông lớn và hiện đại ở miền Nam lúc bấy giờ. Lực lượng trong căn cứ có sở chỉ huy sư đoàn 25 (một trong những sư đoàn chủ lực mạnh nhất quân ngụy Sài Gòn), trung đoàn bộ trung đoàn 50 và tiểu đoàn 2 của trung đoàn này; một trung tâm huấn luyện tân binh và hạ sĩ quan, các tiểu đoàn công binh, pháo binh, thiết giáp, thông tin, trinh sát, thám báo. Căn cứ pháo binh Đồng Dù có tới 18 khẩu pháo các loại, trong đó có 4 khẩu 175 ly “vua chiến trường”, lực lượng xe tăng, thiết giáp có 20 xe. Quân số trong căn cứ có khoảng 3.000 tên.

Các lực lượng còn lại của sư đoàn 25 đóng ở ngoại vi gồm có tiểu đoàn 3 trung đoàn 50 ở Ấp Mới; tiểu đoàn 2 trung đoàn 46 ở Đồng Chùa, Suối Sâu; trung đoàn 49 ở Bến Kéo, Trà Võ (nam Tây Ninh); trung đoàn thiết giáp 10 có 1 chi đoàn ở Trảng Bàng, 1 chi đoàn ở Củ Chi. Ngoài ra lực lượng bảo vệ vòng ngoài căn cứ còn có tiểu đoàn 233 ở Phú Hòa Đông, tiểu đoàn 331 ở Ấp Chợ, tiểu đoàn 305 ở Đồng Chùa, Củ Chi; tiểu đoàn 320 ở Trung Hòa. Như vậy, hệ thống phòng thủ khu vực Củ Chi và căn cứ Đồng Dù là một hệ thống phòng thủ chặt chẽ có hỏa lực mạnh, lực lượng đông, có các căn cứ phụ cận sẵn sàng chi viện và có đường cơ động thuận lợi.

Sư đoàn 320 sử dụng lực lượng tiến công tiêu diệt căn cứ Đồng Dù như sau: Trung đoàn 48 do anh Lê Quang Bình - trung đoàn trưởng, Đinh Hữu Tấn - chính ủy chỉ huy, được tăng cường 1 đại đội xe tăng và được pháo binh sư đoàn và pháo binh chiến dịch chi viện đột phá trên hai hướng: Hướng chủ yếu đánh từ tây bắc; hướng thứ yếu đánh từ tây nam vào. Trung đoàn 9 và 1 đại đội xe tăng làm dự bị đánh phát triển và đánh quân địch vòng ngoài.

2 giờ 30 phút ngày 29 tháng 4, Sư đoàn 320 triển khai xong lực lượng tiên công Đồng Dù. Các cụm pháo binh của quân đoàn gồm trung đoàn 40 , 675 và cụm pháo binh Sư đoàn 320 bắt đầu bắn phá căn cứ Đồng Dù. Tiểu đoàn 1 trung đoàn 48 do tiểu đoàn trưởng Nguyễn Quang Vinh và chính trị viên Nguyễn Văn Thư chỉ huy. Vinh và Thư là hai cán bộ trẻ, trưởng thành trong chiến đấu, có nhiều thành tích và kinh nghiệm chỉ huy đột phá trong những trận đánh quan trọng của sư đoàn như trận Làng Siêu, Thuần Mẫn. Nhưng trước một căn cứ lớn, phòng thủ mạnh, yêu cầu chỉ được phép đánh thắng trong một thời gian ngắn, các anh không khỏi băn khoăn. Sau này Nguyễn Quang Vinh tâm sự:

- Trước khi bước vào trận đánh, cán bộ, chiến sĩ cả tiểu đoàn quyết tâm rất cao, mọi người đều sẵn sàng đón nhận hy sinh trước giờ thắng lợi. Nhưng là người chỉ huy tôi phải chịu trách nhiệm trước xương máu của họ. Do đó ban chỉ huy tiểu đoàn đã bàn đi bàn lại, phát huy dân chủ quân sự để anh em hiến kế đánh phải thắng, nhưng không phải thắng bằng mọi giá mà phải tính sao hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mà tốn ít xương máu nhất.

Phương án lúc đầu, đơn vị sẽ dùng bộc phá đánh liên tục để phá rào. Đại đội 3, đơn vị đảm nhiệm mở cửa và đánh chiếm đầu cầu, được lệnh khẩn trương gói buộc bộc phá. Mặt khác, tiểu đoàn 1 đề nghị trên cho phép dùng mìn định hướng mở cửa. Đề nghị của tiểu đoàn 1 được Bộ tư lệnh Sư đoàn 320 chấp nhận.

Bộ tư lệnh Quân đoàn phân công anh Nguyễn Kim Tuấn - Phó tư lệnh Quân đoàn trực tiếp chỉ huy trận đánh. 17 giờ ngày 28 tháng 4 năm 1975, anh đã có mặt tại sở chỉ huy Sư đoàn 320.

Theo hiệp đồng chung, Sư đoàn 320 chỉ được phép dứt điểm căn cứ Đồng Dù trong thời gian từ 5 giờ 30 phút đến 10 giờ 30 phút. Như vậy, chỉ trong vòng 5 tiếng đồng hồ sư đoàn phải làm chủ một căn cứ rộng lớn, địch phòng thủ kiên cố, đó là một nhiệm vụ hết sức nặng nề. Nhưng đó là thời điểm tốt nhất để Sư đoàn 10 vượt qua cửa mở này tiến vào nội đô
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #129 vào lúc: 08 Tháng Mười, 2019, 09:13:08 am »

Đúng 5 giờ 30 phút ngày 29 tháng 4 năm 1975, Sư đoàn 320 nổ súng tiến công căn cứ Đồng Dù.

Ở hướng chủ yếu, đại đội 3 tiểu đoàn 1 do đại đội trưởng Trần Nhật Tăng và chính trị viên Đào Xuân Sáng chỉ huy mở cửa. Đại đội 3 vừa mở được 2 lớp rào thì địch phát hiện hướng cửa mở, chúng bắn như đổ đạn vào đội hình quân ta. Bộ đội bị chặn lại không lên được. Đại đội trưởng Trần Nhật Tăng tập trung hỏa lực yểm hộ cho phân đội mở cửa.

Dưới sự chỉ huy của trung đội trưởng mở cửa Nguyễn Hữu Dóng, chiến sĩ ta người trước ngã người sau xông lên phá hết lớp rào này đến lớp rào khác cho đến khi khai thông cửa mở.

Cửa mở thông, trung đội trưởng thọc sâu Vũ Văn Sơn dẫn đầu đánh chiếm lô cốt đầu cầu. Anh em vừa tiến lên thì bị chiếc xe tăng M41 đặt ngầm trong tường đất dùng súng 12,8 ly bắn như vãi đạn, bộ binh ùn lại. Trước tình hình đó, tiểu đoàn trưởng Nguyễn Quang Vinh đã lên trực tiếp chỉ huy đột phá. Sau khi quan sát, tiểu đoàn trưởng Vinh nói với anh em: Ta ở dưới sườn dốc bắn lên, đường đạn cao vì vậy không diệt được chiếc xe tăng địch. Hiểu được ý tiểu đoàn trưởng, nhìn đồng đội thương vong, Sơn bặm môi suy nghĩ giây lát rồi anh bò lên nhặt một khẩu B40 của một xạ thủ vừa bị thương. Kiểm tra lại súng đạn, Vũ Văn Sơn bật dậy đứng thẳng người siết cò. Quả đạn B40 lao vút vào chiếc xe tăng địch. Một đụn khói đen bốc lên sau tiếng nổ dữ dội. Chớp thời cơ, chính trị viên Sáng ra lệnh cho đại đội 3 xung phong.

Trên hướng cửa mở thứ hai do đại đội 1 phụ trách tình hình cũng tương tự như hướng đại đội 3. Đại đội trưởng Nguyễn Công Bạ phát hiện chiếc xe tăng M41 nấp sau ụ đất lớn chĩa nòng pháo ra cửa mở trút đạn. Bạ dẫn Nguyễn Tiến Ngọ, chiến sĩ B41 lên cùng với anh. Đại đội trưởng Nguyễn Công Bạ nổ tiểu liên thu hút sự chú ý của địch lại phía mình, Ngọ tranh thủ thời cơ giương súng nhằm chiếc xe tăng, ấn cò. Chiếc xe tăng bị tiêu diệt. Tuy vậy, tuyến công sự vòng ngoài của địch vẫn bắn mạnh. Một số chiến sĩ trung đội mở cửa bị thương vong. Tình hình trở nên phức tạp. Nguyễn Công Bạ lấy khẩu B40 của một chiến sĩ bị thương rồi gọi bộc phá viên Lê Văn Sử cùng lên. Bạ dùng B40 diệt ụ đại liên địch chi viện cho Sử phá tung hàng rào cuối cùng, mở thông cửa mở. Đại đội 1 vượt qua cửa mở đánh chiến tuyến công sự thứ nhất lúc 7 giờ 30 phút.

8 giờ, xe tăng trên hướng chủ yếu được lệnh tham gia đột phá. Đại đội 3 lọt được một bộ phận vào bên trong bờ tường đất. Nhưng xe tăng và bộ phận phía sau vừa tiến vào cửa mở thì bị đạn chống tăng của địch từ trong căn cứ bắn ra làm 3 chiếc xe tăng của ta bốc cháy cản đường. Trước tình hình đó trung đoàn trưởng Lê Quang Bình lệnh cho tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 2 Nguyễn Hữu Hạ cho bộ đội vượt qua cửa mở đánh vào bên trong. Tiểu đoàn trưởng Hạ dẫn đầu đơn vị vượt qua lửa đạn dày đặc của địch đánh vào căn cứ.

8 giờ 30 phút, tiểu đoàn 2 và đại đội 3 tiểu đoàn 1 phát triển đến khu vực bãi xe của tiểu đoàn công binh địch. Lúc này đại đội 3 tiểu đoàn 1 thương vong nhiều, sức chiến đấu giảm. Tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 1 cho đại đội 3 dừng lại củng cố vị trí đứng chân và tung nốt đại đội 2 vào cùng đại đội 1 phối hợp với tiểu đoàn 2 chiến đấu. Trận đánh diễn ra mỗi lúc một thêm quyết liệt, chính trị viên tiểu đoàn 2 hy sinh. Trên hướng tiểu đoàn 3 (hướng thứ yếu), bộ đội vẫn chưa vào được trong căn cứ. Chỉ huy trung đoàn 48 lệnh cho tiểu đoàn theo cửa mở tiểu đoàn 1 đánh vào.

Nguyễn Hữu Hạ nắm lại tình hình, rồi quyết định cho đại đội 6 còn sung sức tiếp tục phát triển, đồng thời tung đại đội 4, đại đội 5 củng cố những khu vực đại đội 3 và đại đội 2 tiểu đoàn 1 chiếm được để mở đường cho xe tăng lên tham gia đột kích. Hướng trung đoàn 9 do anh Nguyễn Văn Ấn - trung đoàn trưởng, Nguyễn Văn Đác - chính ủy vừa phải mở cửa đánh vào Đồng Dù vừa phải tổ chức đánh quân của sư đoàn 25 từ Tây Ninh kéo về.

Đứng trước một căn cứ rộng lớn, nhà san sát thật khó xác định đâu là sở chỉ huy địch. Nguyễn Hữu Hạ tìm một vị trí có lợi quan sát rồi chỉ thị cho đại đội trưởng đại đội 6 nhằm hướng có cột ăng-ten lớn cho bộ đội phát triển chiến đấu. Các chiến sĩ đại đội 1 tiểu đoàn 1 và đại đội 6 tiểu đoàn 2 hiệp đồng chặt chẽ phát triển tiến vào sở chỉ huy sư đoàn 25 ngụy.

Cũng vào thời điểm này, đội hình binh chủng hợp thành của Sư đoàn 10 theo đường số 1 tiến vào Sài Gòn. Nguyễn Hữu Hạ hô lớn: Sư đoàn 10 đã vượt qua rồi, anh em ta hãy xông lên! Bị đánh mạnh ngay trong căn cứ, nay lại thấy xuất hiện một lực lượng lớn xe tăng pháo binh, xe bọc thép chở quân tiến vào Sài Gòn, cả quan lẫn lính sư đoàn 25 ngụy vô cùng khiếp đảm. Tranh thủ thời cơ các chiến sĩ xe tăng theo sát bộ binh, dùng pháo và đại liên trên xe bắn áp đảo địch, chi viện cho bộ binh xung phong. Đúng 11 giờ, đại đội 1 tiểu đoàn 1 và đại đội 6 tiểu đoàn 2 trung đoàn 48 làm chủ sở chỉ huy sư đoàn 25 ngụy. Khi thấy bộ binh và xe tăng ta xuất hiện, Lý Tòng Bá và một số sĩ quan tùy tùng trốn ra rừng cao su, bị nhân dân và du kích huyện Củ Chi bắt sống.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM