Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 09:34:54 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Ký ức Tây Nguyên  (Đọc 16415 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #90 vào lúc: 30 Tháng Chín, 2019, 10:06:54 am »

Cơ quan tham mưu: anh Trần Quốc Biên - tham mưu trưởng, anh Phùng Bá Thường - tham mưu phó; tác chiến, anh Đặng Dự Nhượng; trinh sát, anh Nguyên Thiềng; thông tin, anh Lê Đức Đệ; quân lực, anh Phan Viết Phùng; đặc công, anh Văn Đình Dụ; công binh, anh Lê Hữu Công; pháo binh, anh Võ Khắc Phụng và anh Hoàng Tong.

Cơ quan chính trị: anh Nguyễn Đằng, chủ nhiệm; anh Bùi Tố Tọa, phó chủ nhiệm; tuyên huấn, anh Nguyễn Chính Yên; tổ chức anh Lê Văn Thọ; cán bộ, anh Lê Sỹ Nam; bảo vệ, anh Nguyễn Hường; chính sách, anh Phan Bá Hoành; dân vận, anh Phạm Tiến Thạnh; địch vận, anh Trần Tế Thế.

Cơ quan hậu cần anh Đặng Văn Khoát, chủ nhiệm; anh Nguyễn Văn Dần và anh Nguyễn Duy Tiến, phó chủ nhiệm; kế hoạch, anh Nguyễn Tiến Cảnh; quân nhu, anh Nguyễn Đình Bí; quân giới, anh Phạm Văn Tiễn; quân y, anh Nguyễn Duy Tỷ; trợ lý tài vụ, anh Mai Văn Kim; trưởng ban sản xuất, anh Đặng Phái.

Đảng ủy sư đoàn có 9 người: Tôi (bí thư), anh Quân (phó bí thư); anh Châu, anh Đệ, anh Biên, anh Thường, anh Đằng, anh Tọa và anh Tiến, đảng ủy viên.

Như vậy, Bộ tư lệnh và cán bộ cơ quan sư đoàn hầu hết là cán bộ chủ chốt các ngành của cơ quan Mặt trận Tây Nguyên - những cán bộ có nhiều kinh nghiệm, am hiểu đơn vị và quen thuộc chiến trường.

Hôm họp mặt công bố quyết định thành lập anh Hồ Đệ ngẫu hứng đọc bài thơ:

      Trông ra người cũ việc xưa
      Lâu ngày xa vợ bây giờ hóa sư
      Luận bàn tính chuyện binh thư
      Trả váy cho sãi để sư mặc quần


Chúng tôi vỗ tay tán thưởng. Suy ra đúng thật, vẫn những con người ấy (Mặt trận Cánh Đông), có khác chăng đó là “trả váy cho sãi để sư mặc quần”.

Các trung đoàn trong sư đoàn đều là những đơn vị có truyền thống chiến đấu tốt, nhiều năm gắn bó với chiến trường.

Trung đoàn 66 do anh Võ Quang Tịnh - trung đoàn trưởng; anh Bùi Sĩ Dũng - chính ủy; anh Phạm Văn Vượng và anh Nguyễn Đình Kiệp - trung đoàn phó; anh Trịnh Hữu Tân - phó chính ủy. Cơ quan tham mưu, anh Bùi Thanh Hiêm - tham mưu trưởng. Cơ quan chính trị, anh Nguyễn Trung Nhung - chủ nhiệm; cơ quan hậu cần, anh Đỗ Văn Kế. Trung đoàn 66 có 3 tiểu đoàn: tiểu đoàn 7, anh Long Hứa Ho - tiểu đoàn trưởng, anh Lê Văn Bẩy - chính trị viên; tiểu đoàn 8, anh Nguyễn Văn Xuyên - tiểu đoàn trưởng, anh Dương Đình Sơn - chính trị viên; tiểu đoàn 9, anh Nguyễn Văn Điểm - tiểu đoàn trưởng, anh Đào Huy Chư - chính trị viên.

Trung đoàn 95 do anh Huỳnh Nghĩ - trung đoàn trưởng; anh Lê Quang Mỹ - chính ủy; anh Phùng Văn Bẩy - trung đoàn phó; anh Trần Thể - phó chính ủy. Cơ quan tham mưu, anh Nguyễn Hữu Tình - tham mưu trưởng; anh Trương Văn Việt - tham mưu phó. Cơ quan chính trị, anh Nguyễn Hữu Vân - chủ nhiệm; anh Đinh Nguyên - phó chủ nhiệm. Cơ quan hậu cần, anh Trịnh Nhất - chủ nhiệm; anh Nguyễn Khắc Phu - phó chủ nhiệm. Tiểu đoàn 4, anh Ma Thanh Toàn - tiểu đoàn trưởng; anh Đặng Quốc Sở - chính trị viên. Tiểu đoàn 394, anh Chu Minh Thực - tiểu đoàn trưởng; anh Phan Phức - chính tri viên. Tiểu đoàn 61, anh Phương Đức Trường- tiểu đoàn trưởng; anh Đào Văn Nam - chính trị viên.

Trung đoàn 28, anh Nghiêm Xuân Núi - trung đoàn trưởng; anh Nguyễn Hữu Hưu - chính ủy; anh Vũ Đình Thước, anh Vũ Khắc Đua - trung đoàn phó. Tiểu đoàn 1, anh Nguyễn Mạnh Lập - tiểu đoàn trưởng; anh Trần Văn Ngữ - chính trị viên. Tiểu đoàn 2, anh Nguyễn Văn Lục - tiểu đoàn trưởng; anh Lê Xuân Thanh – chính trị viên. Tiểu đoàn 3, anh Lê Ngọc Tùng - tiểu đoàn trưởng; anh Nguyễn Tiến Tứ - chính trị viên.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #91 vào lúc: 30 Tháng Chín, 2019, 10:07:14 am »

Các đơn vị trực thuộc: tiểu đoàn 30, anh Hoàng Sĩ Miêu – tiểu đoàn trưởng, anh Trần Văn Toàn - chính trị viên; tiểu đoàn 32 anh Nguyễn Bá Ngôn - tiểu đoàn trưởng, anh Phạm Hồng Đức - chính trị viên; tiểu đoàn 31 (công binh), anh Nguyễn Văn Du - tiểu đoàn trưởng, anh Bùi Quang Kỳ - chính trị viên; tiểu đoàn 37 (đặc công), anh Đỗ Công Mùi - tiểu đoàn trưởng, anh Nguyên Thành Lộc - chính trị viên; tiểu đoàn 26 (thông tin), anh Vũ Quốc Hội - tiểu đoàn trưởng, anh Trần Thanh Mạch - chính trị viên; tiểu đoàn 25 (vận tải), anh Nguyễn Xuân Quý - tiểu đoàn trưởng, anh Vũ Thanh Sơn - chính trị viên: tiểu đoàn 29 (quân y), anh Phạm Hanh - tiểu đoàn trưởng, anh Nguyễn Khoáng - chính trị viên; tiểu đoàn 21 (thu dung), anh Nguyễn Văn Hòa - tiểu đoàn trưởng, anh Nguyễn Ngọc Hiến - chính trị viên.

Tôi chủ ý ghi lại tất cả tên những cán bộ Sư đoàn 10 chủ trì từ tiểu đoàn đến sư đoàn có mặt ngay từ buổi đầu thành lập, bởi vì trong số những người này có anh đã nằm lại ở Tây Nguyên, tên còn khắc trong nhà bia tưởng niệm. Có anh đã ngã xuống trên đường truy kích địch trong chiến dịch mùa Xuân năm 1975. Có anh hy sinh ngay từ ngày đầu cuộc chiến tranh biên giới Tây Nam.

Có người trở thành anh hùng, tướng lĩnh và không ít người đã trở về với cuộc sống đời thường. Nhưng đối với tôi, những gương mặt ấy mãi mãi không thể phai mờ trong ký ức.

Nhiệm vụ của Đảng ủy và Bộ tư lệnh Mặt trận Tây Nguyên giao cho Sư đoàn 10 là: Xây dựng sư đoàn tinh nhuệ theo phương hướng chính quy, hiện đại, một mặt phụ trách địa bàn, đồng sàng cơ động tác chiến hiệp đồng binh chủng quy mô lớn. Đánh giỏi các hình thức chiến thuật, tiêu diệt chiến đoàn, trung đoàn địch là phổ biến, góp phần tích cực tiêu diệt sư đoàn địch. Đã sử dụng vào đâu là giải quyết được nhiệm vụ chiến dịch ở đó. Đã đánh chỗ nào là phải thắng và tiêu diệt triệt để nhanh gọn nhất với bất kỳ đối tượng nào. Phải làm tốt cả nhiệm vụ quân sự và nhiệm vụ chính trị ở trong nước cũng như khi làm nhiệm vụ quốc tế.

Sư đoàn thành lập giữa lúc các đơn vị đang làm nhiệm vụ chiến đấu bảo vệ vùng giải phóng trên một vòng cung hơn một trăm ki-lô-mét từ thị xã Kon Tum chạy dài đến phía tây thị xã Plây Cu. Trung đoàn 28 và đại bộ phận các đơn vị binh chủng kỹ thuật đứng chân ở Trí Đạo - Võ Định, đánh địch lấn chiếm, bảo vệ vùng giải phóng ở khu vực này. Trung đoàn 95 tiếp tục đánh cắt giao thông trên đường 14 đoạn Chư Pao - Chư Thoi; đồng thời bảo vệ vùng giải phóng huyện 3 và huyện 4 tỉnh Gia Lai. Riêng trung đoàn 66 được rút về củng cố, chuẩn bị cho nhiệm vụ mới.

Để sư đoàn có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, Thường vụ Đảng ủy và Bộ tư lệnh sư đoàn chúng tôi chủ trương trước hết tập trung xây dựng và củng cố vững chắc hệ thống tổ chức Đảng, đặc biệt là các chi bộ ở đại đội trên cơ sở đẩy mạnh cuộc vận động “nâng cao chất lượng đảng viên và kết nạp đảng viên lớp Hồ Chí Minh”; đồng thời giải quyết đúng đắn vấn đề sắp xếp cán bộ, mạnh dạn đề bạt và bổ nhiệm cán bộ trẻ đã được thử thách trong chiến đấu. Điều chỉnh một số cán bộ giữa các trung đoàn và giữa đơn vị với cơ quan làm giảm bớt sự chênh lệch giữa các trung đoàn bộ binh. Kiên quyết rút cán bộ các cấp thay nhau tập huấn quân sự. Đưa công tác huấn luyện vào nền nếp, xây dựng chế độ chính quy, kết hợp giữa huân luyện với rèn luyện kỹ thuật và tác phong chiến đấu cho bộ đội.

Phương châm của chúng tôi là tác chiến đi đôi với xây dựng xây dựng theo yêu cầu của tác chiến. Vì vậy, trong khi lấy nhiệm vụ trước mắt làm yêu cầu trực tiếp để xây dựng thì đồng thời chúng tôi quan tâm đến nhiệm vụ cơ bản của chiến trường. Chúng tôi ý thức rằng con đường phát triển tất yếu của bộ đội chủ lực là tác chiên hiệp đồng binh chủng quy mô lớn. Chúng tôi nắm vững phương hướng đó và đã kiên trì xây dựng bộ đội theo phương hướng đó.

Thời gian này, nhiều cán hộ chiến sĩ ưu tú được đứng trong độí ngũ của Đảng. Một trăm phần trăm đại đội có chi bộ, hầu hết các trung đội có tổ đảng. Nhiều lớp bồi dưỡng ngắn ngày cho đảng viên và cấp ủy được mở, có lớp tổ chức ngay trận địa chốt.

Mặc dù trong điều kiện chiến đấu khẩn trương vả còn nhiều khó khăn về các mặt, Đảng Bộ tư lệnh sư đoàn vẫn kiên quyết thành lập tiểu đoàn huấn luyện làm nhiệm vụ tập huấn thương xuyên cho cán bộ các cấp trong sư đoàn. Một trăm phần trăm số cán bộ từ đại đội đến trung đoàn, cán bộ chủ chốt của cơ quan trung đoàn, sư đoàn đã qua các lớp tập huấn này.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #92 vào lúc: 30 Tháng Chín, 2019, 10:07:41 am »

Đi đôi với công tác huấn luyện quân sự, giáo dục chính trị, Đảng ủy và Bộ tư lệnh sư đoàn còn quan tâm giải quyết công tác hậu cẩn, kỹ thuật một cách kiên quyết và toàn diện. Các đơn vị chuyên môn kỹ thuật được điều chỉnh, cải tiến và được bồi dưỡng, huấn luyện bổ sung. Công tác nuôi quân, phòng bệnh, chế độ cấp phát, điều trị nuôi dưỡng thương bệnh binh được quan tâm và kiểm tra chu đáo. Phong trào tăng gia sản xuất, chăn nuôi gia súc, gia cầm đã đi vào chiều sâu và có bước phát triển tạo nên khả năng và sức mạnh chiến đấu mới của sư đoàn.

Ngày 28 tháng 9 năm 1972, tôi được trên thông báo: Để thúc đẩy cuộc đàm phán hòa bình về Việt Nam đã sau 4 năm không tiến triển được, sắp tới ta sẽ đưa ra bản dự thảo “Hiệp định về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam”. Chúng tôi hội ý Thường vụ và thống nhất: Qua nhiều năm ở chiến trường, tình hình chính trị, tư tưởng của bộ đội diễn biến qua các thời kỳ thường theo một quy luật là trước mỗi bước ngoặt lớn của cách mạng, của chiến trường thì nhận thức tư tưởng thường không theo kịp, dẫn đến sự thiếu kiên định vững vàng về đường lối và ý chí lại xuất hiện. Sự chao đảo đó diễn ra dài hay ngắn, đơn giản hay phức tạp là tùy thuộc vào sự lãnh đạo chủ quan của mỗi cấp, mỗi đơn vị. Nếu lãnh đạo đơn vị nào kiên định, nhạy bén thì sẽ nhanh chóng đưa cán bộ chiến sĩ trở về vị trí của mình, tình hình lại phát triển đi lên. Sự kiên định vững vàng và tiến bộ đi lên của lần sau thường cao hơn và vững chắc hơn lần trước. Mỗi đỉnh cao của thắng lợi trên mặt trận tư tưởng thường là nguyên nhân và gắn liền với những đỉnh cao về thắng lợi quân sự trên chiến trường. Do vậy, trước bước ngoặt mới chúng tôi chủ trương tiếp tục giáo dục quán triệt đường lối nhiệm vụ, xây dựng quyết tâm chiến đấu, đảm bảo cho bộ đội trên chiến trường tuyệt đối trung thành với Đảng, luôn luôn đáp ứng và hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ chính trị của chiến trường. Trước mắt, tranh thủ thời cơ địch dao động mà tiến công mạnh tiêu diệt nhiều sinh lực và giải phóng nhiều đất đai. Đi đôi với tấn công địch phải có kế hoạch giữ vững vùng giải phóng. Sau khi hiệp định ngừng bắn có hiệu lực không thể hạn chế phong trào của quần chúng nhân dân mà tiếp tục phát triển rộng khắp. Cán bộ chiến sĩ sư đoàn phải tích cực tham gia phát động quần chúng phá vỡ tề ngụy, nổi dậy đấu tranh hợp pháp.

Cần giáo dục tinh thần cảnh giác sẵn sàng đánh bại mọi âm mưu và hành động quân sự của địch; làm cho bộ đội nắm vững cả hai khả năng: tiếp tục chiến tranh và chiến tranh chấm dứt, không để bất ngờ về tư tưởng, gây ra ảo tưởng hòa bình.

Dù chiến tranh phát triển theo khả năng nào, trong tháng 10 và tháng 11 chúng tôi cũng quyết nỗ lực cải biến cục diện theo phương hướng vùng liên hoàn, bố trí lực lượng theo thế tấn công địch, giữ vững và mở rộng hành lang tiếp tế.

Nhằm hoàn chỉnh vùng giải phóng phía bắc tỉnh Kon Tum đồng thời mở thông đường hành lang vận chuyển xuống hướng đông, đầu tháng 10 năm 1972 Bộ tư lệnh Mặt trận Tây Nguyên giao cho Sư đoàn 10 tiêu diệt căn cứ Plây Cần. Plây Cần còn gọi là Bến Hét nằm án ngữ trên đường 18 Tân Cảnh đi A-tô-pơ (nước Lào) gần vùng ba biên giới. Căn cứ này do Mỹ xây dựng từ năm 1967. Lợi dụng những điểm cao đột xuất, được suối và đầm lầy bao quanh ba mặt với chiều dài 4 km và rộng 3 km, địch xây dựng năm cứ điểm có công sự hầm ngầm vững chắc và vật cản dày đặc. Mỗi điểm mang tính chất độc lập phòng ngự; đồng thời có khoảng cách nhất định chi viện cho nhau nằm trong kế hoạch phòng thủ hoàn chỉnh, Trong căn cứ có tiểu đoàn biệt động biên phòng số 95, 1 chi đội xo tăng 3 chiếc, 1 trận địa pháo cối hỗn hợp (6 khẩu 105 ly, 2 khẩu 155 ly, 2 khẩu cối 106,7 ly), có sân bay dùng cho máy bay C130 lên xuống được. Ngoài ra trong căn cứ còn có hệ thống kho tàng đủ nuôi sống quân địch ở đây trong vòng 6 tháng.

Tháng 4 năm 1972, khi cụm cứ điểm Đắc Tô - Tân Cảnh bị ta tiêu diệt, toàn bộ quân địch chiếm giữ trên dãy điểm cao phía tây sông Pô Cò đều bỏ chạy. Riêng căn cứ Plây Cần quân địch vẫn ngoan cố chiếm giữ. Chúng hy vọng với địa hình có lợi lại được tổ chức phòng ngự chặt, công sự vững chắc và hỏa lực mạnh chúng có thể giữ được Plây Cần làm bàn đạp để tái chiếm Đắc Tô - Tân Cảnh.

Bộ tư lệnh sư đoàn sử dụng trung đoàn 66, được tăng cường tiểu đoàn đặc công 37 với sự chi viện của pháo binh có nhiệm vụ tiêu diệt cụm cứ điểm Plây Cần.

Rút kinh nghiệm trận đánh ngày 9 tháng 5 năm 1972 của trung đoàn 66 vào cứ điểm này không thành, lần này Bộ tư lệnh sư đoàn đã phân tích kỹ và cho rằng trong đánh công sự vững chắc phải đặc biệt nghiên cứu vấn đề đột phá. Muốn đột phá thành công phải triệt hỏa lực, đặc biệt là hỏa lực bắn thẳng và phải phá được hệ thống chướng ngại vật dây thép gai và mìn của địch. Để triệt hỏa lực bắn thẳng thì vấn đề tổ chức hỏa lực ngắm bắn trực tiếp đánh sập hệ thống công sự tiền duyên của địch là cơ bản nhất. Lần này chúng tôi chỉ đạo cho các tiểu đoàn pháo binh đưa pháo vào gần đồn địch ngắm bắn trực tiếp chi viện cho bộ binh mở cửa.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #93 vào lúc: 30 Tháng Chín, 2019, 10:08:07 am »

Việc đưa pháo cơ giới vào gần bắn thẳng chi viện cho bộ binh mở cửa đã làm bùng nổ nhiều cuộc tranh luận trong các đơn vị pháo 105 ly và pháo 85 ly nòng dài. Thời gian gấp, trận địa đặt trên đồi cao, đường không có làm thế nào đưa những khẩu pháo nặng hàng tấn lên được. Sau những cuộc trao đổi, hiến kế các chiến sĩ pháo binh đã tìm ra cách giải quyết: tháo rời các bộ phận pháo để khiêng vác đưa lên trận địa. Được sự nhất trí của Tư lệnh sư đoàn, các đồng chí pháo thủ, quân giới bắt tay ngay vào công việc tháo pháo. Các đơn vị công binh tranh thủ ngày đêm chặt cây, đánh bậc mở đường. Trung đoàn 66 cử 60 cán bộ chiến si khỏe khiêng vác pháo vào trận địa.

10 giờ sáng ngày 12 tháng 10 năm 1972, anh Nguyễn Mạnh Quân - Tư lệnh sư đoàn ra lệnh nổ súng. Hai trận địa pháo Đ74 và trận địa pháo 155 ly (pháo thu được ở Tân Cảnh) đột ở Đắc Mót bắt đầu bắn phá các mục tiêu bên trong căn cứ.

Phối hợp với pháo tầm xa, 2 khẩu pháo 105 ly đặt trên điểm cao 755 và 976 ở phía nam căn cứ được lệnh bắn. Đạn 105 ly bắn thảng lần lượt phá nát những công sự, lô cốt ở tuyến ngoài. Tiếng nổ và sức công phá của đạn pháo bắn thẳng làm cho quân địch ở sườn phía nam không chịu nối, hốt hoảng chạy dạt sang sườn phía bắc. Vừa lúc đó 2 khẩu pháo 85 ly nòng dài đặt trên ngọn Ngọc Pếch bắt đầu nã đạn vào từng lô cốt địch.

Chớp thời cơ quản địch đang hoang mang rối loạn, từ các hướng trung đoàn 66 và tiểu đoàn 37 ôm mìn và bộc phá xông lên mở cửa, đánh chiếm căn cứ địch. Sau 3 giờ chiến đấu tiểu đoàn 7, tiểu đoàn 8 và tiểu đoàn dặc công 37 đánh chiếm và làm chủ khu A, khu B, khu C. Đại đội đặc công 60 (trung đoàn 66) làm chủ khu E. Trên hướng tiểu đoàn 9, bộ đội dùng phương tiện phá rào FR mở cửa, đánh chiếm đồi Củ Lạc (khu D), vị trí cuối cùng của cụm cứ điểm Plây Cần. Sau 15 phút bộ đội ta làm chủ hoàn toàn trận địa.

Một bộ phận quân địch tháo chạy được ra ngoài, gọi máy bay lên thẳng tới cứu. Ba chiếc HU1A từ Kon Tum bay lên. Hai chiếc hạ cánh bốc đồng bọn, vừa lúc tiểu đoàn 37 truy kích đến kịp thời nổ súng. Một chiếc bốc vội vài tên, chiếc còn lại nằm chết gí tại chỗ, bị chiến sĩ ta tiêu diệt và bắt gọn.

Trọn một ngày chiến đấu, trung đoàn 66 và tiểu đoàn 37 được sự chi viện của pháo binh sư đoàn đã làm chủ hoàn toàn căn cứ Plây Cần, diệt 404 tên, bắt 40 tên, bắn rơi và phá hủy 6 máy bay, thu 6 pháo 105 ly, 2 pháo 155 ly và 2 súng cối 106,7 ly, 3 xe tăng và toàn bộ kho tàng trong căn cứ.

Sau khi diệt xong căn cứ Plây Cần, chúng tôi dự kiến có thể sẽ phải giải quyết tiếp căn cứ Đắc Xiêng đang bị cô lập nên một mặt chỉ thị cho trung đoàn 66 hành quân về phía nam cùng trung đoàn 95 mở mặt trận mới, mặt khác chủ động tổ chức một bộ phận cán bộ, trinh sát do anh Trần Quốc Biên chỉ huy đi Đắc Xiêng nghiên cứu xây dựng phương án tác chiến.

Thời gian này tại Hội nghị Pa-ri, phía ta đã đưa ra “Bản dự thảo về chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình ở Việt Nam” nhằm đưa cuộc đàm phán kéo dài đi đến kết quả. Chính tổng thống Mỹ Ních-xơn cũng phải xác nhận trong thông điệp của ông ta gửi Thủ tướng Phạm Văn Đồng rằng: Văn bản hiệp định có thể xem là đã hoàn thành và phía Mỹ thỏa mãn về những giải thích của Chính phủ Việt Nam. Nhưng do bản chất ngoan cố và hiếu chiến họ luôn tìm cách giành thắng lợi trên thế mạnh quân sự và dù thua Oa-sinh-tơn vẫn nuôi ý đồ khẳng định vai trò lãnh đạo “thế giới tự do” và răn đe các nước khác. Do vậy, mặc dù đã thỏa thuận về bản dự thảo hiệp định nhưng tổng thống Ních-Xơn tìm cách trì hoãn ký vào cuối tháng 10 chờ kết quả cuộc bầu cử tổng thống Mỹ tháng 11 năm 1972 với lý do Nguyễn Văn Thiệu phản đối hiệp định. Tiếp đó, ngày 23 tháng 10, phía Mỹ lật lọng đòi thay đổi nhiều vấn đề mà các bên tham gia hội nghị đã thỏa thuận. Trong khi đó, ở miền Nam, Mỹ ồ ạt đưa vũ khí và phương tiện chiến tranh cho chính quyền Nguyễn Văn Thiệu và thúc ép quân ngụy phản kích chiếm lại một số vị trí quan trọng về quân sự để mặc cả với ta ở Hội nghị Pa-ri.

Trước hành động ngoan cố của Mỹ, ngày 23 tháng 10 năm 1972 Quân ủy Trung ương và Bộ Tổng tư lệnh chỉ thị cho Mặt trận Tây Nguyên phải đánh Đắc Xiêng ngay, phối hợp với chiến trường toàn Miền tiêu diệt địch, đẩy chúng lún sâu hơn nữa vào thế thua, thế bị động, góp phần đập tan mưu đồ đàm phán trên thế mạnh của địch.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #94 vào lúc: 30 Tháng Chín, 2019, 10:08:32 am »

Bộ tư lệnh sư đoàn chúng tỏi quyết định sử dụng trung đoàn 66 vào trận đánh tiêu diệt căn cứ Đắc Xiêng. Trên đường hành quân về phía nam, trung đoàn 66 nhận được lệnh quay trở lại. Cán bộ chiến sĩ trung đoàn quyết định đi cả ngày lẫn đêm rút ngắn thời gian từ 7 ngày xuống 5 ngày, tới vị trí là triển khai chiến đấu ngay.

Ngày 29 tháng 10 năm 1972, được pháo binh bắn thẳng chi viện, các chiến sĩ trung đoàn 66 dùng mìn định hướng phá rào, mở cửa rồi đồng loạt xung phong. Trận đánh diễn ra trong 30 phút, trung đoàn hoàn toàn làm chủ trận địa, diệt 220 tên, bắt 45 tên, thu 4 pháo 105 ly, 1 súng cối 106,7 ly và toàn bộ vũ khí kho tàng trong căn cứ.

Trước đó, ngày 26 tháng 10, trung đoàn 28 được tăng cường 2 khẩu pháo 105 ly, 1 khẩu cối 120 ly, 2 khẩu cao xạ 14,5 ly, 2 khẩu súng máy 12,7 ly có nhiệm vụ tiêu diệt tiểu đoàn 3 trung đoàn 53 ở tây nam Ngọc Quăn và Kon Trang Kla. Từ ngày 26 đến ngày 28 tháng 10 năm 1972, bằng hình thức chiến thuật “vận động bao vây tiến công liên tục” có sự hiệp đồng binh chủng bộ - pháo, trung đoàn 28 đã tiêu diệt gọn tiểu đoàn 3 (trung đoàn 53 ngụy), giải phóng một vùng đất rộng ở tây bắc thị xã Kon Tum.

Trên mặt trận đường 19, Sư đoàn 320 đã chọn khu vực Đức Cơ làm nơi quyết chiến; bởi vì quân địch muốn tiến công ra vùng giải phóng chúng phải khai thông con đường 19 nối liền tuyến Thanh An - đồn Tầm - Chư Bồ - Đức Cơ, trong đó Đức Cơ được coi là lá chắn phía tây bắc Plây Cu. Căn cứ Đức Cơ được Mỹ xây dựng từ năm 1965, là trung tâm huấn luyện biệt kích, do tiểu đoàn biệt động biên phòng 81 chiếm giữ. Trong căn cứ có lô cốt bê tông vững chắc, hầm ngầm kiên cố, có sân bay dã chiến khá tốt, máy bay C130 có thể lên xuống được.

Bộ tư lệnh Sư đoàn 320 chọn phương án vừa vây ép Đức Cơ vừa kéo địch ra mà đánh buộc địch phải rơi vào tình thế liên tục đối phó, khi thời cơ xuất hiện thì tiến công dứt điểm căn cứ Đức Cơ.

Sau 47 ngày đêm liên tục chiến đấu, đến ngày 2 tháng 11 năm 1972, tiểu đoàn 631 và tiểu đoàn 3 (trung đoàn đặc công 400) được pháo binh chi viện đã dùng mìn định hướng ĐH35 và bộc phá mỏ cửa, tiến công làm chủ căn cứ Đức Cơ. Phát huy thắng lợi, ngày 3 tháng 11, Sư đoàn 320 cùng lực lượng vũ trang địa phương tiếp tục đánh địch giải phóng toàn bộ khu vực lòng chảo Đức Cơ, Chư Bồ.

Ở khu vực tam giác Phú Nhơn - Phú Mỹ - Mỹ Thạnh, Sư đoàn 320 phối hợp với lực lượng vũ trang địa phương đã tiêu diệt căn cứ 43, diệt 2 ban chỉ huy hành quân Phú Nhơn và tiểu khu Plây Cu giải phóng được 9 làng trên trục đường 14 từ Phú Mỹ đến bắc Phú Nhơn với hơn 1.000 dân.

Tôi còn nhớ, trước hành động dây dưa, lật lọng của phía Mỹ ở Hộị nghị Pa-ri, ngày 27 tháng 11 năm 1972, Bộ Tổng tư lệnh đã nhận định: Có nhiều khả năng Mỹ sẽ đánh phá trở lại miền Bắc với mức độ ác liệt hơn, kể cả việc dùng B52 đánh ồ ạt vào Hà Nội-Hải Phòng, do đó nhiệm vụ của Quân chủng Phòng không - Không quân là tập trung mọi khả năng nhằm đúng đối tượng B52 mà tiêu diệt.

Đúng như dự đoán, sau khi tái cử tổng thống nước Mỹ (ngày 8 tháng 11 năm 1972), Ních-xơn đã ngang ngược trở giọng đe dọa, phá ngang, làm cho cuộc đàm phán bị bỏ dở và đến ngày 18 tháng 12 ông ta đã trắng trợn ra lệnh mở cuộc tập kích đường không chiến lược quy mô lớn vào miền Bắc nước ta, lấy tên là “Chiến dịch Lai-nơ Bếch-cơ II”.

Hành động leo thang đánh phá tàn bạo của Mỹ đã bị quân và dân ta ở miền Bắc, nhất là quân và dân Hà Nội trừng trị đích dáng.

Phối hợp với quân dân Thủ dô Hà Nội và miền Bắc thân yêu, quân và dân miền Nam dồn dập mở nhiều cuộc tiến công vào hàng loạt căn cứ địch.

Thời gian này, tại Kon Tum, Bộ tư lệnh Sư đoàn 10 chúng tôi chọn căn cứ Non Nước án ngữ trên đường 14, cách thị xã Kon Tum 6 km về phía bắc làm mục tiêu tiến công chủ yếu. Nếu ta tiêu diệt được căn cứ này và phá vỡ được trận tuyến phòng ngự của địch từ điểm cao 552 qua Bãi Ủi và từ Kon Trang Kla đến căn cứ Lam Sơn thì thị xã Kon Tum sẽ bị uy hiếp nghiêm trọng.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #95 vào lúc: 30 Tháng Chín, 2019, 10:09:02 am »

Bộ tư lệnh sư đoàn sử dụng trung đoàn 66 và trung đoàn 28 cùng toàn bộ lực lượng pháo binh, binh chủng kỹ thuật của sư đoàn vào đợt chiến đấu này. Trung đoàn 95 tiếp tục cắt đường 14 phía nam thị xã Kon Tum và bảo vệ vùng giải phóng huyện 3 Gia Lai.

Đêm ngày 22 tháng 12 năm 1972, các đơn vị trong sư đoàn bắt đầu tiến đánh căn cứ Non Nước, điểm cao 552, xây dựng công sự, trận địa.

16 giờ 30 ngày 23 tháng 12, được pháo binh và hỏa tiễn B72 chi viện, các chiến sĩ tiểu đoàn 7 và tiểu đoàn 8 (trung đoàn 66) đã dùng mìn bộc phá mở cửa. Sau 30 phút chiến đấu, trung đoàn 66 hoàn toàn làm chủ trận địa.

Cùng lúc đại đội đặc công 19 (trung đoàn 66) với lối đánh sở trường (luồn sâu, lót sẵn), sau 15 phút diệt gọn 1 trung đội quân ngụy chốt giữ điểm cao 552.

Trên hướng Gia Lai, Sư đoàn 320 kết hợp với bộ đội địa phương mở loạt trận đánh quân địch trên đường giao thông, tập kích hỏa lực vào các vị trí địch trên đường 14. Nổi bật là trận chiến đấu của trung đoàn 48 tiêu diệt gọn tiểu đoàn biệt động quân 22 khi chúng lấn chiếm khu vực Đức Cơ. Đến ngày 18 tháng 1 năm 1973, trung đoàn 64 lại diệt gọn tiểu đoàn 81 ở Chư Bồ (đây là lần thứ hai tiểu đoàn này bị diệt). Thừa thắng, ngày 26 rạng ngày 27 tháng 1 trung đoàn 64 bao vây Đức Cơ, tiêu diệt gọn tiểu đoàn 23, cùng lúc Sư đoàn 320 lệnh cho trung đoàn 48 bao vây tiêu diệt đồn 30 trước giờ ngừng bắn. Suốt đêm ngày 26 rạng ngày 27 tháng 1, tiểu đoàn 1 (trung đoàn 48) được sự chi viện của pháo binh đã làm chủ đồn 30. Thừa thắng, tiểu đoàn 1 truy kích quân địch đến tận làng Yít. Chiều ngày 27 tháng 1, Sư đoàn 320 đã hoàn toàn làm chủ một vùng rộng lớn dài 30 km từ Đức Cơ tới làng Yít.

Những thắng lợi liên tiếp của Sư đoàn 10 (mặt trận bắc Kon Tum), Sư đoàn 320 (mặt trận tây nam Plây Cu) làm cho những người cầm đầu quân đoàn 2 ngụy choáng váng và binh lính của họ hoang mang.

Từ cuối tháng 11 năm 1972, quân đoàn 2 ngụy đã điều từ đồng bằng Khu 5 lên Tây Nguyên 3 tiểu đoàn bộ binh, 3 chi đoàn xe thiết giáp và thành lập thêm một số đơn vị pháo binh có cả pháo 175 ly. Âm mưu của chúng là cố gắng giành lấy các địa bàn quan trọng đã mất, đẩy ta ra khỏi các khu vực thường xuyên uy hiếp dối với các thị xã Kon Tum và Plây Cu.

Tại tỉnh Kon Tum lực lượng của địch gồm có 3 trung đoàn bộ binh thuộc sư đoàn 23, 1 lữ đoàn dù và 1 trung đoàn thiết giáp, 15 trận địa pháo (cả cố định và cơ động trên đường 14). Với lực lượng trên, dựa vào căn cứ Lam Sơn, địch hy vọng sẽ lấy lại được khu vực Võ Định - Trí Đạo, Hà Mòn - Đắc Vát trước khi có giải pháp chính trị.

Bộ tư lệnh Mặt trận giao cho Sư đoàn 10 phải giải quyết xong căn cứ Lam Sơn (điểm cao 601) trước ngày 20 tháng 1 năm 1973. Bộ tư lệnh sư đoàn chúng tôi giao cho trung đoàn 66 tiến công tiêu diệt căn cứ Lam Sơn.

Để chắc ăn, chúng tôi sử dụng 2 khẩu pháo 105 ly của tiểu đoàn 11 bắn thẳng. Các chiến sĩ pháo binh tiểu đoàn 11 lại tháo rời pháo 105 ly, bí mật đưa pháo sát căn cứ địch chi viện cho bộ binh mở cửa.

8 giờ sáng ngày 20 tháng 1 năm 1973, được pháo binh bắn thẳng chí viện, trong vòng 30 phút tiểu đoàn 8 và tiểu đoàn 9 trung đoàn 66 đã xóa sổ 1 tiểu đoàn ngụy, làm chủ căn cứ Lam Sơn.

Đúng như dự đoán của chúng tôi, Lam Sơn mất chắc chắn địch sẽ phản kích chiếm lại, bởi vì căn cứ này án ngữ trên đường 14 không chế trên một đoạn đường dài 4 đến 5 km, uy hiếp trực tiếp thị xã Kon Tum. Ngay sáng hôm sau (ngày 21 tháng 1) quân đoàn 2 ngụy dùng tiểu đoàn 1 và tiểu đoàn 2 (trung đoàn 52), có máy bay và pháo binh yểm trợ mở cuộc hành quân tái chiếm Lam Sơn. Phối hợp với cánh quân đánh vào Lam Sơn, địch còn dùng máy bay lên thăng đổ tiểu đoàn 2 và 1 đại đội trinh sát thuộc trung đoàn 44 ngụy ném sâu vào phía tây bất ngờ đánh chiếm Võ Định, Trí Đạo.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #96 vào lúc: 30 Tháng Chín, 2019, 10:10:01 am »

Tại căn cứ Lam Sơn, các chiến sĩ của tiểu đoàn 8 đã biến công sự vững chắc của địch thành trận địa phòng ngự kiên cố của mình, chiến đấu dũng cảm và linh hoạt tổ chức nhiều mũi xuất kích ngắn đánh vào sườn địch, bẻ gãy các đợt tiến công của chúng.

Ngày 23 tháng 1, chúng tôi quyết định cho tiểu đoàn 8, được pháo binh chi viện bắt đầu phản kích. Pháo binh ta bắn chính xác vào đội hình địch gây cho chúng thương vong lớn buộc phải tháo chạy. Chớp thời cơ, tiểu đoàn 8 chỉ để lại một lực lượng nhỏ giữ trận địa chốt, còn đại bộ phận rời công sự truy kích địch. Tiểu đoàn 9 do chính trị viên Đào Huy Chư và tiểu đoàn phó Nguyễn Văn Khem chỉ huy kịp thời xuất kích chặn không cho chúng chạy về thị xã Kon Tum. Các chiến sĩ tiểu đoàn 8 và tiểu đoàn 9 từ ba hướng đánh dồn quân địch về phía sông Pô Cô. Địch điên cuồng chống trả nhưng trước sức mạnh áp đảo của chiến sĩ ta nhiều tên lính ngụy vứt súng giơ tay xin hàng. Một số liều mạng lao xuống sông Pô Cô định tháo thân, bị súng cối và lựu đạn đánh chặn, nhiều tên cuống cuồng bơi trở lại run rẩy xin hàng. Các chiến sĩ trung đoàn 66 loại khỏi vòng chiến đấu 2 tiểu đoàn địch, bắt sống 90 tên Âm mưu tái chiếm căn cứ Lam Sơn của địch bị cán bộ chiến sĩ Sư đoàn 10 đập tan.

Trên hướng tây, tiểu đoàn 2 trung đoàn 44 ngụy vừa đặt chân xuống Kông Trang Lăng Loi bị các chiến sĩ đại đội đặc công 19 trung đoàn 66 đánh tới tấp, phải co cụm chống đỡ, lại bị pháo binh sư đoàn bắn trúng đội hình nhiều tên chết, số còn lại chạy tan tác. Đại đội trinh sát của trung đoàn 53 ngụy vừa mò đến phía nam Trí Đạo cũng bị tiều đoàn 406 tỉnh đội Kon Tum chốt giữ ở đây chận đánh phải tháo chạy tán loạn.

Sau khi tung lực lượng ra phía tây bị ta đánh tơi tả, Nguyễn Văn Toàn - tư lệnh quân đoàn 2 ngụy cho rằng nếu tiếp tục tung lực lượng vào đây chỉ làm mồi cho đối phương. Toàn phán đoán lực lượng lớn quân ta ở phía tây, có thể ở phía đông Trí Đạo bỏ ngỏ, đo đó hắn ta quyết định đưa cánh quân thứ hai vào vùng này, bất ngờ đánh vào sau lưng quân ta, buộc ta phải phân tán đối phó, tạo điều kiện cho tiểu đoàn 2 trung đoàn 44 ngụy đang ở hướng tây tiếp tục thực hiện ý đồ đánh chiếm Võ Định, Trí Đạo.

13 giờ ngày 22 tháng 1 năm 1973, địch dùng 45 lần chiếc máy bay lên thẳng chở tiểu đoàn 1 trung đoàn 45 ngụy từ Plây Cu lên đổ xuống bản Đắc Tin phía đông Võ Định 4 km.

Bộ tư lệnh sư đoàn ra lệnh cho trung đoàn 28 cơ động về hướng đông chặn đánh quân địch. Ngay trong đêm, chỉ huy trung đoàn tổ chức cán bộ cấp trưởng tiểu đoàn, đại đội cùng trinh sát di trước nắm địch, cán bộ cấp phó cho bộ đội chuẩn bị gấp rồi hành quân sau.

Sau mấy ngày vất vả, đến chiều ngày 25 tháng 1 năm 1973, trung đoàn 28 mới xác định được các cụm đóng quân của địch. Trung đoàn cho bộ đội bí mật bao vây quân địch ngay trong đêm. Mờ sáng ngày 26 trung đoàn nổ súng tiến công và suốt một ngày vừa đánh vừa dồn quân địch, đến chiều ngày 26 toàn bộ tiểu đoàn 1 quân ngụy nằm gọn trong vòng vây của ta.

5 giờ sáng ngày 27 tháng 1 năm 1973, trung đoàn 28 tiến công vào tiểu đoàn 1 địch. Sau hơn 1 giờ chiến đấu, trung đoàn 28 làm chủ trận địa diệt 142 tên, bắt 42 tên, thu hơn 100 khẩu súng các loại, 15 máy thông tin PRC25.

Một đại đội địch chạy ra đường 14, định tháo chạy về Kon Tum, khi đến căn cứ Lam Sơn gặp tổ chốt của đại đội 6 tiểu đoàn 8 trung đoàn 66 do chính trị viên phó Bùi Viết Nhần chỉ huy. Sau này Bùi Viết Nhần kể lại: Biết quân địch đang hoang mang dao động mạnh, được sự yểm hộ của đồng đội, Nhần bình tĩnh ra giữa mặt đường 14 chặn cả đại đội địch lại, dõng dạc nói:

- Hiệp định Pa-ri đã được ký kết, hòa bình đã lập lại, hiện nay các anh đang trong vòng vây của quân giải phóng, các anh chống lại lúc này chỉ là hành động tự sát. Tốt hơn hết các anh hãy bỏ vũ khí đầu hàng quân giải phóng, sẽ được đối xử tử tế, được trở về với gia đình vợ con.

Hành động quả cảm, tự tin của Bùi Viết Nhần (người chiến sĩ B40 đã từng đứng thẳng người trước làn đạn địch bắn cháy chiếc xe tăng M41 trong trận Tân Cảnh) thể hiện khí phách của người chiến sĩ quân đội cách mạng, làm cho cả một đại đội địch với đầy đủ vũ khí phương tiện thông tin đã ngoan ngoãn nộp súng và chịu sự chỉ dẫn của chiến sĩ ta về trại giam của Sư đoàn 10.

Lúc ấy là 11 giờ trưa ngày 27 tháng 1 năm 1973, chính là ngày Mỹ phải chịu ký Hiệp định Pa-ri về Việt Nam, cam kết tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của nước Việt Nam, chấm dứt chiến tranh xâm lược, tôn trọng quyền tự quyết và bảo đảm các quyền tự do dân chủ của nhân dân miền Nam Việt Nam.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #97 vào lúc: 30 Tháng Chín, 2019, 10:11:44 am »

*
*   *

Thắng lợi của cuộc tiến công chiến lược với quy mô rộng lớn trên chiến trường miền Nam trong năm 1972 và chiến thắng oanh liệt của quân và dân ta đánh thắng cuộc tập kích chiến lược đường không bằng máy bay B52 của đế quốc Mỹ vào Hà Nội, Hải Phòng và một số thành phố, thị xã khác trên miền Bắc buộc đế quốc Mỹ phải chấp nhận ký Hiệp định Pa-ri về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam. Với Hiệp định Pa-ri, quân và dân ta đã thực hiện được mục tiêu chiến lược quan trọng nhất là “đánh cho Mỹ cút”. Đây là kết quả của 18 năm đấu tranh kiên cường và bền bỉ của quân và dân ta dưới sự lãnh đạo cua Đang. Thắng lợi to lớn này mở ra một bước ngoặt quyết định đưa cách mạng miền Nam nước ta tiến lên “đánh cho ngụy nhào”, giải phóng miền Nam, kết thúc thắng lợi hoàn toàn, triệt để cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, mở ra một kỷ nguyên mới cho đất nước độc lập, thống nhất đi lên chủ nghĩa xã hội. Nhưng với bản chất ngoan cố và hiếu chiến, phía Mỹ vẫn không chịu từ bỏ dã tâm xâm lược nước ta, họ trắng trợn chà đạp lên các điều khoản của Hiệp định Pa-ri. Tiếp tục thực hiện “Học thuyết Ních-xơn”, áp đặt chủ nghĩa thực dân mới của Mỹ ở miền Nam, âm mưu chia cắt lâu dài đất nước ta. Ngay từ khi hiệp định sắp được ký kết, chính quyền Ních-xơn vừa ký kết hiệp định vừa giúp ngụy quyền Sài Gòn tiếp tục chiến tranh. Họ chuyển giao hầu hết vũ khí trang bị của Mỹ cho quân đội ngụy. Mỹ cũng đã cấp tốc chuyển cho chính quyền Thiệu thêm 1 tỷ đô-la vũ khí và trang bị để hiện đại hóa quân đội ngụy Sài Gòn, trong đó có 500 khẩu pháo (có 24 khẩu pháo phòng không 40 ly), 625 máy bay các loại, 400 xe tăng bọc thép và nhiều phương tiện chiến tranh khác. Quân ngụy Sài Gòn đã bắt thêm 22 vạn lính mới, thu nhặt 12 vạn tàn binh và lính đào ngũ.

Hiệp định Pa-ri có hiệu lực từ 0 giờ ngày 28 tháng 1 năm 1973, nhưng chính quyền Nguyễn Văn Thiệu vẫn tiếp tục sử dụng một lực lượng lớn quân đội lấn chiếm Cửa Việt (Quảng Trị), đánh chiếm một số vùng giải phóng các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên (Khu 5), đường số 4, Chương Thiện, Núi Dài, Tri Tôn (đồng bằng sông Cửu Long). Chiến sự vẫn chưa chấm dứt, có nơi, có lúc ác liệt hơn trước.

Ở Tây Nguyên, kế hoạch “tràn ngập lãnh thổ” của Nguyễn Văn Thiệu - tổng thống ngụy quyền Sài Gòn được quân đoàn 2 ngụy thực hiện ngay trước giờ ngừng băn có hiệu lực. Mục tiêu tiến công chính là vùng giải phóng Lam Sơn - Trí Đạo - Võ Định - Hà Mòn - Đắc Vát (Kon Tum), Đức Cơ, Thanh An, đường 19 tây (Gia Lai).

Trên hướng Sư đoàn 10, ngay từ sáng ngày 28 tháng 1 năm 1973, quân ngụy Sài Gòn liên tiếp mở những cuộc hành quân lấn chiếm quy mô cỡ trung đoàn đến sư đoàn thiếu. Được pháo binh và không quân chi viện, chúng tập trung giải tỏa trục đường giao thông số 14 và chiếm một số vị trí có giá trị về quân sự để giành lại thế trận có lợi cho chúng và giảm sức ép của ta đối với thị xã Kon Tum.

Để đập tan âm mưu lấn chiếm của địch, củng cố và giữ vững vùng giải phóng của ta, Bộ tư lệnh sư đoàn chúng tôi chủ trương phải nhanh chóng triển khai lực lượng hình thành thế trận phòng ngự vững chắc ở phía bắc thị xã Kon Tum, trên một vòng cung dài gần 30 km từ điểm cao 751 (Ngọc Quăn) qua căn cứ Lam Sơn đến Kon Trang Kla xuống Ngọc Bay và tới điểm cao 674. Chúng tôi sử dụng các trung đoàn bộ binh 28 và 66 cùng hầu hết lực lượng pháo binh của sư đoàn tham gia phòng ngự. Hướng tây đường 14 - hướng phòng ngự chủ yếu do trung đoàn 28 đảm nhiệm; hướng đông đường 14 - hướng phòng ngự quan trọng do trung đoàn 66 phụ trách, chúng tôi sử dụng tiểu đoàn công binh 31 tăng cường cho 2 trung đoàn này để xây dựng công sự, trận địa. Bộ đội ta đã xây dựng nên một hệ thống công trình kiên cố, có thế trận liên hoàn vững chắc. Pháo 85 ly, pháo 105 ly và cả xe tăng đều có hầm che chắn vững chắc. Toàn bộ hoạt động của ta được chuyển xuống lòng đất.

Hiệp định Pa-ri đã có hiệu lực, nhưng cán bộ, chiến sĩ Sư đoàn 10 vẫn chưa được hưởng một ngày hòa bình trọn vẹn, đã cùng các đơn vị bạn bước vào cuộc chiến đấu chống địch lấn chiếm, giữ vững từng tấc đất thiêng liêng mà quân và dân ta đã phải đổ biết bao xương máu mới giành được. Trong cuộc chiến đấu này, chiến sĩ ta không những phải chịu đựng sự tàn phá khốc liệt của bom đạn quân thù mà còn phải chịu đựng cả cái khắc nghiệt của thời tiết, khí hậu cao nguyên, nhất là trong những tháng cao điểm của mùa mưa. Những trận mưa tầm tã kéo dài gây sụt lở và ngập úng nhiều hầm hào của chiến sĩ ta ở Đắc Rơ Cót, Ngô Trang, bản Con Cơ...

Chiều ngày 2 tháng 5 năm 1973, tôi về trung đoàn 28 kiểm tra tình hình bộ đội chốt giữ bảo vệ vùng giải phóng. Anh Vũ Đình Thước - trung đoàn trưởng trung đoàn 28 và anh Lê Ngọc Tùng - tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 3 dẫn tôi xuống trận địa chốt của đại đội 10 tiểu đoàn 3 ở Đắc Rơ Cót, nơi đã nảy sinh những câu ca dao bất hủ của chiến sĩ ta: “Cây quanh mình trụi lả, Đất đã hóa thành vôi” và: “Ngày nắng như đổ lửa, Đêm mưa hầm đầy nước”. Tôi vô cùng xúc động khi nhìn thấy trên một dải đất từ Võ Định, hai bên đường 14 đến Krong, Trung Nghĩa (sát nách thị xã Kon Tum) cờ giải phóng cắm lên những vị trí cao nhất phấp phới tung bay được bộ đội ngày đêm canh giữ bảo vệ. Khi tôi đến điểm chốt của đại đội 10 tiểu đoàn 3, thấy anh em áo quần bê bết bùn đất, tóc trùm tai, sống trong cảnh “cơm nắm ngày hai bữa, hớp nước cũng chia dôi” vậy mà nét mặt ai cũng rất tươi.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #98 vào lúc: 30 Tháng Chín, 2019, 10:13:03 am »

Đêm hôm ấy, tôi và anh Vũ Đình Thước nghỉ lại trận địa đại đội 10. Tôi đã đến từng căn hầm thăm hởi động viên bộ đội và cùng anh em suy nghĩ, trao đổi cách giải quyết những vấn đề bức xúc về tình trạng hầm hào sụt lở. Qua tiếp xúc với những người chiến sĩ ngày đêm đối mặt với kẻ thù và đối mặt với cả thời tiết, khí hậu, hoàn cảnh chiến đấu ở đây tôi càng thấy tiềm năng trí tuệ của quần chúng thật tuyệt vời. Tôi không thể nào quên cái đêm hôm đó được tiếp xúc với những chàng trai - sinh viên - chiến sĩ Trường đại học Mỏ địa chất bổ sung về Sư đoàn 10 đầu năm 1972. Chính các chàng trai sinh viên này đã đề xuất làm hầm chữ A và hào nổi để chống ngập nước và sụt lở. Chính họ nêu ý kiến gợi ý cho chúng tôi đưa súng phòng không vào trong đội hình phòng ngự bắn máy bay địch. Chính các chàng trai ấy đã đề nghị tổ chức những khẩu đội cối 82 ly luồn sâu diệt pháo địch như trước đó chúng tôi thường làm. Và cũng chính những con người đáng yêu ấy đã mạnh dạn nêu ý kiến không thể để cho địch ngang nhiên phá hoại hiệp định, ngang nhiên lấn chiếm vùng giải phóng. Phải kiên quyết trừng trị những hành động ngoan cố của địch, phải đánh thẳng vào nơi xuất phát hành quân của chúng... Đó là những ý kiến hoàn toàn chính xác, thể hiện rất rõ tư tưởng tiến công của Đảng ta được thấm nhuần trong mỗi con người chiến sĩ của sư đoàn.

Qua nghiên cứu tình hình thực tế, Bộ tư lệnh sư đoàn và chỉ huy các trung đoàn lập kế hoạch tác chiến mới: Tăng cường lực lượng cho phía trước, củng cố xây dựng công sự trận địa ở những nơi ngập úng. Tích cực bắn máy bay, kiềm chế pháo binh địch, không cho chúng tự do bắn pháo bừa bãi vào vùng do ta kiểm soát. Các trung đoàn 28, 66 sử dụng lực lượng thích hợp đưa vào hoạt động ở phía sau địch, tổ chức từng khẩu đội cối 82 ly, có trinh sát dẫn đường và có bộ binh bảo vệ luồn sâu cơ động tập kích diệt pháo địch.

Thực hiện chủ trương trên, mọi hoạt động của các đơn vị trong sư đoàn sôi nổi hẳn lên. Những trận địa pháo của địch ở Non Nước, ngã ba Trung Tín thường xuyên ăn đòn của các phân đội cối cơ động của các trung đoàn 28, 66. Trên đường 14, từng đoàn xe địch liên tiếp bị các chiến sĩ trung đoàn 95 chặn đánh tiêu diệt. Tính đến cuối năm 1973, cả Tây Nguyên vẫn giữ được vùng giải phóng đã mở ra trong năm 1972.

Tình hình sau 3 tháng ký hiệp định ở Tây Nguyên cho thấy: địch thường tập trung lực lượng lấn chiếm có trọng điểm trên từng hướng. Chúng dùng thủ đoạn “lấn cài xen kẽ, dũi dầm dài ngày” hòng đẩy lực lượng ta ra khỏi các khu vực chốt. Nơi nào bị đánh đau, chúng co lại và tạm thời hòa hoãn tiếp xúc với ta. Ở những nơi lực lượng ta mỏng chúng tập trung quân đánh phá liên tục cố sức lấn chiếm các khu vực do ta kiểm soát.

Cuộc chiến đấu trong hoàn cảnh mới đặt ra cho người lính Sư đoàn 10 chúng tôi phải đánh thắng địch cả về quân sự và chính trị. Một mặt kiên quyết trừng trị những nơi chúng lấn chiếm, mặt khác chúng tôi phối hợp cùng các tỉnh đội Kon Tum, Gia Lai mở những điểm tiếp xúc giữa ta và địch (lúc đó ta gọi là “nhà hòa hợp”). “Nhà hòa hợp“ được trang hoàng đẹp, dán tranh ảnh, văn bản Hiệp định Pa-ri, chính sách 10 điểm của Mặt trận dân tộc giải phóng... Binh lính địch thường ra xem, có điều kiện để bộ đội ta tuyên truyền chù trương chính sách của một trận, kêu gọi họ không đi lấn chiếm, quay về với gia đình... đồng thời vạch trần những luân điệu vu khống xuyên tạc của những sĩ quan tâm lý chiến địch làm cho binh lính địch hiểu rõ về cách mạng.

Tại “nhà hòa hợp” ở Chư Dệt, Kon Trang Kla, Ngô Trang... trung đoàn 66 và trung đoàn 28 đã tiến hành hàng trăm cuộc gặp gỡ, giải thích cho hàng ngàn lượt binh lính địch nghe về các điều khoản của Hiệp định Pa-ri, về thắng lợi to lớn của dân tộc Việt Nam trong cuộc đấu tranh chống ngoại bang; đồng thời vạch mặt và tố cáo các hành động ngoan cố của Mỹ và chính quyền Nguyễn Văn Thiệu. Anh em ta còn nói rõ chính sách 10 điểm của cách mạng đối với binh sĩ, gia đình binh sĩ và nhân viên ngụy quyền, hướng dẫn cho binh sĩ địch đấu tranh với chỉ huy ác ôn ngoan cố, bỏ ngũ về nhà làm ăn, không đi lấn chiếm, chết vô ích. Còn đối với những tên chỉ huy ngoan cố và sĩ quan tâm lý chiến, cán bộ, chiến sĩ ta rất cứng rắn và kiên quyết dùng lý lẽ sắc bén của mình để đập lại những luận điệu xảo trá và những yêu cầu ngang ngược của chúng.

Tại “nhà hòa hợp” ở Kon Trang Kla, trung đoàn 66 tổ chức trao trả cho phía bên kia 32 lính đi lấn chiếm bị thương. Trước những bằng chứng không thể chối cãi, viên tiểu đoàn trưởng phải ký vào biên bản nhận tội vi phạm hiệp định.

Ở khu vực Chư Thoi, địch cho quân lấn chiếm điểm cao 800, tiểu đoàn 394 trung đoàn 95 đã chặn đánh diệt gần hết 2 đại đội của liên đoàn biệt động quân số 21. Anh em kể lại: Qua máy bộ đàm, chỉ huy trưởng liên đoàn biệt động nhận tội vi phạm hiệp định và xin ta cho chúng đến lấy xác đồng bọn. Ta đã nhận lời đề nghị của họ. Các chiến sĩ tiểu đoàn 394 giám sát việc làm của chúng, thấy địch chỉ lấy xác sĩ quan, bỏ lại xác lính, anh em ta lập tức vạch trần thái độ coi rẻ sinh mạng binh lính của những người chỉ huy và buộc họ phải đưa toàn bộ xác những người lính xấu số kia về căn cứ.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #99 vào lúc: 30 Tháng Chín, 2019, 10:13:43 am »

Tuy bị thất bại liên tiếp về quân sự, chính trị nhưng ngụy quyền Sài Gòn được chủ Mỹ hà hơi tiếp sức vẫn ngoan cố đeo đuổi âm mưu dùng sức mạnh quân sự để lấn chiếm vùng giải phóng của ta. Từ tháng 2 đến tháng 8 năm 1973, chính quyền Thiệu mở chiến dịch “tràn ngập lãnh thổ” và kế hoạch “bình định đặc biệt” nhằm ba mục tiêu: nhanh chóng lấn chiếm thu hẹp vùng giải phỏng của ta; lấn lại các khu giải phóng lớn ở đồng bằng; đẩy mạnh giành và kìm kẹp nhân dân. Để thực hiện ý đồ trên, địch đã sử dụng 60% số quân chủ lực và toàn bộ lực lượng bảo an dân vệ mở hàng vạn cuộc hành quân lấn chiếm, giải tỏa vùng giải phóng của ta, 40% số chủ lực còn lại càn quét các vùng lõm và hỗ trợ bình định.

Ở Tây Nguyên, quân đoàn 2 ngụy tập trung lực lượng trên hai hướng. Tại khu vực Đức Cơ (Gia Lai) địch sử dụng tới 11 tiểu đoàn, 3 chi đội thiết giáp và 2 tiểu đoàn pháo binh liên tiếp mở những cuộc hành quân lấn chiếm vào khu vực Đức Cơ - đường 19 tây. Trên hướng Kon Tum, địch tập trung sư đoàn 23 tăng cường, 9 tiểu đoàn biệt động, 2 trung đoàn thiết giáp, 15 trận địa pháo, ngoài ra, hàng ngày quân ngụy còn sử dụng hàng trăm lần chiếc máy bay ném bom A37, chia thành từng tốp từ 9 đến 12 chiếc, bay cao, cắt bom bừa bãi xuống vùng giải phóng của ta. Với thủ đoạn này, họ cho rằng hiệu quả “không thua kém gì B52”.

Trước tình hình trên, Đảng ủy và Bộ tư lệnh Mặt trận Tây Nguyên chủ trương: Không thể ngồi nhìn Mỹ - ngụy ngang nhiên phá hoại Hiệp định Pa-ri. Phải kiên quyết tiêu diệt quân địch lấn chiếm bằng cả phản công và tiến công phối hợp trên nhiều hướng cả phía trước lẫn phía sau, buộc địch phải phân tán lực lượng đối phó, đẩy chúng vào thế bị động.

Đầu tháng 6 năm 1973, thực hiện kế hoạch tác chiến chung, Sư đoàn 10 sử dụng tiểu đoàn đặc công 37 bất ngờ đánh chiếm Trung Nghĩa - một vị trí quan trọng nằm trên trục đường 511 cách thị xã Kon Tum 10 km về phía tây. Tiếp đó sứ đoàn 10 tổ chức chốt giữ Trung Nghĩa đánh lui hàng trăm đợt tiến công của 2 trung đoàn địch, giữ vững Trung Nghĩa trong suốt mùa mưa năm 1973.

Trên mặt trận đường 19 kéo dài, Bộ tư lệnh Mạt trận Tây Nguyên sử dụng Sư đoàn 320 đánh chiếm căn cứ Chư Nghé (Lệ Minh) ở phía tây thị xã Plây Cu nhầm phân tán lực lượng địch, tạo điểu kiện thuận lợi cho Sư đoàn 10 đánh địch lấn chiếm ở bắc thị xã Kon Tum.

Được pháo Đ74 ngắm bắn trực tiếp chi viện, trung đoàn 48 sau 3 giờ chiến đấu đã tiêu diệt và bắt sống toàn bộ tiểu đoàn biệt động quân 10 tại nơi xuất phát hành quân lấn chiếm của địch.

Đối với ta, việc nhổ căn cứ Chư Nghé có ý nghĩa quan trọng đặc biệt. Con đường ống dẫn dầu vào Đông Nam Bộ được mở gấp qua vùng này đã hoàn toàn giữ được bí mật, nó góp phần vào chiến thắng lịch sử mùa Xuân năm 1975.

Ngày 20 tháng 11 năm 1973, tôi được trên điều về Mặt trận giữ chức chính ủy thay anh Trần Thế Môn đi nhận nhiệm vụ mới. Cùng thời gian này Bộ cử anh Vũ Lăng vào Tây Nguyên giữ chức Tư lệnh mặt trận thay anh Hoàng Minh Thảo. Đầu tháng 12 năm 1973, Bộ tư lệnh Mặt trận Tây Nguyên chúng tôi chủ trương tách trung đoàn 95 ra khỏi đội hình. Sư đoàn 10 cơ động về hướng đông làm nhiệm vụ chủ lực tại chỗ, mở mặt trận mới, thường xuyên đánh giao thông địch ở đoạn đường 19 chạy qua đèo An Khê -Mang Yang.

Để bảo đảm vật chất và binh khí kỹ thuật cho lực lượng luồn sâu ở phía đông, Bộ tư lệnh Mặt trận quyết định mở con đường 220 từ Võ Định qua Kon Rẫy vòng về phía đông. Lần đầu tiên ta dùng cơ giới thi công con đường ngay sát thị xã Kon Tum, làm cho quân địch vô cùng hoang mang. Chúng liên tiếp cho lực lượng ra ngăn chặn phá hoại. Nhằm đẩy nhanh tiến độ thi công, ta sử dụng trung đoàn 28 tăng cường tiểu đoàn 6 trung đoàn 24(1), đã đánh một trận xuất sắc, diệt gọn tiểu đoàn 3 trung đoàn 40 ngụy ở khu vực Kon Rẫy.

Đầu tháng 3 năm 1974, địch đưa tiếp tiểu đoàn 95 và 2 đại đội thuộc tiểu đoàn 62 ngụy ra khu vực Kon Rẫy ngăn ta mở đường 220. Có điều ra quân lần náy tiểu đoàn 95 ngụy đã áp dụng chiến thuật “mạng nhện, co giãn”, đóng quân phân tán hàng chục điểm và thường xuyên di chuyển để tránh bị tiêu diệt.

Cán bộ, chiến sĩ trung đoàn 28 vừa tể chức đột phá dưới sự chi viện của pháo binh bắn thẳng vừa tổ chức lực lượng hình thành thế vây nhiều tầng trước khi đột phá. Với cách đánh này, trung đoàn 28 và tiểu đoàn 6 (trung đoàn 24) đã loại khỏi vòng chiến đấu tiểu đoàn 95 và 2 đại đội của tiểu đoàn 62 diệt 421 tên, bắt 250 tên.

Từ sau trận này, quân địch không dám mò ra vùng Kon Rẫy nữa. Đường 220 tiếp tục vươn dài xuống phía bắc đèo Mang Yang, An Khê. Đây là con đường vu hồi hết sức quan trọng về chiến lược đối với chiến trường. Đường 220 còn là nguồn cung cấp và quyết định đến sức chiến đấu của trung đoàn 95 và các đơn vị binh chủng kỹ thuật ở hướng này.

Ngày 6 tháng 1 năm 1974, anh Văn Tiến Dũng - ủy viên Bộ Chính trị, Tổng tham mưu trưởng điện cho chúng tôi, bức điện có đoạn: “Chúng tôi rất hoan nghênh những cố gắng của các anh đưa trung đoàn 95 sang phía đông, đánh phá thường xuyên trên đường 19, nó là thế trận rất hiểm và lâu dài”.


(1) Sau khí trung đoàn 95 tách khỏi đội hình sư đoàn 10, Bộ tư lệnh Mặt trận bổ sung trung đoàn 24B về đứng trong đội hình sư đoàn nảy.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM