Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 07:50:35 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Ký ức Tây Nguyên  (Đọc 16413 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #60 vào lúc: 18 Tháng Chín, 2019, 02:44:19 pm »

Thực tiễn một số trận chiến đấu 6 tháng đầu năm 1966 đã giúp cho Đảng ủy và Bộ tư lệnh Mặt trận Tây Nguyên đánh giá chính xác hơn so sánh lực lượng giữa ta và địch trên chiến trường, đồng thời phát hiện quy luật hoạt động của quân Mỹ. Tuy bị thất bại liên tiếp và nặng nề, nhưng thủ đoạn tác chiến của quân Mỹ vẫn chưa thay đổi. Ỷ vào sức cơ dộng nhanh, hỏa lực mạnh của không quân và pháo binh nên lính Mỹ rất chủ quan và dễ bị mắc lừa. Khi phát hiện được lực lượng của ta, quân Mỹ thường “nhảy cóc” sâu vào phía sau lưng, thực hiện bao vây, chia cắt chặn đường tiếp tế, hòng đánh bật ta ra khỏi khu chiến, về phía ta, bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương qua chiến đấu, có sức cơ động tương đối tốt và vận dụng cách đánh thông minh, sáng tạo, bảo đảm giành thắng lợi. Cuối tháng 8 năm 1966 Đảng ủy và Bộ tư lệnh Mặt trận Tây Nguyên quyết định mở chiến dịch Sa Thầy.

Sông Sa Thầy chảy từ bắc Kon Tum gặp sông Pô Cô ở nam tỉnh Gia Lai. Cả hai con sông này đều bờ cao, vách đứng, lòng sâu, nhiều thác ghềnh. Khu vực này còn có nhiều suối, khe chằng chịt tạo nên những chướng ngại thiên nhiên rất hiểm trở. Đây là khu vực rừng già, rừng non, nương rẫy xen kẽ kín đáo, có những bãi cỏ tranh bằng phẳng và những ngọn núi nhô lên như những chiếc bát úp. Trên bờ đông sông Pô Cô địch xây dựng đồn biên phòng Plây Gi-răng cách biên giới Việt Nam - Cam-pu-chia khoảng 20 km. Chọn khu vực này mở chiến dịch ta có ý định: tiêu diệt, tiêu hao một số bộ phận sinh lực quân Mỹ, thu hút lực lượng Mỹ lên Tây Nguyên, kìm và giữ chúng ở vùng rừng núi, tạo điều kiện cho chiến trường đồng bằng Khu 5 tiến công, góp phần cùng toàn miền Nam đánh bại cuộc phản công chiến lược mùa khô lần thứ hai của địch. Mặt khác, chọn nơi đây mở chiến dịch trong mùa khô thứ hai, ta sẽ hạn chế được sức cơ động bằng cơ giới và tác dụng binh khí kỹ thuật của quân Mỹ. Với địa hình xa lạ, lại bị rừng núi và sông suối bao bọc, quân Mỹ dễ rơi vào thế bị chia cắt, cô lập, đội hình chiến dịch của chúng sẽ không giữ được bài bản như lúc ra quân. Đối với ta, đây là vùng căn cứ, bộ đội quen thuộc địa hình, thuận lợi cho tiếp tế, vận chuyển, cơ động và tập kết giấu quân, triển khai tác chiến. Ta có điều kiện nhử địch vào khu quyết chiến đã chọn sẵn, buộc quân Mỹ phải đánh theo cách đánh của ta trên địa hình do ta lựa chọn.

Trên hướng chủ yếu, Bộ tư lệnh Mặt trận sử dụng Sư 1 (gồm các trung đoàn 66, 88, 320) và tăng cường trung đoàn 95 (thiếu), 1 tiểu đoàn súng cối 120 ly và tiểu đoàn súng máy 12,7 ly. Phương thức tiến hành chiến dịch là “vây điểm diệt viện”. Dùng một lực lượng bao vây uy hiếp đồn Plây Gi-răng, buộc địch phản kích, ta sẽ tổ chức liên tiếp tiến công tạo nên phản ứng dây chuyền, điều khiển địch từng bước kéo chúng sa vào khu vực quyết chiến, đánh trận then chốt tiêu diệt địch.

Thực hiện chủ trương trên, ngày 18 tháng 10 trung đoan 5-5 thực hành bao vây đồn biên phòng Plây Gi-răng. Cùng lúc đó các chiến sĩ thông tin, công binh mặt trận phối hợp với trung đoản 95 bắc cầu treo nghi binh qua sông Pô Cô và mắc đường dây diện thoại giả chạy dọc phía tây sông Pô Cô. Bị mác lừa, địch dùng máy bay B52 ném bom rải thảm khu vực cầu treo (bom rơi xuống lòng sông, cá chết nhiều vô kể) và cho biệt kích sục sạo phát hiện lực lượng ta. Sư đoàn bộ binh 4 vừa từ Mỹ sang Việt Nam tháng 3 năm 1966 để tham gia cuộc phản công chiến lược lần thứ hai liền vội vã mở cuộc hành quân mang tên “Pôn Ri-vơ 4” đánh vào khu vực sông Sa Thầy. Khác với sư đoàn kỵ binh không vận số 1, thủ đoạn chiến thuật của sư đoàn 4 chủ yếu là hành quân xuyên rừng kết hợp với đổ bộ trực thăng ở những nơi cần thiết (chủ yếu là đổ trận địa pháo và cơ quan chỉ huy). Sau khi triển khai bàn đạp pháo kích và các trận địa pháo ở khu vực Sùng Thiện, Sùng Lễ, ngày 23 tháng 10 sư đoàn 4 Mỹ bắt đầu hành quân. Ngày 26 tháng 10 các mũi của sư đoàn này tiến đến đông sông Sa Thầy. Trung đoàn 320 đã triển khai sẵn ở đây, đón đánh chúng quyết liệt, tiêu diệt một số đại đội Mỹ. Tuy vậy, theo quy luật phản kích, địch vẫn đổ quân sang tây sông Sa Thầy. Những người chỉ huy quán đội Mỹ biết chắc hậu phương chiến dịch của ta là ở gần biên giới Việt Nam - Cam-pu-chia nên họ rắp tâm đánh phá hòng tiêu diệt cơ quan đầu não chỉ huy chiến dịch của ta. Ngày 11 tháng 11, tiểu đoàn 2 lữ đoàn 2 sư đoàn 4 được tàng cường 1 đại đội pháo 105 ly, 1 đại đội côi 106,7 ly, dùng 125 lần chiếc trực thăng đổ bộ xuống bãi C1(1).

Trung đoàn 88 được tăng cường tiểu đoàn 7 trung đoàn 66, được tiểu đoàn 32 cối 120 ly và tiểu đoàn súng phòng không 12,7 ly chi viện đã bố trí sẵn ở bãi C1. Sáng ngày 12 tháng 11, ta tiến công vào bãi C1. Do được chuẩn bị khá kỹ từ trước, nên khi được lệnh tiểu đoàn cối 120 ly bắn khá chính xác. Hơn 100 quả đạn rơi trúng sở chỉ huy tiểu đoàn 2, trận địa pháo 105 ly, trận địa cối 106,7 ly và các mục tiêu khác trên đỉnh Cl gây cho địch thương vong nặng nề. Đây là lần đầu tiên ta sử dụng cối 120 ly ở Tây Nguyên nên địch từ bất ngờ đến kinh hoàng. Song rất tiếc là pháo binh của ta đánh tốt bao nhiêu thì bộ binh lại lúng túng bấy nhiêu. Tuy đã được chuẩn bị sẵn và được hỏa lực chi viện rất hiệu quả nhưng các mũi bộ binh của trung đoàn 88 và tiểu đoàn 7 trung đoàn 66 đã không nhanh chóng vượt qua được cánh rừng do máy bay B52 rải thảm cây cối gãy đổ ngổn ngang mà lại bị máy bay địch ném bom, bắn phá ngăn chặn nên phát triển chậm, bỏ lỡ thời cơ diệt gọn tiểu đoàn 2 Mỹ.


(1) Bãi C1 là một cái rẫy bò hoang có diện tích khoảng 24 héc-ta, ở phía tây sông Sa Thầy nằm trên trục đường giao liên Bắc - Nam, nay thuộc xã Mô Rây, huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum - nơi ta chọn làm khu quyết chiến chiến dịch.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #61 vào lúc: 18 Tháng Chín, 2019, 02:44:55 pm »

Ngày 13 tháng 11, dưới sự chi viện của không quân, 1 đại đội Mỹ nhảy xuống nhặt xác đồng bọn rồi vội vàng rút chạy khỏi bãi C1. Cùng ngày, ở phía nam bãi C1, tiểu đoàn 9 trung đoàn 66 tiến công, diệt gọn một đại đội Mỹ. Ngày 19 tháng 11 tiểu đoàn 8 trung đoàn 66 đánh thiệt hại nặng 2 đại đội của tiểu đoàn 1 lữ đoàn 3 sư đoàn 25 Mỹ ở nam bãi Cl. Ngày 20 tháng 11, tiểu đoàn 5 trung đoàn 320 diệt một đại đội Mỹ ở đông sông Sa Thầy.

Ngày 16 tháng 11, địch điều lữ đoàn 2 sư đoàn kỵ binh không vận số 1 từ Bình Định, Phú Yên lên Tây Nguyên đỡ đòn cho sư đoàn 4 Mỹ. Ngày 6 tháng 12, địch dùng 111 lần chiếc trực thăng đổ tiểu đoàn 1 thuộc lừ đoàn kỵ binh không vận 2 Mỹ xuống bài Cà Đin, với ý định chặn đường hành lang của ta. Tiểu đoàn pháo binh 200 phục sẵn ở đây, khi địch vừa đổ quân xuống đã kịp thời nã đạn chính xác vào các cụm quân Mỹ gây tổn thất lớn cho chúng. Đây cũng là trận đánh cuối cùng của chiến dịch Sa Thầy. Tính từ ngày 18 tháng 10 đến ngày 16 tháng 12 năm 1966, trên hướng chính của chiến dịch ta đánh 34 trận lớn nhỏ loại khỏi vòng chiến đấu hơn 2.000 tên Mỹ. Tỷ lệ thương vong giữa ta và địch trong chiến dịch này là 1 trên 4.

Tôi cho rằng, thành công lớn nhất, nét độc đáo nổi bật nhất của chiến dịch Sa Thầy, đó là nghệ thuật mưu kế lừa địch, điều khiển địch, buộc địch phải hành động theo ý mình. Những trận đánh có hiệu quả cao của ta trong chiến dịch này là đánh vận động tiến công của các đại đội và tiểu đoàn. Song, chưa có trận tập kích nào giành được thắng lợi theo ý muốn, vấn đề cần rút kinh nghiệm là chưa tổ chức được những trận đánh tập trung cỡ trung đoàn, vì vậy chưa tạo nên đòn tiêu diệt gọn cỡ tiểu đoàn địch.

Thắng lợi của chiến dịch Sa Thầy còn là thắng lợi của việc tiến hành công tác đảng, công tác chính trị trước, trong và sau chiến dịch; trong đó đã làm tốt công tác xây dựng tổ chức cơ sở đảng, xây dựng quyết tâm chiến đấu cho từng người, từng tổ, từng đơn vị trên cơ sở phát huy chính trị dân chủ. Qua sinh hoạt chính trị dân chủ anh em đã kiên quyết đấu tranh phê phán các hiện tượng bi quan dao động, giảm sút ý chí, những hiện tượng quan liêu, quân phiệt, hống hách, coi thường quần chúng... Nhờ thực hiện tốt chính trị dân chủ mà mối quan hệ cán bộ và chiến sĩ phát triển ngày càng tốt đẹp, đoàn kết nội bộ, đoàn kết quân dân được tăng cường, tư tưởng và hành động được thống nhất; đồng thời nhờ quân sự dân chủ mà phát huy được trí tuệ của tập thể, động viên được mọi tài năng của quần chúng, mọi người đều được tham gia giải quyết các tình huống dự kiến có thể xảy ra, tìm ra được nhiều cách đánh tốt nhất, hiệu quả nhất và đã rút được những kinh nghiệm thiết thực bồi dưỡng và nâng cao được trình độ tổ chức chỉ huy, chiến thuật, kỹ thuật của cán bộ, chiến sĩ.

Thực tiễn chiến trường đã chứng minh rằng: bộ đội ta từ bỡ ngỡ lần đầu khi đánh Mỹ ở Ia Đrăng đến bây giờ 1 đại đội ta đã tiêu diệt gọn 1 đại đội Mỹ, 1 tiểu đoàn ta trong vài ngày có thể tiêu diệt, đánh thiệt hại nặng nhiều tiểu đoàn ngụy với nhiều hình thức chiến thuật.

Những kết quả và thành công này đã giúp cho chúng tôi có kinh nghiệm trong việc chỉ đạo công tác đảng, công tác chính trị những chiến dịch sau đó tốt hơn.

Đầu năm 1967, Bộ tăng cường cho Mặt trận Tây Nguyên tiểu đoàn 33 hỏa tiễn ĐKZB và trung đoàn 174. Tiểu đoàn 33 do anh Hoàng Liên làm tiểu đoàn trưởng; Nguyễn Anh Cường, chính trị viên; Nguyễn Viết Long, tiểu đoàn phó và Vũ Trọng Lượng, chính trị viên phó. Đây là đơn vị hỏa lực mạnh đầu tiên của chiến trường Tây Nguyên. Trung đoàn 174 do anh Đàm Văn Ngụy người dân tộc Tày, quê ở xã Minh Khai, huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng chỉ huy. Anh là một cán bộ chiến đấu rất dũng cảm, được tuyên dương Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân trong kháng chiến chống Pháp. Ban chỉ huy trung đoàn còn có các anh Hoàng Thanh Trà, chính ủy; anh Lý Long Quân, trung đoàn phó; anh Hoàng Minh Khai, phó chính ủy; anh Mai Sơn, chủ nhiệm chính trị; anh Hoàng Cao Hỷ, tham mưu trưởng và anh Phạm Ngọc Tùy, chủ nhiệm hậu cần. Trung đoàn 174 vào đến chiến trường với quân số rất cao, 2.883 người, đảng viên 778, đoàn viên 1.852 và 253 thanh niên. 72 trên 72 trung đội có tổ đảng, 180 trên 197 tiểu đội có đảng viên. Cán bộ, chiến sĩ đoàn kết, hăng hái, phấn khởi. Trên đường hành quân nhiều anh em đau ốm cũng cố gắng đi theo đơn vị. Tinh thần, ý chí chiến đấu tốt, tuy mấy lần bị máy bay Mỹ oanh tạc nhưng anh em vẫn không nao núng. Cán bộ gương mẫu mang vác đỡ chiến sĩ. Suốt chặng đường hành quân chỉ có hai cán bộ trung đội tỏ ra “có vấn đề”.

Đầu tháng 2 năm 1967, Đảng ủy và Bộ tư lệnh Mặt trận Tây Nguyên quyết định thành lập trung đoàn pháo binh 40. Sở dĩ trung đoàn này mang phiên hiệu 40 - tên của huyện 40 tỉnh Kon Tum (nay là huyện Đắc Glei) là để luôn nhớ tới nơi đứng chân của tiểu đoàn pháo binh 200 - đơn vị pháo binh đầu tiên vào chiến trường Tây Nguyên. Biên chế của trung đoàn 40 gồm có các tiểu đoàn 30, 31(1), 32 và 34, cùng ba cơ quan (tham mưu, chính trị, hậu cần) và 2 đại đội (trinh sát, thông tin). Trang bị gồm các loại cối 120 ly, 82 ly, ĐKZ75 ly, súng 12,7 ly. Chỉ huy trung đoàn gồm có anh Nguyễn Đức Giá, trung đoàn trưởng, anh Sơn Hùng, chính ủy; anh Nguyễn Xô và anh Nguyễn Thành Lai, trung đoàn phó.


(1) Tiểu đoàn 200 khi về đứng trong đội hình trung đoàn 40 mang phiên hiệu mới: tiểu đoàn 31.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #62 vào lúc: 18 Tháng Chín, 2019, 02:46:55 pm »

Thời gian này, sư đoàn 4 Mỹ bị ta liên tục tiến công gây nhiều tổn thất, buộc những người chỉ huy quân đội Mỹ phải tung lữ đoàn 2 sư đoàn kỵ binh không vận số 1, nhiều đại đội biệt kích, pháo binh vào khu chiến từ Sùng Lễ, Sùng Thiện đến Đức Cơ, Lệ Thanh. Khu vực này nằm sâu trong hậu cứ của địch nên lữ đoàn dù số 2 và các lực lượng khác ở đây rất chủ quan. Bộ tư lệnh Mặt trận Tây Nguyên chủ trương sử dụng trung đoàn 40 dùng hỏa lực đánh vào căn cứ hành quân của địch ở Sùng Thiện. Trung đoàn 40 chỉ đạo cho tiểu đoàn 31 bí mật soi đường đưa cối 82 ly và ĐKZ 75 ly vào nơi bắn hiệu quả nhất. Đúng 22 giờ ngày 3 tháng 3 năm 1967, Mặt trận ra lệnh nổ súng. Tiểu đoàn 31 dùng cối 82 ly và ĐKZ 75 ly bắn chính xác vào sở chỉ huy lữ đoàn dù số 2, khu sân bay trực thăng dã chiến, trận địa pháo gây cho địch tổn thất lớn; phá hủy 8 khẩu pháo 105 ly, 7 máy bay lên thẳng, 30 xe quân sự các loại, loại khỏi vòng chiến đấu gần 300 tên Mỹ - ngụy.

Trận pháo kích căn cứ Sùng Thiện là trận đánh đạt hiệu suất cao đầu tiên của trung đoàn 40 sau ngày thành lập. Bài học của chiến thắng này là công tác giáo dục xây dựng quyết tâm chiến đấu cho bộ đội, là việc phát huy trí tuệ tập thể thông qua dân chủ về quân sự, tự do thảo luận, hiến kế khắc phục khó khăn để đưa pháo luồn sâu sát căn cứ địch mà vẫn giữ được yếu tố bí mật bất ngờ đến khi nổ súng. Ở đây còn có vai trò của cán bộ lãnh đạo chỉ huy từ trung đoàn đến tiểu đoàn, đại đội sâu sát giúp đỡ cấp dưới, trực tiếp có mặt ở những nơi khó khăn, phức tạp nhất để kịp thời cùng cấp dưới và chiến sĩ giải quyết khắc phục.

Nói về chiến trường Tây Nguyên, nơi sáng tạo nhiều cách đánh vớí những thành tích chiến đấu mới không thể không nói đến trận đánh của tiểu đoàn 7 trung đoàn 66 ngày 12 tháng 7 năm 1967 ở nam bản Đức Vinh cũ (nay thuộc xã Ia Pnon, huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai).

Ngày 12 tháng 7, hai đại đội thuộc lữ đoàn 2 sư đoàn 4 Mỹ bí mật hành quân từ điểm cao 300 về hướng bản Đức Vinh qua điểm cao 267, đến Đồi Bằng vượt qua suối Ia Pnon rồi dừng lại ở điểm cao 190.

Lúc 4 giờ 30 phút ngày 12 tháng 7, tiểu đoàn 7 trung đoàn 66 do anh Võ Quang Tịnh, tiểu đoàn trưởng và anh Võ Hùng Cường, chính trị viên chỉ huy được lệnh xuất phát. Anh Võ Quang Tịnh dẫn tiểu đội trinh sát của tiểu đoàn vượt lên trước nắm địch, anh Võ Hùng Cường chỉ huy tiểu đoàn hành quân.

Đến 9 giờ 30 phút trung đội 1 đại đội 3 tiểu đoàn 7 gặp địch ở sườn đông điểm cao 190 đã kịp thời nổ súng diệt một số, buộc chúng phải lùi lại. Nhưng ngay sau đó 2 đại đội Mỹ hùng hổ xông lên đánh vào trận địa đại đội 3. Khi đại đội 1 cách địch 100 mét thì bị chúng dùng đại liên bắn xối xả vào đội hình. Đại đội phó Trương Văn Hóa trực tiếp nắm khẩu cối 60 ly bắn cấp tập vào đội hình quân địch để yểm trợ bộ binh tiếp cận. Bị đánh bất ngờ, những tên chỉ huy và tên mang điện đài bị tiêu diệt. Quân Mỹ hoàn toàn mất liên lạc với chỉ huy ở căn cứ nên chúng không thể dùng pháo binh và không quân chi viện cho lính lữ đoàn 2 sư đoàn 4 Mỹ. Các chiến sĩ đại đội 1 và sau đó là đại đội 3 xông lên chia cắt địch ra từng mảng để diệt. Cuộc chiến đấu của tiểu đoàn 7 kéo dài 11 giờ 30 phút thì ta làm chủ trận địa.

Tôi được Nguyễn Khắc Viện, đại đội trưởng đại đội 1 kể lại: Sau khi làm chủ trận đánh, bộ đội tảo trừ trận địa, thu vũ khí, bản đổ, địa bàn và tài liệu địch. Đại đội phó Trương Vãn Hóa thấy một tên Mỹ nằm nghiêng, áo quần bê bết máu, nhưng chiếc lá khoọc che mặt nó động đậy. Hóa tiến lại lật tên Mỹ, bất ngờ bị nó giằng được khẩu AK rồi chĩa về phía anh, bóp cò. Nhưng khẩu súng đã khóa chốt an toàn nên Hóa vô sự. Bằng một động tác rất nhanh và mạnh, Trương Văn Hóa dùng đòn hiểm đánh mạnh vào hạ bộ và quật ngã tên Mỹ. Lúc này Hóa mới gọi to: “Anh Viện ơi! Đến bắt tù binh”. Viện và một số chiến sĩ nữa chạy lại hỗ trợ Hóa bắt tên Mỹ. Từ kinh nghiệm của Hóa các chiến sĩ đại đội 1 và cả tiểu đoàn 7 lần lượt kiểm tra toàn bộ xác lính Mỹ trên trận địa, bắt thêm 5 tên Mỹ “giả vờ” chết làm tù binh(1).

Đây là lần đầu tiên 1 tiểu đoàn ta diệt gọn 2 đại đội Mỹ, bắt nhiều tù binh Mỹ trong một trận ở chiến trường. Để đánh một trận đạt hiệu suất cao, trước khi bước vào trận đánh tiểu đoàn 7 đã tập trung giải quyết vấn đề xây dựng quyết tâm chiến đấu, làm cho mọi người tin tưởng vào cách đánh. Đảng ủy và chỉ huy tiểu đoàn tiến hành xây dựng quyết tâm chiến đấu tới từng tổ đảng, từng chiến sĩ. Cán bộ tự phê bình trước chiến sĩ, làm cho cán bộ, chiến sĩ hiểu nhau và tin yêu nhau hơn. Các chi bộ đã quán triệt nhiệm vụ lãnh đạo phân đội và tập trung bàn bạc xung quanh “ba quyết đánh” (đánh thọc sâu liên tục; đánh lớn và đánh thắng trận đầu; đánh diệt gọn và bắt tù binh). Mỗi đảng viên đều đăng ký “sáu dẫn đầu” (dẫn đầu giữ gìn bí mật; dẫn đầu đánh thọc sâu, đánh gần, đánh giáp lá cà; dẫn đầu đánh xe cơ giới, bắn máy bay Mỹ; dẫn đầu bắt tù binh; dẫn đầu thu nhiều vũ khí; dẫn đầu lấy hết thương binh tử sĩ). Các chiến sĩ hầu hết đều đăng ký nhận giữ hỏa lực, đăng ký diệt Mỹ và bắt tù binh Mỹ.

Kinh nghiệm rút ra từ trận đánh này khẳng định thêm việc xây dựng quyết tâm và lòng tin cho bộ đội không chỉ làm trong một lúc mà phải tiến hành thường xuyên, liên tục và kiên trì với nhiều hình thức phong phú gắn liền với điều kiện, hoàn cảnh của mỗi đơn vị.

Sau trận này, quân Mỹ buộc phải rút bỏ vùng tây Sa Thầy, Sùng Thiện và Sùng Lễ. Thực chất chúng đã thất bại nặng nề buộc phải rút chạy chiến dịch.


(1) Số tù binh Mỹ trên, nhiều tên bị thương, anh em tiểu đoàn 7 phải thay nhau khiêng cáng họ về hậu cứ. Nhưng trên đường bị phi pháo địch oanh tạc, số tù binh Mỹ trên đã bị tử vong bởi chính bom đạn Mỹ.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #63 vào lúc: 18 Tháng Chín, 2019, 02:48:27 pm »

Phối hợp với bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương các tỉnh Tây Nguyên cũng tích cực hoạt động, ở Gia Lai đêm ngày 30 tháng 5, tiểu đoàn 15 bộ đội tỉnh tập kích đồn Mo. Ở phía đông du kích các xã A3 huyện 7 (nay là xã Chơ-kơ-rei, huyện Kon Chro), xã Bắc, huyện 2 (nay thuộc huyện Kbang) bắc Hà Lòng, Kon Dơng (huyện 3) liên tục đánh xe, phá ống dẫn dầu trên đường 19; đại đội công binh 17 của tỉnh và đại đội công binh 18 của Quân khu 5 tăng cường tập kích quân địch chốt bảo vệ cầu Ayum diệt hàng chục tên. ở phía tây bộ đội địa phương huyện 4 (nay là Ia Sao), huyện 5 (nay là Chư Pông) diệt gọn 1 đại đội Mỹ khi chúng nống ra càn quét ở Đức Vinh. Tiêu biểu là Kpa Klơng(1), quê ở xã la pa, huyện 5, tỉnh Gia Lai, chiến sĩ trinh sát bộ đội địa phương huyện 5 chiến đấu dũng cảm, bắn súng rất giỏi, nhiều lần bắn “xuyên táo” quân địch. Có lần chỉ với 2 viên đạn anh diệt được 4 tên, lần khác 3 viên đạn diệt được 5 tên địch làm cho Mỹ - ngụy ở vùng này vô cùng khiếp sợ. Tỉnh Gia Lai còn có phong trào dân quân đánh xe cơ giới phát triển rộng khắp, ở huyện 4 có 9 xã trên 16 xã trong huyện đã diệt 23 xe M113. Nữ du kích Rmah Sao và Ralan Mek người dân tộc Gia Rai xã B9 diệt 3 xe M113, cùng một lúc hai chị đạt danh hiệu “Dũng sĩ diệt Mỹ” và “Dũng sĩ diệt xe cơ giới”.

Thất bại nặng nề trong mùa khô 1965-1966 và liên tiếp bị thua đau ở cả hai miền nước ta trong mùa mưa năm 1966, những người chỉ huy quân đội Mỹ ngoan cố và chủ quan muốn dùng sức mạnh quân sự để giải quyết chiến trường. Vì vậy bước vào mùa khô 1966-1967, sau khi tăng thêm quân, đẩy mạnh đánh phá miền Bấc, chúng tiếp tục mở cuộc phản công chiến lược mới lớn hơn. Mục tiêu chiến lược của cuộc phản công này về cơ bản vẫn giống như những mục tiêu của cuộc phản công chiến lược lần thứ nhất, nhưng phương thức, thủ đoạn tiến hành và quy mô sử dụng lực lượng có những điểm mới. Lần này, Mỹ tham vọng sẽ giành thắng lợi quan trọng “tìm diệt” và “bình định” trong một thời gian ngắn.

Trong cuộc phản công lần thứ hai này, địch đã mở 895 cuộc hành quân lớn nhỏ, tập trung có trọng điểm trên một hướng là miền Đông Nam Bộ với ba trận then chốt.

Cuộc hành quân Át-tơn-bo-rơ đánh vào khu Dương Minh Châu từ đầu tháng 11 năm 1966 đến ngày 24 tháng 11 năm 1966 với quy mô 3 lữ đoàn.

Cuộc hành quân Xê-đa Phôn đánh vào khu tam giác sắt Trảng Bàng - Bến Súc - Củ Chi từ ngày 8 tháng 1 đến ngày 26 tháng 1 năm 1967 với lực lượng 3 lữ đoàn Mỹ, 3 chiến đoàn ngụy.

Cuộc hành quân Gian-xơn Xi-ty, cuộc hành quân lớn nhất trên một hướng trong toàn cuộc chiến tranh đánh vào chiến khu Dương Minh Châu từ ngày 22 tháng 2 đến 15 tháng 4 năm 1967, với lực lượng 7 lữ đoàn Mỹ và 2 chiến đoàn ngụy nhằm tiêu diệt cơ quan đầu não của ta, diệt chủ lực, phá kho tàng dự trữ, lấn chiếm chia cắt và triệt phá căn cứ, phong tỏa biên giới Việt Nam - Cam-pu-chia. Đây là lần dốc  sức lớn nhất của quân đội Mỹ và cũng là thất bại nặng nề nhất của quân đội Mỹ trong cuộc phản công chiến lược này.

Thất bại của đế quốc Mỹ trong cuộc phản công chiến lược mùa khô lần thứ hai là thất bại toàn diện cả về quân sự và chính trị. Sự thất bại không chỉ biểu hiện trong những thất bại to lớn của những người chỉ huy quân đội Mỹ trên chiến trường mà điều quan trọng là ảnh hưởng của nó đến vấn đề chính trị và quân sự trong nước Mỹ, là sự phá sản hoàn toàn của các mục tiêu “tìm diệt” và “bình định” mà họ đề ra cho cuộc phản công chiến lược lớn nhất này..

Về phía ta, đây là thắng lợi có ý nghĩa rất quan trọng. Nó thể hiện ưu thế chính trị và tinh thần của ta vững vàng hơn, quyền chủ động và thế tiến công ấy đã đánh bại cuộc phản công chiến lược mùa khô lần thứ hai của trên một triệu quân Mỹ - ngụy. Nó biểu hiện quyết tâm cách mạng sắt đá và khả năng to lớn của quân và dân hai miền Nam - Bắc quyết đánh thắng giặc Mỹ xâm lược, là kết quả của đường lối chính trị quân sự đúng đắn, khoa học của Đảng ta. Nó đánh dấu sự trưởng thành vượt bậc của quân và dân ta, mở ra khả năng mới hơn bất cứ thời kỳ nào trước đây, trong đó chứa đựng những nhân tố mới, khả năng mới, tiền đề mới để giành thắng lợi to lớn gấp đôi.

Ngày 25 tháng 7 năm 1967, Đảng ủy Mặt trận Tây Nguyên họp dưới sự chủ trì của anh Chu Huy Mân. Hội nghị đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ Quân ủy Trung ương giao cho chiến trường từ sau chiến dịch Sa Thầy và đề ra nhiệm vụ cho lực lượng vũ trang nhân dân Tây Nguyên trong Đông Xuân 1967-1968. Đảng ủy Mặt trận quyết định mở chiến dịch Đắc Tô nhằm: Tiêu diệt một bộ phận quan trọng sinh lực quân Mỹ, bức địch phải điều lực lượng cơ động lên Tây Nguyên càng nhiều càng tốt; tiêu diệt và làm tan rã một bộ phận quan trọng quân ngụy, phối hợp chặt chẽ với chiến trường toàn Miền; nhanh chóng huấn luyện và rèn luyện trong tác chiến để nâng cao trình độ đánh tập trung của bộ đội chủ lực, tiêu diệt gọn đơn vị tương đối lớn và lớn của địch. Rèn luyện và gấp rút nâng cao trình độ tác chiến cho bộ đội địa phương. Đẩy mạnh chiến tranh du kích phát triển.


(1) Kpa Klơng được tuyên dương Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân ngày 17 tháng 9 năm 1967
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #64 vào lúc: 18 Tháng Chín, 2019, 02:49:37 pm »

Kết luận hội nghị, anh Chu Huy Mân cho rằng nếu thực hiện tốt mục đích trên ta sẽ làm cho quân Mỹ mất dần sức tấn công phải chuyển vào thế phòng ngự trên chiến trường Tây Nguyên, làm cho quân ngụy không còn sức phòng ngự ở một số thị trấn và trên các trục đường giao thông, không tiến hành được việc bình định, gom dân; sẽ tạo ra khả năng chuyển biến quan trọng về cục diện mới, về địa bàn mới ở Tây Nguyên, góp phần tích cực tạo ra một số chuyển biến lớn trong cục diện chính trị và quân sự của toàn Miền.

Xin được nói thêm vì sao Đảng ủy và Bộ tư lệnh Mặt trận Tây Nguyên chọn Đắc Tô để mở chiến dịch mùa Đông năm 1967. Đắc Tô là một thung lũng như một lòng chảo án ngữ ngã ba đường 14 và đường 18, cách thị xã Kon Tum 40km về phía tây bắc. Địch xây dựng ở đây hai sân bay, nhiều kho tàng và căn cứ quân sự tương đối lớn. Căn cứ 42 ở Tân Cảnh và căn cứ Đắc Tô là trung tâm của tuyến phòng ngự cơ bản của địch ở bắc Tây Nguyên; đồng thời là căn cứ xuất phát hành quân của quân Mỹ - ngụy ra vùng ba biên giới Việt Nam - Lào - Cam-pu-chia. Ở phía tây nam Đắc Tô là vùng núi rừng trùng điệp kín đáo có độ cao trung bình 800m và càng vào sâu phía biên giới địa hình càng cao dần. Những dãy núi Ngọc Bờ Biêng, Ngọc Tang, Ngọc Kom Liệt, Ngọc Rinh Rua nằm ở bờ tây sông Pô Cô cao trên 1.000m, tạo thành lá chắn thiên nhiên che chở cho Đắc Tô - Tân Cảnh. Nếu ta chiếm được các điểm cao này thì toàn bộ thung lũng Đắc Tô sẽ nằm trong tầm bắn của pháo binh và khống chế của ta. Với địa hình như vậy rất thuận lợi cho ta tổ chức các chiến dịch tiến công vận động. Nhiều năm trước đây, Bộ tư lệnh Mặt trận Tây Nguyên rất muốn mở chiến dịch trên địa bàn này nhưng chưa có lương thực. Vì vậy, để có thể mở được chiến dịch Đắc Tô lần này ta phải chuẩn bị cơ sở vật chất hàng năm trời.

Sau cuộc họp Đảng ủy Mặt trận thông qua chủ trương tác chiến mùa Động và kế hoạch cơ bản của chiến dịch Đắc Tô, Quân ủy Trung ương và Bộ Tổng tư lệnh cử anh Hoàng Minh Thảo làm tư lệnh, anh Trần Thế Môn làm chính ủy Mặt trận Tây Nguyên thay cho anh Chu Huy Mân trở lại Khu 5.

Để lãnh đạo chỉ huy một chiến dịch quy mô lớn đầu tiên ở chiến trường Tây Nguyên, Bộ tư lệnh Mặt trận đồng thời là Bộ tư lệnh chiến dịch Đắc Tô gồm có: anh Hoàng Minh Thảo, Tư lệnh; anh Trần Thế Môn, Chính ủy; anh Cao Văn Khánh, Phó tư lệnh; anh Bùi Nam Hà, Tham mưu trưởng và tôi, Chủ nhiệm chính trị.

Đảng ủy và Bộ tư lệnh chiến dịch tập trung theo dõi những diễn biến trên chiến trường, tính toán phương án tác chiến, kế hoạch bảo đảm hậu cần và xác định quyết tâm chiến dịch lần cuối cùng. Thời gian chuẩn bị rất ngắn so với khối lượng công việc đồ sộ phải làm, phải suy nghĩ. Sau nhiều lần cân nhắc, Đảng ủy và Bộ tư lệnh chiến dịch quyết định chọn khu vực điểm cao 875 làm điểm quyết chiến của chiến dịch - nơi có dải địa hình và các điểm cao nằm ở trung tâm không gian chiến dịch, là một trong những điểm cao tương đối đột xuất khống chế các vùng xung quanh. Khu vực này lại xa các trận địa pháo cố định của địch ở Đắc Mót, Plây Cần, buộc chúng phải cơ động pháo ra ngoải thiết lập các trận địa pháo lâm thời, như vậy sẽ tạo điều kiện cho ta diệt lực lượng pháo binh địch và hạn chế được thương vong cho ta.

Sau hơn hai năm quần nhau với quân Mỹ, chúng tôi ngày càng hiểu rõ họ hơn và họ cũng phần nào hiểu chúng tôi. Điều đó đặt ra cho chúng tôi không được phép dừng lại ở kinh nghiệm cũ, mà phải có những suy nghĩ mới. Trước nhất là nghệ thuật chiến dịch. Phải lập mưu kéo được quân Mỹ đến nơi ta chọn sẵn để tiêu diệt. Muốn làm được việc này vấn đề đánh khêu ngòi trong chiến dịch phải mang tính kiên quyết hơn, đánh chúng đau hơn. Việc tổ chức thế trận chiến dịch phải nhằm tới mục đích tiêu diệt lớn quân địch. Lần này ta đánh địch sát tuyến phòng thủ cơ bản của chúng, dựa vào căn cứ có sẵn, địch có thể sẽ tổ chức phản kích nhanh hơn, mật độ hỏa lực sẽ cao hơn. Vì vậy, thế trận chiến dịch phải tạo ra đòn đánh vào phía sau lưng buộc quân địch phải phân tán đối phó. về thời gian chiến dịch, rút kinh nghiệm các lần trước do ta kéo dài, bộ đội thường đuối sức. Ở chiến dịch này chúng tôi dự kiến giới hạn trong thời gian khoảng 30 ngày.

Vấn đề lớn thứ hai đặt ra cho Bộ tư lệnh chiến dịch cần giải quyết là chiến thuật. Đặc điểm địa hình ở đây là đồi núi, có nhiều điểm cao khống chế. Trong quá trình chiến dịch sẽ diễn ra sự tranh chấp quyết liệt giữa ta và địch. Ta phải giành lấy điểm cao, dồn địch xuống thấp để tiêu diệt. Ta đã nghiên cứu áp dụng chiến thuật chốt kết hợp vận động tiến công là chiến thuật phù hợp với địa hình ở đây; đồng thời có khả năng tiêu diệt từng tiểu đoàn địch trong vận động. Cuối cùng là vấn đề nghi binh chiến dịch. Bộ tư lệnh chiến dịch chỉ đạo các trung đoàn, tiểu đoàn chủ lực tại chỗ ở tỉnh Đắc Lắc, Gia Lai đánh trước nhằm thu hút địch về các hướng đó, tạo thuận lợi cho hướng chủ yếu triển khai đội hình chiến dịch.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #65 vào lúc: 18 Tháng Chín, 2019, 02:50:17 pm »

Về sử dụng lực lượng, Bộ tư lệnh chiến dịch sử dụng tiểu đoàn 6 (Tây Ninh) độc lập, được tăng cường 2 khẩu sơn pháo 75 ly, 2 khẩu ĐKZ 75 ly, 6 khẩu cối 82 ly của trung đoàn pháo binh 40, tổ chức trận địa chốt trên điểm cao Ngọc Bờ Biêng và Ngọc Tang. Đây là trận địa chốt hiểm yếu của chiến dịch, có nhiệm vụ khống chế căn cứ Đắc Tô 2 và sân bay Phượng Hoàng, thu hút kìm chân tiêu hao quân địch, nhử chúng vào sâu tạo điều kiện cho Sư đoàn 1 đánh trận then chốt. Đây chính là lực lượng đánh khêu ngòi.

Lực lượng đánh địch ở khu quyết chiến chiến dịch do Sư đoàn 1 đảm nhiệm gồm các trung đoàn 66, 174, 320 dưới sự chỉ huy của anh Nguyễn Hữu An, sư đoàn trưởng và anh Hoàng Thế Thiện, chính ủy. Sư đoàn này được tăng cường 6 khẩu cối 120 ly, 1 tiểu đoàn súng máy phòng không 12,7 ly. Sở chỉ huy sư đoàn đặt tại dãy Ngọc Lang Grang. Sư đoàn 1 bố trí như sau: trung đoàn 66, đứng chân ở dãy Ngọc Kom Liệt, Ngọc Krinh; trung đoàn 320, đứng chân ở khu vực Ngọc Dơ Lang, Ngọc Rinh Rua; trung đoàn 174, đứng chân ở điểm cao 882 và điểm cao 875... Điểm cao 875 có địa hình khá đặc biệt, là cửa ngõ và là nấc thang đầu tiên bước lên dãy Ngọc Tô Ba - một trong những khu căn cứ của ta. Từ vùng căn cứ ngã ba biên giới Đông Dương muốn vào khu vực tác chiến chiến dịch phải đi qua khu vực 875. Địa hình ở dây phần lớn là rừng già, cây to, cao, cành lá ken dày kín đáo, phía dưới là cây nhỏ có thể quan sát từ 100 đến 200m. Đất ở đây thuộc loại đất đỏ ba-dan tiện cho việc đào hầm hào và công sự chiến đấu. Tại điểm cao 875, tiểu đoàn 2 trung đoàn 174 tổ chức hai lực lượng chốt và cơ động. Lực lượng chốt do đại đội 7 đảm nhiệm được tăng cường đại đội công binh xây dựng trận địa chốt nhiều tầng chắc chắn. Lực lượng cơ động do 2 đại đội của tiểu đoàn 2 và 1 đại đội trợ chiến được tăng cường đứng chân ở đồi Không Tên (tây điểm cao 875) làm nhiệm vụ vận động tiến công. Tiểu đoàn pháo hỏa tiễn ĐKB của Mặt trận do Bộ tư lệnh chiến dịch nắm để chi viện chung.

Trên hướng phối hợp, trung đoàn 24 và tiểu đoàn 304 bộ đội địa phương tỉnh Kon Tum bố trí ở phía đông bắc Đắc Tô - Tân Cảnh, có nhiệm vụ dùng lối đánh nhỏ, pháo kích, tiêu hao, tiêu diệt rộng rãi quân địch, uy hiếp Tân Cảnh, khống chế sân bay Phượng Hoàng (Đắc Tô) và đường 14 (đoạn nam Tân Cảnh).

Ở Gia Lai, trung đoàn 95 được tăng cường 1 tiểu đoàn bộ binh, 1 tiểu đoàn pháo hỗn hợp 18 khẩu (6 ĐKZ 75 ly, 4 cối 82 ly, 4 cối 120 ly, 4 ĐKB), có nhiệm vụ đánh tiêu diệt từng đại đội địch, tích cực nghi binh lừa địch, kiềm chế giam chân buộc địch phân tán đối phó. Tiểu đoàn đặc công tỉnh Gia Lai tập kích căn cứ chỉ huy sân bay, cơ sở hậu cần của địch. Dùng ĐKZ pháo kích vào thị xã Plây Cu, phối hợp với 2 đại đội công binh của tỉnh Gia Lai tổ chức đánh giao thông trên đường 19 làm gián đoạn vận chuyển của địch.

Trên hướng Đắc Lắc, trung đoàn 33 tích cực đánh địch ở bắc Buôn Ma Thuột, uy hiếp khu vực Quảng Nhiêu kéo trung đoàn 45 ngụy ra ngoài căn cứ để tiêu diệt.

Một vấn đề quan trọng được Đảng ủy và Bộ tư lệnh chiến dịch quan tâm, đó là việc nâng cao chất lượng bộ đội trên cơ sở tiến hành chuẩn bị tích cực và toàn diện cả về chính trị và quân sự. Về chính trị, Đảng ủy chủ trương: Triển khai sâu rộng công tác đàng, công tác chính trị chiến dịch trong giai đoạn chuẩn bị cùng như trong quá trình phát triển chiến dịch, làm cho cán hộ, chiến sĩ thấu suốt ý nghĩa mục đích của chiến dịch, phát, huy truyền thống và bản chất của quân đội ta để vượt qua mọi khó khản trở ngại giữ vững niềm tin tất thắng. Thực hiện chủ trương của Đảng ủy Mặt trận, các buổi sinh hoạt đảng và đoàn được các cấp ủy đảng chỉ đạo chặt chẽ với nhiều nội dung thiết thực như đề cao kỷ luật chiến trường, đề cao tinh thần trách nhiệm và tính tiền phong gương mẫu của cán bộ đảng viên gắn với việc phát huy dân chủ quân sự, thực hiện tự do tư tưởng trong đơn vị, phát hiện và kịp thời giải quyết những vướng mắc về tư tưởng, những biểu hiện ngại khó ngại khổ, sợ ác liệt hy sinh, sợ chiến đấu lâu dài. Lần đầu tiên những từ “đánh to”, “thắng lớn”, “diệt lữ đoàn” được mọi người nhắc đến với niềm tin vững chắc. Toàn mặt trận dấy lên phong trào thi đua tự nguyện đăng ký chỉ tiêu diệt Mỹ. Để đạt được chỉ tiêu đã giao ước, ngoài giờ học tập chính thức, từng tổ ba người, từng tiểu đội tự động ra thao trường ôn luyện chiến thuật vận động tiến công kết hợp chốt và kỹ thuật bắn các loại súng. Các anh trong Bộ tư lệnh Mặt trận và cán bộ ba cơ quan chia nhau xuống từng đơn vị giúp đỡ công việc chuẩn bị, giải quyết khó khăn mà đơn vị và chiến sĩ chưa giải quyết được. Nhiều đồng chí trong Bộ tư lệnh và cơ quan không chỉ xuống đến sư đoàn, trung đoàn mà còn đến tận các đại đội. Tác phong sâu sát đó đã xây dựng được sự gắn bó mật thiết giữa cấp trên với cấp dưới; đơn vị với cơ quan; cán bộ với chiến sĩ trong những năm gian khổ ở chiến trường và trở thành truyền thống đoàn kết thống nhất đẹp đẽ của lực lượng vũ trang nhân dân Tây Nguyên.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #66 vào lúc: 18 Tháng Chín, 2019, 02:51:33 pm »

Việc chuẩn bị đường trên các hướng chiến dịch mang ý nghĩa rất quan trọng. Hệ thống đường xe thồ từ cửa khẩu VQ5 trên đất Cam-pu-chia đến vùng ba biên giới dài gần 200km, qua nhiều đèo cao, suối sâu. Bộ tư lệnh chiến dịch đã sử dụng công binh mặt trận và các đơn vị vận tải gấp rút mở đường mới và sửa chữa những đoạn đường thồ hỏng, lầy lội. Bộ đội phải đi xa chặt nứa, lồ ô đan phên lót đường thồ dài hàng trăm ki-lô-mét. Để bảo đảm bí mật, chật nứa và lồ ô phải rút hết ngọn xuống đất không để lá khô thành vệt, máy bay trinh sát của địch dễ phát hiện. Những đoạn đường trống phải làm giàn ngụy trang. Cán bộ chiến sĩ công binh, vận tải phải chặt hàng vạn cây trong những khu rừng đầy muỗi, vắt. Mỗi lần rút được ngọn cây lồ ô xuống đất là một lần người chiến sĩ phải dồn sức co kéo thật vất vả. Không có ý thức và tinh thần giữ bí mật cao cho chiến dịch không thể làm được những việc ấy.

Khó khăn nhất của chiến dịch Đắc Tô là công tác bảo đảm vật chất. Hầu hết nguồn vật chất của mặt trận đã bố trí ở cánh Trung, nay mở chiến dịch ở cánh Bắc thì công tác vận chuyển là vô cùng khó khăn. Bộ Tham mưu và Cục Hậu cần vắt óc tính toán, lập kế hoạch; đồng thời phát huy sức mạnh của cán bộ, chiến sĩ toàn mặt trận. Bộ tư lệnh chiến dịch phải huy động lực lượng vận tải và các binh trạm hành lang, trường quân chính, trường quân y, bệnh viện, đội điều trị, xưởng dược, xưởng quân giới và cơ quan bộ tư lệnh ra mặt đường làm công tác vận chuyển. Các chiến sĩ gái hộ lý, y tá, dược tá của Viện quân y 211, xưởng dược 38 cũng được tổ chức thành một đội xe đạp thồ đi vận chuyển suốt mùa chiến dịch. Phong trào thi đua “Vượt cân tăng chuyến” diễn ra sôi nổi. Trong các đơn vị năng suất gùi thồ vì vậy mà không ngừng tăng lên. Những kỷ lục mới luôn luôn bị phá vỡ. Các bác sĩ, quân y sĩ, hộ lý Viện quân y 211 không quen gùi thồ cũng nỗ lực đưa năng suất thồ 80kg, gùi 45kg mỗi chuyến một người lúc đầu, sau lên 120kg và 65kg, thật là một kỳ tích. Đội vận tải nữ Cục Hậu cần Mặt trận đạt năng suất bình quân 50kg một người. Vận chuyển cùng bộ đội còn có hàng ngàn người dân các dân tộc ở vùng căn cứ. Các cung đường ra phía trước trở nên sống động lạ thường, cả ngày lẫn đêm rầm rập bước chân người, xen lẫn tiếng kẽo kẹt của hàng trăm chiếc xe đạp thồ tạo nên không khí náo nhiệt như ngày hội. Cán bộ, chiến sĩ vận tải gái, trai, cả những chị em phụ nữ người dân tộc đua nhau vượt qua những đoạn đường lầy lội, giúp đỡ nhau trèo lên “Dốc trăm bậc”, “Dốc Hồ Minh Nhật”, đỉnh đèo “Cây đa gió lộng” cao gần nghìn mét. Đến trước ngày nổ súng trên hướng chính, công tác hậu cần chiến dịch đã bảo đảm được 400 tấn gạo, 200 tấn vũ khí, 10 nghìn bánh lương khô do quân nhu mặt trận tự chế. Trên các hướng khác cũng bảo đảm được 300 tấn vũ khí và lương thực, thuốc men.

Tôi còn nhớ trước ngày bộ đội hành quân chiếm lĩnh trận địa, Đoàn văn công Tổng cục Chính trị và đội văn nghệ xung kích mặt trận đã chia nhau từng tổ đến tận đơn vị trung đội, đại đội phục vụ, động viên cán bộ chiến sĩ trước khi lên đường ra trận.

Ngày 15 tháng 10 năm 1967, Bộ tư lệnh chiến dịch ra lệnh cho các trung đoàn, tiểu đoàn chủ lực tại chỗ phối hợp với lực lượng vũ trang địa phương, dân quân du kích hai tỉnh Gia Lai, Đắc Lắc nổ súng đánh địch. Đêm ngày 20 tháng 10, tiểu đoàn 33 ĐKZB bắn vào sở chỉ huy quân đoàn 2 ngụy, sân bay Cù Hanh, sở chỉ huy sư đoàn 4 Mỹ ở La Sơn gây cho chúng thương vong lớn. Trên các đường 14, 19, 21 và khu vực tây Plây Cu, bắc Buôn Ma Thuột diễn ra nhiều trận đánh cả quân Mỹ lẫn quân ngụy của các đơn vị tại chỗ, đã thu hút hai phần ba lực lượng sư đoàn 4 Mỹ mở cuộc hành quân “Mác Ác-tơ” vào vùng tây tỉnh Gia Lai và bắc tĩnh Đắc Lắc, nhưng quân Mỹ đi đến đâu cũng không sao tìm thấy chủ lực của ta.

Ngày 28 tháng 10, trung đoàn 33 chặn đánh quyết liệt tiểu đoàn 1 lữ đoàn 2 sư đoàn 4 Mỹ ở buôn Mê Van. Trung đoàn thiết giáp ngụy đi ứng cứu cho quân Mỹ, bị bộ đội ta chặn đánh diệt một số xe... Trong khi đó, các đơn vị chủ lực của ta bí mật hành quân chiếm lĩnh trận địa theo phương án đã định.

Do đặc điểm địa hình vùng rừng núi bắc Tây Nguyên đồi cao dốc đứng nên ở chiến dịch Đắc Tô bộ đội ta sáng tạo một kiểu hầm trú ẩn mới. Lợi dụng sườn đồi dốc và những bụi lồ ô, bụi le chiến sĩ ta thường đào một hố hình chữ nhật sâu rồi khoét vào theo hình tròn tùy theo địa hình mà phát triển ngách. Nhiều đơn vị anh em lấy lá búng báng đan lại rồi găm vào thành, dùng lồ ô làm sạp ngủ và sinh hoạt. Loại hầm này vừa chắc, vừa tiện, lại giữ được bí mật vì không phải chặt gỗ như làm hầm kèo (chữ A).

Ấn tượng khó quên đối với tôi trong chiến dịch Đắc Tô mùa đông năm 1967 là sự nỗ lực phi thường của cán bộ, chiến sĩ ta. Chiến sĩ bộ binh mang vác nặng leo núi đã khó, chiến sĩ pháo binh khiêng vác cồng kềnh càng khó hơn. Đại đội 1 pháo binh phải tháo rời 2 khẩu sơn pháo 75 ly, nhiều bộ phận phải từ 4 đến 6 người mới khiêng nổi. Lúc trèo đèo, khi xuống dốc dưới trời mưa trơn, nhiều chiến sĩ ngã lăn xuống vực, áo quần rách bươm, gai cào, vắt cắn rớm máu. Thử thách và gian nan tưởng chừng sức con người khó có thể vượt qua để đưa hai khối thép lên đỉnh Ngọc Bờ Biêng cao 1.338m. Nhờ sự nỗ lực phi thường đó các chiến sĩ đại đội 1 đã làm cho quân địch bất ngờ đến kinh hoàng.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #67 vào lúc: 18 Tháng Chín, 2019, 02:52:42 pm »

Sư đoàn 4 Mỹ sau khi mở cuộc hành quân ra vùng Chư Pa, Đức Cơ (tỉnh Gia Lai) và Mê Van (Đắc Lắc) không đạt được mục đích, họ liền chuyển cuộc hành quân “Mác Ác-tơ” ra vùng tây bắc tỉnh Kon Tum.

Ngày 2 tháng 11, sở chỉ huy lữ đoàn 1 Mỹ lên Đắc Tô và thiết lập 2 trận địa khác ở Plây cần và Đắc Mót. Một tiểu đoàn Mỹ được đổ xuống chiếm điểm cao Ngọc Rinh Rua. Cùng lúc tướng Oét-mo-len ra lệnh đình chỉ cuộc hành quân của lữ đoàn dù 173 Mỹ ở Phú Yên, ném chúng lên Đắc Tô. Hai tiểu đoàn Mỹ thuộc sư đoàn kỵ binh không vận số 1 và lữ đoàn dù ngụy cũng được điều lên Tây Nguyên làm lực lượng dự bị.

Địch ra quân sớm hơn dự kiến của ta, với ý đồ thực hành ngăn chặn chiến dịch. Tình hình đó thúc đẩy đội hình chiến dịch của ta phải nhanh chóng vào chiếm lĩnh và khẩn trương hoàn tất mọi công việc chuẩn bị.

Ngày 3 tháng 11, hai khẩu sơn pháo 75 ly được lệnh nổ súng vào căn cứ Đắc Tô. Bị đòn bất ngờ nên địch bị thiệt hại rất nặng. 15 giờ 30 phút cùng ngày, lữ đoàn 1 sư đoàn 4 dùng máy bay lên thẳng đổ một tiểu đoàn xuống khu Đồi Tranh phía đông dãy Ngọc Bờ Riêng khoảng 500m và tiến lên trận địa chốt của đại đội 11 tiểu đoàn 6 (Tây Ninh). Các chiến sĩ tiểu đoàn 6 và các chiến sĩ pháo binh tiểu đoàn 31 trung đoàn 40 đã thể hiện tinh thần chiến đấu quả cảm và sức chịu đựng kiên cường. Trong sổ công tác của tôi còn ghi:

- Ngày 4 tháng 11 các chiến sĩ trên chốt Ngọc Bờ Biêng đã anh dũng đánh lui 8 đợt tiến công của 2 đại đội Mỹ.

- Ngày 5 tháng 11, một đại đội Mỹ bất ngờ ập lên trận địa chốt thứ hai của đại đội 11 ở Ngọc Tang. Bộ đội ta dùng lưỡi lê, báng súng, lựu đạn đánh giáp lá cà với quân Mỹ, loại khỏi vòng chiến đấu hàng chục tên.

- Ngày 6 tháng 11, lữ đoàn 1 sư đoàn 4 Mỹ đổ tiếp xuống Ngọc Dơ Lang và điểm cao 882. Trung đoàn 320 chặn đánh quyết liệt làm cho lữ đoàn này thiệt hại nặng.

Bị đòn đau, những người chỉ huy quân đội Mỹ ở Sài Gòn vội vã điều gấp lữ đoàn dù 173 từ Phú Yên lên Đắc Tô tăng sức chiến đấu cho sư đoàn 4 Mỹ; đồng thời họ sử dụng máy bay chiến lược B52 đánh phá ác liệt suốt ngày đêm vào khu vực tây nam Đắc Tô.

Lữ đoàn dù 173, do chuẩn tướng Li-bi-e Uây-tơ làm tư lệnh được máy bay lên thẳng đổ xuống Plây cần. 13 giờ ngày 6 tháng 11, hai đại đội của tiểu đoàn 1 được trực thăng đổ xuống các điểm cao 823, 845, 882 trên dãy Ngọc Kom Liệt hình thành hai mũi đánh vào sườn sư đoàn 1 của ta. Các chốt chiến thuật của tiểu đoàn 7 và tiểu đoàn 9 trung đoàn 66 kịp thời nổ súng đánh thiệt hại nặng một đại đội, bắn rơi hai máy bay lên thẳng. Cay cú trước thất bại bất ngờ, chỉ huy lữ đoàn 173 đổ tiếp 2 đại đội của tiểu đoàn 4 xuống chân điểm cao 823. Hai đại đội này lọt đúng vào trận địa chốt, đồng thời là đài quan sát của đại đội trinh sát trung đoàn 66. Các chiến sĩ trinh sát dựa vào công sự và chiến hào đã được chuẩn bị sẵn chặn đánh loại khỏi vòng chiến đấu hơn 60 lính Mỹ.

Như vậy trong ngày 6, cả hai cánh quân của địch đều bị trung đoàn 320 và trung đoàn 66 chặn đánh. Bộ tư lệnh chiến dịch cho rằng mặc dù bị đánh song quân địch vẫn có thể còn tiến sâu hơn, nên lệnh cho trung đoàn 174 hành quân gấp ra tây nam Lăng Lô Kram chuẩn bị chặn đánh quân địch.

Tối ngày 8 tháng 11, Sư đoàn 1 dùng tiểu đoàn 4, đại đội 10 (tiểu đoàn 6 trung đoàn 320) tập kích quân địch ở điểm cao 724. Đang trên đường tiếp cận, bộ đội ta phát hiện quân Mỹ ở điểm cao 724 cũng hành quân thay đổi nơi trú quân đề phòng ta tập kích. Tiểu đoàn 4 và đại đội 10 nhanh chóng chuyển sang đánh vận động, diệt gần 100 tên, đánh thiệt hại nặng 2 đại đội của tiểu đoàn 3 trung đoàn 8 lữ đoàn 1 sư đoàn 4. Cũng vào thời gian trên tại Ngọc Kom Liệt, do bị ta tiến công dồn dập, nên tiểu đoàn 4 lữ đoàn 173 từ điểm cao 823 mở cuộc hành quân giải tỏa về phía tây. Tiểu đoàn 7 trung đoàn 66 được điểm chốt đại đội trinh sát yểm hộ kịp thời vận động tiến công mũi quân này của địch. Trận đánh diễn ra quyết liệt từ 6 giờ sáng đến 4 giờ chiều, tiểu đoàn 7 đã tiêu diệt gần hết tiểu đoàn 4 Mỹ, một số tên sống sót cụm lại, bị tiểu đoàn 8 trung đoàn 66 tiêu diệt. Trận tiêu diệt tiểu đoàn 4 lữ đoàn dù 173 là đòn nặng làm cho địch choáng váng.

Trong lúc chiến sự diễn ra quyết liệt ở Ngọc Kom Liệt, tại Ngọc Dơ Lang, vào lúc 14 giờ ngày 11 tháng 11 tiểu đoàn 3 lữ đoàn dù 173 cho 2 đại đội đánh ra phía tây. Để giữ vững quyền chủ động tiến công, tiểu đoàn 5 trung đoàn 320 đã vận động tiến công diệt gọn 1 đại đội, tiêu hao nặng 1 đại đội của tiểu đoàn 3, loại khỏi vòng chiến đấu 120 tên. Như vậy, việc ta sử dụng trung đoàn 66 và trung đoàn 320 chặn đánh địch ở khu vực Ngọc Dơ Lang, Ngọc Kom Liệt kéo hút lữ đoàn dù 173 và sư đoàn 4 Mỹ vào bẫy “Đắc Tô” là chính xác. Trong hai ngày 17 và 18 tháng 11, đại đội 1 tiểu đoàn 31 trung đoàn 40 tiếp tục bắn phá mãnh liệt vào căn cứ Đắc Tô và sở chỉ huy tiền phương sư đoàn 4. Kho đạn 1.100 tấn của địch trúng đạn nổ dữ dội, làm cho các kho dự trữ hậu cần của cuộc hành quân bị thiệt hại nặng nề. Ba chiếc máy bay C130 chở quân vừa hạ xuống đường băng cũng bị trúng đạn bốc cháy.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #68 vào lúc: 18 Tháng Chín, 2019, 02:53:39 pm »

Trên hướng đường 18 và đông bắc Đắc Tô, trung đoàn 24 chủ lực tại chỗ cùng với lực lượng công binh và bộ đội địa phương tỉnh Kon Tum tiến công vào quận lỵ Đắc Tô, thị trấn Tân Cảnh, chặn đánh các đoàn xe vận tải chở quân ứng cứu của địch buộc chúng phải phân tán đối phó.

Sau những cố gắng tiến công chia cắt đội hình chiến dịch của ta ở khu vực Ngọc Dơ Lang, Ngọc Kom Liệt không thành công, bộ chỉ huy quân đội Mỹ cho rằng nếu không chiếm được điểm cao 875 làm bàn đạp khống chế ta, thực hiện đòn đánh vu hồi vào lưng đội hình chiến dịch của ta thì không thực hiện được chia cắt chiến dịch, không thay đổi được thế trận. Vì vậy mặc dù xa các căn cứ pháo binh cố định yểm trợ, quân Mỹ vẫn tập trung lực lượng đánh lên điểm cao 875.

Ngày 17 tháng 11, hai tiểu đoàn 1 và 2 thuộc lữ đoàn dù 173 bắt đầu tiến công chiếm điểm cao 875. Cánh quân của tiểu đoàn 1 lữ đoàn dù 173 chưa đến điểm cao 875 đã bị các chiến sĩ trung đoàn 66 chặn đánh, kìm chúng tại chỗ, diệt từng bộ phận. Tiểu đoàn 2 lữ đoàn dù 173 tiếp tục tiến lên điểm cao 875. Thế là chúng đã bị quân ta nhử sâu vào cái bẫy đã giăng sẵn tại điểm cao 875. Khi tiểu đoàn 2 lữ đoàn dù 173 tiến lên, đại đội 7 trung đoàn 174 nổ súng chặn đứng đội hình của chúng trước chiến hào và tổ chức một bộ phận xuất kích đánh tạt sườn, tiêu diệt một bộ phận quân Mỹ. Không chiếm được điểm cao 875, ngày 18 tháng 11 địch cho từng tốp máy bay B52 liên tiếp dội bom gần như san phẳng ngọn đồi rồi thúc nhau xông lên. Nhưng từ trong mảnh đất bị bom đạn Mỹ cày xới, các chiến sĩ đại đội 7 bật dậy nã đạn chính xác vào quân địch. Trung đội trưởng Nguyễn Văn Xảo đứng trên chiến hào dùng AK diệt từng tốp lính Mỹ và chỉ huy anh em chiến đấu. Chiến sĩ Bùi Đình Ước lần đầu ra trận chiến đấu kiên cường, dùng AK, lựu đạn diệt 22 lính Mỹ, đạt danh hiệu “Dũng sĩ diệt Mỹ” cấp ưu tú. Cuộc chiến đấu giành giật quyết liệt của tổ ba người Phùng Quang Chí, Bùi Xuân Lộc, Đỗ Văn Chuyên đánh lui nhiều đợt tiến công của quân Mỹ, loại khỏi vòng chiến đấu 102 tên Mỹ, nêu kỷ lục xuất sắc về thành tích diệt địch của một tổ ba người trong một đợt chiến đấu.

Ngày 19 tháng 11, trong lúc địch đang bị kìm chặt ở khu vực 875, từ các hướng trung đoàn 174 vận động tới liên tiếp tấn công vào các cụm quân Mỹ tiêu diệt hoàn toàn tiểu đoàn 2 lữ đoàn dù 173 của Mỹ. Đây là trận quân Mỹ phải bỏ xác lại trận địa nhiều nhất. Ngay buổi sáng ngày 20 tháng 11, những người chỉ huy quân đội Mỹ đã ra lệnh cho không quân dùng bom phá, bom na-pan hủy xác binh lính của họ. Thế mà trong hồi ký của mình, ông Giôn-xơn có đoạn viết: “Đưa ra chiến trận những tinh hoa của tuổi thanh niên nước ta, những chàng thanh niên ưu tú nhất của chúng ta, đối với tôi không phải là một việc dễ dàng... Tôi cho rằng tôi cũng biết cả những người mẹ của họ sẽ khóc lóc như thế nào, những gia đình họ sẽ đau buồn như thế nào. Đây là nhiệm vụ day dứt nhất và đau đớn nhất của vị tổng thống của các bạn”.

Thử hỏi rằng, ông Giôn-xơn có dám nói thật cho gia đình những người lính Mỹ xấu số kia biết rằng buổi sáng ngày 20 tháng 11 năm 1967, ông ta đã ra lệnh hủy xác con em họ dưới chân ngọn đồi 875 ở một nơi xa xăm đối với nước Mỹ chăng?

*
*   *

Chiến dịch Đắc Tô I là chiến dịch đánh quăn Mỹ có hiệu suất cao nhất từ trước đến thời điểm đó. Trong chiến dịch này bộ đội Tây Nguyên đã có những nét phát triển mới về nghệ thuật chiến dịch: lần đầu tiên ta đánh sát tuyến phòng thủ cơ bản của địch, ở đó địch đã sẵn có các căn cứ hỏa lực và những bàn đạp phản kích. Địch đã ra quân trước và thực hành ngăn chặn chiến dịch trên một số địa đoạn, lực lượng dự bị chiến dịch của địch đã sẵn sàng. Thê đội 1 chiến dịch của ta và của địch cùng triển khai và tranh chấp tuyến 1. Tình huống chiến dịch diễn ra rất phức tạp và khẩn trương. Nét nổi bật của ta trong chiến dịch này là đã biết phát huy sức mạnh tổng hợp toàn chiến trường để tiến công địch. Trên hướng chủ yếu của chiến dịch ta đã tạo được thế tiến công cả trước mặt lẫn sau lưng địch. Ta đã xác định khu quyết chiến chiến dịch đúng và đã biết tập trung lực lượng đánh trận then chốt và đạt hiệu suất cao, tiêu diệt gọn 2 tiểu đoàn Mỹ. Đánh giá đúng tính hung hăng “tìm diệt” của quân Mỹ, ta đã tổ chức thế trận chiến dịch có chiều sâu, đặt bẫy khu chiến đã chuẩn bị nên tất cả các đơn vị địch lần này đều bị đánh thiệt hại nặng nề, ngay cả lữ đoàn kỵ binh không vận đến “chữa cháy” cũng bị đánh đau. Về chiến thuật: Sự phát triển mới về chiến thuật trong chiến dịch là đã hoàn thiện và khẳng định chiến thuật “chốt kết hợp vận động”. Chiến thuật này phù hợp với điều kiện địa hình rừng núi. Nó đã mở ra phương hướng tiêu diệt từng tiểu đoàn quân địch trong tác chiến vận động, hạn chế những yếu tố ngẫu nhiên trong vận động tiến công bằng tính chủ định cao. Với điểm chốt tổ chức có kế hoạch ta có thể thu hút quân địch, kéo chúng vào trận địa đã chuẩn bị sẵn để rồi vận động tiến công tiêu diệt chúng ở địa hình và thời điểm có lợi nhất. Với chiến thuật này tiểu đoàn 6 (Tây Ninh) đã đánh đi đánh lại loại khỏi vòng chiến đấu 600 lính Mỹ trên sườn ngọn núi Ngọc Bờ Biêng, Ngọc Yang trong hơn 20 ngày. Và cũng với chiến thuật này tiểu đoàn 1 và tiểu đoàn 2 trung đoàn 174 trong một trận đã diệt gọn 1 tiểu đoàn Mỹ ở khu vực điểm cao 875.

Tôi còn nhớ sau chiến dịch Đắc Tô, cơ quan tham mưu Mặt trận Tây Nguyên đã tổng kết rút kinh nghiệm gửi lên Bộ với tên là chiến thuật “chốt kết hợp vận động”. Bộ đánh giá cao hình thức chiến thuật này đồng thời bổ sung và đặt lại là “chiến thuật vận động tiến công kết hợp chốt”.

Chiến thuật vận động tiến công kết hợp chốt mầm mống đầu tiên là trận đánh ở “Rừng im lặng” đến chiến dịch Đắc Tô được phát triển có kế hoạch có sự chuẩn bị sẵn ở những địa hình có lợi cho ta.

Trong chiến thuật này không chỉ có yếu tố bí mật bất ngờ; đánh nhanh giải quyết nhanh mà còn thể hiện tính kiên quyết và tư tưởng đánh tiêu diệt triệt để quân địch. Ngoài những yêu cầu như các chiến thuật khác, chiến thuật vận động tiến công kết hợp chốt còn đòi hỏi tinh thần chiến đấu kiên cường và khả năng trụ bám vững chắc trận địa của người chiến sĩ. Chiến thuật là lĩnh vực mang tính chất quần chúng rộng rãi nhất. Bởi vì, các chiến thuật của quân đội ta thường bắt nguồn từ hành động chiến đấu của người chiến sĩ trên chiến trường. Quá trình hình thành một chiến thuật bao giờ cũng đi từ đơn giản đến hoàn chỉnh, và buổi ban đầu nó thường xuất hiện như một hiện tượng ngẫu nhiên, một mầm mống và sau đó mới trở thành một hình thái có ý thức, có tổ chức và có nguyên tắc. Sự nhạy bén của người chỉ huy là phải nhanh chóng phát hiện những mầm mống ấy và có ý thức phát triển lên một trình độ cao hơn thì mới biến thành một chiến thuật có giá trị.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #69 vào lúc: 19 Tháng Chín, 2019, 10:08:02 am »

*
*   *

Sau hai mùa khô đọ sức với quân viễn chinh Mỹ, lực lượng cách mạng của ta ở miền Nam ngày càng phát triển, kinh nghiệm chiến đấu được tích lũy phong phú, trình độ tác chiến của bộ đội chủ lực được nâng cao, thế trận đã tỏa rộng và giăng kín khắp nơi, uy hiếp địch từ mọi phía.

Tháng 12 năm 1967, Bộ Chính trị Trung ương Đảng ra nghị quyết lịch sử: “Chuyển cuộc chiến tranh cách mạng miền Nam của ta sang một thời kỳ mới - thời kỳ giành thắng lợi quyết định”, Bộ Chính trị nhận định: “Do những thất bại có tính chất chiến lược của Mỹ ở miền Nam và do những thắng lợi to lớn của ta trong năm 1967; địch khó có khả năng mở cuộc phản công lần thứ ba. Xu thế của tình hình trong cả năm 1968 là chúng sẽ càng chuyển vào phòng ngự một cách bị động hơn”, về phía ta, Bộ Chính trị cho rằng “chúng ta đã thắng địch cả về chiến lược, chiến thuật; lực lượng quân sự và chính trị của ta ở miền Nam đã lớn mạnh hơn bất cứ thời kỳ nào, ta đang nắm quyền chủ động trên khắp chiến trường...” và kết luận: “Diễn biến cơ bản của tình hình là ta đang ở thế thắng, thế chủ động và thuận lợi, địch đang ở thế thua, thế bị động và khó khăn”. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ 14 tháng 1 năm 1968 thông qua Nghị quyết Bộ Chính trị tháng 12 năm 1967 và hạ quyết tâm: “Chuyển cuộc chiến tranh cách mạng của ta sang một thời kỳ mới - thời kỳ giành thắng lợi quyết định”. Trung ương Đảng khẳng định: “Nhiệm vụ trọng đại và cấp bách của ta trong thời kỳ mới là động viên những nỗ lực lớn nhất của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta ở cả hai miền, đưa cuộc chiến tranh cách mạng của ta lên bước phát triển cao nhất, dùng phương pháp tổng công kích, tổng khởi nghĩa để giành thắng lợi quyết định”. Dự kiến của Bộ Chính trị về cuộc Tổng công kích, Tổng khởi nghĩa có thể phát triển theo ba khả năng:

Khả năng thứ nhất là ta thắng lớn, địch phải chịu thua và kết thúc chiến tranh.

Khả năng thứ hai là ta thắng ở nhiều nơi, nhưng địch củng cố được lực lượng và chiến đấu với ta.

Khả năng thứ ba là Mỹ sẽ tăng thêm nhiều lực lượng mở rộng chiến tranh ra cả miền Bắc, sang Lào, Cam-pu-chia.

Nhưng dù tình hình thế nào, ta cũng kiên quyết liên tiếp tấn công địch cho đến khi chúng bị thất bại.

Cuối tháng 11 năm 1967, ngay sau khi được phổ biến sơ bộ chủ trương của cấp trên, Thường vụ Đảng ủy và Bộ tư lệnh Mặt trận Tây Nguyên mở hội nghị liên tịch với các đồng chí bí thư tỉnh ủy Kon Tum, Gia Lai, Đắc Lắc cùng bàn bạc để thống nhất kế hoạch tổng công kích, tổng khởi nghĩa trên toàn bộ khu vực Tây Nguyên. Cục diện và hình thái giữa ta và địch ở Tây Nguyên cuối năm 1967 đã diễn ra đúng như nhận định trên của Bộ Chính trị. Sau thất bại ở Đắc Tô, quân Mỹ buộc phải lui về tuyến phòng ngự cũ. Chúng phải hạn chế đến mức thấp nhất các cuộc hành quân “tìm diệt” mà lo đối phó với ta trong trạng thái phòng ngự bị động. Quân Mỹ thành lập các tuyến ngăn chặn tiến công kết hợp với phản kích gần. Chúng bắt đầu co về giữ các thị xã, quận lỵ, trục đường giao thông quan trọng và xung yếu, đẩy dần quân ngụy ra tuyến trước. Đầu năm 1968 lực lượng và hình thái bố trí của địch ở Tây Nguyên như sau: ở Đắc Lắc quân Mỹ có khoảng 450 cố vấn và nhân viên kỹ thuật; quân ngụy có trung đoàn 45, trung đoàn 8 thiết giáp và một số tiểu đoàn bảo an. Ở Gia Lai, sư đoàn kỵ binh không vận số 1, ở An Khê, sư đoàn 4 và lữ dù 173 ở Plây Cu; quân ngụy có hai tiểu đoàn biệt động quân số 11 và 22, một trung đoàn thiết giáp và các tiểu đoàn bảo an và biên phòng. Ở Kon Tum, trên đường 18 có 1 lữ thuộc sư đoàn 4 Mỹ, trong thị xã có trung đoàn 42, một tiểu đoàn biệt động quân và một tiểu đoàn bảo an.

Hơn hai năm giáp mặt với quân Mỹ, cán bộ, chiến sĩ Tây Nguyên chúng tôi đã hiểu rõ, hiểu đúng đối phương của mình. Chúng tôi chẳng những không gờm sợ Mỹ mà còn ham đánh Mỹ và biết cách đánh thắng chúng. Phong trào thi đua giết giặc lập công, phấn đấu trở thành “Đơn vị anh dũng diệt Mỹ”, “Dũng sĩ diệt Mỹ” dấy lên sôi nổi khắp nơi. Niềm tin yêu và sự động viên khích lệ mạnh mẽ của đồng bào cả nước dành cho Tây Nguyên sau chiến thắng Đắc Tô I càng làm cho cán bộ, chiến sĩ thêm phấn khởi tự hào và quyết tâm đánh thắng Mỹ. Đợt tổng kết chiến dịch Đắc Tô I và sinh hoạt chính trị cuối năm 1967 đã nâng cao thêm khí thế và niềm tin, chuẩn bị cho bộ đội bước vào nhiệm vụ mới.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM