Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 07:16:19 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Nguyên soái Zhukov người chiến thắng Hitler  (Đọc 13459 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #120 vào lúc: 29 Tháng Chín, 2019, 09:41:30 pm »


        Về Lavrenti Beria:

        Ella và Era: Cha chúng tôi kế cho chúng tôi một vài chi tiết xung quanh việc người ta đã bắt Beria như thế nào, còn bây giờ thì mọi người đều biết cả. Tất nhiên, cha chúng tôi không dành cho Beria sự tôn trọng, bởi ông biết Beria luôn theo dõi và tìm cớ để bắt ông. Thời đó, Beria luôn tìm mọi cách phát hiện, thu thập những thông tin, tài liệu chứng tỏ có “âm mưu thỏa hiệp”; ông ta cũng đã thu thập thông tin về mọi mặt cuộc sống của cha chúng tôi, minh chứng cho điểu này là việc vu cáo cha tôi đang thực hiện âm mưu chống lại Stalin1...

        Về cuốn sách Berlin sụp đổ, 1945 của Antony Beevor (2002):

        Era: Cuốn sách này đường như là một cố gắng nhằm lý giải cho những lập luận sai lầm rằng, Hồng quân Liên Xô và quân phát xít Đức đều xấu xa như nhau. Đối với người có học thức, sự khác biệt thật rõ ràng như ban ngày và ban đêm. Dưới dây chỉ là hai ví dụ cụ thể lấy từ Tòa án Quốc tế Nuremberg: Một trong những viên tướng của Hitler, Heusinger, khai trước Tòa rằng, Đảng Quốc xã và Bộ Tổng tham  mưu Đức đã thi hành chính sách diệt chủng một cách có hệ thống tất cả những người Slav. Trong đó tất nhiên bao gồm ca người Nga. Hitler đã cho lập các trại tập trung “chết” ở Đức, Ba Lan và ở nhiều nơi khác. Tên chỉ huy trại tập trung Auschwitz cũng khai tại Tòa rằng, rất nhiều trẻ em do không đủ khả năng lao động bị thiêu sống trong những lò thiêu. Bản thân tên này thừa nhận là đã giết hại hơn 2,5 triệu người trong những lò thiêu như thế2.

        Về vấn đề thương vong trong chiến tranh:

        Một số người chỉ trích Zhukov và Stalin đã làm hao tổn sinh mạng của quá nhiều bộ dội. Tuy nhiên, Ella cho rằng: “Thật ra đây là một vấn đề rất phức tạp. Nếu nói cha tôi đã khiến nhiều người phải hy sinh, đố máu thì đó là cách đặt vấn đề mang tính rất cá nhân. Thực tế, có rất nhiều nhân tố quyết định đến vấn đề thương vong trong chiến tranh... Chúng ta đều biết, thời kỳ đầu, Liên Xô chưa có sự chuẩn bị cho cuộc chiến với một kẻ thù hùng mạnh như phát xít Đức, Hồng quân không có đủ vũ khí, khí tài. Cha tôi đã được giao nhiệm vụ chỉ huy nhiều chiến dịch vào những thời điểm hết sức gay cấn mà nếu giao cho người khác thì có lẽ họ đã không thể hoàn thành nổi. Và ông phải giành lấy chiến thắng từ những hoàn cảnh được xem là thất bại. Điều đó cũng lý giải tại sao có nhiều hy sinh, mất mát trong những chiến dịch do cha tôi chỉ huy. Tuy nhiên, một số chuyên gia đã tính toán chính xác con số thương vong dưới sự chỉ huy của những tướng lĩnh hàng đầu như Zhukov, Konev và Rokossovsky; thật ngạc nhiên là con số trung bình giữa họ tương đương nhau; đôi khi, một số trận đánh ngoài chiến trường của những vị tư lệnh khác còn có số thương vong lớn hơn cha tôi; nhưng ấn tượng chung lại là, dưới sự chỉ huy của cha tôi số thương vong đều lớn. Tuy nhiên, điều nổi bật là Zhukov luôn lên kế hoạch rất tỉ mỉ cho mỗi chiến dịch và những ai luôn đổ lỗi cho cha tôi là làm việc không chu dáo, gây tổn thất về sinh mạng quá lớn thì hoặc họ không đủ tầm hiểu biết hoặc họ vì dụng ý không trong sáng nào đó. Hơn tất thảy những điều trên, bạn có thể nhận thấy nhiều người vẫn đang chỉ trích cha tôi đã để mất quá nhiều sinh mạng, nhưng cũng có rất nhiều bài báo chân chính chứng minh ngược lại. Và người ta không được phép quên rằng, chính cha tôi là người rất chú ý đến việc ngăn ngừa những hy sinh không đáng có của binh sĩ, bản thân ông là một quân nhân nên đương nhiên ông luôn mong muốn những đồng đội của mình được trở về nguyên vẹn”. Era nói thêm: “Cha tôi nguyên là một người lính trong Chiến tranh thế giới thứ nhất và là người rất trung thành, ông thấu hiểu sự gian khó cũng như những hiểm họa của chiến tranh như bao người. Và ông rút ra một điều, người chỉ huy phải bảo vệ mạng sống cho những người lính của mình, khi trở thành một chỉ huy ông đã làm đúng như thế. Những con số thông kê trong cuộc chiến đã chứng minh cho điều này; trong nhiều trường hợp, ông luôn nhắc di nhắc lại những sĩ quan dưới quyền ông không được để xảy ra hy sinh không cần thiết. Ông cũng từng tranh luận, phản đối Stalin về một số chiến lược mà nêu chúng được thực thi sẽ dẫn đến những thương vong vô ích”,

----------------
        1. Xem Chương 16.

        2. Tướng Adolf Heusinger là Tư lệnh các Chiến dịch của Bộ Tổng tham mưu Đức. Rudolf Hoess là Chỉ huy trưởng Trại tập trung Auschwitz.

Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #121 vào lúc: 30 Tháng Chín, 2019, 04:05:42 pm »


        Về những lời cáo buộc chống lại Zhukov:

        (Trong suốt cuộc đời, Nguyên soái Zhukov phải chịu nhiều cáo buộc, chẳng hạn như ông biển thủ rất nhiều thứ như đồ cổ, các loại dao kéo quý, những bộ da lông thú và nhiều loại súng săn, hay cáo buộc rằng vợ ông có “một va ly nhỏ màu đen đựng đầy những của cải rất có giá trị”).

        Era cho biết, những lời tố cáo chống lại cha tôi thật ra là một phần trong âm mưu của Beria nhằm làm lu mờ tên tuổi về ông. Đơn giản như, họ đặt điều rằng, chúng tôi có chứa tài sản ăn cướp, do đó, ngôi nhà của chúng tôi đã bị kiểm tra bí mật. Tuy nhiên, chúng tôi có hóa đơn, giấy biên nhận mọi đồ đạc trong nhà nên đã không có điều gì xảy ra... Còn về chiếc va ly nhỏ như lời cáo buộc, nó hoàn toàn không có thật. Thực sự đó chỉ là một túi nhỏ mẹ tôi dùng để dựng kem, phấn, đồ trang điểm... Những thứ khác hoàn toàn là bịa đặt.

        Về Quỹ Nguyên soái Zhukov:

        Quỹ này do Margarita, con gái của Zhukov, bảo trợ. Quỹ đang tổ chức một cuộc triển lãm lưu động để tưởng nhớ đến Nguyên soái Zhukov như ở Hy Lạp, Ai Cập, Đảo Síp, Israel và Thố Nhĩ Kỳ - những nơi có nhiều người Nga xa xứ và cả những người từng tham gia trong các phong trào kháng chiến hồi chiến tranh nay vẫn quan tâm đến cuộc chiến này cũng như vai trò của Zhukov trong cuộc chiến đó. Hiện nay, Quỹ cũng có quan hệ với các Trung tâm Eisenhower ở Luân Đôn và Paris.

        Về quan hộ giữa Solzhenitsyn và Zhukov:

        Ella: Dường như những nhà văn như Alexander Solzhenitsyn luôn coi Zhukov đơn thuần là một bộ phận của cả một hệ thống đã đem đến cho họ những điều không vui vẻ. Điều này có lẽ đúng, nhưng có thật sự công bằng hay chưa? Cha tôi thật ra không phải là một người phụng sự cho một chế độ hay một nhóm lãnh đạo nào. Ông chỉ phụng sự Tổ quốc của mình và ông thấu hiểu điều đó. Theo ý kiến của tôi, chúng ta nên nhìn nhận Zhukov là một con người, ông là một phần của nước Nga, nhân dân Nga - và thuộc về một thời kỳ đã qua.

        Về vấn đề giáo dục:

        Ella: Georgi Konstantinovich luôn coi trọng việc học hành. Thời trẻ, mẹ tôi giành nhiều thời gian giúp cha tôi nâng cao trình độ tiếng Nga. Bà đọc chính tả cho ông viết, bởi trước đó ông mới chỉ học qua một lớp ở trường dòng nên ông hay mắc lỗi trong những bài viết của mình. Củng vì lẽ thế, cha tôi luôn cố gắng tự nâng cao kiến thức cho mình.

        Về những chuyến đi của Zhukov:

        Ella và Era: Cha chúng tôi từng nói với một nhà văn như sau: “Anh biết không, gần đây, tôi có xem một tấm bản đồ và tự hỏi có lẽ không còn nơi nào ở nước Nga, ở Đức và Đông Âu là tôi chưa đặt chân đến. Lái xe của tôi, Buchin, nguyên là một tay lái môtô đua, đã thống kê, chúng tôi vượt qua quãng đường tổng cộng khoảng 175.000 km trong suốt cuộc chiến tranh. Không biết bằng bao nhiều lần vòng quanh trái đất? Mà anh ấy cũng không phải là lái xe duy nhất của tôi. Chưa kể tôi còn có hàng trăm giờ đi bằng máy bay, đã sử dụng qua 3 chiếc máy bay, lại còn cả thời gian ở Mông Cổ nữa chứ”.

        Về cuộc sống nay đây mai đó:

        Cả Era và Ella đã viết về cha và mẹ với tình yêu thương. Era là chị, sinh năm 1929, đã miêu tả cuộc sống nay đây mai đó của gia đình trong những năm giữa hai cuộc thế chiến. Cô nhấn mạnh tới sự ủng hộ mà Alexandra Dievna đã giành cho cha cô để ông có cơ hội thăng tiến trên con đường binh nghiệp, mẹ là người chăm sóc gia đình trong những điều kiện vô cùng khó khăn khi chúng tôi còn phải ở trong các doanh trại hồi trước chiến tranh.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #122 vào lúc: 30 Tháng Chín, 2019, 04:07:43 pm »


CHƯƠNG 20

MỐI TÌNH THỨ HAI

        Mọi người đều chú ý đến tính cách của bà.
MARIA ZHUKOVA       

        20 năm sau khi Zhukov qua đời, người con gái út của ông, Maria, tuyên bố cô muốn tất cả mọi người biết chính xác mối tình giữa mẹ cô và Nguyên soái. Tháng 6 năm 1994, trong một bài viết trên một tờ báo ở Mátxcơva, Maria đã kể về mẹ mình, bà Galina Semyonova1”, vợ hai của Zhuhov. Maria đã kể về quan hệ rất đỗi gần gũi giữa cha và mẹ cô. Cô còn tiết lộ một số bức thư tràn đầy tình yêu thương mà Nguyên soái gửi cho Galina.

        Maria Zhukova, Literaturnaya Rossiya, ngày 17 tháng 6 năm 1994.

        “Nếu mẹ tôi còn sống chắc chắn bà sẽ viết vế cuộc sống của bà và Nguyên soái”, Maria nói, “Các bạn biết đấy, có rất nhiều điều sai lệch và nói xấu về mối quan hệ của họ, nhưng tiếc thay mẹ tôi không còn để nói rõ sự thật, chỉ còn con gái bà là có thể làm được điểu đó”.

        Maria đã tiết lộ hoàn cảnh cha mẹ bà đã gặp nhau. Đó là năm 1950 ở thành phố Sverdlovsk (Yekaterinburg) thuộc Siberia, cha tôi là Tư lệnh Quân khu Ural xa xôi, mẹ tôi cùng về công tác ở đó sau khi tốt nghiệp Viện y khoa Kazan. Cha tôi viết trong nhật ký rằng, lần đầu tiên gặp Galina, ông không hề có chú ý đặc biệt nào đến bà. Rồi một lần ông bị ốm và Galina đến để điều trị cho ông; khi bình phục ông mới bắt đầu quan tâm đến cuộc sống của bà, gia đình và những sở thích của bà. Maria kể rằng, ông thích sụ khiêm tốn của mẹ và nhất là, như ông thừa nhận, “đôi mắt xanh, ấp áp - đôi mắt mà ông cho rằng nó luôn ẩn chứa một nỗi buồn không thể giãi bày”. Maria cũng cho biết thêm, mẹ cô có lẽ đã cảm nhận trước được số phận của mình là sẽ chết trẻ.

        Maria còn giới thiệu cả dấu vân tay trong bản nhận dạng của mẹ cô, “mẹ tôi là một phụ nữ có thân hình cân đối, có khuôn mặt rất đẹp, bà là người sống nội tâm nhiều hơn và là một người rất tốt bụng. Bà có dáng di hơi vất vả và một cách nói chuyện rất riêng. Mọi người đều nhận xét về tính cách cùa mẹ tôi như thế. Hồi đó tất nhiên cha tôi trông trẻ hơn so với tuổi của mình, khuôn mặt ông sáng hơn, tươi tắn hơn, đôi mắt ông rất sáng - tóm lại là ông có một vẻ bề ngoài rất hấp dẫn”.

        Ban đầu, mẹ tôi không gây chú ý cho cha tôi. Bà tránh những cuộc gặp gỡ nhưng ông kiên trì theo đuổi và Galina “trở thành mối tình mãnh liệt nhất trong cuộc đời ông, dù rằng có muộn”.

        Maria nhớ, khi còn nhỏ, cô đã hỏi cha mình sao ông lại yêu mẹ mà không phải với người phụ nữ khác và câu trả lời của ông đến bây giờ vẫn in đậm trong trí nhớ của cô là: "Cha đã gặp rất nhiều người phụ nữ xinh đẹp, nhiều người trong số họ còn đẹp hơn cả mẹ con, nhưng không có ai như mẹ của con cả. Mẹ con cứ như là nữ thần mặt trời ấy.” Toàn bộ sự thật là như vậy.

        Năm 1994, Maria viết rằng, nhiều người biết mẹ tôi, đã gặp mẹ tôi và 20 năm sau khi bà đã mất mọi người vẫn nhớ cái cảm giác ấm áp mà mẹ tôi đã truyền sang họ. “Mẹ tôi trở thành bác sĩ theo đúng mong ước của mình và bà không bao giờ nuôi tiếc về điều này. Từ khi còn trẻ, trong tâm trí của mình, bà luôn băn khoăn bởi câu hỏi về cuộc chiến giữa y học và các loại bệnh dịch nguy hiểm, nhất các bệnh dịch truyền nhiễm đe dọa cuộc sống nhân loại, như: bệnh tả, bệnh sốt rét, bệnh đậu mùa... Bà ca ngợi những bác sĩ dũng cảm đã hy sinh bản thân mình để tìm ra thuốc và phương pháp chua bệnh hữu hiệu, thậm chí có người còn truyền vào cơ thể minh những căn bệnh nguy hiểm”. Mẹ cô đã tự đặt cho mình một câu hỏi: “Làm cách nào để mình có thể là người có ích cho xã hội?”

        Maria cũng kể rằng, những bức thư của cha mẹ cô chỉ được chuyển cho cô sau khi họ mất. “Khi đọc những bức thư đó, tôi thật sự xúc động bởi sự lo lắng, quan tâm mà hai người đã dành cho nhau. Thậm chí họ còn viết cả thơ cho nhau nữa”.

        Bức thư ngày 4 tháng 9 năm 1952

        Galina yêu dấu của anh!

        Anh đã ở Gurzuf (một thị trấn ở Crimea) được 4 ngày rồi. Nhưng anh như đang sống trong cơn đắm say của lần gặp em cuối cùng. Galusenka yêu dấu của anh (một cách gọi yêu mến của Zhukov dành cho Galina), anh muốn được ngắm mãi đôi mắt của em, được lưu giữ những hình ảnh cùa em thêm mãi. Nhưng tất cả lại chỉ phụ thuộc ở em, em yêu ạ.

        Thời tiết ở Crimea đã trở nên tốt hơn em ạ. Bầu trời xanh cao, biển cũng mang một màu xanh êm dịu, ấm áp và thật mênh mông. Em yêu, chỉ tiếc là không có em bên anh lúc này. Anh không thể thiếu em, mọi thứ đều trở nên buồn chán khi không có em ở bên. Hãy để tinh yêu và những giấc mơ của anh về em được ở bên em nhé.


G.       
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #123 vào lúc: 30 Tháng Chín, 2019, 04:09:39 pm »


        Năm 1953, bố mẹ tôi đều về sống ở Mátxcơva. Lúc ấy là vào đầu năm, mẹ tôi đang tham dự một khóa học nâng cao dành cho các bác sĩ, còn bố tôi bất ngờ được điều về thủ đô.

        Sau khi Stalin mất, ông được bổ nhiệm làm Thứ trưởng thứ nhất Bộ Quốc phòng. Khoá học két thúc, mẹ tôi nhận công tác tại bệnh viện Burdenko, bà là chuyên gia về các bệnh truyền nhiễm và sau này là bác sĩ trị liệu. Thời gian xa nhau, họ đã viết rất nhiều thư cho nhau, trong mỗi bức thư họ đều thể hiện sự lo lắng cho nhau, mong sớm được ở gần nhau. Cha tôi đã có lần tâm sự với những người họ hàng của mình về những suy nghĩ của ông; cha luôn tin tưởng vào mẹ tôi bởi ông biết bà luôn là một người trong sáng, thủy chung. Cha tôi cũng kể rằng có lần ông nằm mơ và đó là một thực sự là một cơn ác mộng. Ông thấy mình đang di câu ngoài biên. Sau khi câu được một vài con cá ông phát hiện ra trong số đó còn có cả một con rắn. Con rắn đã lao lên ngực, rồi quấn quanh cổ của ông. Khi bừng tỉnh, ông cứ bị ám ảnh mãi và băn khoăn không biết con rắn đó có báo điểm gì, điều gì đồng nghĩa với hành động con rắn tìm mọi cách cắn ông. Trong một bức thư sau đó, ông cho biết ông chưa bao giờ tin vào những giấc mơ nhưng kể từ khi nằm mơ thấy con rắn đó ông bắt đầu tin rằng có ai đó đang có âm mưu hãm hại ông.

        Bức thư đó có đoạn kết:

        Dầu sao anh sẽ phái sống để xem kẻ đó là ai. Dù anh không quen đối phó với những kẻ có dã tâm xấu xa. Anh chỉ tâm sự điều này với em thôi, hãy tha thứ cho anh nhé, Galyusha. Anh xin lỗi đã làm hỏng những giây phút nghỉ ngơi của em, nhưng thật lòng anh không còn một ai gần gũi để có thể chia sẻ những điều thầm kín trong lòng mình.

G.                         
Ngày 02 tháng 11 năm 1955       

        Ngoài ra còn một bức thư được viết ngày 23 tháng 8 năm 1956, nội dung như sau:

        "Em yêu, lúc này anh chỉ mong được thấy em. Em hãy bay nhanh đến đây với anh. Anh nhớ em hơn bao giờ hết. Em có biết điều này có nghĩa gì không? Em sẽ nói gì nhà hiền triết yêu dấu của anh? Cho anh xin lỗi, chữ anh xấu quá vì khi viết cho em anh đang ngoài biển và em có biết không, nước biển xanh làm anh nhớ đôi mắt em mỗi khi em trầm tư suy nghĩ."

        Tháng 9 năm 1956, Zhukov và Galina cùng đi nghỉ ở Varna, Bulgaria. Đó là lần đầu tiên hai ông hà đi nghỉ cùng với nhau. Kỳ nghỉ thật tuyệt vời. Ông bà được toàn quyền sử dụng một lâu dài tráng lệ có cả công viên riêng tuyệt đẹp của cựu Sa hoàng Boris và biển thì rất ấm.

        Zhukov đã viết trong một cuốn sách rằng, có thể nói một điều là cả tôi và Galina đều chưa từng có một kỳ nghỉ như ở đây với không khí, cảnh quan tuyệt đẹp xung quanh. Tôi thực sự hài lòng khi thấy Galina rất hạnh phúc với kỳ nghỉ ngắn ngủi và chuyến đi vòng quanh Bulgaria này. Thật tiếc là thời gian trôi nhanh quá, Galina khá buồn khi đến ngày phải về... Chúng tôi cùng bay về Mátxcơva bằng máy bay riêng của tôi. Khi về đến Mátxcrtva, Bulganin gọi điện cho tôi và thông báo Nikita Khrushchov đã có nhận xét không hay lắm vế việc tôi đi nghỉ với Galina ở Varna trước Ban Chấp hành trung ương Đảng. Tôi rất lấy làm buồn về việc này và tôi đã thắng thắn phản ứng ngay lập tức và những lời của tôi đã được Bulganin báo lại cho Khrushchov, sau đó tôi và Khrushchev đã nói chuyện giảng hòa với nhau. Nikita nói: ‘Tôi không phản đối Galina nhưng tôi khuyên đồng chí không nên vội vã kết luận mọi việc”. Lúc đó thực ra tôi không hiểu hết ý đồ của ông ta với “những lời chúc chỉ là muốn tôi trở thành một người bạn tin cậy để ủng hộ ông ta trong cuộc tranh giành quyền lực.

        Khi về tới Mátxcơva, Zhukov mới biết Galina đang mang bầu. “Cha tôi lấy làm hãnh diện và hạnh phúc về điều này bởi lúc ấy ông đã 60 tuổi”, Maria nói. “Ông đã ước ao có một cậu con trai và rất luyến tiếc về người con trai đã không được sinh ra hồi năm 1951. Ông hạnh phúc được tận tay chăm sóc mẹ tỏi. yêu cầu mẹ tôi ăn nhiều hoa quả cũng như chỉ uống nước hoa quá ép. Và tôi đã chào đời vào tháng 6 năm 1957”.

        Trong một bức thư ngắn sau này được tìm thấy, đó là bức thư đã được chuyên đến nhà hộ sinh đúng vào những ngày diễn ra Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng tháng 6 năm 1957, ông viết:

        Ngày 22 tháng 6 năm 1957

        Galusha yêu quý của anh!

        Em có biết là đã có một cuộc chiến thật kinh khủng diễn ra suốt năm ngày nay. Tuy nhiên lúc này, mọi việc cũng đã khả quan hơn. Nhưng cũng phải mất 4 đến 5 ngày nữa mới xong em ạ bởi vẫn con nhiều vấn đề rất phức tạp.

        Sức khoe của em thế nào rồi! Con của chủng ta thì sao? Con giống ai hả em ? Anh vẫn nhớ hối còn bé, tóc của anh màu sẫm có cá những sợi màu tro đấy. Liệu con có nét gì giống thế không em? Con nặng và cao bao nhiêu hà em? Em phải ở lại bênh viện thêm 10 - 12 ngày nữa để bảo đảm sức khỏe em nhé.

        Thôi, anh phải dừng bút đây, đã 4 hôm nay anh chỉ được ngủ có 4, 5 tiếng thời, những giấc ngủ không ngon chút nào em ạ... Hôn em và con.


Georgi của em.       
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #124 vào lúc: 30 Tháng Chín, 2019, 04:11:21 pm »


        Maria kế đó là lần sinh nở rất vất vả của mẹ cô vì “Tôi là một đứa trẻ ốm yếu . Mẹ cô đã viết cho Zhukov một bức thư với những lời lẽ hét sức tuyệt vọng:

        Hai ngày nay em cảm thây thật sự khủng khiếp. Con gai của chúng ta bị mắc bệnh vàng da, hầu như nó không có cử động gì anh ạ. Hôm nay, các bác sĩ đã nói với em về một số khả năng xấu có thể xảy ra và họ rất lo cho con của chúng mình. Em rất sợ nếu phải mất con. Em đã yêu cầu họ phải cho em nhìn thấy con. Con nằm yên, thỉnh thoảng mới mở đôi mắt màu xám. Sinh con như thế này thật đau buồn. Có lẽ con mình chết mất. Giá mà em có thể gánh chịu nỗi đau thay cho con gái bé bỏng! Em không biết phải làm gì nữa. Em thực sự phát điên lên mất.

        Zhukov đã gửi thư ngay cho Galina.

        Ngày 26 tháng 6 nám 1957

        Galusha yêu quý của anh!

        Hôm nay nhận được thư em, cả đêm anh không ngủ được vì lo cho sức khỏe của em và con. Chuyện gì có thể xảy ra dày? Anh rất lo cho em, bởi anh không thể ở bên em lúc này và cũng không có ai gần gũi em lúc này cả.

        Anh mong em hãy bình tĩnh, đừng đầu hàng số phận như vậy. Em hãy cô gắng lấy lại thăng bằng, dù chuyện có xảy ra thi cuộc sống vẫn còn ở phía trước, em cần phải làm cho trong lòng mình thấy thanh thản. Anh vẫn luôn tâm niệm rằng kẻ yếu không thể giành được chiến thắng. Anh hy vọng với tư cách là một bác sĩ em sẽ hiểu được rằng trong những tình huống như vậy không thể có sự giúp đõ nào cả, thậm chí là cả tình thương yêu của người mẹ giành cho đứa con đầu lòng của mình.

        Galusha của anh, anh tin là sẽ được thấy em và con mạnh khỏe, vui tươi. Nhất định các bác sĩ sẽ cứu được con của chúng mình. Anh hy vọng sẽ sớm được gặp em và con trong không khí hạnh phúc, đầm ấm. Hôn em và con, chúc hai mẹ con sớm khoe.


G. của em.       

        Cuối tháng 10 năm 1957, cha tôi đi thăm chính thức Nam Tư và Albania. Đó thật sự là quãng thời gian rất khó khăn đối với ông, bởi sau lưng ông có rất nhiều kẻ đang âm mưu hãm hại và hủy hoại thanh danh của ông.
     
        Em yêu!

        Bây giờ là 12 giờ 15 phút và anh đang bay trên bầu trời Hungari. Anh sẽ đến sân bay Vnukovo lúc 2 giờ chiều. Anh còn phải vượt qua chặng đường 10.000 km nữa, trong đó hơn 2.500 km đi đường biển. Anh rất mệt. Anh chỉ muốn nghi ngơi chút sau chuyến đi vất vả này, nhưng đường như những việc hệ trọng vẫn còn ở phía trước em ạ.

        Anh rất hồi hộp khi hình dung ra cám giác hạnh phúc được gặp em và con gái của chúng ta. Anh nhớ hai mẹ con khủng khiếp. Chắc là Mashenka đã lớn và dễ thương lắm phải không. Anh muốn con gái giống anh và tất nhiên con có đôi mắt của em mà anh vẫn hằng yêu.


Georgi của em.       

        Sau đó, người anh hùng lỗi lạc nhất trong chiến tranh của đất nước Xô viết đã trở thành nạn nhân của những mưu toan đen tối, của thói ganh tị. Ngay khi về tới Mátxcơva, Zhukov đã được đưa thẳng từ máy bay tới cuộc họp của Ban Chấp hành trung ương Đảng. Tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương tháng 10 này đầy những lời cáo buộc và bôi nhọ vị anh hùng của những chiến công ở Mátxcơva, Stalingrad và Leningrad. Zhukov đã bị cách chức Bộ trương Bộ Quốc phòng và bị đưa ra khỏi Ban Chấp hành trung ương.

        Ngày ấy, cha tôi vẫn tràn đầy nhiệt huyết, sẵn sàng hết mình phục vụ Tổ quốc và nhân dân, vậy mà ông đã không được giao một công việc nào cả. Thậm chí tên ông cũng không còn trong danh sách của Ủy ban kiểm tra vốn giành cho tất cả các Nguyên soái. Đó là một giai đoạn cay đắng vì Nguyên soái cảm thấy mình bị bạn bè phản bội và đó cũng là bắt đầu giai đoạn ông phải sống trong sự xa lánh của mọi người và không được làm việc. Nếu không vì tình yêu giành cho mẹ con tôi, tôi không nghĩ là cha tôi còn có thể tồn tại được. Thật không dễ dàng với ông chút nào khi cứ phải ngồi ở nhà, nhìn vợ đi làm vì ỏng là người luôn tất bật với công việc. Mẹ tôi chứng kiến tất cả và bà rất lo lắng cho ông; bà kiên trì khuyên ông viết hồi ký thay vì ngồi không mà dằn vặt với những ý nghĩ tiêu cực ngớ ngẩn.

        Bắt đầu từ năm 1960, cả gia đình thường đi nghỉ hè ở Gagra. bên bờ Biển Đon. Có lần Zhukov thuê tầng hai của một ngôi nhà lớn ở trên núi ngay cạnh ngôi nhà nổi tiếng mà người ta đã quay bộ phim Những chàng trai hạnh phúc. Trên đường đi, ông luôn nhận ra được những mảnh đất mà mình đã đi qua trong thời chiến tranh. Buồn cười là, nhiều người đã nhầm mẹ tôi không phải là vợ của Nguyên soái, họ nghĩ rằng ông đang đi nghỉ cùng con gái và cháu gái. Nhiều người còn giữ cha tôi lại giữa phố để chuyện trò với cha về thời chiến tranh, về thời tiết... trong khi có người khen cha tôi có “cô cháu gái xinh thế’. Lúc đó ông hơi bực nhưng vẫn rất hãnh diện trả lời: “Đây là con gái tôi”.

        Maria kể rằng, trong những dịp như thế, Georgi thường chụp được rất nhiều bức ảnh có hồn, như những hàng cây trong công viên, cảnh bên hồ nước, cảnh những con thiên nga đen kiếm ăn trên bãi biển, cảnh biển... “Cha tôi hầu như không khi nào xa chiếc máy ảnh Đức góc rộng của ông”, Maria nói, “và trong chuyên đi nghỉ ở Gagra, ông chụp nhiều đến mức một số cuộn phim vẫn chưa bao giờ được tráng”.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #125 vào lúc: 30 Tháng Chín, 2019, 04:12:42 pm »

       
CHƯƠNG 21

NGƯỜI ANH HÙNG RA ĐI

        Một sự mất mát không thể bù đắp.
Cáo phó Nguyên soái Zhukov        

        Sau khi người vợ yêu dấu Galina mất, sức khỏe của Zhukov giảm sút rất nhanh. Vào đúng đêm phải nhập bệnh viện Kremlin, Nguyên soái đã chỉnh sửa và ký vào chương cuối cùng trong tập hồi ký của ông. Ngày 18 tháng 6 năm 1974, người lính vĩ đại nhất của nước Nga sau Suvorov đã mãi mãi ra di. Gần một tuần sau, cuốn hồi ký hai tập của ông được chuyến cho nhà xuất bản. Và như lời một người bạn thân của ông, “đây là công trình vĩ đại cuối cùng của Georgi Konstantinovich Zhukov”.

        Ngày 19 tháng 6, Liên Xô ra thông cáo chính thức về sự qua đời của Nguyên soái Georgi Konstantinovich Zhukov, người Anh hùng vĩ đại nhất trong Chiến tranh thế giới thứ hai. Bản thông cáo do hãng thông tấn chính thức của nhà nước Xô viết, Tass, khẳng định nhà lãnh đạo quân sự đã từ trần ngày hôm trước “sau một thời gian dài lâm bệnh”, hương thọ 77 tuổi.

        Tuy nhiên, một vài tờ báo phương Tây đã cố tình xem nhẹ sự kiện này khi họ chỉ cho đăng tải lẫn vào các mục khác của các trang tin trong. Một trong những quyết định gây ngạc nhiên cho nhiều người là tờ Thời báo New York đã đưa tin về cái chết của Nguyên soái ở tận trang 46. Rõ ràng là, những người biên tập tờ báo đã không xem đây là một sự kiện đáng được đăng tái ở trang nhất.

        Ban cáo phó còn cho biết, theo một số nguồn tin không chính thức, Nguyên soái Zhukov đã mất sau một cơn đau tim, căn bệnh này đã hành hạ ông suốt năm 1974.

        Bản cáo phó Zhukov có chữ ký của những nhà lãnh đạo cao nhất lúc đó như Leonid Brezhnev, Aleksei Kosygin và Nikolai Podgorny cùng các tướng lĩnh cấp cao trong quân đội. Bản cáo phó đã ca ngợi vị Nguyên soái là “một tấm gương sáng về sự hết mình cho sự nghiệp” và gọi sự ra đi của ông là “một mất mát không thể bù đắp đối với nhân dân và các lực lượng vũ trang Liên Xô”.

        Cả Suslov và Yepishev, những người vốn gây ra không ít nỗi buồn phiền cho Nguyên soái cũng ký tên trong bản cáo phó. Chiều ngày 21 tháng 6, Brezhnev dẫn đầu đoàn tang lễ đưa bình đựng tro cốt Nguyên soái về nơi an nghỉ cuối cùng một ô nhỏ trong bức tường gạch đỏ điện Kremlin; hai hàng quân danh dự mang những tấm huân, huy chương Nguyên soái được trao tặng đứng hai bên di ảnh của ông.

        Stalin và Khrushchev, những người đã cố tình hạ uy tín của Zhukov và gây đau khổ cho ông cùng những người con gái của ông đều không có vinh dự được yên nghỉ trên bức tường đỏ của điện Kremlin. Stalin mất năm 1953; ban đầu, được dự kiến tiến hành ướp xác để bao quản thi hài lâu dài và đặt trong Lăng bên cạnh Lênin. Tuy nhiên, tại Đại hội lần thứ XXII Đảng Cộng sản Liên Xô năm 1961, D.A. Lazukina, một đảng viên hơn 50 năm tuổi Đảng kể với các đại biểu rằng vào tối hôm trước bà “gặp” Lênin và Người đã nói với bà ta là: “cảm thấy không vui khi phải nằm bên cạnh Stalin, một con người đã gây bao tai họa cho Đảng". Và cùng một số lý do khác, một nghị quyết được thông qua là, đưa thi hài của Stalin ra khỏi Lăng và việc này được tiến hành ngay lập tức. Phía sau Lăng Lênin, người ta đào một ngôi mộ rất sâu để an táng Stalin và bên trên gắn tâm bia bằng dá granite có khắc tên “J.v. Stalin” (nhưng bằng chữ cái Kirin).

        Nikita Khrushchev qua đời tháng 9 năm 1971 sau một cơn đau tim, và được mai táng tại Nghĩa trang Novodevichv ở Mátxcơva.

        Nguyên soái Klimenti Voroshilov, người đã không ra tay giúp đỡ những đồng đội trong hàng ngũ sĩ quan Hổng quân trong “cuộc đại thanh trừng” đã chết trước Khrushchev vài năm.

        Gia đình Zhukov còn phái chịu một điều cay đắng nữa là, ngay sau lễ tang của ông, một phái đoàn đã đến ngôi nhà của ông ở nông thôn và căn hộ ở Mátxcơva thu gom những tư liệu cá nhân của ông cùng như nhiều giấy tờ khác.

        Sau những năm đầu thập niên 90 thế kỷ XX, khi Liên Xô đã tan rã, Đảng Cộng sản mất quyền kiểm soát đối với các lực lượng vũ trang. Nhân dân Xô viết giờ đây không còn ngần ngại bày tỏ sự kính trọng của mình với người đã có đóng góp to lớn cho chiến thắng của dân tộc. Một bức tượng Nguyên soái được dựng trước trụ sở Bộ Ngoại giao. Một bức tượng bán thân của ông cùng được đặt ở Bộ Quốc phòng.

        Khi dưa tin Nguyên soái Zhukov mất trên trang nhất, tờ Guardian (Anh) đã gọi ông là “vị cứu tinh của thành phố Mátxcơva”, nhắc đến sự nổi tiếng sớm của ông đã kết thúc vào tháng 10 năm 1957 khi có thông báo về việc Nguyên soái sẽ rút khỏi cương vị Bộ trưởng Bộ Quốc phòng. Được biết, trong một bài báo viết trên tờ Pravda (cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Liên Xô), Nguyên soái Ivan Konev đã hướng sự chú ý của mọi người vào “âm mưu nhằm hạn chế ảnh hưởng của Đảng trong quân đội” của Zhukov. Ngay sau đó, Ban Chấp hành trung ương Đảng đã ra một nghị quyết khai trừ Zhukov khỏi Ban Chấp hành trung ương.

        Cũng bắt đầu từ đó, sự nghiệp vẻ vang của vị Nguyên soái chấm dứt. Người ta thông báo cho ông đi nghỉ 3 tháng nhưng thực tế, “kỳ nghỉ” kéo dài tới 8 năm. Ít nhất thì mãi đến tháng 4 năm 1965, danh dự của Zhukov mới được khôi phục phần nào khi Konev phát biểu rằng mặc dù ông có “một số sai lầm” nhưng ông thực sự là “một nhà chỉ huy quân sự kiệt xuất”. Zhukov cũng chính thức xuất hiện trở lại tại Lễ diễu hành kỷ niệm Ngày quốc tế Lao động (1-5) ở Mátxcơva năm 1965. Ông được mời đứng trên khán đài Lăng Lênin.

        Trong chuyến thăm Mỹ năm 1959, Tổng Bí thư Khrushchev đã nói với Tổng thống Eisenhower: “Ngài đừng lo lắng về người bạn cũ Zhukov, ông ấy đang an hưởng cuộc sống hưu trí và đang viết hồi ký”.

        Sự kiện Nguyên soái qua đời còn được đăng trên tờ Các sự kiện nổi bật trên thế giới trong năm (Annual Register of World Events), trong đó tóm lược cuộc đời của vị Nguyên soái trong một số câu ngắn gọn nhưng rất súc tích như sau:

        Những chiến công lừng lẫy nhất của Nguyên soái phải kể đến như: chiến dịch bảo vệ và giải cứu thủ đô Mátxcơva năm 1941, thành phố Stalingrad năm 1942 - 1943 và tiếp đó là cứu nguy cho thành phố Leningrad năm 1943; ông đã chỉ huy một phương diện quân đánh chiếm Berlin năm 1945. Sau khi quân Đức đầu hàng, ông trở thành Tổng Tư lệnh các lực lượng vũ trang tại khu vực do Liên Xô kiểm soát tại Đức và cũng là đại diện của Liên Xô trong Hội đồng Kiểm soát của Đồng minh. Năm 1946, ông bị triệu hồi về nước và bị đẩy vào cảnh không được ai biết tới mà nguyên nhân được cho là do sự ghen tị của Stalin. Ông được khôi phục chức vụ vào năm 1953 - 1955 với cương vị là Thứ trưởng thứ nhất Bộ Quốc phòng; từ năm 1955 - 1957 là Bộ trưởng Quốc phòng Liên Xô và là thành viên của Đoàn Chủ tịch Xô viết tối cao. Nhưng ông lại bị đẩy vào “bóng tối”, lần này là do Nikita Khrushchev, vì có dấu hiệu theo chủ nghĩa Bonapart. Mãi tới tháng 2 năm 1965, ông mới được giải oan nhưng vẫn không được giữ chức vụ gì. Trong suốt cuộc đời binh nghiệp, Zhukov đã 4 lần được trao danh hiệu Anh hùng Liên Xô và được tặng thương nhiều huân, huy chương các loại cũng như các phần thưởng khác của nhiều Chính phủ và tổ chức quốc tế.

        Nhưng có lẽ, lời điếu văn hay nhất dành cho Zhukov là của nhà ngoại giao Ấn Độ, K.P. Menon, ông đã viết về Zhukov với những ý khác hẳn từ nhiều năm trước khi Zhukov qua đời, trong lúc vị Nguyên soái còn đang bị những kẻ nịnh bợ, những nhà lý luận của Nikita Khrushchev tìm cách hãm hại. Menon viết: “sau khi Stalin qua đời, trên bầu trời nước Nga không có một ngôi sao nào sáng hơn vầng hào quang của Zhukov”.
« Sửa lần cuối: 01 Tháng Mười, 2019, 08:06:06 pm gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #126 vào lúc: 01 Tháng Mười, 2019, 08:20:24 pm »

         
LỜI KẾT

HẬU THẾ BIẾT ƠN ÔNG

        Tôi có cảm nhận, Nguyên soái Zhukov là một con người vĩ đại dù ở bất kỳ đất nước nào.
Tướng Mỹ WALTER BEDELL SMITH (sau này làm Đại sứ)       

        Tôi vô cùng ngưỡng mộ Nguyên soái Zhukov.
KATHLEEN HARRIMAN, con gái Đại sứ Mỹ tại Liên Xô       

        Tôi tin rằng, nếu Zhukov được trao quyền tự do hành động như Chính phủ chúng ta đã dành cho Eisenhower, thì những vấn đề của chúng ta ở nước Đức đã có thè được giải quyết một cách dễ dàng.
Tướng Mỹ JOHN R. DEANE       

        Cuộc chiến đẫm máu nhất trong lịch sử đã kết thúc; Hitler, Goebbels và Himmler đều đã tự sát, để trốn tránh giá treo cổ (cả Goering sau đó cũng vậy, năm 1946, sau khi xuất hiện trước Tòa án Nuremburg với tư cách bị cáo chính, hắn tự kết liễu đời mình để khỏi bị hành hình). Ngày 10 tháng 6 năm 1945, Eisenhower, Zhukov và Montgomery, những người chiến thắng của phe Đồng minh, đã họp mặt tại Frankfurt-am-Main trong một buổi lễ kỷ niệm long trọng, đầm ấm, tôn trọng lẫn nhau và thật vui vẻ. Trong những bộ quân phục trang trọng, những vị tư lệnh cùng hồi tưởng lại nhiều kỷ niệm của cuộc chiến tranh có một không hai mà họ tham gia. Cho dù ngôn ngữ bất đồng nhưng vẫn có một sự gần gũi đặc biệt giữa Eisenhower và Zhukov bởi người ta thường thấy hai ông đi cùng nhau, chuyện trò cùng nhau, cùng thưởng thức các món ăn và cùng phà trò. Và đối với nhiều nhà quan sát thì đường như không thể có điều gì có thể chia rẽ được hai vị chỉ huy trong phe Đồng minh chống phát xít này được. Trong chiến tranh, hai ông đã không chỉ một lần chia sẻ cho nhau những tin tức tuyệt mật và hiệp đồng tác chiến trong những kế hoạch chiến lược. Sau này, trong những cuốn hồi ký và những cuộc phỏng vấn, các nhà ngoại giao, các tướng lĩnh và các nhà báo phương Tây - những người từng gặp gỡ Zhukov - đều có chung một nhận xét, Zhukov không chỉ là một nhà chỉ huy quân sự tài ba mà còn là một đại diện tiêu biểu của dân tộc Nga.

        Nguyên soái Zhukov đã nhận được sự đón tiếp trọng thị khi ông bay đến Frankfurt-am-Main. Và cuộc gặp giữa ông, tướng Eisenhower và Thống chế Montgomery được coi là một cuộc gặp không thể nào quên. Tờ Times miêu tả, Zhukov đã được đón tiếp theo “nghi lễ hoàng gia” tại tổng hành dinh của tướng Eisenhower tại tòa nhà I.G. Farben, đó là một dinh thự hiện đại nằm giữa một không gian xanh tươi của vườn cây. Đây cũng là một trong số rất ít dinh thự còn sót lại mà không bị hư hại bơi những trận bom dội xuống hầu như toàn thành phố Frankfurt. Bữa tiệc đã diễn ra sớm hơn, ngay khi chiếc máy bay Dakota chở Thống chế Montgomerv từ tổng hành dinh  hạ cánh xuống sân bay và ông được ô tô đưa đến. Những nghi lễ đón tiếp trang trọng như nhau (bắn súng chào mừng, duyệt đội danh dự chọn trong những đơn vị xuất sắc nhất của quân Anh, Mỹ) được dành để đón tiếp Zhukov và Montgomery. Ngoài 20 sĩ quan hầu cận, cùng di với còn có viên trợ lý hay càu nhàu Andrei Vyshinsky, được Stalin cử đi theo Nguyên soái với tư cách là cố vấn chính trị. Vyshinsky từng là Công tố viên trương của Stalin tại các phiên tòa trong cuộc “Đại thanh trừng” những năm 1937 - 1939 và còn được biết với biệt danh “kẻ khủng bố khủng khiếp” với vô số nạn nhân của những bản án nghiệt ngã. (Vyshinsky còn là Đại sứ đầu tiên của Mátxcơva tại Liên Hiệp Quốc). Nhưng trong con mắt của những người chứng kiến, sự có mặt của Vyshinsky không ngăn cản được những câu chuyện và những lần nâng ly vui vẻ giữa Nguyên soái và hai người đồng nhiệm1. Một trong những câu chuyện mà Zhukov đã nói với tướng Eisenhower tại bữa tiệc là tổn thất to lớn mà Liên Xô đã phải trả để giành được chiến thắng này. Eisenhower kể lại, Zhukov đã nói rằng: số phụ nữ, trẻ em và người già đã bị bọn phát xít giết hại nhiều đến mức Chính phủ Liên Xô không thể thống kê chính xác là bao nhiêu.

        Điều đầu tiên mà Zhukov làm sau khi chào hỏi những vị chủ nhà là trao huân chương của Liên Xô cho tướng Eisenhower và Thống chế Montgomery, “những siêu - siêu phần thưởng của nước Nga” - Huân chương Chiến thắng2. Sau khi ba vị tư lệnh trao đổi những bức ảnh có ký tặng tại buổi gặp gờ lần trước ở Berlin, Zhukov đã trao những huân chương trên với những lời lẽ hết sức giản dị: “Từ đáy lòng mình, tôi xin được chúc mừng các ngài”. Tiếp đó, ba vị tư lệnh còn đàm đạo với nhau về chiến tranh ở châu Á - Thái Bình Dương. Nguyên soái đã kể về những kỷ niệm khi ông chỉ huy bộ đội đánh tan đội quân xâm lược đông đảo của Nhật ở Mông Cổ mùa hè năm 1939. Cũng chính từ thắng lợi giòn giã này, Stalin đã chú ý tới ông.

-------------------
        1. Eisenhower có ghi lại rằng, những lần gặp gỡ sau đó, thường là tổ chức  ở Berlin, Zhukov thường không cho bố trí người Cố vấn chính trị ở bên cạnh minh. Có lần hai ông gặp nhau riêng và chỉ có sự hiện diện duy nhất của người phiên dịch.
        2. “Siêu - siêu phần thưởng” là câu nói của tường John Dean, trưởng phái đoàn quân sự Mỹ tại Mátxcơva.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #127 vào lúc: 01 Tháng Mười, 2019, 08:21:13 pm »


        Khi Zhukov trao huân chương, cả Eisenhower và Montgomery đứng sát nhau với tư thế rất trang nghiêm. Sau đó, Zhukov phát biểu nhấn mạnh sự cần thiết phái có sự thông nhất giữa các nước từng là Đồng minh trong bối cảnh thế giới sau chiến tranh. Hơn nửa thế kỷ qua, cả thế giới đã phải đối mặt với chủ nghĩa khủng bố quốc tế, trong khi ngày đó, Nguyên soái đã nói (sau này, trong các cuộc trao đổi riêng với Eisenhower, ông cũng đề cập tới điều này), sự đoàn kết giữa các cường quốc có thể ngăn chặn được sự bùng phát của bạo lực trong tương lai - Một câu nói rất có giá trị mà ngày nay trong mỗi dịp kỷ niệm Chiến thắng phát xít ở Mátxcơva (ngày 9 tháng 5), Tổng thống kiêm Tổng Tư lệnh các lực lượng vũ trang Nga luôn nhắc lại những điều mà Nguyên soái Zhukov đã từng nêu ra về một sự thống nhất giữa các nước Đồng minh năm 1945.

        Dưới đây có thể dẫn ra một đoạn phát biểu của Tổng thống Vladimir Putin nhân kỷ niệm ngày Chiến thắng ngày 9 tháng 5 năm 2002:

        Kể từ năm 1945, thế giới đã có nhiều biến đổi. Nhưng thế giới vẫn rất không ổn định. Những thế lực đen tối và bạo lực vẫn còn hiện diện. Chúng có nhiều tên gọi khác nhau nhưng vẫn giữ nguyên bản chất... Ngày Chiến thắng là một bài học, là lời cảnh báo... Chúng ta chí có thể chống lại những mối đe dọa đó với sự phối hợp những nỗ lực và ý chí của tất cả các quốc gia và các dân tộc. Liên minh chống phát xít là minh chứng thực tế cho điều này... Hiện nay, chung ta đã, đang va sẽ tiếp tục phối kết hợp cùng nhau trong những nỗ lực nhằm chống lại mối đe dọa chung, đó là chủ nghĩa khủng bố.

        Huân chương Chiến thắng trao tặng cho tướng Eisenhower và Thống chế Montgomery vì những đóng góp to lớn của họ trong cuộc chiến tranh có hình một ngôi sao 5 cánh làm bằng bạch kim. được tô màu dỏ và xanh da trời, nạm 135 viên kim cương và 5 viên hồng ngọc; chính giũa ngôi sao có mô hình điện Kremlin. Eisenhower đã viết trong cuốn hồi ký của mình rằng: “Tấm huân chương dành cho tôi và Montgomery là một trong số rất ít những phần thưởng mà tôi đã từng thấy có giá trị thật sự thay vì chỉ có giá trị về mặt hình thức hay tinh thần thuần tuý”. Chỉ có năm người nước ngoài được trao tặng phần thương cao quý này là tướng Eisenhower, Thống chế Montgomery, Nguyên soái Josip Broz Tito, Nguyên soái Ba lan Mikhail Kolazvmierski và Vua Michael của Romania. (Vài ngày trước cuộc gặp ở Frankfurk. Eisenhower đã bay đến Berlin để trao tặng phần thưởng của chính phủ Mỹ dành cho Nguyên soái Zhukov - Huân chương vẻ vang cấp Tổng tư lệnh, Thống chế Montgomery cũng đã trao tặng phần thưởng của nước Anh cho Zhukov - Huân chương Hiệp sĩ).

        Sau phần trao tặng huân chương cho Eisenhower và Montgomery, ba vị tư lệnh cùng nâng cốc chúc mừng chiến thắng chung. Eisenhower nhớ lại, đó là một ngày hè đẹp trời và sau những món khai vị cho bữa trưa có rượu vang là một bữa tiệc thịnh soạn với rất nhiều lần nâng cốc. Eisenhower kể rằng, lúc đó Zhukov đã thể hiện ông là một diễn giả tuyệt vời và những điều ông phát biểu trong bữa tiệc là “những lời ca ngợi các lực lượng Đồng minh và hy vọng sự hợp tác của chúng ta sẽ thành công tốt đẹp”.

        Trong bài diễn văn của mình, Zhukov không sử dụng giấy tờ viết sẵn. Bởi một điều hầu như chắc chắn là nếu đọc một bài diễn văn viết sẵn thì chỉ một năm hay thậm chí vài tháng sau ông sẽ phải nhận những lời khiển trách nghiêm khác của Mátxcơva vì đã dành quá nhiều lời ca ngợi quân Đồng minh. Nguyên soái đã bắt đầu bài phát biểu của mình như sau:

        Mọi người đều biết nhân dân chúng tôi đã phải mang trên vai gánh nặng to lớn của cuộc chiến tranh này. Nhân dân Liên Xô đã phải gánh chịu những tổn thất nặng nề nhất của chiến tranh, đất nước chúng tôi đã bị tàn phá, bị vơ vét hơn bất kỳ quốc gia nào đã tham gia vào cuộc chiến tranh này. Nhưng nhân dân chúng tôi tin rằng, họ không lẻ loi trong cuộc chiến này, trong sự nghiệp chính nghĩa của mình. Và họ đã chiến đấu hết mình và chân thực, vì vậy giờ đây họ có thể ngẩng cao đầu trước các bạn Đồng minh.

        Tiếp theo, Zhukov chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của Anh và Mỹ trong thời gian chiến tranh: "Vương quốc Anh và Hợp chủng quốc Hoa Kỳ đã ủng hộ Liên bang Xô viết khi mà sự giúp đỡ như vậy là rất khó khăn. Nhân dân chúng tôi sẽ không bao giờ quên điều đó. Trong tương lai, tất cả chúng ta đều phải thực hiện nghĩa vụ của mình để bảo vệ thế giới này không phải chịu hành động hiếu chiến nào nữa.”

        Sau đó, Nguyên soái nâng cốc chúc mừng Eisenhower để bày tỏ sự ngưỡng mộ đối với người bạn Mỹ tốt bụng: “Đây là một người có trái tim của một người lính và trí tuệ của một nhà ngoại giao - một con người có khả năng tập hợp nhiều người thuộc các dân tộc khác nhau dưới sự chỉ huy của mình và đưa họ đến với chiến thắng”.

        Trong lời đáp, Eisenhower nói: “Cũng nhân dịp này cho phép tôi được bày tỏ rằng, tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình từ những người lính và những nhà ngoại giao xuất sắc nhất mà chỉ có thể đến từ hai đất nước vĩ đại. Và cho tôi xin gửi đến họ voqai lòng biết ơn vô hạn. Hỏm nay, tôi không thể kể hết tên của những con người đó, bởi chỉ nêu riêng một ai thì sẽ là điều không công bằng. Nhưng tôi biết rõ điều họ mong muốn đó là nền hòa bình."
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #128 vào lúc: 01 Tháng Mười, 2019, 08:21:30 pm »


        Eisenhower tiếp tục với bài phát biểu ngắn gọn của mình: ‘Đối với các lực lượng Đồng minh, theo tôi, chúng ta chỉ có hòa hình khi chúng ta chiến đấu vì điều đó".

        “Cá nhân tôi". Eisenhower nói thêm, “tôi tin rằng, không có ai đang có mặt ở đây sẽ không từ bỏ tất cả danh dự, tất cả danh tiếng và tất cả những thứ khác mà cuộc chiến tranh này đã mang lại cho anh ta nếu anh ta đã có thể tránh được những bi kịch và đau khổ đã xảy ra đối với người dân trong cuộc chiến này. Đây là một cuộc thánh chiến và chúng ta phải giành chiến thắng bằng bất cứ giá nào "

        Sau bài diễn văn của Eisenhower, mọi người đã quay sang chúc tụng nhau, tất cả những người Anh, người Mỹ, người Nga và người Pháp. Nhưng trước đó, Montgomery đã trang trọng phát biểu khi ông được Zhukov gắn Huân chương Chiên thắng: ‘Thật là vinh dự lớn cho tôi khi được nhận phần thưởng này từ vị nguyên soái lừng danh của Liên Xô - Nguyên soái Zhukov". Lát sau mọi ngươi còn thấy, với một tâm trạng phấn khởi và cởi mở, Thống chế đã thân mật vỗ vào lưng Zhukov, mời Nguyên soái tới thăm tổng hành dinh của quân Anh.

        Buổi lễ ở Krankturk là một thành công lớn. Zhukov hoàn toàn thấy thoải mái và rất hài lòng, nhất là với màn biểu diễn song ca cùng với tướng Eisenhower trong phần văn hóa - văn nghệ vui vẻ sau bữa tiệc dù rằng có sụ khác biệt vế ngôn ngữ (trong khi Eisenhower đã biết rằng, ngay tại tổng hành dinh ở Merlin, tất cả mọi việc từ những chi tiết nhỏ nhất, kể cả việc thực hiện những cuộc viếng thăm với danh nghĩa cá nhân hay trả lời những câu hỏi đơn giản nhất của những người đồng nhiệm bên phía Đồng minh, Zhukov đều phải hỏi ý kiến của Mátxcơva. Tuy nhiên, Eisenhower cho biết, Zhukov đã thể hiện “tính độc lập trong hành động” sau khi ông nói với Eisenhower: “Nếu tôi cứ xin ý kiến về những vấn đề nhỏ nhặt để có được quyết định khi làm việc với Washington thì tôi sẽ bị cách chức và Chính phủ tôi sẽ cử một người khác có thể tự giải quyết những vấn đề đó”).

        Trong cuốn Sự thanh thản xuất bản năm 1967, Eisenhower có nhận xét khá thú vị về Zhukov: “Nguyên soái gần như không có tính kiên nhẫn của một nhà chính trị. Một lần, khi tôi nói rằng tôi muốn trao đổi với ông ấy về một vấn đề quân sự và không có sự tham dự của cố vấn chính trị của tôi, Robert Murphy, tuy nhiên tôi có nói thêm là ông có thể cho cố vấn của ông tham gia nếu thấy cần thiết. Nhưng ông ấy trả lời ngay rằng ông ấy không cần: “Nếu ngài đã không cần đến cố vấn của mình thì tôi cũng không cho cố vấn của tôi dự”. Rồi ông ấy quay sang viên сố vấn Andrei Vyshinsky và nói: “Đồng chí hãy ra ngoài đi, bây giờ tôi không cần đồng chí”. Nhà sử học Stephen Ambrose thuật lại cách Eisenhower mô tả Zhukov với tư cách là một nhà chỉ huy: Eisenhower đã nói với Montgomery rằng, vị Nguyên soái Nga có một đẳng cấp riêng, hãy xem các chiến dịch của ông ấy (mà ông luôn có mặt ở những “điểm nóng”) để thấy chúng lý giải cho những hành động của ông, bao gồm cả việc ông ấy sử dụng các loại vũ khí có khả năng áp chế đối phương, sự quan tâm tới yếu tố thời tiết và sự cấn thận trong việc tổ chức lực lượng và cung cấp hậu cần cùng các trang thiết bị, vũ khí cần thiết trước khi mở cuộc tấn công, tất cả những cái đó đã khiến ông trở thành một người nổi bật”.

        Thực ra, tình huống Eisenhower và Zhukov lên song ca nói ở trên xuất phát từ việc đoàn ca sĩ da đen Mỹ tình nguyện đến trình diễn tại buổi lễ kỷ niệm của quân Đồng minh ở Frankfurt. Rất hứng khỏi với màn văn nghệ, Eisenhower đã xua tan bầu không khí dè dặt bằng việc cùng với Zhukov và các nghệ sĩ hòa vào nhịp dàn ghita hát những bài “Old Шаек Joe”, “Old Folks at Home” và “Ol Man River”. Viên phó của Eisenhower, trung tướng Lucius Clay, cũng nhớ lại, hai tháng sau đó, Eisenhower cùng các sĩ quan tùy tùng và Đại sứ Harriman là khách mời của Mátxcơva và khi tin Nhật Bản đầu hàng vô điều kiện được thông báo ngay tại tiệc chiêu đãi trong điện Kremlin, Eisenhower cùng tất thảy các vị chủ, khách khác hân hoan trước tin mừng đó đã cùng hát bài “Hành khúc người thủy thủ sông Volga” và nâng cốc vodka liên tục.

        Tiếp sau lễ trao huân chương và tiệc chiêu đãi là lễ diễu binh và màn trình diễn của không quân. Được sự chấp thuận của Nguyên soái Không lực Hoàng gia Anh, ngài Arthur Harris, các vị khách có dịp chứng kiến đội hình 1.700 chiếc máy bay chiến đấu và máy bay ném bom của Anh và Mỹ bay sát nhau qua lễ đài. Nguyên soái Zhukov đã nói với Eisenhower khi đó rằng thật không thể ấn tượng hơn. Sau đó, Zhukov còn trao tặng các huân chương như Huân chường Cờ đỏ, Huy chương tuyên dương công trạng chiến trường cho 20 sĩ quan Anh. Mỹ khác.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #129 vào lúc: 01 Tháng Mười, 2019, 08:22:23 pm »


        Hai tháng sau cuộc gặp ở Frankfurk, Eisenhower nhận lời mời của Nguyên soái Zhukov đi thăm Mátxcơva. Trợ lý của Tổng thống Truman, Harry Hopkins đã thông báo với Eisenhower về mối băn khoăn của Stalin khi mời ông đến Mátxcơva vào đúng ngày 24 tháng 6 (ngày diễn ra Lễ diễu binh mừng Chiến tháng, nếu ông thấy không tiện thì có thể đến bất cứ lúc nào trước khi diễn ra Hội nghị Potsdam, từ ngày 7 tháng 7 đến ngày 2 tháng 8 hoặc ngay sau Hội nghị).

        Eisenhower nói với Hopkins rằng, trước đó, ông đã được mời đến thăm Mátxcơva vài lần, nhưng Bộ Chiến tranh không cho phép cho dù ông cùng muốn đi. Theo Eisenhower, sẽ là sai lầm nếu ông không đi ngay lúc ông được mời. Ông cũng nói với Hopkms rằng, nếu như ỏng tới Mátxcdva thì sau đó nên mời Zhukov sang thăm Mỹ. Hopkins đã báo cáo vấn đề lên Tổng thống Truman và Tống thông chấp nhận ý kiến đó.

        Đại sứ Harriman kể lại, trong chuyến đi đó, một lần Eisnhower và Zhukov cùng đi xem một trận bóng đá và khi hai ông được giới thiệu thi khán giả đã hò reo, vỗ tay chào mừng rất nồng nhiệt, điều mà ông ta chưa bao giờ thấy. Eisenhower lúc đó được xem là biểu tượng sống của sự hợp tác Xô - Mỹ và Harriman cũng cảm nhận rằng dân chúng, chứ không phải những người lãnh đạo của họ, mong muốn sự hợp tác đó tiếp tục1.

        Một nhân chứng khác đã cảm nhận về sự chào đón của khán giả nói trên là tướng Mỹ John R. Dean. Tướng Dean kể rằng khi trận đấu kết thúc, Eisenhower và Zhukov đứng lên ra về thì khán giả trên sân lại nhiệt liệt hoan hô hai ông với tiếng hô ngày một lớn. Sau cùng là một cử chỉ thật thân mật giữa hai ông, Eisenhower khoác tay lên vai Zhukov còn Zhukov ôm ngang lưng Eisenhower. Và với cử chỉ đó tất cả các khán dài càng trở lên huyên náo hơn. Hai ông vẫy tay chào khán giả và cách duy nhất để kết thúc sự hò reo của họ là hai người rời khỏi khu khán đài của mình, nhưng đám đông vẫn còn tiếp tục hoan hô 10 phút nữa. Theo tướng Dean, những hành động đó không hề mang dáng dấp của một cuộc biểu tình, nó không liên quan gì đến vấn đề về hệ tư tương hay chính trị mà đơn giản đó chỉ là cách biểu lộ tình cảm chân thành của một bộ phận tiêu biểu nhân dân Nga, là tình cảm sâu sắc của họ dành cho người Mỹ mà Eisenhower là hiện thân. “Đó là một tình cảm thật nồng ấm”, tướng Dean nói, “nó thật sự khích lệ những người Mỹ chúng tôi đang có mặt ở đó”.

        Dean cũng nhớ lại buổi gặp đầu tiên giữa Eisenhower và Stalin; Eisenhower đã tạo được một ấn tượng khá lớn đối với Stalin, ông nói rất ít và kiềm chế không phát biểu những lời nhận xét tốt đẹp mà Stalin thường được nghe từ các vị khách nước ngoài khi họ gặp ông. Hai ông đã đứng cạnh nhau 5 tiếng đồng hồ trên khán đài Lăng Lênin để xem cuộc diễu hành thể thao, chỉ tiếc là do bất đồng ngôn ngữ nên họ đã không thể trò chuyện sôi nổi hơn.

        Một điều rõ ràng là, Eisenhower cũng đã có chung một tâm trạng rất phấn chấn như bao người Nga ông đã gặp, đến mức mà ông nói với Harriman là ông tin người bạn Zhukov của ông sẽ trở thành người kế nhiệm Stalin trong tương lai và mở ra một kỷ nguyên mới cho quan hệ hữu nghị Xô - Mỹ. Eisenhower cho biết trong những bữa tiệc liên tiếp để cầu chúc cho hòa bình, ông và Nguyên soái thường cùng khoác tay nhau đi nâng cốc với mọi người. Nhưng vị Đại sứ Mỹ đã làm vơi đi phần nào những hy vọng đó của Eisenhower khi nói rằng, họ (Eisenhower và Zhukov) là những người “không thực tế”, họ là những nhà lãnh đạo quân sự cuối cùng nhận ra rằng sự hợp tác trong chiến tranh đã kết thúc. Theo quan điểm của Harriman, càng hy vọng bao nhiều thì cuối cùng càng vỡ mộng bấy nhiều. Sau này, ông viết: “Cũng như Nguyên soái (Zhukov), Eisenhower đã quá chậm mói hiểu ra tầm quan trọng đặc biệt của Đảng Cộng sản Liên Xô trong việc đề ra đường lối, chính sách của Nhà nước Xô viết”.

        Mặc dù Eisenhower viết hồi ký trong thời gian Chiến tranh Lạnh, nhưng ông vẫn dành những tình cảm nồng ấm khi nói về tình bạn giữa ông và Zhukov, mối quan hệ đó tiếp tục phát triển cho tới lúc ông hoàn thành nhiệm vụ ở châu Âu trở về Mỹ. Eisenhower cũng thành thực nói rằng: “Tình bạn của chúng tôi chỉ mang tính cá nhân mà thôi, thật tiếc là nó không thể đại diện cho tất cả”. Phải mười năm sau, hai ông mới gặp lại nhau tại Hội nghị thượng đỉnh của bốn cường quốc tại Geneva năm 1955, tuy nhiên thời điểm đó mối quan hệ cá nhân của họ phải nhường chỗ cho quan hệ chính trị của hai siêu cường, khi đó Eisenhower là Tống thống Mỹ, còn Zhukov là Bộ trương Bộ Quốc phòng Liên Xô. Một số nhà quan sát sau đó cho rằng, vị thế của Zhukov trong phái đoàn Liên Xô tới Geneva chỉ mang tính hình thức.

-------------------
        1. Một số chi tiết về chuyến thăm này đã được đề cập ở Chương 18.
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM