Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Tư, 2024, 12:05:28 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Nguyên soái Zhukov người chiến thắng Hitler  (Đọc 13616 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #100 vào lúc: 25 Tháng Chín, 2019, 04:59:04 pm »


        Đầu tháng Giêng năm 1942, Hồng quân vạch kế hoạch tổ chức  một cuộc tổng tấn công. Trước đó, quân đội Xô viết đã giành được những chiến thắng quan trọng trên mặt trận Mátxcơva, ở một số khu vực, kẻ thù đã bị đẩy lùi xa tối 200 km. Zhukov được gọi về Mátxcơva để hỗ trợ dự thảo bản kế hoạch mới cho cuộc tống tấn công sắp tới này. Bộ đội Xô viết đã giành lại được thành phố Klin và Zhukov thấy trên tờ Pravda của Đảng một phát biểu của Ngoại trương Anh Anthony Eden khi ông ta tới thăm thành phố Klin, rằng: “Tôi rất vui mừng được chứng kiến chiến công của quân đội Nga, những chiến công đó thật vĩ đại”.

        Tại Bộ Tổng Tư lệnh tối cao, Stalin hỏi ý kiến của Zhukov về bản dự thảo kế hoạch.

        “Chúng ta phải tổ chức các đòn tấn công chủ đạo ở mặt trận phía Tây, ở đó tình hình thuận lợi hơn cho chúng ta và kẻ dịch chưa có thời gian để chấn chỉnh lực lượng”, Zhukov nói. Tuy nhiên, ông cũng nói cuộc tấn công sẽ thất bại nếu các đơn vị không được bổ sung thêm quân số và vũ khí; cần phải tổ chức  các lực lượng dự bị và các đơn vị xe tăng.

        Theo Zhukov, lần này con số thương vong ắt hẳn sẽ đáng kể (Vấn để bộ đội bị thương vong là một vấn đề quan trọng đối với Zhukov vì ở phương Tây, ông thường bị chỉ trích là không quan tâm đến sinh mạng của binh lính. Còn ở đây, trong điện Kremlin, ông đã thể hiện rõ lập trường của mình đối với những tổn thất sinh mạng không cần thiết.): “Đối với các chiến dịch ở khu vực Leningrad và Tây Nam, tôi phải nói rằng, bộ đội của chúng ta đang phải chiến đấu với kẻ thù có khá năng phòng thủ khá mạnh. Nếu không dùng hỏa lực mạnh của pháo binh, ta sẽ không thể chọc thủng được tuyến phòng thủ của địch mà còn bị tốn thất nặng một cách vô nghĩa và tự làm khó cho mình. Tôi sẽ tăng cường lực lượng ở mặt trận phía Tây và sẽ đẩy mạnh các đợt tấn công ở hướng đó”.

        Một thành viên Đại bản doanh phát biểu rằng, điêu kiện không cho phép đảm bảo tổ chức đồng thời các chiến dịch tấn công trên tất cả các mặt trận. Sau đó, Stalin nói Timoshenko ủng hộ kế hoạch tấn công địch ở hướng Tây Nam.

        Khi mọi người rời phòng họp, Tổng Tham mưu trương Shaposhnikov nói với Zhukov:

        - Lẽ ra vừa nãy đồng chí không nên tranh luận, Bộ Tư lệnh tối cao đã quyết định vấn đề này rồi.

        - Vậy tại sao lại còn hỏi ý kiến của chúng tôi?

        - Tôi không biết, đồng chí thân mến của tôi ạ.

        Hai tuần sau, Bộ Tổng Tư lệnh tối cao chí thị rút Tập đoàn quân Xung kích số 1 khỏi mặt trận và phiên chế về Lực lượng Dự bị của Bộ Tổng Tư lệnh tối cao. Zhukov và tướng Sokolovsky, Tham mưu trưởng Phương diện quân Tây, đề nghị cho phép giữ lại Tập đoàn quân này.

        Zhukov kể, chúng tôi nhận được cùng một câu trả lời: “Đó là mệnh lệnh của Bộ Tổng Tư lệnh tối cao”.

        Tôi gọi điện cho Stalin, khẳng định việc rút Tập đoàn quân Xung kích số 1 sẽ làm giảm sức chiến đấu của các lực lượng tham gia cuộc tấn công. Câu trả lời mà tôi nhận được là:

        - Chuyện ngu ngốc này thể là đủ rồi. Đồng chí có rất nhiều đấy. Hãy đếm số quân đồng chí đang có trong tay đi.

        Tôi cố nói thêm:

        - Thưa đồng chí Stalin, chúng tôi đang phải chiến đấu trên một chiến trường rất rộng lớn, các trận đánh ác liệt đang diễn ra trên khắp các phòng tuyến và không thể tổ chức lại được các cụm tập đoàn quân. Tôi đề nghị đồng chí không rút Tập đoàn Xung kích số 1 từ sườn phải của Phương diện quân Tây về, vì như vậy sẽ làm giảm áp lực của chúng ta đối với quân địch.

        Stalin gác máy không một lời đáp lại. Zhukov kể, cuộc trao đối với Shaposhnikov cũng không có tác dụng gì.

        “Bạn thân mến của tôi, tôi không thể làm được gì cả”, Shaposhnikov nói, “Đó là quyết định của Tổng Tư lệnh tối cao, ông có chính kiến riêng”.

        Vài năm sau này, khi thảo luận về thất bại của quân Đức ở Vòng cung Kursk, Zhukov bác bỏ ý kiến cho rằng Stalin đã tự đưa ra các quyết định lớn.

        Sau khi Stalin mất, lại có ý kiến cho rằng, ông đã tự quyết các vấn đề quân sự và chiến lược của đất nước. Tôi không đồng tình với quan điểm này. Tôi đã chứng kiến mỗi khi ai đó nắm vững về vấn đề đó báo cáo lên ông, ông đều chú ý lắng nghe. Tôi thậm chí còn biết nhiều trường hợp ông đã thay đổi ý kiến của mình và tôn trọng các quyết định đã được đưa ra trước đó. Dưới đây là một trong số đó.

        Vụ việc mà Zhukov đề cập tới là chỉ thị của Stalin gửi hai phương diện quân Voronezh và Steppe, ra lệnh phải mở ngay một đợt phản công (trước cuối tháng 7 năm 1943). Nhưng Hồng quân ở hai phương diện quân đó cần phải tiếp viện thêm nhiên liệu và vũ khí đạn được, tiến hành công tác trinh sát kỹ càng, tổ chức hiệp đồng tốt hơn và chấn chỉnh lại đội hình một số đơn vị. “Sau khi trao đổi, Tống Tư lệnh tối cao bất đắc dĩ chấp thuận quyết định của chúng tôi chờ thêm ít nhất 8 ngày nữa, vì đó là cách duy nhất”.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #101 vào lúc: 26 Tháng Chín, 2019, 10:28:10 am »


        Sau chiến thắng vang dội ở vòng cung Kursk, quân Đức nhanh chóng bị đẩy lùi trong một loạt các chiến dịch lớn. Những bất đồng giữa Zhukov và Stalin bây giờ còn rất ít. Từ thời điểm đó cho tới khi phát xít Đức đầu hàng, chiến thắng này nối tiếp chiến thắng kia và những tiếng súng bắn chào mừng đêm đêm lại vang lên ở Mátxcơva cùng với những thông báo trên đài phát thanh tên tuổi những tướng lĩnh đã chỉ huy bộ đội đánh thắng quân thù.

        Một tháng sau Ngày Chiến thắng, Stalin hỏi Zhukov đã quên cách cưỡi ngựa chưa.

        - Không, tôi chưa quên. - Zhukov đáp.

        - Tốt. Đồng chí sẽ phải đảm nhiệm việc đó trong Lễ duyệt binh chào mừng chiến thắng. Rokossovsky sẽ điều khiển buổi lễ.

        Thoạt đầu, Zhukov từ chối:

        - Cảm ơn đồng chí đã dành cho tôi vinh dự lớn lao này, nhưng đồng chí là người xứng đáng nhất với vị trí đó.

        - Tôi đã quá già để duyệt các đội diễu binh. Đồng chí hãy đảm nhận đi, đồng chí còn trẻ hơn tôi mà.

        10 giờ kém 3 phút ngày 24 tháng 6 năm 1945, Zhukov cưỡi trên lưng một con ngựa trắng (do người kỵ binh nổi tiếng trong thời nội chiến Semyon Budenny tự tay chọn) vào vị trí ở cổng Spassky của diện Kremlin. “Tôi nghe rõ khẩu lệnh: “Lễ duyệt binh bắt đầu!” Những tiếng hô đồng thanh vang lên như sấm dậy.”

        Đồng hồ điểm đúng 10 giờ.

        “Thành thực mà nói”, Zhukov kể, “lúc ấy, tôi cảm thấy tim mình đang đập rộn lên... Tôi điều khiển ngựa tiến lên, dẫn đầu đội hình diễu hành tiến vào Quảng trường Đỏ. Những tiếng hô mạnh mẽ và uy nghiêm - “Chiến thắng”, từ những trái tim Nga vang lên. Rồi bất ngờ cả quáng trường im phăng phắc. Tôi nghe tiếng hô báo cáo rõ ràng, mạch lạc của người chỉ huy Lễ diễu binh, Nguyên soái Rokossovky, lúc đó chắc hắn củng hồi hộp như tôi. Nhưng lời báo cáo của ông đã hướng vào sự chú ý của tôi và tôi hoàn toàn trấn tĩnh lại.”

        Zhukov nhớ lại những gương mặt can đám đã được tôi luyện, thử thách qua chiến tranh của các chiến sĩ, những ánh mắt hân hoan sáng ngời niềm vui của họ trong những bộ quân phục mới với những tấm huân, huy chương lấp lánh - tất cả tạo nên một ấn tượng không thể nào quên.

        Giây phút có một không hai đến với Zhukov khi sau tiếng trống vang lên, 200 người lính ưu tú nhất ném 200 lá cờ của phát xít Đức xuống chân tường Lăng Lênin.

        Trong những giây phút đó, Zhukov có tâm trạng buồn vui lẫn lộn. Thật buồn làm sao khi rất nhiều những người con của đất nước Xô viết đã ngã xuống trong các trận đánh chống kẻ thù tàn ác và họ không còn sống để chứng kiến ngày vui trọng đại này.

        Khi Zhukov trở lại Berlin để đảm nhiệm cương vị Tổng Tư lệnh các lực lượng Xô viết ở Đức và là đại diện của Liên Xô trong Hội đồng Kiêm soát của Đồng minh tại Berlin, ông đề nghị  với phía Mỹ, Anh và Pháp là cần phải tổ chức một lễ duyệt binh mừng chiến thắng phát xít Hitler ở Berlin. Sự kiện này sẽ do các Tư lệnh quân Xô viết, Mỹ, Anh và Pháp chủ trì. Nhưng ngay vào đêm trước ngày diễn ra lễ duyệt binh, ông nhận được thông báo rằng, mấy vị tư lệnh kia sẽ không tới Berlin để thực hiện kế hoạch mà cử các phụ tá đi thay.

        Ngay lập tức Zhukov gọi thẳng cho Stalin. Sau khi nghe Zhukov báo cáo sự tình, ông nói: “Họ muốn hạ thấp tầm quan trọng Lễ duyệt binh của quân đội các nước Đồng minh chống Hitler... Mặc kệ việc các đồng minh đó từ chối tham gia, đồng chí cứ thực hiện vai trò của mình, và phải làm tốt hơn nữa vì chúng ta có quyền làm điều đó nhiều hơn họ".

        Nếu Stalin ám chỉ đến sự đổ máu, thì điều đó hoàn toàn đúng. Bởi vì trong cá cuộc chiến tranh thế giới lần thứ hai này, trung bình cứ năm người bị thiệt mạng thì có ba người Nga.

        Ngày 7 tháng 9. sau khi duyệt các đội quân diễu hành tại Berlin, Zhukov đã đọc một bài diễn văn bày tỏ lòng kính trọng đối với những người Xô viết, người Mỹ, người Anh, người Pháp và tất cả những ai đã đóng góp cho chiến thắng chung này1.

--------------------
        1. Về mối quan hệ giữa Zhukov và Stalin, đặc biệt là trong khoảng thời gian từ năm 1945 đèn 1953, khi Stalin qua đời, xem thêm ở Chương 14.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #102 vào lúc: 26 Tháng Chín, 2019, 10:29:33 am »

        
CHƯƠNG 16

VỤ BẮT GIỮ VÀ XỬ TỬ HÌNH BERIA

        “Im lặng!”, Zhukov ngắt lời, “Đồng chí không phải là người chỉ huy ở đây”.
Tờ Tin tức Mátxcơva, số 23, 1990       

        Stalin trút hơi thở cuối cùng vào lúc 9 giờ 50 sáng ngày 5 tháng 3 năm 1953. Có vô số giả thuyết về cái chết của Stalin, trong đó nhiều giả thuyết khá lố bịch. Chẳng hạn. có người kể rằng, Beria, có mặt khi Stalin đột quỵ, đã nhảy nhót quanh thi thể của Stalin và hét to: “Chúng ta đã tự do, chúng ta đã tự do!”. Đột nhiên, Stalin mở một mắt nhưng không thể nói gì. Lo ngại Stalin có thể hồi tỉnh, Beria liền phủ phục xuống trong cơn kích động và bắt đầu đặt những nụ hôn lên tay ông. Cuối cùng, Stalin cũng được xác nhận là đã chết hẳn, Beria bắt đầu xoa hai tay, không còn gì phải nghi ngờ, đây là thời cơ cho ông tiếp quản vị trí. Rốt cục, ông ta cũng có được lòng trung thành của hàng ngàn nhân viên an ninh nội bộ, trong đó gồm cả lực lượng bảo vệ thường trực ngay trong điện Kremlin.

        Lavrenti Pavlovich Beria đã tiến một bước dài trên đường công danh, từ những năm tháng học đại học tại Grudia, chuyên ngành kiến trúc, nhưng lại gia nhập lực lượng cảnh sát nước này và đến năm 1938 được Stalin chỉ định làm chỉ huy lực lượng cảnh sát mật tại Mátxcơva. Với vóc người thấp, thường mặc bộ vét xám, dội mũ phớt, đeo kính kẹp mũi, ông ta trông giống một người bán sách hơn. Nhưng với nhiều người biết ông, Beria là một đao phủ, một bạo chúa.

        Tính cách không khoan nhượng của Beria cũng nối tiếng. Chuẩn tướng pháo binh N.N. Voronov còn nhớ một việc khi Beria, trước mặt Stalin, lệnh cho ông cung cấp 50.000 khấu súng trường cho cảnh sát mật. Stalin đồng ý với Voronov rằng 25.000   là đủ, nhưng Beria khăng khăng đòi nhiều hơn. Nổi nóng, Stalin cuối cùng đồng ý chỉ cấp 10.000 khẩu cho cảnh sát mật. Khi rời phòng làm việc của Stalin, Beria đuổi theo Voronov và giận dữ nói: “Tôi sẽ moi ruột ông”.

        Một lần khác, Beria, lúc đó đang phụ trách chương trình phát triển vũ khí hạt nhân của Liên Xô, muốn thông báo cho Stalin về kết quả của một thí nghiệm đặc biệt, nhưng ai đó đã báo cáo Stalin trước rồi. Giống như một đứa trẻ lên cơn giận dữ, Beria nổi cơn tam bành trước những người đứng xung quanh: “Thậm chí ở đây mà các người cũng dám thọc gậy bánh xe, vượt mặt ta, các người là những kẻ phản bội. Ta sẽ nghiền các ngươi thành bột!”1

        Khi đã nắm Bộ Nội vụ (MVD), Beria nhanh chóng xúc tiến tham vọng tiếm quyền. Những người dân vốn đã chứng kiến đủ những cuộc săn lùng kinh sợ và đòn tra tấn, đều sợ hãi và kinh tởm Beria, như đối với những người tiền nhiệm của ông ta là Yagoda và Yezhov. Sự khủng bố lan tràn trong bầu không khí mà mọi người đang hít thở phải được chấm dứt và đã có đủ người có sức đảm nhận công việc ghê sợ này.

        Và Beria cũng vậy, nổi tiếng là đao phủ, đã sắp tới ngày tận số.

        Nikita Khrushchev, Bí thư thứ nhất Đảng Cộng sản Liên Xô, cho rằng, Liên Xô sẽ phải đối mặt với thảm họa nếu họ không ngăn chặn Beria. Nhưng trước hết cần có sự nhất trí về cách làm để loại trừ Beria. Và điều này đã sớm được giải quyết. Để ngăn chặn Beria và đồng bọn tiếm quyền, cần phải hành động nhanh và tuyệt đối bí mật. Quan trọng hơn cả, họ cần có sự ủng hộ của quân đội. Thật mỉa mai, sự ủng hộ lại là từ Georgi Zhukov, người từng bị Stalin đày ải đến các tỉnh xa xôi, vẫn nằm trong danh sách đen của Beria trong nhiều năm qua và từng bị bắt giữ. Những người tham gia vào kế hoạch này (một vài người gọi đó là cuộc thanh trừng hậu Stalin chống lại Beria, ngoài Zhukov và Khrushchev, còn có Bộ trưởng Quốc phòng Nikolai Bunganin, Georgi Malenkov, Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô và anh hùng chiến tranh tướng K.S. Mokalenko. Sự hiện diện của Zhukov là điều đảm bảo cho sự ủng hộ của các lực lượng vũ trang; ông sẽ nhanh chóng tiến về thủ đô với một sư đoàn xe tăng và một sư đoàn xe mô tô được trang bị súng máy. Những đơn vị này, nếu cần thiết, sẽ đọ súng với các đơn vị an ninh của Beria, vốn chỉ được trang bị vũ khí hạng nhẹ.

        Zhukov đã học được cách tự bảo vệ chống lại Beria. Vào thời gian đầu chiến tranh, Beria đã thế hiện sự đối địch với Zhukov khi đó đã mang hàm cấp tướng và là Tổng Tham mưu trưởng. Vào giữa tháng 7 năm 1941, có người nào đó loan truyền (về sau xác minh là sai) rằng, kẻ địch sẽ thả lính dù xuống sát sườn Tập đoàn quân 24 của Mátxcơva. Zhukov điện thoại cho Tư lệnh tập đoàn quân thì được trả lời là không biết gì về tin trên. Người sĩ quan đó đã bị kỷ luật, bị bãi chức Tư lệnh ngay hôm sau dù tin đồn là không có cơ sở. Beria bị chạm tự ái khi tin tức tình báo của ông ta đã không được xác nhận. Khi Beria hỏi Zhukov xem Tư lệnh Tập đoàn quân 24 là ai, Zhukov đáp lại rằng ông hầu như không biết gì về người chỉ huy đó. Beria liền nói với giọng đầy vẻ hăm dọa: “Nếu anh không biết gì về viên Tư lệnh đó, sao anh đồng ý bổ nhiệm anh ta làm tư lệnh?”. Beria rời văn phòng của Zhukov mà không đợi câu trả lời và số phận của viên tư lệnh đó đã được quyết định.

--------------------
       1. Tờ Tin Mátxcơva, số 41, 1989.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #103 vào lúc: 26 Tháng Chín, 2019, 10:31:56 am »


        Zhukov còn nhiều va chạm khó chịu khác với Beria trong thời chiến. Người ta đồn rằng, cả Beria và Stalin đều ghen tức với danh tiếng lên như cồn của Zhukov sau những thắng lợi ở Mátxcơva và Leningrad. Thói quen của Beria là tự đi thu thập các tài liệu có thể gây tổn hại tới các sĩ quan cấp cao, nhằm hạn chế quyền lực của họ. Mùa xuân năm 1942, Beria cho bắt giữ viên Tham mưu trưởng các chiến dịch của Zhukov, thiếu tướng v.s. Golushkevish, đế lấy lời khai về những vấn đề có thể gây tổn hại tới Zhukov. Nhưng viên tướng đã không chịu khuất phục, nếu không thì mưu đồ chống lại Zhukov của Beria đã có những tác hại nhất định.

        Giờ đây, khi Stalin qua đời, việc loại bỏ Beria sẽ đặt dấu chấm hết cho những việc làm sai trái như vậy.

        Tuy vậy, trước khi bất kỳ hành động nào được tiến hành, cần có một cuộc họp đặc biệt của Bộ Chính trị, với sự có mặt của Beria, để thảo luận những hành vi sai trái của Beria. Cuộc họp được ấn định vào ngày 26 tháng 6.

        Ngày hôm đó, Zhukov bước vào điện Kremlin qua cổng Borovitsky với những sĩ quan khác và đợi ở bên ngoài phòng khánh tiết, nơi Bộ Chính trị đang họp.

        Người ta đồn rằng, Khrushchev đã tới cuộc họp 26 tháng 6 với một khẩu súng trong túi áo1. Beria được triệu tập và có

        mặt, nhưng không hiếu tại sao cuộc họp này lại được triệu tập vội vã đến vậy. Rõ rằng là ông ta không ngờ có âm mưu chống lại mình. Malenkov phát biểu khai mạc cuộc họp: “Chúng ta sẽ thảo luận trường hợp Beria”. Khrushchev nói một vài lời đồng tình. Beria, ngồi cạnh Khrushchev, biến sắc mặt hỏi, “Sao vậy, Nikita? Đồng chí nói gì thế?”

        “Cứ nghe đi,” Khrushchev ngắt lời, “Đồng chí sẽ thấy ngay thôi”. Khrushchev nói có một vấn đề cấp thiết cần thảo luận trong lịch trình hội nghị, đó là những hành vi gây chia rẽ, chống Đảng của Beria, người mà Khrushchev gọi là “phần tử chủ nghĩa để quốc”. Là phần tử chống Đảng trong Nhà nước Liên Xô (cũ) trước đây là một tội ác tày trời, phải bị trừng phạt nghiêm khắc. Sau đó, ông liệt kê các hành vi không tuân thủ luật pháp cùng những hành động độc đoán của Beria. Tiếp đó, Khrushchev đề nghị khai trừ Beria ra khỏi Bộ Chính trị và Ban Chấp hành trung ương Đảng, khai trừ ra khỏi Đảng và đưa ông ta ra tòa án binh. Bulganin phát biểu tiếp với những lời buộc tội Beria và đám tay chân của ông ta. Trong số những tội ác khác mà đám người trên bị cáo buộc còn có tội bắt cóc các cô gái đẹp trên đường phố, đưa họ về nhà và hãm hiếp.

        Một trong những cáo buộc chống lại Beria là ông ta làm việc cho tình báo Anh. Một báo cáo chính thức nói rằng, Beria “liên tục mơ rộng các môi liên hệ bí mật với tình báo nước ngoài” cho đến tận thời điểm bị bắt giữ. Điều này nghĩa là, Beria trở thành người thứ ba trong số những người đứng đầu lực lượng cảnh sát mật bị xét xử vì có liên quan đến những hoạt động làm gián điệp cho Anh. Nhưng đây cũng là điểm yêu nhất trong những lời buộc tội chống lại Beria. Có lẽ bằng chứng duy nhất cho thấy mối liên hệ giữa Beria với tình báo Anh được đưa ra tại phiên tòa là một tài liệu nói rằng, Beria đã làm việc cho một cơ quan phản gián ở Baku vào năm 1919; thời nội chiến, khu vực trên (bao gồm Baku) nằm dưới quyền kiểm soát của Anh.

        Tại cuộc họp trên, nhiều ý kiến cho rằng Beria coi cảnh sát là lực lượng riêng của ông ta, hơn cả Đảng lẫn Chính phủ. (Đúng là một số trại giam bí mật (đầu những năm 1950) đều gắn tên của Beria. Có 10 trại đặc biệt kiểu như vậy, ít nhất một trong số đó đặt tại bán đáo Kola, Bắc cực, được gọi là “Trại Beria dành cho những kẻ thù của nhân dân”. Những người bất hạnh bị đưa tới đó được coi như những tù nhân “bị ô uế không thể diễn tả được”2.

        Rõ rằng Malenkov muốn tóm lược những cáo buộc đối với Beria, nhưng ông ta đã mất bình tĩnh vào giờ phút chót.

        Một trong những sĩ quan tham gia vụ bắt giữ Beria là đại tá I.G Zub, Chính ủy lực lượng phòng không Quân khu Mátxcơva. Vào cuối tháng 6, ông được triệu tập tới Bộ Quốc phòng và được chỉ thị tham gia vào một nhiệm vụ đặc biệt. Gần chục sĩ quan khác cũng được tập trung tại trụ sở Bộ Quốc phòng. Trong lúc chờ lệnh, họ thấy Nguyên soái Zhukov bước vào phòng của Bộ trưởng. Zub nhận thấy Zhukov có vẻ hơi lo lắng. Tuy nhiên, sự hiện diện của Zhukov củng đem lại cho Zub sự tự tin, nhiệm vụ sắp tới của ông sẽ thành công, nếu thậm chí ông có phải lần mò trong bóng tối. Trước đó khá lâu, Zub đã được lệnh lên danh sách 50 sĩ quan tin cậy để huy động vào việc thay thế đội cảnh vệ tại Kremlin khi họ hết phiên trực. Sau đó, ông được thông báo khi số cảnh vệ đó đã được thay thế bởi những sĩ quan tin cậy, tù nhân Beria sẽ được những quân nhân trung thành với Zhukov đưa ra khỏi điện Kremlin.

        Nhóm sĩ quan nói trên được đưa tới điện Kremlin trên hai xe ôtô lắp kính đen của Bulganin và Zhukov với danh nghĩa đi dự một cuộc họp; họ được dẫn vào một phòng đợi. Ngoại trừ Zhukov, tất cả mọi người vẫn chưa biết gì về nhiệm vụ của mình. Cuối cùng, Bulganin và Khrushchev ra khói phòng họp và giải thích cho các sĩ quan biết là họ đến đây để bắt giữ Beria. Khrushchev ra chỉ thị: theo tín hiệu của Malenkov ở bên trong phòng họp, họ sẽ ập vào theo từng cặp hai người từ ba cửa, ngăn chặn bất cứ âm mưu chạv trốn nào của Beria và bắt giữ ông ta.

------------------
        1. Tướng K.s Moskalenko, Vụ bắt giữ Beria, Tin tức Mátxcơva, số 23, 1990.

        2. Sau chiến tranh, hàng ngàn người Cô dắc bị phát xít Đức cầm tù, được quân Anh trao trả cho Liên Xô, dù trái với ý muốn của họ. Tại đó, họ nằm lại trong trại giam hoặc chịu số phận hâm hiu. Củng có nhiều bi kịch trong gia đình những người Cô dăc. Một vài sử gia đặt câu hỏi về sự khôn ngoan của người Anh khi tuân thủ yêu cầu của Kremlin trao trả người Cô dắc.

Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #104 vào lúc: 26 Tháng Chín, 2019, 10:32:32 am »


        Họ sẽ chờ cho đến khi tình hình ổn định trở lại và giao nộp tù nhân cho một sĩ quan quân đội trung thành. Những biện pháp phòng ngừa khác cũng được triển khai. Zhukov và các sĩ quan được phép mang theo vũ khí vào điện Kremlin. Một giờ trước khi Beria đến, đội lính gác tại Kremlin đã được thay thể bởi những quân nhân chuyên nghiệp. Mọi người liên quan được phổ biến, nếu có trục trặc, nếu nhiệm vụ của họ thất bại, họ sẽ bị bắt giữ và bị buộc tội là “kẻ thù của nhân dân” - một tội đáng chết. Khi chuẩn bị vũ khí, súng lục tự động của mỗi người đều được kẹp chặt vào giữa một quyển tạp chí. Những thao tác nhỏ này khiến cả nhóm thêm hồi hộp.

        Trong lúc đó, Zhukov và các sĩ quan khác đứng đợi bên ngoài phòng họp. Sau này, ông nhớ lại: “Chúng tôi đã chờ. Một giờ đồng hồ trôi qua mà vẫn chưa có tín hiệu. Tôi tưởng tượng Beria đã bắt giữ những người kia và có lẽ đang tìm tôi. Khả năng đó làm chúng tôi cảnh giác. Thêm 15 phút nữa, chúng tôi đã nghe thấy tín hiệu”.

        Malenkov vẫn trong trạng thái căng thẳng và thậm chí không nêu được kiến nghị bắt Beria của Khrushchev để lấy biểu quyết, nhưng ông vẫn nhớ nhấn vào chiếc công tắc bí mật để ra tín hiệu cho các sĩ quan đang chờ bên ngoài. Zhukov xuất hiện đầu tiên, Moskalenkov đi sau cùng những sĩ quan khác. Lúc này, Malenkov hướng về phía Zhukov, nói: “Nhân danh Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, tôi đề nghị các đồng chí bắt giữ Beria để điều tra những cáo buộc về hành vi phạm tội”.

        Vào thời điểm đó, các sĩ quan làm nhiệm vụ bắt giữ liền mở nắp bao súng để phòng Beria tìm cách bỏ chạy. Zhukov, giữ đúng tư thế của một nhà chỉ huy, dõng dạc hô mệnh lệnh và rõ ràng là chúng cần thiết đế thị uy viên trùm cảnh sát mật đang sợ hãi.

        “Giơ tay lên! Đi theo chúng tôi”, Zhukov ra lệnh.

        Beria, bị sáu sĩ quan vây quanh, yêu cầu được vào phòng giải lao, và sau khi lấy lại được bình tĩnh, ông ta nói với họ: “Hãy ngồi xuống, các đồng chí”. Rõ rằng là đến phút chót, Beria vẫn hy vọng huy động được sự giúp đỡ từ những binh lính thuộc Bộ Nội vụ của ông ta. Nhưng để ngăn chặn khả năng đó, các đơn vị xe tăng và bộ binh của Zhukov đã được bố trí rồi.

        “Im lặng!”, Zhukov ra lệnh, “Anh không phải là chỉ huy ở đây.”

        Tiếp đó, Zhukov quay sang các sĩ quan và với một giọng dứt khoát ra lệnh bắn tù nhân nếu ông ta tìm cách bỏ chạy. Một số báo cáo cho biết, để đảm bảo Beria không thế trốn chạy, họ đã đập vỡ kính mắt và cát hết cúc quần khiến Beria phải dùng tay để giữ chúng.

        Năm người áp giải đưa tù nhân lên một chiếc limousine to của Chính phủ và đưa ông ta ra khỏi cổng Spassky vào đúng phiên đổi gác 3 giờ sáng. Zhukov vẫn ở lại. Điểm dừng chân đầu tiên của Beria là nhà tù Lefortovo, ông ta bị giam bí mật ở đó trong một tuần trước khi được chuyến tới một boongke ngầm dưới đất trong khuôn viên trụ sở của Bộ Chỉ huy Quân khu Mátxcơva.

        Việc bắt giữ Beria được công bố ngày 10 tháng 7. Một thời gian ngắn sau, Zhukov được bầu là ủy viên chính thức Ban Chấp hành trung ương Đảng và được bố nhiệm làm Thứ trưởng Bộ Quốc phòng. Zhukov tạm thời lui vào trước sự chú ý của dư luận.

        Phiên tòa đặc biệt của Tòa án Tối cao Liên Xô xét xử Beria, người đôi khi bị gọi là “con quái vật ở điện Kremlin”, cùng sáu tay chân thân cận được tiến hành trong phòng kín, bắt đầu từ ngày 18 tháng 12 năm 1953. Những người ngoài cuộc duy nhất được phép có mặt tại phiên tòa là những sĩ quan thực hiện việc bắt giữ. Phiên tòa được mở ngay tại trụ sở Bộ Chỉ huy Quân khu Mátxcơva, chủ tọa là Nguyên soái Ivan Konev. Ngày 23 tháng 12, bản án được công bố: Beria bị xử với mức án cao nhất - tử hình, tịch thu toàn bộ tài sản cá nhân, tước quân tịch và các huân, huy chương. Phán quyết là cuối cùng, phạm nhân không có quyền kháng cáo. Cùng ngày hôm đó, bản án được thực thi.

        Một bài báo gần đây của đại tá Y. Klimchuk mô tả thời khắc cuối cùng của Beria:

        Vị chánh án nói với Moskalenko, một sĩ quan cấp cao: “Hãy hạ lệnh thi hành bản án”.

        Một vài phút sau, tại pháp trường, Moskalenko quay sang người phụ tá của ông, trung tá v.P. Yuferev, nói khẽ: “Đồng chí là người trẻ nhất trong chúng ta. Đồng chí thực hiện điều đó chứ”. Yuferev tiến lên một cách dứt khoát và rút khẩu súng ngắn ra khỏi bao.

        “Nhưng khi trông thấy cặp mắt lồi ra như dại của Beria, anh ta thấy ghê tởm. Cái nhìn bất hạnh và kinh hãi của hắn làm anh ta chờn lại”.

        Khi ấy, trung tướng P.F. Batitsky, một trong những người trực tiếp bắt Beria, bước lên.

        “Để đó cho tôi”, ông nói với Moskalenko và rút súng ra. Vị tướng giữ vẻ bình tĩnh, nhưng giọng của ông chứa đầy sự căm thù và tức giận. Gương mặt những bạn chiến đấu của ông đã bị giết hoặc tra tấn dưới bàn tay của Beria hiện lên trong tâm trí ông. Bản thân ông cũng đã thoát khỏi mưu đồ ám hại một cách kỳ diệu vào năm 1940.

        Một sĩ quan trẻ hơn mặt tái nhợt, nhìn người đàn ông đang quỳ trên mặt đất cầu xin tha tội chết. Sau khi được phép kết liễu đời Beria, Batitsky nhằm vào mục tiêu và nổ súng. Các sĩ quan bước tới bức tường để chắc chắn rằng Beria đã chết.

        Như tác giả Mỹ John Gunther đề cập, Beria giờ đây cùng với Genrikh Yagoda và Nikolai Yezhov, trong số những người chỉ huy lực lượng cảnh sát mật của Liên Xô cũ là những người chết theo cách không tự nhiên.

        Winston Churchill, trong lời bình luận ít được biết tới về vụ thanh trừng Beria, đã nói: “Beria - Siberia. Những điều kỳ lạ đang xảy ra ở đó.”

        Sau khi loại bỏ Beria, Nguyên soái Zhukov đã phát biểu một câu được trích dẫn ra đây: “Tôi coi nghĩa vụ của tôi phải đóng góp phần nhỏ bé của mình vào việc này”.

        Nguyên soái Konev nhìn xuống quan tài và nói: “Cái ngày mà tên này sinh ra thật đáng nguyền rủa”.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #105 vào lúc: 26 Tháng Chín, 2019, 10:34:29 am »

        
CHƯƠNG 17

NGƯỜI ANH CẢ VÀ ZHUKOV

        Anh Cả có một mục tiêu rất lớn trong đầu là kêu gọi bóp méo sự thật, với việc viết lại những trang sử, kiêm duyệt tất cả sách báo - để kéo lùi ít nhất vài thiên niên kỷ của tiến trình lịch sử.
Phần Lời tác giả trong tiểu thuyết của George Orwell, 1984        

        Những hồi ức thật sự của Zhukov đã bị cắt xén trong lần xuất bản đầu tiên của 9 tập Hồi ký.
Theo báo chí Nga        

        Một người chỉ có thể phục vụ đất nước minh thiết thực, hết lòng nhờ vào sự thật và dấu tranh cho sự thật.
G.K. Zhukov        

        Năm 1989, công chúng Nga lần đầu tiên được biết chi tiết về việc nhiều đoạn hồi ký của Nguyên soái Zhukov đã bị cắt xén. Tất cả những trang sách, những đoạn văn, những câu chữ từng bị cắt trong cuốn hồi ký của ông xuất bản lần đầu từ 20 năm trước được tiết lộ. Trước kia Zhukov đã đồng ý phát hành cuốn hồi ký với những đoạn bị cắt xén - điều này diễn ra dưới thời Nikita Khrushchev nắm quyền, ông ta là người đầu tiên dám công khai tệ sùng bài cá nhân của Stalin - một vài nhân chứng gọi đây là “nhượng bộ đầu tiên của vị Nguyên soái không bao giờ chiến bại”. Nhưng đường như Zhukov có rất ít sự lựa chọn trong vấn đề này. Như vợ ông, Galina Aleksandrovna, giải thích với ông là nếu ông không đồng ý thỏa hiệp với những người kiểm duyệt của Đảng, cuốn sách sẽ không được phát hành.

        Zhukov bắt đầu viết hồi ký chiến tranh vào năm 1958 sau khi về hưu, nhưng ông cũng không biết liệu chúng có được xuất bản không. Hồi ký có tựa để "Nhớ lại và suy ngẫm", được xuất bản năm 1969 với số lượng 600.000 cuốn và ngay lập tức trở thành cuốn sách bán chạy nhất. 20 năm sau, 7 triệu bán in cuốn hồi ký được phát hành. Trong khi đó, bản đầy đủ không bị cắt xén chút nào, xuất hản lần thứ 11 năm 1992, được phát hành với số lượng 100.000 cuốn. Nó cũng được dịch ra nhiều thứ tiếng.

        Maria Zhukova, con gái út Zhukov, viết rằng, cha cô chỉ phản ánh trong hồi ký những gì phù hợp với quan điểm của giới chính trị chóp bu thời điểm đó, nhiều chi tiết, bao gồm gần như toàn bộ chương đề cập đến cuộc thanh trừng của Stalin trong quân đội hồi trước chiến tranh, đã bị cắt bỏ.

        Những đoạn hồi ký bị cắt xén cùng các vụ thanh lọc trong quân đội giai đoạn 1937 - 1939 là những chi tiết liên quan đến các vấn đề như sự cố chấp của Stalin, những lời phê bình của Zhukov vào thời điểm cận kề quân phát xít Hitler xâm lược Liên Xô. Chẳng hạn, đoạn sau đây đã bị loại khỏi nguyên bản: Tôi sẽ không giấu giếm mà nói rằng, đúng là với chúng tôi vào thời điểm đó Stalin biết không ít, thậm chí là biết nhiều hơn những gì chúng tôi nắm được về các vấn đề liên quan đến chiến tranh và quốc phòng, có hiểu biết sâu sắc hơn và tầm nhìn xa trông rộng hơn. Tuy nhiên, khi phải đương đầu với những khó khăn trong chiến tranh, chúng tôi đã hiểu rằng những suy nghĩ chúng tôi về Stalin với tư cách là một người am hiểu tình hình và hội đủ mọi phẩm chất của một nhà lãnh đạo quân sự trở thành sai lẩm.

        Mọi người chắc hẳn nghĩ rằng, chính những nhà chỉ huy quân sự cấp cao như Zhukov tự họ cũng có thể có được sự tự tin và hiểu biết; rằng, trong khi họ ngây thơ đánh giá Stalin là một hình mẫu của một “thiên tài quân sự” trước khi các đội quân phát xít Đức tấn công chớp nhoáng vào Liên Xô, họ đã thấy những phương pháp thử nghiệm và sai lầm mà ngay cả người đứng đầu tối cao cũng có thể mắc phải. Điều mà Zhukov không đề cập là ở giai đoạn đầu chiến tranh, Bộ Tư lệnh tối cao ở Mátxcơva không có sự lựa chọn nào khác và phải lệ thuộc vào sự thiếu năng lực và sai lầm của một số tướng lĩnh ngoài mặt trận.

        Đoạn sau đây cũng bị cắt khỏi bản gốc:

       "Vào cuối tháng 5 năm 1941, Nguyên soái Timoshenko và tôi được triệu tập gấp tới Bộ Chính trị. Chúng tôi nghĩ rằng, cuối cùng thì chúng tôi cũng sẽ được phép ra lệnh đặt các quân khu ở biên giới trong trạng thái báo động cao. Vì vậy mọi người có thể tưởng tượng chúng tôi ngạc nhiên ra sao khi Stalin bảo chúng tôi: “Đại sứ Đức von Schulenburg đã chuyển cho chúng ta đề nghị của Chính phủ Đức cho phép họ tìm kiếm mộ của các binh lính Đức tử trận trong các trận giao tranh với quân đội Nga hoàng thời Chiến tranh thế giới lần thứ nhất. Do đó, phía Đức đã thành lập các nhóm công tác để đến các điểm trên biên giới theo bản đồ của chúng ta”.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #106 vào lúc: 27 Tháng Chín, 2019, 04:22:52 pm »


        Điều này dĩ nhiên động chạm đến căn bệnh đa nghi của Stalin. Ông ta lo ngại các đơn vị quân đội của mình có thể gây ra những hành động khiêu khích hơn là một cuộc xâm lược thực sự của bọn Quốc xã. Dù trong trường hợp nào thì các sử gia Nga vẫn tiếp tục tranh cãi về những sự kiện phức tạp xảy ra trong khoảng thời gian từ tháng 8 năm 1939 đến tháng 6 năm 1941, trong đó có Hiệp ước không xâm phạm lẫn nhau nổi tiếng mà Liên Xô và Đức ký với nhau mùa hè năm 1939.

        Tương tự, một đoạn trao đổi trong đó có chi tiết lần đầu tiên Stalin được báo cáo rằng quân đội Hitler đã ồ ạt tấn công qua biên giới Xô viết cũng bị cắt bỏ.

        Phản ứng của Stalin lúc đó là: “Đấy không là đòn khiêu khích của các tướng Đức hay sao?”

        Nguyên soái Timoshenko đang có mặt trả lời: “Bọn Đức đang ném bom các thành phố của chúng ta ở Ukraina, Belorussia và vùng Baltic, còn bộ binh của chúng đang mở các chiến dịch trên toàn tuyến biên giới. Chắc chắn không thể là một đòn khiêu khích”.

        Stalin đánh giá: “Nếu cần tiến hành một đòn khiêu khích, thì các tướng Đức thậm chi sẽ ném bom chính các thành phố  của chúng”.

        Hơn nữa, ông nói: Hitler không làm điều mà hắn ta không chắc chắn. Việc cần thiết bây giờ là liên lạc khẩn cấp với Berlin”.

        Khi cuộc xâm lược mới bắt đầu, Zhukov gặp Stalin và đặt vấn đề tổ chức phản công lại quân Đức. Đoạn trao đổi sau dây có trong bản gốc và lần xuất bản sau đó, nhưng phần nói thêm về Lenin đã bị loại bỏ:

        Stalin (nổi cáu): Phản công cái gì? Đừng nói với tôi điều vớ vẩn đó.

        Zhukov: Nếu đồng chí nghĩ rằng, với tư cách là Tổng Tham mưu trương tôi chỉ báo cáo đồng chí những thứ không đâu vào đâu thì không còn gì cho tôi làm ở đây. Vì vậy, tôi đề nghị đồng chí hãy bố trí lại công việc cho tôi và điều tôi ra mật trận, ở đó, tôi chắc chắn sẽ có ích nhiều hơn cho Tổ quốc.

        Stalin: Đừng nên phấn khích thế! Nhưng này, nếu đồng chí cứ tiếp tục như vậy, chúng tôi sẽ giải quyết vấn đề mà không cần đến đồng chí.

        Rồi Stalin (theo Zhukov cho biết) nói thêm câu sau (và câu này bị gạch đi trong bản gốc): “Chúng tôi đã làm mọi việc mà không có Lenin, vì thế chúng tôi chắc chắn sẽ giãi quyết vấn đề  mà không cần có đồng chí”.

        Vì tác giả của “Nhớ lại và suy ngẫnì' là vị Nguyên soái nổi tiếng nhất, anh hùng trong chiến tranh, nên giới lãnh đạo yêu cầu xem ngay bản thảo trước khi cuốn sách được ấn hành. Mikhail Suslov, phụ trách công tác tư tưởng của Đảng, sau khi đọc bản thảo đưa ra kết luận rằng, không một chỗ lược bỏ nào có thể làm thay đổi bản chất của cuốn hồi ký, nhưng tốt hơn cả là không nên xuất bản. Nhưng Brezhnev không đồng ý và cho phép xuất bản sau khi đã biên tập chặt chẽ. Theo Vladimir Karpov, một người chuyên nghiên cứu về cuộc đời của Zhukov, “trước đó, hai nhóm kiểm duyệt thuộc Ban Nội chính của Lục quân và Hải quân Xô viết và Cục Khoa học quân sự, Bộ Tổng tham mưu đã nghiên cứu cuốn sách”. Một trong những người tham gia hai nhóm trên thừa nhận rằng, nhiệm vụ chính của họ là “loại bỏ những chỗ đánh giá thấp về Đảng và công tác chính trị của Đảng trong cuốn hồi ký”.

        Không có gì ngạc nhiên khi việc kiểm soát bản thảo của Zhukov được thực hiện bởi một nhóm những phần tử xu nịnh trong Đảng, những vị cố vấn đã gây tổn thương cho Zhukov, trong khi ông giành hơn ba năm để hoàn thành cuốn sách được các sử gia đánh giá là hồi ký thời hậu chiến hay nhất tại Nga.

        Sau khi hoàn thành tác phẩm của mình, Zhukov còn phải mất nhiều tháng trời tranh cãi với những nhả kiểm duyệt. Thường là khi gửi lại các biên tập viên những trang bản thảo bị cắt xén, Zhukov cũng ghi chú ở dưới là: “Đề nghị để lại đoạn này” hoặc “tất cả những việc này đã xảy ra, sao các anh lại loại bỏ những chi tiết quan trọng như vậy?”... Nhưng trong những năm của sự bảo thủ, những yêu cầu trên đã bị phớt lờ. Một vài nhà nghiên cứu nói rằng, hờn 150 trang đã bị loại bỏ ra khỏi bản thảo dày 1430 trang ban đầu. Khi người ta hỏi nhà xuất bản, ai chịu trách nhiệm về những thay đổi như vậy, câu trả lời thường là: “sách của Georgi Konstantinovich bị kiểm duyệt ở cấp cao nhất”. Điều này có nghĩa là bản tháo đã được chuyển tới các ủy viên Bộ Chính trị và chắc hẳn là Mikhail Sulov đã dành nhiều thời gian nghiên ngẫm nó. Do đó, không thể nói còn có câu nào, đoạn nào không hợp khẩu vị của các ủy viên Bộ Chính trị.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #107 vào lúc: 27 Tháng Chín, 2019, 04:24:59 pm »


        Mặc dầu vậy, hầu như không có nghi ngờ gì nếu những đoạn nói về các chiến dịch quân sự và đề cập đến quan hệ với các sĩ quan khác trong cuốn sách hoàn toàn là của Zhukov mà không có thêm thắt từ bên ngoài. Không ai có chứng cớ ngược lại. Ngoại trừ phần nói về cơn thịnh nộ của Stalin vào ngày quân Đức tấn công, trang 200 hoặc những cuộc trao đổi khác giữa Zhukov và Stalin trong thời gian chiến tranh có vẻ được giữ nguyên văn như trong bản thảo ban đầu.

        Về việc lồng danh tính chính trị của Brezhnev vào, cho đến nay được xem là việc thêm thắt nổi tiếng nhất vào văn bản gốc của Zhukov. “Bố tôi”, Maria Zhukova nói, “rất muốn được thấy quyển sách của ông được in vì ông lo ngại có thể qua đời trước khi nó được xuất bản”. Vào cuối những năm I960, Brezhnev là người đứng đầu Đảng và Zhukov được thuyết phục đế viết trong cuốn hồi ký rằng, mùa xuân năm 1943, ông ta mong muốn tới thăm Phương diện quân Bắc Caucasus để "tham kháo ý kiến” sĩ quan chính trị của đơn vị này về các chiến dịch, thời điểm đó, L.I. Brezhnev đeo hàm đại tá, Chính ủy Tập đoàn quân 18, còn Zhukov đã là Nguyên soái. Coi đó là một cái giá nhỏ cho việc xuất bản, vị Nguyên soái chỉ viết: “ông ấy có mong muốn”. Thực tế, hai người đã không gặp nhau trong suốt thời gian chiến tranh (mặc dù có lúc họ chí cách nhau 200 đến 300 dặm) và Zhukov không bao giờ nói họ có gặp nhau. Con gái của ông, Maria nói, sự can thiệp này khiến ông mất ngủ nhiều đêm và chứng đau đầu ghê gớm tái phát khiến ông ốm nặng. Maria nhớ lại: “Chính mẹ tôi, Galina Aleksandrovna đã thuyết phục cha tôi rằng, không ai tin ông đã tự mình viết ra những dòng chữ đó”. Bà đã thuyết phục ông cần biết hy sinh một phần trăm nhỏ của cuốn sách để cứu toàn bộ.

        Mệt mỏi và bất mãn trước việc bị cưỡng ép thay đổi và cắt bớt một số nội dung đáng kể và do những trì hoãn khó chịu trong việc ấn hành cuốn hồi ký của mình, Zhukov đã bị đột quỵ lần thứ hai vào cuối tháng 12 năm 1967 trong lúc đang nghỉ ngơi tại trạm điều dưỡng ở ngoại ô Mátxcơva. Ông phải nằm viện và đi điều dưỡng thêm 6 tháng nữa. Trở về nhà, tình hình sức khỏe của ông tiếp tục được cải thiện nhờ sự chăm sóc của vợ ông, Galina Aleksandrovna, vốn là một bác sĩ trị liệu.

        Lần tái bản mới cuốn hồi ký của Zhukov với những nội dung không còn bị bỏ bớt mặc dù có những đoạn phê phán Stalin, nhưng vẫn giữ nguyên được hình ảnh tích cực về vị Tổng Tư lệnh tối cao. Và nhiều nguyên soái khác không vì xu nịnh vẫn ca ngợi công lao của Stalin trong chiến tranh trên các trang hồi ký và vẫn tiếp tục viết về ông một thời gian lâu sau khi ông mất (như các nguyên soái Rokossovsky, Vasilevski và Meretskov.) Chẳng hạn, Zhukov đã viết về Stalin như thế này: “Với bản tính chính xác và nghiêm khác, Stalin đã đạt được những điều gần như không thể. Ổng có năng lực làm việc siêu phàm và một trí nhớ rất tốt. Công lao của Stalin thể hiện qua việc ông luôn đánh giá đúng giá trị những lời khuyên của các chuyên gia quân sự và sau đó tổng hợp lại để ban hành những chỉ thị, đường lối, phương hướng và những quy định được phố biến xuống các đơn vị bộ đội để triển khai thực hiện”.

        Theo Zhukov, kiến thức quân sự của Stalin không bao quát được tổng thể toàn cục chiến tranh, nhưng trong đa số các trường hợp ông đều có cảm nhận giống hầu hết mọi người và khá am hiểu tình hình. Phần lớn mệnh lệnh và yêu cầu của Stalin là “chính xác và công bằng”. “Stalin có đầu óc chiến lược tốt vì nó gần gũi với lĩnh vực quen thuộc của ông: chính trị, nhưng về các chiến thuật và triển khai trên thực tế thì ông không am hiểu cho lắm”, Zhukov bố sung.

        Được biết, cuối cùng thì đến cuối năm 1968, Kremlin mới duyệt xong bản thảo; lúc này, hồi ký đã có thể được xuất bản. Những bản sách đầu tiên được bày trên giá các hiệu sách vào mùa xuân năm 1969. Trong vòng vài tháng, Zhukov nhận được 10.000 lá thư của dộc giả, ca ngợi ông, đề nghị chỉnh sửa và đưa ra nhiều hình luận, ấn bản đầu tiên nhanh chóng bán hết, người dân Xô viết giờ đây biết tới vị “Nguyên soái của chiến thắng”. Hình ảnh Zhukov lại bừng lên, thoát khỏi sự lãng quên, thậm chí ông còn được chọn làm đại biểu đi dự Đại hội Đảng toàn Liên hang lần thứ XXIV tổ chức tại Mátxcơva vào tháng 3 năm 19712.

-------------------
        1. Maria Zhukova, Literaturnaya Rossiya, ngày 17 tháng 6 năm 1994.

        2. Nhưng người ta đã ngăn cản ông; các bác sĩ khuyên ông không nên đi dự Đại hội, đích thân Brezhnev nói với Galina rằng, Zhukov sẽ phải ngồi và đứng quá lâu tại Đại hội, ít nhất trong 4 tiếng đống hồ, ông không đủ sức. Và để đảm bảo Zhukov sẽ không tham dự người ta yêu cầu Galina tác động. Brezhnev không muốn vị anh hùng nổi tiếng nhất trong chiến tranh có mặt tại Đại hội này. Một nhân chứng đã nhận thấy lần đầu tiên Zhukov rơi nước mắt.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #108 vào lúc: 27 Tháng Chín, 2019, 04:27:27 pm »


CHƯƠNG 18

TÌNH BẠN GIỮA EISENHOWER VÀ ZHUKOV

        Zhukov nói rằng, con gái ông kết hôn vảo ngày đó nhưng ông đã không thể có mặt tại buổi lễ, vì ông còn phải gặp “người bạn cũ”, tướng Eisenhower nay là Tổng thống Mỹ.
JOHN EISENHOWER, Một con người nghiêm nghị, 1969       

        Khi chúng tôi bay tới Liên Xô năm 1945, tôi không nhìn thấy một ngôi nhà nào ở khu vực biên giới phía Tây của đất nước này cũng như ở vùng ngoại ô Mátxcơva. Nguyên soái Zhukov bảo tôi, tổng số phụ nữ, trẻ em và người già bị giết hại lớn đến mức Chính phủ Liên Xô không thể thống kê đầy đủ được.
Tướng DWIGHT EISENHOWER       

        Một người Mỹ được cả thế giới ngưỡng mộ và “vị Nguyên soái của những chiến thắng” lừng danh người Nga lần đầu tiên gặp nhau vào tháng 6 năm 1945 như những người lính già thường gặp nhau. Thành tích chiến đấu vẫn còn “nóng hổi” của Georgi Konstantinovich Zhukov, như chiến thắng tại Mátxcơva, Stalingrad, vòng cung Kursk và Berlin đã nổi tiếng với Dwight David Eisenhower (gọi thân mật là “Ike”). Bắt chặt tay Zhukov, vị khách Mỹ chăm chú nhìn trong đúng 5 giây rồi thốt lên: “Ngài là như vậy à!”

        Mặc dù hai người đến từ hai thế giới khác nhau, nhưng họ hợp nhau như những người đồng đội, như điềm lành báo trước cho quan hệ tương lai giữa hai cường quốc. Có một khoảng khắc đầy cảm hứng khi hai quân nhân trao cho nhau những huân chương cao quý của Chính phủ họ. Tình bạn giữa họ càng thêm đậm đà khi tướng Eisenhower, cùng với viên phó - tướng Lucius Clay và con trai John Eisenhower, một trung úy, tới thăm Liên Xô với tư cách là khách mời của Zhukov vào tháng 8 năm 1945. Những vị khách Mỹ được trải thảm đỏ đón chào và Zhukov nói họ có thể thăm bất kỳ nơi nào họ muốn trên đất Liên Xô, dù ở Vladivostock, cách Mátxcơva tới bảy múi giờ về phía Đông. Tuy nhiên, Ike thích thăm Mátxcơva hơn, ông muốn đến Bảo tàng Kremlin1, nơi cất giữ những báu vật của các Sa hoàng (mà dưới thời Stalin, khách bình thường không được vào xem) và thành phố do Pie Đại để đã xây dựng (thời chiến mang tên Leningrad, nay lại trở về cái tên St Petersburg). Trong một cuộc diễu hành thể thao trên Quảng trường Đỏ, Stalin đã mời Ike đứng trên Lễ đài Lăng Lênin, đó là lần đầu tiên một quan chức nước ngoài được phép có mặt ở vị trí đó.

        Dĩ nhiên, quan hệ thân thiện của Ike đối với Zhukov không phải là duy nhất. Chẳng hạn, tướng Clay cũng bày tỏ tình cảm tương tự; sau này, ông viết: “Tôi có thiện cảm với Nguyên soái một cách tự nhiên và chưa bao giờ có suy nghĩ khác”. (Trong công trình nghiên cứu của mình, ông còn phát hiện ra một vị tướng Nga khác, cũng rất nổi tiếng với những chiến công xuất sắc trước quân phát xít của Hitler, thực sự đã sát cánh với quân Mỹ trong Thế chiến thứ nhất. Ông là Nguyên soái Rodion Malinovsky, người lên làm Bộ trưởng Quốc phòng thay Zhukov năm 1957, từng tham gia chiến đấu tại Pháp tháng 6 năm 1916 hồi còn trẻ khi Mátxcơva điều hai lữ đoàn bộ binh tới Pháp bằng đường biển để tăng viện cho quân Đồng minh. “Tôi cảm thấy có khí thế khi chiến đấu bên cạnh quân Mỹ”, Malinovsky nói với các nhà báo Mỹ năm 1943, “về mặt tinh thần, tôi thấy dễ hòa hợp với người Mỹ hơn là với binh lính các nước khác”).

        Tuy vậy, cuộc gặp gỡ đầu tiên giữa Eisenhower và Zhukov suýt kết thúc tồi tệ nếu không nhờ đến khả năng ngoại giao khéo léo của Ike. Nhớ lại lần gặp đó tại Berlin, Zhukov cho biết, hai bên đã mở đầu bằng việc trao đổi một vài sự kiện chính của cuộc chiến vừa mới kết thúc. Eisenhower thuật lại cho Zhukov những vấn đề lớn phải giải quyết khi thực hiện chiến dịch đố bộ lên đất Pháp năm 1944, rồi những khó khăn khi Hitler bất ngờ tổ chức phản công tại vùng rừng Ardennes. Sau đó, chủ đề câu chuyện chuyển sang một vấn đề nghiêm túc: tổ chức một chính quyền bốn bên tại Đức như thể nào.

        Chỉ một phút sau khi phần trang trọng của cuộc trao đổi bắt đầu, một tình huống khó xử xảy ra. Eisenhower đề cập vấn đề tiến vào Berlin (của quân Đồng minh);

        - Chúng ta sẽ phải thỏa thuận một số vấn đề liên quan tới việc tổ chức Hội đồng Kiểm soát (cơ cấu điều hành, quản lý nước Đức của Đồng minh) và quy chế đảm bảo các tuyến giao thông liên lạc trên bộ tới Berlin đi qua vùng kiểm soát của quân đội Xô viết cho các nhân viên Mỹ, Anh và Pháp.

------------------
        1. Eisenhower mô tả những đồ trang sức, kim cương, trang phục nạm kim cương, vàng bạc và các hiện vật trưng bày khác của Bảo tàng là “những đồ vật tráng lệ". Ông cho biết, lúc đến thăm quan Bảo tàng, hầu như toàn bộ nhân viên Đại sứ quân Mỹ đã đi theo với danh nghĩa “đoàn tháp tùng”. Đại sứ Mỹ Avercll Harriman và tướng J.D. Dean cùng với Zhukov đứng đón ở tiền sảnh. (A.W. Harriman và E. Abel, Đặc phái viên của Churchill và Stalin, 1941 - 1946, Luân Đôn, 1976).
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #109 vào lúc: 27 Tháng Chín, 2019, 04:28:13 pm »


        Zhukov cũng chỉ ra nhu cầu thành lập các hành lang bay:

        - Có lẽ theo tôi, chúng ta phải nhất trí không chỉ việc liên lạc trên mặt đất mà còn phải thảo luận những vấn đề liên quan các chuyến bay tới Berlin của không quân Anh, Mỹ qua khu vực của người Xô viết.

        Nghe thấy thế, tướng Carl Spaatz, thành viên trong đoàn tuỳ tùng của Eisenhower, Tư lệnh không quân chiến lược Mỹ, ngả người ra lưng ghế và buông một câu ngạo mạn:

        - Không quân Mỹ đã và đang bay tới bất cứ đâu và không thể bị hạn chế.

        Khi những từ này dịch sang tiếng Nga, Zhukov thẳng thừng đáp lại:

        - Không quân của các ngài không được phép bay qua vùng kiểm soát của Liên Xô mà không bị hạn chế. Các ngài chỉ được phép bay theo các hành lang quy định.

        Eisenhower can thiệp vào ngay, ông nói với Spaatz:

        - Tôi không trao quyền cho ngài đặt vấn đề bay của không quân theo cách như vậy ở đây. - rồi quay sang Zhukov - Thưa Nguyên soái, hôm nay, tôi tới đây gặp ngài với tư cách cá nhân. Còn những vấn đề công việc, chúng ta sẽ giải quyết sau khi thành lập Hội đồng Kiểm soát.

        Zhukov đáp:

        - Tôi tin rằng, chúng ta, với tư cách là những người lính kỳ cựu, sẽ tìm được tiếng nói chung và sẽ làm việc cùng với nhau. Còn bây giờ, tôi chỉ có một đề nghị: ngài hãy rút quân Mỹ ra khỏi khu vực Thunringia càng sớm càng tốt vì theo Hiệp định Yalta giữa những người đứng đầu các chính phủ Đồng minh, chỉ quân đội Xô viết mới được quyển đóng quân ở Thunringia.

        - Tôi đồng ý với ngài và sẽ quyết để làm được như vậy.

        Đến đây, Zhukov không muốn hỏi Eisenhower xem ông ta sẽ quyết yêu cầu làm điều đó với ai. Đối với Zhukov, đây là vấn đề chính sách lớn của hai chính phủ mà chủ yếu là của Tổng thống Truman và Thủ tướng Churchill.

        Sau các nghi thức, Zhukov mời Eisenhower và những người cùng đi ăn trưa ngay tại văn phòng của ông trước khi các vị khách bay về tổng hành dinh của họ tại Frankfurt-am-Main.

        Nhận xét chung cuộc trao đổi đầu tiên, Zhukov nói: “Những thể hiện bên ngoài của Eisenhower đã gây ấn tượng tốt cho tôi”.

        Zhukov trở thành một nhân vật quen thuộc tại các buổi lễ và các cuộc duyệt binh trong những ngày lễ quốc gia cũng như những ngày kỷ niệm chiến thắng tại chau Âu và Viễn Đông. Trong những dịp đặc biệt đó, Zhukov thường mặc một chiếc áo khoác quân phục được trang điểm rất nổi bởi những hàng huân chương, huy chương và dây ruybăng lấp lánh. Nhưng không phải mọi quân nhân Đồng minh đều có đánh giá tích cực. Một vị tướng Mỹ, nổi tiếng bơi tính ưa phô trương và khoe khoang, cho rằng, những gì trên bộ ngực đồ sộ của Zhukov quá lòe loẹt. Kể về cuộc gặp Zhukov tại lễ ăn mừng chiến thắng của liên quân Đồng minh vào tháng 9 năm 1945, tướng George Pattron đã viết cho vợ mô tả bộ quân phục trang trọng của Zhukov giống như một bộ trang phục trong vỏ opera hài - được phủ đầy huân chương. (Khi chính Patton nhận Huân chương Kutuzov của người Nga tại đại bản doanh của Nguyên soái Fyodor Tolbukhin, ông ta đã viết trong nhật ký của mình: “Ổng ta là một người “hạ đẳng”, lúc nào cũng có mồ hôi”). Mặc dù ông là vị tư lệnh xuất sắc của lực lượng thiết giáp, nhưng những phát biểu mang tính chính trị của Patton và thái độ chống Nga, chống Anh thường khiến ông ta rơi vào những trạng thái căng thẳng. Zhukov đã khiếu nại về việc Patton quá chậm trễ khi giải tán và tước khí giới những đơn vị lính Đức trong khu vực kiểm soát của ông ta. Còn Patton đã nhiều lần cự nự: “Tại sao chúng ta phải quan tâm đến những gì mà người Nga nghĩ’’; và cũng từng thế hiện quan điểm: “sớm hay muộn thì chúng ta cũng sẽ phải chiến đấu với những kẻ đáng nguyền rủa này”; cấp trên trực tiếp của ông ta quát: “Im miệng đi anh ngốc Georgie”. Sau đó, ông ta còn bị Eisenhower trách cứ vì phát ngôn như vậy.

        Ban đầu, Zhukov cũng có bất đồng với Thống chế Anh Montgomery về việc giam giữ lính Đức của lực lượng chiếm đóng Anh. Nhưng vì theo quan điểm của Liên Xô, vấn đề quân lính Đức là cấp thiết nên Zhukov đã gửi một bức giác thư tới Hội đồng Kiểm soát với nội dung mà Montgomery coi là một sự công kích cá nhân. (Trong hồi ký của mình, Montgomery sử dụng những cụm từ như: “ông ta cáo buộc tôi”, “một sự công kích trực tiếp nhằm vào chúng tôi”, “nghi ngờ đối với dự định của chúng tôi”, “một thách thức trực tiếp”...). Monty cho biết, tháng 11 năm 1945, đúng vào thời điểm toàn bộ các vấn đề tại vùng do Anh kiểm soát xem chừng đang tiến triển tốt, Zhukov đã khiếu nại lên Hội đồng Kiểm soát về việc quân Anh vẫn tiếp tục duy trì hàng ngàn binh lính Đức được tổ chức thành các đơn vị trong khu vực kiểm soát của họ. Zhukov đã gửi một bức giác thư “tố cáo tôi”, Monty nói, “nó thiếu thiện ý”; cần phải có một hành động “phản công mạnh mẽ” bức giác thư đó. Monty đi đầu và chuẩn bị văn bản phản ứng lại. Nhưng vấn đề  trên cuối cùng cũng được giải quyết một cách cặn kẽ ổn thỏa và Monty nói rằng, lần gặp Zhukov sau diễn ra trong không khí rất thân thiện và quan hệ của ông với vị Nguyên soái Nga vẫn rất tốt mặc dù những người Xô viết vẫn còn thái độ nghi ngờ sâu sắc về sự tồn tại của những đơn vị lính Đức1.

-----------------
        1. Xem Hồi ký của Thống chế Montgomery, Tử tước vùng Alamein, Luân Đôn, 1958.
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM