Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Tư, 2024, 01:02:47 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Nguyên soái Zhukov người chiến thắng Hitler  (Đọc 13617 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #90 vào lúc: 23 Tháng Chín, 2019, 11:58:44 pm »

     
        Nhưng Zhukov chỉ bắt đầu được kính trọng trở lại tại Đại hội Đảng lần thứ XIX năm 1952, ông được bầu làm ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đáng. Sau thời kỳ dưỡng bệnh vì cơn đau tim đầu tiên, Zhukov được bổ nhiệm làm Tư lệnh Quân khu Ural và đến tháng 2 tháng 1948, ông cùng vợ, bà Alexandra, rời Mátxcơva đi Sverdlovsk trên một đoàn tàu hỏa quân sự đặc biệt.

        Còn có những hậu quả khác do sự “vấp ngã” của Zhukov. Vai trò của ông trong chiến tranh giờ đây được để ý ở mức thấp nhất. Chỉ còn có một sự công nhận duy nhất, đó là tên ông xuất hiện trong danh sách những vị chỉ huy nổi tiếng, kiệt xuất nhất trong chiến tranh. Trong cuốn Đại từ điển Bách khoa Xô viết được xuất bản sau những vấn đề của ông liên quan tới Đảng, ông chỉ được giành một phần rất nhỏ với một bức ảnh. Tuy nhiên, giống như bản tính của mình, ông vẫn rất nhiệt tình với công việc. Mọi sức lực ông đều giành cho công việc, trong đó có phần huấn luyện bộ đội. Mọi người thường nhìn thấy ông tại các sự kiện thể thao hoặc tới nhà hát cùng với vợ. Ông cũng vẫn xuất hiện trong các bài viết, tác phẩm về chiến tranh của cả các tác giả Xô viết lẫn nước ngoài.

        Tháng 2 năm 1953, Zhukov thôi giữ chức Tư lệnh Quân khu Ural và được gọi về Mátxcơva. Hầu như không rõ tại sao Stalin lại đưa ông trở lại Mátxcơva. Một số người nói, do cuộc chiến tranh ở Triều Tiên nên các lãnh đạo Đáng cần một vị chỉ huy năng động hơn cho các lực lượng vũ trang. Và dù sao đi nữa thì sức khỏe của Stalin cũng đã có vấn đế. Cuối tháng đó, tại Mátxcơva, Zhukov đã được xem các báo cáo về tình hình xung đột ác liệt ở Triêu Tiên và đọc bản báo cáo có nhan để “Âm mưu của các bác sĩ” (“ở Nga, không có gì gây sốc hơn kể từ thời Ivan Bạo chúa”, John Gunther viết1). 9 bác sĩ nổi tiếng, trong đó nhiều người là người Do Thái, đều là những chuyên gia tài ba, bị bắt vào tháng Giêng năm 1953 với lời buộc tội âm mưu đầu độc các đảng viên. Có giả thuyết phỏng đoán, Stalin đã định lưu đày tất cả các bác sĩ người Do Thái tới Siberia.

        Stalin qua đời hồi 9 giờ 50 phút sáng ngày 05 tháng 3 năm 1953.

        Sau khi Beria bị loại bỏ, một Chính phủ mới được thành lập và Zhukov trở thành Thứ trưởng Bộ Quốc phòng dưới quyền Nikolai Bulganin (4 năm sau, Zhukov trở thành Bộ trưởng Quốc phòng). Trên cương vị Thứ trưởng, Zhukov vẫn giành trọn sức lực của mình cho nhiệm vụ. Ông nhận thấy rằng những tiến bộ của khoa học và công nghệ đang có tác động lớn đối với các loại vũ khí của quân đội và vũ khí hạt nhân đã trở thành một nhân tố mang tính quyết định trong lĩnh vực quân sự. Thậm chí, từ trước Chiến tranh thế giới thứ II, Zhukov đã ủng hộ việc phát triển ngành công nghiệp nặng và giờ đây ông phát triển ý tưởng, đó là các tên lửa mang đầu đạn hạt nhân lớp 1 không thể sản xuất được nếu không dựa trên nền tảng kinh tế và khoa học hùng mạnh.

        Nhưng Zhukov còn là người xung kích trong các thay đổi khác, chẳng hạn như gạt các ý tưởng của cố Nguyên soái Stalin sang một bên, Zhukov vẫn kiên trì ý kiến của mình là, trong quân đội các chỉ huy phải có quyền cao nhất, còn các lãnh đạo Đảng chỉ nên là các nhà lý luận đứng sau và trước tiên họ phải là những người lính. Vì thế, ông cố gắng làm giảm ảnh hương của tổ chức Đảng trong các lực lượng vũ trang -  Quân ủy Trung ương. Ông cũng mạnh mẽ phản đối việc chỉ trích các chỉ huy quân sự tại các cuộc họp của Đảng. Một số người được ông bảo vệ sau này lại quay lưng chống lại ông.

        Một sự kiện đáng quan tâm là việc sử dụng vũ khí hạt nhân thật trong một cuộc tập trận tháng 9 năm 1954. Zhukov đang ở trên đài quan sát được bảo vệ, bộ đội ẩn mình ở một khoang cách an toàn để không bị ảnh hưởng bởi vụ nổ. Gần khu vực trung tâm vụ nổ, những chiếc xe tăng và xe quân sự cũ được phóng vào trong khi những chiếc khác đang bị nóng chảy ra. Sóng xung kích từ vụ nổ làm các tấm kính ở cách đó một dặm cũng vỡ vụn. Chiếc mũ sĩ quan của Zhukov cũng bị thổi bay2.

        Vào mùa xuân 1955, Tổng thống Eisenhower gây chấn động dư luận khi nói rằng: lần đầu tiên sau 9 năm, ông đã viết thư cho Nguyên soái Zhukov. Ike không nói ai là người nối lại mối liên lạc qua thư từ này, nhưng ông nói với giới báo chí rằng, ông đã làm việc cùng với Zhukov ở Berlin vào thời gian cuối chiến tranh và ông tin Zhukov là người thực lòng muốn phát triển mối quan hệ Xô - Mỹ. Khi đó, lúc trả lời một câu hỏi của phóng viên, Zhukov đã gửi một thông điệp tới Câu lạc bộ báo chí nước ngoài của Mỹ: ông ủng hộ việc cùng tồn tại hòa bình.

--------------------
        1. John Gunther, Nội bộ nước Nga, Luân Đôn, 1957. Ivan Bạo chúa, Sa hoàng chuyên quyền của nước Nga thế kỷ 16, đã thành lập một cơ quan tương tự KGB là Oprichniki với 6.000 người mặc đồ đen, cưỡi ngựa đen với nhiệm vụ: phát hiện và loại trừ các âm mưu, hành động làm phản. Điều ngẫu nhiên là, thính thoảng Ivan Bạo chúa lại giả vờ chết để xem những cận thần của mình có thái độ phản ứng như thế nào.

        2. Nhiều bài báo mang tính phỏng đoán ở phương Tày cho rằng Zhukov có tham gia vào một thậm chí nhiều hơn các vụ thử vũ khi hạt nhãn hay các vụ việc tương tự.

Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #91 vào lúc: 23 Tháng Chín, 2019, 11:59:25 pm »

   
        Các bước chuẩn bị cho Hội nghị thượng đỉnh tại Geneva vào tháng 7 năm 1955 được tiến hành sau khi Mátxcơva ký Hiệp ước với Áo và nhanh chóng rút quân đội khỏi nước này, mà Washington coi là những tin tốt lành. Phái đoàn Liên Xô tham gia hội nghị gồm: Khrushchev, Zhukov, Bulganin, Molotov và Gromyko (phiên dịch viên là Oleg Troyanovsky, sau trở thành Đại sứ tại Nhật Bản và Liên Hợp Quốc). Hội nghị 4 bên - Mỹ, Nga, Anh và Pháp - được thông báo là thành công; Ngoại trương 4 nước sẽ theo đuổi mục tiêu đem lại an ninh cho châu Âu trong tương lai gần. Nếu như có một “quả bom” nổ ra tại Hội nghị thượng đỉnh này thì đúng là nó đã xảy ra sau khi các đại biểu phương Tây gọi Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) là một lực lượng vì hòa bình, phái đoàn Liên Xô phát biểu, trong trường hợp đó, họ sẽ gia nhập NATO. Không khí im lặng bao trùm lên phòng hội nghị. Có người thuật lại rằng nụ cười đắc thắng của Eisenhower đột nhiên biến mất. Sau đó bên ngoài hành lang hội nghị, Ngoại trưởng Mỹ Foster Dulles đã hỏi Gromyko liệu Mátxcơva có xem xét nghiêm túc việc gia nhập đó hay không. Gromyko, không ngần ngại hay suy tính gì trá lời luôn rằng, Mátxcơva không đưa ra những đề nghị không nghiêm túc và nhất là tại một diễn dàn quan trọng như thế này.

        Sau đó, tờ Thời báo New York khi tường thuật cuộc gặp riêng giữa Eisenhower và Zhukov tuyên bố, qua Zhukov, Eisenhower đã trực tiếp biết được những gì đang diễn ra đằng sau “Tấm màn thép” nhằm nhấn mạnh tầm quan trọng của sự lãnh đạo chung. Tổng thống Mỹ còn nói, trong cuộc trò chuyện suốt hai tiếng rưỡi với Zhukov, ông đã biết được một vài điều “không may” xay ra đối với vị Nguyên soái. Mặc dù Ike không đề cập một cách chi tiết nhưng có vẻ như Ike thông cảm với người “bạn chiến đấu cũ1".

        Nikita Khrushchev đã dọc một “bài diễn văn mật” nổi tiếng của ông ta, vạch ra các tội lỗi của Stalin tại Đại hội Đảng Cộng sản Liên Xô lần thứ XX tháng 02 năm 1956. Bài phát biểu của Zhukov ít được biết đến hơn, đưa ra những chi tiết về sự giải trừ quân bị của Liên Xô, trong đó có việc giảm chi phí quân sự và đóng cửa 2-3 căn cứ quân sự ở nước ngoài. Zhukov cũng phát biểu phản đối Mỹ đặt các căn cứ ở nước ngoài. Để cập đến sức mạnh kinh tế của đất nước, Zhukov nói rằng, thành công của ngành công nghiệp nặng đã cho phép Liên Xô có khả năng cung cấp cho các lực lượng vũ trang của mình những trang thiết bị tiên tiên.

        Theo một số nguồn tin, bài diễn văn chống Stalin gây chấn động của Khrushchev đã tạo cơ hội cho tinh trạng bất mãn leo thang tại Ba Lan và Hungary, phu họa thêm vào tinh thần đòi độc lập ở Đông Âu. Những cuộc nổi dậy đã xảy ra tại Ba Lan và Hungary vào mùa thu năm 1956. Vói tư cách Bộ trưởng Quốc phòng, Zhukov đã có công lớn trong việc dẹp yên các vụ việc trên. Tại Ba Lan, một cuộc nổi dậy của công nhân ở Poznan đã bị cảnh sát Ba Lan đàn áp đẫm máu. Sự bất bình của người Ba Lan chấm dứt khi các nhà lãnh đạo mới giành được sự nhượng bộ từ phía chính quyền Liên Xô. Dường như Zhukov đã nâng cao cảnh giác tại biên giới các quân khu của Liên Xô và đã điều một hải đội từ Leningrad tới Gdansk. Tại Hungary, cảnh sát đã bắn vào các sinh viên biểu tình và xe tăng cùng 10.000 lính Liên Xô tiến vào Budapest. (Sau này có những tin tức cho rằng, Nguyên soái Tito của Nam Tư đã gọi việc dùng quân đội Xô viết tại Hungary là một lỗi lầm tai hại). Sinh viên đã nêu yêu sách đòi quyền được đình công của công nhân, tự do ngôn luận và báo chí, quân đội Liên Xô rút về nước. Những người yêu nước Hungary rốt cục cũng bị đè bẹp. Sau sự kiện này, Nguyên soái Zhukov nói rằng nếu Hungary hoàn toàn tự do, ngoài tầm kiểm soát của Mátxcơva thì toàn bộ vai trò của Liên Xô tại Đông Âu sẽ mất. Được biết, vào thời điểm đó, hàng triệu người Ba Lan đã hy vọng - rồi hụt hảng - “Cuộc cách mạng ở Hungary” sẽ thành công2.

        Cũng năm đó (1956), “Cuộc khủng hoảng kênh đào Suez” bùng nổ khi Israel, Pháp và Anh bất chấp ý kiến của Mỹ và tấn công Ai Cập. Khi Washington phản đối mạnh mẽ, các lực lượng liên quân Anh - Pháp mới rút khỏi kênh đào Suez. Một báo cáo nói rằng Eisenhower đã dùng những lời nặng nề với Thủ tướng Anh Anthony Eden qua điện thoại. Năm đó cũng chứng khiến sự ra đời của hai khối đối dịch nhau, do Liên Xô và Mỹ đứng đầu mỗi khối... mặc dù xảy ra các cuộc nổi dậy nghiêm trọng hơn tại các căn cứ của Liên Xô (nhất là “Cuộc cách mạng ở Hungary”). Sau khi cuộc khủng hoảng kênh đào Suez chấm dứt mấy tháng, Georgi Zhukov đã phát biểu:

----------------------
        1. Thời báo New York, ngày 29/7/1955. Để biết them chi tiết về cuộc nói chuyện giữa Eisenhower và Zhukov tại Geneva, xem Chương 18.

        2. Có một câu chuyện cười cay đắng ở Vácsava thời điểm đó như sau: “Những người Hungary có cách cư xử như người Ba Lan, người Ba Lan cư xử giống người Séc và như thói thường người Séc lại cư cử như những kẻ ti tiện”.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #92 vào lúc: 24 Tháng Chín, 2019, 10:29:27 pm »


        “Mọi người đều biết các sự kiện đã diễn ra như thế nào. Nhân dân Ai Cập đã thể hiện tinh thần ngoan cường kháng cự bằng vũ trang chống những kẻ xâm lược... Chính phủ Liên Xô cương quyết ủng hộ quyền phòng vệ của Ai Cập và đã nghiêm túc cảnh báo các nước Anh, Pháp và Israel. Hàng trăm nghìn người tình nguyện ở rất nhiều nước, đặc biệt là Liên Xô, Trung Quốc và các nước dân chủ nhân dân khác, đã bày tỏ nguyện vọng được chiến đấu chống lại bọn cướp nước. Lập trường kiên định của chúng ta đã đóng vai trò quan trọng trong việc kiềm chế quân xâm lược”. Zhukov nói thêm: “Quân Anh - Pháp đã bị quân và dân Ai Cập đẩy lùi thích đáng”1.

        Điều đáng chú ý là lời nhận xét của triết gia Bertrand Russell về “hai sự kiện bất hạnh của năm”: một là, cuộc nổi dậy ở Hungary và sự đàn áp cuộc nổi dậy đó; hai là, cuộc khủng hoảng kênh đào Suez. Đối với sự kiện thứ hai, ông nói, ông đã không tiếc lời lên án “những mưu đồ, hành động quân sự và những việc làm khác” của Chính phủ Anh. Còn đối với vấn đề thứ nhất, ông nói hầu hết các nước phương Tây đều lên tiếng chỉ trích người Nga. Russell lấy làm hối tiếc vì trong cuộc khủng hoảng kênh đào Suez chỉ có một số người là lên tiếng mạnh mẽ phản đối còn đa số thì ngầm ưng thuận”2.

        Vào ngày sinh nhật lần thứ 60 năm 1956, Zhukov được ca tụng và chân dung ông xuất hiện trên tất cả các tờ háo lớn ở Mátxcơva, chưa kể ở các thành phố lớn, nhỏ khác. Quốc hội Liên Xô thông báo, Zhukov lần thứ tư được trao tặng Huân chương Anh hùng Sao Vàng. Trông ông trẻ và tráng kiện hơn nhiều so với độ tuổi và trên ngực ông đeo 8 hàng huân huy chương các loại; trên cùng là 3 tấm huân chương Chiến thắng đỏ-vàng, phần thưởng cao quý nhất cho những người lập công xuất sắc nhất. Thời điểm đó, chỉ có ông là người được trao tặng nhiều huân chương như thế. Phát biểu với các phóng viên, một nhà ngoại giao nước ngoài giải thích lý do vị Nguyên soái là người “độc nhất vô nhị”: “Zhukov là người duy nhất ở cương vị cao mà vẫn nói sự thật. Ông có thể lảng tránh một câu hỏi nhưng ông không bao giờ nói dối.”

        Năm sau, Zhukov trở thành nhân vật quân sự chuyên nghiệp số một có thể được đưa lên cơ quan cầm quyền cao nhất ở Liên Xô, Đoàn Chủ tịch của Đảng. Động thái này đã khang định vị thế của Nguyên soái Zhukov rõ ràng là cao hơn bất kỳ ai khác. Hàng triệu người dân Xô viết đã chiến đấu chống phát xít có thể đồng cảm với Zhukov. Thực tế hiển nhiên là, đa số người dân đặt nhiều niềm tin vào quân đội và Zhukov được coi là biểu tượng cho sự chiến thắng của quốc gia, hơn cả Đảng hay các cơ quan cảnh sát và an ninh. Điều đó nếu không gây sự lo ngại thì cũng tạo ra sự ghen tỵ tương đối lớn trong hàng ngũ lãnh đạo.

        Thời gian này, Zhukov lại có thêm một con gái, Maria, với Galina. Tuy nhiên, ông vẫn chưa thể chính thức ly hôn với người vợ đầu, Alexandra. Cuộc sống gia đình ông trở thành chủ đề hàn luận tại cấp cao nhất ở Chính phủ. Ông được phép ly dị trong vài năm sau đó.

        Nhưng tỏa sáng như một anh hùng chiến tranh là một chuyện, còn khuynh hướng cải lương của Zhukov lại là một chuyện khác. Vị Nguyên soái có mong muốn thay đổi rất mãnh liệt. Chẳng hạn như, ông muốn có một sự lên án chính thức về cuộc thanh lọc các sĩ quan quân đội của Stalin. Và những nỗ lực của ông đã giành được sự ủng hộ trong trường hợp Mikhail Tukhachevsky và Vasili Blyukher. Ngoài ra, ông còn muốn tổ chức chính trị trong các lực lượng vũ trang phải báo cáo qua ông (khi đó là Bộ trưởng Quốc phòng) chứ không được báo cáo trực tiếp lên Đảng.

        Sở dĩ Zhukov có được sự thăng tiến như vậy còn là do sự hậu thuẫn mạnh mẽ của Khrushchev nhằm đạt mục đích của ông ta là giành quyền lực cao nhất, vượt qua những tướng lĩnh thời Chiến tranh Vệ quốc như Molotov, Kaganovich và Malenkov. Vì vậy, khi chuẩn bị diễn ra cuộc bỏ phiếu ở Ban Chấp hành Trung ương, có tin nói rằng, Zhukov đã ra lệnh sử dụng các máy bay quân sự để chở các ủy viên tới Mátxcơva. Vị Nguyên soái còn thay mặt Khrushchev đọc một bài diễn văn gây chấn động dư luận. Còn có tin, Zhukov đã so sánh các chiến thuật của các tướng lĩnh trên với chiến thuật mà Beria từng sử dụng. Thậm chí, ông còn gợi ý bóng gió trong các tài liệu khác rằng, có thể sẽ chứng minh hành vi trấn áp binh lính và những người dân thường thời trước chiến tranh của một số tướng lĩnh trên.

        Thòi điểm đó, Chính phủ Ấn Độ mời Zhukov sang thăm New Delhi và một số thành phố khác vào tháng Giêng năm 1957. Chuyến thăm được tuyên truyền rộng rãi trên các phương tiện thông tin và một cuốn phim tài liệu màu được sản xuất mang tựa đề: “Chuyến thăm hữu nghị của Nguyên soái Liên Xô G.K. Zhukov tới Ấn Độ và Mianma ".

--------------------------
        1. Current Digest of the Soviet Press, ngày 17/3/1957.

        2. Bertrand, Russell, Tự truyện, Luân Đôn, 1971.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #93 vào lúc: 24 Tháng Chín, 2019, 10:30:36 pm »


        Đầu tháng 10 năm 1957, Zhukov còn thực hiện một chuyến thăm nước ngoài khác bàng tàu tuần dương của Hải quân Xô viết tới Nam Tư (và Albania), mặc dù không có tấm ảnh hay thước phim nào ghi lại. Trong các bài diễn văn đọc trong hành trình, Zhukov đều nhấn mạnh việc phóng vệ tinh nhân tạo đầu tiên trên thể giới, Sputnik 1, điều mà ông gọi là một thành công vĩ đại của Đảng và nền khoa học Liên Xô.

        Thật bất ngờ, sau khi trở về nước, Zhukov bị cách chức Bộ trưởng Quốc phòng mà không có bất cứ cảnh báo trước nào và bị đưa ra khỏi Đoàn Chủ tịch Xô viết tối cao và Ban Chấp hành trung ương Đảng. Mặc dù ông được giữ thẻ Đảng viên nhưng ông trở thành một công dân bình thường, một cuộc sống dễ dàng mà một Nguyên soái còn tràn đầy sinh lực như ông chờ đợi.

        Lời buộc tội chủ yếu của Khrushchev đối với Zhukov là, ông theo “chủ nghĩa Bonapart” hoặc là có ý đồ lên nắm quyền, mà thực chất là có ý định thực hiện một cuộc “cách mạng” bằng quân sự. Bằng chứng mà Khrushchev đưa ra là, việc thành lập một đơn vị quân đội đặc biệt được sử dụng trong những “cuộc tấn công mang tính phẫu thuật”, rất giống với “Lực lượng đặc biệt” của Mỹ. Đó là lời cáo buộc chính, còn có những lỗi vi phạm kỷ luật khác như: phát ngôn tục tĩu, lăng mạ người khác, đối xử không công bằng, lừa dối và thậm trí là “đòi hỏi quá đáng”... Điều cuối cùng hàm ý, Zhukov luôn khăng khăng đòi ngồi ở vị trí cao nhất khi xem thao diễn quân sự.

        Vladimir Karpov, một quan chức cấp cao trong Đảng và là một cựu chiến binh ở mặt trận Stalingrad đã bình luận về những hành động được đưa ra để chống lại Zhukov trong một loạt bài báo phân tích sắc sảo trên rất nhiều tờ báo khác nhau, nhưng bài báo quan trọng nhất được in là vào tháng 8 năm 1991. Karpov viết rằng, mặc dù súng của những “tên dao phủ đã nhắm vào ông”, lẽ ra Zhukov vẫn có thể phân tích sự thật cho những kẻ buộc tội ông. Nhưng thay vào đó, ông nói rằng ít nhất thì những người đồng dội vẫn đối xử công bằng với ông. Không ai nói rằng, ông có suy nghĩ dù nhỏ nhất về việc tiếm quyển. Còn đối với những lời buộc tội các sĩ quan khác là có hành vi không đứng đắn, không công bằng và lăng mạ người khác, Zhukov thừa nhận đó là lỗi của mình và hứa sẽ sửa chữa.

        Người “bày binh bố trận” chống lại Zhukov là người đứng đầu Quân ủy Trung ương, tướng A.s. Zheltov đang rất tức giận vì Zhukov luôn muốn gạt bỏ quyền lãnh đạo của Quân ủy Trung ương trong các lực lượng vũ trang. Phát biểu tại cuộc họp của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Zheltov đã vẽ ra một bức chân dung về vị Nguyên soái như là một người xa rời hàng ngũ chính thống của Đáng. Trong số những người phát biểu chống Zhukov còn có Đô dốc Sergei Gorshkov, mà một số người miêu tả với ý giễu cợt là “bạn nối khố cũ” của Nguyên soái Zhukov1.

        Nhưng những công kích dữ dội nhất nhằm vào Zhukov lại là từ phía một đồng đội cũ của ông, Nguyên soái Ivan Konev. Là con trai một nông dân và có cái đầu hói như một quả bóng billiard, Konev từng ngồi ở ghế cao nhất trong phiên tòa xử Beria hình phạt tử hình. Một số nhà quan sát nói rằng, Konev vẫn còn “sôi sùng sục”, vì Zhukov chứ không phải ông ta được phép chiếm giữ biểu tượng quyền lực của pháp xít Đức - Tòa nhà Quốc hội của chúng ở Berlin. Toàn bộ nội dung chí trích người đồng đội cũ của Konev xoáy sâu vào cuộc tấn công thủ đô của Hitler rằng, Zhukov đã rất tự cao tự đại, thiếu tôn trọng ý kiến của người khác, làm giảm vai trò của Đảng, ngây thơ về chính trị và mắc bệnh theo “chủ nghĩa phiêu lưu”. Điều này cũng tương tự như lời buộc tội mà Nikita Khrushchev đã nêu trước đó khi cách chức Zhukov. Liệu có phải cách xử lý cuộc khủng hoảng ở Hungary của Zhukov đã làm mất lòng Khrushchev? Khi đề cập vấn đề nào, ông ta cũng sử dụng cách diễn đạt mập mờ “chủ nghĩa phiêu lưu trong chính sách đối ngoại” để tấn công Zhukov.

        Tháng 11 năm 1957, khi nhà báo Mỹ Bob Considine phỏng vấn Khrushchev ở Mátxcơva có đặt câu hỏi, cụm từ trên có nghĩa là gì, ông ta trả lời:

        - Theo đuổi một chính sách đối nội và đối ngoại phi thực tế có nghĩa là chủ nghĩa phiêu lưu.

        - Chẳng hạn, có phải là sự can thiệp ở Hungary không?

        - Không.

-------------------
        1. Tác giả đã có cơ hội nói chuyện với cả hai nhân vật chỉ trích Zhukov nói trên, Đô đốc Gorshkov và người đứng đầu MPA Tướng Zheltov, vào những năm 1980. Khi tác giả đề cập với Gorshkov về việc có nhiều người ở phương Tây cho rằng Stalin là người chịu trách nhiệm trước những sai lầm nghiêm trọng thời kỳ Chiến tranh mới bắt đầu, vị Đô đốc nói: “... Zhukov phải chịu trách nhiệm vế một số sai lầm mà ông ấy gây ra”. Zheltov bối rối trước câu hỏi mà tác giả nêu ra dù viên tướng chắc hẳn đã rất muốn thay Stalin giữ cương vị Tổng Tư lệnh. Zheltov nói: “Đó là câu hỏi trong trí tưởng tượng. Với tư cách là Tổng Tư lệnh, Stalin đã lãnh đạo đất nước này giành chiến thắng. Chúng tôi không nghĩ tới việc tìm người một người sẽ thay thể cho vai trò của Stalin. Lúc đó không, bây giờ cũng không. Câu hỏi này rất tế nhị.”
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #94 vào lúc: 24 Tháng Chín, 2019, 10:33:03 pm »


        Sau chiến tranh, Konev nắm giữ nhiều chức vụ cao, như Thứ trưởng Quốc phòng. Ông ta còn tố cáo Zhukov đã mắc nhiều sai lầm ngớ ngẩn ngay trước khi Hitler tấn công Liên Xô và chỉ trích vai trò của ông trong nhiều chiến dịch quân sự khác. Một số nhà sử học không do dự gì khi nói rằng, Khrushchev, khi cố nắm lấy Zhukov, đã khá thông minh lợi dụng sự xung khắc và tham vọng của các sĩ quan cấp cao như Konev và Zhukov. Nhưng Konev không phải là vị chỉ huy quân sự nổi tiếng duy nhất “có vấn đề” với Zhukov, mà Nguyên soái Vasily Chuikov sau này cũng tuyên bố, lẽ ra đã có thể chiếm được Berlin sớm hơn1.

        Sự xuống thế của Zhukov đã có tác động tiêu cực tới thói quen hàng ngày của ông.

        Điều gì đã giúp tôi?... Trở về nhà, tôi vớ lấy chiếc gối ngủ. Tôi ngủ mấy tiếng liền. Khi trở dậy, tôi kiếm cái gì đó ăn. Tôi lấy một chiếc gối khác, tôi lại thấy buồn ngủ. Tôi tỉnh dậy và lại ôm lấy gối và lại ngủ... Điều đó cứ tiếp diễn trong 15 ngày, tôi chỉ ngủ và thỉnh thoảng mới thức một chút. Và khi tỉnh giấc hồi tưởng lại tất cả những việc tôi suy nghĩ từ trước tới giờ, tôi đấu tranh với chính mình về những điều tôi nhớ được trong những giấc mơ. Tôi đã tranh luận với chính mình, chứng minh quan điểm của mình. Tôi thấy rất buồn vì tất cả những điều đó diễn ra trong những giấc ngủ của tôi. Sau 15 ngày đó, tôi đi câu cá2.

        Từ cuối năm 1957 cho tới tận tháng 5 năm 1965, Zhukov hầu như ra khỏi vầng hào quang của mình. Trong suốt thời gian đó, vị Nguyên soái già bắt đầu viết hồi ký. Tên tuổi ông bất ngờ xuất hiện khi Khrushchev đi thăm Mỹ tháng 9 năm 1959 và trong một cuộc chuyện trò với Eisenhower, vị khách nói: “Đừng bận tâm về người bạn cũ của ngài. Ông ta đã về Ukraina câu cá và giống như mọi viên tướng khác, chắc hẳn ông đang viết hồi ký.”

        Trớ trêu thay, tháng 10 năm 1964, chính Khrushchev lại bị hạ bệ. Khi đang hưởng kỳ nghỉ bên bờ Biển Đen thuộc Grudia thì những người đồng chí quyết định hạ bệ ông ta.

        Việc Zhukov “hồi sinh” là một anh hùng dân tộc không đến quá lâu. Năm 1965, tên tuổi ông bắt đầu xuất hiện trở lại trước công chúng. Ngày 8 tháng 5, Tổng Bí thư Leonid Brezhnev đọc một bài diễn văn quan trọng trong phòng hội nghị ở điện Kremlin nêu tên Zhukov và đã có một tràng vỗ tay hoan hô lớn, kéo dài. Ngày hôm sau là Lễ kỷ niệm Ngày Chiến thắng phát xít ở Mátxcơva, Zhukov là một trong những sĩ quan cấp cao được mời đứng trên Lễ đài Lăng Lênin trên Quảng trường Đỏ xem diễu binh.

        Từ Bắc Mỹ, người bạn chiến đấu cũ của Zhukov - Dwight Eisenhower - khi biết bạn mình lại xuất hiện trước công chúng đã nhận xét: “Tôi nghĩ rằng đã đến lúc ông ấy được phục hồi. Ông là một người lính xuất sắc và ông đã cố gắng hết mình để hoàn thành các công việc ở Berlin sau chiến tranh với tư cách là một thành viên Hội đồng Kiểm soát của Đồng minh.”

        Zhukov phải tích cực với việc viết hồi ký của mình, công việc này trở lên nặng nề hơn vì ông được yêu cầu phải nộp từng chương để lãnh đạo Đảng xem xét3.

        Trong số những người cam nhận sâu sắc về cách mà những kẻ xu nịnh, cơ hội trong Đảng đối xử với Zhukov có nhà ngoại giao, học giả Ấn Độ Krishna Menon, Đại sứ của New Delhi tại Mátxcơva trong suốt quãng thời gian đầy thăng trầm của vị Nguyên soái. Menon. biết Zhukov với tư cách cá nhân, đã viết những dòng rất cảm thông về vị Nguyên soái trong nhật ký của mình hồi tháng 11 năm 1957 như sau:

        Sau khi Stalin qua đời, không có ngôi sao nào trên bầu trời nước Nga có vầng hào quang rực rỡ hơn Zhukov. Mọi mưu đồ đang được thực hiện nhằm làm lu mờ vầng hòa quang đó chỉ có thể gọi là đáng khinh. Đảng (Cộng sản Liên Xô) có thể thành công trong việc xóa bỏ hình ảnh của Zhukov trước mắt công chúng nhưng không thể thành công trong việc xóa bỏ ký ức về ông ra khỏi trái tim của họ... Sự thật rốt cục vẫn chiến thắng và Zhukov sẽ được đặt bên cạnh những người được yêu mến khác như Alexander Suvorov, Mikhail Kutuzov và Alexander Nevsky... Tổ quốc Nga luôn biết ơn, ghi nhớ ông với lòng quý trọng và yêu thương4.

----------------
        1. Sau chiến tranh, Nguyên soái Chuikov tuyên bố rằng lẽ ra đã có thể chiếm được Berlin vào tháng 2 và kết thúc chiến tranh trong cùng tháng đó chứ không phải mãi tới tháng 5. Nhưng rõ ràng Chuikov là người phiến diện. Vào tháng 2, Phương diện quân số 8 của ông ta chỉ có 9 sư đoàn trong khi toàn bộ quân Xô viết khi tiến vào tấn công nước Đức của Hitler lên tới gần 200 sư đoàn. Zhukov tin tưởng vào câu trả lời của ông: “Khi tấn công Berlin số quân còn đông hơn nhiều những gì Nguyên soái nhìn thấy". Zhukov nói rằng trước khi Berlin bị vây hãm, lực lượng mạnh của quân phát xít ở Pomerania, phía Đông Bắc Berlin, phải bị tiêu diệt hoàn toàn. Tướng Đức Guderian nhớ lại (trong cuốn Hồi ức của một người lính): Quân phát xít ở Pomerania đang chuẩn bị phản công nhằm đánh bật quân Nga lúc đó đang nhằm tiến tới Berlin. Rõ rằng là Chuikov đã đãng trí bời vì cho tới tuần cuối cùng của tháng 2 năm 1945 lính của ông ta vẫn còn đang chiến đấu với một lực lượng lớn quân Đức ở Pozznan, cách Berlin 250 km về phía Đông.

        2. Những hồi tưởng của con gái Zhukov khi nói chuyện với nhà báo K. Simonov.

        3. Xem Chương 12.

        4. Hồi ký của K.p.s. Mcnon.

Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #95 vào lúc: 24 Tháng Chín, 2019, 10:35:06 pm »


CHƯƠNG 15

STALIN VÀ ZHUKOV

        Zhukov: Đồng chí ra lệnh cho tôi đi đâu?

        Stalin: Còn đồng chí muốn di dâu?

        Zhukov: Tôi có thể thực hiện bất kỳ nhiệm vụ nào. Tôi có thể chỉ huy một sư đoàn, một quân đoàn, một tập đoàn quân, một phương diện quân.

        Stalin: Hãy bình tĩnh, dừng có nóng! Đồng chí đã nói trước đó về việc tổ chức một chiến dịch ở Yelnya. Được, đồng chí hãy đảm nhiệm việc đó đi.

        Trong những năm chiến tranh, hầu như không mấy người biết rõ về Stalin hơn Georgi Zhukov. Ông đã trao đổi với vị Tổng Tư lệnh tối cao hàng giờ đồng hồ trong hàng trăm lần gặp, đôi khi mỗi ngày gặp tới 2 lần, quá đủ để ông đánh giá về lãnh tụ tối cao này. biết rõ phong cách, nắm được cả tâm trạng, tính khí của nhà lãnh đạo. Khi gặp nhau, họ thường tranh luận, thậm chí có những lần tranh cãi kết thúc với sự to tiếng của cả hai. Nhưng đó chỉ là những lúc tranh luận về những điều cần phải làm trong cuộc chiến tranh này, khi bàn về các chiến dịch, về thời điểm mở một đợt tấn công - những vấn đề liên quan đến sự sống và cái chết của hàng nghìn, thậm chí là hàng chục nghìn người. Hai nhà lãnh đạo thường ăn tối cùng nhau trong ngôi nhà nhỏ của Stalin ở ngoại ô, bữa ăn giản dị có món kasha, thịt luộc, hoa quả, rượu Grudia: thỉnh thoảng họ đi dạo trong vườn (mà vị chủ nhà nói là để “khởi động”). Khi Zhukov đi thực hiện nhiệm vụ ở ngoài Mátxcơva, trên những mặt trận ác liệt, hai người vẫn thường xuyên trao đổi qua điện thoại hoặc điện báo rất lâu.

        Zhukov miêu tả Stalin thật xa lạ với những gì mà phương Tây cảm nhận: đó là một người đàn ông mạnh mẽ, kín kẽ, thường dễ cáu kỉnh; một “nhà độc tài” khi tức giận vì bị cắt ngang sự tập trung sẽ bất ngờ thay đổi thái độ trước mặt mọi người, sắc mặt tái đi, cái nhìn chăm chú của ông trở lên nặng nê và nghiêm khắc. Zhukov biết rất rõ tính cách của Stalin và không để bụng những cuộc tranh cãi thời chiến tranh giữa hai người. Vì cả hai đều có khí chất nóng nên chẳng có gì lạ khi đôi lúc họ không thể kiềm chế. Nhưng Stalin cần Zhukov và vì tình hình chiến sự đang có những bước tiến nên càng ngày ông ta càng dành sự tôn trọng nhiều hơn đối với người mà ông đã bổ nhiệm làm phụ tá cho mình. Theo Zhukov, không có nhiều người dũng cảm dám dương đầu với cơn giận dữ của Stalin và né tránh sự công kích của ông. Còn Zhukov là một người có thể làm như vậy.

        Tai họa mà Zhukov gặp phải trong những cuộc tảo thanh của Stalin những năm 1930 được thế hiện rõ trong nhiều bài viết về chiến tranh của ông. Cũng như đa số người dân Liên Xô, ông không nhận thức được đầy đủ nỗi kinh hoàng từ những cuộc thanh trừng trên dưới bàn tay của Stalin cùng những tay chân thân cận cho mãi tới khi Stalin mất vào năm 1953. Nếu Zhukov có đề cập đến cuộc tảo thanh đẫm máu trong quân đội hồi trước chiến tranh với sự ra đi của những vị nguyên soái không thể thay thế, như Mikhail Tukhachevsky cùng hàng nghìn sĩ quan khác, thì điều đó có thể được hiểu là, ông đang nói sức mạnh của Hồng quân đã bị tổn thất nghiêm trọng trong cuộc chiến với nước Đức phát xít của Hitler. Điều đó cũng có nghĩa là, nếu như họ còn sống trong giai đoạn 1941 - 1945 thì con số thương vong trong chiến tranh sẽ thấp hơn nhiều so với thực tế. Và hậu quả của cuộc thanh trừng là, đội ngũ sĩ quan chỉ huy của Hồng quân bị thiếu hụt nghiêm trọng, quân đội không còn nhiều chuyên gia giàu kinh nghiệm, được huấn luyện bài bản, có tư duy quân sự tầm chiến lược ở giai đoạn quân Đức thực hiện “chiến tranh chớp nhoáng” ban đầu. Trong hồi ký, Zhukov cũng nêu ra một số trường hợp sĩ quan hàng đầu bị trù dập, bị xử tử trong thời kỳ đen tối ấy, trong đó có những người ông quen biết với tư cách cá nhân, như Mikhail Tukhachevsky và I.P. Uborevich - hai người ông rất ngưỡng mộ.

        Năng lực quân sự của Stalin được Zhukov tóm lược trong ba câu sau: “Tôi có thể nói rằng, Stalin rất rành về các nguyên tắc cơ bản trong việc tổ chức các chiến dịch ở cấp phương diện quân, cụm phương diện quân và chỉ đạo thực hiện rất thành thạo. Tất nhiên, ông cũng rất quen thuộc với các nguyên tắc mang tính chiến lược quan trọng. Khả năng của Stalin với tư cách Tổng Tư lệnh tối cao được chứng tỏ rõ nhất trong Chiến dịch Stalingrad”. Điều ông muốn nói là Stalin đã hoàn tất “quá trình nâng cao nhận thức” trong một năm rưỡi trước khi Hồng quân giành chiến thắng trên mặt trận sông Volga.

        Nếu mọi người công nhận đánh giá của Zhukov (cũng là đánh giá của nhiều nguyên soái và tướng lĩnh Xô viết nổi tiếng khác như Vasilevsky, Rokossovsky, Meretskov, Bagramyan và Shtemenko), thì nhận định của một số nhà văn cho rằng, Stalin chỉ phạm sai lầm và can thiệp đối với những người dưới quyền ông trong thời gian chiến tranh là không hoàn toàn có cơ sở. Meretskov có lẽ cũng muốn chứng minh đánh giá của mình về vị Tổng Tư lệnh với các tướng lĩnh khác khi ông cho rằng Tổng Tư lệnh truyền đạt những hiểu biết về chính trị quân sự của mình tới các sĩ quan cấp dưới và ngược lại, ông cũng học hỏi được nhiều điểu từ các sĩ quan cấp dưới của mình.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #96 vào lúc: 25 Tháng Chín, 2019, 04:56:36 pm »


        Cuốn hồi ký đồ sộ của Zhukov cũng giúp chúng ta hiểu được rất nhiều điều về Stalin qua hàng trăm cuộc gặp và thảo luận giữa Zhukov với vị Tống Tư lệnh được trích dẫn. Dưới đây là một trong những cuộc tháo luận nảy lửa giữa Zhukov và Stalin1.

        Đầu năm 1941, ngay trước khi chiến tranh nổ ra, Nguyên soái Timoshenko đã cho triệu tập Zhukov (không lâu sau trở thành Tổng Tham mưu trưởng Bộ Tổng Tham mưu) và nói rằng, Stalin muốn gặp ông trong vài ngày. Vị Nguyên soái có cái đầu trọc Timoshenko là một trong những người có ảnh hưởng nhất trong Hồng quân trên cương vị là ủy viên nhân dân quốc phòng.

        - Tổng Tư lệnh muốn hỏi tôi điều gì vậy? - Zhukov hỏi.

        Timoshenko trả lời:

        - Tất cả các vấn đề. Nhưng đồng chí hãy nhớ rằng, Tổng Tư lệnh không muốn nghe báo cáo dài dòng. Những điều mà đồng chí mất vài giờ để báo cáo với tôi, thì đồng chí chi được báo cáo với Tổng tư lệnh trong mười phút.

        Zhukov cảm thấy lo lắng:

        - Tôi báo cáo gì trong có mười phút đây? Đó đều là những vấn đề rất quan trọng và đòi hỏi phải được xem xét, đánh giá thận trọng. Cần phải hiểu được tầm quan trọng của những vấn đề đó và những biện pháp cần thiết áp dụng.

        - Tổng Tư lệnh biết hầu hết những vấn đề mà đồng chí định háo cáo. Vì vậy, đồng chí hãy cố gắng tập trung vảo những vấn đề trọng tâm thôi.
       
        Tối thứ bảy, Zhukov đến gặp Stalin tại nhà riêng ở ngoại ô Mátxcơva, đem theo một bản tập hợp những vấn đề ông muốn báo cáo. Timoshenko và một số cán bộ khác cũng có mặt ở đó. Sau khi chào nhau, Stalin hỏi Zhukov có nắm được gì về những giàn bắn tên lửa Katvusha không. Zhukov chưa từng tận mắt thấy và Stalin yêu cầu Timoshenko dẫn Zhukov tới khu diễn tập trong vài ngày tới để xem bắn thử. Sau đó, Stalin hỏi Zhukov về tình hình ở Bộ Tổng tham mưu. Zhukov cho biết, do tình hình chính trị và quân sự diễn biến phức tạp, nên cần phải áp dụng những biện pháp cấp bách để khắc phục những thiếu sót trong hệ thống phòng ngự ở biên giới phía Tây và trong các lực lượng vũ trang.

        V.M. Mototov, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, ngắt lời:

        - Như vậy, đồng chí nghĩ rằng, chúng ta sẽ phải tấn công quân Đức sớm?

        Stalin ra hiệu cho Mototov giữ yên lặng.

        Sau khi nghe Zhukov trình bày, Stalin mời mọi người ăn tối. Tại đó, cuộc thảo luận tiếp tục. Stalin hỏi Zhukov đánh giá như thế nào về lực lượng không quân của Đức. Zhukov đánh giá cao lực lượng không quân của Đức, nhưng ông cũng nói thêm rằng, vấn đề chính của không quân Liên Xô là quá ít máy bay chiến đấu và máy bay ném bom.

        Zhukov cho biết, bữa tối đơn giản như thường lệ, gồm có súp củ cải đỏ của Ukraina, kasha nướng, thịt luộc, thịt ninh nhừ và cuối cùng là hoa quả. Stalin rất vui vẻ và kể những câu chuyện hài hước. Ông uống rượu Khvanchkara nhẹ của Grudia và mời mọi người khác cùng dùng, tuy nhiên hầu hết mọi người có mặt đều thích dùng rượu mạnh.

        Khi Zhukov trở về Bộ Tổng tham mưu, ông ghi lại tất cả những điều Stalin đã nói và vạch ra những vấn đề cần giải quyết trước tiên.

        Cuối tháng 7 (một tháng sau khi Đức xâm lược Liên Xô), Stalin lại gọi Zhukov và Timoshenko tới nhà riêng. Zhukov nghĩ, chắc Stalin muốn bàn bạc với họ về những hành động cần áp dụng liên quan đến các lực lượng quân sự khác nhau. Nhưng lệnh triệu tập của Stalin hoàn toàn có mục đích khác. Khi bước vào phòng, Zhukov và Timoshenko đã thấy tất cả các ủy viên Bộ Chính trị đang ngồi quanh bàn. Stalin mặc chiếc áo khoác cũ, đang đứng giữa phòng, trên tay là tẩu thuốc đã tắt - một biểu hiện mà Zhukov hiểu là ông không hài lòng.

        - Nãy giờ - Stalin nói - Bộ Chính trị đã thảo luận về các công tác của đồng chí Timoshenko trên cương vị Tư lệnh Phương diện quân Tây và đã quyết định đồng chí ấy thôi giữ chức vụ đó. Có ý kiến đề nghị đồng chí Zhukov đảm nhiệm thay - Stalin quay lại phía Timoshenko và Zhukov hỏi xem họ có ý kiến gì không.

        Timoshenko im lặng.

        - Thưa đồng chí Stalin - Zhukov nói - việc thường xuyên thay đổi Tư lệnh các phương diện quân ảnh hưởng xấu đến các chiến dịch. Trong khi chưa nắm, làm quen được với tình hình, các đồng chí Tư lệnh đã phải chỉ đạo mở các trận đánh lớn. Nguyên soái Timoshenko mới chỉ huy Phương diện quân chưa đầy 4 tuần lễ. Trong Chiến dịch Smolensk, đồng chí ấy nắm rõ được tình hình bộ đội và thấy được khả năng của họ. Nguyên soái đã làm tất cả những gì đồng chí có thể và đã kìm chân địch ở Smolensk gần một tháng trời. Tôi không nghĩ còn có người nào khác có thể làm được nhiều hơn thế. Bộ đội tin tưởng vào Timoshenko và đấy mới là điều quan trọng. Tôi thấy, nêu để đồng chí Timoshenko thôi giữ chức Tư lệnh vào thời điểm này là không đúng và không có lợi.

-----------------
        1. Chương này dựa trên hồi ký Nhớ lại và suy ngẫm của Zhukov.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #97 vào lúc: 25 Tháng Chín, 2019, 04:57:15 pm »


        Mikhail Kalinin chăm chú nghe Zhukov, nói:

        - Theo tôi, đồng chí Zhukov nói đúng đấy.

        Stalin chậm rãi châm thuốc hút rồi nhìn mọi người nói:

        - Chúng ta có lẽ đồng ý với quan điểm của đồng chí Zhukov?

        - Đúng đấy, đồng chí Stalin - một số ủy viên Bộ Chính trị nói - Đồng chí Timoshenko có thế cải thiện được tình hình.

        Zhukov và Timoshenko được phép rời cuộc họp. Timoshenko nhận lệnh trở lại với Phương diện quân của mình ngay lập tức.

        Zhukov đánh giá: “Rõ rằng là, những nhận xét tại cuộc họp đã khiến Timoshenko rất bực mình. Nhưng trong chiến tranh, mọi việc đều có thể xảy ra và không phải lúc nào cũng có thể để ý đến cảm nhận của mọi người trong khi có quá nhiều vấn đề to lớn, phức tạp cần phải giải quyết”.

        Theo Zhukov, Stalin đã cho thấy ông hoàn toàn không phải là người ưa hình thức. Mọi công việc của ông trong khuôn khổ Bộ Tư lệnh tối cao hay ủy ban Quốc phòng Nhà nước (ông giữ cương vị người đứng đầu cả hai cơ quan này) đều ngay lập tức dẫn đến việc thi hành những quyết định mà các cơ quan này có thế thực hiện.

        Hồi tháng 7, giữa Zhukov và Stalin đã xảy ra một trận tranh cãi nảy lửa nổi tiếng. Sự việc diễn ra trong một cuộc họp kéo dài tại điện Kremlin. Zhukov trình bày một báo cáo khá dài và đưa ra những để xuất nhằm tăng cường cho Phương diện quân Trung tâm đang lâm vào tình thế nguy kịch nhất trong cuộc chiến tranh vệ quốc này. Ông đề nghị bổ sung cho Phương diện quân ít nhất 8 sư đoàn có khả năng chiến đấu ngay từ Viễn Đông, trong đó có một sư đoàn xe tăng.

        L.Z Mekhlis, một thành viên trong Bộ Tổng Tư lệnh tối cao, cắt ngang lời Zhukov với nhận xét cay độc: “Như thể có phải là đồng chí muốn dâng vùng Viễn Đông Liên Xô cho quân Nhật?”

        Zhukov không trả lời. Mekhlis là đại diện của Đại bản doanh tại Phương diện quân Trung tâm, vốn nổi tiếng với thói quen đưa ra những kết luận vội vàng. Trong suốt thời gian chiến sự ở đó, ông ta luôn một mực đề nghị cách chức một vị tư lệnh nhưng đề nghị của ông ta không được chấp thuận.

        Zhukov tiếp tục bài phát biểu, đề nghị rút Phương diện quân Tây Nam về sau sông Dnieper.

        Rõ rằng, Stalin rất lo lắng trước tình hình chiến sự ở Kiev, thủ đô của Ukraina.

        Zhukov biết trước rằng những từ “hy sinh Kiev” có nghĩa như thể nào đối với Stalin và tất cả nhân dân Xô viết. Nhưng ông vẫn mạnh dạn nói lên những suy nghĩ của mình: “Tôi không bị tình cảm chi phối tới đề xuất trên của mình và tôi với tư cách là Tổng Tham mưu trương phải đưa ra duy nhất một quyết định chiến lược có tính khả thi trong tình thế sống còn này”. Zhukov cũng biết, toàn thể Bộ Tổng tham mưu ủng hộ ông.

        - Chúng ta sẽ phải rút khỏi Kiev. - ông quả quyết nói.

        Không khí im lặng bao trùm cuộc họp. Zhukov, cố gắng giữ bình tĩnh, tiếp tục đề xuất tổ chức các trận phản công ngay lập tức ở khu vực phía Tây với mục tiêu là tiêu diệt hoàn toàn quân địch ở vòng cung Yelnya, Tây Mátxcơva:

        - Quân phát xít có thể sau đó sẽ tận dụng lợi thế ở Yelnya để làm bàn đạp mở cuộc tấn công vào Mátxcơva.

        - Phản công cái gì? Thật là hồ đồ! - Stalin nổi cơn thịnh nộ, rồi đột ngột cao giọng - Tại sao đồng chí lại có ý tưởng bỏ Kiev cho quân địch?

        Sau này, Zhukov thừa nhận lúc đó ông đã không thế kiềm chế và vặn lại Stalin:

        - Nếu đồng chí nghĩ rằng, với tư cách Tổng Tham mưu trưởng tôi chỉ có khả năng phát biểu những điều vớ vẩn thì tôi không còn gì để làm ở đây. Tôi đề nghị cho tôi được rút khỏi chức vụ Tổng Tham mưu trưởng và được điều ra ngoài mặt trận. Ở đó, chắc chắn tôi sẽ có ích hơn cho Tố quốc.

        Không khí cuộc họp chùng xuống.

        - Không cần phải nổi nóng như thế! - cuối cùng Stalin cũng nói - Tuy nhiên, nếu đó là cách đồng chí chọn, thì chúng tôi vẫn có thể làm xong việc mà không cần có đồng chí.

        - Tôi là một quân nhân và sẵn sàng thực hiện bất kỳ nhiệm vụ nào, nhưng tôi kiên quyết giữ ý kiến của mình về tình hình hiện nay và phương hướng tiến hành chiến tranh. Tôi tin rằng, ý kiến của tôi là đứng và tôi đã báo cáo những điều mà cá nhân tôi và toàn thể Bộ Tổng tham mưu suy nghĩ.

        Stalin không ngắt lời mà lắng nghe Zhukov nói, không tỏ ý giận dữ nữa, ông nói với giọng bình tĩnh hơn:

        - Đồng chí hãy ra ngoài và làm việc, chúng tôi sẽ nhắn đồng chí vào.

        Thu lại các tấm bản dồ của mình, Zhukov bước ra khỏi phòng họp với trái tim nặng trĩu. Nhưng nửa giờ sau, ông được mời quay trở lại gặp vị Tổng Tư lệnh tối cao.

        - Chúng tôi đã tham khảo ý kiến của nhau và quyết định rút đồng chí khỏi chức vụ Tổng Tham mưu trưởng. Chúng tôi sẽ bổ nhiệm Shaposhnikov đảm nhiệm cương vị đó. Đúng là sức khỏe của đồng chí ấy không tốt lắm, nhưng chúng tôi sẽ tạo điều kiện hết sức cho đồng chí ấy. Chúng tôi sẽ giao cho đồng chí những công việc mang tính thực tế. Đồng chí có nhiều kinh nghiệm trong chỉ huy bộ đội ngoài chiến trường. Đồng chí được toàn quyền chỉ huy quân ngoài mặt trận. Tất nhiên, đồng chí vẫn giữ chức Phó Ủy viên nhân dân quốc phòng và là thành viên của Đại bản doanh Bộ Tổng Tư lệnh tối cao.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #98 vào lúc: 25 Tháng Chín, 2019, 04:57:53 pm »


        - Đồng chí chỉ thị cho tôi tới mặt trận nào?

        - Thê đồng chí muốn đi đâu?

        - Tôi có thể nhận bất kỳ nhiệm vụ nào. Tôi có thể chỉ huy một sư đoàn, một quân đoàn, một tập đoàn quân, một phương diện quân.

        - Hãy bình tĩnh, đừng nóng! Lúc trước đồng chí đã nói về việc tổ chức một chiến dịch ở Yelnya. Tốt, đồng chí hãy dám nhận nhiệm vụ đó.

        Dừng một giây, Stalin nói tiếp:

        - Các chiến dịch nhằm duy trì lực lượng của tuyến phòng thủ Rzhev - Vyazma (phía Tây Mátxcơva) phải thống nhất với nhau. Chúng tôi sẽ bổ nhiệm đồng chí làm Tư lệnh Phương diện quân Dự bị. Khi nào đồng chí có thể đi?

        - Một tiếng nữa.

        - Shaposhnikov sẽ sớm có mặt ở Bộ Tổng tham mưu. hãy bàn giao lại công việc của mình cho đồng chí ấy và khởi hành.

        - Tôi có cần phải có công lệnh của đồng chí để đi không?

        - Hãy ngồi xuống và uống trà với chúng tôi, chúng ta cần trao đổi về một vài vấn đề khác. - Stalin hây giờ mới mỉm cười nói.

        Zhukov nhớ lại: “Chúng tôi ngồi bên bàn và bắt đầu uống trà, nhưng cuộc dối thoại giữa chúng tôi không cởi mở được mấy”.

        Một tháng sau, đang ở tiền tuyến, một viên sĩ quan phụ tá chuyển cho Zhukov một bức điện của Stalin gửi từ Kremlin, yêu cầu ông về Mátxcơva ngay. Ông hồi âm. đề nghị về Mátxcơva muộn lại ít lâu, bởi vì ông cần phải “lập lại trật tự” trong “một tình hình rất gay cấn” liên quan đến Sư đoàn bộ binh 149 lúc này đang giao chiến với quân địch.

        - Tình hình đang tiến triển khá thuận lợi ở Yelnya. Chúng tôi đã tiến tới đường xe lửa Yelnya - Smolensk. Nếu chấp hành mệnh lệnh rời đi lúc này, tôi sẽ để Bogdanov làm phó và ra lệnh cho đồng chí ấy bàn giao chỉ huy các cánh quân ở khu vực Roslavl cho Sobnennikov. Tôi chờ mệnh lệnh của đồng chí Stalin.

        Một phút sau, đích thân Stalin đánh điện:

        - Đồng chí sao vậy, đồng chí Zhukov! Tình hình như vậy thì đồng chí hãy hoãn chuyến đi Mátxcơva và ra mặt trận đi.

        Zhukov đáp:

        - Vậy sao đồng chí Stalin! Tôi sẵn sàng trở về Đại bản doanh trong hai ngày nữa hoặc là tôi có thể tiến hành theo kế hoạch  của tôi?

        - Đồng chí có thể hành động theo kế hoạch của mình.

        - Rõ. Chúc đồng chí mọi điều tốt lành.

        Cụm tập đoàn quân Đức ở Yelnya bị tiêu diệt vào ngày 6 tháng 9; thắng lợi của chiến dịch đã khích lệ tinh thần bộ đội rất lớn. Nhưng mọi việc không hoàn toàn diễn ra suôn sẻ. Zhukov kể, “một sự việc không may” xảv ra với một sư đoàn bộ binh của Tập đoàn quân số 43 đã không giữ được sườn trái của mình sau khi khống chế được sông Stryna và vận động nhanh về phía trước. Ông nói:

        Viên chỉ huy trẻ, thiếu kinh nghiệm thừa nhận đã mắc sai lầm nghiêm trọng khi không triển khai những biện pháp cần thiết nhằm đảm bảo an toàn cho trận đánh. Ngay lập tức, quân địch chộp lấy cơ hội, khai thác sơ hở đó. Một cuộc phản công bằng xe tăng đã phá vỡ đội hình chiến đấu của Sư đoàn. Các chiến sĩ Xô viết đã chiến đấu kiên cường và mưu trí đẩy lui nhiều đợt tấn công của địch và gây thiệt hại đáng kể cho chúng. Các đơn vị chống tăng và pháo binh của Sư đoàn đã làm cho dội quân thiết giáp Đức bị thiệt hại nặng.

        Nhưng Zhukov cho biết, thật khó bên nào thiệt hại nặng hơn bên nào. Các đơn vị chống tăng của quân Đức bị đẩy lùi, nhưng “chúng tôi cũng bị buộc phải ngừng đợt tấn công của mình tại khu vực này. Đó là cái giá phải trả cho hành động thiếu suy nghĩ của viên chỉ huy Sư đoàn. Tôi buộc phải giữ anh ta lại tại vị trí đài quan sát của anh ta đến tận đêm ngày 09 tháng 9 để chỉnh những sai lầm mà anh ta đã thừa nhận.

        Zhukov nhận được một cú diện thoại không mong đợi. Người gọi không ai khác là vị Tổng Tư lệnh tối cao, triệu tập ông có mặt tại Kremlin vào lúc 8 giờ tối. Không có gì khác ngoài yêu cầu trên và thật là khó để lý giải tại sao tôi lại bị gọi về. Tôi phải đi trong khi tình hình ở đây đang rất cần sự có mặt của tôi cho tới khi trận địa ở sườn trái của Tập đoàn quân được củng cố lại. Các mệnh lệnh chiến đấu cần thiết phải được truyền đạt tới Tư lệnh Tập đoàn quân. Hơn nữa, Mátxcơva cách mặt trận khá xa, tính toán sơ qua cũng đủ thấy tôi sẽ không thể về đến Mátxcơva đúng giờ yêu cầu. Stalin cực kỳ khó khăn đối với việc chậm trễ khi ông triệu tập bất kỳ ai đó. Nhưng tôi có thể làm được gì đây? Chiến sự không chiếu cố đến tính cách của những người chỉ huy. Cần phải quyết định ngay việc nào quan trọng hơn: hoàn thành nhiệm vụ ngoài chiến trường hay có mặt trước cấp trên đúng thời hạn để chấp hành mệnh lệnh của chỉ huy và theo đó bỏ mặc tình huống nguy cấp ngoài mặt trận?
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #99 vào lúc: 25 Tháng Chín, 2019, 04:58:18 pm »


        Zhukov đã đánh một bức điện về cho vị Tổng Tư lệnh tối cao: “Căn cứ vào tình hình ở đây, tôi sẽ trình diện trước đồng chí muộn một tiếng đồng hồ”.

        Mặc dù nắm cương vị khá cao, nhưng Zhukov không khỏi lo lắng trên đường trở về Mátxcơva: “Tôi băn khoăn chưa biết giải thích về tình hình cánh trái của Tập đoàn quân 24 thế nào cho thuyết phục để Stalin hiểu đứng lý do chậm trễ của tôi”.

        Ông đến điện Kremlin lúc trời đã tối mịt. Bất ngờ, ông bị loá mắt bởi một ánh đèn ô tô dừng lại, ông nhận ra viên sĩ quan đang tiến đến gần là Cục trưởng Cục An ninh.

        - Tổng Tư lệnh ra lệnh cho tôi gặp đồng chí và đưa đồng chí tới phòng của đồng chí ấy - viên sĩ quan, đeo hàm cấp tướng, nói.

        Tôi bước ra khỏi xe và đi theo viên tướng. Chả có ích gì nêu hỏi anh ta bất cứ điểu gì, vì tôi sẽ không nhận được câu trả lời cho vấn đề mà tôi quan tâm. Khi bước trên cầu thang lên tầng hai để tới phòng của Stalin tôi vẫn chưa quyết định sẽ nói xin lỗi về sự chậm trễ của mình. Vừa bước vào phòng ăn, nơi Stalin, Molotov cùng các lãnh đạo cấp cao khác đang ngồi quanh một chiếc bàn, tôi nói:

        - Thưa đồng chí Stalin, tôi đến muộn một tiếng.

        Stalin nhìn đồng hồ đeo tay và nói:

        - Một tiếng năm phút. Hãy ngồi xuống và ăn chút gì đó nếu đồng chí thấy đói.

        Lúc đó, Tổng Tư lệnh tối cao đang nghiên cứu tấm bản đồ về tình hình chiến sự ở Leningrad. Những người có mặt đều ngồi im lặng. Tôi không ăn gì cả và cũng giữ im lặng. Rốt cục, Stalin rời tấm bản đồ và hướng về phía tôi:

        - Chúng tôi đã thảo luận tình hình ở Leningrad một lần nữa. Ngày 8 tháng 9, quân địch đã chiếm được Schlusselburg và đánh bom các kho lương thực ở Badayev. Một lượng lớn lương thực dự trữ đã bị cháy rụi. Dưới mặt đất, chúng ta không liên lạc được với Leningrad. Nhân dân đang trong tình trạng khó khăn. Quân Phần Lan đang từ hướng Nam tiến tới eo đất Karelian, trong khi đó, Cụm tập đoàn quân Nam của Đức được Tập đoàn quân thiết giáp số 4 yểm trợ đang thẳng tiến về thành phố từ hướng Bắc.

        Stalin nghỉ một chút rồi lại tiến tới tấm bản đồ.

        Mối hiểm nguy đang đe dọa thành phố lớn thứ hai và cũng là trung tâm công nghiệp lớn thứ nhì đất nước, một cảng biển quan trọng bậc nhất, còn được biết với tên gọi “Thành phố của Pie” (vì do Pie Đại đế xây dựng) và “Cái nôi của Cách mạng”.

        Stalin bất ngờ yêu cầu Zhukov đánh giá về tình hình ở khu vực Mátxcơva. Zhukov nói rằng, công tác phòng thủ ở Mátxcơva đã sẵn sàng, Bộ Chỉ huy quân Đức rất có khả năng sẽ bắt đầu mở một cuộc tấn công vào khu vực Mátxcơva mà không cần phải chờ tiến hành xong chiến dịch của chúng ở Leningrad và hội quân với bọn Phần Lan.

        Sau đó, Stalin thông báo:

        - Đồng chí sẽ phải bay tới Leningrad và lãnh nhiệm vụ Tư lệnh Phương diện quân và thay Voroshilov chỉ huy luôn cả Hạm đội Baltic.

        Điều này hoàn toàn nằm ngoài dự kiến, nhưng Zhukov vẫn nói ông sẵn sàng khởi hành ngay lập tức.

        - Đồng chí cần phải lưu ý, để đến Leningrad, đồng chí sẽ phải bay qua khu vực giới tuyến hoặc hồ Ladoga hiện đang do không quân Đức kiểm soát. Chỉ thị của Bộ Tổng Tư lệnh tối cao về việc bổ nhiệm đồng chí sẽ được gửi tới khi đồng chí đến Leningrad.

        “Tôi đã cảm nhận được rằng, những câu nói đó cho thấy một nỗi lo ngại về khả năng chuyến bay của tôi sẽ có thể gặp kết cục không hay”, Zhukov tâm sự.

        Trước khi đi, Zhukov đề nghị Stalin cho ông đưa theo hai hoặc ba vị tướng có thể giúp ích cho ông tại mặt trận.

        - Lấy bất kỳ ai mà đồng chí muốn. - Stalin đáp.

        Tại sân bay trung tâm của Mátxcơva, mây mù dày đặc. “Điều này rất tốt cho chúng ta khi bay qua vùng giới tuyến của địch”, viên phi công nói.

        Nhưng chuyên bay cũng rất dễ gặp tai nạn. Từ Mátxcơva tới hồ Ladoga, chiếc máy bay được thời tiết mây mù ủng hộ. Những máy bay tiêm kích của kẻ thù bị mưa và các đám mây thấp gây trở ngại không thể cất cánh được. Nhưng khi chiếc máy bay của Zhukov vừa tới vùng hồ Ladoga thì trời lại quang đãng và máy bay tiêm kích hộ tông được lệnh xuất kích. Máy bay của Zhukov phải bay là là mặt nước nhưng vẫn bất ngờ xuất hiện hai chiếc Messerschmitt của địch bám đuổi. Chỉ một lát sau, máy bay của Zhukov đã hạ cánh an toàn xuống sân bay quân sự trong thành phố. Vi ông đang rất vội nên không có thời gian để tìm hiểu xem tại sao lực lượng không quân yểm hộ ông lại không đánh đuổi máy bay địch.
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM