Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 08:11:15 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Nguyên soái Zhukov người chiến thắng Hitler  (Đọc 13450 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #80 vào lúc: 21 Tháng Chín, 2019, 10:51:25 pm »


        Bộ đội của Zhukov rất phấn chấn, quyết tâm đánh bại quân thù. mong muốn sớm kết thúc chiến tranh và cơn bão lửa sắp trút vào Berlin sẽ là trận đánh cuối cùng trên chặng đường 3.000 km chiến đấu không ngừng nghỉ mà những người lính đã đi qua.

        Tối ngày 1 tháng 4. Zhukov gọi điện từ Mátxcơva cho Tham mưu trưởng M.S. Malinin đang ở ngoài mặt trận, truyền đạt: “Toàn bộ kế hoạch đã được thông qua mà không có thay đổi đáng kể nào. Chúng ta còn rất ít thời gian. Đồng chí hãy bắt tay vào việc di. Ngày mai tôi sẽ trở lại bằng máy bay”.

        Những chỉ thị ngắn gọn đó đủ để Malinin thực hiện ngay lập tức kế hoạch tấn công sắp tới vào Berlin.

        Khi cân nhắc kỹ lưỡng về chiến dịch, Zhukov nhận thấy những khó khăn trước mắt mà những người lính của ông sẽ phải đối mặt: "Trong suốt chiến tranh, chúng tôi chưa từng tấn công vào một thành phố nào rộng lớn và được phòng thủ vững chắc như Berlin. Toàn thành phố có tổng diện tích lên tới 900 km2 với một hệ thống giao thông - liên lạc chằng chịt ngầm sâu dưới mặt đất, rất thuận lợi cho quân Đức tiến hành những kế hoạch tác chiến bí mật”. Các tuyến phòng ngự trên đường tiến vào Berlin cũng sẽ là những khó khăn hiện hữu. bởi ở dây có một hệ thống công sự kiên cố gồm rất nhiều giao thông hào kéo dài từ bờ sông Oder tới Berlin. Ở tuyến phòng thủ chính, quân Đức đã xây dựng 5 lớp hầm hào liên tiếp. Kẻ thù đã lợi dụng các chướng ngại vật tự nhiên như: sông, hồ, kênh đào và các khe núi. Tất cả các đô thị và làng mạc đều đã sẵn sàng cho một “cuộc tử thủ". Trong khi đó, các đơn vị kỹ thuật của Hồng quân đã dựng một sa bàn mô hình cỡ lớn của thành phố Berlin cùng các vùng phụ cận giúp nghiên cứu được kỹ lưỡng trong quá trình chuẩn bị cho cuộc tổng tiến công vào Berlin và cho những trận đánh chắc chắn sẽ diễn ra ác liệt ở trung tâm thành phố.

        Trên thực tế, trong chiến dịch có nhiều vấn đề nằm ngoài dự kiến đã nảy sinh. Chẳng hạn như, có những thời điểm, Tập đoàn quân xe tăng cận vệ số 2 vượt xa đội hình chính tới 70 km. Điều này, theo Zhukov, là hoàn toàn không có trong kế hoạch , vì Berlin chỉ còn chưa đầy 60 - 70 km theo đường chim bay. Ngoài ra, việc đánh chiếm các điểm cao Seelow vốn được phòng thủ kiên cố khó khăn hơn dự tính ban đầu; căn cứ này chỉ cách tuyến phòng ngự vòng ngoài của quân Đức có 12 km. Có vẻ như Zhukov đã đánh giá thấp sức mạnh của quân phát xít ở Seelow, cứ điểm này còn có lợi thế về độ dốc lớn.

        Ngày 14 tháng 4, hai ngày trước khi chiến dịch Berlin của Hồng quân bắt đầu, trong một nỗ lực nhằm vực dậy tinh thần của quân lính, Hitler đã ra lời kêu gọi:

        “Chúng ta đã dự báo trước cuộc tấn công này và chúng ta sẽ đánh trả với một thế trận vững chắc. Rất nhiều đơn vị mới thành lập sẽ tăng cường cho lực lượng bộ binh đã bị tốn thất, các đơn vị Volkssturn đã được chấn chỉnh sẽ tăng cường sức mạnh cho chúng ta. Berlin mãi mãi là của người Đức”. Volkssturn là lực lượng quân tình nguyện gồm chủ yếu là những người ở độ tuổi trung niên. Ngoài ra còn có nhiều lính nghĩa vụ mới chỉ 15 - 16 tuổi, thành viên của Đoàn Thanh niên Quốc xã, phần lớn được trang bị súng chống tăng kiểu Bazooka.

        Ban đầu, Henrich Himmler, trùm mật vụ ss chỉ huy tuyên phòng ngự ở cửa ngõ Berlin và tất cả các vị trí trọng yếu đều được đặt dưới quyến các tướng lĩnh ss. Trong tháng 3 và 4 năm 1945, đã có 9 sư đoàn từ các nơi được điều về tăng cường cho Berlin. (Sau này, Himmler đã chọn cách tự sát để khỏi bị đưa ra xét xử khi chiến tranh kết thúc. Một số bằng chứng cho thấy, trước khi tự kết liễu đời mình, Himmler và các tướng lĩnh dưới quyển còn ảo tưởng sẽ liên minh được với Anh và Mỹ để chống lại đất nước Xô viết). Có lẽ Himmler đã nghĩ đến một giai đoạn hậu chiến như là quãng thời gian “xả hơi ngắn” giữa Chiến tranh thế giới thứ hai và một cuộc đại chiến thế giới thứ ba. Tháng 4 năm 1945, Himmler có một vài cuộc trao đổi với một vị khách Thuỵ Điển mang tên Count Folke Bernadotte, qua đó hắn muốn chuyển tới Washington và London thông điệp rằng, Đức sẵn sàng chấp nhận đầu hàng ở Mặt trận phía Tây (quân Anh - Mỹ) chứ nhất định không đầu hàng ở Mặt trận phía Đông (quân Liên Xô)1.

        Sau chiến tranh, chuẩn tướng Alfred Jodi, Tham mưu trưởng Bộ Chỉ huy tối cao Đức Quốc xã, khai trong các cuộc thẩm vấn:

        “Để kịp thời tăng viện cho Mặt trận phía Đông ngay trước khi Hồng quân mở cuộc tấn công quyết định, chúng tôi đã phải giải tán toàn bộ lực lượng dự bị gồm các đơn vị bộ binh, tăng thiết giáp, pháo binh và các đơn vị dự bị đặc biệt, các trường quân sự và tăng cường lực lượng này cho các đơn vị chiến đấu.”

------------------
        1. Theo các tài liệu của Tòa án Quân sự quốc tế.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #81 vào lúc: 21 Tháng Chín, 2019, 10:54:12 pm »


        Zhukov cho biết, sau khi đã cân nhắc kỹ lưỡng mọi khía cạnh, kế hoạch chính sẽ là tấn công quân Đức ở khu vực phòng thủ. Quân Đức sẽ bị choáng váng và bị đè bẹp ngay tức khắc dưới các đòn tấn công đồng loạt trên diện rộng bởi máy bay, xe tăng, pháo cùng các phương tiện quân sự khác. Nhưng để bí mật tập trung được tất cả lực lượng cùng các vũ khí và khí tài quân sự hạng nặng vào chiến dịch lớn như thế trong một thời gian ngắn thì đòi hỏi một khối lượng công việc khổng lồ - mà Zhukov nói “là cả một nghệ thuật”.



        Lúc ấy, hàng trăm chuyến tàu chở đầy pháo, súng cối và xe tăng vượt qua đất nước Ba Lan hướng về phía Tây. Nhìn từ xa, những đoàn tàu này không có dáng vẻ của các đoàn tàu quân sự mà trông chúng chỉ giống những đoàn tàu chở gỗ và cỏ khô. Nhưng ngay khi tới đích, những lớp ngụy trang nhanh chóng được dỡ bỏ và các chi tiết, bộ phận của những chiếc xe tăng, pháo và các phương tiện quân sự được đưa xuống những hầm cất giấu. Đây thực sự là một khối lượng hàng hóa khổng lồ, bởi chỉ xét riêng trong lĩnh vực quân nhu để phục vụ cho trận đánh mỏ màn chiến dịch đã phải cần đến 7.147.000 quả đạn pháo. “Chúng tôi hoàn toàn tin tương rằng bộ đội sẽ không bị thiếu đạn được, nhiên liệu và lương thực”, Zhukov nói.

        Nửa đêm ngày 15 tháng 4, vài giờ trước khi các đợt pháo kích và không kích bắt đầu, Zhukov đến đài quan sát của tướng Vasili Chuikov, Tư lệnh Tập đoàn quân cận vệ số 8. (Trong một lần đến thăm mặt trận quân Nga, nhà văn Mỹ Edgar Snow đã mô tả Chuikov là một người to lớn, có đôi bàn tay rất to, khuôn mặt lớn, hàm răng được bọc vàng và có một “trái tim lớn”). “Chưa bao giờ tôi thấy kim đồng hồ quay chậm như lúc đó”, Zhukov kể, “Trong khi chờ giây phút pháo binh mở màn cuộc tấn công, chúng tôi quyết định uống trà đặc, nóng do một nữ chiến sĩ pha ngay tại chỗ. Tôi còn nhớ cô gái có cái tên không mang chất Nga chút nào - Margot. Chúng tôi yên lặng nhấp từng ngụm trà và chìm trong những suy nghĩ riêng”.

        Zhukov nhìn đồng hồ. Đúng 3 giờ sáng. Lúc đó, luồng đạn của hàng ngàn khẩu đại bác, súng cối và rocket đã làm sáng rực cả bầu trời kèm theo những tiếng nổ rung chuyển của dạn pháo và bom. Những tiếng gầm rú liên hồi của máy bay ném bom ngày càng rõ hơn. Đã đến thời điểm mở màn chiến dịch tổng tấn công Berlin; hàng ngàn quả pháo sáng được bắn lên trời. “Đó chính là tín hiệu cho 140 chiếc đèn pha đặt cách nhau 200 m đồng loạt chiếu sáng nhằm làm loá mắt ké thù, giúp xe tăng và bộ binh xác định được rõ các mục tiêu tấn công trong đêm tối”, vị Nguyên soái kể. Khi trời rạng sáng, bộ đội của Zhukov đã chiếm được chốt chặn đầu tiên và bắt đầu tiến đánh lớp phòng tuyến thứ hai của quân Đức. Máy bay ném bom của quân Nga đã tiến hành 6.550 đợt xuất kích, dội bom vào các mục tiêu ngoài tầm đạn pháo. Một số máy bay khác yểm trợ cho lực lượng bộ binh vào buổi sáng.

        Khi Hồng quân càng tiến gần đến các cao điểm Seelow thì sức kháng cự của quân Đức càng mạnh, bởi Berlin nằm ngay sau cao điểm này. Đến 1 giờ chiều, Zhukov nhận thấy rằng phần lớn pháo binh của quân Đức trên cao điểm Seelow vẫn còn nguyên vẹn; do đó, ông và các tướng lĩnh dưới quyền quyết định tung 2 tập đoàn quân xe tăng để tăng cường cho lực lượng đang chiến đấu nhằm chọc thủng tuyến phòng thủ này của quân Đức bằng mọi giá.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #82 vào lúc: 22 Tháng Chín, 2019, 09:51:52 pm »


        Zhukov gọi điện về Đại bản doanh và báo cáo với Stalin tình hình chống cự quyết liệt của quân Đức. Stalin ra lệnh:

        - Hãy dùng máy bay ném bom để yểm trợ cho các tập đoàn quân xe tăng tấn công. Tối nay đồng chí hãy báo cáo lại tình hình cho tôi.

        Đến tôi, Zhukov gọi lại cho Stalin, nhắc lại những khó khăn trong việc đánh chiếm các cao điểm này và khẳng định rằng Hồng quân nhất định sẽ chiếm được vào tối hôm sau.

        “Lần này, Stalin đã không giữ được bình tĩnh khi nói với tôi như trước đó”, Zhukov kể lại.

        - Lẽ ra đồng chí không nên đưa Tập đoàn quân xe tăng cận vệ số 1 vào khu vực tác chiến của Tập đoàn quân cận vệ số 8, không đúng với với chỉ thị của Bộ Tổng Tư lệnh tối cao. Vậy đồng chí có đảm bảo là sẽ chiếm được tuyến phòng thủ Seelow vào ngày mai không?

        Zhukov cố tỏ ra bình tĩnh và nói với Stalin rằng, đến tối ngày 17 tháng 4, tuyến phòng thủ này sẽ bị phá vỡ:

        - Tói tin rằng nêu địch càng tung nhiều quân ra khu vực này để đối phó với ta thì sau đây chúng ta sẽ càng nhanh chóng chiếm được Berlin, bơi tiêu diệt chúng ở ngoài chiến trường trống trải sẽ đỗ dàng hơn là đánh chúng trong thành phố.

        Ngày 20 tháng 4, ngày thứ năm của chiến dịch, pháo tầm xa của Tập đoàn quân xung kích số 3 bắt đầu trút đạn xuống quân Đức trong thành phố Berlin. Đó là sự mở màn của trận bão lửa lịch sử giáng xuống thủ đô của chế độ Quốc xã.

        Để đập tan tuyến phòng thủ của quân Đức ở Berlin càng sớm càng tốt, hai tập đoàn quân xe tăng đã được điêu động để yểm trợ cho Tập đoàn quân cận vệ số 8, Tập đoàn quân xung kích số 5, số 3 và số 47 tiến công thành phố. Nhưng khi tiến vào đến trung tâm thành phố, các tập đoàn quân này đã vấp phải sự chống cự quyết liệt của kẻ địch. Quân Đức đã tận dụng mọi thứ có thể để chặn bước tiến của Hồng quân: các tòa nhà cao tầng, những bức tường dày, những hầm tránh bom và những lô cốt được liên kết với nhau bởi hệ thống đường ngầm. Quân Đức có thể di chuyển từ tòa nhà này sang tòa nhà khác theo những đường ngầm đó, thậm chí đánh tập hậu Hồng quân. Tuy nhiên, trận đánh ác liệt nhất ở khu vực trung tâm Berlin được tiến hành bởi các đơn vị tinh nhuệ nhất của tất cả các binh chủng.

        Chiến dịch Berlin đang đi đến giai đoạn quyết định, cho dù quân Đức vẫn tiếp tục chống trả giữ từng ngôi nhà, căn hầm, từng tầng lầu và từng nóc nhà.

        Sau chiến tranh, tướng Đức Jodi đã tiết lộ với các nhà điều tra của quân Đồng minh:

        Ngày 22 tháng 4, Goebbels hỏi tôi là liệu có thể cứu vãn được sự sụp đổ của Berlin bằng biện pháp quân sự được không. Tôi trả lời là chỉ có thể làm được điểu đó nếu rút toàn bộ lực lượng phòng thủ ở sông Elbe về Berlin. Trên cơ sở gợi ý của Goebbels, tôi đã trình bày suy nghĩ của mình với Quốc trương. Ỏng ta đồng ý và chỉ thị cho tôi và Keitel cùng với Bộ Chỉ huy tối cao ra ngoài Berlin và tự chịu trách nhiệm chỉ huy các cuộc phản công.

        Tư lệnh lực lượng đồn trú bảo vệ thành phố Berlin, tướng Helmuth Weidling sau khi đầu hàng khai rằng:

        Ngày 25 tháng 4, Hitler nói với tôi: “Tình hình sẽ được cải thiện (!), Tập đoàn quân số 9 của chúng ta sẽ về Berlin và phối hợp cùng Tập đoàn quân số 12 để phản công. Cuộc phản công này sẽ đánh dọc sườn phía Nam của quân Nga. Một tập đoàn quân khác sẽ tiến xuống từ phía Bắc và tấn công sườn phía Bắc của đối phương”.

        Không cần phải bình luận thêm về điều này bởi những lời nói đó của Hitler chỉ là sự hoang tương của một kẻ đã mất hết lý trí.

        Trong khi đó, Zhukov để ý thấy anh lính quân y của Trung đoàn pháo binh 832 đang viết lên các quả đạn pháo sẽ được bắn vào Berlin những dòng chữ: “Vì Stalingrad, vì Ukraina, vì những đứa trẻ mồ côi, những người vợ mất chồng và vì những giọt nước mắt của những bà mẹ”.

        Ngày 30 tháng 4, một trận đánh ác liệt diễn ra ở tòa nhà Quốc hội Đức do các đơn vị ss gồm 6.000 quân có xe tăng, súng đại liên và pháo yểm trự cố thủ. Cùng lúc, Zhukov nhận được báo cáo rằng, một trong những sư đoàn của ông đã chiếm được nhà tù Moabit, giải thoát cho hàng nghìn tù binh chiến tranh, trong đó có các tù nhân chính trị. Những người lính đã tìm thấy những chiếc máy chém, các công cụ giết người và tra tấn khác; những công cụ kiểu này cũng được tìm thấy ở nhà tù Pletzensee.

        Một tuần sau cuộc hội kiến cuối cùng với Hitler, tướng Weidling đã phải đối mặt với tướng Chuikov; ông đã ra điều kiện cho y phải đầu hàng. Weidling đề nghị đưa Sư đoàn thiết giáp 56 do y chỉ huy ra hàng, nhưng lại ngần ngừ khi ra lệnh cho lực lượng đồn trú Berlin phái hạ súng theo. Một nhà thơ Nga mang quân hàm thiếu tá là Evgeny Dolmatovsky1 lúc đó củng có mặt ở đấy kể lại, tướng Chuikov đã nói thẳng với Weidling với giọng khá gay gắt:

        - Các ông đã thất bại, có hy sinh thêm nữa cũng vô ích, nếu cứ kéo dài cuộc chiến này thêm phút nào nữa thì cùng chỉ làm con số thương vong tăng lên mà thôi.

-----------------
        1. Có một bức ảnh lớn chụp cảnh ít nhất 200 người lính Hồng quân đang ngồi trước Cổng Brandenburg ngay sau khi Weidling đầu hàng, lắng nghe Dolmatovsky, đứng trên một chiếc xe tăng T-34, đọc những vần thơ của ông.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #83 vào lúc: 22 Tháng Chín, 2019, 09:52:57 pm »

   
        Weidling lắc đầu không đồng tình:

        - Tôi không còn quyền chỉ huy nữa. Tôi đang là tù binh của các ông. Y tôi là, tôi không có quyền để ra lệnh nữa. Binh lính sẽ không tuân lệnh tôi vì tôi là một tù binh1.

        Dolmatovsky kể rằng, lúc ấy ông đã nghĩ tướng Chuikov nguôi cơn giận (sự giận dữ của Chuikov không mang tính đố kỵ). Tướng Chuikov bình tĩnh nói với Weidling rằng, điều cần thiết bây giờ là hãy cứu mạng sống của hàng ngàn người lính Đức và rằng, trong những căn hầm và dưới đường tàu điện ngầm là những người dân thường. Tướng Chuikov đã khích lệ Weidling hãy chứng tỏ sự khôn ngoan và tính nhân văn của mình.

        Hồi lâu sau, Weidling cúi xuống và viết mệnh lệnh nêu rõ: mọi sự chống cự thêm nữa của lực lượng đồn trú trong thành phố Berlin đều là vô nghĩa.

        Tuy vậy, tòa nhà Quốc hội Đức còn phải hứng chịu một trận bão lửa nữa vào ngày 30 tháng 4 bơi hai sư đoàn bộ binh, những người lính đã tiêu diệt hoàn toàn quân Đức trên từng tầng lầu. Ba giờ sau đó, hai trung sĩ Hồng quân cắm lá cờ chiến thắng trên mái vòm chính của tòa nhà Quổc hội. Toán lính Đức cuối cùng cô thủ ở tòa nhà Quốc hội ra đầu hàng vào hôm sau.

        Ngày 01 tháng 5 theo quy định là ngày nghỉ lễ ở Liên Xô, nhưng với Zhukov hôm đó lại là một ngày bận rộn. Zhukov nhận được tin Hitler đã tự sát. Tướng Đức Krebs, sau này cũng tự sát, khai với tướng Chuikov rằng, thi thế của Hitler đã bị thiêu cháy. Zhukov gọi điện thẳng cho Stalin. Một sĩ quan trực ban trả lời:

        - Đồng chí Stalin vừa mới đi ngủ.

        - Xin hãy đánh thức đồng chí ấy dậy. Đây là vấn đề cấp bách, tôi không thể đợi đến sáng được.

        Vài phút sau Stalin đã ở đầu dây. Zhukov báo cáo với Stalin việc Hitler tự sát. Stalin trả lời:

        - Hắn đã làm cái điều thật là hèn hạ. Rất tiếc là chúng ta đã không thế bắt sống được hắn. Xác của hắn hiện ở đâu?

        - Theo tướng Đức Krebs, thi thế của hắn đã bị thiêu cháy.

        - Đồng chí hãy thông báo với đồng chí Sokolovsky rằng, không có bất kỳ thương lượng nào hết, kể cả với Krebs hay bất kỳ tên phát xít nào khác, chỉ có đầu hàng vô điều kiện mà thôi. - vị Tổng Tư lệnh tối cao nói - Nếu không có vấn đề gì đặc biệt thì từ giờ tới sáng đồng chí không phải gọi cho tôi. Tôi muốn nghỉ một chút trước khi dự lễ diễu hành nhân ngày Quốc tế Lao động.

        Chừng 1 giờ sau, Sokolovsky gọi điện báo cáo với Zhukov về kết quả cuộc đối thoại kéo dài với Krebs:

        - Krebs nói rằng, hắn ta không có quyền quyết định tuyên bố đầu hàng vô điều kiện. Theo hắn, lúc này chỉ có Chính phủ mới lập của Đức do Doenitz đứng đầu là có thể làm được điều đó. Krebs vẫn nói sẽ tìm cách dàn xếp một cuộc ngừng bắn để tập hợp các thành viên Chính phủ của Doenitz ở Berlin. Theo tôi, chúng ta nên cho chúng biết chúng sẽ đón lấy cái chết nêu không chấp nhận đầu hàng vô điều kiện.

        - Hãy làm như vậy đi Vasily Danilovich. - Zhukov đáp -  Hãy nói với Krebs rằng, nếu Goebbels và Bormann không chấp nhận đầu hàng vô điều kiện trước 10 giờ sáng thì cuộc tấn công của chúng ta sẽ đập tan mọi ý đồ kháng cự của chúng. Tốt hơn là họ hãy nghĩ đến sự hy sinh vô ích của người dân Đức và trách nhiệm cá nhân của họ trước thảm họa này.

        Nhưng đã không có câu trả lời của Goebbels và Bormann vào thời điểm mà người Nga ấn định.

        Và vào lúc 10 giờ 40 phút sáng, pháo binh Hồng quân nã đạn vào các khu vực phòng ngự đặc biệt của những nhóm tàn quân Đức ở trung tâm thủ đô. 8 tiếng sau, Sokolovsky báo cáo với Zhukov, bọn chỉ huy Đức đã cử một đặc phái viên mang đến một thông điệp với nội dung Goebbels và Bormann bác bỏ yêu cầu đầu hàng vô điều kiện.

        Chưa đầy 30 phút sau, Hồng quân đã có câu trả lời. Đòn tấn công cuối cùng vào khu vực trung tâm Berlin, nơi đặt trụ sở đầu não của chính quyền Quốc xã và những tên trùm phát xít Đức cuối cùng đang trú ẩn trong những hầm ngầm ở đó, được bắt đầu với một sức mạnh mà Zhukov mô tả là “không thể tin nổi”.

        Trong hồi ký của mình, Zhukov viết, những người lính tham gia tấn công Berlin là những người con của những thành phố anh hùng như Mátxcơva, Leningrad và Stalingrad; từ Ukraina, Belorussia, từ các nước cộng hòa vùng Caucasus và nhiều nơi khác. “Rất nhiều chiến sĩ vẫn chưa lành vết thương trong những trận đánh trước, nhưng họ vẫn không bỏ hàng ngũ chiến đấu, ai ai cũng quyết tâm tiêu diệt quân thù, chính tinh thần quyết tâm cao đó đã thúc đẩy họ làm lên chiến công chói lọi, cắm lá cờ chiến thắng trên thủ đô Berlin.’

        Nhưng để có được chiến tháng này, sự hy sinh mất mát là vô cùng lớn. Chỉ tính riêng trong chiến dịch Berlin, 100.000 chiến sĩ Hồng quân đã ngã xuống và 200.000 người khác bị thương.

        Tham gia buổi ký văn kiện đầu hàng vô điều kiện ở ngoại ô Berlin (việc ký văn kiện đầu hàng sơ bộ đã được tiến hành trước đó ở Rheims) gồm: về phía Đồng minh có Zhukov; Nguyên soái Không quân Anh Arthur Tedder, đại diện cho Bộ Tổng chỉ huy quân Đồng minh; tướng Carl Spaatz, Tư lệnh Lực lượng không quân chiến lược Mỹ; tướng Jean để Lattre de Tassigny, Tham mưu trương quân Pháp. Đại diện của Đức Quốc xã là: Thống chế Wilhelm Keitel, Thuỷ sư Đô đốc Hans Georg von Friedeburg (y tự sát hai tuần sau đó) và chuẩn tướng P.F. Stumpf.

        Zhukov miêu tả Keitel như sau: “Trước mặt chúng tôi lúc ấy không còn là một Keitel kiêu căng, ngạo mạn như ngày nào đứng chấp nhận sự đầu hàng của nước Pháp. Mặc dù ông ta cố tỏ ra còn chút gì đó oai phong (bàng việc giơ chiếc quyền trượng biểu thị tước hiệu thống chế của mình chào các sĩ quan quân đội Đồng minh), nhưng vẫn không giấu nổi dáng vẻ của kẻ chiến bại”. Khi Zhukov yêu cầu Keitel tiến lại bàn của ông và ký vào văn kiện đẩu hàng vô điểu kiện, viên sĩ quan Đức “đánh mắt rất nhanh về chúng tôi với cái nhìn thâm hiểm”.

        Khi Keitel đặt bút ký vào văn kiện. Zhukov để ý thấy tay của ông ta run run. Một người cũng có mặt lúc đó là nhà thơ và nhà báo Nga, Konstantin Simonov, đã miêu tả cảnh tượng này như sau: “Lúc ấy, Keitel tối sầm mặt lại, dáng vẻ của ông ta trở lên khắc khố. Ông ta quay mặt đi để ngăn những giọtt nước mắt đường như sắp rới xuống... Ông ta hết nhìn vào bàn rồi lại nhìn sang Nguyên soái Zhukov.”

        Sau lễ ký, Keitel giơ cây gậy Thống chế lên chào, quay người và đi đều bước ra khỏi phòng. Khi cánh cửa đóng lại sau lưng Keitel và những sĩ quan Đức, bầu không khí căng tháng tan biến, mọi người trong phòng đều thở phào và chúc mừng lẫn nhau. Trong bữa tiệc mừng chiến thắng kéo dài đến tận 6 giờ sáng hôm sau, Zhukov đã dành những lời kính trọng đối với Eisenhower: “Những chiến thắng to lớn của ông ấy ở mặt trận phía Tây đã hỗ trợ cho tôi ở mặt trận phía Đông”. Một trong số những người có mặt ở đó, tướng Mỹ John Deane, từng là sĩ quan liên lạc của Mỹ tại Mátxcơva nói: “Đó là một bữa tiệc không thể nào quên".

--------------------
       1. Những hồi ức của Dolmatovsky đăng trên tờ Thời Mới, số 19 năm 1985.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #84 vào lúc: 22 Tháng Chín, 2019, 09:55:49 pm »


CHƯƠNG 13

HÔN NHÂN VÀ CÁI CHẾT CỦA HITLER

        Hai thi thể được tìm thấy trong một cái hô gần boong-ke của Hitler là xác Hitler và Eva Braun, cả hai bị chết bởi chất độc xyanua.
Báo cáo của các điều tra viên pháp y, Tiến sĩ FAUST SHKARAVSKY và NIKOLAI KOTLYAR tại Berlin tháng 5 nàm 1945       

        Giàn hỏa thiêu Hitler cùng với tiếng nổ ngày càng rền vang từ các loại vũ khí Nga đã đánh dấu chấm hết cho nền Đệ tam Cộng hòa của Đức.
WINSTON CHURCHILL, Lịch sử Chiến tranh thế giới thứ hai, quyển 2, 1949       

        Khi tiến vào Berlin đầu tháng 5 năm 1945, các sĩ quan Hồng quân tìm thấy một cuốn sổ ghi chép có vẻ như là nhật ký của tên trùm Đức Quốc xã Martin Bormann, thư ký, cố vấn của Hitler và cũng là Chánh văn phòng Đảng Quốc xã. Y giữ cuốn nhật ký này từ tháng 12 năm 1944 đến tháng 4 năm 1945. Trong cuốn nhật ký có đề cập đến cuộc hôn nhân của Hitler và Eva Braun.

        Dưới đây là một đoạn trích ngắn:

        Thứ tư ngày 25 tháng 4. trận không kích quy mô lớn dầu tiên vào Obersaltburg. Berlin đang bị bao vây.

        Thứ năm ngày 26 tháng 4, Himmler và Jodi đã trì hoãn việc đưa các sư đoàn đến tăng cường. (Heinrich Himmler, trùm mật vụ SS Đức, đã tự sát. Alfred Jodi, Tham mưu trưởng các Chiến dịch Bộ Chỉ huy tối cao Đức, bị kết án treo cổ - TG).

        Thứ sáu ngày 27 tháng 4, chúng tôi thề chiến đấu bên cạnh Quốc trưởng và chết cùng với ngài.

        Thứ bảy ngày 28 tháng 4, Văn phòng Dô chính chỉ còn là đống gạch vụn. Thế giới đang nằm trên bờ vực của sự hủy diệt... Đây là lần thứ hai một ngày lại bắt đầu bằng một trận bão lửa.

        Chủ nhật ngày 29 tháng 4, tối hôm qua, báo chí nước ngoài thông báo rằng, Himmler đã đề xuất việc chấp nhận đầu hàng vô điều kiện. Adolf Hitler và Eva Braun đã tổ chức lễ cưới. Quốc trưởng đã chỉ thị viết di chúc chính trị rồi di chúc cá nhân... Lại thêm một trận bão lửa nữa.

        Thứ hai ngày 30 tháng 4, Adolf Hitler chết. Eva Braun chết.

        Georgi Zhukov đã rất giận dữ khi phát biểu trong một cuộc họp báo tại Berlin tháng 6 năm 1945 rằng, Hitler có thể đã trốn khỏi Berlin bằng máy bay. Theo ông, điều này là “hoàn toàn có khả năng” và ông không tin cái xác được tìm thấy là của Adolf Hitler, nhưng có bằng chứng cho thấy Hitler đã cưới Eva Braun 2 ngày trước khi Berlin sụp đổ. Đây có lẽ là “một đám cưới chết” của Eva Braun, một diễn viên điện ảnh. Vị Nguyên soái kết luận, số phận của Hitler vẫn còn “rất nhiều bí ẩn”. (Dường như chính các nhà lãnh đạo của Mỹ cũng nghi ngờ về cái chết của Hitler. Theo tờ thời báo Times ngày 8 và 13 tháng 10 năm 1945, khi sang thăm Hà Lan, tướng Eisenhower phát biểu với các phóng viên rằng, mặc dù ban đầu ông ta tin là Hitler đã chết nhưng “hiện vẫn có lý do để cho rằng ông ta còn sống”. Tuy nhiên, vài ngày sau đó ở Frankfurt, Eisenhower đã chữa lại lời tuyến bố của mình và nói, khả năng còn sống của Hitler là không thể. Song 5 tháng sau Ngày Chiến thắng, Eisenhower nói rằng, "những người bạn Nga của ông vẫn chua chắc chắn về cái chết của Hitler).

        Cùng dễ hiểu vì sao Zhukov luôn luôn nghi ngờ cái chết của Hitler, bởi mọi người đều biết khả năng xuyên tạc sự thật mà Bộ Tuyên truyền Đức vẫn làm. Có rất nhiều câu chuyện được thêu dệt xung quanh vấn đề này, rằng Hitler và các nhân vật quan trọng khác của Đảng Quốc xã đã tẩu thoát trên một chiếc xe tăng Con cọp. rằng người ta đã nhìn thấy Hitler và Eva Braun lần cuối cùng trên boong của một chiếc tàu ngầm. Trên thực tế, Martin Bormann đã bỏ trốn. Những tuyên bố lập đi lặp lại việc có tới 50 người có hình dạng giống Hitler đã gây khó khăn cho các nhà điều tra.

        Không lâu sau, Zhukov nhận được nhiều thông tin hơn về Hitler, chúng làm ông yên tâm hơn. Ông kể: “Một thời gian sau, sau quá trình điều tra và thẩm vấn các nhân viên y tế riêng của Hitler,... chúng tôi đã có thêm bằng chứng cụ thể khẳng định Hitler đã tự sát. Tôi đã tin là, không còn lý do gì để nghi ngờ về cái chết của Hitler”. Ông cũng cho biết: “Hầu hết các tên trùm Đức Quốc xã như Goering, Himmler, Keitel và Jodi đã trốn khỏi Berlin theo nhiều đường khác nhau vào những thời điểm thuận lợi1”.

        Một số nhà văn cho rằng, Stalin đã giấu Zhukov toàn bộ hoặc một phần sự thật về Hitler, rằng vị Nguyên soái đã phải mất 10 đến 15 năm mới biết được sự thật này. Người ta còn nói. Stalin là người có trình độ bậc thầy về những trò lừa gạt, do vậy hoàn toàn có khả năng ông ta làm điều đó với Zhukov. Nhưng đường như chừng 5, 6 tuần sau đó Zhukov đã có đủ thông tin để ông không còn nghi ngờ về cái chết của Hitler nữa. Đó là việc các chuyên gia pháp y thuộc một trong những tập đoàn quân của ông đã tiến hành các xét nghiệm và đưa ra bằng chứng về cái chết của Hitler và Eva Braun. Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều khía cạnh khác của vụ việc này được giữ bí mật trong nhiều năm mà Zhukov vẫn không được biết, như việc người ta cho rằng, lực lượng cảnh sát mật dưới quyền của Beria đã đem xương sọ và xương hàm của Hitler về Mátxcơva.

--------------------
        1. Himmler tự sát, Gocring, Kcitcl và Jodi bị Tòa án Quân sự quốc tế xử tử hình, nhưng Gocring đã tự sát trước khi bị hành quyết.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #85 vào lúc: 22 Tháng Chín, 2019, 09:57:50 pm »


        Nguyên soái Zhukov kể trong hồi ký rằng, dầu tháng 5. sau khi chiếm được Văn phòng Đế chính của Đức Quốc xã, ông và một số tướng lĩnh dưới quyền đã tới đó kiểm tra để khẳng định chính xác cái chết của Hitler, Goebbels và các tên trùm phát xít khác. Ông viết: “Chúng tồi đã tìm kiếm địa điểm thiêu xác của Hitler, Goebbels, nhưng không thấy gì cả. Phải thừa nhận rằng, chúng tôi đã tìm thấy một vài đống tro, song chúng đúng là quá nhỏ, hầu như chắc chắn đó là chỗ bọn lính Đức đã đun nước.”

        Một điều làm tăng thêm mối nghi ngờ là kết quả của cuộc thẩm vấn Hans Fritzsche do chính Zhukov tiến hành. Hắn là một tay chân thân cận của Hitler, Goebbels và Bormann, đồng thời giữ chức Thứ trương Bộ Tuyên truyền Đức Quốc xã. Có thể nói rằng, Zhukov đang tiếp xúc với một trong những chuyên gia về các hoạt động tuyên truyền phản động của bọn phát xít. (Hans Fritzsche bị xét xử tại Tòa án quốc tế Nuremberg và y đã được tha hổng). Trả lời câu hỏi của Zhukov về những kế hoạch cuối cùng của Hitler. Hans Fritzsche nói. hắn nghe một số tên trùm phát xít đã tới Berchtesgaden (“Ngọn núi ma thuật” của Hitler) và miền nam Tyrol cùng một số thùng hàng và từ đó Hitler và Bộ Chỉ huy tối cao của ông ta có thể tẩu thoát bằng máy bay. Vào những phút cuối cùng còn có một cuộc thảo luận về việc di tản đến Schleswig - Holstein, một căn cứ khá mạnh của bọn phát xít nằm gần biên giới với Đan Mạch. Các máy bay đã sẵn sàng ở gần Văn phòng Đô chính nhưng chúng nhanh chóng bị các phi đội máy bay dưới quyền Nguyên soái Không quân Rudenko phá hủy1.

        Về số phận của Goebbels. Zhukov cho biết:

        Khi chúng tôi sắp kết thúc chuyến thị sát tại Văn phòng Đế chính thì được báo cáo là đã phát hiện ra thi thể 6 đứa con của Goebbels trong một căn phòng ngầm. Tôi phải thừa nhận là tôi không có đủ can đảm để đi xuống và chứng kiến thi thể của những đứa trẻ bị giết bởi chính bàn tay của cha mẹ chúng. Ngay sau đó, xác của Goebbels và vợ của hắn đã được tìm thấv ở gần căn hầm đó. Fritzsche được đưa tới để nhận dạng các xác chết và đã xác nhận đó chính là Goebbels và vợ y. Lúc ấy. Zhukov nghĩ Hitler có lẽ đã trốn thoát vì các điều tra viên đã không thể tìm thấy tên đồng loã Martin Bormann; y bị xử vắng mặt theo Điều 12 Quy chế hoạt động của Tòa án Quốc tế Nuremberg.

        Trong số các tài liệu của Bormann, người ta tìm thấy một bức diện có nội dung khó hiểu:

        Ngày 22 tháng 4 năm 1945,
        Gửi Hummel. Obesalzberg.

        Tôi đồng ý với đề xuất xuống phía nam theo đường biển.

Reichsleiter Bormann.       

        Rõ rằng là Bormann đã chuẩn bị cho mình một cuộc trốn chạy. Song liệu hắn đã trốn thoát khỏi Berlin hay chưa?

        Có lẽ, Zhukov đã dựa vào kết quả điều tra của trung tá Faust Shkaravsky và kiểm sát trương Nikolai Kotlyar để kết luận về số phận của Hitler. Shkaravsky là chuyên gia pháp y, thanh viên Ban quân y thuộc Phương diện quân Belorussia số 1, đơn vị đầu tiên tiến vào Berlin. Dưới dây là kết quả các hoạt động điều tra của họ.

        Nikolai Kotlyar được chỉ định làm Kiểm sát trưởng quân sự các đơn vị Xô viết đồn trú tại Berlin trong khi những trận đánh trên các đường phố vẫn tiếp diễn. Ông đồng thời là Kiểm sát trưởng của Tập đoàn quân xung kích số 5. Trước đó trong chiến dịch tấn công Ba Lan, khi biết Tập đoàn quân xung kích số 5 sẽ tham gia chiến dịch Berlin, ông đã thử hình dung: “Điều gì sẽ xảy ra nêu quân ta bắt được Hitler và mình sẽ thẩm vấn hắn thế nào?"

        Khoảng hơn 6 giờ sáng ngày 2 tháng 5, Kotlyar cùng một nhóm các sĩ quan và các xạ thủ súng máy đã tới đài quan sát của một trung đoàn thuộc Sư đoàn bộ binh 301. Trung đoàn trưởng đã giao nhiệm vụ cho một sĩ quan liên lạc đưa họ tới một tòa nhà trông giống như một trại lính đơn sơ.

        Người sĩ quan nói với mọi người: “Đây là Tổng hành dinh của Hitler, quân ta vẫn đang chiến đấu ở bên trong”.

------------------
        1. Hans Fritzsche, Thứ trưởng Bộ Tuyên truyền dưới quyền Goebhels, trong một cuốn sách viết sau chiến tranh nhan để Lưỡi kiếm trong thế cân bằng, đã viết, nền Độ tam Quốc xã của Hitler chưa bao giờ có ý định giết hại 30 triệu người dân Xô viết. Tuy nhiên tại Tòa án Nuremberg, Thống chế Walter von Reichnau khai rằng đã có chỉ thị rằng, “việc cung cấp lương thực, thực phẩm cho người dân và tù binh chiến tranh là một việc không cần thiết". Tòa án cũng đã được nghe những bằng chứng cho thấy việc thủ tiêu hàng loạt những tù binh Nga đã có chủ ý từ trước. Bộ Quản lý tù binh chiến tranh đã được thanh lập dưới quyền của tướng Reinecke, đặt bèn cạnh Bộ Chỉ huy tối cao quân đội Đức. Tháng 3 năm 1941, tên này đã ban hành những chi thị mật “Về cách thức đối xử với tù binh". Các tù binh Nga đã bị giam giữ ngoài trời và bị bỏ đói.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #86 vào lúc: 22 Tháng Chín, 2019, 09:59:22 pm »


        Lúc 10 giờ sáng, cả nhóm được phép vào bên trong Văn phòng Đế chính và đi xuống khu tầng ngầm. Kotlyar cảm thấy lợm giọng bởi mùi máu, mùi thuốc súng và chất chloroform. Các cầu thang tối tăm và đây đó người ta vẫn nghe thấy tiếng súng vọng trong bóng tối. Sau đó, cả nhóm đi ngược ra, qua các phòng và các sảnh của tòa nhà, ở đó những người lính đang ngồi hoặc nằm; Kotlyar để ý thấy nhiều người bị thương và hầu như tất cả đều như đã kiệt sức vì chiến đấu. Hàng đống huy hiệu mang biểu tượng Đức Quốc xã, hàng đống giấy vụn, những mảnh đồ đạc, mảnh thủy tinh cũng như các mệnh lệnh và tài liệu rơi vãi khắp nơi trong tòa nhà; một chiếc đèn chùm lớn được đặt ở góc một căn phòng và những người đầu tiên vào đó cho biết đây là phòng của Hitler.

        Cả nhóm tiếp tục tìm kiếm ngoài sân và kiểm tra kỹ lưỡng một bể bơi cạn nước; được biết trong bể bơi này trước đó chất đầy xác những người có diện mạo giống Hitler.

        Trên thực tế, có rất nhiều ý kiến xung quanh vấn đề những người có diện mạo giống Hitler. Kotlyar cho rằng, nếu có nhiều người như vậy thì khi tìm kiếm thế nào họ cũng tìm được một vài người. (Đúng là đã có ít nhất một cái xác như vậy đã được chụp ảnh và sau đó được tuyên truyền rộng rãi). Câu hỏi đặt ra là: Tại sao trong những giờ phút cuối cùng, Hitler lại giữ nhiều người như vậy trong Tổng hành dinh, nhất là khi số phận của hắn đã chấm hết?

        Chiểu ngày 02 tháng 5, các đội tìm kiếm của Bộ chỉ huy Xô viết tại Văn phòng Đế chính đã phát hiện thấy xác của Goebbels và vợ hắn, Magda; cả hai đã tự sát. Ngoài ra, còn tìm thấy xác của chuẩn tướng Hans Krebs, Tham mưu trưởng Lục quân và xác của một trợ lý riêng của Hitler.

        Sau này, Kotlyar đã cố cất công tìm kiếm Hitler một lần nữa. Ông đã được nghe một vài câu chuyện thêu dệt xung quanh vấn đề này. Người thì kể họ thấy Hitler trốn ở Tây Ban Nha, người thì lại bảo họ thấy Hitler đang trên ở Nam Mỹ. Người ta còn kháo nhau, Hitler đã phau thuật để thay hình đổi dạng. Một số lại cho biết họ thấy Hitler và Eva Braun ở trên một chiếc tàu ngầm.

        Hôm sau, ngày 03 tháng 5, Kotlyar được biết đơn vị Smersh của phản gián quân đội (bộ phận thực hiện nhiệm vụ xử lý những tên gián điệp) đã bắt giữ Otto Gunsche, vệ sĩ của Hitler và một vệ sĩ khác để thẩm vấn. Chúng đã khai một số chi tiết về cái chết của Hitler và Eva Braun; chúng nói, đã có mặt khi xác của Hitler và Eva Braun được hỏa thiêu.

        Tuy vậy, Kotlyar vẫn tiếp tục cuộc tìm kiếm Adolf Hitler thông qua việc khai thác một số sĩ quan và viên chức người Đức. Ông đã dựng lại hiện trường trong boongke của Hitler ngay trước lúc hắn tự sát. Sau đó, ông phát hiện khá nhiều chi tiết từ các tài liệu và lời khai của các nhân chứng; một số lời khai này được ghi lại trong các phiên tòa xét xử tội phạm chiến tranh ở Nuremberg. Nhưng điều làm ông ấn tượng nhất là hình ảnh “con tàu phát xít đang chìm” trong suy nghĩ của những người vốn luôn tôn thờ Hitler, ca ngợi hắn như một thiên tài, thì giờ đây thật hèn hạ đã phản bội lại hắn ta.

        Ngày 4 tháng 5, nhóm tìm kiếm được thông báo, Ban quân báo Tập đoàn quân xung kích số 3 đã tìm thấy xác đã bị thiêu cháy của Hitler và Eva Braun và họ đang tiến hành nhận dạng. Kotlyar được biết một đơn vị đặc biệt đã được thành lập để xác định chính xác đó có đúng là xác Hitler và Eva Braun hay không. Do hai cái xác đã bị cháy quá mức nên việc xác định hình dạng bê ngoài là không thể thực hiện được. Vì thể người ta đã phải sử dụng các biện pháp khác để xác định, đó là giám định răng và xương hàm1. Nhóm tìm kiếm đã thẩm vấn hàng chục nhân chứng và qua đó biết được bác sĩ nha khoa của Hitler và Eva Braun là một giáo sư đã chạy sang phương Tây. Tuy nhiên, người ta cũng đã xác định được viên phụ tá của vị giáo sư này và là người đã làm những chiếc răng giá cho Hitler.

        Bác sĩ Faust Shkaravski cho biết, ông đã yêu cầu người phụ tá đó xem xét kỹ những chiếc răng giả và bà ta đã khẳng định đó là răng của Hitler. Nhưng bằng chứng tin cậy nhất là những chiếc rằng đó trùng khớp với những khuôn thạch cao được tìm thấy trong phòng khám nha khoa của người nha sĩ nói trên.

        Dó đó, cuộc điều tra đã tìm thấy bằng chứng chứng tỏ rằng những xác chết trong cái hố ở bên ngoài Văn phòng Đế chính  là của Hitler và Eva Braun. Theo bản báo cáo khắng định chắc chắn cả hai chết bởi chất độc xyanua2.

----------------------
        1. Việc khám nghiệm tử thi của Adolf Hitler được viết trong các cuốn Cái chết của Adolf Hitler năm 1968 của tác giả Lev Bezymenski; Chương Berlin, tháng 5 năm 1945, cuốn Cuộc chiến tranh đã kết thúc như thế nào, năm 1969 của tác giả Yelena Rzhevskaya và cuốn Lý giải về Hitler, viết 1998 của Ron Rosenbaum.
        2. vẫn còn những bất đồng xung quanh cái chết của Hitler. Một số tác giả cho rằng, Hitler đã dùng súng để tự sát. Số khác lại cho rằng, một người thân cận của Hitler đã bắn “một phát súng ân huệ” sau khi Hitler uống thuốc độc.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #87 vào lúc: 23 Tháng Chín, 2019, 11:56:46 pm »

       
CHƯƠNG 14

ÂM MƯU BẨN THỈU VÀ NHỮNG KẺ XẤU XA

        Mạng lưới của Beria đã gài bẫy ông.
VIKTOR ANFILOV, Các tường ỉĩnh của Stalin       

        Stalin tỏ ra ghen tỵ với ông.
Theo các báo cáo chính thức       

        Zhukov mắc lỗi là theo chủ nghĩa Bonapart.
KHRUSHCHEV, Hồi ký của Khrushchev       

        Sự hồi sinh của Zhukov.
Tờ Tấm gương Nga (Russian Mirror)       

        Georgi Zhukov chỉ có thể tận hưởng hương vị chiến tháng trong hơn một năm. Mùa xuân năm 1946, Eisenhower và Montgomery đang ở Berlin được triệu hồi về nước. Tướng Lucius Clay thay thể vị trí của Eisenhower; ông ta viết trong hồi ký rằng, Ike rất hài lòng và trân trọng tình bạn với Zhukov, thậm chí còn đề cao điều này tới mức nói rằng, quan hệ Mỹ - Xô lẽ ra đã giữ được chiều hướng phát triển tốt đẹp nếu Eisenhower và Zhukov tiếp tục làm việc cùng với nhau. Có thể Clay đã quá nhấn mạnh vào mối quan hệ cá nhân giữa hai người, nhưng bất luận trong trường hợp nào thì Zhukov cũng nhận được một cú điện của Stalin, yêu cầu kể cho nghe những điều lưu trong ký ức ông về Ike và Monty.

        “Có lẽ tốt hơn hết là đồng chí nên trở về Matxcơva”, Stalin nói.

        Zhukov đồng ý và đề xuất người phó của mình, tướng lục quân V.D. Sokolovsky đám nhiệm chức Tổng Tư lệnh trong vùng quân quân của Liên Xô. “Đồng chí ấy là người biết việc ở đây hơn ai hết và nắm rõ tình hình binh lính”.

        Mặc dù sự thay đối này có vẻ rất hợp lý, nhưng thực chất đây là mở đầu cho sự đảo ngược vận mệnh của vị Nguyên soái.

        Ngay sau đó, một cú điện thoại thứ hai của Stalin nói rằng, Bộ Chính trị đã đồng ý bổ nhiệm Sokolovsky vào vị trí của Zhukov và đề nghị ông trở về Mátxcơva sau cuộc họp kế tiếp của Hội đồng Kiểm soát ở Berlin. Tại Mátxcơva, người ta đã quyết định bỏ chức Phó Chủ tịch thứ nhất Hội đồng Quốc phòng nhân dân. Thay vào đó, Bulganin, người đệ trình dự án tổ chức lại các lực lượng vũ trang sau chiến tranh, được chỉ định làm Phó Chủ tịch chịu trách nhiệm xử lý các vấn đề chung.

        Stalin phát biểu:

        - Vasilevsky sẽ được bổ nhiệm làm Tổng Tham mưu trưởng. Chúng ta đang xem xét việc bổ nhiệm Kuznetsov giữ cương vị Tư lệnh Hải quân. Đồng chí không có tên trong danh sách những người giữ cương vị cao trong quân đội. Tôi cho rằng điểu này là sai lầm. Đồng chí muốn đảm nhiệm chức vụ vào?

        Zhukov trả lời theo cách ông luôn làm như vậy, rằng ông không có tham vọng gì; ông vẫn khẳng định, như một người lính thực thụ, sẽ nhận bất cứ nhiệm vụ nào mà Ban Chấp hành Trung ương thấy phù hợp nhất với ông.

        - Theo tôi nghĩ, đồng chí nên phụ trách các lực lượng bộ binh - Stalin nói - Đó là binh chủng mạnh nhất của chúng ta. Chúng tôi cho rằng, một Tư lệnh sẽ đứng đầu các lực lượng này.

        Stalin gợi ý để Zhukov trở về Mátxcơva và bàn bạc với Bulganin, Vasilevsky về nhiệm vụ của từng lãnh đạo trong Hội đồng Quốc phòng nhân dân.

        Vào ngày Quốc tế Lao động năm 1946, Zhukov xuất hiện bên cạnh Stalin cùng với các lãnh đạo cấp cao khác trong Bộ Chính trị và quân đội trên khán đài Lăng Lênin. Sau đó khoảng 90 ngày, trên tờ Pravda (cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Liên Xô) có một bài báo ngắn với nội dung làm mọi người ngạc nhiên: Zhukov có một công việc mới, mà một nhà quan sát gọi đó là “một chức vụ thấp một cách kỳ quặc”. Zhukov được chỉ định làm Tư lệnh Quân khu Odessa. Ngoài ra, ông còn bị rút khỏi Ban Chấp hành Trung ương Đảng mà ông là một ủy viên nổi tiếng. Theo một số nhà quan sát, Zhukov đã trở thành nạn nhân của “cuộc thanh lọc các anh hùng” của Stalin. Rõ rằng, “gót chân Achilles” của Zhukov chính là tư tưởng độc lập của ông và có thể cũng là lẽ thường tình vì không sớm thì muộn ông cũng sẽ gặp rắc rối với đám mật vụ hoặc những lãnh đạo cao nhất của Đảng. Ông đã tránh xa khỏi đám người bợ đỡ đang vây quanh Stalin và những đội quân “khủng bố” của ông ta do Lavrenti, Beria và v.s. Abakumov chỉ huy. Và diễn biến tình hình đúng như thế, trong năm 1947 - 1949, nhiều tướng lĩnh bị bắt với quy kết là “kích động quần chúng chống lại Nhà nước Xô viết” và bị giam giữ tại nhà tù Lefortovo. Sự xuống chức của Zhukov chỉ là thêm một tín hiệu cảnh báo cho giới quân sự rằng, họ không nên “đi lạc” ra khỏi tầm kiểm soát của Đảng.

        Ngay hồi chiến tranh, đã có những tin tức không có thiện ý về Zhukov được lan truyền, chẳng hạn như có tin, ông giành quá nhiều thắng lợi và coi thường vai trò của những thành viên khác trong Bộ Tổng Tư lệnh tối cao; rằng, những tướng lĩnh nổi tiếng dường như kính trọng Zhukov hơn Stalin, mà nhiều người vẫn hết lời ca ngợi là nhà quân sự thiên tài đã đánh bại phát xít Đức; rằng, Zhukov đang có âm mưu bí mật chống lại Stalin. Và có phải Zhukov đang có mối quan hệ quá thân mật với viên tướng của nước Mỹ tư bản - Eisenhower? (trong tay cảnh sát mật của Beria luôn có sẵn những cáo buộc có thể sử dụng bất cứ lúc nào để gài bẫy những người vô tội: “có quá nhiều quan hệ với Phương Tây”). Còn Zhukov thì không chỉ duy nhất một lần mà thường nói ra ý kiến phản đối sự ảnh hưởng thái quá của Đảng trong các lực lượng vũ trang.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #88 vào lúc: 23 Tháng Chín, 2019, 11:57:43 pm »

     
        Trong khi Stalin đường như vẫn đánh giá cao vai trò chỉ huy của Zhukov trong chiến tranh, nhưng sự nổi tiếng trong phạm vi rộng lớn của ông lại gây khó chịu cho nhà lãnh đạo vốn hay ghen tỵ này. Cảnh sát mật cũng đang nắm lấy cơ hội của mình. Cuối năm 1945, Abakumov đáp máy bay sang Berlin và ngay lập tức bắt giữ một số sĩ quan làm việc dưới quyền Zhukov. Cái mà ông ta có sau này là bằng chứng về sự không trung thành của Zhukov. Có một điều khá rõ là, nếu ai đó rơi vào các phòng tra tấn của Beria thì người đó chỉ sau 24 giờ “làm việc” sẽ thừa nhận điều mà anh ta được hỏi. Người ta cho rằng Beria đã nói như thế này với một đồng nghiệp: “Giao cho tôi một người trong một đêm và tôi sẽ khiến anh ta nói rằng anh ta là Vua nước Anh!”. Khi phát hiện ra hành động của Abakumov, Zhukov nói thẳng ông ta nên đi làm việc khác và quay ngay về Mátxcơva, nếu không sẽ được vệ binh của ông “chăm sóc”.

        Nhưng một số nhân chứng đã khai nhận những điều gây tai họa cho Zhukov. Một trong số những người bị bắt là tướng A.A. Novikov, đã bị ép buộc phải nói rằng, Zhukov là người có tham vọng rất lớn và rằng, ông ta (Novikov) đã thường xuyên gửi thông tin cho Zhukov về những gì đang diễn ra trong điện Kremlin. Một viên tướng khác đã bị tra tấn vì chuyển tin tức cho Zhukov và bị đưa vào tù là K.F. Telegin, từng là Chính ủy Phương diện quân dưới quyền Nguyên soái Zhukov. Không lâu trước khi Zhukov bị triệu tập đến đối chất với những người tố cáo ông, trong đó có cả viên sĩ quan tình báo F.I. Golikov, một người mà Zhukov rất khinh bỉ.

        Sau khi nghe một số người chỉ trích, Zhukov được yêu cầu phát biểu bảo vệ mình. Zhukov là một diễn giả có sức thuyết phục cao, ông phân tích tất cả các lời buộc tội chống lại ông đều không có cơ sở và rằng ông chỉ có một mục đích duy nhất là phục vụ hết mình cho Đảng, cho Tổ quốc. Ông cũng đặt câu hỏi rằng, một số người nộp đơn tố cáo ông đã bị thẩm vấn ông tin rằng họ đã bị tra tấn và chỉ đặt bút viết những điều đó vì bị cưỡng ép.

        Điêu dễ hiểu là, những lời buộc tội như vậy thật là đau đớn. Các con gái của Zhukov nói, cha họ đã làm tất cả những gì có thế để vượt qua cơn bão tố này. Ông nói với họ rằng, ông sẽ không bị quật ngã bởi bất kỳ kẻ nào âm mưu ám hại ông.

        Kết cục những lời cáo buộc, những nghi ngờ dẫn đến cuộc khám xét nhà ông đế cố tìm những bằng chứng về âm mưu kích động quần chúng; nhà ông bị đặt máy nghe trộm. Tất cả các hành động đó đã ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của Zhukov. Năm 1948, ông bị cơn đau tim lần đầu tiên và phải nằm bệnh viện.

        Sau một cuộc họp khác tại điện Kremlin vào cuối năm 1945, Đô đốc Hạm đội Nikolai Kuznetsov cho Zhukov biết, có thêm nhiều tin xấu khác: mọi người đều phê phán những điều mà họ nghe nói về Zhukov - vị Nguyên soái huênh hoang những chiến thắng của mình, phớt lờ Bộ Tổng Tư lệnh tối cao - tất cả đều nhất trí kiến nghị có hình thức phê bình ông. Tại cuộc họp, một số nguyên soái nổi tiếng như Ivan Konev, к.к. Rokossovskv và Alexander Vasilevsky cùng V.D. Sokolovsky đã chỉ ra những hạn chế trong tính cách của Zhukov, nhưng bác bỏ những ý kiến cho rằng, ông liên quan hoặc có thể liên quan tới bất kỳ âm mưu đảo chính nào. (Một điều tình cờ là tại Đại hội Đảng lần thứ 20 tháng 02/1956, Tổng Bí thư Nikita Khrushchev là người đầu tiên đưa ra ý kiến, Stalin rất ghen tỵ với Zhukov. Một số nhà văn nói, chính Stalin là người nghĩ ra các mưu mẹo dựng chuyện để làm tổn thương hình ảnh của Zhukov trong mắt công chúng).

        Lời buộc tội nghiêm trọng nhất - được nhào nặn ra từ các cuộc thẩm vấn của cảnh sát dưới quyền Nikita - là, Zhukov là người cầm đầu âm mưu tổ chức một cuộc đảo chính bằng quân sự. Nguyên soái Tăng thiết giáp Pavel Rybalko tuyên bố nhấn mạnh, đã đến lúc không thể tin vào “những lời khai có được do ép buộc ở trong các nhà tù”. Ông kết luận: “Thưa đồng chí Stalin và các đồng chí ủy viên Bộ Chính trị, có một điều không đúng sự thật đó là cho rằng, Zhukov là người chủ mưu đảo chính. Đồng chí ấy cũng có những sai sót như bất kỳ ai thôi, nhưng đồng chí là một người yêu nước và đồng chí ấy đã chứng minh điều đó trong suốt cuộc Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại”.

        Sau này khi Stalin hỏi: “Đồng chí Zhukov, đồng chí phải nói gì với chúng tôi?” Vị Nguyên soái trả lời: “Đồng chí Stalin, những lời buộc tội đó là không có căn cứ. Từ khi tôi vào Đảng đến nay, tôi luôn vinh dự được phục vụ Đảng và Tổ quốc. Tôi không có liên quan tới bất kỳ âm mưu nào. Tôi đề nghị đồng chí cho điều tra việc lấy lời khai của Telegin và Nivikov. Tôi biết rất rõ những cán bộ này và đã làm việc với họ trong thời gian chiến tranh và vì thế tôi tin chắc rằng, họ đã phải nói sai sự thật vì bị tra tấn.”
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #89 vào lúc: 23 Tháng Chín, 2019, 11:58:15 pm »

 
        Stalin lắng nghe và chăm chú quan sát biểu hiện của Zhukov: “Tuy nhiên, đồng chí Zhukov này, đồng chí cần phải rời khỏi Mátxcơva một thời gian”.

        Zhukov trả lời với tư cách là một người lính ông sẵn sàng phục vụ ở bất cứ đâu. Nơi đó được quyết định là Quân khu Odessa không mấy quan trọng. Ông ở đó cho đến tận tháng 12 năm 1947.

        Trong khi đó, các cuộc điều tra khó chịu khác lại được tiến hành. Tại một trạm hải quan, người ta tìm thấy rất nhiều thùng chứa những đồ vật thuộc về Zhukov mà ông thu được ở Đức, bao gồm đồ dùng, trang thiết bị gia đình, những tấm thảm, những tấm da hải cẩu thuộc bằng tay, vải flanel để phủ đồ nội thất, rèm mành, quà tặng và nhiều đồ lưu niệm khác... Có một bản kê khai chi tiết đính kèm và rõ ràng là mọi thứ đó đều hợp pháp. Đám thủ hạ của Beria lại coi giữ rất chặt những thứ được coi là bằng chứng chống lại Zhukov này.

        Thậm chí những sai lầm nhỏ nhất nghi là do Zhukov gây ra cũng bị điều tra. Chẳng hạn, tháng 6 năm 1947, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã khiển trách ông về việc trao giải thưởng cho các nghệ sĩ tại quân khu của ông. Người duy nhất có quyển trao giải thưởng cho các nghệ sĩ trong thời bình là Xô viết Tối cao của Liên Xô.

        Còn nhiều sự kiện khác diễn ra. Năm 1948, Zhukov bị giám sát chặt chẽ hơn. Ông đã viết một bức thư gửi Ban Chấp hành Trung ương phản đối lá thư của một phụ tá cũ của ông, đại tá Semochkin, khắng định đó hoàn toàn là sự vu khống. Lá thư đó đưa ra rất nhiều ý kiến chỉ trích chống lại Zhukov, trong đó sự việc nghiêm trọng nhất là tố cáo Zhukov chống đối Stalin. Bức thư kể rằng, Zhukov đã có một bài phát biểu tại Sư đoàn Không vận số 82 nổi tiếng của Mỹ ở Frankfurt năm 1945, nhưng không đưa thêm vào ý nào ca ngợi Stalin. Về sự việc này, Zhukov nói, ông đã kiểm tra lại bài diễn văn với Cố vấn chính trị Andrei Vyshinsky, họ đã xem xét và thấy rằng mọi điều ông nói đều thể hiện lòng nhiệt thành yêu nước.

        Viên phụ tá của Zhukov còn báo cáo rằng, chỉ huy của mình là người tham lam và không có quyền giữ lại nhiều chiến lợi phẩm làm của riêng. Zhukov thừa nhận đã mắc một vài khuyết điếm khi mua một số lượng lớn đồ vật dùng cho gia đình và người nhà bằng tiền túi của ông. Nhưng ông nói, rất nhiều đồ trang sức và đồng hồ là quà tặng của nhiều đơn vị khác nhau. Còn số nhẫn và đồ nữ trang giả là tài sản của gia đình ông tích lũy được sau rất nhiều năm.

        Zhukov cũng nêu rõ, bộ đồ dùng bằng bạc là quà tặng của nhân dân Ba Lan khi ông vào giải phóng Vácsava. Điểu này được xác nhận bởi câu đề tặng khắc trên bộ đồ đó. Nhưng Zhukov cũng nói ông lấy làm tiếc là đã không lấy một số thứ trong số món đồ đó tặng cho bảo tàng và cho bạn bè, vì ông rời nước Đức trong hoàn cảnh có quá ít thời gian và đã quên mất những thứ đó. Còn có những tố giác: Zhukov đã mua 5 hoặc 6 khẩu súng săn ở Đức mặc dù ông đã có 6 khẩu của Liên Xô. Ông thừa nhận rằng, giống như bất kỳ một người đi săn thực thụ nào, ông không thể bỏ đi trước một khẩu súng tốt.

        Còn một bằng chứng khác: khi sử dụng những “cơ sở bí mật”, cảnh sát đã khám phá ra một bữa tiệc đã được tổ chức tại ngôi nhà ở quê của Zhukov vào đúng đêm diễn ra Lễ duyệt binh mừng Chiến thắng phát xít năm 1945, những người tham dự gồm có: Chuikov, Sokolovsky, Kuznetsov, Gorbatov, Fedyuninsky; và đã có sự vi phạm một quy định của Đảng: chiếc bánh mỳ đầu tiên tại bữa tiệc không được giành cho Stalin mà lại phần cho Chuikov - “vị chỉ huy già của chúng ta”.

        Một điều bôi nhọ cuối cùng là, Zhukov bị gán cho tội có quan hệ bất chính với 2 thậm chí là 3 phụ nữ khác trong thời gian chiến tranh, về vấn đề tình dục và gia đình, thậm chí trong Đáng Cộng sản Liên Xô còn bị chia rẽ làm hai phe: những kẻ đạo đức giả và những người có thái độ nghiêm khắc với vấn đề này. Zhukov thừa nhận đã có quan hệ thân mật với một nữ nhản viên trong đội bảo vệ của ông trong thời gian dài.

        Zhukov không chịu để bị khuất phục với chính mình. Ông nói không bao giờ có bất kỳ ý định tội lỗi nào trong công việc của mình và luôn luôn làm việc hết mình, trung thành phục vụ Đáng và Tổ quốc.

        Cũng trong khoảng thời gian này, Bộ trưởng Ngoại giao V.M. Molotov đã gửi một lá thư ngắn lên Đảng khẳng định, con gái ông đã đưa cho một người con gái của Zhukov một chiếc nhẫn vàng trị giá 4.200 rúp nhân dịp sinh nhật và một số quà tặng là đồ nữ trang giả, rẻ tiền khác.

        Vài năm sau, sau khi Beria bị bắt và tử hình (năm 1953), một ủy ban quân sự đã kiểm tra các trường hợp tướng lĩnh bị bắt giam và trả tự do cho họ, các phần thưởng và huân huy chương của họ củng được trao lại. Sau này, khi viên phó của Beria - Abakumov - được thả, người ta mới biết, ông ta đã cố tình dựng lên các vụ việc bắt bớ trên, vì những việc ông ta đã làm hồi trước chiến tranh trong thời gian diễn ra “Cuộc đại thanh trừng”.
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM