Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 05:36:17 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Nguyên soái Zhukov người chiến thắng Hitler  (Đọc 13456 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #70 vào lúc: 19 Tháng Chín, 2019, 09:45:17 pm »

        
CHƯƠNG 11

NHỮNG CHIẾN SĨ DU KÍCH BELARUS1
     
        Chiến dịch Belorussia đã đánh tan Cụm tập đoàn quân Trung tâm của Đức, tiêu diệt hơn 30 sư đoàn địch tại các vị trí khác nhau.
Trích từ các báo ở Mátxcơva, tháng 8 năm 1944        

        Các chiến sĩ của chúng ta hoan nghênh Mặt trận thứ hai của quân Đồng minh ở Normandy, điều này giúp đánh đổ Chủ nghĩa phát xít và kết thúc chiến tranh nhanh hơn.
G. K. ZHUKOV, Nhớ lại và suy ngẫm        

        Dường như là cả đất nước Belorussia (nay là Belarus) rung chuyển bởi những tiếng nổ. Theo đúng kế hoạch, các chiến sĩ đu kích là người thực hiện nhiệm vụ phá hủy các tuyến đường xe lửa. Trong suốt ha đêm liền, tiếng bom mìn xé toạc bầu không khí yên tĩnh kèm theo những ánh chớp lửa sáng rực. Người ta gọi đây là một chiến dịch phá đường xe lửa chưa từng có trong lịch sử. Đúng là các chiến sĩ du kích đã thực hiện khoảng 40.000 vụ đánh bom, đặt mìn trên các tuyến đường xe lửa ở tất cả các hướng trong cùng một thời điểm. Hành động này đã làm tê liệt đường giao thông liên lạc của địch khiến chúng lâm vào tình thể hết sức bất lợi. Cùng một lúc, các chiến sĩ đã cắt dứt nhiều tuyến giao thông liên lạc chính có ý nghĩa sống còn đối với hoạt động của địch, như Minsk - Orsha, Minsk - Brest và Pinsk - Brest. Nhiều cầu cống, đường dây điện báo, điện thoại và đường dây diện cũng bị phá hỏng.

        Vào giai đoạn cuối của chiến dịch Belorussia, trước khi một cuộc tấn công quy mô lớn nổ ra trên lãnh thổ nước cộng hòa này, các chiến sĩ du kích đã tiên hành 182.000 vụ nổ, làm trật đường ray 5.494 chuyên tàu quân sự chở binh lính và lương thực, phá hoại 1.101 cầu đương sắt và đường bộ, phá hủy 73 máy bay, 397 xe tăng và 2.510 xe môtô.

        Cùng lúc, 2.400.000 sĩ quan và chiến sĩ, 36.400 pháo và súng cối, 5.200 xe tăng và pháo tự hành cùng 5.300 máy hay chiến đấu ở mặt trận phía Đông được báo động chiến đấu.

        Ngày 23 tháng 6 năm 1944 là ngày ấn định mở màn chiến dịch Bagration.

        Chiến dịch Bagration bắt đầu từ ngày 23 tháng 6 năm 1944 trên chiến trường Belorussia và kéo dài 67 ngày đêm. Đây là một trong những chiến dịch phản công lớn nhất trong cuộc chiến tranh chống phát xít và làm thay đối căn bản cục diện chiến lược trên toàn Mặt trận phía Đông. Sau chiến dịch Bagration, mục tiêu quan trọng nhất tiếp theo là Berlin. Afanasy Beloborodov, một trong những vị tướng được ngợi ca nhiều nhất tại Mặt trận phía Đông, cho biết, Đức Quốc xã đã buộc phải điều thêm hơn 40 sư đoàn và 4 lữ đoàn từ các mặt trận khác tới Belorussia; điều này đã khiến cho lực lượng của quân Đức ở Tây Âu bị suy yếu, tạo điều kiện dễ dàng hơn cho lực lượng liên quân Anh - Mỹ ở Pháp.


-----------------
        1. Sau khi Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết tan rã, nước Cộng hòa Belorussia đổi tên thành Belarus. Trừ một số tên gọi của các đơn vị quân đội thời chiến tranh và số trường hợp khác mà việc sử dụng tên gọi cũ là phù hợp hơn, tên gọi mới được dùng thống nhất trong toàn bộ cuốn sách này.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #71 vào lúc: 19 Tháng Chín, 2019, 09:47:54 pm »


        Tháng 8 năm 1943, Bộ Chỉ huy tối cao của Đức bắt đầu triển khai xây dựng cái gọi là Bức tường phía Đông. Phát xít Đức tuyên bố đó là phòng tuyến cực kỳ vững chắc, còn hơn cá Bức tường Đại Tây Dương. Bức tường phía Đông sẽ ngăn chặn đường tiến của Hồng quân về phía Tây. Cái gọi là Hành lang Belorussia là một khu vực nhô ra trái rộng xung quanh vùng Minsk, Cụm tập quân đoàn Trung tâm của Thống chế Ernst von Busch dóng trong khu vực đó. Hành lang Belorussia, một yếu tố cấu thành nên Bức tường phía Đông, sẽ đảm bảo các tuyến đường ngán nhất tới Đức và duy trì các đường thông tin liên lạc chính của các lực lượng phát xít dọc toàn bộ Mặt trận phía Đông.

        Hậu cần quân sự và binh lính chuyển tới mặt trận chủ yếu di qua Belarus vì dây là con đường ngắn nhất. Đó chính là lý do vì sao mà Bộ Chỉ huy tối cao của Đức Quốc xã ra lệnh cho các lực lượng phai bảo vệ Belarus như bảo vệ chính nước Đức. Nhằm củng cố thêm cho khu vực phòng thủ này, chúng tuyên bố một số thành phố như Vitebsk, Orsha, Mogilev, Bobruisk, Polotsk và dĩ nhiên là cả thành phố Minsk là các khu vực phòng ngự vững chắc hay là các pháo đài. Nhiều vị trí quan trọng tập trung lực lượng hùng hậu cũng được thiết lập tại một số thành phố, thị trấn và các khu dông dân khác, đặc biệt là bên bờ các con sông.

        Sau này, khi bị bắt làm tù binh, tướng von Erdmannsdorf, Chỉ huy của Khu phòng thủ Mogilev đã khai: chúng được lệnh là phải giữ các khu phòng thủ như vậy bằng mọi giá. thậm chí cả khi bị bao vây hoàn toàn. Một khu vực phòng thủ chỉ được phép bỏ khi có lệnh cho phép của chính Hitler theo đề nghị của Bộ Chỉ huy Cụm tập đoàn quân. Vào tháng 4, tất cả chỉ huy các khu phòng thủ ở Belarus được triệu tập tới Tổng hành dinh  của Bộ chỉ huy Cụm tập đoàn quân và được trao bản cam kết viết tay rằng họ phải giữ các “pháo đài” tới khi chỉ còn người lính cuối cùng và viên đạn cuối cùng.

        Thang 4 năm 1944, Stalin và Zhukov thảo luận về những vấn đề chung cho kế hoạch chiến cục mùa hè.

        “Đồng chí vừa từ mặt trận đó về thẳng đây”, Stalin nói với Zhukov, “suy nghĩ thực của đồng chí về quân Đức như thế nào?

        Zhukov trả lời: “Chúng đã làm tất cả những gì chúng thấy là cần thiết để thiết lập một khu vực phòng thủ kiên cố trên mật trận của chúng ta. Như Bộ chỉ huy Cụm tập đoàn quân và Bộ chỉ huy tối cao Đức đã để cập, tôi có thể khẳng định rằng, sau thảm họa ở Stalingrad và đặc biệt là ở Vòng cung Kursk, chất lượng quân địch đã giảm mạnh”.

        Theo Zhukov, khác với giai đoạn đầu của cuộc chiến, Bộ Chỉ huy của Đức trở nên khá “ngu ngốc” và đã đánh mất những bước đi chiến lược khôn khéo, nhất là trong những tình huống khó khăn. Nguyên soái Zhukov cảm nhận chính xác được điều thực sự gây chú ý đối với Stalin khi đó. Vì vậy, ông đặc biệt nhất mạnh đến một số điểm quan trọng nhất đối với chiến dịch sắp tới.

        Zhukov báo cáo: “Chúng ta đã phân tích một số quyết định gần đây của bọn chỉ huy đầu sỏ của Đức. Chúng rõ ràng bộc lộ sự thiếu hụt những nhận định chính xác về tiềm lực của chính các lực lượng Đức cũng như đối thủ của chúng (tức là về quân ta). Chẳng hạn, quân địch luôn quyết định rút lui rất chậm trễ khi đã rơi vào tình thế bị đe dọa tấn công sát sườn hay bị bao vây. Vì vậy, chúng luôn rơi vào thể tiến thoái lưỡng nan”.

        Hàng thập kỷ sau khi chiến tranh kết thúc, một số tướng lĩnh Đức, những kẻ sống sót đã đổ lỗi hoàn toàn cho thất bại này lên đầu Adolf Hitler, buộc tội hắn là bất tài, phạm những sai lầm ngớ ngẩn và không thèm quan tâm tới ý kiến người khác. Trong khi xuất hiện một số sự thật xung quanh lời khẳng định trên thì quan điếm của Zhukov và Vasilevsky - về việc nếu không có sự đóng góp của Hitler thì những quyết định tác chiến và chiến lược của quân Đức thường không tinh tường - cũng có vẻ đúng sự thật.

        Zhukov khẳng định, cần phải đảm bảo hướng tấn công trọng tâm ở Belarus trong chiến cục mùa hè năm 1944 sẽ gây bất ngờ hoàn toàn đối với quân địch theo quan điểm của Tổng Tư lệnh tối cao và Bộ Tổng tham mưu. Chiến dịch chắc chắn sẽ thành công. Trước hết, ông tin rằng, cách Cụm tập đoàn quân Trung tâm địch dàn đội hình tác chiến theo một vòng cung hướng về phía Đông trung ương sẽ tạo điểu kiện thuận lợi cho Hồng quân thực hiện các đòn đánh thọc sâu theo thể gọng kìm vào trung tâm của tuyến phòng ngự này. Thứ hai, ông bảo đảm có thể tạo được ưu thế áp đảo cần thiết về lực lượng và phương tiện trên hướng tấn công chính. Ngoài ra, trong quá trình chuẩn bị cho chiến dịch chính, cần phải mở nhiều cuộc tấn công lớn trên các hướng khác để buộc kẻ thù phải rút các đơn vị dự bị chiến lược ra khỏi Belarus càng nhiều càng tốt. Chiến thuật tổ chức  những cuộc tấn công kiểu đó sau này được áp dụng trong các chiến dịch lớn ở mặt trận Leningrad và Karelia.

        Kết thúc bản báo cáo, Zhukov trình bày những đánh giá của ông về những khó khăn mà quân phát xít sẽ phải đối mặt trên mặt trận Xô - Đức trong mùa hè 1944.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #72 vào lúc: 19 Tháng Chín, 2019, 09:48:18 pm »


        Tới đây, Stalin, khoát nhẹ tay, ngắt lời Zhukov và lần đầu tiên đề cập tới công tác chuẩn bị mở Mặt trận thứ hai đang được tiến hành trên đất Anh:

        “Cũng còn nhiều vấn đề khác nữa. Trong tháng 6, quân Đồng minh định trước hết đổ bộ một lực lượng quân lớn lên đất Pháp. Quân đồng minh của chúng ta đã quá vội vã chăng?” (Zhukov kể, Stalin nói điều này với nụ cười mỉa mai), “Họ sợ chúng ta có thể đánh bại hoàn toàn phát xít Đức mà không cần có sự “can dự” của họ. Dĩ nhiên, chúng ta muốn quân Đức bắt đầu phái chiến đấu trên cả hai mặt trận trong giai đoạn cuối này, khiến chúng lâm vào tình thế còn tồi tệ hơn bao giờ hết và không thể xoay xở được nữa”.

        Khi đó, để đảm bảo giữ bí mật tuyệt đối, những lãnh đạo Xô viết cao nhất được đặt bí danh mới trước khi mở màn chiến dịch Bagration. Stalin dùng bí danh Semyonov đến tận cuối năm 1944, Zhukov là Zharov, còn bí danh của Vasilevsky là Valadimirov.

        Giữa tháng 5 năm 1944, Bộ Tống tham mưu Xô viết hoàn tất các dự thảo kế hoạch cho chiến dịch Bagration, mật danh của trận đánh quy mô rất lớn ở Belarus. Stalin lấy tên Hoàng tử Pyotr Bagration, một vị tướng xuất thân trong một gia đình quí tộc Grudia đã hy sinh dũng cảm khi chiến đấu chống quân của Napoleon năm 1812, để đặt cho chiến dịch. Kết thúc chiến dịch vĩ đại này, Đức mất toàn bộ mặt trận phía Đông với tống số gần 1/3 quân số ban đầu. Những tổn thất này càng làm trầm trọng thêm vấn đề lực lượng của Hitler. Điểu này khiến chúng không thể chuyển sang chiến lược huy động tổng lực.

        Ngày 20 tháng 5, Stalin triệu tập Zhukov, Vasilevsky và Tổng Tham mưu trưởng A.I. Antonov để thông qua lần cuối nghị quyết của Bộ Tư lệnh tối cao về các kế hoạch cho chiến cục mùa hè. Chiến dịch mở màn sẽ là ở khu vực eo đất Karelia; sau đó, vào nửa cuối tháng 6, sẽ mở tiếp một chiến dịch ở Belarus. Zhukov và Vasilevsky được lệnh chỉ huy hiệp đồng tác chiến giữa các mặt trận khác nhau. Vasilevsky chịu trách nhiệm phối hợp hành động của Phương diện quân Baltic số 1 và Phương diện quân Belorussia số 3, còn Zhukov tổ chức hiệp đồng chiến đấu giữa Phương diện quân Belorussia số 1 và số 2. Ngày 4 tháng 6, Vasilevsky tới mặt trận để chuẩn bị cho chiến dịch Bagration.

        Khi kế lại quá trình tham gia chiến dịch Belarus vĩ đại, Nguyên soái Zhukov bắt đầu bằng mấy câu lột tả mức độ tàn phá khủng khiếp đối với nước cộng hòa Belarus mà quân phát xít gây ra. Chúng đã phá huý 7.000 trường học, đốt cháy 1.200.000   ngôi nhà và giết hại 2.200.000 người dân lành, cảnh tượng thực tế còn khốc liệt hơn những con số chính thức này rất nhiều. Đơn cử, trung bình cứ bốn người dân thì có một người bị giết hại; tại thành phố Vitebsk, số người chết còn cao hơn với tỉ lệ 1/3. Không những thế, quân chiếm đóng còn san bằng 9.000 ngôi làng. Sự thật rõ ràng là, không một nơi nào trên lãnh thổ châu Âu lại phải chịu sự hủy hoại khôc liệt như ở đây trong Chiến tranh thế giới thứ hai.

        Tháng 7 năm 1944, hầu hết các lực lượng chiến đấu của Đức vẫn ở mặt trận Xô - Đức. Các đơn vị của Zhukov phải đối mặt với gần 180 sư đoàn và 5 lữ đoàn được trang bị đầy đủ của Đức, cùng 49 sư đoàn và 12 lữ đoàn quân các nước chư hầu là Ý, Rumani, Hungary và Phần Lan. Tổng số quân của Đức lên tới gần 4,5 triệu với 59.000 khẩu pháo và súng cối, 7.800 xe tăng và pháo tự hành, gần 3.200 máy bay. Còn bộ đội của Zhukov tổng cộng là gần 6,6 triệu người với 98.000 khẩu pháo và súng cối, 7.000 xe tăng và pháo tự hành, khoảng 13.000 máy bay chiến đấu.

        Trước khi về đơn vị, các chỉ huy họp một vài phút thảo luận chi tiết tất cả những điểm mạnh, yếu của địch trong phòng ngự và các chiến thuật cần áp dụng đối với cơ quan chỉ huy, tham mưu của các đơn vị và đối với các chiến sĩ. Zhukov đồng tình với tướng Antonov về các biện pháp chỉ huy công tác tập trung bộ đội, đảm bảo hậu cần và quân dự bị của Bộ Tổng tư lệnh  tối cao cùng như yêu cầu về đảm bảo thông tin liên lạc giữa Bộ Tổng tư lệnh tối cao và các khu vực khác.

        Theo ước tính của Bộ Tổng tham mưu, số lượng quân trang, quân dụng, phương tiện khổng lồ cần thiết cho các mặt trận trong chiến dịch Bagration là gần 100.000 tấn đạn được, 300.000 tấn nhiên liệu và dầu mỡ, hơn 500.000 tấn lương thực và cỏ khô. Phải tập trung 5 tập đoàn quân hợp thành, 2 tập đoàn quân thiết giáp, 1 tập đoàn không quân và những đơn vị thuộc Tập đoàn quân số 1 của Ba Lan. Một số các đơn vị trọng yếu khác cùng được Bộ Tổng tư lệnh tối cao chuyên giao.

        Zhukov nhấn mạnh phải triển khai các biện pháp nâng cao cánh giác, ngăn chặn các âm mưu và hoạt động do thám của địch về công tác chuẩn bị cho chiến dịch của quân ta.

        Điều này đặc biệt quan trọng vì các báo cáo trinh sát của chúng ta cho thấy, Bộ Chí huy tối cao của Đức nhận định quân ta sẽ mở màn chiến dịch đầu tiên trong chiến cục mùa hè ở Ukraina chứ không phải ở Belarus. Chúng lập luận rằng, địa hình cây cối rậm rạp và bùn lầy ở Belarus sẽ không cho phép Hồng quân chuyển quân dễ dàng và phát huy tối đa lợi thế của 4 tập đoàn quân tăng đang đóng ở Ukraina.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #73 vào lúc: 19 Tháng Chín, 2019, 09:49:03 pm »


        Rạng sáng ngày 5 tháng 6, Zhukov tới Bộ chỉ huy Phương diện quân Belorussia số 1 gặp Rokossovsky, Bulganin - thành viên Hội đồng quân sự và Tham mưu trưởng Malinin. Tướng Sergei Rudenko, Tư lệnh Tập đoàn không quân cùng tham gia. Họ đã thảo luận chi tiết về các hành động tiếp theo, đặc biệt là tại hai bên sườn các đơn vị. Cuộc họp cũng dành sự quan tâm đặc biệt để bàn bạc kỹ lưỡng về địa hình khu vực tác chiến và công tác trinh sát hệ thống phòng ngự của dịch cũng như chuẩn bị lực lượng bổ sung và khâu đảm bảo hậu cần cho chiến dịch.

        Zhukov hiểu rất rõ vùng đất này vì ông đã chiến đấu ở Belarus hơn 6 năm và đặt chân tới khắp mọi miền; ông hay đi săn vịt trời trên những đầm lầy ngập nước và cây cỏ.

        Không phải tất cả mọi việc đều trôi cháy. Zhukov phải gọi diện cho Stalin báo cáo kế hoạch chuyển quân và phương tiện đã gặp trở ngại. Ông đề nghị Stalin chỉ thị cho các sĩ quan đặc trách các vấn đề liên quan xem xét lại, nếu không chiến dịch buộc phải hoãn lại.

        Giữa tháng 6. một số đơn vị đã triển khai diễn tập cho chiến dịch Bagration dưới sự giám sát của các tướng lĩnh trong Bộ Tổng tư lệnh tối cao và Zhukov cùng Ban tham mưu của ông. Ba tập đoàn quân tham gia diễn tập sẽ dẫn đầu đoàn quản với nhiệm vụ đánh tan Cụm tập đoàn quân Trung tâm -  lực lượng chủ lực của quân Đức đang dóng trên một vị trí chiếm lược. Trọng trách của họ vô cùng lớn lao vì sự thất bại của Cụm tập đoàn quân Trung tâm khởi đầu cho việc đánh đuổi hoàn toàn các dội quân phát xít ra khỏi lãnh thổ Belarus và Đông Ba Lan.

        Để rõ hơn về quy mô chiến dịch Bagration, có thể hình dung: các tập đoàn quân dưới sự chỉ huy của Zhukov và Vasilevsky sẽ phái tác chiến trên phạm vi 1.200 km theo chiều dài và 600 km chiều sâu; sẽ có những trận đánh rất ác liệt vì bộ đội Xô viết phải chiến đấu với 200.000 tên địch trang bị 9.599 khẩu pháo và súng cối, 900 xe tăng và pháo tự hành cùng hơn 1.300 máy bay chiến đấu. Ngoài ra, họ còn phải vượt qua những khu vực phòng thủ đã được củng cố với chiều sâu tới 250 - 270 km.

        Chiến dịch này diễn ra đúng vào dịp kỷ niệm năm thứ ba của chiến tranh, mà Zhukov nhấn mạnh là một trong những sự kiện lịch sử quan trọng của thế giới. Cũng thời điểm này, Mặt trận thư hai đã được mở khi các lực lượng Đồng minh dưới sự chỉ huy của tướng Eisenhower đã vượt eo biển Măngsơ đổ bộ lên đất Pháp ngày 6 tháng 6. Hồng quân nhiệt liệt chào mừng Mặt trận thứ hai, vì nó sẽ góp phần đánh đổ chủ nghĩa phát xít của Hitler nhanh hơn, sớm kết thúc cuộc chiến.

        Ngày 27 tháng 6, Hồng quân đã dồn và vây chặt Quân đoàn bộ binh số 35 và Quán đoàn thiết giáp số 41 của Đức với gần 40.000 tên vào vùng hai lòng chảo ở khu vực Boruisk. Zhukov không được chứng kiến tận mắt “cuộc thanh toán kẻ thù nhưng đã chứng kiến cánh tháo chạy tán loạn của quân Đức ở Đông Nam thành phố Bobruisk. Trong khi đó, hàng trăm máy bay ném bom thuộc Tập đoàn không quân của Rudenko không ngừng dội sấm sét xuống cụm quân địch. Zhukov thuật lại:

        Hàng đoàn xe tải, xe cơ giới và xe tăng, vô số kho nhiên liệu và dầu mỡ bốc cháy trên khắp chiến trường. Các máy bay ném bom cứ theo các đám cháy để xác định tọa độ tấn công ngày càng mạnh, từ mọi độ cao. Binh lính Đức khiếp sợ chạy tán loạn khắp mọi hướng, những kẻ không chịu đầu hàng đều bị bắn chét. Hàng ngàn lính Đức bị Hitler lừa gạt, hứa hão về một chiến thắng chớp nhoáng chống Liên bang Xô viết, đang bỏ mạng trên chiến trường Belarus.

        Các chiến sĩ du kích Belarus hoạt động ở khu vực Minsk thông báo cho Bộ chỉ huy của Zhukov biết, bọn địch đang vội vã đặt mìn ở các công trình kiến trúc quan trọng của thành phố, trong đó có cả Tòа nhà Chính phủ và Câu lạc hộ Sĩ quan, để cho nổ trước khi rút chạy. "Để cứu các khu nhà lớn nhất, quan trọng nhất của thành phố, chúng tôi quyết định đẩy nhanh tốc dô hành quân của lực lượng tăng thiết giáp và điều động thêm các kỹ sư tháo gỡ bom mìn đi cùng. Nhiệm vụ của họ là phải đột nhập vào bên trong thành phố, đánh chiếm các tòa nhà Chính phủ, nhưng phải tránh đụng độ với quân địch trên đường tiến vào”, Zhukov kể.

        Nhiệm vụ này được thực hiện thành công và những tòa nhà quan trọng đã được tháo gỡ hết mìn và được bảo toàn.

        Đến tối ngày 3 tháng 7, toàn bộ thành phố Minsk được giải phóng. Cùng lúc đó. các đơn vị của cụm quân chủ lực của bọn Đức bị chặn mất đường rút chạy và bị bao vây ở phía Đông

        Minsk, gồm Quân đoàn bộ binh số 12, 27, 35 và Quân đoàn xe táng số 39, 41 với tông cộng hơn 100.000 sĩ quan và binh lính.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #74 vào lúc: 19 Tháng Chín, 2019, 09:49:42 pm »


        Zhukov không khỏi choáng váng khi ông chứng kiến thành phố mà ông hiểu rất tường tận:

        Thu dô của Belarus hầu như không còn nhận ra được. Tôi từng chỉ huy một trung đoàn ở đây trong 7 năm và tôi biết rõ từng con phố, từng tòa nhà quan trọng nhất, từ những cây cầu, công viên đến các sân vận động và nhà hát. Giờ đây, tất cả đều trong cảnh đổ nát, những khu chung cư chả còn gì ngoài đống gạch vụn. Người dân thành phố Minsk trông thật xót xa, họ kiệt sức, hốc hác, nhiều người nước mắt đầm đìa.

        Theo các lãnh dạo của Minsk, trước khi rút di. quân địch đã phá hủy 300 nhà. Chúng còn đốt cháy 78 trường học, Bảo tàng Mỹ thuật quốc gia, Nhà hát Opera và Ballet và tất cá các thư viện, trung tâm văn hóa của thành phố.

        Tới ngày 11 tháng 7, mặc dù kháng cự quyết liệt, nhưng toàn bộ quân Đức đã bị tiêu diệt hoặc bị bắt làm tù binh. Trong số 35.000 tù binh, có 12 viên tướng gồm 3 Tư lệnh Quân đoàn và 9 Tư lệnh Sư đoàn. Quân của Zhukov phải mất vài ngày truy kích những toán sĩ quan và binh lính dịch đang cố bát kịp các đơn vị của chúng, nhưng vì bọn này rút chạy quá nhanh nên chúng không đuổi kịp được. Nhân dân địa phương và quân du kích, mà Zhukov gọi là "những người chủ thực sự của các lực lượng Belarus”, đã nhiệt tình giúp đỡ các chiến sĩ Xô viết đánh đuổi hết quân thù ra khỏi đất nước.

        Năm ngày trước đó. Stalin triệu tập Zhukov về Đại bản doanh Bộ Tổng tư lệnh tối cao. Ngày hôm đó, ông phải bay tới Mátxcơva "trực tiếp nhận chỉ thị và tới Bộ Tổng tham mưu”. Trước khi gặp Tổng Tư lệnh tối cao, ông muốn nắm thêm thật chi tiết những diễn biến mới nhất.

        Zhukov, đã từng giữ chức Tổng Tham mưu trưởng Bộ Tổng tham mưu, cho biết, ông rất hài lòng vì trình độ tham mưu, chỉ đạo cấp chiến lược, chiến dịch của Bộ Tổng tham mưu đã được nâng cao rất nhiều.

        2 giờ chiều, Zhukov và Antonov tới nhà nghỉ mùa hè của Stalin. Ông nhớ là vị chủ nhà khi ấy đang rất vui vẻ, cười đùa. Một trong các lý do là Vasilevsky đã báo cáo qua điện đài tình hình tốt dẹp ở Phương diện quân Baltic số 1 và Phương diện quân Belorussia số 3.

        “Tôi vẫn chưa ăn sáng”, ông nói, “Chúng ta vào phòng cùng ăn và nói chuyện”.

        Mặc dù ăn rồi, nhưng Zhukov và Antonov không thể từ chối lời mời. Trong suốt bữa ăn, họ trao đổi về khả năng quân Đức tiến công ở cả hai mặt trận: chống Liên Xô và đánh nhau với lực lượng viễn chinh Đồng minh đã đổ bộ lên Normandy, và về vai trò, nhiệm vụ của quân đội trong giai đoạn cuối của cuộc chiến tranh.

        Stalin đã trình bày các ý kiến của ông một cách rõ ràng, ti mỉ, chứng tỏ Stalin đã nghiền ngẫm những vấn đề này rất kỹ lưỡng. Mặc dù Stalin tin tưởng rằng Liên Xô đủ sức mạnh để tự mình tiêu diệt phát xít Đức, nhưng ông cũng hoan nghênh việc mở Mặt trận thứ hai ở Châu Âu, vì như thế chiến tranh càng sớm kết thúc, "đó chính là điều mong mỏi lớn nhất của nhân dân Xô viết, họ đã kiệt quệ vì chiến tranh và sự thiếu thốn”.

        Nguyên soái cho biết thêm, không một ai nghi ngờ rằng Đức sẽ thất bại trong cuộc chiến tranh này. “Vấn đề ấy đã được giải quyết trên mặt trận Xô - Đức trong năm 1943 và đầu năm 1944. Cuộc thảo luận bây giờ tập trung vào vấn đề là chiến tranh sẽ kết thúc sớm như thể nào và đem lại kết quả gì về chính trị và quân sự”, Zhukov nói. Tới đó thì Molotov và những Ủy viên khác của ủy ban Quốc phòng Nhà nước đến tham gia vào cuộc thảo luận.

        Câu hỏi được đặt ra là, giới quân sự chóp bu của Hitler có thể trông chờ gì trong tình thế như thế này. Câu trả lời của Satlin là:

        Chúng giống như một con bạc khát nước đang đặt cược đồng xu cuối cùng. Tất cả hy vọng của chúng đều đặt vào Anh và Hoa Kỳ. Khi quyết định gây chiến với Liên Xô, Hitler đã bắt tay với các thế lực đế quốc ở Anh và Hoa Kỳ, nhũng kẻ có cùng dã tâm như hắn. Và không có lý do gì mà chúng không làm tất cả mọi thứ để hướng các hành động quân sự của nước Đức sang chống lại chúng ta.

        Molotov bổ sung:

        - Hitler chắc chắn đã âm mưu bằng mọi giá đạt được một thỏa thuận riêng với các thể lực cầm quyền ở Hoa Kỳ và Anh.

        Stalin đồng tình:

        - Đúng vậy, nhưng Roosevelt và Churchill chưa nhất trí thương lượng với Hitler. Chúng sẽ cố đạt được những mục đích chính trị ở Đức bằng việc thiết lập một chính phủ “bù nhìn" nhưng không bằng con đường câu kết với những tên phát xít đã đánh mất tất cả lòng tin của nhân dân.

        Sau đó Stalin hỏi Zhukov:

        - Liệu quân ta có thể bắt đầu giải phóng Ba Lan liên tục tiến công tới Vistula mà không phải dừng lại không? Có thể để Tập đoàn quân Ba Lan số 1 tham chiến ở khu vực nào, họ đã trở thành một lực lượng có khả năng chiến đấu rất hiệu quả rồi?
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #75 vào lúc: 19 Tháng Chín, 2019, 10:18:19 pm »

   
        Tướng Beloborodov bổ sung:

        - Tập đoàn quân này do tướng Zygmunt Belling chỉ huy đã chiến đấu rất ngoan cường ở Belarus và Ba Lan.

        Zhukov đáp lời Stalin:

        - Quân ta không những có thể tiến tới Vistula, mà còn phải giữ được các bàn đạp phục vụ cho việc mở các chiến dịch tấn công tiếp theo trên hướng chiến lược Berlin. Còn Tập đoàn quân Ba Lan số 1 nên tiến thẳng tới Vácsava.

        Antonov hoàn toàn nhất trí với ý kiến của Zhukov. Ông cũng khẳng định với Stalin rằng sức mạnh của địch ở khu vực của Phương diện quân Ukraina số 1 đã suy yếu.

        Stalin trở lại ý kiến của Zhukov, nói:

        - Bây giờ, đồng chí phái chịu trách nhiệm về các hoạt động phối hợp của Phương diện quân Ukraina số 1. Đặc biệt chú ý đến cánh trái của hai Phương diện quân Belorussia số 1 và Ukraina số 1. Đồng chí đã biết kế hoạch và các nhiệm vụ chung. Không có gì thay đổi trong kế hoạch của Bộ Tổng tư lệnh tối cao, đồng chí tự tìm hiểu các chi tiết tại Bộ Tổng tham mưu.

        Tiếp đó, họ thảo luận về vấn đề khả năng hiệp đồng tác chiến của bộ đội dưới sự chỉ huy của Vasilevsky, khi đó Zhukov đề nghị, nên tăng cường nhiều hơn nữa cho các phương diện quân của Vasilevsky và giao cho Vasilevsky nhiệm vụ chia cắt Cụm tập đoàn quân phía Bắc của Đức và chiếm lấy Đông Phổ.

        Stalin hỏi Zhukov:

        - Đồng chí đã bàn bạc với Vasilevsky chưa, bởi vì đồng chí ấy cũng yêu cầu được tăng viện?

        - Chúng tôi chưa bàn, nhưng nếu đồng chí ấy đã có ý kiến như vậy, thì điều đó là đúng.

        - Quân Đức chiến đấu để giữ Đông Phố cho đến tên lính cuối cùng và chúng ta có thể bị mắc kẹt ở đó. Trước tiên, chúng ta phải giải phóng khu vực Lvov và miền Đông Ba Lan. Ngày mai, đồng chí sẽ gặp một số đồng chí Ba Lan gồm Bierut, Rola- Zimerski và Osubko-Moravvski tại phòng tôi.

        Hai tuần sau, Zhukov đệ trình một ban kế hoạch đề nghị tăng cường và củng cố lực lượng cho các Phương diện quân đảm nhiệm hướng Đông Phổ và Ba Lan, vì theo ông, Đông Phổ sẽ là “một trở ngại vô cùng lớn". Thế nhưng, Stalin lại không chấp thuận kế hoạch đó, làm cho Zhukov nghĩ rằng, ông đã “phạm một sai lầm thực sự nghiêm trọng ở một khâu nào đó liên quan đến chiến dịch tấn công vào vùng Đông Phổ vô cùng phức tạp và khốc liệt này".

        Nửa cuối tháng 7. Bộ Chỉ huy tối cao Đức nhận ra họ đang rơi vào tình thế ngày càng khốn đốn, nhất là khi các Phương diện quân Baltic số 2 và số 3 bắt đầu tiến công và lực lượng viễn chinh quân Đồng minh gây áp lực ở phía Tây. Tướng Buttlar của Đức đã viết: “Sự thất bại của Cụm tập đoàn quân Trung tâm trước quân Xô viết đã đặt dấu chấm hết cho chiến lược phòng ngự có tổ chức của quân Đức ở Mặt trận phía Đông".

        Thất bại của Cụm tập đoàn quân Trung tâm khiến phát xít Đức mất hơn 30 sư đoàn ở các khu vực bị bao vây khác nhau. Belarus và phần lớn Lítva (Lithuania) sạch bóng quân xâm lược. Tấn công vào Niemen, Hồng quân đã tiến sát tới biên giới Đức, các trận đánh ở đây trải dài gần 1.300 km của mặt trận với các mũi thọc sâu tới 550 - 600 km.

        Đến đầu mùa hè thứ tư của cuộc chiến. Hồng quân đã đánh đuổi quân xâm lược phát xít và đồng minh của chúng ra khỏi lãnh thô rộng lớn của mình. Trong các chiến dịch mùa đông và mùa xuân năm 1944, Hồng quân đã mở rộng các cuộc phản công trên suốt chiều dài 2.500 km, tiến sâu được 450 km ở nhiều hướng và đánh tan tác hơn 150 sư đoàn Đức. Các cánh quân của Hitler đã phải chịu tổn thất vô cùng nặng nề. Bộ chỉ huy  tối cao Đức Quốc xã buộc phái điều động thêm hơn 40 sư đoàn tới mặt trận phía Đông. Bên cạnh tổn thất về người, quân Đức còn mất hàng nghìn đại bác, pháo, xe tăng và máy bay. Tinh thần chiến đấu của quân đội Đức bị sa sút ghê gớm. Mặc dù các lực lượng Đức vẫn trụ lại tại các vị trí phòng ngự và đã kháng cự một cách điên cuồng, nhưng vẫn không tránh được sự tổn thất về người và của.

        Rõ ràng, quân phát xít sẽ chiến đấu tới tên cuối cùng, tuân theo mệnh lệnh của Hitler: cả nước Đức vẫn đứng sau chúng.

        Tháng 8 năm 1944, Hồng quân đang sa lầy ở Đông Ba Lan. thì một cuộc khởi nghĩa bất ngờ nổ ra ở Vácsava, khoảng 40.000 người dân Ba Lan dũng cảm đã vũ trang nổi dậy chống quân xâm lược Đức. Những người nổi dậy muốn giải phóng đất nước họ trước khi Hồng quân làm điều này. Vì vậy, họ đã không thông báo cho Mátxcơva biết trước kế hoạch nhưng lại nhận các chỉ thị của Chính phủ lưu vong Ba Lan ở Luân Đôn theo đường lối chống cả Stalin và Hitler. Các đơn vị Xô viết đã có các trận đánh ác liệt và đặt chân lên lãnh thổ Ba Lan, nhưng quân khởi nghĩa Ba Lan không chấp nhận sự giúp đỡ của họ. Mátxcơva thường xuyên bị buộc tội là do dự trong quyết định, thiếu nhân đạo khi không tiếp tế cho các binh lính Tập đoàn quân Ba Lan, đó chính là lý do họ tổ chức nổi dậy.

        Khi tới mặt trận Vácsava đầu tháng 9, Zhukov liền báo cáo Satlin, các lực lượng tinh nhuệ của Đức không thể vượt sông Vistula lúc này.

        Để giúp người Ba Lan đang gặp khó khăn, đầu tháng 8, máy bay ném bom hạng nặng của Mỹ và Anh bắt đầu thả dù tiếp tế, tuy nhiên số lượng không đáng là bao và đường như phần lớn các dù hàng chi viện lại rơi vào tay bọn Đức. Cuộc nổi dậy bị đè bẹp và quân Hitler tiến hành các hoạt động trả thù nhằm vào người dân Ba Lan.

        Nhưng theo Richard Overy, sự thật của sự kiện này rất phức tạp. Cuộc nổi dậy ở Vácsava không phải là một động thái để giúp Hồng quân tiến thẳng về phía Berlin. Bởi vì xét về phương diện quân sự, trong thời gian tháng 8 ấy, thành phố Vácsava không nằm trong tầm kiếm soát của các đơn vị dưới quyền Zhukov. Phối hợp chiến đấu với quân đội Xô viết lúc đó là Tập đoàn quân Ba Lan số 1 của tướng Berling. Tập đoàn quân này tấn công vào Vácsava tháng 9, nhưng khi ấy lực lượng phòng thủ ngoan cố của Đức đã rút lui. Do vậy, không còn nghi ngờ gì nữa, những người Ba Lan ở Vácsava đã phạm một sai lầm chết người.

        Một nhà sử học người Anh, B.H. Liddell Hart, khi nghiên cứu sự kiện bi kịch này, cho rằng, lẽ tự nhiên là các lực lượng hoạt động bí mật của Ba Lan nghĩ rằng người Nga cố tình tiến quân chậm lại. Nhưng ông củng chỉ ra rằng, chính các yếu tố về quân sự chứ không phải chính trị khiến Mátxcơva không ào ạt tiến vào thành phố này1.

        Có thể thấy sức mạnh các lực lượng quân Hitler tại Ba Lan mùa hè năm 1944 qua con số thương vong của Hồng quân trong chiến cục tàn khốc ở dây: 500.000 người.

----------------
        1. Trong những năm 1980, các tài liệu được giải mật của Anh cung cấp thêm nhiều bằng chứng cho thấy, Mátxcơva đã không được thông báo trước về cuộc khởi nghĩa ở Vácsava. Một ủy ban thuộc Bộ Tham mưu quân đội Anh đã báo cáo vào ngày 31 tháng 7 năm 1944, ngay trước hôm nổ ra cuộc khởi nghĩa: “Thật không thể chấp nhận được cả về chính trị lẫn quản sự khi tiến hành bất cứ hành động nào kiểu như vậy mà lại không có sự nhất trí và phối hợp của người Nga”. Sau chiến tranh, tướng Đức Kert von Tippelskirch đã viết trong cuốn Lịch sử của Đại chiến thế giới lần thứ hai (Berlin, 1956, tiếng Đức): “Cuộc nổi dậy ở Vácsava nổ ra bất ngờ ngày 1 tháng 8 khi không có lực lượng Nga”.
« Sửa lần cuối: 21 Tháng Chín, 2019, 10:45:28 pm gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #76 vào lúc: 21 Tháng Chín, 2019, 10:47:31 pm »


CHƯƠNG 12

BERLIN: THẤT THỦ VÀ HỔI SINH

        “Chiến dịch Berlin là chiến thắng huy hoàng nhất của Zhukov với tư cách là một nhà chỉ huy quân sự.”
Tờ Sputnik, tháng 12 năm 1996       

        Ngày 12 tháng 01 năm 1945, khi cuộc tấn công tổng lực cuối cùng trong Chiến tranh thế giới thứ hai bắt đầu, thì ở cả Mỹ lẫn Anh, rất ít người nhận thấy được tình thế khốn đốn của Hitler. Mặc dù nước Đức sớm trở thành trọng điểm tấn công của các chiến dịch, nhưng quân đội Đức lúc đó vẫn còn rất mạnh và nền công nghiệp chiến tranh của chúng vẫn còn hoạt động khá hiệu quả. Thế nhưng chỉ trong vòng hơn 100 ngày, Độ tam để chế của Hitler đã sụp đổ.

        Trận đánh cuối cùng ở hướng phía Tây được tiến hành dưới sự hiệp đồng tác chiến của quân đội các nước Ba Lan, Tiệp Khắc, Bulgari và Rumani. Trong suốt cuộc tiến công vào Ba Lan, Hồng quân đã tận mắt chứng kiến địa ngục lớn nhất trần gian - trại tập trung Auschwitz của phát xít Đức - và vô số sự thật về những tội ác mà Hitler và đồng bọn của y cố che giấu đã bị đưa ra ánh sáng. Trong những ngôi nhà kho của trại tập trung này, những người lính Xô viết đã phát hiện ra 7.000   kg tóc của 140.000 người phụ nữ bị sát hại, rất nhiều hòm dựng xương người khô, hàng đống giày dép. quần áo trẻ em và cả hàng đống húp bê mà lũ trẻ còn chơi đùa cho tới khi chúng bị giết.

        Những chi tiết cụ thể về việc giai phóng trại tập trung Auschwitz được Mátxcơva công bố ngày 7 tháng 5 năm 1945. Trong cuốn Cuộc chiến của nước Nga (năm 1998), Richard Overy viết rằng, bản thông báo của Chính phủ Xô viết đã không để cập gì đến những nguời Do Thái chiếm số lượng lớn trong gần 3 triệu nạn nhân (hoặc hơn thế) ở trại Auschwitz. Zhukov có quan điểm riêng về chính sách bài Do Thái của phát xít Đức không? Mọi người đều biết ông ghê tởm chế độ phát xít của Hitler. Các con gái của ông. Era và Ella, đều nhấn mạnh, cha họ không bao giờ là người có tư tương bài Do Thái; ông luôn nhìn nhận, đánh giá con người căn cứ vào kết quả công việc mà họ làm với khả năng tốt nhất của họ. Hai người con gái của Zhukov kể, một trong những vị tướng được Zhukov hết lời ca ngợi hồi tháng 12 năm 1941 là tướng kỵ hình Lev Dovator, một người Do Thái chính gốc và đã hy sinh như một người anh hùng1.

        Dưới đây là những điều Georgi Zhukov kể về trận đánh vĩ dại cuối cùng trong dời hinh nghiệp của ông:

        Trong suốt cuộc chiến tranh, tôi đã nhiều lần trực tiếp chỉ huy những chiến dịch lớn và quan trọng, nhưng trận đánh sắp diễn ra ở Berlin mang tính đặc biệt và chưa từng có. Các lực lượng tham gia sẽ phải phá vỡ những tuyến phòng thủ vô cùng vững chắc và được tổ chức rất có chiều sâu của địch bắt đầu từ sông Oder và cuối cùng là thành phố Berlin đã được phòng ngự như một pháo đài. Để tiến được tới Berlin, chúng tôi sẽ phải đập tan một cụm tập đoàn quân khống lồ của phát xít Đức, chiếm được thủ đô của chúng, và không có gì phải nghi ngờ, kẻ thù của chúng tôi sẽ tử thủ.

        Những dự tính của Zhukov hoàn toàn chính xác. Quân phát xít Đức đã sẵn sàng cho trận quyết chiến ở Mặt trận phía Đông. Để làm điều này, Bộ Chỉ huy tối cao quân Đức đã biến vùng phía Đông nước này thành cái mà chúng gọi là “Miền đất chết”. Nhà sử học Đức Walter Gorlitz cho biết, tất cả những vùng đất mà quân Đức bỏ lại đều biến thành sa mạc. Những nhà máy công nghiệp, những trang trại, kho lương thực thực phẩm, cầu cống, hệ thống đường sắt, các đập nước, hệ thống điện thoại, các đài phát thanh và các hầm mỏ đều bị phá hủy. Thống chế Wilhelm Keitel và Reichsleiter Martin Bormann, Tư lệnh Bộ Chỉ huy tối cao Đức kiêm Chánh văn phòng Đảng Quốc xã, đã ra một mệnh lệnh “thép” là mọi thành phố, thị trấn phải được bảo vệ đến người lính cuối cùng. Nhiều phiên tòa quân sự đã xét xử những sĩ quan chỉ huy bất tuân lệnh này; bọn đao phủ đã hành quyết tất cả những người vẫy cờ trắng; những binh lính bị lạc đơn vị cũng bị treo cổ ngoài đường phố. Bầu không khí chết chóc đã bao phủ toàn bộ những khu vực do quân Đức kiểm soát2.

-----------------
        1. George Bernard Shaw cho rằng sự đau khổ không phái là phép tính cộng đơn thuần, và như vậy sự đau khổ của 1.000 người phụ nữ không có nghĩa lớn hơn nhiều lần sự đau khổ của 10 người phụ nữ. Ella và Era kể rằng, cha họ có rất nhiều bạn bè tốt, trong đó có cả người Do Thái cũng như ngươi các dân tộc khác.

        2. Walter Gorlitz, Der Zweite Weltkrieg, 1955.

Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #77 vào lúc: 21 Tháng Chín, 2019, 10:48:00 pm »


        Về cơ bản, toàn bộ kế hoạch chiến dịch tấn công Berlin được Bộ Tổng Tư lệnh tối cao Xô viết soạn thảo vào tháng 11 năm 1944, sau khi Lực lượng viễn chinh Đồng minh dưới sự chỉ huy của tướng Eisenhower tham chiến. Đến cuối tháng 3 và đầu tháng 4 năm 1945. lực lượng này đã mở rộng chiến trường tới sát sông Rhine và bắt dầu mở một hướng tấn công về thủ đô của nước Đức.

        Cuối tháng Giêng, những đội quân phát xít hùng mạnh ở Đông Phổ đã bị cô lập với nước Đức và chúng chi cầm cự được đến tháng 4 khi các nhóm tàn quân của Hitler ở Koenigsberg bị đánh tan tác. Trong thời gian đó, bọn chỉ huy Đức đã cho xây dựng phòng tuyến cuối cùng trên các cửa ngõ vào Berlin, thành lập các đơn vị thanh niên Hitler và chiều mộ tân binh. Cuối tháng 3, Eisenhower quyết định mở cuộc tấn công thọc sâu vào trung tâm của nước Đức tới tận vùng Leipzig -  Dresden, với mục tiêu chia cắt nước Đức làm đôi và hội quân với lực lượng Hồng quân bên bờ sông Elbe. Eisenhower giải thích rằng, khi đó lực lượng của ông ta vẫn còn cách Berlin tới hàng trăm km trong khi các đơn vị tiên phong của quân Xô viết chỉ còn cách vài chục km mà thôi và một triệu bộ đội dưới sự chỉ huy của Nguyên soái Zhukov chỉ cần vượt một cây cầu phía trước là qua được sông Oder. Tướng Mỹ Omar Bradley ước tính, nếu tấn công thẳng vào Berlin thì con số thương vong sẽ lên tới 100.000 người - đây có thể là một con số hơi phóng đại một chút - và như thế thì việc chiếm được thành phố Berlin không có ý nghĩa về chính trị. Theo ông ta, điều quan trọng hơn cả là phải nhanh chóng đập tan các đội quân của Hitler ngay chính trên trận tuyến của chúng (Omar Bradley, Cảu chuyện của một người lính, 1951). Mặt khác, Stalin đã hạ quyết tâm quân đội Liên Xô phải là những người đầu tiên có mặt tại Berlin. Các phương diện quân Xô viết đã được tiếp viện đủ để tiêu diệt hoàn toàn các đội quân của Hitler, các tướng lĩnh của ông ta cũng đã sẵn sàng chấp nhận con số thương vong lớn để tiến được vào trung tâm thủ đô Berlin.

        Trong khi đó, ngày 21 tháng 4, Hitler đã ra lệnh mở một cuộc phản công mạnh vào các lực lượng Xô viết đang uy hiếp Berlin, thậm chi Hitler còn tuyên bố thẳng thừng là sẽ xử tử ngay lập tức bất kỳ sĩ quan chỉ huy nào cho quân lính rút lui.

        Cần phải lưu ý một vấn đề là, không có bất kỳ chủ trương nào ngăn cản Eisenhower truy kích quân Đức, bởi tại Hội nghị thượng đính Yalta tháng 2 năm 1945 không có những chủ trương như vậy được thông qua. Eisenhower tin rằng, một trận đánh thọc sâu vào Berlin sẽ khiến cho hầu hết các đơn vị khác của ỏng không thể phối hợp tác chiến phát huy được sức mạnh và như vậy, đó là một hành động “rất không sáng suốt, nếu không muốn nói là ngu ngốc” (Eisenhower, Cuộc thập tự chinh ở Châu Âu, 1948). Khi đó, quân Mỹ đã dừng lại bên bờ sông Elbe, tạo điều kiện cho Hồng quân chiếm được những vùng nằm trong tầm kiểm soát của mình. (Sau này, khi Chiến tranh Lạnh nổ ra, quyết định của Eisenhower về việc tấn công Berlin đã bị chỉ trích mạnh mẽ, nhất là sau khi xảy ra sự kiện phong toả Berlin năm 1948). Ngày 30 tháng 3 năm 1945, Eisenhower đã gửi cho Thủ tướng Anh Churchill một bức thư, trong đó viết: “Tôi đề nghị, chúng ta nên tiến về phía Đông để phối hợp cùng quân Nga hoặc lấy sông Elbe làm giới tuyến chung. Tiến về phía Đông không đồng nghĩa với việc chúng ta phải vượt sông Elbe”. Ngày hôm sau, Churchill trả lời Eisenhower: “Tôi không biết vì sao không vượt sông Elbe sẽ là một lợi thế?” Còn về vấn đề Berlin, Churchill viết: “Nếu chúng ta chủ định để Berlin vào tay họ (Hồng quân), kể cả khi nó thuộc về chúng ta, thì cả hai trường hợp có thể càng khiến họ tin rằng họ làm được tất cả mọi việc, mà rõ ràng đã như thế rồi”. Eisenhower phúc đáp ngay trong ngày 01 tháng 4, vấn đề tiến vào Berlin được ông nêu như sau: “Vào bất kỳ lúc nào, nếu quân Đức bị đánh lui ở bất kỳ đâu trên mặt trận này, chúng ta sẽ nhanh chóng thẳng tiến và Berlin sẽ là một trong những mục tiêu quan trọng của chúng ta”. Quan điểm của Churchill cũng thế hiện rõ trong bức điện ông gửi cho Eisenhower ngay ngày hôm sau: “Tôi thiết nghĩ, điều quan trong hơn cả là chúng ta nên phối hợp với người Nga càng sâu về phía Đông càng tốt”.

        Nhưng Hồng quân vẫn đang thẳng tiến với mong muốn kết thúc chiến tranh càng sớm càng tốt, họ đã đánh quân Đức tan tác, bắt chúng phái đền tội cho những vụ thảm sát và tàn phá bừa bãi trên lãnh thổ Liên bang Xô viết. Trong một cuộc thăm dò ý kiến trong 5.848 người lính Xô viết thuộc Tập đoàn quân xe tăng cận vệ số 2 ngay trước khi chiến tranh kết thúc, thì có tới 4.447 người thân của họ đã bị giết hại, 1.169 người bị tàn tật, 908 người bị bắt đưa sang Đức lao động khổ sai; quân Đức đã đốt phá 2.430 ngôi làng, thị trấn và thành phố quê hương của những người lính này trước chiến tranh. Hầu như mỗi người lính đều có một bi kịch riêng.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #78 vào lúc: 21 Tháng Chín, 2019, 10:49:10 pm »


        Tuy nhiên, không có câu hỏi đề cập đến chuyện trả thù như trong Kinh Cựu Ước, một sự trả thù tương xứng đối với người Đức, nước Đức như những gì mà quân đội của họ đã làm với đất nước Xô viết, nhân dân Xô viết. Đa số các nhà sử học đã thừa nhận, người Nga đã có sự phân biệt rõ ràng những kẻ theo chủ nghĩa phát xít với đông đảo nhân dân Đức nói chung. Và khó có thể đặt thành ngoại lệ những lời đánh giá sau của vị chỉ huy sư đoàn Hồng quân đã cắm lá cờ chiến thắng trên tòa nhà Quốc hội Đức, tướng Vasili Shatilov:

        Những người dân Berlin hướng về nhân dân chúng tôi với mức độ quan tâm chưa từng có. Tất nhiên, sự dò xét của họ thể hiện những góc độ tình cảm khác nhau: người thì nhún nhường, người thì tỏ vẻ thân thiện, người thì không giấu giếm sự căm ghét. Nhưng chúng tôi ngày càng thấy sự sửng sốt đến thành thật trong ánh mắt của họ, bởi cách xử sự của chúng tôi là không thể tin được đôi với những người vốn mang trong đầu một thế giới quan đã luôn bị hệ thống tuyên truyền của phát xít áp đặt và đầu độc. Bộ đội Liên Xô không có bất cứ hành động thảm sát, cướp bóc nào, không có bất kỳ hành động trả thù nào đối với sự bạo tàn mà quân Đức đã gây ra trên đất nước chúng tôi. Mà trái lại, họ còn cung cấp lương thực cho người Đức, những người lẽ ra phải được coi là ké thù không đội trời chung của chúng tôi.

        Trong một cuốn sách viết về Berlin gây nhiều tranh cãi của Antony Beevor trước đây, mặc dù tác giả đã trình bày rất chi tiết, nhưng nó vẫn bộc lộ một số thiếu sót rất rõ ràng1.

-----------------
        1. Sau đây là một số thiếu sót trong cuốn sách:

        Tướng Nikolai Antipenko, một vị tướng nổi tiếng, từng phục vụ trong chính quyền Berlin sau chiến tranh (em gái của ông đã bị bọn phát xít Đức tra tấn hết sức tàn bạo) đã viết trong các tập hồi ký của mình: “Sự thật là Bộ Tư lệnh Xô viết đã ra lệnh sẽ xử tử hình đối với bất kỳ hành vi cướp bóc bạo lực bột phát nào trên lãnh thổ Đức”. Tướng Antipenko còn cho biết về những hoạt động của đơn vị ông trong việc giúp bảo đẩm cuộc sống bình thường ở Berlin. Nhưng tên tuổi của ông cũng như của những người khác đã không được đề cập đến trong cuốn sách này.

        Nguyên soái Không quân Sergei Rudenko, từng chiến đấu dưới quyền chỉ huy của Nguyên soái Zhukov, có mặt ở Berlin tháng 5 năm 1945; ông đã hỏi người dân Berlin về cuộc sống của họ, hàm ý cả việc họ có lo sợ bị ức hiếp, cướp bóc không và ông đã cố gắng trấn an, động viên những người dân thường này.

        Đại tá xe tăng David Dragunsky, một người gốc Do Thái, đã bị mất cả gia đình (mẹ và hai em gái) dưới tay quân phát xít, nhưng khi tiến vào Berlin ông không hề có ác cảm với người dân Đức. Ông đã mô tả những ấn tượng về thành phố Berlin và những cuộc gặp gỡ với người dân Đức trong một cuốn hồi ký của minh. Cũng như Rudenko, ông bảo đảm với những người dân thành phố Berlin sẽ không có những hành động trả thù đối với họ. (Beevor liệt kê những hồi ký của Dragunsky trong phần phụ lục tham khảo của cuốn sách nhưng đã không đề cập gì đến những cuộc nói chuyện của Dragunsky với những người dân Berlin).

        Anastas Mikoyan, phụ tá chính của Stalin, tới thăm Berlin chí vài giờ sau khi quân Đức đầu hàng và tiến hành kiểm tra việc cung cấp lương thực, thực phẩm cho người dân trong thành phố. (Mikoyan truyền đạt lại mệnh lệnh cho tướng Antipenko rằng phải cung cấp cà phê nguyên chất chứ không phải lại phế phẩm cho người dân Berlin).

        Trong hồi ký của mình, Nguyên soái Zhukov đã vài lần đề cập đến việc chỉ thị những binh lính của mình phải hết sức tránh bạo lực và công bằng trong việc giải quyết các vấn đề dân sự.

        Dmitry Shcheglov, một sĩ quan phụ trách công tác chính trị và còn là một nhà soạn kịch, từng ở Berlin tháng 5 năm 1945, đã nói bằng tiếng Đức với mọi người dân Đức mà ông gặp rằng: “Hiện không có và sẽ không có bất kỳ sự trả thù nào". (Beevor không hề nói tới điều này và những tuyên bố xác thực khác của Shcheglov mà lại chọn đưa ra một câu bực dọc nhất thời của Shcheglov khi vừa nhìn thấy một tủ đầy thực phẩm trong một gia đình người Đức và chạnh lòng nghĩ đến hàng nghìn ngôi nhà của người dân Nga đã bị quân phát xít tàn phá, lúc đó ông đã nói rằng ông muốn đập tan tành những lon đồ hộp cùng chai lọ. Nhưng suy cho cùng đó chỉ là trong ý nghĩ mà thôi).

        Trong cuốn sách của minh, Antony Beevor đã đưa ra sai lầm của một vị tướng Nga khi mô tả chân thực một nhà tù hết sức tai tiếng ở Berlin. Đó là tướng V.M. Shatilov, đã được đề cập ớ phần trên, khi nói về chủ đề liên quan đến sự trả thù và mô tả cách mà người dân Đức để ý tới những người lính trong sư đoàn của ông. Khi chiến tranh kết thúc, Shatilov quan sát nhà tù Moabit từ bên ngoài và vì nó là một “mối đe dọa". Beevor đã vin vào đó mà đặt ra câu hỏi rằng tại sao tất cả những tòa nhà ở Berlin đều tiềm ẩn mối đe dọa đối với người Nga. Nhưng Beevor đã không hề nói đến đến việc hàng nghìn tù nhăn bị tra tàn đánh đập và bị giết hại trong khu nhà xám đen ám đạm đó. Còn đối với Shatilov, ông biết rõ những gì diễn ra trong nhà tù này: một trong những tù nhân Xô viết nổi tiếng nhất trong nhà tù này là nhà thơ dân tộc Tatar, Mussa Jalil, tác giả của tập thơ rất đáng chú ý nhan đề “Những cuốn sách trong nhà tù Moabit”. Mussa Jalil gia nhập quân đội, bị bắt và chết trong nhà tù Moabit tháng 8 năm 1943. Sau này những người bạn tù của ông kể lại, bọn mật vụ Đức đã đánh ông bằng một chiếc gậy cao su đến mức gãy tay trái, giập hai quả thận và tra tấn ông đến chết. Một vài ngày trước khi chết, Mussa Jalil đả viết một bài thơ có dòng kết như sau:

        “Ôi! Sức mạnh chiến thắng của cuộc đời!
        Tôi biết cuộc đời thật ngọt ngào
        Và tôi sẽ chết trong lao tù
        Đây chinh là bản tình ca cuối cùng của đời tôi."
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #79 vào lúc: 21 Tháng Chín, 2019, 10:49:49 pm »


        Ngày 29 tháng 3, theo lệnh triệu tập của Đại bản doanh, Zhukov về Mátxcơva cùng với bản kế hoạch tấn công Berlin của Phương diện quân Belorussia số 1. Đây không phái là lần đầu tiên trong chiến tranh Zhukov được chỉ định làm Tổng Tư lệnh chiến dịch. Đêm đó, Stalin cho gọi Zhukov đến phòng làm việc ở điện Kremlin. Lúc Zhukov đến, ông đang một mình ở văn phòng sau cuộc họp VỚI các ủy viên Hội đồng Quốc phòng Nhà nước.

        Zhukov kể lại, lúc ấy, Stalin im lặng chìa tay và bắt đầu cuộc nói chuyện như thể ông đang tiếp tục một cuộc trao đổi vừa bị ngắt giữa chừng:

        “Mặt trận của quân Đức ở phía Tây đã bị đánh vỡ hoàn toàn và rõ ràng quân Đức sẽ không có cách nào để cản bước tiến của quân Đồng minh. Do vậy, lúc này, chúng đang củng cố các cụm quân ở những khu vực trọng yếu nhất để kháng cự với chúng ta. Đồng chí hãy nghiên cứu những tình hình mới nhất về quân Đức trên bản đồ này.”

        Stalin châm tẩu thuốc và nói tiếp: “Theo tôi, đây sẽ là một trận đánh khá ác liệt đấy.”

        Sau đó, Stalin hỏi ý kiến Zhukov về tình hình quân Đức ở khu vực Berlin. Zhukov trải chiếc ban đồ chiến sự của ông trên bàn để vị Tổng Tư lệnh tối cao kiểm tra kỹ những thông tin chi tiết về các đơn vị chủ lực, chiến lược của quân Đức bố trí xung quanh Berlin. Theo Zhukov, hiện bọn Đức có 4 quân đoàn với hơn 90 sư đoàn, trong đó có 14 sư đoàn tăng thiết giáp và cơ giới, 37 trung đoàn độc lập và 98 tiểu đoàn độc lập. Sau này được biết, ở khu vực Berlin, bọn Đức có ít nhất 1 triệu quân. 10.000 khẩu pháo và đại bác, 1.500 xe tăng, xe cơ giới và 3.500 máy bay chiến đấu. Phía sau lực lượng này còn có 200.000   lính dồn trú trong thành phố Berlin.

        - Khi nào bộ đội của chúng ta có thể sẵn sàng tấn công? - Stalin hỏi.

        Zhukov báo cáo:

        - Trong vòng 2 tuần nữa, Phương diện quân Belorussia số 1 có thể bắt đầu tấn công. Khi đó, Phương diện quân Ukraina số 1 chắc chắn cũng sẵn sàng vào trận. Tuy nhiên, với tình hình hiện nay thì cho đến giữa tháng 4, Phương diện quân Belorussia số 2 vẫn còn phải chiến đấu ở vùng Danzig và Gdynia nên đơn vị này sẽ bị chậm, không thể tham gia tấn công từ hướng sông Oder đồng thời với Phương diện quân Belorussia số 1 và Phương diện quân Ukraina số 1 được.

        - Vậy thì, chúng ta sẽ bắt đầu Chiến dịch mà không chờ Phương diện quân của Rokossovky nữa. Nếu đồng chí ấy có trễ một vài ngày thì cũng không dáng ngại.

        Vị Tống Tư lệnh tối cao đi về phía bàn làm việc của mình, lật một vài tài liệu và lấy ra một lá thư:

        - Đồng chí hãy dọc đi.

        Bức thư là của một người “có thiện chí” ở châu Âu gửi về, có thể là ai đó được nhà nước Xô viết trả lương, thông báo có những cuộc trao đổi bí mật giữa các nhân viên tình báo của phát xít Đức và các đại diện chính thức của quân Đồng minh, trong đó nói rằng người Đức đang đề nghị Đồng minh đình chiến và hai bên ký kết hiệp định hòa bình riêng rẽ. Nhưng bức thư củng cho biết Đồng minh đã bác bỏ đề nghị này. Do đó, Kremlin tin rằng, không loại trừ khá năng người Đức sẽ tạo điều kiện để quân Anh - Mỹ tiến vào Berlin dễ dàng hơn.

        "Được rồi. đồng chí nghĩ thế nào về vấn đề nàv?”. Stalin hỏi và không đợi câu trả lời, ông nhận xét: "Theo tôi, Roosevelt sẽ không vi phạm Hiệp ước Yalta: tuy nhiên với Churchill, ông ta sẽ không ngần ngại làm bất cứ điều gì".

        Trong hai đối tác chủ chốt của ông trong chiến tranh, Stalin tin tưởng Roosevelt hơn là Churchill. Theo Huân tước Moran, bác sĩ riêng của Churchill (trong cuốn Churchill qua những trang nhật ký cùa Huân tước Moran. Boston. 1966). sau lần gặp gỡ Stalin ở Mátxcơva tháng 8 năm 1942, Churchill cho rằng mình đã bị xúc phạm và ví Stalin với “một tên ăn cướp”.

        Hai ngày sau đó, Nguyên soái Konev. Tư lệnh Phương diện quân Ukraina số 1 cùng tham gia vào việc lên kế hoạch tổng thể cho chiến dịch tấn công Berlin. Zhukov nhớ lại: “Lúc ấy, chúng tôi đều cùng chung quan điểm trên mọi vấn đề mang tính nguyên tắc".

        Tuy nhiên, Tổng Tư lệnh tối cao không chấp thuận toàn bộ việc xác định khu vực tác chiến giữa hai phương diện quân và đã thay đổi một chút của việc phân giới này. Stalin nới với Konev: “Để để phòng địch ngoan cố kháng cự ở hướng Đông làm cho việc tiến quân của Zhukov bị chậm lại, mà điều này là rất có thế xảy ra, Phương diện quân Ukraina số 1 của đồng chí phải sẵn sàng cho các tập đoàn quân xe tăng tấn công Berlin từ phía Nam”.

        Trong thời gian chuẩn bị cho đòn sấm sét vào Berlin, Zhukov thường liên hệ tới những trận đánh trong chiến dịch Mátxcơva khi các lực lượng hùng hậu của kẻ thù đã tiến sát thành phố và mở những đợt tấn công dữ dội vào lực lượng bảo vệ thủ đô. Zhukov kể lại: "Tôi đã nghiên cứu đi nghiên cứu lại từng vấn đề, phân tích những sai lầm của mỗi bên. Mong muốn của tôi là rút ra những bài học kinh nghiệm quý báu để vận dụng tốt nhất trong cuộc tổng tấn công sắp tới với từng chi tiết nhỏ nhất và không để phạm phải bất kỳ sai sót nào”.
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM