Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 07:11:45 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Nguyên soái Zhukov người chiến thắng Hitler  (Đọc 13458 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #40 vào lúc: 12 Tháng Chín, 2019, 10:50:31 pm »


        Những đợt tấn công, cả trên mặt đất lẫn trên không, thực sự gây sửng sốt. Vì vậy, hàng trăm máy bay của Liên Xô đã bị bắn cháy nhiều đến mức Thống chế Albert Kesselring đã miêu tả việc bắn hạ các phi công Nga giống như việc giết những đứa trẻ.

        Vào buổi chiều ngày quân Đức tấn công, Zhukov nhận nhiệm vụ đầu tiên. Stalin đã điện cho Zhukov, nói rằng: “Các tư lệnh ngoài mặt trận của chúng ta thiếu kinh nghiệm trận mạc và rõ ràng là có một chút bối rối”. Quyết định cử Zhukov tới Phương diện quân Tây Nam đã được thông qua, ông sẽ thôi giữ chức Tổng Tham mưu trương và đáp máy bay tới thành phố  Kiev đang trong tình hình nguy kịch. Stalin thấy tự ái khi Zhukov hỏi lại rằng, ai sẽ đảm trách cương vị Tổng Tham mưu trương thay ông. “Đừng lãng phí thời gian!”, Stalin ngắt lời và nói thêm rằng Zhukov nên đế Vatutin giữ chức vụ đó.

        “Tôi điện thoại cho gia đình, nói với mọi người đừng chờ đợi tôi”, Zhukov kể, “và 40 phút nữa tôi sẽ lên máy bay. Chỉ tối lúc đó tôi mới nhớ ra là mình chưa có chút gì vào bụng suốt từ hôm qua đến giờ. Các phi công đã giúp tôi qua cơn đói, họ đưa cho tôi cốc trà lớn và mấy chiếc bánh sandwich”.

        Zhukov bước vào cuộc chiến tranh kéo dài 1.418 ngày đêm như vậy.

        Trong những tuần và tháng đầu tiên của chiến tranh, cuộc sống đối với Zhukov là những đòi hỏi đặc biệt khắt khe. Ông thường xuyên phải làm việc tới 20 tiếng đồng hồ mỗi ngày. Để giữ cho đầu óc tỉnh táo, ông uống rất nhiều cà phê và khi ngoài trận địa có tuyết rơi, ông thường ra ngoài trượt tuyết tối 15 phút. Suốt nhiều giờ đồng hồ liền ông đắm mình bên những chiếc bản đồ, gửi điện cho các chỉ huy ngoài tiền tuyên, đưa ra các mệnh lệnh, thảo luận các chiến thuật với các sĩ quan tham mưu cấp cao, chỉnh sửa cái này, gác sang một bên hay gạt bỏ những cái mà ông thấy không đem lại hiệu quả. Ông bay từ khu vực chiến trường này sang khu vực khác, nghiêm khắc nhắc nhở những sĩ quan có vẻ lúng túng trong chỉ huy và như nhiều người kể lại, ông ra lệnh bắn bỏ những kẻ đào ngũ và nhát gan. (Người ta còn nói đội bảo vệ cơ động của ông còn thực hiện luôn cả nhiệm vụ của một đội hành quyết). Trên thực tế, sự xuất hiện thường xuyên của ông đã củng cố thêm niềm tin cho bộ đội. Trong khi đó, vẫn thường xuyên có các cuộc họp với Stalin, người mà ông đã từng có lúc kính sợ nhưng trong thâm tâm ông không còn thấy đó là một người nổi tiếng về sự kiêu ngạo. Zhukov sớm nhận thấy Nhà lãnh đạo vĩ đại không phải là người không thể phạm sai lầm. Một lần, các sĩ quan khác đang chờ để gặp Stalin tại điện Kremlin đã kinh hãi khi nghe thấy Zhukov và Stalin rất to tiếng với nhau. Nhưng số tướng lĩnh có đủ cam đảm “đối đầu” với Stalin và “sống sót” chỉ đếm trên đầu ngón tay và Zhukov là người đứng đầu trong số đó. Hai người vẫn duy trì mối quan hệ như vậy trong suốt thời gian chiến tranh và mỗi người đều thấy được ở người kia một sự tôn trọng mặc dù mối quan hệ đó chưa bao giờ phát triển thành quan hệ bằng hữu. Zhukov khám phá ra một điều là Stalin luôn có những trạng thái tâm lý trái ngược nhau và là người độc đoán, gia trưởng; ông đã học được cách xác định tâm trạng của Stalin thông qua cách vị Tư lệnh Tối cao đế chiếc tẩu hút thuốc hiệu Dunhill của ông đỏ lửa lên hay không và cách ông vuốt bộ ria hay thậm chí là kiểu quân phục ông đang mặc.

Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #41 vào lúc: 12 Tháng Chín, 2019, 10:51:06 pm »


        Ban đầu, Hồng quân rõ ràng là mất ưu thể trước kẻ thù mạnh hơn, được trang bị tốt hơn và có kinh nghiệm chiến đấu hơn. Quân xâm lược vượt trội lực lượng Hồng quân về chất. Chúng có 190 sư đoàn với khoảng năm triệu rưỡi lính, khoảng 5.000 xe tăng, 47.000 cỗ pháo và đại bác các loại, 4.500 máy bay chiến đấu và khoảng 200 tàu chiến. Đối địch VỚI lực lượng hùng mạnh đó, Hồng quân chỉ có khoáng 170 sư đoàn với khoảng 3 triệu người, gần 14.000 xe tăng và hơn 10.000 máy bay chiến đấu; đồng thời chất lượng trang bị, vũ khí của Hồng quân còn xa mối đạt tới mức mong đợi.

        Những tâm trạng thường bộc lộ rất rõ ở giai đoạn đầu khi quân Đức thực hiện chiến thuật tấn công ồ ạt, chớp nhoáng và Zhukov nhận thấy một tuần sau khi phát xít Đức xâm lược, Stalin đã hai lần có “phản ứng rất gay gắt” trước những vụ việc có tính chất báo động.

        Thảm họa giáng xuống Liên bang Xô viết vào những tuần và tháng đầu tiên của cuộc chiến đã được mô tả lại trong hàng nghìn cuốn sách và bài báo. Nhiều chuyên gia tin rằng, tinh thần sẵn sàng chiến đấu của Liên Xô lúc đó là rất kém do ảnh hưởng bởi những phân tích không sâu sắc, chính xác tình hình khi các lực lượng của Đức đang triển khai trên phạm vi rộng, dọc khắp tuyến biên giới, sẵn sàng cho một cuộc xâm lược. Cũng đã có những thông tin chính thức xác nhận, đã có ít nhất một vài đơn vị biên phòng Liên Xô lúc đó vẫn đang đặt trong cấp báo động của thời bình. Và cũng còn rất nhiều sĩ quan Hồng quân thiếu kinh nghiệm và chưa được huấn luyện kỹ lưỡng. Còn một nguyên nhân khá thuyết phục đó là, di sản do cuộc thanh trừng của Stalin trong quân đội. Năm 1941, quân đội Xô viết vẫn gặp nhiều khó khăn khi phải giải quyết những hệ luỵ của “Cuộc đại thanh trừng” cuối những năm 1930 dẫn đến việc hàng nghìn sĩ quan cấp cao bị xử bắn hay bỏ tù. Zhukov đã kể lại các cuộc thanh trừng đó một cách cay đắng trong hồi ký, nhắc tới một số sĩ quan cao cấp đã bị bắn mà ông biết với tư cách cá nhân. Một người trong số họ là Nguyên soái Tukhachevsky, người được ông trìu mến gọi là “một nhà lý luận quân sự xuất sắc, một trong những ngôi sao sáng nhất”. Trong những năm 1930, Tukhachevsky đã cảnh báo “kẻ thù số một của chúng ta là nước Đức”.

        Zhukov cũng chỉ ra những thất bại của Stalin trong thời gian trước chiến tranh, chẳng hạn: “Một vài tháng trước chiến tranh, ban lãnh đạo đã không đưa ra bất cứ hành động gì mà đáng ra phái làm khi mối đe dọa của một cuộc chiến tranh đang ngày một lớn”. Ngoài ra, mặc dù rõ ràng là ông không công kích Nhà lãnh đạo về những cuộc thanh trừng nêu trên, nhưng ông cũng không phải làm điều đó: sự chú ý của ông trước những mất mát của Tukhachevsky cùng các sĩ quan cấp cao khác đã trở thành một bản cáo trạng nặng nề đối với Stalin và quyền lực độc đoán của ông ta. Nhưng theo quan điểm của Zhukov, Stalin đã thể hiện rất tốt trong lĩnh vực chính trị, vì Stalin đã đưa Liên Xô nằm ngoài cuộc chiến với nước Đức của Hitler trong gần hai năm, tạo điều kiện để cả nước, trong đó có quân đội, có thời gian để củng cố tiềm lực và giúp quân đội có khoảng thời gian nhất định để thực hiện tái tổ chức, mặc dù quãng thời gian đó không được trọn vẹn cho tới ngày phát xít Đức mơ cuộc tấn công xâm lược.

        Zhukov là người biết tự phê bình. Ông luôn tự trách cứ bản thân và phê phán giới quân sự về những thiếu sót trong thời kỳ trước chiến tranh. Tuy nhiên, ông cũng giải thích, trước khi quân Đức xâm lược, ông mới chỉ đảm nhiệm cương vị Tổng Tham mưu trưởng chưa được 5 tháng và rằng, không thể đạt được nhiều kết quả đáng kể trong một khoảng thời gian ngắn ngủi như vậy. Nhưng ông cũng không mập mờ khi nói: “Tôi muốn phát biểu rõ ràng, sai lầm của những người lãnh đạo không thế đổ lỗi cho sự ngớ ngẩn và đánh giá không đúng của các chỉ huy quân sự ở mọi cấp”.

        Khi quân Đức tiếp tục cuộc tấn công quy mô lớn của chúng, điều một lực lượng lớn binh lính cùng hàng trăm xe thiết giáp từ lực lượng dự bị chiến lược để bố sung cho những thiệt hại, một số tướng lĩnh Đức đã bắt đầu nhận ra “con đường phía trước” không phải tất cả đều “bằng phẳng”. Ngay sau khi tấn công, Franz Haider, Tham mưu trương các Lực lượng mặt đất của Đức đã ghi trong nhật ký: “Đối phương đang điều động một lực lượng quân thiện chiến, sung sức mới từ hậu phương lên chống lại đòn tiến công bằng xe tăng của chúng ta... Đã ghi nhận có sự chuyển quân ở nhiều khu vực”. Một sĩ quan Đức khác, tướng tăng thiết giáp Hermann Hoth, nhớ lại những tuần đầu tiên của cuộc chiến: “Khó khăn lớn nhất cản bước tiến của quân Đức chính là những đòn giáng trả quyết liệt của đối phương”.

        Và đây là điều mà Thống soái Đức Erich von Manstein đã viết trong cuốn sách Những chiến thắng bị đánh mất về giai đoạn khi quân Liên Xô liên tiếp chịu những thất bại lớn: “Chúng tôi sớm buộc phải phòng ngự ở bờ phía Bắc của sông Dvina (phía Tây Mátxcơva) để đối phó với các cuộc tấn công được một sư đoàn xe tăng hỗ trợ của quân địch. Tại một số khu vực khác, tình hình cũng trở nên rất trầm trọng”.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #42 vào lúc: 12 Tháng Chín, 2019, 10:51:50 pm »


        Mặc dù, Zhukov thừa nhận trong những tuần đầu tiên, bộ đội của ông không thể đập tan được quân địch và cản đường tiến của chúng, nhưng họ đã đạt được mục tiêu chính là ngăn chặn được lực lượng xung kích của địch tiến vào Kiev. Tuy nhiên, Zhukov cũng cho biết, mặc dù các sĩ quan và chiến sĩ có tinh thần chiến đấu anh dũng, đội ngũ chỉ huy rất vững vàng, nhưng tình hình ở tất cả các khu vực tại Phương diện quân Tây tiếp tục xấu đi. Sẩm tối những ngày cuối tháng 7. Hồng quân Liên Xô rút lui khỏi Minsk, thủ đô của Belorussia (nay là nước Cộng hòa Belarus). Khi tràn vào trong thành phố, bọn Đức bắt đầu một cuộc tàn sát đã man người dân nơi dây, đốt cháy và phá hủy những tòa nhà, những công trình kiến trúc văn hóa, nghệ thuật, trong đó có cả các bảo tàng lịch sử.

        Trong khi tình trạng thiếu chuẩn bị và hỗn loạn diễn ra trên lĩnh vực quân sự, thì một hình ảnh hoàn toàn trái ngược lại diễn ra ở hậu phương, đặc biệt là ngành công nghiệp nặng, trong đó có cả công nghiệp quốc phòng. Trước khi chiến tranh nổ ra, Liên Xô đã rất khôn ngoan khi xây dựng một cụm công nghiệp sản xuất các phương tiện chiến tranh thứ hai ở khu vực sông Volga, vùng Urals và Siberia, rất xa khu vực biên giới. Mùa hè năm 1941, gần một phần tư các nhà máy sản xuất vũ khí, đạn được đã được tập trung ở các khu vực này. Sau khi chiến tranh nổ ra, hàng trăm nhà máy trước đây dóng ở các khu vực thuộc châu Âu của Liên Xô được chuyển sang phía Đông của sông Volga. Đây chính là một quyết định mang tính chiến lược của Liên Xô trong cuộc chiến tranh này.

        Trong cuốn hồi ký viết nhiều thập kỷ sau chiến tranh, Zhukov đã đánh giá về quân đội Liên Xô trước cuộc chiến tranh như sau:

        Ý chí, tinh thần chiến đấu và nhận thức về chính trị của sĩ quan và chiến sĩ là rất cao... Nhưng lúc này, tôi không thể nêu ra một khía cạnh đơn lẻ nào trong quá trình phát triển lớn mạnh của các lực lượng vũ trang của chúng ta mà đáng bị gạt ra cả. Khoảng thời gian từ năm 1939 đến giữa năm 1941 (thời gian Hiệp ước không xâm phạm lẫn nhau giữa Berlin và Mátxcơva có hiệu lực) đánh dấu một sự chuyển biến toàn diện, biến Hồng quân Liên Xô thành một quân đội tinh nhuệ, sẵn sàng làm tốt nhiệm vụ bảo vệ đất nước.

        Liệu Zhukov có cường điệu hóa không? Liệu các nước khác đã phải chuẩn bị tốt hơn nữa để chống lại Hitler ở giai đoạn đầu của cuộc chiến tranh thế giới thứ hai không? Tháng 5 năm 2001, tiến sĩ Vladimir Zolotarev, Giám đốc Học viện Lịch sử Quân sự Nga, đã phát biểu, mặc dù quân Liên Xô đã bị thất bại trong những tháng đẩu của cuộc chiến tranh, nhưng họ kiên cường chiến đấu bảo vệ Tố quốc. Và khi đó, Hitler đã xâm lược Ba Lan và chiếm đóng một số quốc gia châu Âu khác, nước Pháp với quân đội mạnh thứ hai ở châu Âu đã đầu hàng vô điều kiện vào tháng 6 năm 1940.

        Zhukov kết luận: “Lịch sử cho chúng ta quá ít thời gian hòa bình đế có thể sắp xếp mọi thứ vào đúng vị trí của nó. Chúng ta đã làm tốt được nhiều việc nhưng cũng không còn thời gian để hoàn thành nhiều việc. Việc chúng ta đã tính toán sai lầm về thời gian có thể nổ ra cuộc tiến công của phát xít Đức là một minh chứng. Đó chính là nguyên nhân sâu xa dẫn đến những sai sót trong công tác chuẩn bị chống lại những trận tấn công ác liệt đầu tiên của kẻ thù.”

        Khi chiến tranh diễn ra, Zhukov liên tục phải trao đổi hay tới gặp các sĩ quan chỉ huy trên chiến trường. Ngày cuối cùng của tháng 6, Zhukov nói chuyện qua điện thoại với Tư lệnh Phương diện quân, tướng lục quân Pavlov. “Tôi nhận thấy, bản thân đồng chí Tư lệnh không nắm vững được tình hình ở đây”, Zhukov nói.

        Dưới đây là một đoạn cuộc nói chuyện giữa Zhukov và Pavlov, một trong những ví dụ điển hình trong vô số những cuộc bàn bạc giữa ông và các chỉ huy khác trong chiến tranh, khi ông không thể lập tức có mặt ngay ở mặt trận để trực tiếp bàn bạc với họ. Những người biết Zhukov nói rằng, mặc dù là một lãnh đạo quân đội, nhưng Zhukov thường không giữ được bình tĩnh, hay tỏ ra nóng nảy và quát mắng những viên chỉ huy bất tài và không tuân lệnh. Tuy nhiên, cho dù phải xử lý những chỉ huy như vậy, ông vẫn giữ được bình tĩnh trong những tình huống khó khăn nhất. Trong trường hợp đặc biệt này, Zhukov biết thậm chí một sai lầm nhỏ trong chỉ huy bộ đội của Pavlov cũng sẽ đồng nghĩa với việc làm gia tăng những tốn thất về người.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #43 vào lúc: 12 Tháng Chín, 2019, 10:53:31 pm »


        Zhukov: Chúng tôi không thể có bất cứ quyết định nào đối với Phương diện quân Tây nếu chúng tôi không nắm được điều gì đang diễn ra ở các khu vực Minsk, Bobruisk và Slutsk. Đồng chí hãy báo cáo thực chất tình hình ở đó. Pavlov: ớ khu vực Minsk, Quân đoàn bộ binh số 44 đang rút về phía Nam đường Mogilev... ở khu vực Slutsk, theo các trinh sát không quân, Sư đoàn bộ binh cơ giới số 210 đã có một trận đánh rất ác liệt ngày hôm qua... Tại khu vực Bobruisk, lúc 4 giờ hôm nay, địch đã dựng một cây cầu và 12 xe thiết giáp của chúng đã vượt qua sông.

        Zhukov: Quân Đức tuyên bố trên đài phát thanh rằng, chúng đã bao vây hai tập đoàn quân ta ở phía đông Belostok. Chắc hẳn tuyên bố này có phần nào đó đúng. Tại sao sở chỉ huy của đồng chí lại không cử liên lạc viên đi xác định vị trí của đơn vị đó? Các tướng Kulik, Boldin và Kuznetsov đang ở đâu? Quân đoàn kỵ binh đang đóng ở đâu? Chắc chắn, trinh sát không quân phải phát hiện ra lực lượng kỵ binh chứ.

        Pavlov: Vâng, nhiều thông tin chúng nêu là đúng...

        Zhukov: Nhiệm vụ chính của đồng chí là xác định vị trí các đơn vị trên càng nhanh càng tốt và rút các đơn vị này về phía sau sông Berezina. Cá nhân đồng chí phải trực tiếp chịu trách nhiệm về việc này và lựa chọn những sĩ quan có năng lực thực hiện nhiệm vụ này. Bộ Tư lệnh Tối cao yêu cầu đồng chí phải nhanh chóng tập hợp bộ đội toàn Phương diện quân và quân triệt tinh thần sẵn sàng chiến đấu. Trong bất cứ tình hình nào, không được để quân địch đột kích được vào khu vực Bobruisk và Borisov.

        Nhưng tình hình ở khu vực do Pavlov chỉ huy không được cải thiện. Ngày 30 tháng 6, Stalin gọi Zhukov về Bộ Tổng tham mưu và lệnh cho ông phải triệu tập Pavlov về Mátxcơva chịu kỷ luật.

        “Tôi rất khó nhận ra đồng chí ấy. Đồng chí ấy đã thay đổi quá nhiều trong tám ngày của cuộc chiến tranh”, Zhukov nhận xét về Pavlov.

        Tin vui duy nhất đến trong những ngày đầu chiến tranh là việc các tàu chiến ở Biển Đen, dưới sự chỉ huy của Đô đốc Filipp Oktyabrshy đã dùng súng phòng không của Hạm đội đánh đuổi được một phi đội không quân phát xít và Pháo dài Brest ở khu vực biên giới vẫn tiếp tục phản công địch sau một tháng bị bao vây hoàn toàn. Những chiến sĩ phòng ngự anh hùng, trong đó có cả một số nữ bác sĩ, y tá, đã chiến đấu đến phút cuối cùng, không chịu đầu hàng.

        Cuộc phản công lớn đầu tiên sau nhiều tuần là Chiến dịch Smolensk (từ ngày 10 tháng 7 đến 10 tháng 9 năm 1941). Đây là một chiến dịch quan trọng trong những chiến dịch diễn ra trong mùa hè đầu tiên của cuộc chiến tranh. Nhiều sư đoàn và trung đoàn của Đức, đã lên kế hoạch diễu binh qua các đường phố của thủ đô Mátxcơva, phá hủy hoàn toàn những khu vực xung quanh, cách thành phố Mátxcơva cổ kính của nước Nga khoảng 300 km về phía Tây.

        Mặc dù Hồng quân không thể giữ được Smolensk, nhưng Zhukov gọi đó là một chiến dịch thành công về chiến lược. “Quân địch âm mưu chia cắt Phương diện quân Tây của chúng ta bằng cách huy động những lực lượng xung kích hùng hậu chống lại chúng ta, bao vây các lực lượng chủ lực Xô viết ở Smolensk và từ đó mở đường tiến vào Mátxcơva. Một trận chiến ác liệt diễn ra bên cạnh những bức tường của Smolensk, nơi đây từng là một rào cản không thể đánh chiếm được đối với quân của Napoleon trên đường tiến vào Mátxcơva”. Ồng cho biết: “Ở Smolensk, giao tranh ác liệt diễn ra trong từng ngôi nhà, từng đường phố và từng khu dân cư”. Các đơn vị Xô viết có thế ngăn chặn được quân Đức trong một thời gian ngắn, điều này cho phép Hồng quân có thêm thời gian và thành lập được các đơn vị dự bị chiến lược, đồng thời có thời gian xây dựng những khu phòng ngự ở khu vực Mátxcơva1.

        Zhukov cho biết, mặc dù không thể đập tan quân địch ở Smolensk như Bộ Tư lệnh tối cao Xô viết đề ra, nhưng lực lượng xung kích của địch đã “rơi vào tình trạng mệt mỏi, rã rời và có dấu hiệu xuống sức”. (Một điều ngẫu nhiên là, chính trong trận Smolensk này, một loại vũ khí mới - súng bắn tên lửa liên hoàn có tên là Katyushas - đã được bộ đội Liên Xô sử dụng lần đầu tiên). Bọn Đức thừa nhận rằng, tại Smolensk, chúng đã mất 250.000 sĩ quan và binh lính. Ngày 30 tháng 7, Bộ Chỉ huy Đức Quốc xã ra lệnh cho Cụm tập đoàn quân Trung tâm phải tăng cường các vị trí phòng ngự.

        Tổng kết về chiến dịch này, Zhukov cho biết, trận Smolensk cùng với các cuộc tấn công, phản công của bộ đội Xô viết, các Phương diện quân Bắc và Tây Bắc cũng như Hạm đội Baltic và lực lượng không quân đã gây ra “một lỗ hổng lớn” cho quân Đức trong Kế hoạch Barbarossa. Zhukov tỏ ra hài lòng với kết quả của Chiến dịch Smolensk vì theo ông, thực tế trận đánh này đã khiến quân Đức phải ngừng tấn công, cho dù chỉ trong một thời gian ngắn, đó là “một thắng lợi chiến lược quan trọng”. Giờ đây, mọi người đều nhất trí rằng, chính tại Smolensk, học thuyết đánh nhanh thắng nhanh của Hitler đã bị thất bại thảm hại lần đầu tiên kế từ khi Ba Lan thất thủ năm 1939.

-----------------
        1. Ngay sau cuộc tấn công xâm lược Liên Xô, tướng Gunther von Kluge và các sĩ quan khác của Đức bắt đầu đọc các sách lịch sử về cuộc xâm lược Nga đầy tai hại của Napoleon năm 1812. Hitler củng đã nghiên cứu chiến dịch của Napoleon ở Nga. Hắn nói: “Tôi sẽ không mắc những sai lầm tương tự của Napoleon". Tướng Gunther Blumentritt cho biết, ngoài Kluge, các tướng Brauchitsch, Haider, Jodi và Rundstedt đã đọc các ghi chép của Caulaincourt về chiến dịch tấn công Nga của Napoleon với sự tập trung nhiều nhất. Nhưng trong Lễ Giáng sinh năm 1941, sáu tháng sau chiến tranh, khi quân phát xít rơi vào vết xe đổ của Napoleon trong chiến dịch nhằm thiêu trụi Mátxcơva, được biết, một mệnh lệnh của Đức Quốc xã được ban hành, cấm tất cả các sĩ quan đọc các sách viết về Napoleon.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #44 vào lúc: 12 Tháng Chín, 2019, 10:58:11 pm »

         
CHƯƠNG 7

MÁTXCƠVA TRONG CƠN NGUY KỊCH


Tiếng gọi Mátxcơva vang lên
Xao động trong trái tim người Nga
ALEXANDER PUSHKIN       

        Trong năm đêm tấn công Mátxcơva, không quân Đức không đạt được nhiều hơn những gì mà toàn bộ Hải quân Thuỵ Sĩ đã làm trong Chiến tranh thế giới  lần thứ nhất.
ERSKINE CALDWELL, tác giả cuốn Con đường Thuốc lá, Mátxcơva, tháng 7-1941       

        Thời gian này (tháng 10 năm 1941), Zhukov đã được triệu hồi từ Leningrad về Mátxcơva và nhận lệnh của Đại bản doanh Bộ Tổng tư lệnh tối cao chuẩn bị lực lượng bảo vệ Thủ đô.
ALAXANDER VASILEVSKY, Cuộc kháng chiến trường kỳ, 1978       

        Bọn chỉ huy Đức Quốc xã tin chắc rằng đòn tấn công vào Mátxcơva của chúng sẽ giành được thắng lợi. Tiến sĩ Goebbels, phụ trách công tác tuyên truyền của Đức Quốc xã, thậm chí còn lệnh cho tất cả báo chí ở Berlin phải giành chỗ trong ấn bản ra ngày 12 tháng 10 cho “những thông tin giờ chót” về sự thất thủ của Mátxcơva. Trong khi đó, giới tướng lĩnh Đức đã có các kế hoạch san phẳng thành phố cổ kính này. Trong cuộc họp tại sở chỉ huy Cụm tập đoàn quân Trung tâm. Hitler đã khẳng định số phận của Mátxcơva:

        Thành phố này sẽ bị bao vầy. Không một người lính hay dân thường, dù đàn ông, đàn bà hay trẻ con Nga nào rời khỏi thành phố được. Bất kể kẻ nào có ý định làm trái lệnh này sẽ bị vô hiệu hóa bằng vũ lực. Tất cả đã chuẩn bị sẵn sàng để tràn vào Mátxcơva và các vùng phụ cận bằng mọi phương tiện kỹ thuật tối tân áp đảo, và chúng ta sẽ nhân chìm Mátxcơva. Nơi Mátxcơva đang tồn tại hiện nay sẽ trở thành một biển rộng lớn chôn vùi thủ đô của người Nga mãi mãi khỏi thế giới văn minh này1.

        Chiến dịch Mátxcơva gồm hàng loạt các cuộc tấn công lớn nhỏ khác nhau, nhưng đều diễn ra ác liệt trên một khu vực rộng lớn và kéo dài liên tục không ngừng nghỉ suốt từ mùa thu năm 1941 đến mùa đông năm 1941 - 1942. Quân địch huy động trên 2 triệu tên, khoảng 2.500 xe tăng, 1.850 máy bay và 30.000 khẩu pháo và súng cối.

        Đến giữa mùa hè năm 1941, ba tháng sau khi chiến tranh nổ ra, Bộ Chỉ huy tối cao của Đức rõ ràng đã đánh giá thấp khả năng kháng cự của Liên Xô. Các chiến dịch của Đức bên ngoài Leningrad, ở Ukraina và bên ngoài Mátxcơva đều đã thành công, nhưng liệu ai có thể khẳng định những toan tính cuối cùng sẽ như thế nào? Các tướng tá của Hitler phải thừa nhận, những thắng lợi đó không dễ nhanh chóng tiêu diệt các lực lượng chiến đấu của đối phương hay đè bẹp tinh thần chiến đấu của họ.

        Đẩu tháng 9, sau thất bại trong Chiến dịch Smolensk, các dạo quân của Hitler tại khu vực trung tâm buộc phải tạm ngừng kế hoạch tấn công. Nhưng một cuộc tấn công mạnh hòng tiêu diệt Mátxcơva vẫn đang được xúc tiên.

        Cuộc tổng tấn công đầu tiêu nhằm chiếm Mátxcơva, mang mật danh Chiến dịch Cuồng phong, bắt đầu vào ngày 30 tháng 9. Quân Hitler định bao vây Mátxcơva từ hai phía Nam và Bắc bằng lực lượng tăng thiết giáp hùng hậu và tấn công bằng các đơn vị cơ giới thọc qua các thành phố Kalinin và Tula, trong khi bộ binh tiến đánh vỗ mặt từ hướng Tây. Mũi nhọn tấn công là đơn vị xe tăng của tướng Hiez Guderian và Tập đoàn quân số 2. Ngày 2 tháng 10, quân địch bán phá dữ dội vào trận địa của Phương diện quân Tây và Phương diện quân Dự bị. Zhukov đánh giá: “tình thể vô cùng trầm trọng” ở phía Nam Mátxcơva ngày càng lớn khi hai tập đoàn quân Xô viết phải đối phó với nguy cơ bị bao vây.

        Theo lệnh của Bộ Tổng tư lệnh tối cao, Quân đoàn Bộ binh Cận vệ số 1 được thành lập với nhiệm vụ chặn bước tiến của quân địch ở phía Nam Mátxcơva, tạo điều kiện cho hai tập đoàn quân đang bị uy hiếp rút lui.

        Dưới đây là những dòng hồi ký của tướng Guderian, người đôi khi được ví là “vị thần của các trận tăng chiến”:

        Ngày mùng 2 tháng 10,... các cuộc giao chiến ác liệt đồng loạt nổ ra ở khu vực tác chiến của Quân đoàn tăng thiết giáp số 24 gần Mtsensk, phía Đông Bắc Orel, với sự tham gia của Sư đoàn tăng thiếp giáp số 4... Nhiều xe tăng T-34 của Nga xung trận, khiến lực lượng của ta bị tổn thất nặng nề. Ưu thể của xe tăng ta từ trước tới nay bị phá vỡ và rơi vào tay đối phương. Điều này làm tiêu tan hy vọng về một chiến thắng nhanh chóng và trọn vẹn.

        Guderian viết thêm: “Kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh Tula đã thất bại hoàn toàn”.

        2 giờ 30 phút sáng ngày 8 tháng 10, Zhukov gọi điện cho Stalin khi đó vẫn còn thức làm việc. Sau khi thông báo ngắn gọn về tình hình bên ngoài Mátxcơva, ông nói:

        - Nguy cơ chính hiện nay là tuyến phòng ngự Mozhaisk khá yếu. Lợi dụng điều này, quân thiết giáp của địch có thể bất ngờ tiến gần được Mátxcơva. Chúng ta phải khẩn trương đưa lực lượng từ tất cả những nơi có thể về khu phòng tuyến Mozhaisk.

        - Thế các Tập đoàn quân 19 và 20 ở đâu? Các đơn vị thuộc Phương diện quân Tây của Boldin đâu? cả các Tập đoàn quân số 24 và 32 của Phương diện quân Dự bị nữa?

        - Các đơn vị đó đang bị bao vây từ phía Tây và Tây Bắc Vyazma.

        - Đồng chí có đề xuất gì không?

        - Tôi sẽ tới Phương diện quân Dự bị gặp Budenny.

        - Đồng chí có biết chỉ huy sở của Phương diện quân ở đâu không?

        - Tôi sẽ tìm hiểu ở vùng lân cận Maloyaroslavets.

        - Được rồi. Đồng chí hãy tới gặp Budenny và gọi cho tôi từ đó.

-------------------
        1. Fabian von Schlabrendorff, Offiziere gegen Hitler, Zurich, 1946.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #45 vào lúc: 13 Tháng Chín, 2019, 08:03:39 pm »


        Budenny, một anh hùng quả cảm trong Nội chiến và một người lính kỳ cựu nhất của Hồng quân, được Hitler treo giá rất cao để bắt sống ông. Nhưng Zhukov đã tìm được Budenny không mấy khó khăn gì, chỉ việc dò tìm trên bản đồ. Các cuộc giao tranh ác liệt vẫn diễn ra liên tục xung quanh Kaluga, khoảng 200km về phía Tây Nam Mátxcơva. Chỉ một vài chiến sĩ sống sót sau trận đánh năm ngày vô cùng ác liệt nhưng với tinh thần anh dũng sẵn sàng hy sinh họ đã làm phá sản các kế hoạch của quân địch... và tạo điều kiện thuận lợi cho Hồng quân có thời gian tổ chức công tác phòng ngự trên các hướng về Mátxcơva. Lúc này, các tân binh từ các trường pháo binh và súng máy đã được điều động tới các khu vực này để tăng cường hỏa lực cho các lực lượng ở đó.

        Ngày 10 tháng 10, sau khi tới ngôi làng Krasnovidovo nhỏ bé, nơi đặt Sở chỉ huy của Phương diện quân Tây, Zhukov nhận được diện thoại của Stalin:

        - Bộ Tổng tư lệnh tối cao quyết định chỉ định đồng chí làm Tư lệnh Phương diện quân Tây. Kovev sẽ làm Phó Tư lệnh. Đồng chí có ý kiến gì không?

        - Thưa đồng chí, tôi không phản đối gì. Tôi đề nghị để Konev chỉ huy các lực lượng ở khu vực Kalinin. Khu vực này quá biệt lập. Chúng tôi muốn chuyển nó thành sư đoàn dự bị của Phương diện quân.

        - Được. Các đơn vị còn lại của Phương diện quân Dự bị và ở tuyến phòng ngự Mozhaisk sẽ do đồng chí chỉ huy. Đồng chí hãy kiểm soát tình hình của Phương diện quân Tây và hành động khẩn trương. Tôi đã ký lệnh và chuyển tới các Phương diện quân.

        - Tôi sẽ thực thi các chỉ thị của đồng chí ngay bây giờ, nhưng tôi đề nghị đồng chí điều động thêm quân dự bị đến càng sớm càng tốt, bởi vì chúng tôi sẽ phải dương đầu với những cuộc tấn công ngày càng gia tăng của địch vào Mátxcơva vào bất cứ lúc nào.

        Phải di chuyển liên tục, từ sở chỉ huy này sang sở chỉ huy khác, nhưng Zhukov vẫn giữ được phong độ làm việc; bản thân ông luôn lạc quan, tin tưởng cho dù những khó khăn trầm trọng luôn nảy sinh trên tất cả các khu vực của Phương diện quân. Một nhân tố giúp ông giữ được sự lạc quan là ông hiểu được đội ngũ sĩ quan dưới quyền. Zhukov nhận xét: “Các đồng chí ấy đều là những chỉ huy quân đội có kinh nghiệm và chúng ta hoàn toàn tin tưởng vào họ. Chúng ta tin chắc rằng, trên cương vị là người lãnh đạo đơn vị, các đồng chí ấy sẽ làm tất cả những gì có thể để ngăn chặn bước tiên của quân địch vào Mátxcơva”. Trong cuốn hồi ký của mình, Zhukov đã dành sự ngưỡng mộ đối với các vị tướng như Rokossovsky, Sokolovsky, Lobachev, Malinin và Psurtsev. Ông ca ngợi tướng Psurtsev là “một chỉ huy lực lượng giao thông liên lạc đầy nghị lực”, người đã có công đám bảo liên lạc thông suốt, chính xác giữa các đơn vị của Phương diện quân.

        Mặc tình hình vẫn vô cùng ác liệt, tinh thần của hàng trăm nghìn chiến sĩ Hồng quân đang bị bao vây vẫn không hề lay chuyển. Zhukov không hề giấu giếm thực tế này:

        Phía Tây và Tây Bắc Vyazma, quân ta tiếp tục chiến đấu vô cùng anh dũng sau chiến tuyến của địch, cố gắng phá vỡ vòng vây... nhưng tất cả nỗ lực của họ đều vô ích. Bộ Tư lệnh Phương diện quân và Bộ Tổng tư lệnh tối cao ra lệnh ném bom vào trận địa của địch, thả dù chi viện đạn được để hỗ trợ bộ đội đang bị bao vây. Nhưng đó là tất cả những gì mà Bộ Tư lệnh có thể làm được, bơi vì quân ta dang thiếu cả quân lẫn phương tiện.

        Một lần nữa, Zhukov khẳng định, chính tinh thần hy sinh quên mình của bộ đội là nhân tô quyết định cho thắng lợi. “Biết là đang bị địch bao vây nhưng các chiến sĩ quyết không hạ vũ khí. họ tiếp tục chiến đấu kiên cường. Chỉ có chiến đấu họ mới có thể ghìm chân được các lực lượng chủ lực của địch và không cho phép chúng tiến vào Mátxcơva”.

        Ước tính, 662.000 sĩ quan và chiến sĩ Xô viết đã bị phát xít Đức bắt làm tù binh trong vùng phụ cận Vyazma tháng 10 năm 1941. Chỉ một số ít thoát được, trong đó có Stuchenko, nguyên là Sư đoàn trương Sư đoàn kỵ binh số 45, đã báo cáo với Zhukov:

        Các đơn vị còn lại của sư đoàn chúng tôi đã phá vỡ vòng vây nhằm liên lạc với Phương diện quân, chúng tôi đã chiến đấu ngoan cường với quân Đức, tiêu diệt được hàng nghìn tên. Khoảng giữa tháng 10, hiếm có ngày nào là không có giao chiến, càng ngày càng ác liệt hơn trước. Nhiều sĩ quan, chính trị viên và chiến sĩ ưu tú đã hy sinh.

        Trong khi đó, các đợt không kích vào Mátxcơva vẫn diễn ra hết sức quyết liệt. Hầu như đêm nào còi báo động cũng vang lên. Chính quyển thông báo tình hình bao vây trong thành phố. Zhukov cho biết: “các biện pháp nghiêm khắc được để ra nhằm ngăn chặn bất cứ sự vi phạm kỷ luật nào”. Người dân Mátxcơva “nhanh chóng đào thải những kẻ gây rối”, những kẻ mà Zhukov miêu tả là “đồng loã với địch”.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #46 vào lúc: 13 Tháng Chín, 2019, 08:04:48 pm »


        Để đẩy lui các máy hay ném bom của địch, Bộ Tổng tư lệnh tối cao đã tập trung nhiều phi đội lớn máy bay chiến đấu và ném bom ở khu vực Mátxcơva. Lực lượng không quân rõ ràng đã chiến đấu rất hiệu quả, bởi vì một tiểu thuyết gia Mỹ, Erskine Caldwell, người có mặt ở Mátxcơva khi không quân Đức ném bom thành phố, đã miêu tả một số cuộc không kích của quân Đức từ nóc khách sạn của ông: “Trong năm đêm tấn công Mátxcơva, không quân Đức không đạt được nhiều hơn những gì mà toàn bộ Hải quân Thuỵ Sĩ đã làm trong Chiến tranh thế giới lần thứ nhất. Hầu như không máy hay nào của Đức chọc thủng được lưới lửa phòng không của thành phố. Số máy bay xuất hiện trên bầu trời Mátxcơva không bao giờ vượt quá 6 hoặc 7 chiếc”. Từ tháng 7 đến tháng 11 năm 1941, không quân Đức đã tấn công Mátxcơva tổng cộng 132 đợt. Một thông báo chính thức cho biết, hàng trăm máy bay địch đã bị bắn hạ khi trên đường xâm nhập vào thành phố1.

        Không chỉ có các đòn đánh của hàng trăm khẩu súng phòng không và những quả khinh khí cầu có treo dây thép bên dưới, mà lực lượng không quân cũng góp phần ngăn chặn các máy bay tấn công của địch từ vòng ngoài thành phố. Không những thế, các chiến sĩ Hồng quân còn sẵn sàng đánh giáp lá cà với kẻ thù: hàng trăm phi công khi lên chặn những chiếc máy bay địch đang tiến vào thành phố đã điều khiển cho máy bay tới sát đủ để họ dùng chính cánh quạt máy bay cắt đứt cánh hay đuôi những kẻ tới tấn công. Không cần phải tả những thùng thuốc súng biết bay đó bốc lửa thế nào. Trong khi đó, rất nhiều phi công tình nguyện đâm thẳng vào máy bay của kẻ thù, đúng là đã có những mệnh lệnh được ban ra, cho phép phi công làm điểu đó khi họ thấy tình huống là cấp thiết (nếu một máy bay đang tới nhằm đánh phá một mục tiêu sống còn...) và chỉ dẫn cách đâm mà vẫn bảo toàn được tính mạng. Một số phi công vẫn không hề hấn gì sau không chỉ một lần đâm thẳng vào máy bay địch. Do đó, có thể hiểu được các phi công Đức đã sợ hãi như thế nào khi phải bay tới không phận Mátxcơva.

        Theo Zhukov, nhân dân Mátxcơva đóng góp vô cùng to lớn trong công tác chuẩn bị để bảo vệ mọi ngả đường tiến vào thành phố. Khoảng 250.000 người dân Mátxcơva, chủ yếu là phụ nữ và thanh thiếu niên, đã xây dựng các “vành đai phòng ngự” bên trong Mátxcơva trong tháng 10 và tháng 11. Họ đã đào được 72.000m đường hào chống tăng, 52.500m các chướng ngại vật chống tăng khác và đào 128.000m đường hào giao thông liên lạc và các công sự khác. Rất nhiều người tình nguyện trở thành hạt nhân trong các đội trinh sát, liên lạc và hoạt động tích cực trong các đơn vị du kích. Mười hai sư đoàn quân tình nguyện đã được thành lập gồm chủ yếu những công nhân, kỹ sư. nhà khoa học, họa sĩ và các nhà văn. Tất cả họ không phải là những người lính được huấn luyện, đào tạo mà họ học hỏi, tích luỹ được trực tiếp trên chiến trường.

        Trong những ngày chiến đấu ác liệt tháng 10 ấy, bộ đội Phương diện quân Tây đã nghe lời kêu gọi dưới đây:

        Hỡi các đồng chí! Trong những giờ phút vô cùng nguy nan của Tố quốc, sinh mạng của mỗi chiến sĩ đều thuộc về Tổ quốc. Tố quốc yêu cầu mỗi chúng ta phải cố gắng hết sức mình, gan dạ, kiên cường và anh dũng. Tổ quốc kêu gọi chúng ta phải dứng lên, như những thành đồng kiên cố trước bước tiến của bọn phát xít để bảo vệ thành phố Mátxcơva yêu dấu. Tinh thần cảnh giác, tuân thủ kỷ luật thép, có tổ chức, hành động cương quyết, ý chí kiên định vào tháng lợi và tinh thần sẵn sàng hy sinh vì Tố quốc giờ đây đòi hỏi mỗi chúng ta hơn lúc nào hết.

        Phát xít Đức đã làm tất cả những gì có thể để chiếm được Tula, khoảng 200km về phía Nam Mátxcơva. Guderian, chỉ huy lực lượng tăng thiết giáp của Đức tính toán chiếm được Tula trên đường hành quân rồi tiến thẳng tới Mátxcơva từ hướng Nam. Tuy nhiên, ý đồ của y đã thất bại. Việc phòng thủ Tula chỉ còn do vài sư đoàn Hồng quân đã bị thiệt hại nặng với lực lượng bị tiêu hao còn khoảng 1.500 tay súng, thậm chí ít hơn, mà nếu biên chế đủ thì quân số phải lên tới ít nhất là 5.000 chiến sĩ. Các đơn vị công nhân đặc biệt và các trung đoàn công nhân được trang bị vũ khí đã sát cánh chiến đấu cùng bộ đội chính quy. Thành phố Tula và nhân dân thành phố đóng vai trò quan trọng trong việc làm thất bại kế hoạch tiến thẳng về Mátxcơva của phát xít Đức.

---------------------
        1. Erskine Caldwell, Nước Nga trong bom đạn, Luân Đôn, 1942.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #47 vào lúc: 13 Tháng Chín, 2019, 08:06:36 pm »


        Ngày 6 tháng 11 năm 1941, Guderian báo cáo: “Thật đúng là đòn tra tấn khủng khiếp đối với quân ta và thảm họa đối với kế hoạch của chúng ta, bởi vì đối phương đang có được thời gian và chiến thắng, làm phá sản tất cả các kế hoạch của chúng ta, chúng ta sẽ phái đối mặt với những diễn biến không thể lường trước được trong chiến cục mùa đông... Cơ hội tuyệt vời để tổ chức một đòn tấn công sấm sét đã tuột khỏi tay chúng ta, và tôi không biết liệu chúng ta còn có thể có một cơ hội khác nữa không”. Hitler rất lấy làm bực. Hắn đã nói với Ngoại trương Ciano của Italia rằng, nếu không biết chắc điểu gì xảy ra thì hắn sẽ chẳng bao giờ hành động cả”1.

        Số phận của Mátxcơva treo lơ lửng trong mùa thu năm 1941. Sáng ngày 5 tháng 10 năm 1941, Zhukov nhận được điện từ Đại bản doanh Bộ Tổng tư lệnh21: “Đồng chí Stalin muốn nói chuyện với Tư lệnh Phương diện quân”.

        Zhukov liền gọi về Đại bản doanh:

        - Tôi, Zhukov đây.

        Chưa đầy 2 phút sau, có tiếng Stalin trá lời:

        - Chào đồng chí.

        - Xin chào đồng chí.

        - Đồng chí Zhukov, đồng chí có thể đáp máy bay về Mátxcơva ngay được không? Đại bản doanh muốn tháo luận với đồng chí về những biện pháp cần thiết để điều chỉnh tình hình ở cánh trái của Phương diện quân Dự bị tại các khu vực lân cận của Yuknov. Hãy giao lại mọi việc cho ai đó, có thể là đồng chí Khozin.

        - Tôi có thể bay về vào sáng sớm ngày 6 tháng 10 được không?

        - Tốt. Chúng tôi sẽ chờ đồng chí ở Mátxcơva ngày mai.

        Tuy nhiên, một số tình hình vô cùng quan trọng tại khu vực của Tập đoàn quân số 54 đã khiến Zhukov không thể đi được vào sáng hôm sau, Bộ Tổng tư lệnh tối cao đồng ý hoãn chuyến bay của ông lại.

        Tối hôm đó, Stalin lại điện thoại:

        - Tình hình chỗ đồng chí thể nào rồi? Hành động đáng lo ngại mới của địch bây giờ là gì?

        - Sức ép của quân Đức đã giảm bớt. Theo lời khai của các tù binh, quân Đức đã bị tổn thất nặng nề trong tháng 9 và chúng đang thiết lập những vị trí phòng ngự gần Leningrad. Pháo của chúng đang bắn phá còn không quân thì ném bom thành phố. Lực lượng trinh sát không quân của chúng ta đã phát hiện ra nhiều đoàn bộ binh cơ giới và xe tăng lớn đang từ Leningrad tiến về phía Nam - chắc chắn là hướng về Mátxcơva.

        Sau khi báo cáo xong, Zhukov hỏi Stalin liệu ông có phải thực hiện mệnh lệnh bay về Mátxcơva nữa hay không.

        “Bàn giao công việc của đồng chí lại cho tướng Khozin hoặc Fedynisky”, Stalin nhắc lại, “và bay về Mátxcơva ngay”.

        Tình thế khó khăn của Mátxcơva trong mùa thu năm 1941 có thể nhìn thấy rõ ngay trong những trao đổi ngắn hết sức thẳng thắn, thường xuyên trong tháng 10 giữa Stalin và Zhukov như thế này. Quân Hitler thực sự đã tiến sát đến các cửa ngõ dẫn vào thành phố. Stalin hỏi Zhukov:

        - Đồng chí có chắc là chúng ta sẽ giữ vững được Mátxcơva không? Tôi rất đau lòng phải hỏi đồng chí điều này. Đồng chí hãy trả lời một cách thật trung thực, với tư cách là một người Cộng sản.

        - Chúng ta sẽ giữ vững được Mátxcơva. Nhưng chúng ta cần có thêm ít nhất hai tập đoàn quân và khoảng 200 xe tăng nữa.

        Nguyên soái Alexander Vasilevsky, chỉ huy một số các sĩ quan cấp cao tại Bộ Tổng tham mưu đã có nhận xét về cuộc đối thoại nổi tiếng đó như sau: “Ở đây, chúng ta được chứng kiến phong cách chỉ huy quân đội đặc biệt của Zhukov - đó là niềm tin của ông về sức mạnh và tinh thần anh dũng của các chiến sĩ, là niềm tin vào sự ủng hộ mà cả nước dành cho quân đội và là sự tin tưởng của ông vào tinh thần bền bỉ, kiên định của nhân dân”31.

        Mặc dù quân địch đã tiến gần Mátxcơva đến mức mà chúng có thể nhìn thấy những mái vòm hình củ hành của những nhà thờ ở Mátxcơva qua ống nhòm, nhưng đến nửa cuối tháng 10, các lực lượng xung kích của địch tại mặt trận này đã bị đánh tan tác và đến cuối tháng 11, Bộ Tổng tư lệnh Xô viết bắt đầu chuẩn bị phản công ở Mátxcơva.

        Chiến dịch trọng tâm của cuộc phản công do chính Zhukov trực tiếp chỉ huy. Trong ngày đầu tiên, các lực lượng của Phương diện quân Kalinin do tướng Ivan Konev chỉ huy đã chọc thủng phòng tuyến phòng thủ ngoài của Đức, nhưng vẫn đánh đuổi hoàn toàn quân địch. Chỉ sau 10 ngày chiến đấu ác liệt và những thay đổi về chiến thuật, Hồng quân bắt đầu đánh nống ra, truy kích quân thù, được sự hỗ trợ của các Phương diện quân khác (như Phương diện quân Tây), các đơn vị ở Mátxcơva đã đánh tan một cụm tập đoàn quân lớn của địch.

------------------
        1. Heinz Guderian, Hồi ức của một người lính, New York, 1953. Ciano, Các tài liệu ngoại giao, Luân Đôn, 1948.

        2. Trụ sở Bộ Tổng tư lệnh tối cao Hồng quăn - Đại bản doanh có tên gọi tắt Stauka, tên đầy đủ là Stavka Glavnogo Komandovania.

        3. Nhận xét của Vasilevsky về những cuộc trao đổi giữa Stalin và Zhukov năm 1941 trong phần mở đầu cuốn Nhớ lại và suy ngẫm của Zhukov.

Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #48 vào lúc: 13 Tháng Chín, 2019, 08:10:01 pm »


        Trong khi đó, nhân dân Liên Xô bằng những nỗ lực phi thường đã chuyển toàn bộ các nhà máy từ các khu vực sơ tán trên phần lãnh thổ thuộc châu Âu về sâu trong hậu phương. Tháng 11 năm 1941, trước khi cuộc phản công của Zhukov diễn ra trên mặt trận Mátxcơva, hơn 700 nhà máy lớn đã được xếp lên các toa tàu hỏa mui trần chuyên tới vùng núi Ural, hơn 300 xí nghiệp lớn khác được di chuyển tới Siberia và gần 400 nhà máy khác cũng được đưa tới các khu vực sau sông Volga. Đó là một cuộc di chuyến chưa từng thấy trong lịch sử chiến tranh.

        Chẩng có gì dáng ngạc nhiên khi mà các tập đoàn quân của Zhukov thiếu vũ khí, dạn được, nhiên liệu và các phương tiện khác. Nhưng chủ yếu vẫn là thiếu vũ khí, điều này đã gây rất nhiều khó khăn để giành lại thế chủ động chiến lược từ tay quân phát xít. Nhưng bất chấp những khó khăn này, Đại bản doanh Hồng quân vẫn quyết định tận dụng thời cơ quân địch đang bị suy kiệt. Trước cơ hội đó, lực lượng quân dự bị hùng hậu phía sau Mátxcơva đã góp phần quyết định trong đòn phản công này.

        Đầu tháng 12, bất chấp thời tiết khó khăn, tuyết phủ dày, cuộc phản công của bộ đội các Phương diện quân Tây và Phương diện quân Kalinin vẫn nổ ra. Các đơn vị cơ giới trên tuyết, kỵ binh và không quân đã được triển khai để hỗ trợ cắt đứt đường rút của quân địch. Trong một trận đánh ác liệt, Tập đoàn quân tăng thiết giáp số 2 do tướng thiết giáp nổi tiếng Guderian của Đức chỉ huy đã bị mất tới 70 xe tăng. Trong suốt chiến cục mùa đông, quân Hitler đả phải rút lui cách Mátxcơva từ 150 đến 300 km. Zhukov cho rằng, đó chính là thất bại lớn đầu tiên của Hitler sau sáu tháng gây chiến. Theo quan điểm của Zhukov, thắng lợi trong chiến dịch mùa đông cho thấy quân Đức có thể bị đánh bại, và chiến thắng này đã khiến chúng lâm vào tình thể khó khăn.

        Các tướng lĩnh của Hitler thừa nhận, họ đã bị bất ngờ bởi cuộc phản công. Tướng Tippelskirch viết: “Quân Đức, suy kiệt vì dốc toàn lực cả về tinh thần lẫn vật chất chuẩn bị cho các chiến dịch vào mùa đông, đã mất cảnh giác trước đòn phản công của quân Nga. Kết quả và quy mô của chiến dịch phản công của Hồng quân lớn tới mức đã khiến chúng tôi bàng hoàng sửng sốt1 và đó gần như là một thảm họa đối với nước Đức”.

        Tippelskirch đã thốt lên đầy thảm thương rằng: “Lưỡi gươm báo thù đã được rút ra”.

        Tại Toà án quốc tế Nuremberg, khi được hỏi khi nào người Đức nhận ra Kế hoạch Barbarossa đã thất bại, Thống soái Wihelm Keitel, Tổng tham mưu trưởng Bộ Chỉ huy tối cao của Đức chỉ thốt ra được một tiếng: “Mátxcơva”.

        Tất cả chưa phải là quá muộn, cho dù trước đó, Bộ Chỉ huy tối cao của Hitler vẫn đưa ra lời biện hộ về thất bại của chúng tại Mátxcơva rằng, mùa đông khắc nghiệt đã cản trở bước tiến của chúng và tạo điều kiện thuận lợi cho quân Nga. Tuy nhiên, những thực tế trên mặt trận phía Đông đã chứng minh tất cả. Ngoại trưởng Italia Count Ciano đã viết trong nhật ký: “Sự thăng trầm của cuộc chiến tranh này, đặc biệt là chiến dịch gần đây (ở Mátxcơva - ND), đã khiến cho Hitler phải tin rằng, trên đất nước Nga rộng lớn này sẽ còn vô khối những bất ngờ ở phía trước.”


--------------------------
        1. Tippelskirch, Lịch sử Chiến tranh thể' giới thứ hai, 1949.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #49 vào lúc: 13 Tháng Chín, 2019, 08:13:15 pm »

     
        Liệu Hitler còn có cơ hội để chiếm Mátxcơva vào mùa hè năm 1941, như lời tuyên bố của một số tướng lĩnh Đức hay không? Averell Harriman, Đại sứ Hoa Kỳ tại Mátxcơva trong suốt thời gian chiến tranh, đã có nhiều thời gian tiếp xúc với Stalin hơn bất kỳ nhà ngoại giao nào, ông ta kể:

        Stalin nói với tôi, người Đức đã mắc những sai lầm rất lớn. Hãy nhớ rằng, quân Đức đã cố tấn công theo ba hướng, một ở Leningrad, một ở Mátxcơva và một ở phía Nam. Theo Stalin, nếu Đức tập trung tấn công Mátxcơva thì họ đã có thể chiếm được thành phố; và vì Mátxcơva chính là trung tâm đầu não của Liên bang Xô viết, nên nếu Đức phá vỡ được cơ quan đầu não ấy thì Liên Xô sẽ vô cùng khó khăn khi tiến hành các chiến dịch quan trọng khác một khi đã mất Mátxcơva. Stalin cho rằng, người Đức cũng đã mắc sai lầm tương tự trong Chiến tranh thế giới lần thứ nhất - khi không tiến đánh Paris. Vì vậy, theo Stalin, họ sẽ giữ Mátxcơva bằng mọi giá. Và Stalin dưa cho chúng tôi xem bản chi tiết những kế hoạch của ông và tôi thấy rõ là họ sẽ thực hiện điều đó, tôi đã báo cáo về cho Tổng thống Roosevelt. Đây không thể là một kế hoạch chung chung. Tuỳ viên quân sự của chúng tôi khá chắc chắn rằng đó chỉ là vấn đề một vài ngày trước khi Đức có mặt ở Mátxcơva. Tất cả các tuỳ viên quân sự của chúng tôi nhất trí với nhận định này. Đó không phải là quyết định khôn ngoan của riêng tôi. Huân tước Beaverbrook (đại diện của Churchill, cùng đi với Harriman tới Mátxcơva năm 1941 khi Harriman là phái viên đặc biệt chứ chưa phải là đại sứ) và tôi đã có cơ hội được nghe Stalin giải thích về kế hoạch của ông và chúng tôi đã nhất trí với kế hoạch này1.

        Hai thập kỷ sau chiến tranh, tướng Adolf Heusinger, từng là thành viên trong Bộ Tổng tham mưu của Hitler, đã tuyên bố trắng trợn (năm 1966) rằng, lẽ ra Đức đã chiếm được Mátxcơva vào mùa hè năm 1941 nếu như Hitler không dừng kế hoạch tấn công mà tiếp tục tiến đánh Mátxcơva vào tháng 8. Một số đồng sự của ông ta cũng nhất trí như vậy.

        Còn Zhukov và các đồng chí của ông nói gì về điều này? Dưới đây là những câu hỏi được đặt ra với ba vị nguyên soái lẫy lừng nhất trong gần một phần tư thế kỷ sau khi cuộc chiến tranh kết thúc2:

        Nguyên soái Georgi Zhukov:

        Hỏi: Điều gì sẽ xảy ra nếu như quân Đức tiếp tục tấn công Mátxcơva vào tháng 8?

        Zhukov: Đó không phải là một câu hỏi dễ trả lời. (Nguyên soái ngập ngừng một chút). Có rất nhiều tình huống quan trọng đối với cả chúng tôi với quân địch. Trong hàng loạt các lý do thì có thể nói, cuộc chiến tranh bắt đầu trong tình thể hoàn toàn không có lợi cho chúng tôi. Bộ đội ở các Quân khu quân sự ở biên giới buộc phải rút lui, tổn thất rất nặng. Tuy nhiên, các phương diện quân Xô viết đã thiết lập thành công một phòng tuyến vững chắc vào tháng 7 và tổ chức lực lượng dự bị giáng cho địch những đòn chí mạng ở nhiều nơi. Kết quả là, trong tháng 8, Bộ Chỉ huy Đức không huy động được cả lực lượng lẫn các phương tiện để đồng loạt tấn công trên tất cả các hướng chiến lược. Trong khi đó, Bộ Tổng tư lệnh Xô viết vẫn tiếp tục củng cố các khu vực phòng ngự.

        Hỏi: Khi đó, ông nhận định về ý đồ của quân địch như thế nào? Zhukov: Quan điểm chung lúc đó là, quân Đức sẽ tiếp tục củng cố hướng tấn công vào Mátxcơva. Tuy nhiên, như thực tế đã diễn ra sau đó, Bộ Chỉ huy tối cao của Đức quá lo lắng về tình hình ở Ukraina, vì ở đó, các tập đoàn quân phía Nam của chúng không thể phá vỡ được các tuyến phòng ngự của Hồng quân. Các tập đoàn quân trung tâm của Đức cũng bị uy hiếp nghiêm trọng khi các lực lượng Phương diện quân Trung tâm và Phương diện quân Tây Nam của ta tấn công vào sườn chúng. Cùng với tình hình trên, quân Đức phải đương đầu với tinh thần kháng cự ngoan cường, bền bỉ của quân ta ở khu vực Luga, chúng không chỉ thất bại trong âm mưu chọc thủng phòng tuyến của ta ở hướng Leningrad và còn phải chịu phản đòn quyết liệt ở Hồ Ilmen. Để chống dỡ các cuộc tấn công của ta và củng cố các tập đoàn quân phía Bắc, Bộ Chỉ huy Đức đã buộc phải nhanh chóng điều Quân đoàn cơ giới số 39 từ khu vực Smolensk tới, điều này khiến cho cụm tập đoàn quân Trung tâm bị suy yếu. Quyết định khẩn cấp điều Quân đoàn tăng thiết giáp số 2 và Tập đoàn quân số 2 về phía Nam và Đông Nam, kết hợp với việc Phương diện quân Dự bị tại Yelnya và Phương diện quân Tây ở khu vực Dukhovshchina của Hồng quân tổ chức các chiến dịch tấn công, chúng ta đã buộc các tập đoàn quân Trung tâm của Đức phải tổ chức phòng ngự và hoãn kế hoạch tiến về Mátxcơva.

        Hỏi: Vậy kết luận của đồng chí là gì?

        Zhukov: Sức mạnh của quân Đức đã trở nên vô nghĩa khi các tướng lĩnh Đức hy vọng có thể dùng điều đó để chiếm được Mátxcơva trong kế hoạch tấn công Mátxcơva tháng 8 năm 1941. Nhưng nếu tiếp tục tấn công, chúng có thế lâm vào tình trạng còn tồi tệ hơn những gì mà chúng phải gánh chịu trong tháng 11 và tháng 12 năm 1941. Ngoài việc phải đương đầu với tinh thần chiến đấu kiên cường của bộ đội ta trên các ngả đường tiến vào Mátxcơva, các tập đoàn quân Trung tâm của địch còn phải chống trả những đòn tấn công bất ngờ từ các lực lượng của Phương diện quân Tây Nam. Kết quả là, các tướng lĩnh Đức và một số nhà sử học phương Tây đều cố đổ lỗi cho thất bại của Đức ở Mátxcơva lên đầu Adolf Hitler là quân phát xít hoàn toàn không có chiến lược về chính trị cũng như quân sự.

        Nguyên soái Konstantin Rokossovsky:

        Tôi nghĩ, vai trò của Adolf Heusinger trong vấn đề này là rất mờ nhạt. Làm sao có thể tiếp tục tấn công Mátxcơva khi mà hậu quân của Đức đã bị dàn trải trên một phạm vi quá rộng, trong khi Hồng quân đã tập trung các đơn vị mạnh ở hai bên sườn trên tất cả các hướng tiến công của quân Đức. Lấy khu phòng ngự nhô ra ở Yelnva làm ví dụ, quân Đức đã có một mũi đột kích được sâu vào đó, nhưng do chúng đã mở đường quá xa nên bộ đội Xô viết đã tổ chức một đòn phản kích mà không gặp mấy khó khăn. Quân Đức buộc phải rút lui. Ai có thể khẳng định, tướng Ludwig von Beck tiếp tục tiến được vào Mátxcơva trong tháng 8? Không, nhận định trên hoàn toàn không có cơ sở.

        Nguyên soái Vasily Sokolovsky:

        Ngay từ khi mới bắt đầu, cuộc chiến chống Liên Xô đã là một ván bài, một chiến dịch đơn lẻ như Chiến dịch Mátxcơva không thể có tính quyết định, về tình hình ở Phương diện quân Tây vào tháng 8 năm 1941, Bộ Tổng tư lệnh tối cao Liên Xô đã thành lập một Phương diện quân dự bị, gách vác trách nhiệm yểm trợ sau lưng Phương diện quân Tây. Quân Đức đã có thể phải đối đầu với Phương diện quân này vào thời điểm nó vẫn còn nguyên sức mạnh. Trên thực tế, quyết định thành lập Phương diện quân Dự bị được thông qua ngày 30 tháng 6 năm 1941. Phương diện quân này có gồm sáu tập đoàn quân. Rõ rằng, đây là một lực lượng rất quan trọng.

-----------------
       1. Averell Harriman đưa ra những nhận định này ở Mátxcơva tháng 5 năm 1975. Khi đó, tác giả đã gặp Harriman và đặt một số câu hỏi về cuộc chiến ở Mátxcơva và về tổng thể cuộc chiến tranh. Không phải tất cả các quan chức của Hoa Kỳ, những người đã làm việc ở Mátxcơva đều nghĩ như vậy. Một người trong số họ là đại tá Philip Faymonville tin rằng, Nga có đầy đủ khả năng để ngăn chặn kẻ thù của mình.

        2. Nguyên soái Zhukov, Rokossovsky và Sokolosky đã đưa ra bình luận của họ về Chiến dịch Mátxcơva trong một số bài phỏng vấn đăng trên tờ Sputnik, tháng 5 năm 1967.

« Sửa lần cuối: 14 Tháng Chín, 2019, 11:27:17 pm gửi bởi Giangtvx » Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM