Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 11:57:56 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Nguyên soái Zhukov người chiến thắng Hitler  (Đọc 13451 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #30 vào lúc: 10 Tháng Chín, 2019, 10:08:25 am »


        Rõ ràng, đây chính là thời điểm mà Zhukov đã chờ đợi và chuẩn bị từ khi ông còn là lính kỵ binh trong cuộc Nội chiến. Giờ đây, ông chỉ huy một lực lượng quân đội lớn chống lại một đội quân được trang bị hiện đại. Không lãng phí thời gian, Zhukov khẩn trương xem xét tình hình và kết luận rằng quân Nhật không từ bỏ âm mưu đối với vùng Viễn Đông Liên Xô và chúng muốn nhanh chóng leo thang xung đột ở nơi này.

        Vào thời gian này, báo chí phương Tây bắt đầu tỏ ra quan tâm tới cuộc xung đột ở Mông Cô. Phản đối cuộc chiến ở nơi xa xôi này, phóng viên của tờ Times thường trú ở Mátxcơva viết: “Người Nhật tỏ ra khá nóng lòng để không chỉ chứng tỏ cho người Nga thấy được họ có đủ lực lượng tại Mãn Châu, mà còn nhằm thể hiện cho các chế độ dân chủ phương Tây thấy được những mối hiểm họa dành cho họ nếu trở thành đồng minh của Nga”.

        Sau khi giành thắng lợi, Zhukov đã tra lời phỏng vấn báo chí rằng, nếu quân Nhật thành công ở Khalkin Gol, chúng sẽ mở rộng kế hoạch chiến tranh với mục tiêu lâu dài là chiếm được vùng hồ Baikal và thành phố Chita, Siberia nhằm cắt đứt con đường giao thông đường sắt chiến lược xuyên Siberia. Ông cho rằng, cuộc tấn công của quân Nhật vào Mông Cổ thực sự là một cuộc thăm dò quân sự quan trọng, hay nói cách khác là “một thử nghiệm nghiêm túc. Cuộc chiến này có ý nghĩa quan trọng là để giới cầm quyền Nhật Bản khang định khả năng Hồng quân Liên Xô có trong tình trạng sẵn sàng tham chiến không”. “Kết quả ở chiến trường Khalkin Gol là lý do để quân Nhật quyết định tiếp tục dẩy mạnh hay lui về án binh trong thời kỳ đầu cuộc chiến chống phát xít Đức của Liên Xô.”

        Tại Mông Cổ, Zhukov nhanh chóng thấy rõ, Tư lệnh Quân đoàn Hồng quân đã không nhận thức được đúng tình hình thực tế ở đây. Một lý do là cơ quan chỉ huy đầu não dặt quá xa mặt trận. Zhukov đã hỏi Feklenko liệu vị Tư lệnh có tin là có thể chỉ huy được các đơn vị ngoài chiến trường không khi ở cách xa họ tới 120 km.

        - Đúng là chúng tôi ở khá xa mặt trận - Feklenko đáp - nhưng ở đó chưa được chuẩn bị đầy đủ về mặt tác chiến. Không có một km dường dây điện thoại hay điện báo nào, không có vị trí thuận lợi nào để đặt sở chỉ huy và không có đường băng cho máy bay.

        - Vậy chúng ta phải làm gì để có được tất cả những thứ đó?

        - Chúng ta cần phái cử người lấy gỗ và bắt đầu xây dựng căn cứ chỉ huy.

        Hoá ra chỉ có duy nhất một sĩ quan trong Bộ Tư lệnh Quân đoàn từng tới tận nơi dang diễn ra đụng độ. Zhukov không thể chấp nhận được những kiểu lười biếng đó và yêu cầu Tư lệnh Quân đoàn phải cùng ông ra ngay trận địa dê nghiên cứu tình hình. Nhưng Feklenko nói dang chờ một cú điện thoại khẩn từ Mátxcơva và đê nghị Phó Tư lệnh di với Zhukov.

        Trên đường ra mặt trận, Zhukov đã tìm hiểu được đầy đủ về tình hình của Quân đoàn, về khả năng sẵn sàng chiến đấu, cơ quan tham mưu. các cán bộ chỉ huy và các cán bộ chính trị. Quân đoàn phó M.S. Nikishev đã để lại trong Zhukov một ấn tượng rất tốt; sau này ông đã đánh giá về Nikishev như sau: “Đồng chí ấy hiểu rõ về công việc của mình, về đồng dội và tất cả những ưu khuyết điểm của họ”.

        Zhukov được chính thức giao toàn quyền chỉ huy các chiến dịch ở đây. Một mệnh lệnh từ Mátxcơva gửi tới, cách chức Tư lệnh Quân đoàn Đặc biệt số 57 của Feklenko và chi dịnh Zhukov dám nhiệm chức vụ đó.

        Sau khi đã khảo sát tỉ mỉ địa hình khu vực chiến sự và trao đối tình hình với các sĩ quan chỉ huy và cán bộ chính trị các đơn vị Hồng quân và bộ đội Mông cổ, trong đó có cá các sĩ quan tham mưu, Zhukov đã hiếu rõ được ít nhiều về tình hình thực tế ở đây, quy mô các vụ đụng độ giữa hai bên và khả năng chiến đấu của quân Nhật. Đồng thời, ông cũng nêu ra những thiết sót của bộ đội Liên Xô và Mông cổ. Một trong những sai sót nghiêm trọng nhất là công tác trinh sát toàn diện về quân địch không được thực hiện.

        Từ những quan sát của mình, Zhukov nhận định, chắc chắn quân Nhật không chỉ tranh chấp khu vực biên giới mà chúng còn có tham vọng xâm chiếm Siberia và vì thể chúng sẽ sớm leo thang xung đột ở đây. Cho nên, Zhukov khẳng định, lực lượng Quân đoàn Đặc biệt 57 đang triển khai ở Mông cố sẽ không thể chặn được bước tiến của quân Nhật, nhất là khi chúng tiến hành đồng thời các cuộc xung đột ở cả các vùng khác và từ nhiều hướng khác. Ngay lập tức, Zhukov đề nghị Mátxcơva chi viện; ông đề xuất lên Voroshilov một loạt các vấn đề lớn như: điều thêm các đơn vị không quân, ba sư đoàn bộ binh, một lữ đoàn tăng và bổ sung các đơn vị pháo binh trọng yếu. Ông nói rõ, nếu không thực hiện được những điều đó thì không thể giành thắng lợi.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #31 vào lúc: 10 Tháng Chín, 2019, 10:09:04 am »


        Ngày hôm sau, mọi đề nghị của Zhukov được Bộ Tổng tham mưu ở Mátxcơva thông qua. Hàng trăm máy bay chi viện đã tới Mông Cổ cùng với các phi công giàu kinh nghiệm, trong đó có khoảng 20 người đã trao tặng danh hiệu Anh hùng Liên Xô. Điển hình là Y.V. Smushkevich, Phó Tư lệnh lực lượng Không quân, ông từng tham gia chiến đấu tại Tây Ban Nha chống Phi đội Thần Ưng của Đức trong cuộc Nội chiến Tây Ban Nha. Zhukov đánh giá Smushkevich là một nhà tổ chức tài giỏi, một chuyên gia về máy bay và một phi công ưu tú, “đồng chí ấy là một người khiêm tốn, một người chỉ huy tuyệt vời... được tất cả các phi công yêu quý”. Nhưng điều này cũng chẳng cứu ông thoát khỏi cuộc thanh trừng của Stalin trong quân đội, ông bị bắt và xử bắn vào cuối năm 1939. Sau khi số phi công mới tới, những kết quả khả quan đã đạt được ngay trong một thời gian ngắn. Theo ghi chép của Zhukov, ngày 22 tháng 6 năm 1939, 95 máy bay tiêm kích của Hồng quân đã có một trận không chiến quyết liệt với 120 máy bay Nhật trên bầu trời nước Cộng hòa Nhân dân Mông cổ. Nhiều phi công Anh hùng Xô viết tham gia trận đánh này và đã dạy cho quân Nhật một bài học đích đáng. Ngày hôm sau, không quân Nhật tiếp tục mở một cuộc tấn công quy mô lớn và lại bị đánh bại. Ngày 26 tháng 6, chúng tung những phi công xuất sắc nhất điều từ các đơn vị không quân Nhật đang hoạt động ở Trung Quốc vào trận, nhưng vẫn không thể dành quyền kiểm soát tình hình. Trong vòng bốn ngày, quân Nhật đã mất 64 máy bay.

        Các cuộc không chiến tiếp tục diễn ra thường xuyên, hầu như ngày nào cũng có; cho đến đầu tháng 7, tình hình mới bớt căng thẳng, ác liệt hơn trước. Qua những trận đánh ấy, các phi công Liên Xô đã nâng cao được kỹ năng lái máy bay và đã tôi luyện được ý chí chiến đấu.

        Konstantin Simonov, một nhà báo kiêm tiểu thuyết gia nổi tiếng, đã đến thăm sở chỉ huy của Zhukov trong suốt Chiến dịch Khalkin Gol. Sở chỉ huy được dựng từ những cây gỗ mới hạ và có một màn cửa để tránh muỗi, lối vào là một giao thông hào sâu, được lắp đặt kính ngắm của pháo binh để quan sát chiến trường. Simonov kể lại, khi Zhukov đang nói chuyện với ông, đột nhiên có một sĩ quan tình báo đem đến cho Zhukov một báo cáo. Zhukov đọc và tỏ ra rất thất vọng.

        Nhìn viên sĩ quan, ông nói:

        "Đồng chí nói quân địch có sáu sư đoàn - đó quả là một sự cường điệu đến ba lần. Chúng ta chắc chắn chúng chỉ có hai sư đoàn, còn lại chỉ là tưởng tượng thôi. Sự cường điệu hóa về lực lượng quân địch cũng nguy hiểm như việc ta đánh giá thấp khả năng của chúng vậy”. Trước khi cho người sĩ quan đi, ông nói thêm: “Đồng chí hãy nói với mọi người ngừng tưởng tượng về mọi thứ đi. Nếu như chúng ta không nắm được gì về tình hình của chúng thì cứ báo cáo trung thực là chưa biết được gì và đừng có tưởng tượng ra những sư đoàn không hể tồn tại của quân Nhật.”

        Còn có nhiều câu chuyện thú vị khác về cuộc chiến ở Khalkin Gol, về Zhukov và binh sĩ của ông. Dưới đây là một câu chuyện do chính Zhukov kể lại.

        Zhukov hỏi Simonov có biết thiếu tá lục quân Remizov không. Simonov trả lời không biết. Zhukov nói Remizov là “một người tốt và một chỉ huy giỏi”. Zhukov kế tiếp: “Tôi rất quý đồng chí ấy và thích đến thăm đồng chí ấy. Thỉnh thoảng tôi muốn giải lao một lát để uống trà. Một lần, khi chúng tôi đang tấn công quân Nhật, Remizov dẫn đầu trung đoàn truy kích quân địch quá xa, vượt qua biên giới mà không biết. Ngay lập tức, quân Nhật điều lực lượng chủ lực tới phản kích. Chúng tôi phải điều lữ đoàn thiết giáp đến đó ngay, tiến thẳng về phía trung đoàn của Remizov từ hai cánh và chọc thủng vòng vây của địch... mở đường cho Remizov rút lui. Sau đó, có người đã gửi một bản báo cáo với nội dung không tốt về Remizov về Mátxcơva, để nghị đưa Remizov ra tòa án binh vì đã cố ý vượt qua biên giới. Nhưng tôi không nghĩ phải đưa đồng chí ấy ra tòa án binh. Tôi quý người sĩ quan này, đồng chí ấy có tinh thần tiến công. Liệu có người chỉ huy nào trong suốt một trận đánh lại không biết nên tiên hay lui, chuyển hướng tấn công sang trái hay bên phải và không thể tự quyết định bất cứ việc gì? Chúng ta cần loại người như vậy ư? Chúng ta cần những người biết xung phong. Vì vậy, tôi đã gửi ý kiến phản đối về Mátxcơva và đề xuất biểu dương tinh thần chiến đấu của Remizov. Và đồng chí ấy không những không phải ra tòa án binh, mà còn được khen thưởng. Sau này, Remizov đã được truy tặng danh hiệu Anh hùng Liên Xô1.”

------------------
        1. Zhukov, Nhớ lại và suy ngẫm, 1985; K.Simonov, Khalkin Gol, (Literaturnaya Gazete, ngày 24 tháng 7 năm 1974).
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #32 vào lúc: 10 Tháng Chín, 2019, 10:09:21 am »


        Zhukov thuật lại hoàn cảnh Remizov hy sinh:

        “Remizov là một người quả cảm, anh hùng, nhưng lại hy sinh một cách vô nghĩa khi đang nghe điện thoại. Đài quan sát của đồng chí ấy ở vị trí rất bất lợi, nguy hiểm trên địa hình trống trải. Khi đồng chí ấy đang nghe điện thoại thì một viên đạn bay tới găm trúng vào tai”.

        Một sĩ quan khác cũng hy sinh một cách vô nghĩa mà đáng lẽ có thể tránh được.

        Yakovlev, Lữ đoàn trưởng xe tăng, là một người rất dũng cảm và là một chỉ huy giỏi. Đồng chí ây cũng hy sinh trong một hoàn cảnh rất không đáng có. Một toán khoảng 300 tên lính Nhật đột kích vào khu vực gần khu trung tâm của quân ta. Lực lượng địch không đông nhưng khu trung tâm của ta có thể gặp nguy hiểm, nên tôi ra lệnh cho Yakovlev trực tiếp đến tiêu diệt nhóm quân Nhật này. Anh ấy tập trung lực lượng bộ binh và tổ chức tấn công. Yakovlev đứng trên nóc một chiếc xe tăng để chỉ huy bộ đội. Một tên lính bắn tỉa của Nhật đã nổ súng và giết chết đồng chí ấy ngay tại chỗ. Đó quả thực là một điều rất đáng tiếc, bởi vì Yakovlev là một chỉ huy rất giỏi.”

        Zhukov là một trong những lãnh đạo quân sự thường xuyên bị chỉ trích là không coi trọng tổn thất về sinh mạng bộ đội trong tấn công địch, ở Khalkin Gol, nhiều chiến dịch đang lên kê hoạch nhưng mức thiệt hại nặng cụ thể đã được xác định và được biện minh phải chấp nhận như vậy nêu muốn dành thắng lợi.

        Sau đây là một trường hợp. Cuối tháng 6, các lực lượng chủ lực của quân Nhật như bộ binh, pháo binh lợi dụng đêm tối đã vượt sang bờ Tây sông Khalkin Gol với âm mưu tấn công tiêu diệt các đơn vị Xô viết - Mông cổ đang chiến đấu ở bờ phía Đông. Nhưng quân của Zhukov không có lực lượng dự bị cả bộ binh lẫn pháo binh ở gần đấy để ngăn chặn. Chỉ có một đơn vị xe tăng và một đơn vị cơ giới bọc thép đang ở phía trước là có thể ngăn được đòn tấn công. Nhưng một trận chiến đấu đơn độc của các đơn vị xe tăng và cơ giới bọc thép không có bộ binh yểm trợ là rất nguy hiểm và không tuân thủ học thuyết quân sự lúc bấy giờ.

        Bất chấp tình hình, Zhukov vẫn quyết định điểu hai lữ đoàn tăng và cơ giới cùng một tiểu đoàn cơ giới độc lập đến tiêu diệt quân Nhật. Zhukov nói: “Tôi quyết định tấn công quân Nhật đang đổ bộ bằng lữ đoàn xe tăng, mặc dù tôi biết rằng nếu không có sự yểm trợ của bộ binh, chúng tôi có thể sẽ bị tổn thất nặng, tuy nhiên chúng tôi rất thận trọng”.

        Và đúng là họ đã tổn thất khá nặng. Mặc dù, với khoảng 200 xe tăng và có tinh thần quyết tâm chiến đấu cao, nhưng họ vẫn bị thiệt hại nặng do hỏa lực của pháo binh Nhật. “Nhưng dù sao thì chúng tôi củng đã chuẩn bị tinh thần cho khả năng này”, Zhukov nói, “khoảng một nửa quân số lữ đoàn hy sinh hoặc bị thương và một trăm xe tăng bị phá hủy”. “Chúng tôi đã lường trước được hậu quả. Các đơn vị thiết giáp của Liên Xô và Mông Cố yểm trợ cho bộ đội xe tăng thậm chí còn bị tổn thất nặng hơn. Nhiều chiếc xe tăng bốc cháy trước mắt tôi”. Có chỗ, 24 trong số 36 chiếc xe tăng xuất phát ban đầu đã bị phá hủy. Tuy nhiên, Zhukov cũng được an ủi: “Dù sao chúng tôi cũng đã chặn đứng được bước tiến của sư đoàn Nhật”.

        Một “tình huống khó khăn” khác, theo lời Zhukov, đã xảy ra khi quân Nhật tung những lực lượng tinh nhuệ nhất vào hòng tiêu diệt các đơn vị Xô viết đóng ở bờ Đông sông Khalkin Gol. Phó Ủy viên nhân dân Quốc phòng, Nguyên soái G.I. Kulik, đang có mặt tại sở chỉ huy của Zhukov, đã ra lệnh cho đơn vị pháo binh của Zhukov rút khỏi khu vực bờ Đông sông Khalkin Gol vì lo ngại rằng đơn vị mày có thể bị địch không chế. Zhukov đã thẳng thừng phản đối, vì cho rằng nếu pháo binh rút đi, thì kéo theo mọi thứ đã giành được từ tay địch và cả lực lượng bộ binh cũng phải rút theo. “Tôi không thể bảo đảm cho lực lượng bộ binh mà không có pháo binh. Pháo binh là bộ phận xương sống đế phòng vệ. Tại sao lại lực lượng bộ binh đơn phương độc mã chiến đấu và chịu đế địch tiêu diệt? Nếu rút thì phải rút tất cả các lực lượng.”

        Nói ngắn gọn là, Zhukov từ chối tuân theo mệnh lệnh của Kulik và giải thích lý do việc không tuân thủ lệnh cấp trên cho Mátxcơva - vì sẽ không có lợi nêu rút lực lượng pháo binh khỏi khu vực đã giành được từ tay địch. Ý kiến của ông được chấp thuận, còn Kulik bị gọi trở về Mátxcơva ngay hôm ấy.

        Zhukov nhận định, quân Nhật chỉ có thể triển khai một lần lực lượng lớn xe tăng. Nhận được tin xe tăng Nhật đang tiến ra vùng chiến sự, ông cho bố trí trước pháo binh tại khu vực duy nhất mà xe tăng địch có thế tác chiến được và bọn Nhật đã triển khai các đơn vị xe tăng của chúng theo đúng nhận định đó. Dưới sự chỉ huy của Zhukov, pháo binh Hồng quân đã dội mưa đạn vào quân địch, khoảng 100 xe tăng địch đã bị trúng đạn và bốc cháy, chỉ duy nhất một chiếc thoát được trở về.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #33 vào lúc: 10 Tháng Chín, 2019, 10:09:36 am »


        Trong hồi ký của ông, Zhukov đánh giá cao những phi công ném bom kiểu bổ nhào của quân Nhật (mặc dù chúng thường ném bom ở tọa độ khá cao) và hiệu quả của lực lượng súng phòng không của chúng. Zhukov nói rằng, quân Đức đã thử nghiệm súng phòng không của mình cùng với loại của Nhật trong điều kiện như thật.

        Zhukov bước vào cuộc chiến chống Đức Quốc xã với vị thế của một nhà chỉ huy quân sự đã giành được một chiến thắng mang ý nghĩa quyết định trong một chiến dịch có sự hiệp đồng tác chiến của lực lượng cơ giới và không quân. Simovov cho rằng, trong cuộc trao đổi với Zhukov sau chiến tranh, Nguyên soái rất trân trọng những sự kiện ở Khalkin Gol.

        Zhukov nói, Bộ Chỉ huy quân Nhật tin chắc sẽ giành chiến thắng ở Khalkin Gol nên đã mời các tùy viên quân sự và phóng viên của Đức và Italia đến khu vực này để chứng kiên chiến thắng trong tầm tay.

        Nhưng một nguy cơ mới lại nhanh chóng đến với Zhukov.

        Trước bình minh ngày 3 tháng 7, đại tá I.M. Afonin, Cố vấn cao cấp của quân đội Mông Cổ lên núi Bain - Tsagan đế kiểm tra các trận địa phòng ngự của Sư đoàn kỵ binh số 6 của Mông Cổ. Ông phát hiện quân Nhật đã lợi dụng trời tối vượt qua sông Khalkin Gol và tấn công các đơn vị quân Mông Cổ. Lợi dụng ưu thể về lực lượng và hỏa lực, bọn Nhật đã chiếm giữ được ngọn núi và khu vực kế cận, còn Sư đoàn kỵ binh phải rút lui về hướng Tây Bắc. Rõ ràng, không có gì có thể ngăn chặn quân Nhận sẽ đánh mạnh vào hai bên sườn và sau lưng các lực lượng chủ lực của bộ đội Xô viết và Mông Cổ.

        Zhukov ngay lập tức ra lệnh cho các đơn vị dự bị triển khai đến khu vực núi Bain - Tsagan theo hướng chính diện và tấn công địch. Ông cũng tố chức chuẩn bị một đòn tấn công hiệp đồng giữa các lực lượng gồm một lữ đoàn xe tăng, một trung đoàn cơ giới, một lữ đoàn pháo binh cùng với một tiểu đoàn pháo binh của Xô viết phối hợp với một tiểu đoàn thiết giáp của Mông Cổ. Tất cả các máy bay hiện có cũng nhận được lệnh báo động.

        Yếu tố thực sự vô cùng quan trọng đối với Zhukov là phải cầm chân quân địch bằng hỏa lực của không quân và pháo binh cho đến khi các lực lượng dự bị tới và tổ chức phán công. Đế ngăn không cho quân Nhật vượt sông và đưa lực lượng lên khu vực núi, bom và pháo hạng nặng liên tục dội xuống không ngớt. Lúc này, quân Nhật áp đảo về số lượng, có tối 10.000 quân, trong khi bộ đội Xô viết chỉ có hơn 1.000 người, Lữ đoàn xe tăng số 11 của Zhukov có 150 chiếc và được tăng cường 154 xe bọc thép của Lữ đoàn thiết giáp số 7 và một tiểu đoàn thiết giáp trang bị pháo 45 ly của Mông cổ. Vì vậy, quân át chủ bài của Zhukov chính là đơn vị thiết giáp. Không có thời gian để trì hoãn đòn phản kích nữa, vì bọn Nhật đã nhận thấy sự lợi hại của xe tăng đối phương nên nhanh chóng triển khai các biện pháp phòng thủ và bắt đầu ném bom vào đội hình xe tăng. Các xe tăng của Zhukov không có chỗ ẩn nấp vì địa hình hàng trăm kilômét ở khu vực này đều là hoàn toàn trông trải, thậm chí không có lấy một bụi rậm nhỏ. Đến 3 giờ sáng ngày 5 tháng 7, sức kháng cự của quân Nhật bị bẻ gãy và buộc phải rút lui.

        Một lính Nhật đã ghi lại những sự kiện xảy ra trong ngày 3 tháng 7 như sau: “Hàng chục xe tăng bất ngờ tấn công, khiến hàng ngũ quân ta hỗn loạn kinh khủng... Ngựa hý vang tròi, chạy tán loạn kéo theo những xe kéo pháo, ôtô tản ra mọi hướng. Hai máy bay bị bắn rơi. Tất cả quân lính bị mất tinh thần”.

        Quân Nhật tiếp tục rút lui về bên kia sông, nhưng các phương tiện vượt sông đã bị công binh của chúng phá hủy vì sợ xe tăng Xô viết đột phá sang. Zhukov kể lại: “Những tên sĩ quan Nhật mặc nguyên quân phục cắm đầu nhảy xuống nước và chìm nghỉm trước mắt các chiến sĩ xe tăng”. Kêt thúc trận đánh, hàng nghìn xác chết, hàng đống xác ngựa, vô số các loại súng, đại bác, súng máy và ô tô bị phá hủy, hư hỏng ngốn ngang trên núi Bain - Tsagan; 45 máy bay Nhật, trong đó có 20 máy bay ném bom bố nhào bị bắn rơi.

        Thất bại thảm hại của quân Nhật tại núi Bain - Tsagan và việc phòng ngự ở bờ Đông sông Khalkin thắng lợi đã cổ vũ tinh thần chiến đấu của quân Zhukov cũng như các đơn vị quân đội Mông Cổ. Các sĩ quan và chiến sĩ cùng những người lính nước bạn chúc mừng nhau chiến thắng. Cũng vào thời điểm đó, một cuộc tổng tấn công cũng được chuẩn bị để có thể mở màn trước ngày 20 tháng 8.

        Việc tập trung các lực lượng và mọi hoạt động di chuyến quân được ngụy trang bằng tất cả các âm thanh, tiếng động có thể, đặc biệt là tiếng động cơ máy bay, tiếng pháo, tiếng súng cối và súng máy. Để giấu tiếng động cơ xe tăng đang vào trận địa, trong đó có cả loại xe tăng đang thử nghiệm và sau này trở nên nối tiếng - T-34, Zhukov ra lệnh tháo các bộ phận giảm thanh và ống xả của xe kéo. Việc chuyên quân vào ban đêm được nguy trang bằng tiếng bom nố ầm ầm do không quân đánh vào hậu quân Nhật - đây là một bài học hữu ích trong việc nghi binh lừa địch trong tổ chức chiến đấu.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #34 vào lúc: 11 Tháng Chín, 2019, 10:07:13 pm »


        Các sĩ quan tiến hành công tác trinh sát mặc quân phục của chiến sĩ. Zhukov cho rằng, chiến thuật nghi binh mang tính sống còn. “Chúng tôi biết quân Nhật thu được những cuộc đàm thoại và giải mã được những bức điện của chúng tôi”.

        Công tác tình báo rất khó tiến hành vì theo như Zhukov nói: không có dân cư sống ở khu vực này và cũng không có hàng binh Nhật. Tuy nhiên, máy bay Liên Xô đã cung cấp những bức ảnh có giá trị về hệ thống phòng thủ của địch. Nhưng do quân Nhật cũng sử dụng các biện pháp nghi binh, trong đó chúng dựng cả các mô hình, nên các chiến sĩ của Zhukov phải rất cẩn trọng khi đưa ra kết luận cuối cùng và phải kiểm tra đi kiêm tra lại để khẳng định đâu là thật, đâu là mô hình giả của địch.

        Trong tình hình đó, Zhukov có bất đồng ý kiến sâu sắc với một chỉ huy quân sự cấp cao là G.M. Shtern, nguyên cố vấn của Chính phủ Cộng hòa trong Nội chiến Tây Ban Nha, hiện giữ chức Tư lệnh Phương diện quân Liên Baikal nhưng được điều động tới Khalkin Gol. Tuy nhiên, vai trò của ông ta đường như rất mờ nhạt, có lẽ là ông ta đóng vai trò là một nhà ngoại giao hợp hơn là một nhà quân sự.

        Trong ngày thứ ba của cuộc tổng tiến công tháng 8 tại Khalkin Gol, khi các hoạt động quân sự đã giám xuống, Zhukov có cuộc trao đổi với G.M. Shtern. Dường như vai trò của ông ta là phụ trách các công việc hậu phương cho Zhukov và hỗ trợ cho các lực lượng dưới quyền. Về mặt quân sự, nếu các chiến dịch chuyển sang các khu vực khác, hay phát triển thành cuộc chiến tranh, thì cụm tập đoàn quân của Zhukov sẽ trở thành một bộ phận trực tiếp trong biên chế Phương diện quân này (do Shtern đứng đầu). Cho tới khi xảy ra khả năng đó, hai vị chỉ huy vẫn có quyền hạn độc lập và trực tiếp báo cáo mọi tình hình với Mátxcơva. Zhukov kể: Shtern đến chỗ tôi và nói theo, đồng chí ấy không nên làm mọi việc quá sức. Nghĩa là, chúng tôi nên ngừng chiến để củng cố lực lượng trong 2 - 3 ngày để chuẩn bị cho các đợt tấn công tiếp theo và chỉ sau khi tạm nghỉ, chúng tôi mới nên tiếp tục bao vây quân Nhật. Shtern viện lý do rằng, các trận đánh đã giảm và chúng tôi đã bị tổn thất nhiều, nhất là ở hướng Bắc.

        Tôi đáp lại, chiến tranh luôn là chiến tranh và tổn thất là điều không thể tránh khỏi, rằng những tổn thất đó có thể còn nặng nề hơn nữa khi chúng ta phải đương đầu với một kẻ thù dáng gờm và hung hăng như quân Nhật. Nếu ta trì hoãn ban đầu 2 hay 3 ngày chi vì những tồn thất và những phức tạp đó thì một trong hai khả năng sau sẽ xảy ra: hoặc là chúng ta sẽ không thực hiện được trọn vẹn kê hoạch ban đầu hoặc là sẽ phải lùi kế hoạch  lại lâu hơn quá nhiều và do sự thiếu quyết đoán chúng ta sẽ phải gánh chịu tổn thất gấp mười lần. Nếu cứ theo lời khuyên của Shtern, chúng tôi đã làm tăng mức thiệt hại lên mười lần.

        Sau đó, Zhukov hỏi Shtern là ông ta đang ra lệnh hay đưa ra lời khuyên. Nếu đó là một mệnh lệnh thì ông muốn có bằng văn bản, nhưng ông phải cảnh báo Shtern là sẽ phản đối mệnh lệnh đó về Mátxcơva, vì ông không nhất trí với nó. Shtern đáp lại, không phải ông ta dang ra lệnh mà đó là một lời khuyên và sẽ không viết bằng văn bản.

        “Nếu đúng như thế thì tôi cũng không nhất trí với dề nghị của đồng chí. Tôi chịu trách nhiệm trước bộ dội vả tôi là chỉ huy ở đây. Công việc của đồng chí là cung cấp đủ hậu cần và giữ vững hậu quân cho tôi. Vì thế, đề nghị đồng chí không can thiệp vào các vấn đề khác nằm ngoài phạm vi nhiệm vụ của đồng chí”, Zhukov nói.

        Zhukov thừa nhận, đó là một cuộc đối thoại “gay gắt, không kiềm chế và không mấy dễ chịu”. Shtern bỏ di. Khoảng 2 hay 3 tiếng đồng hồ sau, ông ta quay lại sau khi rõ ràng là đã tham khảo ý kiến của ai đó và nói với Zhukov: “Được rồi. Tôi cho rằng ý kiến của đồng chí là đúng. Tôi rút lại đề nghị của mình.”

        Ngày 20 tháng 8 năm 1939. các lực lượng của Zhukov bắt đầu cuộc tống tấn công nhằm bao vây và tiêu diệt quân địch. Quân Nhật đã chiến dấu đến người lính cuối cùng. Cuối cùng thì cũng có một số người lính bắt dầu “thấy rõ bản chất những lời tuyên truyền chính thức về khả năng bất bại của Quân đội Thiên Hoàng là như thế nào khi chúng đang phải chịu những tổn thất, thương vong nặng nề mà không giành được một thắng lợi nhỏ nào trong suốt bốn tháng”.

        Zhukov liên hệ tới trường hợp một tên lính Nhật, mà ông gọi là “một người lính đích thực”. Tên lính nay đã phải chịu bị muỗi đốt một cách thảm hại vì không có màn. Viên chỉ huy đại đội  đã ra lệnh cho hắn phái ngồi im và không được rời khỏi vị trí để không bị phát hiện. Đến đêm, hắn bị đàn muỗi tấn công nhưng vẫn không hề di chuyển, cắn răng chịu để muỗi đốt cho tới sáng.

        “Khi những người lính Nga hô lên tiếng gì đó và chĩa súng vào”, tên tù binh nói, “tôi liền giơ tay lên vì tôi không thể chịu cảnh khổ cực này thêm nữa.”

        Zhukov đã hạ lệnh mang một ly vodka đến cho tên lính vì rất cần phải thu được những thông tin tình báo quan trọng ở đúng khu vực mà tên lính đó bị bắt. “Tôi thực sự ngạc nhiên khi thấy hắn nhìn vào chiếc ly và đề nghị một người lính của tôi uống một ngụm trước vì hắn sợ bị đầu độc. Hắn nói hắn là con trai độc nhất và vì thế sẽ là người duy nhất được thừa hưởng gia tài của bố hắn”. Zhukov bảo người phiên dịch nói với hắn rằng, theo những quy định quân sự mà bọn chí huy Nhật nói với binh lính thì khi bị bắt chúng sẽ chết với tiếng hô "Baizan”1. Tên lính cười gượng gạo và nói: “Cha tôi dặn tôi phải sống mà trở về, không được chết.”

----------------------
        1. “Xung phong” - ND
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #35 vào lúc: 11 Tháng Chín, 2019, 10:07:50 pm »


        Nhận xét chung về các sư đoàn Nhật, Zhukov nói họ chiến đấu  rất ngoan cường. “Tôi phải thừa nhận rằng lực lượng bộ binh Nhật rất vững vàng.”

        Ngày 31 tháng 8, những ổ kháng cự cuối cùng của quân Nhật đã bị tiêu diệt hoàn toàn. Các quan chức cấp cao của Mông Cổ, trong đó có Nguyên soái Khorlogin Choibalsan, đã tới tận nơi đặt sỏ chỉ huy để chúc mừng những người làm nên chiến thắng.

        Zhukov đặc biệt ca ngợi gương một phi công Liên Xô đã cứu sống chỉ huy của mình bị rớt máy bay ngay trên vùng địch kiểm soát. Anh đã dũng cảm hạ cánh chiếc máy bay chỉ có một chỗ ngồi của mình xuống bãi đất mấp mô, lồi lõm, ấn người chỉ huy vào buồng lái và cất cánh ngay trên vùng đất địch. Zhukov nói, người phi công ấy đã chiến đấu theo đúng khẩu hiệu của Suvorov: “Phải cứu được đồng đội mình cho dù có phải hy sinh cả tính mạng”.

        Một tấm gương đáng biêu dương khác trong một cuộc giao chiến với quân Nhật ở Mông cổ là một phi công Liên Xô đã lao máy bay của mình vào máy bay tiêm kích của quân Nhật và đã tiêu diệt được chiếc máy bay đó. Mặc dù một mảnh vỡ máy bay của địch đã văng vào cánh máy bay của anh nhưng anh vẫn đưa được máy bay quay trở lại sân bay an toàn.

        Ghi nhận tinh thần dũng cảm chiến đấu hết mình của bộ đội trong cuộc chiến đấu tiêu diệt quân Nhật ở Khalkin Gol, điện Kremlin đã trao tặng Huân chương hạng nhất và danh hiệu Anh hùng Liên Xô cho 70 chiến sĩ.

        Ngày 24 tháng 8, quân Nhật ở Mông cổ bị bao vây. Trong vòng 3 ngày, liên quân Xô viết - Mông cổ đã đánh bại các đợt tấn công ác liệt của địch và cuối cùng buộc quân Nhật phải rút lui với những tổn thất rất nặng nề. Đến hết tháng 8, mọi cuộc xung đột lớn chấm dứt. Ngày 15 tháng 9 năm 1939, Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết, Mông Cô và Nhật Bản ký Hiệp định ngừng chiến.

        Con số thương vong của phía Liên Xô trong cuộc chiến ở Khalkin Gol là rất cao nhưng của phía Nhật còn lớn hơn nhiều. Từ tháng 5 đến tháng 9, quân Nhật tham chiến ở Mông Cô bị tiêu diệt, bị thương, mất tích và bị bắt làm tù binh là 61.000 tên; gần 10.000 chiến sĩ Hồng quân hy sinh, chết vì vết thương hoặc bệnh tật và được ghi nhận là mất tích, khoảng 16.000 người bị thương. Quân Nhật mất 660 máy bay trong khi Liên Xô mất 249 chiếc.

        “Kiến trúc sư trưởng” của chiến thắng Khalkin Gol, Georgi Zhukov, được tặng thương Huân chương hạng nhất và danh hiệu Anh hùng Liên Xô (sau đó, ông còn được trao tặng danh hiệu Anh hùng nước Cộng hòa Nhân dân Mông cổ). Hơn 17.000 chiến sĩ Liên Xô và 99 chiến sĩ Mông Cổ được thưởng các huân huy chương Xô viết. 3 phi công Y.V. Smushkevich, S.I. Gritsevets và G.p. Kravchenko trở thành những người đầu tiên được hai lần trao tặng danh hiệu Anh hùng Liên Xô.

        Gần một năm sau, Hiệp định ngừng bắn được ký kết, tờ Times xuất bản tháng 7 năm 1940 đăng một bài báo tựa để Cuộc chiến tranh nhỏ viết rằng: Cuối tháng 9, Phương diện quân Viễn Đông của Hồng quân đã đánh tan lực lượng thiện chiến nhất của Nhật. Bộ Chiến tranh của Nhật thừa nhận con số thương vong là 18.000 người. Nhưng mới đây, qua một tài liệu tập hợp lời kể của những cựu sĩ quan Nhật ở Tokyo được tiết lộ cho thấy quân Nhật đã bị đè bẹp bởi bão lửa đạn pháo xe tăng Hồng quân đội  xuống đội hình trong khi tầm bắn của các xe tăng của Nhật còn kém tới 30 dặm nữa. Sự tàn phá và hủy diệt là không thể mô tả được.

        Hàng trăm xác lính bộ binh Nhật phơi trên chiến trường bị cháy rụi không thể nhận dạng được. Quân Nhật đã sử dụng đội quân tinh nhuệ nhất của mình - Đội quân Quan Đông. Tập đoàn quân này được cơ giới hóa tốt, được trang bị những xe tăng hiện đại nhất của Nhật cũng như có lực lượng không quân mạnh. Theo Cục Thông tin thuộc Bộ Chiến tranh Nhật ở Tokyo, lực lượng không quân Nhật nhanh chóng chiếm được lợi thể trước những chiếc máy bay của Phương diện quân Viễn Đông, nhưng sau khi 700 xe tăng cùng 50.000 bộ binh Hồng quân được triển khai thì họ mất lợi thế trên chiến trường. Quân Nhật đã phát hiện thấy sức mạnh khủng khiếp của những xe tăng kiểu mới này và nhận thấy vùng đồng bằng Mãn Châu bằng phẳng là địa hình rất thuận lợi đế phát huy tối đa sức mạnh của chúng. Đây là nhân tố quyết định khiến quân Nhật phải chấp nhận đình chiến.

        Trong khi đó, cả thế giới đã ngạc nhiên và hầu như không tin vào những thông cáo mà quân đội Nhật đưa ra. Cảm nhận chung là, những thông háo như vậy của Tokyo về “Cuộc chiến tranh nhỏ” ở Mông Cổ là những luận điệu tuyên truyền nhưng thiếu tính thuyết phục cần thiết, vì theo đó, Hồng quân đã bị thiệt hại vô cùng lớn trong các trận không chiến (chang hạn, trong hai tháng giao tranh, khoảng 550 máy bay chiến đấu của Liên Xô và Mông cổ đã bị phá hủy), trong khi quân Nhật hóa ra lại hầu như không bị tổn thất gì. Sau này, được biết, Trưởng phòng Báo chí của Đội quân Quan Đông đã bị cách chức vì đưa ra những thông tin sai lệch và những thông báo có tính phóng đại về chiến thắng ngoài sức tưởng tượng của không quân Nhật.

        Theo Hiệp định ngừng bắn, đường biên giới Mông Cô -  Mãn Châu vẫn được giữ nguyên như trước, tức là theo bờ phía Đông sông Khalkin Gol.

        Chiến thắng của Zhukov ở Mông cổ đã khẳng định ảnh hưởng về chính trị và chiến lược vượt ra ngoài phạm vi khu vực thung lũng sông Khalkin Gol xa xôi ở Mông cổ. Bằng việc tập trung hỏa lực khống chế chiến thuật và sự chỉ huy tập trung chặt chẽ với sự linh hoạt tối đa, Zhukov đã tấn công quân Nhật với lực lượng áp đảo gấp bốn lần quân địch. Và sau này ông không bao giờ xa rời kế dùng binh đã giúp ông giải nguy được tình huống “ngàn cân treo sợi tóc” này.

        Cuộc phản công dữ dội của Hồng quân và bộ đội Mông cổ đã khiên cho các chỉ huy cao nhất của quân đội Nhật, một đội quân chưa từng nếm mùi thất bại, phải xem xét lại quan diêm về sức mạnh và khá năng sẵn sàng chiến đấu của Hồng quân, nhất là tinh thần của bộ đội Liên Xô.

        Một điểm còn nghi ngờ là, quân Nhật gây ra sự kiện Khai kin Gol gần biên giói Liên Xô chỉ một tuần sau khi Chính phủ Chamberlain tuyên bố trước Hạ viện ngày 06 tháng 5 rằng, Anh và Pháp đã trao đổi quan điểm với nhau sau khi nhận được đề nghị của Liên Xô về việc đảm bảo an ninh lẫn nhau.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #36 vào lúc: 11 Tháng Chín, 2019, 10:12:00 pm »

     
CHƯƠNG 6

HITLER GÂY CHIẾN

        Ngày 3 tháng 9 năm 1939 - ngày Hitler tấn công Ba Lan đã trở thành ngày chủ nhật của Chúa, mở đầu cho một cuộc chiến tranh thế giới!
WILLAM L. SHIRER, Nhật ký Berlin, 1941        

        Nước Nga sẽ sụp đổ giống như một bộ bài.
Tiến sĩ JOSEF GOEBBELS, Những cuốn nhật ký, 1942 - 1943      

        Tôi nói với Stalin rằng, cần khoảng 40 phút để xác định các phương hướng của chúng ta.
G.K. ZHUKOV trong chiến tranh, ngày 26 tháng 6 năm 1941      

        Ngày 31 tháng 8 năm 1939, một buổi tối mùa hè ấm áp ở thị trấn biên giới Gleiwitz của nước Đức, bọn phát xít xúc tiến âm mưu thực hiện cuộc tấn công khiêu khích. Một toán điệp viên của Hitler mặc quân phục lính Ba Lan bất ngờ tập kích đài phát thanh của thị trấn. Một số báo cáo khác nhau cho biết, thành viên của nhóm người này là những tên tội phạm được tuyển mộ trong một nhà tù ở địa phương để làm công việc bẩn thỉu trên. Tiếp đó, một tên lính "Ba Lan” bật micro, tuyên bố ngắn gọn rằng đã đến lúc tiên hành một cuộc chiến tranh với nước Đức rồi hô vang những khấu hiện chống Đức. Trong khi hắn ta phát biểu trên radio, những tên còn lại trong nhóm giả vờ thực hiện một cuộc đọ súng với toán lính biên phòng Đức, những tiếng nổ sẽ dược thu vào micro. Không rõ liệu những tên tội phạm hay “những binh lính Ba Lan” đó có sống sót sau vụ việc này không. Một số người kể, họ đã nghe thấy những tiếng súng và một số xác chết.

        Lời tuyên bố chỉ kéo dài trong 7 phút nhưng đã thể hiện được ý đồ. Cơ quan mật vụ Đức đã tiến hành nhiệm vụ tuyên truyền để tạo cớ cho Hitler tiến hành chiến dịch tấn công chớp nhoáng vào Ba Lan. Hai năm sau, tấn công đất nước Xô viết nhằm chiếm lấy “không gian sinh tồn” ở phía Đông, Hitler đã biện minh cho hành động của y bằng cách nói rằng, Stalin đang chuẩn bị tấn công hắn. Vì vậy, đó là “một cuộc chiến ngăn chặn”").

        Hải quân Đức nổ súng mở màn cuộc chiến tranh trên đất nước Ba Lan vào sáng hôm sau sự kiện ở biên giới.

        Vào 4 giờ 40 phút sáng ngày 1 tháng 9 năm 1939. tàu chiến Schleswig-Holstein của Đức, mới trước đó 7 ngày đã thực hiện một “chuyến thăm hữu nghị” tới thành phố tự do Danzig (Gdansk), bất ngờ liên tiếp nã đạn vào pháo đài Westerplatte của Ba Lan bên bờ biển trong khi các xe lội nước từ trên tàu đổ bộ 4.000 quân lên bờ. Cùng lúc, các cánh quân của Đức ồ ạt tiến vào Ba Lan trên toàn tuyến biên giới. 2.000 máy bay đã thả hàng nghìn tấn bom xuống hàng trăm thị trấn, làng mạc vẫn còn chìm trong giấc ngủ của đất nước yên bình này. Trên những con đường giao thông chính chật cứng dòng người vô tội chạy loạn, không quân Đức có một ngày đáng nhớ. (Một báo cáo cho biết, trước buổi trưa khoáng một giờ tại những thị trấn trên đã có những nhóm hướng đạo sinh trang bị súng máy đứng trên bậc thềm các nhà thờ).

        Chiến tranh thế giới lần thứ hai bắt đầu.

        Zhukov đã có những bình luận chính trị về tình hình Ba Lan trong hồi ký thời chiến tranh. Ông đã tổng kết thời kỳ dẫn tới sự bùng nố Chiến tranh thế giới lần thứ hai này là “sự mau lẹ từ phía Hitler và sự thụ động của Anh và Pháp”, vì sau khi Đức tấn công Ba Lan ngày 1 tháng 9 năm 1939, các đồng minh của Ba Lan là Anh và Pháp mới chỉ làm mỗi một việc tuyên chiến với Đức chứ thực tế họ chưa hề “nhúc nhích một ngón tay nào”.

        Ba Lan nhanh chóng bị đánh bại. Nhưng chí có một vài động thái phản đối ở phương Tây. Không đầy hai tuần trước khi cuộc xâm lược Ba Lan của Đức, ngày 23 tháng 8 năm 1939, Liên Xô và Đức đã ký Hiệp ước không xâm phạm lẫn nhau. Giữa tháng 9, Stalin đã đưa quân vào nửa lãnh thố phía Đông của Ba Lan nhằm ngăn chặn quân Hitler tiến sát vào biên giới phía Tây của Liên Xô. (Trong cuốn sách Đây chính là Liên Xô xuất bản ở Luân Đôn năm 1943 của mình, trung úy không quân Anh Hubert Griffith đã đưa ra một quan điểm rất thú vị rằng, nếu quân Đức gần thủ dô nước Nga hơn vài trăm dặm nữa và có mọi cơ may thì Mátxcơva đã bị sụp đổ, và không chỉ có Mátxcơva).

------------------
       1. Tại tòa án quàn sự quốc tế Nuremberg năm 1946, Hans Fritzsche, Cục trưởng Báo chí nội địa, Bộ Tuyên truyền của Goebbels khai, người Đức không có lý do gì để cáo buộc Mátxcơva đang chuẩn bị một cuộc tấn công vũ trang. Giáo sư sử học Đức Gerhard Ritter cũng đã viết như sau: "Đã đến lúc phải từ bỏ câu chuyện '"huyền thoại" của Đức Quốc xã rằng cuộc chiến tranh chống đất nước xỏ viết là cuộc chiến mang tính ngăn chặn, đó là một hành động phòng vệ nhằm chống lại một cuộc tấn công có chủ ý... Đó không phái là một cuộc chiến tranh nhằm bảo vệ châu Âu mà nói đúng hơn là nhằm giành quyền thống trị trên toàn lục địa này" (Stuttgarter Zcitung).
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #37 vào lúc: 11 Tháng Chín, 2019, 10:13:52 pm »


        Quyết tâm nhanh chóng thôn tính Ba Lan của Hitler càng trở nên rõ rằng hơn đối với mọi người sau một vài tháng. Ví dụ, sau khi có buổi nói chuyện với Hitler và Bộ trưởng Ngoại giao Đức Ribbentrop vào giữa tháng 8, Bộ trưởng Ngoại giao Italia Count Ciano đã viết trong nhật ký: “Quyết định tấn công là không thể thay đổi... Chẳng có điểu gì có thể ngăn chặn được quyết định này. Hitler đã quyết định tấn công và ông ta sẽ tấn công”. D.F. Fleming cũng cho rằng, quyết định tấn công Ba Lan đã được ấn định trước khi Đức ký Hiệp ước không xâm phạm lẫn nhau với Liên Xô và theo một số tài liệu của Toà án Quân sự quốc tê ở Nuremberg thì kế hoạch cụ thể về việc gây chiến với Ba Lan của Hitler -  Chiến dịch Trắng - là một phần trong Chính sách quân sự của Đức tháng 4 năm 1939.

        Không để phí phạm bất cứ giây phút nào, Hitler đã bắt đầu thực hiện âm mưu thôn tính châu Âu, xây dựng một chế độ khủng bố và bạo lực tại các nước chiếm đóng, đồng thời tuyên bố “quyền” được diệt chủng mọi dân tộc khác. Tư tưởng thù hận dân tộc đặc biệt nhằm vào người Slav, không thừa nhận người Do Thái, cuộc săn lùng “Không gian sinh tồn” của người Đức ở phía Đông vẫn tiếp tục. Đây là một trong những học thuyết cũ nát nhất của Hitler.

        Một bằng chứng tiết lộ về kế hoạch thôn tính của Hitler cũng như những học thuyết chủng tộc vô lý của hắn được tìm thấy trong chính “thánh kinh” điên cuồng có nhan đề Mein Kampf. Một sự thật hầu như không được biết đến là, Hitler đã cắt bớt một số phần còn kinh khủng hơn nhiều trong học thuyết Quốc xã của hắn ngay trước thời điểm có Hiệp ước Munich năm 1938. (Thỏa hiệp này do Đức, Ý, Pháp và Anh ký kết, cho phép Hitler, theo cách nói của nhà sử học Mỹ Herbert Feis, chia cắt Tiệp Khắc, bỏ mặc Ba Lan và Liên Xô cho Đức đánh chiếm). Trước khi chiến tranh nổ ra, các chính trị gia đã đọc cuốn Mein Kampf qua bản dịch tiếng Anh và tiếng Pháp đều không biết mình đang đọc một trong những cuốn sách đã được xuất bản có chọn lọc của Hitler, trong đó đã cắt bỏ một số phần nhằm làm tiêu tan mọi nghi ngờ của chính phủ Anh và Pháp. Đầu những năm 1930, các luật sư của Hitler đã đệ đơn kiện một nhà xuất bản của Pháp đã cố gắng vô ích nhằm đưa ra  một bản dịch nguyên bản cuốn sách này1.

        Ngày 21 tháng 6 năm 1941. một ngày trước khi tấn công Liên Xô, Hitler gửi một thông điệp cho Mussolini nói rằng, từ trước tới nay hắn luôn sống trong nỗi lo sợ rằng Stalin sẽ tấn công trước và làm hỏng kế hoạch tiến hành một cuộc oanh tạc quy mô lớn bằng không quân vào nước Anh của hắn; bây giờ là lúc hắn bắt đầu “cuộc chiến ở phía Đông” và chắc chắn sẽ giành “thắng lợi lớn”. Hitler nói: “Duce, tôi đã chờ cho tới giờ phút này để báo cho ngài biết thông tin này bởi vì quyết định cuối cùng sẽ chỉ được đưa ra sau 7 giờ tối nay”. Hitler không hề nghi ngờ khi hy vọng rất nhiều người ở các nền dân chủ Phương Tây vốn lo sợ trước mối để dọa từ những người Cộng sản Bônsêvích hơn là hiểm họa phát xít giờ đây cảm thấy có một chỗ dựa tinh thẩn là Đảng Quốc xã.

        Những bước chuẩn bị của phát xít Đức cho cuộc tấn công ồ ạt chớp nhoáng sắp diễn ra ở phía Đông, được biết với tên gọi “Kế hoạch Barbarossa”, liên quan đến rất nhiều lĩnh vực -  quân sự, kinh tế, chính trị và tư tưởng - nhằm đánh bại và xóa sổ Liên bang Xô viết và “thanh toán” một phần lớn dân số Nga. Tại Anh, nước sau đó sớm trở thành một đồng minh của Liên Xô, Winston Churchill đã cảnh báo về tình hình nguy ngập của đất nước: “Chúng ta không còn được an toàn trên quốc đảo của mình nữa”.

------------------
        1. Theo các kế hoạch của Hitler, Anh và Pháp, hai quốc gia thường được ca ngợi là có những đóng góp vô cùng to lớn đối với nền văn minh của thế giới phải bị tiêu diệt. Liệu nước Đức có giành chiến thắng trong cuộc chiến này không và tương lai của Anh nằm trong lời tiên đoán của Walter Dare, một chuyên gia dân tộc học của phát xít Đức: “Ngay khi đánh bại nước Anh, chúng ta sẽ phải tiêu diệt người Anh và sau đó là tất cả những thứ khác. Những đàn ông tráng kiệu, khỏe manh sẽ được đưa vế Đức. Những người già yêu sẽ bị giết sạch”. Đối với nước Pháp, Hitler tuyên bố, đó là “đất nước của dân da đen" nên cần phải bị tiêu diệt và Pháp là một “quốc gia thoái hóa, suy đồi, dâm dục” nên không thể Đức hóa được. Tuy nhiên, những kế hoạch tận thế này của Đức đối với Pháp và Anh là để ngụy trang cho một chiến dịch dự định thành công ở Liên Xô.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #38 vào lúc: 11 Tháng Chín, 2019, 10:14:11 pm »


        Cho tối ngày 22 tháng 6 năm 1941, mặc dù cũng lo lắng như nhiều đồng đội về những kẻ thù tiềm tàng của Mátxcơva, nhưng Zhukov hầu như không phát biểu gì, tỏ ra ngần ngại khi tham gia vào các cuộc tranh luận ở cấp cao nhất về các công tác chuẩn bị cho chiến tranh của đất nước. Nhưng khi quân Hitler xuất hiện, Zhukov đã lên tiếng (sau này ông thừa nhận đã có sự lúng túng trong một gian ngắn trong ban lãnh đạo của Stalin) và kinh nghiệm từng trải của ông đã được thể hiện khi ông được giao gánh vác vai trò “người dàn xếp”. Và ông cũng sẵn sàng và quyết tâm khi thấy cần thiết phải tranh luận với Stalin. Mặc dù có những sai lầm, nhưng Stalin cũng đã nhanh chóng nhận ra khả năng thích ứng của Zhukov trong việc giải quyết các vấn để khó khăn, các tình huống gay cấn trên chiến trường.

        Mặc dù Kremlin tính toán sai thời điểm quân Đức xâm lược và chậm trễ trong việc triển khai những bước đi cần thiết đế báo động cho quân đội ở tiền tuyên, nhưng Bộ Tổng Tham mưu Xô viết đã không đánh giá thấp sức mạnh quân sự của Đức. Trước khi phát xít Đức tấn công, bản thân Zhukov đã nhận thức được khả năng thực tế là quân Đức đang rất mạnh nên Hồng quân sẽ không thế giữ được các khu vực biên giới trong trường hợp chúng tấn công. Trong suốt nửa sau thập niên 1930, Đức được xác định là kẻ thù tiềm tàng chủ yếu của Liên Xô và giới chuyên gia quân sự nước ngoài đã nhiều năm liền lưu ý việc Hồng quân đang ra sức củng cố, nâng cao sức chiến đấu. Trong bài diễn văn trước các học viên quân sự tháng 5 năm 1941, một tháng trước khi phát xít Đức xâm lược, Stalin thừa nhận nước Đức “có quân đội mạnh nhất cả về phương diện trang bị vũ khí lẫn tổ chức”. Nhưng ông cũng nói thêm: “Người Đức đang phạm sai lầm nếu họ nghĩ rằng quân đội của họ là một đội quân lý tưởng, không thề chiến bại”.

        Tại thời điểm tấn công xâm lược Liên Xô, sức mạnh quân sự của Đệ tam Đế chế Đức dựa trên nền kinh tế chiến tranh hùng mạnh đã được xây dựng trong những năm 1930. Trong suốt chiến tranh, tiềm năng kinh tế chiến lược của Đức tăng đột biến do nguồn nhân lực, nguồn nguyên liệu thô và cơ sơ hạ tầng công nghiệp của gần như toàn bộ châu Âu đều nằm trong tầm kiểm soát của Đức. Vũ khí đạn được, trang thiết bị kỹ thuật của quân đội Quốc xã được cung cấp từ các công xưởng ở Áo, Bỉ, Pháp và Tiệp Khắc, trong khi các quốc gia trung lập như Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Thổ Nhĩ Kỳ và Thuỵ Điển chuyến cho Đức những nguyên nhiên liệu thô chiến lược như thiếc, vônfram, niken, crôm và quặng sắt. Khi xâm lược Liên Xô, sản lượng kim loại, năng lượng điện và than đá của Đức và các nước bị chiếm đóng ít nhất là gấp hai lần sản lượng của Liên bang Xô viết. Sự chênh lệch này càng trở nên sâu sắc hơn khi quân Hitler chiếm được ngày càng nhiều các vùng công nghiệp phía Tây của Liên Xô.

        Vì cho rằng Đức chiếm ưu thế trong thời gian đầu chiến tranh nên hầu hết các chuyên gia Mỹ và Anh đều nhất trí rằng, người Đức sẽ nhanh chóng cắt gọn toàn bộ nước Nga giống như một con dao sắc cắt một miếng bơ và chiến tranh sẽ kết thúc trong vòng vài tháng chứ không muốn nói là chỉ vài tuần. Nhiều báo chí phương Tây đã ví nước Nga Xô viết là một gã khổng lồ đứng trên đôi chân đất sét.

        Khi các đạo quân của Hitler đã trong tư thế sẵn sàng khai hỏa thì Georgi Zhukov đang đảm nhiệm các công việc tại Bộ Tổng tham mưu ở Mátxcơva. Tất cả các sĩ quan của Bộ Tổng tham mưu Xô viết và Hội đồng Quốc phòng (Bộ quốc phòng Liên Xô), cũng giống như Zhukov, vẫn giữ nguyên nhiệm vụ theo cương vị như trước đây. Lý do là, trước ngày hôm đó, trung tướng Maxim Purkayev đã diện thoại cho Zhukov và cảnh báo với ông rằng, một thượng sĩ Đức đã chạy sang thông báo cho các chiến sĩ biên phòng Liên Xô rằng, quân Đức đang di chuyển tối các khu vực sát biên giới và cuộc tấn công sẽ bắt đầu vào sáng ngày 22 tháng 6. Khi đó, Zhukov với cương vị là Tổng Tham mưu trưởng còn Purkayev là Tham mưu trưởng Quân khu Kiev, Quân khu này có trách nhiệm vô cùng nặng nề là bảo vệ một vùng biên giới rộng lớn trong trường hợp Đức tấn công.

        Mátxcơva nhận được hàng chục lời cảnh báo khác về một cuộc xâm lược sắp xảy ra, trong đó có cả những cảnh báo của một số đồng minh tương lai của Liên Xô. Churchill, người không hề giấu giếm thái độ chống chủ nghĩa Cộng sản và đã không ngừng có các hành động chống Nhà nước Xô viết suốt hai thập kỷ qua, ngày 3 tháng 4 năm 1941 đã cảnh báo Stalin về nguy cơ đang treo lơ lửng trên đầu Liên Xô. Trong hồi ký của mình, Zhukov cho biết, Stalin đã nhận thông điệp của Churchill với một nỗi hoài nghi. Trước đó, Stalin, vốn nổi tiếng về tính đa nghi, đã nói với Zhukov: “một người vừa gửi cho chúng ta một thông tin rất quan trọng về những toan tính của Chính phủ Hitler, nhưng chúng ta vẫn có nghi hoặc”. Theo Zhukov, Stalin đang để cập đến một nhân viên tình báo của ông là Tiến sĩ Richard Sorge, lúc đó đang là nhân viên của Đại sứ quân Đức tại Nhật Bản, nhưng bản thân ông không hề biết gì về điệp viên này cho đến tận khi chiến tranh kết thúc.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #39 vào lúc: 11 Tháng Chín, 2019, 10:14:42 pm »


        Một tháng trước khi Đức xâm lược, Sorge đã gửi thông điệp tới Mátxcơva, hầu hết là những dữ liệu chính xác, cụ thế về sự tập trung các lực lượng của Đức Quốc xã ở biên giới phía Tây Liên Xô. Trong thời khắc cực kỳ nguy hiểm đến tính mạng của mình, một tuần trước khi chiến tranh nổ ra (ngày 15 tháng 6), Sorge đã gửi một bức điện ngắn nhưng rất chính xác về Mátxcơva: “Chiến tranh sẽ nổ ra vào ngày 22 tháng 6”. Ngay sau khi đánh lên không trung bức điện trên, Sorge và các thành viên trong lưới tình báo của ông đã bị cảnh sát Nhật bắt giữ. Sorge bị xử tử hình về tội gián điệp vào năm 1944.

        Trong một nỗ lực đánh lạc hướng Liên Xô trước khi tấn công xâm lược, Bộ Tuyên truyền của Goebbles đã tổ chức một chiến dịch tuyên truyền xuyên tạc trên diện rộng. Nhà sử học quân sự Pavel Zhilin thừa nhận, việc tuyên truyền rộng rãi những tin tức giả che giấu những bí mật về việc chuyên quân và tập trung quân ở phía Tây đã giúp Bộ Chỉ huy Đức đạt được những kết quả tích cực trong việc chuẩn bị cho một cuộc tấn công đầy bất ngờ vào Liên Xô. Trong hồi ký của mình, Zhukov đã để cập đến một chỉ thị của Bộ Chỉ huy tối cao của Hitler với tiêu đề “Đánh lạc hướng kẻ thù”, trong đó che đậy mọi công việc liên quan Kế hoạch Barbarossa. Ông cũng đề cập tới rất nhiều tin đồn và những thông tin giả do Cục tình báo của Bộ Tổng tham mưu Đức tung ra. Ngoài những thông tin và tình tiết không rõ ràng trôi nổi trong suốt một năm trước cuộc xâm lược, còn có những tin đồn được lan truyền về việc các lực lượng vũ trang Anh, Pháp đang chuẩn bị xâm lược vùng Caucasus; rằng những tài liệu ma đã được in ra để “khẳng định” có những quyết định này. (Trong suốt cuộc chiến tranh biên giới giữa Liên Xô với Phần Lan năm 1939 - 1940, ở Paris và Luân Đôn vẫn có những kẻ ủng hộ các biện pháp trả đũa chống lại Mátxcơva).

        Tới tận ngày 22 tháng 6, Kremlin vẫn nhận được những báo cáo tình báo không chính xác, thậm chí là đầy mâu thuẫn. 3 tháng trước khi Đức xâm lược, tướng F.I. Golikov, Cục trưởng Cục Tình báo của Bộ Tổng tham mưu Xô viết, đã trình một báo cáo nhận định, cuộc tấn công của quân Đức chống Liên Xô sẽ nổ ra sau khi Đức chiến thắng Anh hoặc đạt được một thỏa thuận hòa bình trong danh dự với nước này. Golikov cũng cho rằng, những tin đồn và những tài liệu phản ánh về cuộc chiến chống Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết là không thế tránh được, đó nên được coi là những thông tin giả do tình báo Anh hoặc có thể từ chính tình báo Đức tung ra. (Trong hồi ký của mình, Zhukov đã nhấn mạnh dòng cuối bằng chữ in nghiêng).

        Ngay sau khi được thông báo về người lính hàng binh Đức, Zhukov đã điện cho Nguyên soái Timoshenko, Ủy viên nhân dân quốc phòng và Stalin. Zhukov và Timoshenko được triệu tập tới văn phòng của Stalin ở Kremlin.

        Zhukov kể lại: “Mang theo bản dự thảo mệnh lệnh sẵn sàng chiến đấu cho quân đội, tôi tới điện Kremlin cùng với ủy viên nhân dân quốc phòng và trung tướng Nikolai Vatutin của Bộ Tổng tham mưu. Trên đường đi, chúng tôi nhất trí rằng bằng giá nào cũng phải có được mệnh lệnh sẵn sàng chiến đấu cho quân đội”.

        Khi ba người đến, chỉ có một mình Stalin trong phòng, ông tỏ ra khá lo lắng:

        - Bọn tướng Đức có thế dùng kế hàng binh để khiêu khích gây xung đột.

        - Chúng tôi nghĩ rằng, tên hàng binh đó khai thật - Timoshenko trả lời.

        Ngay lúc đó, các ủy viên Bộ Chính trị (những người chịu trách nhiệm xây dựng các chính sách của Đảng Cộng sản) bước vào.

        Stalin hỏi:

        - Chúng ta phái làm gì bây giờ?

        Không ai trả lời cả.

        Timoshenko nói rằng cần phải ngay lập tức ban hành lệnh báo động chiến đấu cho quân đội ở các Quân khu biên giới.

        - Đọc nội dung xem nào! - Stalin nói.

        Zhukov đọc to dự thảo mệnh lệnh.

        Nghe xong, Stalin nói:

        - Bây giờ còn quá sớm để ra mệnh lệnh đó, có lẽ vấn để này vẫn còn có thế giải quyết được bằng con đường hòa bình. Chúng ta phải chuẩn bị một chỉ thị ngắn gọn nêu rõ, một cuộc tấn công có thể nổ ra do những hành động khiêu khích của quân Đức. Các đơn vị bộ đội thuộc các Quân khu biên giới không được rơi vào bất cứ sự khiêu khích nào, phải tránh mọi rắc rối.

        Ngay sau đó, Zhukov và Vatutin sang phòng bên cạnh và nhanh chóng thảo một chỉ thị gửi các Quân khu biên giới. Quay trở lại phòng Stalin, họ xin phép được đọc bản thảo. Sau khi nghe, Stalin tự đọc lại một lần nửa, sửa chữa một số điểm. Timoshenko và Zhukov cùng ký vào mệnh lệnh này.

        Các cánh quân Đức bắt đầu tấn công trước rạng sáng ngày 22 tháng 6 năm 1941 từ ba hướng chính. Zhukov khẳng định, những báo cáo được đề cập sau chiến tranh noi rằng, khi đó một số tư lệnh vẫn bình thản hoặc là đang ngủ ngon lành hoặc là đang lạc quan vui vẻ mà không hề nghi ngờ gì về một thám họa sắp xảy ra trên đất nước mình, là hoàn toàn sai lệch. Điều không gây tranh cãi trong giới sử học là những đợt tấn công đầu tiên vào ngày 22 tháng 6 đã làm cho Liên Xô bất ngờ.
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM