Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 05:34:10 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Nguyên soái Zhukov người chiến thắng Hitler  (Đọc 13446 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #20 vào lúc: 08 Tháng Chín, 2019, 01:41:10 pm »


        Ngay sau Cách mạng, Zhukov, giờ đã là một sĩ quan trong lực lượng quân đội của chế độ mới, nhận được lá thư của một người bạn thời thơ ấu có cùng tên họ là Pavel Zhukov. Lá thư này sẽ giúp chúng ta hình dung toàn cảnh về thời kỳ hỗn loạn và đầy ác liệt này.

        Bạn Georgi thân mến,

        Kể từ khi cậu gia nhập Hồng quân, gần như tất cả bạn bè và người thân quen của chúng minh đều được gọi nhập ngũ. Một lần nữa, mình lại không may mắn. Thay vì được điều về đơn vị trực tiếp chiến đấu, mình phải tới tỉnh Voronezh phục vụ trong đơn vị quân lương đặc biệt có nhiệm vụ tịch thu gạo của bọn phú nông giàu có. Dĩ nhiên, nhiệm vụ này cũng rất cấn thiết, nhưng minh là một người lính; mình biết chiến đấu như thế nào và mình coi nhiệm vụ của minh ở đây ai chưa ra chiến trận cũng có thể làm được. Nhưng điểu này không phải là những gì mà minh muốn viết cho cậu.

        Cậu còn nhớ những cuộc tranh luận và bất đồng giữa chúng minh về bọn Cách mạng Xã hội hay không? Khi đó, minh coi chúng là những người bạn của nhân dân, những người đã chiến đấu chống lại chế độ Sa hoàng vi quyền lợi của các dàn tộc và cũng như của người nông dân. Bây giờ thì mình đồng ý với cậu. Chúng là những tên côn đồ. Chúng không phải là những người bạn của nhân dân mà là băng đảng cướp bóc và chống chính quyền Xô viết.

        Vào một ngày nọ, bọn phú nông địa phương do một tên Cách mạng xã hội cầm đầu phục kích đội vệ binh đoàn xe ngựa chở lương thực và đã tấn công đội áp tải này rất dã man. Chúng đã giết người bạn thân nhất của minh là Kolya Gavrrilov, cậu ấy đến từ một vùng nào đó gần Maloyaroslavets. Chúng móc mắt một người bạn khác của minh là Semyon Ivanishin, chặt tay trái và bỏ cậu ấy trên đường. Cậu ấy ở trong tinh trạng thật tồi tệ, bị hoại tử và gần như là đã chết. Thật đáng xấu hổ. Cậu ấy là một anh chàng đẹp trai và là một tay khiêu vũ giỏi. Đơn vị của chúng minh thề sẽ trả thù bọn ác ôn đó và bắt chúng phải nhận những gì chúng đáng phải nhận, khiến chúng không thể quên cho tới tận cuối đời.

Bạn của cậu       
Pavel           

        Một thời gian dài kể từ khi nhận được lá thư này, Zhukov không nhận được tin tức gì về người bạn Pavel. Mãi đến năm 1922, ông mới biết Pavel đã bị bọn phú nông giàu giết hại ở một nơi nào đó tại tỉnh Tambov.

        Về bọn phú nông Nga: theo báo chí Xô viết, đó là những kẻ có tư tưởng hiếu chiến, dã man so với đông đảo những người nông dân Nga nghèo khổ. Ví dụ, một bức tranh nối tiếng năm 1930 của họa sĩ Sergei Ivanov vẽ cảnh một nắm đấm thẳng vào một tên phú nông to béo, vẻ mặt càu cau với những câu nói cực kỳ mỉa mai của Lênin ghi bên dưới: “Phú nông là bọn người bóc lột cục súc, thô lỗ và man rợ nhất. Đã hơn một lần trong lịch sử các quốc gia khác, chúng đã bảo vệ quyền sở hữu đất đai, sự hậu thuẫn của Sa hoàng và tha hóa giới tu sĩ”.

        Khoảng thời gian từ năm 1918 - 1922, Zhukov đã chứng kiến hàng loạt sự kiện trong cuộc Nội chiến đẫm máu ở Nga. Như ông viết, đất nước không chỉ bị phá hủy ở mọi mặt mà tình hình còn ngày càng trở nên trầm trọng hơn khi các vùng kinh tế quan trọng, có ý nghĩa sống còn bị quân can thiệp nước ngoài và lực lượng phản cách mạng Bạch vệ nắm giữ.

        Mùa xuân năm 1918, quân Đồng minh đổ bộ lên phía Bắc và vùng Viễn Đông. Quân Nhật và sau đó là quân Mỹ, Anh chiếm đóng Vladivostok. Tháng 5, quân Đồng minh kích động Quân đoàn Tiệp Khắc nổi dậy chống chính quyền Xô viết, tiến hành hàng loạt các hoạt động vũ trang nhằm vào lực lượng Hồng quân ở Urals, Siberia và khu vực sông Volga. Cùng lúc đó, bọn Bạch vệ tiếp tục gây chiến khắp nơi. Đôi bên giao tranh không phân định ranh giới rõ ràng. Bọn Bạch vệ tiến hành các hoạt động bắn giết và âm mưu ám sát những nhà lãnh đạo Xô viết, trong đó có cả Lênin. Wiliam Henry (Cuộc cách mạng Nga năm 1917 - 1921, New York, 1935) ước tính, Đội Cận vệ Đỏ tiêu diệt khoảng 50.000 tên Bạch vệ trong suốt ba năm nội chiến1.

------------------
        1. Trong cuốn Quân Bạch vệ ở Nga xuất bản ở New York, năm 1933, George Stewart đã miêu tả đặc điểm của bọn này, dựa trên các nguồn tài liệu chủ yến bằng tiếng Nga, đó là sự tàn bạo của chúng đối với người Bônsêvích ở nơi không có chúng sinh sống trước đây. Trong suốt cuộc Nội chiến, bọn này theo đuối chính sách chính trị đầy thiển cận mà không mang lại bất cứ quyền lợi gì cho những người có quan điểm trung lập, coi tất cả những người không thừa nhận bọn Bạch vệ đều là người Bônsêvich và đều bị xử tội chết.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #21 vào lúc: 08 Tháng Chín, 2019, 01:41:41 pm »


        Nước Đức cũng tham chiến chống lại nước cộng hòa Xô viết cách mạng non trẻ, tàn phá các tỉnh ở vùng Baltic, Bolorussia (nay là Belarus) và Ukraina, thậm chí chiếm đóng cả Rostov-on-Don, phía Tây Nam Stalingrad (nay là Volgograd). Tuy nhiên, nước Đức đã thất bại trong Chiến tranh thế giới lần thứ nhất nên cuộc tấn công ngắn ngủi của quân Đức nhanh chóng bị đập tan, chấm dứt sự có mặt của quân Đức ở Nga. Rõ ràng, chế độ cách mạng mới lâm vào thể nghìn cân treo sợi tóc. Năm 1919, các mặt trận lên tới con số sáu với toàn bộ chiều dài giới tuyến là gần 8.000 km. Theo Zhukov, cuộc Nội chiến đã lên tới giai đoạn gay cấn nhất.

        Đến đầu năm 1919, Hồng quân có 42 sư đoàn bộ binh được trang bị súng trường, súng máy “Maxim”, súng lục ổ quay và lựu đạn. Lực lượng kỵ binh có 40.000 tay kiếm và 1.700 khẩu pháo. Hồng quân được tăng cường các đoàn tàu bọc thép, mỗi chiếc gồm một đầu tàu bọc thép, hai toa có mui chống đạn và hai toa trần bọc thép. Không quân chiến đấu có 450 máy bay, hải quân có 2 tàu chiến, 2 tàu tuần dương, 24 tàu khu trục, 6 tàu ngầm và hàng chục tàu thuyên các loại. Về phía bọn Bạch vệ, đến mùa xuân năm 1919, Đô đốc Kolchak, kẻ mang biệt danh “Người cầm quyền tối cao của nước Nga”, có 300.000 lính được trang bị vũ trang đầy đủ trong tay.

        Sau khi Mikhail Frunze trở thành chỉ huy Cụm các tập đoàn quân Xô viết ở phía Nam, tình hình cánh quân mới được cải thiện. Dưới đây là những điều mà Frunze, người anh hùng trong cuộc Nội chiến, đã viết trong hồi ký của ông về năm 1919: Các lực lượng của Kolchak đã tiến sát tới sông Volga. Chúng tôi gặp rất nhiều khó khăn khi quyết giữ vững Orenburg lúc này đã bị bao vây từ ba phía. Quân tự vệ thành phố đã sẵn sàng rút lui. Bọn phản cách mạng Ural Côdắc đã chọc thủng phòng tuyến phía Nam Samara, đang tiến về phía Bắc, uy hiếp Samara và tuyến đường sắt Samara - Orenburg. Chúng tôi rút lui khỏi hầu hết các vị trí. Tôi cũng không thể nói là chúng tôi tự nhận là bên yếu hơn. Bởi vì bọn Bạch vệ giành thế chủ động, liên tiếp tấn công, làm chúng tôi nhụt chí, đẩy chúng tôi vào tình thế cực kỳ khó khăn. Để tiến hành một cuộc phản công đòi hỏi binh sĩ phải có ý chí quyết tâm cao, đồng thời phải có niềm tin tưởng tuyệt đối rằng chỉ có tấn công lại thì mới có thể thay đổi được tình thế. Lúc đó, chúng tôi không chỉ phải đương đầu với tình trạng tinh thần giảm sút, muốn rút lui, mà còn phải chịu áp lực từ cấp trên, Bộ Tư lệnh tối cao, cũng ủng hộ việc rút lui. Tuy nhiên, vượt lên tất cả những khó khăn này, chúng tôi vẫn tiến hành cuộc phản công.

        Đó chính là sự mở màn của một chiến dịch lẫy lừng tiên tới đánh bại hoàn toàn quân Kolchak.

        Zhukov đánh giá rất cao Frunze, ca ngợi tình cảm thân mật của ông đối với các chiến sĩ và Zhukov đã tự học hỏi được trong cuộc chiến tranh giữa Liên Xô và phát xít Đức. Zhukov kể: “Frunze dừng lại trên trận địa và nói chuyện với các chiến sĩ trong trung đoàn chúng tôi. Ông quan tâm tới đời sống tinh thần, lương thực và vũ khí của chiến sĩ. Ông hỏi han về những điều mà người thân viết cho chúng tôi. Ông muốn biết chúng tôi có đề xuất gì không. Thái độ thăng thắn, nhã nhặn và vẻ ngoài thân thiện của ông đã thu phục được tình cảm của chiến sĩ.”

        Zhukov cũng nhấn mạnh tinh thần lạc quan của Frunze: “Chẳng có gì là tồi tệ bây giờ cả”, Frunze nói với cả trung đoàn, “Bọn Bạch vệ Ural Côdắc đã bị đánh tan và chúng ta sẽ nhanh chóng kết thúc cuộc phản công. Chúng ta sẽ đánh bại bọn Côdắc, giải phóng Urals, Siberia và các vùng bị quân can thiệp và bọn Bạch vệ chiếm đóng. Lúc đó, chúng ta sẽ tái thiết đất nước!”

        Sau khi cánh quân Côdắc bị đánh bại và những đám tàn quân phải rút chạy vào vùng Siberia, quân Đồng minh đặt hy vọng vào tướng Denikin, với đội quân thường xuyên được phương Tây cung cấp súng đạn và lương thực. Theo Zhukov, vào mùa xuân năm 1919, bọn Bạch vệ vẫn còn lực lượng đông và nguy hiểm, tàu thuyền của quân Đồng minh chở hàng viện trợ cho bọn Bạch vệ khi quay về chật cứng lông thú, cá, gỗ và các sản vật quý hiếm của Nga.

        Năm 1919 đánh dấu một mốc quan trọng trong sự nghiệp chính trị của Zhukov: ông gia nhập Đảng của những người theo Chủ nghĩa Lênin. Thời đó, không có giai đoạn đảng viên dự bị, có nghĩa là tư cách đáng viên không phải chỉ là hình thức và Zhukov thực hiện nghiêm túc các nhiệm vụ của người đảng viên. Sau đây là những gì mà ông viết về thời gian này: "Tôi đã quên rất nhiều điều, nhưng tôi sẽ nhớ mãi cái ngày tôi kết nạp vào Đảng Cộng sản. Kể từ ngày đó, tôi đã cố gắng hết sức hướng mọi suy nghĩ, nguyện vọng và hành dộng của mình đáp ứng yêu cầu của một đảng viên. Và khi chiến tranh nổ ra, tôi không quên nghĩa vụ của một đáng viên phải là tấm gương phục vụ quên mình vì nhân dân”.

        Trong các trận đánh liên tiếp gần cuối năm 1919, Zhukov bị thương khi một quả lựu đạn nổ, găm những mảnh đạn vào sườn và đùi trái. Tới bệnh viện, ông lại mắc bệnh sốt phát ban. "Tôi ra viện với một tình trạng tồi tệ và tôi phải mất một tháng nghỉ ngơi hồi phục sức khỏe”.

        Khoảng thời gian một tháng này Zhukov về sống với cha mẹ ở quê nhà.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #22 vào lúc: 08 Tháng Chín, 2019, 01:42:05 pm »


        Dân làng ông nghèo khổ nhưng không mất chí khí. Những bần nông thành lập các ủy ban nông dân, tham gia vào việc tịch thu lúa gạo của bọn phú nông giàu có. Những người trung nông, bất chấp khó khăn và gian khổ ngoài mặt trận, ngày càng hiểu rõ và đi theo chế độ mới.

        Zhukov nói: "Trước khi tôi biết ủy ban này, kỳ nghỉ của tôi cũng kết thúc và tôi đã tới trình diện ủy ban quân sự địa phương, đề nghị họ phân tôi về lực lượng chiến đấu trực tiếp”. Tuy nhiên, do sức khỏe chưa hoàn toàn bình phục nên Zhukov được điểu tới Tiểu đoàn dự bị Tver và sau đó được cử đi học lớp cán bộ chỉ huy của Hồng quân. Khoá kỵ binh Ryazan đầu tiên ông tham dự diễn ra vào tháng Giêng năm 1920, dỏng trên khu đất cũ của một tên địa chủ. Học viên được tuyển lựa chủ yếu trong số lính ky binh có thành tích xuất sắc trong chiến đấu. Zhukov được giao làm tiểu dội trương Đại đội 1, với nhiệm vụ hướng dẫn các học viên sử dụng các vũ khí mang theo bên mình (giáo và kiếm), đâm lê, kỷ luật chiến đấu và rèn luyện thể lực.

        Đa số các học viên chưa qua quá trình giáo dục phổ thông, nhiều người hầu như không biết đọc, biết viết, nhưng “họ tin tưởng vào việc rèn luyện chăm chỉ, nhận thức được rằng họ phải học hỏi rất nhiều trong một thời gian ngắn đế trở thành những người chỉ huy xứng đáng”, Zhukov nhớ lại.

        Giữa tháng 7, Zhukov và các chiến sĩ được lệnh lên tàu, không biết đến đâu. Họ đi về hướng Mátxcơva và đóng quân tại doanh trại Lefortovo trong thành phố. “Chúng tôi được phát vũ khí, quân trang, quân phục và yên cương ngựa. Trang phục cho người và ngựa đều rất mới và trông rất đẹp”. Zhukov kể. “Đây cũng là một dịp để chúng tôi mơ mộng”, Zhukov kể: Tôi có rất nhiều bạn ở Mátxcơva và tôi muốn tới thăm họ trước khi ra mặt trận - đặc biệt là một cô gái, người yêu cũ của tôi. Nhưng thật không may, tôi không có cơ hội gặp được ai cả. Là một thượng sĩ, tôi thường xuyên phải đảm nhận trách nhiệm của đại đội trưởng khi anh ấy phải vắng mặt vì nhiều nhiệm vụ khác. Vì vậy, tôi đành phải viết thư cho những người quen. Có lẽ, đó là lý do Maria và tôi phải chia tay nhau và cô ấy sớm lập gia đình. Tôi không bao giờ gặp lại cô ấy nữa.

        Mùa hè năm đó, Hồng quân đã có hơn ba triệu người. Quân Đồng minh quyết định mở một cuộc phản công khác chống chính quyền Xô viết bằng đội quân của Baron Wrangel được tuyển mộ từ vùng Crimea. Lúc đó, trung đoàn của Zhukov đang đóng quân ở Krasnodar, phía Đông Crimea, gần Biển Đen. Lực lượng của Wrangel có khoảng 130.000 lính với 4.500   lính kỵ binh. Wrangle nhận được sự hậu thuẫn của tầng lớp phú nông, người Côdắc ở Kuban, miền Nam nước Nga.

        Zhukov cho biết, lúc này, phần lớn người Côdắc ở Kuban nghĩ, bọn Bạch vệ và “Chính phủ tối cao” sẽ giành trợ cấp của quân Đồng minh cho họ. Các chính ủy Xô viết và các chiến sĩ “đã cố gắng hết sức mình” để thuyết phục những người Côdắc cần phải tiêu diệt bọn phản cách mạng càng nhanh càng tốt.

        Zhukov kể: “Chúng tôi đã giúp đỡ những người Côdắc nghèo khổ và các gia đình chiến sĩ Hồng quân bằng mọi cách có thể. Điều này rất quan trọng vì trước khi Hồng quân đến, bọn Bạch vệ thường cướp bóc đến mẩu bánh mỳ cuối cùng của họ và làm nhục họ bằng nhiều cách khác nhau.”

        Một tối, Chính ủy trung đoàn tới đại đội Zhukov và đề nghị mọi người dành vài ngày để sửa sang lại nhà cửa, kho thóc và giúp đõ công việc đồng áng cho các gia đình nghèo. Chúng tôi đều nhiệt tình tán thành. Chính ủy V.A Krylov, nhận nhiên vụ nặng nể nhất là dọn dẹp giếng công cộng, nơi bọn Bạch vệ đã đổ đầy rác rưởi xuống. Giếng khá sâu nên khi xuống tới đáy, ông suýt bị ngạt. Chúng tôi kéo ông lên, ông chỉ còn thở thoi thóp, nhưng ngay sau khi thở đều trở lại, ông lại ra lệnh cho chúng tôi thả ông xuống giếng. Vài phút sau, chúng tôi lại phải kéo ông lên một lần nữa. Và chúng tôi cứ tiếp tục thế cho đến khi mọi rác bẩn trong giếng được đưa ra. Tối đến, tinh thần dũng cảm của chính ủy đã trở thành chủ đề bàn tán của cả dân làng.

        Khi mọi công việc hoàn tất, những người dân Côdắc mời Zhukov và binh sĩ ăn một bữa tối. Vị Nguyên soái tương lai nhớ lại một câu chuyện vui. Một nhóm học viên được giao sửa kho thóc và chuồng ngựa cho một quả phụ Côdắc. Họ hoàn thành nhiệm vụ nhưng lại không phải cho người đàn bà goá đó mà lại đi làm cho một gia đình phú nông trùng tên. Mọi người phì cười còn các anh lính bị nhầm lẫn thì buồn ra mặt.

        Zhukov cũng tham gia truy kích các nhóm Bạch vệ ở miền Nam nước Nga và Ukraine. Thời gian này. ông và ba người bạn được phân về Trung đoàn kỵ binh số 1 dưới quyền của một chi huy người Côdắc tên là Andreiev, ông nổi tiếng là một người gan dạ và dày dặn kinh nghiệm chiến trường.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #23 vào lúc: 08 Tháng Chín, 2019, 01:42:28 pm »


        Bốn người tới trình diện ở Bộ chỉ huy, trình giấy tờ và được viên trung đoàn trưởng tiếp, nhưng ông quan sát và không hài lòng với loại quần ống túm họ đang mặc. Ông nói:

        - Lính của tôi không thích chỉ huy của họ mặc quần ống túm màu đỏ đâu.

        Nhưng, Zhukov nói, họ chẳng thể làm thế nào khác, vì các học viên như họ đều chỉ được phát mỗi loại quần như vậy, họ không có bất cứ loại nào khác, vẫn còn một chút ngờ vực, vị chỉ huy nói tiếp:

        - Chiến sĩ của tôi hầu hết là những người từng trải và chúng tôi không quan tâm nhiều tới lính mới.

        Sau những thắc mắc này, ông bắt đầu hỏi Zhukov và các bạn cùng đi những câu hỏi như: họ tên là gì, quê quán ở đâu, là đảng viên chưa, đã chiến dấu trận nào chưa, chiến đấu ở dâu. khi nào và nhiều câu hỏi khác. Ỏng ta dường như yên tâm hơn khi đã biết cả bốn người không phải là lính mới, không những thế hai trong số họ từng tham gia Chiến tranh thế giới thứ nhất.

        Zhukov có buổi gặp đầu tiên với các chiến sĩ của mình. Trong quan hộ với mọi người, thói quen giản dị và thẳng thắn của ông thế hiện rất rõ ràng. Trước tiên, Zhukov ra lệnh cho các chiến sĩ tập hợp cùng với ngựa để ông có thể làm quen với họ. Sau khi chào mọi người, ông nói:

        - Thưa các đồng chí! Tôi được chỉ định là chỉ huy của các đồng chí. Tôi là một chỉ huy hay dở thể nào, các đồng chí là những chiến sĩ hay dở thể nào rồi chúng ta sẽ biết. Còn bây giờ tôi muốn kiểm tra ngựa và quân trang của các đồng chí và làm quen với từng người.

        Trong khi kiểm tra, Zhukov để ý thấy, một số người liếc nhìn rất khó chịu với chiếc quần màu đỏ của ông. Vì vậy, ông đã giải thích:

        - Trung đoàn trưởng Andreiev cũng đã cảnh báo với tôi rằng, các đồng chí không thích quần bó đỏ. Nhưng tôi không có cái quần nào khác. Chính phủ phát cho tôi cái gì thì tôi mặc cái ấy và tôi thấy thoải mái khi mặc chúng. Còn về màu đỏ, như các đồng chí biết đấy, đó là màu của cách mạng, tượng trưng cho cuộc chiến tranh giành độc lập, tự do của giai cấp công nhân.

        Ngày hôm sau, ông mời cả trung đội tới lều của ông và hỏi binh lính của ông về bản thân họ. Ông nói, sáng kiến của ông không được hưởng ứng lắm. Xạ thủ súng máy Kasyanov nói: “Chúng tôi còn gì mà nói. Trong danh sách trung đội có mọi thông tin - chúng tôi là ai, như thể nào, quê quán ở đâu, có cả trong đấy cả.”

        Lúc đó, tôi kể cho họ nghe về tất cả những gì tôi biết về cuộc chiến chống lại bọn Bạch vệ và Wrangle ở Bắc Taurida. Các chiến sĩ chăm chú nghe và tỏ ra lo lắng muốn biết liệu quân Đồng minh có đổ bộ lần nữa không. Tôi nói, chính phủ các nước Đồng minh chắc chắn là muốn đem quân của họ vào đất nước ta lần nữa, nhưng chính nhân dân và binh lính các nước Đồng minh lại không muốn gây chiến với chúng ta.

        Vài ngày sau, Zhukov chỉ huy trung đội truy quét các nhóm tàn dư của bọn Bạch vệ dọc biển Đen. Quân địch bị tiêu diệt và bị bắt hết còn trung đội của Zhukov không bị bất cứ tổn thất nào. “Và quan trọng là: không ai còn để ý tới chiếc quần bó màu dỏ nữa”.

        Trong các cuộc chiến đấu chống lại các phiến quân phản cách mạng, Zhukov đã gặp nhiều nhà lãnh đạo xuất chúng của quân đội Xô viết như M.N. Tukhachevsky và I.P. Uborevich, mà ông đã đánh giá rất cao trong hồi ký của mình. (Hai nhà chỉ huy này cùng với một số người khác đã bị buộc tội phản bội trong cuộc Đại thanh trừng của Stalin cuối những năm 1930 và bị xử bắn).

        Zhukov đã tham gia hàng trăm trận đánh sinh tử năm 1921, chủ yếu là với bọn phản loạn của Antonov, lực lượng tấn công của hắn là các trung đoàn có từ 1.500 đến 3.000 tên. Nhiều trận đánh ác liệt với quân của Antonov nổ ra, đặc biệt là trận đánh hồi mùa xuân năm 1921 gần ngôi làng Vyazovaya Pochta, cách ga xe lửa Zherdevka không xa, còn mãi trong tâm trí của tôi. Sáng sớm, trung đoàn của tôi, cùng với một lữ đoàn, đã được lệnh báo động. Các trinh sát báo cáo, khoảng 3.000 lính kỵ binh của Antonov đã tập trung cách làng khoảng 10-15 km. Trung đoàn kỵ binh số 1 của tôi hành quân từ trong làng ra ở cánh trái và Trung đoàn kỵ binh số 2 tiến quân ở cánh phải. Đại đội của tôi có 04 tay súng máy và một khẩu pháo được lệnh di chuyển dọc đường quốc lộ, dẫn đầu. Đơn vị chúng tôi vừa mới đi được khoảng 5 km thì bất ngờ đụng một đơn vị của Anyonov gồm khoảng 250 tay kiếm. Chúng tôi nhanh chóng triển khai đội hình, quét súng máy rồi xông lên tấn công mặc dù quân địch đông hơn. Đòn tấn công nhanh trí của chúng tôi đã hạ gục đám quân của Antonov, chúng buộc phải rút lui với những tổn thất nặng nề.

        Trong lúc đánh giáp lá cà, một tên lính kỵ binh địch vẩy súng về phía Zhukov và bắn hạ con ngựa của ông. Zhukov kể lại: “Chúng tôi ngã xuống, con ngựa ghìm chặt tôi xuống đất, trong tích tắc, tôi có thể đã bị chém chết nêu không nhờ có Nochevka, chính trị viên của đơn vị, tới cứu. Anh vung kiếm, giết chết tên địch, nắm lấy cương ngựa của hắn và giúp tôi leo lên yên”.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #24 vào lúc: 09 Tháng Chín, 2019, 10:19:24 am »


        Họ nhanh chóng nhận ra rằng, một toán quân kỵ binh địch đang cố đánh vào sát sườn đội hình. Họ lập tức tập trung hỏa lực về phía đó và cử liên lạc đi báo cáo tình hình cho Trung đoàn trương. Khoảng 20 tới 30 phút sau, trung đoàn tiếp viện tới và giao chiến với địch. Trung đoàn số 2 vấp phải lực lượng địch ở phía Đông và buộc phải rút lui. Lợi dụng điều đó, một đơn vị của địch đã tấn công vào sườn chúng tôi. Chúng phải đương đầu với đại đội của Zhukov, lúc này đóng vai trò là lực lượng bảo vệ của Trung đoàn.

        Trận đánh diễn ra rất ác liệt. Quân địch nhận thấy chúng đang có lợi thể và tin chắc là có thể nghiềên nát được đại đội của Zhukov.

        Zhukov nói: “Nhưng nói thì luôn dễ hơn làm”. Đại đội chúng tôi có bốn súng máy với rất nhiều đạn và một khấu pháo 76 ly. Bằng cách di chuyến những vũ khí này từ vị trí này qua vị trí khác, chúng tôi nhằm thẳng vào những tên địch xông lên nhả đạn. Từ từ rút lui, chúng tôi thấy trên chiến trường đầy xác quân thù và ngựa của chúng. Tuy nhiên, chúng tôi cũng bị tổn thất lớn hơn. Tôi chứng kiến người bạn tốt của tôi, Trung đội trưởng Ukhach Ogorovich bị thương nặng và ngã khỏi yên ngựa. Anh là một chỉ huy giỏi và có học vấn. Bố anh, một đại tá quân đội dưới chế độ cũ, nhưng đã ủng hộ chính quyển Xô viết từ rất sớm, từng là một giảng viên chính tại các khóa đào tạo cán bộ chỉ huy ở Ryazan của chúng tôi. Trước khi bất tỉnh, Ukhack Ogorovich thì thào:

        - Hãy viết thư cho mẹ tôi. Đừng để tôi rơi vào tay bọn phiến loạn.

        Zhukov đặt những người bị thương cạnh những chiến sĩ đã chết lên xe chở súng máy và giá chở họ cùng về, không để bọn Bạch vệ hành hạ cơ thế họ.

        Cuộc phản công theo dự định của trung đoàn Zhukov không thực hiện được vì lớp băng mỏng khiến họ không thể vượt qua sông được và phải tiếp tục rút lui theo đường khác xa hơn.

        Tất cả đã về tới làng. Zhukov xông vào tấn công một toán Bạch vệ dang định cướp một khẩu súng máy. Lần thứ hai trong ngày, ngựa của ông bị bắn chết. “Với khẩu súng lục trong tay, tôi bắn những tên dịch đang cố bắt sống tôi. Chính trị viên Nochevka với sự hỗ trợ của Bryksin, Gorshkov và Kovalev một lần nữa lại xuất hiện cứu tôi.”

        Con số thương vong của đại đội của Zhukov ngày hôm đó là 10 người chết và 15 người bị thương. Hôm sau, ba người bị thương không thể qua khỏi, trong dó có Ukhach Ogorovich, người bạn thân thiết của ông.

        “Đó là một ngày khó khăn đối với chúng tôi. Chúng tôi hết sức đau buồn vì mất đi những người đồng đội. Chỉ một điểu duy nhất có thể xóa tan nỗi đau của chúng tôi là phải tiêu diệt hết bọn phản cách mạng dù chúng có đông đến mấy”.

        Sau đó, Zhukov được thương tấm Huân chương Xô viết đầu tiên.

        Hầu hết các chỉ huy, sĩ quan chính trị và nhiều chiến sĩ tham gia chiến dịch này được tặng thương huân chương và Zhukov là một người trong số họ. Dưới đây là nội dung của Quyết định khen thương ngày 31 tháng 8 năm 1921:

        Các đơn vị, cá nhân được tặng thướng Huân chương Sao đỏ là Đại đội trưởng đại đội số 2, Trung đoàn Kỵ binh số 1, Lữ đoàn Kỵ binh hỗn hợp, vì đã chỉ huy Đại đội đánh bại được lực lượng lớn kỵ binh địch với khoảng từ 1.500 tới 2.000 tên trong suốt 7 giờ chiến đấu tại làng Vyazovaya Poohta, tỉnh Tambov ngày 5 tháng 3 năm 1921 và sau đó chi huy sáu đợt phản công đánh giáp lá cà tiêu diệt các nhóm phiến loạn phản cách mạng.

        Zhukov nhớ lại một sự kiện kỳ lạ trong chiến dịch truy quét địch cuôi cùng vào cuối mùa hè năm 1921 như sau:

        Trong khi truy kích một nhóm phiến quân của Antonov, chúng tôi bất ngờ dụng đầu hai xe bọc thép lao ra từ một ngôi làng gần đó. Vì biết bọn phiến quân không có xe bọc thép, chúng tôi đã không bắn họ. Tuv nhiên, từ một vị trí rất thuận lợi, hai chiến xe bọc thép bỗng xả đạn vào chúng tôi. Điều gì xảy ra vậy? Chúng tôi cử các liên lạc viên tới đó. Hoá ra đó là các xe bọc thép của quân ta do đích thân Tư lệnh nối tiếng Uborevich ngồi trong chiếc dẫn đầu chỉ huy. Vì biết quân địch rút lui về phía khu rừng, ông đã quyết định đón lõng chúng. Điều tuyệt vời là chúng tôi đã làm rõ sự việc, nếu không đã có thảm họa.

        Đó là lần đầu tiên Zhukov gặp Uborevich. Sau này, vào những năm 1932-1937, họ còn gặp nhau nhiều lần khi Uborevich là Tư lệnh Quân khu Belorussia, còn Zhukov chỉ huy một sư đoàn kỵ binh.

        Trong hồi ký của mình, Zhukov có trích dẫn lời của tướng Anh Knox, ông ta đã báo cáo Chính phú Anh trong thời kỳ Cách mạng Tháng Mười rằng, có thể nghiền nát một triệu lính Hồng quân, nhưng khi 150 triệu dân Nga ủng hộ Hồng quân và chống lại Bạch vệ, thì thật là phù phiếm nêu bỏ công của ra hậu thuẫn cho chế độ cũ.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #25 vào lúc: 09 Tháng Chín, 2019, 10:19:53 am »


        Zhukov đã dưa ra một vài số liệu thống kê về ảnh hưởng của Đảng trong quân đội như sau: Đến tháng 10 năm 1918, có khoảng 35.000 đảng viên phục vụ trong quân đội; một năm sau, con số này đã vào khoảng 120.000 và đến tháng 8 năm 1920 là 300.000, chiếm 50% tổng số đảng viên lúc bấy giờ. Mặc dù chịu rất nhiều tổn thất trong những năm 1918-1920, nhưng đến cuối năm 1920, lực lượng Hồng quân Xô viết có 5.500.000   người. Trong giai đoạn đó, khoảng 800.000 người hy sinh, bị thương hoặc mất tích và gần 1.400.000 người bị chết vì các bệnh hiểm nghèo do thiếu lương thực và quần áo, giầy dép, thuốc men và chăm sóc y tế khác.

        Chính sự hy sinh vô cùng cao cả của nhân dân Nga trong suốt thời kỳ hậu chiến cùng sự tập trung quyền lực tuyệt đối của quân đội với kỷ luật thép là nhân tố giúp họ giành chiến thắng.

        Bằng lòng nhiệt huyết của một chỉ huy quân đội, Zhukov đã nỗ lực hết mình khắc phục những thiếu hụt về trình độ giáo dục. Khi có cơ hội được tham dự các khóa huấn luyện nâng cao, ông đều nhiệt tình tham gia. Ví dụ, năm 1924. ông đã dự khóa học một năm tại Trường huấn luyện kỵ binh cao cấp ở Leningrad. Sau khi hoàn thành khóa huấn luyện, ông được đi phép ngắn ngày và về thăm quê. Mẹ ông tuổi đã cao nhưng vẫn phải làm việc rất vất vả. Chị ông có hai con nhưng nhìn già hơn tuổi. Tình hình rối loạn những năm hậu chiến và nạn đói năm 1921 - 1922 đã ảnh hưởng đến mọi người dân trong làng. Nhiều gia dinh đã mất trắng gia súc trong vụ mất mùa năm 1921. Zhukov cảm thấy thực sự đau lòng khi chứng kiến nơi chôn rau cắt rốn của mình thật quá nghèo nàn. Zhukov nhanh chóng trở thành người bạn của mấy đứa cháu. “Chúng thích lục lọi valy của tôi, lấy ra bất cứ thứ gì mà chúng thích”.

        Từ năm 1929 đến 1930, Zhukov tốt nghiệp thêm một khóa huấn luyện ở Mátxcơva dành cho các sĩ quan được quy hoạch làm chỉ huy các đơn vị lớn hơn. Trở về trung đoàn cũ, ông được cử làm chỉ huy một lữ đoàn thuộc Sư đoàn Kỵ binh Samara số 7. Dưới con mắt cấp trên, điều kiện để ông được lựa chọn do ông là một đảng viên lâu năm, bởi vì khi đó có nhiều sĩ quan từng phục vụ dưới chế độ Sa hoàng, nhưng do không xuất thân từ tầng lớp nông dân và không là đảng viên nên vẫn còn gây tâm lý nghi ngại.

        Năm 1931, Zhukov, ở tuổi 34, được đảm nhiệm chức Trợ lý Thanh tra lực lượng Kỵ binh của Hồng quân. Một số cấp dưới của ông tỏ ra vui mừng khi ông ra đi vì cho rằng ông “nghiêm khắc quá đáng và thô lỗ”. Nhưng một số nhà sử học đương đại như William J. Spahr lại cho rằng, tiếng tăm về sự quá nghiêm khắc của Zhukov có khi lại là một lợi thế của ông trong giai đoạn quân đội đang trong quá trình xây dựng. Chính Zhukov cũng hay đề cập đến vấn đề này, đôi khi ông thừa nhận mình có lỗi nhưng ông cũng đưa ra một giải thích. Ông viết trong hồi ký:

        “...Công việc đời hỏi phải luôn cẩn trọng của một người lính khiến tôi thường xuyên cảm thấy áp lực. Một số người đã không hiểu được rằng bản thân tôi rõ ràng không thể tránh được những khuyết điểm của một con người. Dĩ nhiên, bây giờ tôi nhận thức được rõ ràng những khuyết điểm này hơn và có nhiều kinh nghiệm để học hỏi hơn. Tuy nhiên, thậm chí đến bây giờ (vào năm 1968), tôi vẫn cho rằng, không ai có quyền được hưởng một cuộc sống hạnh phúc nhờ vào sự lao động của người khác. Điều này càng đặc biệt quan trọng hơn đối với những người lính, những người sẽ phải ra chiến trận, những người coi thường sự hy sinh tính mạng, họ phải nhận thức được rằng, họ chính là những người tiên phong để bảo vệ Tố quốc”.

        Năm 1933, Sư đoàn Kỵ binh số 4 cần phải có một chỉ huy mới vì sư đoàn này được coi là có tinh thần chiến đấu rất thấp. Vị lãnh đạo huyền thoại thời Nội chiến S.M. Budenny đã chọn Geogri Zhukov cho cương vị đó. Chỉ trong hai năm dưới sự lãnh dạo của Zhukov. Sư đoàn Kỵ binh số 4 đã được thương một huân chương cao quý và trở thành một trong những sư đoàn xuất sắc trong toàn quân.

        Nhận xét chung nhất vế những năm trước chiến tranh. Zhukov nói rằng, chính kinh nghiệm đúc rút được từ cuộc Nội chiến và những nguyên tắc cơ bản được xây dựng từ thời dó được áp dụng thành công trong những năm 1930 và đầu những năm 1940 sau này.

        Suốt những năm 30. nước Nga đã chuẩn bị cho khả năng xảy ra chiến tranh với Đức Quốc xã. Nhưng trước khi tiến hành cuộc chiến tranh vĩ dại này, nước Nga còn phải dương đầu với những cuộc thanh lọc nội bộ cuối những năm 1930, hay còn được biết tới dưới một tên khác là Cuộc đại thanh trừng.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #26 vào lúc: 09 Tháng Chín, 2019, 10:21:28 am »

     
CHƯƠNG 4

CUỘC ĐẠI THANH TRỪNG

        Zhukov cay đắng nói về những tốn thất mà Stalin đã gảy ra cho đất nước khi sát hại những nhà lãnh đạo cao cấp nhất của quân đội, “Dĩ nhiên, đối với tôi, họ là những nạn nhản vô tội”.
ANDREI GROMYKO, Hồi ký, Luân Đôn, 1989        

        Tháng 6 năm 1937, dư luận nhiều nước phương Tây xôn xao trước những sự kiện xảy ra ở đất nước Xô viết. Cũng giống như đa số người phương Đông và phương Tây ngày nay nói về sự đương đầu với các hoạt động khủng bố, hồi đó người ta bàn tán không ngớt về những tội ác của một chế độ chuyên chế. Thật bất hạnh, Mátxcơva thông báo, một nhóm sĩ quan quân đội  cấp cao đã bị bắt giữ và buộc tội phản bội Tổ quốc, hoạt động gián điệp và âm mưu lật do chính quyền; có dấu hiệu cho thấy “âm mưu của quân đội phát xít” chống chế độ của Josef Stalin. Tham gia thực hiện âm mưu này ngoài Leon Trotsky với vai trò là kẻ kích động, xúi giục (sau đó, khi vừa phải sang Mexico sống lưu vong, ông ta bị một kẻ ám sát đánh chết bằng một chiếc cuốc chim) còn có những nhân vật trong Hồng quân Xô viết bị coi là đồng phạm với Trotsky, cá thế giới được biết có một âm mưu ám sát những nhà lãnh đạo ở điện Kremlin. Chắp ghép những thông tin có được, lại hóa ra là chính mật vụ Gestapo của Hitler đã thực hiện cú lừa lớn nhất thời đại này. Lợi dụng bệnh hoang tưởng hay đa nghi nổi tiếng của Stalin, Gestapo đã bố trí để một tài liệu giả rơi vào tay những quan chức cao cấp của Tiệp Khắc, trong đó “chứng minh” rằng một trong các nguyên soái nổi tiếng của Stalin là Mikhail Tukhachevsky đang âm mưu loại bỏ nhà lãnh đạo Xô viết với sự hậu thuẫn của nước Đức. Những người Tiệp Khắc đầy trách nhiệm đã gửi “tài liệu mật” này cho Kremlin; từ đây bắt đầu một cuộc thanh trừng đẫm máu tồi tệ trong Hồng quân.

        Stalin viện cớ chống “những kẻ thù của nhân dân” đang núp mình trong quân đội nên cần phải diệt trừ tận gốc. Theo cách nói của Stalin thì những kẻ này là những tên tay sai của Đức Quốc xã. Ông ta ám chỉ đến Hitler và các tướng tá của hắn vẫn nuôi ý đồ bóp nát Hồng quân Xô viết khiến họ không thể bảo vệ được đất nước; chúng hy vọng sẽ biến nước Nga thành một “Tây Ban Nha thứ hai”. Mặc dù các phiên tòa quân sự được tổ chức bí mật, nhưng Chính phủ và báo chí do Đảng kiểm soát tuyên bố rằng những sĩ quan bị bắt giữ đã nhận tiền vàng của Đức và Nhật; họ đưa ra tòa, bị kết án tử hình hoặc phạt tù. Sau những phiên tòa quân sự bí mật là một vài phiên tòa quan trọng được mở cửa cho công chúng và người nước ngoài, trong đó có các nhà ngoại giao. Tại những phiên tòa này có cả các lãnh đạo Đảng, giới công chức, ngoại giao và những người khác chứng kiến.

        Trong một phiên tòa “mở” như thế, người ta đã đưa ra bằng chứng khẳng định Stalin suýt chết trong hai lần ám sát vào năm 1933 và 1935. Liệu những cơ quan mật vụ của Stalin hay của Hitler có đứng đằng sau những âm mưu ám sát có thực hay hoang tưởng này? Theo một tài liệu chính thức của Chính phủ Anh, người đứng đầu lực lượng cảnh sát mật OGPU ở Grudia và hai lính biên phòng đã bắn vào tàu của Stalin trên Biển Đen khi ông đang đi kiểm tra dọc bờ biển mùa hè năm 1933. Âm mưu bị thất bại vì vận tốc của tàu và khoảng cách từ tàu vào bờ khá lớn. Âm mưu ám sát Stalin lần thứ hai bằng một khẩu súng tự động kiểu Đức tại nơi ông ta đang hưởng kỳ nghỉ thất bại do kẻ thực hiện đến muộn. Người ta tuyên bố, các bước thực hiện kế hoạch ám sát này là do Yuri Pyatakov, Thứ trưởng Bộ Công nghiệp nặng chỉ đạo. Ổng ta bị cáo buộc là đã nhận lệnh từ Trotsky đang sống lưu vong ở nước ngoài. Pyatakov sau đó bị buộc tội phản bội Tổ quốc và bị xử bắn.

        Nhà sử học và tiểu sử gia Dmitri Volkogonov khẳng định những âm mưu chống lại Stalin nói trên là bịa đặt: “Tôi hoàn toàn chắc chắn rằng, không hề có âm mưu hay ý đồ nào nhằm sát hại Stalin thời gian này. Không có cá nhân nào dám âm mưu sát hại ông ta cả”. Và ông cũng nói: “Nếu có thì đó phải là người Mỹ và chắc chắn Stalin đã “bị khử’ bởi vì người Mỹ không dung thứ một kẻ bạo chúa như Stalin... Nhưng thật dễ dàng cho Stalin lãnh đạo người Nga vì lúc đó Mỹ đang coi ông ta là vị Thánh trong khi ông ta lại đang hủy diệt hàng triệu người dân Nga”. Tuy nhiên, cũng không thể nói rằng, Stalin không có đối thủ; nhờ những cuộc thanh trừng trong những năm 1930, Stalin rõ ràng là đã gạt bỏ được những phần tử chống đối ở Nga, chưa tính đến những người ủng hộ Leon Trosky nhiệt thành1.

-----------------
       1. Tác giả đã có cuộc phỏng vấn nhà sử học Dmitri Volkogonov năm 1991.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #27 vào lúc: 09 Tháng Chín, 2019, 10:22:39 am »


        Cuộc thanh lọc trong giới quân sự đã ảnh hưởng lớn đến an ninh của đất nước. Trong những người bị bắt giam ngoài Nguyên soái Tukhachevsky, người tiên phong trong việc tổ chức lại quân đội Xô viết, còn có Nguyên soái Vasily Blyukher, ngưòi anh hùng của cuộc Nội chiến, tự nguyện gia nhập lực lượng Hồng quân và Đảng Bônsêvích từ năm 1918 và I.P. Uborevich. một người dũng cảm mà Zhukov rất ngưỡng mộ và học hỏi được rất nhiều điểu. Bị đưa ra tòa án binh còn có nhiều sĩ quan cấp cao khác, tất cả đều bị buộc tội mưu phản. Chủ tịch Tiệp Khắc Kdvard Bones viết trong hồi ký rằng, ông đã được biết về “một bè lũ chống Stalin” liên quan tới Tukhachevsky và gửi những tài liệu chứng minh mà ông tin là xác thực cho Mátxcơva.

        Một Nguyên soái khác cũng bị buộc tội mưu phản là Jan Gamarnik. Người ta phát hiện thấy ông đã chết, rõ ràng là tự sát. Năm 1989. nhà su học quân sự Dmitri Volkogonov đã kê với tác gia rang, Gamarnik đã được yêu cầu giữ vai trò một trong những thấm phán tại phiên tòa xét xử Tukhachevsky, nhưng ông không thể nhận vì họ là bạn bè của nhau. Và ông cũng biết nếu từ chối tham gia “Bồi thẩm đoàn" ông sẽ bị bắn, vì vậy, Gamarnik đã chọn giải pháp duy nhất để phản đối là tự bắn mình. “Có khá nhiêu trường hợp tương tự như vậy -  những sĩ quan đã chọn cách tự sát để thể hiện sự không đồng tình với Stalin. Volkogonov bổ sung.

        Một trong những vụ việc kỳ dị liên quan là trường hợp Trung tướng A.Y. Lapin, Tư lệnh Không quân vùng Viễn Đông. Được biết, ông đã tự sát trong tù sau khi bị bắt trong cuộc thanh trừng nàv. Theo tờ Times ở Luân Đôn, trước khi chết. Lapin đã viết một bức huyết thư và lén gửi ra ngoài. Bức thư viết: "Tôi đã khai nhận sai sự thật về những vấn đề mà tôi không hê biết và do luôn bị đe dọa dùng các biện pháp tra tấn mới nên tôi đã thừa nhận mọi điều mà người ta quy cho tôi. Tôi không phản bội cách mạng và không hề có bất cứ sự liên hệ nào với những phần tử như vậy dưới bất kỳ hình thức nào”.

        Phiên tòa xét xử những nhà chỉ huy quân sự kiệt xuất đó rõ ràng đã khiến Zhukov rất đau lòng, vì cá nhân ông biết một vài người trong số những người bị coi là “kẻ thù của nhân dân”. Mặc dù hầu như không đả động gì về các phiên tòa đó trong những bản hồi ký đầu, nhưng sau này ông nói tới nhiều hơn về những người bị thanh trừ, đặc biệt là Tukhachevsky và Uborevich. Ông đề cập tới khoảng 20 trường hợp. Một số nguyên lý cơ bản của chiến tranh mà Zhukov đã rút ra và áp dụng thành công trong chiến dịch có quy mô lớn ở Khalkin Gol, Mông Cổ chính là do Tukhachevsky vào một số người bị buộc tội có mưu đồ làm phản xây dựng lên. Chẳng hạn như: lực lượng thiết giáp phải tấn công độc lập; các chiến dịch phải được thực hiện có chiều sâu; hoạt động trinh sát, quân báo phải luôn được duy trì, có hiệu qua; hoạt động nghi binh và tấn công trước nhằm chiếm lợi thể phải được ưu tiên hàng đầu... Tất cả những điều này đã hình thành nên hạt nhân trong nghệ thuật quân sự của Zhukov.

        Nhưng trong bối cảnh “đâu đâu cũng thấy gián điệp” thời đó, Zhukov và hàng nghìn người như ông luôn bị thẩm tra về những mối quan hệ của họ với những người đã bị buộc nhiều tội khác nhau và đang bị cầm tù. Trên thực tế, hàng chục sĩ quan cấp cao mà Zhukov quen biết với tư cách cá nhân đã không thoát khỏi cảnh bắt giữ.

        Người ta ước tính, khoảng 45% sĩ quan cấp cao và sĩ quan chính trị trong lục quân và hải quân đã bị bắn hoặc cho giải ngũ. Trong khoảng 850 sĩ quan chỉ huy, từ cấp Đại tá tới Nguyên soái, có tới 85% bị thanh loại. Nhiều người sau này về sau được phục chức, như K.K. Rokossovsky. Ông bị tù 2 năm từ trước chiến tranh. Trong cuốn Những năm tháng đen tối trong cuộc đời tôi, tướng Gorbatov kể lại việc ông bị bắt giữ và hoàn cảnh đáng thương ở nơi lưu đày - Siberia trước khi được triệu hồi trở về nhận nhiệm vụ ra tiền tuyến chống bọn xâm lược Đức.

        Đặc biệt là, từ năm 1936 tới năm 1938 đã có tổng cộng 41.200 người bị “thanh lọc”. Các cuộc thanh trừng đã gây hậu quả nghiêm trọng, làm giảm sức chiến đấu của Hồng quân. Các tướng lĩnh Đức có nhận xét rằng, Hồng quân không phải là đối thủ của quân đội Quốc xã. Nhà sử học Richard Overy đã đưa ra một quan điểm thú vị. Theo ông, những lập luận cho rằng các cuộc thanh trừng đã làm suy yếu Hồng quân và Hải quân Xô viết dựa trên đánh giá quân đội Xô viết trước khi xảy ra cuộc thanh trừng có sức chiến đấu cao hơn là không đúng, vì có một khoảng cách lớn giữa lý thuyết và thực tế. Tính hiệu quả trong chỉ huy và kiểm soát của Hồng quân khi đó không cao; công tác huấn luyện, đào tạo kiến thức về quân sự trong sĩ quan và hạ sĩ quan ở mức thấp, chưa kể đến tình trạng sợ trách nhiệm, sợ bị đưa ra “tuyến đẩu” lan rộng trong Hồng quân1.

-----------------
        1. Nhà sử học người Anh Jonathan Haslem đã viết rằng, những cuộc thanh trừng của Stalin lại tạo thuận lợi cho chính phủ nhiều nước phương Tây, những kẻ trước chiến tranh “theo hệ tư tưởng thù địch với những người Nga đi theo cách mạng” không có ý định trở thành đồng minh với Mátxcơva. (J. Haslem, Liên bang Xô viết và cuộc chiến đấu vì nền an ninh chung ở châu Âu, 1933 - 1939, New York, 1984.)
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #28 vào lúc: 10 Tháng Chín, 2019, 10:06:26 am »


        Zhukov bị một ủy viên trong Hội đồng Quân sự của Quân khu Belorusia, Filipp Golikov, thẩm vấn ở Minsk. Zhukov có biết một số sĩ quan bị bắt từ trước, trong đó có Rokossovsky và Serdich, nhưng ông thẳng thắn nói rằng, cả hai đều là những người yêu nước và Đảng viên trung thành. Zhukov nhận thấy câu trả lời của ông không làm Golikov hài lòng.

        Golikov nêu ra hai điểm. Một là, có những báo cáo cho biết Zhukov đã đối xử rất khắt khe với chiến sĩ, thậm chí là thô bạo và không đánh giá đầy đủ tầm quan trọng của các chính trị viên. Đáp lại, Zhukov nói rằng ông chỉ gay gắt với những người bê trễ với nhiệm vụ. Hai là, có thông tin về việc vợ của Zhukov đã làm lễ rửa tội cho con gái thứ hai của họ là Ella. Zhukov bác bỏ điều này.

        Rõ ràng đó không phải là một cuộc thẩm vấn dễ chịu và Zhukov băn khoăn là liệu nó có gây trở ngại cho ông về khả năng trở thành Tư lệnh của Sư đoàn Kỵ binh số 3. Nhưng điểu đó không xảy ra. Và khi đảm nhận cương vị mới, Zhukov nhận thấy ngay, các đơn vị đang rất cần được tăng cường huấn luyện về chiến thuật quân sự lẫn giáo dục chính trị theo từng cấp tương ứng. Ông xác định đó là hậu quả của những cuộc thanh trừng, làm cho tinh thần và kỷ luật trong binh lính giảm sút. Những người chỉ huy bị coi là nghiêm khắc nhất luôn là mục tiêu của những kẻ mị dân, những kẻ cố gắng kết họ vào tội “kẻ thù của nhân dân”. Zhukov không phải là một người chịu sống thu mình, chấp nhận những điều phi lý mà luôn xông xáo. Nhưng ông cũng thừa nhận có sai sót trong nhiều trường hợp.

        Có lần, một sĩ quan cấp dưới yêu cầu ông giúp đỡ vì anh ta cảm thấy rất lo lắng khi bị triệu tập bất thường và có thể bị khai trừ khỏi Đảng tại một cuộc họp sắp tới, thậm chí có thể bị NKVD (tiền thân của KGB - ỦY ban An ninh nhà nước) bắt giam. Người sĩ quan này đang bị cáo buộc có quan hệ mật thiết với một trong những nhân vật cấp cao đã bị bắt giữ và xử bắn. Zhukov nhận lời tham dự cuộc họp. Anh sĩ quan kia còn bị tố cáo là không có tinh thần đồng đội và quá khắt khe trong chỉ huy chiến sĩ dưới quyền. Gần như chắc chắn anh ta sẽ bị loại ngũ và khai trừ khỏi Đáng. Zhukov phát biểu ý kiến bảo vệ người sĩ quan, để cao sự trung thực và năng lực của anh ta trên cương vị một chi huy. Ông cho ràng, trước khi “những kẻ thù của nhân dân” đó bị bắt thì làm sao người ta có thể biết mình cũng bị như vậy? Những lời tố cáo viên sĩ quan chỉ là thứ yếu so với tầm quan trọng chung. Khi cuộc họp kết thúc, quan điểm của Zhukov thắng thế. Người sĩ quan đó đã cảm ơn Zhukov trong làn nước mắt.

        Tuy nhiên, một trường hợp khác lại kết thúc trong bi kịch. Zhukov đã nhận lệnh chỉ huy Quân đoàn Kỵ binh số 6 do Tư lệnh Quân đoàn này bị thuyên chuyển tới Quân khu Kiev. Nhưng trong bầu không khí đầy sự trấn áp, khi đối diện với những lời cáo buộc của những kẻ nhỏ nhen trong một cuộc họp Đảng, vị Tư lệnh đã thừa nhận có quan hệ thân thiết với một trong các nguyên soái bị xử tử và lo sợ bị các cảnh sát mật tra khảo, ông ta đã tự tử. Zhukov không đề cập gì đến chuyện này trong cuốn hồi ký xuất bản lần đầu tiên của ông.

        Zhukov phải đương đầu với nhiều lời chỉ trích, cáo buộc của các tố chức Đảng trong Quân đoàn với không dưới 80 đảng viên khi đó. Chủ đề vẫn là cách xử sự, tác phong chỉ huy và quan hệ của ông với Uborevich, người bị xử tử mới đây (ít nhất họ đã từng có một lần ăn tối riêng với nhau) và “những kẻ thù của nhân dân” khác.

        Thật không may cho Zhukov khi mà người cáo buộc nhiều nhất lại chính là người phụ trách công tác chính trị của Sư đoàn Kỵ binh số" 4, S.P. Tikhomirov, người đã chiến đấu cùng với Zhukov trong nhiều năm, nhưng họ chưa bao giờ là những người bạn thân thiết của nhau. Trong cuộc họp, kẻ buộc tội ông lẩn tránh trách nhiệm và tỏ ra rất quỷ quyệt, không trả lời thắng thắn trước những câu hỏi trực tiếp của Zhukov. Ông ta không cho Zhukov cơ hội để thanh minh cho mình. Zhukov thừa nhận là có những lúc ông đã thiếu kiềm chế đối với những người thiếu trách nhiệm với nhiệm vụ được giao. Việc ăn tối với Uborevich chỉ là biểu hiện của mối quan hệ thân thiện giữa những người lính với nhau và đó chính là một mục tiêu của mọi đảng viên và họ hoàn toàn không có bất cứ một hành vi phản bội nào. Ông tin tương mạnh mẽ vào kỷ luật và khả năng chiến đấu của đơn vị và điều này càn phải được làm đầu tiên, trước khi có “những lời nói hay và tình đồng chí”.

        Lời giải thích của Zhukov được chấp nhận, nhưng để được đánh giá chính xác hơn, ông đã gửi điện cho Stalin và Voroshilov ở điện Kremlin. (Ông không bao giờ nhận được câu trả lời). Zhukov vẫn tiếp tục giữ vị trí công tác đó, nhưng không bao giờ tha thứ cho Chính ủy Tikhomirov và cắt đứt quan hệ với ông ta.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #29 vào lúc: 10 Tháng Chín, 2019, 10:07:58 am »


CHƯƠNG 5

ZHUKOV Ở MÔNG CỔ

        Tôi đã chứng kiến nhiều chiến công anh dũng vĩ đại của Hồng quân Liên Xô, của những người lính Mông Cổ cùng các chỉ huy của họ.
G.K.ZHUKOV, Nhớ lại và suy ngẫm       

        Chiến dịch Khalkin Gol hầu như được biết tới ở phương Tây và dường như thoạt đầu ý nghĩa quan trọng của nó cũng chỉ được đánh giá là có mức độ nhất định. Tuy nhiên, trận chiến lớn giữa quân Nhật và lực lượng Xô viết ở Mông Cô năm 1939 đó còn có ảnh hương vượt ra ngoài phạm vi biên giới các nước tham chiến. Trước hết, chiến thắng của Georgi Zhukov đã giúp ổn định tình hình khu vực Viễn Đông. Thứ hai, thất bại ở Mông Cổ góp phần ngăn Nhật không cùng lúc xâm lược Liên bang Xô viết với quân của Hitler mà thay vào đó, chúng chuyển hướng xuống phía Nam, tấn công Hồng Kông và Singapore sau khi giành chiến thắng ở Trân Châu Cảng. Đối với riêng cá nhân Zhukov, đây chính là điểm khỏi đầu cuộc đời binh nghiệp mà về sau các chuyên gia đã đánh giá ông là một trong những người lính vĩ đại nhất của thế kỷ.

        Mọi việc bắt đầu từ một cuộc điện thoại ngày 1 tháng 6 năm 1939 từ Mátxcơva. Zhukov khi đó là Phó Tư lệnh Quân khu Belorussia và đang rất bận rộn chỉ đạo công tác diễn tập thì được yêu cầu phải có mặt tại Mátxcơva ngay ngày hôm sau.

        - Đồng chí có biết vì sao tôi lại được gọi về Mátxcơva đột ngột thể không? - Zhukov hỏi người sĩ quan ở đầu dây kia.

        - Tôi không biết. Tất cả những gì tôi biết là sáng mai đồng chí phải có mặt ở văn phòng của Nguyên soái Voroshilov.

        Ngày hôm sau, Zhukov trình diện Nguyên soái Voroshilov, người phụ trách các lực lượng quốc phòng Xô viết. Nguyên soái yêu cầu ông sẵn sàng nhận lệnh bay tới Mông Cổ vì các lực lượng Mông Cổ đang giao chiến với quân Nhật; bọn Nhật đã xâm nhập vào Mông cố từ phía Đông ở cấp sư đoàn. Sáng sớm ngày hôm đó (ngày 2 tháng 1 năm 1939), Zhukov đã được thông báo vắn tắt tình hình và xem bản đồ chiến sự.

        - Đồng chí hãy nhìn đây - Voroshilov chỉ vào bản dồ và nói

        - Đây là khu vực quân Nhật từ lâu đã tiến hành các cuộc tấn công khiêu khích vào các chiến sĩ biên phòng Mông cổ, còn đây là vị trí đơn vị đồn trú của quân Nhật ở Hailar đã xâm nhập vào lãnh thổ Mông cổ và tấn công những đơn vị biên phòng đóng quân ở khu vực phía Đông sông Khalkin. Tôi cho rằng, chúng đã tự dấn mình vào một cuộc phiêu lưu quân sự lớn. Dù thế nào đi nữa, giờ mới chỉ là bắt đầu... Đồng chí có thể ngay lập tức bay tới đó và nếu có yêu cầu, đồng chí có thể nhận nhiệm vụ chỉ huy bộ đội được không?

        - Tôi sẵn sàng đi ngay lúc này.

        - Rất tốt - Voroshilov, nguyên là lính kỵ binh trong cuộc Nội chiến và một trong những người bạn chí cốt của Stalin nói - máy bay sẽ đón đồng chí tại sân bay trung tâm lúc 16 giờ. Đồng chí phải ghé qua chỗ Smoridonov để nhận những tài liệu cần thiết và trao đổi về công tác liên lạc với Bộ Tổng tham mưu. Một tổ chuyên viên quân sự sẽ bay cùng đồng chí. Tam biệt và chúc đồng chí mọi điều tốt lành!

        Trước khi Zhukov đi, Voroshilov còn đưa cho ông cam kết của Chính phủ Liên Xô trong việc bảo vệ Mông cổ khỏi bất cứ cuộc ngoại xâm nào theo Hiệp ước ký ngày 12 tháng 3 năm 1936 giữa hai nước.

        Zhukov đã ghé qua chỗ Ivan Smorodinov, Quyền Tổng tham mưu trưởng. Ông yêu cầu: “Ngay khi tới nơi, đồng chí hãy nghiên cứu những gì đang xảy ra ở đấy và báo cáo về cho chúng tôi. Nhưng đồng chí phải thẳng thắn nêu ý kiến, không được  giấu giếm tình hình thực tế ở đó”.

        Đầu tiên, máy bay của Zhukov hạ cánh xuống thành phố Chita thuộc Siberia, phía Bắc Mông cổ, gặp các thành viên Bộ Tư lệnh Quân khu và nghe báo cáo sơ lược về những diễn biến mới nhất: không quân Nhật đã thâm nhập sâu vào không phận của Mông Cổ, truy đuổi và bắn phá các phương tiện cơ giới của Hồng quân Xô viết và Mông cổ.

        Ba ngày sau khi rời Mátxcơva, Zhukov đã tới Tamtsak -  Bulak nơi đặt Bộ chi huy của Quân đoàn Đặc biệt số 57 và gặp Tư lệnh N.F. Feklenko cùng Ban tham mưu Quân đoàn.

        Đáng chú ý, tình báo quân sự Nhật đã sớm biết được Zhukov có mặt ở Mông cổ. Hoá ra tin này do Kyojo Tominaga, nguyên Tuỳ viên quân sự tại Đại sứ quân Nhật ở Mátxcơva, cung cấp. Ông ta rất giỏi tiếng Nga và đã gặp Zhukov ở Mátxcơva. Tominaga, lúc đó đang làm việc tại Bộ Tư lệnh tối cao quân đội Thiên Hoàng ở Tokyo, nhớ ngay đến “phong cách của Zhukov” và đã tiên đoán chính xác rằng một cuộc phản kích lớn của quân Nga sẽ sớm nổ ra vì Georgi Zhukov đã tới chiến trường. (Tominaga sau trở thành một tướng “Thần phong” của không quân Nhật; trong chiến tranh ở Thái Bình Dương, chỉ huy một căn cứ “Thần phong" ở Philippines).
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM