Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 04:55:06 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Nguyên soái Zhukov người chiến thắng Hitler  (Đọc 13444 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« vào lúc: 04 Tháng Chín, 2019, 08:50:12 pm »

      
        - Tên sách :  Nguyên soái Zhukov người chiến thắng Hitler

        - Tác giả : Albert Axell
                       Việt Linh dịch từ bản tiếng Anh :  Marshal Zhukov the man who beat Hitler    

        - Nhà xuất bản Công an nhân dân

        - Số hóa : Giangtvx

« Sửa lần cuối: 14 Tháng Sáu, 2020, 04:25:56 am gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #1 vào lúc: 04 Tháng Chín, 2019, 08:52:27 pm »


LỜI CẢM ƠN

        Trong suốt 25 năm cuối thế kỷ XX, tác giả đã phỏng vấn hơn 30 vị tướng lĩnh, đô đốc, nguyên soái không quân Nga, những người đã chiến đấu chống quân phát xít của Adolf Hitler. Nhiều người trong số họ đã sát cánh chiến đấu bên cạnh hoặc dưới quyền chỉ huy của Nguyên soái Georgi Zhukov trong những năm 1941 - 1945; một số người từng tham gia các cuộc nội chiến ở Nga, Tây Ban Nha và cuộc chiến chống quân Nhật năm 1945; có những người, giống như Zhukov, từng là lính kỵ binh; khi chiến tranh kết thúc, nhiều tướng lĩnh này còn ở lại Berlin. Có thể nêu tên họ như: Nguyên soái không quân Sergei Rudenko, Thuỷ sư Đô đốc Sergei Gorshkov, các tướng Ivan Shavrov, Afanasy Beloborodov, M.ỉ. Belov, LG. Pavlovsky, L.s. Skvirsky, Semyon Krivoshein, Alexei Zheltov, David Dragunsky, s.p. Vasiagin, Boris Vyashin và Đô dốc M.M. Ivanov. Cũng như trong mọi cuộc chiến tranh, nhiều người trong số các tướng lĩnh này đã đổ xương máu nơi chiến trường, bị thương một, hai, ba, thậm chí bốn lần; nhiều người có kiến thức uyên bác và ham học hỏi. Sáu hoặc bảy người đã mời tác giá tới nhà riêng có phòng đọc với những giá đầy sách, trong đó có nhiều bộ sưu tập những tác phẩm văn học kinh điển của các đại thi hào văn học Nga như Pushkin, Gogol, Dostoievsky, Tolstoy, Turgenev và Chekhov.

        Năm 2002, hai thành viên của Viện hàn làm khoa học Nga đã nhiệt tình giúp đỡ tác giả trong quá trình nghiên cứu, thu thập tài liệu cho cuốn sách này. Đó là Giáo sư Oleg Rzhcshevsky. Chủ tịch uỷ ban Quốc gia các nhà sử học Nga, Chủ tịch Hiệp hội các nhà sử học nghiên cứu về Chiến tranh thế giới II và nhà sử học, Tiến sĩ Mikhail Myagkov. Xin gửi lời cám ơn đặc biệt chân thành tới hai người con gái lớn của Nguyên soái Zhukov, Ella và Era, đã sẵn sàng phúc đáp mọi điều liên quan đến cha họ khi tác giả tới Mátxcơva; hai người còn cung cấp cho tác giả hàng chục tấm ảnh của gia đình, thậm chí đã tháo một số tấm trên tường phòng khách xuống cho tác giả chụp lại.

        Thái độ của người Đức đối với những chiến thắng quan trọng của Zhukov chủ yếu được biết tới qua báo chí và những cuốn hồi ký của một số tướng lĩnh Đức đã chiến đấu trên chiến trường Nga, như các tướng Heinz Guderian, Hasso von Manteufel, Kurt von Tippelskirch, Franz Haider, Gunther Blumentritt và Hans Doerr.

        Quá trình nghiên cứu, tìm hiểu về cuộc đời của Zhukov cần rất nhiều tư liệu ở các cơ quan lưu trữ và các thư viện. Tác giả muốn gửi lời cám ơn tới những cán bộ Cục Lưu trữ Quân sự quốc gia Nga và Cục Lưu trữ Trung ương thuộc Bộ Quốc phòng Nga, các cán bộ Thư viện Anh quốc ở Luân Đôn (gồm cả Thư viện báo), Bảo tàng Chiến tranh, Hiệp hội vì sự hợp tác và nghiên cứu Xô viết, Thư viện Cottage Thụy Sĩ và Thư viện Tây Hampstead đã giúp đỡ tác giá hoàn thành cuốn sách.

        Cám ơn các chuyên gia Anh, Ireland, Nga và Đức đã giúp dọc bản thảo, nhận xét và đóng góp ý kiến cho tác giả hoàn thiện cuốn sách này.

        Tác giả củng xin gửi lời cám ơn sâu sắc tới bạn bè và đồng nghiệp, những người đã luôn ủng hộ và khích lệ tác giả. Có thể kể tới một số người như: v.v. Makarov, Ann Pavett, Janet Q. Treloar, John Hale-White, Nicolas Gibbs, Ronald James Wren, Barry Holmes, Dmitry Shaklanoff, Jay Axelbank, Dominique Le Frapper, Martin Blakeway và Paul Colston - Biên tập viên tạp chí Tấm gương Nga (Russian Mirror).

        Cuối cùng, tác giả xin được chân thành cám ơn Casey Mein, Ann Vinegrad và Magda Robsson - các thành viên có chuyên môn cao của Ban biên tập Nhà xuất bản Longman (Pearson Education) ở Luân Đôn và trợ lý biên tập riêng Pendleton Campbell.


Zhukov và cháu gái Alexandra sau chiến tranh

Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #2 vào lúc: 04 Tháng Chín, 2019, 08:56:40 pm »

     
LỜI GIỚI THIỆU

ĐI TÌM CHÂN DUNG MỘT ZHUKOV ĐÍCH THỰC

        “Suốt thời thơ ấu và trai trẻ, cha tôi đã phải chịu đựng nhiều gian khổ và nghèo túng. Nhưng cuộc đời đã dạy ông rất nhiều và đã tôi luyện ông.”
Maria Zhukova        

        Người đã có công đánh bại chế độ Quốc xã của Hitler nhiều hơn bất cứ ai khác, nhưng cũng là người được ít biết đến nhất ở phương Tây. Một cuộc khảo sát tại các thư viện gần đây cho thấy: có hơn 65 cuốn sách viết về cuộc đời của Montgomery, 190 cuốn viết về Eisenhower, 79 cuốn về MacArthur, trên 20 cuốn về Alanbrooke, 30 cuốn về Wavell và 54 cuốn về Patton; ngay cả ở Đức cũng có tới 16 cuốn viết về Guderian, hơn 50 cuốn về Rommel. Thế nhưng, chỉ có 3 cuốn sách viết về cuộc đời của Georgi Zhukov, vị Nguyên soái Nga đã khiến tướng Mỹ Dwight “Ike” Eisenhower (sau trở thành Tống thống Mỹ) phải thừa nhận ông là người mà Liên Hiệp Quốc mắc nợ lớn hơn bất cứ nhân vật quân sự nối tiếng nào khác trên thế giới vì những chiến công chống phát xít Đức.

        Vậy người mà phương Tây mắc nợ là ai?

        Georgi Zhukov ít dược biết đến ở phương Tây, bởi vì nhiều năm trước, ngay trên chính quê hương mình, ông là nhân vật không được tôn vinh, không được nhắc đến trên các phương tiện thông tin đại chúng, vai trò to lớn của ông trong chiến thắng chống nước Đức của Hitler bị chính sử làm lu mờ hoặc cố tình bỏ qua. Nhà sử học Vasily Morozov cho rằng, Zhukov đã phải trải qua một giai đoạn “lịch sử bị bóp méo thảm thương do sự bất công lớn" bởi những thế lực chính trị. Một nhà sử học khác là Victor Anfilov coi đó là thời đại của “những điều xấu xa tạo dựng nên sự kiểm soát chính trị” dưới thời Stalin và Khrushchev. Tuy nhiên, giờ đây, Nguyên soái Zhukov (1896 - 1974) đã được thừa nhận là “anh hùng của nhân dân” như các anh hùng dân tộc Minin và Pozharski của thế kỷ XVII, anh hùng Suvorov của thế kỷ  XVIII và Kutuzov ở thế kỷ XIX của đất nước.

        Zhukov thường bị đánh giá là một người khắt khe... và ông đúng là người như vậy. Dưới dây là nhận xét của nhà sử học Victor Anfilov:

        Ông thực sự là một người khắt khe, luôn đòi hỏi và nghiêm khắc. Quyết tâm chiến thắng kẻ thù không chỉ in đậm trong suy nghĩ mà cả trong trái tim của ông. Ông không sợ phải đối mặt với cái chết. Ông thường mong muốn binh lính phải vững vàng không chỉ bằng mệnh lệnh nghiêm khắc mà còn bằng cả yêu cầu. Ngày 21 tháng 10 năm 1941, khi những trận đánh bảo vệ thị trấn Rogachov đang diễn ra, ông đã gửi cho Tư lệnh Lữ đoàn tăng số 8, P.A. Rotmistrov bức điện: “Tỏi yêu cầu đồng chí phải giữ được Rogachov ít nhất là 24 giờ nữa"1.

        Đó còn hơn cả một lời yêu cầu. “Đây chính là một bài học cho chúng ta về nghệ thuật chỉ huy và cần phải thật am hiểu về tâm lý con người", Anílilov nói.

        Trong suốt cuộc đòi binh nghiệp của mình, Zhukov luôn bị công kích là hay đòi hỏi quá khắt khe, bị cáo buộc là hay "sách nhiễu quá đáng”. Zhukov vẫn giữ tính cách này khi nắm giữ những cương vị cao nhất trong quân đội. Nhưng nhà sử học N. Badiakin cho rằng, chính vị Nguyên soái đã đặt ra cho mình những tiêu chuẩn cao nhất và “chính nó cho ông quyền được đòi hỏi người khác cũng phải có được tiêu chuẩn như thế". Badiakin nhấn mạnh việc Zhukov tập trung chú ý tới từng chi tiết trong công việc. Badiakin kể lại quãng thời gian hồi ông là một sĩ quan trẻ, có nhiệm vụ viết các báo cáo năm về công tác huấn luyện gửi lên Zhukov, khi đó là Tổng tư lệnh Quân khu, duyệt: “Thường thường, sau hai tuần, chúng tôi nhận lại các bản báo cáo và các bạn khó có thể hình dung được... Chúng đầy rẫy những bút tích, nhận xét và chỉ thị của Zhukov. Và đã có vô số báo cáo như vậy được chuyển tới Zhukov”. Badiakin cho rằng, Zhukov không giao nhiệm vụ đó cho ai, ông coi đây là “một phần công việc của mình”.

        Zhukov là người rất trung thành với những sự thật lịch sử. Tờ báo quân sự Krasnaya Zvezda (Ngôi sao đỏ) đã trích dẫn lời Zhukov như sau: “Thời gian sẽ đặt mọi thứ vào đúng chỗ của nó và thời gian sẽ phán quyết, đánh giá mỗi người... Chỉ có bằng cách nói lên sự thật và chiến đấu vì điều dó bạn mới có thể thực sự cống hiến hết mình cho nhân dân”. Nhà sử học Anfilov giải thích: “Điều Zhukov muốn nói là chúng ta phải dám nhìn thẳng vào sự thật; không được xấu hổ khi thừa nhận rằng vào thời kỳ đầu cuộc chiến chống phát xít Đức, kẻ thù của chúng ta mạnh hơn, nhiều kinh nghiệm hơn chúng ta, đồng thời được chuẩn bị, huấn luyện và vũ trang tốt hơn chúng ta”. Và ông thừa nhận, sự thực là khi đó quân đội của chúng ta nên “nhanh chóng rút lui" để bảo toàn lực lượng chứ không nên gọi là "buộc phải rút quân".

        Zhukov không phải là người chịu đầu hàng số phận. Maria Zhukova, con gái út của ông kể rằng cha cô đã dạy các con gái của mình không bao giờ được lùi bước trước khó khăn, vì “một cuộc sống khó khăn chính là trường học tốt nhất của cuộc đời”. Sự bàng quan chính là điều đáng sợ nhất. Suốt thời thơ ấu và trai trẻ, cha tôi đã phải chịu dựng nhiều gian khổ và nghèo túng. Nhưng cuộc đời đã dạy ông rất nhiều và đã tôi luyện ông”.

-------------------
        1. Victor Anfilov, Báo Krasnaya Zvezda (Ngôi sao đỏ), ngày 26 tháng 12 năm 2001; Harry Shukman, Những tướng lĩnh của Stalin, 1993; W.J.Spahr, Zhukov - Những bước thăng trầm của nhà chỉ huy vĩ đại, 1993.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #3 vào lúc: 04 Tháng Chín, 2019, 09:00:16 pm »


        Zhukov thường bị buộc tội là “nướng quân”... Đây không phải là một vấn đề dễ lý giải bởi vì không có Luật Queensberry1trên mặt trận phía Đông (châu Âu) và bọn phát xít Đức xâm lược chính là những kẻ nhẫn tâm, tàn ác nhất trong lịch sử. Một tên tướng của Hitler là Franz Haider đã ghi câu nhận xét cay độc trong nhật ký của hắn: “Mặt trận phía Đông, sự tàn nhẫn lại chính là sự nhân đạo đối với tương lai”. Không còn nghi ngờ nhiều nữa, trong chiến tranh, bất cứ một vị tướng nào cũng có thể bị chỉ trích là không quan tâm tới sự tổn thất về sinh mạng. Và Zhukov chính là người châm ngòi cho sự chỉ trích này. Chẳng hạn, ông chấp nhận “thiệt thòi” khi đấu tranh nhằm bảo vệ tính mạng cho những người lính như lúc ông tranh luận với Stalin về việc tính toán thời gian mở chiến dịch hoặc đưa ra đề nghị huỷ bỏ vì nhận thấy nếu thực hiện chiến dịch đó sẽ dẫn đến nhiều thương vong (Xem Chương 15). Xét về vấn đề này còn phải đặt trong bối cảnh chiến trường trải rộng trên lãnh thổ Liên Xô. Riêng chiến trường Stalingrad đã có hàng triệu binh lính tham chiến, kéo dài trên một phạm vi tương dương với quãng đường từ New York tới Florida hay gấp hai lần khoảng cách từ Luân Đôn tới Aberdeen.

        Có dáng người đậm, chắc nịch, điển trai, cặp mắt màu xanh xám dưới đôi kính không gọng, “tửu lượng” khá, khiêu vũ giỏi, không hút thuốc lá, nhưng Georgi Konstantinovich Zhukov lại bị nhiêu đồng đội nhận xét là cục cằn, thô lỗ, ngạo mạn, kiêu căng và trần tục. K.K. Rokossovky (sau trơ thành một nguyên soái), biết Zhukov rất rõ, đã miêu tả ông hồi năm 1930 là “người kiên quyết, cứng cỏi và quyết đoán”, nhưng cũng hay “đòi hỏi khắt khe” và “thiếu nhạy cảm”. Một năm sau, Zhukov bị S.M. Budenny, một sĩ quan cấp cao, người anh hùng Côdắc nổi tiếng thời Nội chiến, quy kết là người khắt khe quá đáng và thô lỗ. Những lời chỉ trích tương tự - quá nghiêm khắc - thường xuyên chĩa vào ông trong suốt cuộc Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại (cách người Nga gọi chiến tranh thế giới thứ hai). Không còn nghi ngờ gì, Zhukov thực sự rất thô lỗ, khắt khe và nghiêm khắc. Trước những chỉ trích như vậy, Zhukov thừa nhận và cho rằng những điều đó được phản ánh đúng. Ông cũng luôn công nhận mình là người rất thẳng thắn, nhưng ông tự tha thứ cho mình khi nói rằng trong lúc vận mạng của hàng ngàn người đang bị thách thức và một chiến dịch lớn đang diễn ra thì không thể có thời gian cho “sự lịch thiệp”.

        Zhukov có những hạn chế riêng và bị chỉ trích, công kích trong các cuốn sách, tạp chí ở cả trong và ngoài nước là người hay gắt gỏng, kiêu căng, ngạo mạn. Một nhà văn phương Tây cho rằng, Zhukov là người “khắc nghiệt” và “đầy lòng hận thù”, nhưng không một đồng nghiệp phương Tây hay những người Nga yêu nước nào, những người hiểu ông tường tận, lại nhận thấy những điều xấu xa đó ỏ con người ông.

        Nhưng có một sự chỉ trích rất gay gắt của một người Anh, Ngài David Kelly, nguyên Đại sứ Anh ở Mátxcơva. Ông ta viết về Zhukov như sau: “Ông chính là hiện thân cho học thuyết quân sự của Hồng quân Liên Xô... dựa trên nên tảng nền kinh tế kê hoạch tập trung cao độ, nghệ thuật quân sự là thực hiện đường lối của Đảng trong lĩnh vực này và một điều chắc chắn là mọi cuộc chiến tranh đều xuất phát từ lợi ích giai cấp, vì vậy chiến tranh hoàn toàn không thế tránh khỏi cho đến khi xã hội tư bản chủ nghĩa cuối cùng bị xoá sổ”2.

        Đặt mọi lời chỉ trích trên sang bên cạnh là một Georgi Zhukov gần gũi hơn, thân thiện hơn, nhân văn hơn. Một viên tướng của nước Anh, Ngài Francis de Guingand, Tham mưu trưởng của Thống chế Montgomery miêu tả Zhukov là một người “thân thiện và vui vẻ”3. Nhà văn Mỹ John Gunther sau khi gặp ông vài lần sau chiến tranh đã miêu tả Zhukov là người có “nụ cười thân thiện, vui vẻ, chân thật nhất, hơn bất cứ một nhà lãnh đạo Nga nào mà chúng tôi đã gặp”. Và John, con trai của tướng Mỹ Dwight Eisenhower, đã gọi Zhukov là người “tâm đầu ý hợp” với mình, thậm chí là rất “sôi nổi”.

        Khi không ở ngoài chiến trường, Georgi Zhukov là một người cha yêu thương con cái. Mỗi khi có điều kiện được về thăm nhà một hay hai ngày (thường là sau mỗi cuộc tấn công thắng lợi vào phòng tuyến của quân thù), ông thường dành thời gian nghi ngơi, vui đùa, thư giãn cùng vợ và các cô con gái hoặc tấu lên một giai điệu vui nhộn và chơi một bản nhạc Nga truyền thống bằng cây dàn accordion.

        Điều khác biệt giữa Zhukov với những người Nga khác chính là tinh thần độc lập, tự chủ mạnh mẽ, am hiểu lịch sử và khát vọng hòa bình, hữu nghị lâu bền sau chiến tranh, thậm chí ông còn ủng hộ sự đoàn kết giữa các nước Đống minh đã tham chiến nhằm ngăn chặn những mối đe dọa đối với hòa bình của thế giới có thể xảy ra. Zhukov qua đời năm 1974 ở tuổi 77. Nước Nga sẽ mãi ghi nhớ đến ông, chứ không như đã từng quên lãng ông, một người Cộng sản, cho đến tận nhiều năm sau này.

        Tướng Eisenhower đã làm việc gần gũi với Zhukov một năm trong khuôn khổ Hội đồng Kiểm soát ở Đức sau chiến tranh, nói rằng, những khác biệt trong niềm tin của hai người là chủ đề mà họ có thể nói chuyện một cách thắng thắn, chân thành khi làm việc cùng nhau - điểu mà họ không thể có được khi đứng trên cương vị công tác chính thức của mình. Trong thời kỳ hậu chiến, có lần đã có người nói Zhukov chính là “người xuất sắc nhất ở Liên bang Xô viết”. Khi nói chuyện với các nhà báo, một nhà ngoại giao nước ngoài tại Mátxcơva nhận xét rằng, điều làm cho vị Nguyên soái khác với những người khác là: “Zhukov là người duy nhất đánh giá cao người dám nói lên sự thật. Ông có thể né tránh các câu hỏi, nhưng ông sẽ không bao giờ nói dối”4.

-----------------------
        1. Luật tiêu chuẩn, đặt ra nhằm tôn vinh Hầu tước vùng Queensberry, Anh, năm 1867, quy định đeo găng, thời gian các hiệp đấu ngắn và cấm sử dụng các đòn vật trong môn Quyền Anh - ND.

        2. Báo Observer, ngày 7 tháng 7 năm 1957.

        3. Thiếu tướng, Ngài Francis de Guingand, Các danh tưống trong chiên tranh, Luân Đôn, 1972.

        4. John Gunther, Bên trong nước Nga ngày nay, Luân Đòn. 1957.

Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #4 vào lúc: 05 Tháng Chín, 2019, 04:39:36 am »


        Trong quãng thời gian nghỉ hưu đầy khó khăn, Zhukov đã phải đấu tranh yêu cầu Ban lãnh dạo điện Kremlin không được  cắt xén nội dung cuốn hồi ký đồ sộ của ông. Đó là những cuốn sách cho đến nay vẫn được coi là những hồi ký chiến tranh có giá trị nhất trong số những tác phẩm tương tự của các tướng lĩnh và nguyên soái nổi tiếng đã được xuất bản. Thật chẳng bao giờ dễ dàng cho ông khi bảo vệ sự thật.

        Chẳng có gì phải đáng ngạc nhiên khi quá trình Ban kiểm duyệt của Đảng duyệt bản thảo ban đầu cuốn hồi ký của Zhukov vô cùng chặt chẽ (cuốn sách được xuất bản lần đầu tiên ở Nga vào cuối những năm 1960), một số nhà quan sát đã được nhắc đến nhân vật người Anh Cả trong cuốn tiểu thuyết xuất bản năm 1984 của tác giả người Anh George Orwell (xem Chương 17). Sự giống nhau rất có thể xảy ra. Trong cuốn tiểu thuyết của Orwell có một “Bộ Sự thật” với nhiệm vụ chuyên “làm sạch” những phần viết về quá khứ để làm vừa lòng nhân vật Anh Lớn. người có một mục đích lớn lao trong suy nghĩ là: Bằng cách kêu gọi nói dối về sự thật, bằng cách viết lại lịch sử, người Anh Lớn có thể duy trì được ít nhất là một vài thời kỳ hoàng kim của lịch sử.

        Georgi Zhukov là ai?

        Trong chiến tranh thế giới thứ hai, con số thương vong mỗi ngày của phía Hồng quân là gần 10.000 sĩ quan, binh lính và con số này là gấp đôi nếu tính cả dân thường. Zhukov thường được cử đến những khu vực chiến trường đang trong tình trạng nguy kịch. Và nhờ tài tháo gỡ thế bí đưa quân đội thoát khỏi những tình huống gay cấn đó, ông liên tục được thưởng các loại huân, huy chương. Có vô số những câu chuyện không hồi kết về những ngôn từ hoa mỹ của vị Nguyên soái và thói quen đưa ra tối hậu thư đối với các chỉ huy cứng đầu của ông. Có người kể rằng, một ví dụ điển hình cho tính cách này là câu ông nói với các sĩ quan chỉ huy ở tiền tuyến: “Hoặc là đến sáng mai phải thực thi mệnh lệnh hoặc là các anh sẽ bị bắn vì tội phản bội”. Một chiến thuật của Zhukov là đưa ra những mệnh lệnh có vẻ như là không thể thực thi được qua điện thoại và gác máy mà không để cho các sĩ quan chỉ huy có cơ hội được bàn cãi.

        Zhukov không bao giờ mủi lòng trước những kẻ hèn nhát và những kẻ gây hoang mang, dao động trong binh lính; trong những trường hợp nghiêm trọng, ông có đầy đủ khả năng lập một đội hành quyết những phần tử đó. Tháng 9 năm 1941, khi Leningrad đang bị bao vây, ông đã ra lệnh nếu bất cứ ai rời bỏ vị trí chiến đấu mà không được sự cho phép bằng văn bản sẽ bị bắn bỏ.

        Năm 2002, một cuốn sách bán chạy của tác giả người Anh, Antony Beevor, có những luận điệu xuyên tạc về binh lính Nga ở Đức năm 1945 được xuất bản tại Luân Đôn (Berlin sụp đổ, 1945). Cuốn sách này ngay lập tức bị Đại sứ Nga tại Luân Đôn Grigory Karasin và sau đó là Giáo sư, Tiến sĩ Joachim Fest, một nhà sử học có tiếng của Đức chỉ trích mạnh mẽ. ông Karasin đã gọi việc xuất bản cuổn sách là “một hành động báng bổ, chống lại không chỉ nước Nga và nhân dân chúng tôi mà còn chống lại tất cả các quốc gia và hàng triệu người đã phải chịu sự thống trị của Chủ nghĩa phát xít”. Tiến sĩ Fest, một chuyên gia về Hitler và Berlin ở thời điểm kết thúc chiến tranh, đã miêu tả cuốn sách trên là sự “chắp vá lịch sử” và gieo rắc những sai lệch về sự thật lịch sử. Hàng loạt hành dộng hãm hiếp phụ nữ, cướp phá, trả thù, hành động tàn bạo là những nội dung trọng tâm được miêu tả trong cuốn sách của Beevor và tác giả khẳng định tất cả những hành động này xảy ra dưới sự chỉ huy của Nguyên soái Zhukov, trong suốt một năm đầu sau khi chế độ Hitler sụp đố và khi đó Georgi Zhukov là Tổng Tư lệnh các lực lượng Xô viết ở Đức. Có một câu (ở trang 413 cuốn sách trên) nói rằng, “nhiều người” nghĩ lính Xô viết được phép có hai tuần để làm bất cứ điều gì mà họ cảm thấy thích thú đối với người dân Đức trước khi mọi kỷ luật có hiệu lực. Nhưng Beevor vẫn không hiểu gì về Zhukov cả, đặc biệt là phản ứng nhanh nhạy của ông đối với sự thiếu kỷ luật của binh lính. Đọc cẩn thận, kỹ càng và phát hiện những khiếm khuyết hoặc những tuyên bố sai lệch trong cuốn sách là 5 - 6 vị tướng hàng đầu của Nga và một số người khác (trong đó có cả Zhukov). Họ là những người đã có mặt tại Berlin vào tháng 5 năm 1945 - quãng thời gian mà cuốn sách tuyên truyền là có những hành động phi đạo đức, thậm chí ám chỉ những hành động tàn bạo, vô nhân đạo ở mọi cấp đối với chê độ Đức Quốc xã; và họ là những người đã trực tiếp nói với người Đức về an ninh và kỷ luật, họ đã ghi lại những cuộc nói chuyện trên trong các cuốn hồi ký1. (Về đề tài tội ác của quân chiếm đóng - dù là có thật hay chỉ những lời đồn thối - còn có một cuốn sách khác xuất hiện sớm hơn nhiều (năm 1958) không chỉ đề cập đến những hành động hãm hiếp phụ nữ và cướp bóc của binh lính Nga ở Đức mà còn vu cáo Nguyên soái Zhukov có dính líu tới những hành động này. Cuốn sách khẳng định, Nguyên soái Zhukov đã “ra lệnh” (nguyên văn tác giả) cho Hồng quân được phép có những hành động truy lạc đối với dân Đức trong vòng 3 tuần. Cuốn sách do một tổ chức tôn giáo ở Mỹ tái bản tới 14 lần).

------------------
        1. Về những đánh giá sai lệch của tác giả trong cuốn sách, xem Chương 12. Tuy nhiên, có một điều mà tác giả bỏ sót xin được trích dẫn ra đây: Hệ thống các trại tập trung với các lò thiêu và phòng gây ngạt lớn của bọn phát xít. Nếu có ai đặt câu hỏi về tội ác tương tự vào tháng 5, 6 năm 1945, thi hãy xem những chi tiết về “những cỗ máy giết người" của Hitler được coi là biểu hiện sinh động, rõ ràng nhất của chủ nghĩa phát xít (các trại tập trung đó, chủ yếu ở Đức và Ba Lan, được giải phóng vào tháng 4 năm 1945). Chẳng hạn, nhiều trại tập trung có những lò nấu kim loại đặc biệt để nấu chảy những chiếc răng làm bằng vàng lấy trong miệng những tù nhân đã chết. Chúng thu được trung bình mỗi ngày 12 kg vàng. Gác mái của những lò thiêu được sử dụng làm nơi sấy khô tóc của những người chết; tro của họ được dùng để lấp các đầm lầy hay làm phân bón cho những vườn bắp cải; một số trại có những nghĩa địa lớn nhất thế giới.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #5 vào lúc: 05 Tháng Chín, 2019, 04:41:42 am »


        Hanson w. Baldwin, chuyên gia người Mỹ về các vấn để quân sự, biên tập viên tờ New York Times đặc biệt chú ý tới tài năng chiến lược của Zhukov. Baldwin cho rằng, trong suốt quãng thời gian thực thi nhiệm vụ quan trọng đầu tiên được giao là đánh bại quân xâm lược Nhật Bản ở Mông cổ mùa hè năm 1939, lần đầu tiên trong một trận đánh thực sự, Zhukov đã chỉ huy, bố trí lực lượng thiết giáp áp đảo, ông đã chứng minh được tài áp dụng những chiến thuật kỵ binh của mình vào việc chỉ huy lực lượng tăng thiết giáp là thâm nhập sâu, bố trí đội hình rộng, bao vây sát sườn kẻ địch, bất ngờ tấn công, huy động và tổ chức hỏa lực áp chế kẻ thù1.

        Tháng 6 năm 1945, Zhukov được chọn là người chào đáp lễ trên lưng con ngựa trắng trong Lễ duyệt binh kỷ niệm Chiến thắng ở Quảng trường Đỏ - Mátxcơva (theo nghi thức truyền thống, người chiến thắng sẽ cưỡi một con ngựa màu trắng). Nhớ lại ngày ấy, Zhukov gọi đó là “một ngày không thể nào quên” trong cuộc đời. Hàng nghìn sĩ quan dưới quyền Zhukov, gồm cả các phi công, lính lái xe tăng, tự hào khi Nguyên soái ra lệnh cho họ diễu hành qua mà không cần có kiếm, đinh thúc ngựa hay các trang bị khác. Nhiều người xem lại buổi lễ trên phim nói rằng, có lẽ đây là một trong những lễ duyệt binh chiến thắng vĩ đại nhất trong lịch sử. Khi buổi lễ gần kết thúc, 200 quân nhân kỳ cựu, xuất sắc trong những bộ đồng phục mới, sáng loáng ném 200 lá cờ của Hitler xuống chân bức tường trước Lăng Lênin. Nhiều nhà sử học Anh và Mỹ (trong đó có William J. Spahr và Otto Preston Chaney của Mỹ và Antony Beevor của Anh) kể lại: ban đầu, Stalin muốn là người chào đáp lễ, cưỡi con ngựa trắng giống A-rập mà Zhukov cưỡi, nhưng khi Stalin nhảy lên yên, con ngựa lồng lên, ném Stalin xuống đất, hất vào đầu và vai ông, khiến ông phải từ bỏ ý định và nói “Zhukov nguyên là một lính kỵ binh, hãy để đồng chí ấy đáp lễ trong buổi duyệt binh”. Đó có phải là một câu chuyện có thực hay không? Liệu có phải Stalin (khi đó ở tuổi 66, không thể cưỡi ngựa, do sức khoẻ yếu nên không thể cưỡi ngựa nêu không có ai giúp đỡ), đã mạo hiểm leo lên lưng ngựa và ngã trước hàng chục nghìn nam, nữ quân nhân và hàng nghìn khán giả? Các nhà sử học đã sử dụng cùng nguồn tin từ con trai của Stalin là Vasily, người không phải là một nguồn tin đáng tin cậy cho lắm. Nguyên soái không quân Sergei Rudenko cho biết, Vasily chỉ đôi lúc là một sĩ quan giỏi, còn “thường xuyên là một kẻ say rượu mù quáng”. Nguyên soái cũng tiết lộ, Vasily có thói quen “dễ bị kích thích khi say sưa và không kiềm chế được sự buông thả”. Một chuyên gia người Nga, Roy Medvedev, còn chỉ trích mạnh mẽ hơn, miêu tả Vasily là kẻ “thô lỗ, một kẻ nghiện rượu gần như thiếu văn hoá”. Không chỉ vì con trai của Stalin hay uống rượu, mà còn bởi vì tính tình hung bạo của anh ta và những câu chuyện tầm phào anh ta thêu dệt nên (theo lời của Rudenko) “đã huỷ hoại cuộc đời của rất nhiều người”. Thói quen uống rượu và chơi bời phóng đãng đã khiến anh ta chết sớm vào năm 1962 ở tuổi 4221.

        Sau chiến tranh, ở bất cứ nơi nào ông đến trên quê hương mình, Georgi Konstantinovich đều được mọi người chào đón. Tuy nhiên, ngay sau đó, Stalin (và sau này là Khrushchev) đã không thể kìm nén được lòng ghen tỵ với sự yêu mến của người dân dành cho Zhukov. Có lẽ họ còn lo sợ về ảnh hưởng to lớn của ông trong lực lượng vũ trang. Một khuyết điểm khác của ông trong mắt giới lãnh đạo Đảng là việc ông phản đối quyết liệt chính sách duy trì các quan chức chính trị nắm quyền ở mọi cấp trong quân đội. Những đồng sự người Anh, Mỹ và Pháp của ông trong Hội đồng Kiểm soát quân Đồng minh ở Đức thấu hiểu được gánh nặng đè trên vai ông, đã cố gắng hợp tác với các bạn bè nước ngoài của ông, ngay cả khi những quan hệ vô hại này bị các tình báo viên của Beria coi là những bằng chứng khả nghi buộc ông vào tội phản quốc.

---------------------
        1. New York Times, ngày 20 tháng 6 năm 1974.

        2. Phỏng vấn Nguyên soái Không quân Sergei Rudenko trên tờ Người lính Xô viết, số 6 năm 1990 và bài phỏng vấn Rudenko năm 1985 của A.Axell trong cuốn Chiến tranh ở Nga từ năm 1941 đến 1945, Luân Đôn, 2001.

Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #6 vào lúc: 05 Tháng Chín, 2019, 04:42:32 am »


        Sau khi bị triệu hồi từ Berlin về và nắm cương vị Thứ trướng Bộ Quốc phòng một quãng thời gian ngắn, Zhukov thường xuyên bị “đày ải” tới nhiều quân khu không quan trọng, đầu tiên là tới Quân khu Odessa ở Ukraina, sau đó tới Quân khu Urals. Thời gian này, kẻ thù của Zhukov chinh là những sĩ quan mật của Stalin - trong đó có cả Lavrenti Beria và Victor Abakumov - những kẻ đang cố gắng buộc ông vào tội âm mưu “phản quốc”, bắt tay VỚI người Anh và Mỹ. Hai mươi hoặc hơn hai mươi năm cuối đời. Zhukov sống trong khó khăn, rất ít niềm vui. Trong một vài năm, tên tuổi của người anh hùng chiến tranh hầu như hoàn toàn biến mất khỏi báo chí; ông còn bị căn bệnh đau tim hành hạ. Cũng trong quãng thời gian này, ông bắt đầu viết cuốn hồi ký nối tiếng của mình với tựa đề Nhớ lại và suy nghĩ.

        Cái tên Zhukov gắn liền với nhiều chiến công lẫy lừng, sáu trong số đó được đề cập trong cuốn sách này. Zhukov luôn dành chiến thắng; kẻ thù của ông, bọn phát xít Đức, sau khi dành được những lợi thế lớn ban đầu, giờ đã lúc phái chịu những đòn tấn công trừng phạt, phải lui về phòng ngự để bảo toàn lực lượng. Tuy nhiên, ít nhất một chuyên gia người Mỹ, nghi ngờ tất cả những điều mà mọi người đã biết, cố dưa ra bằng chứng chứng minh rằng Zhukov đã thua một “trận lớn” có tên là Chiến dịch Sao Hoả ở Mátxcơva mùa xuân năm 1942. Nghiên cứu của một chuyên gia lịch sử và quân sự khác đã khẳng định rõ ràng những tranh cãi của tác giả trên (David Glantz trong cuốn Thất bại lớn nhất của Zhukov, xuất bản năm 1999) là không có cơ sở, tác giả đã sử dụng những số liệu quá cường điệu, phóng đại. Chính Zhukov đã giải thích rõ ràng rằng, khi đó hoàn cảnh khách quan đã buộc ông phải tạm thời chuyển từ chiến trường Stalingrad sang một mặt trận khác ở Mátxcơva. Các nhà sử học khác, trong đó có hai nhà sử học Nga là Giáo sư Oleg Rzheshevsky và Tiến sĩ Mikhail Myagkov, đã bác bỏ hoàn toàn những luận điểm trong cuốn sách này. Nói một cách ngắn gọn, Chiến dịch Sao Hoả chỉ là một đòn tấn công mang tính chiến thuật nhằm đánh lạc hướng quân Đức; tại đây, Zhukov có nhiệm vụ ngăn không cho bọn Đức điều lực lượng lớn quân từ Phương diện quân Trung tâm sang Phương diện quân Stalingrad, nơi mà một trong những trận đánh vĩ đại nhất của mọi thời đại đang manh nha. Cả Hồng quân lẫn quân Đức đều biết, kết quả diễn biến tại Stalingrad sẽ có ảnh hưởng quyết định tới cục diện chiến tranh. Zhukov, lúc này giữ vai trò chỉ đạo hiệp đồng tác chiến giữa hai Phương diện quân trong Chiến dịch Sao Hỏa ở phía Tây Mátxcơva, đồng thời cũng là người chịu trách nhiệm chính cho các chiến dịch phản công tại Stalingrad mà ông đã góp phần xây dựng kế hoạch1.

-------------------
        1. Phản bác lại những tuyên bố của nhà sử học quân đội Mỹ David Glantz cho rằng Zhukov đã thất bại nặng trong Chiến dịch Sao Hoả ở ngoại ô Mátxcơva mùa thu năm 1942, một học giả được quốc tế công nhận về các nghiên cứu về Chiến tranh Xô - Đức, Giáo sư Rzheshvsky, Chủ tịch Hiệp hội các nhà sử học Chiến tranh thể giới II, cho biết: “Chiến dịch Sao Hoả nhằm hai mục đích: một là, ngăn chặn quán Đức chuyển lực lượng từ khu vực trung tâm sang phía Nam; và hai là, phòng ngừa khả năng quân Đức bất ngờ tấn công từ mũi đất Rzhev (cách Mátxcơva 250km về phía Tây) vào thủ đô. Hai mục tiêu này có thể thay đổi và quyền ưu tiên cho từng mục tiêu sẽ thay đổi trong quá trinh vạch kế hoạch và chuẩn bị cho Chiến dịch Sao Hoả. Năm 1942, Mátxcơva sẽ không bao giờ rơi vào tình trạng nguy hiểm như hồi mùa thu năm 1941; và Stalingrad chính là chiến thắng vĩ đại nhất của nhân dân Nga". Để kết luận vấn đề này, Giáo sư Rzheshevsky cho rằng, cuốn Thất bại lớn nhất của Zhukov (1999) và nhận định của nó vẫn tồn tại nhiều hạn chế về khoa học lịch sử. Tiến sĩ Myagkov cũng chỉ ra rằng, Chiến dịch Sao Hoả không chỉ tạo điều kiện thuận lợi để Chiên dịch Uranus (mật danh của cuộc phản công ở Stalingrad) giành thắng lợi mà tự bản thân nó còn là một thành công vĩ đại vì nó đã ngăn chặn được một cuộc tấn công bất ngờ của quân địch nhằm vào Mátxcơva. Hơn nữa, Chiến dịch Uranus và Chiến dịch Sao Hoả đều là những bộ phận trong một chiến dịch tổng thể nhằm làm thay đổi căn bản cục diện chiến trường Xô - Đức năm 1943. Cả hai nhà sử học đều trao cho tôi các tư liệu khi tôi gặp họ ở Viện hàn lâm khoa học Nga tại Mátxcơva năm 2002. Chính Zhukov củng khẳng định rằng kế hoạch của Bộ Tư lệnh tối cao trong mùa hè và mùa thu năm 1942 thực sự là để đánh lạc hướng kẻ địch, làm cho chúng tin rằng một chiến dịch lớn vào mùa đông sẽ bắt đầu ở mặt trận Mátxcơva theo hướng tấn công từ phía Tây của Hồng quân nhằm vào Cụm tập đoàn quân trung tâm của Hitler. Vì vậy, vào tháng 10, Bộ chỉ huy quân phát xít bắt đầu tập trung một số lượng lớn các lực lượng tới khu vực này.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #7 vào lúc: 05 Tháng Chín, 2019, 04:44:36 am »


        Các chuyên gia phương Tây và phương Đông đã nỗ lực đánh giá đúng tài năng quân sự của Zhukov. Nhà sử học Anh, John Keegan cho rằng, Zhukov là sự kết hợp mọi phẩm chất của một vị tướng vĩ đại, đó là khả năng tư duy chiến lược, kỹ năng chiến thuật xuất chúng, lòng dũng cảm cao nhất, tài chỉ huy xuất sắc và ảnh hưởng chính trị. Cũng như các tác giả khác, John cũng đề cập đến “tính không nhạy cảm rõ ràng” của Zhukov đối với vấn đề thương vong.

        Một chuyên gia khác, nhà sử học quân đội Ấn Độ, Đại tá A.L. Sethi, cho rằng, những chiến dịch do Zhukov chỉ huy từ năm 1939 đến 1945, trong đó có các cuộc phản công quân Nhật (ở Mông CỔ), ở Mátxcơva, Stalingrad, Vòng cung Kursk và Berlin đã minh chứng cho “tài năng quân sự’ của ông. Theo Sethi, Zhukov không chỉ “xuất sắc” trong lĩnh vực của mình mà còn xứng đáng được xếp cao hơn những nhà chỉ huy quân sự khác ở nghệ thuật chỉ huy những trận đánh vĩ đại trong thế kỷ XX. Sethi cho rằng, có thể có nhiều nhà quân sự khác nối tiếng hơn ở bên ngoài nước Nga như: Montgomery, Rommel, Guderian, Eisenhower, MacArthur, Patton, de Gaulle, Võ Nguyên Giáp. Nhưng Sethi gọi sự vươn lên của Zhukov từ con trai một người thợ đóng giày lên vị trí cao nhất trong quân đội Nga là “sự vươn lên phi thường nhất” mà một người có thế đạt tới được1 chắc chắn, lòng quyết tâm cao độ và chí khí mạnh mẽ” và Zhukov hội tụ cả bốn đức tính đó..

        Dưới con mắt của một nhà văn, chuyên gia người Mỹ Phil Grabssky, tác giả cuốn Những nhà chỉ huy vĩ đại (năm 1993) cho rằng, trong khi Alexander Đại đế chỉ huy đội quân gần 100.000 người thì Zhukov chỉ huy một lực lượng lên tới hàng triệu sĩ quan, binh lính. Theo Phil, một “vị tướng tài ba phải có một chiến lược rõ ràng, nguồn cung cấp hậu cần đảm bảo.


        Ngay từ những thất bại thảm hại đầu tiên trước Hồng quân, chẳng phải mất nhiều thời gian đế tiếng tăm của Zhukov lan truyền trong giới lãnh đạo Đức. Các sĩ quan Xô viết cho biết, khi hỏi điểu gì là đặc trưng tiêu biểu nhất về những người đã chiến thắng họ, các tù binh Đức thường trả lời: sự kiên cường của người Nga và... Nguyên soái Zhukov. Đôi khi, các tù binh cũng nhắc đến xe tăng T-34, loại xe tăng được các chuyên gia đánh giá là một trong những phương tiện bọc thép mạnh nhất trong chiến tranh. Nhưng có một điều rõ ràng là người đứng sau mọi chiến thắng vĩ đại của người Nga chính là cựu lính kỵ binh Georgi Zhukov.

        Trong bài phát biểu năm 1945, tướng Eisenhower đã nói về bản chất của chiến tranh chống chế độ phát xít Hitler. Ông kết luận: “Đây là một cuộc thánh chiến và phải dành được chiến thắng bằng bất cứ giá nào”. Từ khi Hitler và các tướng lĩnh của y thực thi chính sách sẵn sàng diệt chủng đối với các dân tộc Slav, trong đó có người Nga, Zhukov cùng các đồng đội đã quyết tâm chiến đấu tới cùng chống việc thực thi các chính sách san bằng hàng nghìn ngôi làng và thiết lập các trại tập trung và các lò hỏa thiêu của chúng. Sau đây là những gì mà Zhukov đã viết về những tội ác của bọn Đức Quốc xã: “Chúng tôi không bao giờ có ý nghĩ trừng phạt những người lao động Đức vì những tội ác mà bọn Đức Quốc xã đã gây ra trên đất nước chúng tôi. Nhân dân Nga giữ lập trường kiên định đối với những người Đức bình thường là: họ cần được giúp đỡ để nhận thức về sai lầm của họ và diệt trừ tận gốc mọi tàn dư của chủ nghĩa phát xít”.

---------------------
        1. Năm 1987, tác giả đã gặp một nhóm tướng lĩnh tại một hội nghị bàn tròn ở Mátxcơva (tất cả đều tham gia cuộc Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại) và hỏi họ đánh giá như thế nào về Zhukov. Tướng lục quân I.G.Pavlovsky trả lời: “Zhukov là một nhà lãnh đạo quân sự vĩ đại, chúng tôi chỉ có thể nói rằng ông là người xuất sắc nhất trong số những người xuất sắc nhất". Và ông bổ sung thêm: “Nhưng chúng tôi có 12 vị Tư lệnh Phương diện quân vào cuối cuộc chiến, tất cả đều là những vị chỉ huy quăn sự xuất chúng. Tuy nhiên, Zhukov nổi bật trong số họ. Chính các Tư lệnh cũng thừa nhận điều này". Một nhà sử học quân sự Nga, tướng, tiến sĩ Mikhail Belov, người đã viết hàng chục bài báo về Zhukov nói: “.Không thể so sánh Nguyên soái như một tư lệnh quân sư". Ông nói với tác giả về nhận định của ông đối với khả năng chỉ huy xuất chúng đặc biệt của Zhukov đó là khả năng chuẩn bị một chiến dịch lớn và triển khai nó trong điều kiện cực kỳ khó khăn, khả năng phán đoán ý đồ của kẻ thù và nhanh chóng có phản ứng thích hợp để ngăn chặn ý đồ đó, sử dụng chiến thuật nghi binh ở những giai đoạn quyết định để đánh lừa kẻ thù
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #8 vào lúc: 05 Tháng Chín, 2019, 04:45:51 am »


        Chẳng có gì bất ngờ, rằng, trong suốt thời gian Zhukov tiếp quản Beclin, mọi khó khăn đều xảy ra, đòi hỏi ông phải hết sức tỉnh táo. Dưới đây là một trong những cách giải quyết khôn ngoan của Zhukov mà đã làm hài lòng một và rất nhiều người.

        Một hôm, trong khi lái xe qua một vùng ngoại ô Berlin, Nguyên soái nhìn thấy một đám đông trong đó có cả một vài người lính Hồng quân. Có rất nhiều phụ nữ và trẻ em ở đó. Zhukov lệnh cho người lái xe dừng lại, ra khỏi xe và tiến lại gần đám đông. Có lẽ Nguyên soái nghĩ rằng, đó là những người Nga đã trốn khỏi trại tập trung của Đức Quốc xã, nhưng họ lại là những người dân Berlin. Zhukov kể:

        “Khi đứng đó quan sát, tôi nghe tiếng một anh lính Nga, người đang bê một cậu bé tóc vàng khoảng 4 tuổi trong tay nói: “Tôi đã mất vợ, một cô con gái và một cậu con trai nhỏ khi gia đình tôi sơ tán khỏi Konotop. Họ đã chết khi tàu lửa bị đánh bom. Chiến tranh sắp kết thúc rồi, làm sao tôi lại phải sông cô đơn một mình kia chứ? Hãy giao đứa bé này cho tôi. Lính của ss đã bắn chết cha mẹ nó”.

        Ai đó nói:

        - Cũng được đấy, đứa bé trông rất giống anh.

        Một phụ nữ đứng cạnh anh ta nói bằng tiếng Đức:

        - Không, tôi không thể trao nó cho anh được. Nó là cháu tôi và tôi sẽ tự nuôi dưỡng nó.

        Ai đó đã dịch lời người phụ nữ và người lính xịu mặt xuống. Tôi bèn chen ngang:

        - Hãy nghe tôi, anh bạn, khi anh trở về nhà anh sẽ tự tìm được cho mình một đứa trẻ, hiện nay, chúng ta có rất nhiều trẻ em mồ côi. Sẽ tốt hơn nếu anh có một đứa bé với cả mẹ của nó!

        Những người lính cười phá lên và đứa bé người Đức mỉm cười. Lính của chúng tôi mở túi quân trang và phân phát bánh mỳ, đường và thịt hộp cho phụ nữ và trẻ em. Cậu bé
nhỏ mà anh lính của tôi ôm trên tay còn được cho thêm sôcôla. Anh lính hôn cậu bé và thỏ dài buồn bã.”

        Zhukov tới gần người lính và bắt tay anh ta.

        Mặc dù, Zhukov không đeo quân hàm và chỉ mặc một chiếc áo khoác da, nhưng mọi người nhanh chóng nhận ra ông và ông đã phải ở lại thêm nửa tiếng để trả lòi rất nhiều câu hỏi. “Tôi ước gì mình có thể viết ra được tên của những người lính này. Tất cả những gì tôi có thể nhớ được là họ thuộc Tập đoàn quân xung kích số 5 của tướng Nikolai Berzarin.” (Berzarin, người trỏ thành Tư lệnh đầu tiên ở Berlin, đã nói về quãng thời gian ông chiến đấu ở các mặt trận như thể này: “Trong suốt bốn năm qua, tôi vẫn không thế quen được với sự tàn phá, nước mắt và xác người chết trên lãnh thổ của cả chúng ta và kẻ thù.”)

        Trong quá trình tìm hiểu về Zhukov, tác giả đã phát hiện ra rất nhiều điểm tương đồng giữa Zhukov và Alexander Suvorov, vị Nguyên soái thế kỷ 18, người đã được coi là “niềm tự hào của nước Nga”. Người ta cho ràng Suvorov đã chiến đấu 60 trận và chiến thắng cả 60. Chắc chắn là chưa ai thống kê được Zhukov đã đánh thắng bao nhiêu trận cả lớn lẫn nhỏ, nhưng các chuyên gia phương Tây, trong đó có cả Eisenhower, đều bày tỏ sự ngưỡng mộ đối với những chiến thắng lớn của ông.

        Khi được hỏi về bản thân, Suvorov đã từng trả lời như thế này: “Tôi là một người lính. Tôi không hề quan tâm tới xuất thản hay danh tiếng của mình”.

        Zhukov đã dành những trang trong hồi ký của mình viết về nhũng người lính, những người đã chiến đấu dưới quyền ông, những người “biết phải đối mặt với sự nguy hiểm về tính mạng như thế nào, và đã thể hiện lòng dũng cảm lớn lao và chủ nghĩa anh hùng”. Zhukov cũng ca ngợi những người lính của ông, khi hòa bình trở lại, lại gánh vác nhiệm vụ nặng nề là
xây dựng lại hàng nghìn thị trấn, làng mạc đã bị san bằng trong chiến tranh.

        Binh sĩ của Suvorov đã học hỏi được một kinh nghiệm là họ càng được huấn luyện nghiêm khác bao nhiêu thì càng dễ dàng cho họ khi tham chiến bấy nhiêu. Tương tự như vậy, Zhukov không cho phép các sĩ quan và binh lính của ông được nghỉ ngơi trong khi huấn luyện, phải hàng ngày, hàng tuần luyện tập cùng với các chỉ huy và hạ sĩ quan cho đến khi ông hài lòng với tinh thần sẵn sàng chiến đấu của họ.

        Sovorov luôn thể hiện tính nhân văn dối với người dán thường và các tù binh chiến tranh và ông thường phạt binh lính nêu có hành dộng cướp bóc. Ông có câu nói nối tiếng là: ‘Tấn công kẻ thù bàng hành động đối xử nhân đạo cũng đạt hiệu quả như sử dụng vũ khí”. Zhukov cũng khẳng định: “Không nên có ý nghĩ trừng phạt những người dân Đức vì những tội ác mà phát xít Đức đã gây ra trên đất nước chúng ta”.

        Cho đến tận cuối những năm 1990, một số quan sát viên phương Tây mới miêu tả Georgi Zhukov đơn thuần là một “bức tranh bị cắt bỏ” về một người anh hùng, như một người bị thiêu “chiều thứ ba”. Kể từ đó, đã xuất hiện những tài liệu đánh giá tích cực hơn về Zhukov trong các cuốn sách, tạp chí, bài báo, nguồn tư liệu và từ chính các con gái của Zhukov. Cuốn sách này bổ sung một cách nhìn còn thiếu về con người Zhukov và mở ra một hướng quan tâm mới về một người con của đất nước Nga, nổi tiếng song ẩn chứa đầy mâu thuẫn.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #9 vào lúc: 06 Tháng Chín, 2019, 10:03:38 pm »


CHƯƠNG 1

NHỮNG NĂM THÁNG TRƯỞNG THÀNH

        Chàng thanh niên Zhukov sớm thể hiện năng khiếu đọc và tự giáo dục.
PHIL GRABSY, Những vị Tư lệnh vĩ đại       

        Georgi Konstantinovich Zhukov sinh năm 1896 khi nưóc Nga vẫn dưới chế độ Sa hoàng tại ngôi làng lụp xụp Strelkovka, cách Mátxcơva khoảng 160 km về phía Nam. Ngôi nhà nhỏ của cha mẹ ông thật chật chội, chỉ đủ để vừa ở vừa nấu nướng cho gia đình 4 người gồm bố mẹ, người chị gái và ông. Miêu tả về ngôi nhà chật chội của mình, Zhukov đã trích dẫn một câu thành ngữ Nga: “Chen chúc không có nghĩa là bị chôn vùi”.

        Cha ông, Konstantin, một thợ đóng giày (ông chỉ kiếm được một số tiền công ít ỏi từ công việc này), được nhận làm con nuôi từ một trại trẻ mồ côi khi mới lên hai tuổi. Mẹ của Zhukov, bà Ustinia cũng sinh ra trong một gia dinh nghèo khó, nhưng bà là người có sức khoẻ, có thể vác được một bao lúa mỳ nặng 90 kg. Ngay từ khi còn nhỏ, Zhukov đã thể hiện sức khỏe cùng những nét tính cách sau này như: “sự bướng bỉnh” và ý chí quyết tâm vươn lên hơn người.

        Zhukov còn quá nhỏ để biết tường tận mọi sự việc, năm 1905 khi cha ông đang đóng giày ở Mátxcơva, thì những cuộc nổi dậy nổ ra. Cha ông cùng nhiều công nhân khác bị “sa thải và trục xuất” khỏi thành phố vì tham gia biểu tình. Trong năm đó, những người nổi dậy và những người bất mãn bị chính quyền Sa hoàng đối xử rất hà khắc, thường bị đày tới Siberia lao động trong các hầm mỏ, công trường khai thác muối hay trên tuyến dường sắt xuyên Siberia. Một số người bị kết án, trong đó có cả phụ nữ, bị xích lại cùng với nhau. Nam phạm nhân thường bị đánh đập. Đây được coi như là một biện pháp trừng phạt tội phản loạn. (Đôi khi, các phạm nhân bị bắt mặc những chiếc áo bó, tẩm những chất liệu mà khi khô đi, chúng sẽ thít chặt lại, gây đau đớn không thể chịu đựng được.)

        Zhukov nhớ lại quãng thời gian mùa thu năm 1902, lúc ông lên 6 tuổi, hoàn cảnh gia đình ông cực kỳ khó khăn:

        “Mùa màng thất bát và chúng tôi chỉ còn đủ lúa mỳ cầm cự đến giữa tháng 12. Tất cả số tiền bố mẹ tôi kiếm được chỉ vừa đủ mua bánh mỳ, muối và trả nợ. Chúng tôi biết ơn những người hàng xóm đã giúp đỡ rất nhiều cho chúng tôi những nồi súp cải bắp, cháo yến mạch. Sự giúp đỡ của hàng xóm láng giềng không chỉ là hiện tượng cá biệt đối với gia đình tôi mà đó chính là truyền thống tương thân tương ái của những người Nga nghèo khổ.”

        Tới mùa xuân, cuộc sống của họ trở nên thoải mái hơn nhờ bắt được cá pecca và cá tinea ở sông gần nhà. Vào “những ngày may mắn đó”, Zhukov có thể trả ơn những bát súp hay cháo yến mạch của hàng xóm bằng những con cá bắt được. Để tới những khúc sông có nhiều cá phải đi qua một khu rừng nhỏ đầy cây cam dại và các lùm cây bulô nhỏ, mọc rất nhiều dâu tây và nấm vào cuối mùa hè. Dân làng quanh vùng thường tới đây bóc vỏ cây làm chỉ khâu giày, người dân thường gọi đó là “khâu cuối cùng trong một công việc đầy khó khăn”.

        Hai mươi năm sau chiến tranh, khi Zhukov viết về quãng thời gian này, những vạt rừng và những lùm cây đã biến mất. Bọn phát xít của Hitler đã đốn hạ chúng trong chiến tranh và sau chiến tranh, một hợp tác xã đã khai hoang khu đất này đế trồng trọt.

        Chàng thiêu niên Zhukov phải giúp gia đình cắt cỏ khô và giặt lúa. Tuy nhiên, ông vẫn theo học ở một trường dòng cách nhà một dặm. Hồi đó, Zhukov thấy một số bạn bè có những chiếc cặp da mua ở cửa hàng để đựng sách vở và các đồ dùng khác, còn ông chỉ có một túi bằng vải bao bì khâu tay.

        Georgi kể: “Tôi nói với mẹ tôi rằng, đó là loại túi mà những người ăn xin thường dùng, tôi sẽ không đến trường với những cái túi đó” và nhận được câu trả lòi: “Khi nào kiếm đủ tiền, bố mẹ sẽ mua cho con một chiếc túi đeo vai của học sinh. Bây giờ con vẫn phải dùng chiếc túi mẹ khâu”.

        Mặc dù rất kính trọng cha mình, nhưng Zhukov vẫn thường bị cha phạt theo cách “cổ điển”. Cha ông thường đánh Zhukov bằng thắt lưng và bắt ông phải xin lỗi. Nhưng Georgi nói: “Tôi rất bướng bỉnh và thật khó để ông bắt tôi mở miệng. Ông không bao giờ bắt tôi xin tha thứ được”.

        Có lần, vào một ngày sương mù, ông bị cha đánh đòn đau đến mức phải chạy ra khỏi nhà và trốn trong túp lều ngoài đồng của người hàng xóm trong ba ngày. Chỉ có người chị gái biết ông trốn ở đâu. Chị ông đã giữ kín bí mật đó và mang thức ăn ra cho ông. Cuối cùng, có người cũng phát hiện và đưa ông về nhà. “Bố tôi đánh tôi một trận nữa rồi tha thứ cho tôi”.

        Trong quãng thời gian đó, một người phục vụ ở quán rượu tên là Prokhor, là anh họ bà mẹ đỡ đầu của Zhukov, tỏ ra rất thích cậu thiếu niên và thường cho cậu cùng đi săn vịt trời vào mùa hè và săn thỏ vào mùa đông. Georgi tỏ ra rất nhanh nhẹn trong việc lùa thỏ và nhặt những con vịt bị bắn rơi xuống nưóc.
Logged

Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM