Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Tư, 2024, 02:59:39 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Năm nguyên soái Liên Xô  (Đọc 9020 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #120 vào lúc: 30 Tháng Chín, 2019, 04:03:21 pm »


        “Tôi sợ hãi trước sự việc đã xảy ra, tôi đòi Bêria thả cho tôi về. Tôi tuyên bố là tôi sẽ viết thư cho Stalin để tố cáo tội trạng của ông ta. Bêria đã thô bạo trả lời tôi rằng, thư của tôi không bao giờ tới được chỗ của Stalin, mà sẽ đến tay ông ta và tôi chỉ tự làm khổ mình mà thôi. Bêria bảo, tôi không thể ra khỏi căn phòng này, nếu không thì mẹ của tôi sẽ bị đầy đến Trại tập trung ở rất xa”.

        Trong Hồ sơ của Bêria có mấy tập ghi lại những việc bẩn thỉu như thế có liên quan đến vị “Nguyên soái” này.

        Bêria còn có một sở thích nữa là rất mê xem bóng đá, và là người cổ vũ cho Đội Đinamô. Đó là đội bóng của những người có liên quan đến Bộ Nội vụ và tất cả các ngành liên quan đến An ninh Nhà nước. Hiệp hội Đinamô là Hiệp hội thể thao giầu có nhất. Sân vận động lớn nhất Mátscơva là của Đinamô, Sân vận động này đến nay vẫn mang tên Đinamô. Năm 1939 là năm cao trào đặc biệt của những người yêu thích bóng đá. Hồi đó đội Spáctác và đội Đinamô (Tiblixi) tranh giải chung kết của Liên Xô. Bêria dự kiến đội nhà sẽ chiến thắng. Bêria hớn hở và kiêu ngạo ngồi xem trận đấu đó. Nhưng rồi kết quả là đội Spáctác đã thắng! Bêria tức đến xanh xám cả mặt mày. Tiếp đó là sân vận động đã xảy ra một chuyện thật khó mà tưởng tượng nổi! Bởi vì đối với Bêria thì không có chuyện gì là không làm được. Để chứng minh cho cái chuyện lố bịch tồi tệ đó tôi xin dẫn lời của đội trưởng Đội Spáctác, Nicôla Starốtskin - một vận động viên bóng đá nổi tiếng của Liên Xô kể lại.

        Spáctác thắng và được nhận chiếc cúp giải thưởng, mở tiệc ăn mừng thắng lợi...

        Sau một tháng tôi bị gọi lên Văn phòng Trung ương Đảng gặp Alếchdăngđrốp - Trưởng ban Tuyên truyền Trung ương Đảng, ông ta bảo tôi:

        “Đồng chí Starốtskin, cấp trên đã có quyết định hai đội sẽ phải thi đấu lại trận chung kết. Mong đồng chí hãy ủng hộ quyết định này”.

        “Tôi nghĩ điều này không thể được. Nếu đã là trận chung kết mà thi đấu lại thì trên thế giới chưa từng có bao giờ”.

        “Đã quyết định thì cái gì cũng có thể được, điều gì cũng có thế được, đây không phải là chuyện của đồng chí. Gọi đồng chí đến không phải là để tranh luận, mà là để thông báo cho đồng chí biết ý kiến của đồng chí Rưđanốp. Bây giờ thì đồng chí có thể đi được rồi”.

        Hôm sau, Sécbacốp - Bí thư Thị ủy Mátscơva gọi điện tới:

        “Đồng chí Nicôla Pêtơrôvích! Trận này cần phải đấu lại. Cấp trên đã có chỉ thị, ta không thể không chấp hành! Cậu hãy đi chuẩn bị đội bóng cho tốt”.

        Trong trận chung kết thi đấu lại chưa từng có trong lịch sử bóng đá, Trung phong Crátscôp của Đội Spáctác đã sút vào lưới của đối phương quả thứ ba. Tỷ số là 3-0. Tôi đưa mắt về phía khán đài, chỗ ngồi của các vị đại biểu trong Chính phủ, tôi trông thấy Bêria đứng dậy, bực tức ném chiếc ghế ngồi vào trong góc phòng, rồi ròi khỏi Sân vận động.

        Dùng bạo lực và tiến hành việc bức hại là phương thức chủ yếu để thể hiện tình cảm của ông ta. Bêria đang muốn trừng phạt anh em nhà Starốtskin, vì ông biết người “sáng lập” ra Đội Spáctác chính là họ. Nhưng đã xảy ra một chuyện bất ngờ. Môlôtốp và vợ của ông là Zemxiuzina, đứng ra bao che cho anh em nhà Starôtskin, lúc đó bà đang là Bí thư Khu ủy Mátscơva.

        Bêria không muốn vì chuyện đó mà ảnh hưởng đến quan hệ với mọi người. Nhưng ông vốn là một người thù dai, và cuối cùng vẫn trả được mối thù đó - tức là đưa Zemxiuzina - vợ của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng vào Trại tập trung. Đương nhiên Bêria không giam bà ta vì tội mê bóng đá. Còn ba anh em nhà Starốtskin thì bị bắt vào năm 1942. Nicôla Starốtskin kể về vấn đề này như sau:

        “Sau khi xét xử xong, chúng tôi không nén nổi nỗi vui mừng: Vì 10 năm sống trong Trại tập trung, đến bây giờ mới được tuyên bố là vô tội. Sau đây là con đường mà chúng tôi đã trải qua 10 năm trong Trại tập trung của Stalin: Ukhơ - Khabarốpscơ - Thành phố Thanh niên cộng sản Amua - Ulianốpscơ - áckhơmôlinscơ - Alamutu”.

        Ba anh em họ đã sống trong Trại tập trung 12 năm, mãi cho đến năm 1954, sau khi Stalin và Bêria chết1 thì họ mối được thả ra.

        “Nguyên soái”Bêria đã từng tổ chức một trận thi đấu bóng đá như vậy đó.

        Ngoài việc thích gái và mê thể thao ra, Bêria còn một ước mơ lớn nữa, và ông ta đã đi cẩn thận từng bước đến mục tiêu đó, mà cũng sắp trở thành hiện thực. Nếu xét về lực lượng thực tế thì Bêria đứng vào hàng thứ hai sau Stalin. Nhưng ông ta muốn trở thành nhân vật số một! Chỉ còn một bước nữa thôi. Mà trở ngại cuối cùng chính là Stalin, nhưng lật đổ Stalin thì ông ta không làm được (Bêria hiểu rõ chuyện này). Bêria là đầy tớ trung thành nhất của Stalin, nhưng trong lòng ông ta thì lại rất căm thù Stalin.

-------------------
        1. Dùng từ chết thì có tính khẳng định hơn.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #121 vào lúc: 30 Tháng Chín, 2019, 04:04:12 pm »


        Có rất nhiều bí mật của Stalin mà Bêria biết, bởi vậy ít nhiều Lãnh tụ cũng cảm thấy là mình đang nằm trong tay Bêria, cho nên cần phải áp dụng một phương sách. Thế rồi ông sử dụng một thủ đoạn tin cậy mà đã hai lần dùng (đối với Iacôp và Iênốp), ông bắt đầu chuẩn bị tìm một “Vật tế thần” mới để trút hết tội về việc trấn áp lên đầu hắn, bởi vì khi đó sự phẫn nộ của nhân dân đang lên cao. Stalin ra lệnh cho Apacumốp - Bộ trưởng Bộ An ninh Quốc gia (hồi đó để làm yếu thế lực của Bêria, Stalin đã cho tách Bộ Nội vụ thành hai Bộ: Bộ Nội vụ và Bộ An ninh Quốc gia), đầu những năm 50 cho bắt mấy tay chân trung thành của Bêria, tất nhiên là không khởi tố những việc đụng chạm đến ông ta. Trong số những tay chân thân tín của Bêria bị bắt thì có Sanaoa - nguyên Bộ trưởng Bộ An ninh Bêlarút và sau đó là một số người khác. Một vụ án rõ ràng là đang được chuẩn bị, có tên là “Micơlia”. Khi Apacumốp báo cáo với Stalin về quá trình điều tra vụ án thì Lãnh tụ đã nói một câu ẩn dụ khá rõ ràng rằng: “Phải moi cho được nhân vật lớn của Micơlia”. Nhưng rồi có một lúc nào đó Stalin cảm thấy nghi ngờ Apacumôp đã phản bội ông, Stalin đã thay ngay Apacumôp bằng Icơnariép - Cán bộ làm công tác Đảng vụ, không có quan hệ gì với KGB.

        Nhưng nhân vật chính của màn kịch “Micơlia”không phải là kẻ đang ngủ mê, ông ta cảm thấy nguy cơ đang cận kề. Rồi Bêria là người đã chiến thắng trong cuộc chiến tranh bí mật giữa hai nhà âm mưu lớn sảo quyệt. Theo tuyên bố chính thức của Nhà nước, Stalin chết vì “trúng phong”. Nhưng mỗi người đều có quyền phát biểu quan điểm của mình. Theo tôi thì Stalin không chết vì bệnh, mà là bị thanh toán. Bởi vì không ai được phép tiến hành điều tra xem Stalin chết vì bị đầu độc hay vì bệnh, mà chỉ tuyên bố là chết vì bệnh, sau đó là tổ chức tang lễ toàn quốc. Xem ra thì mọi cái đều xảy ra một cách rõ ràng như trong một gia đình vậy. Nhưng tôi tin rằng hành động của Bêria về sau này đã khiến cho mọi người nghi ngờ ông ta thò bàn tay vào vụ “Micơlia”

        Nhung cho dù có xếp vụ mưu sát này vào món nợ phải trả thì cũng chưa phải là tội ác lớn nhất của Bêria. Chúng ta hãy phân tích một chút về tội âm mưu lớn nhất của Bêria.

        Xin cho phép tôi được kể theo thứ tự lần lượt.

        Cáp phó của Bêria ở Bộ Nội vụ, một trong số những tay chân thân cận và trung thành nhất của ông ta là Mâyơculốp đã kể lại như sau:

        “Ông ấy tỏ ra rất trung thành với Stalin, nhưng từ trong thực tế ở giai đoạn cuối đã chứng minh rằng, thật ra ông ấy chẳng trung thành gì với Stalin. Tôi có thể nêu một chuyện có thực để chứng minh điểm này: Trước hôm an táng Stalin một ngày, ông ấy gọi điện cho tôi, bảo tôi đến chỗ ông ấy. Khi đến, tôi thấy cử chỉ của Bêria thật ung dung thoải mái, cười nói tự nhiên, khiến người ta cảm thấy ông ta chẳng đau buồn chút nào trước cái chết của Stalin; ngược lại cũng chẳng biết vì sao mà ông ta dường như có vẻ hân hoan. Khi đó thì tôi tưởng rằng Bêria có tài kìm nén tình cảm của mình, nhưng bây giờ thì tôi đã thấy rõ là cử chỉ của ông ấy là do một nhân tố khác quyết định, tức là ông ấy đang đợi Stalin qua đời, để tiện cho ông ấy triển khai những hoạt động tội ác”.

        Bêria cân nhắc tính toán từng bước đi, khi phân phối lại chức vụ sau khi Stalin qua đời, ông ta sẽ giành lấy chức Bộ trưởng Bộ Nội vụ, để có thể dựa vào quyền hành vô biên của cơ quan này mà cướp lấy chính quyền.

        Sau khi làm Bộ trưởng Bộ Nội vụ rồi, ông ta sẽ trực tiếp chọn những người giúp việc trung thành. Những người đó có thể là những người bạn cũ đã được kiểm nghiệm trong công tác ở Gruzia, hoặc là những người quen mới đã cùng với ông ta làm những chuyện đồi bại. Những kẻ đã được Bêria cứu ra khỏi nhà tù, cho nên họ sẵn sàng vì ông ta mà nhảy vào chỗ nước sôi lửa bỏng cũng không từ.

        Như vậy, sau khi Bêria đảm nhận chức Bộ trưởng Nội vụ thì ông ta liền ra lệnh thả Saria bị bắt trong vụ án “Micơlia” theo lệnh của Stalin. Bản thân Saria cũng công nhận về việc này như sau:

        “Tháng 3 năm 1953 thì việc khởi tố đối với tôi được đình chỉ, tôi được thả ra và được bổ nhiệm làm cấp phó của Bêria, phụ trách vấn đề Ngoại vụ. Chúng tôi khi nói chuyện trong văn phòng của ông ta, Bêria thường phê phán Stalin một cách gay gắt. Toàn bộ cuộc nói chuyện đã nhồi nhét cho tôi một tư tưởng: “Anh vẫn còn cho Stalin là một ngôi sao Bắc đẩu về học thuật à? Anh có biết không chính ông ta đã ra lệnh bắt anh đấy!” Lần nói chuyện đó khiến cho tôi bàng hoàng, tôi cảm thấy thái độ của Bêria đối với Stalin đã hoàn toàn thay đổi”.

        “Tôi làm cấp phó của Bêria, nên trong quá trình công tác tôi được nghe một số câu chuyện của ông ta. Trong những câu chuyện đó tôi thấy ông ta ra sức đề cao tác dụng của mình trong việc giải quyết những vấn đề trọng đại của đất nước. Căn cứ vào những câu chuyện đó và cả việc bình luận của ông ta đối với một số lãnh đạo trong Chính phủ, tôi dần dần hình thành một quan điểm, cảm thấy ông ta có tác phong độc tài chuyên chế theo kiểu Napôlêông”.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #122 vào lúc: 01 Tháng Mười, 2019, 07:54:18 pm »


        Aoprukinicốp - Nguyên trưởng Ban cán bộ Nội vụ cũng nhận thấy như thế, ông nói:

        “Khi Bêria được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Bộ Nội vụ Liên Xô, có một số người đã bị khai trừ khỏi cơ quan Bộ Nội vụ và KGB nay lại cùng ông ta xuất hiện trên cương vị lãnh đạo, như Côpulốp, Mâyxích, Vlađimiaski, Aoxêtrốp, Riuđơvicốp, Sachikin, Savítski v.v... Những người này đều được bổ nhiệm không thông qua Ban cán bộ. Có một vấn đề cần được nói rõ là ngay ngày đầu tiên sau khi Stalin qua đời thì Côpulốp được bổ nhiệm vào ban lãnh đạo Bộ Nội vụ”.

        Trước khi Bêria được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Bộ Nội vụ, những cán bộ trước kia của ông ta bị bắt và khởi tố vì tội nặng chống lại Nhà nước. Bêria không cần chờ làm rõ việc điều tra về vụ án của những người này, đã quyết định thả họ ra. Những người đó sau khi ra khỏi nhà giam, liền được bổ nhiệm vào những chức vụ quan trọng của Bộ Nội vụ.

        Ví dụ, trước một ngày Bêria được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Bộ Nội vụ, tức là ngày mùng 6 tháng 3 năm 1953, ông ta đã phái Vacơrítdơ tới Trại giam để tìm hiểu tình trạng sức khỏe của Aitinhcung và cải thiện điều kiện giam giữ anh ta, đồng thời chuyển đến phạm nhân này lời thăm hỏi của Bêria. Vacơrítdơ đã hoàn thành nhiệm vụ đó. Sau một thời gian ngắn thì Aitinhcung được thả. Theo sự sắp xếp của Bêria, ngoài lương ra, Aitinhcung còn được trợ cấp 3,5 vạn rúp. Sau đó Aitinhcung được bổ nhiệm làm một chức vụ quan trọng của Bộ Nội vụ.

        Bêria bổ nhiệm Côpulốp - người có nhiều năm quan hệ với ông ta, làm Thứ trưởng thứ nhất Bộ Nội vụ, ông này vì thanh danh bại hoại mà trước đây đã bị đuổi khỏi Bộ Nội vụ. Đồng thời Bêria còn bổ nhiệm Mâyxích - người đã bị khởi tố và bị đuổi khỏi cơ quan Bộ Nội vụ vì có những vụ bê bôi hồi làm Bộ trưởng Bộ Nội vụ Ucraina.

        Bêria còn bổ nhiệm Miasthain - một trợ thủ của ông ta trong những năm 20 làm Thứ trưởng Bộ Nội vụ Ucraina.

        Flokimiaski - bạn của Bêria được bổ nhiệm làm Vụ trưởng Vụ điều tra các vụ án đặc biệt quan trọng, ông này đã từng vì đạo đức bại hoại và phạm hàng loạt những tội quan trọng mà bị đuổi khỏi cơ quan Bộ Nội vụ. Trong các sự việc Flokimiaski gây ra bao gồm cả việc bí mật bắt và giết người, đồng thời giúp Bêria xử trí những người mà ông ta không thích.

        Bêria còn bổ nhiệm Vacơrítdơ - một người đã từng đồng mưu tham gia với ông ta vào tội khủng bố làm Cục trưởng Tổng Cục 3, người này trong công tác trước đây thanh danh cũng đã bị bại hoại. Khi Bêria bổ nhiệm, để nhấn mạnh quan hệ phụ thuộc giữa ông ta và Vacơrítdơ, Bêria nói: “Stalin cũng đã từng muốn bắt anh... ”.

        Sau khi Bêria đã tổ chức xong vây cánh tin cậy, bèn bắt đầu chuẩn bị xuất kích. Để cướp lấy chính quyền thì cần phải làm bại hoại thanh danh của những người lãnh đạo khác và gạt bỏ họ, còn đối với những người không có lực lượng thì có thể bắt và tiến hành khởi tổ, rồi xóa sổ họ, đúng như bài bản ông ta đã từng làm nhiều lần, huống hồ tất cả những cảnh vệ của lãnh đạo đều là sĩ quan dưới quyền Bêria.

        Bêria bí mật thu thập tất cả những tài liệu đen của những người hoạt động trong các cơ quan Đảng và tổ chức của Đảng.

        Chôpôrốtnây đã làm chứng trong khi tiến hành điều tra rằng:

        “... Đầu tháng 5 hoặc tháng 6 năm nay, Bêria đã chỉ thị cho tất cả các Bộ trưởng Nội vụ của các nước Cộng hòa và Cục trưởng Nội vụ của các Bang rằng phải thu thập tất cả những tài liệu về cán bộ lãnh đạo và những phần tử trí thức trong các cơ quan Đảng, thu thập cả những tài liệu đen về họ...  Trên thực tế là thu thập những tin tình báo về cán bộ nhân viên công tác trong cơ quan Đảng và Xô viết, mà những việc làm đó là vượt lên trên tổ chức Đảng... ”.

        Nguyên Cục trưởng Nội vụ Ridốp của Ucraina, nhân chứng Strôkhaki cho rằng không thể làm như vậy được, ông ta đã từng thuyết phục Mâyxích chú ý đến điểm này, sau đó báo cáo với Bí thư Đảng ủy Bang Ridốp và Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Ucraina về nhiệm vụ mà ông ta mới giao cho tôi.

        “... Tôi cố gắng thuyết phục Mâyxích rằng, Bộ Nội vụ định thu thập tài liệu của các cơ quan công tác Đảng là không được. Nhưng Mâyxích đã lớn tiếng chửi tôi, ông ta hùng hổ bảo tôi: “Như vậy là không thể giao nhiệm vụ bí mật của Trêca cho anh được, vì anh sẽ lại đi báo cáo với Bí thư Khu ủy về những nhiệm vụ đó. Nhưng anh phải biết rằng đây là nhiệm vụ mà Bêria đã giao cho, không cho phép kéo dài mà không chấp hành. Hôm nay anh cần phải đi làm ngay việc đó”.

        “Khi ấy tôi không tin nhiệm vụ đó là do Bêria giao cho, vì ông ta có thể lấy được những tài liệu về tình hình cán bộ làm công tác Đảng và Tổ chức Đảng ở Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô hoặc Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Ưcraina”.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #123 vào lúc: 01 Tháng Mười, 2019, 07:55:04 pm »


        “Tôi cho rằng chỉ thị của Mâyxích là hoàn toàn sai lầm. Tôi báo cáo với đồng chí Sécciukhơ - Bí thư Khu ủy Ridốp về những hành vi sai trái của Mâyxích. Đồng chí ấy cũng bất bình về những hành động đó và gọi điện báo cáo cho đồng chí Mâyrinicốp - Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Ucraina ngay trước mặt tôi”.

        “Ngay tối hôm đó, Bêria gọi điện cho tôi và bảo: “Anh đang làm gì ở đó hả? Anh chẳng hiểu gì cả. Tại sao anh lại lên Khu ủy báo cáo nhiệm vụ được giao với Bí thư Khu ủy? Anh làm thế là chẳng giúp đỡ gì Mâyxích cả, mà là đâm một nhát dao vào sau lưng anh ta. Tôi sẽ tổng cổ anh ra khỏi cơ quan, sẽ ra lệnh bắt anh, giam anh vào trong trại tập trung, sẽ biến anh thành tro bụi... ” Bêria với giọng giận dữ quát: “Anh đã hiểu chưa?” Hiểu chưa? Hãy nghĩ kỹ đi! Rồi ông ta không thèm nghe tôi nói nữa mà cắt ngay điện thoại”.

        Ở Bêlarút, ông ta cũng ra lệnh cho Pátskhacốp - Bộ trưởng Bộ Nội vụ phải bí mật thu thập tài liệu về tình hình công tác Đảng và tổ chức Đảng. Đồng thời còn nhấn mạnh, tất cả những tài liệu đó phải sưu tầm một cách bí mật, không được phép cho người khác biết”.

        Pátskhacôp nói:

        “... Cần phải nói rằng, những chỉ thị đó làm cho tôi rất hoài nghi. Những tài liệu mà ông ta yêu cầu không có liên quan gì đến công tác của Bộ Nội vụ. Tuy ông ta đã cảnh cáo tôi, nhưng tôi không thể không báo cáo với Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Bêlarút và tôi đi tìm đồng chí Patôrixép - Bí thư thứ nhất để báo cáo về nhiệm vụ mà Bêria mối giao cho”.

        “Tôi còn đang ở chỗ đồng chí Patôrixép chưa kịp về thì Côpulốp lại gọi điện cho tôi, qua Thư ký báo cho tôi biết là sáng thứ 7, ngày 6 tháng 6 phải có mặt tại Mátscơva”.

        “... Ngày mùng 6 tháng 6 năm nay tôi về đến Mátscơva, vào khoảng 20 giờ tôi được gọi đến chỗ Bêria và ông ta tuyên bố cách chức Bộ trưởng Bộ Nội vụ Bêlarút của tôi”.

        Tướng Strôkhaki sau khi bị cách chức đã đến chỗ Amaiắc Côpulốp - một trong những tay chân thân tín của Bêria và kể lại những chuyện đã xảy ra. ч

        “... Saukhi Côpulôp nghe xong những lời tôi kể lại, ông ta trách tôi là tại làm sao lại đi báo cáo với Bí thư Khu ủy về chỉ thị của Mâyxích. Lúc đó ông ta bảo tôi: Anh không biết rằng, từ khi Bêria lãnh đạo Bộ Nội vụ Liên Xô thì cơ quan Bộ Nội vụ hiện nay đã khác với trước kia, nó không còn trực thuộc các tổ chức Đảng nữa. Anh còn chưa biết rằng, Bêria đã có một quyền lực ra sao. ông ta đang đả phá những trật tự cũ, chẳng những ở nước ta mà còn cả ở các nước Dân chủ Nhân dân khác nữa”.

        Bêria âm mưu tiếm quyền, chuẩn bị làm đảo chính. Bêria thực hiện việc giám sát khống chế đối với những người lãnh đạo Đảng và Nhà nước. Bêria đặt các thiết bị nghe trộm ở phòng làm việc và nơi ở của các lãnh đạo. Thường xuyên nghe trộm những cuộc nói chuyện điện thoại của họ. Giao nhiệm vụ cho các nhân viên cảnh vệ phải thường xuyên báo cáo về tình hình của từng đồng chí lãnh đạo, các đồng chí ấy đi đâu, gặp ai và nói những chuyện gì v.v...

        Bêria đã chỉ thị cho Côpulốp phải thu thập những tin tức xấu về các vị lãnh đạo Đảng và Nhà nước rồi tập trung vào một chỗ.

        Cudơnép - nguyên Cục trưởng Cục nhiệm vụ đặc biệt số một của Bộ Nội vụ Liên Xô, khi bị thẩm vấn đã trả lời như sau:

        “Bêria giao cho tôi một nhiệm vụ, bắt tôi phải liên hệ với tất cả các Cục trưởng trong Bộ Nội vụ, đồng thời truyền đạt chỉ thị của ông ta, bắt họ phải thu thập những tài liệu nghe trộm các cuộc nói chuyện của những lãnh đạo cơ quan Đảng và Nhà nước, rồi tập trung giao cho Cục nhiệm vụ đặc biệt số một bảo quản.

        Như vậy là tất cả mọi tài liệu đều giao về chỗ tôi, trong số đó có 248 tập là tài liệu nghe trộm và điều tra của Cục tôi.

        Ngày 25 tháng 5, tôi mang mục lục của các tài liệu đó giao cho Côpulốp và kèm theo một bản báo cáo gửi cho Bêria. Trong báo cáo đó tôi viết, có rất nhiều tài liệu mang tính khiêu khích, vì vậy cần thành lập một Hội đồng có thẩm quyền để thẩm tra lại

        Bêria cuống lên, tôi hiểu là tất cả những cái đó không thể giữ bí mật mãi được. Họ đã không nhầm, những người như Strôkhaki và Pácsucốp đều là những con người trung thành, họ đã báo cáo với Khơrútxốp về việc đang chuẩn bị đảo chính.

        Dưới đây tôi xin kể với các bạn những việc mà các bạn không thể xem thấy trong phim trinh thám hay trong các tiểu thuyết mạo hiểm. Có những người lãnh đạo Nhà nước như thế đã tham gia vào những sự kiện lịch sử phạm tội mà khiến cho đầu óc mọi người phải choáng váng. Ví dụ như: Khơrútxốp - Bí thư thứ nhất của Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô, Nguyên soái Vôrôxilốp, những người lãnh đạo cấp cao của Đảng, các Nguyên soái và các Tướng tá... Sự kiện đó nhanh chóng xảy ra như sấm ran chớp giật, và có thể gây ra xung đột có đổ máu lớn.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #124 vào lúc: 01 Tháng Mười, 2019, 07:55:50 pm »


        Nhưng... Bây giờ xin hãy đọc đến những tình hình trước và sau của chữ “nhưng... ”.

        Bêria đã chuẩn bị mọi thứ xong, cần phải bắt các thành viên Bộ Chính trị, thực hiện đảo chính, rồi sau đó thì ông ta sẽ trở thành nhà độc tài duy nhất. Khó mà tưởng tượng nổi, nếu ông ta thực hiện được điều đó, thì sẽ xảy ra một cuộc thanh sát với quy mô lớn đến thể nào, ta nên nhớ rằng khi mới chỉ làm Bộ trưởng Nội vụ mà ông ta đã giết hại cả triệu người!

        Các Ủy viên Bộ Chính trị (trong đó có cả Bêria) hẹn nhau trong một ngày cùng đi xem vở ca kịch “Người đảng viên Tháng 12" ở nhà hát lớn. Bêria định rằng sau khi xem xong vở kịch thì sẽ bắt tất cả Ủy viên Bộ Chính Trị mà đứng đầu là Khơrútxốp.

        Khơrútxốp biết được âm mưu đó, ông hiểu rằng đó là một tin đáng sợ và cần phải hành động ngay. Nhưng nếu Bêria đã nắm trong tay bộ máy trấn áp và đã chuẩn bị xong mọi chuyện thì Khơrútxốp ngoài tin đáng sợ đó ra ông chẳng còn gì nữa cả. Các bạn có thể hình dung được tình hình lúc đó căng thẳng và nguy cấp đến thế nào không? Đúng là ngàn cân treo trên sợi tóc. Khơrútxốp có thể dựa vào ai được? Và bàn với ai bây giờ? Cái người thứ nhất được bàn cũng có thể thông báo cho Bêria! Nhưng rồi Khơrútxốp đã quyết định, người đầu tiên mà ông bàn là Nguyên soái Vôrôxilôp - Chủ tịch Đoàn Xô viết Tối cao Liên Xô. ông cho mời Vôrôxilốp đến nhà, cùng ông đi dạo trong vườn hoa, vì ông biết trong nhà có gắn máy nghe trộm. Khơrútxốp nói cho Vôrôxilốp tin tức mà ông biết và đề nghị lập tức cho bắt ngay Bêria. Đốì với Vôrôxilốp thì những cái đó hoàn toàn bất ngờ, ông ta không biết nói thể nào và không biết phải làm gì. Ông ta sợ Bêria đến nỗi run bắn người và oà khóc. Ồng ta xin Khơrútxốp, không nên đảo lộn cuộc sống bình yên của ông, rằng ông ta đã già và mong sống đến phút cuối cùng của cuộc đời. Khơrútxốp không ngờ rằng Vôrôxilốp lại phản ứng hèn nhát như vậy, nên đã phê bình nhẹ vài câu, sau đó bắt ông ta hứa là không được nói với bất kỳ ai về chuyện đó.

        Vôrôxilốp từ chối hành động, Khơrútxốp gặp Nguyên soái Bunganin - người mà ông tín nhiệm, hơn nữa Bunganin lại là Bộ trưởng Quốc phòng nên có đủ lực lượng để bắt Bêria. Bunganin lập tức đồng ý ngay, đồng thời cố gắng chuẩn bị mọi việc cần thiết. Mà việc cần làm thì không nhiều: Một là cần phải bao vây hai Sư đoàn quân của Bộ Nội vụ ở ngoại ô Mátscơva và mấy chi đội trong thành phố, Hai là, điều Sư đoàn cơ giới hóa Taman và Sư đoàn xe tăng Taman vào Mátscơva. Nhưng làm thế nào bây giờ? Vì Tư lệnh Quân khu Mátscơva, trước đây nguyên là người của Bộ Nội vụ, nên rất có khả năng đứng về phía Bêria. Sau Bunganin, Khơrútxốp lại phải nói chuyện với các ủy viên Bộ Chính trị khác như: Môlôtốp và Malencốp, cả hai người đều đồng ý, Micôiăng thì còn do dự, Vôrôxilốp thì vẫn còn sợ.

        Cần phải bắt ngay Bêria, khiến ông ta không kịp ra lệnh điều động quân đội của ông ta và ra lệnh cho bộ máy trấn áp khổng lồ đáng sợ của ông ta khởi sự. Nhưng bắt Bêria ở đâu và bắt như thể nào. Nếu ở Trụ sở Rupienka thì khó tiếp cận được Bêria. Nếu gọi Bêria đến Trụ sở Trung ương Đảng thì có thể ông ta sẽ nghi ngờ rồi tìm cách không đến. Mọi người cho rằng, chỉ có họp Hội nghị Hội đồng Bộ trưởng tại Điện Kremli là Bêria sẽ đến vì ông ta thường tham gia Hội nghị này.

        Về vấn đề bắt Bêria, hiện đang tồn tại nhiều cách giải thích khác nhau và đều được công khai phát biểu. Có một số người ở chức vụ cao đã thuật lại việc bắt Bêria cũng khác nhau, họ đã có tác dụng như thế nào trong việc đó (đương nhiên là rất quan trọng!). Nếu Bêria mà biết được chính xác là người nào đã chuẩn bị một việc “Kinh thiên động địa” để đối phó với ông ta thì chắc chắn sẽ dùng cả tổ chức của ông ta để làm những việc còn “Kinh thiên động địa” hơn để đưa người ấy vào chỗ chết. Bêria có thể làm được mọi việc như vậy! Nhưng lần này, có lẽ là một lần duy nhất trong cuộc đời đẫm máu của Bêria, tin tức tình báo đã không giúp gì được ông ta. Bêria đã không biết và chẳng hề nghi ngờ gì về việc họp Hội đồng Bộ trưởng đang chờ đợi ông ta ra sao.

        Trong cuộc nói chuyện với tôi, Nguyên soái Smôlencô, Xêpôlốp - nguyên Ủy viên dự khuyết Chủ tịch đoàn, Sukhanôp Trợ lý của Malencôp, Chupu- Chủ nhiệm Ban chính trị của Bộ đội Phòng không, Không quân đều nói về những chuyện xảy ra khi đó (tôi có băng ghi âm) và đã xảy ra như thế nào. Tôi còn được nghe Jucốp nói về hai cách của vấn đề này. Vì những cách nói đó không ăn khớp với nhau, cho nên tôi đề nghị chúng ta cùng phân tích một tình hình thực tê dưới đây:

        Tôi chỉ nêu ra những chi tiết “quan trọng”. chủ yếu nhất.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #125 vào lúc: 01 Tháng Mười, 2019, 08:02:27 pm »


        Trong cuốn “Điểm chung kết cuộc đời của Bêria” (Nhà xuất bản sách Chính trị Mátscơva, xuất bản năm 1991, trang 281) Nguyên soái Jucốp viết:

        “Bunganin gọi tôi đến (lúc ấy ông đang làm Bộ trưởng Quốc phòng) và bảo tôi rằng: “Chúng ta hãy đến Điện Kremli, ở đó đang có chuyện khẩn cấp. Thế rồi chúng tôi đi. Khi chúng tôi vào đến Phòng lớn mà Chủ tịch Đoàn Ban Chấp hành Trung ương vẫn họp... thì đã có Malencốp, Môlôtôp, Micôiăng và các ủy viên Chủ tịch Đoàn khác. Malencốp là người phát biểu đầu tiên: ‘Bêria định cướp Chính quyền, tôi giao cho đồng chí và các đồng chí khác bắt ông ta... sau đó Khơrútxốp tiếp tục nói...

        “Đồng chí có thể hoàn thành được nhiệm vụ nguy hiểm này không?”

        “Thưa đồng chí, Tôi làm được”.

        Trong cuốn “Thống soái và con người” của Jucốp (Nhà xuất bản Tân văn Mátscơva xuất bản năm 1988, trang 34), Jucốp viết:

        “Khơrútxốp cho gọi tôi đến, có Malencốp cũng ở trong Văn phòng của ông. Khơrútxốp sau khi thăm hỏi sức khỏe của tôi rồi bảo: “... Ngày mai họp Hội nghị Đoàn Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương... trong Hội nghị cần phải bắt Bêria, ... phải cần mấy người tin cậy, ví dụ như Tướng Parítski và Mốtscarencô, cùng với hai sĩ quan cấp phó của đồng chí, là người mà đồng chí hiểu rõ và tin cậy. Phải mang theo vũ khí sẵn sàng...”.


Mốtskhalencô kể về giai đoạn đó và những sự việc đã xảy ra.

        “Vào hồi 9 giờ sáng (ngày 25 tháng 6 năm 1953), Khơrútxôp dùng điện thoại của Điện Kremli gọi cho tôi và hỏi tôi rằng: “Chung quanh đồng chí có người nào thân cận và trung thành với Đảng của chúng ta như đồng chí không'?...”, sau đó ông bảo tôi: “Cần phải mang một số người như vậy đến chỗ Văn phòng mà Stalin trước đây vẫn từng làm việc để gặp đồng chí Malencốp. (Tiếp đó Khơrútxốp nói ám hiệu, bảo chúng tôi mang theo vũ khí). Sau đó ít phút, Bunganin cũng gọi điện đến chỗ tôi, đề nghị tôi đến chỗ ông ấy trước, tức là đến chỗ Bunganin....” Tôi mang theo một nhóm đến chỗ Bunganin. Bunganin chỉ gập có một mình tôi”. (Còn tình hình của Jucốp và Bunganin thì ra sao? Ta nên nhớ rằng cả hai người đều đã cùng đi đến Điện Kremli ?)

        Mốtskhalencô nói tiếp:

        “Ông ấy (tức Bunganin) bảo, ‘Khơrútxốp đã gọi điện cho tôi, vì vậy tôi tìm đồng chí, cần phải bắt Bêria... Các đồng chí có mấy người? Tôi đáp: ‘Có năm người. Lúc đó Bunganin bảo: ‘ít quá...  Đồng chí xem có thể tìm thêm ai nữa không, nhưng cần phải tim ngay lập tức! Tôi trả lời: ‘Có thể tìm thêm cấp phó của đồng chí. Nhưng không rõ vì sao mà ông ấy bảo không được, thế rồi tôi đề nghị nên mang theo Jucốp. Bunganin đồng ý, nhưng bảo Jucôp không mang theo vũ khĩ.

        (Như vậy là Mốtskhalencô đã lấy thêm Jucốp vào trong nhóm của mình, nhưng đặt ở vị trí thứ yếu, vì Jucốp không mang theo vũ khí)

        Môtskhalencô nói tiếp:

        “Thế là vào lúc 11 giờ sáng ngày 26 tháng 6 năm 1953 (còn khi Khơrútxốp gọi điện cho tôi là vào ngày 25 tháng 6) Chúng tôi theo đề nghị của Bunganin, cùng ngồi lên xe của ông đi vào Điện Kremli... sau ông là chiếc xe chở Jucôp, Brêgiơnép và những người khác cũng đến cùng một lúc. Bunganin đưa chúng tôi vào phòng khách cạnh phòng làm việc của Malencốp, để chúng tôi ngồi ở đó, rồi đi vào phòng làm việc của Malencôp”.

        “Mấy phút sau, Khơrútxốp, Bunganin, Malencốp và Môlôtốp đều cùng đi ra... Họ thông báo cho tôi là sẽ họp Chủ tịch đoàn, sau đó chúng tôi cần phải theo tín hiệu dự báo của Sukhanốp - Bí thư của Malencôp để xông vào phòng họp bắt Bêria".
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #126 vào lúc: 01 Tháng Mười, 2019, 08:04:42 pm »

       
        Nguyên soái Jucốp kể: “Một giờ trôi qua mà vẫn không thấy một tín hiệu nào. Lúc một giờ buổi chiều, tôi mối thấy tín hiệu thứ nhất, rồi tín hiệu thứ hai. Tôi là người đứng dậy đầu tiên. Chúng tôi xông vào phòng họp. Bêria lúc đó đang ngồi ở phía giữa bàn. Các Tướng chúng tôi đi men theo bàn vòng vê phía sau sát tường. Tôi tiến đến sau lưng Bêria, ra lệnh:

        “Đứng dậy! Mày đã bị bắt!”. Bêria còn chưa kịp đứng dậy thì tôi đã bẻ quặt hai tay hắn ra phía sau, rồi kéo hắn đứng dậy. Mặt mày hắn xám lại, còn mồm thì không nói được nửa lời”.

        Mốtskhalencô kể:

        “Vào khoảng một tiếng sau, tức là vào 13 giờ ngày 26 tháng 6 năm 1953, tín hiệu dự báo xuất hiện. Chúng tôi có 5 người mang vũ khí và người thứ 6 là đồng chí Jucốp nhanh chóng xông vào phòng họp. Đồng chí Malencốp tuyên bố: “Nhân danh Luật pháp Liên Xô bắt Bêria”. Mọi người đều rút vũ khí ra, tôi chĩa súng vào người Bêria, ra lệnh cho ông ta giơ tay lên. Khi đó Jucôp tiến hành việc khám xét Bêria, sau đó tôi đưa ông ta ra phòng nghỉ bên ngoài phòng họp, còn tất cả ủy viên Đoàn Chủ tịch và Ủy viên dự khuyết Đoàn Chủ tịch đều ở lại họp tiếp, Jucốp cũng ở lại trong đó... ”.

        Nhìn chung, rất rõ ràng là những Thủ trưởng quân sự đều muốn giành cho mình một chút công lao nào đó trong sự kiện phá âm mưu đảo chính của Bêria hoặc là người biên soạn cũng cố gắng giúp cho họ được như vậy. Bởi vậy trong các tác phẩm đã có những sự khác biệt quá lớn và vi phạm về nguyên tắc, nhất là đôi với những tình tiết quan trọng — Như vậy là ai đã bắt Bêria? Mỗi người đều nói một cách theo ý riêng của mình. Tôi không muốn tiếp tục phân tích thêm về những cách nói của họ, để tránh làm cho độc giả phát chán. Khi hỏi chuyện từng người, tôi đã cố gắng làm rõ sự thật, nhưng mỗi người trong số họ đều mô tả sự thật theo cách nhìn hoặc sự chứng kiến của cá nhân họ. Theo tôi thì Sukhanôp nói là khách quan nhất.

        Tôi đã từng đến nhà Sukhanôp. Chúng tôi cũng đã bàn luận về nhiều vấn đề. Có một lần, tôi đề nghị ông ta cho tôi đối chiếu về việc bắt Bêria. Sukhanốp đã làm Trợ lý cho Malencốp 18 năm. Ông là một con người cực kỳ cổ hủ và có một trí nhớ tuyệt vời hiếm thấy. Tôi có thể tin ông ta.

        Thoạt đầu Sukhanôp bảo tôi, ‘Như vậy là cùng một lúc có những hai âm mưu. Cách nói đó làm tôi rất ngạc nhiên. Am mưu thứ nhất là của Bêria định làm vào ngày 26 tháng 6, ông ta định dựa vào số cảnh vệ mà ông ta phái đi bảo vệ các đồng chí trong Chủ tịch đoàn của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, sau khi đi xem ca kịch ở Nhà hát lớn xong thì bắt hết các đồng chí này, rồi đưa về Rupienca, sau đó sẽ đưa ra khởi tố. Như vậy chỉ bằng một hành động đúng lúc Bêria sẽ có thể cướp lấy toàn bộ quyền lực. Khơrútxôp và Bunganin biết được ý đồ của Bêria, đồng thời ủng hộ ông ta! Bêria vốn có quan hệ tin cậy với Khơrútxôp và Bunganin.

        Những tin tức tình báo vê âm mưu của Bêria cũng đến tai Malencốp1. Ông đã gọi Khơrútxốp và Bunganin đến văn phòng của mình (vì sợ bị nghe trộm, cho nên ông không nói trong điện thoại), trước mặt cả hai người Malencốp bảo: tôi đã biết âm mưu của Bêria và cả hai người đã tham gia vào việc đó. Khơrútxốp và Bunganin nghĩ họ bây giờ không thể ra khỏi văn phòng của Malencốp được nữa, bèn ngồi ở phòng tiếp khách chờ cảnh vệ đưa họ đi. Nhưng Malencốp không muốn làm phức tạp hóa tình hình tầng lớp lãnh đạo của Đảng mà sau khi Stalin qua đời đã rất hỗn loạn, chủ yếu là loại bỏ được mốì hiểm họa Bêria. Malencôp đã nói với Khơrútxốp và Bunganin rằng: Họ chỉ có tích cực tham gia vào việc bắt giữ Bêria thì mới có thể chuộc được tội và giữ được tính mạng của mình. Cả hai người đều thề là sẽ trung thành với Đảng. Sau đó để kiểm tra thử thách sự trung thành của Bunganin. Malencốp giao cho ông ta dùng xe của mình đi gọi Jucop chọn những quân nhân tốt mang vào trong Điện Kremli, bởi vì họ không có giấy ra vào. Bunganin đã hoàn thành nhiệm vụ mà Malencốp giao cho.

        “Jucôp và các Tướng khác vào phòng làm việc của tôi, phòng này nằm đối diện với Phòng mà Malencốp đang họp, ở giữa có một phòng khách.

        Hội nghị bắt đầu lúc 14 giờ ngày 26 tháng 6 năm 1953. Các sĩ quan chờ tín hiệu dự báo của tôi. Malencốp thường dùng cái chuông điện đó gọi tôi vào Phòng làm việc. Mọi người phải đợi mất hai giờ đồng hồ lúc đó mói có hai hồi chuông vang lên.

        Còn trong phòng làm việc của Malencốp đã diễn ra những việc sau đây. Malencốp bỗng nhiên thay đổi chương trình nghị sự, ông đề nghị thảo luận về âm mưu đảo chính của Bêria. Malencốp đề nghị lấy biểu quyết:

        “Ai tán thành bắt Bêria?”

-------------------
        1. Sau khi Stalin mất. Malencốp là người kế vị.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #127 vào lúc: 02 Tháng Mười, 2019, 03:16:15 pm »


        Bỏ phiếu tán thành có Piếcứxin và Sapulốp. Bỏ phiếu chống có Môlôtốp, Vôrôxilốp và Kadanôvích. Khơrútxốp, Bunganin và Micôiăng không bỏ phiếu.

        Môlôtốp phê bình Malencốp là độc đoán chuyên quyền. Lúc đó Malencốp ấn nút chuông điện. Thế là Nguyên soái Jucốp đã dẫn đầu nhóm quân nhân tiến vào phòng họp. Khi các sĩ quan bước vào thì Bêria vẫn cúi đầu ngồi đó, ông ta không biết rằng Malencốp đã ấn nút chuông điện. Thoạt đầu Bêria thấy một số quân nhân bước vào thì ông ta tưởng là để thực hiện kế hoạch 26 tháng 6 của mình. Nhưng khi nhìn thấy Nguyên soái Jucốp thì Bêria đã hiểu tất cả...

         Malencốp nhắc lại đề nghị bỏ phiếu bắt Bêria. Bấy giờ đứng trước các sĩ quan có vũ khí trong tay, mọi người đều bỏ phiếu “tán thành”. Malencôp ra lệnh cho Jucốp bắt Bêria, Nguyên soái đã kéo Bêria ra khỏi ghế, rồi bẻ quặt hai tay ông ta ra đằng sau.

        Mọi người đưa Bêria vào phòng nghỉ ngơi,

        khiến cho cảnh vệ của Bêria ngồi đợi ở phòng tiếp khách không biết việc gì đã xảy ra. Jucốp hỏi Malencốp: “Có bắt những kẻ đồng mưu với Bêria trong Chủ tịch đoàn không?” Nhưng Malencốp không tiếp nhận đề nghị của Jucốp, vì ông không muốn mọi người chỉ trích ông là kẻ độc tài. Đó là điều tính toán sai lầm nhất của Malencốp, mà sau này ông đã phải trả giá vì nó. Còn Nguyên soái Jucốp thì đã trở thành kẻ thù của Khơrútxôp từ đó.

        Sau khi Bêria bị bắt được ít lâu, mọi người báo cáo với Malencốp là khi khám xét phòng làm việc của Bêria thì phát hiện một tờ giấy màu xanh nhạt, ở trên có ghi hai chữ bằng bút chì đỏ “Báo động” ba lần. Trong quá trình điều tra, Bêria đã công nhận, đó là ám hiệu báo cho Bêria là âm mưu đã thất bại. Nếu trước khi đi họp mà Bêria bước vào phòng làm việc của ông ta thì chắc chắn Bêria sẽ thoát, tất cả mọi cái sẽ được chấm hết bằng một cuộc đổ máu lớn. Trên tờ công văn có in chương trình nghị sự của cuộc họp Hội đồng Bộ trưởng, Bêria cũng tự tay viết ba lần chữ “Báo động”. Rõ ràng là Bêria muốn tìm cách đưa tờ giấy đó cho cảnh vệ của ông ta, nhưng rồi không làm được. Mọi người đã cầm tờ giấy đó đưa cho tôi.

        Khi bắt Bêria, người ta đã tịch thu những thứ trên người ông ta, như cập kính kẹp trên mũi, thắt lưng, caravát, cập đựng công văn rồi đưa đến phòng làm việc của tôi. Tôi bàn với Tướng Satalốp, ông ta đã ra lệnh chọn một đội ngũ sĩ quan trung thành với Tổ Quốc đến thay thế các cảnh vệ của Bộ Nội vụ bảo vệ tòa lầu của Đoàn Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng. Tướng Satalốp đã gọi điện từ phòng làm việc của tôi. Tôi bảo đội xe của Trung ương Đảng phái đi 5 chiếc xe có gắn biển của Chính phủ và một chiếc xe “Jép-110” có còi rú đi đến Bộ Tư lệnh Quân khu Mátscơva, những chiếc xe đó được đi lại thông suốt và chở về Điện Kremli 30 sĩ quan, họ đã thay thế cho các cảnh vệ bên trong của Bộ An ninh, như vậy mới có thể đưa Bêria đi được. Mốtskhalencô cùng 4 sĩ quan nữa áp giải Bêria trong một chiếc xe ô tô đến phòng giam kín của Khu Uâyxuy.

        Người chủ yếu bắt Bêria và lực lượng quyết định là Nguyên soái Jucop. Việc biểu quyết lần thứ hai trước mặt ông, không ai là không bỏ phiếu, tất cả mọi người đều bỏ phiếu “tán thành” bắt Bêria.

        Tôi cảm ơn Sukhanốp đã thuật lại khá tỷ mỉ, và phải nói một cách thẳng thắn rằng tôi chưa hề được nghe thấy ai nói về những hành động của Khơrútxốp và Bunganin trước lúc bắt Bêria. Sukhanốp là một con người nghiêm túc, ông không hề cười một lần nào trong khi nói chuyện, khi trả lời tôi câu cuối cùng, ông đã khẳng định:

        “Anh chẳng đã yêu cầu tôi nói hết những việc thật là gì. Bây giờ tôi đã hoàn thành yêu cầu đó.”

        Thượng tá Cafurilốp - Trợ lý Tư lệnh Quân khu Mátscơva, kể cho tôi nghe một chi tiết nữa, cũng đã chứng thực tác dụng to lớn của Nguyên soái Jucôp trong hành động đó:

        Ngày 25 tháng 6, Nguyên soái Jucop không dùng điện thoại báo trước mà đột nhiên ông đến Phòng giam của Khu Uâyxuy. Ồng đi một vòng chung quanh Nhà giam, rồi ra lệnh cho tôi mở cửa phòng giam, cho tất cả những người bị giam ra đứng ở hành lang. Khi họ đã ra ngoài hành lang, ông lớn tiếng tuyên bố:

        “Thả tất cả họ ra !”

        Mọi người hô to: “U ra!”(muốn năm), đó cũng là lần đầu tiên trong lịch sử ở một nhà giam đã có tiếng hô lớn như vậy.

        Nguyên soái ra lệnh cho tôi:

        “Đưa tất cả mọi người về đơn vị của mình”.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #128 vào lúc: 02 Tháng Mười, 2019, 03:16:51 pm »


        Tôi cảm thấy có điều gì kỳ lạ, chưa rõ đã xảy ra chuyện gì? Sau khi những người bị giam đã ra hết, Jucop được tôi đưa đi xem kỹ một lượt các phòng giam, ông dừng lại trong một phòng giam, xem xét kỹ khi nhìn thấy phía dưới trần nhà giam lòi ra một đoạn ống dẫn khí để sưởi ấm, ông lẩm bẩm một mình:

        “Như thế này thì không được, nó có thể thắt cổ tự sát... ”

        Chúng tôi cùng đi sang một buồng giam khác, ông lại xem xét khá kỹ, ông sờ nắn cả từng cái song sắt. Jucôp bảo tôi:

        “Tối nay cho quét vôi lại gian này, dọn dẹp cho sạch sẽ. Không được nhận bất kỳ một phạm nhân nào đến giam ở đây. Cứ để trống phòng giam. Đồng chí không được đi đâu, khi chưa được cho phép... ”.

        Jucop đi rồi, tôi vẫn có một cảm giác kỳ lạ khó hiểu. Tối hôm sau, khi đã muộn thì có hai chiếc ô tô chạy tối. Tướng Môtskhalencô cùng với một số Tướng khác từ trên chiếc xe thứ nhất bước xuống. Một người mặc thường phục lưng hơi gù đứng ở giữa họ. Người này được giam vào trong buồng giam mà Jucốp đã ra lệnh chuẩn bị sẵn.

        Tôi cố đoán xem cái nhân vật quan trọng bị bắt này là ai? Thoạt đầu tôi không nhận ra, có lẽ vì ông ta không đeo cập kính kẹp trên mũi.

        Mốtskhalencô bảo tôi:

        “Đồng chí không còn việc gì nữa đâu, việc cảnh vệ bên trong do chúng tôi làm. Còn việc canh gác bên ngoài thì vẫn do đồng chí phụ trách. Số cảnh vệ bổ sung sẽ đến ngay bây giờ.

        Đến lúc này thì tôi đã rõ, họ đã áp giải Bêria tới đây! Hôm sau thì Bêria được chuyển đến một cái hầm phòng không, ở đó người ta đã làm cho ông ta một cái phòng giam riêng, có cửa sắt và được canh phòng cẩn mật suốt ngày đêm.

        Bây giờ để mô tả một cách hoàn chỉnh, tôi xin trích dẫn một số tài liệu được ghi trong sổ tay của Nguyên soái Jucốp. Cuốn sổ tay này được phát hiện sau khi ông đã qua đời. Cuốn sổ tay này cùng với những văn kiện khác được lưu giữ trong Hồ sơ về “Nơi ở của Stalin”. Tôi đã xem cuốn sổ tay đó và đem ghi nội dung của nó vào trong đĩa mềm. Tôi chỉ muốn giói thiệu với bạn đọc một phần, vì nếu toàn bộ thì quá dài.

        “... Bunganin gọi điện cho tôi, bảo phải đến ngay chỗ ông ấy. Tôi vội đi đến Điện Kremli.

        Tôi nhanh chóng từ lầu 4 xuống đến lầu 2, đi vào Phòng làm việc của Bunganin.

        Ông ấy bảo tôi: “Gọi ngay Mốtskhalencô, Nichêrin, Parítski cùng mấy người nữa mà đồng chí thấy là cần, và đi ngay đến chỗ Phòng khách của đồng chí Malencốp". Sau 30 phút, tôi cùng một số Tướng khác đã có mặt tại Phòng khách của Malencốp. Tôi lập tức được gọi vào Phòng làm việc của ông, ở đó ngoài Malencốp ra còn có Môlôtốp, Khơrútxốp và Bunganin. Malencôp vẫy tay chào tôi rồi nói:

        “Tôi mời đồng chí đến đây là để giao cho đồng chí một việc rất quan trọng. Gần đây Bêria cùng đồng bọn có những hành động khả nghi nhằm vào các đồng chí trong Đoàn Chủ tịch Trung ương Đảng. Chúng tôi cho rằng Bêria đã trở thành một nhân vật nguy hiểm đối với Đảng và Nhà nước, cho nên đã quyết định bắt ông ta, xóa bỏ mối hiểm họa trong hệ thống Bộ Nội vụ. Chúng tôi quyết định giao nhiệm vụ bắt Bêria cho đồng chí... ”.

        Khơrútxốp nói thêm:

        “Chúng tôi tin rằng đồng chí có thể hoàn thành được nhiệm vụ này, vì Bêria đã từng gây ra nhiều chuyện khó dễ đối với đồng chí! Thế nào ? đồng chí còn băn khoăn gì không?”

        Tôi đáp: “Chẳng có gì mà phải bản khoăn cả. Nhiệm vụ đó nhất định sẽ được hoàn thành”.

        Khơrútxốp: “Cần phải tính đến chuyện Bêria là một con người giảo hoạt và cường tráng, nhưng xem ra thì ông ta không mang theo vũ khí.

        “Tât nhiên, tôi không phải là kẻ chuyên đi bắt người, trước đây tôi chưa làm chuyện này bao giờ, nhưng tay tôi sẽ không run. Tôi chỉ đề nghị nói rõ là cần phải bắt Bêria ở đâu và bao giờ thì bắt ông ta?'
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #129 vào lúc: 02 Tháng Mười, 2019, 03:19:14 pm »


        (Dưới đây là Malencốp nói về nội dung cuộc họp Hội đồng Bộ trưởng, tiếp đó ông bảo các đồng chí đợi ở Phòng làm việc của Sukhanốp. Hiệu lệnh khởi sự là hai hồi chuông điện).

        “Sau khi hai hồi chuông điện vang lên thì các đồng chí xông ngay vào phòng họp bắt Bêria. Đồng chí rõ chưa!”

        Tôi đáp: “Rõ rồi!”

        Chúng tôi đi ra phòng của Sukhanốp và đợi hiệu lệnh.

        Bêria đến. Hội nghị bắt đầu họp, một giờ trôi qua, rồi lại một giờ nữa qua đi, mà vẫn không thấy hiệu lệnh.

        Tôi bắt đầu cảm thấy lo lắng, hay là Bêria đã bắt những người muốn bắt ông ta ?

        Đúng lúc đó thì chuông điện vang lên. Sau khi chúng tôi đã phân công hai sĩ quan mang vũ khí đứng gác ở ngoài cửa Phòng làm việc của Malencốp, tất cả chúng tôi xông ngay vào Phòng họp. Đúng như dự kiến, mấy viên Tướng rút súng ngắn ra. Tôi nhanh chóng bước đến bên cạnh Bêria và quát lớn:

        “Bêria, đứng dậy! Mày đã bị bắt!”


        Tôi nắm lấy tay ông ta, bẻ quặt ra đằng sau, khám ngay túi Bêria không thấy có vũ khí. Tiếp đó tôi vứt chiếc cập đựng giấy tờ của Bêria vào giữa bàn (vì sợ trong đó có vũ khí). Bêria mặt trắng bệch, miệng nói lắp bắp không ra hơi. Hai viên Tướng nắm ngay lấy tay Bêria và đẩy ông ta sang căn phòng phía sau - Phòng làm việc của Malencốp. Tại đây chúng tôi khám xét kỹ người Bêria, lấy đi tất cả, không để lại trong người ông ta một thứ gì. Mười một giờ đêm hôm đó, Bêria được bí mật chuyển từ Điện Kremli sang nhà giam của quân đội (Phòng giam kín), hôm sau lại chuyển tới Trụ sở của Bộ Tư lệnh Quân khu Mátscơva, nhiệm vụ canh giữ Bêria giao cho nhóm những viên Tướng đã đi bắt ông ta.

        Về sau tôi không tham gia canh giữ Bêria và không tham gia điều tra xét xử ông ta. Sau khi Tòa đã tuyên án, Beria đã bị những viên Tướng canh giữ ông ta xử bắn. Khi xử bắn, Bêria trông rất thảm hại, ông ta khóc lóc, rên rỉ, quỳ xuống và sợ quá đến nỗi đái cả ra quần. Nói cho đúng, Bêria đã sống bẩn thỉu thì khi chết cũng rất bẩn thỉu”.

        Bêria là người duy nhất được phong quân hàm Nguyên soái tới hai lần: Một lần, khi làm Tổng Chính ủy An ninh Quốc gia; Lần thứ hai, ngày mùng 7 tháng 9 năm 1945 Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô lại chính thức phong Quân hàm Nguyên soái Liên Xô cho Bêria.

        Tôi không muốn bình luận gì vế những lời tự thuật đó của Jucốp, độc giả có thể tự đối chiếu với những điều đã nêu ở trên và phán đoán xem đâu là tài liệu chân thực.

        Vụ án Bêria và đồng bọn, trong đó có Mâyơculốp, Chéckhanôxốp, Côpulốp, Vacơrítdơ, Mâyxích, Vlađimiaski đã được Tổng Kiểm sát trưởng Luchencô và Tướng Mốtskhalencô - Tư lệnh Quân khu Mátscơva tiến hành điều tra trong sáu tháng và được xét xử ở Trụ sở của Quân khu Mátscơva. Bên ngoài hàng rào thường xuyên có xe tăng và xe bọc thép đi tuần và được một Tiểu đoàn Bộ đội Trinh sát bảo vệ, đề phòng những kẻ trung thành với Bêria trong hàng ngũ KGB tấn công nhằm giải thoát cho ông ta.

        Nguyên soái Cônhép được bổ nhiệm làm Chủ tịch Hội đồng xét xử đặc biệt. Tòa án đặc biệt của Tòa án Tối cao Liên Xô xét xử bí mật từ ngày 16 đến ngày 23 tháng 12 năm 1953.

        Sau một thời gian khi sự việc đã rõ ràng, cái gọi là xét xử bí mật thực ra không phải là bí mật với tất cả mọi người. Trong Phòng xét xử ở chỗ Tướng Mốtskhalencô có lắp đặt một thiết bị để cho Đoàn Chủ tịch của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô có thể thông qua thiết bị đó mà theo dõi được tình hình xét xử.

        Bêria đã bị xử bắn ngay tại phòng giam ông ta trong hầm phòng không, nhưng tường của phòng giam đã được ốp gỗ để để phòng đạn bật ngược trở lại. Khi xử bắn Bêria có Tổng Kiểm sát trưởng Luchencô, Môtskhalencô và những viên Tướng đã tham gia bắt ông ta chứng kiến.

        Còn những phạm nhân khác thì bị xử bắn ở nơi khác, sau đó tiến hành hỏa thiêu.

        Chủ tịch Đoàn Xô viết Tốỉ cao Liên Xô đã thông qua quyết định tước mọi tặng thưởng và danh hiệu mà Nhà nước đã tặng cho Bêria, trong đó bao gồm cả danh hiệu Nguyên soái Liên Xô, trên thực tế thì Bêria chưa bao giờ là một Nguyên soái cả.

        Đó cũng là vị “Nguyên soái” thứ năm - cuối cùng mà tôi muốn kể với bạn đọc, Cuộc đời tàn ác bẩn thỉu của Bêria đã kết thúc một cách nhục nhã như thế đấy!

MỤC LỤC

        Lời giới thiệu   
        Nguyên soái Liên Xô M.N. Tukhaxépski. 
        Nguyên soái Liên Xô A.I. Êgôrốp.   
        Nguyên soái Liên Xô V.K. Bliukhơ.   
        Nguyên soái Liên Xô K.I. Culicốp.   
        Nguyên soái Liên Xô R.F. Bêria   

HẾT
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM