Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 10:35:37 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Năm nguyên soái Liên Xô  (Đọc 8876 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #110 vào lúc: 28 Tháng Chín, 2019, 11:04:39 am »


        Côpulốp sau khi bị bắt đã thú nhận:

        “Việc bắt bớ với quy mô lớn không phải do Bộ Nội vụ chủ trương mà chính là do Bêria chủ trương, ông ta lấy danh nghĩa là Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Gruzia ra lệnh bắt những người này hoặc bắt những người kia. Những lệnh đó phải chấp hành một cách vô điều kiện, tuy chúng tôi không đủ những chứng cứ để lập án bắt họ”.

        “Trong lệnh của Bêria đã viết như sau: “Bắt tên X nào đó là kẻ thù của nhân dân hoặc bắt tên Y nào đó là gián điệp” v.v...

        “Tôi còn nhớ có lần Bêria đã dùng bút kê một loạt người cần phải bắt mà chưa có một tài liệu điều tra nào về họ”.

        “Hễ Bêria phê “Thẩm tra xét hỏi một cách nghiêm khắc” hoặc “Nghiêm khắc tra hỏi” thì có nghĩa là cho phép dùng cực hình. Thế là các điều tra viên tha hồ thượng cẳng tay hạ cẳng chân, tất nhiên là vi phạm pháp luật, bức cung phạm nhân”.

        Ngoài 40 tập Hồ sơ chuyên án của Bêria và bọn tay sai của hắn ra thì còn 26 tập Hồ sơ về các văn bản mà Bêria ra lệnh bắt người. Trong rất nhiều trường hợp là được bắt theo danh sách, chứ không dựa vào một căn cứ hay lý do nào để bắt.

        Ngày 19 tháng 10 năm 1953 khi thẩm vấn bản thân Bêria, ông ta nói:

        “Tôi thừa nhận, có rất nhiều người bị bắt một cách vô cớ và bị hại một cách oan ức bằng cách bức cung phi pháp, đây là một hành động vi phạm pháp luật rất thô bạo.”

        Việc quyết định bắn phạm nhân của “Nhóm đặc biệt ba người” cũng là làm theo chỉ thị của Bêria. Ngày 13 tháng 10 năm 1953, khi thẩm vấn phạm nhân Côpulốp về vấn đề này, hắn đã thú nhận như sau :

        “Bêria khi còn ở Gruzia là một “Toàn quyền đặc mệnh”, tất cả mọi tổ chức và đơn vị đều phải tuyệt đối chấp hành mọi mệnh lệnh của ông ta. Oacơrítdơ lãnh đạo công tác thẩm tra của “Nhóm đặc biệt ba người” cũng chỉ làm theo chỉ thị của Bêria, có rất nhiều bản án khi áp dụng hình thức trừng phạt thì Oacơrítdơ đều phải xin ý kiến của Bêria, rồi “Nhóm đặc biệt ba người mới chính thức quyết định... ”.

        Về sau, khi Bêria trở thành kẻ độc tài tuyệt đối ở Côcadơ, nắm trong tay rất nhiều tài liệu về Stalin và rất nhiều điều làm tổn hại đến thanh danh của Stalin. Bêria biết rõ rằng sớm muộn gì thì Stalin cũng phát hiện ra, do đó ông ta quyết định đưa ra những bằng chứng để tỏ lòng trung thành với Stalin. Ngay cả đến việc đó Bêria cũng làm một cách khéo léo và thâm hiểm. Bêria chỉ thị cho một số nhà học giả, sử học, người làm công tác Đảng vụ thảo cho ông ta một báo cáo. Sau đó Bêria tìm cách nhét thật nhiều tên Stalin vào trong văn bản đó và cho xuất bản với nhan đề là “Lịch sử của Tổ chức Bônsêvích ở Côcađơ”. Bêria cho tuyên truyền thật nhiều về cuốn sách đó, làm cho nó chẳng những lọt vào mắt của Stalin mà còn ghi vào trong tâm khảm của Stalin, bởi vì nội dung của cuốn sách hoàn toàn phù hợp với nguyện vọng của Stalin muốn làm nhân vật số hai sau Lênin. Bêria đánh hơi thấy dục vọng muốn làm lãnh tụ của Stalin, bèn gọi Stalin trong thời kỳ đó là “Lênin của Côcadơ”. Bách khoa toàn thư đã đánh giá về cuốn sách đó như sau :

        “Năm 1935 đã xuất bản cuốn sách của Bêria viết về “Lịch sử các Tổ chức Bônsêvích ở Côcadơ, cuốn sách đó là một cống hiến vô giá cho việc nghiên cứu Lịch sử Đảng Bônsêvích. Ý nghĩa trước hết của cuốn sách là mô tả một cách tường tận về sự rèn luyện cuộc đấu tranh chính trị của Stalin - người trợ thủ thân cận nhất của Lênin vĩ đại, người bạn chiến đấu rất mực trung thành và là lãnh tụ của giai cấp vô sản toàn thế giới. Trong sách có rất nhiều tài liệu chứng minh Stalin đã làm được một lượng lớn công tác cách mạng trong thời kỳ xây dựng và cũng cố Đảng Bônsêvích dưới sự lãnh đạo của Lênin”.


        Một trong các tác giả chủ yếu của cuốn sách là Bêchia - Viện trưởng Phân viện Nghiên cứu Chủ nghĩa Mác Lênin của Gruzia, đồng thời cũng là Tổng biên tập Tạp chí Người cộng sản (Tên của ông này so với Bêria chỉ sai có một chữ, nhưng về tư cách địa vị thì khác nhau một trời một vực). Bêchia trong khi vui vẻ cùng với bạn bè, đã buột miệng nói: “Tôi cũng có đóng góp và cũng được thưởng”. Chẳng may câu nói đó đến tai Bêria, thế là số phận của ông ta đã được định đoạt: Bêchia đã được gán cho tội danh là “Thành viên của tập đoàn chống Liên Xô”, không cần đưa ra Tòa xét xử, giao cho “Nhóm đặc biệt ba người” xử bắn (vì làm như vậy giản đơn và tin cậy hơn).
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #111 vào lúc: 28 Tháng Chín, 2019, 11:04:58 am »


        Cuốn sách mang tên tác giả Bêria làm cho Stalin tin rằng người đồng hương đó rất trung thành với mình. Lãnh tụ cần một người như vậy ở Mátscơva. Cần phải loại bỏ ngay Iênôp - tên đồ tể đẫm máu và không được lòng người, bắt hắn phải làm con dê để tế thần. Hơn nữa Iênốp đã biết quá nhiều, vì chính Stalin đã ra lệnh cho hắn bắt và bắn khá nhiều người, bao gồm cả cái gọi là vụ án “Tukbaxépski âm mưu làm phản”. Stalin giống như một người chơi cờ cao thủ, mỗi nước đi trên bàn cờ là được tính trước cho rất nhiều bước tiếp sau.

        “Năm 1938, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô (B) đã điều Bêria về Mátscơva công tác, từ năm 1938 đến năm 1945 Bêria là Bộ trưởng Bộ Nội vụ Liên Xô. Trong thời kỳ này, dưới sự lãnh đạo của Ban Chấp hành Trung ương, Bêria đã làm được khá nhiều công việc vê cải tiến cơ quan làm công tác tiễu phản”.

        Thoạt đầu Bêria làm cấp phó cho Iênôp. Bêria đã nhanh chóng thích ứng được với hoàn cảnh môi trường mới, nhập vai một cách xuất sắc, nên chỉ trong mấy tháng sau được Stalin ủy nhiệm làm Bộ trưởng Bộ Nội vụ. Hồi đó ngay cả Cục An ninh Quốc gia cũng do Bộ Nội vụ lãnh đạo.

        Sau khi đã đứng vững ở Mátscova, lại nắm được đại quyền trong tay, Bêria thoái mái giở thủ đoạn phỉnh nịnh và kiến tạo vây cánh, mà trước đây ông ta đã thực hiện có hiệu quả, ông ta điều những trợ thủ tin cậy về Mátsơva. Bêria tuyển mộ tập hợp chung quanh mình một bày đệ tử trung thành và gan lim dạ sứa, ‘cho bọn này giữ những chức vụ cao: Mâyơculốp trở thành cấp phó của Bêria, nắm quyền hành về An ninh Quốc gia; Côpulốp cũng trở thành Thứ trưởng Bộ Nội vụ, Chéckhanôdốp làm Chủ nhiệm Ban Đối ngoại (Người đứng đầu Cơ quan Tình báo), Oacơrítdơ làm Cục trương Cục Nội vụ của Lêningrát, Sanava làm Bộ tương Bộ Nội vụ của Bêlarút, Rafaoa làm Bộ trưởng Nội vụ Gruzia, Saria làm Bí thư trưởng Bộ Nội vụ Liên Xô, Sêrêchépli làm Vụ trưởng Vụ Bảo vệ của Bộ Nội vụ (Phạm vi bảo vệ là tất cả các quan chức của Chính phủ, mặt khác là giám sát họ, nắm chắc tình hình sinh hoạt, mối quan hệ về nhân sự của họ và có thể bắt bất kỳ một người nào trong số họ). Ngoài số những bạn cũ ra, Bêria lại nhanh chóng phát hiện ra một số người “ý hợp tâm đầu”, một số kẻ đang muốn leo cao mà việc gì cũng chịu làm, Bêria bắt đầu bao che cho bọn chúng. Những kẻ đó suốt đời trung thành với ông ta.

        Trong cương vị mới, cần phải làm cho mọi người hoan nghênh. Bêria sau khi đã bàn với Stalin, hắn đề nghị với Bộ Chính trị tạm ngừng việc trấn áp với quy mô lớn. Có một số người được thả khỏi trại tập trung. Bêria còn nói: chẳng bao lâu sẽ không có chuyện “bắt người” nữa. Hành động tung hỏa mù ấy khiến nhiều người mắc lừa. Đang sống trong cái lồng không khí căng thắng mà được mở toang cửa thì khác gì trời hạn gặp mưa rào. Nhưng cũng đúng trong mấy tháng đó thì bọn chúng đã bắt và xử bắn những thành viên của Ban chuyên án Tukhaxépski và gán cho bọn này tội danh nguy tạo chứng cứ và đã phạm pháp trong việc dùng cực hình để bức cung. Như vậy là chính nghĩa đã chiến thắng rồi sao? Không đâu. Cái đó vẫn chỉ là một màn hỏa mù mà thôi. Người ta đã thủ tiêu những người biết tình hình quá nhiều. Chỉ ít lâu sau, theo chỉ thị của Stalin, Bêria đã bắt và xử bắn Iênốp. — kẻ tiếp tay cho ý đồ thanh trừng người tài giỏi hơn mình, không thuộc phe cánh mình của Stalin - kẻ nguy tạo những vụ án thảm khốc, ám hại những bậc công huân của Nhà nước Xô viết Những việc bắt người, dùng cực hình bức cung, thủ tiêu bằng cách xử bắn bí mật V.V... lại xảy ra như cơm bữa, như trong các chương trên, ba vị Nguyên soái Êgôrốp, Bliukhơ và Culicốp, chẳng phải đã bị thủ tiêu trong thời gian Bêria nắm quyền hay sao ?

        Qua thẩm ván đã chứng minh rằng, trước ngày bọn Đức tấn công Liên Xô, Bêria đã cố ý triệu hồi rất nhiều người cầm đầu Cơ quan Tình báo hoặc là về để họp hoặc là về để thay thế. Việc làm này của Bêria đã khiến cho Cơ quan Tình báo Liên Xô bị tổn thất lớn. Bất cứ một cơ quan phản gián của một quốc gia nào cũng đều không làm như vậy, vì trên thực tế Bêria đã làm cho họ bị lộ. Thấy những việc làm lạ lùng của Bêria, khi chiến tranh Xô - Đức sắp sửa nổ ra những tình báo viên chuyên nghiệp của Liên Xô cảm thấy khó hiểu, và lo lắng cho vận mệnh của Cơ quan Tình báo Liên Xô. Ở đây tôi chỉ xin nêu một ví dụ đề chứng minh. Chúng ta có hai tình báo viên: Khơđrốp và Oarupiép viết cho Trung ương một bức thư, nói rõ mối lo lắng và nghi ngờ của họ. Nhưng sự việc đó đã bị Bêria biết. Hai tình báo viên đó đều là những sĩ quan chính trực. Sau khi Khơđrốp bị bắt, vợ của anh đã thuật lại về việc hai vợ chồng anh khi viết thư đã cẩn thận như thế nào.|
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #112 vào lúc: 29 Tháng Chín, 2019, 09:23:14 pm »


        “Chồng tôi và Oarupiép nghi ngờ Bêria. Từ trong câu chuyện của hai người tôi đã hiểu là lệnh của Bêria đã phá hoại màng lưới tình báo của chúng ta ở Đức, do đó đã làm cho hai người nghi ngờ. Chồng tôi bảo, hễ Đức mà đánh thì chúng ta không còn một tình báo nào ở đó cả. Chồng tôi căn cứ vào cái gì mà có kết luận như thế thì tôi không rõ. Ngoài ra phương pháp công tác của Bêria sau khi lên làm ở Bộ Nội vụ cũng giống hệt như khi Iênôp còn đang tại chức, điều đó cũng có thể làm cho cả hai người không vừa lòng và nghi ngờ.

        “Đầu tháng 2 năm 1939, chồng tôi và Oarupiép bị khai trừ ra khỏi Bộ Nội vụ. Trước đó cả hai người đã quyết định viết cho Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô một bản báo cáo, nói rõ những nghi ngờ của mình đối với Bêria. Họ viết báo cáo đó trước khi bị khai trừ ra khỏi cơ quan Bộ Nội vụ, nhưng sau khi bị khai trừ rồi thì mới gửi đi.

        “Bản báo cáo đó được viết hết sức bí mật, do hai người tự đánh máy lấy...

        “Trong quá trình viết báo cáo họ có bàn với bố chồng tôi là M.Khơđrốp. Có một lần Oarupiép và bố chồng tôi sau khi ở đó về đã bảo tôi rằng ông có một cuốn nhật ký, trong đó ghi chép những điều không lợi cho thanh danh của Bêria. Thực ra tôi cũng không biết là trong đó ghi chép những gì...

        “Chồng tôi và Oarupiép sau khi viết xong bản báo cáo thì rất căng thắng, vì sợ sinh chuyện. Chồng tôi bảo, có thể bị bọn chúng thủ tiêu anh về mặt thể xác (tôi còn nhớ anh ấy bảo rằng: có thể “bất ngờ” bị xe ô tô đâm chết ở ngoài phố hoặc có thể “bất ngờ” bị một hòn gạch rơi trúng đầu chết).

        “Bản báo cáo gửi cho Ban Kiểm tra Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô chồng tôi đề nghị mẹ mình - một Đảng viên lão thành năm 1901 chuyên đi. Còn một bản gửi cho chính Stalin thì do Oarupiép chuyển đến bộ phận Văn thư của Văn phòng Trung ương Đảng. Oarupiép mang bản báo cáo đó rời khỏi nhà và mãi không về, điều này càng làm cho chồng tôi rất lo lắng. Chồng tôi cho rằng rất có thể Oarupiép đã bị giết hại... ”.

        Bêria sau khi được biết có bản báo cáo vạch tội mình thì lập tức cho bắt B. Oarupiép, I. Khơđrôp và A. Paturin. Bêria tự mình hỏi cung họ, điều này càng chứng minh rằng Bêria muốn trị họ, chắc thế nào trong khi thẩm vấn cũng sẽ dùng cực hình.

        Căn cứ vào những khẩu cung được ngụy tạo, cả ba người đã bị tuyên án tử hình và bị xử bắn.

        Oarupiép trước tòa đã phản cung, và nói rằng bị bức phải khai như vậy, đồng thời thừa nhận là có viết báo cáo vạch mặt Bêria.

        Bố của I. Khơđrôp là M. Khơđrôp - nguyên là cán bộ tiễu phản, đã từng làm việc với Décdenski. Bêria biết rằng con ông có thể đã bàn với ông về chuyện của mình và sợ ông già sẽ làm những chuyện bất lợi cho mình, nên đến tháng 5 năm 1939 đã ra lệnh bắt nốt bố của Khơđrôp. Việc bắt bố của Khơđrôp không thông qua Viện Kiểm sát mà chỉ có Côpulôp ký lệnh bắt. Ông già bị ghép vào tội hoạt động gián điệp và đã từng phục vụ trong Cục mật thám của Nga hoàng, có những hoạt động phá hoại trong thời kỳ nội chiến (vì ông đã từng làm Tư lệnh Hạm đội phương Bắc), lại tuyên truyền phản cách mạng.

        Bố của Khơđrôp đã nhiều lần bị tra khảo nhục hình, ông cũng đã thử báo cáo với Trung ương về việc làm phi pháp đó, nhưng đều vô hiệu quả, bởi vì những báo cáo của ông viết đều không được đưa đến nơi cần đến, mà được đưa đến cho Côpulốp, Mâyxicốp, Frôkimiếcski - đồng bọn của Bêria, rồi xếp vào hồ sơ của ngành điều tra.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #113 vào lúc: 29 Tháng Chín, 2019, 09:24:33 pm »


        Ta hãy xem chúng đã dùng thủ đoạn ra sao để thẩm vấn ông già Khơđrốp, dưới đây là bản báo cáo mà ông viết gửi cho Anđrâýep-Bí thư Ban Chấp hành Đảng Cộng sản Liên Xô mà Bêria đã ỉm đi.

        “Gửi đồng chí A.A.Anđrâyep - Bí thư Ban Chấp hành Đảng Cộng sản Liên Xô.

        Hồi 7 giờ tối ngày 19 tháng 8.

        Tôi gửi lời kêu cứu này từ nhà ngục tăm tối của Trại giam Rêfuatôvô đến đồng chí. Khi đồng chí nghe thấy tiếng la hét của sự khủng bố thì xin đồng chí đừng bỏ đi, mà chỉ xin đồng chí nói giúp cho tôi, để họ bỏ cách thẩm vấn tàn khốc, vì đó là một sai lầm.

        Tôi bị hại một cách vô cớ, xin đồng chí hãy tin tôi. Rồi thời gian sẽ chứng minh điều này. Tôi không phải gian tế của Cục Mật thám Nga hoàng, cũng không phải là đặc vụ và càng không phải là thành viên của tổ chức chống Liên Xô, bọn họ đã bịa ra những bằng chứng giả tạo để khởi tố tôi về những tội nói trên. Tôi chưa từng phạm một tội nào đối với Đảng và Tổ Quốc. Tôi là một lão Đảng viên Bônsêvích không hề có một vết nhơ, tôi đã đứng trong hàng ngủ của Đảng, phấn đấu cho lợi ích và hạnh phúc của nhản dân gần 40 năm.

        Trong 5 tháng qua, cứ mỗi lần thẩm vấn là tôi đều đề nghị họ cho tôi xem bản khởi tố để tôi bác bỏ từng điều; Tôi đề nghị với các nhân viên thấm vấn viết ra những điều mà tôi đã bác bỏ trong quá trình thẩm vấn. Nhưng tất cả yêu cầu đều vô hiệu.

        Bọn chúng chỉ bắt tôi trả lời có mỗi một câu : “Hãy kể về những hoạt động chống đối, nếu không thì sẽ không lợi cho mày đâu, Chúng tao sẽ có cách làm cho mày không thể ngoan cố được nữa”.

        Tôi vừa bị đưa vào Trại giam Sukhanôvô là chúng đã bắt đầu bức hại tôi: Mỗi ngày đêm chúng chỉ cho tôi được ngủ có một hai giờ đồng hồ, không được mua thức ăn và sách vở, không được đi dạo, thậm chí còn không được chữa bệnh và thuốc men, mặc dù tôi đang mắc bệnh tim nặng.

        Sau khi tôi chuyển sang Trai giam Rêfuatôvô thì cách tra tấn lại càng dữ dội hơn. Họ túm lấy cô áo tôi rồi đẩy tôi vào góc tường, bắt tôi phải đứng im suốt mấy tiếng đồng hồ mà không được nói. Đã hai lần bọn chúng nắm lấy râu của tôi để kéo tôi vào trong phòng giam, nói cho đúng hơn thì đây là một cái hang. Ở đó rất ẩm thấp và giá lạnh, chúng bít hết các cửa sổ. Tư đầu tháng 8, các nhân viên thấm vân tôi là Mâyxích, Atamốp, Acpôchakiép. Bọn chúng bắt đầu đánh tôi, trong ba lần tham vấn chúng đều bạt tai tôi, vì tôi đều nói tôi là một Đảng viên Bônsêvích trung thành, trong tay bọn chúng không hề có chứng cớ về một hành vi phạm tội nào của tôi.

        Bây giờ chúng đang đe dọa tôi - một ông già đã 62 tuổi là sẽ dùng đến cực hình... Bọn chúng không biết là chúng đang sai lầm, chúng không thể hiểu được là những điều chúng đang làm đối với tôi là hành động phạm pháp, không thể tha thứ được. Bọn chúng dùng cực hình để buộc tôi phải thừa nhận là kẻ thù hung ác nhất của lực lượng vũ trang. Nhưng xin Đảng hiểu cho tôi, cho dù bất kỳ một thủ đoạn nào cũng không thể bắt một người con trung thành với Đảng trở thành kẻ thù của Đảng.

        Tuy vậy tôi không còn cách nào khác để ngăn cản những đòn mới của bọn chúng dành cho tôi.

        Vạn sự và vạn vật cũng đều có giới hạn, tôi đã quá mệt mỏi và không còn hơi sức nữa, sống chết chỉ còn trong gang tấc. Đối với một con người trung thành còn gì đáng sợ hơn là phải mang nỗi nhục bán nước mà chết trong nhà tù Xô viết! Nỗi thống khổ vô tận làm tôi lo lắng. Không! Không được! Tình hình này quyết không được xảy ra, tôi đã hét to... Đảng, Chính phủ Xô viết, Bộ trưởng Nội vụ Bêria không được phép gây ra những vụ án oan vô cùng thảm khốc mà không có cách gì sửa được như thề này.

        Tôi tin rằng nếu được thẩm vấn một cách bình tĩnh, không có thành kiến, không làm nhục, không dùng nhục hình thì việc khởi tố chắc chắn sẽ không phải là không có cần cứ. Tôi tin rằng thực tế và lẽ phải sẽ dễ dàng được chứng minh, thực tế và lẽ phải sẽ nhất định chiến thắng. Tôi tin và tin như vậy.


M. Khơđrốp.                                     
Người bị giam ở phòng giam 128 của Trại giam Rêfuatôvô.       

        Bức thư dài mấy trang của Khơđrốp tự tay viết gửi cho Kiểm sát trưởng - người bảo vệ Pháp luật đã được giữ lại. Bức thư đó sau này được phát hiện, nó nằm trong Hồ sơ của Khơđrốp theo chỉ thị của Bêria.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #114 vào lúc: 29 Tháng Chín, 2019, 09:25:48 pm »


        Khơđrốp tin vào sức mạnh của Pháp luật, ông viết:

        “Tôi tuyên bố là tôi vô tội nên khiến cho các điều tra viên có thái độ ngày càng thù địch và hung hãn đối với tôi. Chúng đã gọi tôi là thằng già khiêu khích, bác học về gián điệp và y học, tên thô phỉ, chúng còn dùng nhiều từ thô lỗ và bẩn thỉu khác để làm nhục tôi. Đối với những lời bác bỏ của tôi. Mâyxích viết: “Chúng tao không cưỡng bức mày mà chỉ muốn biết sự thật... ”.

        “Đầu tháng 6 tôi từ chối thừa nhận là mình có tội, đồng thời nói rằng trước kia và hiện nay tôi vẫn là một đảng viên trung thành với Đảng của Lênin và Stalin. Mảyxích bảo tôi là nhục mạ Đảng và giam tôi vào phòng giam cấm cố, cảnh cáo tôi : Nếu không nhận tội thi sẽ bị giao lại cho điều tra viên. Đây chang phải là một phòng giam, mà thật sự là một cái hang tối tăm, ẩm ướt, giá lạnh, trên nền khắp nơi đều đầy những phân là phân.

        Trong khi chân tôi bị hoại tử thì chúng chỉ cho tôi mặc một cái áo lót mỏng, rồi nhốt tôi vào đó. Đây quả là điều vô cùng tàn nhẫn đôi với tôi, làm cho chân tôi ngày càng sưng vù và có nguy cơ phải tháo khớp.

        Sau khi ở đó được mấy giờ đồng hồ, chúng lại điệu tôi lên xét hỏi, vì toàn thân bị rét run nên tôi không còn hơi sức để trả lời. Tất cả những tình trạng đó nói lên rằng chúng muốn gây cho tôi một ấn tượng sợ hãi bằng hình phạt đó. Nhưng tôi không còn con đường nào khác, vẫn nói là mình vô tội. Hôm sau, Mâyxích lại gọi tôi lên, hắn cho tôi nói mấy phút xong lại giam vào phòng giam cấm cố, tôi bị nhốt vào đó hai ngày hai đêm... ”.

        “Đầu tháng 8, Mâyxích đưa tôi vào văn phòng điều tra viên Atamốp, chúng hỏi tôi có chịu cung khai hay không? Sau khi tôi trả lời rằng tôi vô tội thì chúng bắt tôi đứng dậy và đấm vào mặt tôi. Mỗi khi dừng tay là chúng lại nhắc lại câu hỏi và khi nghe thấy vẫn câu trả lời như củ thì chúng lại đánh nữa. về sau Atamốp bảo : “Không cần phải suy nghĩ gì nữa cứ đánh hắn đi!” thế rồi hắn tiến đến chỗ tôi và lại đấm vào mặt.

        “Đêm hôm sau, hoặc là cách một đêm gì đó chúng lại đánh tôi... ”.

        “Sau mấy ngày, lần thứ ba chúng đưa tôi đến phòng điều tra viên Acpuachaxêép và chúng lại đánh tôi, vừa đánh chúng vừa nói một cách châm biếm rằng: “Chúng đang chăm sóc tôi”.

        “Sau khi đánh tôi mấy cái tát, Mâyxích ngồi lên bàn, rút ra một điếu thuốc lá thơm hảo hạng, hắn bảo tôi cũng nên hút một điếu. Tôi nhã nhặn tư chối, tôi bảo tôi không thích hút loại thuốc nhãn hiệu “Đấm bốc”. Hắn liền nổi nóng, Hắn bảo với Ácpuachaxêép rằng: “Mày xem, thằng già này có thật không muốn hút các loại thuốc lá xấu không?Không! Điều này chứng tỏ là nó kiêu ngạo, nó muốn nói rằng: Mâyxích mày vừa đánh tao mấy cái tát, mà tao lại đi hút thuốc lá của mày sao?” Nhưng tôi thì lại nghĩ rằng; “Tôi không thể nhận bất kỳ một sự bố thí nào của cái tên bất lương đang vu khống và làm nhục tôi... ”.


        Mặc dù các điều tra viên đã dùng đủ mọi cách để moi cung bức cung, nhưng Khơđrôp vẫn một mực không nhận tội.

        Trong thời gian thẩm vấn Khơđrốp, bọn chúng đã báo cáo với Bêria rằng Khơđrốp muốn tố cáo hắn với Trung ương. Ví dụ trong báo cáo mật ngày 28 tháng 2 năm 1941, chúng đã mô tả về tư tưởng của Khơđrốp như sau:

        “Khơđrốp nói rằng mặc dù Iênốp không còn nữa, nhưng tác phong của Iênốp vẫn còn ở khắp nơi, vẫn tiếp tục lừa dối Đảng, còn hắn(tức Khơđrốp) sẽ phản ánh với Trung ương về những việc làm trái pháp luật của Bộ Nội vụ. Theo cách nói của Khơđrốp thì Bộ trưởng Bộ Nội vụ mới trước kia ở ngoại Côcadơ đã từng có ân oán với hắn... Khơđrôp nói, đã có tới 20 điều tra viên xử lý vụ án của hắn, chỉ có một số rất ít người trong đó là dùng phương pháp của “Trêka”, còn đa số là dùng gậy gộc và làm nhục. Khơđrốp hỏi có lẽ nào Bộ trưởng mới của Bộ Nội vụ lại không biết những việc này sao? Rồi hắn lại tự trả lời, “chắc đã biết rồi. Vì tôi đã viết đơn kêu cứu đi khắp các nơi, nhưng bọn chúng vẫn cứ đánh tôi”.

        “Đối với những vấn đề mà tôi nêu ra thì Khơđrôp phản ứng lại với thái độ bệnh hoạn, hắn nói hắn cũng là một phần tử Trêka, hắn càng hiểu rõ hơn ai hết về những sai trái trong phương thức và phương pháp hiện tại của Bộ Nội vụ ... theo như cách nói của Khơđrốp thì Bộ Chính trị không biết Bộ Nội vụ đang làm gì, nhất là không rõ tình hình của Sukhanuvô và Rêíuatôvô, người phụ trách của Bộ Nội vụ đã tìm cách che giấu, ... nhất là che giấu về phương thức và phương pháp điều tra đối với những đảng viên bị bắt... ”.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #115 vào lúc: 29 Tháng Chín, 2019, 09:27:05 pm »


        Bọn chúng biết rõ thái độ đó của Khơđrôp đang muốn vạch trần tội ác của Bêria cùng đồng bọn, và thể là chúng thủ tiêu Khơđrôp. Mặc dù Khơđrốp đã vạch rõ việc khởi tố ông là không có căn cứ, nhưng rồi ông vẫn cứ bị chiểu theo Khoản 1 Điều 58-1 và Điều 58-11 của Bộ Luật Hình sự Liên Xô chuyển giao sang cho Tòa án Quân sự Tối cao xét xử. Đồng thời rút hết những tài liệu mà ông kêu oan trong Hồ sơ của ông, tài liệu giám định của lịch sử quân đội và tài liệu chứng minh về thủ đoạn bức cung phi pháp. Tòa án Quân sự Tối cao Liên Xô đã mở phiên tòa xét xử vụ án của Khơđrốp vào tháng 7 năm 1941 (lúc đó chiến tranh đã nổ ra) đã tuyên bố là ông vô tội và ra lệnh phải lập tức thả ngay ông ra.

        Theo chỉ thị của Bêria, Mâyơculôp đã kháng tố lên Hội đồng của Tòa án Tối cao Liên Xô. Đối với kháng tố này, Chánh án Tòa án Tối cao Liên Xô đã trả lời vào tháng 8 năm 1941 rằng, việc tuyên án Khơđrôp vô tội là hoàn toàn đúng đắn, đồng thời việc kháng tố lên Hội đồng của Tòa án Tối cao Liên Xô là không có căn cứ.

        Tuy nhiên mặc dù bản kháng tố đã bị bác bỏ, nhưng Bêria vẫn giam Khơđrôp trong ngục và sau đó lại ra lệnh xử bắn ông!

        Theo sự sắp đặt của Bêria, Khơđrôp đã bị xử bắn vào ngày mùng 1 tháng 11 năm 1941.

        Sự việc đó đã xảy ra trong những ngày mà Mátscơva có khả năng bị bọn Phái xít Hítle chiếm đóng, Thành phố đã tuyên bố nằm trong trạng thái bị bao vây, rất nhiều cơ quan Nhà nước sơ tán ra ngoài. Bêria cũng rút “đơn vị” của ông ta ra ngoài, ở trong rất nhiều trại giam, cứ tối đến là hàng trăm người bị xử bắn. Chính trong giờ phút quan trọng đó, Bêria và Mâyơculôp đã quyết định áp giải 25 người bị giam giữ, chúng tuyên bố là sẽ đưa họ đến Quybixép hoặc Saratốp. Trong danh sách đó có cả những thủ trưởng quân sự rất cần cho tiền tuyến đang gặp khó khăn, như : A. I. Iacốp - Tư lệnh Không quân, Đại biểu Xô viết Tối cao Liên Xô, đảng viên năm 1915; Ia. V. Ximskêvích - Trung tướng không quân, Ủy viên dự khuyết Trung ương, người thay thế chức vụ của Iacốp, Đại biểu Xô viết tối cao Liên Xô, hai lần Anh hùng Liên Xô; Tướng Râysacốp - Anh hùng Liên Xô, Nhà chiến lược thiên tài không quân trẻ tuổi, người dự kiến sẽ thay thể Ximskêvích cùng một số người cũng trung thành như Khơđrôp.

        Bêria những tưởng là giết hết những người này là ông ta sẽ thoát tội, nhưng những tài liệu còn lưu giữ trong Hồ sơ đã vạch mặt ông ta. Dưới đây tôi xin giới thiệu những văn kiện đó với bạn đọc:

        Ngày 18 tháng 10 năm 1941.

        Gửi: Nhóm Đặc biệt của Bộ Nội vụ.
        - Nhân viên công tác nhiệm vụ đặc biệt.
        - Đ, E. Sêmâynixin-Thượng úy An ninh

        Sau khi nhận được văn bản này, các đồng chí đến ngay Thành phố Quybixép đồng thời tiến hành dùng cực hình và xử bắn những phạm nhân dưới đây (kèm theo danh sách phạm nhân bị tử hình là 25 người).

        Chấp hành xong phải lập tức báo cáo.


Bộ trưởng Bộ Nội vụ Liên Xô         
Tổng chính ủy An ninh Quốc gia.       
Bêria.                           

        Phía trước tên mỗi người đều có hai dấu ngoặc ( ). Xem ra thì một cái là do các Trại giam khi đưa họ từ trong các phòng giam ra tập trung rồi mở ngoặc, còn một cái thứ hai là do bọn chúng bắn xong thì đánh tiếp dấu đóng ngoặc.

        Vì tôi nói đến những sự việc xảy ra trong những năm tháng chiến tranh, cho nên chúng ta hãy xem xét theo trình tự từng sự việc một.

        Hàng ngàn viên sĩ quan chỉ huy vì bị khởi tố về tội tham gia âm mưu làm phản, hoạt động gián điệp và tuyên truyền chổng Liên Xô rồi bị trấn áp. Điều này đã làm cho quân đội Liên Xô suy yếu khi chiến tranh nổ ra. Nhưng tai họa lớn hơn nữa và tội ác thật sự là chúng đã hoang báo về ý đồ và lực lượng của Hítle. Vì vậy lẽ ra là phải xử bắn Bêria ngay từ những ngày đầu của chiến tranh. Mặc dù Bêria tuy không phải chính thức là gián điệp của Đức, nhưng ông ta đã tạo ra lợi thế cho bọn Phát xít Hítle và gây ra những tổn thất lớn cho Hồng quân Liên Xô, những tác hại đó trên quy mô lớn tương đương bằng sự phá hoại của cả một tổ chức gián điệp lớn. Xin các bạn hãy tự rút ra kết luận, tôi chỉ xin cung cấp bằng chứng để chứng minh sự thực đó.

        Bêria đã nắm được ý đồ muốn trì hoãn giờ phút bùng nổ của chiến tranh của Stalin. Stalin đã ký với Đức, Hiệp ước hữu nghị và không xâm phạm lẫn nhau. Vị Lãnh tụ đã cho rằng có thể dùng Hiệp ước để trói chân tay chúng. Trong Hồi ký của mình, Khơrútxốp đã kể rằng, Stalin sau khi ký xong Hiệp ước thì mặt mày hớn hở, ông ta sướng đến nỗi muốn nhảy cẫng lên và nói rằng ông ta đã lừa được bọn Hítle. Như mọi người đều biết, tất cả mọi cái đều ngược lại, chính Hítle đã lừa được Stalin, hắn ký Hiệp ước chỉ là một màn hỏa mù để che đậy việc chuẩn bị tấn công Liên Xô. Xem ra thì Stalin - một chính trị gia giàu kinh nghiệm, do bị hoang báo về tình hình quân sự một cách cơ bản, khiến ông ta rất hy vọng có thể tránh được một cuộc chiến tranh, cho nên đã tin là bọn Đức có khả năng thực hiện Hiệp ước. Chẳng những bản thân ông tin, mà còn làm cho mọi người chung quanh ông cũng tin như vậy. Còn Bêria thì biết rõ ý đồ đó của Stalin, cho nên đã thường xuyên cung cấp tin tình báo để cũng cố niềm tin đó. Cả một lực lượng điệp báo lớn đều do Bêria nắm, ngành điệp báo đã cung cấp những tin tình báo khách quan về mọi mặt, nhưng Bêria chỉ chọn và báo cáo với Stalin những tình hình mà ông ưa thích.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #116 vào lúc: 29 Tháng Chín, 2019, 09:28:07 pm »


        Cùng tiến hành công tác điệp báo song song với ngành An ninh Quổc gia còn có ngành điệp báo quân sự, cũng thường xuyên cung cấp những tin tình báo quan trọng, đồng thời đưa ra những kết luận về việc Hítle đang chuẩn bị tấn công Liên Xô báo cáo với Stalin. Bêria rất không vừa lòng với việc đó, hắn chỉ trích các nhân viên tình báo quân sự là không có năng lực, báo cáo láo, về sau hắn đã trực tiếp trấn áp. Những người phụ trách tình báo của Bộ Tổng tham mưu, như la. K. Piếckin, s. p. Ưrítski, I. I. Prốtsculôp v.v... đều lần lượt từng người bị ghép cho tội là kẻ thù của nhân dân và bị xử bắn. Mười mấy nhân viên tình báo giầu kinh nghiệm, trong đó có một số được cài cắm ở nước ngoài đều bị gọi về, rồi gán cho những tội danh đã định sẵn để xử bắn. Ở đây chỉ nêu lên hai ví dụ để chứng minh.

        Dưới đây là bản báo cáo mật của Rihác Gióocgiơ, một điệp báo viên quân sự nổi tiếng, khi đó anh có biệt danh là Raumsai.

        “Ngày 22 tháng 5 năm 1941, Raumsai gửi về một tấm bản đồ về tình hình bố trí quân đội của Đức, Bản đồ này là của một Sĩ quan thường trú của Sứ quán Đức tại Tôkyô Nhật. Trên tấm bản đồ có đánh dấu những mủi tên thể hiện hướng tấn công của Phát xít Đức. Theo báo cáo của Raumsai thì bọn Hítle đang chuẩn bị đánh chiếm Ucraina, đồng thời sẽ sử dụng từ một đến hai triệu tù binh Nga lao động khổ sai. Chúng sẽ dùng khoảng 170 - 190 sư đoàn để tấn công Liên Xô. Chiến tranh sẽ không tuyên bố hoặc chỉ gửi thông điệp rồi sẽ bắt đầu. Người Đức dự kiến, Hồng quân và chế độ Xô viết sẽ đổ sau khoảng hai tuần lễ... ".

        Tướng Tupicốp - Sĩ quan thường trú của Đại sứ quán Liên Xô tại Đức vẫn thường xuyên báo cáo về nước kế hoạch của Hítle, trước khi chiến tranh nổ ra thì hàng ngày đều có báo cáo gửi về như vậy. Điều này làm cho Bêria không vui, vì nó hoàn toàn ngược lại với báo cáo của ông ta. Chỉ trước khi chiến tranh nổ ra một ngày thì Bêria mới trích lục báo cáo gửi cho Stalin.

        “Ngày 21 tháng 6 năm 1941, tôi kiên trì việc triệu hồi Đại sứ thường trú của nước ta tại Béclin, vì hắn cũng như trước đây dùng những tin tình báo giả tạo đế dọa tôi rằng Hítle đang chuản bị tấn công Liên Xô. Hắn báo cáo rằng, cuộc “Tấn công" sẽ nổ ra vào ngày mai...

        Thiếu tướng,V. I. Tupicốp - Sĩ quan thường trú của Đại sứ quán Liên Xô tại Béclin cũng gửi một bức điện như vậy về nước, vị Tướng chậm chạp này đã dựa vào tin tức tình báo của ông ta tại Béclin đẽ khẳng định rằng, bọn Đức sẽ dùng ba cụm Tập đoàn quân để tấn công vào Mátscơva, Lêningrát và Kiép. Ông ta đã ngang nhiên yêu cầu chúng ta cung cấp điện đài cho những kẻ báo cáo láo đó.

        “Trung tướng F. I. Gricốp - Trưởng ban tình báo(trước đó ít lâu, những người của Piếckin vẫn đang hoạt động ở đó) có nhiều ý kiến đối với Đại sứ và Trung tá Nôvôbransư, cho rằng những người này cũng báo cáo láo, họ nói rằng Hítle đả tập trung ở miền Tây biên giới chúng ta 170 sư đoàn để chuẩn bị tấn công".

        ‘Nhưng, Jôzép Vítsariônôvích, tôi và người của tôi tin rằng, dự đoán của đồng chí là sáng suốt: Năm 1941, Hítle không thể tấn công chúng ta... ”.


        Hítle đã tấn công, Hồng quân đã bị tổn thất cực lớn, nhưng Bêria - kẻ đã cung cấp những tin tình báo giả cho Stalin và toàn quốc thì không hề bị trừng phạt.

        Về hoạt động của Bêria trong những năm tháng chiến tranh thì trong truyện viết về ông ta đã ghi như sau:

        “Ngày mùng 1 tháng 2 năm 1941, R. P. Bêria được bổ nhiệm làm Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô. Trong những năm tháng bảo vệ Tổ Quốc vĩ đại, từ ngày 30 tháng 6 năm 1941 đồng chí là Ủy viên Hội đồng Quốc phòng, còn từ ngày 16 tháng 5 năm 1944 là Phó Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng đồng thời đã hoàn thành nhiệm vụ quan trọng mà Đảng và Nhà nước giao cho lãnh đạo Kinh tế xã hội chủ nghĩa và công tác tiền tuyến.

        Theo lệnh của Chủ tịch Đoàn Chủ tịch Xô viết Tối cao Liên Xô, ngày 30 tháng 9 năm 1943 đồng chí Bêria được tặng thưởng danh hiệu Anh hùng Lao động xã hội chủ nghĩa vì đã có công lao đặc biệt về việc tăng cường sản xuất trang bị và đạn dược trong điều kiện chiến tranh khó khăn. Ngày mùng 9 tháng 7 năm 1945, đồng chí Bêria được phong danh hiệu Nguyên soái Liên Xô”.

        Trong những năm tháng chiến tranh, Bêria ngoài việc phụ trách các nhà máy của quân đội sản xuất máy bay, xe tăng, súng đạn ra còn phụ trách việc sơ tán các xí nghiệp công nghiệp ra khỏi vùng Đức chiếm đóng đến Sibêri và Trung Á.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #117 vào lúc: 30 Tháng Chín, 2019, 04:01:05 pm »


        Bêria là Nguyên soái rất đặc biệt trong công tác như vậy, đúng như Suarânnixin đã viết trong cuốn “Quần đảo Curagơ”, cái mà ông ta chỉ huy không phải là loại Bộ đội thông thường, mà là một loại quân đội hoàn toàn khác. Đó là thứ quân đội có quân số tới mấy trăm triệu người, số lượng của nó vượt qua cả Hồng quân chính quy. Nguyên soái Bêria đã độc đoán độc hành trong cái đội quân đó và muốn làm gì thì làm. Hàng chục vạn người được đưa đi xây dựng công trình mới, khôi phục lại những nhà máy đã được đưa đi sơ tán và các công việc sự vụ khác trong lĩnh vực kinh tê quốc dân.

        Tôi - Tác giả của cuốn sách này, ngay khi mới bắt đầu nổ ra chiến tranh đã bị ghép vào tội là “kẻ thù của nhân dân”( tất nhiên là khởi tố theo những tài liệu nguy tạo). Từ tháng 10 năm 1942 về trước, tôi bị đưa vào Trại tập trung Đápkin, về sau lại đến làm ở nhà máy sản xuất xe tăng Uran. Sau đó tôi lại bị liệt vào danh sách của những người bị trừng phạt và bị đưa ra tiền tuyến, lúc đó trong chiến đấu bị tổn thất quá lớn, đến nỗi phải đưa cả những “can phạm”trẻ tuổi và khỏe mạnh ra chiến đấu, gần như để cho họ một cơ hội chuộc tội.

        Nói tóm lại, Bêria là một Nguyên soái đầu tiên trong lịch sử, không có quân đội, nhưng ông ta đã cai trị hàng chục triệu người “nửa như nô lệ”. Ông ta cũng quản những công việc của tiền tuyến, nhưng phần nhiều là những công việc thông thường trong hệ thống trấn áp. Ví dụ, sau khi chiến tranh bắt đầu được một tuần, để thoát khỏi trách nhiệm đối với cuộc chiến tranh bất lợi và tổn thất quá lớn (cần phải tìm cho được một “vật tế thần”),, theo chỉ thị của Stalin, Bêria đã tiến hành xét xử khẩn cấp vụ án mà Đại tướng Páplốp - Tư lệnh Phương diện quân phía Tây đứng đầu, sau đó xử bắn 8 vị Tướng và một số sĩ quan.

        Đến mùa thu năm 1942, tình hình Côcadơ khi ấy rất khó khăn. Quân Đức đã tiến vào đến vùng núi hiểm yếu của dãy núi Côcadơ, Bêria là Đại biểu, của Đại bản doanh được phái đến đó. Trên thực tế ông ta đã gạt Bộ Tư lệnh Phương diện quân và Bộ Tư lệnh Tập đoàn quân số 46 ra ngoài và không cho lãnh đạo bộ đội phòng vệ vùng núi hiểm yếu này và ủy nhiệm cho những người hoàn toàn không am hiểu chút gì về quân sự vạch kế hoạch tác chiến và lãnh đạo bộ đội. về vấn đề này, Trung tướng Schêmencô - năm 1942 đã từng là Đại biểu của Bộ Tổng tham mưu cùng đi với Bêria đến Côcadơ đã chứng minh:

        "... Trong hành động của ông ta có khá nhiều việc, chẳng những không giúp gì cho vấn đề bảo vệ Côcadơ, mà ngược lại đã làm cho việc bảo vệ càng thêm hỗn loạn. Trước hết, Bêria cho lập một Nhóm đặc biệt do một Tướng của Bộ Nội vụ lãnh đạo công tác song song với Bộ Tư lệnh Phương diện quân và giao nhiệm vụ bảo vệ vùng núi hiểm yếu đó cho Nhóm này điều hành... mà những người tham gia Nhóm này thì lại không biết gì về chuyên môn quân sự.

        “... Hành động thứ hai của Bêria làm cho công tác phòng vệ thêm hỗn loạn là dùng Tướng Liêsơrít thay thế cho Tướng Sêcasưcốp - Tư lệnh Tập đoàn quân số 46, mặc dù ông ấy không có sai lầm gì. Trong tình hình khẩn trương như vậy việc thay thế không cần thiết đó, tuyệt đối không giúp gi cho việc củng cố tuyến phòng ngự ... Bêria sau khi đến Côcadơ, trên thực tế ông ta đã gạt Bộ Tư lệnh ra ngoài. Trong hành động của ông ta chủ yếu là dựa vào người của Bộ Nội vụ, mà phần lớn những người này lại không biết gì về quân sự.

        “Thực chất những hành động đó của Bêria đối với việc phòng vệ vùng hiểm yếu của Côcadơ đã mang lại nhiều nguy hại, trái lại đã tạo ra những điều kiện thuận lợi cho quân địch, do đó đã tăng thêm sự uy hiếp của chúng đối với vùng Côcadơ.

        Ngoài bộ đội Hồng quân chính quy ra, Bêria còn nắm trong tay 12 vạn quân của Bộ Nội vụ, nhưng ông ta kiên quyết không dùng những lực lượng đó tham gia chiến đấu.

        Về vấn đề này, Tướng Siurênép - Cựu Tư lệnh Phương diện quân Côcadơ đã vạch rõ:

         “Tôi đã từng đề nghị với Đại bản doanh về việc chuyên giao cho Tư lệnh Phương diện quân Côcadơ chỉ huy số bộ đội của Bộ Nội vụ (khoảng từ 15 đến 20 trung đoàn). Stalin đã tán thành chủ trương đó của tôi, nhưng khi về tới địa phương thì Bêria lại kiên quyết phản đối chủ trương đó và tiến hành đả kích Tư lệnh Phương diện quân một cách thô bạo. Bêria chỉ đồng ý rút trong số 12,1 vạn người đó ra từ 5 đến 7 ngàn người giao cho Phương diện quân Côcadơ chỉ huy, mà điều này phải được Stalin kiên trì ủng hộ thì ông ta mới thi hành.

        Bêria trong báo cáo gửi về Mátscơva đã lừa bịp Đại bản doanh, nói rằng đã áp dụng mọi “biện pháp khẩn cấp”, đã “tự mình đi kiểm tra tiền tuyến” v.v... Trên thực tế là ông ta đã báo cáo láo về tình hình quân địch. Ví dụ, Trung tướng Schêmencô đã chứng minh là Bêria đã đi kiểm tra tình hình phòng ngự của tuyến Grốtsnưi - Bacu như thế nào :

        “Tính chất của suốt cả cuộc đi kiểm tra đó chỉ là làm cho ra vẻ thôi. Sự việc đạt tới mức độ là ô tô  chỉ đi qua công sự, cho nên các chuyên gia không thể nào xem xét các công sự được. Nhưng đã được coi là Bêria đi “thị sát” phòng tuyến, và sau dó báo cáo với Stalin rằng: Ông ta đã thân đi kiểm tra tình hình tiền tuyến”.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #118 vào lúc: 30 Tháng Chín, 2019, 04:01:59 pm »


        Sácmixôp và Nataraia - hai cảnh vệ tiếp cận của Bêria đã kể lại rằng: Bêria và những tay chân thân tín của ông, sau khi đến Côcadơ đã suốt ngày uống rượu, ông ta còn sống cuộc sống hoang dâm.

        Sau khi chiến tranh bảo vệ Tổ Quốc kết thúc, Bêria đã bịa ra một giai thoại để lừa người, rằng chính nhờ vào tài năng của ông mà chiến dịch đó mới có bước ngoặt có lợi cho quân ta. Bêria tự thổi phồng danh tiếng của mình là do năm 1942 ông ta áp dụng các “Biện pháp khẩn cấp” cho nên đã chặn được cuộc tấn công của bọn Đức, giữ được Bacu. Nếu những giếng dầu của Bacu rơi vào tay bọn Đức thì cả cuộc chiến tranh sẽ chẳng còn gì để bàn cả.

        Quả thực nếu Bacu-Trạm cung cấp dầu cho cả Liên Xô mà bị bọn Đức chiếm thì chắc chắn sẽ dẫn đến thất bại của toàn quân ta, vì toàn bộ trang bị kỹ thuật, bao gồm cả Xe tăng, máy bay và chiến hạm cũng đều phải ngừng hoạt động vì thiếu năng lượng. (Nếu bạn đọc muốn tìm hiểu sự thật về việc bảo vệ chiến tuyến Côcadơ đầy kịch tính thì xin hãy đọc cuốn “Thống soái” của tôi, còn độc giả phương Tây thì đọc cuốn “Viên Tư lệnh”, được xuất bản tại Luân Đôn (Anh) vào năm 1987)

        Trong những năm tháng chiến tranh, Bêria chưa từng chỉ huy một Trung đội, không một viên đạn hoặc mảnh đạn bay qua người ông ta, nhưng sau khi chiến tranh kết thúc thì bỗng nhiên ông ta lại có công lớn và được tặng danh hiệu Nguyên soái Liên Xô vào ngày mùng 9 tháng 7 năm 1945.

        Hoà bình được lập lại, các thành phố ở phía Tây của đất nước đã trở thành những đống tro tàn đổ nát. Nhân dân sống trong trạng thái đói rét, thiếu nhà ở và quần áo. Mọi người đau buồn vì đã mất hơn 20 triệu người thân hy sinh trong chiến tranh.

        Vậy, trong những ngày tháng khó khăn đó Bêria đã làm gì? Bêria có rất nhiều việc cần làm: Đó là mấy chục vạn chiến sĩ và sĩ quan bị địch bắt làm tù binh bị ghép vào tội “phản bội Tổ Quốc”, cần phải đưa vào Trại tập trung. Mấy chục vạn người có thái độ bất mãn hoặc kể những chuyện cười, chuyện châm biếm thì bị ghép vào tội tuyên truyền chống lại Nhà nước Liên Xô cũng cần phải nhốt vào Trại tập trung, với các mức án từ 10 năm đến 25 năm khổ sai...

        Trong những năm tháng đó, đất nước đang trong tình trạng thiếu thôn và đói ăn, còn Bêria thì lại tiến hành những chuyện bẩn thỉu xấu xa như vậy, những chuyện đó nếu viết tất cả ra thì khiến người đọc phải rất khó chịu. Cuộc đời Bêria là một chuỗi những thủ đoạn gian hiểm và hủ hóa truy lạc.

        Chỉ trong những năm tháng sau chiến tranh, Bêria đã có tới hơn 200 người tình, trong số đó có rất nhiều người bị Bêria lợi dụng để quan hệ tình dục bằng thủ đoạn hứa cho địa vị, lừa bịp hoặc uy hiếp. Có trường hợp Bêria còn dùng bạo lực để cưỡng hiếp.

        Khi Bêria ngồi trên ô tô đi ngang qua phố thấy cô gái nào trẻ đẹp là chỉ thị cho cảnh vệ điều tra rõ tên tuổi và chỗ ở. Thượng tá Sáckimốp và Nataraia liền tìm đến chỗ ở của những cô gái đó và dùng đủ mọi cớ để đưa họ đến biệt thự của Bêria.

        Thượng tá Sáckimốp - cựu cảnh vệ của Bêria đã cung khai khi bị thẩm vấn như sau:

        “... Là một người thân tín của Bêria, tôi biết rõ đời tư của ông ta, tôi có thể nói ông ấy là một con người không thành thực và hủ hóa tột đỉnh”.

        “... Bêria rất giỏi trong việc dùng thủ đoạn để quan hệ tình dục với phụ nữ. Nói chung thì ông ta thường đi dạo và làm quen với các bà ấy. Bêria đi dạo chung quanh chỗ ở của mình, hễ trông thấy thích cô nào là ông ta sai tôi, hoặc Nataraia đi tìm hiểu họ tên, chỗ ở hoặc điện thoại. Tôi đi theo cô gái đó tìm cách nói chuyện để làm rõ tình hình... sau đó tôi báo cáo với Bêria. Khi Bêria đi ô tô cũng vậy, ông ta thường ngồi im lặng chăm chú nhìn ra hai bên đường để tìm người đẹp... Cũng có trường hợp ông ấy căn cứ vào địa chỉ trong thư hoặc điện thoại gọi đến chúc mừng ông ấy, rồi bảo tôi đến thăm họ, nếu thấy họ đẹp thì về báo cáo lại với Bêria, sau đó làm quen với họ và tìm cách mời họ đến chỗ ở hoặc Biệt thự của Bêria. Những phụ nữ đó thường là được đưa đến chỗ ở của Béria vào ban đêm”.


        Thượng tá Sáckimốp và Nataraia theo lệnh của Bêria đã ghi lại danh sách những phụ nữ mà Bêria đã cưỡng hiếp hoặc đã buộc phải có quan hệ tình dục với ông ta.

        Tôi đã tìm xem lại cái danh sách bệnh hoạn ấy và ghi chép địa chỉ của một vài phụ nữ cá biệt, họ đều được lưu vào trong Hồ sơ. Trong danh sách đó đều ghi rõ họ tên, địa chỉ và số điện thoại.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #119 vào lúc: 30 Tháng Chín, 2019, 04:02:23 pm »


        Bêria đã lợi dụng chức vụ địa vị cao của mình để buộc những phụ nữ dưới quyền ông ta như Thư ký, nhân viên đánh máy, ghi tốc ký và cả những nữ công nhân viên chức khác trong Bộ mà Bêria thấy vừa mắt phải ngủ với ông ta.

        Một người trong số bọn họ đã kể lại như sau:

        “Tôi cố hết sức cự tuyệt đòi hỏi của Bêria, nhưng ông ta bảo: ở đây dùng lý sự thì chẳng ăn thua gì, thế rồi ông ta chiếm hữu tôi. Tôi sợ không dám chống lại vì Bêria có thể sẽ bắt chồng tôi... chỉ có đồ khôn kiếp thì mới lợi dụng chức vụ để cưỡng đoạt những người phụ nữ dưới quyền... ”.

        Những vụ việc như vậy kể có đến hàng trăm. Đối với Bêria thì Mátscơva chỉ giống như một cái chuồng gà, còn ông ta thì như một con gà trống đi đi lại lại trong cái chuồng gà đó, tùy ý muốn đạp con gà mái nào thì đạp. Cũng có một số phụ nữ không chịu sự cưỡng bức của Bêria thì đã gặp tai họa.

        Vào đầu tháng 5 năm 1945, Bêria gặp một cô gái đi ngoài phố, Bêria bảo cảnh vệ tìm hiểu địa chỉ của cô gái đó, rồi tất cả mọi chuyện xảy ra sau này cũng giống như các trường hợp khác. Nhưng, cô gái đó viết thư cáo giác lên Tổng Kiểm sát trưởng Liên Xô, đồng thời mô tả tỷ mỉ việc Bêria đã cưỡng hiếp cô như thế nào:

        “Có một hôm tôi đi đến phố Nikítscaia để mua bánh mì thì từ trong xe ô tô bước xuống một ông già có kẹp cập kính trên mũi, cùng đi có một Thượng tá mặc sắc phục. Khi lão ta nhìn tôi, tự nhiên tôi cảm thấy sợ hãi và chạy... rồi có một người đàn ông đi theo tôi. Hôm sau, tức là ngày mùng 7 tháng 5, có một viên Thượng tá đến nhà chúng tôi, về sau tôi mới biết ông ta tên là Sáckimốp, hắn đã dùng thủ đoạn lừa gạt, giả vờ giúp đỡ mẹ tôi ốm, cứu bà từ cõi chết trở về, lừa tôi đến một gian buồng ở phố Nikítscaia. Sáckimốp bảo với tôi rằng: có một cán bộ chức vụ rất cao là đồng chí của ông ta, người đó rất tốt, rất thích trẻ con và giúp đỡ cho những ai có bệnh, ông ấy đã cứu mẹ của tôi. Lúc đó là vào khoảng 5 giờ chiều ngày mùng 7 tháng 5 năm 1949, một ông già đeo cặp kính trên mũi đến, đó chính là Bêria. Lão ta vuốt ve, chào hỏi tôi và bảo không nên khóc, rồi mẹ của cô sẽ khỏi, tất cả mọi cái rồi sẽ tốt lên. Lão ta chiêu đãi tôi ăn tối, tôi bắt đầu tin là cái người tốt bụng này sẽ giúp đỡ chúng tôi trong lúc khó khăn (Bà tôi thì vừa mới qua đời, còn mẹ tôi thì bệnh tình đang nguy kịch).

        “Lúc đó tôi mới 16 tuổi, đang học lớp 7. Sau đó, Bêria bế tôi vào trong buồng và cưỡng hiếp tôi”.

        “Sau khi sự việc đó xảy ra, rất khó nói lên tình hình của tôi lúc đó. Có đến ba ngày người ta không cho tôi ra khỏi căn buồng đó. Ban ngày thì Sáckimốp canh giữ tôi, còn tối đến đã có Bêria”.

        Liệu Bêria có nghĩ đến những hậu quả mà ông ta đã gây ra cho cô gái hay không?... Không, Bêria hoàn toàn không nghĩ tới và không hề hối hận. Bêria vẫn không hề bỏ thói quen mạo hiểm đi tìm những cô gái vô tội. Quả thật Bêria ngày càng biến chất và ngày càng gian giảo hơn. Bêria đã dùng cả chất ma tuý để dễ bề làm bậy. Dưới đây là một ví dụ chứng minh điểm này:

        “Bêria lấy cớ là muốn có cuộc nói chuyện chính thức về một vấn đề quan trọng để mời một cô gái tên là H đến Biệt thự của mình. Sau đây là lời cô H kể về những chuyện đã xảy ra:

        “Sáckimốp đưa tôi đến ngôi nhà đó, chúng tôi vào một gian buồng lớn, từ ngoài nhìn vào thì nó có vẻ như một phòng đọc sách. Tôi ngồi một mình ở trong đó chừng vài phút thì thấy một người đàn ông bước vào và tôi nhận ra ngay đó là Bêria. Bêria bắt đầu nêu lên những vấn đề có liên quan đến lý lịch của tôi. Thoạt đầu thì ông ta chỉ hỏi tôi những vấn đề có tính chất thông thường, như: Bao nhiêu tuổi? Bố mẹ tôi là ai? Đã học ở những đâu v.v... Sau đó Bêria đề nghị tôi đi theo ông ta. Chúng tôi bước vào một phòng ăn, trên chiếc bàn ở đó đã bày sẵn ba bộ dụng cụ ăn uống.

        “Cùng ăn có Bêria, Sáckimốp và tôi. Tôi không muốn uống rượu, nhưng Bêria bảo đây là loại rượu nhẹ, chẳng khác gì nước giải khát có ga. Tôi đã uống độ ba, bốn chén gì đó và rồi không biết gì nữa”.

        “Đến sáng hôm sau tôi mới tỉnh dậy thì phát hiện ra là mình đã ở một phòng khác, đó là phòng ngủ. Bêria đang ngủ cùng với tôi trên giường. Cửa mình của tôi bị chảy máu, bởi vì từ trước đến nay tôi chưa hề quan hệ tình dục với ai. Như vậy là Bêria đã tước đoạt mất sự trinh trắng trong đời con gái của tôi”.
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM