Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 16 Tháng Tư, 2024, 12:22:11 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Năm nguyên soái Liên Xô  (Đọc 9004 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #90 vào lúc: 24 Tháng Chín, 2019, 10:27:14 pm »


*

        Ngày mùng 5 tháng 5 năm 1940, Kira Ivanôpna đi đến Bệnh viện để chữa răng, nhưng rồi không thấy trở về nhà nữa.

        Bà là vợ của Nguyên soái Culicốp - Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Liên Xô. Hàng ngày Culicôp thường về nhà ăn cơm trưa. Hôm đó khi ông về nhà thì Valia - con gái của Culicốp tỏ ra rất lo lắng về việc bà Kira Ivanốpna đi đâu mà không thấy trở về, Cô nói với bố: “Mẹ con, sáng nay đến Bệnh viện khám răng, có lẽ mẹ con đau răng. Nhưng sao đến bây giờ mà vẫn chưa về, Chắc là có vấn đề gì đó nên bệnh viện người ta giữ lại chăng ?”.

        Grigôri Ivanovich gọi điện đến phòng khám bệnh viện, trước tiên ông liên hệ với bộ phận ghi số, sau đó Culicốp lại gọi đến phòng khám Nha khoa, cuối cùng ông gọi điện đến cả những phòng khám Nha khoa tư nhân mà những người thân trong gia đình vẫn thường đến khám, chữa bệnh. Nhưng hầu như trong suốt ngày hôm đó Kira Ivanốpna, chẳng xuất hiện ở đâu cả.

        -“Thật là kỳ lạ ! Thế thì bà ấy đi đâu ?”, Culicốp không tài nào hiểu nổi.

        Hôm đó, rồi cả hôm sau nữa Kira Ivanôpna vẫn bặt tăm.

        Ngày mùng 7 tháng 5, tất cả báo chí đều đăng : Mệnh lệnh của Chủ tịch Đoàn Xô viết Tối cao Liên Xô phong quân hàm Nguyên soái cho Grigôri Ivanovich Culicốp.

        Cả nhà đều vui mừng vì Culicốp được phong quân hàm Nguyên soái, nhưng mặt khác ai nấy đều lo lắng và hoảng sợ vì bà Kira đã bị mất tích.

*

        Năm 1935, có năm vị chỉ huy cao cấp được phong quân hàm Nguyên soái đợt đầu tiên, đó là: “B. Bliukhơ, c. Buchuni, K. Vôrôxilốp, A. Êgôrốp và M. Tukhaxépski. Có ba người trong số họ vào năm 1938, đã bị coi là phản bội Tổ Quốc, là kẻ thù của nhân dân và đã bị xử bắn. Đó là: Tukhaxépski, Êgôrôp và Bliukhơ.

        Thế rồi, hình như để bổ sung vào đội ngũ Nguyên soái còn lại quá ít, người ta lại phong tiếp thêm ba Nguyên soái nữa, đó là: c. Timôxencô, B. Sapốtsnicấp và G. Culicốp.

        Hồi đó việc thăng cấp cho Timôxencô và Sapốtsnicốp là hoàn toàn hợp lý và mọi người đều có thể hiểu được, mặt khác về mặt lô gích cũng có thể giải thích dễ dàng. Vì trước đó ít lâu, cuộc chiến tranh Xô-Phần vừa kết thúc thắng lợi, Bộ đội do Timôxencô lãnh đạo đã chiến đấu dũng cảm trên chiến trường, cho nên ngay trong ngày ban bố mệnh lệnh phong quân hàm Nguyên soái thì ông được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Bộ quốc phòng. Cho nên đối với chức vụ mới đó thì lẽ đương nhiên Timôxencô phải được phong quân hàm cao cấp nhất. Còn B. Sapôtsnicốp khi đó là Tổng Tham mưu trưởng Hồng quân, với chức vụ đó và những công hiến của ông thì việc phong quân hàm Nguyên soái cũng là xứng đáng. Riêng đối với Culicốp thì có vẻ như là một trường hợp ngoại lệ, vì những người được phong quân hàm ở cấp này phải là những người chỉ huy quân đội ở cấp chiến dịch có ý nghĩa chiến lược lớn và phải giành được thắng lợi, qua đó thể hiện được tài năng lãnh đạo quân sự nổi bật. Còn Culicốp thì chỉ là Trưởng ban quân giới của Hồng quân công nông và là cấp Thứ trưởng Bộ quốc phòng Liên Xô, chưa có công lao lãnh đạo mang tính chất thông soái, cho nên không phù hợp với quân hàm Nguyên soái.

        Các đồng sự của ông chỉ có thể giải thích về việc ông được phong quân hàm Nguyên soái như sau: Grigôri Ivanovich trong chiến dịch Xarixin năm 1918 đã rất gần gũi với Stalin lúc đó ông là chủ nhiệm pháo binh của Tập đoàn quân và rất giỏi sử dụng hỏa lực pháo binh. Hồi đó trong những giờ phút chiến đấu gay go ác liệt, lực lượng pháo binh do ông điều hành phát huy huy tác dụng chiến đấu cao chẳng những đã quyết định vận mệnh cho cuộc chiến bảo vệ Xarixin, mà còn quyết định cả vận mệnh Stalin nữa. Bởi vì nếu thành phố này mà thất thủ thì uy tín của Stalin sẽ mất hết. Chiến dịch đó đã hoàn toàn thắng lợi, còn uy tín của Stalin thì tăng gấp bội. Trong suốt cuộc đời của vị lãnh tụ này, ông vẫn được coi là người chiến thắng của chiến dịch Xarixin.

        Stalin không quên công lao của Culicốp. Culicốp xuất thân từ giai cấp vô sản, đã phục vụ một cách trung thành trong nhiều năm cho nên Stalin không mảy may nghi ngờ Culicốp. Trong quân đội luôn luôn phát giác người này người nọ có âm mưu chống Chính quyền Xô viết, hàng ngày đều tìm ra những kẻ thù mới của nhân dân, trong tình hình đó, việc lôi kéo và đề bạt một quân nhân già và trung thực như vậy là một điều nên làm. Mặt khác trong cuộc chiến đấu ở Phần Lan, Culicốp lãnh đạo Pháo binh và đội pháo binh này đã có tác dụng đột phá phòng tuyến Mannarin. Tóm lại việc phong quân hàm Nguyên soái cho ông là điều có thể giải thích được, và cũng không gây ra những nghi ngờ gì công khai cả. Hồi đó những quyết định của Chính phủ và Stalin đều được coi là việc đương nhiên, không ai được phép nghi ngờ.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #91 vào lúc: 24 Tháng Chín, 2019, 10:27:38 pm »


        Nhưng, có một lần Culicốp nói với con gái về những điều mà mình đã suy nghĩ cẩn thận, ông nói:

        - “Phong cho bố cái quân hàm này chính là vì Kira Ivanốpna đây... cốt là để cho bố không được kêu ca phàn nàn !”

        Như vậy có nghĩa là ông đã biết được một cái gì đó hoặc đã có sự nghi ngờ. Nếu không đã chẳng thốt ra những lời lẽ như vậy. Tất nhiên đằng sau những lời nói ấy có ẩn dấu một bí mật rất lớn. Xem ra thì rất kỳ lạ, cái mà nó chiếm vị trí hàng đầu trong bí mật đó hoặc nó bắt mọi cái phải xoay tròn theo nó... lại chính là tình yêu!

        Bây giờ chúng ta hãy khám phá. Tôi đã tốn rất nhiều thời gian cho việc tìm hiểu và cởi những cái nút hết sức phức tạp và rối rắm về cái bí mật đó, Vì nó được tạo thành bởi hành vi đồi trụy bẩn thỉu và kết thúc bằng hành động tội ác hết sức rùng rợn, mà kẻ gây ra tội ác đó lại là người nắm quyền lực tối cao. Người ta đã sử dụng cả bộ máy quyền lực quốc gia và các cơ quan của họ để che đậy cho mọi tội ác của mình.

        Ngày mùng 5 tháng 5 năm 1940 là ngày vợ của Culicôp mất tích. Sau hai ngày cả gia đình đi tìm và gọi điện đến bạn bè thân thuộc để tìm kiếm, nhưng kết quả vô ích. Ngày 8 tháng 5, Culicốp gọi điện cho Bêria - Bộ trưởng Nội vụ, báo cho ông ta biết về sự việc đã xảy ra và đề nghị ông ta giúp đỡ tìm kiếm người vợ mất tích của mình. Bêria liền mời vị tân Nguyên soái này đến Rubienka (đây là một tòa lầu nằm ở trung tâm Mátscơva, có trụ sở của KGB và nhà giam ngầm dưới đất). Tại phòng làm việc của mình, Bêria đã mời Culicốp uống trà và ăn bánh ngọt. Bêria đã hỏi cặn kẽ đầu đuôi tình hình và tỏ vẻ ngạc nhiên. Khó ai có thể ngờ rằng bà vợ của Culicốp đang có mặt trong hầm giam ngay dưới tòa nhà kiên cố này. Thế mà Bêria thản nhiên nói: “Tôi thật không hiểu nổi tại sao ở trung tâm của Thủ đô và giữa thanh thiên bạch nhật, mà một người phụ nữ đã đứng tuổi như bà nhà lại biến mất như vậy ?!”.

        Rávrenki Bêria nếu được biểu diễn trên sân khấu thì rất có thể ông ta sẽ trở thành một diễn viên nổi tiếng là vì trong suốt cuộc đời ông ta đã diễn những vai hoàn toàn khác với đời sống thực của mình, mà diễn xuất của ông ta lại xuất sắc biết bao nhiêu! Trong những lần ông ta thủ vai như vậy sẽ có hàng vạn đồng bào của chúng ta bị mất mạng và máu đã chảy thành sông. Lần này, khi nói chuyện với Nguyên soái Culicốp thì Bêria cũng biểu diễn khá xuất sắc. Bêria nói:

        -“Chúng tôi sẽ cho tìm kiếm ngay khắp trong toàn quốc, chúng tôi sẽ động viên tất cả mọi lực lượng! Nhất định sẽ tìm được vợ của đồng chí, Grigôri Ivanovich, đồng chí cứ yên tâm! Chẳng lẽ chúng ta lại để cho vợ của một Nguyên soái mất tích hay sao? Cho dù có một Sứ quán nước ngoài nào tiến hành khiêu khích thì chúng tôi cũng nhất định tìm bằng được bà ấy!”.

        Giọng nói của Bêria có vẻ rất chân thật và tự tin. Tiếp đó Bêria gọi điện báo cáo với Trung ương và Stalin về sự việc đã xảy ra:

        “Đồng chí Nguyên soái Culicôp đang ngồi ở chỗ tôi... Không ạ, đồng chí ấy không nắm được một chi tiết nào. Vâng, đồng chí ấy chỉ biết rằng bà ấy đã đi khỏi nhà... Vâng, thưa đồng chí Stalin! Tất nhiên là chúng tôi sẽ lập tức ra lệnh truy tìm trong toàn quốc... Vâng, chúng tôi sẽ làm hết khả năng... ”.

        Quả thật, cả Bêria và Stalin lúc này đang say sưa trong cơn lốc quyền lực. Có lẽ bất luận là kẻ độc tài hay những tên đầu sỏ trong xã hội đen, đều có cái cảm giác khoái lạc khi nắm được quyền lực khống chế mọi xu hướng và nhất là khi họ sử dụng quyền lực to lớn để tiến hành các hoạt động tội ác. Nhưng bọn họ khác nhau là ở chỗ: Những tên trùm xã hội đen và đầu sỏ thổ phỉ bao giờ cũng hiểu được rằng, cuối cùng rồi chúng cũng sẽ bị báo ứng. Còn những người lãnh đạo Nhà nước khi phạm tội thì không bao giờ họ tin rằng có sự báo ứng và họ sẽ không bao giờ bị trừng phạt. Cho nên những tội ác của họ bao giờ cũng nghiêm trọng gấp bội so với lũ giặc cướp, bởi vì những quyền lực mà họ có trong tay là vô hạn và không ai có thế kiếm soát được.

        Tôi có thể lấy một điểm này để chứng minh rằng giả thuyết của tôi là đúng đắn, đó là khi Nguyên soái Culicôp nói chuyện với Bêria và Stalin thì Kira Ivanốpna đang ngồi xổm ở trong góc một phòng giam ngay dưới nền nhà - Trụ sở của KGB, mà bên trên là phòng làm việc của Bêria, ngay giữa trung tâm của Mátscơva - nơi này nằm bên cạnh Quảng trường Zeczinski, mà từ đó đến tòa nhà làm việc của Ban Chấp hành Trung ương đi bộ mất có mười phút, nếu đi tới Điện Kremli - nơi Stalin ở và làm việc thì cũng không xa... có lẽ cũng chỉ chừng ấy thời gian.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #92 vào lúc: 25 Tháng Chín, 2019, 04:51:56 pm »


        Stalin và Bêria biết rõ những chuyện quá khứ trước đây của Culicốp, bởi vậy không phải ai khác, mà chính họ đã bày mưu và thực hiện vụ bắt cóc này.

        Bêria quả thật đã ra lệnh truy tìm tung tích của Kira Ivanốpna trong toàn quốc, đồng thời còn cho in ảnh và những đặc điểm về nhân dạng của bà rồi gửi đi khắp nơi. Qua đó ta cũng thấy được Bêria gian ngoan và sảo quyệt biết chừng nào. Cuộc tìm kiếm đã diễn ra suốt 12 năm và đã tổn hao biết bao công sức của hàng vạn nhân viên an ninh, mà trong những năm đó trên bàn làm việc của Bêria thường xuyên có các báo cáo về việc truy tìm không có kết quả. Tôi lật giở ba tập Hồ sơ dày cộp về việc truy tìm I. Culicốp Simôni (Simôni chính là họ của bà trước lúc đi lấy chồng), ở trang cuối cùng có ghi kết luận vào ngày 8 tháng 1 năm 1952 là cuộc truy tìm không có kết quả, sau khi đã thi hành tất cả mọi biện pháp, cho nên đến đây là chấm dứt.

        Những kẻ đã gây ra và lại cho kết thúc vụ án này quả là hết sức tàn ác và bỉ ổi biết chừng nào. Kira Ivanốpna và chồng của bà - Nguyên soái Culicốp, cùng với biết bao nhiêu người khác đã không còn trên thế gian này. Nhưng vụ án của họ thì vẫn còn đó và người ta vẫn tiếp tục lừa dối chúng ta. Để che đậy tội ác, bọn chúng đã làm tổn hại không biết bao nhiêu sức lực và tiền của, để cuối cùng đạt được mục đích, không cho ai biết rõ sự thật. Còn đối với bọn chúng thì việc kết thúc vụ án này cũng có nghĩa là đánh một dấu chấm hết về mặt pháp luật.

        Nhưng chúng đâu có ngờ được rằng, ngày nay chúng ta vẫn lật giở lại vụ án. Những điều tôi viết ra đây, đúng là chưa được một cấp nào xem xét và thẩm duyệt. Vụ bắt cóc và sát hại vợ của Nguyên soái Culicốp chưa bao giờ được chính thức coi là một vụ án và cũng chưa từng được điều tra theo đúng định nghĩa pháp luật. Hôm nay lần đầu tiên chúng ta căn cứ vào Hồ sơ và sự thực thử điều tra lại vụ án này.

        Trước hết chúng ta hãy làm quen với Valia -  con gái của Nguyên soái Culicốp, cũng chính là một cô gái lần cuối cùng nhìn thấy Kira Ivanốpna đi khỏi nhà và cô cũng chính là người đầu tiên báo tin cho cha mình là Kira Ivanốpna mất tích. Tôi cũng không thể tìm được ra ngay Valia Culicôva. Bởi vì, những cái ngày mà chúng ta nói tới ở trên đã trôi qua nửa thế kỷ, cho nên ngay cả tên họ và chỗ ở của họ cũng đã thay đổi, nhiều người không còn trên trái đất này. Valenkina Grigôriépna của ngày hôm nay đã không còn là một cô gái trẻ nữa, vì cô sinh năm 1922 và nay đã bước vào tuổi tám mươi. Nhưng xem ra thì cụ không già như tuổi, mà nếu có trang điểm đôi chút cộng thêm với tính tình hoạt bát và thích giao tiếp thì trông cụ chỉ vào khoảng sáu, bảy mươi là cùng. Cụ vẫn giữ được phong cách nhanh nhẹn như năm nào.

        Ngồi trên một chiếc ghế xô fa, cụ hồi tưởng về quá khứ và kể lại rằng; “Hồi đó tôi còn quá trẻ, vừa tròn mười tám tuổi, sau khi tốt nghiệp phổ thông trung học và vào học tại Viện Khoa học Công nghệ thì Sasa - một anh hùng phi công yêu tôi và cầu hôn. Khi bố tôi phát hiện thấy Sasa theo đuổi tôi thì ông không bằng lòng, vì tôi còn quá trẻ, lúc đó Sasa đang là Phó Tư lệnh Không quân của Quân khu Mátscơva. Trước lúc bố tôi lên đường đi tham gia diễn tập ở Viễn Đông, vì lo cho tôi ở nhà một mình không yên tâm nên ông đã đề nghị Buchuni (lúc đó là Nguyên soái Không quân) điều Sasa đến công tác tại Kixinhôp. Trước lúc lên đường, anh ấy đến gặp tôi và bảo: “Vì em, mà anh bị đầy đến Kixinhôp đấy!” Tôi bèn bảo với Sasa rằng: “Anh nên lấy làm hãnh diện mới phải, trước đây Pútskin cũng đã từng bị đầy đến Kixinhôp đấy!”. Anh ấy liền bảo: “Hay là chúng ta cùng đi đầy một thể, em cứ chuẩn bị sẵn sàng đi, sắp tới khi anh thu xếp được nhà xong, anh sẽ cho máy bay về đón em. Nhưng rồi nhà thì vẫn chẳng có,mà Sasa vẫn đón tôi đi và chúng tôi tạm thời ở trong khách sạn. Sự việc xảy ra quá nhanh, nhanh đến chóng mặt và thế là tôi đã lấy chồng. Chúng tôi sống với nhau ở Kixinhốp, còn bố tôi thì vẫn chưa hay biết gì! Tôi nghĩ cần phải giải thích cho bổ tôi rõ mọi chuyện và thế là tôi quay về Mátscơva, nghĩ lại lúc đó tôi sợ đến run bắn cả người. Tôi lấy hết can đảm kể rõ mọi chuyện và thành thật xin lỗi bố. Còn bố tôi nghe xong thì bảo: “Thôi, còn làm thế nào khác được! Bố chúc các con sống với nhau hạnh phúc... ”. Khi tôi trở về đến Kixinhôp thì chiến tranh đã xẩy ra... ”.

        Tôi đề nghị Valia kể đôi nét về Kira Ivanôpna.

        Bà ấy không chỉ đẹp một cách đơn thuần, mà là rất đẹp. Ngoài ra, phong cách ứng xử góp phần tạo cho bà một sức hấp dẫn. Có thể nói rằng trên con người bà có một sự kết hợp khó tả về cả hai mặt: Đó là vẻ đẹp và sự hấp dẫn. Hai mắt của bà hơi điểm phớt màu xanh lục, thậm chí không phải là mầu sắc mà là một loại ánh sáng, do đó ánh mắt cũng là một ngọn lửa hấp dẫn. Cơ thể của bà rất thanh tú, đôi chân thon dài, hai bàn tay cũng được chăm chút cẩn thận. Tính tình của bà thì rất vui vẻ, bà là con người thông minh nhanh nhạy và biết cách ứng xử một cách lịch thiệp. Nhưng, bà cũng là một người có ý chí kiên cường, bà quản ông chồng Nguyên soái của mình rất chặt! Còn bản thân bà thì giống như một thanh nam châm hút tất cả những người đàn ông khác. Tất cả những người nổi tiếng, như: diễn viên, nhà văn, nhạc sĩ v.v... đều thường xuyên vây quanh bà. Kira rất thích như thế, cho nên bà thường trở thành tiêu điểm chú ý của mọi người. Có thể tất cả những người đàn bà đẹp đều muốn như vậy chăng!?”

        Bố tôi có cả thảy ba đời vợ, người vợ đầu là Rikia Iacốplépna Paola và cũng chính là mẹ của tôi, bà là người Đức và có lẽ để tiện cho bố tôi dễ dàng công tác nên hai người đã bỏ nhau, còn Kira là người vợ thứ hai. Tôi ở lại sinh sống cùng với bố và Kira, tôi rất nhớ mẹ và vào những ngày nghỉ tôi vẫn về thăm bà.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #93 vào lúc: 25 Tháng Chín, 2019, 04:52:52 pm »

   
ĐÔI NÉT VỀ ĐỜI TƯ CỦA STALIN

        Tôi cảm thấy cần phải giới thiệu với độc giả về một vài chi tiết trong cuộc sống của Stalin có liên quan đến cuộc gặp gỡ giữa Stalin và Kira Ivanốpna.

        Hồi đó Stalin còn có tên là Jôzeps Đjucátsvili, ông có một người vợ tên là Êcatêrina Svanítdơ. Bà là một cô gái bình thường nhưng có khuôn mặt thanh tú, người ở thôn Baki, cách Cutaít không xa. Ngày 19 tháng 3 năm 1907, bà sinh được một người con trai và đặt tên là Iacốp (năm 1944, Iacốp đã chết trong Trại tù binh của Đức). Cuộc hôn nhân giữa Êcatêrina và Stalin không mang lại hạnh phúc cho bà. Vì Stalin hoạt động cách mạng, cho nên hầu như không ở nhà và sau đó thì ông bị bắt. Điều này khiến một người phụ nữ nghèo khổ, không có nguồn thu nhập nào để sống như Êcatêrina nên bà phải đi làm thuê cho một số gia đình: quét dọn nhà cửa, giặt giũ quần áo, nấu ăn ... để nuôi sống bản thân và nuôi con. Năm Iacốp lên tám tuổi thì Êcatêrina qua đời vì bệnh thương hàn. Mối tình đầu của Jôzép Đjucátsvili đã kết thúc một cách bất hạnh như vậy.

        Cuộc sống của nhà hoạt động cách mạng chuyên nghiệp là lưu đầy, chạy trốn và hoạt động bí mật (Stalin đã năm lần bị bắt) điều này khiến cho Stalin không thể có một gia đình yên ấm. Cuối cùng từ năm 1913, Stalin bị đầy đến Turukhanskơ, lần này thì ông không thể chạy trốn được nữa, vì lúc đó đang có chiến tranh, sau đó đến cách mạng tháng 2 năm 1917 thì ông được giải thoát khỏi nơi lưu đầy.

        Trong thời gian ở Turukhanscơ, Stalin đã sống một cuộc sống khép kín, lúc thì đi săn, khi thì đánh cá... Rồi ông thầm yêu cô con gái của chủ nhà, dần dà cô gái có mang, bố cô gái định bắn chết Stalin. Nhưng sau đó lại quyết định kiện lên Tòa án. Cuối cùng rồi Stalin cũng dẹp yên được vụ đó bằng cách nhận lời lấy cô gái làm vợ. Sau đó cô gái sinh được một đứa con trai, đến nay cũng vẫn còn sống, chỉ có điều là đã lấy họ khác và Stalin tất nhiên là không lấy cô gái ấy làm vợ.

        Trước đó vào năm 1912,(trước khi Stalin bị lưu đầy đến Turukhanscơ), khi ông chạy khỏi vùng Narum và ẩn náu trong nhà của Ariruép ở Pêtécbua- ông quen gia đình này khi ông sống và làm việc tại vùng Côcazơ.

        Svétlanna - con gái của Stalin trong hồi ký của mình đã kể lại như sau:

       “Bố tôi quen gia đình Ariruép từ trước - đó là vào hồi cuối những năm 90, ông rất quý mến gia đình này và họ củng rất quý ông. Gia đình này có một câu chuyện truyền lại như sau: Khoảng năm 1903 ở Bacu, khi ấy bố tôi còn rất trẻ đã có lần cứu sống mẹ tôi, lúc đó mẹ tôi mới lên hai tuổi, đang ngồi chơi ở trên bờ biên thì bị sóng cuốn xuống biển, ông đã kéo được bà lên bờ... Câu chuyện lảng mạn đó rất có ý nghĩa khi bố và mẹ tôi gặp nhau về sau này. Đó là lúc mẹ tôi vừa tròn 16 tuổi, đang học trung học, còn ông thì đã là một nhà cách mạng, vừa từ nơi lưu đầy ở Sibêri trở về, năm đó ông 36 tuổi lại là người bạn thân thiết của gia đình... ”.

        Tháng 2 năm 1917, sau khi Stalin được giải thoát khỏi Turukhansko trở về thì ông đến ở tại gia đình Aliruép. Nachia (tên thường gọi của Nađétzđa) là một cô gái được giáo dục từ trong một gia đình cách mạng chuyên nghiệp, do đó cô luôn khao khát tìm hiểu về những hoạt động của bố và các bạn chiến đấu của ông. Đối với cô thì những người đó luôn luôn toát ra một tinh thần lãng mạn trong hoạt động bí mật thần bí. Chú Jôzép Stalin -  nhà hoạt động cách mạng 36 tuổi đã cuốn hút Nachia - vị thành niên vào con đường tình ái.

        Tất nhiên là lần này thì ông chính thức cưới cô gái Nachia làm vợ. Bà Nadetzda Xécgâyêva Aliruepva sau này đã sinh được 2 người con: Vaxili và Svétlana.

        Nađétzđa Xécgâyêva là một cô gái xinh đẹp. Svétlana đã viết về mẹ của mình như sau:

        “Mẹ tôi ra đời tại Bacu, tuổi thơ của bà đã từng sống ở Côcazơ. Bà có một ngoại hình của người phương Nam, đến nỗi có một số người Gruzia lại lầm tưởng mẹ tôi là người Gruzia, còn trên thực tế thì những người con gái Bungari, Hy Lạp và Ucơren cũng đều có một ngoại hình như vậy: một khuôn mặt trái xoan, đôi lông mày đen, cái mũi hơi hếch, da ngầm ngầm đen, dưới hàng mi thắng màu đen là một đôi mắt màu hạt dẻ. Ngoài ra, mẹ tôi còn có một sắc thái nào đó của người Zigan - những đặc điểm nào đó của người phương Đông, ánh mắt tình cảm và những ngón tay thon dài và hơi xương xẩu, bà rất thích khoác một chiếc áo dài và cảm thấy rất dễ chịu... ".
« Sửa lần cuối: 27 Tháng Chín, 2019, 04:19:25 pm gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #94 vào lúc: 25 Tháng Chín, 2019, 04:53:37 pm »


        Đặc biệt bà rất thông minh, vì là người được giáo dục tốt, cho nên mẹ tôi là con người có tư duy độc lập, có lẽ điều này đã gây ra tai nạn cho cuộc đời bà. Cuộc sống trong gia đình không lấy gì làm hạnh phúc vì Stalin dần dần đã bộc lộ một tác phong độc tài chuyên chế. Mẹ tôi đã từng nhiều lần nói với Stalin về điều ấy và có lần đã mắng ông là “con người chỉ biết có mình”. Mỗi khi Nachia nói về chuyện đó thì Stalin luôn ngắt lời bà. Tình hình đã có lúc dẫn đến xung đột gay gắt. Tôi nghĩ có lẽ nên để cho Svétlana - con gái của bà, một nhân chứng sống kể lại việc này.

        “Đó là một sự gò bó, một sự gò bó và căng thẳng nội tâm đáng sợ, một sự bực bội và tức giận ngấm ngầm, giống như một chiếc lò so ngày càng được nén xuống trong tim, cuối cùng không tránh khỏi sự bùng nổ một cách bột phát, cũng giống như sự bật lên của chiếc lò so khi không còn kiểm soát được nó... ”.

        “Quả nhiên đúng như vậy. Bản thân chiếc dây dẫn lửa đã không còn là quan trọng nữa, mà bất kỳ người nào cũng đều có thể có một ấn tượng đặc biệt là hình như không có bất kỳ một cái dây dẫn lửa nào. Đó là trong bữa tiệc của ngày lễ kỷ niệm 15 năm Cách mạng tháng 10, giữa bố và mẹ tôi nổ ra một cuộc va chạm không lấy gì làm lớn cho lắm. Bố tôi chí bảo mẹ tôi: “Này! Bà nó uống đi chứ!” Còn mẹ tôi thì bỗng nhiên to tiếng nói: “Tôi không phải là “Cái này” của ông!” Nói xong mẹ tôi đứng dậy và lập tức rời khỏi bàn tiệc... ”.

        “Carolina Vaxiliépna Đia là nữ quản gia của chúng tôi, hàng ngày buổi sáng sớm thường vào phòng đánh thức mẹ tôi. Bố tôi thì ngủ ở phòng làm việc của mình, hoặc ngủ trong một gian phòng nhỏ có điện thoại ở gần phòng ăn. Đêm đó ông cũng ngủ ở đấy, ông dự tiệc xong và về rất muộn, còn mẹ tôi thì về trước”.

        “Bà quản gia cũng như mọi ngày, sau khi đã chuẩn bị xong bữa ăn sáng ở trong bếp thì chạy đi gọi mẹ tôi... Nhưng bà sợ đến run bắn cả người khi chạy vào phòng chúng tôi, gọi cô bảo mẫu dậy, nhưng chẳng nói một lời nào và cả hai người chạy vội ra ngoài. Mình mẩy mẹ tôi đầy những máu, bà nằm gục ở bên cạnh giường, trong một tay còn đang nắm khẩu Vante nhỏ, đó chính là khẩu súng mà trước đây Pablôsa(em ruột của Nachia) mang từ Béclin về cho bà. Tiếng súng của khẩu súng này bắn ra rất nhỏ, nên người ở ngoài phòng không thể nghe thấy được. Lúc đó người mẹ tôi đã lạnh cứng. Hai người phụ nữ vì sợ bố tôi vào nên vội vàng đưa xác của mẹ tôi lên giường, để cho ngay ngắn. Rồi sau đó vội chạy đi gọi điện báo cho những người quan trọng. Đó là Avêri Xôvrônôvích Iênôkits - Cục trưởng cảnh vệ và người bạn gái thân nhất của mẹ tôi là Pôlina Xêmênốpna Môlôtôva ...

        “Mọi người đều hốt hoảng chạy đến. Lúc đó bố tôi còn đang ngủ tại phòng riêng của mình ở bên trái phòng ăn. Tiếp đó V. M. Môlôtốp và K. E. Vôrôxilốp củng chạy đến. Mọi người ai nấy đều giật mình và không ai tin là chuyện đó đã xảy ra... ”.

        “Cuối cùng bố tôi cũng bước vào phòng ăn. “Jôzép! Chúng ta đã mất Nachia rồi!” Mọi người đều đau buồn chậm rãi nói.

        “Cô bảo mẫu đã kể lại cho tôi như vậy! Tôi rất tin cô ta. Vì cồ ấy là một con người chân thật. Hai là khi cô ta kể lại những việc trên thì cô làm dấu thánh, mà một tín đồ ngoan đạo như cô thì không bao giờ dám nói dối cả... ”.


        Việc Svétlana nhấn mạnh yếu tố làm dấu thánh của cô bảo mẫu không phải là điều ngẫu nhiên, mà là để chứng tỏ rằng cô ấy không hề nói dối. Mặt khác lại có tin đồn rằng: không phải Aliruépna tự sát, mà là bà đã bị chính Stalin bắn chết. Nhưng tin đồn này cho đến nay vẫn chưa được kiểm tra và chứng thực.

        Svétlana viết rằng: “Mẹ cô có để lại một mảnh giấy, nhưng cô chưa hề trông thấy mảnh giấy đó và cô nghĩ rằng:

        “Đó không phải là một bức thư thông thường, mà trên một mức độ nào đó nó là một bức thư chính trị. Sau khi bố tôi đọc xong bức thư đó sẽ hiểu được rằng, vì để giữ thể diện cho ông nên mẹ tôi mới để nó lại bên cạnh mình, còn trên thực tế thì về các mặt bà đã đứng hắn vào hàng ngũ của những người phản đối hành vi của Stalin từ những năm trước đây.

        “Bố tôi vì thế mà rất đỗi kinh ngạc và hết sức tức giận, khi ông tham dự lễ truy điệu bà, bố tôi đi đến cạnh quan tài của bà và chỉ dừng lại giây lát, bỗng nhiên ông dùng hai tay đẩy người rời khỏi linh cữu, rồi quay lưng đi ra ngoài và ông cũng không dự lễ an táng”.


        Như vậy là một lần nữa mối tình của Lãnh tụ lại kết thúc một cách bi thảm như thế đó.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #95 vào lúc: 25 Tháng Chín, 2019, 04:54:37 pm »

 
MỘT XÃ HỘI ĐƯỢC LỰA CHỌN KỸ LƯỠNG

        “Xã hội thượng lưu” của Nhà nước Xô viết trong những năm 30 là thường xuyên tổ chức những buổi dạ hội, tiệc tùng để những người ở cấp cao của Đảng và Nhà nước gặp mặt nhau. Stalin cũng thường xuyên tham dự những buổi dạ hội, tiệc tùng như thế. Thành phần những người được mời đến dự là những nhà văn, diễn viên, học giả, tướng lĩnh và cả những người lao động nổi tiếng.

        Những dòng này là tôi viết ra trong Trại sáng tác của các nhà văn ở Brâychéckinô - cách Mátscơva khoảng 20 km. Có rất nhiều thế hệ nhà văn đến đây sáng tác và hôm nay cũng có khá nhiều nhà văn nổi tiếng đến đây làm việc. Hàng xóm của tôi là nhà văn Anđrây Eosưnépski, Epghêni Eptusencô, Anatôli Râybacốp, Pláttơ Aocuxiva, Benla Aikhamaiturina, còn có một số nhà văn không nổi tiếng lắm ở phương Tây, nhưng ở nước Nga thì lại có tiếng tăm.

        Cách chỗ tôi ở không xa, trước đây cũng có một nhà văn nữ nổi tiếng, đó là Galina Joocsanfuna Xêrêbriacôva. Chúng tôi là bạn của nhau, thường cùng nhau trao đổi về đề tài văn học và những hồi ức về thời gian ở Trại cải tạo. Chồng của Galina là một nhà hoạt động chính trị lớn của Liên Xô, dưới thời Nga hoàng, ông đã bị bắt và bị đi đầy nhiều lần. Ba lần ông đã trốn khỏi Narem (vào các năm 1913, 1914 và 1915) Stalin cũng đã từng bị đi đầy ở đó và trốn thoát vào năm 1912.

        Sau cách mạng thắng lợi, Xêrêbriacốp đã từng được bổ nhiệm vào một số chức vụ cao cấp của nhà nước. Năm 1937 thì bị bức hại và sau đó bị xử bắn với tội danh “Trung tâm Trốtkít chống lại Nhà nước Xô viết”. Còn Galina là vợ của “kẻ thù nhân dân” thì cũng bị bắt và bị đi đầy, bà đã sống gần 20 năm trong Trại cải tạo.

        Galina trước khi bị bắt thì bà là một người của “xã hội thượng lưu” và thường được mời tham dự dạ hội và yến tiệc tổ chức trong Điện Kremli. Galina ngoài việc kể cho tôi nghe về mối quan hệ chính thức công khai giữa các vị lãnh đạo Nhà nước mà còn nói cho tôi biết một số chuyện về đời tư của họ, trong đó có chuyện về tình yêu trong cuộc sống của Stalin.

        Sau khi Nadetzda qua đời, Stalin cũng có một số người tình nữa. Nhưng quan hệ này đã được che đậy một cách hết sức tinh vi, để khỏi ảnh hưởng tới hình tượng của lãnh tụ. Stalin thường xuyên chọn cho mình một người tình trong số những diễn viên trên sân khấu. Ồng thường xuyên đi xem ở nhà hát lớn và tham dự các buổi dạ hội tổ chức trong Điện Kremli nhân ngày lễ lớn. Chuyện kể rằng đã có một số diễn viên Balê và nữ ca sĩ được Stalin chọn làm người tình, nhưng tôi không tiện nêu ra đây những chuyện đồn đại và xin cũng miễn cho tôi nêu đích danh người đó vì họ là những người đang nổi tiếng trên sân khấu nghệ thuật.

        Tôi chỉ xin trích dẫn một đoạn trong cuốn sách đã xuất bản và xin phép được xóa bỏ tên thật của người đó, để chúng ta có một khái niệm về cách lựa chọn người tình của Stalin trong quan hệ yêu đương tình ái của ông.

       “Sau khi buổi dạ hội chúc mừng năm mới được tổ chức tại Điện Kremli kết thúc. Một nhân viên công tác tại Cơ quan An ninh Quốc gia bước tới mời một nữ diễn viên lên ô tô rồi đưa tới Biệt thự của Stalin. Chủ nhân bước vào phòng khách: “Ô! Các bạn đã tới rồi à?”,tôi nghe thấy giọng nói quen thuộc của Stalin. Giọng nói không phải của người Nga và được phát ra từ trong cuống họng.

        “Vâng! Thưa đồng chí Jôzép Vitsariônôvích, chúng tôi vừa mới đến”.

        “Bây giờ thế này nhé, tôi cho người cởi áo khoác ngoài cho cô.

        Có một người phụ nữ bước vào, giúp cô diễn viên xinh đẹp cởi bỏ áo khoác, ví và tất tay rồi mang ra ngoài.

        “Chắc cô củng đói rồi phải không?”. Stalin hỏi bằng một giọng nhẹ nhàng và bảo: “Chúng ta hãy sang phòng ăn, chắc ở đó họ đã bầy bàn cho chúng ta xong rồi, ở nhà của tôi cô cứ tự nhiên".

        Lúc đó hai chân tôi bước trên tấm thảm nhung mềm mại, nghe dễ chịu quá. Trên chiếc bàn ăn vừa phải, có khăn trải bàn trắng tinh, bên trên bày hai bộ đồ ăn, đồ sứ chế tạo rất tinh xảo. Dao và dĩa đều làm bằng bạc trông vừa cổ vừa chắc chắn.

        Chiêu đãi chúng tôi là một người đàn bà Nga, đứng tuổi và rất mến khách. Một bữa ăn ngon như vậy thì không thể nào có được trong căng tin của Nhà hát, cho nên vừa trông thấy những thức ăn ngon là tôi đã thèm rỏ rãi và muốn ăn ngay. Chúng tôi uống các loại rượu nho được cất từ hàng trăm năm ngọt lịm và thơm phức. Thật không thể tin được là một ngày đầu tháng mà tôi lại được ăn các loại rau tươi đến thế, nào là dưa chuột, cà chua, củ cải, lê táo... Tôi hơi hoảng sợ, nhưng Stalin nhìn tôi khiến tôi lại thấy yên tâm, ông khe khẽ nói:

        “Họ đã đem cho cô thứ rượu nho mà tôi đã dự trữ được không nhiều. Còn có cả cá, bánh ngọt, rau tươi và hoa quả... ”.

        “Rất cảm ơn đồng chí Jôzép Vítsariônôvích, bây giờ củng đã muộn, tôi xin phép được về nhà, còn đồng chí thì cũng đã mệt rồi?”.

        “Chúng ta cần nói chuyện với nhau một chút. Nếu cô không phản đối thì chúng ta đi sang một phòng khác, ở đó không ai quấy rầy chúng ta... ”.

        Tôi bước theo Stalin thì ra ông ấy còn thấp hơn tôi. Chúng tôi bước vào một phòng, ở đó có để một chiếc đi văng lớn. Stalin đề nghị tôi cởi quân phục còn ông thì khoác một chiếc áo ngủ phương Đông và ngồi xuống cạnh tôi, rồi bảo:

        “Có thể tắt đèn được không? Trong bóng tối chúng ta sẽ cảm thấy thoải mái hơn, tôi muốn tâm sự với cô một chút... ”.

        Stalin không đợi tôi trả lời đã tắt ngay đèn. Tôi ngồi trong đêm tối. Stalin liền ôm chầm lấy tôi, rồi luồn tay vào cởi chiếc áo lót của tôi. Tôi run bắn người.

        “Đồng chí Stalin! Xin đồng chí đừng làm thế! Tôi sợ lắm. Xin đồng chí thả cho tôi về /”

        Ông chẳng thèm để ý gì tới những lời phản đối yếu ớt của tôi. Đường về thi đã bị chặn mất rồi...

        Sáng sớm hôm sau, tôi tắm rửa một chút và hút một điếu thuốc lá, còn Stalin thì đang cắt sửa lại bộ râu cho gọn gàng. Õng bảo tôi:

        “Tôi mong cô biết kín đáo một chút, không được để lộ cho ai biết rằng chúng ta đã đón năm mới ra sao!”

        “Tất nhiên! Thưa đồng chí Stalin!"

        “Cô có thể gọi tên tôi và tên bố tôi theo phong tục... "
« Sửa lần cuối: 27 Tháng Chín, 2019, 04:19:47 pm gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #96 vào lúc: 25 Tháng Chín, 2019, 04:55:31 pm »


        Có lẽ Kira Ivanốpna cũng bắt đầu bằng một cuộc nói chuyện như thế chăng ? Và có thể là bà đã không biết giữ mồm giữ miệng, đã lỡ buột miệng nói chuyện đó với ai chăng. Điều này đã làm cho bà mất mạng. Còn nếu dứt khoát cự tuyệt nhà độc tài chuyên chế thì cái chết là cầm chắc trong tay. Bởi vậy toàn bộ những cái đó, mãi mãi sẽ vẫn là bí mật, bất kỳ ai cũng không có cách gì để tìm ra. Chỉ có một điều rõ ràng là Kira Ivanốpna đã lọt vào tầm ngắm của Stalin.

        Khá lâu về trước, trước khi tôi định viết cuốn sách này thì Galina có lần đã nói với tôi như sau:

        “Trong các buổi dạ hội ở Điện Kremli, trước hết sắc đẹp của vợ các vị Tướng và sau là của Vợ Nguyên soái Culicốp đã cuốn hút mọi nguời. Kira Ivanốpna quả thật là có một sắc đẹp mê hồn. Bà đã làm cho các Nguyên soái như Tukhaxépski, Vôrôxilôp, Rưđanốp và sau đó là cả những ác quỷ của KGB như Iacốta, Iênôp và Bêria v.v... cũng đều phải chú ý đến bà. về sau lại có tin đồn là có lẽ bà đãlọt vào tầm ngắm của lãnh tụ... ”.

        Valia-con gái của Culicốp đã kể lại như sau:

        “Bố tôi sinh vào tháng 11, thường thì bố tôi kết hợp kỷ niệm ngày sinh của mình với ngày kỷ niệm thành lập pháo binh. Ngày kỷ niệm năm đó cũng tổ chức như thường lệ. Chúng ta ai cũng biết rằng ông là người chỉ huy cao nhất của bộ đội pháo binh trong toàn quốc, cho nên việc tổ chức như vậy là điều bình thường. Tháng 11 năm 1939 cũng được tổ chức như vậy. Các vị khách mời đều đến tập trung trong biệt thự của chúng tôi. Trong số đó có những bạn thân của bố tôi như: Vôrôxilôp, Timuxencô, Buchuni, Grôđôvicôp... Nhà văn Alécxây Tônstôi, Nam ca sĩ Côdõlốpski, nhà soạn nhạc Pôcơrátsư, Người được phong Anh hùng lớp đầu tiên - Riapôchépski và Sléppôniôp cùng cô vợ diễn viên Balê xinh đẹp, ngoài ra còn có một số khách có tên tuổi khác nữa. Đúng lúc chúng tôi đang sắp sửa ngồi vào bàn thì chuông điện thoại vang lên. Bố tôi cầm lấy ống nghe xem ai gọi đến... ông vội bịt chặt lấy ông nghe, rồi khẽ kêu lên một tiếng:

        “Đề nghị yên lặng, Stalin đang gọi đến... ”.

        Tất cả mọi người đều lặng im, căng thẳng và chờ đợi.

        Lúc đó Culicốp trả lời:

        “Tôi đang làm gì ạ? Thưa đồng chí! Hôm nay tôi tổ chức mừng ngày sinh nhật, các bạn bè đều đến cả”.

        Stalin bảo: “Hãy đợi tôi một chút, tôi sẽ đến ngay!”

        Đó là một việc trái với thường lệ, ít ai ngờ tới, giống như trong truyện “Khâm sai Đại thần" của Gôgôn vậy. Tất cả mọi người đều im lặng chờ đợi. Mãi một lúc sau thì mới có người cất tiếng nói, nhưng nói rất khẽ, với giọng lo lắng. Tất cả mọi câu nói đều xoay quanh một vấn đề: “Vì sao lại có việc này?

        Mọi người đều biết rất rõ, từ trước đến nay, Stalin không đi bất cứ đâu, nhất là đến những nơi mà ông không quen biết lắm, ông chỉ ngồi trong Điện Kremli và ở trong biệt thự của mình. Và giữa hai nơi đó thì ông đều ngồi trong xe chống đạn, chạy với tốc độ cao, cùng với các xe của cục bảo vệ rất giống nhau, do đó không ai biết là Stalin ngồi trong xe nào.

        Nay bỗng nhiên ông tuyên bố đến một nơi ở ngoại thành, và là một biệt thự chưa từng đến bao giờ thì là một chuyện lạ chưa từng có! Tuy Culicốp là người bạn chiến đấu trong chiến dịch Xarisin, nhưng điều này vẫn chưa đủ để Stalin phá vỡ tập quán sống ẩn cư trong nhiều năm của mình, mạo hiểm đi ra khỏi Điện Kremli. Trong chuyện này chắc chắn có một nguyên nhân khác thường nào đây?

        Tất nhiên là có nguyên nhân. Trong tất cả những người có mặt trên bàn tiệc, chỉ có mỗi một người đoán được nguyên nhân đó. Người đó chính là Kira Ivanốpna. Tất nhiên là bây giờ thì tôi và các bạn đều biết cả, bởi vì chúng ta đã biết sự rung động trong nội tâm của Stalin là hướng vào ai. Còn các vị khách và bản thân Culicốp cùng các con cái thì chẳng hiểu vì sao lại có chuyện đó. Đối với tất cả mọi người có mặt hôm ấy thì nguyên nhân của việc Stalin đến nhà Culicốp vẫn còn là điều bí mật.

        Chúng ta hãy nghe Valentina Grigôriépna thuật lại những chuyện đã xảy ra hôm đó như sau:

        “Thậm chí cho đến hôm nay, khi tôi nói với bà về nguyên nhân đã cuốn hút Stalin đến nhà của họ thì bà vẫn còn giật mình và kêu lên: “Có đúng vậy không?”

        “Trong lúc chúng tôi còn đang đoán già đoán non... thì bỗng nhiên có rất nhiều ô tô phóng như bay đến biệt thự của chúng tôi. Các nhân viên an ninh mặc thường phục từ trong xe nhảy xuống, trong nháy mắt đã tản ra vào các bụi rậm, đứng vào phía sau các gốc cây và lan can. Chỉ có mấy phút sau là chẳng còn trông thấy một người nào nữa, nhưng chúng tôi biết là khắp các nơi đều đã có nhân viên an ninh chốt giữ.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #97 vào lúc: 26 Tháng Chín, 2019, 10:25:20 am »


        “Chỉ vài phút sau, một chiếc xe được các nhân viên an ninh và thủ trưởng của họ là Firaxépcô tháp tùng phóng đến. “Ông ấy đã đến!”. Một nhân viên bảo vệ bê xuống thùng rượu nho có nhãn hiệu nổi tiếng. Stalin đưa tặng cho bố tôi cuốn “Sụp đổ” của Zôla1, ngoài bìa có ghi: “Tặng người bạn thân của tôi. Jôzép Stalin.” sau đó Stalin nhìn mọi người và bắt tay từng người. Mọi người đều đứng sát vào tường để đợi ông đi đến gần. Tôi cảm thấy rất lạ là người ông ta thấp và cũng không có vẻ gì là điển trai, mà cũng chẳng giống như trên ảnh hoặc như trong trí tưởng tượng của mọi người. Da mặt của Stalin không được tốt cho lắm, toát ra một vẻ xam xám, lại có những lỗ nhỏ nằm rải rác như di chứng của bệnh đậu mùa.

        Mọi người cùng ngồi vào bàn và nâng côc chúc sức khỏe của bố tôi và cũng đồng thời chúc mừng ngày kỷ niệm của Pháo binh. Stalin chỉ uống thứ rượu nho mà nhân viên an ninh mang đến rót cho ông.

        Một lát sau, có lẽ rượu đã giải toả được nỗi căng thẳng, mọi người đều nói to và phà trò. Côzơlốpski được Pôcơrat đệm đàn đứng dậy và hát một bài. Tôi không phát hiện thấy Stalin đối với Kira có những biểu hiện gì khác thường, còn cử chỉ của Kira thì cũng ung dung như thường ngày, vui vẻ và luôn mỉm cười đối với cánh nam giới. Bố tôi và Stalin cùng ngồi một chỗ, nhưng ông không dám mời Stalin ăn hoặc uống bất kỳ một thứ gì, bởi vì ông biết Stalin rất hay nghi ngờ và cảnh giác. Jôzép Vítsariônôvích cũng nói chuyện với bố tôi dăm phút. Khi mọi người bắt đầu nhảy múa thì tôi đứng vào một bên. Stalin liền bảo: “Tại sao các bạn lại không mời cô gái xinh đẹp này cùng nhảy, hãy mời cô ấy cùng nhảy đi,! kẻo cô ấy buồn lắm đấy!”

        Khi Valentina Grigôriépna ké tới đấy thì chồng bà nói chen vào với giọng điệu châm biếm: “Như vậy là Stalin đã chấm bà rồi đấy nhé. Suýt nữa thì tôi mất toi một vị hôn thê và ông cứ khuyên con mình là không nên bỏ lỡ cơ hội, như vậy chúng ta thấy con gái của Culicốp xinh đẹp biết chừng nào!... ”

        Về sau Valentina với chồng con trai Sasa và tôi cùng ngồi và ôn lại các chi tiết của buổi tối hôm đó khi Stalin đến nhà Culicốp thì chúng tôi rút ra được một kết luận là: Ông ta và Kira Ivanốpna đều là những người rất giỏi trong việc khống chế tình cảm của mình, họ đã không để lộ ra bất kỳ một nguyên nhân thực về chuyên viếng thăm của Satlin tới gia đình họ.

        Theo tôi được biết thì mãi cho đến ngày cuối cùng trong cuộc đời mình, lần đó là duy nhất Stalin đến thăm nhà của một cấp duới, còn nói chung thì ông chỉ tiếp khách ở nhà. Việc ông quyết định đi ra khỏi nhà là một bước mạo hiểm quá lớn, bởi vậy qua đó, bằng cảm giác của mình, tôi có thể rút ra được một kết luận chính xác: chắc chắn là Kira Ivanôpna đã đốt cháy tim gan của một bạo chúa và thậm chí đã tới mức mất cả sự không chế bản thân.

        Đến đây, Valentina kết thúc phần hồi ức của mình:

        “Kira Ivanốpna tham dự lần cuối cùng buổi chiêu đãi trong Điện Kremli vào ngày 5 tháng 5 năm 1940, có lẽ đó là lễ kỷ niệm “Ngày truyền thống xuất bản”; có thể, khi Stalin đến dự sinh nhật của bố tôi ở nhà chúng tôi ông đã biết tôi và đã không quên tôi, cho nên tôi cũng được mời đi dự. Đó là lần đầu tiên tôi được dự buổi chiêu đãi tại Điện Kremli. Mọi cái ở đó đều rất huy hoàng. Một con cá to hấp bỏ lò được để trong cái khay đặt ở giữa bàn. Rượu nho nổi tiếng, rượu Brandi, rượu Vôtca... Những món ăn ngon do các đầu bếp thượng hạng nấu... Đèn nến sáng choang. Hội trường lớn chật ních những người là người, người nào trông cũng sang trọng! Tôi có cảm giác như được lên chín từng mây. Nhưng Stalin cũng không tỏ ra chú ý gì tới tôi và Kira Ivanốpna, thậm chí còn không đến gần chỗ chúng tôi ngồi. Ông ngồi ở chỗ thông thường ông vẫn ngồi, các Ủy viên Bộ Chính trị ngồi vây chung quanh, tuy Stalin có nhìn về phía chúng tôi, nhưng chỉ trong giây lát. Đó là do tôi cảm giác, chẳng qua là ông ta nhìn chúng tôi như nhìn những người khác mà thôi. Tôi không rõ và cũng không xác định được. Nhưng đó là buổi chiêu đãi mà Kira Ivanốpna đã tham dự lần cuối cùng trong đời mình, vì hai ngày sau thì bà mất tích”.

--------------------
        1. "Sụp đổ” là cuốn tiểu thuyết dài cùa nhà văn Pháp Emmc Dỏla (1840-1902). trong đó ông mô tá sự thất bại thám hại của quân Pháp trong cuộc chiến tranh Pháp - Phổ.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #98 vào lúc: 26 Tháng Chín, 2019, 10:26:06 am »

   
LỜI KỂ LẠI CỦA CÔZƠLỐPSKI

        Hôm sinh nhật của Culicốp, Côzơlốpski - một ca sĩ nổi tiếng Thế giới thời đó cũng đến dự và ông cũng được gặp Stalin. Ở nước Nga, trước và sau chiến tranh trong nhiều năm, ông là một diễn viên nổi tiếng và được nhiều người yêu thích. Bôrít Xôcôlốpski - một học giả và là nhà bình luận văn học nổi tiếng đã gọi ông là “Một thiên sứ có giọng hát vàng”. Côzơlốpski được hàng ngàn phụ nữ sùng bái. Ông là một khách mời thường xuyên tham dự các buổi dạ hội và chiêu đãi trong Điện Kremli. Các vị lãnh đạo Nhà nước cao cấp cũng thường mời ông đến nhà.

        Tôi quen Ivan Xêmiônộvích Côzơlốpski đã nhiều năm, thường gặp ông tại nhà bạn bè và các buổi dạ hội. Khi Valentina cho tôi biết là ông cũng có mặt trong buổi sinh nhật của Culicốp thì tôi nẩy ra ý định là phải đến thăm ông. Côzơlốpski là một ông lão đã già, tháng 3 năm 1990, ông đã tròn 90 tuổi. Nhưng ông ăn mặc rất giản dị, thân thể còn cường tráng (ông thường xuyên đánh quần vợt). Hôm tôi đến thăm thì ông đang ở trong bệnh viện và Côzơlốpski nói là ông đến kiểm tra có tính dự phòng. Trí nhớ của ông còn rất minh mẫn, ông kể về buổi gặp gỡ Stalin như sau:

        “Tối đó chúng tôi tập trung ở nhà của Culicôp. Hôm ấy không khí khá ẩm ướt, có một số nơi đường đã đóng băng. Ô tô đỗ ở trên dốc còn bị trượt. Biệt thự của Culicốp ở trên đỉnh một quả đồi nhỏ. Đường quá trơn nên tôi phải rắc lên lốp một ít cát, nếu không thì không thể bò lên đến chỗ biệt thự của Culicốp. Tôi nói như thế là bởi vì xe của Stalin cũng bị trượt xuống rãnh nước ở chỗ quay đầu xe. Tôi chắc là ông ta sợ hết hồn và nghĩ có lẽ đây là một vụ mưu sát ông ta chăng...

        “Việc xảy ra trên đường như vậy có làm cho Stalin mất vui không ?” -Tôi hỏi.

        “Không, bản thân Stalin không nói gì tới việc ấy. Về sau này chúng tôi được nghe người đội trưởng cảnh vệ kể lại... sau đó thì mọi người ngồi vào bàn, nâng cốc chúc mừng chủ nhà, uống rượu, hút thuốc, rồi lại uống rượu... ”.

        “Stalin có đề nghị nâng cốc chúc nữ chủ nhà không ?”

        “Không, ông ta chỉ nói một câu chúc mừng khá kỳ quái, khiến chúng tôi chẳng hiểu ra sao cả. Stalin đã chúc như thế này: “Chúng ta hãy cạn chén vì một nước Phần Lan dân chủ”

        Tất cả mọi người đều cạn chén, nhưng hình như lời chúc đó không đúng chỗ và thời gian thì cũng không thích hợp. Ngày 30 tháng 11, tức là sau một tuần chúng tôi họp mặt ở nhà Culicôp thì quân đội Liên Xô bắt đầu tấn công vào Phần Lan. Lúc đó tôi mới hiểu ra, thậm chí ngay cả khi đi mừng sinh nhật của người khác mà trong óc của Stalin vẫn luôn luôn nghĩ tới cuộc chiến tranh đang đến gần. Ông quyết định bắt đầu cuộc chiến tranh này là để cho Phần Lan được “dân chủ” hơn.

        “Tôi hôm đó, khi bắt đầu khiêu vũ, chúng tôi mở bài nhạc của Vácna. Khi đĩa quay hết bài, Stalin đi tới bên máy hát mở lại bài hát đó.

        “Cũng có lẽ ông ta muốn nhảy chăng?” “Không ông ta không nhảy! Stalin giải thích với chúng tôi là trong thời gian bị lưu đầy ông ta bị đánh tay trái thành thương tật, cho nên không thể dùng tay đó đế đỡ lưng các bà các cô được.

        “Lúc đó ông ta có biểu hiện đặc biệt chú ý đến Kira Ivanốpna không?”

        “Không, cái đó thì tôi không thấy, mà hoàn toàn ngược lại. Sự việc xảy ra như sau: Tôi đang ngồi bên cạnh đàn Pianô ở trong một phòng bên cạnh phòng ăn, đang hát cho Stalin nghe một bài hát hài hước: “Nào! Cô người yêu nho nhỏ... Em hãy cởi áo khoác ngoài ra... ” Khi ấy chúng tôi uống cũng đã tương đối rồi, cho nên tôi mới xuồng xã và phà trò như vậy. Bỗng nhiên Kira bước vào trong phòng này và tiến thẳng đến chỗ Stalin, nói chuyện với ông như một người bạn thân vậy. Họ cùng nhau đi qua gần cây đàn Pianô. Tôi nghe được là Kira nói về Xécgây - em ruột của bà, trước đây nguyên là một sĩ quan Bạch vệ, nay đang ở trong một trại tập trung nào đó. Bà ta đã kiên trì cầu xin Stalin tha cho em bà. Tôi hiểu ngay trong trường hợp này thì mình là người thừa, nên vội vàng chuồn khỏi gian phòng để cho hai người nói chuyện tự nhiên.
« Sửa lần cuối: 27 Tháng Chín, 2019, 04:20:13 pm gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #99 vào lúc: 26 Tháng Chín, 2019, 10:26:23 am »


        Tôi hỏi tiếp: “Ông có cho rằng Stalin thích bà ấy không? Lúc đó trông bà Kira Ivanôpna ra sao?” Trông bà ấy thật hấp dẫn - Kira là một người phụ nữ đặc biệt, sắc đẹp của bà ấy có một sức hấp dẫn ghê gớm. Trời phú cho bà ấy một thân hình tuyệt đẹp, ở bà ấy còn có nhiều thứ khiến người khác phải giật mình, ví dụ cái lưng thẳng, cái cổ nhỏ nhắn xinh xắn, vầng trán kiêu sa. Đôi mắt màu xanh nhạt lấp lánh phát sáng. Đôi mắt ấy quả thật giống như một cái xoáy nước, những ai đã chăm chú nhìn vào và nếu bà ta cũng nhìn lại bằng ánh mắt đặc biệt thì thôi thế là xong. Con người đó thế là hết, không tài nào thoát ra khỏi cái vòng xoáy kỳ lạ ấy!”.

        “Có lẽ bà ta cũng dùng ánh mắt đó để cuốn hút Stalin chăng?”

        “Không hẳn là như vậy. Nhưng chẳng ai có thể chống lại được ánh mắt của bà ta!”

        “Thế tối hôm đó về sau thì thế nào?”

        “Mọi người đều uống khá say. Timuxencô và Culicốp đầu là những người hói đầu, đầu của hai người cứ sáng bóng lên, trông như là hai quả dưa vậy. cả hai ông đều ngồi sát nhau, có lẽ đang bàn về những vấn đề quân sự của mình. Đến bây giờ tôi mới hiểu là cả hai người đều lo cho chiến tranh trong tương lai.

        “Các bà các cô đều vây lấy Stalin, mỗi người đều cảm thấy được nói chuyện với ông là một niềm vinh dự lớn. Bỏi vì được gần lãnh tụ như vậy quả là điều không thể tưởng tượng nổi. Stalin cùng vui đùa với họ, ông cố gắng tỏ ra là một người đàn ông lễ độ. Nữ diễn viên Balê vũ - vợ của phi công Sliêpôniốp là có vẻ bạo dạn nhất. Cô là một phụ nữ khá xinh đẹp, trong khi rượu ngà ngà say, cô đề nghị: “Chúng ta hãy nâng cốc vì đồng chí Jôzép Vítsariônôvích! Xin phép cho tôi được thay mặt những người phụ nữ ở đây ôm hôn đồng chí một cái! Stalin liền gật đầu tỏ ý khoan dung cho phép. Thế là cô ta liền hôn lên má của Stalin. Ông liền nâng cốc rượu nói: “Tôi xin cạn chén vì sức khỏe của các bạn!” Điều này làm cho cô diễn viên xinh đẹp vui quá đến nỗi thở không ra hơi. Cô liền nói: “Tôi đề nghị đồng chí Stalin cho tôi được mang chiếc cốc mà đồng chí vừa uống mừng sức khỏe của chúng tôi về nhà làm kỷ niệm, đối với tôi mà nói thì đây là một kỷ vật quý nhất trên đời.” Stalin đưa chiếc cốc cho cô, cô vội vàng cầm nó cất vào trong chiếc xắc nhỏ của mình.

        “Kira Ivanốpna có phản ứng gì không ?”

        “Tôi không nhớ rõ, nhưng có lẽ bà ấy không có mặt ở đó. Bà là chủ nhà, một bà chủ tuyệt đẹp và nhã nhặn. Bà mặc một chiếc áo váy đặc biệt, lượn đi lượn lại giữa các vị khách, cùng họ trò chuyện và phà trò. Trong những tháng năm đó, các bà vợ của những nhà lãnh đạo chúng ta ăn mặc vô cùng chất phác giản dị. Họ cũng chẳng trang điểm phấn son, loè loẹt, cho nên các bà vợ của xã hội thượng lưu cũng ăn mặc như thế. Nhưng Kira Ivanốpna thì mặc gì cũng rất đẹp. Có một điểm tôi nói không lầm là ở bà người ta vừa thấy cả mặt phẩm hạnh lại vừa thấy cả phong cách quý tộc.

        Tiếp đó tôi hỏi: “ Ông có biết vì sao Kira Ivanốpna lại mất tích không?

        -“Có thể là Moóctơvinốp - Đạo diễn của nhà Hát lớn đã nói điều gì về bà chăng? Cách đây ít lâu, ông ta đã bị bắt và cho đến nay vẫn chưa được thả. Ông ta từng là người theo đuổi Kira Ivanốpna, họ là bạn rất thân của nhau. Trước khi ông ta bị bắt thì có nguời đã trông thấy họ cùng nhau bơi lội ở một cái hồ nào đó trong vùng”.

        Sau khi bị bắt, do bị tra khảo nên rất có khả năng ông ta đã khai ra một bí mật nào đó có liên quan đến người bạn gái của mình. Trong những năm tháng đó thì chuyện ấy thường xuyên xảy ra.

        Tôi cảm thấy trong hồi ức của mình, Côzơlốpski nói tới một điểm có thể chứng thực cho nhận định của tôi về tình yêu của Stalin đối với Kira Ivanốpna. Trong các báo cáo mật của những người có nhiệm vụ theo dõi bà trình lên cho Bêria thì có nói tới mối quan hệ tình ái thầm kín của Đạo diễn Moóctôvinôp với Kira Ivanốpna. Cũng có thể trong trường hợp đó, lòng ghen tuông của nhà độc tài đã phát tác đến mức độ phải trừng phạt hai người kia. Mà biện pháp để trừng phạt người khác một cách tàn nhẫn thì chỉ có một, đó là khép người đó vào chỗ chết.
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM