Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 16 Tháng Tư, 2024, 10:33:17 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Năm nguyên soái Liên Xô  (Đọc 9006 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #70 vào lúc: 19 Tháng Chín, 2019, 09:35:43 pm »


        Chúng tôi về ở Khách sạn “Đại đô hội”, tại đây chúng tôi có hai phòng, một là của tôi và Vaxili, một phòng là của bọn trẻ. Khi tôi bước vào phòng chồng tôi thì ông ấy bảo:

        “Xin mình thứ lỗi, tôi muốn đi đón mình, nhưng hoàn cảnh của tôi bây giờ rất xấu, tôi không thể đi đâu được, mình nên hiểu như vậy”.

        Về sau trong khi nói chuyện với tôi, ông cho biết là khắp nơi người ta hắt nước bẩn vào. Xem ra thì vận mệnh của ông đã được quyết định, cho nên các bạn đồng sự của ông trong Bộ Quốc phòng đều tránh mặt ông hoặc vờ làm như không trông thấy ông. Tóm lại, có người giữ với thái độ “kính nhi viễn chi”1, nhưng có người lại muốn cắn ông một miếng. Với vẻ mặt buồn rầu, ông cười và nói như vậy. Ông cũng đã kể cho tôi nghe về việc Vôrôxilốp và Mâykhơrít đã nói xấu ông trong Hội nghị của Bộ Chính trị. Chồng tôi bảo: “Tóm lại là chúng ta không thể về Viễn Đông được nữa. Họ cũng cho tôi phát biểu. Nhưng quả thật giông như tội nhân khi bị tòa xét xử được nói lần cuối cùng. Nhưng tôi hiểu rằng, điều đó chẳng có tác dụng gì, cho nên tôi đã từ chối không phát biểu. Bởi vì khi đó mọi việc đều đã được quyết định, còn có điều gì mà nói nữa, cho nên có nói cũng chẳng ăn thua gì”.

        Trong Hội nghị đó Stalin hình như vẫn giữ thái độ khách quan, nhưng khi nói đến vấn đề sửa chữa đường sắt thì ông bỗng nhiên hỏi Bliukhơ:

        “Đồng chí nghĩ sao? Đồng chí có đồng ý với cái hướng đi của đường sắt như vậy không?”

        Bliukhơ xưa nay vẫn là con người thực thà, trong trường hợp này cũng vậy. Ông nói rằng đứng về mặt chiến lược thì hướng đi của đường sắt như vậy là không đúng, cần phải có sự sửa đổi.

        Stalin lập tức bảo Pốtskhơrêpâyxép:

        “Hãy sửa theo kiến nghị của đồng chí Bliukhơ”.

        Bây giờ, sau khi tất cả mọi việc đã rõ ràng thì người ta mới biết được rằng đã có một kế hoạch để thanh toán Bliukhơ.

        Bà Clafêra tiếp tục kể lại những chuyện đã xảy ra sau đó:

        “Bỗng nhiên Vôrôxilốp cho mời cả nhà tôi đến nghỉ tại Biệt thự của ông ở Xôxi. Nhưng bản thân Vôrôxilốp thì không đi. Chúng tôi đi đến đó, nhưng vẫn cảm thấy lo lắng, vì trong lời mòi đó vẫn có một điểu gì bí mật mà không ai đoán được. Khi lên đường thì có một việc làm chúng tôi phải cảnh giác. Đó là cậu cần vụ Mácximôvích Grâyxicô giúp chúng tôi gửi hành lý xong thì không thấy đâu nữa. Thoạt đầu, tôi nghĩ rằng cậu ấy ra chậm nên bị nhỡ tàu. Nhưng thật ra, cậu ấy không đi Xôxi. Trong bụng tôi có điều nghi ngờ. Tôi bèn đánh một bức điện cho vợ cậu ấy và dặn là không nên gửi điện trả lời đến thẳng chỗ chứng tôi, mà gửi về chỗ Bưu cục Xôxi với cái tên mẹ tôi là Pêsưviaxêva. Kết quả là tôi chỉ nhận được bức điện vẻn vẹn có mấy chữ: “Grâyxicô đã bị bắt”. Bliukhơ bảo: “Chắc là tại cậu ấy dính líu đến tôi đây”.

        Tóm lại là chúng tôi sống trong cái Biệt thự đó trong trạng thái nơm nớp lo sợ về một tai họa không tránh được sẽ rơi xuống đầu bất cứ lúc nào. Mặt khác chúng tôi cũng sống rất cô độc, chẳng có ai đến thăm chúng tôi và chúng tôi thì chẳng được phép đi thăm ai được. Vì luôn luôn bên cạnh chúng tôi có một cảnh vệ, chuyên giám sát và không cho chúng tôi đi bất cứ đâu. Có một lần vào ban đêm Bliukhơ bảo tôi: “Nếu có chuyện gì xảy ra đối với anh thì em cứ bình tĩnh, chắc chúng không dám động đến em đâu”. Tôi cảm thấy ông ấy thật là quá ngây thơ.

        Ngày 22 tháng 10, khi tôi còn đang bận lấy cơm cho bọn trẻ ăn ở trong bếp thì bỗng nhiên có bốn thanh niên lực lưỡng, mặc thường phục xông vào nhà. Bọn chúng xông thẳng vào phòng của Vaxili. Viên cảnh vệ đứng chắn ở cửa bếp không cho tôi ra ngoài, nhưng từ đó tôi vẫn trông thấy tất cả. Bliukhơ mặc áo sơ mi đang ngồi trên giường, còn bọn chúng thì đang lục lọi khắp các nơi, sau đó chúng dẫn chồng tôi đi. Ông ấy trên người chỉ mặc sơ mi và quần quân phục. Tiếp đó chúng lại xông vào bếp bắt tôi, chúng nhét tôi vào chiếc ô tô thứ hai. Tiếp đó chúng lại bắt cả em trai ông là Paven đẩy lên chiếc ô tô thứ ba. Chúng để bọn trẻ ở nhà. Tất cả những việc đó chúng làm một cách lặng lẽ, chẳng ai nói với nhau một lời.. Chúng đưa bọn tôi ra ga và cho ngồi trong một toa riêng. Kể từ ngày đó tôi không bao giờ được gặp lại Bliukhơ nữa. Sau khi đến Mátscơva chúng lại dùng xe ô tô đưa chúng tôi về giam vào nhà giam Rupienca. Tôi bị nhốt trong phòng một người số 66 và bị giam tại đó 7 tháng trời.

--------------------------
        1. Có nghĩa là kính trọng nhung chì đứng xa mà nhìn.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #71 vào lúc: 19 Tháng Chín, 2019, 09:38:15 pm »


        Người hỏi cung tôi đầu tiên là Bêria, khi ông ta đang hỏi tôi thì thường xuyên có điện thoại, Bêria vừa nói điện thoại vừa bảo tôi : “Bà cứ nói tiếp đi!”. Nói cho đúng ra thì lúc đó tôi không biết kể cho ông ta nghe về vấn đề gì, bởi vì cũng chẳng có điều gì để mà nói. Đó là một cuộc nói chuyện kỳ lạ giữa tôi và ông ấy. Về sau Điều tra viên Alếch xây Ivanovich Ivanốp gọi tôi lên. Ông ta lớn tiếng quát to nạt nộ tôi, nhưng rồi không đánh tôi, nhưng lại gọi tôi là vợ của kẻ thù nhân dân và gián điệp, đồng thời yêu cầu tôi làm chứng. Tôi chỉ trả lời ông ta rằng: “Về vấn đề này thì để chồng tôi nói với tôi. Chỉ cần ông ta chứng minh là không làm điều đó, còn tôi thì tôi không tin”, về sau tôi cứ thường xuyên nhắc lại câu nói đó.

        Trong những ngày viết bài này, tôi có thì giờ để tìm đọc lại Hồ sơ lưu trong Viện Kiểm sát Quân sự. Từ trong một tập Hồ sơ tôi đã trích ra về tội danh của bà ghi như sau: “Pêsưviaxêva - Bliukhơ đã thừa nhận là mình có tội như sau: Vì là vợ của Nguyên soái V. C. Bliukhơ cho nên bà đã biết chồng mình có hoạt động chống Liên Xô nhưng không báo cáo cho cơ quan Chính quyền Liên Xô. Ngày 14 tháng 5 năm 1939, Hội nghị đặc biệt của Bộ Nội vụ Liên Xô căn cứ vào khoản 12 Điều 58 của Bộ Luật Hình sự đã quyết định xử bà 8 năm giam trong Trại tập trung lao động cải tạo”.

        Bắt đầu từ ngày đó là những tháng năm gian khổ dày vò bà. Trước tiên là trong Trại lao động cải tạo và sau đó là bị đưa đi đầy.

        Trong thời gian đó hai người vợ trước của Bliukhơ cũng bị bắt và bị xử bắn. Tôi xin được trích ra mấy đoạn dưới đây:

        ‘Tòa án Quân sự xác nhận Pacuscaia -  Bliukhơ (Vợ của em trai Bliukhơ) có tội như sau. Mụ là thành viên của tổ chức chống Liên Xô, do Kácxiukina - Bliukhơ giới thiệu, mụ đã giúp đỡ chồng mình là Paven tiến hành hoạt động phản cách mạng. Mụ đã biết chồng mình và Bliukhơ chuẩn bị chạy trốn sang Nhật mà không báo cáo".

        Ngày 14 tháng 3 năm 1939, Tòa án Quân sự Tối cao căn cứ vào khoản 1 của điều 58 của Bộ Luật Hình sự Liên Xô quyết định xử bắn và tịch thu tài sản .


        Người vợ thứ nhất của Bliukhơ là Galina Alếchdăngđrốpna Cácxiukina Bliukhơ sinh năm 1899, dân tộc Nga, quần chúng, trước khi bị bắt là Học viên Khoa thông tin Quân sự. Tòa án Quân sự xác nhận Galina Bliukhơ có các tội như sau: “Mụ đã tham gia vào ảm mưu quân sự chống Liên Xô, hoạt động gián điệp, biết những hoạt động phản cách mạng của chồng mà không báo cáo”.

        “Ngày 14 tháng 3 năm 1939, Tòa án Quân sự Tối cao Liên Xô căn cứ vào khoản 1 của Điều 58 của Bộ Luật Hình sự Liên Xô quyết định xử bắn và tịch thu tài sản”.


        Người vợ thứ hai của Bliukhơ là Galina Páplốpna Pôcrốpscaia Bliukhơ, sinh năm 1899, dân tộc Nga, chủ gia đình. Mặc dù bà đã ly hôn với Bliukhơ và cũng giống như người vợ thứ nhất của ông, bà vẫn bị trấn áp. Tòa án Quân sự nhận định rằng Pôcrốpscaia có những tội dưới đây: “Là vợ của Nguyên soái Liên Xô V.C. Bliukhơ, nguyên Tư lệnh Phương diện quân Viễn Đông, biết rõ chồng có tư tưởng chống Liên Xô và có ý định làm phản mà không báo cáo và đã cùng chồng hoạt động gián điệp.”

        ‘Ngày 10 tháng 3 năm 1939, Tòa án Quân sự Tối cao Liên Xô căn cứ vào Khoản 1 của Điều 58 của Bộ Luật Hình sự Liên Xô quyết định xử tử hình và tịch thu tài sản”.


        Ngoài ra còn một đoạn về Paven Côngstăngtinôvích Bliukhơ (em ruột Bliukhơ) sinh năml905. Đại úy, Đại đội trưởng Không quân trực thuộc Bộ Tư lệnh Phương diện quân Viễn Đông:

        “Tòa án Quân sự cho rằng tội trạng của Paven Bliukhơ như sau: Bắt đầu từ năm 1938, được anh ruột là V. C. Bliukhơ lôi kéo, Paven đã tham gia vào âm mưu hoạt động quân sự, nhiệm vụ của Paven là chuẩn bị máy bay cho Bliukhơ trốn sang Nhật”.

        “Ngày 26 tháng 2 năm 1939, Tòa án Quân sự Tôi cao căn cứ vào Khoản 1 của Điều 58 của Bộ Luật Hình sự Liên Xô đã quyết định xử bắn Paven và tịch thu tài sản”.

Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #72 vào lúc: 19 Tháng Chín, 2019, 09:40:16 pm »

     
        Từ trong những tài liệu đó ta thấy rằng thoạt đầu Paven Bliukhơ không thừa nhận rằng mình có tội, không nhận những điều khởi tố mà mình không có, nhưng sau một thời gian thì anh mới nhận là mình có tội. Vợ của Paven - Bacútscaia Bliukhơ trong lời cung của mình đã tố giác anh. Nhưng rồi cả hai người trước Tòa đã thanh minh là vì bị tra khảo nên buộc phải khai như vậy. Trong văn kiện xem xét lại tội trạng của hai người đã viết như sau: “Qua quá trình phúc tra đã làm rõ rằng việc thẩm vấn đối với Bliukhơ và những người thân của ông đều vi phạm pháp luật, những người bị bắt đã bị tra tấn dã man, kết quả là họ bị buộc phải nhận là có tội, do đó hiện nay điều tra rõ là người ta đã ngụy tạo ra mọi tội chứng của Paven Bliukhơ.

        Còn tình hình của Nguyên soái sau khi bị bắt thì ra sao? Trước hết là Iênốp bắt ông mà không có lệnh của Kiểm sát trưởng. Trong Hồ sơ về vụ án của Bliukhơ chỉ có biên bản thẩm vấn Bliukhơ, đó là vào ngày 28 tháng 10 năm 1938. Trong biên bản có ghi ý kiến của Bêria (hồi đó là cấp phó cho Iênốp) và của Ivanốp - Trưởng ban điều tra đặc biệt. Nhưng ngoài Bliukhơ ra thì chẳng ai ký vào biên bản. Trong quá trình thẩm vấn lần đó đã cho Bliukhơ đối chất hai lần, một lần là với Fâychikô cùng bị bắt, còn một lần là cùng với Khakhanien. Cả hai đều tố giác Bliukhơ có âm mưu hoạt động chống Liên Xô. Rõ ràng là cả hai người đã bị tra khảo dã man, đến nỗi họ đành phải nói dối. Bliukhơ bác bỏ những lời vu khống, vạch trần sự dôi trá của người đối chất. Nhưng rồi bản thân Bliukhơ sau đó bị tra khảo tàn nhẫn (Điều này mọi người đã biết rất rõ ràng, dưới đây tôi sẽ nêu tiếp) từ ngày mùng 6 - ngày mùng 9, ông tự tay viết và thừa nhận là mình đã từng có âm mưu hoạt động quân sự. Đến ngày 9 tháng 11, tức là sau khi ông bị bắt 18 ngày và ông đã ký vào bản khẩu cung nhận cái tội mà mình không có thì ông bỗng đột ngột qua đời. Một con người có cơ thể cường tráng như vậy mà chỉ sau 18 ngày đã chết. Trong những ngày bi thảm ấy, ông đã phải chịu đựng bao nhiêu ngón đòn tra tấn nhục hình của những bọn ác quỷ điều tra viên, chúng đã dày vò ông đến nỗi một người kiên cường như Bliukhơ cũng mất cả bản năng tự chủ. Về sau khi bắt và truy cứu về trách nhiệm đối với những tên điều tra viên đồ tể thì người ta mới biết rõ sự thật về cảnh ngộ của Bliukhơ. Trong một lần thẩm vấn chúng vào ngày 12 tháng 11 năm 1955, một tên trước đây vốn là điều tra viên vụ Bliukhơ đã cung khai: “Lần đầu tiên tôi trông thấy Bliukhơ vào ngày mùng 5 hay mùng 6 tháng 11 năm 1938, tôi lập tức phát hiện ra là Bliukhơ đã bị đánh một cách dã man từ hôm trước, vì toàn bộ khuôn mặt của ông đã bị đánh sưng vù, tím bầm từng đám trông thật dễ sợ. Tôi  còn nhớ, khi Ivanốp trông thấy bộ mặt sưng vù của Bliukhơ thì bảo tôi rằng chắc ông đã bị một bữa no đòn”.


        Ngày 30 tháng 2 năm 1955, nữ Bác sĩ Rôsânblum - nguyên ở Trại giam Rêfuatôvô có mặt khi thẩm vấn cũng công nhận, bà đã kiểm tra các vết thương cho Bliukhơ khi bị giải đến: “Trên mặt Bliukhơ, ngay bên cạnh mắt có một vết tím lớn. Đây là vết thương do một quả đấm mạnh gảy ra, khiến cho củng mạc của mắt ông bị xuất huyết”. Còn có một người đã cùng bị giam với Bliukhơ nói rằng khi trông thấy họ đưa ông đến thì một mắt của Bliukhơ bị đánh đến nỗi nhãn cầu lời hẳn ra ngoài. Tay ông vừa bưng lấy mắt vừa nói rằng: “Hãy trông đây, bọn ác ôn đã đánh tôi thành như thế này đây !.

        Người vợ thứ nhất của ông là Cácxiukina, sau khi ra đối chất với Bliukhơ rồi trở về phòng giam đã kể lại với người bị giam cùng phòng là ông ấy bị đánh đến nỗi tôi không nhận ra được. Tinh thần của ông ấy không còn tỉnh táo nữa, khi ông ấy gặp bà và người vợ thứ hai thì ông ấy đã kể ra rất nhiều chuyện phỉ báng bản thân khiến người nghe phải giật mình. Ông ấy còn cầu xin Cácxiukina và hai người vợ khác đứng ra làm chứng cho ông ấy. Cuối cùng bà nói: “Trông ông ấy như người vừa bị xe tăng nghiền nát vậy”.

        Sau khi Bliukhơ qua đời, Xêmênôpski -  chuyên gia Pháp y đã xác định về nguyên nhân của cái chết như sau: “Tinh mạch vùng xương chậu bị tắc đã làm cho động mạch phổi bị tắc”. Từ lời nhận xét đó ta có thể khẳng định rằng: “Không phải chỉ như nữ Bác sĩ Giám ngục Rôsânblum đã nói là trên mặt có một quầng tụ huyết lớn và một con mắt bị ứ huyết, mà trên thực tê là ông bị tắc tĩnh mạch chậu dẫn đến động mạch phổi bị tắc rồi tử vong, trông ông như người vừa bị xe tăng nghiền nát vậy! Tóm lại là Bliukhơ đã bị tra tấn dã man cho đến chết. Điều này đã hết sức rõ ràng”.

        Những tên đao phủ của Bêria đã hành hạ một Tướng lĩnh quân sự ưu tú, Nguyên soái Vaxili Côngstăngtinôvích Bliukhơ cho đến chết.

        Trong quyết định ngày 12 tháng 3 năm 1956 của Viện Kiểm sát Quân sự Liên Xô đã viết như sau: “Vì trong hành động của Vaxili Côngstăngtinôvích Bliukhơ thiếu yếu tố phạm tội, nay đình chỉ khởi tố vụ án này”.

        Như vậy là đã thừa nhận Nguyên soái Bliukhơ đã chết rất oan uổng.

        Mặt khác, vì có kết luận đó, cho nên tội danh của tất cả những người trong gia đình ông bị xử bắn, như em trai ông Paven Bliukhơ và vợ; Hai người vợ trước của ông cũng đều hoàn toàn không có tội, bởi vì hồi đó truy tố họ về tội đã tham gia vào âm mưu hoạt động phản cách mạng của Bliukhơ, còn hiện nay điều tra thì rõ ràng là không có hoạt động đó. Bản thân Bliukhơ và những người đó sau khi chết rồi mới được minh oan. Tôi nghĩ đó cũng là một niềm an ủi nhỏ đối với họ!

        Bây giờ ngồi trước mặt tôi là một phụ nữ mà suốt cả cuộc đời đã chịu nhiều đau thương mất mát. Bà đã quá mệt mỏi, nhưng vẫn không bị những khó khăn khuất phục. Bà đang thu thập tài liệu để xuất bản một cuốn sách nói về chồng mình. Người phụ nữ đó đã nói rằng bà đã sống 18 năm không phải là con người, trong đó có 8 năm trong Trại lao động cải tạo. Còn khi được thả ra thì bà không biết đi đâu. Ta hãy thử nghĩ một chút về cảnh ngộ bi thảm đó, bà tuy đã được thả nhưng không còn biết đi đâu. Nói cho đúng ra thì bản thân bà cũng chỉ là một vật trống rỗng, chẳng ai còn cần đến bà. Bà đi đến một nơi ở gần Trại lao động cải tạo và được một người cũng giống như bà, đã từng bị giam giúp đỡ đào một cái hang để ở. Không thể vào Thành phố được, vì chẳng ai dám dùng một người đang đội một cái mũ là “Kẻ thù của nhân dân”. Bà đành phải làm một số việc mà ít người chiu làm, đó là đi vào rừng hái củi và đào đất-một công việc vừa khổ vừa mệt.

        Về sau, bà đã mất rất nhiều thời gian để đi tìm con, cuối cùng đã tìm được những đứa con còn sống. Dôia khi ấy là một cháu bé, may mà người ta đã không bắt cô. Nhưng đến năm cô 18 tuổi thì bỗng nhiên bị bắt và năm 1951 thì bị đầy đến Khơchưrơócta.

        Cám ơn Thượng đế, vì tất cả mọi việc đều đã qua đi. Tất cả những chuyện tôi nghe được và thấy được đã khiến tôi giật mình. Tôi uống chén nước trà đã nguội lạnh, bao nhiêu lần tôi đã tự hỏi: Có lẽ nào sự việc xảy ra lại đến nỗi ghê gớm tởm lợm như thế? Nhưng tất cả mọi cái đều đã xảy ra, đều là sự thực. Bây giờ thì các bạn đều đã biết cả rồi. Buồn thay!
« Sửa lần cuối: 21 Tháng Chín, 2019, 10:37:46 pm gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #73 vào lúc: 21 Tháng Chín, 2019, 10:39:01 pm »

         
NGUYÊN SOÁI LIÊN XÔ K.l. CULICỐP

        Grigôri Ivanovich Culicôp sinh năm 1890 ở làng Đutơnicôva thuộc Bang Pôtaoa. Ông lớn lên và trưởng thành trong một gia đình nông dân. Khi đến tuổi làm nghĩa vụ quân sự, tức là vào năm 1912 thì ông gia nhập quân đội. Ngày đầu tiên khi nhập ngũ thì ông là một binh nhì trong bộ đội Pháo binh, cũng chính từ ngày đó đã quyết định vận mệnh của ông suốt đời gắn bó với Pháo binh. Trong thời gian Đại chiến Thế giới lần thứ nhất, Culicốp tham gia chiến đấu ở ngoài tiền tuyến, khi phong trào cách mạng ảnh hưởng đến quân đội thì Culicốp có biểu hiện tích cực, vì vậy ông được đồng ngũ bầu làm chủ tịch Ủy ban binh sĩ của Tiểu đoàn và về sau lại được bầu làm chủ tịch Ủy ban Quân sự của Trung đoàn rồi của Sư đoàn Pháo binh, thậm chí ông còn được bầu làm chủ tịch ủy ban Quân sự của Sư đoàn Bộ binh số 9 khi ông phục vụ tại đó. Ông đã bị bắt vì có tư tưởng tiến bộ và hoạt động tuyên truyền cách mạng trong quân đội. Sau cách mạng tháng 10, tháng 11 năm 1917 ông trở về quê hương tổ chức Đội Xích vệ. Đội ngũ đó nhanh chóng trở thành một lực lượng lớn mạnh và tham gia chiến đấu chcmg lại bọn phỉ Haiđamác1 và người Đức. Tháng 10 năm 1918, trong cuộc chiến đấu ác liệt bảo vệ Sarixin, Tập đoàn quân số 10 do Vôrôxilốp thành lập về sau do Êgôrốp chỉ huy, Culicốp được bổ nhiệm làm Chủ nhiệm Pháo binh của Tập đoàn quân này. Trong cuộc chiến đấu đó Culicốp đã gặp Stalin. Stalin trong giờ phút gay go đó đã ghi nhớ Culicốp là một người lãnh đạo Pháo binh có tài.

        Ở tiền tuyến trong thời kỳ Nội chiến, Culicôp đã làm quen với Vôrôxilôp, Buchuni, Vôrônchi và các Tướng lĩnh cao cấp khác.

        Ồng đã tham gia cuộc chiến đấu chống Đênikin, trong cuộc chiến đấu này Pháo binh đã có tác dụng rất lớn. Trong cuộc tấn công vào trận tuyến phía Nam, Tập đoàn quân Kỵ binh số 1 của Buchuni đã có tác dụng quyết định trong việc đập tan quân đội của Đênikin, Pháo binh của Tập đoàn quân này là do Culicôp chỉ huy. Tiếp đó là cuộc chiến đấu chống quân Bạch phỉ Ba Lan, cuộc chiến đấu xua đuổi Frăngcô giải phóng Crime. Vì có công trong chiến đấu ở thời kỳ Nội chiến nên Culicôp đã đươc tặng thưởng 3 Huân chương Cờ đỏ, nói cho đúng ra thì trong những năm tháng đó số Tướng lĩnh được thưởng Huân chương rất ít.

        Sau khi Nội chiến kết thúc, Culicôp đã từng làm Chủ nhiệm Pháo binh của Quân khu Bắc Côcadơ, về sau ông được bổ nhiệm làm trợ lý Chủ nhiệm Pháo binh của Hồng quân. Từ năm 1925 trở đi ông là Phó Chủ tịch Ủy ban Công nghiệp Quốc phòng, đến năm 1926 ông được đề bạt làm Bộ trưởng Bộ Quân giới của Hồng quân - cấp bậc cao nhất của Pháo binh.

        Ngoài ra Culicốp còn kiêm chức vụ chỉ huy: Từ năm 1930, Culicôp là Sư đoàn trưởng Sư đoàn giai cấp Vô sản Mátscơva. Sư đoàn này đã tham gia tất cả các cuộc duyệt binh trên Quảng trường Đỏ. Từ năm 1937, ông là Tư lệnh của Quân đoàn Bộ binh số 3. Từ tháng 5 năm 1937 ông lại làm Bộ trưởng Bộ Quân giới của Hồng quân công nông. Năm 1939 ông là Thứ trưởng Bộ Quốc phòng kiêm Bộ trưởng Bộ quân giới.

        Năm 1939, sau khi cuộc chiến tranh Xô -  Phần kết thúc, Culicốp được phong danh hiệu Nguyên soái Liên Xô.

        Trong những năm tháng đó và cả về sau này, trong giới quân nhân thường lan truyền một tin đồn là Culicốp chưa từng chỉ huy một mặt trận nào, một Tập đoàn quân nào và cũng không lãnh đạo một hành động chiến lược quân sự lớn nào, bởi vậy chưa có chiến công thống soái, mà danh hiệu Nguyên soái Liên Xô thì chỉ phong cho những Thủ trưởng quân sự loại đó. Bởi vậy trong giới quân sự có người đã nói rằng việc phong danh hiệu Nguyên soái cho Culicốp là thiếu căn cứ. Còn trong phạm vi nhỏ của tầng lớp trên trong “cung đình” thì lại có một cách đoán khác.

        Nhà văn nữ Galina Jóocsânfuna Xêrêbriacôva là một trong những người hiểu biết về sinh hoạt cung đình hồi đó. Đúng như tôi đã giới thiệu, trong những năm tháng đó, bà sống trong Điện Kremli, cho nên chẳng những bà biết rõ về chức vụ của các vị trong Chính phủ mà còn biết tới cả những chi tiết nhỏ trong sinh hoạt của họ. Trong một lần nói chuyện bà đã bảo tôi, vợ của Culicốp rất đẹp, sau khi Aliruêva - vợ của Stalin tự sát thì có một thời gian Stalin tỏ ra quan tâm đến vợ của Culicốp.

        Từ các nguồn tài liệu khác nhau tôi đã thu thập được một số tình tiết có liên quan đến Kara Ivanôpna Culicốp.

        Ông Ximôních Xêstrêsưcơ - Bố của bà là một người Xécbi đã Nga hóa. Ông được hưởng danh hiệu Bá tước - danh hiệu quý tộc hàng đầu của Ba Lan và đã từng được Nga hoàng bổ nhiệm làm Cục trưởng Cục gián điệp Hécxiníút. Năm 1919 Xêstrêsưcơ đã bị Trêca xử bắn. Mẹ của bà mang họ là Surikina, là một người phụ nữ Tác ta, sau khi chồng bị xử bắn thì đến Pêtôgrát mở cửa hàng Cà phê, cả bốn người con gái của bà đều làm chiêu đãi viên của tiệm này.

-------------------
        1. Haidamác là lực lượng vũ trang phản cách mạng của những phần tử dân tộc chú nghĩa thuộc giai cấp tư sản Ucraina trong thời gian từ năm 1918-1920.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #74 vào lúc: 21 Tháng Chín, 2019, 10:39:24 pm »


        Năm 1925, Nóocmanêfim Abramovich Sabrô -  một người giàu có đã yêu Kira và sau đó cưới cô làm vợ. Họ sống với nhau được ít lâu, đến mùa hè năm 1928 thì Sabrô bị bắt và sau đó bị đầy đi Xibêri. Kira cũng theo chồng đi Xibêri và ở đó bà đã sinh một đứa con trai đặt tên là Mikhain. Đến mùa hè năm sau thì họ trở về.

        Thường là đến mùa hè hay xảy ra lắm chuyện. Trong những ngày nghỉ hè của năm 1930, Kira làm quen với một quân nhân điển trai và khôi ngô, người đó chính là Culicôp. Culicốp sau khi quen biết Kira trong dịp nghỉ hè, rồi tình cảm dần dần phát triển thành tình yêu say đắm, ông đề nghị bà lấy ông. Kira bèn ly hôn với chồng và trở thành vợ của Culicốp.

        Cuộc hôn nhân đã dẫn Kira vào xã hội của tầng lớp lãnh đạo cao cấp, vì bà có sắc đẹp nên đã thu hút sự chú ý của Stalin. Stalin có quan hệ yêu đương với Kira tình yêu khá sâu nặng ông muốn cho Culicốp cũng phải có thái độ nhân nhượng và đồng tình, nên ông ngày càng quan tâm nâng đỡ Culicốp. Có một số người thích đổi trắng thay đen đã tung tin là việc phong quân hàm Nguyên soái cho Culicốp cũng là một biểu hiện của việc quan tâm này. Nhưng tôi không tin vào lời suy đoán đó, bởi vì Stalin quen biết Culicốp trong cuộc chiến đấu bảo vệ Sarixin. Pháo binh của Culicốp đã có tác dụng quyết định trong những giờ phút gay go đánh lui cuộc tấn công của quân Bạch vệ, đồng thời trong chiến dịch của mặt trận phía Nam, Stalin cũng rất hiểu rõ Culicốp, vì ông lúc đó là Ủy viên ưỷ ban Quân sự Cách mạng của mặt trận phía Nam. Nói tóm lại là Culicốp vừa có đủ những chiến công và đồng thời lại quen thân với Stalin, cho nên Stalin có đủ lý do để đề cử Culicôp vào hàng ngũ những người được phong tặng danh hiệu Nguyên soái. Mặt khác Culicốp lại xuất thân từ giai cấp vô sản, cho nên Stalin không hề nghi ngờ gì về lòng trung thành của Culicốp.

        Tuy nhiên, đối với các thông tin ngầm về Stalin có quan hệ với vợ của Culicốp thì không phải chỉ là một dự đoán, điều đó chứng tỏ ở điểm nó đã để lại một hậu quả bi thảm đối với bản thân của Kira và cả đối với Nguyên soái Culicôp.

        Khi tôi xem xét lại Hồ sơ điều tra, tôi tìm được biên bản thẩm vấn của Bêria có liên quan đến vận mệnh của vợ Culicốp. Từ trong các lời khai ta có thể rút ra được kết luận là Stalin đúng là đã từng có quan hệ với vợ của Culicốp, về sau này có thể bà đã cự tuyệt ông hoặc cảm thấy nhàm chán, mệt mỏi, hoặc sau khi phát hiện thấy bà yêu Đạo diễn Móocđôvinốp, hoặc là bà đã tiết lộ mối quan hệ giữa bà vỏi vị “Lãnh tụ của các dân tộc”. Tóm lại là Stalin không muốn để lộ một cuộc tình bẩn thỉu ra ngoài, cũng có thể là do lòng đố kỵ ghen ghét cho nên ông đã ra lệnh cho Bêria thủ tiêu Kira.

        Sự việc phát triển giống như trong một cuốn tiểu thuyết trinh thám, nếu ta không thật sự ghép nối các mối liên hệ lại với nhau thì rất khó làm cho người ta tin rằng trong cuộc sổng thực tế lại có chuyện đó xảy ra. Xin hãy để cho tôi kể lần lượt theo trình tự.

        Hồi hai giờ ngày 8 tháng 5 năm 1940, Nguyên soái Culicốp - Thứ trưởng Bộ Quốc phòng gọi điện cho Bêria - Bộ trưởng Bộ Nội vụ báo tin là Kira Ivanốpna Culicôva - vợ ông đi khỏi nhà từ ngày mùng 5 tháng 5 năm 1940 đến nay không thấy trở về, cả nhà đã đến hỏi thăm họ hàng thân thuộc nhưng đều không kết quả.

        Hôm sau Culicốp được mòi đến Bộ Nội vụ để tường trình rõ sự việc. Ngày 8 tháng 5 năm 1940 Bêria chính thức thông báo cho Trung ương Đảng và Hội đồng Bộ trưởng về việc vợ của Nguyên soái bị mất tích, đồng thời chỉ thị cho tất cả các cơ quan Nội vụ trong toàn quốc truy tìm tung tích bà Kira.

        Công tác tìm kiếm bắt đầu từ năm 1940 cho đến năm 1953, tất cả các cơ quan Nội vụ của các nước Cộng hòa đều tung người vào cuộc tìm kiếm.

        Trong Hồ sơ lưu dầy ba tập, đoạn cuối có ghi lời kết luận vào ngày 8 tháng 1 năm 1952, nói là bắt đầu từ ngày 9 tháng 5 năm 1940 được truy tìm trong toàn quốc áp dụng mọi biện pháp để tìm kiếm bà Ximôních Culicốp, đến nay đã 12 năm mà không kết quả vì vậy đành phải chấm dứt cuộc tìm kiếm. Toàn bộ số giấy tò đóng trong hai cập Hồ sơ đều là những văn bản trả lời của Cục quản lý các Bộ Nội vụ của Nước Cộng hòa và của Cục An ninh Mátscơva báo cáo là không tìm thấy bà Culicốp.

        Đây quả là một vấn đề bí mật như của ma quỷ vậy!

        Những điều bí mật ấy thì Bêria biết rất rõ, bà Kira bị giết hại ngày nào giờ nào, ở đâu bằng cách gì; tuy vậy trong 12 năm qua ông ta vẫn bình tĩnh ngồi đọc các báo cáo về việc tìm bà, đồng thời còn cho người đóng các báo cáo đó thành Hồ sơ để bảo quản.

        Bây giờ thì chúng ta đã có thể biết được những điều mà trước kia chỉ có mỗi một mình Bêria được biết và thi hành, đó là vở kịch “Tìm người”, mà ông ta vừa là biên kịch và vừa là đạo diễn trong hơn mười năm qua, đôi lần còn là một diễn viên sốt sắng nữa.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #75 vào lúc: 21 Tháng Chín, 2019, 10:42:10 pm »


        Về sau, khi điều tra về hành tung và tội trạng của Bêria đã làm rõ, ông ta có một tổ làm nhiệm vụ đặc biệt (gồm Gécmannôrít, Goacua, Cơvítxiani, Xêrêchépli v.v... ) Có thể xem nó là Tổ sát thủ thân tín của tên đồ tể Bêria tổ này được giao nhiệm vụ giết người mà không cần điều tra xét xử, thông thường là họ dùng cách bắt bí mật rồi mang đi thủ tiêu.

        Dưới đây tôi xin giới thiệu với bạn đọc về lời cung khai và nhận tội của những kẻ chấp hành tội ác đó. Cuộc thẩm vấn này được tiến hành ngay sau khi bọn chúng và “ông chủ” của chúng - Bêria đã bị bắt.

        Trong cuộc thẩm vấn ngày 1 tháng 9 năm 1953, Saoa Xêrêchépli đã khai: “Tôi đã tham gia vào những vụ bí mật bắt người. Tôi làm theo chỉ thị của Bêria hoặc của Côpulốp. Vào mùa hè hoặc mùa thu năm 1940, Bêria cho gọi tôi đến, nói tôi tham gia vào nhóm bốn người, nhiệm vụ là đi bắt vợ Nguyền soái - Nữ công dân Culicốp Ximôni... ”.

        “Theo kế hoạch là phải bắt bà ấy ở ngoài phố một cách lặng lẽ. Nhóm của chúng tôi đi trên hai chiếc xe du lịch. Chúng tôi mai phục ở gần nhà của Nguyên soái Culicôp. Đến ngày thứ hai và sang ngày thứ ba thì bà ấy ra khỏi nhà một mình. Khi bà ấy đi vào con đường nhỏ vắng người thì chúng tôi đã bắt bà. Chỉ huy vụ đó là Mâycôrốp, ông ta thường đi xe đến kiểm tra tình hình mai phục của chúng tôi... ".

        “Về sau bà Culicôp được chuyển đến Trại giam Sukhanôvô. Ở đó người ta giam giữ bà ấy nhưng không vào sổ sách, thậm chí ngay cả người canh giữ bà ấy củng không biết được là đang canh giữ ai. Bêria đợi một thời gian, nghe ngóng thấy việc mất tích của bà không gảy ra dư luận gì lớn. Thậm chí ông ta tuyên bố là đã chỉ thị cho toàn quốc truy tìm bà ta”.

        Dưới đây cũng vẫn là Xêrêchépli khai thêm về vận mệnh của bà Kira:

        “Sau khi chúng tôi bắt bà Kira Culicốp độ một tháng hoặc nửa tháng gì đó. Tôi được lệnh cùng với Mirônôp - giám ngục đến nhận người bị bắt ở Sukhanôvô giao cho Brôkhin - Đội trưởng cảnh vệ. Khi chúng tôi đến Sukhanôvô, ở đó người ta đã giao cho chúng tôi người bị bắt, tôi nhận ra bà chính là vợ của Culicốp.

        Tôi cùng Mirônốp áp giải bà ấy. Đội trưởng Brôkhin đã chờ ở đó đón chúng tôi. Hắn đã cùng Mirônốp mang bà ấy xuống một phòng ở dưới tầng hầm... rồi bắn chết bà ấy... ”.


        Khi trả lời về việc tại sao lại bắt và bắn bà Culicôp thì Xêrêchépli nói:

        “Về vấn đề này thì tôi không biết... ".

        Những bí mật thật là đáng sợ không nên bỏ. Bởi vì, thế giới đều biết những sai lầm của Stalin trong những năm cuối đời. Mặc dù có một số người gần đây đã biết những việc đó, nhưng cũng không biết rõ thực chất, hoặc nếu họ có biết chăng nữa thì ngay cả sau khi họ bị bắt họ cũng không dám thừa nhận. Vả lại suy nghĩ một cách lôgích thì ai có quyền ra lệnh cho Bêria.

        Côpulốp - cấp phó của Bêria trước lúc bị bắt, trong buổi thẩm vấn ngày 26 tháng 9 năm 1953 đã khai nhận việc thủ tiêu vợ của Nguyên soái Culicốp.

        “Vào khoảng năm 1939, Bêria bảo tôi rằng theo chỉ thị của cấp trên cần phải bí mật bắt giữ nữ công dân Simôni Culicốp và giam vào trong trại giam Sukhanôvô ở ngoại thành... và được một thời gian thì Bêria lại nói rằng nhận được lệnh cần phải thủ tiêu Simôni Culicôp... ”.

        Côpulốp khai tiếp rằng: “... Những việc cần phải thủ tiêu như vậy, ngoài Vlađimiaski ra thì không cho phép ai được biết. Bởi vậy, lúc đó Bêria đã cho gọi Vlađimiaski đến và dặn dò cách làm như thế nào... phải dùng bao vải chụp kín mặt mụ ta rồi đem vào phòng chuyên dụng, giao cho Brôkhin bắn chết. Vlađimiaski và Brôkhin đã hoàn thành nhiệm vụ mà Bêria giao cho... ”.

        Khi được hỏi về việc người ta đã nắm được những tài liệu gì chứng minh là bà Culicốp có vấn đề thì Côpulốp khai rằng: “Không có bất cứ tài liệu gì chứng minh rằng bà ấy hoạt động gián điệp”.

        Như vậy có thể khẳng định là chính Bêria quyết định trình tự vụ án chứ không phải do thực tế khách quan. Để kết thúc việc mô tả về một hành động tội ác đáng sợ này, tôi xin dẫn ra đây một đoạn biên bản khi thẩm vấn Brôkhin. Từ tháng 7 năm 1926 đến tháng 3 năm 1953 Brôkhin làm đội trưởng cảnh vệ chấp hành án xử bắn. Ta hãy thử nghĩ xem trong 27 năm đã có biết bao nhiêu người đã chết dưới bàn tay của tên đao phủ này! Trả lời câu hỏi là đã xử bắn bà Simôni Culicốp như thế nào, Hắn nói:

        “Tôi không biết cái tên Simôni Culicôp là ai, tôi chưa từng được nghe thấy cái tên đó bao giờ. Nhưng tôi xin trả lời câu hỏi này như sau:"Có lần Côpulốp - phó của Bêria) gọi tôi đến bảo rằng: Vlađimiaski - Tổ trưởng tổ hỏi cung sẽ giao cho anh một người phụ nữ cần phải xử bắn. Ngay hôm đó Vlađimiaski và Mirônốp - Giám đốc Trại giam nội bộ đưa người phụ nữ ấy đến chỗ tôi. Tôi đã chấp hành lệnh của Côpulốp, bắn chết bà ta. Còn việc người phụ nữ đó là ai thì tôi không biết. Côpulốp và Vlađimiaski đều không cho tôi xem bất kỳ văn bản nào có liên quan đến bà ta. Tôi cũng không viết bất kỳ văn bản nào về việc xử bắn lần đó”.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #76 vào lúc: 21 Tháng Chín, 2019, 10:43:24 pm »


        Culicốp hoàn toàn không biết gì về chuyện vợ mình bị ám hại, ông vẫn tiếp tục giữ chức vụ cao cấp. Khi bắt đầu cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ Quốc thì ông là Thứ trưởng Bộ quốc phòng, trực tiếp lãnh đạo Tổng cục Quân giới.

        Ngày 22 tháng 6, Phát xít Đức tấn công Liên Xô, cuộc chiến tranh vĩ đại bảo vệ Tổ Quốc đã bắt đầu. Hồng quân đã trải qua những ngày tháng đau thương, rút lui và bị thương vong rất nặng nề. Nhưng đối với Nguyên soái Culicổp thì năm đầu chiến tranh đó đã gắn với tai họa của cá nhân đời ông.

        Khi quân đội Hítle tấn công Liên Xô thì Culicốp đang công tác ở gần biên giới và bị chúng bao vây. Ông đã hóa trang thành dân thường, đồng thời đã phải trải qua rất nhiều gian khổ khó khăn mới trở về được với đội ngũ của mình, ông biết rằng trong những ngày đầu chiến tranh, bọn Đức bắt được một Nguyên soái đối phương thì đó là một chiến lợi phẩm vô giá, cũng có nghĩa là một đòn tâm lý nặng dáng xuống dũng khí quân ta!

        Nhưng điều này không phải là một tai họa mà sự kiện tôi sẽ kể dưới đây. Tai họa này xảy ra ở Crimê, mà khi bắt đầu hoàn toàn không có liên quan gì đến Culicốp.

        Vào tháng 11 năm 1941 và tháng 2 năm 1942,. Tập đoàn quân Đức số 11 do Tư lệnh Manstain chỉ huy khi tấn công vào Sêvátstôpôn bị thất bại, chẳng những không chiếm được thành phố này mà còn bị thương vong nặng nề.

        Trong những ngày bất lợi đó, Manstain nhận được tin Hồng quân đổ bộ lên bán đảo Khớt và Fêócđôxia. Tiếp đó Hồng quân lại đổ bộ lên Efpatoria và Xuđắc. Hoàn toàn có thể nói rằng Manstain đang ở vào một tình thế rất bất lợi. Hítle rất bực tức vê việc quân của hắn đã bỏ mất bán đảo Khớt. Hítle ra lệnh cách chức Bá tước Spaniếp -  Quân đoàn trưởng Quân đoàn 42 canh giữ Đảo, đồng thời gọi về Béclin giao cho Tòa án Quân sự xét xử. Gơrim chủ trì phiên tòa và đã xử tử hình viên Bá tước Quân đoàn trưởng này. Nhưng về sau cái án tử hình đó lại được đổi thành án tù chung thân.

        Tất nhiên là những sự việc đó đều có ảnh hưởng tới tư tưởng và tinh thần của Manstain. Nhưng điều mà hắn không vui và uy hiếp hắn thì vẫn là ở phía sau. Đó là việc tham gia chiến đấu ở Crimê không phải chỉ là đơn vị đổ bộ mà là cả là một lực lượng to lớn hình thành một mặt trận mới.

        Trong tình hình nguy cấp như vậy, Manstain tỏ ra là một Thủ trưởng quân sự có nhiều kinh nghiệm. Manstain đánh giá tình hình một cách khách quan và đúng đắn:

        “Nếu quân địch biết lợi dụng tình thế có lợi mà tiến hành nhanh chóng truy kích... thì toàn bộ vận mệnh của Quân đoàn 11 coi như kết thúc... Nhưng quân địch đã không biết lợi dụng thời cơ có lợi đó. Cũng có thể là Bộ chỉ huy của quân địch không biết tới ưu thế của tình hình đó, hoặc giả chưa quyết định lợi dụng ngay ưu thế ấy”.

        Kết quả là Manstain đã nắm lấy quyền chủ động. Thoạt đầu Manstain xây dựng trận địa của mình. Manstain đã ngăn chặn được cuộc tấn công của Hồng quân, tiếp đó khi thấy chỉ huy của đối phương không có đối sách gì khác thì Manstain đã nhanh chóng hành động và đã giành được một số thắng lợi.

        Manstain biết rằng eo biển giữa Hắc Hải và biên Asu rất hẹp và dài cho nên Hồng quân có tiến công vào trận địa của Manstain cũng chẳng ăn thua gì. Điều này thể hiện rõ trình độ nghệ thuật quân sự, cần phải dựa vào các yếu tố mà mình đã nắm được, tìm được biện pháp tập kích nào đó. Mà tất cả những cái đó thì Manstain đã lường trước cả rồi.

        Thứ nhất là đột kích, Bộ chỉ huy mặt trận Crime cho rằng mình có ưu thế về lực lượng, không tin rằng lực lượng quân Đức ít hơn mình gấp nhiều lần lại dám tấn công. Thứ hai, Manstain từ eo biển phía Nam tấn công vào bờ biển Hắc Hải, chĩa mũi đột kích chủ yếu vào trận địa nhô ra ở giữa của Tập đoàn quân phòng thủ chính diện, thực chất là chỉ dùng lực lượng của một chiếc xe tăng mở ra một đột phá khẩu là đã phá vỡ toàn bộ phòng tuyến cho tới biển Asu. Thứ ba, Manstain chẳng những dùng cách tập kích bất ngờ, mà còn lợi dụng được tính cơ động và tính có thể không chế của quân đội Đức. Như vậy là chỉ trong 10 ngày từ ngày mùng 8 cho đến ngày 18, Manstain đã hoàn toàn chiếm được bán đảo Khốt!

        Hiện nay vẫn còn giữ được hai văn kiện có thể nói rõ được vấn đề. Một bản là bức điện báo do Mâykhơrít Chủ nhiệm Tổng cục chính trị (một cận thần thân tín của Stalin kẻ đã từng góp sức bức hại Nguyên soái Bliukhơ) là đại diện Đại bản doanh trại mặt trận phía Nam gửi Stalin vào ngày mùng 8 tháng 5 năm 1942:

        “Hiện tại lúc này không phải là lúc oán giận, nhưng tôi cần phải báo cáo để Đại bản doanh hiểu được tình hình của Tư lệnh Mặt trận. Ngày 7 tháng 5, cũng tức là trước ngày mà quân địch mở cuộc tấn công thì Côdơlốp triệu tập Hội nghị ủy ban Quân sự để thảo luận phương án của bước sau, chiếm Khơ-i và Asan. Tôi đề nghị hãy để phương án lại rồi sẽ bàn sau và lập tức chỉ thị cho các Tập đoàn quân chuẩn bị đối phó với cuộc tiến công của quân địch... ” Tiếp đó Mâykhơrít lại nói xấu về Tư lệnh, và cho rằng ông ta không nghe lời hắn.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #77 vào lúc: 22 Tháng Chín, 2019, 09:42:27 pm »


        Thống soái tối cao đã thấy được ý đồ muốn trốn tránh trách nhiệm của vị Đại biểu Đại bản doanh, vì vậy ông đã đánh điện trả lời như sau:

        Đồng chí đã có một lập trường kỳ lạ là kẻ bàng quan không phụ trách mặt trận Crimê. Nếu đứng trên lập trường này thì rất dễ, nhưng nó hoàn toàn không cần thiết. Đồng chí không phải là một kẻ bàng quan ở mặt trận Crimê, mà là một Đại biểu của Đại bản doanh cần phải chịu trách nhiệm đối với những thành công và thất bại của mặt trận, cần phải uốn nắn những sai lầm của chỉ huy. Hiện nay cánh trái của mặt trận rất yếu, đồng chí cần phải cùng với Bộ chỉ huy phụ trách về việc đó. Nếu toàn bộ tình hình nói lên rằng, quân địch sẽ tấn công vào buổi sáng, mà đồng chí không áp dụng những biện pháp tích cực để chống lại và chỉ nêu ra những lời phê bình một cách tiêu cực thì đối với đồng chí là điều rất xấu. Như vậy có nghĩa là đồng chí vẫn chưa hiểu mình không phải là Kiểm tra viên của Nhà nước được phái tới Crimê, mà là được phái đi với tư cách là đại biểu chịu trách nhiệm của Đại bản doanh”.

        “Đồng chí yêu cầu cho một người như Sinđơbua đến thay thế cho Côdơlốp. Nhưng đồng chí không biết rằng, trong số những người dự bị của chúng ta không có người như vậy. Nhiệm vụ của đồng chí ở Crimê không phức tạp, các đồng chí có thể tự mình giải quyết tốt được nhiệm vụ đó. Nếu các đồng chí không sử dụng phi đội không quân mạnh vào nhiệm vụ hỗ trợ, mà là dùng vào việc tấn công xe tăng và chủ lực của địch thì quân địch sẽ không đột phá được trận tuyến, mà xe tăng cũng không lọt vào được. Giữ được mặt trận Crime trong vòng 2 tháng, mà không có Sinđơbua thì cũng đã hiểu được cái lẽ đơn giản đó.


        Stalin rất tức giận lần đó là chính đáng. Bởi vì Manstain đã dùng 6 sư đoàn của hắn để đánh bại 3 tập đoàn quân của chúng ta (tức là 18 sư đoàn). Sự trừng phạt cho sự thất bại lần đó là một điển hình theo kiểu Stalin. Dưới đây là phần cuối của bức thư của Đại bản doanh:

        Nay xét thấy các đồng chí: Mâykhơrít, Côdơlốp, Samanin, Vikina, Sécniacôp, Cácchanôp, Nicôlaencô (Tư lệnh Không quân của mặt trận) tỏ ra bất lực trong việc lãnh đạo bộ đội, chịu trách nhiệm trực tiếp đối với việc thất bại trong chiến dịch của mặt trận Khớt. Thống soái tối cao của Đại bản doanh quyết định:

        1.   Cách chức Thứ trưởng Bộ quốc phòng và Tổng cục trưởng Tổng cục chính trị của đồng chí Măykhơrít, đồng thời giáng từ cấp Chính uỷ Tập đoàn quân xuống cấp Chính ủy quân đoàn.

        2.   Cách chức Tư lệnh mặt trận của Trung tướng Côdơlốp, đồng thời giáng cấp từ Trung tướng xuống Thiếu tướng, điều đi nhận nhiệm vụ khác để thử thách bằng công tác quân sự không quá phức tạp.

        3.   Cách chức ủy viên ủy ban Quân sự mặt trận của đồng chí Samanin, đồng thời giáng cấp từ Chính ủy Sư đoàn xuống cấp Chính ủy Trung đoàn, điều đi nhận nhiệm vụ khác để thử thách bằng công tác quân sự không quá phức tạp.

        4.   Cách chức Tham mưu trưởng mặt trận của đồng chí Thiếu tướng Vikina, đồng thời giao cho Tổng Tham mưu trưởng phân công công tác không quan trọng.

        5.   Cách chức Tư lệnh Tập đoàn quân của đồng chí Trung tướng Sécniacốp, giáng cấp xuống là Thượng tá, đồng thời chuyển đi nhận nhiệm vụ khác không phức tạp để thử thách.

        6.   Cách chức Tư lệnh Tập đoàn quân của đồng chí Thiếu tướng Cácchanốp, giáng cấp xuống là Thượng tá, chuyển đi làm nhiệm vụ khác không phức tạp để thử thách

        7.   Cách chức Tư lệnh Không quân mặt trận của đồng chí Thiếu tướng Không quân Nicôlaencô, giáng cấp xuống là Thượng tá Không quân, chuyển đi làm nhiệm vụ khác không phức tạp để thử thách.

Jôdép Stalin A. Vaxiỉépski.       

        Như vậy sự kiện thất bại trong chiến trận xảy ra trên bờ biển Hắc Hải là mầm mống tai hại đối với Nguyên soái Culicốp mặc dù ông không có liên quan gì đến thất bại đó, thậm chí ở đây bức thư của Đại bản doanh cũng không hề nhắc đến tên ông.

        Tháng 11 năm 1941, cục diện của mặt trận Crime lại trở nên xấu đi. Để bảo vệ đảo Khớt, Stalin quyết định phái Culicốp làm Đại diện toàn quyền của Đại bản doanh đến giúp đỡ cho Tập đoàn quân 51. Nói cho đúng ra thì cho dù là Culicốp hay bất kỳ một người nào khác cũng không thể xoay chuyển đuợc tình hình ở đó. Ngày 12 tháng 11 năm 1941, Nguyên soái Culicốp đến đảo Khớt, ông đã trông thấy cảnh tượng quân đội ở khắp nơi đều đào ngũ. Những người còn lại ở Crimê thì nhanh chóng vượt qua eo biển để tới bán đảo Taman. Culicôp sau khi tìm hiểu xong thì quyết định áp dụng một số biện pháp , đồng thời thông báo tình hình đó cho Tổng Tham mưu trưởng Sapốtsnicốp: Trên bán đảo Taman đang gấp rút vận chuyển súng đạn, binh khí kỹ thuật và lương thực quân nhu qua eo biển, đồng thời đặt ra kế hoạch vượt biển trong hai ngày và áp dụng mọi biện pháp để ngăn cản quân địch, bảo đảm cho cuộc vượt biển thành công.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #78 vào lúc: 22 Tháng Chín, 2019, 09:45:09 pm »


        Nhưng Tổng Tham mưu trưởng Sapốtsnicôp rõ ràng là đã thảo luận với Stalin và điện trả lời cho Culicốp là phải giữ đảo Khớt bằng mọi giá.

        Đặc biệt quan trọng.
        Phát bằng mật mã.
        Hồi 17 giờ 20 ngày 13 tháng 11 năm 1941, Điện phát đi từ Taman.
        Gửi đồng chí Sapốtsnicốp:
        Hiện nay chúng tôi đang ở bờ biển Táckhan, cao điểm 131 và 62, đang tiến hành cuộc chiến đấu ở dọc theo tuyến núi Visôpcaia, Scaxiép - Vitan, Xiachaoa và vùng phía Nam đảo Khớt.

        Đang vận chuyển lương thực, đạn dược và binh khí kỹ thuật với tốc độ nhanh về phía bán đảo Taman.

        Từ bờ biển Rítuân phía Tây của bán đảo Taman có Lữ đoàn bộ binh số 12 gồm những Học viên của Học viện quân sự Crátsnôđa phòng thủ ở núi Grêlaoa; Còn ở cao điểm 63,4 của Taman, Crốtcốp, dọc theo bờ biến phía nam cho xuống tới tuyến Pragoavisânscaia thì do 2 Trung đoàn thiếu của Sư đoàn bộ binh số 301 phòng thủ. Theo các phương tiện vượt biển hiện có, tôi đã vạch kế hoạch cho bộ đội vượt biển 2 ngày. Đang áp dụng các phương sách để ngăn chặn quân địch tại các vùng chúng đã chiếm đóng.

Culicốp.       

        Cũng trong ngày hôm đó (13 tháng 11 năm 1941) Lépxencô - Tư lệnh Quân khu Crime đã báo cáo với Stalin rằng:

        “Bộ đội ở hướng Khớt gần đây bị thương vong nặng nề, các chiến sĩ đã rất mệt mỏi trong chiến đấu, toàn chiến tuyến hiện đang dựa vào hai Trung đoàn của Sư đoàn bộ binh số 302 vừa mới đến và vẫn giữ lại trong Sư đoàn một số nhỏ chiến sĩ kiên trì chiến đấu.

        Quân địch đang bắn súng cối và cho bộ binh xông tới gần. Các chiến sĩ rất thiếu súng tự động và súng cối, do đó đã mất cả sức đề kháng.

        Hôm nay tôi đã quyết định cho vận chuyển bằng đường biển từ bán đảo Khớt binh khí kỹ thuật quý, trọng pháo, xe ô tô chuyên dụng và những xe ô tô  dư thừa đến bán đảo Taman”.


        Xin chú ý, việc vận chuyên binh khí kỹ thuật và đạn dược từ bán đảo Khớt đến bán đảo Taman bằng đường biển là quyết định của Tư lệnh quân khu Crimê.

        15 giờ ngày 14 tháng 11 năm 1941.
        Tuyệt mật
        Điện đi bằng mật mã.
        Gửi đồng chí Lépxencô - Tư lệnh Quân khu Crime (Bí số:75)
        Gửi đồng chí Nguyên soái Culicôp (Bí số:49)
        Sau gửi đồng chí Cudơnétxốp, Bộ trưởng Hải quân.

        Đối với việc cố thủ vùng Khớt, không nên quyết định bằng cách vận chuyển lương thực và trọng pháo bằng đường biển đến bán đảo Taman, mà cần phải quyết tâm bằng mọi cách giữ cho được Khớt và không cho địch chiếm giữ khu vực này.

        Như vậy là trước hết các đồng chí phải chú ý bảo vệ đảo Khớt, bởi vậy nếu cần thì có thể điều số bộ đội còn lại của Sư đoàn bộ binh số 301 đến bán đảo Khớt... ”.

Sapôtsnicốp.       

        Hai giờ rưỡi đêm ngày 15 tháng 11, Culicốp dùng điện thoại trực tuyến báo cáo với Mátscơva về tình hình cực kỳ khó khăn của Tập đoàn quân số 51, họ hầu như không còn sức chiến đấu, và quân số cũng còn rất ít, thực tế là không còn người để giữ bán đảo Khớt. Cuộc chiến đấu đang diễn ra ở vùng ngoại ô của thành phố và trên thực tế là thành phố này không còn giữ được nữa. Cho nên, trước tình hình thực tế như vậy, một yêu cầu lớn nhất hiện nay là cần phải cứu lấy binh khí kỹ thuật, vũ khí và con người.

        Trong cuộc nói chuyện lần đó, Culicốp đã nêu ra một căn cứ cho hành động của mình là: “Theo chỉ thị của đồng chí Stalin cho cá nhân ông khi ông đến Tập đoàn quân số 51 là không cho quân địch vượt biển tiến vào Bắc Côcadơ”.

        Mọi người trong Đại bản doanh bắt đầu đồng ý với cách đánh giá về tình hình không còn con đường nào khác, đồng thời đánh đi một bức điện: Đồng ý cho bộ đội rút khỏi bán đảo Khớt.

        Tuyệt mật.
        Gửi đồng chí Lépxencô.
        Đồng chí Culicốp.
        Đồng chí Fuculicop. Lúc 2 giờ 30 phút ngày 15 tháng 11.

        Đại bản doanh Bộ Thông soái Tối cao cho rằng, bắt đầu phải cho rút khỏi bán đảo Khớt đạn dược và binh khí kỹ thuật, rồi sau mới rút bộ binh, những bộ đội đó cần phải cố thủ ở bán đảo phía Đông.

        Nhận điện xong cần phải báo cáo.


        Báo cáo của Culicốp - Đại biểu toàn quyền của Đại bản doanh thuộc Bộ Thống soái tối cao, căn cứ vào sự ủy thác của đồng chí Sapôbnicốp - Đại bản doanh thuộc Bộ Thông soái tối cao.

        Ngày 16 tháng 11 năm 1941.
        Mátscơva,
        Gửi đồng chí Sapốtsnicốp - Bộ Tổng Tham mưu.
        Đồng kính chuyển Đại bản doanh Bộ Thống soái Tôi cao.

        Đêm 15 tháng 11 năm 1941, chủ lực của Tập đoàn quân số 51 đang vượt biển đến bán đảo Taman. Đạn dược và vũ khí cũng đã chuyển đi.


        Hồi 11 giờ 35 phút ngày 17 tháng 11, Culicôp lại đánh điện báo cáo:

        “Vào chiều ngày 16 tháng 11, tất cả bộ đội của Tập đoàn quân số51 đã từ bán đảo Khớt vượt biển đến bán đảo Taman. Cuộc vượt biển được tiến hành trong điều kiện vô cùng gian nan dưới mưa bão và rét buốt lạnh dươí âm 12 độ C”.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #79 vào lúc: 22 Tháng Chín, 2019, 09:47:13 pm »


        Culicôp muốn thực hiện một cuộc rút lui chiến thuật ít tổn hại bằng cách lợi dụng tối đa điều kiện thời tiết nên đã yêu cầu bộ đội với tinh thần anh dũng vượt biển trong điều kiện mưa bão, rét buốt và dưới làn đạn pháo và oanh tạc của máy bay địch.

        Ông vẫn không quên nhiệm vụ chủ yếu mà Stalin đã giao cho, đồng thời tiếp tục báo cáo là :

        “Bán đảo Taman đã chuẩn bị tốt công tác phòng ngự...

        Ngày mai tôi sẽ bay đến Crátsnôđa... , nếu tình hình Rốtstốp trở nên xấu đi thì tôi sẽ bay đến Rốtstốp".

        “... Tôi đã chuẩn bị xong toàn bộ máy bay của Tập đoàn quân số 51 và của Hải quân, sẽ tấn công trong trường hợp quân địch xâm phạm Rốtstốp".

        Trong cuộc chiến đấu để bảo vệ Rốtstốp, Culicôp đã tỏ ra quyết tâm dù phải hy sinh cả tính mạng, đến nỗi Tướng Rêmidốp - Tư lệnh Tập đoàn quân số 56 đã phải báo cáo với Sapốtsnicốp như sau: “Chúng tôi thấy Grigôri Ivanovich (tức Culicốp) có những hành động khác thường, trong ngày hôm nay sinh mạng của đồng chí ấy đã mấy lần treo trên đầu sợi tóc".

        Nhưng, Hồng quân cũng không giữ nổi Rốtstốp, ngày 21 tháng 11 quân đội của Hítle đã chiếm được thành phố này.

        Nhưng, ngày 29 tháng 11 bộ đội của Tập đoàn quân số 9 và Tập đoàn quân số 56 đã chiến đấu dũng cảm đánh đuổi được kẻ xâm lược ra khỏi Rốtstốp.

        Mặc dù Rốtstốp chỉ bị địch chiếm đóng tạm thời, nhưng Stalin vẫn vì việc đó mà gửi cho Đơvanhski - Bí thư Thành ủy Thành phố Rốtstốp một bức thư như sau:

        Tuyệt mật.
        Đánh đi bằng mật mã.
        Gửi đồng chí Đơvanhski:

        “Hiện tại đã có thể chứng minh được rằng, tổ chức quân sự và tổ chức Đảng của Rốtstốp đã tiến hành công việc phòng ngự một cách quá kém, việc bỏ mất Rốtstốp một cách dễ dàng là một hành động phạm tội. Phòng tuyến tiền duyên của Rôtstôp chưa qua một sự chống cự nào mà đã lọt vào tay quân địch. Trong Thành phố cũng không có chướng ngại vật cần thiết. Không sử dụng những gác hai và mái nhà cùng các tầng trên để ném lựu đạn, phát huy hỏa lực của súng máy và các loại súng bộ binh để tiêu diệt địch. Các đồng chí không thành lập những đơn vị công nhân để chống địch. Tất cả những cái đó là sai lầm cực kỳ nghiêm trọng của tổ chức quân sự và tổ chức Đảng Thành phố. Tất cả những sai lầm đó cần được sửa chữa ngay, để không tái diễn lại việc để mất Rốtstốp một cách nhục nhã. Hãy báo cáo rõ các đồng chí đã áp dụng những biện pháp nào để bảo vệ Thành phố. Tôi muốn biết rõ, đồng chí Culicốp đã có tác dụng ra sao trong việc để mất Rốtstốp. Đồng chí ấy đã có biểu hiện như thế nào ? Giúp đỡ hay là gây khó khăn cho việc bảo vệ Rốtstôp? Chúng tôi cũng muốn biết tác dụng của các đồng chí Rêmidốp, Mêrinicốp ra sao trong vấn đề này. Tôi chờ báo cáo của đồng chí".


N Stalin       
(đã ký)       

        Bức điện trả lời của Đơvanhski - Bí thư Thành ủy Rôtstốp trả lời đồng chí Stalin:

        Hồi 17 giờ 20 phút ngày 5 tháng 12 năm 1941.
        Thành phô Rôtstôp.
        Được đánh đi bằng đường dây chuyên dụng.

        Kính gửi đồng chí Stalin.

        Thưa đồng chí Stalin, trước hết tôi xin báo cáo với đồng chí rằng, hiện nay có rất nhiều tin đồn về việc tạm thời để mất Rôtstôp và sau đó lại giành được thắng lợi, và trong đó củng có những tin không chính xác. Cần nói rõ chi tiết thì mất khá nhiều thời gian, nhưng có một thực tế cần phải nói rõ, đó tức là có một số bộ đội bị đánh tan, do vậy dẫn đến một số đơn vị khác ở trong Thành phố không chống đỡ nổi, nên đã buộc phải rút khỏi Thành phố này. Lúc đó Thành phố nằm trong vòng vây ba phía, nhìn chung thì lực lượng ở các phía thì quân ta đều thiếu. Việc tấn công của Tập đoàn quân số 37 và số 9 thực chất là quá chậm, trong đội hậu bị của chúng tôi không còn một người nào để phòng ngự trong thành phố. Điều này đã tạo ra một kẽ hở cho quân Đức khi vượt sông không gặp một trở ngại nào và uy hiếp đôi với bờ bên kia.

        Hiện nay, sở dĩ quân ta giành được thắng lợi là vì quân Đức sau khi chiếm được Thành phố thì bị thương vong quá lớn, lực lượng của quân ta đã đánh vào từ hướng Nam.

        Nguyên soái Culicốp đã lãnh đạo toàn bộ chiến dịch. Chúng tôi cho rằng ông ấy là một con người có tài và rõ ràng ông ấy là một nhà quân sự có uy tín. Chúng tôi cho rằng ông ấy là con người luôn luôn bận rộn, bận đến nỗi có lúc tôi tăm mặt mủi. Tương lai khi cần thiết thì nên phái một con người trầm tĩnh và làm việc cẩn thận tới.

        Rêmidốp và Mêrinicôp thỉ đã làm theo ý kiến của đồng chí Culicôp trong mọi vấn đề. Hai đồng chí đó khi đi tới đâu cũng đều có quan hệ không tốt. ý kiến của tôi trong trường hợp đó với tư cách là một ủy viên ủy ban Quân sự thường là bị cô lập, mà lại không có thời gian để tranh luận, bởi vì thời gian rất cấp bách. Toàn bộ công tác kinh tế của đơn vị bộ đội đang hỗn loạn đều đổ lên đầu tôi, còn tôi thì lại mất rất nhiều thời gian để nắm công việc của toàn Thành phố, thực tế là tôi khó mà đảm đương nổi, nên hiệu quả công tác cũng không tốt lắm. Tôi cho rằng, để có lợi cho công tác cần phải tách rời Rêmidốp và Mêrenicốp riêng ra (điều đồng chí Mêrênicôp đi nơi khác), bởi vì đoàn kết là điều rất quan trọng.

        Thưa đồng chí Stalin! Chúng tôi chặn được địch ở chỗ cách Tacanrôcơ 65 km trong 43 ngày đêm, về sau lại giáng cho địch những đòn trừng phạt. Khi chúng tôi đã đánh đuổi được bọn địch và thu hồi được Thành phố này thì lại nghe thấy nói là chúng tôi đã bỏ mất thành phố một cách nhục nhã, khiến chúng tôi cảm thấy quá nặng nề...

         Xin đồng chí cho phép tôi được đọc bức điện của đồng chí cho ủy ban Quân sự và Thành ủy Rốtstốp, ngoài những vấn đề có liên quan đến cá nhân ra.

Đơvanhski.       
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM