Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 11:12:14 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Năm nguyên soái Liên Xô  (Đọc 8877 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #60 vào lúc: 16 Tháng Chín, 2019, 09:55:06 pm »


        Địa bàn trận quyết chiến được chọn ở vùng gần Sabarốpscơ, từ khi đó Vôrônegiơ trở thành một Thành phố huyền thoại. Ngày 19 tháng 2, toàn bộ công việc chuẩn bị tấn công vào trung tâm phòng ngự Vôrôxépca đã xong. Theo kế hoạch, Bliukhơ sẽ dùng hai lực lượng đánh vào hai bên sườn của chúng, rồi vu hồi bao vây khu trung tâm. Một cánh quân do Iacôp Xakharôvích Pôcút chỉ huy, còn cánh quân kia là Tập đoàn quân ngoại Веса. Chỉ huy cánh quân này là Nicôla Tômin - một cán bộ chỉ huy dũng cảm có kinh nghiệm. Cánh quân này sẽ phải hành quân vu hồi tới 30 km, khi tiếp cận Spascaia thì bị đánh trả rất kịch liệt; bộ đội Tômin tấn công tới 4 lần nhưng vẫn không chiếm được trận địa địch. Bliukhơ liền cho họp Bộ Tư lệnh bàn để giải quyết hướng đó. Đúng lúc ấy thì Đội trưởng Đội du kích hoạt động trong hậu phương địch mang đến cho ông bản mệnh lệnh của bọn Bạch vệ mà anh ta mới bắt được. Trong bản mệnh lệnh này, Tướng Móocsanốp cho rằng: những vùng dọc theo tuyến đường sắt là những vùng có các công sự kiên cố nhất và là vùng phòng ngự vững chắc của quân Bạch vệ. Từ mệnh lệnh này Bliukhơ quyết định mũi đột kích chủ yếu vào nơi mà kẻ địch cho là vững chắc nhất trong hệ thống phòng thủ. Quả vậy, ông đã dự đoán chính xác. Tướng Móocsanổp tập trung binh lực cơ bản của mình vào hai cánh bên sườn, cũng có nghĩa là hắn cho rằng đó là những nơi yếu nhất. Ngoài mũi đột kích chủ yếu ở chính giữa, Bliukhơ còn cho một Trung đoàn hỗn hợp Iarôxépca do Pôcút chỉ huy đánh vào hậu phương của quân địch, để tạo ra sự rối loạn ở đó. Trung đoàn này trong khi vu hồi cơ động ban đêm thì gặp Trung đoàn Bạch vệ của Tướng Sakhalốp, đúng vào lúc nó cũng định đánh vu hồi vào sườn của quân ta. Pôcút rất bình tĩnh, anh cho các chiến sĩ của mình nổ súng trước vào quân địch, còn kỵ binh của anh thì dũng mãnh xông lên đánh giáp lá cà, chém chết tại chỗ được hơn 300 bộ binh của Trung đoàn này.

        Hướng chính có tác dụng quyết định là dọc theo tuyến đường sắt, ở mặt trận đó Phân đội đột kích gặp hai toa tàu thiết giáp của bọn Bạch vệ, mũi xung kích xem ra có thể bị bẻ gẫy, nhưng Bliukhơ đã kịp thời tung các toa tàu thiết giáp của mình vào cuộc. Khi các toa tàu thiết giáp đôi bên đang chiến đấu quyết liệt thì bỗng nhiên phía hậu phương quân địch khói đen bốc lên cuồn cuộn, những chớp lửa sáng chói, tiếng nổ rền vang không ngớt. Đó là đòn đánh bất ngờ của bộ đội vu hồi chọc thắng vào hậu phương quân địch, khiến cho chúng hoảng sợ bội phần. Hồng quân ở phía chính diện cũng vượt qua 6 lớp hàng rào dây thép gai, xông tới chiến hào quân địch và bắt đầu cuộc chiến giáp lá cà. Chỉ ít phút sau Hồng quân đã chiếm được Iarôxépca. Bliukhơ ra lệnh tiếp tục tiến về hướng KBabarốpscơ. Để tỏ lòng tôn trọng những sĩ quan và binh linh đã hy sinh và động viên bộ đội, Bliukhơ ra lệnh tổ chức lễ an táng những quân nhân tử trận theo nghi thức trọng thể của quân đội tại nghĩa trang liệt sĩ. Nghĩa trang liệt sĩ này cho đến nay vẫn được nhân dân đến chiêm ngưỡng. Để biểu dương chiến công đặc biệt của những người đã tham gia trận đánh này, Chính phủ tặng thưởng Huân chương Hồng kỳ cho 67 người, trong đó bao gồm cả Srâyxép - Tư lệnh Phương diện quân, Trung đoàn trưởng Trung đoàn hỗn hợp Pôcút và những cán bộ chỉ huy dũng cảm khác.

        Ngày 14 tháng 2, Hồng quân đánh chiếm được Khabarốpscơ. Bliukhơ gửi thư cho Tướng Móocsanốp, đề nghị chấm dứt cuộc chống cự và đổ máu không còn hy vọng.

        Trong thư Bliukhơ đã dùng những lời lẽ của thời đó như sau: “Thưa Tướng quân, Ngài sắp hết thời rồi, bởi vì Ngài đã đem thân đi bảo vệ cho lợi ích của nước ngoài và của một nhóm những con buôn vừa tham lam vừa thô lỗ không có quan hệ gì tới nhiệm vụ lịch sử phục hưng của dân tộc. Để giảm bớt cảnh ngộ khó khăn cho Ngài, tôi xin kiến nghị với Ngài như sau: Tôi xin hứa sẽ không làm nhục toàn bộ những người dưới quyền Ngài và bảo đảm cho họ được an toàn trở về quê hương". Pitơ Aniximôvích-một sĩ quan trước kia đã từng cộng tác với Móocsanốp cũng viết một bức thư riêng gửi cho ông ta: Cả hai bức thư trên đều được Paven Pôchêrêvienski trực tiếp đưa tới Bộ Tư lệnh của Móocsanốp. Nhưng Tướng Móocsanốp không trả lời và bắt đầu rút quân của mình, và vẫn tiếp tục dựa vào sự bảo hộ của quân chiếm đóng Nhật.

        Bất kỳ một hành động nào cũng là sự phản ánh về bản chất của con người, bởi vậy tôi muốn nêu lên một vấn đề mà không có liên quan gì tới cuộc chiến đấu lúc bấy giờ của Bliukhơ. Có một đoàn tàu chở toàn trẻ con chạy từ Hơta đến, các em này bị đói ở lưu vực sông Vonga. Dân cư ở đó đã ủng hộ Chính phủ bằng cách, mỗi người nhận nuôi một em. Bliukhơ cũng quyết định nhận nuôi một em, ông đề nghị vợ mình: “Galina, em hãy đi nhận về một em bé gái bất hạnh, Ta hãy nhận lấy cô bé gầy yếu nhất mà mọi người không ai chịu nhận nuôi cả... ”.

        Thế rồi Galina đã nhận về một cô bé đúng như vậy, cô bé đói quá đến nỗi gần như mất trí, luôn miệng nói: “Chú ơi làm ơn cho cháu một miếng bánh mì, cháu đói quá... Thím ơi, cho cháu xin một miếng bánh mì... ”.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #61 vào lúc: 16 Tháng Chín, 2019, 09:55:34 pm »


        Cô bé đó tên là Nina, em được sống trong gia đình của Bliukhơ mãi cho đến năm 1937 và cũng được đi học như các con của Bliukhơ. Năm 1937, em tìm lại được chị của mình và đã về ở với chị. Cần phải nói rằng, điều đó đã cứu sống em. Bởi vì sau này thì tất cả những người thân của Bliukhơ đều bị trấn áp, trong đó bao gồm cả con cái ông, riêng có Nina là thoát, vì em đã rời khỏi nhà ông trước khi ông bị bắt.

        Bliukhơ chẳng những đã tiến hành cải tiến quân đội, mà còn thành lập Quân đội Nhân dân Viễn Đông và sau đó ít lâu thì đội quân này đã giành được rất nhiều chiến thắng. Tháng 6 năm 1922, Bliukhơ được triệu tập về Mátscơva. Tại đây, ông được bổ nhiệm vào một chức vụ cao, trước tiên là làm Quân đoàn trưởng Quân đoàn Bộ binh số 1, về sau được bổ nhiệm làm Tư lệnh xây dựng Chiến lũy Lêningrát. Bliukhơ rất thoải mái khi nhận chức vụ này, vì ông được sống trong một Thành phố rất đẹp và có thể từ đó mà nâng cao thêm trình độ văn hóa cho mình.

        Lần đầu tiên trong cuộc sống của mình, ông đã có cơ hội ngoài nhiệm vụ chức trách chỉ huy quân sự ông còn có điều kiện học tập. Bliukhơ đã vạch cho mình một kế hoạch tự học, chẳng những học các môn văn hóa mà còn học cả tiếng Anh. Và đương nhiên chủ yếu là học quân sự. Được ít lâu sau, Bliukhơ được bầu là ủy viên Ban Chấp hành Trung ương toàn Nga và là thành viên Đại biểu Xô viết của Nhân dân lao động Lêningrát, nghĩa là được giao thêm khá nhiều công tác xã hội. Từ ngày 21 đến ngày 31 tháng 10 năm 1922, Ban Chấp hành Trung ương toàn Nga họp Hội nghị thường kỳ; tại Hội nghị, lần đầu tiên Bliukhơ được nghe Lênin phát biểu. Vlađimia Ilích hồi đó đang ốm, các Bác sĩ đã hạn chế thời gian làm việc của Người, nhưng Lênin vẫn tham gia Hội nghị và phát biểu. Khi Bliukhơ nghe thấy trong lời phát biểu của Lênin có nội dung liên quan đến mình thì ông rất vui. Lênin nói: “Tất nhiên, trước hết chúng ta cần phải chúc mừng Hồng quân, chúc mừng vì trong những ngày gần đây Hồng quân lại một lần nữa tỏ ra thiện chiến, đã cùng với nước Nga Xô viết quét sạch toàn bộ kẻ thù cuối cùng ra khỏi bờ cõi của Nước Cộng hòa. Điều mà Bliukhơ rất phấn khởi là Lênin đã đánh giá cao về những sự kiện mà ông trực tiếp có liên quan.

        Cuối năm 1923, Bliukhơ đề nghị cho ông được theo học tại Học viện Quân sự Cao cấp, và lời đề nghị đó đã được cấp trên chấp thuận. Nhưng rồi Bliukhơ cũng vẫn không thể đi học được vì trong cuộc sống của ông đã có một bước ngoặt thay đôi.

        Bây giờ tôi muốn nói một chút về tình hình Trung Quốc. Do ảnh hưởng của Cách mạng Tháng 10, Cách mạng Trung Quốc hoạt động sôi nổi, đã thành lập Mặt trận Dân chủ thông nhất do Quốc dân Đảng và Đảng Cộng sản Trung Quốc liên hiệp lại. Hồi đó Tôn Trung Sơn lãnh đạo Quốc dân Đảng và Tưởng Giới Thạch là phó của Tôn Trung Sơn. Mặt trận Nhân dân Thông nhất đã bầu ra Chính phủ Cách mạng Quốc dân, đồng thời nêu ra nhiệm vụ quét sạch các thế lực cát cứ dựa vào lực lượng bên ngoài, tạo điều kiện cho kinh tế xã hội trong nước phồn vinh. Nhưng muốn thực hiện được nhiệm vụ đó thì phải có lực lượng quân sự mạnh. Tôn Trung Sơn có một đội quân, nhưng các Tướng chỉ huy tác chiến ở các Tỉnh trên thực tế đều là Quân phiệt, Họ vừa tuyên thệ trung thành với Tôn Trung Sơn, nhưng rồi cũng lại phản bội lời thề đó. Đấy là những gì mà mọi người quan tâm đến tình hình Trung Quốc đều biết.

        Tôn Trung Sơn vừa phải đấu tranh công khai với kẻ thù vừa phải đấu tranh với những Tướng tá ngầm bán mình cho kẻ thù, thế mà từ mùa thu năm 1924 đến đầu năm 1925 bỗng nhiên ông liên tiếp giành được thắng lợi. Điều này làm cho giới báo chí và Chính phủ các nước chú ý. Người ta đồn rằng, Tôn Trung Sơn có một cố vấn mà trình độ quân sự rất cao, tên của ông ta là Garôn. Có người còn đồn rằng, ông Garôn này là một vị Tướng trong Bộ Tổng tham mưu Pháp, với trình độ học vấn cao, ông đã nêu ra những kiến nghị sáng suốt nhằm thay đổi và tăng cường quân đội của Tôn Trung Sơn. về sau lại có tin đồn rằng, ông cố vấn không phải là người Pháp, mà là một Tướng người Đức, tên là Bliukhơ, bị người Nga bắt trong Đại chiến Thế giới lần thứ nhất. Ông ta là hậu duệ của Nguyên soái Prút Bliukhơ-một vị Tướng có tài năng và trí thức uyên bác trong Bộ Tổng Tham mưu Áo.

        Có thể độc giả đã đoán được đó chính là Vaxili Côngstăngtinôvích Bliukhơ.

        Tôn Trung Sơn đã gửi công hàm cho Chính phủ Liên Xô, đề nghị phái сố vấn quân sự sang giúp ông làm nhiệm vụ cải tổ quân đội và chỉ đạo tác chiến. Chính phủ Xô Viết đã chọn Bliukhơ và nhiều chuyên gia quân sự nổi tiếng khác. Khi làm Hộ chiếu cho ông ra nước ngoài thì người ta đã dùng một biệt danh. Cũng có thể là để dễ nhớ, Bliukhơ dùng chữ cái đầu của tên vợ là Galia để viết thành họ của mình là Garôn, lấy tên con gái là Zôia và tên con trai là Fxêôđôrôvích làm tên mình và tên phụ danh. Như vậy là cái tên Garôn Zôi Fxêôđôrôvích đã ra đời.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #62 vào lúc: 16 Tháng Chín, 2019, 09:56:14 pm »


        Bliukhơ là một thành viên trong Đoàn cố vấn tuy chức vụ không cao, nhưng ông là một người khá nổi tiếng. Đoàn cố vấn bao gồm: Pútna, Quybixép, Srêbanốp, Gônchít,Páplốp, Karinốpski, Sancuôcski, Primacốp, Êfrêmốp, Rapin, Graoađatốp, Xécgâyép, Akimốp... Sau khi tới Quảng Châu, Bliukhơ có buổi nói chuyện dài với Tôn Trung Sơn. Tôn Trung Sơn giới thiệu cặn kẽ tình hình của Trung Quốc cho Bliukhơ và ông tỏ ý hy vọng nhiêu ở Đoàn cố vấn. Cuối cùng ông nói:

        “Tôi tin vào các bạn, tôi rất tin vào các bạn!”

        Sau khi tìm hiểu xong tình hình Trung quốc, Bliukhơ rút ra kết luận: Trước hết cần phải khắc phục tình trạng hỗn loạn, làm cho các Tướng không trung thành với Tôn Trung Sơn không phát huy được tác dụng xấu, tăng cường kỷ luật trong quân đội và tập trung lãnh đạo. Bliukhơ đề nghị họp một Hội nghị và thành lập Ủy ban Quân sự Cách mạng. Rất nhiều người sau khi biết ý đồ của cố vấn, nên đã phản đối chủ trương của ông, nhưng rồi Bliukhơ vẫn đạt được mục đích của mình: Thành lập ủy ban Quân sự. Bliukhơ còn tổ chức được một cơ quan tình báo rất tốt, luôn luôn nhận được tin tình báo về ý đồ của các Thủ trưởng quân sự địa phương. Ví dụ ít lâu sau thì nhận được tin tình báo về việc tướng Trần Quýnh Minh muốn quét sạch “Lũ quỷ Bônxêvích đang làm loạn ở Quảng Châu”. cần phải có ngay phương sách đối phó. Bliukhơ đề nghị: cần tổ chức ngay hai chi đội, trước khi Trần Quýnh Minh đưa quân đến chiếm Quảng Châu thì phải bao vây và chiếm lấy Huệ Châu. Nhưng Tưởng Giới Thạch đã phản đối kiến nghị đó, Hắn nói:

        “Xem ra thì Cố vấn Quân sự không hiểu gì về lịch sử Trung Quốc, Huệ Châu trên bản đồ chỉ là một điểm đen nhỏ, còn trên thực tế thì lại là một Thành lũy rất kiên cố, trong hai ngàn năm nay chưa từng có ai đánh chiếm được Thành lũy đó”.

        Các Tướng khác cũng ủng hộ ý kiến của Tưởng Giới Thạch, họ nói là không có Pháo binh để phá hủy tường thành Huệ Châu, cho nên cách đó không thực hiện được.

        Trước những ý kiến phản đối kịch liệt đó, Bliukhơ vẫn điểm tĩnh trả lời:

        “Tôi không đề nghị các bạn tấn công Thành lũy đó mà chỉ đề nghị bao vây vu hồi phong toả nó, làm cho Trần Quýnh Minh không thể từ đó điều quân đi đánh Quảng Châu”.

        Cách giải quyết đó thật là bất ngờ, mà lại không gặp phải những khó khăn khi đánh chiếm Thành lũy gây ra. Bliukhơ đề nghị dùng một lực lượng nhỏ để phong toả quân đội của địch ở trong Thành, không cho chúng đạt được mục đích như chúng đã dự định. Điều này mang tính không đánh mà thắng rất độc đáo.

        Kế hoạch của Bliukhơ được ủy ban Quân sự chấp nhận. Ngày 2 tháng 2 năm 1925 bắt đầu thực hiện kế hoạch và cuối cùng đã giành được thắng lợi huy hoàng. Trần Quýnh Minh chẳng những không tiến đánh được Quảng Châu, mà còn bị phong toả ở trong thành Huệ Châu; mặt khác cả một vùng rộng lớn ở chung quanh Huệ Châu đã được giải phóng. Quân cách mạng đã thu được một số lớn chiến lợi phẩm, riêng súng bộ binh là gần 13000 khẩu, 110 khẩu súng máy và 30 khẩu đại bác.

        Điều đáng tiếc là Tôn Trung Sơn - người đứng đầu Chính phủ Cách mạng đã không được hưởng niềm vui của thắng lợi đó, bởi vì ông đã qua đời vào ngày 12 tháng 3 năm 1925. Mặc dầu quân Cách mạng đã giành được thắng lợi nhưng Trần Quýnh Minh vẫn cố thủ trong Thành Huệ Châu, điều này đặt ra vấn đề là phải đánh chiếm Huệ Châu. Tưởng Giới Thạch vẫn kiên trì chủ trương: “ Trứng gà không bao giờ đập nổi đá.”

        Nhưng, mấy Đại đội của những đảng viên Cộng sản đã dám làm, ngày 30 tháng 10 năm 1925 họ tấn công và đánh chiếm được Hụê Châu, điều mà trong nhiều Thế kỷ trước chưa ai làm được. Đến cuối năm đó toàn tỉnh Quảng Đông thành lập được Chính quyền, trận địa rộng lớn của chính phủ mới được củng cố. Uy tín của Cố vấn Garôn ngày càng được nâng cao, bây giờ thì mọi kiến nghị của ông nêu ra đều được nghe theo, mọi người đều biết con người này có thể tin cậy được, trước tình huống khó khăn ông có thể tìm được mọi biện pháp đúng đắn để giành được thắng lợi.

        Chính phủ cách mạng sau khi giành được một số thắng lợi đã quyết định tiến hành Bắc phạt, xóa bỏ tận gốc các lực lượng quân phiệt phản động. Tưởng Giới Thạch được bổ nhiệm làm Tổng Tư lệnh quân Bắc phạt, còn Garôn thì phụ trách vạch kế hoạch tác chiến và thực hiện kế hoạch đó. Nhiệm vụ cực kỳ khó khăn, vì kẻ địch có tới hơn hai Tập đoàn quân, mà những sĩ quan chỉ huy thì đều là Tướng tá đã qua trường lóp đào tạo, có kinh nghiệm chiến đấu. Bọn chúng có tới trên 25 vạn quân được trang bị tốt và thiện chiến. Quân đội của Tưởng Giới Thạch thì chỉ có khoảng 10 vạn người. Trước tình hình đó, Bliukhơ đã có một quyết định đúng đắn: ông đề nghị phải đánh địch ở khắp các nơi, nghĩa là tránh đối đầu với quân chủ lực tinh nhuệ của chúng.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #63 vào lúc: 16 Tháng Chín, 2019, 09:56:46 pm »


        Chiến lược này hợp lý nhưng rõ ràng là thiếu quân, cho nên đã đánh là phải tiêu diệt. Trước hết đánh bọn địch ở Hồ Nam và Hồ Bắc, sau đó đánh tiếp bọn địch ở các tỉnh Giang Tây, An Huy, Giang Tổ và Triết Giang. Chỉ sau khi thực hành Chiến dịch đặc biệt đó thì mới có thể nhanh chóng bổ sung những tổn thất của bộ đội, chuẩn bị cho trận quyết chiến cuối cùng, cũng tức là đoàn kết các lực lượng để đập tan số kẻ thù còn lại và chiếm lấy Bắc Bình. Chỉ có làm như vậy mới hoàn thành được nhiệm vụ chủ yếu mà Tôn Trung Sơn đã giao cho các chiến hữu, cụ thể là làm cho nước Trung Quốc đất rộng, dân đông khôi phục nền thống nhất quốc gia.

        Để vạch kế hoạch, chuẩn bị bảo đảm cho chiến dịch cực kỳ phức tạp đó, Bliukhơ đã làm việc liên tục suốt ngày đêm; do làm việc quá đỗi căng thẳng, ông bị chứng viêm dây thần kinh, khắp cả đầu và mặt đều mọc lên những mụn nhỏ. Bác sĩ kiên quyết bắt ông phải nghỉ ngơi, nhưng trong hoàn cảnh đó, Bliukhơ nghỉ ngơi sao được ? ông vẫn làm việc thâu đêm suốt sáng. Cuối cùng ủy ban Quân sự đã thảo luận và thông qua kế hoạch đó. Kế hoạch tuy vạch ra khá tốt, nhưng Bliukhơ vẫn lo lắng, ông sợ rằng kẻ địch ngoan cố chống cự, còn các Tướng chỉ huy quân đội thì hầu hết là xuất thân từ tầng lớp tư sản và địa chủ, đương nhiên là họ chẳng ủng hộ Cách mạng. Còn bản thân Tổng Tư lệnh Tưởng Giới Thạch - một con người được đào tạo trong Trường quân sự của Nhật thì cũng không phải là người dốc lòng ủng hộ ý tưởng tam dân của Tôn Trung Sơn. Đúng như lời các cố vấn đã từng nói: “Một Tổng Tư lệnh như vậy thì chẳng những phải thường xuyên đôn đốc ông ta, mà còn phải lôi ông ta đi giành lấy thắng lợi”.

        Thậm chí, không phải là do đề nghị của Bliukhơ, mà là do ông yêu cầu nên đã lập ra Đội đột kích tiên phong gồm những người cộng sản. Bliukhơ cho rằng, những thắng lợi của đội đột kích có tác dụng khích lệ, động viên tinh thần của đại đa số bộ đội khác không đáng tin cậy, đồng thời dọn đường cho họ bước theo. Nhận định này của Bliukhơ vô cùng đúng đắn. Bằng hành động hừng hực khí thế của mình các đội đột kích đã lần lượt đánh chiếm hết thành phố này đến thành phố khác.

        Dù chiến đấu đạt thắng lợi, Tưởng Giới Thạch vẫn tỏ ra thiếu niềm tin, trước mỗi đợt tấn công đều nói, chắc không đánh nổi đâu! Nhưng Garôn một mực kiên quyết yêu cầu: Nhất định phải đánh và nhất định phải chiếm bằng được.

        Giai đoạn sắp kết thúc chiến dịch, bọn địch xây dựng một trận địa rộng lớn bằng nhiều lớp dây thép gai và những chiến hào ở Hán Dương và bên ngoài thành Hán Khẩu. Điều này đối với Bliukhơ thì chẳng có gì là ghê gớm. Ông không thể trông cậy ở sự chi viện của số pháo binh ít ỏi, nên thay đổi thủ đoạn tác chiến: đánh công kiên vào ban đêm. Đó là một đề nghị bất ngờ và rất quả cảm. Ngày 30 tháng 8 năm 1926, quân đội dưới sự chỉ đạo của Bliukhơ đã tấn công mãnh liệt và san bằng công sự phòng ngự của quân địch, đánh chiếm Hán Dương và Hán Khẩu. Tướng Ngô Bội Phù - tên đầu sỏ ngoan cố bậc nhất phải lùi về căn cứ cuối cùng là Vũ Xướng. Tổng Tư lệnh Tưởng Giới Thạch và Cố vấn Garôn chỉ huy quân đội bao vây căn cứ này. Nhưng do tấn công vỗ mặt thất bại, Tưởng Giới Thạch đã mất hết niềm tin, không tin rằng quân đội có thể chiến thắng được. Hắn đã khóc sụt sùi trong Bộ Tư lệnh và nói rằng: Thôi thế là hết, cần phải cho quân đội rút lui. Bliukhơ không thể quát mắng Tổng Tư lệnh là ý chí bạc nhược, lại càng không thể tự mình trực tiếp ra lệnh cho cấp dưới mà phải thông qua Tổng Tư lệnh. Bliukhơ cho mời cố vấn Không quân đến bàn bạc việc hợp đồng chiến đấu với không quân. Ông cho quân đội chuẩn bị thang tre, đồng thời đề nghị các cố vấn dẫn đầu các mũi xung phong đánh thành trong khi không quân tiến hành oanh tạc thành phố. Ngày 10 tháng 10 năm 1926, quân cách mạng đánh chiếm được Thành phố Vũ Xướng. Bây giờ trước mắt là một nhiệm vụ cũng vô cùng phức tạp: Tập trung toàn bộ lực lượng đi đánh quân đội của Tôn Truyền Phương - một đội quân được trang bị tinh nhuệ và có kinh nghiệm chiến đấu. Sau khi đã vạch kế hoạch và chuẩn bị xong, đến cuối tháng 10, Garôn lại cùng với Bộ Tư lệnh bắt tay vào vạch kế hoạch chi tiết.

        Tôi không giới thiệu về tình hình chiến đấu một cách chi tiết, mà chỉ xin nêu ra một đoạn trong báo cáo của Bliukhơ:

        “Ngày mùng 5 tháng 11, đánh bại hoàn toàn quản của Tôn Truyền Phương và Cán Quân. Ngày 9 tháng 11, đập tan tàn quân địch chạy từ tuyến đường sắt đến Hồ Phàn Dương, đồng thời bao vảy chúng cả hai phía Nam và Bắc... khắp cả vùng Cửu Giang và Nam Xướng đâu đâu cũng thấy những tù binh bị thương bị bắt, số lượng vào khoảng 4 vạn người”. Đến cuối tháng 11, quân đội Cách mạng giải phóng Thành phố An Khánh - Thành phố chủ yếu của tỉnh An Huy. Tàn quân địch buộc phải rút về hướng Thượng Hải Nam Kinh.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #64 vào lúc: 17 Tháng Chín, 2019, 10:16:23 pm »


        Việc thực hiện chiến dịch thắng lợi, chẳng những nâng cao được nhiệt tình cách mạng của nhân dân vùng giải phóng mà còn làm cho phong trào cách mạng trong vùng hậu phương của địch cũng lên cao. Ngày 26 tháng 3 năm 1927 công nhân Thượng Hải khởi nghĩa. Quân đội cách mạng nhân có cuộc khởi nghĩa này mà tiến vào Thượng Hải. Và ít lâu sau thì Nam Kinh cũng được giải phóng.

        Nhưng, do âm mưu chính trị mà làm cho thắng lợi to lớn về mặt quân sự bỗng nhiên trở thành con số không. Một số phần tử bảo thủ ủng hộ bọn phản cách mạng Trung Quốc không thể chịu đựng được những gì đang biến đổi trên đất nước này. Chúng diễn lại trò cũ, tung tiền ra mua Tưởng Giới Thạch với cái giá là 60 triệu đôla. Vì thế, ngày 12 tháng 4 năm 1927, Tưởng Giới Thạch làm đảo chính xóa bỏ chính quyền cách mạng, làm đổ không biết bao nhiêu máu của các chiến hữu, đồng thời buộc Tướng Garôn và đoàn cố vấn phải nhanh chóng rời khỏi Trung Quốc.

        Rõ ràng là sự làm việc quá căng thẳng trong thời gian chiến đấu và những gánh nặng về mặt tinh thần do kết cục chính trị thất bại đã hủy hoại sức khỏe của Bliukhơ và làm cho ông phải dưỡng bệnh trong một thời gian. Sau khi sức khỏe đã hồi phục, Bliukhơ được bổ nhiệm làm trợ lý Tư lệnh Quân khu Ucraina. Tháng 8 năm 1929, Ủy ban Quân sự Cách mạng của Nước Cộng hòa bổ nhiệm ông làm Tư lệnh Tập đoàn quân Viễn Đông.

        Bliukhơ được điều đến một nơi mà trong thời kỳ Nội chiến ông đã chiến đấu và làm việc rất quen thuộc, cho nên rất vui. Nhưng thật ra, ở đó chưa có Tập đoàn quân này, mà cần Bliukhơ phải xây dựng. Tại Khabarốpscơ ông lại hăng hái bắt tay làm việc. Nhưng trong quá trình tiến hành công việc nặng nề đó, nhà cầm quyền Trung Quốc với ý đồ đối địch đã nhiều lần tiến hành khiêu khích biên giới. Về sau đã nổ ra cuộc xung đột Trung - Xô với quy mô lớn. Mọi nỗ lực về mặt ngoại giao và chính trị cũng đều không giải quyết được. Bliukhơ nhận được lệnh phải đánh trả những kẻ khiêu khích. Mà lần này là lần giáp chiến với Tưởng Giới Thạch - một chiến hữu cách đó chưa lâu.

        Cuộc chiến đấu ở miền trung Đông như mọi người đều biết là thời gian không lâu và hôm nay xem lại sự kiện ấy chỉ như là sự hiểu lầm nhỏ trên tuyến đường sắt. Nhưng thật ra là ở đó đã xảy ra một cuộc chiến đấu về mặt quân sự với quy mô lớn. Bliukhơ vạch ra kế hoạch chiến dịch Thông Hoa Giang. Tham gia chiến dịch này gồm có: Hạm đội của Khu vực sông Amua do Ia I Óocchôrin chỉ huy, Sư đoàn Bộ binh số 2 của Vùng sông Amua do I A Vanôppriép chỉ huy và Đại đội Không quân số 4 và số 5 do E P Káckhơrin chỉ huy. Toàn bộ chiến dịch do A la Rapin - Tham mưu trưởng của Tập đoàn quân đặc biệt Viễn Đông lãnh đạo. Ông đã nhanh chóng tổ chức cho các binh chủng hiệp đồng tác chiến và chỉ trong một ngày tác chiến thần tốc đã chiếm được Thành Phù Viễn. Mấy ngày sau Hạm đội vùng Amua đã tiến tới 70 km theo dọc sông Thông Hoa Giang sắp sửa đóng băng để hiệp đồng với Sư đoàn bộ binh số 2 truy kích tàn quân địch, tập kích vào Hạm đội của địch đậu ở căn cứ Phú Miên rồi đánh chiếm Thành Phú Miên. Hồi đó đã có một cách nói hài hước về chiến công của Hạm đội Amua và Không quân như sau: “Họ đã biến Hạm đội trên sông của Tưởng Giới Thạch thành Hạm đội ở dưới nước”. Sau khi đã tiêu diệt Trung tâm phòng ngự của quân địch, quân đội của Bliukhơ đã mang toàn bộ chiến lợi phẩm thu được trở về Khabarôpscơ.

        Nhưng, những kẻ cầm đầu quân đội của Tưởng vẫn không cam chịu thất bại; ít lâu sau bọn chúng tiến hành khiêu khích một lần nữa, chúng đánh lén vào vùng Веса ngoại. Bliukhơ ra lệnh cho Tư lệnh quân đội của vùng Веса ngoại là Uastơrêchôp đánh trả và cướp lấy trang bị vũ khí, đuổi chúng ra khỏi Trarainua và vùng Mãn Châu Lý. Uastơrêchôp là một vị Tướng có nhiều kinh nghiệm, ông đã được tặng danh hiệu Anh dũng thiện chiến và là một trong những người dược tặng 4 Huân chương Cờ đỏ sớm nhất, ông ra lệnh cho Rôcôsốpski đưa Tiểu đoàn Kỵ binh số 5 vào chiến đấu. Rôcôsốpski cũng là một vị Tướng có tài và nhiều kinh nghiệm trong chiến đấu, đế tránh thương vong, ông đã cho bộ đội đi vòng qua Trarainua rồi từ phía sau đánh ngược lại một cách bất ngờ và chiếm được thành này. Lúc đó Sư đoàn bộ binh số 35 cũng đã hoàn thành công cuộc bao vây Thành phố Mãn Châu Lý và quân đội ở đó. Đồng thời kêu gọi người Trung Quốc nộp vũ khí đầu hàng, nhưng Tướng Lương Trung Giáp vẫn kiên quyết chống cự, để đợi bộ đội đến tăng viện. Mà quả có bộ đội đến tăng viện thật. Nhưng viên phi công đã ném nhầm mệnh lệnh xuống Tiểu đoàn tiền tiêu của quân Nga. Lúc đó Ưastơrêchôp lại đang ở chỗ Tiểu đoàn này, sau khi biết là có 2 Tiểu đoàn kỵ binh sắp đến tăng viện cho quân địch, ông liền lập tức báo cáo với Bliukhơ. Bliukhơ liền ra lệnh là phải đập tan quân cố thủ ở Mãn Châu Lý trước khi có viện binh tới. Nhiệm vụ đó được hoàn thành vào lúc tờ mờ sáng ngày 20 tháng 11 .
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #65 vào lúc: 17 Tháng Chín, 2019, 10:16:40 pm »


        Trong mấy trận chiến đấu ấy, quân Nga tổng cộng đã bắt được hơn 8 ngàn binh lính và 250 sĩ quan. Bao gồm cả Lương Trung Giáp - Tư lệnh lộ Tây Bắc Trung Quốc và các thành viên trong Bộ Tư lệnh của ông ta. Quân Nga tổng cộng đã hy sinh mất 123 người. Những thắng lợi đó đã khiến cho đầu óc của những kẻ khiêu khích Trung Quốc tỉnh táo thêm ra. Các quan chức ngoại giao của họ vội vàng đề nghị Chính phủ Liên Xô giải quyết vấn đề xung đột ở Lộ Trung Đông bằng con đường hòa bình. Ngày 22 tháng 12 năm 1929, tại Cáp Nhĩ Tân đã ký Hiệp nghị Trung - Xô về việc bình thường hóa quan hệ giữa hai nước.

        Để biểu dương công lao cá nhân của Bliukhơ trong việc chỉ huy những chiến dịch đó, Ủy ban Quân sự Cách mạng đã đề nghị Chính phủ tặng thưởng Huân chương cho ông. Cũng vừa đúng lúc Nhà nước vừa đặt ra Huân chương Sao đỏ mới. Ban Chấp hành Trung ương toàn Nga đã tặng cho Vaxili Côngstăngtinôvích tấm Huân chương Sao đỏ đầu tiên.

        Phần trên, tôi đã cung cấp một cách vắn tắt về sự nghiệp chiến đấu của Bliukhơ. Trong cuối những năm 30, ông chẳng những nổi tiếng trong giới quân nhân mà còn được nhân dân toàn quốc biết tới. Ớ đây chỉ xin nêu hai việc để chứng minh nhận định này. Jucôp - Vị Thông soái nổi tiếng của Liên Xô trong Hồi ký của mình đã viết về Bliukhơ như sau: “V. Cc. Bliukhơ là một chiến sĩ anh dũng và là một người anh hùng đã chiến đấu quên mình cho sự nghiệp bảo vệ nước Cộng hòa Xô viết, ông là một nhân vật trong lý tưởng của rất nhiều người. Nói cho đúng ra thì tôi luôn luôn mơ ước được trở thành một đồng chí tốt và thiên tài thông soái như Bliukhơ”.

        Còn một việc sau đây cũng chứng minh uy tín của Bliukhơ trong lòng nhân dân. Đó là vào năm 1932, có một Đoàn đại biểu Thanh niên Cộng sản tìm đến Văn phòng làm việc của Bliukhơ ở Khabarốpscơ, mời ông cùng họ tham gia công cuộc xây dựng Thành phố Thanh niên Cộng sản kiểu mẫu ở bên bờ sống Amua. Ông đã vui vẻ nhận lời và cùng ngồi trên chiếc quân hạm với các Đoàn viên Thanh niên Cộng sản xuôi theo dòng sông xuống địa điểm xây dựng, đặt viên đá đầu tiên xây dựng nền móng cho Thành phố nổi tiếng này.

        Ở đây tôi không chỉ căn cứ vào những tư liệu và những hồi ký của các chiến hữu của Bliukhơ, mà còn căn cứ vào những việc do người thân của ông - vợ của Bliukhơ kể lại. Vì vậy một lần nữa tôi lại đến thăm Bà trong ngôi nhà ở ngoại ô Mátscơva.

        Clafêra Luchinikina đã mời tôi uống trà. Mỗi khi nhớ lại những năm tháng đầy gian khổ của mình thì bà rất xúc động. Tôi đề nghị bà kể lại từ khi bà mới làm quen với Vaxili Côngstăngtinôvích và toàn bộ cuộc sống về sau này.

        Về tình hình Bliukhơ đã lãnh đạo Đội du kích đánh địch ở Thành phố Vôrôxépca thì bà chỉ nghe được khi đó bà đang còn là một cô gái nhỏ. Ông ấy là một nhân vật huyền thoại, cho nên bà và cùng nhiều người khác rất khâm phục ông. Nhưng cũng không ngờ rằng Bliukhơ lại là hàng xóm của mình. Năm 1932, ông dọn đến ở gần chỗ của bố mẹ bà. Bố mẹ của Clafera là người Ucraina đã Nga hóa, ở trong nhà thì họ gọi tôi là Clafa. Mọi việc có lẽ bắt đầu từ cái tên đó. Có một lần tôi và bạn gái đi qua trước sân nhà ông, bạn tôi gọi tên tôi: “Clafa!” Còn Bliukhơ thì cũng đang đứng gần đó. Ồng cảm thấy cái tên khá kỳ lạ, bèn hỏi: “Tại sao lại tên là Clafa?” Tôi bèn trả lời: “Tên đầy đủ của tôi là Clafera, nhưng cả nhà quen gọi tôi là Clafa”. Bliukhơ nhíu lông mày bảo: “Tôi không thích cái tên đó, vì nó sặc mùi vị của thời đại cũ... ”.

        Ông nói xong rồi bỏ đi. Tôi hơi bực mình. Anh xem, ông ấy nói một câu rất võ đoán là không thích cái tên tôi rồi bỏ đi. Hồi đó tôi đang học ở Khoa công nhân của Học viện Y khoa. Bliukhơ sống độc thân, năm 1930 ông đã ly hôn với vợ. Lần thứ hai là vào ngày Tổng vệ sinh của sáng thứ 7, tôi quét từ trong sân của mình ra ngoài phố. Lúc đó tôi lại nhìn thấy Vaxili Côngstăngtinôvích, ông mặc một bộ quần áo thường phục và chào hỏi gia đình tôi, không hề có dáng vẻ của một Thủ trưởng quân sự cấp cao. Về sau ông gửi cho tôi giấy mời đi xem kịch. Và sau đó là chúng tôi có những cuộc gặp gỡ không có mục đích rõ ràng. Ông ấy bắt đầu viết thư cho tôi, tôi cũng viết thư trả lời. Bliukhơ bắt đầu đến nhà tôi mượn sách, chúng tôi nói những chuyện chẳng đâu vào đâu cả. Cuối cùng tôi hiểu ra rằng sự việc đã diễn ra vô cùng nghiêm trọng, tình cảm giữa tôi và ông ấy ngày càng cháy bỏng. Rồi một lần ông ấy nói với tôi một cách nghiêm túc:

        “Chúng ta cần phải nói chuyện với nhau... ”. Bliukhơ ngừng lại như để suy nghĩ rồi nói tiếp: “Tôi biết, tôi sẽ phải trả một cái giá cao cho tình yêu của mình, nhưng tôi đã không có cách nào để khống chế tình cảm được nữa. Tôi có thể chịu đựng được, nhưng còn em đang trẻ trung liệu có thể chịu đựng được không? Nên nhớ rằng chúng ta hơn kém nhau tới hai mươi lăm tuổi... !”.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #66 vào lúc: 17 Tháng Chín, 2019, 10:16:57 pm »


        Hồi đó tôi không biết là nên trả lời thế nào, tất nhiên là hạnh phúc thì lại càng không biết nên nói thế nào. Tôi đành đọc một đoạn thơ để trả lời ông.

        Hôm sau, Vaxili Côngstăngtinôvích đến nhà tôi, Bố mẹ tôi cũng đã phát hiện ra và tỏ ý không bằng lòng. Bố tôi cho rằng một cuộc hôn nhân như vậy sẽ không có kết cục tốt đẹp. Tuổi tác chênh lệch và địa vị lại quá cao, đối với ông thì khó mà chấp nhận được. Còn mẹ tôi thì vội đi chuẩn bị làm cơm để chiêu đãi.

        Vaxili Côngstăngtinôvích đã nói chuyện với bố mẹ tôi thấu tình đạt lý và rất thân mật, ông đã chính thức xin cầu hôn. Rồi chúng tôi thành vợ thành chồng. Trong những năm tháng động loạn, cuộc sống trở nên rất căng thẳng. Bliukhơ rất bận, nào diễn tập, hội họp, kiểm tra quân đội, những cuộc hội nghị kéo dài, thời gian ở nhà rất ít, nhưng những lúc ông ở nhà là những giây phút hạnh phúc nhất của chúng tôi. Năm 1933 chúng tôi sinh được một bé gái và đặt tên là Vaira. về sau chúng tôi lại có một con trai, đặt tên là Vaxili. Bliukhơ rất thích trẻ con. Cùng ở với chúng tôi còn có hai cháu nữa. Một là Sêva-con của người vợ thứ hai, còn một là con gái nuôi Nina.

        Tôi đề nghị bà nhớ và kể lại: Vì sao mà Bliukhơ lại xuất hiện trong số các thành viên thẩm phán của phiên tòa xét xử Tukhaxépski? Bà đã kể lại như sau:

        “Vào cuối tháng 5 năm 1937, Vaxili Côngstăngtinôvích bỗng nhiên bị gọi về Mátscơva, tôi cũng đi theo.

        “Chúng tôi ở tại “Khách sạn Đại đô hội”. Khi đó đúng vào thời kỳ đang bắt bố khắp nơi, Bliukhơ quen rất nhiều người đã bị bắt. Đó là những ngày mà mây đen bao phủ khắp bầu trời, nhưng không biết là có chuyện gì đã xẩy ra. Chúng tôi không tin những người bị bắt đều là kẻ thù và gián điệp. Chúng tôi đến Mátscơva ít lâu thì Vaxili Côngstăngtinôvích đến thăm Chamácních - Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị của Hồng quân. Nhưng ông đang bị ốm. Quan hệ của Bliukhơ đối với ông rất tốt nên đã quyết định đi thăm ông và cũng muốn tìm hiểu xem là đã xảy ra chuyện gì.

        “Sau khi chồng tôi ở chỗ Chamácních về thì vẻ mặt ông ấy trông rất buồn rầu, một câu cũng chẳng nói. Hôm sau Bliukhơ lại đến chỗ Chamácních, hôm đó là ngày 31 tháng 5, khi trở về thì lại càng buồn rầu. Tôi đoán có lẽ Chamácních đã kể cho ông ấy nghe về phiên tòa sắp xử một số người nào đó”.

        “Ngày mùng 1 tháng 6, Vaxili Côngstăngtinốp đang cạo râu trong phòng vệ sinh, còn tôi thì mở tờ báo hàng ngày ra xem, vừa mở trang báo ra thì tôi bỗng giật mình vì một tin đăng trên báo, tôi kêu to lên: “Vaxili! Chamácních đã tự sát rồi !” Vaxili không biết vì sao lại rất trấn tĩnh quay sang bảo tôi:

        - Em hãy nghĩ kỹ đi rồi hãy nói.

        - Việc gì mà phải nghĩ kỹ... Anh xem, anh xem... báo đã đăng đây này.

        “Chồng tôi nhìn tờ báo nhưng chẳng nói gì, chỉ im lặng đi đi lại lại trong phòng, hình như đang suy nghĩ điều gì”.

        Ở đây tôi xin tạm ngắt lời bà Clafêra và thêm vào một đoạn ghi về lời kể của Víchtoria - con gái của Chamácních như sau:

        “Lúc đó tôi mới 12 tuổi, tôi nhớ khi bố tôi bị ốm không rõ là vì ông cảm thấy giông bão sắp ập đến hay là do bệnh đái đường lại hành hạ ông. về sau mẹ tôi nói cho tôi là bố tôi biết ngày 26 tháng 5 đã bắt Tukhaxépski, còn hôm sau thì lại bắt tiếp Upaorêvích, Akia (bắt ngay trên xe lửa) và các Thủ trưởng quân sự khác. Ngày 30, Bliukhơ đến thăm bố tôi, họ quen thân với nhau ở Viễn Đông. Bliukhơ nói chuyện gì đó với bố tôi rất lâu. về sau bố tôi bảo với mẹ tôi rằng. Tôi đề nghị Bliukhơ làm thẩm phán tại phiên tòa xét xử Tukhaxépski. Nhưng Bliukhơ xúc động nói : “Tôi không làm được đâu !” “Bởi vì tôi biết ông ấy không phải là kẻ thù”. Nhưng nếu tôi mà từ chối thì có lẽ tôi cũng bị bắt”.

        “Ngày 31, Bliukhơ lại đến nhà tôi ngồi một lúc. Về sau có một số người đến nhà tôi, niêm phong tủ bảo mật của bố tôi. Họ nói với bố tôi rằng, ông đã bị cách chức, còn Ôpxêpien và Burin - Cấp phó của ông thì đã bị bắt. Họ ra lệnh cho bố tôi phải ở nhà và không được đi đâu. Khi người của Bộ Nội vụ vừa đi khỏi thì tôi nghe thấy tiếng súng nổ trong phòng của ông. Khi tôi và mẹ chạy vào phòng thì bố tôi đã tắt thở... ”.

        “Tôi nghĩ - Víctoria Iênốpna, kể tiếp: Tiếng súng đó là sự trả lời cho vấn đề Stalin nhằm tới và đề nghị ông ta hãy đi mà xét xử các đồng chí của mình ở Tòa án quân sự, là sự trả lời không tuân theo luật pháp. Bởi vì lúc đó bố tôi không có cách trả lời nào khác. Mẹ tôi cũng bị bắt và bị xử 8 năm tù giam về tội là “kẻ thù của nhân dân”; về sau, ở trong trại cải tạo lại bị xử thêm 9 năm tù nữa về tội “đã giúp đỡ kẻ thù của nhân dân”. Từ đó tôi không gặp lại mẹ tôi nữa, nghe nói năm 1943 bà đã chết trong trại cải tạo. Tôi bị đưa vào trại giáo dưỡng, còn sau khi đã trưởng thành thì lại bị chụp cho một cải mũ “Phần tử nguy hiểm cho xã hội”và tiếp đó bị đưa đi đầy... ”.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #67 vào lúc: 17 Tháng Chín, 2019, 10:18:23 pm »


        Trước khi mở phiên tòa xét xử Tukhaxépski và những Tướng tá khác bị kết tội là có âm mưu làm phản thì Vôrôxilốp đã triệu tập mấy Hội nghị của Ủy ban Quân sự Quốc phòng. Bliukhơ cũng tham dự mấy Hội nghị đó, mà mỗi lần khi trở về thì ông như người mất hồn và nói rằng ông không thể hiểu nổi đã xảy ra chuyện gì. Những nhân vật lớn và những người anh hùng của thời nội chiến mà ông rất quen thuộc thì nay bỗng nhiên bị coi là gián điệp của Phát xít và bị khởi tố về tội có âm mưu lật đổ chính quyền Xô viết.

        Sau khi họp xong Hội nghị của ủy ban Quân sự, Vôrôxilốp lại ra một mệnh lệnh đặc biệt là tường thuật lại nội dung chi tiết của bài nói chuyện tại Hội nghị Ủy ban Quân sự Quốc phòng, thực chất là để khởi tố những kẻ có âm mưu làm phản. Được ít lâu sau thì tuyên bố danh sách những Thủ trưởng quân sự cấp cao tham gia vào thành viên xét xử của Tòa án (chỉ tuyên bố với thành viên xét xử). В. B. Unrích-Viện trưởng Viện xét xử quân sự của Tòa án Tối cao là quan tòa cấp Tập đoàn quân. Quan tòa và bị cáo rất hiểu biết nhau, trong những năm tháng Nội chiến, họ đã từng cùng nhau sát cánh chiến đấu. Tôi đã từng nêu ra giả thiết là tại sao những người đó lại đồng ý xét xử những người ngồi trên ghế bị cáo trước mặt họ? Tôi lại xem lại một lần nữa thì thấy rằng, những tập tài liệu tình báo mà Cơ quan Tình báo Đức làm giả quả là đã có tác dụng. Bởi vì nó đã chứng minh rằng Tukhaxépski và những đồng chí khác là gián điệp của Đức. Bliukhơ đã đọc toàn bộ những văn kiện “Nguyên bản” có chữ ký của Tukhaxépski và của những bị cáo khác, ông cũng đọc các văn kiện chính thức của Nhà nước về việc vạch trần âm mưu lật đổ Chính quyền Xô viết của họ. Vậy thì làm sao có thể không tin được? Nếu xét về bối cảnh của những ngày đó thì đây là một vụ âm mưu lớn đầu tiên, mà không ai có quyền hoài nghi về tính chất đúng đắn của việc khởi tố, cho nên Bliukhơ cũng không hề ngờ rằng Cơ quan An ninh và những nhân viên điều tra lại có thể nguy tạo ra các văn kiện đó.

        Nhưng mọi người vẫn tiếp tục tìm hiểu truy xét về sự thật đối với những người bạn của mình trước Tòa án ngày đó.

        Điều này khiến cho Stalin cảm thấy không vui, ông nghi là họ đã đoán ra một điều gì đó? Vì vậy ông đã ra lệnh là phải “giám sát” họ thật chặt chẽ...

        Câu nói “giám sát” với ý nghĩa sâu xa của Stalin đã trở thành chỉ thị trực tiếp cho Iênôp - Bộ trưởng Bộ nội vụ và Unrích, - Viện trưởng Viện xét xử quân sự tình hình phát triển về sau này đã chứng minh điều đó.

        Bliukhơ trở về Viễn Đông thì Mâykhơrít - tay sai trung thành của Stalin cũng theo ông về Viễn Đông. Sau khi Chamácních qua đời thì Stalin đã bổ nhiệm Mâykhơrít làm Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị.

        Rõ ràng là Mâykhơrit đã nhận được chỉ thị mật của Stalin về việc sưu tầm những tài liệu để làm căn cứ khởi tố Bliukhơ. Mà cũng chỉ có cách đó thì mới có thể lấy được tài liệu, tức là phải bắt nhiều người, rồi đe dọa họ, sẽ đưa họ ra tòa xử về tội là “kẻ thù của nhân dân” Ta hãy xem lại bức điện mà Mâykhơrit đã gửi về Mátscơva:

        Gửi: Đồng chí Xachencô (Trưởng han Cán bộ) Bộ Quốc phòng.

        Tham mưu trưởng Rukin và hơn mười người tình nghi, chúng đã cấu kết với kẻ thù và có quan hệ với Akia. Ở chỗ Fêđôrốp - cán bộ cấp Tiểu đoàn đã có một số lượng lớn tài liệu về họ. Trong thư của Antôniu ở chỗ tôi củng có những đoạn có nói tới Rukin. Nếu đồng chí khử ngay Rukin thì chắc không sai đâu.


Ngày 27 tháng 7       
Mâykhơrít           

        Còn một bức điện báo với tư cách cá nhân:

        Kính gửi đồng chí Stalin: Tôi đã cách chức 215 cán bộ công nhân viên chức, trong số đó đã bắt giam một số người. Nhưng trong cơ quan chính trị, nhất là công việc làm trong sạch cơ sở hạ tầng thì còn xa mới đạt yêu cầu. Tôi nghĩ rằng nếu chưa làm rõ tình hình về các cán bộ chỉ huy thì tôi chưa thể rời khỏi Khabaropscơ".

Ngày 28 tháng 7       
Mâykhơrít           

        Trong những ngày tháng Mâykhơrít và các trợ thủ của ông ta làm những chuyện phi pháp ở Tập đoàn quân Viễn Đông thì tình hình biên giới ở Viễn Đông rất căng thẳng, quân Nhật thường xuyên tiến hành các hoạt động khiêu khích, làm cho quan hệ của hai nước trở nên xấu đi. Ngày 29 tháng 7, mấy đơn vị quân đội Nhật bỗng nhiên xâm nhập biên giới Liên Xô, chiếm cao điểm vô danh của vùng Hồ Khadan và cao điểm Chaóccheonaia. Từ các cao điểm quan trọng này bọn chúng có thể quan sát được đến vùng bờ biển của Vlađivôtstốc. Bliukhơ lập tức ra lệnh cho Sư đoàn Bộ binh số 40 (Sư trưởng là Thượng tá Patralôp) và Tiểu đoàn cơ giới số 2 tiến đánh bọn địch. Bản thân Bliukhơ và Tham mưu trưởng к. M. Stơin cũng trực tiếp bay tới khu vực tác chiến.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #68 vào lúc: 17 Tháng Chín, 2019, 10:19:31 pm »


        Sau khi nghiên cứu phân tích tình hình chiến sự, Bliukhơ ra lệnh điều thêm Sư đoàn Bộ binh số 32 (Sư trưởng là Piếctralin) và Phân đội đặc công cùng phối hợp đánh địch, đồng thời cho Tiểu đoàn Không quân của Râysacốp tới chi viện thêm. Tất cả số cán bộ của quân đoàn bộ binh số 30 đều do Stơin lãnh đạo, đồng thời phát lệnh tiến công vào sáng sớm hôm sau. Bliukhơ nói với Râysacốp rằng:

        “Thắng lợi của bộ binh hoàn toàn quyết định bởi sự chi viện của không quân. Chúng ta cần phải phá hủy toàn bộ các công sự của bọn địch”.

        Sở dĩ Bliukhơ nói như vậy là vì đây là cuộc tiến công chính diện. Bên trái và bên phải đều là đầm lầy và gò cao, quân đội không có cách nào cơ động được. Ngày 6 tháng 8, Râysacốp báo cáo rằng bộ đội không quân đã chuẩn bị xong, sau khi được Bliukhơ đồng ý, không quân bắt đầu cất cánh: 180 chiếc máy bay ném bom và 70 chiếc máy bay chiến đấu nhanh chóng bay đến khu vực bọn địch vừa chiếm đóng. Sau đợt oanh tạc dữ dội, quân Nga lập tức xông lên, lúc đó là vào khoảng 5 giờ chiều. Stơin báo cáo với Bliukhơ rằng, quốc kỳ của Liên Xô đã cắm trên cao điểm Chaóccheonaia. Cuộc chiến đấu diễn ra liên tục trong 4 ngày đêm, nhưng cuối cùng đã buộc quân Nhật phải rút lui. Ngày 10 tháng 8, theo lời đề nghị của Đại sứ Nhật tại Liên Xô, Bộ Ngoại giao Liên Xô đã tiếp ông ta. Đại sứ Nhật đề nghị đàm phán hòa bình.

        Tôi không biết rằng, ngày 28 tháng 7 (trước đêm nổ ra cuộc chiến đấu) liệu Bliukhơ có biết là Mâykhơrít đã gửi cho Stalin và Vôrôxilốp một bức điện có nội dung xấu hay không. Nhưng từ trong cuộc nói chuyện với vợ của ông tôi cũng có thể đoán ra là ông đã có linh cảm thấy bức điện đó là xấu, hoặc cô điện báo viên đã lén nói lại với ông, nhưng khả năng này thì có thể không có.

        Sau hơn nửa thế kỷ, bức điện văn đó đang đặt trước mặt tôi. Tôi chỉ xin trích ra mấy đoạn mà ta có thể thấy rõ rằng trong đó là trước khi cuộc chiến đấu ở Vùng Hồ Khadan bắt đầu và sẽ kết thúc ra sao, Mâykhơrít đã nghi ngờ Bliukhơ và ra lệnh bắt ông.

        “Lập trường của Bliukhơ trong sự kiện ở cao điểm Chaóccheonaia rất là kỳ lạ, ông ta đã giúp cho quân Nhật phô trương thanh thế... ”. Đúng vậy, chắc là như vậy, Mâykhơrít bắt đầu giả thiết (hoặc ngược lại ông ấy đã suy nghĩ kỹ) và nghi ngờ Nguyên soái, rồi khởi tố ông về tội đã giúp đỡ quân địch! Trong bốn trang giấy Mâykhơrít đã viết toàn những điều nghi ngờ Bliukhơ, cuối cùng ông ta đã viết trong bức điện như sau:

        “Kết luận của tôi đối với sự kiện này và nhận định vắn tắt về tình hình ở Khabarốpscơ là:

        Thái độ của Bliukhơ đối với sự kiện ở cao điểm Chaócchanaia là lấp lửng hai mặt. Trong hàng loạt những vấn đề quan trọng thi ông ta bao giờ củng có thái độ như vậy. Có lúc rất khó phân biệt rõ ràng, người nói chuyện trước mặt là đồng chí Tư lệnh hay là người đeo mặt nạ... ”.


        Tôi xin nhắc lại một chút, những dòng này là viết trước lúc cuộc chiến đấu bắt đầu. Lấp lửng hai mặt trên những vấn đề gì? Trên những “vấn đề quan trọng” nào mà Bliukhơ đã đeo mặt nạ?

        Frinôpski - Thứ trưởng Bộ Nội vụ và Mâykhơrít đã cùng đến Viễn Đông, bắt đầu cuộc bắt bớ với quy mô lớn. Bliukhơ không đồng ý cho bắt những người chỉ huy mà ông tín nhiệm. Điều này làm cho quan hệ của ông và những vị khách từ Mátscơva tới gay gắt thêm. Frinopski là kẻ rất nhiệt tâm với chủ trương của Iênốp trấn áp các cán bộ quân sự. Dưới đây là tình hình khi thẩm vấn những người bị bắt mà trước đây là nhân viên công tác ở Bộ Nôị vụ:

        Frinopski sau khi đến Cục Nội vụ bèn hỏi Kaxiakinski cán bộ của Cục:

        - “Tại sao Trưởng ban vận tải của Đảng ủy Iacútscơ lại không có khẩu cung. Kaxiakinski trả lời là đã áp dụng tất cả mọi biện pháp để lấy khẩu cung của ông ta nhưng không kết qua.Frinopski văng tục một câu rất khó nghe, rồi ra lệnh đưa người bị bắt đến. Frinopski đã đánh người bị bắt một cách rất dã man rồi lấy được khẩu cung của người đó. Hắn nói: “Mátscơva thường lấy cung bằng cách đó !”

        Thì ra Thứ trưởng Bộ Nội vụ đã có trình độ đạo đức như vậy đó! Nhưng những người như vậy thì lại nắm quyền lực vô hạn.

        Stalin bị bức điện báo của Mâykhơrít kích động, cho nên khi gọi điện thoại cho Bliukhơ ông đã tỏ ra rất bực bội.

        Stalin hỏi: “Bliukhơ, tại sao đồng chí không chấp hành mệnh lệnh của ủy ban Quân sự Quốc phòng về việc ném bom toàn bộ các cao điểm mà quân Nhật đã chiếm?”

        Bliukhơ trả lời: “Xin đồng chí nghe tôi báo cáo. Khi không quân chuẩn bị cất cánh xong thì điều kiện khí tượng lại không cho phép cất cánh. Hiện tôi đã ra lệnh cho Râysacôp là dù thế nào cũng phải cho máy bay cất cánh đi ném bom... máy bay sẽ lập tức cất cánh. Nhưng tôi lo rằng cuộc ném bom trong điều kiện như vậy sẽ không tránh khỏi việc ném nhầm vào quân ta và vào các Thành phố của người Triều Tiên.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #69 vào lúc: 19 Tháng Chín, 2019, 09:34:40 pm »


        Stalin: “Đồng chí Bliukhơ, đồng chí hãy nói thực đi: Đồng chí có thật muốn đánh quân Nhật hay không? Nếu đồng chí không muốn đánh thì đồng chí nói: là một người cộng sản nên làm thế nào? Nếu muốn đánh thì đồng chí cần phải đến ngay hiện trường. Tôi không rõ, tại sao đồng chí lại sợ ném bom vào dân Triều Tiên và tại sao lại sợ không quân vì sương mù dày đặc mà không hoàn thành được nhiệm vụ của mình? Ai cấm đồng chí trong điều kiện xung đột với quân Nhật lại không được làm thương vong dân Triều Tiên?... Nếu không quân Bônsêvích thật sự muốn bảo vệ Tổ Quốc của mình thì một chút mây mù có đáng kể gì ! Tôi đợi đồng chí trả lời!”

        Bliukhơ: “Không quân đã nhận được lệnh cất cánh. Tốp máy bay đầu tiên đã cất cánh lúc 11 giờ 20 phút. Râysacốp bảo đảm rằng đến 14 giờ thì không quân sẽ oanh tạc. Nếu máy bay của Brăngkinski bay sớm thì tôi và Tướng Madơbổp sẽ bay đến Thành phố Vôrôxilốp. Việc chấp hành chỉ thị của đồng chí sẽ được hoàn thành một cách chuẩn xác với tinh thần Bônxêvích”.

        Trong bức điện ngắn của mình, Mâykhơvít cũng không từ thủ đoạn nói xấu Bliukhơ cả những chuyện rất nhỏ. Trong báo cáo ông ta viết: “Bliukhơ đã bắt đầu nát rượu”. Thực ra thì Nguyên soái đã bị ốm mất vài ngày, để chữa bệnh cảm mạo, ông đã uống hai cốc nhỏ rượu Branđi.

        Bộ trưởng Quốc phòng Vôrôxilốp gọi điện cho Madơbốp-Ủy viên ủy ban Quân sự hỏi:

        “Trong thời gian Nguyên soái bị ốm, ông ấy có uổng nhiều rượu không?”

         Madơbốp trả lời:

        “Trong ba ngày gần đây, tôi không thấy ông ấy uống nhiều. Mỗi bữa cơm chỉ uống hai cốc nhỏ, Bliukhơ gọi lấy rượu Brandi và chỉ uống hai cốc nhỏ thôi”.

        Cuộc chiến đấu đã giành được thắng lợi. Nhân dân toàn quốc đã nghe đài đưa tin, báo chí và tạp chí đã tuyên dương các anh hùng. Sư đoàn bộ binh 40 được tặng thưởng Huân chương Lênin, Sư đoàn 32 và Đại đội Biên phòng được tặng thưởng Huân chương Cờ đỏ, 26 người tham gia chiến đấu được phong danh hiệu Anh hùng Liên Xô, 6500 cán bộ chỉ huy được tặng thưởng các loại Huân chương... Có lẽ những lời tố giác của Mâykhơrít bị lãng quên chăng? Vì kẻ chiến thắng bao giờ cũng mạnh!

        Những người tham gia chiến đấu ở Hồ Kadan đi đến đâu cũng được hoan nghênh đón tiếp. Nhà máy, Trường học, Cơ quan nghiên cứu đều tổ chức Đại hội liên hoan để đón mừng họ, nghe họ báo cáo, nghe họ kể lại những chiến công của bản thân và của các chiến hữu. Toàn quốc sôi nổi chúc mừng thắng lợi huy hoàng ở Hồ Kadan.

        Còn Mâykhơrít trong những ngày đó thì bận chuẩn bị những tài liệu nhằm bôi nhọ danh dự của Bliukhơ. Ông ta thậm chí còn dùng cả thắng lợi của Hồ Kadan để công kích Nguyên soái. Ông ta nói rằng Bliukhơ đã ra những chỉ thị sai lầm ở đó, vì vậy mà tổn thất đã lớn thêm. Mâykhơrit còn bịa ra rằng Bliukhơ không nghe ý kiến của những người khác, suốt ngày uống rượu say tuý luý, thậm chí cả việc ông mặc áo thường phục trắng xuất hiện ở khu vực chiến đấu cũng bị ông ta buộc cho tội làm lộ mục tiêu của Bộ Tư lệnh.

        Tôi hỏi Clafera là trong những ngày đó ông có say rượu không? Bà trả lời : “Bliukhơ uống rượu kém hơn mọi người, nhưng tình hình lúc đó quả là có căng thẳng và để làm cho thần kinh bớt căng thẳng thì có lúc ông cũng uống một hai chén Branch”.

        “Khi từ tiền tuyến trở về thì ông rất buồn!”Bà Claíêra Luchinikina nói: “Tinh thần suy sụp. Có lúc ông lại nói: Bọn chúng đều phản bội, bọn chúng đều bán mình để tìm chỗ dựa... ” Trong lúc ông đang suy nghĩ thì những cuộc bắt bớ vẫn tiếp diễn và Mâykhơrít mặc sức hoành hành. Có lần ông đã từng nói với tôi là Mâykhơrít can thiệp vào công việc chỉ huy của ông, tự mình ra lệnh nguy hại cho chiến đấu, còn ông đã bác bỏ lệnh này thì quan hệ của ông với Mâykhơrít trở nên căng thẳng.

        Ngày 12 tháng 8 thì Vaxili Côngstăngtinôvích từ tiền tuyến trở về. Sau khi Mátscơva đã cùng với Đại sứ Nhật đàm phán về việc đình chỉ những hành động tác chiến thì Bliukhơ được gọi về Mátscơva. Ông không biết là gọi ông về Mátscơva có việc gì, nên ông đi bằng xe lửa. Được ít lâu thì tôi nhận được điện báo, nói tôi và các con phải về ngay Mátscơva và chỉ cho mang những thứ cần thiết nhất. Tôi nhanh chóng thu xếp hành lý. Ngày 1 tháng 9 bọn trẻ vừa mới đến Trường khai giảng năm học mới, nay đành phải cho chúng nghỉ học. Đoàn của chúng tôi gồm có: Sêva, Nina, Zôia, Vaxili nhỏ và bảo mẫu, tôi và người em của Vaxili là Paven (Cậu ấy là Phi công, Đại đội trưởng Không quân) cùng với vợ là Rita. Chúng tôi đã cùng nhau về Mátscơva, vì đường xá xa xôi nên đi lại cực kỳ khó khăn. Khi đến Mátscơva thì không có ai ra ga đón chúng tôi. Tôi cảm thấy khó hiểu khi đứng trên sân ga. Nhưng được ít lâu sau thì cậu giúp việc cho Nguyên soái đã ra ga đón, cậu ấy đến muộn.
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM