Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 08:41:36 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Năm nguyên soái Liên Xô  (Đọc 8874 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #50 vào lúc: 14 Tháng Chín, 2019, 11:21:07 pm »


        Sau hai ngày, đoàn tàu chở bộ đội đã lên đường. Nhưng muốn chấp hành được nhiệm vụ này thì trước hết phải đến được một nơi nào của Sơriapinscơ đang bị bao vây. Bliukhơ chủ trương trước khi hội đủ số quân thì chưa tham gia chiến đấu, và đề nghị cần phải hóa trang như sau: Trên các toa xe đều có treo những tấm băng có hàng chữ: “Đoàn tàu chuyên chở những quân nhân phục viên” và cho viên sĩ quan Sađrôtski chỉ huy đoàn tàu chỉ đeo quân hàm đại úy. Mưu kế nhỏ đó đã bảo đảm cho đoàn tàu đi qua thuận lợi, vì bọn Côdắc tưởng là đoàn tàu chở “quân nhân phục viên” thật, và ngay cả quân hàm “Đại úy” trên vai của Sađrốtski cũng có tác dụng làm cho chúng tin .

        Thế là bộ đội đến Sơriapinscơ một cách thuận lợi, đại biểu quân đội, công nhân và đại biểu Xô viết đã giới thiệu tình hình cho Bliukhơ, đồng thời còn nói thêm rằng Đuma Thành phô1 hiện nay đang nắm quyền ở đây. Bliukhơ lập tức tổ chức công tác phòng thủ Thành phố, cho đặt các ụ cảnh giới trên các tuyến đường thông vào Thành phố. Ngay tối đó anh cho triệu tập cuộc họp liên tịch giữa đại biểu công nhân, quân đội Xô viết Thành phố với Ủy ban Cách mạng của Trung đoàn, trong Hội nghị đã tuyên bố giải tán Đuma và giao quyền lực về cho Xô viết Thành phố. Hội nghị đã bầu Calắcchianôp làm chủ tịch ủy ban Quân sự Cách mạng. Bliukhơ ngoài chức vụ mới ra thì chức vụ chủ yếu của anh là Chính ủy Đại đội Samara. Trong thời gian nghỉ ngơi tạm thời, Bliukhơ đã học tập quân sự ở Đại đội trưởng Sađruski, nguyên là một sĩ quan quân đội Nga hoàng, bạn thân của anh. Thậm chí anh đã hỏi mượn cả sách quân sự của Đại đội trưởng để xem. Nhưng Sađruski chỉ có mỗi một quyển điều lệnh dã chiến, anh ta liền cười và nói;

        “Nhưng mà đây là cuốn điều lệnh của quân đội Nga hoàng.”

        “Không hề gì ! Nếu chưa có mới thì học cũ cũng được... ”.

        Bliukhơ đã chăm chú đọc cuốn Điều lệnh dã chiến quân đó và ghi chép những điều đã học được vào sổ tay, tiếp đó anh vào thư viện. Cô Thủ thư trông thấy một người mặc áo da, lưng đeo khẩu súng Pạc họoc, với dáng vẻ đường bệ của một Chính ủy thì sợ hết hồn. Cô tưởng anh đến điều tra hoặc để bắt cô. Tới khi cô biết là anh đến để mượn sách thì cô đã tìm tất cả những sách mà Bliukhơ cần mượn cho anh và bảo rằng anh có thể mang toàn bộ những sách đó về nhà. Nhưng Bliukhơ vẫn cứ đề nghị cô ghi vào sổ như thường lệ. Cô Thủ thư với thái độ còn chưa hoàn hồn nói với anh rằng: “Tôi thành thực xin lỗi anh, những cuốn sách này bị ẩm ướt, nên gáy sách đã bị long cả, có quyển còn bị mốc nữa... Vì ở đây rất thiếu củi để sưởi... ”. Hôm sau có người mang đến cho Thư viện 4 xe củi gỗ, thì ra Bliukhơ đã cho người mang đến cho Thư viện.

        Nhờ việc đọc và nghiên cứu các sách viết về quân sự, cho nên kiến thức của Bliukhơ dần dần khá lên, anh đã nắm được kỹ năng chỉ huy, mà những cái đó thì chẳng bao lâu anh đã có đất sử dụng. Ngày 30 tháng 11, Anh nhận được thư của Ủy ban Nhân dân toàn quốc gửi cho toàn dân, trong thư nói là quân Côdắc đã nổi loạn ở nhiều nơi như Uran, sông Đông và các nơi khác, Cách mạng đang trong tình trạng nguy cấp, cần phải tổ chức đấu tranh chống lại bọn phản cách mạng, trước hết là đối với vùng Êrenbua - nơi đó bọn Đutốp đang tập trung binh lực chuẩn bị đánh chiếm.

        Chủ tịch Ủy ban Quân sự Cách mạng, Calắcchiônốp triệu tập Hội nghị. Trong cuộc họp ông đề nghị:

        “Cần phải tổ chức Bộ Tư lệnh thống nhất các lực lượng vũ trang của Samara. Tôi đề nghị do đồng chí Bliukhơ làm Tổng chỉ huy, Đại đội trưởng Samara - Sađruski làm Tham mưu trưởng. Mọi người ai có ý kiến gì không ?”.

        Bliukhơ không ngờ lại có kiến nghị như vậy, anh đứng dậy kiên quyết nói:

        “Tôi không thể đồng ý với đề nghị của đồng chí Calắcchiônốp. Tổng chỉ huy phải do Đại úy Sađruski đảm nhiệm. Anh ấy hơn hẳn tôi, đã tốt nghiệp Học viện Quân sự, đã từng chỉ huy Đại đội pháo binh ở ngoài tiền tuyến. Còn tôi khi đó chỉ là một người lính thường. Xin hãy hiểu đúng ý kiến của tôi, không phải là tôi sợ trách nhiệm, mà là thấy làm như thế có lợi hơn.

        Toàn thể đảng viên cộng sản đồng ý với ý kiến của Bliukhơ và rồi anh nhận làm Tham mưu trưởng cho Tổng chỉ huy Sađruski. Họ triệu tập các Đội Xích vệ của các Thành phố lân cận, đồng thời gửi điện cho Ecachêrenbua và Primu, đề nghị họ điều quân tới. Ít lâu sau có một Đại đội từ Pêtôgrát tới, Đại đội trưởng là Chuẩn úy Hải quân Sécgây Páplôp, chính là Páplốp - người lính thủy đã nhận lệnh của Lênin mang Hạm đội của Biển Pôrô đến Môkimôp phá hủy Bộ Tư lệnh của quân đội Nga hoàng. Hồi đó Tướng Đukhơnin2 do chống lại cách mạng nên đã bị bỏ mạng dưới lưỡi lê của các lính thủy. Đại đội của Páplốp toàn là những lính thủy của Hạm đội Pôrô có kinh nghiệm chiến đấu và anh dũng vô song.

--------------------
        l. Tương tự như Hội đồng nhân dân.

        2. Đukhơnin (1876-1917) một trong những tên đầu sỏ hoạt động chống lại cách mạng Nga.

Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #51 vào lúc: 14 Tháng Chín, 2019, 11:22:31 pm »


        Ngày 20 tháng 12, Đại đội của Páplốp mệnh danh là “Đại đội cơ động phương Bắc” được phái đến Trốitscơ - nơi tập kết của bọn phỉ Đutốp. Các chiến sĩ của Đại đội từ trên xe lửa nhảy xuống, vừa chiến đấu vừa tiến về Trôítscơ, đồng thời nhanh chóng bao vây và giải phóng được Thành phố này từ tay bọn phỉ. Tiếp đó lại cho quân tiến về Ôrenbua.

        Lúc này Bliukhơ lại thay Calắcchiônốp làm Chủ tịch Ủy ban Quân sự Cách mạng Sơriapinscơ. Theo đề nghị của anh, tất cả các đội quân đều được phái đến Orenbua và ít lâu sau thì Orenbua cũng được giải phóng. Ngày 23 tháng 1 năm 1918, Lênin trong thư gửi cho nhân dân, Người đã viết: “Orenbua cuối cùng đã trở về với chính quyền Xô viết, Đutốp đã phải cùng với một nhóm quân của chúng chạy trốn. Toàn bộ các cơ quan chính phủ ở Ôrenbua đều thuộc về tay quân đội Xô viết. Chính quyền đã thuộc về công nhân, quân đội và nông dân Ôrenbua và Xô viết Côdắc đã tuyên bố thành lập chính quyền địa phương”.

        Nhưng quân đội của bọn Bạch vệ Côdắc vẫn chưa bị tiêu diệt hết, mà chúng chỉ chạy tán loạn ra khắp nơi. Bliukhơ nhận được tin, bọn chúng đang bao vây Truítscơ. Anh liền cho quân tập trung đến cứu Truítscơ, nhưng lần này thì Đutốp cũng lại chạy thoát, hắn mang theo hơn 100 quân chạy đến vùng Thảo nguyên lớn của Trung Á.

        Bliukhơ được triệu tập gấp về Ôrenbua để báo cáo tình hình. Nhưng dọc đường chẳng may bệnh cũ lại tái phát,do đó Vaxili Côngstăngtinôvích không về đến được Bộ Tư lệnh, mà phải vào nằm trong Bệnh viện. Philip Ivanovich Grôskin - Ủy viên quân sự đã vào Bệnh viện thăm anh và thôi thúc anh sớm xuất viện, vì công việc quá nhiều. Bliukhơ hoàn toàn hiểu được tình hình, cho nên sau khi Grôskin vừa đi khỏi anh thử đứng dậy và đi vài bước nhưng rồi lại ngã khuỵu xuống, hai chân anh không đỡ nổi thân thể nữa. Anh yêu cầu Bệnh viện cấp cho mình gậy để chống, các y tá bèn mang gậy đến cho anh và còn nói một cách châm chọc: “Hãy chống gậy mà đi xung phong, ghê gớm thật!”

        Ngày mùng 5 tháng 10, cuối cùng Bliukhơ cũng chống gậy về gặp ủy viên Quân sự Grôskin. Ông này liền giao cho anh một văn bản vừa in xong:

        “Văn bản này gửi cho đồng chí Vaxili Bliukhơ.

        Ủy ban Quản sự Bang bổ nhiệm đồng chí làm Tổng chỉ huy quân đội của các vùng chung quanh Ôrenbua, tất cả các Đội trưởng phải phục tùng mệnh lệnh của đồng chí Bliukhơ vô điều kiện".

        “Quân đội làm gì có Tổng chỉ huy ?” -Bliu.khơ hỏi.

        Grôskin đáp:

        “Đồng chí có thể mang Trung đoàn Hồng quân Uran số 1 ở đây đi, nó vừa được thành lập theo Pháp lệnh mới của Ủy ban Nhân dân, các chiến sĩ là công nhân tình nguyện, còn các chỉ huy thì đều là sĩ quan cũ, chúng tôi đã ký Hợp đồng với họ 6 tháng. Ngoài Trung đoàn Uran ra, đồng chí có thể lấy thêm Đại đội kỵ binh Êcachêrenbua, còn Sêriapinscơ cũng có thể cấp cho đồng chí một Đại đội công nhân và một Đại đội Pháo binh. Khi đến Samara hoặc Quybixép thi cũng còn có thể tăng cường thêm một Đại đội bộ binh và một Đại đội Pháo nữa.

        Hôm sau, đoàn tàu quân dụng khởi hành. Bliukhơ gặp Quybixép ở Samara, anh đã báo cáo với ông về tình hình sau khi chia tay với ông. Quybixép cười và bảo:

        “Tổng chỉ huy, đồng chí xem này. Đồng chí còn nhớ văn thư của Trung đoàn hậu bị 102 không? Đồng chí còn nhớ buổi nói chuyện vào tháng 11 năm ngoái tại bên cạnh cái bàn này không? Sao hồi đó đồng chí còn nhút nhát quá... ”.

        “Thưa đồng chí Quybixép, tôi bây giờ cũng vẫn còn nhát gan. Tôi xin phép được nói những điều mà tôi nghĩ với đồng chí. Trong giai đoạn này tôi có học được một số điều. Tôi đã đọc được một số sách và cũng đánh được một số trận. Nhưng cái tên Tổng chỉ huy nghe nó kêu quá và nó đè lên đầu tôi đến nỗi tôi không thở được. Đồng chí nên nhớ rằng tôi chỉ được học 2 năm tiểu học ở Trường của Giáo hội, về sau này là tôi tự học. Và còn chuyện bị thương cũng không làm tôi yên ổn. Nhưng đã cứu vãn được cái mà Đảng của chúng ta “cần”, đã đến lúc không còn chỗ lùi. Lênin nói “cần” thì tôi sẽ làm tất cả những gì “cần làm” .

        Quybixép không thể giúp anh tăng thêm quân số, nhưng ông hứa sẽ tổ chức thêm 2 Đại đội nữa, khi nào xong lập tức phái ngay đến chỗ anh, và ông đã làm đúng như vậy.

        Nhưng bọn địch tiến đến gần hơn so với sự suy nghĩ của mọi người. Cách Samara không xa là đã có đánh nhau. Đành phải chiến đấu giành lại từng ga xe lửa một, sau đó sửa chữa đường sắt rồi lại tiến lên. Trong những trận chiến đấu đó, các sĩ quan cũ của quân đội Nga hoàng đã giúp anh rất nhiều, và Bliukhơ cũng học được ở họ khá nhiều. Ví dụ: Đoàn tàu chở quân đội ở ga xe lửa Catơrupan bỗng nhiên bị súng máy tập kích.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #52 vào lúc: 14 Tháng Chín, 2019, 11:23:01 pm »


        Bliukhơ từ trong toa xe nhảy ra ngoài, mọi người cũng nhảy loạn cả lên, có người thì ngã và có người thì đâm vào nhau, rất là rối loạn. Thậm chí Bliukhơ còn không biết là chúng bắn từ hướng nào tới. Đột nhiên, vang lên một khẩu lệnh nghiêm khắc: “Toàn tiểu đoàn tập họp!”. Mọi người vội chạy tới chỗ phát ra khẩu lệnh đó. Khi đó anh trông thấy Trung tá Páplixép đã dẫn đầu các chiến sĩ xông lên và chiếm được ngôi nhà mà bọn Bạch vệ đặt súng máy bắn ra. Bliukhơ vừa về đến toa xe đặt Bộ Tư lệnh của mình thì đã thấy Páplixép chạy đến báo cáo:

        “Đội phục kích của địch đã bị tiêu diệt, quân ta đã thu được một khẩu súng máy và 12 súng bộ binh”.

        “Cám ơn đồng chí Ivan Stefanovich !”.

        Trong những trường hợp đó thì thường nói là: “Thay mặt cho quân đội cảm ơn đồng chí.”

        Stefanovich cười và nói: “Tôi chỉ chấp hành chức trách tối thiểu của mình”.

        Bliukhơ rất thích tác phong nhanh nhẹn sảng khoái của người quân nhân đó, anh tận mắt nhìn thấy, một khẩu lệnh quyết đoán và kiên định đã có tác dụng động viên trong giờ phút nguy nan như thể nào. Đây cũng là một môn học đối với Bliukhơ.

        Cuối tháng 5, tình hình trở nên xấu đi. Có tin tức nói rằng, một Quân đoàn lính Tiệp Khắc từ Sibêri được chuyển bằng đường sắt đến Vlađivôtstốc để sang Châu Âu đã làm phản. Ngày 27 tháng 5, bọn Tiệp Khắc bạo loạn đã đánh chiếm Sơriapinscơ, chúng bắt đầu tấn công về hướng Samara. Tình thế ấy làm cho Phương diện quân do Craoki Đinôviép chỉ huy trong đó có quân của Bliukhơ sát nhập vào đã mất đi hậu phương bảo đảm cung cấp vật chất và quân dự bị. Tư lệnh Phương diện quân Đinôviép phái quân của Bliukhơ đón đánh quân phỉ Tiệp Khắc ở gần Buchurúc.

        Nhưng, Bliukhơ và Đại đội của anh không đến được Buchurúc, ngày 28 tháng 6 anh đã theo bộ đội rút về Ôrenbua. Trong Hội nghị của Phương diện quân, Tư lệnh Craoki Đinôviép tuyên bố:

        “Quân đội cần phải rút về hướng Tasơken. Đó chính là con đường duy nhất thích hợp và an toàn”.

        Bliukhơ không đồng ý với ý kiến đó của Tư lệnh Phương diện quân. Anh đứng dậy hắng giọng hai ba lần rồi mới nói:

        “Đồng chí Đinôviép nói tương đối có sức thuyết phục và tựa như đúng đắn. Nhưng tôi không thể đồng ý với ý kiến đó. Con đường an toàn không bao giờ là con đường đúng đắn. Tôi cho rằng con đường hành quân tốt nhất là tiến lên phía Bắc, là đến Sơriapinski và Ôrenbua, chúng ta đi vào hậu phương của quân địch, vừa có thể chia cắt được bọn địch, vừa có thể có sự hỗ trợ cho Hồng quân trong những ngày gian nan này. Chúng ta có thể tập hợp được những Đại đội công nhân đã bị chia cắt về với chúng ta. Đây là một con đường gian khổ. Chúng ta sẽ tiến lên dọc theo hỏa tuyến, chứ không phải là tiến lên theo con đường có sức chống cự nhỏ nhất”.

        Đinôviép chưa kịp bác bỏ thì Nicôla Caxilin Đại đội trưởng Đại đội phương Nam, nguyên là sĩ quan Cô dắc đã ủng hộ ý kiến của Bliukhơ. Anh ta nói, trong hậu phương của bọn Bạch vệ như: các Thành phố Uran thượng, Pêrôlếchscơ, Paimác v.v... vẫn còn có các Đại đội công nhân của chúng ta.

        “Chúng ta không có quyền bỏ rơi những người bạn của mình trong cơn hoạn nạn, tôi đi theo đồng chí Bliukhơ”.

        Cuổì cùng Đinôviép cũng quyết định phân làm hai đường, ai bằng lòng đi theo Bliukhơ thì đi theo anh. Số người còn lại sẽ theo ông đi Tátsơken.

        Bliukhơ về đến Đại đội của mình, anh giới thiệu về tình hình trước mắt và cuộc thảo luận trong Hội nghị, tiếp đó anh hỏi:

        “Ai cảm thấy mình cơ thể suy yếu ốm đau hoặc đồng ý đi Tasơken thì đứng ra khỏi hàng”.

        Nhưng rồi chẳng có ai muốn đứng ra khỏi hàng cả, mọi người đều quyết định đi theo Bliukhơ. Vaxili đã lấy danh nghĩa Cách mạng để cảm ơn sự giác ngộ và dũng cảm của mọi người.

        Trong Hội nghị toàn thể, Nicôla Caxirin được bầu làm Tổng chỉ huy, còn Bliukhơ và em trai Nicôla là Ivan Caxirin được bầu làm phó cho Nicôla. Cũng trong thời gian đó, Bliukhơ vẫn là Đai đội trưởng Đại đội hỗn hợp Uran - đơn vị mạnh nhất trong toàn quân

        Thế là bắt đầu của những trận tập kích thần kỳ trong lịch sử Nội chiến. Đây quả thật là những trận bôn tập trong điều kiện hết sức gian nan, nhưng vô cùng gan dạ và anh dũng, thoát ly sự trợ giúp của quân ta và luồn sâu vào hậu phương địch.

        Ngày 20 tháng 10, các chiến sĩ không ngừng đánh lui các đội yểm trợ của địch vượt qua Paimắc tiến về phía Uran thượng, các trận địa của địch chủ yếu ở vùng này đều tập trung ở gần núi Idơvốt. Khi bắt đầu trận đánh thì tình hình rất gay go, bộ đội gặp phải tổn thất lớn, mặc dù đã chiếm được vùng xung yếu của núi này, nhưng rồi vẫn quyết định không tiến vào Thành phố Uran thượng, mà phải lui về Bêlôrêsưcơ. Trong chiến đấu, Tổng chỉ huy Nicôla Caxirin bị thương và em ông là Ivan Caxirin tiếp nhận nhiệm vụ chỉ huy.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #53 vào lúc: 14 Tháng Chín, 2019, 11:25:22 pm »


        Thế rồi, đội ngũ của Caxirin đã thông qua những cuộc chiến đấu liên tục mà vượt qua được vùng cư trú thù địch của người Côdắc. Nhưng tình hình Bêlôrêsưcơ cũng rất căng thắng: Tôxinski -  người lãnh đạo Bônsêvích của Bêlôrêsưcơ không kịp thời phát hiện được những hoạt động phản cách mạng của những sĩ quan Bạch vệ nguy như: Aipôrixôp, Cadiucốp, Pôxiukin V.V... từ trong Bộ Tư lệnh họ đã ra những mệnh lệnh làm tan rã hoạt động của bộ đội. Những phần tử phản cách mạng này câu kết với người của Đảng Xã hội và những tên sĩ quan Côdắc làm phản. Cuối cùng khi Tôxinski dùng mưu mẹo vạch trần âm mưu của chúng thì vào ngày 9 tháng 7 năm 1918 chúng đã bắn chết ông ở nhà riêng.

        Để xóa sạch tội ác chúng đã phao tin đồn nhảm là vì tranh giành quyền lực nên Tôrinski đã bị Caxirin hoặc Bliukhơ bắn chết. Trong một thời gian dài có nhiều người đã tin vào tin đồn đó. Nhưng có tài liệu đã chứng minh rằng, hôm Tôrinski bị bắn chết thì Bliukhơ và quân đội của anh đang ở một nơi cách Bêlôrêsưki hơn 50 km.

        Đội du kích, sau khi hội sư ở Chaốt của Bêlôrêsưki đã trở thành một đội quân tương đối lớn, đã có thể giáng trả những đòn mạnh mẽ vào Binh đoàn Tiệp Khắc và quân Bạch vệ. Trong Hội nghị Đội trưởng các Đội du kích, Caxirin vẫn được bầu làm Tổng Tư lệnh, còn Vaxili Bliukhơ thì được bầu làm Phó Tổng Tư lệnh.

        Về anh em Caxirin, Bliukhơ đã viết như sau: “Tôi không dám nói là họ đã hình thành những quan điểm chính xác và tự giác nhận thức được tác dụng về những hành động của mình , nhưng họ đã chống lại những cái cũ... ". Hồi ký của những người cùng thời đại với họ đã chứng minh lời nói của Bliukhơ là đúng. Nghe nói Ivan Caxirin hay làm dáng và ăn mặc tề chỉnh, thường xuyên khoác một chiếc áo choàng đỏ giống như Stefan Raxin1, nhưng anh ta lại rất mau lẹ dũng cảm, nói năng chắc chắn, rất có uy tín trong những người Côdắc.

        Nội chiến đã làm cho các dân tộc hội tụ lại với nhau, Trong đội nam Uran của Bliukhơ cũng có một Tiểu đoàn người các dân tộc, họ gồm người Hung Ga Ri, Thổ Nhĩ Kỳ, Ru ma ni và các dân tộc khác. Đội này hoạt động theo nguyên tắc chiến tranh du kích - có nghĩa là các quyết định đều phải thông qua Hội nghị liên tịch, và thường áp dụng cách biểu quyết bằng giơ tay; Tất nhiên là kỷ luật thì không nghiêm ngặt. Trong thời gian đó cũng nẩy sinh ra những ý kiến bất đồng: là ở lại Bêlôrêsưki hay là theo đề nghị của Bliukhơ đi hợp nhất với Hồng quân. Phần lớn mọi người đều ủng hộ kiến nghị của Bliukhơ.

        Các Đại đội trong khi quyết định chấp hành quyết định đó, đều phải chiến đấu gian khổ trên con đường tiến quân của mình. Họ tránh quân chủ lực của địch, vừa chiến đấu vừa bôn tập đã vượt qua hàng ngàn cây số, cuối cùng họ đã gặp được Hồng quân.

        Ủy viên quân sự cách mạng của Tập đoàn quân số 3 đã báo cáo với I. M. Svéclốp, Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương toàn Nga rằng: “Bộ đội của Bliukhơ đã hoàn thành cuộc hành quân trong điều kiện không thể tưởng tượng được, hoàn toàn có thể so sánh với cuộc hành quân của Suvôrốp năm trước ở Thuỵ Sĩ. Chúng tôi cho rằng, quản đội Nga cần phải tỏ lòng cảm ơn và biểu dương những lãnh tụ anh hùng đã viết nên một trang sử quang vinh mới cho quân đội non trẻ của chúng ta”.

        Chính trong những tháng năm đó, Nhà nước đã ban hành Huân chương Cờ đỏ của Liên Xô, dùng để khen thưởng “Sự gan dạ đặc biệt và anh dũng trong hoạt động chiến đấu trực tiếp”cho công dân Liên bang Nga. Ngày 28 tháng 9 năm 1918, Đoàn Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương toàn Nga đã quyết định tặng Huân chương Cờ đỏ cho đồng chí Bliukhơ.

        Sau khi Bliukhơ đã chỉ huy Đội quân liên hợp của mình hoàn thành cuộc hành quân bôn tập đường dài và hội quân được với Bộ đội của Tập đoàn quân số 3 của Hồng quân thì sinh ra một vấn đề là từ nay về sau nên làm như thế nào. Tất nhiên là đội quân du kích cần phải cải biên thành quân chính quy. Hồi đó đã làm như thế này. Ngày 20 tháng 9, Đội du kích hỗn hợp Uran được tổ chức lại thành Sư đoàn Uran số 4, Bliukhơ được bổ nhiệm làm Sư đoàn trưởng. Công tác tổ chức lại được làm rất nhanh, bởi vì tình hình ở ngoài tiền tuyên đang nguy cấp. Tập đoàn quân số 3 tổn thất rất nghiêm trọng, gần như không ngăn chặn được sự tiến công của quân địch. Bởi vậy chỉ đến ngày thứ 4 sau khi được tổ chức lại, tức là ngày 24 tháng 9, các chiến sĩ đã lao vào cuộc chiến đấu với danh nghĩa là Hồng quân. Trong cuộc họp với các chiến sĩ , Bliukhơ nhắc nhở quân đội của ông là phải nhớ kỹ lấy chặng đường vẻ vang đã qua và kêu gọi họ đừng bôi nhọ niềm vinh quang của Đội du kích. Sư đoàn Uran số 4 đánh lui được nhiều đợt tiến công của địch và đưa đội hình tiến về phía trước.

----------------
        1. Stefan Raxin (1630-1671), Côdắc sông Đông, lãnh tụ cùa cuộc dấu tranh nông dân
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #54 vào lúc: 15 Tháng Chín, 2019, 02:20:24 pm »


        Ngày mùng 2 tháng 10 Sư đoàn Uran số 4 tận dụng yếu tố bất ngờ đánh chiếm được Thành phố Crátnôufimscơ. Bị một cú đột kích chưa từng có, Tướng Caita chỉ huy quân Bạch vệ của hướng này đã phải xin cấp trên cứu viện, hắn nói: “Tập đoàn quân số 3, sau khi được quân của Bliukhơ và Caxirin bổ sung, đang từ hướng Crátnôufimscơ gây sức ép, buộc Sư đoàn Iacútscơ của tôi phải thoái lui. Bởi vậy cần phải gấp rút viện trợ cho Sư đoàn này”. Từ đó ta cũng thấy được là Tướng Bạch vệ cũng biết đến đại danh của Bliukhơ , xem ra từ ngày đó tiếng tăm của ông cũng đã lừng lẫy.

        Bộ chỉ huy Bạch vệ phái một đội dự bị tăng cường cho Tướng Caita. Có thêm lực lượng, Caita chuẩn bị phát động một cuộc tiến công mới. Ngày 9 tháng 10, đã viết về cuộc tiến công đó như sau: “Cấp trên ra lệnh cho tôi phải chiếm Thành phố Piếcma, tôi quyết định đánh từ hướng Cuốccan, còn các hướng khác thì chỉ kiềm chế kẻ địch. Như vậy là nơi chúng dự định tấn công chính là địa bàn của Sư đoàn Bliukhơ. Một cuộc chiến đấu vô cùng ác liệt nổ ra, nhưng những mục tiêu mà bọn Bạch vệ muốn đột kích thì đều bị Bliukhơ đập tan. Rất nhiều người tham gia cuộc chiến đấu đó và cả những người ở hướng bên cạnh cũng còn nhớ rõ, lúc bấy giờ toàn bộ chiến tuyến đều chăm chú theo rõi cuộc chiến đấu mang tính quyết định ở chỗ Bliukhơ. Vì mọi người đều biết rõ rằng, nếu trận địa đó không giữ được thì sẽ làm suy yếu cả Tập đoàn quân số 3 và cũng có nghĩa là cả hướng đó sẽ không giữ được.

        Sư đoàn của Bliukhơ đã trụ vững được. Đồng chí Ủy viên Ủy ban Quân sự Cách mạng của Tập đoàn quân số 3 đã viết những dòng vô cùng vui mừng phấn khỏi như sau: “Hỡi những con Đại hàng Uran ! Các bạn có thể tự hào mà nói rằng, các bạn đã hoàn thành thiên chức của Cách mạng. Lòng dũng cảm và ý chí kiên cường của các bạn là tấm gương cho những quân nhân khác... ”.

        Nguyên nhân nào đã làm cho Bliukhơ giành được thành công trong những ngày đó? Xem ra thì có một nguyên nhân chủ yếu, là Bliukhơ hiểu rằng, cũng có thể là trong ý thức ông hiểu được thực chất của thời đại đó: Sau khi các chiến sĩ được vũ trang tư tưởng cách mạng thì họ sẽ có một tình cảm mới, hăng say lao vào cuộc chiến đấu. Do hiểu được đạo lý ý chí là nhân tố quyết định nên Bliukhơ luôn luôn cổ vũ và khêu gợi những tình cảm cách mạng trong các Hội nghị. Các chiến sĩ và cán bộ chỉ huy rất tin vào lời nói của ông, mọi người đều quyết tâm hoàn thành những nhiệm vụ chiến đấu phức tạp nhất.

        Vì lao lực quá mức và nhiều đêm mất ngủ, lại phải thường xuyên cưỡi ngựa, nên vết thương cũ của Bliukhơ tái phát, phải đi điều trị, do đó ông không thể tiếp tục ở trong đội ngũ được nữa. Khi từ biệt các chiến sĩ, ông đã nói những lời động viên khích lệ: “Các đồng chí thân yêu, phải xa các đồng chí, tôi rất buồn... người tôi tuy xa các đồng chí nhưng lòng tôi vẫn ở lại với các đồng chí. Trong những ngày chiến đấu cùng với các đồng chí, cũng là những ngày tôi rất vui. Tôi tin rằng, khi trở về chắc chắn sẽ thấy chí khí của các đồng chí cao hơn trước, vẫn tiến hành cuộc đấu tranh vì hạnh phúc của giai cấp vô sản, mà bất kỳ một thử thách nào cũng đều không thể lay chuyển nổi đại gia đình đoàn kết của chúng ta... ”.

        Trước lúc Bliukhơ ròi khỏi đơn vị thì Sư đoàn được đối tên thành Sư đoàn bộ binh số 30. Cái phiên hiệu đó được dùng trong một thời gian khá dài. Sau khi Bliukhơ trở về đơn vị, mãi đến tháng 12 năm 1918, lúc cục diện phía Đông của mặt trận trở nên căng thẳng thì ông mới lại nhận nhiệm vụ chỉ huy. Trong thời gian ông đi vắng, ngày 18 tháng 11, Ơmuscơ nổi loạn, bọn chúng đã thành lập chính quyền do tên Thượng tướng Hải quân Côdắc cầm đầu. Được sự giúp đỡ của các nước Đồng minh- Anh, Mỹ; quân đội của chúng được trang bị khá hiện đại, bọn chúng toan tiến lên phía Bắc - nơi quân đội Đồng minh đang chiến đấu. Ngày 29 tháng 11, quân Côdắc tiến hành một trận tập kích lớn, hòng đột phá vào thành phố Priôm. Đôi bên giao chiến dữ dội. Đúng lúc trận đánh diễn ra gay go ác liệt thì Bliukhơ trở về đơn vị. Ông lập tức nắm quyền chỉ huy đơn vị Sư đoàn bộ binh số 30 của mình, phái Trung đoàn Hải quân số 1 Crănsta tiến về hướng nguy cấp nhất. Trung đoàn này đánh lui nhiều đợt xung kích của bọn địch và không lùi một bưóc nào. Nhưng sau đó thì Trung đoàn bị bọn Bạch vệ bao vây, cuối cùng đã bị chúng tiêu diệt toàn bộ. Như vậy là phòng tuyến đã xuất hiện một lỗ hổng, quân địch có thể đột phá Priôm. Trong tình thế vô cùng nguy cấp đó, Bliukhơ liền phái Trung đoàn dự bị Bêlôrêsưcơ tới, đích thân ông cùng với Trung đoàn trưởng của đơn vị này dẫn bộ đội lao vào chiến đấu. Những công nhân được Bliukhơ chỉ huy đã không phụ lòng mong đợi của mọi người, họ chặn được bọn địch lại và bắt đầu đánh bật chúng ra. Bliukhơ thật sự được phúc tinh chiếu mệnh, ông chúc mừng Trung đoàn trưởng Brêgiơcôp và các chiến sĩ giành được thắng lợi.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #55 vào lúc: 15 Tháng Chín, 2019, 02:20:48 pm »


        Nhưng thể lực của mọi người đều suy sụp, không chịu nổi được cái rét khắc nghiệt của thời tiết, mặt khác những công nhân và lính thủy khi gia nhập quân đội trang bị rất kém. Thương vong trong chiến đấu, bị thương vì rét, ốm đau vì bệnh tật, nên quân số của bộ đội mỗi ngày một giảm, tất cả những cái đó đều ảnh hưởng đến sức chiến đấu của đơn vị. Bliukhơ biết là họ không thể nào đương đầu nổi sức tấn công của bọn địch được trang bị vũ khí đầy đủ. Ngày 21 tháng 12 Bliukhơ cho Sư đoàn của mình rút lui. Ngày 25 tháng 12 Piáôm rơi vào tay địch. Bọn Bạch vệ thừa thắng tiến tới bờ sông Tigama, thậm chí chúng còn định vượt sông Tigama ở gần Thành phố Api.

        Trong những ngày đó, tình báo của Bliukhơ bắt được một mệnh lệnh của Tướng Pêpêriacôp -  Quân đoàn trưởng Quân đoàn Sibêri số 1. Qua mệnh lệnh đó Bliukhơ biết ý đồ của Tướng Pêpêriacốp là đánh vào cánh trái của Sư đoàn 30 chiếm lấy Páplôsưcơ, vì vậy chúng đang tập trung quân chủ lực ở hướng này. Để đối phó với thủ đoạn của Pêpêriacốp, Bliukhơ chuẩn bị một phương án mà bọn địch không ngờ tới. Ông cho Lữ đoàn Crátsnôufimscơ hành quân vu hồi tấn công bàn đạp tập kết quân tiến công của chúng. Trận đó toàn thắng, tiêu diệt gọn bộ đội tinh nhuệ của Tướng Pêpêriacôp. Toàn Tập đoàn quân số 3 nhanh chóng thừa thắng chuyển sang tấn công. Từ đó quyền chủ động lại chuyển về tay Hồng quân. Chiến thuật vụ hồi kỳ diệu của Bliukhơ được cấp trên chú ý. Ngày 31 tháng 1 năm 1919, ông được bổ nhiệm làm trợ lý cho Tư lệnh Tập đoàn quân số 3.

        Nhưng chỉ ít lâu sau, bọn Bạch vệ tập hợp được binh lực và giành lại quyền chủ động trên chiến trường. Bọn chúng còn có khả năng hội sư với quân đội Mỹ, Anh.

        Cấp trên quyết định, xây dựng phòng tuyến cố thủ hậu phương ở trên bờ sông Viađơca. Ngày 3 tháng 4 năm 1919, Bliukhơ được bổ nhiệm phụ trách đơn vị xây dựng các công sự trên chiến tuyến сố thủ. Ông đã ngày đêm lo xây dựng công sự, đồng thời còn phụ trách việc tổ chức thành lập đơn vị dự bị. Đến mùa hè thì phòng tuyến này cơ bản đã xây xong, có thể dùng nó để ngăn chặn quân địch. Lúc đó tình hình ở ngoài tiền tuyến ngày càng nguy cấp, không lợi cho Hồng quân. Nhưng Vôrônchi - Tư lệnh tuyến phía Đông đã đánh trọng thương quân Bạch vệ thu hồi Priôm và Cuâncua. Hồng quân lại tiếp tục tấn công, nhưng sườn trái đã bị hở, cần phải nhanh chóng tăng cường. Bởi vậy theo quyết định của Vôrônchi, phải thành lập thêm Sư đoàn bộ binh số 51 và bổ nhiệm Bliukhơ làm Sư trưởng. Chiến sĩ của Sư đoàn này phần lớn là công nhân trong các nhà máy ở Uran, ông đã đưa Sư đoàn vượt qua dãy núi Uran tiến về phía Sibêri.

        Sư đoàn của Bliukhơ hành quân trong điều kiện hở sườn, dọc đường phải đánh lui các đợt đột kích của những toán quân Côdắc. Ngày 20 tháng 8 vượt qua sông Tôpua, ít lâu sau lại vượt qua sông Ơkits và đánh chiếm Thành phố Tôpôsưcơ.

        Quân của Bliukhơ lợi dụng ưu thế là hành quân dọc theo sườn quân địch để tiếp tục tiến về phía trước. Nhưng bọn Côdắc đã tập trung binh lực chặn đường tiến quân của Sư đoàn 51. Tháng 9 năm 1919 đôi bên đều lao vào chiến đấu, cuộc chiến đấu diễn ra rất ác liệt. Quân Côdắc buộc Tập đoàn quân số 5 của Tukhaxépski phải lui về sông Tôpô. Tập đoàn quân số 3 cũng đang bị nguy khôn.

        Nhưng các chiến sĩ của Bliukhơ thì được các chiến thắng cổ vũ, ông đã quyết định lợi dụng tình hình đó tiếp tục tiến lên. Bliukhơ phát hiện thấy có thể cắt đứt đường sắt ở hậu phương của quân địch, điểu này có thể làm cho quân Côdắc lâm vào tình trạng thiếu lương thực và trang bị. Côdắc cũng cảm thấy mối đe dọa đó, nên chúng đưa đội dự bị vào cuộc chiến và cho cả máy bay đối phó với Sư đoàn của Bliukhơ.

        Sau khi quân Côdắc đánh lui Tập đoàn quân số 3 và chiếm được Tôpôsưcơ thì chúng cho rằng thắng lợi đã cầm chắc trong tay. Để đẩy nhanh việc giành thắng lợi, Tướng Côsắc đã thân chinh ra tiền tuyến chỉ huy. Còn Bliukhơ thì một mặt phải động viên tinh thần chiến sĩ, một mặt phải đưa bộ đội luồn sâu vào hậu phương của Tập đoàn quân Tôpôsưcơ của địch. Nhưng vì biết rõ binh lực mạnh của Bạch vệ đang ở trước mặt, cho nên Bliukhơ không tấn công vào Thành phố Tôpôsưcơ. Quân Côdắc vẫn tiến hành bao vây quân của Bliukhơ chúng tung ra một số truyền đơn dụ hàng, chúng dọa rằng có chống cự cũng vô nghĩa. Sư đoàn 51 vẫn kiên cường chiến thuật đột kích và né tránh Quân Côdắc liền thắt chặt vòng vây, tấn công hết đợt này đến đợt khác. Các chiến sĩ của Bliukhơ còn lại ngày càng ít, đạn dược và lương thực cũng gần cạn. Cảnh ngộ đó rõ ràng là vô cùng nguy cấp, không ai có thể giúp đỡ được bộ đội đang bị vây. Nhưng Bliukhơ vẫn tích cực tìm cho được một lối ra, ông không dùng cách chiến đấu đến viên đạn cuối cùng và đến hơi thở cuối cùng, mà quyết định dùng hành động tích cực để cứu lấy bộ đội của mình. Xuất phát từ ý tưởng quyết chiến ông dùng 200 chiến sĩ để tổ chức thành một phân đội chiến đấu, bổ nhiệm Tiểu đoàn trưởng Cácsencô làm chỉ huy dẫn phân đội men theo đầm lầy, vu hồi tấn công hậu phương quân địch, đánh thắng vào phía sau đội hình của quân địch đang tấn công Sư đoàn 51. Khi Bliukhơ nghe thấy tiếng hô “ Ura!” vang lên thì cũng là lúc đôi bên bắt đầu nổ súng và đánh giáp lá cà. Quân địch bất ngờ bị đánh vỗ mặt, đánh thúc lưng, chúng kinh hoàng đội hình chiến đầu tan vỡ phải bỏ chạy. Lãnh đạo Tập đoàn quân đã nhân thắng lợi đó, điều chỉnh lại trận thế loại trừ sức ép của đối phương, bảo đảm an toàn sườn đội hình Tập đoàn quân. Sư đoàn 51 của Bliukhơ tiếp tục, hành tiến chẳng bao lâu tiến vào Tôpôsưcơ.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #56 vào lúc: 15 Tháng Chín, 2019, 02:21:23 pm »


        Tại đây Bliukhơ lại nhận được lệnh mới. Toàn bộ đạn dược và lương thực của Sư đoàn phải thồ trên lưng ngựa, rồi hành quân men theo rừng rậm và đầm lầy vòng qua sườn của quân Côdắc tiến về Amuascơ. Thực hành một trận tập kích vu hồi chớp nhoáng phối hợp với hướng chính do Sư đoàn 27 và 30 đảm nhiệm. Kết quả của trận đánh gian khổ táo bạo này là: ngày 11 tháng 11 Hồng quân giải phóng Amuascơ, quân Côdắc buộc phải tháo lui về vùng Веса.

        Mùa hè năm 1920, miền Nam nước Nga và mặt trận phía Tây lại rơi vào tình trạng nguy cấp. Đầu tháng 8, Sư đoàn bộ binh 51 của Bliukhơ lại được điều từ Sibêri đến đối phó với Tập đoàn quân Côdắc do Frăngcô chỉ huy.

        Tướng Sraxép - Tư lệnh quân Bạch vệ ở vùng Đniép nhận được lệnh là phải nhổ bằng được lô cốt đầu cầu hữu ngạn sông Đniép của Hồng quân và tiêu diệt hết số quân ở đó. Cuộc tấn công của Sraxép rất dữ dội, các Sư đoàn của Hồng quân bắt đầu phải rút lui, chỉ còn có Sư đoàn số 51 của Bliukhơ là làm nhiệm vụ cố thủ và đánh trả các đợt tấn công của địch. Quân của Sraxép sau khi điều chỉnh lại cách bố trí thì chúng lại tìm cách tấn công, ở một số nơi chúng đã mở được đột phá khẩu vào phòng tuyến của Bliukhơ. Nhưng các cánh quân bảo vệ hai bên sườn thì chỉ hơi co lại một chút, chứ không rút lui. Tinh thần ngoan cường đó quả thật đã làm cho quân Bạch vệ phải nể sợ. Thậm chí trên báo chí của bọn chúng phải thốt lên: “Họ đã điều một Sư đoàn mới được huấn luyện tốt đến và toàn bộ các chiến sĩ đều là đảng viên cộng sản. Toàn bộ các chỉ huy đều là những sĩ quan củ đã về hàng Bônsêvích đảm nhiệm. Người cầm đầu là một vị Tướng Đức - Bliukhơ... cầu xin Thượng đế bảo hộ, để cho hắn phải bỏ mạng dưới tay các chiến sĩ dũng cảm của chúng ta".

        Bliukhơ đánh lui các cuộc tiến công của địch, giữ vững được lô cốt đầu cầu Caxépca.

        Tháng 9, để chiến đấu chống lại Frăngcô, Hồng quân đã thành lập Phương diện quân phía Nam, Vôrônchi được bổ nhiệm là Tư lệnh Phương diện quân nàv. Sau khi Vôrônchi đến tiền tuyến, ông đã áp dụng biện pháp cần thiết là đổi cụm chiến đấu ở hữu ngạn sông Đniép thành Tập đoàn quân số 6 đồng thời quyết định xây dựng chiến lũy Caxépca ở gần lô cốt đầu cầu Caxépca. Vôrônchi hiểu rằng, Frăngcô muốn đánh thông một con đường để hội sư với quân đội Ba Lan, nếu cứ giữ nguyên lô cốt đầu cầu thì chẳng những có thể ngăn cản được bước tiến của Frăngcô mà còn có thể đánh vào sườn của Frăngcô bất cứ lúc nào, đồng thời lại có thể tiến hành phản đột kích vào hậu phương của chúng. Vôrônchi cũng biết rằng, không đòi nào Frăngcô lại để cho một cái lô cốt đầu cầu như thể án ngữ trong hậu phương của hắn. Bởi vậy, cái lô cốt đầu cầu này phải được xây dựng thật chắc chắn; mặt khác, phải có một người chỉ huy kiên cường và tin cậy. Vôrônchi cho rằng Bliukhơ là con người như vậy. Cho nên ông đã giao nhiệm vụ xây dựng chiến lũy Caxépca cho Bliukhơ và dùng sư đoàn 51 để phòng vệ chiến lũy.

        Bliukhơ cùng với công trình sư Cácpâyxép tiến hành một số lớn công việc xây dựng và củng cố trận địa phòng ngự “chốt”. Bên ngoài chiến lũy được chăng nhiều lớp dây thép gai, đào nhiều hào chống tăng, đồng thời còn bố trí nhiều ổ đề kháng đặt súng phun lửa và phóng lưu đạn. Ngoài ra, Bliukhơ dự kiến sẽ có xe tăng tấn công, nên ông đã giảng giải cho các chiến sĩ để họ không sợ con quái vật bằng thép này; vì tính cơ động của xe tăng kém, tầm nhìn lại hạn chế, thậm chí nó có luồn vào phía sau thì cũng không nên tháo lui. Tóm lại là Bliukhơ đã làm được một số lớn công việc để củng cố chiến lũy đồng thời còn tăng cường thêm pháo chống tăng, sẵn sàng đánh lui các đợt tấn công của địch.

        Tất nhiên là Frăngcô quyết định phải nhổ bằng được cái gai trước mắt đó, làm cho bờ hữu ngạn mãi mãi không còn chướng ngại vật, hắn tung vào trận đánh khá nhiều binh lực, điều đến khu vực này nhiều xe tăng, xe bọc thép, máy bay và bộ đội tinh nhuệ. Tất cả những lực lượng khí tài đồ sộ ấy đều tập trung trong một vùng đất chật hẹp chỉ để đè bẹp sư đoàn của Bliukhơ. Ngày 14 tháng 10, sau khi đã nã hàng loạt pháo vào trận địa, quân Bạch vệ được lệnh xung phong. Bọn địch vượt qua hàng rào dây thép gai, tiến giáp lá cà với quân đội phòng ngự, nhưng các chiến sĩ kiên cường của Bliukhơ không hề nao núng, họ chờ cho xe tăng địch đến gần, mối dùng súng bộ binh bắn, cách ly bộ binh địch với xe tăng của chúng, sau đó nã pháo tiêu diệt xe tăng. Chỉ trong nháy mắt đã diệt gọn 7 xe tăng và xe bọc thép của chúng.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #57 vào lúc: 15 Tháng Chín, 2019, 02:23:30 pm »


        Frăngcô tung đội dự bị vào chiến đấu, nhưng cũng chẳng làm nên trò trống gì. Vôrônchi động viên cổ vũ Bliukhơ, ông nói hiện nay trên chiến tuyến của Bliukhơ chẳng những quyết định vận mệnh của lô cốt đầu cầu mà còn quyết định cả vận mệnh của toàn chiến cục. Bởi vậy ông yêu cầu Bliukhơ phải bằng mọi cách động viên các chiến sĩ của mình kiên quyêt giữ vững trận địa chờ cho đến khi bọn địch bị tổn thất nặng và sức tàn lực kiệt thì đưa sư đoàn của mình vào phản công. Vôrônchi về sau này đã viết: “Đội quân anh dũng dưới sự chỉ huy của Bliukhơ chang những đã đánh lui các đợt tiến công của quân địch, mà còn chuyển sang phản kích mạnh mẽ, đập tan chúng đồng thời còn chiếm được trận địa phối thuộc của chúng, bắt được 10 xe tăng, 5 xe bọc thép, hơn 70 súng máy cùng nhiều chiến lợi phẩm khác”.

        Tài chỉ huy và công lao của Bliukhơ đã được Ban Chấp hành Trung ương toàn Nga biểu dương và thưởng cho anh một chiếc đồng hồ vỏ vàng, bên trong có khắc hàng chữ: “Thưởng cho chiến sĩ trung thành của Hồng quân công nông. Ban Chấp hành Trung ương toàn Nga”.

        Bộ đội cuả Bliukhơ truy kích địch cho đến chiến lũy Brêcốp thì dừng lại, bởi vì nếu chỉ dựa vào lực lượng của mình thôi thì không thể nào công phá nổi cái chiến lũy kiên cố này. Frăngcô đem tàn quân chạy về Crimê. Địa hình của chiến lũy Brêcốp nhỏ hẹp, bọn địch lại lợi dụng chiến lũy cũ của Thổ Nhĩ Kỳ để xây dựng trận địa phòng ngự vững mạnh. Chiến lũy Thổ Nhĩ Kỳ nằm chắn ngang hết cả hẻm núi, cao tới 8 mét, chạy dài tới 11km, phía trước chiến lũy lại có một con hào sâu 9 mét và rộng hơn 20 mét, ngoài ra còn có mấy lớp rào dây thép gai, kèm theo những công sự gần đó có đặt súng máy và đại bác để bắn quét. Tất cả những cái đó làm cho phòng tuyến này hầu như không thể công phá được. Bởi vậy Frăngcô không còn lo lắng gì, thậm chí hắn còn nói: “Chúng ta đã làm được khá nhiều công việc chuẩn bị, từ nay về sau cũng còn phải làm nhiều việc nữa, nhưng có thể nói Crime là nơi mà Hồng quân không thể công phá được”.

        Dưới sự lãnh đạo của Vôrônchi, quân đội bắt đầu chuẩn bị tấn công. Tập đoàn quân số 6 do Cáckhơ chỉ huy được lệnh tấn công vào chiến lũy này. Sau khi đã trinh sát kỹ. Vôrônchi và Bliukhơ quyết định tấn công theo hướng vịnh Sêvát. Bơi vì vịnh này vào mùa khô thì có thể lội qua được. Nhưng nếu xem xét kỹ một chút thì khi đó thời tiết đã sang thu, nước rất lạnh, có một số chỗ thậm chí nước còn đóng thành một lốp băng mỏng, cho nên việc lội qua vịnh không còn là chuyện giản đơn. Vì dự kiến nếu đánh theo hướng này thì hiệu quả rất lớn, cho nên Vôrônchi quyết định vẫn cứ tiến công.

        Hai tiểu đoàn của Bliukhơ và sư đoàn 15 cùng sư đoàn 52 được lệnh vượt qua vịnh Sêvát. Họ đã vượt qua quãng đường 10 km nước sâu tới ngực, mất hơn 3 tiếng đồng hồ. Khi lên đến bò hỏa lực của Sư đoàn 152 và Tiểu đoàn còn lại của Bliukhơ lập tức nổ súng ào ạt tấn công chiến lũy.

        Lúc đó Tư lệnh Phương diện quân Vôrônchi và Tư lệnh Tập đoàn quân số 6 đều đang ở chỗ Bộ Tư lệnh của Bliukhơ. Đợt tấn công lần thứ nhất không thành công. Vôrônchi lại ra lệnh tổ chức đợt tấn công mói. Đúng 7 giờ tôi, đợt tấn công lần thứ hai bắt đầu. Sư đoàn 152 và Trung đoàn đột kích số 1 bị thương vong khá nhiều, hầu như chỉ còn lại khoảng 60% quân số. Nhưng những chiến sĩ còn lại vẫn tiếp tục tiến lên. Tuy vậy đợt tấn công này cũng không thành công. Ban đêm nước thủy triều trên vịnh Sêvát lại lên và cắt mất đường rút lui của các Sư đoàn đã lên bờ. Vôrônchi ra lệnh cho Bliukhơ tiếp tục xung phong một lần nữa, và bằng mọi cách phải chiếm được chiến lũy Thổ Nhĩ Kỳ, nếu không thì các Sư đoàn đã vượt qua vịnh Sêvát sẽ bị tiêu diệt. Đến 11 giờ đêm, Bliukhơ ra lệnh cho các chiến sĩ của mình xung phong tấn công một lần nữa, nhưng cũng vẫn không chiếm được chiến lũy. Các chiến sĩ khi gần tiếp cận được với hàng rào dây thép gai thì đều bị đánh lui. Nhờ có đêm tối, bộ đội của Bliukhơ bí mật phát triển tới chiến hào. Ở dưới chiến hào, các chiến sĩ ở vào góc chết, hỏa lực súng máy của bọn địch trên chiến hào không bắn tới được họ. Các chiến sĩ men theo chiến lũy tiến lên, vòng qua sườn phải của chiến lũy và bất ngờ tấn công vào bọn địch phòng ngự ở phía sau chiến lũy.

        Quân của Frăngcô hốt hoảng rút lui và bắt đầu cố thủ ở trận địa Isơn. Cả Bliukhơ và Vôrônchi đều hiểu được rằng nhất thiết không được để cho bọn địch cố thủ tại đó. Trong đêm tối, vì bị thương vong nhiều và rất mệt, các chiến sĩ tạm rút xuống để chấn chỉnh đội hình chuẩn bị đợt tấn công mới. Đúng lúc đó, Sư đoàn quân tinh nhuệ Látvia tăng viện cho Bliukhơ Tiểu đoàn 151. Để ngăn chặn cuộc tấn công của Hồng quân, Frăngcô đã điều 20 chiến hạm đến vịnh Isơn, dùng pháo của các hạm tàu phối hợp với pháo mặt đất cùng bắn vào trận địa của Hồng quân. Mặc dù như vậy, Hồng quân vẫn tiếp tục tiến công. Đến mờ sáng ngày 11 tháng 11, các chiến sĩ Hồng quân đã xung phong đánh giáp lá cà trong suốt 1 ngày trời và lần lượt chiếm được phòng tuyến thứ nhất, thứ hai và thứ ba.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #58 vào lúc: 15 Tháng Chín, 2019, 02:24:31 pm »


        Dưới đây tôi xin trích một đoạn trong báo cáo của Bliukhơ, ông viết: “Sư đoàn đã hoàn thành nhiệm vụ đánh thông con đường vào Crime. Hồi 12 giờ ngày 11 tháng 11 đã chiếm được nhà ga Isơn, phía trước đã là Crimê, không còn bất kỳ một chiến lũy nào nữa.Chúng tôi đã đánh tan bộ đội tinh nhuệ của Frăngcô, Cóocnilốp, Máccốp, bọn Bạch vệ và Quân đoàn số2 đã trở thành tàn binh bại tướng, chúng đang hốt hoảng tháo chạy. Đạo quân đã từng là niềm kiêu hãnh của Frăngcô thì nay đã bị đập tan và bị tiêu diệt. Chiến lũy Thổ Nhĩ Kỳ và 4 phòng tuyến của chiến lũy Isơn mà hắn từng huyênh hoang là bất khả xâm phạm thì nay đã rơi vào tay Hồng quân. Các chiến sĩ Hồng quân đã chịu đựng mọi gian khổ đói rét, ăn không đủ no, mặc không đủ ấm, nhưng họ đã liên tục chiến đấu, chẳng những đã đập tan quân địch chiếm ưu thế về số lượng và vũ khí, mà còn phá hủy mấy chục hàng rào dây thép gai và rất nhiều chiến hào. Bây giờ thì chẳng còn cách gì để cứu vãn được quân đội của Frăngcô. Mệnh lệnh của giai cấp vô sản: Crime cần phải là của Nhà nước Xô viết - nay đã hoàn thành một cách vẻ vang”.

        Ngày 15 tháng 11, các chiến sĩ của Sư đoàn 51 với tư thế của người chiến thắng tiến vào Sêvátstôpôn và Thành phố Ianta.

        Vì những chiến công anh hùng ở Crime, Sư đoàn 51 và các Sư đoàn khác đã được thưởng Huân chương Cờ đỏ và vinh dự được gọi là Sư đoàn Brêcốp. Ủy viên Quân sự Cách mạng của Phương diện quân còn thưởng cho Bliukhơ một Huân chương cờ đỏ, còn Ủy viên Quân sự Cách mạng của Tập đoàn quân thì tặng ông một chiếc đồng hồ đeo tay. Trên chiếc đồng hồ này có khắc hàng chữ: “Thưởng cho V.K. Bliukhơ - Sư đoàn trưởng Sư đoàn 51, lãnh tụ đỏ - người đã chiến thắng trong chiến dịch Brêcốp và Isơn (27 tháng 10-11 tháng 11) ủy viên Quân sự Cách mạng Tập đoàn quân tặng".

        Sau khi đánh đuổi Frăngcô và quân đội Ba Lan ra khỏi biên giới và đánh lui bọn can thiệp vũ trang nước ngoài, cuộc nội chiến ở miền Trung nước Nga cũng đã kết thúc. Nhưng tình hình ở vùng Viễn Đông vẫn rất khó khăn, về tình hình của những ngày đó, Lênin đã viết như sau: “Tình hình thực tế buộc phải thành lập một “Quốc gia” hòa hoãn, đó là nước Cộng hòa Viễn Đông. Chúng ta không thể tiến hành chiến tranh với nước Nhật và nếu có thề được thì cần phải tránh cuộc chiến tranh đó. Bởi vì căn cứ vào những điều kiện đặt ra thì hiện tại chúng ta chưa đủ lực... ".

        Ngày 26 tháng 5 năm 1921. Vlađivôtstôc xảy ra cuộc đảo chính phản cách mạng, Chính phủ lâm thời đoạt lấy chính quyền ở các vùng dọc theo bờ sông Amua, anh em nhà Mâycôlốp lãnh đạo Chính phủ đó, chúng được bọn vũ trang can thiệp Nhật ủng hộ. Để giúp đỡ cho Nước Cộng hòa Viễn Đông đấu tranh với bọn phản cách mạng, Ban Chấp hành Trung ương đã phái đến đó một số cán bộ chỉ huy có kinh nghiệm (trong số đó có Bliukhơ) để công tác trong Quân đội Cách mạng Nhân dân. Ngày 24 tháng 7, Bliukhơ đến Viễn Đông, Trung ương Cục Nước Cộng hòa Viễn Đông bổ nhiệm ông làm Bộ trưởng Quân sự và Tổng Tư lệnh quân Cách mạng Nhân dân.

        Một số người hồi đó công tác tại Viễn Đông kể lại tình hình lúc bấy giờ, Bliukhơ với chức vụ cao như vậy nhưng công tác rất khó khăn. Quân đội hồi đó là một đội ngũ linh tinh, nửa du kích nên kỷ luật rất kém, trang bị cũng rất kém. Bliukhơ trong cuộc đời chịu đựng nhiều gian khổ, cho nên xét về mặt cá tính thì ông thuộc phái lạc quan, nhưng khi thấy tình hình như vậy, ông cũng đâm hoảng và chán nản vì quân đội ở vào trạng thái không thể chỉnh đốn được. Bliukhơ đến thị sát các Sư đoàn, nhưng các Sư đoàn trưởng không có cách gì để tập hợp quân nhân của mình xếp thành đội ngũ để cho ông kiểm duyệt. Có một sư đoàn, quân số theo danh sách là 4800 người, nhưng sau khi làm đủ cách để tập hợp lại thì chỉ còn có 920 người.

        Sau khi đã nắm xong tình hình, Bliukhơ viết một báo cáo gửi cho Lênin và Chủ tịch Ủy ban Quân sự Cách mạng - Trốtski. Dưới đây là một đoạn trích trong báo cáo đó. Các bạn đọc xong sẽ giật mình và đáng sợ! Nhưng những điều đó hoàn toàn là sự thật, bởi vì đây chính là do Bliukhơ tự viết ra:

        “Những hiện tướng vô cùng xấu xa như: An xin, ăn cắp, mãi dâm, làm gián điệp v.v... đã trở thành phổ biến trong sinh hoạt hàng ngày của quân đội. Các chuyên gia quân sự đã bán đi những nhu yếu phẩm cuối cùng của mình ở ngoài chợ, cho nên họ chẳng tham gia huấn luyện; còn những người phụ trách thì làm trợ thủ cho những nghệ nhân và canh cửa ban đêm cho Thương nhân. Vợ quân nhân thì đi xin ăn ngoài phố. Chiến sĩ thì chẳng còn là chiến sĩ, họ cầm vũ khí xộc vào nhà dân để cướp phá. Còn Tham mưu của Bộ Tư lệnh thi vì quá đói nên có người lăn ra ốm, có người thì gặp thứ gì là đem bán thứ đó, từ bút chì cho đến máy chữ và văn kiện mật; Có bọn thổ phỉ lấy cớ là tịch thu tài sản của bọn Bạch vệ để bắt lợn, gà của nông dân... Tất cả những cái đó đã trở thành sự thật nặng nề trong sinh hoạt thường ngày và nói lên rằng quân đội trong điều kiện vật chất thiếu thốn và sinh hoạt thất thường thì đã truy lạc đến mức độ nào... ”.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #59 vào lúc: 16 Tháng Chín, 2019, 09:54:02 pm »


        Nhưng Bliukhơ không nản lòng, ông áp dụng những biện pháp kiên quyết để khắc phục nhũng hiện tượng tiêu cực đó, đồng thời đề nghị với Mátscơva:

        “Tôi báo cáo những tình hình trên, hoàn toàn không muốn trở thành một người chuyên dự đoán những điều xấu và là người bi quan, mà chỉ muốn nói rằng cần phải đấu tranh kiên quyết với những điều tệ hại đó, đồng thời đề nghị cung cấp cho nhân lực và vật lực cần thiết : 1-Nhanh chóng cung cấp cho đủ số lượng vật tư, chủ yếu là tiền mặt, quân phục và trang bị. 2-Phái ngay cho một số đông đảng viên tin cậy đến, phụ trách việc giáo dục tư tưởng cho quân đội và làm cho quân đội khi triển khai cuộc đấu tranh cuối cùng với Chính phủ Lâm thời Vlađivốtstốc giữ được tính kiên định cách mạng”.

        Sau khi nhận được báo cáo của Bliukhơ, Lênin biết rằng những lời cảnh báo của ông là có căn cứ, nên đã quyết định cấp cho Nước Cộng hòa Viễn Đông 1,5 triệu rúp cùng với những trang bị của quân đội.

        Như vậy là trên thực tế Bliukhơ đã tổ chức một đội quân mới.

        Trong khi quân đội đang ở vào tình trạng vô cùng nguy cấp như vậy thì Uâncarôn Vôn Stơinbâycơ1 bỗng nhiên đưa quân đến tấn công, hắn định đi qua Mông cổ để vào vùng Hồ Веса, cắt đứt mối liên hệ giữa Viễn Đông với Nga. Bliukhơ liền bổ sung trang bị cần thiết cho Sư đoàn 35 và phái đi chuẩn bị đón đánh. Sư trưởng của Sư đoàn nay là Côngstăngtin Nuaman đã cùng với quân đội Mông Cô do Sukhơbato chỉ huy đập tan cuộc tiến công của quân địch và bắt sống tên Nam tước Vôn Stơinbâycơ. Sau đó ít lâu, Tòa án Cách mạng đã xử hắn tử hình và xử bắn hắn ở Sibêri.

        Đương nhiên việc xây dựng một đội quân có sức chiến đấu cao là một công tác rất gian khổ, không vừa ý mọi người và có nhiều người không muốn làm, thậm chí có người còn muốn bắn chết Bliukhơ. Có một lần, ông đang ngồi làm việc trong văn phòng thì bỗng nhiên có người bắn lén qua cửa sổ. Viên đạn bay sượt qua đầu ông, xuyên sang phòng bên cạnh, bắn vỡ tan chiếc ấm phà trà của vợ ông. Tên bắn lén bị bắt ngay, thì ra hắn là một viên sĩ quan cũ, hắn được giao nhiệm vụ là phải bắn chết Tổng Tư lệnh.

        Hồi đó vùng Viễn Đông do quân Nhật và quân Bạch vệ khống chế. Bliukhơ vẫn chủ trương hòa bình giải quyết những vụ xung đột. Tháng 8 năm 1921, Hội nghị Nga - Nhật họp ở Đại Liên. Đại biểu Liên Xô kiên trì đòi Nhật rút quân, còn người Nhật thì muốn kéo dài đàm phán. Viên tướng Bạch vệ là Móocsanốp thừa cơ tấn công Quân đội Nhân dân; Quân đội Nhân dân miền Viễn Đông vừa mới có quyết định thành lập, còn đang trong giai đoạn tập hợp lực lượng, sức chiến đấu không có nên buộc phải rút lui; Móosanốp chiếm Ga Usari, đồng thời với trận chiến Ga Usari, Móosacốp cho quân tiến về hướng Sabarốpscơ. Bliukhơ lập tức bỏ Hội nghị đi đến Hơta.

        Bliukhơ điều đội dự bị đến Phương diện quân phía Đông, chuẩn bị cuộc tấn công với quy mô lớn. Để nắm vững hơn về tình hình quân địch, Bliukhơ cho mời những viên sĩ quan Bạch vệ làm việc dưới trướng Móosanốp vừa mới quy thuận quân Cách mạng đến kể cho ông nghe về Tướng Móocsanôp và tình hình quân đội ở đó. Theo lời họ kể thì Tướng Móocsanổp là một người có đầu óc, được học tập và có kinh nghiệm trong chiến đấu, Rápxêvích - Tham mưu trưởng của ông ta cũng là một sĩ quan tốt nghiệp Học viện Quân sự và đã từng có 6 năm tham gia chiến đấu trong Đại chiến Thế giới lần thứ nhất. Còn các sĩ quan chỉ huy khác thì đều là những sĩ quan chuyên nghiệp, được bồi dưỡng tốt và có kinh nghiệm. Tất nhiên là Bliukhơ không có những sĩ quan chỉ huy như thế. Bliukhơ đã phải mất cả tháng trời để chuẩn bị cho cuộc phản công. Ngày 28 tháng 1, ông từ Hơta chuyển đến Ga Rinchân. Sau khi đến địa điểm mới, Bliukhơ ra lệnh tiến hành kiểm duyệt quân đội. Thời tiết lúc đó rất lạnh, mọi người cho rằng làm như vậy là không phù hợp. Thậm chí Chính ủy Pítstơxép cũng khuyên Bliukhơ bãi bỏ lệnh này. Nhưng ông lại muốn cho các chiến hữu của mình tin rằng, có kiểm duyệt đội ngũ thì mới có thể tăng cường được kỷ luật trong quân đội. Các chiến sĩ mục kích cuộc tập hợp một lực lượng lớn quân đội tạì một chỗ thì sẽ có tác dụng cổ vũ họ, điều này rất cần thiết cho cuộc tiến công sắp tới. Tóm lại là vừa tiến hành duyệt binh, vừa họp Đại hội quần chúng để tuyên đọc mệnh lệnh có tác dụng nâng cao sĩ khí và cổ vũ quân đội.

---------------------
        1. Uâncarôn Vôn Stơinbâycơ( 1886-1921) - một trong những tên đầu sỏ phản cách mạng ở Bâyca ngoại và Mông cổ.
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM