Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 07:13:32 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Năm nguyên soái Liên Xô  (Đọc 8871 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #40 vào lúc: 12 Tháng Chín, 2019, 10:41:13 pm »


        Êgôrổp đã bị thương ba lần trên chiến trường trong Đại chiến Thế giới lần thứ nhất và được thưởng 6 Huân chương Dũng cảm. Còn một lần ông đã dũng cảm dẫn đầu bộ dội xông lên đánh giáp lá cà kết thúc cuộc chiến đấu, do đó mà Egôrốp vinh dự được tặng Thanh kiếm Gioóc. Trong những năm nội chiến Êgôrốp lại bị thương mấy lần nữa và vinh dự được tặng thưởng 3 Huân chương Cờ đỏ.

        Sau khi nội chiến kết thúc, Êgôrốp được bổ nhiệm làm Tư lệnh Quân khu Kiép mới thành lập, đồng thời giao cho ông phụ trách giải tán Phương diện quân Tây Nam, chuyển bộ đội sang chấp hành nhiệm vụ thời bình, tổ chức phòng vệ các vùng phía

        Nam, đề phòng xảy ra những vụ can thiệp vũ trang mới từ phía Ba Lan và các nước khác.

        Tháng 4, trong Hội nghị Đại biểu Tỉnh Đảng bộ, Êgôrốp được bầu làm Đại biểu và tham dự Đại hội này. Như mọi người đều biết, khi đó ở Cơrăngstát nổ ra cuộc bạo loạn phản cách mạng. Theo đề nghị của Lênin, cần phải phái Đại biểu có kinh nghiệm tác chiến của Đại hội đi trấn áp bọn phản loạn.

        Lần này Êgôrốp được bổ nhiệm làm Tư lệnh Quân khu Pêtôgrát. Cho dù trong những ngày đó không phải đánh trận, nhưng việc chỉ huy một quân khu không phải là chuyện đơn giản. Quân đội đã trải qua chiến đấu nên rất mệt mỏi, lương thực cung cấp cũng còn thiếu thốn, cái đói đã dày vò quân đội và cả toàn dân. Êgôrốp trong khi phân phối lương thực cho Pêtôgrát đã quy định nhân viên công tác trong Bộ Tư lệnh mỗi ngày chỉ được nửa bảng bánh mỳ, còn các chiến sĩ trong bộ đội tác chiến thì mỗi ngày được 1 bảng bánh mỳ. Trong bộ đội số người bị bệnh hoại huyết rất nhiều vì thiếu ủng và quân phục.

        Về những ngày đó, Êgôrôp viết trong Hồi ký của mình: “Việc trồng rau đã thay thế cho hành động tác chiến, khi đó việc cần thiết là phải làm thế nào để các chiến sĩ Hồng quân được ăn no. Vì khẩu phần của các chiến sĩ hàng ngày chỉ có một nửa bảng bánh mỳ làm bằng đại mạch và tiểu mạch, một bát canh cá chích và một môi cháo... ”.

        Nhưng tình hình đồng thời đòi hỏi phải quan tâm đến biên giới, bởi vì nơi đó còn chưa yên, còn phải xây chiến lũy dọc theo tuyến đường biên, Êgôrốp lại bận rộn với công việc đó. Tính nguy hiểm về sự phục hồi của bọn can thiệp nước ngoài ngày càng tăng, đến nỗi Êgôrốp lại phải đảm nhiệm chức vụ làm Tư lệnh Phương diện quân phía Tây, bởi vì khi đó khả năng kẻ thù tấn công vào đất nước Liên Xô vẫn đang tồn tại. Nhưng rồi chiến sự không xảy ra, do đó Êgôrốp lại được điều đi nhận nhiệm vụ mơi, làm Tư lệnh Tập đoàn quân độc lập Côcadơ. Điều này cũng có nguyên do của nó. Mùa đông năm 1922, ở Côcadơ nhìn bề ngoài có vẻ yên ắng thanh bình, nhưng thực tế thì công việc chuẩn bị cho chiến sự lại hết sức bận rộn như ở ngoài tiền tuyến vậy. Có rất nhiều loại quân đội và bọn phỉ đang hoạt động tại vùng này, quan hệ dân tộc cũng rất phức tạp. Bởi vậy theo đề nghị của Oócchunikítde, Kirốp và Airiava, đồng thời được Stalin ủng hộ, Êgôrốp lại được điều đến nhận nhiệm vụ đó.

        Tôi đã từng giới thiệu với độc giả về Galina Sêrêblăngskaiar một nữ văn sĩ sống cạnh nhà tôi ở Brêchêkinô. Mấy năm bà làm việc ở Côcadơ bà vẫn thường gặp Êgôrốp. Sau này bà đã mô tả về Êgôrốp: “Ông là một con người hăng hái sôi nổi, làm việc nhiệt tình... Ở ông tựa như có một vầng hào quang toả sáng đến người khác. Êgôrốp lúc nào cũng ăn mặc chỉnh tề, dây lưng da hao giờ cũng thắt chặt, động tác nhanh nhẹn dứt khoát, chứng tỏ ông là một con người được huấn luyện tốt... Quan điểm của ông đôi với sự vật kiên định chắc chắn, cho nên những mục tiêu ông đã chọn là đáng tin cậy... .

        Trong thời gian Êgôrốp công tác tại Côcadơ, ông đã bắt và trấn áp được khá nhiều tên phản động hoạt động ở vùng này. Biên giới lúc đó cũng không còn yên tĩnh nữa, chỉ riêng vùng Rencran trong tháng 12 năm 1922 đã có 68 vụ xâm phạm biên giới. Mặt khác ở biên giới với Thổ Nhĩ Kỳ cũng rất căng thẳng.

        Sáng ngày 21 tháng giêng, Alếchdăngđra Ilích về Mátscơva tham gia Đại hội đại biểu Xô viết lần thứ II. Thời gian đó, Êgôrốp có buổi gặp Tổng Tư lệnh Camênép, ông nói với Tổng Tư lệnh về quan điểm tăng cường quân đội. Sớm hôm sau thì được tin Lênin đã qua đời. Trong suốt cuộc đời mình, ông được Lênin nhiều lần quan tâm chăm sóc và thông qua ông, Lênin cũng thấy được mặt tốt và tính tất yếu của việc thu nhận các sĩ quan của quân đội Nga hoàng vào Hồng quân. Vì vậy Người đã chỉ thị phải sử dụng thật nhiều chuyên gia quân sự trong Hồng quân. Chính Lênin đã tận mắt nhận thấy Êgôrốp - một Thượng tá của quân đội Nga hoàng là con người chính trực, trung thành với cách mạng. Lênin đánh giá cao về Alếchdăngđra Ilích, điều này đã được chứng minh là Người đã nhiều lần bổ nhiệm Êgôrốp vào những chức vụ quan trọng và cử ông đến những nơi nguy hiểm nhất của tiền tuyến.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #41 vào lúc: 12 Tháng Chín, 2019, 10:42:07 pm »


        Tháng 3 năm 1924, Êgôrốp được bổ nhiệm làm Tư lệnh các lực lượng vũ trang của Ucraina, thay thế cho M. V. Vôrônchi. Trong thời gian công tác ở quân đội ông luôn luôn nhớ về nhà của mình ở Kháccốp, còn Galina Antônốpna - vợ của ông trong mấy năm đó cũng học xong Đại học ở Mátscơva. Bà học ở Khoa Quan hệ Đối ngoại. Galina Antônốpna chơi dương cầm rất giỏi, Bà là một phụ nữ có kiến thức rộng và còn rất đẹp. Nhân đây cũng xin nói thêm một chút, Bà cũng đã từng đóng các vai trong nhiều phim, thậm chí đã đóng vai chính trong Bộ phim “Chim dạ ưng” do Aikhơ đạo diễn và vở Balê “Ánh sáng ban mai" do Rôsari đạo diễn, tương đối nổi tiếng thời đó.

        Đầu những năm 20, do ảnh hưởng của Cách mạng Nga nên khắp các nơi ở Trung Quốc, nhiều ngọn đuốc chiến đấu cách mạng đã bùng cháy. Theo đề nghị của các nhà Lãnh đạo cách mạng Trung Quốc và của Lãnh tụ Tôn Trung Sơn, Chính phủ Xô viết đã giúp đõ Trung Quốc xây dựng quân đội và tiến hành tác chiến. Tháng 11 năm 1925, Êgôrôp được phái sang làm Tuỳ viên quân sự ở Đại sứ quán Nga tại Trung Quốc. Theo đề nghị của Bliukhơ (tức Garôn) và Êgôrốp, quân đội Trung Quốc đã đánh thắng nhiều trận.

        Sau khi từ nước ngoài trở về, Êgôrốp lại được bổ nhiệm làm Phó Cục trưởng Cục quản lý công nghiệp và trở thành ủy viên Ủy ban Kinh tế quốc dân tối cao. Ông có nhiều công lao trong việc cải cách Hồng quân, tham gia vào công việc biên soạn phần công nghiệp nghiên cứu chế tạo vũ khí mới trang bị cho Hồng quân trong kế hoạch 5 năm.

        Tháng 10 năm 1927, Êgôrốp được bổ nhiệm làm Tư lệnh Quân khu Bêlarút, ông chuyển gia đình về Minscơ. Tại quân khu này, trong năm 1929 ông đã cho tiến hành đại diễn tập quân sự Puprốìtscơ nổi tiếng thời đó. Căn cứ vào kết quả mấy lần diễn tập quân sự, ủy ban Quân sự Cách mạng đã họp Hội nghị để tổng kết những thành quả trong diễn tập, về sau những kinh nghiệm đó được dùng để phát triển lý luận chiến lược, chiến thuật của Hồng quân.

        Ngày 17 tháng 4 năm 1931, Êgôrốp được bổ nhiệm làm Tham mưu trưởng Hồng quân, trách nhiệm đặt trên vai ông ngày càng nặng thêm. Trong quá trình tranh luận rất gay gắt về lý luận đối với các vấn đề như: Định hướng phát triển Hải, Lục quân của Hồng quân từ nay về sau và vấn đề trang bị kỹ thuật cho họ như thể nào, trên một mức độ lớn có công lao đóng góp về lãnh đạo của Tham mưu trưởng Êgôrốp. Năm 1935, Bộ Tham mưu Hồng quân công nông được cải tổ thành Bộ Tổng Tham mưu của Hồng quân và Êgôrốp lại được bổ nhiệm là Tổng Tham mưu trưởng thứ nhất. Cũng trong năm 1935, Liên Xô đặt ra quân hàm Nguyên soái thì Êgôrốp cũng là một trong 5 thủ trưởng quân sự được tặng quân hàm cao quý này. Đại chiến lần thứ nhất và cuộc nội chiến với những hy sinh đổ máu đã qua đi, tiếp đó là thời kỳ phát triển lý luận quân sự và học thuật quân sự cùng với việc trang bị kỹ thuật quân sự sôi nổi, cơ cấu của lực lượng vũ trang cũng ngày càng hoàn thiện, Đảng và Nhà nước đã bồi dưỡng được một đội ngũ cán bộ quân sự mới. Tất cả những cái đó và những cái khác đều cuốn hút vào sự thay đổi cực kỳ phức tạp của Hải, Lục quân và đều được sự quan tâm đặc biệt của Tổng Tham mưu trưởng thứ nhất Êgôrôp. Dưới sự lãnh đạo của ông, Bộ Tổng Tham mưu đã xây dựng được báo cáo chuyên đề “Chiến thuật và chiến lược của Hồng quân Công nông trong giai đoạn mới", Êgôrốp được Hội nghị ủy ban Quân sự Cách mạng giao cho phụ trách khởi thảo bản báo cáo này. Bản báo cáo trước hết được phát cho các Tư lệnh quân khu, các Học viện quân sự, các ngành của Hội đồng Quốc phòng nhân dân và toàn thể các Thủ trưởng quân sự cao cấp. Trong bản báo cáo đó đặc biệt nhấn mạnh:

        “Binh khí sát thương hiện đại, bởi uy lực của nó lớn (máy bay), tốc độ cao (xe tăng, máy bay) và tính chất đánh xa mạnh, cho nến nó có thể đồng thời sát thương toàn thể các mục tiêu của địch ở tung thâm, điều này khác với phương thức chiến đấu và xung kích hiện nay, đặc điểm của nó có thể nói là đã dần từng bước áp chế bộ đội của địch chia cắt lẫn nhau trong đội hình.

        Những binh khí đó có thể dùng để phá hủy tất cả binh khí phòng ngự cho dù có đặt ở chiều sâu bao xa, có thể chia cắt đội hình quân địch, từ đó phá hoại tính hiệp đồng tác chiến của chúng, đạt được mục đích tiêu diệt từng điểm một".


        Từ trong một đoạn văn ngắn đơn giản đó ta có thể thấy được rằng, lý luận về chiến lược quân sự hiện đại sử dụng các binh chủng đánh tung thâm do Êgôrốp khơi thảo đã vượt xa các Bộ Tổng Tham mưu các nước, trong đó bao gồm cả Bộ Tổng Tham mưu Đức. Hành động tác chiến trong các chiến dịch lớn của Đại chiến Thế giới lần thứ II đều được tiến hành theo lý luận này. Theo tôi thì chỉ riêng điểm này cũng đủ thể hiện rõ quan điểm lý luận quân sự của Egôrốp và các Thủ trưởng quân sự khác của Liên Xô trong những năm 30 là tiên tiến.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #42 vào lúc: 12 Tháng Chín, 2019, 10:43:43 pm »


        Cuộc tranh luận về lý luận và những phát biểu trong Hội nghị Ủy ban Quân sự Cách mạng, tiến hành thảo luận toàn diện về các quan điểm cơ bản của báo cáo đó, kết quả là đã thông qua được ý tưởng phát triển lực lượng vũ trang trong mấy năm tương lai. Thực chất của ý tương đó là: cần phải thực hiện cơ giới hóa và mô tô hóa cho bộ binh và binh đoàn kỵ binh, xây dựng bộ đội mô tô và không quân; thay đổi toàn bộ cơ cấu của lực lượng vũ trang và biên chế tổ chức của bộ đội và binh đoàn của Hồng quân. Đồng thời còn chỉ rõ là cần phải soạn thảo ra lý luận tác chiến trong điều kiện chiến tranh hiện đại, nhất là trong giai đoạn đầu của chiến tranh.

        Muốn cho những nguyên tắc lý luận do Bộ Tông Tham mưu vạch ra được kiểm nghiệm trong thực tiễn. Năm 1935 tại Quân khu Kiép và năm 1936 tại Quân khu Bêlarút, Bộ Tổng Tham mưu đã cho diễn tập với quy mô lớn. Hai cuộc diễn tập này đã chứng minh những lý luận mà Bộ Tổng Tham mưu đưa ra là hoàn toàn đúng đắn. Trên cơ sở tổng kết hai lần diễn tập đó đã biên soạn ra “Những nguyên tắc tạm thời trong việc tổ chức đánh tung thâm”. Các đơn vị bộ đội trong huấn luyện chiến đấu, tất cả các Học viện quân sự và Thủ trưởng các cấp trong việc giảng dạy lý luận của mình và cả trong khi huấn luyện về chiến dịch chiến lược đều phải lấy đó làm căn cứ.

        Tháng 6 năm 1937, việc xét xử vụ án Tukhaxépski và những “kẻ âm mưu” khác, đã gây ra một chấn động bất ngờ. Sau khi Tukhaxépski bị xử bắn thì Êgôrốp đã tiếp nhận chức vụ của Tukhaxépski và được bổ nhiệm làm ủy viên Quốc phòng Nhân dân.

        Tháng 10 năm 1937, Nguyên soái Êgôrốp được bầu vào danh sách ứng cử Đại biểu Xô viết Tôi cao của vùng Viachima thuộc Bang Smôlencơ. Đó là khoá bầu cử đầu tiên của Xô viết Tối cao Liên Xô. Các nhà khoa học, các diễn viên nổi tiếng, những người sản xuất công nông nghiệp tiên tiến đều được chọn làm ứng cử viên. Êgôrốp đi tiếp xúc và nói chuyện với cử tri ở các Thành phó) Viachima, Cơchasưscơ. Tất cả mọi việc đều diễn ra rất thuận lợi, nhưng trong những ngày đó đã có sự chuẩn bị ngầm để bức hại Nguyên soái.

        Stalin tiêu diệt khá nhiều Thủ trưởng quân sự, nhất là đối với những người mà ông ta cho rằng có thể hất ông ra khỏi vũ đài , vì vậy nhiều người trong quân đội đã bị bắt và bị hại. Hình như Stalin đã nghe được ở đâu đó một đoạn thư của Trôtki viết:

        “Thậm chí ngay cả ở tầng lớp trên, trong số đó bao gồm cả tầng lớp trên trong quân đội, đang bất mãn đối với Stalin và ủng hộ tôi, họ đã kêu gọi: “Hãy đuổi cổ Stalin xuống khỏi vũ đài!”. Mà những người như vậy thì trong quân đội có rất nhiều”. Thế rồi Stalin nhằm vào những người có khả năng làm việc đó, và tiến hành việc trấn áp họ. Trong một lúc nào đó Êgôrôp đã lọt vào tầm ngắm của Stalin. Vôrôxilôp đã giúp một tay vào những công việc bẩn thỉu này. Vôrôxilôp là người có công lao đối với cách mạng và quân đội trong thời kỳ nội chiến. Nhưng ông ta vốn tính lười biếng, không chịu học tập, nên trình độ quân sự cũng không được nâng cao. Khi cuộc sống ngày càng phát triển đi lên thì các Thủ trưởng quân sự đều thấy rất rõ điểm này ở Vôrôxilốp. Êgôrôp là một trong các Thủ trưởng quân sự đó, thành tựu về mặt lý luận của ông sáng chói, có tinh thần sáng tạo trong công tác; trong thực tiễn thì không ngừng hoàn thiện về học thuật quân sự và tăng thêm kinh nghiệm trong lãnh đạo Bộ Tổng Tham mưu. Đó là sự thực mà ai cũng thấy rõ.

        Còn những người quen thói nịnh bợ vào hùa với Stalin, tất nhiên là không thể chịu được tình hình ấy. Họ cũng không bỏ qua cơ hội sử dụng bộ máy trấn áp quốc gia để trấn áp Êgôrôp. Lúc đó là thời kỳ mật báo, tố giác, là thời kỳ dùng một báo cáo nhỏ hoặc thư nặc danh để tố giác... một phong thư nằm trên bàn làm việc của Vôrôxilốp. Phong thư này viết gửi cho Stalin, nhưng trước hết gửi cho ủy ban Quốc phòng Nhân dân, bởi vì nó được một quân nhân viết.

        Kính gửi: Stalin, Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô (B)

        Tôi tin rằng, hàng loạt vấn đề cực kỳ quan trọng có liên quan đến việc biên chế tổ chức Hồng quân và giải quyết một cách có hiệu quả việc vận dụng chiến lược của lực lượng vũ trang là sai lầm, và có thể có hại, những cái đó trong thời kỳ đầu xảy ra chiến tranh có thể dẫn tới những bất lợi to lớn và những hy sinh không cần thiết.

        Thưa đồng chí Stalin, tôi đề nghị cho thẩm tra lại Nguyên soái Êgôrốp đã hoạt động trong thời gian làm Tổng Tham mưu trưởng của Hồng quân công nông, bởi vì ông ta phải chịu trách nhiệm về những sai lầm đã phạm phải trên thực tế khi cho các lực lượng vũ trang vận dụng chiến lược và cơ cấu tổ chức.

        Tôi không hiểu rõ về tình hình chính trị trước đây cũng như hiện nay của đồng chí Egôrốp, nhưng tôi rất hoài nghi về những hoạt động thực tế khi ông ta làm Tổng Tham mưu trưởng.


Đảng viên Đảng Cộng sản Liên Xô (B) năm 1912.       
A. Rưcua.                                 
Ngày 9 tháng 11 năm 1937                       
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #43 vào lúc: 12 Tháng Chín, 2019, 10:47:19 pm »


        Người đồng sự trước đây của Êgôrốp, nguyên là Trung úy của quân đội Nga hoàng, nhưng khi viết thư tố giác thì đã là sĩ quan cấp Lữ đoàn, công tác tại Phòng Nghiên cứu giảng dạy tại Học viện Quân sự Tổng Tham mưu. Hắn đã căn cứ vào đâu để viết lá thư tố giác đó ? Rất có thể là căn cứ vào tình hình lúc bấy giờ, thường xuyên xảy ra việc bắt người vào ban đêm, đã thúc đẩy viên sĩ quan này đi vào con đường giữ lấy tính mạng. Hắn là một sĩ quan của chế độ cũ, nên luôn luôn nơm nớp sợ sẽ có một đêm người ta đến bắt hắn , vì vậy muốn dùng cách tố giác để giữ cho tính mạng an toàn. Hắn không nói đến một việc gì cụ thể của Êgôrốp, thậm chí cũng không nghĩ rằng đó sẽ là cái cớ để bắt Êgôrôp, bởi vì Nguyên soái Êgôrôp là một nhân vật ở cấp cực lớn. Nhưng rồi việc tố giác đó cũng không giữ được tính mạng của hắn, ngay trong năm 1937, hắn đã bị xử bắn.

        Vôrôxilôp đem bức thư đó đặt lên bàn làm việc của Stalin. Có thể việc đó đã làm cho Stalin vô cùng mừng rỡ, vì ông đang muốn tìm một cái cớ để trị Tác giả cuốn sách lật tẩy “Kế hoạch thiên tài tiêu diệt Denikin” của mình. Stalin ra lệnh cho Iênốp phải đặc biệt chú ý đến Êgôrôp. Tất nhiên Iênốp trong bụng cũng biết rõ “Vị lãnh tụ của các dân tộc” đang muốn làm gì, cho nên hắn lập tức ra lệnh cho những “Chuyên gia giỏi bức cung” phải buộc những người bị bắt khai ra những điều có hại cho Êgôrốp. Mệnh lệnh đó tất nhiên là đã được hoàn thành, trong cực hình tra tấn, những người bị bắt trước đây như: I. Bêlốp1, I.Griasưnốp2  và Grincô3 đều phải cung khai những điều chống lại Êgôrốp.

        Iênốp cũng đã từng đặt ra một sách lược để bắt những người đặc biệt, không làm cho Mátscơva kinh động và không gây ra dư luận ồn ào. Êgôrốp nhận được mệnh lệnh của Vôrôxilốp bổ nhiệm ông làm Tư lệnh Quân khu Côcadơ. Ngày 4 tháng 2 năm 1938, Êgôrôp đến nhiệm sở mới và cũng như mọi khi ông tập trung vào công việc.

        Tóm lại là Êgôrốp đã rời khỏi Mátscơva và cũng không gây ra dư luận gì, cuộc sống vẫn bình thường như mọi khi không có gì thay đổi. Còn Iênốp thì gấp rút nhanh chóng phục vụ cho Stalin, khoảng sau 2 tuần thì hắn bàn kín với Vôrôxilôp. Vào ngày 21 tháng 2, Vôrôxilôp gửi một bức điện cho Êgôrốp triệu ông về Mátscơva. Êgôrôp ngay ngày hôm đó bay về Mátscơva và vào ở trong Viện Điều dưỡng Quân đội Áchanscôiê, con gái ông là Tania đã đến đây thăm ông. Đó là lần bố con gặp nhau cuối cùng. Vì cũng trong ngày hôm đó (21 tháng 2 năm 1938), bọn chúng đã bắt ông và đưa ông xuống giam ở tầng hầm của nhà giam Rupienca. Nhưng lệnh bắt Êgôrốp thì mãi đến 29 tháng 4 năm 1938 mới thảo xong và mãi đến ngày 10 tháng 2 năm 1939 mới do Phó Viện trưởng Viện Kiểm sát Liên Xô là Rôkinski ban hành. Như vậy có nghĩa là sau hơn 1 năm bị bắt và trước khi Êgôrốp bị bắn 2 tuần thì lệnh bắt mới làm xong. Qua đây ta cũng đủ thấy rõ, việc thi hành Pháp luật của những năm tháng đó như thế nào.

        Để cho sự việc có vẻ như được tiến hành tuân theo Pháp luật, Stalin còn thảo một bức thư rồi gửi cho các ủy viên Ban Chấp hành Trung ương.

        Về việc của đồng chí Êgôrốp.

        Cần cứ vào việc đối chất giữa đồng chí Êgôrốp với những người đã bị bắt là Bêlốp, Griasưnốp, Grincô và Sêchakin41 thì Êgôrốp về mặt chính trị còn bẩn thỉu hơn so với trước khi đối chất. Mặt khác Êgôrốp có vợ là Chétscốpscaia - vốn là gián điệp của Ba Lan (điều này ta có thể thấy được trong lời cung khai của cô ta). Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô (B) cho rằng cần phải xóa bỏ tư cách ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô (B) của đồng chí Êgôrốp.

Jôdép Stalin.       

        Chúng ta thử nghĩ xem, các đồng chí Ủy viên Trung ương, sau khi nhận được bức thư chính thức khởi tố như vậy, mà lại do Stalin ký thì họ phải trả lời ra sao? Đương nhiên là phải trả lời một cách hết sức ngắn gọn: “Đồng ý" hay “Không đồng ý”. Tất nhiên mọi người đều phải viết vào là “Đồng ý".

----------------------
        1. Bêlốp (1893-1938) Tướng lĩnh Liên Xô, cấp chi huy Tập đoàn quân. Năm 1919 được bổ nhiệm làm Tư lệnh Quân đội Nưóc Cộng hoà Tuyếckítstăng. Từ năm 1920-1930 làm Tư lệnh một số quân khu.

        2. Griasưnốp (1897-1938) Tướng lĩnh Liên Xô, đã từng làm Quân đoàn trưởng và Tư lệnh Quán khu.

        3. Grincô (1890-1938) Quốc vụ Liên Xô và là nhà hoạt động của Đảng. Năm 1919-1920 là Ủy viên Ủy ban Quân sự Cách mạng toàn Ucraina, đã từng là Phó Chủ tịch UBKHNN Ucraina. Phó Chủ tịch UBKHNN Liên xô và Thứ trưởng Bộ Tài chính

        4. Sêchakin (1893-1938) Tướng lĩnh của Liên Xô, trong Nội chiến ông là Lữ đoàn trưởng, Tham mưu trưởng Phương diện quân rồi làm Sư trưởng. Từ năm 1936-1937 làm Tư lệnh Không quân.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #44 vào lúc: 13 Tháng Chín, 2019, 07:57:39 pm »

         
Tiện đây tôi cũng xin nhắc lại rằng, khi Nhà độc tài tung ra những lời nói dối để lừa các đồng chí Trung ương thì vẫn chưa buộc được Êgôrốp nhận tội. Còn Stalin nhắc đến những người đối chất thì trong những lời cung khai của họ cũng chưa chứng minh được là Êgôrôp có tội. Và theo tài liệu điều tra ban đầu thì khi đối chất với họ Êgôrốp cũng không thừa nhận là mình có tội, ông đã kiên quyết phủ nhận những lời buộc tội vu không đó.

        Từ đó trở đi là một chuỗi ngày bi thảm cuối cùng trong cuộc đòi của ông. Dưói đây tôi xin giới thiệu với độc giả về những văn kiện chính thức về thời gian đó của Êgôrốp mà tôi có dịp dược xem.

        Trước hết Egôrốp bị khởi tố về tội gì?, xin hãy xem nội dung của văn kiện dưới đây:

        “Năm 1919, Êgôrốp sau khi đã đưa hai tên nịnh hót chui vào Đảng thì đã có mối liên lạc tội ác cùng các tên đầu sỏ chống lại tổ chức Xô viết là s. s. Camênép, p. p. Rêbêchép1 và Trốtkít. Êgôrốp căn cứ vào nhiệm vụ mà Trôtkít đã giao cho, hòng ngăn cản việc thực hiện “Kế hoạch tiêu diệt Denikin” của Stalin, năm 1920, Êgôrốp lại chuẩn bị mưu sát Stalin. Năm 1928, Êgôrốp liên hệ với đồng bọn là Ricốp2 và Pôpunốp thành lập ra tổ chức khủng bố của phái hữu trong Hồng quân để chống Liên xô. Trong mấy năm về sau, Êgôrốp đã có mối liên hệ với Tukhaxépski và Chamácních để chống lại Nhà nước Liên Xô. Năm 1931, khi qua Đức học tập, Égôrốp đã xây dựng được mối quan hệ gián điệp với Bộ Tổng Tham mưu quân Đức, còn năm 1934, căn cứ vào nhiệm vụ của Ricốp giao cho, Êgôrôp đã trở thành gián điệp của Ba Lan".

        Trí tưởng tượng của các điều tra viên đối với Êgôrốp quả là hết sức phong phú. Iênốp đã làm đúng theo chỉ thị của Stalin, hắn đã quy định phương hướng hành động cho các điều tra viên. Trong bản khởi tố đó, hắn đã viết vào mấy dòng chữ có liên quan đến kế hoạch tiêu diệt Đênikin.. Đây không phải là điều ngẫu nhiên. Những dòng chữ đó hoàn toàn là việc bịa đặt, hắn viết là khi tiêu diệt Đênikin thì Egôrốp đã nêu ra kế hoạch khác, còn Stalin thì đã phủ nhận kế hoạch đó, rồi tự tay đã thảo kế hoạch thực hiện chiến dịch tiêu diệt Đênikin.

        Việc khởi tố Êgôrôp về tội đã có mối liên hệ tội ác với Camênép và Trốtki là hoàn toàn bịa đặt (riêng Camênép thì thật là may mắn, vì khi đó thì ông ta đã qua đời. Tro xương của Camênép, năm 1936 được đặt ở chân tường Điện Kremli, cùng một chỗ với các nhà hoạt động cấp cao của Đảng và Nhà nước Liên Xô, Nếu ông còn sống thêm một năm nữa thì Camênép đã trở thành “Kẻ thù của Nhân dân”). Camênép hồi đó là Tổng Tư lệnh của các Lực lượng vũ trang Liên Xô, còn Trôtki là Chủ tịch Ủy ban Quân sự Cách mạng của nước Cộng hòa và là Thủ trưởng trực tiếp của Êgôrốp. Nhưng hình như họ đã giao nhiệm vụ cho Êgôrôp phá hoại kế hoạch tiêu diệt Đênikin của Stalin. Có lẽ nào còn thứ gì ngu xuẩn hơn những lời bịa đặt như thế. về việc năm 1920, Êgôrốp đã từng tổ chức mưu sát Stalin thì cũng vậy, lúc đó hai người cùng công tác trong Bộ Tư lệnh Phương diện quân phía Nam, họ thường xuyên phải ra trận địa tiền duyên, luôn luôn cùng sông trong mưa bom bão đạn. Nếu quả thật Egôrốp có âm mưu ám hại Stalin thì cần gì phải “Tổ chức” âm mưu mới giết được ông ta.

        Còn việc nói là Êgôrốp đã từng làm tình báo cho Ba Lan, điều này rõ ràng do bởi bà Galina Antônốpna là hậu duệ của người Ba Lan, chứ làm gì có việc bà ta “khai nhận” là làm gián điệp cho Ba Lan.

-----------------------
        1. Rêbcchép (1872-1933) Tướng lĩnh của Liên Xô. Năm 1919-1924 là Tham mưu trướng Tư lệnh Dã chiến quân, Ủy viên Ủy ban Quân sự Cách mạng của nước Cộng hòa.

        2. Ricốp (1881-1938), Nhà hoạt động của Đảng và Nhà nước Liên Xô. Trong Cách mạng tháng 10, ông đã tham gia công tác tổ chức và lãnh đạo cuộc khởi nghĩa vũ trang. Sau khi Cách mạng thành công, ông được bầu làm Chủ tịch Bộ Nội vụ, Chủ tịch Ủy ban Kiểm tra tối cao. Phó Chủ tịch và Chủ tịch HĐBT, UVBCT BCH TƯ ĐCS Nga(B). Năm 1927 trong việc làm thế nào đế giái quyết vấn đẻ khủng hoàng lương thực, ông đã có những bất đổng với Stalin. Tháng 10 năm 1928 ông bị kết tội là phần tứ phái hữu. Năm 1938 Ricốp bị bắt. Tháng 3 năm 1938 thì bị xứ bắn.

Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #45 vào lúc: 13 Tháng Chín, 2019, 07:59:15 pm »


        Năm 1956 trong văn kiện thẩm tra lại vụ án Nguyên soái Êgôrốp thì đã thấy rõ là: khi điều tra ban đầu và cả khi đối chất, Êgôrốp đã kiên quyết phủ nhận bất kỳ một tội nào. Chúng ta cũng có thể thấy được rằng, Êgôrốp cảm thấy rất khó hiểu vì sao những người bạn trước kia đã từng chiến đầu cùng ông ở ngoài tiền tuyến lại có thể vu khống những điều nguy hiểm cho ông đến thế, ông suy nghĩ mãi cũng không hiểu nổi vì sao họ lại làm như vậy. Nhưng những văn kiện chính thức lại nêu thêm rằng: “Về sau khi thẩm vấn và cả trong lời khai viết bằng văn bản của mình thì Êgôrốp lại hoàn toàn thừa nhận là mình có tội và còn khai nhận rất chi tiết.” Từ lúc Êgôrốp “không thừa nhận là mình có tội” đến lúc ông “Thừa nhận là mình hoàn toàn có tội”, bọn chúng đã phải dùng đến thời gian 1 năm, như vậy trong thời gian 1 năm đó, chúng đã áp dụng những biện pháp gì đối với Nguyên soái Êgôrốp . Chắc chắn là bọn chúng đã áp dụng những biện pháp đầy đọa và tra tấn cực kỳ tàn khốc, để tra khảo ông cả về mặt tinh thần lẫn thể xác.

        Nhưng từ trong những văn kiện đó ta thấy, trong 1 năm đó chúng đã buộc ông phải thừa nhận là đã câu kết với Chamácních và Pôpunốp. Sau khi Chamácních và Pôpunốp được xóa bỏ mọi tội danh và được khôi phục lại danh dự thì rõ ràng những lời khai của Êgôrốp đều là giả. Và trong văn kiện đó còn một đoạn văn: “Những lời khai của các nhân viên bắt Êgôrốp cho đến nay xem xét kỹ lại thì thấy đó là những lời nhục mạ ông ta”. Tóm lại, toàn bộ đều là giả dối và bịa đặt.

        Để tạo ra một vụ án chống Nguyên soái Êgôrốp, bọn đao phủ trong nhà giam Rupienca đã phải tốn biết bao công sức trên bàn giấy và cả dưới tầng hầm.

        Ngày 14 tháng 3 năm 1956, Tòa án Quân sự thuộc Pháp viện Tối cao Liên Xô đã công bố bản phán quyết sau đây:

        Tòa án Quân sự thuộc Pháp viện Tối cao Liên Xô sau khi đã thẩm tra các tài liệu và vụ án, cho rằng kết luận của Tổng Kiểm sát trưởng Liên Xô là chính xác, có cần cứ, đồng thời thấy rằng những tài liệu để buộc tội Êgôrốp là ngụy tạo. Nay phán quyết như sau:

        Căn cứ vào những phát hiện mới, hủy bỏ bản án ngày 22 tháng 2 năm 1939 của Tòa án Quân sự thuộc Pháp viện Tối cao Liên Xô đối với Alếchdăngđra Rich Êgôrốp, vì thiếu các yếu tố cấu thành tội phạm, chấm dứt trình tự tố tụng đối với vụ án này và khôi phục danh dự cho ông.

        Cuối cùng của bản án là chữ ký của những người có liên quan và có đóng dấu.

        Mặc dù lẽ phải đã được khôi phục, đã chứng minh rằng bản án đối với Nguyên soái Liên Xô Êgôrốp là một sự bịa đặt giả tạo, và đã có văn kiện chính thức của Nhà nước minh oan cho ông, nhưng Nguyên soái đã không còn nữa. Nguyên soái Liên Xô Alếchdăngđra Ilích Êgôrốp là một người có công lao to lớn. Ông đã có những cống hiến lớn lao cho quân đội, cho nhân dân, cho sự bình yên của Tổ Quốc. Ông còn trẻ, đang tràn đầy sức sống, ông đã khảng khái hy sinh giữa tuổi 46, là con người chính trực tài hoa, kinh nghiệm phong phú..., nhưng bọn chúng đã bắn ông sau hôm tuyên án. Theo đúng thông lệ thì bọn đao phủ chỉ chấp hành án vào các ngày lễ và ngày nghỉ. Nhưng những tên hung thần ở Bộ Nội vụ đã không bỏ qua cơ hội này, đó là vào ngày 23 tháng 4, cũng tức là ngày Truyền thống xây dựng Hồng quán, bọn chúng đã bắn Nguyên soái Êgôrôp.

        Cho đến lúc này thì câu chuyện bi thảm về Nguyên soái Liên Xô, Alếchdăngđra Ilích Êgôrốp đã kể xong... Tôi đã từng được xem một số văn bản nêu vấn đề về những vụ án chết chóc bi thảm đó. Nguyên nhân của vấn đề là Tachiana Alếchdăngđra Cudơnéttôva - con gái của Êgôrốp, người mà ông vẫn gọi bằng cái tên yêu dấu: Tatusa đã chính thức đề nghị Cơ quan An ninh Nhà nước và Pháp viện Tối cao, cung cấp cho cô ngày ông chết và xác nhận đó là sự thật. Cháu gái của Êgôrốp là Rikia Anđrêépva Bêrônôcôva ở Êrenbua cũng yêu cầu như vậy. Trước mặt tôi là các bản Fôtôcóppi trả lời những yêu cầu đó.

        Văn bản thứ nhất như sau:

        Ngày 13 tháng 7 năm 1956, Tòa án Quân sự thuộc Pháp viện Tối cao gửi:

        Cục trưởng Tổng cục quản lý Bộ Nội vụ, Sở bảo mật số 1 Bộ Nội vụ Liên Xô và Tổng Kiểm sát trưởng.

        (Ngày 13 tháng 7 năm 1956)

         Đề nghị các đồng chí chỉ thị cho sở Đăng ký Hộ khẩu có liên quan gửi cho Nữ công dân Tachiana Alèchdăngđrốpna Cudơnéttôva một giấy chứng nhận về cái chết của bố cô là Alếchdăngđra Ilích Êgôrốp.

        Chúng tôi thông báo để bà rõ: Alếchdăngđra Ilích Êgôrốp sinh năm 1885, ngày 22 tháng 2 năm 1939, Tòa án Quân sự thuộc Pháp viện Nhân dân Tối cao đã tuyên án tử hình, ông đã chấp hành hình phạt và chết vào ngày 10 tháng 3 năm 1939.


Phó Chánh án Tòa án Quân sự thuộc Pháp viện Tối cao Liên Xô.       
Thượng tá Tư pháp. (Họ và tên)                           
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #46 vào lúc: 13 Tháng Chín, 2019, 08:00:26 pm »


        Tờ thông báo đó đã được in sẵn, khi cần thì ghi lên đó họ tên và ngày tháng, cũng giống như văn kiện nói về tình hình của Êgôrốp. Tờ thông báo đó gửi cho người nhà của phạm nhân nêu rõ là “đã chết khi chấp hành hình phạt”. Điều này có thể được xem là một thủ đoạn khéo léo của chủ nghĩa quan liêu, tức là để tránh cái từ “xử bắn” và đã dùng từ “chết”. Nhưng chúng ta cần chú ý đến ngày tháng, trong thông báo nói là đã chết ngày 10 tháng 3 năm 1939. Liệu điều này có in nhầm không? Trong các vụ án thì điều này không thể nhầm lẫn được. Còn trong thư trả lời R.A. Bêlônôcôva - cháu gái của Ẻgôrốp thì đã nói như sau: “ A. I. Êgôrốp đã bị tuyên án tử hình ngày 22 tháng 2 năm 1939, và bản án đã được chấp hành. Bộ Nội vụ không ghi ngày tháng xử bắn và cũng không ghi địa điểm mai táng tội phạm, cho nên hiện nay không có một tài liệu nào về vấn đề đó.”

        Trong thư trả lời này không có ngày tháng chính xác về việc thi hành án. Vậy thì những lời nói là “Cơ quan Bộ Nội vụ không ghi lại ngày tháng khi thi hành án và địa điểm mai táng tội phạm... ” nói lên điều gì? Là nói về việc những cơ quan đó không ghi địa điểm mai táng tội phạm hay là chỉ việc không ghi ngày tháng thi hành án... ? Như vậy là có thể vừa hiểu thể này và cũng có thể hiểu thế khác. Còn câu: “Không có bất kỳ một tài liệu nào có liên quan về vấn đề này.” Cũng có thể nói về việc xử bắn, hoặc cũng có thể nói về việc địa điểm mai táng.

        Nhưng việc báo cho Tachiana - con gái của Êgôrốp là: “Chết vào ngày 10 tháng 3 năm 1939.” Điều này nên hiểu như thế nào đây? Cái đó đã khiến cho tôi có một số suy nghĩ dưới đây: Bởi vì khi điều tra viên thẩm tra về vụ án của Bêria, Bộ Nội vụ đã từng có một phòng thí nghiệm bí mật do Marianôpski lãnh đạo. Ông này sau khi bị bắt đã khai rằng, ông ta đã từng dùng những phạm nhân bị tuyên án tử hình để tiến hành thí nghiệm chất độc giết người trên người họ.

        Sau khi chất độc có tác dụng trên người phạm nhân thì Marianốpski đã dùng những chất độc đó để giết những người chưa bị bắt mà Bêria không muốn để họ được sống.

        Ta hãy xem Marianốpski đã cung khai như sau:

        “Tôi nhận lệnh từ Bêria, Maiơculốp và Stôplatốp... sau khi nhận lệnh xong thì được thu xếp cho gặp mặt cái người cần phải tiêu diệt, trong khi gặp mặt thì có tổ chức ăn uống để tôi có dịp bỏ thuốc độc. Có trường hợp tôi bỏ thuốc độc vào đồ uống, nhưng cũng có trường hợp tôi bỏ thuốc độc vào thức ăn. Tôi cũng không dám nói chắc chắn là tôi đã bỏ thuốc độc giết chết bao nhiều người, chắc là vào khoảng 10 người gì đó. Tôi không được biết tên họ, chỉ được thông báo rằng họ đã phạm tội. Đối với tôi thì chỉ cần Bêria, Maiơculốp và Stôplatôp ra lệnh là đủ. Tôi đã đầu độc giết một số người ở Mátscơva, ở Ulianốpscơ, ở Saratốp, ở Ucraina... ”

        Đây quả thật là một người máy sinh vật - một công cụ giết người “biết nói” ! Tất nhiên là hắn phải giả bộ là bị ép buộc nên phải chấp hành. Trên thực tế, Marianốpski là một tên đao phủ giết người không ghê tay, hắn đã từng dùng Phòng thí nghiệm bí mật của Bộ Nội vụ để chế tạo chất độc giết hại tới mấy trăm người.

        Ngoài việc giết người, Phòng thí nghiệm còn nghiên cứu cả các biện pháp mà bọn đao phủ gọi là “Thuật moi tim”, cụ thể là chúng đã chế tạo ra những loại thuốc ảnh hưởng đến tâm lý, rồi cho vào thức ăn của phạm nhân. Loại thuốc này khi đã vào trong cơ thể con người thì chúng làm cho họ tê liệt ý chí và tư duy hoàn toàn bị mê muội. Sau đó bọn chúng đưa ra những câu hỏi và người bị thẩm vấn chỉ có thể trả lời bằng một câu vắn tắt khẳng định. Điều này đã được chứng thực và khẳng định trong quá trình điều tra. Bêria và những trợ thủ thân tín của hắn như: Côpulốp, Marianốpski đều đã công nhận.

        Thông qua những sự thực đó, có thể tìm được câu trả lời đáng sợ cho nhiều người của nước ta đã bị dày vò trong nhiều năm và có phải là dưới tác dụng của loại thuốc có ảnh hưởng đến tâm lý đó mà nhiều quân nhân (kể cả những người làm công tác văn hóa) có ý chí kiên cường, chiến đấu dũng cảm , thể chất và tâm lý đều khỏe mạnh đã bị hủy diệt . Thậm chí họ còn bịa ra cả những việc không có và những tội không có ? Có thể những cực hình tra khảo tàn khốc và sử dụng những loại thuốc đó dã làm cho thần kinh của họ bị tê liệt, họ cũng đã giản đơn để khẳng định những vấn đề mà điều tra viên đã soạn sẵn rồi đưa ra hỏi họ.

        Cuối cùng tôi muốn nói, con gái của Êgôrốp đã nhận được công văn trả lời là: “Êgôrốp sau khi bị tuyên án tử hình ngày 10 tháng 3 năm 1939 thì chết ngày 10 tháng 3 năm 1941, chứ không nói là bị xử bắn. Điều này khiến tôi lại nẩy sinh ra một ý nghĩ mới, tôi cũng chỉ có quyền nêu ra một dự đoán: Có phải là sau khi Alếchdăngđra Ilích bị tuyên án thì bọn chúng đã giao ông cho Phòng thí nghiệm để làm thí nghiệm trên cơ thể con người nhất định phải chết đó không?

        Phòng thí nghiệm dưới mặt đất của Cục An ninh toàn Liên bang còn ẩn chứa nhiều bí mật, những điều tôi nói trên chỉ là một trong số đó, chúng ta còn phải chờ đợi để khám phá thêm.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #47 vào lúc: 13 Tháng Chín, 2019, 08:01:09 pm »


NGUYÊN SOÁI LIÊN XÔ V.K. BLIUKHƠ

        Bà Claíêra Lukinichina Pêsưviaxêepva - vợ goá của Nguyên soái V. K. Bliu khơ thường trú trong một căn hộ hai buồng của ngôi nhà cao tầng ở ngoại ô Mátscơva. Bà là người tính tình cởi mở, vui vẻ, khiến người khác dễ gần... cho đến nay bà vẫn giữ được phong cách đó. Bà Lukinichina có một thân hình cân đối và hơi gầy một chút. Nghe nói trước kia bà có đôi mắt màu xanh lam, nhưng ngày nay do phải chịu đựng nhiều đau thương mất mát và do khóc nhiều nên đôi mắt ấy chỉ còn là màu xanh nhạt. Khi tôi nói chuyện với bà thì bà tỏ ra rất vui và luôn giơ tay ra hiệu. Nhưng trong câu chuyện có đôi chỗ bị ngắt quãng, thường từ chuyện này nhảy sang chuyện khác. Bà có một trí nhớ thật tuyệt vời, bà còn nhớ được khá nhiều chuyện, chính vì như vậy mới có hiện tượng câu chuyện trước sau không liên tục với nhau.

        Bliukhơ đã kết hôn tới ba lần. Người vợ đầu của ông là Galina Páplốpna Pôcrôpscaia Bliukhơ, bà sinh cho ông được hai người con. Đứa con đầu tên là Fâyxéplốt và thứ hai là Jôia. Bliukhơ chung sống với người vợ đó tương đối dài, cho đến năm 1930. Sau khi Bliukhơ bị bắt, mặc dù bà đã li hôn với ông, nhưng Galina Páplốpna vẫn bị bắt và bị xử tử hình. Galina Alếchdăngđrốpna Côlixiukina trở thành người vợ thứ hai của ông. Họ có với nhau một con trai tên là Viaxépsláp. Nhưng rồi một lần nữa Bliukhơ đã chính thức li hôn với Galina Alếchdăngđrốpna, mà bà vẫn bị bắt và bị kết án tử hình. Người vợ thứ ba của Nguyên soái là Clafêra Lukinichina Pêsưviaxêepva Bliukhơ (người hàng xóm của tôi) cũng bị bắt cùng một ngày với chồng. Nhưng bà còn may mắn là không bị xử bắn. Bà đã trải qua nhiều năm bị giam cầm trong nhà giam và trại tập trung, rồi bị đi đầy, nhưng cuối cùng vẫn sống được đến ngày nay. Bà sinh được hai con, một trai, một gái; con trai là Vaxili, con gái là Valêra. Tôi đã gặp và nói chuyện với bà Clafera Lukinichina nhiều lần, và bà cũng rất cởi mở. Nội dung của những câu chuyện đó tôi sẽ nói ở phần sau. Còn bây giờ, tôi xin giới thiệu với các bạn về bản thân Nguyên soái Bliukhơ một chút, nói về cuộc sống thường ngày của ông và sự nghiệp mà ông được phong quân hàm Nguyên soái.

        Vaxili Côngstăngtinôvích là một nhân vật được tạo ra trong Đại chiến Thế giới lần thứ nhất, trong cuộc cách mạng Tháng hai và trong những năỉn tháng của Cách mạng tháng 10. Tài năng thống soái của Bliukhơ đã thể hiện rõ trong thời gian nội chiến, lúc đó ông tỏ ra là một chuyên gia quân sự lớn. Năm Thủ trưởng quân sự cao cấp nhất của Hồng quân thời đó là Buchuni, Vôrôxilốp, Êgôrôp, Tukhaxépski và Bliukhơ là những người giành được danh hiệu cao quý - quân hàm Nguyên soái trong các chiến dịch lớn của thời nội chiến, từ đó về sau họ hầu như không giành được thắng lợi nào nữa. Trong số năm người đó, chỉ có Bliukhơ là người có kinh nghiệm tác chiến hiện đại. Trong thời kỳ nội chiến ở Trung Quốc (khi đó ông làm Tổng cố vấn quân sự), Bliukhơ cũng từng là người vạch kế hoạch và thực hiện Đại chiến dịch trong cuộc chiến Đường sắt Trung Đông và bên bờ Hồ Khasan.

        Từ năm 1917 đến năm 1938, trong 20 năm đó, Bliukhơ đã giành được những chiến công hiển hách và được phong quân hàm Nguyên soái. Nhưng ông chỉ làm Nguyên soái được ba năm - năm 1935 được phong hàm Nguyên soái thì đến năm 1938 ông đã bị xử tử hình. Tính từ năm 1938 cho đến nay đã được hơn 60 năm, mà trong thời gian dài đó người ta đã tìm đủ mọi cách để xóa sạch công lao và tên tuổi của ông trong lịch sử. Trong các cuốn sách, trong Từ điển Bách khoa và cả trong các văn kiện, những chỗ nào có tên ông thì người ta đều gạch bỏ. Những sách xuất bản sau khi ông qua đời đều không có tên ông, tựa như trong cuộc sống chưa từng có Bliukhơ tồn tại. Nếu một chỗ nào có nói tới ông thì người ta đều thêm vào mấy chữ “Kẻ thù của Nhân dân”.

        Tôi nghĩ trong các trường hợp đó, con đường khôi phục lại cuộc sống chân thực cho Vaxili Côngstăngtinôvích quả là vô cùng khó khăn. Tôi xin giới thiệu với độc giả những văn kiện chính thức vốn có để cố gắng giúp các bạn tự mình hiểu được cuộc sống và sự nghiệp thực của Bliukhơ. Tôi cho rằng đó là con đường ngắn nhất và đáng tin cậy nhất đối với mỗi chúng ta.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #48 vào lúc: 13 Tháng Chín, 2019, 08:02:23 pm »


        Trước hết cần phải giải thích một chút về việc tại sao Vaxili Côngstăngtinôvích lại có cái họ kỳ quái là Bliukhơ. Đó không phải là họ của người Nga, mà là họ của người nước ngoài sống trên đất Nga. Nguồn gốc của cái họ này như sau: Theo sự phân chia khu vực hành chính cũ thì Bliukhơ sinh ở thôn Paxinca (có nghĩa là thôn Lao Dịch), Làng Caochiépskhơ, Huyện Râypinscơ, Tỉnh Iarôsưláp. Thôn đó không lớn lắm, chỉ có 16 hộ gia đình, ruộng đất cũng không phì nhiêu, cho nên có rất nhiều hộ nông dân phải vào trong Thành phố làm công, lấy số tiền đó nộp tổ lao dịch cho địa chủ, đó chính là nguyên cớ nơi này có tên là “Thôn Lao Dịch”. Năm 1861, trước khi tuyên bố xóa bỏ chế độ nông nô thì người nông dân ở đây không có họ mà chỉ có tên thôi. Ngoài tên ra thì từng người còn có những biệt hiệu riêng, cho nên họ Bliukhơ thoạt đầu cũng chỉ là biệt hiệu. Ông nội của Bliukhơ cũng đã từng tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ Quốc năm 1812, sau khi đánh trận xong trở về thì được thưởng Huân chương chữ Thập Gióoc và các Huân chương khác. Rõ ràng là những người trong thôn qua những ai đã tham gia chiến tranh hoặc qua báo chí và một số tranh ảnh nào đó mà biết được Tuớng quân Prúts - người trên ngực đeo đầy Huân chương có họ là Bliukhơ1 Thế rồi những bà con trong thôn trông thấy những người đồng hương trên ngực đeo đầy Huân chương từ ngoài mặt trận trở về, có người đã thuận miệng gọi họ là Bliukhơ. Rồi cái biệt hiệu đó chẳng những được gán cho ông nội của ông, mà về sau này tất cả bọn trẻ trong gia đình ông đều mang thêm cái biệt hiệu đó.

        Về tình hình ra đời của vị Nguyên soái tương lai này ra sao, xin các bạn hãy tham khảo một văn bản nguyên thủy này.

        “Vaxili Bliukhơ sinh ngày 1 tháng 12 năm 1890 (theo lịch cũ là ngày 18 tháng 11), ngày mùng 4 tháng 12 năm 1890 được làm lễ rửa tội ở Giáo đường Góocchiépskaia-Ramênia.

        Bố ông là Côngstăngtin Páplôvích Bliukhơ; Mẹ ông là Ana Vaxiliépna Bliukhơ (họ mẹ của ông là Métvêđép, người ở thôn Cuốcchanôp). Cả bố mẹ ông đều là nông dân.

        Cha đỡ đầu ông là Vaxili Grigôriép Métvêđép, người thôn Cuốcchanôp; Mẹ đỡ đầu là Alếchdăngđra Páplôua làm thuê ở thôn. Linh mục là Alếchxây Ráplốp. Người trợ tế là Nicôla Ócrôđácski, người tụng kinh là Đimitri Sôpulép và Nicôla Ráplôp”.


        Về những năm tháng tuổi, thanh xuân của Vaxili, tôi chỉ xin giới thiệu vắn tắt vài câu.

        Thoạt đầu thì anh cũng sống như những người bình thường trong thôn, đi theo con đường truyền thống. Trước tiên anh vào học việc trong một cửa hàng buôn vải, về sau vào làm công nhân trong nhà máy. Năm 1909, Bliukhơ đến Mátscơva, nhưng không tìm được việc làm, sau đó anh đi đến sông Vonga và đến mùa thu thì lại về Mátscơva, Bliukhơ làm thợ rèn trong nhà máy sửa chữa toa xe Mêkixi. Tại đây anh đã làm quen với những người Bônxêvích và bắt đầu tham gia những cuộc mít tinh và tọa đàm cách mạng. Tháng 2 năm 1910, khi anh đang nói chuyện với những người công nhân của nhà máy sửa chữa toa xe thì bị bắt. Tòa án đã phạt anh 2 năm 8 tháng tù giam. Bliukhơ đã chấp hành xong án phạt tù ở nhà tù Buđiơca của Mátscơva. Sau khi ra khỏi nhà tù thì Bliukhơ lại có một thời gian không hoạt động cách mạng, anh dùng toàn bộ thời gian đó để tự học, cuối cùng Bliukhơ quyết định phải đi học một cách có hệ thống - anh vào học 1 năm trong lớp dự bị của Trường Đại học Saniápski. Thành tích học tập của Bliukhơ tương đối khá, khiến cho các thày giáo dạy anh phải ngạc nhiên. Nhưng rồi Vaxili không vào được Đại học vì chiến tranh đã nổ ra. Tháng 8 năm 1914,   anh gia nhập quân đội, thoạt đầu anh được phân về Đoàn hậu bị 93, về sau được chuyển về Binh đoàn bộ binh Cátstrôma, Bliukhơ đựơc phiên chế vào tiểu đội trinh sát. Do mưu trí dũng cảm nên anh được tặng thưởng Huân chương Gióoc hạng tư, hạng ba và Huân chương Chữ thập hạng tư đồng thời được đề bạt làm sĩ quan. Trong một lần chiến đấu vào tháng 1 năm 1914 khi đi trinh sát ở Thành Chécnôpôn, Bliukhơ không may bị trúng một quả lựu đạn nổ gần làm anh bị thương nặng, Xương chậu hầu như bị vỡ vụn, xương đùi cũng bị thương nặng, trong phổi mảnh lựu đạn vẫn còn găm lại. Bliukhơ được đưa đi chữa chạy ở các Quân Y viện Chécnôpôn, Kiép và Pasaicôvích mất 1 năm. Sở dĩ Bliukhơ còn song được là nhờ có Bác sĩ ngoại khoa Pioanski có nhiều kinh nghiệm. Một điều may mắn ngẫu nhiên ở đây là sau nhiều lần đại phẫu thuật và nhất là vào thời gian hậu phẫu, các hộ lý hai lần tưởng rằng Bliukhơ chết rồi nên đã đưa anh xuống nhà xác và cuối cùng nhờ có Giáo sư Pioanski mà Bliukhơ đã sống lại.

--------------------
        l. Đây là nói về Nguvên soái Prúts Bliukhơ (1742-1819), từ năm 1813-1815 ông đã từng chi huy quân đội Prúts đánh nhau với quân Pháp và giành được thắng lợi trong chiến dịch Oatéclô.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #49 vào lúc: 14 Tháng Chín, 2019, 11:17:49 pm »


        Khi Bliukhơ trở về quân đội thì vẫn còn là người có bệnh, cho nên người ta đã cho anh phục viên và được hương trợ cấp thương tật. Lúc đó chân trái của anh đã ngắn đi mất 1,5 cm. Nhưng Vaxili rất giỏi che giấu cái chân bị tật này của mình, anh làm ra vẻ đi với dáng lắc lư. Sau một thời gian về quê dưỡng bệnh, Bliukhơ lại tìm đến Khasan, Xanôpclôt để kiếm việc làm. Về sau anh lại quay trở vê Khasan và vào làm việc trong Xưởng cơ giới của Khasan, tháng 6 năm 1916 Bliukhơ gia nhập Đảng Cộng sản Bônsêvích.

        Sau Cách mạng tháng 2, Bliukhơ đến Samara, Ủy ban Bônsêvích đã tiếp nhận anh làm quân tình nguyện cho tham gia Binh đoàn bộ binh hậu bị 102 và làm nhiệm vụ cổ động công tác cách mạng trong anh em binh sĩ. Nhiệm vụ này là do Chủ tịch ủy ban Cách mạng Samara-V.F. Quybixép trực tiếp giao cho anh. Bliukhơ đã phải tốn bao công sức mới vào được binh đoàn này. Bởi vì anh là ngươi được thương Huân chương Gióoc chữ thập, cho nên họ mới cho anh vào gặp Thượng tá Cuôcbatốp - Trung đoàn trưởng. Bliukhơ yêu cầu tiếp nhận anh vào phục vụ tại Trung đoàn, vì anh vốn là một cựu binh đã từng ra tiền tuyến và nay thì không còn nơi nào để đi nữa. Thoạt đầu Cuốcbatốp không đồng ý, nhưng về sau cũng đành phải nhận một sĩ quan đã từng được Huân chương này vào Trung đoàn. Nhưng rồi Trung đoàn trưởng lại rất thích cái họ Bliukhơ và phiên chế anh vào Trung đoàn bộ binh, ở đây anh lại tiếp tục làm công tác tuyên truyền cổ động của mình.

        Những binh sĩ có tư tưởng cách mạng đã cự tuyệt việc chấp hành mệnh lệnh của các sĩ quan chỉ huy, trong Trung đoàn liền bầu ra một ủy ban của Trung đoàn, Bliukhơ được bầu làm Chủ tịch của ủy ban này. Được ít lâu sau thì toàn bộ sĩ quan của Trung đoàn đều bị bắt, Cuốcbatốp bị bắt tại nhà riêng. Lúc Thượng tá bị bắt, ông đã quát lên một cách giận dữ: “Đồ lưu manh!”. Bliukhơ trả lời: “Không nên thô lỗ thế !, Tôi sẽ còn nói chuyện với ông kia mà”.

        Giữ đúng lời hứa, Bliukhơ cho gọi cựu Trung đoàn trưởng đến nói chuyện. Bây giờ anh đã ngồi tại phòng làm việc của Cuốcbatốp, Bliukhơ đề nghị ông ta nói chuyện một cách thẳng thắn. Nhưng Thượng tá đã cự tuyệt, Cuôcbatốp bảo ông ta chẳng có gì để mà nói với những người đã làm phản. Bliukhơ đã giải thích cho Cuốcbatốp rằng chỉ yêu cầu ông viết một tờ cam đoan là không chống lại cách mạng thôi.

        Cuối cùng Thượng tá Cuốcbatốp và các sĩ quan khác đều đồng ý lập một tò cam đoan như vậy và họ được thả tự do. Trung đoàn 102 bị giải tán, còn Bliukhơ thì được ủy ban Cách mạng giao cho thành lập Đội Xích vệ.

        Được ít lâu thì trong cuộc đời của Bliukhơ đã xẩy ra một việc vô cùng trọng đại. Nói cho đúng ra thì sự nghiệp chỉ huy sự nghiệp trở thành Thống soái của anh cũng bắt đầu từ việc này. Tốt nhất ta hãy nghe chính bản thân anh kể lại. Ở đây tôi chỉ ghi chép lại những gì mà Bliukhơ đã kể lại cho các nhà văn.

        “Tôi được gọi đến gặp đồng chí Quybixép -  Chủ tịch ủy ban Quân sự Cách mạng Samara. Tôi nghĩ đó là một cuộc gặp mặt thông thường, là vì trong ủy ban Quân sự Cách mạng thì tôi phụ trách quân sự và vẫn thường xuyên được gặp Quybixép. Nhưng lần này không như các lần trước, Quybixép bảo ủy ban Quan sự Cách mạng đã quyết định phái tôi đến làm Chính ủy Đội vũ trang mới thu phục Sariapinscơ, và còn nói thêm rằng: Tôi vừa nhận được nhiệm vụ của Trung ương do Lênin truyền đạt, chúng tôi đã chọn cậu, nhiệm vụ này rất nặng nề... Sau khi Đutốp1 chiếm được Ôrenbua thì chúng đã cắt đứt mối liên hệ của Trung á với Trung ương. Hiện nay quân của Đutôp đang bao vây Sơriapinscơ, uy hiếp tuyến đường xe lửa vận chuyển lương thực từ Mátscơva, Pêtôgrát về hướng Tây. Điều này có nghĩa là chúng định dùng cái đói để bóp chết cách mạng. BCH TƯ ra lệnh phải tìm biện pháp xóa bỏ mọi sự uy hiếp đối với tuyến đường này. Các Thành phố khác cũng sẽ phái quân đội đến đó và mệnh lệnh cho chúng ta phải mang tôi thiểu là 500 quân và pháo binh đi tiến hành cái chiến dịch đặc biệt nghiêm trọng này !”.

        Thời gian đặc biệt khẩn trương, cần phải lập tức tìm cách giải quyết vấn đề, nhưng Bliukhơ vẫn xin nêu những lo lắng của mình: Với cương vị là một sĩ quan liệu anh có thể chỉ huy được quân số của một Trung đoàn, đây không phải là công tác tuyên truyền trong quân đội mà là công việc của người lãnh đạo ở chiến trường. Quybixép đã động viên anh, bảo rằng anh là một quân nhân đã từng tham gia chiến đấu, là con người trầm tính thận trọng, chính vì có những suy nghĩ đó nên Ủy ban Cách nạng mới chọn anh.

------------------
        1. Đutốp (1879-1920) là một trong những tên cẩm đầu bọn phán cách mạng trong thời Nội chiến, hắn đã lãnh đạo bọn phản động chống lại Xô viết Ôrenbua
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM