Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 05:45:34 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Năm nguyên soái Liên Xô  (Đọc 8869 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #30 vào lúc: 09 Tháng Chín, 2019, 10:17:43 am »


        Hồi đó chức vụ Trung đoàn trưởng trong bất cứ quân đội nào cũng đều là một chức vụ có danh vọng, không phải bất cứ sĩ quan nào hoặc phục vụ trong quân đội nhiều năm là đều được bổ nhiệm làm Trung đoàn trưởng cả. Trước cách mạng năm 1917, Êgôrốp đã được phong quân hàm Thượng tá. Cần phải nói rằng, tinh thần cách mạng và giông bão cách mạng đã ảnh hưởng rất nhiều đến anh. Egôrốp chủ trương ngừng cuộc chiến tranh hủy diệt mà nhân dân không cần đến, có một lần trong cuộc mít tinh ngày 1 tháng 5 anh đã hô to như thế. Vì vậy anh đã bị Tòa án quân sự cách chức, lẽ ra thì họ bỏ tù anh, nhưng vì số bộ đội do anh chỉ huy không đồng ý. Xét về quan điểm lúc đó thì Êgôrốp tán thành cương lĩnh của Đảng Cách mạng Xã hội. Anh cảm thấy mình rất gần gũi với những lãnh tụ của giai cấp nông dân, bởi vì bản thân anh cũng xuất thân trong một gia đình nông dân. Niềm tin của Êgôrôp lúc đó là gì, chúng ta thấy khá rõ khi đồng sự kể về anh:

        “Tháng 11 năm 1917, tôi là đại biểu đến dự Đại hội đại biểu của Tập đoàn quân số 1 do Stốcmanxép triệu tập. Trong Hội nghị tôi đã nghe lời phát biểu của A. I. Êgôrôp - nguyên Thượng tá, người của Đảng Cách mạng Xã hội phái hữu, trong lời phát biểu anh ta đã gọi đồng chí Lênin là phần tử mạo hiểm chủ nghĩa, là sứ giả của nước Đức. Lời phát biểu của anh ta quy kết vào một điểm là các binh sĩ không nên tin vào Bônsêvích”.

        Trong những năm đó mặc dù tình hình chính trị và quân sự luôn luôn có biến động nhưng Êgôrốp đã yêu và đó là lần yêu duy nhất trong đời, anh đã gặp và yêu Galina Xépscôcaia - một cô gái xinh đẹp. Cả hai người đã tình đầu ý hợp sống với nhau cho đến hết cuộc đời. Nhưng trong thời gian ông bị bắt thì bà cũng bị coi là gián điệp của Ba Lan.

        Sau cách mạng tháng 10, Alêchsanđra Ilích sau khi quan sát phân tích những sự việc xảy ra chung quanh thì ông đã rời bỏ Đảng Cách mạng Xã hội cánh tả và phát biểu điều này trên báo. Ngày 16 tháng 7 năm 1918, trong một bức thư đăng trên báo “Sự thật”, A. I. Êgôrốp tuyên bố một cách quyết liệt là ông dứt khoát từ bỏ Đảng này. Ông viết: “Tôi kiên quyết chống lại những hành động phạm tội của một số đảng viên dưới sự lãnh đạo của một nhóm phần tử trí thức của giai cấp tư sản ngông cuồng, kiên quyết cắt đứt mọi quan hệ với họ. Bản thân tôi đã chịu đựng những dày vò và đau khổ trong một cuộc chiến tranh gần đây, tôi đã có kinh nghiệm tác chiến, do đó tôi căn bản không đồng ý với những quan điểm về tác chiến và xây dựng quân đội của ủy viên Trung ương Đảng Cách mạng Xã hội cánh tả. Từ khi bắt đầu xây dựng quân đội Xô viết, tôi hoàn toàn tán thành các biện pháp xây dựng quân đội của chính quyền Xô viết, chính vì vậy mà tôi mới nhận chức vụ là Chủ tịch Hội đồng cao cấp giám định lựa chọn và đề bạt sĩ quan”. Tháng 7 năm 1918, Êgôrôp đã gia nhập Đảng Bônsêvích.

        Nhưng sau khi ông bị bắt thì mọi người đã quên cả và cũng không tha thứ cho ông đã từng là người của Đảng Xã hội.

        Trong những ngày cách mạng tháng 10, Egôrốp được chọn làm đại biểu của Tập đoàn quân số 1 đi dự Đại hội Đại biểu Xô viết toàn Nga lần thứ 2. Trong Đại hội ông được bầu là Ủy viên Ban Chấp hành toàn Liên bang. Trong cơ quan cấp cao này, Êgôrốp công tác ở Bộ Quân sự phụ trách cho phục viên những quân nhân cũ và tổ chức quân đội mới — Hồng quân.

        Tháng 12 năm 1917, Êgôrốp được cử đến Ucraina để tổ chức cung ứng lương thực cho quân đội. Nhưng khi đến Kiép thì ông bị phần tử Píttơliura bắt giam vào trong nhà giam ngầm1. Tháng giêng năm 1918, khi họp Đại hội Đại biểu Xô viết lần thứ 3 thì Egôrốp bị coi là người đã chết và bị gạch tên khỏi danh sách những người ứng cử vào Ban Chấp hành Trung ương toàn Nga. Nhưng rồi Hồng quân đã đánh chiếm được Kiép cứu ông thoát chết.

        Sau khi về đến Pêtôgrát, Êgôrốp công tác trong một Ủy ban dưới sự lãnh đạo của Lênin. Đó là ủy ban soạn thảo ra nguyên tắc xây dựng Hồng quân và Pháp lệnh về Hồng quân. Trong thời gian công tác tại Ủy ban này, ông được mọi người tín nhiệm và tôn trọng. Từ tháng giêng năm 1918, Êgôrôp làm nhiệm vụ xây dựng và tổ chức Hồng quân theo các sắc lệnh về Hồng quân đã ban hành. Cùng với những công việc thường ngày Êgôrốp còn suy nghĩ xem nên cải tiến biên chế tổ chức của quân đội như thế nào và củng cố quân đội mới được xây dựng. Nhờ có vốn kiến thức uyên bác và kinh nghiệm phong phú, ông hiểu được rằng cũng cần phải tăng cường cả việc lãnh đạo quân đội, nhất là tăng cường tính tất yếu của kỷ luật quân đội. về những quan điểm đó, Êgôrốp đã từng viết báo cáo riêng cho Lênin, kiến nghị thiết lập chức vụ Tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang của Nước Cộng hòa và thành lập Bộ Tư lệnh trực thuộc Tổng Tư lệnh. Những kiến nghị đó của ông đều được chấp nhận và nhanh chóng giao cho ông thực hiện.

--------------------
        1. Cõng sự Kiép-Pichcoxenpua được xây dựng ớ Kiép năm 1844. Những năm 60 của Thế kỷ XIX và đầu Thế kỷ XX nơi đây trở thành nhà ngục để giam giữ chính trị phạm quân đội.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #31 vào lúc: 10 Tháng Chín, 2019, 10:00:39 am »


        Uy tín của Êgôrôp trong thời gian đó rất cao, do đó ông được bầu làm Chủ tịch Hội đồng giám định tối cao lựa chọn đề bạt sĩ quan Hồng quân.

        Cuối năm 1918, khi đó chiến tuyến Sarixin rơi vào tình thế nguy cấp, Êgôrốp được bổ nhiệm làm Tư lệnh Tập đoàn quân số 10 tiến hành phòng thủ phương hướng chủ yếu lúc đó, nhưng đến tháng 12 năm 1918 ông mới tới được Tập đoàn quân đó.

        Bước sang tháng giêng năm 1919, Tướng Crátsnốp mở một cuộc tấn công kiên quyết vào Sarixin, điểm tấn công chủ yếu của hắn lại trúng vào hướng của Tập đoàn quân số 10. Quân của Crátsnốp buộc Tập đoàn quân số 10 phải rút lui, thậm chí chúng đã chiếm mất Sarixin. Êgôrôp tung vào trận đánh một lực lượng rất có uy lực là Sư đoàn kỵ binh hỗn hợp của В. M. Đumencô để phản đột kích. Đumencô đã phá tan đột phá khẩu của quân Bạch vệ và bắt đầu đuổi chúng chạy khỏi Sarixin, nhưng không may lúc đó ông lại bị ốm. s. M. Buchuni đến thay ông làm Sư trưởng Sư đoàn này. Bộ đội kỵ binh của Buchuni lập tức tập kích vào hậu phương của quân địch, hình thành một thế uy hiếp rất lớn đối với hậu phương của chúng. Điều này đã có một tác dụng mang tính quyết định cho việc bảo vệ Sarixin, do đó đã buộc quân Bạch vệ phải rút lui, còn Tập đoàn quân số 10 thì thừa thắng chuyển sang thế tấn công và như vậy đã cứu được Sarixin. Thông qua tấn công, Tập đoàn quân số 10 đã đuổi quân Bạch vệ qua sông Manachi, đồng thời chuyển sang cố thủ chính diện với chiều dài của dọc sông Manachi là 300km, như vậy đã hình thành thế bao vây uy hiếp Rôtstôp.

        Như mọi người đều biết, trong thời gian ở đó, “Chuyên viên lương thực” Stalin cũng ở Sarixin, ông còn đảm nhận việc Tổng chỉ huy bảo vệ Sarixin. Về sau một số người nịnh hót đã đem mọi thắng lợi trong cuộc chiến bảo vệ Sarixin gán cho Stalin. Tại Sarixin trong khi làm nhiệm vụ Êgôrôp đã lần đầu làm quen với Stalin.

        Qua việc chỉ huy một đội quân lớn như Tập đoàn quân, chẳng những Êgôrôp rút ra được kinh nghiệm, mà còn thể hiện một nghệ thuật sử dụng các binh chủng. Trước hết là sử dụng mật độ pháo dày đặc và đoàn tàu thiết giáp trong phòng ngự, điều này khi đó là một điểm mới. Còn trong tấn công thì Êgôrốp đã tỏ ra là con người giỏi cơ động và không bao giờ đánh vỗ mặt, bao giờ ông cũng tìm ra chỗ mẫn cảm nhất của kẻ thù, rồi đánh thọc sườn hoặc đánh địch từ phía sau của chúng. Trong những lần chiến đấu đó, Êgôrôp đã đặt nền móng cho chiến dịch sử dụng một lực lượng lớn quân kỵ binh của Hồng quân, ông giao cho Buchuni chỉ huy binh đoàn quân kỵ tấn công thọc sâu vào hậu phương địch, ý đồ chiến thuật ấy đã có tác dụng mang tính quyết định thắng lợi của cả chiến dịch. Điều này khi đó có thể nói là một việc làm mang tính mạo hiểm, mà cũng là một điểm mới, chưa có bao giờ.

        Đến tháng 5 năm 1919, tình hình miền Trung và miền Nam của nước Nga đều có những thay đổi. Quân của Đênikin sau khi đẩy lùi Tập đoàn quân số 11 và số 12 ra khỏi vùng bắc Côcadơ, chúng tiến đến vùng sông Đông và Đônbát. Tại đây hắn tiến hành động viên dân Côdắc, dùng họ để xây dựng Tập đoàn quân Côcadơ của Frăngcô và một số binh đoàn khác. Vào cuối tháng 5, tương quan lực lượng của đôi bên rõ ràng là có lợi cho Đênikin, hắn bắt đầu trở thành mối uy hiếp lớn, bởi vì hắn là một mũi tiến công vào Mátscơva.

        Mối uy hiếp đó ngày càng tăng dần. Mátscơva biết rõ điều đó. Trung ương Đảng Bônsêvích ra chỉ thị tiến hành việc động viên bổ sung và điều thêm bộ đội đến khu vực nguy hiểm này. Trong huấn lệnh của Ban Chấp hành Trung ương còn nêu rõ: “Hiện nay vấn đề then chốt là phải tranh thủ thời gian... cần phải làm cho những người công tác Đảng hiểu được rằng, sự thành bại của việc động viên lần này quan hệ đến vận mệnh của cách mạng”.

        Trong những ngày gian khổ đó thì dinh lũy của Hồng quân cũng nổ ra những cuộc bạo loạn có quy mô lớn. Kẻ đứng đầu cuộc bạo loạn là viên sĩ quan trước đây đã từng thống trị Caiđơman1 trong một thời gian dài. N.A. Grigôriép là sĩ quan của bọn phỉ Pítliura và Xiuxiních là Tham mưu trưởng của hắn, sau khi đã tiến hành biên chế quân đội thành một sư đoàn chính quy, có tới 15.000 người ngựa, là một lực lượng tương đối lớn. Bọn chúng muốn ngay lúc đó liên hiệp với quân của Mácnô chống lại Hồng quân. Mácnô là một con người thường xuyên nhảy từ trận tuyến này sang trận tuyến khác. Ngoài ra còn có quân của bọn Phỉ Pítliura và những đội du kích với số lượng cũng lớn đều gia nhập vào hàng ngũ của Grigôriép.

----------------------
        1. Năm 1918, khi Đế quốc Đức chiếm Ba Lan đó là tên gọi của chính quyển bù nhìn Scôrôpađơski.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #32 vào lúc: 10 Tháng Chín, 2019, 10:01:08 am »


        Đênikin cho rằng, cần phải đột kích chủ yếu vào Rốtstốp, chiếm lấy Đônbát, sau đó tấn công vào Mátscơva. Nhưng để bảo đảm cho việc tác chiến vào Mátscơva thuận lợi, Đênikin phải có quyết định chuẩn xác, trước hết phải đập tan Tập đoàn quân số 10 đang nằm ở bên sườn. Để hoàn thành được nhiệm vụ đó, Đênikin tập trung quân kỵ binh của các Tướng Mácmôngtôp, Pôrôlốpski, Sakilốp và Urắcai, đồng thời còn điều đến đó đoàn tàu thiết giáp cùng mấy Tiểu đoàn xe tăng hạng nặng và một số lớn đại bác.

        Đênikin nhân lúc Hồng quân phải tập trung một lực lượng lớn quân ở Ucraina đối phó với Grigôri và Mácnô, hắn đã dùng kỵ binh của Frăngcô mở cuộc tập kích vào Tập đoàn quân số 10 của Êgôrốp, hòng hội hợp với quân Côdắc. Trung tướng Nam tước Frăngcô - đối thủ của Êgôrốp là một quân nhân có khá nhiều kinh nghiệm ở chiến trường. Năm 1910, hắn tốt nghiệp Học viện Quân sự của Bộ Tổng tham mưu, từng tham gia chiến tranh Nga - Nhật và Đại chiến thế giới lần thứ nhất. Quân Bạch vệ đã nắm chắc một ưu thế lớn là Tập đoàn quân số 10 trước khi bước vào cuộc chiến đấu đã bị tổn thất lớn, mà tuyến phòng thủ chính diện lại kéo dài tới 300km. Nhưng các chiến sĩ trong Tập đoàn quân số 10 đã anh dũng chiến đấu đánh lùi nhiều đợt xung kích của quân địch. Họ kiên quyết giữ vững trận địa của mình trong một thời gian, nhưng sau khi Tập đoàn quân số 9 rút đi thì phía sườn của Tập đoàn quân số 10 bị hở, do đó đành phải lui về phòng tuyến ban đầu là Thành Sarixin.

        Trong điều kiện cực kỳ khó khăn đó, để cứu vãn chủ lực của Tập đoàn quân, Êgôrôp đã sử dụng kỵ binh một cách xuất sắc, ông phối hợp sư đoàn kỵ binh số 4 của Buchuni và kỵ binh của sư đoàn số 6 của Apanaxencô thành một biên chế để chỉ huy thông nhất, do đó đội quân này có tính cơ động mạnh, nhanh chóng được điều đến những vùng xung yếu để yểm hộ cho Tập đoàn quân số 10 rút lui.

        Êgôrôp khi rút theo Tập đoàn quân của mình đã nhận được lệnh là phải làm cho quân địch mệt mỏi ở vùng ngoại ô phía xa Thành phố và bằng bất cứ giá nào cũng phải giữ cho được Sarixin.

        Êgôrốp nhanh chóng tổ chức xong việc phòng ngự, đồng thời trong các ngày từ 16 đến 19 tháng 6 ông đã đánh cho quân địch bị thiệt hại nặng, đập tan ý đồ chiếm lại Sarixin của quân địch. Quân Bạch vệ dựa vào ưu thế của kỵ binh đã tung cả quân đoàn kỵ binh của Mácmôntôp vào chiến đấu, chúng tập kích vào hậu phương của Tập đoàn quân số 10, hình thành sự uy hiếp đối với hậu phương và ngăn cách Tập đoàn quân với Bộ Tư lệnh phương diện quân. Nhưng Egôrốp và những người chỉ huy của Tập đoàn quân không hề hoảng sợ, họ vẫn giữ được tinh thần bình tĩnh, đánh thắng những trận tập kích của bọn địch. Êgôrốp đã đưa bộ đội kỵ binh dày dạn kinh nghiệm trong chiến đấu do Buchuni chỉ huy vào cuộc để chống lại Mácmôntốp. Đội kỵ binh đó trong cuộc chiến gian khổ đã đánh bại quân địch, buộc bọn chúng phải bỏ chạy về hướng Tây. Trong những cuộc chiến đấu đó, Êgôrôp không chỉ ngồi ở Bộ Tư lệnh, mà ông còn thường xuyên đến những nơi tình hình căng thẳng, nguy hiểm nhất. Có một lần trong giờ phút nguy cấp nhất, ông đã tự chỉ huy một sư đoàn kỵ binh tiến hành phản xung phong và đã đánh lui quân địch, nhưng bản thân ông cũng bị thương.

        Nhờ có Tập đoàn quân số 10 cầm chân bọn địch, khiến cho chúng không có cách gì hợp quân được với quân Côdắc, quân của Phương diện quân phía Đông, nhất là Tập đoàn quân số 5 của Tukhaxépski đã chiến đấu cực kỳ kiên quyết và đánh lui chúng khỏi phòng tuyến sông Vonga.

        Trong cuộc chiến đẫm máu ở chỗ của Tập đoàn quân Êgôrốp, chỉ riêng bọn Frăngcô đã mất 2 sư trưởng, 11 Trung đoàn trưởng và 5 Tiểu đoàn trưởng. Sau những trận đánh đó, quân đội của Frăngcô đã không còn cách gì tiếp tục chiến đấu được nữa.

        Lúc đó ở miền Nam Ucraina, cuộc tiến quân của Đênikin tiến triển thuận lợi. Chúng đã chiếm được mỏ than Đônhép, vùng sông Đông, Crimê và một số vùng của Ucraina, đồng thời tiến thẳng về hướng Kiép. Đường Đênikin tiến quân đi qua tuyến phòng ngự của một số đơn vị thuộc Tập đoàn quân số 14 của Ucraina, hướng phòng ngự này là hướng gay go nhất Tập đoàn quân số 14 vừa mới được thành lập nên không có sức chiến đấu, cần phải áp dụng những biện pháp khẩn cấp, bởi vậy Ban Chấp hành Trung ương lại phái Êgôrôp đến làm Tư lệnh Tập đoàn quân số 14.

        Thật khó mà tưởng tượng được tình hình địa bàn phòng thủ của Tập đoàn quân số 14 lại phát sinh nhiều nguy hiểm đến thế: Ở tiền phương, Tập đoàn quân số 14 không ngăn nổi kẻ địch được trang bị đầy đủ và có ưu thế về binh lực; ở hậu phương thì bị quân của Grigôri, Mácnô và Pítliura tập kích quấy rối, bọn chúng luôn luôn lén tập kích vào cơ quan hậu cần, Bộ Tư lệnh và căn cứ cung cấp.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #33 vào lúc: 10 Tháng Chín, 2019, 10:02:37 am »


        Tướng Đênikin đã viết trong hồi ký của hắn như sau: “Mùa hè năm 1919, lần đầu tiên tôi đã nhìn thấy triển vọng của thắng lợi, phía trước tôi không có kẻ địch nào đủ mạnh, mặc dù luôn luôn phải đụng độ với quân đội Xô viết, Mátscơva chỉ còn gần trong gang tấc, có thể lấy nó dễ như trở bàn tay”. Ngay tất cả những người ủng hộ Đênikin đều có cảm giác như vậy, do đó bọn chúng đều kiên quyết chống lại cách mạng. Trong những ngày tháng đó, Philipút - Phó Quốc vụ khanh của Mỹ trong báo cáo gửi cho Tổng thông Uynsơn đã viết rằng: “Căn cứ vào kết quả đàm phán của chúng tôi và những người đứng đầu Chính phủ khác với Tướng Côdắc ở Pari, nước Anh phụ trách cung ứng mọi trang bị cần thiết cho Đênikin, nước Pháp phụ trách cung cấp mọi trang bị cần thiết cho binh đoàn Tiệp Khắc và các thế lực chống Bônsêvích ở các nước phương Tây gần với nước Nga, còn nước Mỹ phụ trách cung cấp mọi trang bị cần thiết cho quân Côdắc".

        Suyếcxin thủ tướng vương quốc Anh đã viết trong hồi ký của mình: “Viện trợ chủ yếu cho Đênikin là của nước Anh. Trong thời gian đó nước Anh đã cung cấp cho ông ta tối thiểu 25 vạn khẩu súng bộ binh, 200 khẩu đại bác, 30 chiếc xe tăng và rất nhiều đạn dược. Ngoài ra chỉ riêng trong tháng 10 năm 1919, Anh đã cấp cho Đênikin 14,5 triệu bảng Anh. Cũng trong thời gian đó Đênikin đã nhận được những khoản viện trợ lớn từ các nước khác. Ví dụ Mỳ viện trợ cho 20 vạn viên đạn đại bác, 32 triệu đôi ủng, 28 đầu máy xe lửa, 2,8 vạn khẩu súng trường, hơn 3 triệu viên đạn, 20 vạn chiếc áo khoác và nhiều vật tư khác. Khoảng giữa tháng 9 và tháng 10 Mỹ viện trợ 7,2 vạn khẩu súng bộ binh, hơn 20 vạn đôi ủng và 200 cỗ súng máy”.

        Pháp cũng viện trợ cho Đênikin một số lớn vũ khí, ngoài ra còn giao lại cho hắn số vũ khí còn tồn lại trong Đại chiến Thế giới lần thứ nhất là 27 vạn súng bộ binh và 60 triệu viên đạn các loại của Rumani. Bungari cũng giao cho hắn 4 vạn khẩu súng bộ binh và 16 triệu viên đạn. Ngoài ra Anh còn phái 1923 viên sĩ quan sang giúp Đênikin huấn luyện quân sự và kỹ thuật. Thực ra quân đội của Đênikin không cần những sĩ quan đó, bởi vì họ đã trải qua Đại chiến Thế giới lần thứ nhất và được những sĩ quan Nga giỏi huấn luyện, mà những sĩ quan này thì Đênikin lại có rất nhiều, thậm chí có một số phân đội được tổ chức bởi toàn là những sĩ quan như vậy.

        Muốn cho quân Côdắc mở mặt trận từ phía Đông, 14 quốc gia đế quốc phương tây đã cung cấp cho chúng khá nhiều vũ khí trang bị và được trợ giúp về tài chính, mặt khác bọn chúng đã gây áp lực chính trị đối với Ba Lan để buộc nước này chi viện về tài chính và cùng tấn công vào đất nước Xôviết. Tướng Galê của Pháp và Tập đoàn quân của Ba Lan được vũ trang đầy đủ, được bảo đảm cung cấp các nhu yếu phẩm, do Pháp điều đến Ba Lan.

        Éttôni, Lítva và Látvi cũng nhận được một số lớn vũ khí trang bị và trong mấy nước Cộng hòa này cũng có một số lớn sĩ quan nước ngoài đến giúp huấn luyện, nhất là sĩ quan Anh.

        Các vùng hậu phương của quân đội Liên Xô thì bọn phản động ở nhiều nơi đang gấp rút tiến hành âm mưu bạo loạn, nhất là vùng Pônsa, Saratốp, Kiép, Kháccốp V.V..Ở Pêtrôgrát có “Trung tâm dân tộc1" hoạt động mạnh nhất.

        Ngày 3 tháng 7 năm 1919, Đênikin ban hành cái gọi là “Huấn lệnh Mátscơva”, trong huấn lệnh đã xác định phương hướng chủ công, đồng thời lại quy định nhiệm vụ toàn bộ cuộc tấn công.

        Kẻ vạch kế hoạch tấn công lần này và bọn ủng hộ cuộc tấn công đó đều tuyệt đối tin tưởng rằng, chính quyền Xô viết sẽ nhanh chóng bị tiêu diệt.

        Êgôrốp về tới Tập đoàn quân ngày thứ hai, tức là ngày 29 tháng 7 thì Đênikin cho quân chiếm Pốttaoa và tiến đánh Kiép - Thủ đô của Ucraina.

        Các nhà lãnh đạo chính quyền Xô viết nhận được tin tình báo là các nước Đồng minh đang chuẩn bị tấn công nước Nga, còn họ thì cũng đã phán đoán ra hướng tấn công chính của chúng trong tương lai. Thật đúng lúc Đênikin ký lệnh “tấn công vào Mátscơva” thì ở Mátscơva đang họp Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương, Hội nghị lần này nhằm thẩm duyệt lại tình hình khẩn cấp mà Phương diện quân phía Nam đang phải đối mặt. Hội nghị thông qua quyết định, chẳng những phải động viên đảng viên cộng sản mà còn phải động viên cả công nhân trong các nhà máy, phái họ đi tăng cường cho Phương diện quân phía Nam. Toàn Hội nghị bổ nhiệm S.S.Camênép - nguyên Tư lệnh Phương diện quân phía Đông thay thế J.J.Oasaikit làm Tổng Tư lệnh các lực lượng vũ trang, đồng thời bổ nhiệm F.N. Êgôrốp làm Tư lệnh Phương diện quân phía Nam, còn Tư lệnh Phương diện quân phía Tây đối phó với sự tấn công của quân Ba Lan thì do F.M. Chichíts đảm nhiệm. Khi đó đặc biệt chú ý đến việc động viên, cung cấp và trang bị vũ khí cho Phương diện quân phía Nam

---------------------
        1. “Trung tâm dân lộc”là sự liên hợp giữa Đảng cánh hữu với tố chức phản cách mạng ở Mátscơva vào các năm 1918-1919
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #34 vào lúc: 10 Tháng Chín, 2019, 10:05:54 am »


        Sau khi Hội nghị kết thúc đã phát đi một bức thư kêu gọi “Tất cả mọi người hãy tham gia chiến đấu chống Đênikin" do Lênin khởi thảo và ký tên. Trong thư ngoài nội dung động viên cung cấp quân nhu, vũ khí trang bị và các mặt khác, còn có một câu rất đặc biệt: “Hỡi hàng ngàn hàng vạn các chuyên gia quân sự đang chống lại chúng tôi, và tương lai sẽ còn chống lại chúng tôi, chúng tôi sẽ bắt được họ và sẽ xử bắn họ. Nhưng ở chỗ chúng tôi cũng có hàng ngàn hàng vạn chuyên gia quân sự vẫn đang làm việc một cách lâu dài, nếu không có họ tham gia thì không thể rửa sạch nỗi hận trước kia ra đời từ trong cuộc chiến du kích để xây dựng Hồng quân giành được thắng lợi huy hoàng ở miền Đông...1”.

        A.I. Êgôrốp là một trong số những chuyên gia quân sự được đào tạo từ nhà trường Nga Hoàng về sau đã trở thành người sáng lập ra Hồng quân.

        Ngày 19 tháng 7, Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Nga (B) họp Hội nghị liên tịch với Cục tổ chức, Hội nghị quyết định phái cán bộ lãnh đạo của Đảng tăng cường cho tiền tuyến, và chỉ sau 1 tháng đã có 431 cán bộ Chính quyền và công nhân ra tiền tuyến, phái A. s. Pupônôp và V. I. Mâyrưláp đến làm thành viên Ủy ban Quân sự Cách mạng ở Tập đoàn quân số 14 của Êgôrôp.

        Ngày 9 tháng 8, Lênin gửi một bức điện cho ủy ban Quân sự Cách mạng của nước Cộng hòa: “Bộ Chính trị Trung ương Đảng đề nghị các đồng chí truyền đạt chỉ lệnh của Trung ương cho tất cả cán bộ phụ trách : Phải phòng vệ vững chắc Ôđétsa và Kiép bằng mọi cách, đồng thời giữ vững liên lạc của hai nơi đó cho đến giọt máu cuối cùng. Đảy là vấn đề có quan hệ đến vận mệnh của công cuộc cách mạng. Hãy nhớ rằng: Viện trợ của chúng ta sẽ tới ngay2".

        Chiến đấu bên cánh phải của Tập đoàn quân của Êgôrốp là Tập đoàn quân số 12, nói cho đúng hơn là Cụm Tập đoàn quân phía Nam. Tư lệnh của Tập đoàn quân này là J. A. Akia.Thành viên của Ủy ban quân sự cách mạng có: I. B. Camácních, L. J. Kácvilixêvích và F. p. Trađônski, Tham mưu trưởng là A. V. Nêmít, nguyên Thiếu tướng Hải quân, Tư lệnh Hạm đội Hắc Hải của quân đội Nga hoàng. Nhiệm vụ của Tập đoàn quân này là giữ vững Ôđétsa, Nicôlaép, Cácsung, nhưng ngay hôm truyền đạt chỉ lệnh đó, tức là ngày 19 tháng 8 thì Nicôlaép đã bị quân Bạch vệ chiếm mất, còn đến ngày 25 thì Ođétsa cũng bị bao vây.

        Tấn công vào đoạn giữa từ Cuốcscơ đến Vôrônegiơ là bộ đội tinh nhuệ của “Chí nguyện quân3", quân của Cuchêpốp cũng gia nhập vào chí nguyện quân, ngoài ra còn có kỵ binh của Scurô và kỵ binh của Iudơtuvích. Tập đoàn quân của Êgôrổp phải chiến đấu với một đôi thủ như vậy liên tục suốt 6 tháng tròi, quả là một trận chiến đẫm máu, nhưng đã kìm được chân quân địch. Tập đoàn quân không hề tháo chạy, mà vừa chiến đấu vừa lùi từng bước.

        Mùa thu năm 1919, Đênikin chiếm được phần lớn lãnh thổ của Ucraina, vùng Crime, Bắc Côcadơ, Đônbát, tỉnh Cuôcscơ, tỉnh Amua, một phần của tỉnh Vôrônedơ và Sarixin. Từ ngày 21 đến ngày 26 tháng 9 năm 1919, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương (B) toàn Nga họp thảo luận về tình hình vùng Cuôcscơ của Phương diện quân phía Nam bị bao vây. Hội nghị đã quyết định tách Phương diện quân phía Nam thành hai Phương diện quân là Phương diện quân phía Nam và Phương diện quân Đông Nam. Bổ nhiệm A. I. Êgôrốp làm Tư lệnh Phương diện quân phía Nam, và trước đó một tuần lễ đã bổ nhiệm Stalin làm thành viên của ủy ban Quân sự Cách mạng của Phương diện quân này.

        Biên chế vào Phương diện quân phía Nam ngoài Tập đoàn quân số 14, còn có Tập đoàn quân số 8 (Tư lệnh là К. I. Sucơrinicốp) và Tập đoàn quân số 13 (Tư lệnh là A. I. Hâycơ), Kỵ binh của Buchuni. Từ ngày 12 tháng 10, Tập đoàn quân số 12 (Tư lệnh là s. A. Mâydơninôp) cũng được biên chế vào Phương diện quân này.

        Tình hình mặt trận lúc ấy rất căng thẳng, gần như đi tới cục diện nguy cấp. Điều này ta thấy rất rõ trong nhật ký của Lênin: “Không nên thay đổi kế hoạch, không nên thay đổi mệnh lệnh, không nên kinh hoàng sợ hãi, mà cần phải tăng thêm binh lực... bởi vì nguy cơ đúng là đang tồn tại và rất nghiêm trọng... Từ trước đến nay chưa bao giờ có một cục diện nguy cấp đến như vậy".

-------------------------
        1. “Lênin tuyển tập” trang 34 quyển 4. NXB Nhân dân xuất bản năm 1960

        2. “Lênin toàn tập” trang 58. quyển 49, NXB Trung văn xuất bản năm 1998.

        3. “Chí nguyện quân” là lực lượng đột kích của bọn phán cách mạnh phía nam trong thời kỳ Nội chiến của nước Nga, Thủ lĩnh của nó là Alếchxâyep, Côcnilốp và Đênikin.

Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #35 vào lúc: 11 Tháng Chín, 2019, 09:56:15 pm »


        Ngày 30 tháng 9, Trung ương Đảng gửi thư cho các tổ chức Đảng, kêu gọi họ : "Hãy bảo vệ chính quyền của Nước Cộng hòa Xô viết, ra sức gấp đôi, gấp ba, thậm chí phải gấp mười lần hơn thế... ” Nhưng đó chỉ là lời kêu gọi thông thường, là nguyện vọng mong muốn. Còn tiền tuyến thì phải làm thế nào ? Dùng bao nhiêu quân để ngăn cản được bước tiến của quân thù ? Phương diện quân của Êgôrốp chỉ có 3 Tập đoàn quân, mà họ đã từng phải chiến đấu ròng rã 6 tháng tròi để phòng ngự, nay sức đã kiệt, lực đã không còn như trước. Đương nhiên là họ cũng được bổ sung thêm về người, vũ khí và trang bị. Nói cho đúng hơn là họ cũng được nước Cộng hòa bổ sung cho những nhân lực vật lực đã cực kỳ mệt mỏi và lại rất hạn chế. Trong điều kiện như vậy mà muốn chỉ huy tác chiến để ngăn cản sự tiến công của quân địch thì quả là cực kỳ khó khăn.

        Ở đây, tôi đề nghị mọi người hãy chú ý, đó chính là lúc nguy cấp nhất đối với chính quyền Xô viết, trên thực tế Đảng đã trao vận mệnh của cách mạng vào tay Êgôrốp. Ban Chấp hành Trung ương do Lênin đứng đầu nhận định rằng, trong tình hình phức tạp như vậy cần phải phái Êgôrốp đến chỗ đó. Bỏi vậy tôi muốn nói rằng, lúc đó Êgôrốp là một trong những Thống soái có kinh nghiệm và được tín nhiệm nhất của Hồng quân non trẻ. Tháng 10 năm 1919, Lênin nói: “... Toàn bộ cuộc chiến tranh đang có những bước ngoặt... kết cục của tương lai không lâu nữa, ta sẽ thấy ở Phương diện quân phía Nam”.

        Bộ đội tăng viện lần lượt kéo đến chỗ Phương diện quân phía Nam của Êgôrốp, trên đã điều tới mấy Sư đoàn, trong số đó có Sư đoàn bộ binh Látvi -  một đơn vị được tổ chức tốt và có kinh nghiệm chiến đấu. Kỵ binh của Buchuni cũng được điều đến đây. Đến trung tuần tháng 10, Phương diện quân phía Nam đã có đầy đủ quân số, chẳng những có thể phòng ngự thuận lợi mà còn có thể thực hiện những cuộc đột kích.

        Cụm đột kích của V. I. Saorin đã từng định vượt qua thảo nguyên của sông Đông đột kích thọc sườn vào “Chí nguyện quân”, nhưng không thành công. Tổng Tư lệnh quyết định hướng tác chiến chủ yếu của Êgôrôp là thực hiện đột kích vào quân địch, ít lâu sau Tổng Tư lệnh đánh điện cho Êgôrôp cần phải lập tức chuẩn bị tấn công vào hướng Amua. Hôm đó, Êgôrôp hạ quyết tâm, ông giao nhiệm vụ tấn công cho Cụm đột kích gồm Tập đoàn quân số 13 và số 14. Tất nhiên là sức chiến đấu của cụm đột kích này rất mạnh. Tối ngày 10 tháng 10 đội quân này phải tập kết xong để sáng sớm ngày 11 tháng 10 mở đầu cuộc tấn công, cắt đứt tuyến đường sắt Mátscơva - Cuôcscơ về phía Bắc Cuôcscơ. Đồng thời ra lệnh cho bộ đội ở giữa Tập đoàn quân số 13 đập tan bọn địch đang chiếm giữ Ođétsa, rồi tiến về phía Tây Nam. Tập đoàn quân số 14 nhận lệnh thực hiện đột kích theo hướng Đimitriép, đập tan kẻ địch ở đó. Nhiệm vụ của Kỵ binh của Buchuni là đánh tan kỵ binh của Scurô và kỵ binh của Mácmôntôp. Tập đoàn quân số 8 hiệp đồng với kỵ binh của Buchuni đánh tan “Chí nguyện quân” - lực lượng chủ chốt của Đênikin.

        Trong quá trình chỉ huy chiến dịch đó, Êgôrôp đã thu hồi được các thành phố: Ôđétsa, Vôrônedơ, Ridôp, Gátstrônôê và Cuôcscơ. Tiếp đó Êgôrốp lại chỉ huy chiến dịch liên hợp của Phương diện quân phía Nam và Phương diện quân Tây Nam, đánh chiếm Kháccôp, Đônbát, vùng Rôtstôp và Tân Siacátscơ. Trong quá trình mấy chiến dịch đó đã lần lượt thu hồi các Thành phố lớn như: Piacrôt, Kháccốp, Cupienscơ, Xinaoscơ, Piataoa, Kiép, Rốtstốp. Phương diện quân phía Nam đã tiến quân đến vùng bờ biển Hắc Hải. Sau chiến dịch này, “Quân chí nguyện” của Đênikin đã bị tiêu diệt hoàn toàn. Chính vì giành được những thắng lợi đó, Êgôrốp xứng đáng được gọi là cứu tinh của Nước Cộng hòa Xô viết non trẻ. Tình hình lúc đó nhìn thấy Mátscơva đứng trước nguy cơ bị xâm chiếm là điều rất rõ ràng. Nếu Êgôrốp không đối phó được với tình thế thì Nước Cộng hòa Xô viết có thể không tồn tại. Đênikin, quân đội Ba Lan và quân Côdắc sẽ cướp lấy Mátscơva từ trong tay của Chính quyền Xô viết và các vùng chung quanh Pêtôgrát trong thời gian vài ngày. Nhưng Êgôrốp đã tổ chức phản kích thành công và giành thắng lợi.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #36 vào lúc: 11 Tháng Chín, 2019, 10:01:10 pm »


        Nhưng qua một thời gian, Stalin muốn giành lấy quả thực thắng lợi đó. Bởi vậy đã nổ ra một cuộc tranh luận, có một số ý kiến cho rằng, người chủ yếu tổ chức mọi thắng lợi là Stalin. Stalin rất tán thành ý kiến đó, nên đã tìm mọi cách để cổ vũ cuộc tranh luận ấy. Nhưng ông lại không phải là Tư lệnh Tập đoàn quân, mà những cái đó là thuộc về Tư lệnh Tập đoàn quân, chứ không phải của Chính ủy. Bởi vậy phải tìm một cách khác. Thế rồi Stalin bịa ra một câu chuyện thần thoại rằng đã báo cáo với Lênin về kế hoạch của mình. Thực ra là ông có viết một bức thư, trong thư vạch ra đủ loại thiếu thốn khó khăn của Phương diện quân phía Nam, còn trật tự thì hỗn loạn, cần đề ra biện pháp kiên quyết để chỉnh đôn và cần phải tiến công về hướng Đônbát là nơi cư trú của công nhân và khu vực mỏ. Trong thư quả thực là chỉ có thế. Stalin cũng viện dẫn lời của Lênin về những vấn đề đó và khẳng định, chính vì có bức thư đó (kế hoạch) mà Bộ Tổng tư lệnh và Ban Chấp hành Trung ương mới lại bàn và ra quyết định, cũng chỉ do phát kiến thiên tài của Stalin là tấn công vào vùng tập trung của giai cấp vô sản thì mới giành được thắng lợi đối với Đênikin. Về sau bức thư đó bắt đầu được gọi là “Kế hoạch thiên tài đập tan Đênikin”. Trước hết nêu ra vấn đề Hội nghi Trung ương đề ra các quyết định, Lênin gửi thư cho các tổ chức Đảng “Mọi người hãy đấu tranh với Đênikin”, còn Đảng áp dụng các phương sách tổ chức và phương sách động viên của Êgôrôp thì không thấy nói tới, đều bị gạch bỏ hết và đều viết thành quyết sách sáng suốt của Stalin. Có rất nhiều thủ trưởng quân sự biết rõ sự thật nhưng đều bị trấn áp, tình hình đó trong nhiều năm không cho phép được trả lại bộ mặt thật vốn có của lịch sử. Trong tự truyện viết năm 1926, Êgôrốp có một đoạn nói rõ người chủ trương qua hướng Đôn bát để đánh bại Đênikin chính là Alếchdăngđra Ilích. Ông viết: “Kếhoạch tác chiến tấn công của tôi chủ yếu là dùng quân kỵ binh của Tập đoàn quân từ hướng Vôrônedơ - Đônbát - Rốtstốp đánh vào phần kết hợp của “Chí nguyện quân” với quân Côdắc. Những dự tính của tôi là hoàn toàn chính xác: Đênikin đã bị đánh bại, bộ đội của chúng ta đã cắm cờ đỏ lên dinh lũy của bọn phản cách mạng ở Rốtstốp”.

        Êgôrốp là một con người rất đứng đắn và khách khí, nếu Stalin đã bỏ ra một chút sức lực nào trong việc đặt kế hoạch thì nhất định Alếchdăngđra Ilích sẽ nêu ra. Nhân đây cũng xin nói thêm là trong tự truyện của Êgôrổp đúng là có nói tới việc Stalin trong những ngày đó đã làm những gì. Ông viết: “Hồi đó chủ yếu là làm thay đổi tư tưởng tinh cảm của các chiến sĩ, ngăn chặn việc rút lui, làm tốt công việc chuẩn bị để kiên quyết đánh Đênikin. Việc đầu tiên tôi nghĩ tới là, công tác tư tưởng trước hết phải bắt đầu từ quân đội của Buchuni (Xin hãy chú ý câu: “Việc đầu tiên tôi nghĩ tới”, chứ không phải là Stalin đề nghị), bởi vì tôi và đồng chí Stalin khi tác chiến ở Tập đoàn quân số 10 đã từng có liên lạc với bộ đội của Buchuni; Tôi gửi thư kêu gọi đến các chiến sĩ ky binh, trong thư này nói rõ là mặt trận và Nước Cộng hòa Xô viết đang lâm vào một cảnh ngộ cực kỳ nguy hiểm. Chúng tôi kêu gọi họ thực hiện nghĩa vụ đối với nước Cộng hòa”. “Nước Cộng hòa đang trông đợi các bạn trở thành một đội đột kích cực mạnh”. Trong thư kêu gọi tôi đã viết như thế. Để trả lời, quân kỵ binh đã tuyên bố sẽ hoàn thành bất cứ nhiệm vụ nào”.

        Ở đây nói một cách thực sự cầu thị thì Stalin và Egôrốp cùng làm và Êgôrốp thấy là cần phải nói tới trong tự truyện của mình. Còn về kế hoạch và tư tưởng chủ đạo thực hiện việc đột kích theo hướng Đônbát - Rôtstốp thì về sau như mọi người thường nói, là Stalin đã cướp công của người khác...

        Trên thực tế chiến dịch đã hoàn thành một cách hoàn hảo, đó là công lao của Êgôrốp (và Bộ Tư lệnh). Việc ông hiểu tầm quan trọng về sự giúp đỡ của giai cấp vô sản cũng không kém Chính ủy. Kết quả của chiến dịch chủ yếu quyết định bởi nghệ thuật của Thông soái và Tư lệnh Tập đoàn quân. Quyết định trước hết là cho Hồng quân đột kích vào bộ phận kết hợp giữa chủ lực của quân Côdắc với quân Đênikin đang tiến về Mátscơva. Kịp thời tung Tập đoàn quân kỵ binh dũng mãnh vô song của Buchuni vào đột phá khẩu, tập kích quấy rối và làm tan rã hậu phương của địch, phối hợp với đánh chính diện, khiến cho quân Bạch vệ không kịp trở tay và cuối cùng đã bị tiêu diệt hoàn toàn. Ta hãy xem ông đã viết ra sao trong cuốn sách nói về chiến thuật của mình. Sau khi đã giành được thắng lợi ở Ômua, ngăn được cuộc tiến công của quân Bạch vệ, Tập đoàn quân số 14 và Tập đoàn quân số 13 lập tức chuyển sang tấn công, còn quân của Buchuni thì bắt tay vào hoàn thành nhiệm vụ chủ yếu của Phương diện quân: chia cắt quân Bạch vệ làm hai phần.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #37 vào lúc: 11 Tháng Chín, 2019, 10:02:43 pm »


        “Đó chính là tư tưởng cơ bản và là hạt nhân về lãnh đạo toàn bộ chiến dịch mới của Phương diện quân phía Nam, còn tất cả những cái khác chỉ có tác dụng bổ trợ thứ yếu. về mặt chiến lược, cách dùng quân kỵ binh của Buchuni trợ uy cho hai bên sườn các Tập đoàn quân của Phương diện quân phía Nam để đạt được mục đích là ngăn cách “Quân chí nguyện” với Tập đoàn quân sông Đông, do đó hướng đột kích phải là một nơi nào đó ở giữa Cuốcscơ và Vôrônegiơ; về mặt chính trị tức là làm cho quân Côdắc thoát ly khỏi bọn Bạch vệ Đênikin.

        “Nếu tiến thêm một bước truy kích và các vấn đề tiêu diệt quân Bạch vệ (đây là giai đoạn ba) thì căn cứ vào tình hình của hai phần kế hoạch trước rồi sau mới quyết định.”

        Qua đó ta có thể thấy được là Êgôrốp đã đặt hy vọng vào nhân tố quân sự thuần tuý, chứ không phải dựa vào sự chi viện của giai cấp vô sản (tuy rằng ông cũng có xem xét đến vấn dề này).

        Êgôrốp thậm chí đối với địch cũng biểu thị một thái độ rất cao thượng, đối xử công tâm. Ông đã viết về kẻ thù như sau: “Nhưng, cần phải công tâm mà nói thì Đênikin cũng đã kịp thời nhận thức được là Hồng quăn muốn chia cắt quân của hắn ra làm đôi. Mặc dù quân của hắn đang ở trong hoàn cảnh nguy hiểm, còn kỵ binh của ta thì hành động thần tốc khôn lường. Hắn còn muốn quân của hắn tránh đụng độ với quản ta và bản thân đã mang một bộ phận tàn quân nhỏ đáng thương rút qua sông Đông”.

        Như vậy là chiến dịch đập tan Đênikin đã được hoạch định một cách chu đáo và được chỉ đạo thực hiện một cách xuất sắc, quân đội của Phương diện quân phía Nam do Egôrốp chỉ huy đã thu hồi toàn bộ Ucraina, đến mùng 1 tháng giêng năm 1920 Tập đoàn quân kỵ binh đã tiến tới biển Asu. Tàn quân chí nguyện của Frăngcô đã rút chạy về Crimê. Trong chiến dịch này, Phương diện quân phía Nam đã bắt được 45.000 sĩ quan và binh lính của Đênikin, thu được 1100 khẩu đại bác, 1450 khẩu súng máy, 34 đoàn tàu thiết giáp, 11 xe tăng, 600 đầu máy và 15.000 vạn toa xe cùng nhiều vũ khí trang bị khác.

        Trong tác phẩm “Đánh bại Đênikin" của mình (1919), Êgôrốp đã phân tích tất cả các chiến dịch của Phương diện quân phía Nam. Nhưng trong bất cứ một chương nào, thậm chí ngay cả trong chương; Công tác chính trị bảo đảm cho kế hoạch  tác chiến, ông đã không một lần nào nêu tên của Stalin.!

        Nhưng trong cuốn “Lược truyện Stalin"mà tất cả các Trường, Học viện và các Xô viết khi học tập chính trị đều cần phải đọc thì đã được viết như thế nào?:

        “Tháng 9 năm 1919, Ban Chấp hành Trung ương đã phái Stalin đến mặt trận phía Nam tổ chức nên mọi thắng lợi". "Khi Thống soái của cách mạng đặt chân đến đây thì tất cả mọi cái đều hỗn loạn, lòng người hoảng hốt bất an, không có kế hoạch chiến lược. Stalin đã nhanh chóng trục xuất những người do bọn Trốtkít cài cắm trong Bộ Tư lệnh, đồng thời đòi hỏi Trốtkít không được can thiệp vào công việc của mặt trận phía nam. Đã vứt bỏ kế hoạch tội ác định tấn công phòng tuyến của Đênikin từ sông Vônga (Sarixin) đến Rôxích mới và đặt ra một kế hoạch tác chiến của mình. Stalin đề nghị mũi chủ công đánh vào Đênikin sẽ từ vùng Vôrônegiơ đi qua Kháccốp - Đônbát - Rốtstốp, để chia cắt quân phản cách mạng ra làm đôi. Hồng quân đã theo kế hoạch đó, có thể vượt qua các khu vực trung tâm của giai cấp vô sản và nhanh chóng tiến về phía trước. Các dân cư ở vùng này đã nồng nhiệt hoan nghênh Hồng quản. Đường sắt ở vùng này có mật độ dầy đặc, cho nên Hồng quân đã thu được rất nhiều nhu yếu phẩm. Đồng thời, việc thực hiện kế hoạch này cũng đã thu hồi được vùng mỏ Đônbát - đó là một nơi sản xuất nhiều than cung cấp nhiên liệu cho toàn quốc và cũng là nguồn của lực lượng cách mạng”.

        “Kế hoạch của Stalin đã được Trung ương chấp nhận”.

        “Stalin đã triển khai được một khối lượng công tác cực lớn cho công cuộc thắng lợi. Ồng đã trực tiếp ra mặt trận để đôn đốc tác chiến, kịp thời uốn nắn những sai lầm, lựa chọn đề bạt những sĩ quan chỉ huy và những người làm công tác chính trị, cổ vũ họ nỗ lực diệt địch... ”.

        “Nhờ vào kết quả thực hiện kế hoạch của Stalin, Hồng quân đã hoàn toàn đánh bại quân đội của Đênikin”.


        Những lời nói đó từ đầu chí cuối đều coi Stalin là người lãnh đạo duy nhất đánh bại quân đội của Đênikin, Thậm chí không hề nhắc đến Egôrốp - Tư lệnh phương diện quân. Mặt khác, trong hồ sơ lưu trữ tài liệu hoàn toàn không có bản kế hoạch này của Stalin, Trung ương cũng không hề thảo luận và cũng làm gì có chuyện “chấp nhận” kế hoạch của Stalin.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #38 vào lúc: 11 Tháng Chín, 2019, 10:03:14 pm »


        Nhưng từ trong đoạn văn đó ta cũng dễ thấy được rằng: Êgôrốp viết sách phản ánh tình hình chân thực về việc đánh bại Đênikin như thế nào, theo lẽ đương nhiên của thói đời ganh tị, cuốn sách là bút tự ký vào bản án tử hình cho mình. Có lẽ nào Stalin lại cho phép một người lúc nào cũng có thể vạch trần những lời dối trá của “Lãnh tụ các dân tộc”còn sống trên cõi đời này?

        Tôi xin nêu một số việc trong thời nội chiến. Nguyên soái Pisútski chẳng những muốn giúp Đênikin, mà còn ước vọng một mình đánh chiếm Mátscơva, cho nên hắn đã tung quân đội Ba Lan vào cuộc chiến. Để đối phó với cuộc tiến công của Pisútski, Hồng quân đã xây dựng hai Phương diện quân: Một là Phương diện quân phía Tây của Tukhaxépski (phụ trách yểm hộ con đường thông tới Minscơ) và Phương diện quân phía Tây Nam (phụ trách yểm hộ hướng thông tới Kiép) do Êgôrốp làm Tư lệnh.

        Ưu thế về binh lực và vũ khí của Pisútski gấp hơn ba lần so với Hồng quân. Khi mới tham gia tác chiến thì Hồng quân làm nhiệm vụ phòng ngự lâu dài, về sau thì cả ba Tập đoàn quân số 12, 13 và 14 đều chuyển sang tấn công Đênikin. Mấy Tập đoàn quân này trải qua thời gian dài chiến đấu đã rất mệt mỏi , họ không thể ngăn chặn được Tập đoàn quân Ba Lan trang bị cực kỳ tinh nhuệ và được huấn luyện đầy đủ, do đó phải rút lui từng bước một. Ngày 6 tháng 5, Kiép bị thất thủ. Quân Ba Lan ở cánh phải cũng tích cực tấn công vào Tập đoàn quân của Tukhaxépski và chiếm được Minscơ.

        Bộ chỉ huy tối cao của Hồng quân đang tập trung binh lực, Phương diện quân phía Tây do Tukhaxépski chỉ huy mãi tới ngày 27 tháng 5 mới tiến vào lãnh thổ của Bêlarút. Điều này đã buộc quân Ba Lan phải giảm nhẹ áp lực đối với Egôrốp đồng thời phải điều đội quân dự bị về phía Tây. Ngày 27 tháng 5, J. V. Stalin và R. J. Piếckin từ Mátscơva đến Phương diện quân Tây Nam, đảm nhiệm chức vụ Ủy viên Ủy ban Quân sự cách mạng. Trước khi Stalin xuất phát thì s. Camênép -  Tổng Tư lệnh các lực lượng vũ trang của nước Cộng hòa đã đến chỗ Êgôrốp từ ngày 12 đến ngày 15 tháng năm. Trong cuộc họp với lãnh đạo Phương diện quân, ông đã quyết định dùng Tập đoàn quân kỵ binh số 1 đột phá phòng tuyến của quân Ba Lan. Vì vậy Tập đoàn quân này cần phải trong một thời gian rất ngắn hoàn thành việc hành quân với cự ly dài, bởi lúc đó nó đang ở Bắc Côcadơ. Nó sẽ hoàn thành được đợt hành quân này, nhưng khó khăn rất lớn, chẳng những là cự ly dài, mà còn thường xuyên phải đụng độ với bọn phỉ Mácnô, Pítliura và tác chiến với các đội quân khác đang hoạt động ở hậu phương của Phương diện quân. Ngày 5 tháng 6, Tập đoàn quân kỵ binh số 1 được sự chi viện của Tập đoàn quân số 12 và 14 đã đột phá phòng tuyến của quân địch, sau 3 ngày chiến đấu đã thu hồi được Rưtômia và Piakixép. Hành động của Phương diện quân Tây Nam cũng chi viện cho bộ đội của Phương diện quân phía Tây của Tukhaxépski. Trong thời gian đó, Phương diện quân phía Nam do Vôrônchi chỉ huy đã lợi dụng thắng lợi của Hồng quân để chuyển sang tấn công, đồng thời đã xây dựng thành công được lô cốt đầu cầu Kaxépca ở hữu ngạn sông Đơniép của Sư đoàn Bliukhơ.

        Cuộc tiến công của Phương diện quân Tây Nam và Phương diện quân phía Tây cũng phát triển rất thuận lợi, quân của Êgôrôp đã tiếp cận Rigốp, còn quân của Tukhaxépski thì cũng đã tiếp cận với Vácsava.

        Tổng Tư lệnh Camênép phán đoán là cục thế đã hình thành, thấy có thể đập tan hoàn toàn quân Ba Lan và tấn công chiếm Vácsava; Vì vậy ông đã ra lệnh điều Tập đoàn quân kỵ binh số 1 của Egôrốp chuyển giao sang cho Phương diện quân phía Tây của Tukhaxépski, nhưng Ủy viên Ủy ban Quân sự Cách mạng của Phương diện quân phía Tây Nam đã không chấp hành lệnh đó của Tổng Tư lệnh. Stalin rất nuốn trở thành người giải phóng Rigốp, bằng quyền lực của mình, ông đã ra lệnh cho Tập đoàn quân kỵ binh số 1 đánh chiếm Rigốp trước, rồi sau mới chấp hành việc điều động theo mệnh lệnh của Tổng Tư lệnh, phá hoại chiến dịch của Tổng Tư lệnh và Tukhaxépski, mà theo lý lẽ ra phải trị tội ông ta. Nhưng rồi cũng không truy cứu trách nhiệm của ông ta, mà trong lúc chiến đấu đang căng thẳng thì cũng chẳng có thì giờ mà xử lý chuyện đó. Vì do Stalin tự chủ trương cho nên Phương diện quân phía Tây đã mất thời cơ, không thể đánh chiếm Vácsava, còn Tập đoàn quân phía Tây Nam cũng không đánh chiếm được Rigốp. ở cả hai hướng đó quân Ba Lan đều chuyển sang thế tấn công. Vì Hồng quân bỏ lỡ thời cơ quan trọng cho nên quân Ba Lan tiến quân rất nhanh, nhưng rồi chúng cũng gặp phải tổn thất rất lớn trong chiến đấu. Khi Pisútski cảm thấy cứ tiếp tục chiến đấu nữa thì cũng không có hy vọng gì, thế là vào ngày 12 tháng 10 năm 1920, hắn đã ký Hiệp định đình chiến.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #39 vào lúc: 12 Tháng Chín, 2019, 10:38:30 pm »

    
        Trong quá trình chiến đấu với quân Ba Lan thì hậu phương của Phương diện quân luôn luôn bị bọn phỉ Pítliura và Burắc - Parasêvích tập kích quấy nhiễu. Về tình hình đối phó với bọn chúng, Egôrốp đã viết như sau: “... Lãnh đạo bọn chúng là Pítliura -  một sĩ quan có nhiều kinh nghiệm. Theo những tin tức tình báo mà chúng tôi nắm được thì bọn phỉ hoạt động ở khu vực hữu ngạn bờ sông Đông do Tư lệnh quân Ucraina - Pítliura đứng đầu làm trung tâm chỉ huy... Tất cả bọn Phỉ đều hoạt động theo một kế hoạch thống nhất, đồng thời quân của Pítliura vẫn có mối liên hệ mật thiết với quân Ba Lan ở tiền tuyến".

        Ở đây đang tiến hành một cuộc chiến tranh khác, một cuộc chiến không có chiến tuyến, quân đội của Pítliura hoạt động phân tán ở các khu vực khác nhau, phải áp dụng các chiến thuật hoàn toàn khác nhau để đối phó với chúng. Một đặc điểm của Êgôrốp để đối phó với chúng là đột nhiên xuất kích, mà muốn làm được như vậy thì cần phải giữ bí mật nghiêm ngặt, bởi vì khắp nới đều có gián điệp và những người ủng hộ hắn. Phải kiên quyết đánh nhanh thắng nhanh, nhưng cuộc chiến đấu cũng rất gian khổ mới đập tan được bọn chúng.

        Ngày 15 tháng 11, Hồng quân đã thu hồi được Sêváttôpôn ở Crimê, từ đó trên thực tế cuộc nội chiến của vùng Âu châu của Xô viết đã kết thúc; Tổng Tư lệnh chúc mừng Êgôrôp đã hoàn thành nhiệm vụ một cách xuất sắc. Êgôrốp đã trả lời Tổng Tư lệnh như sau: “Xin cám ơn đồng chí và cũng xin chúc mừng đồng chí" tiếp đó ông bổ sung thêm: “Chúng tôi nghĩ lần này sau khi kết thúc cuộc chiến đấu tiêu diệt Pítliura thì chúng tôi mới có thể thở phào nhẹ nhõm và thần kinh mới thư giãn được một chút, bởi vì sắp tới sẽ chấp hành nhiệm vụ mới và trong hoàn cảnh mới cũng không cần phải có sức khỏe và tinh thần đầy đủ".

        Camênép cũng nhân đó cười và nói đùa rằng:

        “Không được, làm thế không được, cần phải làm đến cùng. Xin bắt tay đồng chí, hẹn gặp đồng chí trong cuộc chiến đấu mới... ”.

        Camênép nói trong cuộc chiến đấu mới cần phải làm đến cùng, có ám chỉ một điều gì không? Rất có thể trong những ngày đó đã khởi thảo một văn kiện sẽ thay đổi cuộc sống và công tác của Êgôrôp. Bởi vì văn kiện đó đã tiến hành tổng kết về công lao của ông, đánh giá những việc ông đã làm ở tiền tuyến. Bởi vậy tôi cảm thấy nếu độc giả hiểu được nội dung của văn kiện đó thì sẽ rất thích thú.

        Ủy Ban Quân Sự Cách mạng của nước cộng hòa

        Mệnh lệnh (Mátscơva số 2823)

        Ngày 30 tháng 12 năm 1920, đồng chí Êgôrốp - Tư lệnh Phương diện quân Tây Nam đến nhận chức trong thời kỳ nguy cấp khi quân ta bị Đênikin đánh phải lui về phía Bắc và phải bỏ Ođétsa.

        Dưới sự chỉ huy của đồng chí Êgôrôp, Phương diện quân phía Nam đã nhanh chóng chuyển sang thế tấn công kiên quyết, làm cho Hồng quàn nhanh chóng tiến đến Hắc Hải và vùng ven bờ biển Asu.

        Năm nay đồng chí Êgôrốp đã cơ động một cách gan dạ và kỳ diệu, lần lượt đánh cho quân Ba Lan và bọn Pítliura thất bại thảm hại, đồng thời làm cho bọn Pítliura phải chạy về Garixia.Qua đó đồng chí Êgôrốp đã thể hiện một trí tuệ uyên bác về lý luận quân sự và được bổ sung phong phú không ngừng trong chiến đấu.

        Nay căn cứ vào những hoạt động quân sự của đồng chí Egôrốp - Tư lệnh Phương diện quản Tây Nam đã đem lại những thành quả chiến lược hết sức rõ rệt cho Nước Cộng hòa, ủy ban Quân sự Cách mạng của Nước Cộng hòa quyết định điều động đồng chí A. I. Êgôrốp lên công tác tại Bộ Tổng tham mưu.


Phó Chủ tịch Ủy ban Quân sự Cách mạng nước Cộng hòa.        
A. Scranski.                                        
Tổng Tư lệnh các lực lượng vũ trang nước Cộng hòa          
s. Camênép.                                      
Ủy viên ủy ban Quân sự Cách mạng nước Cộng hòa.          
Đanixépski                                      

        Chúng ta cũng có thể tổng kết về những cống hiến đặc biệt của đồng chí Êgôrốp trong thời kỳ nội chiến. Các Tập đoàn quân mà đồng chí Êgôrốp lãnh đạo trong mấy chiến dịch đều ít hơn về binh lực và vũ khí, về điểm này là hết sức rõ ràng. Mặc dù như vậy, nhưng bất cứ chiến dịch phòng ngự nào mà đồng chí Êgôrổp chỉ huy thì bọn địch chẳng bao giờ giành được một thắng lợi có tính quyết định nào, và ngay cả khi Tập đoàn quân số 10 từ sông Manâyki rút về hướng Sarisin hoặc cả khi phải rút lui trước sự tấn công của Đênikin, Hồng quân vẫn có thể vừa rút vừa tổ chức chiến đấu một cách ngoan cường, không cho phép kẻ địch đột phá phòng tuyến. Êgôrốp luôn luôn có thể vận dụng cách đánh có lợi nhất trong tình huống lúc đó là tập trung binh lực đột kích vào một hướng chủ yếu bằng cách đánh thọc sườn, rồi hoàn thành bằng cách đánh vu hồi khi đột phá vào phòng tuyến của địch. Đã sử dụng binh đoàn kỵ binh lớn một cách khôn khéo - đây là một sáng tạo mới về học thuyết quân sự của Thế kỷ XX.

        Để biểu dương những thắng lợi đã giành được trong trong chiến đấu chống Đênikin, Bạch vệ Ba Lan, Frăngcô và bọn phỉ Pítliura, Đoàn Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương toàn Nga đã tặng thưởng đồng chí Êgôrốp Vũ khí vinh dự Cách mạng1.

------------------
        1. Vũ khí vinh dự cách mạng - đây là một phần thưởng cao nhất trong quân đội Liên Xô thời kỳ 1919-1930, dó là một thanh bảo kiếm và súng ngắn có khắc Huân Chương cờ dỏ.
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM