Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 06:41:15 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Năm nguyên soái Liên Xô  (Đọc 8870 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #20 vào lúc: 08 Tháng Chín, 2019, 01:32:57 pm »


        Chúng ta có thể tưởng tượng được là Henđrích và Pâyrôn đã cười và đắc ý đến mức nào. Pâyrôn đã báo cáo lại với Henđrích là khi đưa cho đại biểu của phía Liên Xô xem hai lá thư thì vị đại biểu này tỏ ra không lấy gì làm thích thú cho lắm và bảo rằng nó cũng chẳng có gì là ghê gớm.

        Để tiến thêm một bước dụ phía Liên Xô vào bẫy, Henđrích lại ra lệnh cho Pâyrôn là khi phía Liên Xô mặc cả để mua tài liệu đó thì phải đặt giá thật cao, ví dụ đòi ba triệu rúp chẳng hạn. Sau đó, đến khi bán thì hạ thấp giá xuống để cho phía Liên Xô có thể mua được.

        Lần gặp sau là tiếp xúc với nhân vật toàn quyền của phía Liên Xô, cũng là người có quyền quyết định ngay tại chỗ. Người đó chính là đại biểu của Iênốp, Bộ Nội vụ Liên Xô. Pâyrôn đưa cho ông ta một cái cập không to lắm, bên trên văn kiện giả đó có đóng dấu thật của Cơ quan Tình báo Bộ Quốc phòng Đức, có đóng dấu “Tôi Mật” và “Tuyệt Mật”. Đồng thời còn có cả mệnh lệnh của Hítle là phải giám sát các Tướng lĩnh Đức có quan hệ với Tukhaxépski. Trong một phong thư Tukhaxépski viết: ông đã bàn với những người đồng mưu là phải xóa bỏ sự quản thúc đối với quân nhân, đồng thời đoạt lấy chính quyền. Lá thư đó là văn kiện chủ yếu, cả tập hồ sơ mới chỉ có tổng cộng mười lăm trang. Trong đó ngoài phong thư ra còn thì là các văn kiện của Bộ Quốc phòng Đức viết bằng tiếng Đức và có đóng dấu của Bộ Quốc phòng Đức.

        Đại biểu Liên Xô cầm tập hồ sơ lật giở từng trang một, không nói lời nào, sau đó gật đầu đồng ý mua, rồi hỏi bao nhiêu tiền? Pâyrôn nói ba triệu rúp. Đại biểu của Tênốp không mặc cả gật đầu. Trong lịch sử hoạt động tình báo và thực hiện các âm mưu quỷ kể có thể nói là chưa bao giờ phải trả một cái giá lớn đến như thế để mua tin tình báo, gián điệp. Chúng ta thấy được rằng, mua không mặc cả và giao ba triệu rúp tiền mặt cho Cơ quan Tình báo Đức. Nhưng theo Sêlenbéc - một người đã tham dự vào vụ này thì hắn đã viết trong hồi ký của mình là: “Tôi đành phải tự tay thiêu hủy số tiền này vì người Nga đã trả cho chúng tôi những tờ giấy bạc có mệnh giá lớn, chắc chắn là Cục bảo vệ chính trị Liên Xô đã ghi lại số hiệu của nó, để khi người của chúng tôi hoạt động trên đất Nga tiêu chúng thì sẽ bị bắt ngay”.

        Về việc Stalin sau khi biết đã mua hồ sơ này, chúng ta hãy xem báo cáo dưới đây của Iênốp:

        “Để bổ sung cho báo cáo của chúng tôi về vụ cháy ở Bộ quốc phòng Đức, nay xin báo cáo tường tận và kèm theo báo cáo của Ban phá hoại Gétstapô... ”.

        Bộ trưởng ủy ban An ninh Quốc gia.


Tênốp (đã ký)       
        Xin hãy chú ý, “Báo cáo tường tận” còn kèm theo bản sao của sĩ quan phụ trách Gétstapô. Iênốp quả là một người nắm tình hình rất vững.

        Tuy vậy có một điều rất rõ ràng là các Tướng lĩnh nổi tiếng của Liên Xô đã bị xử bắn, không phải chỉ có bọn Gétstapô thọc gậy bánh xe mà bản thân Stalin cũng nuốn thế. Do đó những chứng cứ giả của bọn Gétstapô chính là một món quà của chúng gửi tặng cho Stalin. Việc Stalin nhanh chóng ra tay đã chứng minh điều đó. Sau khi Cơ quan Phản gián Liên Xô mua tập Hồ sơ đó chưa đầy ba tuần lễ, tức là vào ngày 11 tháng 7 năm 1937, báo chí đã chính thức đưa tin: Tukhaxépski cùng với bảy người bạn chiến đấu phạm tội làm gián điệp cho nước ngoài, phản bội Tổ Quốc và hoạt động chống lại các quốc gia khác đã bị Tòa án Tối cao của Liên bang xử tử hình. Trước đó nhà tù Rupienca đã phải mất chín tháng tra khảo cực hình mới bắt được Primacốp nhận tội, còn Métvêđép thì đã phải chịu cực hình tới hơn một năm. Nếu so sánh việc chuẩn bị của quan toà với việc quyết định vận mệnh của bị cáo thì cái cần nhất cho quan toà là bằng chứng giả của Gétstapô, còn tính mạng của bị cáo thì đã được quyết định sẵn trước khi họ bị bắt.

        Bây giờ trên bàn làm việc của tôi có để một tập Hồ sơ, một văn kiện trong đó đã chuyển sang màu vàng, đó là văn bản quyết định của Tòa án xử bắn một lúc tất cả bảy người. Ngoài những người phạm tội ra còn tất cả mọi thành viên trong gia đình, họ hàng gần xa gần xa, bạn bè và đồng sự cũng đều bị bức hại. Vụ án đó giống như một vụ tuyết lở từ trên núi cao ập xuống, đã gây ra hàng loạt những cái chết liên hoàn.

        Tôi lật giở từng trang biên bản tốc ký đáng sợ đó ghi lại phiên toà đặc biệt xét xử vụ án Tukhaxépski. Phiên toà được mở vào chín giờ sáng ngày 11 tháng 6 năm 1937. Các bị cáo là Tukhaxépski, Akia, Unbrích, Cáckhốp, Aiđơman, Fiaman, Primacốp và Pútna đã bị khởi tố về tội phản bội Tổ Quốc, làm gián điệp cho nước ngoài và chuẩn bị tiến hành các hoạt động khủng bổ.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #21 vào lúc: 08 Tháng Chín, 2019, 01:34:03 pm »


        Phiên tòa không xét xử công khai. Thành phần của Hội đồng xét xử gồm: Chủ tọa phiên tòa: Vụ trưởng Vụ thẩm phán Quân sự của Tòa án Tối cao Liên Xô, Đồng chí Uađrích sĩ quan quân pháp của Tập đoàn quân. Các Thẩm phán: Thứ trưởng Quốc phòng, Đồng chí Áckhơnít Tư lệnh Không quân, Đồng chí Buchuni - Nguyên soái Liên Xô, Đồng chí Bliukhơ1, Đồng chí Sapôbsnicốp - Tổng tham mưu trưởng Hồng quân công nông, Đồng chí Bêlốp - Tư lệnh quân khu Bạch Nga, Đồng chí Kaxirin - Tư lệnh Quân khu Bắc Côcadơ, Đồng chí Đơbencô - Tư lệnh Quân khu Lêningrát và Đồng chí Griaxép - Quân đoàn trưởng Quân đoàn kỵ binh Côdắc Stalin.

        Tòa tuyên bố cho các bị cáo biết: Việc xét xử vụ án là làm theo trình tự quy định của Pháp luật ngày 1 tháng 12 năm 1934 (Điều này có nghĩa là việc xét xử sẽ không có luật sư biện hộ tham gia, việc xét xử của Tòa án là phán quyết cuối cùng, các bị cáo không có quyền kháng án).

        Các bị cáo thấy việc tổ chức phiên tòa như vậy thì tỏ vẻ vui mừng vì họ được gặp những đồng chí cũ của mình trong thời kỳ nội chiến, những đồng chí đó rất hiểu những thành tích trong chiến đấu của họ, đồng thời sau chiến tranh có những người là đồng chí tốt của họ. Nhưng trong cái biên bản tốc ký ngắn ngủi đó thì chúng ta thấy những điều trái lại, các chiến hữu trước kia đã tìm cách làm cho các bị cáo nhận tội. Điều này có thể có sự sắp đặt của Bộ Nội vụ, trước khi khai mạc phiên tòa họ giới thiệu những tin tức tình báo đặc biệt có liên quan đến các bị cáo, hay nói cho đúng hơn là đã cung cấp những chứng cớ giả của Gétstapô cho họ. Bức thư của Tukhaxépski xem ra thì có vẻ như thật, trong thư ông nói về kế hoạch của âm mưu lật đổ chính quyển, các quan tòa xem xong thì ai nấy đều tin là thật.

        Từ trong biên bản tốc ký ta cũng thấy được là tội chứng làm gián điệp không được nêu ra và hiện nay trong Hồ sơ của vụ án cũng không có, vì theo quy định bảo mật của Cơ quan Phản gián thì những tài liệu đó không được phép tiết lộ. Nhưng trong biên bản cũng không có tài liệu gì cụ thể chứng minh là thực sự có tội. Vậy có tài liệu cơ mật cụ thể nào được giao cho Cơ quan Tình báo nước ngoài không? Có sự việc nào nguy hại đến An ninh Quốc gia bị tiết lộ không ? Không có một cái gì cụ thể cả, chỉ có tội danh do luật pháp quy định mà thôi!

        Một điều kỳ lạ trong quá trình xét xử là không chỉ có quan tòa hỏi với tính chất gợi ý, mà cả trong những câu trả lời của bị cáo cũng có vẻ xuôi chiều. Riêng Tukhaxépski, Akia và Cáckhốp là hoàn toàn không nhận là mình có tội, còn Aiđơman, Unbnch, Fiađơman, Pútna và Primacốp thì tòa nêu tội gì là nhận tội đó, đồng thời còn vạch tội “đồng bọn” nữa.

        Về sau, một trong những người tham dự thẩm vấn đã kể lại rằng:

        Bề ngoài, trông họ có vẻ bình thường, nhưng trong giọng nói và cử chỉ của họ thì lại thấy có một điều gì là lạ, họ lãnh đạm, thản nhiên nhận hết tất cả mọi tội, làm hại bản thân và làm hại cả người khác. Tukhaxépski, Akia và Cáckhốp thì hoàn toàn ngược lại. Thoạt đầu họ cảm thấy rất lấy làm lạ trước những hành động của những bị cáo khác, về sau thì họ rất tức giận và trở thành nôn nóng. Uađrích luôn luôn ngắt lời họ, đồng thời dọa sẽ đuổi họ ra khỏi tòa.

        “Ai thẩm vấn ai?”, ông ta ngắt lời của Tukhaxépski. “Không nên quên rằng anh là bị cáo. Tòa cảm thấy anh không thích cách nghĩ của Unbrích và Pútna. Nhưng chúng tôi thì thích vì đồng mưu và bạn bè của anh đã vạch mặt tội ác của các anh ... ”.

        “Nhưng thần kinh của họ không bình thường!” -Akia từ chỗ ngồi của mình hét to: “Chúng tôi không rõ các anh đã làm những gì đối với họ... ”.

        “Bị cáo Aiđơman” -Kiểm sát viên hỏi -“Anh có cảm thấy trong người có bệnh và thần kinh không bình thường không?”

        “ Không, tôi không có bệnh và cảm thấy thần kinh rất tốt” -Aiđơman nhìn Kiểm sát viên bằng con mắt bình tĩnh và trả lời.

        “Khi khai, anh có bị một sự ép buộc nào không?”

        -“Không !”

        -“Unbnch ! Thế còn anh ?”

        -“Tôi cũng không ốm ?”.

        -“Pútna, anh có ốm không ?”

        Pútna ngước cái mặt trắng bệch nhìn lên, có vẻ như không hiểu câu hỏi. Kiểm sát viên lại nhắc lại chầm chậm từng chữ từng câu một

        Pútna lãnh đạm trả lời “ Tôi không có bệnh ! Tôi thừa nhận rằng mình có tội và khi khai không bị sức ép của điều tra viên hay Tòa án”.

        Về việc gặp các Tướng của Đức, Tukhaxépski giải thích như sau:

        “Về việc gặp đại biểu Bộ Tổng tham mưu của Đức và Tham tán quân sự Đức thường trú tại Liên Xô thì đó là các cuộc gặp chính thức trong diễn tập và trong các buổi chiêu đãi. Chúng ta cũng đã từng trưng bày cho người Đức thấy các loại vũ khí kỹ thuật, họ cũng đã từng quan sát những thay đổi trong biên chế và trang bị của quân ta. Nhưng tất cả những việc đó là diễn ra trước khi Hítle lên nắm quyền, về sau này thì mối quan hệ của chúng ta với họ đột nhiên đã thay đổi.

--------------------
        1. Bliukhơ (1890-1938) tức là Tướng Garôn đã tìrng là cố vấn quân sự dưới thời Tôn Trung Sơn trong Đại cách mạng Trung Quốc.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #22 vào lúc: 08 Tháng Chín, 2019, 01:34:32 pm »


        Buchuni rất tích cực hỏi các bị cáo, ông muốn hỏi cho rõ là tại sao họ lại đánh giá thấp kỵ binh và ra sức hạ thấp ý nghĩa của nó. Ví dụ ông đã hỏi Akia rằng:

        “Mục đích của việc anh kiên trì hợp nhất kỵ binh với Trung đoàn mô tô là vì cái gì ?”

        Akia trả lời:

        “Cho đến nay tôi vẫn kiên trì mục tiêu đó... ”.

        Akia là một Tướng lĩnh được đào tạo tương đối kỹ, cho nên ông hiểu rất rõ ý nghĩa của mô tô và xe tăng, ngay cả lúc đứng trước Tòa ông vẫn kiên trì quan điểm đó.

        Tukhaxépski và những người ủng hộ ông như Kháccốp và Akia luôn luôn kiên trì quan điểm của mình, các ông cho rằng kỵ binh đã lỗi thời rồi vì nó đã mất đi uy lực chiến đấu và chủ trương giảm bớt số lượng để giảm bớt chi tiêu, tăng thêm cho việc tổ chức binh đoàn thiết giáp. Trước Tòa, Nguyên soái Buchuni đã nghiêm khắc phê phán và khiển trách quan điểm đó.

        Ngoài ra còn có Bliukhơ và Bêlốp, đặc biệt là Ackhơnít cũng tích cực hỏi. Nhưng họ hỏi không mang tính chất vạch tội mà là để trong một chừng mực nào đó hiểu rõ quan điểm của bị cáo. Khi Tukhaxépski, Akia và Unbrích nói rõ lập trường và thái độ của mình đối với cơ giới hóa quân đội hiện đại thì Uađríc đã ngắt lời họ và nói:

        “Không cần các anh giảng bài mà cần các anh cung khai!”

        Đốì với vấn đề có phải các bị cáo đã cùng bàn nhau lật đổ cương vị lãnh đạo của Vôrôxilốp trong Hồng quân hay không ? Các bị cáo đã trả lời một cách thẳng thắn và công khai rằng, họ cũng đã từng thảo luận về sự cần thiết phải thay Vôrôxilôp, bởi vì trí tuệ của ông bị hạn chế, không thật sự giỏi về vấn đề quân sự. Trong tình hình sự uy hiếp của chiến tranh ngày càng đến gần và trong điều kiện chiến tranh hiện đại mới thì cần thiết phải làm cho quân đội được chuẩn bị tốt, họ cảm thấy Vôrôxilốp không đảm đương nổi công việc này. Đồng thời các bị cáo cũng nói rằng, họ chẳng có mưu mô nào cả trong vấn đề của Vôrôxilốp, mà định rằng sẽ công khai thẳng thắn nêu ra với Bộ Chính trị và Chính phủ.

        Nhưng Tòa đã đổi trắng thay đen, ghép họ vào tội đe dọa có hành động khủng bố Vôrôxilốp.

        Tất cả các bị cáo khi nói lời cuối cùng đều nói là mình trung thành với sự nghiệp cách mạng, trung thành với Hồng quân và với bản thân Stalin, đồng thời còn nói là nếu có tội thì xin được hưởng sự khoan hồng và hứa sẽ hối cải.

        Chí riêng có Primacôp là thừa nhận mình có tội, ngoài ra còn tố cáo những người ngồi chung quanh. Hắn nói:

        “Tôi cần phải nói rõ sự thật về âm mưu của chúng tôi. Bất luận là trong lịch sử của cách mạng nước ta hay lịch sử cách mạng của nước khác cũng đều chưa từng có một âm mưu như vậy, ngay cả mục đích, người tham gia, hay việc lựa chọn thủ đoạn cho âm mưu cũng thế. Những người nào tham gia vào âm mưu này? Ngọn cờ Phát xít của Trốtkít đã triệu tập những con người như thế nào ? Ngọn cờ đó đã triệu tập tất cả những phần tử phản cách mạng. Tất cả bọn phản cách mạng trong Hồng quân đều được triệu tập lại dưới ngọn cờ này, dưới ngọn cò Phát xít mà Trốtkít đang giương cao. Âm mưu này đã lựa chọn những thủ đoạn nào. Lựa chọn tất cả mọi thủ đoạn : Phản bội, bán nước, làm hại Tổ Quốc, gây ra những nguy cơ cho đất nước, hoạt động gián điệp và hoạt động khủng bố, vì mục đích gì chứ? Vì đế phục hồi chủ nghĩa Tư bản. Biện pháp thì chỉ có một là lật đổ chuyên chính vô sản, thay thể bằng chuyên chính phát xít. Để thực hiện được âm mưu này, cuối cùng họ đã tập hợp được những lực lượng nào ?... Tôi đã khai cho cán bộ điều tra hơn 70 người - đó là những kẻ tham gia vào âm mưu. Họ đều do tôi chiêu mộ hoặc đã biết trong quá trình thực hiện âm mưu... ”.

        “Tôi đã tự mình tiến hành phân tích hoàn cảnh xã hội của âm mưu, cũng đã tiến hành phân tích đối với những người tham gia âm mưu và hạt nhân lãnh đạo của nó đến từ cái Tập đoàn nào. Tất cả những người tham gia vào âm mưu đều không có cái rễ sâu sắc của Nhà nước Xô viết, bởi vì mỗi người trong bọn họ đều có hai Tổ Quốc. Mỗi người trong bọn họ đều có người thân ở nước ngoài. Akia có người thân ở Pisarapia, Pútna và Unbrích thì có người thân ở Líttôuen, Fiađơman thì có mối liên hệ với Nam Mỹ, không kém gì Ôđétsa, Aiđơman thì liên hệ với vùng biển Pôrô không ít hơn liên hệ với trong nước, cần phải xét từ góc độ có lợi cho quốc gia, chứ không phải xem xét từ góc độ của chúng tôi... .
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #23 vào lúc: 08 Tháng Chín, 2019, 01:37:00 pm »


        Cần phải thừa nhận rằng, sau những lời nói như vậy thì các quan tòa vừa tin và lại vừa không tin rằng các bị cáo có tội. Nhưng họ cảm thấy rằng có một lưỡi dao sắc trên máy chém đang treo lơ lửng trên đầu họ, chẳng bao lâu nữa rồi họ cũng sẽ đứng trước vành móng ngựa, thế rồi họ rụt đầu lại để đề phòng hậu họa bất trắc dáng xuống họ. Tuy vậy dự cảm đó cũng chẳng làm cho họ thay đổi được quan điểm, bởi vì họ hiểu rằng họ chỉ là những vai diễn trong vở kịch để người ta điều khiển, những nhân vật nào đó ngồi đằng sau bức màn nhung mới là “Quan tòa thực sự”. Rồi đây, tới cuối vở bi kịch, biết đâu họ sẽ từ ghế thẩm phán chuyển xuống thành bị cáo. Nguyên nhân sâu xa ấy khiến trong khi thẩm vấn họ đã nói năng không thật lòng. Nhưng, nếu nói như thông lệ, họ phải tự cứu vì danh nghĩa cá nhân, chứ không phải do yêu cầu của kịch bản thì Đạo diễn lại không thích. Xuất phát từ ý tưởng vị kỷ và sự nghiệt ngã của số phận họ diễn xong vai của họ, nhưng họ vẫn cứ bị xử bắn, trừ có Buchuni và Sapốtsnicốp.

        Sau khi kết thúc phiên tòa xét xử Tukhaxépski được bốn ngày thì lại bắt đầu thẩm vấn đến Métvêđép cán bộ cấp Lữ đoàn. Trong vụ án này, Métvêđép chỉ thừa nhận là anh ta đồng ý với quan điểm của Trốtkít, còn ngoài ra không có tội chứng nào khác. Khi Tòa án Quân sự do Unrích làm chủ tọa khai mạc thì Métvêđép không thừa nhận là mình có tội, nói rõ là trong Hồng quân đã có người mớm cung và khi thẩm vấn đã bị tra khảo và bức cung.

        Nhưng hiện tại thì chẳng ai còn thích thú với điều đó. Tukhaxépski và những người tham gia cái gọi là “Âm mưu” thì đã bị bắn. Cuối cùng Métvêđép cũng bị chung số phận là xử bắn.

        Ban đầu sau khi họ bị bắt thì họ viết thư cho những đồng nghiệp cũ, trong thư họ nhắc lại những năm tháng đã cùng nhau chiến đấu trong thời kỳ nội chiến, để mong được giúp đỡ, thậm chí họ còn gửi cho Stalin Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô yêu cầu sự công bằng. Ví dụ trong thư của Akia đã viết cho Stalin nhu sau:

        “Tôi là một người trung thành với Đảng, Nhà nước và nhân dân từ đầu đến cuối. Suốt cả đời tôi đã tự giác tự nguyện và trung thực hy sinh cho công tác, đó là vì tôi có chung mục đích với Đảng và những người lãnh đạo của Đảng. Mỗi một câu nói của tôi là xuất phát từ tấm lòng thành thực, tôi vô cùng yêu mến đồng chí, yêu Đảng và yêu Nhà nước, tôi sẽ mang sang thế giới bên kia niềm tin vào sự thắng lợi của chủ nghĩa cộng sản".

        Kẻ chủ mưu, những kẻ cố tình hoặc vô tình trở thành đồng loã đã phản công ra sao? Stalin đã phê vào bức thư này như sau: “Đồ tiểu nhân để tiện đã bán cả linh hồn !” Vôrôxilốp phê tiếp vào bên dưới: “Hoàn toàn chính xác !” Môlôtôp thì ký tên, còn Cadanôvích thì phê là: “Đồ bán nước ! Cần phải nghiêm trị... xử tử hình... ".

        Trước hôm bị xử bắn, Akia đã viết cho Vôrôxilốp một bức thư như sau:

        “Kính gửi đồng chí Vôrôxilốp: Mong đồng chí hãy nhớ đến những năm tháng tôi công tác hết lòng trong Hồng quân, giúp đỡ cho cái gia đình hoàn toàn vô tội và trắng tay này. Tôi củng gửi lời cầu xin như thế đối với Iênốp1 Ký tên Akia ngày 9 tháng 6 năm 1937".

        Nhưng Vôrôxilốp đã phê vào lá thư của người đã từng cùng mình vào sinh ra tử trong những năm tháng bảo vệ Chính quyền Xô viết như sau: “Tôi hoàn toàn nghi ngờ lòng trung thành của tên vô sỉ này". Vôrôxilôp ngày 10 tháng 6 năm 1937.

        Bây giờ chúng ta hãy xem những sự việc xảy ra sau khi xét xử vụ án Tukhaxépski. Trong khoảng thời gian từ năm 1938 đến 1941, Bộ Nội vụ đã tạo ra cái gọi là vụ án oan “Âm mưu quân sự của Phát xít” để bắt và xử bắn một số người như : Iênôp - Bộ trưởng Bộ Nội vụ nhân dân, Firinôpski - Thứ trưởng Bộ Nội vụ; Mirônôp - Cục trưởng; Rêblépski -  Phó Cục trưởng; Krêbôp - Cục trưởng; Líttơuen - Cục trưởng; Kalêrin - Phó Cục trưởng; Acát - Phó Cục trưởng; Srổtski - Cục trưởng; Lakivirôpski v.v...

        Tại sao lại có chuyện đó? Lẽ phải đã chiến thắng chăng? Nếu nói là đã gây ra những vụ án oan, án giả là có tội thì có nghĩa là phải tuyên bố xóa bỏ bản án đối với Tukhaxépski và một số người. Nhưng rồi họ vẫn bị coi là “Kẻ thù của nhân dân" mãi cho đến năm 1956. Như vậy là trong khoảng thời gian từ năm 1938 đến năm 1941 đã xảy ra chuyện gì? Tại sao những tên đao phủ và những tên điều tra viên lại đột nhiên bị lôi ra bắn? Tất cả những cái đó theo lô gích của sự việc thì được tiến hành một cách hết sức tùy tiện. Không được xét xử, và cũng không để lại một dấu vết gì - phàm những ai biết vụ án oan đó đều nhất loạt xử bắn! Còn những người nghe thấy những sự việc đó mà đang sống thì phải giữ im lặng cho đến lúc chết.

----------------
        1. Iênốp khi đó là Bộ trưởng Bộ Nội vụ.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #24 vào lúc: 08 Tháng Chín, 2019, 01:37:22 pm »


        Tôi cảm thấy còn có một vấn đề cần phải làm rõ, đó là một vấn đề mà tôi suy nghĩ mãi vẫn chưa ra, đó là vấn đề có rất nhiều người còn sự khi đọc được văn bản này - cái mà bạn muốn tìm hiểu. Tại sao lại có chuyện đó ? Métvêđép, Primacốp cùng nhiều người khác đã từng rèn luyện nhiều năm trong chiến tranh, nhiều lần vào sinh ra tử, tại sao khi vào đến phòng thẩm vấn lại thừa nhận là mình có tội và lại đi nói xấu vu không người khác ?

        Khi sưu tầm những tài liệu có liên quan đến vụ trấn áp những sĩ quan cao cấp của quân đội, tôi đã làm quen với Trung tướng Víchto Bôrít Alếchxâyêvích, ông là một Kiểm sát viên quân sự có kinh nghiệm. Sau Đại hội Đảng Cộng sản Liên Xô lần thứ XX, ông đã lãnh đạo một tổ công tác bao gồm Kiểm sát viên, Điều tra viên và KGB, tiến hành việc thẩm tra lại vụ án Tukhaxéps đã xử bắn quá nhiều người dưới thời của Stalin đồng thời để minh oan cho họ.

        Tôi đã từng nhiều lần nói chuyện với Alếchxâyêvích khiến cho tôi càng hiểu rõ thêm về hành động bất chấp pháp luật của Iênốp và sau này là Bêria. Sau đó tôi lại tiếp xúc với điều tra viên và những hồ sơ về vụ án trấn áp các Tướng lĩnh.

        Dưới đây tôi xin giới thiệu với độc giả về một số tài liệu chọn lọc chẳng những nó có liên quan đến vụ án xử bắn các Nguyên soái mà còn có liên quan đến những tên đao phủ hành động bất chấp pháp luật để các bạn có được những khái niệm đáng tin cậy. Đây là những tài liệu điều tra chính thức.

        Năm 1957, Viện Kiểm sát Liên Xô tiến hành một cuộc điều tra. Ngày 31 tháng 5 năm 1957, Viện Kiểm sát Quân sự của Tòa án Tối cao Liên Xô tiến hành thẩm tra về vụ án của Tukhaxépski đã ra bản phán quyết thủ tiêu bản án đó vì ‘Vì thiếu chứng cứ phạm tội”. Tuy vậy tôi còn sử dụng một số tài liệu điều tra của Bộ Nội vụ. Những người đó đã bị truy cứu trách nhiệm khi tạo ra bản án oan và dung cực hình khi thẩm vấn.

        Thoạt đầu những lời cung khai của nhóm lãnh đạo âm mưu quân sự trong Hồng quân tựa như là của Tukhaépski và Akia, được Métvêđép cán bộ cấp Lữ đoàn - Chủ nhiệm Phòng không của Hồng quân công nông bị cơ quan Bộ Nội vụ bắt công nhận vào ngày mùng 8 và mùng 10 tháng 5 năm 1937. Ngày mùng 10 tháng 5 năm 1937, khi điều tra viên hỏi: “Khi nói chuyện với Vaxilencô, Fiađơman, Êfimốp và Smôlin có phải anh muốn biết trung tâm lãnh đạo của Tổ chức phản cách mạng không ?” Métvêđép trả lời: “... Tôi chưa bao giờ nói chuyện về Trung tâm lãnh đạo với Êíìmốp và Fiađơman. Tôi chỉ có nói về Trung tâm lãnh đạo với Vaxilencô, lần đầu vào đầu năm 1933 ở nhà anh ấy, anh ấy nói với tôi rằng những người lãnh đạo tổ chức phản cách mạng là Tukhaxépski, Akia, Pútna, Trôpski và Primacốp”.

        Những lời cung khai đó đã lấy được từ miệng Métvêđép như thế nào? Cục trưởng Khu vực Mátscơva thuộc Bộ Nội vụ cũ bị bắt vào năm 1939 đã công nhận khi bị thẩm vấn ngày 16 tháng 4 năm 1939 như sau:

        “... Trong một lần nói chuyện với chúng tôi, Frinopski muốn biết là ở chỗ chúng tôi (trong cục ở Mátscơva) có phải là đang điều tra vụ những người lãnh đạo quân sự rất quan trọng. Khi tôi bảo với ông ta rằng có mấy người lãnh đạo quân đội đang bị giam ở chỗ chúng tôi. Ông ta liền bảo với chúng tôi rằng: nhiệm vụ hàng đầu là phải làm rõ toàn bộ âm mưu quan trọng đang tiềm ẩn trong quân đội. Xem ra thì tôi không thể không chấp hành nhiệm vụ này. Từ trong câu chuyện của Frinopski nói với tôi , tôi đã hiểu rõ rằng đó là một âm mưu quan trọng đang chuẩn bị làm to chuyện ở trong nước. Còn việc vạch trần được âm mưu đó trước Trung ương là công lao to lớn của Iênốp và Frinốpski. Như mọi người đều biết, bọn chúng được thể chẳng những đã lừa dối Trung ương về vụ án âm mưu quân sự đó mà còn tạo ra hàng loạt vụ án oan khác”.

        Tôi xin tiếp tục nêu ở dưới đây:

        “Được ít lâu, Iênốp gọi tôi lên, giao nhiệm vụ ngay lập tức phải hỏi cung ngay Métvêđép vừa bị bắt, ông ta nguyên là Chủ nhiệm Phòng không của Hồng quân công nông, phải tìm cách lấy được khẩu cung của ông ta về âm mưu hoạt động của nhóm này trong Hồng quân. Đồng thời Iênốp chỉ thị là phải dùng nhục hình đối với Métvêđép, không từ bất cứ thủ đoạn nào. Iênốp đặc biệt nhấn mạnh, trong khi thẩm vấn Métvêđép cố gắng bắt hắn cung khai ra những người lãnh đạo nhóm quân sự”.

        “Sau khi thẩm vấn Métvêđép xong thì tôi mới biết là ông ta đã giải ngũ được ba, bốn năm rồi, trước khi bị bắt, ông ta là Phó chủ nhiệm phụ trách xây dựng một Bệnh viện của địa phương. Métvêđép không nhận là đã có những hoạt động chống lại Nhà nước Xô viết và cũng không có quan hệ với bất cứ lãnh đạo nào của Hồng quân công nông. Ông ta nói là sau khi phục viên về thì không có quan hệ nữa. Khi tôi báo cáo với Iênốp và Frinopski về những lời khai đó của Métvêđép thì họ đã bắt tôi phải moi cho được từ trong miệng hắn những mối quan hệ về âm mưu của hắn, đồng thời còn nhắc lại một lần nữa là không cần phải khách khí với hắn”.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #25 vào lúc: 09 Tháng Chín, 2019, 10:13:33 am »


        “Tôi biết rất rõ là Métvêđép xa rời quân ngũ đã lâu, cho nên những lời khai của ông ta không được chân thực lắm. Nhưng để quán triệt chỉ thị của Iênốp và Frinopski, tôi phải tìm cách lấy được khẩu cung về âm mưu của nhóm quân sư và những hoạt động của nhóm này, sau đó trong thẩm vấn, nhất là sau khi Frinopski đã dùng cực hình tra khảo ông ấy trước mặt Iênôp thì Métvêđép đã buộc phải khai ra rất nhiều tên những người lãnh đạo quan trọng của Hồng quân”.

        “Theo quá trình phát triển của vụ án, những quan hệ mà hắn cung cấp đều là do hắn hư cấu, đồng thời ngay từ đầu cho đến cuổì hắn nói với tôi, về sau hắn lại nói cả với Iênốp và Frinốpski là những lời khẩu cung mà hắn khai đều là giả dối, không đúng với sự thực. Nhưng mặc dù như vậy, Iênốp vẫn mang toàn bộ biên bản thẩm vấn đó lên báo cáo với Trung ương Đảng... ”.

        “Trình báo với Trung ương Đảng ... ” như vậy có nghĩa là trình báo với Stalin, bởi vì những vấn đề  của Bộ Nội vụ thì Iênốp không được báo cáo với bất kỳ người nào khác. Vì vậy chúng ta có thể rút ra một kết luận là Stalin chẳng những biết mà còn lãnh đạo quá trình tạo ra vụ án âm mưu giả.

        Căn cứ vào khẩu cung nói trên của Métvêđép và khẩu cung của Pútna và Primacốp thì chín tháng sau, tức là vào tháng 5 năm 1937, Fiađơman, Kháccôp, Tukhaxépski, Aiđơman, Akia và Unbrích cũng bị bắt.

        Trong những lần thẩm vấn ban đầu họ kiên quyết không nhận là có tham gia bất kỳ một loại hoạt động nào, nhưng về sau trong quá trình thẩm vấn, bọn chúng đã sử dụng những mánh khoé lừa gạt, dọa nạt và dùng cực hình tra khảo, nên cuối cùng rồi bọn chúng cũng lấy được khẩu cung là họ đã tham gia vào âm mưu hoạt động quân sự phản cách mạng.

        Ví dụ: A.A. Ápxêêvích-nguyên Cục trưởng của Bộ Nội vụ Liên Xô đã cung khai trong buổi thẩm vấn của Viện Kiểm sát ngày 5 tháng 7 năm 1956 như sau:

        “Vào khoảng tháng 3 năm 1937, tôi xử lý vụ án Primacốp. Anh ta người gầy còm Ốm yếu, mỏi mệt, áo quần rách rưới, bệnh tật... nhưng đã phủ nhận việc tham gia vào tổ chức của Trốtkít. Mỗi đêm chúng tôi phải thẩm vấn anh ta vào khoảng từ mười đến hai mươi lần. Ngoài tôi ra còn có Iênôp và Cục trưởng Rêplépski củng nhiều lần thẩm vấn anh ta. Chúng tôi dùng đến biện pháp đe dọa mới buộc anh ta phải khai ra những khẩu cung cần thiết... ”.

        Ápxêêvích trong lần thẩm vấn đó còn khai rằng:

        “Theo tôi được biết thì vào tháng 5 năm 1937, trong một Hội nghị, Trợ lý Cục trưởng Usacốp đã báo cáo với Rêplépski rằng Unbrích không chịu cung khai thì Rêplépski đã trực tiếp ra lệnh cho Usacốp dùng cục hình để tra khảo. Còn việc có tra khảo đối với những người bị bắt khác trong vụ án này hay không thì tôi không biết, nhưng theo tình hình lúc đó thì tôi cho rằng có dùng cực hình để tra khảo họ”.

        Trước đây trong cơ quan của Bộ Nội vụ còn có một nhân viên công tác là в. I. Buđamốp, trong buổi thẩm vấn ngày 3 tháng 6 năm 1955 của Viện Kiểm sát đã khai như sau: “Cá nhân tôi không tham gia vào việc điều tra vụ án Primacôp, Nhưng trong quá trình điều tra thì tôi được lệnh ngồi liền mấy giờ để giám sát anh ta viết khẩu cung. Cục phó Karêlin và Cục trưởng Ápxêêvích đã chỉ thị cho tôi và những nhân viên công tác khác là phải canh chừng khi anh ta chưa khai. Mục đích làm như vậy là để không cho anh ta được ngủ, bắt anh ta phải công nhận là đã tham gia vào tổ chức Trốtkít. Thời gian đó chỉ cho phép anh ta được ngủ mỗi ngày hai, ba giờ đồng hồ, ngay chỗ ngủ cũng là nơi hỏi cung, cơm ăn cũng được đưa đến chỗ đó. Cách làm như vậy không riêng gì đối với anh ta... Tôi cũng tìm hiểu thêm về giai đoạn điều tra Primacốp và Pútna thì được biết là hai người này sau khi bị giám ngục Lêfuatôp tra khảo bằng cực hình đã phải công nhận là có tham gia vào hoạt động âm mưu. Đặc điểm của vụ án này là đã bắt giam một số lớn cán bộ lãnh đạo chủ chốt của Hồng quân và lúc đó có cớ để bắt giam những nhân vật như Tukhaxépski và Unbrích ”.

        Xin hãy chú ý, những điều tra viên - những tên đao phủ hiện nay đã nói là tác dụng của họ không có gì đáng kể, là vô hại... vì việc bức cung để có được những khẩu cung giả là do người khác làm, còn chúng thì không làm việc đó. Cho dù bây giờ các điều tra viên có nói như vậy là có ý nghĩa gì cơ chứ? Cấp trên chỉ thị cho tôi và những nhân viên công tác phải ngồi canh chừng Primacổp khi anh ta chưa chịu khai, mục đích làm như vậy là để không cho anh ta ngủ, buộc anh ta phải công nhận là đã tham gia vào nhóm Trốtkít”.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #26 vào lúc: 09 Tháng Chín, 2019, 10:14:21 am »


        Các bạn hãy xem đằng sau câu nói đó đã ẩn giấu những gì: Primacốp liên tục đứng quay mặt vào tường suốt mấy ngày đêm, những điều tra viên ở bên cạnh thậm chí đã không cho cả anh ta ngủ đứng. Họ đã dùng cách gì vậy? Đánh bằng nắm đấm hoặc bằng gậy, bắt anh ta phải đứng lên. Cứ như vậy những người bị bắt đã bị bọn chúng hành hạ dày vò cho đến khi không còn tự chủ được hành động của mình nữa và chính cái lúc họ gần như bị mất tri giác đó thì bọn chúng đưa bản “khẩu cung” đã chuẩn bị sẵn vào trước mặt rồi bắt họ ký vào chỗ họ tên của mình. Những người bị cực hình tra khảo khi hỏi cung mong mỏi khi ra trước tòa thì sẽ tố cáo - mà có nhiều người đã nói, những bản khẩu cung đó là giả, là bị bức cung và bị mớm cung khi thẩm vấn. Nhưng các quan tòa thì lại không thích những điều đó, vì tất cả mọi thủ tục đã được chuẩn bị hoàn hảo, lời khai đã được ký. tiếp đó người ta chỉ việc tuyên án. Bất kể là quan tòa hay điều tra viên, bất kể là họ hay là những người khác cũng đều như vậy - cả cái chế độ vẫn không ngừng chuyển động - một là anh phải nghe theo nó, khi thẩm vấn thì bị tra khảo và bị bức cung, rồi ra tòa tuyên án; còn nếu không thì anh bị giam cầm mãi mãi, hoặc đưa vào trại cải tạo.

        Cácpâyski - nguyên là một Phó phòng của Bộ

        Nội vụ Liên Xô trước đây, trong buổi thẩm vấn ngày 4 tháng 7 năm 1956 ở Viện Kiểm sát đã thừa nhận:

        “... Trong vụ án Tukhaxépski, tôi chỉ tham gia vào vụ án của Aiđơman”.

        “Vào khoảng ngày 20 tháng 5 năm 1937, Rêplépski gọi tôi đến, ông ta bảo tôi rằng: “Tukhaxépski đã khai ra Aiđơman có tham gia vào âm mưu quân sự... Nhưng Rêplépski không hề đưa cho tôi bất kỳ một tài liệu nào. Tôi cho đưa Aiđơman đến phòng làm việc và cho mời Chécchacốp - Trợ lý Trưởng phòng đến rồi cùng thẩm vấn. Khi thẩm vấn thì không nêu lên bất cứ một tội trạng cụ thể nào, mà chỉ bảo là anh bị người ta tố giác đã tham gia vào “Âm mưu quân sự”, mà nếu không nhận tội thì sẽ phải gánh chịu hậu quả. Nhưng Aiđơman khăng khăng nói là không có tội. Độ ba, bốn giờ sau thì Acasư - Phó Cục trưởng đến, trực tiếp thẩm vấn, cuộc thẩm vấn trở nên cực kỳ căng thẳng. Ví dụ Acasư bảo Aiđơman rằng nếu anh không khai thì sẽ thẳng tay... và bằng mọi cách để lấy được lời khai, đồng thời Acasư còn nói là nếu anh ta không khai ở đây thì sẽ đưa đến một nơi khác. Aiđơman vẫn một mực phủ nhận việc đã tham gia vào âm mưu đó. Acasư ngừng thẩm vấn và ra lệnh giam Aiđơman vào trong ngục. Hôm sau tôi đang ở nhà thì bị gọi khẩn cấp đến Trại giam Rêfuatôvô. Vừa bước vào phòng thẩm vấn của Trại giam, tôi đã trông thấy Rêplépski, Acasư và Chécchacốp đã ở đó đang thẩm vấn Aiđơman. Đồng thời ở trước mặt Aiđơman có để một tờ giấy mà anh ta viết gửi cho Bộ Nội vụ để thanh minh, nói rằng anh ta thừa nhận là mình có tội và xin tự nguyện cung khai. Khi Rêplépski hỏi tôi thấy giọng nói của ông ta không bình thường, còn giọng nói của Aiđơman thì có vẻ căng thẳng hốt hoảng, tôi hiểu ngay rằng trước khi tôi đến thì chắc anh ta đã bị uy hiếp hoặc thậm chí đã bị tra khảo bằng cực hình.

        “Đã có lúc từ phòng thẩm vấn bên kia truyền sang tiếng gào thét, tiếng rên rỉ và tiếng thở khò khè của Aiđơman... ”.

        T. M. Usacốp-nguyên trợ lý Cục trưởng Cục 5 của Tổng cục An ninh Quốc gia, Bộ Nội vụ Liên Xô đã từng tham gia thẩm vấn Tukhaxépski, Akia và Fiađơman vì đã gây ra vụ án oan sai và các tội khác đã bị xử bắn vào năm 1940. Khi bị thẩm vấn hắn đã thừa nhận là đã dùng cực hình để tra khảo đối với những người bị bắt. Usacốp trong lời cung khai của mình đã viết : “Fiađơman bị bắt vào ngày 15 tháng 5 năm 1937, tôi đã phụ trách điều tra thẩm vấn vụ án này, tôi cảm thấy không hài lòng vì chỉ có lời khai gián tiếp của Métvêđép về Aiđơman... ”. Aiđơman khi bị thẩm vấn đã không thừa nhận có tham gia vào âm mưu hoạt động phản cách mạng. Usacốp sau khi nghiên cứu hồ sơ về vụ án đã rút ra kết luận là Fiađơman đã có quan hệ rất tốt với Tukhaxépski, Akia và nhiều chỉ huy cao cấp khác của Hồng quân, thế rồi hắn cho gọi Fiađơman lên phòng thẩm vấn và khoá cửa lại...  đến tối ngày 19 tháng 5, Fiađơman đã viết xong lời khai về Tukhaxépski, Akia và Aiđơman đã tham gia vào âm mưu hoạt động phản cách mạng.

        Nếu nói là “cái buổi tối hôm ấy”, Fiađơman đã khai những lời khai đẩy Nguyên soái của mình vào chỗ chết thì ta cũng dễ dàng thấy được là vì sao lại phải khoá cửa lại và ở trong cái phòng đó đã diễn ra những việc gì ? Đúng vậy vì anh ta chẳng những đã khai mà còn tự tay viết ra lời khai của mình, quả là một điều kỳ lạ.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #27 vào lúc: 09 Tháng Chín, 2019, 10:14:55 am »


        Bây giờ tôi xin nêu một vấn đề khác, như chúng ta đều biết, Tukhaxépski vốn là một người anh hùng ra sao, khí tiết cao thượng, ý chí kiên cường... Thế nhưng khi tôi xem vào biên bản ghi lời khai về khẩu cung và cả những lời “thành khẩn thú nhận” của ông thì quả thực là tôi không tin vào mắt mình được nữa. Chỉ sau khi điều tra thì tôi mới có thể hiểu được bọn chúng đã phải tốn biết bao nhiêu công sức uy hiếp, đầy đoạ và làm nhục thì mới có thể đánh gục được một con người như thế.

        Trong quá trình thẩm vấn Tukhaxépski, Akia, Pútna và Fiađơman... Họ đã bị bức cung, phải nhận là đã làm gián điệp cho nước ngoài, đã tiết lộ những bí mật quân sự cho nước ngoài.

        Ví dụ như Tukhaxépski đã phải thú nhận là vào năm 1925 đã tiết lộ về bí mật của Hồng quân công nông và tình hình vận chuyển của đường sắt cho một điệp viên của Ba Lan. Nhưng khi đứng trước tòa thì ông đã phản cung, ông đã nói rằng Đônbari không phải là gián điệp mà là một đảng viên Đảng Cộng sản Ba Lan. Đến nay qua điều tra xác minh thì ông ấy đúng là một lãnh tụ của Đảng Cộng sản Ba Lan, cũng đã từng vô cớ bị kết tội và nay cũng đã được minh oan.

        Từ trong các tài liệu thẩm vấn và lời khai của những người đã bị kết án tử hình có ghi là nhiều năm có mối quan hệ gián điệp với Bộ Tông tham mưu Đức. Ví dụ Tukhaxépski đã khai rằng, từ năm 1931, ông đã liên hệ mật thiết với Tướng Ađam, Tổng Tham mưu trưởng của Đức và Tướng Niđớcmayơ trong Bộ Tổng Tham mưu Đức, đồng thời đã hợp tác chặt chẽ với họ.

        Tuy vậy, qua những tài liệu điều tra lại thì ta thấy được rằng Tướng Niđớcmayơ mà Tukhaxépski nói tới khi đó là Tuỳ viên Quân sự trong Đại sứ quán Đức thường trú tại Mátscơva. Và vì để thực hiện Hiệp định đã ký kết giữa hai nước Xô-Đức thì chẳng những là Bộ chỉ huy cấp cao của Hồng quân Công nông có quan hệ mà ngay cả Bộ Nội Vụ Liên Xô hồi đó cũng có quan hệ.

        Từ trong khẩu cung của đa số bị cáo trước tòa thì ta cũng thấy rõ một điều là họ đã thường xuyên giữ mối liên hệ với Cốtstơrin - Tuỳ viên quân sự Đức thường trú tại Mátscơva và tiết lộ những tin tình báo cơ mật cho họ, chủ yếu là bằng con đường ngoại giao chính thức.

        Bởi vậy trong quá trình điều tra lại vụ án này đã nghiên cứu lại hồ sơ điều tra hình sự của Sparích - nguyên Thiếu tướng của Đức, năm 1947 thì ông này bị bắt. Từ trong hồ sơ đó ta thấy Sparích từ năm 1925 đến năm 1937 là Tuỳ viên quân sự trong Sứ quán Đức tại Mátscơva, đã từng công tác tại Cơ quan Tình báo, chuyên hoạt động tình báo chống Liên Xô. Sparích đã khai trong khi bị thẩm vấn là: Năm 1926 ông ta được lệnh thay mặt cho Bộ Tổng Tham mưu Đức tiếp Đoàn cán bộ chỉ huy cao cấp của Hồng quân đến Đức tham gia diễn tập và học tập ở Học viện Quân sự, trong số này Sparích nêu có ba người là Akia, Primacốp và Pútna. Nhưng Sparích đã khẳng định là ông ta không hề thu được một tin tức tình báo nào của họ.

        Từ trong hồ sơ này ta cũng thấy rõ là Sparích khi phụ trách Cục Tình báo Đối ngoại, hoạt động tình báo đối với Hồng quân Liên Xô, ông ta thường xuyên liên hệ chặt chẽ với Tướng Cớtstơrin - Tuỳ viên quân sự Đức tại Mátscơva. Trong thời kỳ đó, Sparích đã khẳng định là không hề thu thập được một tin tình báo nào, mà những báo cáo chính thức đều do sĩ quan Đức sang Liên Xô tham dự diễn tập với Hồng quân cung cấp.

        Sparích còn khai rằng, khi Bộ Tổng tham mưu Đức nhận được tin có một số bị cáo trong vụ án của Tukhaxépski nói là có liên hệ mật thiết với một Tướng Đức Phát xít thường trú tại Mátscơva thì Tướng Cớtstơrin đã gửi Công hàm cho Bộ Ngoại giao Liên Xô bác bỏ tin tức bịa đặt này. Cốtstơrin tỏ thái độ phẫn nộ, đồng thời khẳng định rằng ông ta không hề có bất kỳ quan hệ gián điệp nào với các Sĩ quan chỉ huy của Hồng quân.

        Kết quả của việc kiểm tra các hồ sơ trong Cục lưu trữ đặc biệt Trung ương trực thuộc Bộ Nội vụ Liên Xô thì thấy rằng Tukhaxépski và những người có liên quan đến vụ án đều không có một hành vi phạm tội nào. Nếu có một âm mưu với số đông người tham gia như vậy và lại hoạt động trong nhiều năm thì chắc chắn là sẽ có thể tìm được các tài liệu lưu trữ trong những hồ sơ ấy.

        Từ trong vụ điều tra lại còn cho ta thấy một điểu là trước khi mở phiên tòa thì tất cả các bị cáo đều được gọi đến trước các điều tra viên và cho họ xem các lời khai khi thẩm vấn, đồng thời bắt họ không được phản cung khi ra trước tòa. Mặt khác trong quá trình tòa xét xử thì các điều tra viên vẫn canh giữ và không chế các bị cáo. về tình hình bắt các bị cáo chuẩn bị tốt cho tòa xét xử thì Ápxêêvích - nguyên là một điều tra viên khi bị thẩm vấn vào ngày 5 tháng 7 năm 1956 đã khai như sau:

        “Sau khi cuộc điều tra kết thúc thì chúng tôi đã họp một Hội nghị. Đó là cuộc họp trước hai, ba ngày trước khi khai mạc phiên tòa, trong cuộc họp này, Cục trưởng Rêplépski đã chỉ thị là các điều tra viên đều phải nói chuyện một lần nữa với các bị cáo, đồng thời thuyết phục họ không phản cung trước tòa".
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #28 vào lúc: 09 Tháng Chín, 2019, 10:15:13 am »


         “Trước hôm khai mạc phiên tòa tôi đã nói chuyện với Primacốp, anh ta đã đồng ý là sẽ không phản cung trước tòa. Còn các nhân viên điều tra khác cũng lần lượt nói chuyện với từng bị cáo. Ngoài ra cấp trên còn chỉ thị cho chúng tôi phải hộ tống bị cáo ra tòa, ngồi chờ ở phòng dự thẩm. Hôm phiên tòa khai mạc, theo chỉ thị của lãnh đạo tôi cùng ngồi một chỗ với Primacốp, mỗi bị cáo đều có một điều tra viên ngồi kèm. Trong đó có Usacôp và Aisđrin. Tôi hỏi Primacôp về thái độ của anh ta đối với phiên tòa thì anh ta nói rằng sẽ không phản cung. Nhưng theo chỉ thị của lãnh đạo, tôi vẫn một lần nữa nhắc Primacốp là khi ra tòa nếu mà nhận tội thì tòa sẽ xử lý khoan hồng. Các nhân viên khác trong Cục khi đưa bị cáo ra tòa cũng đều phải nói như chỉ thị... ”.

        “Trước khi phiên tòa khai mạc, theo chỉ thị của Rêplépski, tôi đưa cho Primacốp xem lại bản cung khai”.

        Primacốp tin vào lời hứa, cho nên để cứu lấy tính mạng của mình, thậm chí ngay cả khi tòa cho nói lời cuối cùng hắn đã tung ra một loạt lời bịa đặt. Hắn đã chấp hành đúng “luật chơi”. Nhưng tại sao những điều tra viên tàn nhẫn đã cần phải lừa gạt hắn, rồi cuối cùng họ đã bắn cả Primacốp lẫn những “kẻ âm mưu” khác.

        Dưới đây tôi xin trích ra hai đoạn cuối của Vụ xét xử quân sự của Tòa án Tôi cao Liên Xô:

        "Vụ xét xử quân sự của Tòa án Tối cao Liên Xô sau khi thẩm tra vụ án này và các tài liệu phức tạp khác đã nhận định rõ ràng rằng việc khởi tố Tukhaxépski, Kháccôp và Akia cùng những người khác về tội hoạt động chống lại Nhà nước Xô viết là một vụ án giả, án oan”.

        “Căn cứ vào những điều nói trên và theo điều 347-348 của Bộ Luật Tố tụng Hình sự Nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Liên bang Xô viết Nga, nay quyết định hủy bỏ bản án của Tòa án đặc biệt trực thuộc Tòa án Tối cao Liên Xô đối với Tukhaxépski Mikhain Nicôlaêvích, Kháccốp Aocútstơ Ivanovich, Akia Iôna Aimanuirôvích, Aiđơman Rôbéctô Pêtrôvích, Primacốp Vitali Máccôvích và Fiađơman Bôrít Mirônôvích, đồng thời căn cứ vào điều 5 khoản 4 của Bộ Luật Tố tụng Hình sự của Nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Liên bang Xô viết Nga, lập tức đình chỉ trình tự tố tụng vụ án này vì thiếu yếu tố phạm tội.”

        Đó là một kết luận muộn màng khi đã xảy ra một kết cục đau thương về cuộc đời vinh quang của Tukhaxépski, nhưng việc làm sáng trong cuộc đời, đánh giá công bằng sự công hiến của người anh hùng hẩm hiu ấy vẫn là cần thiết.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #29 vào lúc: 09 Tháng Chín, 2019, 10:16:38 am »


NGUYÊN SOÁI LIÊN XÔ A. I. ÊGÔRỐP

        Tài năng xuất chúng của A. I. Êgôrốp hoàn toàn tương xứng với danh hiệu quân hàm Nguyên soái Liên Xô, nhưng sự nghiệp của ông thì cho đến nay vẫn chưa được đánh giá đúng mức. Tài năng của Êgôrốp đã đạt tới nghệ thuật thống soái và được xếp ngang hàng với Vôrônchi, Tukhaxépski, Sapốtsnicốp, thậm chí cả Giucôp. Nếu nói cho thật đúng ra thì Giucôp là cứu tinh của nước Nga, bởi vì trong cuộc chiến bảo vệ Mátscơva, dưới sự chỉ huy của ông, quân đội Liên Xô đã đập tan lực lượng quân sự hùng mạnh nhất của Phát xít Hítle. Như vậy thì chúng ta cũng không nói phóng đại một chút nào vì Êgôrốp cũng là người bảo vệ Mátscơva năm 1919 và khi đó ông đã chỉ huy lực lượng Hồng quân đánh tan quân đội của Đênikin, do đó mà cứu được nước Cộng hòa trẻ tuổi.

        Nhưng để chúng ta đồng ý với những đánh giá cao đó về Nguyên soái Egôrốp, tôi muốn giói thiệu đôi nét về cuộc sống và sự nghiệp của ông.

        Êgôrốp sinh ở Thành phố Buchurúc thuộc Tỉnh Samara. Không rõ tại sao trong Từ điển bách khoa quân sự (kể cả mới xuất bản gần đây) nói là Êgôrốp sinh vào năm 1833, còn trong cuốn tiểu sử mà ông tự viết lại ghi là : “Tôi sinh năm 1835... ” Trong các sách viết về cuộc đời của ông người ta đã ghi sai cả ngày tháng năm sinh. Vì Alếchsanđra Ilích khi tham gia Hồng quân thì ông đã mang quân hàm Thượng tá. Những chuyện lưu truyền về ông có nhiều cái không đúng, ví dụ nói Êgôrốp hình như là dòng dõi quý tộc, xuất thân trong quân ngũ, do đó được thế tập quân hàm sĩ quan v.v... Tất cả những điều đó đều sai sự thật. Chúng ta hãy xem tiểu sử mà ông tự viết:

        “Bố tôi xuất thân trong một gia đình nông dân, khi tôi còn nhỏ tuổi thì ông lại làm công nhân ở ga xe lửa, rồi làm công nhăn bốc vác ở bến tàu   . Điều kiện sống vô cùng khó khăn, mà gia đình đông người nên lại càng khó khăn hơn. Thực tế chỉ có mỗi một mình bố tôi đi làm, lương thì cũng không cố định, tôi nhớ là vào khoảng từ 50 đến 70 mươi xu mỗi ngày, rất hiếm khi kiếm được 1 rúp. Ngoài ra bố tôi lại là một người nát rượu nên đã đem lại sự đau khổ rất lớn cho gia đình.

        Những năm tuổi thơ của tôi đã sống trong điều kiện cực kỳ khó khăn. Tôi còn nhớ là chúng tôi chưa bao giờ có nhà riêng. Vì không trả được tiền nhà đúng hạn nên chúng tôi thường bị họ đuổi ra khỏi nhà, mặc dù tiền nhà lúc đó chỉ có mấy rúp, mà chỗ ở chỉ là một gian phòng sơ sài.

        Khi tôi mới 11 tuổi đã phải đi làm học việc ở một xưởng lò rèn. Trước hết là làm chân kéo bễ quạt lò, quét dọn lặt vặt, rồi dần dần mới được người ta cho làm chân phó nhỏ. Mỗi khi bố tôi say rượu là tôi và anh trai phải làm chân bốc vác thay. Tổng cộng tôi đã làm những công việc như thế trong 6 năm.

        Tôi cũng chẳng biết vì nguyên nhân gì mà từ nhỏ tôi đã bắt đầu đi học, điều này khiến cho tôi không khó khăn lắm trong việc học xong tiểu học của Trường dòng và về sau tôi lại thi tốt nghiệp Trung học.

        Sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ lớp sĩ quan dự bị1, tôi được phái đến học tập ở Trường Quân sự Cadan và tốt nghiệp vào tháng 4 năm 1905. Năm 1904, trong khi đang học trong trường tôi đã tham gia tổ bí mật của Đảng Xã hội, tham gia các hoạt động tuyên truyền cách mạng trong Trường học. Mùa thu năm 1905 cả Trường dưới sự lãnh đạo của tổ này đã bị cuốn hút vào cao trào cách mạng. Tốt nghiệp xong Trường Quân sự, tôi được điều sang làm sĩ quan trong quân đội. Chức vụ sĩ quan vốn không hợp với tôi, ngoài ra mọi người lại coi tôi là thành phần không đáng tin cậy về mặt chính trị về sau mới biết là nhà trường đã thông báo với họ, thế là họ buộc tôi phải rời khỏi quân đội. Trong quá trình đi tìm việc làm, tôi đã đến với sân khấu... ".

        Êgôrốp là người có giọng nam trung rất hay, bởi vậy hát không phải chỉ vì yêu thích mà hát, mà ông còn coi nó là một nghề mới. Alếchsanđra Hích được phái sang học tập tại Italia, hồi đó có rất nhiều ca sĩ chuyên nghiệp cũng đến đây để nâng cao nghiệp vụ. về sau Êgôrốp hát ca kịch được 4 năm. Nhưng đến năm 1914 thì chiến tranh bùng nổ, vì là một sĩ quan dự bị nên anh lại phải mặc quân phục vào. Ở ngoài tiền tuyến anh được bổ nhiệm làm Đại đội trưởng, Tiểu đoàn trưởng, rồi Trung đoàn trưởng.

----------------------
        1. Giáo dục trung cấp trong quân đội Nga thời đó, những người nhập ngũ sớm thì được hưởng chế độ quân nhân ưu đãi.
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM