Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 09:35:44 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Năm nguyên soái Liên Xô  (Đọc 8875 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #10 vào lúc: 06 Tháng Chín, 2019, 09:56:57 pm »


        Quân của Pisútski gồm có năm Tập đoàn quân, bọn chúng lợi dụng nhân tố bất ngờ nên đã tiến vào sâu được hơn 200km, chúng chiếm được Minscơ và Kiép. Ban Chấp hành Trung ương phái đến đây những nhà hoạt động lớn của Đảng: Zeczinski, Aralốp, Cuapunôp,Chatumski, Cudơmin, Miasnicôp, Pôchemkin và Luximôvích.

        Hồng quân có hai Phương diện quân chiến đấu chống quân BaLan: Phương diện quân phía Tây do Tukhaxépski và Uânsrixít - Ủy viên ủy ban Quân sự cách mạng chỉ huy và Phương diện quân Tây Nam do Tư lệnh Êgôrốp và các ủy viên ủy ban Quân sự Cách mạng Stalin và Piarchin chỉ huy. Chủ lực của Hồng quân tập trung ở phía trên Rốpfnô, Brétstơ thuộc Phương diện quân của Tukhaxépski.

        Trước khi Tukhaxépski đến thì Chichít - Tư lệnh cũ của Phương diện quân đã vạch kế hoạch tác chiến với hướng đột kích chủ yếu là vào Minscơ. Tukhaxépski sau khi nghiên cứu kế hoạch đó, ông đã thấy một nhược điểm của nó là đột kích chính diện vào Minscơ thì thiếu khí tài vượt sông Piarichina, mà bên tả ngạn của con sông này thì bọn địch đã xây công sự kiên cố, địa hình tác chiến phía trước là rừng rậm và đồng lầy, khó triển khai lực lượng cơ động một cách rộng rãi. Tukhaxépski báo cáo với Tổng Tư lệnh Camênép là ông không đồng ý với kế hoạch tác chiến đó, đồng thời nêu ra kế hoạch tác chiến của mình. Tukhaxépski dựa vào kinh nghiệm, tính cách và lòng quyết tâm bẩm sinh đã dùng cánh phải của Tập đoàn quân mở cuộc đột kích quy mô lớn vào Tập đoàn quân số 1 của Ba Lan, đập tan Tập đoàn quân này, sau đó lại đột kích vào Pisốtski nằm ở sườn và hậu phương quân Bạch Nga. Từ đó dồn Pisốtski vào đầm lầy rồi tiêu diệt. Kế hoạch tác chiến đó được phê chuẩn. Nhưng theo kế hoạch đó thì cần tới số quân không dưới mười sư đoàn. Thời gian đang trôi đi mà chỉ tập trung được có bốn sư đoàn, nhưng không thế tiếp tục đợi được nữa, huống hồ lúc đó quân đội của Phương diện quân phía Tây Nam cũng đang phải rút lui trước sự uy hiếp của quân địch. Tukhaxépski kiến nghị không chờ đợi tập trung đủ binh lực mà phải tấn công ngay. Ngày 14 tháng 5, Phương diện quân phía Tây mở đầu cuộc tấn công. Điều này hoàn toàn là bất ngờ và đã giành được thắng lợi. Quân của Tukhaxépski trong năm ngày đã tiến được từ 100 đến 130km, đẩy lùi quân địch đến sát biên giới. Đặc điểm của chiến dịch này là Tukhaxépski đã sử dụng không quân với mật độ dày đặc, đây là lần đầu tiên cách đánh này được dùng ở chiến trường trong nước. Trong mệnh lệnh ông đã viết: “Căn cứ vào nhược điểm của Bộ đội công binh Hồng quân, Tôi giao nhiệm vụ đặc biệt cho Chủ nhiệm binh chủng Không quân của Phương diện quân: Phải tập trung số máy bay lớn nhất cho việc vượt sông của quân ta, công kích vào các cứ điểm cố thủ của quân địch để bảo đảm cho quân ta vượt sông thắng lợi...” Như vậy là một Tư lệnh trẻ tuổi như Tukhaxépski luôn luôn tìm tòi giải pháp tác chiến mới, sử dụng không quân phục vụ chiến dịch một cách thành công, mà bất kỳ một viên Tướng già nào của Nga hoàng vốn dĩ thủ cựu đều không nghĩ tới.

        Những hoạt động quân trì trệ của cánh quân bên phải đã hủy hoại Chiến quả tuyệt vời của cánh quân Tukhaxéppski. Cánh quân bên phải là Tập đoàn quân số 16 do Sôlôcốp chỉ huy đã không đến được Minscơ. Viên Tướng của Nga hoàng này tuy đã tốt nghiệp Học viện Tham mưu nhưng vẫn bảo thủ dùng cách đánh cũ nên không giành được thắng lợi. Trong bảy ngày Tập đoàn quân này vẫn giẫm chân tại chỗ, không tiến lên được. Chính do sự chậm chạp của Sôlôcốp mà quân địch đã điều được lực lượng dự bị từ Ucraina và BaLan đến, tiến hành phản đột kích đối với quân của Tukhaxépski. Do đó làm cho những thành quả đã giành được đều trở thành con số không. Mặc dù Tukhaxépski đã cố gắng hết mức, mặc dù ông đã thúc dục Sôlôcốp như thế nào, nhưng cũng không cứu vãn được tình thế trì trệ của cánh quân bên phải của Phương diện quân. Tập đoàn quân của Sôlôcốp vẫn không tiến lên được và cũng không kiềm chế được quân địch. Mặc dù quân của Tukhaxépski bị buộc phải tạm thời rút lui, nhưng đến tháng 5 thì cuộc tiến công lại giành được thắng lợi. Pisútski phải thừa nhận là quân đội của hắn đã bị tổn thất lớn. Tukhaxépski khi dự thảo kế hoạch tấn công mới đã phân tích những sai lầm đã phạm phải và quyết định cánh quân phải của Phương diện quân lại đột kích một lần nữa. Lần này ông đã dồn quân của Pisútski vào đầm lầy Pinsưcơ, rồi tiêu diệt chúng.

        Như vậy là Tukhaxépski đã thực hiện được ý đồ của mình là thường xuyên đánh thọc sườn quân địch gây cho địch những tổn thất lớn mà quân ta lại ít bị thương vong. Do bởi Phương diện quân Tây Nam và Phương diện quân phía Nam tiến công thuận lợi và tiến lên, Bộ chỉ huy Hồng quân đã có thể đặt kế hoạch kiên quyết tấn công vào Vácxôvi. Tuy vậy trong tình hình đó, vì đánh giá quá cao thắng lợi của Hồng quân nên Bộ chỉ huy đã có sự tính toán sai lầm là sử dụng quân của Phương diện quân phía Tây Nam đánh chiếm Ridốp, đồng thời dùng quân của Phương diện quân phía Nam tấn công Vácxôvi, mà không tập trung lực lượng của hai Phương diện quân vào hướng tấn công Vácxôvi. Điều này có nghĩa là dùng binh lực phân tán vào hai hướng khác nhau, như người ta thường nói là dùng cả hai quả đấm để đánh người. Tổng tư lệnh Camênép cho rằng, Êgôrổp và Tukhaxépski cần phải làm những nhiệm vụ quân sự khác nhau.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #11 vào lúc: 06 Tháng Chín, 2019, 09:58:00 pm »


        Khi Tukhaxépski bắt đầu chiến dịch tấn công Vácxôvi thì lòng đầy tự tin vào thắng lợi của chiến dịch, đồng thời ông tiến công khá thần tốc, khiến cho bộ đội và cơ quan hậu phương bị tụt lại phía sau. Các Tập đoàn quân trực thuộc bị tổn thất lớn, có trở ngại cho việc triển khai đội hình về phía trước. Muốn chiếm được Vácxôvi thì không đủ quân. Từ tình hình ấy ông đề nghị Tổng Tư lệnh tăng cường cho cánh quân phía trái và điều Tập đoàn kỵ binh số 1 đến.

        Ngày mùng 5 tháng 8 năm 1920, Ban Chấp hành Trung ương Đảng quyết định điều Tập đoàn quân số 12 và Kỵ binh của Tập đoàn quân số 1 của Phương diện quân Tây Nam giao cho Tukhaxépski chỉ huy. Huấn lệnh này được truyền đạt đến Êgôrôp, đồng thời Tổng Tư lệnh Camênép cũng gọi điện thoại ra lệnh cho Êgôrốp thực hiện việc điều Tập đoàn quân số 12 và kỵ binh của Tập đoàn quân số 1 sang cho Tukhaxépski chỉ huy.

        Nhưng về sau mới biết là Stalin phản đối việc chấp hành lệnh này. Lúc đó, Tư lệnh phương diện quân Tây Nam trả lời điện thoại của Tổng Tư lệnh nói rằng: “Hai Tập đoàn quân nói trên, nhất là Kỵ binh của Tập đoàn quân số 1 đang chấp hành nhiệm vụ đánh chiếm Thành phố Ridốp và Thành phố Ravarútscaia và đang chiến đấu, cho nên không thể chấp hành lệnh đó được”.

        Ngày 13 tháng 8, Tổng Tư lệnh ra quân lệnh số 2, yêu cầu phải chấp hành mệnh lệnh ngay lập tức, điều Tập đoàn quân số 12 và Kỵ binh của Tập đoàn quân số 1 sang cho Tukhaxépski. Tư lệnh Phương diện quân Tây Nam dự thảo mệnh lệnh thực hiện quân lệnh nói trên, nhưng Stalin với tư cách là Ủy viên ủy ban Quân sự Cách mạng của Phương diện quân Tây Nam đã cự tuyệt không ký vào mệnh lệnh điều động. Vì không có chữ ký của Stalin nên bản mệnh lệnh đó không được thi hành. Tổng Tư lệnh lại kiên quyết yêu cầu một lần nữa, Tư lệnh Phương diện quân Tây Nam Êgôrốp, Ủy viên ủy ban Quân sự Cách mạng Piarkin, Tham mưu trưởng Faykinh cuối cùng mới ký vào bản mệnh lệnh. Kỵ binh của Tập đoàn quân số 1 chưa đánh chiếm được Ridốp mà đã bị tổn thất nặng nề nay lại được điều sang hướng Vácxôvi, trực thuộc vào Phương diện quân phía Nam. Nhưng thời cơ đã trôi qua, lúc đó Pisútski đã tập trung được binh lực mạnh - hai mươi Sư đoàn, mở cuộc đột kích cực kỳ mãnh liệt vào quân của Tukhaxépski, khiến cho quân đội của ông bị tổn thất nặng nề, mặt khác lại không được viện trợ kịp thời, nên đành phải rút lui toàn diện.

        Do những sai lầm nói trên của Bộ chỉ huy tối cao và cả bản thân Tukhaxépski nên lần đầu tiên ông bị thất bại trong cuộc chiến tranh nội chiến. Quân đội của Tập đoàn quân trực thuộc số 4 bị quân địch cắt đứt, mất liên lạc đành phải lui về phía Đông Prútsơ, cuối cùng đã bị bắt. Hai sư đoàn của Tập đoàn quân số 15 và Kỵ binh của Quân đoàn SỐ 3 dưới sự chỉ huy của Chai cũng gặp phải hoàn cảnh tương tự. Nhưng Tukhaxépski vẫn buộc phải rút bộ đội chủ lực về phía Tây sông Pucơ.

        Sau chiến tranh, khi Tukhaxépski giảng bài, với tinh thần tự phê bình ông vẫn nêu lên bài học thất bại đó, ông cho rằng nguyên nhân chủ yếu là do Phương diện quân phía Nam và Phương diện quân Tây Nam thiếu sự hợp đồng tác chiến và chưa tập trung binh lực tốt để thực hiện nhiệm vụ chủ yếu. Tuy rằng việc đó là do Lãnh đạo chính trị của Nhà nước và cấp cao của Hồng quân tính toán sai, nhưng ông cũng không hề trốn tránh trách nhiệm cá nhân.

        Trong các năm 1920-1921, cuộc Tổng khủng hoảng xã hội và chính quyền được thể hiện ở các mặt: bạo động với quy mô lớn, lật đổ và bãi công, tất cả bọn chúng đều nêu yêu sách về kinh tế và chính trị.

        Mùa hè năm 1920 đã nổ ra cuộc bạo động của nông dân tỉnh Tăngpôp với quy mô lớn, nguyên nhân là do nông dân phải đóng thuế lương thực quá nặng, bọn “Thổ phỉ đỏ” hành động một cách điên cuồng. Những kẻ khởi xướng đòi lật đổ chính quyền Bônsêvích vì đã đưa đất nước đến chỗ nghèo nàn cùng cực và nhục nhã, bọn chúng đòi phải triệu tập ngay Hội nghị lập hiến v.v...Vụ bạo động lan ra toàn tỉnh và có nguy cơ liên kết với các cuộc bạo động ở lưu vực sông Đông, vùng Vôrônegiơ và Saratốp. Quân phiến loạn dưới sự lãnh đạo của Antônốp - Đảng Xã hội Cách mạng, được sự ủng hộ của đa số dân cư đã xử tử hình những người làm công tác Đảng, ủy viên chính trị và cả những người trong ủy ban thanh trừng phản cách mạng.

        Lênin nhận định rằng: cuộc bạo động đó có khả năng trở thành một nguy cơ lớn. Ban Chấp hành Trung ương đã phải thi hành những biện pháp khẩn cấp. Ban Chấp hành Trung ương toàn

        Nga đã phái một Ủy ban toàn quyền đến Tanpốp, Chủ tịch của ủy ban này là Antônốp Ốpsêencô - một trong những người chỉ huy đánh vào Cung điện Mùa Đông khi Cách mạng Tháng 10 nổ ra. Lãnh đạo quân đội và chỉ huy tác chiến thì giao cho Tukhaxépski phụ trách. Trước khi lên đường, Lênin đã gặp Tukhaxépski, ông nói rõ tính chất nguy hiểm của cuộc bạo động và để trấn áp cuộc bạo động lần này có thể phải huy động cả máy bay và xe thiết giáp, quân số lên tới sáu mươi vạn người.

        Cũng như khi chấp hành các nhiệm vụ khác, Tukhaxépski sau khi đã phán đoán tình hình quân số và chiến thuật của địch, ông quyết định chiến thuật bao vây chia cắt chúng rồi tiêu diệt từng bộ phận một.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #12 vào lúc: 06 Tháng Chín, 2019, 09:58:22 pm »


        Đồng thời với việc trấn áp bằng vũ lực, còn xử bắn một số tên, bắt giam và xây dựng trại tập trung... Tất cả những công việc đó tiếp tục làm mãi cho đến mùa hè năm 1921.

        Bạo động của tỉnh Tanpốp vẫn chưa kết thúc thì đầu tháng 3 năm 1921, Tukhaxépski lại được triệu tập khẩn cấp về Mátscơva để nhận nhiệm vụ mới: làm Tư lệnh Tập đoàn quân số 7 và đưa quân đi trấn áp bọn phản động ở Cơransta. Lênin khi nói chuyện với ông đã phân tích rõ những ảnh hưởng của bọn phản loạn này và Người thậm chí đã nói rằng có thể còn nẩy sinh hậu quả nguy hiểm là gây ra “Một cuộc nội chiến mối”.

        Nhiệm vụ đột xuất đó hết sức phức tạp. Cơransta không giông như những thôn xóm đơn giản của Tanpôp, vì nó nằm ở vị trí xung yếu trên biển, chúng có những lô cốt kiên cố khó công phá và lại được trang bị khá đầy đủ vũ khí và lương thực. Lực lượng của chúng đông tới 27000 người, bao gồm cả Hải quân và Bộ binh, về vũ khí chúng có 140 khẩu pháo bờ biển, 100 khẩu súng máy, ngoài ra còn có mấy chiến hạm cỡ lớn đang đậu ở ngoài khơi. Bọn chúng nêu cao khẩu hiệu chống Bônsêvích, tiến hành các hoạt động khủng bố và trấn áp.

        Tukhaxépski khi tìm hiểu tình hình thì thấy ở đó vừa không có điều kiện cơ động, lại vừa không có cách gì đế công phá quân địch, chỉ có một chiến thuật duy nhất là đánh cường công. Để tránh đổ máu trên con đường xung yếu đầy băng tuyết gần biển. Ngày 6 tháng 3, sau khi đã phát đi thông điệp cuối cùng cho Cơransta, bắt chúng hạ vũ khí đầu hàng. Nhưng chúng không trả lời. Ngày 8 tháng 3, Tukhaxépski tiến hành trận đánh cường kích lần thứ nhất, nhưng không có hiệu quả vì số quân của Tukhaxépski tham gia tấn công chỉ có 3000 người.

        Lúc này ở Mátscơva đang tiến hành Đại hội Đảng lần thứ 10, Lênin sau khi được tin trận đánh lần thứ nhất thất bại, trong báo cáo của mình trước Đại hội, Người đã đề nghị phái thêm cán bộ quân sự và chính ủy đến chi viện cho Tukhaxépski, để nâng cao tinh thần quân đội và dẹp cho được bọn phản động nguy hiểm.

        Như vậy là đã có khoảng 300 đại biểu được phái đến Cơransta, trong số đó có những cán bộ Đảng và quân sự nổi tiếng như: Pupônôp, Xêchakin, Vôrôxilôp, Cachanski, Vêbe, Đơbencô, Fabrichiut, Saplin, Surixitski, Fâychikô, Xiurênép, Chatungski và rất nhiều người khác. Tập đoàn quân số 7 được bổ sung thêm 47000 quân, 159 khẩu pháo và 433 cỗ súng máy, ngoài ra còn có 25 chiếc máy bay chiến đấu do Sécgâyép chỉ huy.

        Tukhaxépski cho trinh sát tiếp cận mục tiêu, xác định con đường vận động xong, ông cho tập trung pháo binh và cho không quân oanh tạc. Tham gia tấn công đợt này còn có bộ đội công binh đã được luyện tập đánh lô cốt và hầm ngầm. Ngày 13 tháng 6, sau khi cho hoả lực bắn phá dữ dội, Tukhaxépski cho bộ đội nhân lúc tròi tối tiến lên. Trước khi tiến công, ông cho không quân xuất kích 10 lần, ném bom, bắn phá các lô cốt. Nhưng quân phiến loạn đã dựa vào hoả lực mạnh của pháo binh bắn trả như mưa. Đạn nổ làm cho mặt băng bị vỡ thành những hố sâu, khiến cho quân xung phong bị rơi xuống hố băng hy sinh khá nhiều. Nhưng các chiến sĩ được sự cổ vũ của Đại hội Đảng lần thứ 10 đã bất chấp hết thẩy, người trước ngã thì người sau xông lên. Đơbencô chỉ huy Sư đoàn hỗn hợp đã đánh vào Cơransta đầu tiên và đến 6 giờ sáng thì bắt đầu trận đánh ở ngay trên bến cảng, tiếp sau đó là quân của Sư đoàn do Bôđơna chỉ huy đã đánh phá những nơi xung yếu. Cuộc chiến diễn ra trên bến cảng suốt 1 ngày trời.

        Đến 12 giờ ngày 18 tháng 3, trước sức tấn công như vũ bão của các chiến sĩ Hồng quân ưu thế hơn về quân số, quân phiến loạn đã phải bỏ những vị trí xung yếu, những cứ điểm ngoan cố chống trả cuối cùng bị tiêu diệt và Cơransta đã được giải phóng.

        Từ tháng giêng năm 1922 đến tháng 4 năm 1924, Tukhaxépski được bổ nhiệm làm Tư lệnh Phương diện quân phía Tây.

        Sau khi nội chiến kết thúc, cần phải tổng kết kinh nghiệm chiến tranh, soạn thảo thành nguyên tắc huấn luyện chiến đấu và đúc kết thành lý luận về chiến tranh trong tương lai; Bởi vậy cần có một vị Tướng tài có khả năng tổ chức và thực hiện nhiệm vụ quan trọng đó. Đảng và Nhà nước lại chọn Tukhaxépski. Tháng 11 năm 1925, ông lại được bổ nhiệm làm Tham mưu trưởng Hồng quân. Trong một thời gian ngắn, Tukhaxépski đã điều động được một lớp cán bộ chỉ huy có tài về làm Trưởng các ban Tham mưu của Hồng quân. Họ đã cùng vơi ông lãnh đạo công tác nghiên cứu và tổ chức một công việc hết sức quan trọng của trước tháng 5 năm 1928.

        Tukhaxépski rất chú ý đến sự phát triển lý luận quân sự của phương Tây, ông nghiên cứu khả năng của các nước thù địch, nhất là tình hình công nghiệp quốc phòng và quân đội của nước Đức và nước Nhật, đặc biệt là tìm hiểu về năng lực của chúng, đồng thời tiến hành việc so sánh về tiềm lực lực lượng vũ trang và công nghiệp của chúng với nước Nga. So sánh lực lượng ta và địch ông đi đến kết luận là mặt bất lợi nghiêng về nước Nga. ông đã báo cáo những điều đó cho Stalin - Tổng Bí thư của Đảng.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #13 vào lúc: 06 Tháng Chín, 2019, 10:00:20 pm »


        Dù trong lòng Stalin vốn nghi ngờ Tukhaxépski, lại ngầm ghen ghét với tài năng, danh vọng và hiểu biết của ông: nhưng sau khi nghiên cứu báo cáo của ông về vấn đề quân sự thì Stalin đã quyết định hiện đại hóa Hồng quân, nâng trình độ hiện đại của Hồng quân lên ngang với mức thời bấy giờ là trang bị xe mô tô và vũ khí đầy đủ cho quân đội.

        Ban hành chế độ quân hàm trong quân đội. Nhân đây cũng nói thêm là kiên nghị của Tukhaxépski về quân hàm đã gây ra nhiều tranh luận. Ông đề nghị bãi bỏ hàm Chuẩn úy. Còn về hàm Thiếu tá thì tranh luận một thời gian khá dài rồi mới lập vì nó nằm ở giữa hàm Đại úy và Trung tá... Quân hàm càng cao thì càng khó xác định. Không biết là ai đã nói đùa rằng: “Chúng ta có cần đến hàm Nguyên soái không?" Stalin đã phát biểu về vấn đề này như sau:

        “Tại sao chúng ta lại không có Nguyên soái?” Tiếp đó Stalin quay sang phía Vôrôxilổp và nói: “Clêmôn. Êfrêmôvích1, đồng chí hãy thêm quân hàm Nguyên soái cao nhất vào trong biểu đi!”

        Về những tranh luận của Stalin đối với vấn đề quân sự thì sau này Tukhaxépski đã kể lại với bạn bè bằng một giọng hài hước và đau khổ.

        Tôi chỉ xin dẫn ra đây về một vài chuyện mà một người họ hàng của ông đã viết trong một cuốn sách được xuất bản tại Pari mà tôi cho là có thực:

        “Tukhaxépski đã nói một cách thẳng thắn rằng, cho đến nay tôi cũng không có cách gì để hiểu nổi những suy nghĩ của đồng chí Jucátsvili2. Thoạt đầu tôi cho rằng Jôdép Jucatsvili chẳng qua là muôn thể hiện “Học vấn của mình”, nên mới có hứng thú với nước Đức... Tuy vậy, đến nay thì tôi đã thấy rõ, ông ấy là một người trong lòng sùng bái Hítle một cách cuồng nhiệt.... Tôi không nói đùa đâu đúng là như vậy... giữa yêu và ghét chỉ cách nhau có một bước... chỉ cần Hítle bước một bước về phía Stalin ....thì Lãnh tụ của chúng ta sẽ giang cả hai tay ôm lấy Lãnh tụ của phát xít Đức. Hôm qua, khi chúng tôi nói chuyện phiếm với nhau thì Stalin đã cãi thay cho Hítle về tội bức hại người Do Thái, đồng chí ấy đã nói rằng Hítle đã gạt bỏ những gì cản trở ông ta đạt tói mục tiêu, và xét theo quan điểm về lý tưởng của ông ta mà nói thì Hítle đã làm đúng. Thành tích của Hítle đã làm cho Jôdép Vítsariônôvích vô cùng kính phục. Nếu chúng ta xem xét kỹ một chút thì sẽ thấy rằng nhiều cái ông ấy đang làm giống như Hítle. Theo tôi thì việc hâm mộ những vinh quang của lãnh tụ nước Đức cũng có một tác dụng không nhỏ. Hítle có được những vinh quang ấy trong nhân dân, còn vinh quang của Vítsariônôvích thì chỉ là sự “thổi phồng” lên mà thôi... Về cá nhân của Hítle thì báo chí phương Tây đã viết rất nhiều, còn về Jucátsvili - Stalin thì chắng có bài nào... Cho dù có nói thế nào thì ngay cả cái “Quân hàm” của Hítle cũng cao hơn một chút - ông ta cũng đã từng đi lính, còn ông ấy của chúng ta thì chẳng đi lính một ngày nào. Việc Hítle muốn leo lên hàng ngũ của những Tướng tài thì còn nghe được, bởi vì nếu muốn làm Tướng thì trước hết phải làm một người lính giỏi. Vì vậy một học sinh trung học mà lại nuốn thể hiện mình như Maoki31, thì là chuyện hoang đường và nực cười. Còn về tình hình hiện nay thì thật là đáng buồn, thậm chí hết sức đáng buồn, nhưng có một số người đã không giúp ông ta “xuống thang”, mà ngược lại còn tỏ vẻ hoan hỉ, hớn hở, làm ra vẻ đang chờ đợi một tư tưởng thiên tài sẽ nẩy sinh...”.

        Tukhaxépski được giao nhiệm vụ lãnh đạo công tác hiện đại hóa Hồng quân trong đó bao gồm cả những quyết sách nên cải cách như thể nào và cả những phương sách có liên quan. Bộ Chính trị quy định tất cả mọi người đều phải giữ bí mật. Tuy nhiên sau đó ít lâu, nghe nói các Cơ quan Tình báo nước ngoài, nhất là Cơ quan Tình báo Đức đã biết quyết định về hiện đại hóa của Hồng quân và chúng đang gấp rút thu thập những tin tức tình báo về việc thực hiện quyết định đó.

        Tukhaxépski chỉ thị phải điều tra xem nguồn gốc tiết lộ từ đâu .

         Kết quả điều tra thì ra quan chức ngoại giao nước ngoài đã lấy được tin đó từ miệng Stalin. Trong một lần Stalin tiếp không chính thức quan chức ngoại giao của Tiệp Khắc đã buột miệng nói ra rằng: Công tác cải cách Hồng quân dưới sự lãnh đạo của ông, chẳng những sẽ đưa lực lượng vũ trang của Liên Xô lên ngang mức với quân đội châu Âu mà còn vượt xa mức đó”.

        Stalin đã coi công lao hiện đại hóa Hồng quân là của chính ông ta.

----------------------
        1. Tên của Vôrôxilốp và tên bố của ông.

        2. Họ cúa Stalin.

        3. Maoki (1800-1891) là Nguyên soái lục quân Đức và là nhà lý luận về quân sự.

Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #14 vào lúc: 06 Tháng Chín, 2019, 10:00:37 pm »


        Tukhaxépski biết chuyện liền tìm gặp Quybixép - Ủy viên Bộ Chính trị, lúc đó là Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trương Liên Xô và Phó Chủ tịch ủy ban Lao động Quốc phòng. Nghe Tukhaxépski báo cáo xong, Quibixép gọi điện thoại cho Óocchunikítde cũng là ủy viên Bộ Chính trị và là Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, ông Óocchuikítde nghe xong chuyện hớ hênh của Stalin đã nói một câu là “con lừa ngu xuẩn”. Ông đồng ý với Quybixép là sẽ đưa việc làm không nghiêm túc của Stalin và cả vấn đề Tổng Bí thư của Đảng thiếu kiến thức nhưng đã can thiệp tuỳ tiện vào vấn đề quân sự và những vấn đề khác ra thảo luận trong phạm vi hẹp của Hội nghị Bộ Chính trị. Quybixép lựa chọn một số việc để nêu ra phê bình Stalin. Tukhaxépski còn đề nghị Quybixép và Óocchunikítde sớm đề nghị Ban Chấp hành Trung ương và Hội đồng Bộ trưởng sớm có quyết định về việc thực hiện quân hàm mới, bởi vì ông cho rằng, tốt nhất hiện nay nên ban hành quyết định này để bịt miệng tất cả những tin đồn của nước ngoài.

        Tukhaxépski nói chuyện với Quybixép và Óocchunikítde vào trung tuần tháng 9 năm 1934 thì trong Hội nghị Bộ Chính trị họp vào cuối tháng đó, Stalin đã phải nghe những lời phê bình không lấy gì làm thích thú.

        Sau hội nghị, Stalin đã quyết định cần phải làm thể nào để sau này bản thân khỏi phải nghe những chuyện đó.

        Một tháng sau, Mirenski - Ủy viên Trung ương, Cục trưởng Tổng cục Bảo vệ Chính trị Nhà nước bỗng nhiên bị chết vì bệnh tim ngay trong phòng làm việc của mình.

        Về vụ sát hại Kirốp trước kia ở Liên Xô cũng có nhiều dư luận, nhưng rồi hiện nay lại nói là một cái chết bình thường. Tuy vậy cũng có lý do để nghi ngờ là năm 1923 trở về trước, Mirenski không làm công tác trong Ủy ban tiễu phản, mà làm việc trong ủy ban Tài chính, ông đã có mối quan hệ với Chêxêrin, Ricốp, Cafây Quybixép, anh em Mâyrưlốc, Kalakhan, Lunasátski và Bukharin. Trong thời gian Mirenski công tác ở Cục Bảo vệ Chính trị 11 năm thì trước hết ông làm chức vụ phó cho Zeczenski và sau khi ông này qua đời thì mới lên làm Cục trưởng, có thể đã nắm khá nhiều tài liệu làm tổn hại đến danh dự của Stalin.

        Iacốp thay Mirenski làm Cục trương, nhưng ông này là con người có trình độ văn hóa thấp và có thói quen làm việc vô nguyên tắc, tính toán cá nhân.

        Ngày 11 tháng 12 năm 1934, Kirốp - một đảng viên rất nổi tiếng bị giết hại. Sau vụ ám sát đó là hàng loạt những nhà cách mạng lão thành bị bắt; bị tuyên bố là những phần tử thù địch là Trốtkít, thậm chí đã làm cho một số ủy viên Bộ Chính trị cũng cảm thấy lo lắng. Quybixép nói một cách công khai là bên trong vụ ám sát và phương pháp điều tra còn nhiều chỗ nghi vấn. Ồng yêu cầu Ban Chấp hành Trung ương lập Ủy ban điều tra riêng, Ủy ban này có quyền tiến hành điều tra song song, đồng thời được quyền thẩm vấn hung thủ đã giết hại Kirốp và thẩm vấn cả những người bị bắt khác. Kiến nghị đó được nêu ra trong Hội nghị Bộ Chính trị vào cuối tháng 12. Tuy vậy, được mấy tháng sau, ngày 25 tháng 4 năm 1935 thì Quybixép bị chết đột tử. Buổi sáng ông còn làm việc, buổi tối ông thấy trong người khó chịu liền uống thuốc của Bác sĩ trong Điện Kremli cấp và chỉ sau nửa giờ thì lăn ra chết. Tuyên bố chính thức của Chính quyền lúc bấy giờ là ông chết vì bệnh nhồi máu cơ tim. Mãi cho đến khi thẩm vấn Bukharin thì mới rõ là Quybixép đã bị chết vì đầu độc.

        Năm 1936, Tukhaxépski lại có một lần va chạm với Stalin. Khi nội chiến ở Tây Ban Nha nổ ra. Stalin đề nghị phái quân đội Liên Xô tới Tây Ban Nha. Vôrôxilốp - một con người quen phục tùng vô điều kiện, liền ủng hộ kiến nghị đó.

        Tukhaxépski nói, theo ông thì không cần thiết phải đưa quân tới Tây Ban Nha, nếu không thì sẽ gây ra hậu quả xấu về sau này. Huống hồ những cán bộ tốt của Hồng quân còn chưa có bao nhiêu, ngay cả việc nếu ta gửi những phi công giỏi, pháo binh và xe tăng sang Tây Ban Nha thì không tránh khỏi làm suy yếu lực lượng của Hồng quân.

        Tukhaxépski nói với Stalin rằng:

        “Jôdép Vítsariônôvích, thực ra chúng ta chẳng có gì đáng khoe cả. Về mặt tổng thể thì quân đội của chúng ta còn chưa thể mang phô diễn cho phương Tây. Chúng ta tuy có thành tích rất lớn, nhưng chúng ta cũng còn nhiều nhược điểm và thiếu sót. Nếu những cái đó để lộ ra cho giới quân sự phương Tây biết thì uy tín của chúng ta sẽ xuống rất thấp. Tuyên truyền là một chuyện nhưng thực tế cũng cần phải được cân nhắc”.

        “Nếu nói rằng quân đội của chúng ta chưa đạt tới trình độ như đồng chí nói, thế thì mấy năm vừa qua đồng chí đã làm gì ?”- Stalin hỏi lại.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #15 vào lúc: 07 Tháng Chín, 2019, 10:41:23 pm »


        “Trong kế hoạch ba năm cải cách lực lượng vũ trang thì tối thiểu có một năm rưỡi là cho những việc thứ yếu, thậm chí là những việc sự vụ. Trách nhiệm không phải là ở lãnh đạo quân đội. Đồng chí Stalin, đồng chí biết rõ điều này hơn bất kỳ người nào khác. Mặt khác, về số lượng quân ta cũng không ngừng tăng thêm, nhưng cán bộ chỉ huy của chúng ta, nhất là cán bộ chỉ huy Trung cao cấp thì lại thiếu một cách nghiêm trọng, không thích ứng được với sự phát triển như vậy. Do đó chúng ta đề bạt quá nhanh, ngay cả cá biệt một vài đồng chí lãnh đạo quân đội, tuy có năng lực, nhưng còn chưa đủ kinh nghiệm. Cán bộ quân sự của các nước đều được bồi dưỡng từ nhỏ, học cả quân sự và văn hóa, còn ở ta có tới trên 40% số cán bộ chỉ huy chưa được học hết phổ thông Trung học. Cho nên bất luận là họ có cố gắng cầu tiến tới đâu, và ta cố kéo họ như thế nào thì những chỗ trống vẫn hoàn toàn là chỗ trống. Tự học để nâng cao kiến thức quân sự thì không phải là chuyện một ngày, một giờ...” -  Tukhaxépski bày tỏ những nỗi lo lắng của mình.

        “Trong nội chiến, 75% cán bộ chỉ huy Trung cao cấp của chúng ta đã học hết Phổ thông trung học đâu và cũng chẳng được học qua một Trường lớp quân sự nào, thế mà vẫn chiến thắng cả một đội ngũ sĩ quan là những Tướng tá giỏi, có văn hóa của Nga hoàng.” - Stalin cười và nói một cách châm biếm.

        “Xin đồng chí thứ lỗi, điều này không hoàn toàn đúng như vậy.” Tukhaxépski lại phản bác. - “Trong nội chiến, ngoài việc đại đa số các Sư đoàn và Tập đoàn quân đều do những sĩ quan có kinh nghiệm chỉ huy, thậm chí trong số đó có cả những chuyên gia đã được học trong các Học viện Quân sự cũ, còn các Thủ trưởng quân sự tự phấn đấu thành tài thì bên cạnh đều có các Tham mưu trưởng có kinh nghiệm, đại đa số trong số đó vẫn là những người đã tốt nghiệp trong Học viện Tham mưu của Nga hoàng. Mặt khác chúng ta cũng không thể cứ suốt đời dựa vào kinh nghiệm của thời nội chiến. Khi những cỗ xe ngựa đã được vứt vào đống rác, khi cả châu Âu người ta đều ngồi ô tô, còn chúng ta thì vẫn cứ ngồi trên những cỗ xe ngựa cũ rích mà dương dương tự đắc. Chiến lược quân sự và tư tưởng quân sự không bao giờ được tụt hậu so với thời đại. Kinh nghiệm trong thời nội chiến là tốt. Nhưng nếu trong tương lai chúng ta có chiến tranh, mà vẫn sử dụng chiến lược cũ thì chúng ta nhanh chóng sẽ bị đánh bại...”.

        “Đồng chí Thứ trưởng, đồng chí có kiến nghị gì cụ thể không ?” - Tổng Bí thư ngắt lời ông một cách lạnh nhạt.

        “Tôi nghĩ, Thưa đồng chí Stalin, chúng ta không thể để mất thời gian được nữa. Những ý kiến cụ thể của tôi đều đã nêu trong 46 điều dự thảo, nhưng hiện nay chỉ mới phê chuẩn có 16 điều”.

        “Còn 16 điều chưa phê chuẩn mà đồng chí đã thực hiện rồi.” - Stalin nói tiếp - “Như vậy là chỉ còn khoảng 14 điều nữa thôi. Trong đó có một điều đồng chí đề nghị khôi phục lại trang phục và cầu vai của quân đội Nga hoàng ?”

        “Đúng thế, tôi đã đề nghị và hiện nay vẫn đề nghị.” - Tukhaxépski bình tĩnh nói - “Quân phục đó vừa thuận tiện, lại vừa đẹp. Khi mặc những bộ quân phục đó thì cử chỉ của các vị chỉ huy trông đàng hoàng hơn. “Niềm vinh dự của quân phục” - điều này không phải là nói suông...”.

        “Thế có đeo cầu vai màu vàng không ?”

        “Có thể không đeo cầu vai..” - Kalinin nói chen vào: “Theo tôi, đồng chí Tukhaxépski nói đúng. Quân phục. Đúng, cần phải làm...”.

        “Không, Thưa đồng chí Mikhain Ivanovich, đã là quân phục thì phải có cầu vai” -Tukhaxépski giải thích thêm - “Các đồng chí nói thử xem, tại sao chúng ta lại sợ cái cầu vai đến thế? Quân đội các nước trên thế giới, cũng bao gồm cả nước Đức mà chúng ta vẫn thường coi đó là tấm gương. (Tôi không kìm nổi việc châm chọc Jucatsvili. Tukhaxépski sau này khi về nhà thuật lại nội dung buổi nói chuyện hôm đó đã thừa nhận như vậy) thì tất cả mọi quân nhân đều mang cầu vai để biểu thị quân hàm của mình. Đương nhiên hiện nay Trung đoàn trưởng của Liên Xô được gọi là Thượng tá, đối với việc đó mọi người đều cho là điều tự nhiên. Tại sao một bộ quân phục của Thượng tá lại làm cho ta phải bàn đi tính lại ?”.

        “Tôi cho rằng, vấn đề quân phục không quan trọng đến như vậy, mà cần phải thảo luận ngay. Chúng ta hãy gác lại rồi sau sẽ thảo luận.” - Stalin nói để tránh né vấn đề. - “Các đồng chí! Bây giờ chúng ta có một việc còn quan trọng hơn nhiều. Đó là việc viện trợ cho những người anh em Tây Ban Nha... Điều mà tôi rất lấy làm lạ là đồng chí Tukhaxépski - một đảng viên cộng sản lại phản đối việc viện trợ cho họ ?”
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #16 vào lúc: 07 Tháng Chín, 2019, 10:41:54 pm »


        “ Trong mọi trường hợp tôi đều không phản đối việc viện trợ cho cách mạng Tây Ban Nha. Tôi hoàn toàn đồng ý, cần phải viện trợ cho họ vũ khí, thuốc men và những thứ khác. Nhưng là một quân nhân, tôi nghĩ, nếu chúng ta đưa quân đến đó thì sẽ làm cho Đức và Itali phản ứng, họ sẽ phái quân đội của nước họ viện trợ cho Frăngcô. Ngoài ra trong trường hợp này, cuộc chiến tranh đó có thể kéo dài trong nhiều năm, chúng ta sẽ phải chịu một sự hy sinh quá lớn. Trong quân đội ta còn tồn tại nhiều khuyết nhược điểm, không thể bộc lộ, phơi bày ra trước mắt kẻ thù hiện tại và kẻ thù trong tương lai. Đó là điểm thứ nhất, điểm thứ hai, việc cải cách quân đội của ta cũng sẽ kéo dài trong nhiều năm. Bởi vậy, nếu phải hy sinh một số chỉ huy ưu tú trên đất Tây Ban Nha, quân đội ta sẽ không được tăng cường, mà là bị suy yếu. Tôi cho rằng, nếu cần lấy nhân viên sang giúp đỡ các chiến sĩ Tây Ban Nha thì chúng ta sẽ có rất nhiều người tình nguyện sang đó. Trong số họ sẽ có những người là sĩ quan dự bị có kinh nghiệm. Tôi dự kiến, nếu đăng ký quân tình nguyện thì toàn dân Liên Xô sẽ hưởng ứng rộng rãi.

        Đại đa số mọi người đều đồng ý với ý kiến của Nguyên soái...

        Buổi tối hôm đó, các đồng sự của Tukhaxépski như : Êgôrốp, Pâykin, Rốckinốp, Áckhơnít, Rôcốpski và Fâychikhơ đều tụ tập ở nhà ông. Sau đó cả Mêgiơni nốp và Rêvixép cũng đến. Trừ hai người đến sau, còn thì tất cả mọi người đều mang theo vợ đến. Tukhaxépski rất phấn khởi, ông có cảm giác mình là người thắng lợi. Trong bữa ăn tối đương nhiên là có nói những chuyện liên quan đến Hội nghị vừa mới kết thúc xong. Mọi người đều đồng ý với ý kiến của ông và cho rằng mang quân sang Tây Ban Nha là “Một hành động mù quáng”, đồng thời cũng phê phán nhẹ nhàng đối với Vôrôxilốp là thiếu ý chí đấu tranh. Áckhơnít tỏ ý lo lắng, vì Stalin không dễ gì từ bỏ lập trường của mình, ông ta sẽ còn kiên trì giữ vững ý kiến của mình.

        Cuộc nói chuyện đó, Stalin chẳng những biết rõ qua những kênh nghe lén mà còn được một số người xung quanh Tukhaxépski báo cáo lên. Thậm chí ông còn được người tình của ông là Alếchdăngđra Scôpulina (nói theo cách nói trong sách của Nua), cũng là một trong những người đến dự hôm đó, nhưng cô này không ngờ rằng, sự việc diễn ra đến mức làm cho Nguyên soái bị bắt!

        “Sura Scôpulina chạy đến chỗ chúng tôi vào lúc hai giờ đêm. Cô bực tức như điên và vô cùng hối hận. Cô lớn tiếng kêu gào và nói rằng cô rất yêu Mikhain Nicôlaêvích... đồng thời cô thú nhận rằng trong thời gian làm ở Bộ Nội vụ, vì ghen tuông mà đã nhiều lần cô đã làm những chuyện xấu tổn thương đến Nguyên soái Tukhaxépski. Sura kéo tay tôi và đòi tôi phải đưa đến chỗ Stalin để cứu Mikhain Nicôlaêvích... sau đó cô còn chạy đi gặp Vôrôxilốp, nói với ông là trước đây cô đã cung cấp một số tin giả. Về sau cô đã đập đầu vào tường mà miệng thì kêu to: “Tôi thật đáng chết! Thật đáng chết".

        Chúng tôi bàn nhau là không nên đi gặp Stalin, mà để đến sáng mai đến gặp Mácních - Ủy viên ủy ban Quân sự. Tôi thuyết phục Sura về nhà. Sau khi tiễn cô ta về, tôi đi ra cửa sổ nhìn xem thấy cô ta đi siêu vẹo như người mất hồn, không biết có về được đến nhà hay không... Nhưng Sura vừa mới đi được năm mươi bước thì bỗng nhiên có hai người trên một chiếc ô tô đậu gần đó chui ra kéo cô vào trong ô tô. Sự việc diễn ra chỉ trong nháy mắt... ”.

        Tháng giêng năm 1937, tiến hành từng đợt thẩm vấn chính trị. Ngày 24 tháng giêng trong phiên toà thẩm vấn, Khi Tổng Kiểm sát trưởng Visinski thẩm vấn Kác Rađích thì không rõ vì duyên cớ gì hắn đã nhắc đến cái tên Tukhaxépski, Visinski liền túm ngay lấy cơ hội đó hỏi:

        “Tukhaxépski có biết hoạt động phản cách mạng của các anh không?”

        Rađích trả lời:

        “Tukhaxépski không biết những hoạt động tội phạm của tôi. Nhưng, Pútna thì có tham gia vào âm mưu này cùng với tôi”.

        Quân đoàn trưởng Pútna là cấp dưới của Tukhaxépski, khi đó đã bị bắt và giam trong Nhà giam nội bộ của Bộ Nội vụ.

        Sau khi lấy được lời cung của Rađích, các điều tra viên tìm cách để lấy được lời cung của Pútna và Primacôp về việc Tukhaxépski có tham gia vào âm mưu hoạt động phản cách mạng.

        Ở đây cần nhớ lại một sự kiện lịch sử là vào năm 1922, tại Itali đã họp một Hội nghị Quốc tế để thảo luận về các khoản nợ mà nước Nga đã vay của các nước châu Âu và bắt Nga phải bồi thường cho các chủ nhà máy bị Chính phủ Xô viết tịch thu. Nhưng đồng thời các đại biểu Anh, Pháp và các quốc gia khác cũng chuẩn bị công nhận tính hợp pháp của việc bắt nước Đức bại trận bồi thường cho nước Nga. Sự kiện này được công khai hóa thì nước Đức vội vàng tiếp cận với nước Nga Xô viết. Đoàn đại biểu của Đức cấp tốc đàm phán một cách có hiệu quả với Đoàn đại biểu Liên Xô, đôi bên nhanh chóng xác định rõ lợi ích của mỗi bên; cuối cùng, ngày 16 tháng 4 đôi bên ký Hiệp ước Đức - Nga ở vùng Laparô. Hiệp ước quy định khôi phục quan hệ ngoại giao của đôi bên, còn phía Nga không yêu cầu đòi bồi thường, nước Đức thì xóa món nợ cũ của nước Nga và không đòi bồi thường tài sản tư nhân của Đức ở trong nước Nga. Ngoài ra đôi bên còn ký một Hiệp ước về quan hệ buôn bán và kinh tế mà đôi bên cùng có lợi. Chính phủ Đức còn tuyên bố chuẩn bị ủng hộ các công ty của Đức phát triển mối liên hệ về nghiệp vụ với các tổ chức của Liên Xô.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #17 vào lúc: 07 Tháng Chín, 2019, 10:42:21 pm »


        Điểm cuối cùng của bản Hiệp ước đã gây ra “vụ án Tukhaxépski” người có quan hệ trực tiếp nhất đối với những tên gián điệp của Đức như : Pútná và một số người sau này đã khai ra trong khi thẩm vấn.

        Vấn đề là ở chỗ, trong những vụ làm ăn kinh tế thì còn bao gồm cả việc nước Đức đặt mua hàng hóa quân sụ của các xí nghiệp Nga. Bởi vì theo Hiệp ước Vécsây thì nước Đức không có quyền có quân đội và không được sản xuất vũ khí. Do đó nước Đức đã đặt hàng ở nước Nga, các xí nghiệp của Nga đã cung cấp vũ khí kỹ thuật để phục hồi quân đội Đức đồng thời những vũ khí này còn được thử nghiệm tại các bãi thử của nước Nga. Còn nước Nga thì cũng đặt mua của ngành công nghiệp Đức những vật liệu và thiết bị chiến lược cần thiết. Tóm lại là khi đó cả đôi bên cùng có lợi. Liên quan đến việc đặt hàng quân sự thì đều do Tukhaxépski phụ trách. Trong những năm 20, ông là Tham mưu trưởng Hồng quân công nông nên thường xuyên có các cuộc tiếp xúc với các sĩ quan và tướng lĩnh nước ngoài, ký các văn kiện liên quan và trao đổi các công hàm có liên quan..

        Người trực tiếp làm các công việc giao dịch với Đức là Pútna.

        Tênốp sau khi lên nhậm chức đã bắt đầu thu thập các tài liệu ở chỗ Pútna có liên quan đến Tukhaxépski. Pútna trong nhà giam của Bộ Nội vụ đã bị cực hình , tra khảo đánh đập và buộc phải khai ra những điểu bất lợi cho Tukhaxépski.

        Cũng trong thời gian đó, tại Pari, Scôpurin -  một viên Tướng cũ của Nga hoàng đã trao cho cơ quan Tình báo Đức một tài liệu mật, có nội dung nào là lãnh đạo Hồng quân có âm mưu chống lại Stalin, mà người đứng đầu là Tukhaxépski; nào là Tukhaxépski cùng với các chiến hữu của ông đã tiếp xúc với Thống soái tối cao của Đức và Cơ quan Tình báo Đức mà chủ yếu là Tướng Pao. Còn việc Scôpurin làm thế nào để kiếm được tin tức tình báo đó thì cho đến nay vẫn còn chưa ai biết. Có một giả thuyết nói rằng, chính Bộ Nội vụ đã thông qua gián điệp của mình lén đưa cho hắn, để sau đó khi nhận được tài liệu quay trở về có cớ mà trừng trị những người lãnh đạo cao cấp trong Hồng quân không ăn cánh với mình.

        Tin tức tình báo đó được trình lên cho Henđrích - tên trùm Gétstapô phụ trách Tình báo Đức, Hắn là một trong những tên tâm phúc của Himle - một tên đầu sỏ của Đảng Quốc xã. Chức vụ của Henđrích vốn chỉ là một sĩ quan Hải quân, nhưng hắn đã dính dáng vào một vụ bê bối nên bị đuổi khỏi Hải quân. Sau khi bọn Phát xít lên nắm quyền, Hendrich được tuyển vào Gétstapô. Vì Hendrich là một con người giỏi tùy cơ ứng biến, lại có nhiều thủ đoạn, dám làm mọi chuyện gian ác nên được thăng tiến như diều gặp gió, trên thực tế Hendrich là cánh tay phải của Himle. Khi nắm được tin tình báo Hendrich coi là có giá trị và tìm cơ hội để sử dụng nó. Sau khi Himle biết tài liệu này thì hắn cũng nhận thấy đây là một cơ hội có khả năng giành được thành tựu lớn, Hendrich quyết định báo cáo với Hítle rằng, nếu tin tức tình báo này thật sự tin cậy, thì một khi cuộc bạo động nổ ra ắt Tukhaxépski - một Napôlêông đỏ lên nắm quyền sẽ rất có lợi cho Đức. Hítle cũng đồng ý với ý kiến đó.

        Hendrich cũng đã từng nêu dự kiến là có thể dùng tài liệu này để làm kế phản gián, mục đích là để tạo ra sự nghi ngờ những người đang có âm mưu phản cách mạng liên hệ với Tướng của Hítle. Himle quyết định, sửa tài liệu đó cho thích hợp, rồi tung ngược trở lại phía Liên Xô, giao cho Stalin, làm cho toàn bộ kế hoạch giả đó trở thành một đòn đánh vào các Tướng lĩnh của Liên Xô. Hítle đồng, ý thực hiện kế phản gián ấy, đồng thời còn chỉ thị là dù bất kỳ trong trường hợp nào cũng không được cho một Tướng lĩnh trong Bộ Quốc phòng Đức biết chuyện này, nhất là các Tướng lĩnh trong Bộ Tổng tham mưu Đức.

        Sau khi được Nguyên thủ đồng ý, Himle bắt tay hành động. Trong một thời gian dài, ở Liên Xô có tin đồn rằng trong nội bộ quân đội có âm mưu làm phản. Thậm chí trong Đại hội Đảng lần thứ 22, Tổng Bí thư Khơrútsốp khi nói về những Tướng lĩnh trong quân đội Liên Xô vô cớ bị giết hại vẫn nói theo cách nói của Stalin là căn cứ vào tin tức tình báo do Tổng thông Tiệp Khắc Pâynốt cung cấp và không hề nói rõ một chi tiết nào.

        Nhưng theo với thời gian trôi đi, có rất nhiều người là đương sự của vụ thanh trừng nội bộ hồi ấy, trong đó có một số người đã từng tham gia những việc cực kỳ bí mật, nay đã nghỉ hưu, viết hồi ký về những việc mà hồi đó họ đã tham gia, nên dần dần có nhiều bí mật được phanh phui.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #18 vào lúc: 07 Tháng Chín, 2019, 10:42:57 pm »


        Năm 1950, Kâytơ - đã từng làm phó cho Kácsânpruna ở Gétstapô đã cho xuất bản một cuốn sách nhan đề là “Trận tuyến bí mật”, khi mối xuất bản hắn lấy tên giả là Hagân (Về sau khi tái bản thì hắn lấy tên thật). Kâytơ trong cuốn sách này đã viết là Cơ quan Tình báo Đức tạo ra tài liệu giả đạt được mục đích phản gián là đánh vào các Tướng lĩnh cao cấp của Liên Xô. Những điều mà hắn nói hoàn toàn ăn khớp với Hồi ký của Sêlenbéc - người cầm đầu Bộ An ninh của Đức xuất bản sau khi y đã chết. Trong sách của Crôưân và Hâycơnát cũng nói đến vụ làm tin tức tình báo giả này. Bọn chúng đã giao cho Frăng Pútsắc - một nhà điêu khắc nổi tiếng, chuyên gia làm hộ chiếu giả tiến hành việc giả mạo chữ ký của Tukhaxépski.

        Từ trong những hồi ký mà tôi đã đọc được (đáng tiếc rằng những cuốn sách đó lại chưa được dịch sang tiếng Nga) ta có thể thấy rất rõ ràng toàn cảnh một bức tranh về việc tạo ra vụ án Tukhaxépski âm mưu làm phản.

        Còn có một cuốn sách được viết rất thực, đó là cuốn “Người đã gây ra cuộc chiến tranh”. Cuốn sách này viết về Acfraiđơ Nôtjóoccớt. Hắn là một tội phạm chiến tranh, sau khi Phát xít Đức bại trận thì hắn phải ra trước Toà án Nuarămbe. Chính hắn đã tham gia cùng với Henđrích lãnh đạo Cơ quan Tình báo Đức gây ra nhiều vụ án phức tạp. Acfraiđơ là một cao thủ trong việc làm các chứng cớ giả. Cuốn sách nói về hắn khi mới bắt đầu Đại chiến thế giới lần thứ hai với đầu đề là: “Tôi là người đã gây ra chiến tranh. Ácfraiđơ đã viết trong lời nói đầu của cuốn sách này như sau “Đây liệu có phải là một vận mệnh siêu phàm hay không. Nếu bạn không muốn thì có thể không tin. Tuy nhiên đó là sự thực. Năm 1939, tôi chính là người đã châm lửa đốt cháy dây dẫn lửa vào thùng thuốc súng chiến tranh của châu Âu. Sự việc của năm đó và những năm về sau này đã xáo trộn lẫn lộn, lịch sử phức tạp là như vậy, đến nỗi khó mà thấy rõ được sự thật, nguyên nhân và hậu quả trước đây... chỉ cần có một sự kiện đặc biệt bắt đầu bằng bạo lực là nó sẽ gây ra phản ứng dây chuyền đổ máu, rõ ràng là cần phải có một người chuẩn bị cho sự biến đó, và cũng có thể coi như người đó đã bóp cò súng. Người đó chính là tôi”. Tiếp đó, hắn thuật lại việc đã nhận lệnh của Henđrích gây ra vụ khiêu khích ở biên giới Đức và BaLan như sau: Hắn dẫn đầu một đội quân mặc quân phục Ba Lan tập kích vào Craiuýt - một thành phố nhỏ nằm ở biên giới nước Đức, chiếm đài phát thanh của thành phố này, sau đó phát thanh khiêu khích bằng tiếng Ba Lan, tiếp đó hắn để lại những thi thể tội phạm mặc quân phục Ba Lan, rồi hắn rút lui dưới làn hỏa lực của quân Biên phòng Đức. Sự kiện đó đã trở thành cái cớ để cho Hítle chính thức phát động cuộc chiến tranh chống Ba Lan

        Trước khi xảy ra vụ khiêu khích ở biên giới đó, Ácfraiđơ đã tham gia và thực hiện tạo ra chứng cứ giả cần thiết cho vụ án Tukhaxépski. Trong một căn hầm ngầm dưới toà nhà ở phố Thái tử Ácbét, hắn đã làm ra các loại văn kiện và các loại tiền giả. Cũng chính tại căn hầm này, theo lệnh của Henđrích, hắn đã làm ra các văn kiện giả để thực hiện âm mưu phản gián vu khống các Tướng lĩnh Liên Xô. Hành động đó được bảo đảm hết sức bí mật, chỉ có một vài người biết vụ này. Ngay trong biên giới nước Đức, cả trong Bộ Tư lệnh, Henđrích cũng tiến hành rất cẩn thận, và nói cho đúng thì đó là một hành động mạo hiểm. Trong hồ sơ mật của Bộ Thông soái tối cao Quốc phòng Đức có lưu giữ một Hồ sơ “P đặc biệt”. Đó là Hồ sơ các văn kiện của hai nước Đức - Xô trao đổi và giúp đỡ nhau về vũ khí từ năm 1923 đến năm 1933, trước khi Hítle lên cầm quyền - bao gồm các thư tín và văn kiện của Tukhaxépski ký gửi cho phía Đức. Henđrích ra lệnh cho tay chân đánh cắp hồ sơ đó. Để tránh sự nghi ngờ vê việc đánh cắp này, hắn lại ra lệnh cho Bộ đội đặc công phóng hỏa đốt cháy căn hầm, vụ hỏa hoạn tuy không lớn nhưng đã có tác dụng xóa sạch dấu vết do hắn gây ra.

        Sau khi Henđrích lấy được bộ Hồ sơ “P đặc biệt” liền giao cho Ácfraiđơ, tên này dưới sự lãnh đạo của Thượng tá Pâyrôn bắt tay vào việc làm các chứng cớ giả cần thiết. Hắn cho thêm vào tập Hồ sơ cũ một số văn kiện giả đồng thời trong văn bản cũ điền thêm tên Tukhaxépski và những sĩ quan mà bọn chúng định hãm hại có liên hệ với sĩ quan Đức. Chúng làm giả chữ ký của Tukhaxépski và khắc giả dấu của Bộ Tư lệnh Hồng quân công nông để đóng vào các văn kiện giả.

        Sau khi chuẩn bị xong xuôi, Henđrích duyệt lại tất cả các văn kiện và tỏ vẻ hài lòng, khen ngợi bọn tay chân. Lúc này là lúc cần tìm được cách tốt nhất để đưa những tài liệu giả đó đến tay Stalin, mà không để cho ông ta nghi ngờ. Nếu để những tài liệu đó lọt vào tay những người lãnh đạo quân sự thì dễ bị lật tẩy và coi như là công cốc, mà cần phải làm sao để những tài liệu tình báo đó đến tay Stalin - một người luôn luôn nghi ngờ cấp dưới của mình.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #19 vào lúc: 07 Tháng Chín, 2019, 10:43:49 pm »


        Tôi không cho rằng, lúc đó Henđrích và Cơ quan Tình báo Đức đã nắm được tin tình báo hoặc đoán ra việc Stalin chuẩn bị bức hại những cán bộ cao cấp của Hồng quân. Mà xem ra thì Cơ quan Tình báo Đức đang chơi một canh bạc, và điều đó phù hợp với lợi ích cá nhân Stalin. Bênáp - Tổng thống của Tiệp Khắc đã viết trong hồi ký của mình như sau: Mátsđơni - Công sứ của Tiệp Khắc thường trú tại Béclin đã đánh một bức điện mật về nước như sau: ‘ Điều làm cho ông ta cảm thấy rất lạ là : Một quan chức ngoại giao của Đức trước đây vẫn thường xuyên tiếp xúc với Sứ quán Tiệp, nay lại có hành động không muốn quan hệ nữa. Khi Mátsđơni thử thăm dò xem là vì sao thì viên chức ngoại giao Đức đã nói nhỏ, hiện nay vấn đề lợi ích giữa Đức và Tiệp không quan trọng hàng đầu, vì Liên Xô sẽ có những thay đổi và Đức sẽ phải giải quyết hàng loạt vấn đề... Ông ta nói thêm, trong nội bộ Hồng quân có một Tập đoàn các sĩ quan cao cấp chuẩn bị làm đảo chính ở Mátscơva. Rõ ràng là điều đó sẽ dẫn đến những biến đổi lớn về lợi ích của nước Đức.

        Tổng thống Bênáp sau khi nhận được tin đó thì rất lo lắng, vì Tiệp là bạn của Liên Xô, ông ta sợ rồi đây sẽ mất đi sự ủng hộ của Liên Xô trong việc đối phó với Đức. Thế rồi Bênáp cho mời Alếchsăngđra Lốpski - Đại sứ của Liên Xô thường trú tại Praha đến và thông báo cho Lôpski biết về tin tình báo mà mình vừa mới nhận được, đồng thời còn nói thêm rằng có một số Tướng tá của Đức cũng tham gia vào âm mưu này. Đại sứ Alếchsăngđra sau khi nắm được tin tình báo tuyệt mật đó liền bay về Mátscơva. Và thế là đúng như hiện nay ta đã làm rõ, tin tình báo giả đó đã được đưa đến chỗ mà cơ quan tình báo của Hítle mong muốn...

        Henđrích là một tên tình báo lõi đời, hắn luôn có nhiều mưu sâu chước hiểm. Hắn biết rằng tin tình báo đó chưa chắc đã làm cho Mátscơva tin ngay. Để làm cho Cơ quan Tình báo của Liên Xô có được bằng chứng cần thiết, hắn đã cho thực hiện một số hành động làm cho những tin tình báo giả mà như thật. Sau khi Đại sứ Liên Xô thường trú tại Tiệp Khắc về Mátscơva được mấy ngày.(Cơ quan Tình báo Liên Xô bắt đầu tiến hành xác minh tin tình báo vừa nhận được). Étuốt Đalađiê1 trong một buổi chiêu đãi ở Pari đã khoác tay Pôchemkin - Đại sứ của Liên Xô cùng đi ra phía cửa sổ, sau khi nhìn quanh thấy không có ai mới nói khẽ với Pôchemkin rằng: Pháp cảm thấy lo lắng khi được tin Mátscơva sẽ có thay đổi về đường lối chính trị. Đồng thời ông ta còn nói thêm rằng, theo tin tình báo mà ông ta nắm được thì một số Tướng tá Đức đang cùng với Lãnh đạo cao cấp của Hồng quân đã có một số thỏa thuận gì đó. Đalađiê hỏi Đại sứ xem có cách gì loại trừ được những lo lắng đó không?

         Chúng ta khó có thể tưởng tượng được rằng, để giữ cho được bình tĩnh không lộ ra những lo lắng nôn nóng trong lòng, Pôchemkin đã phải dồn nén tình cảm ra sao. Đại sứ nói, hiện nay thường xuyên có nhiều tin đồn thất thiệt, ông chớ vội tin ngay. Tiếp đó ông nói dăm ba câu xã giao rồi tìm cách rời khỏi chỗ Đalađiê và ung dung đi ra cửa. Sau khi ra khỏi cửa thì Pôchemkin chạy như bay về Sứ quán của mình, rồi lập tức điện báo cáo về Mátscơva nội dung cuộc nói chuyện với Đalađiê. Còn về việc ai đã đưa tin tình báo giả cho Đalađiê thì hiện nay rất khó làm rõ được, nhưng sự thật vẫn là sự thật. Đã có người thông báo tin tình báo đó cho ông ta, và thế là vô tình hay hữu ý ông ta đã trở thành một trong các nguyên nhân đẩy những Tướng lĩnh cao cấp của Liên Xô vào chỗ chết.

        Sau khi làm xong các việc như vậy, thì Hendrich khẩn trương tạo ra những việc làm như thật để đảm bảo cho sự việc đủ độ tin cậy hơn. Hắn gọi Thượng tá Pâyrôn - người đã tham gia vào vụ phản gián này đến và phái đi Praha để tiếp tục tiến hành trò bịp bợm. Ở Praha Pâyrôn gặp người đại diện riêng của Tổng thống Tiệp Khắc. Như vậy có nghĩa là Cơ quan Tình báo Đức đã lợi dụng cái kênh đầu tiên phát đi tin tức giả và chúng hy vọng là tiếp tục đưa cho Bênốp những tài liệu mới rồi qua Bênốp chuyển đến tay Stalin, bởi vậy hắn nói với người đại diện của Tổng thống là Cơ quan Tình báo Đức còn có những văn kiện để chứng minh cho tin tình báo đó. Đúng như Henđrích đã tính toán, Bênốp lập tức thông báo cho Stalin. Trong lần gặp mặt sau, đại diện của Bênốp đề nghị Pâyrôn gặp mặt một nhân viên công tác tại Đại sứ quán của Liên Xô tại Praha là Ítslairôvích. Nội dung của đề nghị này là đại biểu của Henđrích trực tiếp gặp đại biểu của Cơ quan Phản gián Liên Xô và người gặp gỡ không phải ai khác mà chính là Pâyrôn. Tại cuộc gặp hắn cho Ítslairôvích xem hai phong thư và nói là nó có quan hệ đến toàn bộ vụ án.

-------------------
        1. Đalađiơ( 1884-1974) khi đó là Thú tướng Pháp.
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM