Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 11:12:19 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Năm nguyên soái Liên Xô  (Đọc 8878 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« vào lúc: 04 Tháng Chín, 2019, 08:36:09 pm »

        
        - Tên sách : Năm nguyên soái Liên Xô
                  (Vụ hành quyết 5 nguyên soái ở Liên xô)    

        - Tác giả : Vlađimia Cácpốp
                Người dịch : Trần Thanh

        - Nhà xuất bản công an nhân dân

        - Số hóa : Giangtvx

« Sửa lần cuối: 23 Tháng Năm, 2020, 09:38:58 pm gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #1 vào lúc: 04 Tháng Chín, 2019, 08:38:00 pm »


LỜI GIỚI THIỆU

        NĂM NGUYÊN SOÁI LIÊN XÔ là một tập tư liệu Văn học ghi lại những sự kiện lịch sử, những vị Nguyên soái Liên Xô lừng danh trên các chiến trường trong Thế chiến thứ hai của Nhà văn Nga Vlađimia Cácpốp. ông sinh năm 1922. Từ năm 1934 đến năm 1941 Cácpốp học trong Trường Quân sự Tátsơken. ông đã tham gia cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ Quốc. Năm 1944, Cácpốp được phong Danh hiệu Anh hùng Liên Xô. Từ năm 1981-1986, ông là Tổng Biên tập của “Tạp chí Thế giới mới”, Từ năm 1981 đến năm 1991, Cácpốp là Bí thư thứ nhất Hiệp hội Nhà văn Nga. Cuốn sách được viết vào những năm 90, sau khi Liên Xô đã tan rã, do Nhà xuất bản “Buổi chiều” xuất bản vào năm 1999. Tác giả đã sử dụng khá nhiều Hồ sơ tài liệu mà trước đây mọi người đã biết hoặc chưa biết và bằng bút pháp văn học của mình, ông đã miêu tả lại số phận bi thảm của bốn vị Nguyên soái Liên Xô: Tukhaxépski, Êgôrốp, Bliukhơ và Culicốp. Bốn vị Nguyên soái này đã bị ghép tội trong thời kỳ Stalin. Ba người ở hàng đầu là ba người trong số năm người được phong quân hàm Nguyên soái đầu tiên vào năm 1935, hai vị còn lại cũng được phong trong đợt đó là Vôrôxilôp và Buchuni. Họ đã từng tham gia Đại chiến Thế giới lần thứ nhất và sau Cách mạng Tháng 10 thì tham gia Hồng quân, trong thời gian nội chiến họ đã chiến đấu đánh bại sự can thiệp vũ trang của Đế quốc và của bọn Bạch vệ, lập được những chiến công hiển hách. Nhưng đáng tiếc là chỉ sau hai, ba năm được phong Nguyên soái thì họ bị ghép vào tội có âm mưu phản quốc và hoạt động chống lại Liên Xô, sau đó bị xử bắn. Cùng đồng thời với họ còn có một số Tướng lĩnh khác cũng bị thanh trừng và trấn áp. Đây là một bi kịch trong lịch sử chính trị quân sự của Liên Xô;

        Cuốn sách đã nêu bật được những đặc điểm và tính cách của các nhân vật, phân tích một cách sâu sắc tại sao những quân nhân đó với khí phách anh hùng trước giờ phút giữa cái sống và cái chết trên chiến trường, lại chịu nhận là mình có tội trước Toà án, trái với lương tâm của mình.

        Vị Nguyên soái thứ năm đó chính là Bêria đã bị xử bắn sau khi Stalin qua đời. Đến nay ở Nga cũng có những bình luận và đánh giá khác nhau về con người Bêria. Có một số nhà chính luận và nhà sử học đã đưa ra nhiều tài liệu làm căn cứ để nhận định rằng Bêria là “một nhà chính trị quan trọng” trong lịch sử của Liên Xô, rằng: “Những sai lầm của Bêria trong trấn áp còn thua xa so với sai lầm của những Ủy viên Bộ Chính trị khác như Mô-lô-tôp cho đến Khơ rút xốp, chẳng qua Bêria đã bị thua trong cuộc đấu tranh chính trị mùa hè năm 1953, cho nên ông đã trở thành một “vật tế thần” và mọi tội lỗi người ta đã trút cả lên đầu ông”. Nguyên soái Béria tuy không có công huân quân sự nhưng cũng là một trong những người có công đối với nền An ninh nước Nga.

        Cả năm vị Nguyên soái này đều bị tử hình. Toà án Tối cao Nga đã phân định sự đúng đắn và sai lầm, phục hồi danh dự cho người vô tội và kết tội kẻ có tội.

        "NĂM VỊ NGUYÊN SOÁI" là tác phẩm văn học xuất sắc chuyển tải sự kiện lịch sử chân thực, khen chê rõ ràng, tính thẩm mỹ cao; đọc xong càng thấy yêu nước Nga, khâm phục tinh thần Nga. Trang sách cuối cùng gập lại. Điều gì còn lắng đọng trong tâm trí ta. Khát vọng vươn tới là động cơ thúc đẩy tiến bộ xã hội, nhưng nó luôn là con dao hai lưỡi: Đạt vừa độ là đủ, tham vọng quá mức ắt phải chuốc lấy tai họa. Cá nhân xa rời tập thể, xem thường đạo lý sống thì rất dễ mắc sai lầm, mà cuộc đời thì cần phải tránh phạm sai lầm.

        Vlađimia Cacpốp là một trong những nhà văn rất có tài viết về những đề tài quân sự với nhiều tác phẩm gây được sự chú ý của đông đảo bạn đọc trong và ngoài nước như: NHỮNG VIÊN CHỈ HUY ĐẦU BẠC QUÁ SỚM; MỘT NGÀN LẺ MỘT NGÀY; BỨC HỌA CỦA TRUNG UÝ;
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #2 vào lúc: 04 Tháng Chín, 2019, 08:40:16 pm »

     
NGUYÊN SOÁI LIÊN XÔ M.N. TUKHAXÉPSKI

        Có rất nhiều sách báo viết về Nguyên soái M.N. Tukhaxépski và ngay cả ở các nước phương Tây, ông cũng rất nổi tiếng. Vì sao mà ông lại có một danh vọng cao như vậy? Bất kỳ người nào cũng đều có thể thấy được rằng, trước hết là do bởi lời nói và việc làm của ông, sự nghiệp của ông và cả những phẩm chất đặc biệt nào đó đã khiến cho ông trở nên khác người. Tukhaxépski là con người giỏi về mọi mặt, ông là một nhân vật mà tài năng vô cùng hấp dẫn. Ngoài ra, về mặt ngoại hình ông cũng rất điển trai, cơ thể cường tráng, điều mà khá nhiều nhân vật lịch sử đã không có. Những phẩm chất như: trong sạch, thẳng thắn, cao thượng, mạnh dạn quyết đoán... của ông đã làm cho mọi người ngưỡng mộ.

        Chúng ta hãy xem Tukhaxépski đã lưu lại trong trí nhớ của những người cùng thời đại ra sao? Nhà văn Galina Joócsânfuna Srêbriacôpva là người quen biết khá nhiều nhà hoạt động chính trị, khi Tukhaxépski bị xử bắn thì bản thân bà cũng bị đưa vào Trại cải tạo và sau đó bị lưu đầy tới hai mươi năm. Tukhaxépski là một trong những người bạn thân của gia đình bà.

        Dưới đây là những lời bà kể lại với tôi:

        “Tôi gặp Tukhaxépski khá nhiều lần. ông thường đến thăm gia đình tôi. Từ năm 1921 trở đi tôi theo chồng tôi vào sống trong Điện Kremli. Mikhain Nicôlaêvích1 là con người điển trai, có cơ thể cân đối, tư thế nghiêm trang chững chạc. Nhưng ông cũng rất tự phụ, vì ông biết rõ giá trị của mình. Tukhaxépski nói năng rất cẩn trọng và không dễ dàng vứt bỏ ý kiến của mình, ông có một đặc điểm là khi nói chuyện với ai thì nhìn thẳng vào mắt người đó. Đôi mắt màu xám, hơi dương lên với ánh mắt rực sáng của ông biểu thị một trí tuệ uyên bác và một năng lực quan sát, giám định tuyệt vời. Ông là con người thành thực, chất phác và không bao giờ biết ngụy tạo, bởi vậy ông coi thường và khinh miệt tất cả những kẻ lòng dạ không ngay thẳng. Chính vì thế mà những kẻ gian trá thường khiếp sợ và lẩn tránh ông. Tukhaxépski có trình độ rất cao trong lĩnh vực quân sự, đồng thời có cả phẩm chất của một phần tử trí thức, ông còn giỏi cả trong lĩnh vực âm nhạc và văn học. Ông quen thân với Sốtstacôvích2. Nhất là từ sau khi Sốtstacôvích từ Lêningrát đến Mátscơva thì ông thường xuyên đến chơi luôn ....Tóm lại, Tukhaxépski là một con người khá hoàn hảo, có khá nhiều phụ nữ mê ông.

        Tôi cảm thấy ngay cả Galina cũng có vẻ say mê Tukhaxépski. Khi bà kể vể ông thì ánh mắt bà như nhìn vào quá khứ và tưởng tượng như Nguyên soái Tukhaxépski bằng xương bằng thịt đang đứng trước mặt bà.

        Ta hãy nghe Sôtstacôvích kể về tình bạn của Tukhaxépski với mình như sau:

        “Chúng tôi quen nhau vào năm 1925, hồi đó tôi mới là người bước vào lĩnh vực âm nhạc, còn ông thì đã là một Tướng lĩnh nổi tiếng. Nhưng bất luận là tuổi tác hay sự cách biệt đó cũng không hề trở ngại gì đối với tình bạn của chúng tôi, tình bạn đó tiếp tục kéo dài suốt hơn mười năm cho tới khi cuộc đời ông kết thúc một cách bi thảm....

        Có một lần, tôi cùng với Mikhain Nicôlaêvích vào thăm Viện Bảo tàng Mĩ thuật Ecmitagiơ. Chúng tôi lần lượt đi xem hết gian này đến gian khác, cũng như những khách tham quan thường ngày, cô thuyết minh là người mới vào nghề, nên đôi lúc tỏ ra lúng túng. Tukhaxépski đã khéo léo giúp cô bổ sung, thậm chí đôi khi còn đính chính cả những chỗ thuyết minh sai, hôm đó tôi cảm thấy gần như có lúc Tukhaxépski đã trở thành thuyết minh của Viện Bảo tàng...

        Ngay từ khi chúng tôi mới bắt đầu quen nhau, tôi thường biểu diễn tác phẩm của mình cho Tukhaxépski nghe, ông là một thính giả tinh tế có yêu cầu khá nghiêm khắc, có lúc ông bắt tôi phải diễn tấu lại đoạn này hay đoạn khác, thậm chí có khi ông bắt tôi phải diễn tấu lại từ đầu. Ý kiến của ông bao giờ cũng đạt được một mục đích nhất định...

        Khi có dịp rỗi rãi chúng tôi cùng nhau ra ngoại thành, đi bách bộ, thường trao đổi nhiều đến vấn ề âm nhạc....

        Rõ ràng là Tukhaxépski đã có một ảnh hưởng nhất định đến cuộc sống và nhất là đối với sự nghiệp âm nhạc của tôi.”

        Bây giờ mời các bạn hãy nghe tôi kể tiếp. Đối với các danh nhân thông thường đều có khá nhiều truyền thuyết hư cấu đủ loại, trường hợp của Tukhaxépski cũng không phải là ngoại lệ. Có một truyền thuyết kể rằng, ông xuất thân từ một dòng dõi quý tộc hiển hách của nước Nga. Điều này quả là không đúng. Tuy gia tộc của Tukhaxépski có một nguồn gốc cỗi rễ sâu xa, nhưng chưa bao giờ là một quý tộc hiển hách, mà gia tộc của ông chỉ là loại địa chủ có trí thức, có văn hóa và có cuộc sống sung túc giàu có.

-------------------
        1. Tên của Tukhaxépski và tên bố của ông.

        2. Nhà soạn nhạc nổi tiếng của Liên xô thời đó.

« Sửa lần cuối: 27 Tháng Chín, 2019, 04:16:55 pm gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #3 vào lúc: 04 Tháng Chín, 2019, 08:41:27 pm »


        Về bản thân ông thì các chị của ông là Êlidabét, Onga và Maria đã kể lại như sau :

        “Dòng dõi gia tộc của bố chúng tôi là quý tộc Tukhaxépski, nhưng đã ngày càng đi xuống, còn mẹ chúng tôi là gia đình nông dân Mirôxép ở thôn Khơniagiơnốp. Chúng tôi nhớ lại những năm tuổi còn nhỏ thì rõ ràng là bố của chúng tôi Nicôla Nicôlaêvích - một người có thế giới quan tiến bộ, chứ không phải là một quý tộc ngạo mạn, ông rất giỏi về văn học nghệ thuật. Sau khi ông yêu Mavra Pêtơrốpna - con gái của một nông dân bình thường thì ông đã bỏ qua tất cả những tục lệ về đẳng cấp”.

        Như vậy là Mavra Pêtơrốpna - con gái một nông dân Nga bình thường, một cô gái Nga có sắc đẹp, cao lớn, dáng vẻ đoan trang đã trở thành người mẹ tương lai của Nguyên soái. Tukhaxépski ra đời đã có một cơ thể cường tráng bẩm sinh; về sau, ông lại chú ý rèn luyện các môn thể thao thể dục, như tập tạ, tập xà, ông thích nhất môn vật kiểu Pháp và môn cưỡi ngựa...

        Theo hồi ức của mấy chị em thì trong nhà họ luôn luôn vang lên nhưng âm thanh của các khúc nhạc. Họ kể rằng: “Nếu bảo đó là một sự ưa thích thì trước hết đó là một niềm vui đối với âm nhạc trong suốt cả cuộc đời. Âm nhạc đối với chúng tôi không thể thiếu được cũng giống như đối với không khí vậy. Cả nhà chúng tôi ai cũng biết chơi dương cầm. Chúng tôi có hai chiếc đàn dương cầm. Một cái là của nhà, trước kia đã dùng trong dạ hội âm nhạc của Antôn Rupinstăng1, còn một cái là thuê của người khác.”

        Gia đình Tukhaxépski là một gia đình lớn và hoà thuận. Bố mẹ ông đã nuôi dạy được năm người con gái và bốn người con trai trưởng thành, tất cả các con đều yêu lao động, yêu Tổ Quốc, yêu nhân dân và biết tôn trọng người khác. Có thể nói bố mẹ ông đã dồn tâm huyết cho việc học tập và phát triển năng khiếu âm nhạc bẩm sinh của các con. Nhưng hoàn cảnh kinh tế có phần eo hẹp, nên năm 1909, ông bà đã buộc phải bán đi mảnh đất không lớn lắm của gia đình rồi dọn lên Mátscơva. Cuộc sống ở Mátscơva rất khó khăn. Chị gái Nachia phải đi dạy học để lấy tiền giúp đỡ gia đình , còn Tukhaxépski thì sau khi học xong lớp 6 ở Trường Trung học đã phải chọn con đường tự lập nhanh nhất cho mình là thi vào Trường Trung học Võ bị. Ông thi xong năm thứ 6 của Trường Trung học Võ bị số 1 “ Nữ hoàng Êcatêrina Mátscơva”, vào học tiếp lớp 7 - lớp cuối cấp của Trường. Năm đó, ông vừa tròn mười tám tuổi.

        Ngày mùng 1 tháng 6 năm 1912, Tukhaxépski tốt nghiệp Trường này với thành tích loại ưu. Thành tích ấy mở đường cho ông vào học trong Trường Đại học Quân sự Alêchsanđra - một trong các Trường quân sự tốt nhất thời đó. Sau khi vào Trường, ông cảm thấy việc học tập khá nhẹ nhàng thoải mái, vì bản thân ông đã có sự chuẩn bị cho việc thích ứng với đời sống trong quân ngũ, mặt khác ông cũng rất thích quân sự và nguyện suốt đời hiến thân cho sự nghiệp đó.

        Ngày 12 tháng 6 năm 1914, Tukhaxépski tốt nghiệp Trường Đại học Quân sự và được phong quân hàm Thiếu úy. Ông tốt nghiệp với thành tích ưu, theo quy định ông có thể gia nhập vào Đội quân Cận vệ và thế là ông trở thành một sĩ quan của Trung đoàn Ngự lâm quân Xêmênốp. Ở đây cũng cần phải nói thêm rằng, tổ tiên của Tukhaxépski cũng đã từng phục vụ tại Trung đoàn này, bởi vậy việc ông được chọn vào Trung đoàn này cũng không phải là việc ngẫu nhiên.

        Cuộc sống theo phong cách quý tộc của Trung đoàn này hoàn toàn khác hẳn với những quân nhân nói chung, họ luôn luôn tham dự những đại vũ hội, tiệc tùng..., thường xuyên được tiếp cận cung đình. Nhưng đối với Tukhaxépski mà nói thì cuộc sống “lính cậu” chỉ có tác dụng gần với các bạn đồng liêu mà thôi, ông phục vụ trong Đội quân Ngự lâm vẻn vẹn có một tuần lễ thì Đại chiên Thế giới lần thứ nhất nổ ra và cả Trung đoàn này được điều ra tiến tuyến chiến đấu. Những gian nan vất vả mà đơn vị ông phải chịu đựng cũng không kém những đơn vị khác.

        Tukhaxépski được bổ nhiệm làm một sĩ quan cấp Đại đội, ông đã tham gia nhiều trận chiến đấu. Sĩ quan ở cấp cơ sở hết sức vất vả, ông phải dẫn đầu các chiến sĩ xông lên phía trước và cả khi đánh giáp lá cà, phải đồng cam cộng khổ với các chiến sĩ trong chiến hào, ông chiến đấu rất dũng cảm. Qua đó ta thấy được Tukhaxépski có một tính cách đầu tầu gương mẫu, đúng với hoài bão lập thân - nguyện vọng mãnh liệt được phục vụ suốt đời trong quân đội, vì thế chỉ mấy tuần sau khi chiến tranh nổ ra, ông đã được thưởng sáu Huân chương anh dũng.

-------------------
        1. A. Rupinstăng (1829-1894) là Nhạc sĩ dương cầm đồng thời còn là Nhà soạn nhạc và là người chỉ huy có tài. Ông là người đầu tiên thành lập Hiệp hội âm nhạc Nga và Nhạc viện âm nhạc Nga.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #4 vào lúc: 04 Tháng Chín, 2019, 08:42:19 pm »


        Tháng 2 năm 1915, Bố mẹ của Tukhaxépski nhận được giấy báo tử của Trung đoàn Xêmênốp ghi là Thiếu úy Tukhaxépski đã hy sinh trong chiến đấu. Đúng là ngày 24 tháng 1 năm 1915, ông đã tham gia một trận đánh đẫm máu ở gần Vácxava và hầu như cả Trung đoàn này đã bị tiêu diệt.

        Nhưng thực ra là Đại đội trưởng của ông đã hy sinh, còn ông thì đã chiến đấu cho đến phút cuối cùng và bị bắt làm tù binh. Trong trại tập trung, ông đã từng bốn lần chạy trốn nhưng đều thất bại.

        Tuy mỗi lần chạy trốn đều có sự chuẩn bị khá công phu, nhưng rồi sau khi chạy được khá xa thì lại bị bắt. Ví dụ trường hợp chạy trốn lần thứ ba, ông bị giam trong Trại trừng phạt, chung quanh trại có nhiều lớp dây thép gai và được canh phòng hết sức nghiêm ngặt. Mặc dù như vậy, ông vẫn trốn được ra bằng cách nằm trong thùng chứa quần áo được đưa từ Trại tập trung vào thành phố để giặt. Tukhaxépski vượt qua hàng rào cảnh sát kiểm tra nghiêm ngặt tại các ngã ba ngã tư, lẩn tránh 26 ngày ròng mà bọn chúng vẫn không phát hiện ông, mãi đến khi ông vượt qua giới tuyến giữa Đức và Hà Lan thì bộ đội biên phòng của chúng mới bắt được ông. Bọn địch đưa ông về giam trong Trại Zinguastat. Lép-Niculin trong cuốn sách của mình đã viết về Tukhaxépski như sau: “Trại này nằm ở Bavaria, xây dựng năm 1827, trong Đại chiến Thế giới lần thứ nhất đã trở thành Trại giam giữ tù binh. Lô cốt số 9 của Trại là nơi giam những tù binh đã chạy trốn nhưng không thoát. Đó là một dãy những hầm ngầm xây bằng đá rất kiên cố, nửa chìm nửa nổi, bên ngoài là một con hào sâu đầy nước. Phía trước có một cái sân nhỏ rào bằng nhiều lớp dây thép gai, kẻ địch đã giam giữ những sĩ quan của Nga, Pháp và Bỉ....”.

        Ngay cả lúc bị giam vào một nơi gần như là tuyệt vọng như vậy mà Tukhaxépski vẫn thử tìm cách chạy trốn một lần nữa. Ông đã cùng với những người bạn tù lật ván sàn lên rồi đào một đường hầm dưới nền nhà, nhưng rồi đường hầm đó cũng bị phát hiện. Mặc dù như vậy Tukhaxépski vẫn không nản lòng và vẫn trốn thoát khỏi cái lô cốt số 9 tử thần đó! Mãi đến lần vượt ngục lần thứ năm, ông mới chạy trốn thành công. Tukhaxépski ban ngày ẩn náu, ban đêm di chuyển, ông vượt qua mọi nguy cơ có thể bị bắt trở lại bất cứ lúc nào. Ông đi bộ hàng trăm cây số, cuối cùng tới biên giới Đức và Thuỵ Sĩ, tiếp đó ông lại di Pháp. Sau khi tới Pari, Tukhaxépski đến gặp Bá tước Icơnachiép - Sĩ quan thường trú của Nga tại Pháp. Bá tước liền bố trí cho ông sang Anh, sau đó mới từ Anh trở về Nga. Khi đó cách mạng Nga đang ở vào thời kỳ cao trào. Tháng 10 năm 1917, Tukhaxépski mới trở về đến Tổ Quốc.

        Mẹ ông - bà Mavra Pêtơrốpna suýt nữa thì không nhận ra cái người gầy gò ốm yếu đứng trước mặt là con trai mình.

        Thể chất cường tráng bẩm sinh đã giúp ông nhanh chóng phục hồi sức khỏe. Tới mùa xuân năm 1918, Tukhaxépski lại bắt đầu suy nghĩ về hướng đi của mình: không biết là nên gia nhập Tiểu đoàn dự bị Xêmênốp hay là đi theo các sĩ quan khác tới Sông Đông hoặc Cuban tham gia Đội quân tình nguyện của quân đội Nga hoàng ở đó.

        Đe làm rõ tình hình và tránh khỏi đi vào con đường sai lầm, Tukhaxépski đi Mátscơva.

        Bởi vì có khi chỉ bước sai một bước, chỉ một cuộc gặp gỡ mà ảnh hưởng đến suốt cuộc đòi của một con người. Trước đây, Tukhaxépski và gia đình có quen một người bạn cũ tên là Nicôla Nicôlaêvích Guliapucô. Rất may là ông gặp Guliapucô ở Mátscơva. Guliapucô lần đầu tiên gặp Tukhaxépski là vào năm 1911. về sau ông được biết là Tukhaxépski đã theo học Trường Đại học Quân sự. Lúc đó Guliapucô đã bắt liên lạc được với cách mạng, cho nên ông không mấy hào hứng dốc sức phục vụ Hoàng gia. Trong lần gặp mặt thứ nhất, Guliapucô rất ngạc nhiên trước tư tưởng tự do của Tukhaxépski. ông đã ghi lại nhận xét về quan điểm đó như sau: “Cần phải thấy rõ rằng, hôm đó tôi đã xem xét như thể nào đối với Mikhain Nicôlaêvích, cần phải tìm hiểu về gia đình đó rõ hơn. Hồi ấy, tinh thần cách mạng đã khiến tôi trở nên nhanh nhạy. Tôi, chú tôi - Iuri Paplôvích Guliapucô và thím tôi - Plátscôvia Ivanốpna cũng thường xuyên đến chơi. Họ đều là đảng viên Bônsêvích, tích cực tham gia vào Cách mạng năm 1905....Họ thường xuyên gặp Lênin ở Pêtécbua. về sau Lênin phải sống lưu vong ở nước ngoài thì họ cũng vẫn đi theo Lênin. Do những ảnh hưởng của họ, nên bố tôi là Nicôla Paplôvích Guliapucô, lúc đó đang là một viên chức đường sắt cũng ủng hộ Đảng Bôsêvích, ông thường tìm cách mua vũ khí cho cách mạng. Còn mẹ tôi - Atvichia Joocsanfuna thì cũng thường che giấu những người hoạt động cách mạng trong nhà của mình”.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #5 vào lúc: 05 Tháng Chín, 2019, 04:31:47 am »


        Khi Tukhaxépski gặp Guliapucô ở Mátscơva, thì Guliapucô đã là một đảng viên Bônsêvích quan trọng, ông là ủy viên Ban Chấp hành Trung ương toàn Nga và là Chính ủy Bộ Tư lệnh phòng ngự Mátscơva. Guliapucô đã có một ảnh hưởng quan trọng trong việc xây dựng ý thức chính trị của Tukhaxépski. Trong những lần nói chuyện với Tukhaxépski chẳng những ông đã giúp cho chàng thanh niên trẻ tuổi nhận rõ được phải trái trắng đen, mà còn giúp cho anh xác định hướng đi và giúp cho anh gia nhập Đảng Bônsêvích. Tháng 4 năm 1918, Tukhaxépski đã trở thành đảng viên Đảng Cộng sản và được phân công làm công tác ở Bộ quân sự trong Ban Chấp hành Trung ương toàn Nga. Bộ này và cả Chính phủ lúc đó đều ở trong Điện Kremli. Mấy tháng đầu, Tukhaxépski làm việc dưới quyền lãnh đạo của Avêri Iênôkít - một người Bônsêvích có nhiều kinh nghiệm, ở Bộ quân sự, anh thường gặp Zeczinski, Pôđiôitski, Kirilencô, Antônốp-Ocxêencô.KhơđơrỔp, Mêxênôsân, vợ chồng Lêrêmêép, Đriíunốp và Đơbencô. Tukhaxépski thường được Bộ quân sự phái xuống các đơn vị Hồng quân mối được thành lập để kiểm tra và giúp đỡ. Trong những lần đi công tác như vậy, anh cũng được gặp những Tướng lĩnh như: Vôrônchi, Pôdơin, Xiapaeng và Sôsư. về sau, khi Tukhaxépski trở thành Tư lệnh Tập đoàn quân thì anh lại quen thân với Quybixép, Oócchunikítdơ, Kirôp, J.X.Ưânsrixít....

         Trong mấy tháng công tác đầu tiên đó, với tác phong làm việc cần mẫn chăm chỉ, Tukhaxépski được Lênin chú ý, sau đó anh lại được Guliapucô giới thiệu là một người tin cậy. Tiếp đó, Lênin cũng có dịp nhiều lần nói chuyện với anh, ông cũng khảo sát anh về niềm tin và kiến thức. Ngày 27 tháng 5 năm 1918, tuy anh chưa từng làm chuyên gia quân sự ở các đơn vị cũ, nhưng do được tín nhiệm nên Tukhaxépski được bổ nhiệm làm Chính ủy Quân khu Mátscơva.

        Mùa hè năm 1918, tình hình chiến lược quân sự của Nước Cộng hoà Xô viết non trẻ đã trở nên kém sáng sủa. Nưóc Nga Xô viết nằm trong vòng vây của kẻ thù, bọn phản động nổi dậy ở khắp nơi, quân đội của các nước liên minh cũng hè nhau kéo vào. Quân Anh ở phía Bắc, quân của Đênikin và Crátsnốp ở phía Nam, mặt khác quân Anh và quân Thổ Nhĩ Kỳ còn chiếm lĩnh phía Đông Nam, quân Đức và quân Ồtstrêlia thì ở phía Tây Nam, hầu như toàn bộ vòng vây đều được thít chặt.

        Tình hình lúc đó, mối uy hiếp lớn nhất đối với Nước Cộng hoà là ở phía Đông. Quân Trêcslôvác được trang bị tốt, tổ chức kiện toàn đã nổi loạn. Đội quân này trong thời kỳ Đại chiến thế giới thì đứng về phía Nga hoàng tham chiến, sau Cách mạng tháng 10 thì lui về đóng ở Pânsa và vùng Trung du của sông Đông. Thật ra thì Chính phủ Xô viết muốn cho đội quân này về nước bằng đường bộ đi qua châu Âu, nhưng lại lo một đội quân trang bị tinh nhuệ như thế dễ bề nổi loạn, nên đã quyết định cho họ rút về nước theo đường Xibêri và Viễn Đông. Điều này không phải là không có lý do, vì đã có tin tình báo nói rằng: Các sĩ quan của đội quân này đã thỏa thuận ngầm với đại biểu của quân Đồng minh - Pháp, Anh. về sau quả thực là đúng như vậy. Nước Pháp đã chi cho cái gọi là “Trung tâm của người Trêcslôvác” hơn 1,1 tỷ rúp, nước Anh cũng chi cho họ 90 vạn bảng Anh. Theo Hiệp ước đã ký với Đồng minh thì đội quân này sẽ nổi loạn vào ngày 25 tháng 5 năm 1918, sau đó liên hợp với quân Bạch vệ. Bọn chúng sẽ chiếm lĩnh vùng Sêriapinscơ, vùng Nicôlaépsưcơ mới (Hiện nay là Thành phố Xibêri mới), Pânsa, Saisưran, Tômskơ, Ơmútscơ và Samara... Nước Cộng hòa trước sự uy hiếp lớn — có nguy cơ bị tiêu diệt thì ngoài việc động viên quân đội ra, còn phải động viên cả lực lượng của Đảng. Cơ quan Trung ương Đảng đã phái đến phương diện quân phía Đông rất nhiều chuyên gia quân sự.

        Tukhaxépski đã mang theo một mệnh lệnh đến Phương diện quân phía Đông như sau: “Nay cử Chính ủy Quân khu Mátscơva Mikhain Nicôlaêvích Tukhaxépski đến công tác dưới quyền của Tổng Tư lệnh Phương diện quân phía Đông Muravidốp, để làm công việc đặc biệt quan trọng là tổ chức, xây dựng quân đội và chỉ huy binh đoàn Hồng quân cao cấp.” Ngoài mệnh lệnh đó ra thì trong thư gửi riêng cho Muravidốp còn chỉ thị là phải giao cho Tukhaxépski phụ trách những công việc quan trọng nhất.

        Ngày 27 tháng 6 năm 1918, Tukhaxépski được bổ nhiệm làm Tư lệnh trong Bộ Tư lệnh của Tập đoàn quân cách mạng số 1 và ông đã nhanh chóng hòa mình với những người lãnh đạo Bônsêvích của Xinpiasưcơ là Valêrikít và Kimốp.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #6 vào lúc: 05 Tháng Chín, 2019, 04:32:31 am »


        Còn về mối quan hệ với Muravidốp, Tổng Tư lệnh phương diện quân phía Đông thì thoạt đầu không lấy gì làm hòa hợp cho lắm. Không biết bằng cách nào mà Tukhaxépski đã phát hiện ra ngay chủ nghĩa mạo hiểm của Muravidốp. Về sau, trong hồi ký của mình ông đã viết như sau: “Đặc điểm của Muravidốp là tính hư vinh cực đoan, ông ấy rất gan dạ và giỏi động viên bộ đội, nhưng ông ta chẳng hiểu biết một chút gì về quân sự. Muravidốp không biết chỉ huy quân đội tác chiến, ông ta chỉ tìm kiếm một uy tín rẻ tiền trước các chiến sĩ Hồng quân; thích mê hoặc và xuồng sã đối với chiến sĩ, mặt khác lại dung túng những hành động cướp bóc. Những biểu hiện đó của Tổng Tư lệnh làm cho Tukhaxépski rất bất mãn. Tuy Muravidốp trước kia đã từng là Trung tá trong quân đội cũ. Nhưng ông ta được đề bạt trong Đại chiến Thế giới lần thứ nhất mà chưa từng được huấn luyện trong Trường sĩ qưan tương ứng, mặt khác lại không được học hành. Trước cách mạng tháng 10, ông ta tự phong là người của Đảng cách mạng xã hội, nhưng trên thực tế thì vẫn là một người theo chủ nghĩa vô chính phủ. Trước đây ông ta nghĩ rằng Tukhaxépski chỉ là một sĩ quan trong quân đội cũ đến với ông, nhưng kết quả là Muravidốp đã tính sai, bởi vì Tukhaxépski rất trung thành với Đảng Cộng sản. Những sự việc về sau này Tukhaxépski đã viết trong hồi ký của mình như sau:

        “Muravidốp đi xuồng máy đến Xinpiasưcơ, và ra lệnh cho tôi đến báo cáo. Tuy vậy khi tôi vừa đi đến bến thì bị bắt. Ông ta trợn tròn đôi mắt đỏ ngầu điên cuồng rít lên rằng: “Tao giương cao ngọn cờ khởi nghĩa, giảng hòa với người Tiệp Khắc và tuyên chiến với người Đức”. Muravidốp đã phát động cuộc phản loạn như thế. Các chiến sĩ Hồng quân cùng đi theo tôi không phòng bị gì cả nên cũng bị bắt. Họ bị ông ta dọa cho xanh mắt, không rõ lý do và vẫn ngỡ ông ta là “Một lão tướng của Xô viết”, cho nên đều đi theo ông ta. Một Tiểu đoàn chiến đấu đóng tại Xinpiasưcơ cũng vì nguyên nhân như vậy mà đứng về phía Muravidốp. Khi ông ta vừa đi bao vây Trụ sở Xô viết thì có một số chiến sĩ Hồng quân được lệnh phải bắn tôi. Nhưng điều khiến họ ngạc nhiên là có một số chiến sĩ hỏi tôi: “Tại sao anh lại bị bắt?” Tôi trả lời: “Vì tôi là người Bônsêvích.” Tất cả bọn họ đều sững sờ, sau đó họ bảo: “Thế thì chúng tôi cũng đều là Bônsêvích cả đây!” Và thế là tôi bèn nói chuyện với họ.

        Lãnh đạo của tổ chức Đảng ở Xinpiasưcơ cho mời Muravidôp đến báo cáo tình hình, Hắn liền mang theo một đội quân đến định bắt những người trong Chính quyền Xô viết. Nhưng các chiến sĩ cảnh vệ không cho những người đi theo vào Trụ sở. Muravidôp quyết định vào một minh, đồng thời bảo những người đi theo hãy chờ tín hiệu của hắn. Theo hồi ký của Valêrikít - lãnh đạo tổ chức Đảng ở Xinpiasưcơ ve tình hình lúc đó như sau: “Mưravidốp khi bước vào thấy tình hình có vẻ bất lợi cho hắn...Tôi cảm thấy hắn đã phát hiện được những điều bất lợi cho hắn trong mắt tôi, nên hắn liền nói: “Để tôi ra bảo các chiến sĩ của tôi cho họ yên tâm”. Nói xong, Hắn quay lưng đi ra cửa lớn... Nhưng các ủy viên Xô viết đã nhanh chóng hiểu ra ngay rằng, không thể để cho hắn ra khỏi và lập tức nổ súng bắn chết hắn từ phía sau lưng. Sau đó tước vũ khí của những người đi theo hắn. Bọn phản cách mạng Muravidốp đến đó là kết thúc. Còn việc Muravidốp coi Tukhaxépski là kẻ thù và bắt ông thì một lần nữa lại chứng tỏ ông là con người hết lòng trung thành với cách mạng. Từ đó uy tín của ông từng bước được nâng cao.

        Ở Tập đoàn quân cách mạng số 1, Tukhaxépski là một Tư lệnh. Có nhiều đồng chí ủy viên Hội đồng Quân sự Cách mạng như Quybixép chẳng những đã có ảnh hưởng tốt đối với ông mà còn luôn luôn ủng hộ vị sĩ quan trẻ tuổi và rất trung thành này.

        Đội kỵ binh của Tập đoàn quân số 1 dưới quyền chỉ huy của Tukhaxépski trong một thời gian ngắn đã tiến hành hàng loạt trận đánh thắng lợi, giải phóng Xinpiasưcơ, Saisưran, Samara, Pucurima và Bôlipia v.v...

        Ngày 31 tháng 8, khi nhận được tin Lênin bị ám sát. Các chiến sĩ Hồng quân trong Trung đoàn này hết sức phẫn nộ, họ thề rằng phải báo thù cho lãnh tụ của mình bằng mọi giá. Lúc đó đang chuẩn bị tấn công vào Thành phố Xinpiarsưcơ, ngọn lửa thù hận đã kích động các chiến sĩ. Bộ đội của Tukhaxépski bao vây Thành phố từ ba mặt, đến ngày 12 tháng 9 thì chiếm được Thành phố và họ đã gửi một bức điện về Mátscơva như sau:

        “Đồng chí Vlađimia Rich kính mến! Việc tấn công vào Thành phố quê hương của đồng chí - đó là một sự trả lời về việc kẻ địch đã làm cho đồng chí bị thương; Việc tấn công vào Xamara sẽ là câu trả lời thứ hai”.

        Ngay lập tức Mátscơva điện trả lời rằng:

        “Việc tấn công vào Thành phô Ximbiếcscơ -  Thành phố quê hương tôi, là một liều thuốc hiệu quả nhất để chữa lành vết thương của tôi. Tôi cảm nhận được sức mạnh và tinh thần không gì ngăn cản được của các đồng chí. Tôi gửi lời chúc mừng thắng lợi của các chiến sĩ Hồng quân, và thay mặt cho những người lao động cảm ơn về những hy sinh của các đồng chí. Lênin”.

        Ít lâu sau Xamara cũng bị Hồng quân đánh chiếm. Trong cao trào cách mạng, các chiến sĩ Hồng quân đã hoàn thành thắng lợi hai chiến dịch đó làm cho chiến cục của Phương diện quân phía Đông có bước ngoặt lớn. Quân đội của Tukhaxépski chỉ trong một thời gian ngắn đã đánh chiếm được chín thành phố. Bọn địch chiếm đóng trên toàn tuyến sông Vonga đã bị đánh bật khỏi bờ sông.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #7 vào lúc: 05 Tháng Chín, 2019, 04:34:10 am »


        Quân Đồng minh và quân Bạch vệ trên một mức độ nào đó buộc phải thay đổi ý đồ hòng chi viện cho đội quân bị thất bại ở mặt trận phía Đông, chúng bắt đầu tập trung binh lực ở phía Nam. Quân Đồng minh lần lượt đổ bộ lên Xêvátstôpôn, Nôvôximbiếc. Đênikin tập kết Đại quân ở vùng Bắc Côcadơ, Tướng Crátsnốp điều động tập trung quân Côdắc ở lưu vực sông Đông.

        Lênin và Chính phủ Nước Cộng hòa đã kịp thời phát hiện ý đồ của kẻ thù hòng chuẩn bị tấn công từ phía Nam, liền điều động bộ đội và các cán bộ chỉ huy ưu tú đến đó.

        Đầu tháng giêng năm 1919, Tukhaxépski được điều đến Phương diện quân phía Nam làm Trợ lý cho Tư lệnh Phương diện quân phía Nam. Nhưng vì công tác đó thiếu tính độc lập tự chủ, mặt khác ông không đồng ý với những quyết định của Tư lệnh Phương diện quân, do đó ông đề nghị được nhận chức Tư lệnh Tập đoàn quân số 8 vì chức đó còn đang thiếu. Đến cuối tháng giêng thì lời đề nghị của ông được phê chuẩn.

        Trên cương vị mới, Tukhaxépski rất khó quan hệ tốt với Chính ủy và chuyên gia quân sự ở đơn vị này, vì các Tướng tá cũ có thái độ ngạo mạn đối với ông trước kia chỉ là một Trung úy.

        Tukhaxépski sau khi nhận nhiệm vụ mới đã làm việc hết sức cố gắng, ông chỉnh đốn quân đội và giành được hàng loạt chiến thắng ở vùng sông Đông khi tác chiến với quân đội của Crátsnốp. Chẳng bao lâu quân Bạch vệ của vùng sông Đông đã bị đập tan. Nhưng khi Tập đoàn quân số 8 di chuyển xuống phía Nam dọc theo sông Đông thì một cánh quân bị lộ, quân tình nguyện của Đênikin nhân cơ hội đó liền tập kích vào cánh quân này.

        Khi chấp hành nhiệm vụ truy quét quân Côdắc sông Đông, tuy đã giành được nhiều thắng lợi, nhưng Tukhaxépski vẫn nhìn thấy rõ những tính toán sai lầm trong việc chỉ huy tác chiến của Chiachít - Tư lệnh tập đoàn quân, và cuối cùng ông đã viết thư báo cáo với Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Trong thư ông viết: “Vế tình hình của Phương diện quân phía Nam, Tôi không thể không nêu ý kiến của mình, nhưng không phải với danh nghĩa của Tư lệnh Tập đoàn quân thông thường, mà là với danh nghĩa của một Đảng viên cộng sản lo lắng mỗi khi cách mạng gặp phải những tổn thất lớn...". Tiếp đó Tukhaxépski báo cáo rằng, theo ông thì Tư lệnh Phương diện quân Chiachít khi chọn hướng đột kích chủ yếu đã phạm phải một sai lầm, đó là đột kích chủ yếu vào vùng Côdắc chống đối, mà lẽ ra thì phải thông qua Đônbát mà tập kích vào Rôtstốp. Điều thú vị là kết luận đó không bàn mà lại trùng hợp với Êgôrốp và Stalin, cuối cùng Stalin đã ghi hoàn toàn ý kiến đó vào sổ tay của mình. Tukhaxépski viết tiếp: "Nếu bộ đội chủ lực của Phương diện quân phía Nam mà thông qua Đônbát tiến công vào Rốtstôp (đây là hướng gần nhất) thì Phương diện quân sẽ an toàn, vì có hậu phương Xôviết (của giai cấp vô sản). Nhưng quân chủ lực đã đi qua vùng sông Đông, khiến cho các cánh quân ở phía trước bị tiêu hao khi phải trấn áp những cuộc bạo động của Côdắc...”. Tiếp đó Tukhaxépski nói rõ hơn về bản thân Chiachít - Tư lệnh Phương diện quân , bơi vì trước kia ông đã cùng Chiachít phục vụ trong một Tập đoàn quân: “Tôi rất hiểu mệnh lệnh mà ông ta đã truyền đạt nhiều lần, rất hiểu về nhận thức của ông ta đối với chiến tranh. Tôi nói một cách chắc chắn rằng: Chiachít không hiếu gì về quy luật cơ bản của chiến lược và cũng không chịu tuân theo quy luật đó.... Trong giờ phút nguy cấp này nếu cách chức Chiachít thì tương đương bằng việc tăng thêm được ba Sư đoàn.... Điều ấy chứng tỏ rằng rất khó chọn được những viên Tư lệnh tốt trong số những chuyên gia quân sự cũ. Đã đến lúc chúng ta phải bổ nhiệm Đảng viên Cộng sản thay thế họ. Ví dụ như đồng chí Vôrônchi - Tư lệnh Tập đoàn quân phía Nam của Phương diện quân phía Đông, đó là một con người rất có tài, nếu có đồng chí ấy chỉ huy thì tình hình của toàn chiến tuyến chắc chắn sẽ nhanh chóng thay đổi”.

        Quân Bạch vệ lợi dụng cơ hội Hồng quân phải điều động một số lớn quân đội đi đối phó với quân của Đênikin đã tung một đội quân đông tới hơn 30 vạn người, đồng thời dựa vào thế của quân Nhật và quân Mỹ đã đổ bộ lên Viễn Đông, bọn chúng kiên quyết tấn công hòng xoay chuyển lại chiến cục của Xibêri. Mặt trận phía Đông lại một lần nữa trở thành chiến trường lớn nhất uy hiếp Nước Cộng hòa.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #8 vào lúc: 05 Tháng Chín, 2019, 04:36:19 am »


        Tukhaxépski rất am hiểu bộ đội của Phương diện quân phía Đông, mặt khác những quân nhân ở đó cũng biết rất rõ những chiến công mà ông đã giành được, nên Ban Chấp hành Trung ương lại một lần nữa phái ông đến Phương diện quân phía Đông làm Tư lệnh Tập đoàn quân số Năm. Khi Tukhaxépski đến nhận chức ở Tập đoàn quân số Năm thì ông phát hiện thấy bộ đội ở đây quá mệt mỏi và tổn thất quá nặng nề, vì đã rút lui trong một thời gian dài, nên không còn ý chí chiến đấu. Nhưng nhiệm vụ khẩn cấp trước mắt là phải ngăn chặn bước tiến của quân Côdắc. Tuy nhiên, nói ngăn chặn bước tiến quân của bọn chúng thì dễ. Nhưng trên thực tế thì rất khó khăn, chỉ huy đội quân địch này là Han - một viên Tướng của Nga hoàng, ông ta tốt nghiệp Học viện Pháo binh và đã từng làm giảng viên về chiến thuật pháo binh trong một Trường sĩ quan. Han cũng đã từng tham gia cuộc chiến tranh Nga - Nhật và Đại chiến thế giới lần thứ nhất. Tóm lại Hắn là một Tướng lĩnh giàu kinh nghiệm chiến đấu. Vậy Tukhaxépski làm thế nào để đối phó với một kẻ địch như vậy? Quân thiếu, Tukhaxépski đã lấy trí tuệ bổ sung, ông đã tổ chức thành một Tập đoàn đột kích và tiến hành đột kích từ phía sườn của quân địch. Các Sư đoàn đột kích số 25, 26 và 27 do Sapaeng, Achơ và Buđơna chỉ huy.

        Ngày 13 tháng 5, đánh chiếm Pucurima, bắt sống hơn 2000 quân địch, quân Bạch vệ phải lui lại từ 120 — 150km và chuyển sang thế phòng ngự. Tukhaxépski không để cho quân địch được hồi sức, ông lại tiến hành đột kích cả ở giữa. Những thắng lợi đó đã cổ vũ tinh thần cả Tập đoàn quân, mọi người đều phấn chấn và sức chiến đấu cũng tăng lên gấp bội. Đồng thời, một điều hết sức tự nhiên là uy tín của Tư lệnh Tập đoàn quân cũng tăng lên. Vôrônchi, Tư lệnh các Tập đoàn quân phía Nam và Quybisép Ủy viên ủy ban Quân sự Cách mạng đã biểu dương những thắng lợi của Tập đoàn quân số Năm.

        Thắng lợi tất nhiên có tác dụng cổ vũ, nhưng tình hình của toàn quốc lúc bấy giờ hết sức căng thẳng, đến mức Lênin phải gửi một bức điện ngắn nhắc nhở: “Nếu trước mùa đông chúng ta không chiếm được Uran thì tôi cho rằng sự diệt vong của Cách mạng là không thể tránh khỏi”.

        Tukhaxépski dốc toàn sức lực quán triệt chỉ thị đó của Lênin. Trước khi mùa đông tới Tập đoàn quân số Năm lại tiến công Thành phố Khơsưrautstơrơ. Người công nhân già của Công binh xưởng Thành phố này đã tặng cho Tukhaxépski một con dao làm bằng loại thép nhãn hiệu “Mèo đen”- loại thép này đã làm cho những người luyện thép của Uản nổi tiếng khắp châu Âu trong Thế kỷ thứ XVIII.

        Tiếp đó là việc giải phóng Xariapinscơ. Trong chiến dịch này, Tập đoàn quân số Năm cũng tiến hành một cách xuất sắc và đã bắt được 15000 tù binh bao gồm cả sĩ quan và binh lính. Trong bức điện gửi về Mátscơva, Tukhaxépski đã viết như sau: “Các đồng chí và những lãnh tụ đã được thử thách trong chiến đấu ! Các đồng chí đã ra lệnh là phải chiếm được Uran trước mùa đông, chúng tôi đã chấp hành mệnh lệnh chiến đấu đó, Uran hôm nay đã thuộc về chúng ta....Khi vượt qua dãy núi Uran thì đại nghiệp của chúng ta còn chưa hoàn thành. Đồng chí Lênin thân mến, chúng tôi sẽ tiếp tục tiến về Xibêri...”.

        Chiến công của Tập đoàn quân số Năm đã được đánh giá cao, Tập đoàn quân dược tặng thưởng Huân chương Cờ dỏ đồng thời được khắc vào bảng vàng danh dự Cờ đỏ của Ủy ban Quân sự Cách mạng Nước Cộng hòa. Trong lệnh ban thương đặc biệt nhấn mạnh một điểm là: “Những thắng lợi quan trọng mà Tập đoàn quân giành được là do đồng chí Tukhaxépski đã có kế hoạch tác chiến xuất sắc và là kết quả của việc kiên quyết quán triệt kế hoạch đó...”. Bản thân Tư lệnh cũng được tặng thưởng Huân chương Cờ đỏ.

        Tập đoàn quân số 5 đã vượt qua Uran, tiến vào Xibêri, thực hiện một cuộc hành tiến chiến đấu cực kỳ gian khổ. Ngày 14 tháng 11 đánh chiếm dinh lũy của bọn Bạch vệ là Iamuscơ, đập tan hoàn toàn quân Côdắc.

        Trong chiến dịch Iamuscơ, Hồng quân đã bắt được Rimski Cóocsacốp - chủ nhiệm căn cứ dự bị của Trung ương địch, khi bị áp giải đến trước mặt Tukhaxépski, hắn giật mình kinh sợ vì thấy “Khắc tinh Côdắc” chỉ là một thanh niên chưa đầy 27 tuổi. Hắn bàng hoàng hỏi rằng: “Có lẽ nào Ngài lại là Tư lệnh Tập đoàn quân Tukhaxépski ?”

        Tukhaxépski mỉm cười trả lời:

        “Có cách nào khác được đâu, vì hầu như tất cả các Tướng lĩnh cũ đều bỏ chạy cả, cho nên chúng tôi đành phải bổ sung vào hàng ngũ chỉ huy những sĩ quan cấp úy. Đúng ! Tôi là Tukhaxépski - Tư lệnh Tập đoàn quân đây!”

        Do công lao đánh thắng quân Côdắc nên ngày 17 tháng 12 năm 1919, Tukhaxépski được tặng thưởng một thanh đoản kiếm danh dự cách mạng, chuôi kiếm mạ vàng và có khắc Huân chương Cờ đỏ. Hồi đó, đây là một phần thưởng cao quý nhất, chỉ dành tặng cho những người chỉ huy có chiến công đặc biệt, tương đương với Huân chương Thắng lợi hiện nay.

        Tukhaxépski khi nhận được phần thưởng cao quý đó, ông cho rằng cần phải biểu dương chiến công của những người chỉ huy dưới quyền mình, ông đã gọi họ là những người anh hùng chân chính: Aostơrêdốp, Grianốp, Rapin, Nuaman, Páplốp, Buđơna, Sapaeng, Haneng, Bragiơvích, Rôslốp, Sukhơ, Aríttơ, Aikhơ, Sarancôvíchki, Cuntarốp và Côchiski.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #9 vào lúc: 05 Tháng Chín, 2019, 04:37:39 am »


        Mùa thu năm 1919, mặt trận phía Nam lại nóng bỏng. Đênikin được quân Đồng minh viện trợ người và vũ khí, lại phát động cuộc tấn công với quy mô lớn vào Mátscơva. Hồng quân lại phải điều động quân chủ lực và những người chỉ huy có nhiều kinh nghiệm về đây.

        Ngày 24 tháng giêng năm 1920, Tukhaxépski được bổ nhiệm làm Tư lệnh Phương diện quân Côcadơ, tại đây ông đã giành được chiến thắng huy hoàng nhất trong cuộc đời mình. Ông đã kịp thời phát hiện được quân chủ lực của Đênikin đang chuẩn bị đột kích vào Rốtstốp và sau đó thì tiến lên phía Bắc, còn quân Cuban thì bị suy yếu. Tukhaxépski sau khi phát hiện ra phần tiếp nối giữa hai Tập đoàn quân lớn này liền nhanh chóng hạ quyết tâm đột kích luôn vào đó. Ông đã nghiên cứu kỹ về kể hoạch tác chiến của mình, mặt khác lại không dám báo cáo ý đồ tác chiến đó lên trên vì sợ cấp trên không phê chuẩn và đã hạ quyết tâm đột kích một cách chớp nhoáng ngay, không đợi số quân tăng cường đang chuyển tới. Theo mệnh lệnh của Tukhaxépski, Tập đoàn quân số 9 và số 10 hình thành một cụm đột kích, còn kỵ binh của Tập đoàn quân số 1 thì tập trung ẩn nấp ở hướng đột kích chủ yếu. Khi cụm Tập đoàn quân đột kích của Tukhaxépski tiến vào nơi tiếp giáp của hai Tập đoàn quân lớn của Đênikin thì Tập đoàn quân chủ yếu của Đênikin cũng chuyển sang tiến công và chiếm luôn Rốtstốp. Tình hình phát triển của trận đánh mang đậm kịch tính, khiến cho cả Đênikin và Camênép - Tổng tư lệnh của Hồng quân cũng đều rất lo lắng. Camênép gọi điện cho Tukhaxépski tỏ ý không vừa lòng, cho rằng ông đã tạo ra một tình huống cực kỳ nguy hiểm vì đã không chịu chờ quân đến tăng cường, nên lực lượng quá mỏng, đã mạo hiểm tấn công quân địch. Tukhaxépski vững tin vào tính chính xác của ý đồ tác chiến và muốn Tổng tư lệnh cũng tin là mọi việc rồi sẽ tốt đẹp. Cuối cùng thực tế đã chứng minh là Tukhaxépski đúng.

        Do bởi cú đánh tạt sườn khá mạnh vào chủ lực của quân địch, Tukhaxépski đã hoàn toàn làm cho lá chắn của Đênikin bị rối loạn, vì vậy đã ngăn không cho quân địch ở phía sau tiến lên. Sau năm ngày diễn ra cuộc nói chuyện không lấy gì làm vui vẻ với Camênép, ngày 26 tháng 2, Đội kỵ binh của Tập đoàn quân số 1 và cụm đột kích của Tập đoàn quân số 10 đã đập tan các đội kỵ binh của Đênikin nhằm đối phó với Tukhaxépski. Đây là một trận giao chiến bằng kỵ binh lớn nhất trong thời kỳ nội chiến, quân số kỵ binh tham chiến của đôi bên đã lên tới hơn 25000 người. Sau trận ác chiến đó, trên thực tế tiếng tăm về kỵ binh của Đênikin đã không còn gì nữa. Nhờ có chiến thắng của bộ đội Tukhaxépski và bộ đội của các Xô viết, mà Cuban, các vùng dọc bờ biển Hắc Hải, Xêvátstôpôn, các vùng dọc sông Đêrếch và Đaghếtstăng chẳng bao lâu cũng lần lượt được giải phóng. Tàn quân của Đênikin phải chạy về Crimê.

        Ủy ban Quân sự Cách mạng của Nước Cộng hòa đã biểu dương chiến công của các Tư lệnh đã đập tan quân của Đênikin, đồng thời cũng ra lệnh điều một số Tướng lĩnh mới về Bộ Tổng tham mưu, gồm bốn người: Vôrônchi, Êgôrốp, Ubrêvíchki và Tukhaxépski. Đôi với Tukhaxépski, bản mệnh lệnh đã viết như sau: “M. N. Tukhaxépski bất luận là khi chỉ huy Tập đoàn quân hay khi chỉ huy Phương diện quân của Nước Cộng hòa đều đã khéo léo thực hiện tư tưởng chiến dịch được suy tính kỹ càng, đã lãnh đạo quân đội một cách xuất sắc, giành được hàng loạt những chiến công huy hoàng ở Phương diện quân phía Đông và Phương diện quân Côcadơ...”.

        Đối với Tukhaxépski thì cuộc chiến còn chưa kết thúc, phía Tây lại xuất hiện sự uy hiếp mới. Quân đội BaLan dưới sự chỉ huy của Nguyên soái Pisútski, ngày 25 tháng 4 đã mở cuộc tiến công lớn vào Nước Cộng hòa Xô viết. Tổng tư lệnh Hồng quân Camênép kiến nghị với Lênin và Ban Chấp hành Trung ương bổ nhiệm Tukhaxépski làm Tư lệnh Phương diện quân phía Tây, thay thế cho Chichíts. Kiến nghị này được chấp nhận và ngày mùng 4 tháng 5 đã có quyết định bổ nhiệm. Quyết định của Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương viết: “Tukhaxépski xứng đáng được tín nhiệm về mọi mặt, các tin tức tình báo cần thiết cho lãnh đạo Tập đoàn quân nhất thiết phải thông báo cho đồng chí ấy...” Trên trận tuyến mối, ngoài việc tác chiến ra, con nẩy sinh những phiền phức đơn thuần về quan hệ giao tiếp với các đồng sự. Hồi đó một nhân viên công tác trong Bộ Tư lệnh phía Tây đã viết như sau: “Trong số những người đã tốt nghiệp Học viện Quân sự trước đây, có người đã lo lắng về Tukhaxépski, họ cho rằng vị Tư lệnh mới này còn quá trẻ. Nhưng rồi quan hệ lãnh đạm đó đã nhanh chóng biến mất. Mọi người đều bị cuốn hút bởi tài năng và nhân cách của ông. Mỗi khi đề cập đến vấn đề quân sự thì ai nấy đều thấy rõ trí tuệ uyên bác, tư duy mẫn tiệp và sâu sắc của vị tư lệnh trẻ tuổi này, thậm chí làm cho các vị tướng già trước đây vẫn có thái độ hoài nghi củng phải ngạc nhiên. Ngoài ra, người ta còn thấy ông khiêm tốn và rất dân chủ, luôn luôn sẵn sàng trao đổi với bất cứ ai và lắng nghe mọi ý kiến”.
Logged

Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM