Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 11:49:59 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Năm nguyên soái Liên Xô  (Đọc 8885 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #80 vào lúc: 22 Tháng Chín, 2019, 09:48:49 pm »


        Bí thư Thành ủy không sợ trong việc vạch ra chỗ thiếu công bằng của Stalin. Xem ra thì đồng chí ấy là một con người dũng cảm và thành thực. Có nghĩa là đồng chí ấy đã phản ánh về Culicốp cơ bản là đúng đắn , chính xác.

        Nhưng Thống soái Tối cao đã không thèm suy nghĩ đối với những ý kiến đó, đã ra lệnh cho Tòa án xét xử Culicốp.

        Sau khi tiến hành điều tra một cách cấp tốc, ngày 16 tháng 12 năm 1942, Tòa án đặc biệt thuộc Pháp viện Tối cao Liên Xô căn cứ vào Khoản 2 (phạm tội về chức vụ quân sự) Điều 193-21 của Bộ Luật hình sự của Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Liên bang Xô viết, khởi tố Nguyên soái về tội coi thường chỉ thị của Thống soái Tổì cao, coi thường Đại bản doanh và đã ra lệnh cho bộ đội rút khỏi bán đảo Khớt trong tháng 11 năm 1941. Tòa án cho rằng Culicốp đã phạm tội và đề nghị Chủ tịch đoàn Xô viết tối cao tước danh hiệu Nguyên soái Liên Xô, danh hiệu Anh hùng Liên Xô và những tặng thưởng của Chính phủ. Căn cứ vào những đề nghị đó, Chủ tịch đoàn Xô viết tối cao Liên Xô ngày 19 tháng 12 năm 1942 ra lệnh tước của Culicốp 3 Huân chương Lênin, 3 Huân chương Cờ đỏ, 1 Huân chương Sao vàng và các tặng thưởng khác, tước danh hiệu Nguyên soái của ông và giáng cấp xuống là Thiếu tướng.

        Đương nhiên, tất cả những cái đó là làm theo lệnh của Stalin, Tòa án chỉ làm thủ tục theo Pháp luật mà thôi. Nhưng khi đó thường là áp dụng điều kiện trấn áp tàn khốc, cho nên quyết định đó đối với Culicốp được coi là một khoan hồng lớn. Chỉ một câu nói của Stalin thôi là hoàn toàn có thể xử ông cực hình. Ngoài ra Stalin còn cho Culicôp có cơ hội chuộc tội, cũng có thể, cuộc chiến tranh chống quân phát xít hùng mạnh cần có những tướng tài: cũng có thể, giết một vị Nguyên soái trong khi cuộc chiến đấu đang tiếp diễn sẽ có tác dụng xấu về tâm lý.

        Đầu tháng 9, Culicốp được bổ nhiệm làm Tư lệnh Tập đoàn quân số 54 thuộc Phương diện quân Lêningrát. Tập đoàn quân này hoạt động trên tuyến phòng ngự ngoại vi bảo vệ Lêningrát. Tập đoàn quân số 54 đã mấy lần thử phá tuyến phong toả Lêningrát của quân Đức, nhưng không thành công. Thống soái Tối cao Đại bản doanh và Jucốp -  Tư lệnh Phương diện quân Lêningrát yêu cầu Tập đoàn quân của Culicốp có hành động kiên quyết để chi viện cho bộ đội của Phương diện quân Lêningrát đồng thời sẽ cùng họ hội sư. Nhưng rồi Culicốp cũng không hoàn thành được nhiệm vụ đã giao cho Tập đoàn quân của ông.

        Dưới đây có hai tài liệu chứng minh về quan điểm của chúng tôi trong cuộc chiến đấu ở Lêningrát.

        Một là cuộc nói chuyện bằng điện thoại giữa Jucốp và Culicốp vào ngày 15 tháng 9 năm 1941.

        Jucốp: “Chào đồng chí, Grigôri Ivanovich! Chắc đồng chí đã biết rằng tôi đã thay thế Vôrôxilốp! Tôi mong rằng sẽ cùng với đồng chí nhanh chóng dọn dẹp khu vực này để chúng ta có thể cùng nắm tay nhau, tổ chức tốt hậu phương của Phương diện quân Lêningrát. Đề nghị đồng chí nhanh chóng báo cáo cho tôi về tình hình ở chỗ các đồng chí. Tôi sẽ thông báo về việc chúng ta sẽ làm những gì ở chung quanh Thành phố Lêningrát (tiếp đó Jucốp nói về tình hình)

        Khắp các nơi của Phương diện quân đều phải có những hành động tích cực. Tôi sẽ nói về những điều đó ngay bây giờ. Đề nghị đồng chí hãy thông báo về tình hình ở chỗ các đồng chí một cách vắn tắt”.

        Culicốp: “Chào đồng chí! Góocki Côngstăngtinôvích! Tôi rất vui mừng được cùng đồng chí hoàn thành nhiệm vụ quang vinh giải phóng Lêningrát. Đồng thời cũng rất mong muốn được gặp đồng chí. Tình hình ở chỗ chúng tôi như sau: (Culicốp nói về tình hình của Tập đoàn quân).

        Jucốp có một số đánh giá về tình hình mà Culicôp thông báo:

        “Từ trong ý kiến của đồng chí Culicốp thì tôi thấy Tập đoàn quân của đồng chí ấy không chuẩn bị tấn công. Điều này thì không thể được, vì tình hình của Lêningrát rất căng thẳng. Ngoài việc sử dụng Tập đoàn quân số 54 trực tiếp tấn công ra, tôi còn hy vọng sử dụng không quân của Tập đoàn quân này tiến hành đánh phá một số khu vực quan trọng thông tới Lêningrát.

        Cần phải nói rõ điểm này với đối phương”.

        Jucốp: “Grigôri Ivanovich. Cám ơn về sự thông báo của đồng chí. Tôi có một yêu cầu kiên quyết với đồng chí, đồng chí không nên đợi kẻ địch tấn công, mà phải cho pháo bắn chuẩn bị và lệnh cho toàn hướng Muca tấn công.”

        Culicốp: “Rõ. Tôi định bắt đầu tấn công vào ngày 16 đến ngày 17”.

        Jucốp: “Ngày 16, 17 thì quá chậm. Quân địch cơ động rất nhanh chóng, cần phải đi trước bọn chúng. Tôi tin rằng nếu triển khai cuộc tiến công thì sẽ giành được nhiều chiến lợi phẩm. Nếu ngày mai vẫn chưa thể tấn công được thì đồng chí phái ngay toàn bộ không quân phá hủy địa điểm XX của địch. Cần phải nội trong một ngày tấn công ngay chỗ đó, có thể dùng từng tốp máy bay nhỏ cũng được, phải làm cho bọn địch không ngóc đầu lên được. Nhưng đây là phương sách vạn bất đắc dĩ, dù thể nào chăng nữa cũng đề nghị đồng chí thực hiện cuộc không kích, đồng thời nhanh chóng điều tung đội kỵ binh đến phía sau quân địch. Đó là những điều mà tôi cần trao đổi với đồng chí”.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #81 vào lúc: 22 Tháng Chín, 2019, 09:50:15 pm »

     
        Culicốp: “Ngày mai tôi chưa thể tấn công được, vì chưa điều pháo binh đến, mặt khác lại chưa luyện tập hiệp đồng tác chiến, ngoài ra toàn thể bộ đội cũng chưa vào vị trí xuất phát. Tôi vừa nhận được báo cáo nói rằng, vào lúc 23 giờ quân địch ở khu vực Rưdơbua - Ripuca - Xiniavinô Côngtơrivaiapuca sẽ tấn công. Nếu ngày mai quân địch không tấn công toàn diện thì tôi sẽ hoàn thành chỉ thị của đồng chí là cho không quân oanh tạc các điểm mà đồng chí yêu cầu”.

        Jucốp: “Quân địch không tấn công mà chúng chỉ bắn thăm dò vào ban đêm mà thôi! Có một số người coi mỗi lần địch trinh sát hoặc có một hành động nhỏ nào đó là địch đã tấn công... ”.

        “Rõ ràng là đồng chí quan tâm trước hết đến sự bình yên của Tập đoàn quân số 54, và chưa quan tâm đầy đủ đến cục diện của Lêningrát. Đồng chí nên biết rằng tôi không thể trực tiếp phái người từ các nhà máy ra đánh bọn địch xâm lược, không thể đợi để họ diễn tập hợp đồng tác chiến. Tôi hiểu rằng không thể hy vọng gì ở chỗ đồng chí có những hành động tích cực. Tôi sẽ tìm cách giải quyêt nhiệm vụ này. Nhưng cũng cần phải nêu rõ là giữa Tập đoàn quân của đồng chí và Phương diện quân thiếu sự hiệp đồng điểu này khiến tôi cảm thấy giật mình. Tôi thấy rằng, nếu Xuvôrôp ở vào vị trí của đồng chí thì anh ta sẽ không làm như vậy. Xin lượng thứ cho tôi vì đã nói thẳng, nhưng tôi không biết nói ngoại giao. Chức đồng chí mọi điều tốt lành”.

        Mặc dù đã áp dụng các biện pháp, nhưng tình hình Lêningrát vẫn xấu đi. Quân địch tấn công ngày càng mãnh liệt. Rõ ràng là Nguyên soái Lục quân Đức - Saipu đang tìm mọi cách và bằng bất cứ giá nào để thực hiện lệnh của Hítle là trước khi quân Đức tiến đánh Mátscơva, phải kết thúc chiến dịch Lêningrát.

        Sáng sớm ngày 15 tháng 9, quân địch lại tấn công. Quân đội của Jucốp đã chiến đấu đến lực lượng cuối cùng để bảo vệ Lêningrát.

        Ngày 20 tháng 9, Thống soái Tối cao Đại bản doanh lại một lần nữa đốc thúc Culicôp tổ chức cho Tập đoàn tấn công kiên quyết. Trong bức điện gửi cho Culicốp, Thống soái Tối cao yêu cầu phải lập tức hành động ngay:

        “Nội trong hai ngày, ngày 21 và 22, cần phải mở một đột phá khẩu ở ngay mặt trận chính diện của địch, đồng thời hội quân với Phương diện quân Lêningrát, nếu cứ kéo dài mãi thì không kịp. Đồng chí đã bỏ lỡ mất khá nhiều thời gian, cần phải kịp thời bù lại. Nếu không thì đồng chí sẽ tụt lùi lại phía sau, quân Đức sẽ biến mỗi thôn làng thành một pháo đài và đến lúc đó thì đồng chí không có cách gì để hội quân với Phương diện quân Lêningrát”.

        Nhưng rồi cái lệnh đó cũng không chấp hành được.

        Ngày 22 tháng 9 năm 1941, Đại bản doanh ra lệnh chuyển giao Tập đoàn quân số 54 cho Phương diện quân Lêningrát chỉ huy, đồng thời cách chức Tư lệnh Tập đoàn quân của Culicốp.

        Tháng 4 năm 1943, Culicốp lại được bổ nhiệm làm Tư lệnh Tập đoàn quân cận vệ số 4, ông đã chiến đấu rất tốt trong cuộc chiến bảo vệ Cuốcscơ, cùng phối hợp với Phương diện quân Vôrônegiơ và Phương diện quân Thảo nguyên, về sau cũng tham gia tấn công. Tiếp đó Culicốp lại được điều về Tổng cục cán bộ, và có một thời gian ông công tác trong Cục xây dựng lực lượng Hồng quân.

        Sau khi chiến tranh kết thúc, Culicốp được phong quân hàm Trung tướng và được bổ nhiệm làm Phó Tư lệnh Quân khu Vonga.

        Hoà bình được lập lại, hầu như Culicốp sống an nhàn lúc về già. Culicốp cũng có một gia đình, Vợ ông là Ôlia Iacôplépna, sau khi không tìm được Kira thì ông lấy cô ấy. Hai người có với nhau một con gái, tên là Valenkina. Chức vụ của ông cũng không tồi (sau khi đã trải qua nhiều gian truân). Nhưng số phận của ông vẫn chưa hết tai nạn. Một nỗi bất hạnh cuối cùng vẫn do ông tự chuốc lấy, mặc dù Culicốp đã từng trải qua nhiều thử thách trong cuộc sống, nhưng ông vẫn không học được cách sống thận trọng. Xét từ góc độ Luật pháp thì ông không phạm một tội gì. Nhưng theo chuẩn mực của cuộc sống thời đó thì coi là ông có tội.

        Sự việc như sau, Thượng tướng Góoctốp - Anh hùng Liên Xô, Tư lệnh Quân khu Vonga, vào Đảng năm 1918, là người đã từng tham gia Đại chiến Thế giới lần thứ nhất và Nội chiến. Trong cuộc chiến đấu lần cuối cùng, ông đã thành công trong việc chỉ huy một Tập đoàn quân và từng được đề bạt làm Tư lệnh Phương diện quân Stalingrát. Nhưng đã bị giáng chức vì có sai lầm trong việc chỉ huy bộ đội. Tất nhiên là Góoctôp có sự bất mãn suốt đời vì việc đó. Nhưng ông không dám nói một câu bất mãn nào với Stalin. Bởi vì nếu làm như vậy là tự chuốc lấy sự diệt vong. Góoctôp và Culicôp là hai con người đã từng chịu ấm ức gặp nhau tại Quybixép. Họ kết bạn với nhau, thường xuyên đến thăm nhau, trong câu chuyện thường nhắc lại những chuyện quá khứ, tất nhiên là có sự oán giận về việc xử lý họ không công bằng. Tướng Râybarixencô -  Tham mưu trưởng Quân khu có lúc cũng tham gia vào các chuyện đó. Những cuộc nói chuyện đó thường bị nghe lén và nội dung được báo cáo lên cho Stalin. Stalin ra lệnh cách chức Culicốp và cho về nghỉ hưu.

        Culicốp về với gia đình ở Mátscơva, còn Góoctốp mỗi lần về Mátscơva thì đều đến thăm Culicốp, tiếp tục cuộc nói chuyện mang “tính phản nghịch” giữa hai người. Và cuộc nói chuyện đó vẫn tiếp tục bị nghe lén...

        Khi những tin tức có liên quan đến “phẩm hạnh” được báo cáo lên Stalin thì vị Lãnh tụ vô cùng tức giận, ông đã ra lệnh cho Bêria trừng phạt vị cựu Nguyên soái này lần cuối cùng.

        Tất cả mọi việc được tiến hành theo bài bản của Bộ Nội vụ: Nguy tạo tài liệu, dùng cực hình khi xét hỏi, “khẩu cung công nhận là có tội” V.V...
« Sửa lần cuối: 23 Tháng Chín, 2019, 12:45:30 pm gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #82 vào lúc: 23 Tháng Chín, 2019, 12:46:31 pm »

 
        Tôi giới thiệu với độc giả một tài liệu chính thức của Nhà nước, trong đó đã nói một cách tường tận và xác thực về thực chất của vụ án. Chỉ xin lưu ý bạn đọc là từ ngày 11 tháng 1 năm 1947, Culicốp bị bắt cho đến ngày 2 tháng 8 năm 1950 viết thành văn bản này với thời gian là ba năm rưỡi, chúng ta hãy tưởng tượng xem trong mấy năm đó Culicốp đã bị những tên đao phủ hành hạ như thể nào.
        
Bản khởi tố
Ngày 2 tháng 8 năm 1950

        (Về việc khởi tố Grigori Ivanovich Culicốp vi phạm Khoản 2,Điều 58-1, Điều 19-58-8, Điều 58-10 và Điều 58-2 của Bộ Luật Hình sự Liên Xô).

        Bộ An ninh Quốc gia Liên Xô, ngày 11 tháng 1 năm 1947 đã bắt Culicốp về tội hoạt động chống đối Nhà nước.

        Qua điều tra vụ án cho thấy rõ, Culicốp là kẻ thù của Chính quyền Xô viết, nhiều năm qua vẫn hoạt động phá hoại trong quân đội Liên Xô.

        Trong lần thẩm vấn ngày 5 tháng 2 năm 1947, Culicốp đã khai như sau:

        “Tôi căm thù và có ý chống đối lại Chính phủ Liên Xô bắt đầu từ khi tôi bị cách chức vì đã phá hoại tuyến phòng ngự bán đảo Khớt. Tôi bắt đầu thoái hóa về chính trị từ năm 1942, kết quả là đã trượt sang lập trường thù địch, và bắt đầu truyền bá tư tưởng thù địch Đảng Cộng sản Liên Xô và Chính phủ Liên Xô cho những người chung quanh".

        Từ sau khi Culicôp làm Phó Tư lệnh Quân khu Vonga, trên quan điểm chung chống Liên Xô, Culicốp đã có mối liên hệ mang tính thù địch với Góoctốp - cựu Tư lệnh Quân khu Von ga và với Răyparixencô - Tham mưu trường Quân khu.

        Culicốp, Góoctốp và Râyparixencô là một bọn cùng chí hướng, thường xuyên tổ chức những cuộc họp chống Liên Xô, trong cuộc họp bọn chúng đã có những lời nói chống Đảng Cộng sản và Chính phủ Liên Xô, chửi bới chế độ Xô viết.

        Góoctốp khi bị bắt đã cung khai rằng:

        “... Sau khi thấy Râyparixencô và Culicốp cùng quan điểm, 6 tháng đầu năm 1946 chúng tôi thường tụ tập lại với nhau, cùng nhau công khai nói những lời chống Liên Xô, nói xấu chế độ Xô viết, nói xấu những người lãnh đạo Đảng và Nhà nước Liên Xô... ”.

        Khi thẩm vấn Râyparixencô thì đã chứng thực tình hình đó, Hắn đã khai rằng:

        “... Góoctôp và Culicốp hoàn toàn ủng hộ những quan điềm chống Liên Xô của tôi, còn tôi thì cũng ủng hộ những lời nói chống đối của họ... ”.

        “Như vậy là Góoctốp, Culicốp và tôi đã trở thành một nhóm chống chế độ hiện hành của Nhà nước Liên Xô và đi vào con đường đấu tranh với Chính quyền Xô viết”.

        Đê mở rộng hoạt động chống đối, Culicốp, Góoctốp và Râyparixencô bắt đầu đi tìm những người cùng chí hướng. Họ đã tập hợp chung quanh mình một số quân nhân và sĩ quan có thù oán và bất mãn, truyền bá tư tưởng chống Liên Xô cho họ.

        Culicốp, Góoctốp và Râyparixencô đã nêu ra quan điểm chống đối là cần phải cải tạo quân đội Liền Xô theo mô hình quân đội Tư bản chủ nghĩa, mục đích nhằm thủ tiêu tổ chức công tác chính trị và chế độ giáo dục chính trị trong quân đội Liên Xô. Để thực hiện mục tiêu đó, họ đã thực hiện một đường lối có tác dụng hạ thấp tổ chức chính trị và tiến tới thủ tiêu công tác chính trị trong Quân khu Vonga.

        Râyparixencô sau khi bị bắt đã khai nhận về điếm này như sau:

        “... Tôi muốn cải tạo quân đội Liên Xô theo mô hình quân đội của giai cấp Tư sản...

        Góoctốp, Culicốp và tôi khi công tác ở Quân khu Vônga đã ra sức ngăn cản công việc bình thường của cơ quan chính trị và cố gắng tìm cách phá hoại danh dự của cơ quan này.

        Bộ lực lượng vũ trang phái mấy ủy viên đến Quân khu Vonga kiểm tra công tác, phát hiện ra những hoạt động chống lại Nhà nước... và cách chức cả ba chúng tôi, sau đó đuổi chúng tôi ra khỏi quân đội”.

        Sau khi Culicốp, Góoctốp và Râyparixencô bị đuổi khỏi quân đội thì lại càng hoạt động chống ehính quyền Xô viết một cách mạnh mẽ hơn, chúng thường xuyên tụ họp tại nhà của Culicốp hoặc Góoctôp ở Mátscơva, bàn bạc về việc khôi phục lại chế độ tư bản Chủ nghĩa và thủ tiêu Chính phủ Liên Xô, đồng thời công kích một cách ác độc đối với lãnh đạo Nhà nước Xô viết.

        Bọn chúng trong khi tụ họp với nhau đã bàn về kề hoạch đảo chính, còn nêu ra cả biện pháp nhằm uy hiếp các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước, tuyên ngôn cần phải lật đô Chính phủ Liên Xô.

        Góoctốp, trong khi bị xét hỏi về vấn đề này thì đã khai rằng:

        "Sau khi tôi bị cách chức Tư lệnh Quân khu Vonga, tôi rất căm thù chính quyền Xô viết, kết quả là mùa thu năm 1946, tôi đã cùng với Răyparixencô và Culicốp trong khi nói chuyện đã nêu ra vấn đề cần phải tiến hành uy hiếp đối với lãnh đạo Đảng và Nhà nước Liên Xô.

        ... Râyparixencô và Culicốp ủng hộ tư tưởng chống đối của tôi, cũng nói xấu Chính phủ, chỉ trích họ là không có năng lực, mọi người đồng ý là phải lật đổ cái chính phủ này”.

        Ngoài ra, quá trình điều tra cho thấy, Năm 1938, Culicốp đã có mối liên hệ với những kẻ tham gia vào âm mưu quân sự chống Liên Xô, đó là Páplốp - cựu Tư lệnh Phương diện quân phía Tây và Xépxencô, Thứ trưởng Bộ Quân giới. Culicốp đã có buổi nói chuyện mang tính chống đối với họ, đồng thời đã tìm cách bao che cho một số phần tử âm mưu không bị bắt.

        Phó Viên trưởng Viện điều tra các vụ án quan trọng thuộc ủy ban Kiểm sát An ninh Quốc gia.


Thiếu tá Cômarôp (đã ký)        
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #83 vào lúc: 23 Tháng Chín, 2019, 12:48:35 pm »


        Dưới đây là tình hình xét xử của Tòa án Quân sự thuộc Tòa án Tối cao ngày 23 tháng 8 năm 1950. Trước Tòa Culicốp tuyên bố bác bỏ mọi điều đã khai trong khi điều tra thẩm vấn, bởi vì những cái đó ông buộc phải công nhận trong trường hợp bị đánh đập và dày vò tàn nhẫn. Nhưng Tòa án đã làm ngơ trước nhưng lời thanh minh của ông ( Tòa án biết rõ lệnh trừng phạt Culicốp xuất phát từ đâu). Cuối cùng Tòa đã tuyên án xử Culicốp tử hình.

        Trong bản tuyên án còn có một hàng chữ viết tay như sau: “Việc xử bắn đã được chấp hành vào ngày 24 tháng 8 năm 1950”.

        Thế là mạng sống của một Nguyên soái đã lại bị tước đi một cách dễ dàng như vậy.

        Thượng tướng Góoctôp và Tướng Râyparixencô - đồng phạm của Culicốp cũng bị bắt vào tháng 8 năm 1950 và cũng bị đưa ra xét xử, rồi xử bắn.

        Về sau khi thời thế đã thay đổi, có khá nhiều vụ án đã được xem xét lại và được minh oan, nhưng trong một thời gian dài mọi người đều không biết là Nguyên soái Culicốp cũng đã được minh oan. Dưới thời Stalin thì việc đi thăm hỏi và nghe ngóng cũng đều là cực kỳ nguy hiểm, bởi vì có thể sẽ bị vào tù. Nhưng sau Đại hội Đảng Cộng sản Liên Xô lần thứ XX thì những người thân và bạn bè của Culicôp mới bắt đầu biết rõ về số phận của ông.

        Ví dụ, có một người bạn chiến đấu của Culicốp rất quan tâm đến số phận của ông đã viết thư hỏi Vôrôxilốp - Chủ tịch đoàn Chủ tịch Xôviết Tối cao Liên Xô.

        “Thưa đồng chí Clêmôn Êfrêmôvích1 kính mến!

        Tôi là Zôtốp Vaxili Nicôlaêvích, là bộ đội Rucansưcơ, là một trong những người đã tham gia chống phát xít Đức và bọn phỉ Haiđamác và cũng là một trong những người đã tham gia vào cuộc tiến quân lịch sử từ Rucansưcơ đến Sarixin cùng nhiều chiến dịch của Tập đoàn Ky binh số 1 và Sư đoàn Ky binh số4.

        Trước ngày kỷ niệm 37 năm Cách mạng tháng 10 vĩ đại, khi mỗi người đã tích cực tham gia giành thắng lợi cho sự nghiệp Cách mạng tháng 10 nhớ lại những con đường đã trải qua và nhớ lại những người bạn chiến đấu đã hy sinh cho thắng lợi của sự nghiệp chúng ta, đồng thời củng nhớ đến những người còn đang sống.

        Vì vậy tôi đề nghị đồng chí hãy nhớ đến một người bạn chiến đấu là Grigori Ivanovich Culicốp, ông ấy đã bị bắt sau chiến tranh.

        Nếu như bọn Bêria chưa kịp thủ tiêu ông ấy thì kính mong đồng chí cho ông ấy được khôi phục tự do để an hưởng nốt phần đời còn lại.

        Ngoài đồng chí ra tôi sợ rằng không còn ai biết rõ những ưu điểm và khuyết điểm của Culicốp, Nhưng những người đã từng quen biết ông ấy thì không ai tin rằng Culicốp lại là kẻ thù của nhân dân. Nếu như ông ấy còn sống thì xin đồng chí cho ông ấy được chết trong tự do. Vị chỉ huy kính mến của chúng tôi, xin chúc đồng chí mạnh khỏe, mạnh khỏe, mãi mãi mạnh khỏe.


Zôtôp       

        Ngày 30 tháng 10 năm 1954 Vôrôxilốp sau khi nhận được thư này thì không ghi gì vào thư đó cả, có lẽ ông đã không trả lời bức thư đó.

------------------
        1. Clêmôn Efremovich là họ và tên Bố của Nguyên soái Vôrồxilốp
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #84 vào lúc: 23 Tháng Chín, 2019, 12:50:16 pm »

        
*

        Tại đây, tôi muốn mở ngoặc để nói thêm về người vợ thứ ba của Culicôp. Để hiểu rõ tình hình tôi tìm đến Valenkina Grigôriépna Culicôp - người con gái đầu của Culicốp. Cô sống trong Đại lộ Góocki ở giữa trung tâm Thành phố. Có lẽ tất cả những khách nước ngoài khi đến nước Nga đều biết phố này, nó nằm ở một góc trên con đường dẫn đến Điện Kremli, có Khách sạn Du lịch Quốc tế, còn nếu tiếp tục đi dọc theo phố này thì sẽ tới Bưu điện Thành phố và Tòa nhà của Xô viết Mátscơva. Đối diện của Xô viết Thành phô là Khách sạn Aracôvích mà mọi người đều quen thuộc, đó là nơi ở của Valenkina Culicôp. Tôi hỏi về tình hình của Culicôp, sau khi bà Kira mất tích. Valenkina đã kể lại như sau:

        “Sau mấy tháng trời, cả nhà chúng tôi đi tìm bà Kira, nhưng rồi không còn hy vọng là sẽ tìm được, khiến chúng tôi có cảm giác là chuyện đó giống như một hòn đá ném tòm xuống biển rồi mất tăm. Bố tôi hàng ngày vẫn đi làm. Ông vẫn đến làm việc tại Bộ Quốc phòng, ngoài ra còn tham gia diễn tập, hoặc đến Trường bắn thị sát việc thử vũ khí mới, vì bố tôi là Thứ trưởng trực tiếp phụ trách vấn đề trang bị vũ khí kỹ thuật cho Hồng quân. Thời gian đó, bố tôi bận tôi mặt tối mày, có hôm đi mãi đến khuya mới về, có lần thì đi công tác liền trong mấy ngày. Ồng thật ra cũng chẳng có thì giờ để hò hẹn hoặc tìm một người bạn gái mới, hoặc nói cho đúng hơn là tìm cho mình một người vợ mới. Cũng có thể vì vậy mà mới xảy ra một chuyện khiến người khác không ngờ được. Tôi rất thông cảm với bố tôi, vì ông vẫn còn trẻ, năm đó ông mới bước vào tuổi bốn mươi. Cuộc sống vẫn là cuộc sống và nó vẫn đời hỏi những thứ cần cho cuộc sống riêng của mỗi người. Hồi đó tôi vẫn còn đang đi học và có rất nhiều bạn gái quanh vùng thường đến chơi với tôi, có người là bạn cùng lớp với tôi. Chúng tôi cùng nhau ôn tập bài vở, nói chuyện vui, nghe đĩa hát -  hồi đó máy hát là “mốt của thời đại”. Bố tôi thỉnh thoảng về gặp các bạn gái của tôi, ông cũng không chú ý đến họ, có lúc ông chỉ nói vài ba câu cho vui, rồi sau đó đi nghỉ hoặc vào phòng riêng làm những công việc của mình. Tuy vậy, có một hôm trong số các bạn gái đến chơi với tôi có Ôlia Mikhailôpscaia. Bạn ấy ít đến chơi nhà tôi và sau lần đó thì bẵng đi một thời gian không thấy đến. Không biết tại sao mà bố tôi lại chú ý đến bạn ấy. Chắc vì bạn ấy đẹp, người cũng thon thả cân đối. Được ít lâu, có một lần ông bảo : “Sao con chỉ mang toàn những cô bạn gái xấu xí về nhà? Con có một cô bạn gái rất đẹp, Ôlenka1, sao con không mời cô ấy đến chơi? Nhưng rồi tôi cũng chẳng mời bạn ấy và tôi cũng chẳng thấy có gì đặc biệt trong lời đề nghị mời cô ấy đến chơi của bố tôi. Về sau có một lần Olia đến chơi như thường lệ. Lần đó, vừa đúng lúc bố tôi về nhà, ông đã nói chuyện với bạn tôi một lúc khá lâu. Sau này tôi phát hiện ra là giữa họ đã có một quan hệ đặc biệt. Ông hỏi tôi số điện thoại của nhà bạn đó và họ đã nói chuyện rất tâm đầu ý hợp qua điện thoại. Có thể họ đã hẹn gặp nhau ở một nơi nào đó mà tôi không biết. Kết thúc câu chuyện, khiến mọi người không thể ngờ được là bố tôi đã lấy Ôlia Iacôplépna Mikhailốpscaia - bạn gái của tôi làm vợ. Tuổi tác chênh lệch giữa họ là hai mươi ba tuổi, nhưng điều này cũng chẳng làm cho bố tôi và cô ấy phải đắn đo do dự. Tóm lại, họ đã thành vợ thành chồng. Sự việc đã rõ ràng, khiến tôi không thể tiếp tục sống chung với bố được nữa. Trước đây khi bố tôi chia tay với mẹ tôi thì tôi còn có thể miễn cưỡng ở lại với mẹ kế là Kira Ivanôpna. Nhưng bây giờ, bảo tôi sống chung với người bạn gái của mình trong một nhà thì không thể được. Tất cả mọi cái đã vượt quá sức tưởng tượng của tôi, vì bạn Ôlia cùng một tuổi với tôi, bạn ấy vẫn còn là trẻ con và đến chơi với tôi từ khi còn bà Kira... Nay bỗng nhiên trở thành mẹ kế của tôi! Có lẽ đây cũng là một nguyên nhân mà tôi lấy chồng sớm... điều này tôi đã kể cho ông rồi, sau khi tôi lấy Alếchdăngđra Stefanovich thì chiến tranh đã xảy ra... ”.

        Tiếp đó, Valenkina kể về cảnh ngộ của mình sau khi bố cô bị bắt:

        “Hôm đó tôi định ra phố, mua một ít thực phẩm. Tôi đến cửa hàng bán thực phẩm mà tôi vẫn mua quen. Đứa con trai nhỏ hai tuổi của tôi bị viêm họng, khi tôi ra khỏi nhà thì cháu mếu máo và giơ đôi bàn tay nhỏ bé ra gọi mẹ: ‘Mẹ ơi, đừng đi ! Hình ảnh thương tâm đó, luôn luôn hiện về trong tâm trí tôi những năm ở Trại tập trung”.

----------------
       1. Ôlenka là tên gọi thân mật của Ôlia.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #85 vào lúc: 23 Tháng Chín, 2019, 12:51:06 pm »


        “Lúc tôi đang mua hàng thì có hai người mặc thường phục tiến lại phía tôi. Một người bảo: “Mời cô đi theo tôi, có một số việc chúng tôi cần cô làm rõ... ”. Tôi nghĩ chắc lại là những việc có liên quan đến bố tôi, vì ông đã bị bắt giam được hơn 1 năm. Chúng tôi cũng đã từng đi hỏi một số cơ quan, xem bố tôi bị bắt về tội gì. Họ đẩy tôi lên một chiếc xe ô tô  đỗ ở gần đó rồi đưa tôi đến nhà giam Rêfuatôvô (Nhà giam của KGB). Tôi vẫn hy vọng là họ muốn hỏi tôi để làm rõ điều gì rồi lại thả tôi ra. Nhưng rồi qua cách đối xử thì tôi biết là họ sẽ giam giữ tôi lâu dài. Họ chụp ảnh phía trước mặt và hai bên trái phải của tôi, rồi lấy dấu vân tay. Sau đó họ mang tôi vào một gian buồng, cho một nữ nhân viên lục soát người tôi và lột trần tôi ra, khiến tôi cảm thấy rất sợ hãi. Tôi nghĩ chẳng lẽ lại bắt một người con gái trần truồng như vậy giam vào trong ngục hay sao? Sau khi đăng ký một cách nhục nhã như vậy xong thì tôi ngất đi. Lúc tỉnh dậy thì đã thấy mình đang nằm trên chiếc giường sắt của phòng giam một người, tôi nghĩ có lẽ ở đó có chuột, mà tôi thì rất sợ chuột, sợ đến nỗi có thể bị chết vì vỡ tim. Tôi gõ vào cái cửa sổ con ở cửa phòng giam mà họ thường đưa cơm vào cho tù nhân bằng cái của đó. Có một nhân viên coi tù ở ngoài hành lang, ngó vào hỏi “Này cần gì thế?” Tôi bảo: “Đừng đóng cái lỗ này lại và ông cũng đừng đi đâu cả, vì tôi sợ chuột lắm!” Hắn nhìn tôi một cách lạ lùng rồi cười nhạt và bảo: “Này cô em, hãy quên cái sợ ấy đi! Ở đây còn nhiều thứ đáng sợ hơn cả chuột... ”. Thê rồi đến đêm, quả là bắt đầu những chuyện đáng sợ đó. Tầng trên là phòng làm việc của các điều tra viên, họ thường lấy khẩu cung phạm nhân ở đấy. Tôi nghĩ chắc họ thường xuyên mở cửa sổ để cho những phạm nhân khác cũng nghe thấy: suốt đêm là tiếng la hét, kêu gào và rên rỉ của những người bị tra khảo... Thoạt đầu khi tiếng rên rỉ thứ nhất vừa vang lên thì tôi tưởng trên đầu của tôi là bệnh viện của nhà tù, ở đó có những bệnh nhân đang rên rỉ vì bệnh tật hành hạ. về sau tôi mới hiểu rằng đó là tiếng rên rỉ của những phạm nhân bị tra tấn. Tôi suy nghĩ có một tình hình khi hỏi cung lần thứ nhất có thể cứu được tôi, thế là tôi quyết định lợi dụng tình hình đó”.

        -“Thế người ta đã khởi tố cô về việc gì?” -Tôi hỏi xen vào.

        “Toàn là những thứ mà họ nghĩ ra. Họ muốn thủ tiêu tôi vì tôi là con gái của “Kẻ thù Nhân dân”, mà theo hiểu biết của chúng thì những người có liên luỵ đến vụ án đều là những nhân vật nguy hiểm: Efghenia Alếchdăngđrốpna Ariruépva - là vợ của Paven Sécgâyêvích Ariruép, em ruột của Nadetzda Sécgâyépna - vợ của Stalin, bà đã tự sát. Chúng tôi làm quen với Efgheni Alếch dăngđrốpna ở Svéclôpscơ, trong những năm chiến tranh, chúng tôi và con cái đều sơ tán về đó. Trong thời kỳ nội chiến, bố tôi cũng có quen biết bà và Paven Sécgâyêvích ở đấy. Bà có năm đứa con, chúng tôi đã giúp đỡ bà sơ tán từ Mátscơva về Svéclôpscơ”.

        “Một chỗ quen biết hoàn toàn có thể tin cậy được. Sau khi bố tôi bị bắt thì tôi đã đi tìm bà, bàn xem là có thể viết thư đi đâu và viết như thế nào thì mới có thể biết được vì sao mà bố tôi lại bị bắt. Bà bảo: Chúng ta đi gặp Tướng Khơrútxốp, ông này là một nhân vật “biết rộng”, thậm chí có thể đi gặp Stalin. Chúng tôi định nhân tiện xin tăng thêm cho một ít lương hưu, vì con bà đông, không đủ ăn. Chúng tôi đến chỗ Khơrútxôp ở đường Crátsnôpki. Ông ta tiếp chúng tôi, nghe chúng tôi trình bày, nhận lời giúp tôi và Ariruépva. Khơrútxôp là một con người thông minh tốt bụng, lúc đó ông đang là Bộ trưởng Bộ Hậu cần của Hồng quân. Ngay từ thời nội chiến, bố tôi đã quen ông ấy khi còn trong Sư đoàn Kỵ binh thứ nhất. Thế rồi, Khơrútxôp đi làm việc còn chúng tôi thì ngồi lại nói chuyện với vợ của ông ấy một lát. Nhưng rồi tai họa mới lại đổ ập xuống đầu chúng tôi. Nếu theo cách nhìn của ngày hôm nay thì việc đó chỉ là chuyện nhỏ, nhưng đôi với ngày đó thì bị chụp cho một cái mũ là muốn “liên kết những người phụ nữ có tiếng tăm lại một chỗ để chống đối” và người ta cần phải xóa số tôi... ”.

        “Nhưng thật ra thì họ vin vào lý do cụ thể nào mới được cơ chứ?” Tôi nóng ruột muốn biết ngay nguyên nhân chính.

        “Lần đó, trong cuộc nói chuyện ở nhà Khơrútxôp, tôi hỏi Efghenia Alếch Dăngđrôpna: “Nghe đồn, Svétlana Stalina (con gái Stalin) bỏ chồng, việc này có đúng không?”. Bà trả lời: “Đúng!”, Khơrútxôp cũng phụ họa theo: “Có, tôi cũng có nghe người ta nói”. Nội dung cuộc nói chuyện của tôi chỉ có như vậy, không ngờ đó lại là một tai họa lớn đối với chúng tôi. Bởi vì, sau đó là cả ba chúng tôi đều bị bắt ngay và nội dung khởi tổ là “Nói xấu gia đình Stalin”. Thì ra đã có một tờ Tạp chí của nước ngoài đăng một bài dài bình luận về cuộc sống trong gia đình Stalin với dụng ý xấu. Bài viết đã đụng chạm đến vấn đề ly hôn của Svétlana. Thế là người ta khởi tố chúng tôi về tội có liên quan đến những tin đồn nói xấu Lãnh tụ. Tóm lại mà nói thì tất cả những điều đó hoàn toàn là do bọn chúng bịa đặt.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #86 vào lúc: 23 Tháng Chín, 2019, 12:53:01 pm »

 
        “Một lần khi họ gọi tôi lên thẩm vấn, các điều tra viên bắt tôi phải nhận là đã tung những tin đồn chống lại Liên Xô, tất nhiên là tôi bảo đó là chuyện nhảm nhí. Họ bắt đầu uy hiếp tôi: ‘Chúng tôi sẽ có cách bắt cô phải nhận tội! Tôi liền nhớ đến những tiếng la hét và rên rỉ mà tôi được nghe thấy trong đêm, thế rồi tôi bảo họ: “Các anh không được phép tra tấn tôi, tôi đang có thai!” Những người hỏi cung tôi sửng sốt, chúng bảo: “Cô nói láo!”, sau đó họ đưa tôi đi khám, phụ khoa. Bác sĩ đã xác nhận là tôi đang mang thai. Có thể vì vậy mà họ không áp dụng những biện pháp trừng phạt đối với tôi. Nhưng họ đã giam tôi ở đó tới 5 tháng trời, rồi đưa tôi ra Tòa. Nói cho đúng hơn thì đây là một cuộc họp đặc biệt, hoặc là một cuộc xét xử gồm có ba người. Thủ tục thật là giản đơn, họ bảo tôi ký vào bản án, xử tôi 10 năm lao động cải tạo. Thế rồi người ta đưa tôi đến một Trại tập trung đặc biệt ở Crimê, thuộc vùng Viễn Đông. Và rồi cũng lại cái bụng chửa đã cứu tôi, khi ấy bụng tôi đã to. Họ không dám để tôi ngồi ở toa xe của các phạm nhân, mà đành xếp tôi ngồi vào toa xe của Nhân viên đường sắt. Dọc đường những người áp giải đã đưa tôi vào mấy Nhà giam, như: Iacút, Thành phố Thanh niên Cộng sản Amua... để cho tôi được tắm rửa đôi chút. Thòi gian đi trên xe lửa kéo dài mất hơn một tháng trời, cuối cùng mới đến Vịnh Vaninô. Họ tập trung tất cả phạm nhân tại đây rồi cho lên Tàu thủy chở đến Crimê. Tại Vịnh Vaninô tôi gặp được một người phụ nữ tốt bụng (Bà ấy hiện nay vẫn còn sống và đang ở Mátscơva, là một người bạn rất gần gũi với tôi). Hồi đó bà ấy làm công tác Y tế, rất thương tôi vì tôi mới có 26 tuổi. Bà bảo tôi: “Với cái bộ dạng như thế này, cô mà đi đến đó thì chỉ có chết. Sau đó bà giấu tôi trong phòng Y tế của mình, rồi đỡ đẻ cho tôi. Tiếp đó một nữ nhân viên Phòng Hành chính của Trại cải tạo đã làm giấy tờ phái tôi đến một Xí nghiệp may ở Khabarốpscơ. Ở đó con tôi được bốn mẹ nuôi cho bú sữa trong những khi tôi phải đi làm việc. Đêm đến khi ôm con về đến giường của mình mà không sao ngủ được, vì một điểu đáng sợ có thể xảy ra: là ban ngày làm việc quá mệt, đêm đến ngủ say có thể đè chết con mình. Chúng tôi bàn với nhau là để cho những đứa bé nằm ở tầng trên còn cả bốn bà mẹ đều nằm ở tầng dưới. Trong Trại cải tạo chỉ cho phép nuôi con đến hai tuổi, sau đó thì phải giao chúng cho Trại trẻ, hoặc giao cho gia đình nuôi dưỡng. Khi Stêpôchika1 được hai tuổi thì mẹ tôi tới đón cháu ra ngoài, còn tôi ở lại chấp hành nốt thời hạn tù. Như vậy là tôi đã ở trong Trại sáu năm. Một điều may mắn cho tôi là Stalin đã qua đời, còn Bêria thì đã bị xử bắn. Thời gian tôi ở trong Trại cải tạo thì chồng tôi - anh ấy là Trung tướng, Đại biểu Xô viết Tối cao Liên Xô, Anh hùng Liên Xô đã chạy khắp đó đây, để nhờ giúp đỡ, nhưng không ai giúp được cả. Bởi vì đến ngay như Mikhain Ivanovich Calinin- “Tổng Thống2”, mà cũng không cứu được vợ ra khỏi Trại Tập trung. Bà Pôlina Zemsuzina Môlôtôva - vợ của Môlôtốp, nhân vật số hai sau Stalin cũng nhiều năm bị lao động cải tạo trong Trại Tập trung, bà cũng chỉ được thả ra sau khi Stalin đã qua đời”.

        Về nguyên nhân vì sao Valenkina lại được thả và được thả vào khi nào? Alếchdăngđra Stêfanôvích - chồng của cô đã kể lại như sau:

        “Trước khi Stalin qua đời, tôi đã nhiều lần đi tìm và viết thư lên các cơ quan cao cấp của Đảng và Nhà nước, nhưng cũng chẳng có tác dụng gì. Tất cả những cố gắng đó chỉ như những hạt cát, trôi tuột dị, thậm chí cũng chẳng nhận được một hồi âm nào. Sau khi Bêria bị bắt, Nguyên soái Vôrôxilốp trở thành Chủ tịch Đoàn Chủ tịch Xô viết Tối cao Liên Xô, tôi liền đi gặp ông ta. Trong những năm Nội chiến thì Vôrôxilốp và Culicốp là những người bạn cùng chiến đấu trong Tập đoàn Kỵ binh và đã từng cùng nhau tham gia các chiến dịch. Trước khi Culicốp bị bắt thì ông cũng thường hay đến nhà Culicốp chơi. Ồng cũng rất quen biết Valia, khi cô còn là một bé gái ông vẫn thường bế ẵm cô trên tay. Còn đối với tôi thì ông cũng rất thân, cho nên khi tôi tìm đến nhà xin gặp thì ông tiếp rất nồng nhiệt. Thời đại đã thay đổi! Cho nên bây giờ ông nói năng khá thoải mái, hệt như trước đây chưa từng có Stalin vậy. Ông hỏi tôi: ‘Bây giờ sống ra sao? Chưa lấy vợ hả?. Tôi đáp: ‘Chưa ạ! vẫn còn đang phải chạy chọt khắp nơi để cứu Valia”.

        Vôrôxilốp bảo: ‘Thế thì tốt! Còn Khơmâyrinítski - Trợ lý của tôi thì đã lấy vợ (vợ của Khơmâyrinítski trước đây cũng bị bắt).

        Tôi lái câu chuyện sang vấn đế của mình và nói: "Bác quen biết cô ấy, biết rõ là cô ấy đã bị bắt oan và bị giam trong Trại Tập trung đã sáu năm...

        "Có, tôi có nhớ!" “Tổng Thống3" bảo: ‘Anh viết cho tôi một cái báo cáo để chúng tôi nghiên cứu...

        Tôi liền rút ngay đơn từ trong túi ra, nộp cho ông ấy: "Thưa bác, đây là báo cáo mà cháu đã chuẩn bị kỹ, bên dưới cháu đã ký tên..."

        Vôrôxilốp cười và bảo: “Anh gớm thật, mọi cái đều chuẩn bị sẵn... Thôi đưa đây cho tôi... ” và thế là sau ít ngày đã có quyết định thả Valenkina ra.

        Cô kể bổ sung thêm: “Quyết định thì có và chỉ thị cho Trại Tập trung Khabarốpscơ thả tôi. Nhưng họ vẫn chưa thả tôi, vì không có văn bản tuyên án và khi quyết định gửi đến Trại Tập trung đặc biệt của Crime thì lại không có tôi ở đó. Thế rồi quyết định lại quay trở lại chính cái căn buồng này - nơi sáu năm về trước họ đã bắt tôi. Tôi chờ đợi văn bản đi vòng vèo mất hơn hai tháng trời, rồi mới nhận được. Nhưng rồi một khó khăn khác lại nảy ra. Tôi không có Hộ chiếu, nên không đăng ký hộ khẩu ở Mátscơva được. Tóm lại là về sau tôi đã gặp rất nhiều phiền toái. Nhưng nhờ có Thượng đế bảo hộ, những cái đó rồi cũng qua đi... Thời đại mới đã đến, có nhiều vụ án đã được xem xét lại và được minh oan, trong đó có cả vụ án của bố tôi - Nguyên soái Culicôp”.

---------------------
       1. Stépôchica là tên gọi thân mật cùa Stefan.

        2. Calinín là nhà hoạt động Chính trị nổi tiếng, nhung chưa từng giữ chức vụ tổng thống. Hình như ông giữ Chức vụ Bộ trướng Giáo dục => Dân ủy giáo dục.

        3. Vorôxilốp chưa từng làm Chú tịch HĐ Bộ trướng (tương tự chức danh Tổng Thống - ở Liên Xô) mà chi là Chú tịch đoàn Xô Viết Tối cao (quốc hội) dùng Tổng Thống không thích hợp - Dùng “Chủ tịch” thì đúng hơn.

Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #87 vào lúc: 24 Tháng Chín, 2019, 10:21:43 pm »

   
*

        Ôlia - vợ kế và con gái nhỏ của Culicốp cũng đã từng đi tìm ông. Họ đã viết thư cho cơ quan các cấp, nhưng rồi cũng không được trả lời.

        Ôlia Iacốplépna gửi thư cho Jucốp - Bộ trưởng Quốc phòng. Dưới đây là bức thư thứ hai của bà.

        “Đồng chí Ghêócghi Côngstăngtinôvích1kính mến!

        Tôi đành phải viết cho đồng chí bức thư thứ hai về vụ án của Culicốp. Đến bao giờ thì tôi và con gái của Culicốp mới biết được quyết định về số phậncủa ông ?

        Thật khó mà tưởng tượng nổi việc điều tra, nghiên cứu và thẩm tra lại kéo dài tới hơn hai năm trời.

        Trong thời gian gần đây có rất nhiều người đã bàn tán về vấn đề Pháp chế xã hộ chủ nghĩa, có khá nhiều người đã viết thành bài về vấn đề này, mọi người đều nói rằng không thể để cho Tòa án kéo dài việc nghiên cứu và xét xử các vụ án. Nhưng tại sao những cái đó lại không đụng chạm đến vụ án của Culicôp ?

        Có lẽ nào lại không thể được biết một chút gì về số phận của Culicôp hay sao ?

        Có lẽ nào Bêria và Apacumốp - kẻ thù của Nhà nước Xô viết đã bị vạch mặt lại đúng hay sao ? Nhất là Apacumốp, hắn đã sai người bắt tôi đến chỗ hắn, hòng bắt tôi phải cung, khai những tội mà chồng tôi không có. Tôi không có cách gì để làm như vậy, bởi vì tôi biết rằng chồng tôi là một người Liên Xô yêu nước trung thực. Nếu về điểm này mà tôi sai thỉ xin cứ cho tôi biết sự thật, cho dù điều đó có đau khổ đi chăng nữa. Trong các cơ quan xử lý án của Culicốp, mọi người trong hai năm gần đây đều nói rằng cái án đó sẽ nhanh chóng được giải quyết. Griaxép và Đóccuxân là hai nhân viên trong Ban thư ký của đồng chí có giúp tôi viết hai bức thư cho đồng chí bảo đảm với tôi rằng, tất cả mọi cái sẽ được giải quyết trong thời gian gần nhất, đồng thời khuyên tôi không nên đi khiếu tố ở bất cứ đâu. Tôi đã cố gắng kiên trì chờ đợi, nhưng tất cả những chờ đợi và hy vọng đều có giới hạn. Tôi không biết rằng bây giờ tôi phải đi đâu để kêu cứu, và còn phải làm gì nữa.

        Kết quả là con gái của Culicốp từ năm hai tuổi trở đi đã không biết mặt bố nó, mà cho đến nay (nó đã mười hai tuổi), tôi không biết nói thế nào về bố nó đây.

        Ghêócghi Côngstăngtinôvíc! Tôi cầu xin đồng chí giúp đỡ thẩm tra lại vụ án đã kéo dài quá lâu này.

        Xin gửi đến đồng chí lời chào chân thành.

Ngày 25 tháng 11 năm 1956.        
Ôlia Mikhailốpskaia.              

        Trên bức thư thứ nhất của Ôlia Iacốplépna, Jucốp đã phê như sau:

        “Gửi đồng chí Vácski (Tổng Kiểm sát trưởng quân sự)

        Tại sao lại không nói rõ sự thật về Culicốp cho bà ấy? Tôi đề nghị đồng chí lập tức chuẩn bị và trả lời ngay cho vợ của Culicốp.

        Tôi cho rằng, Culicốp đã bị xét xử một cách vô cớ.


Ngày 17 tháng 5 năm 1955        
Jucôp                      

        Băng đã tan rồi ! Những người làm công tác Pháp luật và các Kiểm sát viên lại bắt đầu làm việc. Họ viết thư cho vợ và con gái của Culicốp, báo cho họ biết là theo chỉ thị của đồng chí Jucop họ sẽ tiến hành kiểm tra bổ sung đối với vụ án của Culicốp.

        Nhưng Viện Tổng Kiểm sát Quân sự đã tiến hành kiểm tra về hai vấn đề trong vụ án của Culicốp mất thời gian một năm.

        Bộ Tổng Tham mưu căn cứ vào nguyên nhân của tội danh thứ nhất mà Tòa án đã tước danh hiệu Nguyên soái của Culicốp để tiến hành điều tra tường tận về tình hình và nguyên nhân cho rút quân khỏi bán đảo Khớt. Cuối cùng Bộ Tổng Tham mưu đã kết luận như sau:

       “Qua nghiên cứu tất cả các tài liệu đều chứng minh rằng: Trong tình thế lúc đó, Bộ chỉ huy ở hướng Khớt và Nguyên soái Culicốp lúc đó có trong tay các lực lượng và phương tiện thực sự đã suy yếu và không thể giữ nổi Thành phố Khớt, cho nên việc thay đôi tiến trình chiến đấu là có lợi cho chúng ta”.

        Mặt khác cũng kiểm tra lại vấn đề thứ hai của Culicốp. Vácski - Tổng Kiểm sát trưởng quân sự, sau khi đã tiến hành nghiên cứu một số lớn tài liệu, cuối cùng ngày 12 tháng 4 năm 1956 đã báo cáo với Nguyên soái Jucốp - Bộ trương Bộ Quốc phòng như sau:

       “Thực hiện nhiệm vụ kiểm tra lại vụ án của Thiếu tướng Culicôp - Phó Tư lệnh Quân khu Vonga mà đồng chí giao cho, nay xin báo cáo như sau:

        Ngày 11 tháng 1 năm 1947, Culicốp bị Bộ An ninh Quốc gia Liên Xô bắt vì tội tổ chức hoạt động chống lại Nhà nước Liên Xô, có những lời nói thù địch và đe dọa khủng bố. Tòa án Quân sự trực thuộc Tòa án Tối cao Liên Xô ngày 24 tháng 8 năm 1950 đã tuyên án tử hình và tịch thu tài sản.

        Viện Tổng Kiểm sát Quản sự đã kiểm tra và xác định rằng, các cơ quan điều tra đã ngụy tạo ra tài liệu để bắt Culicốp, chứ thực ra là không có căn cứ".


        Căn cứ vào kết luận của Viện Kiểm sát ngày 11 tháng 4 năm 1956, Viện Xét xử thuộc Tòa án Tối cao Liên Xô đã quyết định xóa bỏ vụ án Culicốp vì thiếu chứng cứ phạm tội.

        Như vậy là sau khi chết, Culicốp đã được minh oan. Cũng giống như một bộ phim, khi chiếu tới đoạn cuối thì có hậu.

        Ngày 28 tháng 9 năm 1957, Chủ tịch Đoàn Xô viết Tối cao Liên Xô căn cứ vào đề nghị của Tòa án Tối cao Liên Xô đã quyết định khôi phục quân hàm Nguyên soái và danh hiệu Anh hùng Liên Xô cùng 4 Huân chương Lênin, 4 Huân chương Cờ đỏ, 1 Huân chương Sao vàng, Kỷ niệm chương “20 năm Hồng quân Công nông” và Kỷ niệm chương “Chiến đấu bảo vệ Lêningrát” cho Grigôri Ivanovich Culicốp.

        Viện Tổng Kiểm sát quân sự đã cùng một lúc phúc tra hai vụ án nữa có liên quan đến vụ án Culicốp, đó là vụ án về Thượng tướng Góoctốp, anh hùng Liên Xô, Đại biểu Xô viết tối cao Liên Xô, nguyên Tư lệnh Quân khu Vonga và Thiếu tướng Râyparixencô - Tham mưu trưởng Quân khu này bị Tòa án Quân sự thuộc Tòa án Tối cao Liên Xô tuyên án tử hình và tịch thu tài sản.

        Qua kiểm tra đã xác định được rằng việc xét xử Góoctốp và Râyparixencô cũng là dựa vào những bằng chứng nguy tạo, hoàn toàn không có trong thực tế.

        Tòa án Quân sự thuộc Tòa án Tối cao Liên Xô ngày 11 tháng 4 năm 1956 đã xác định rằng, trong hành động của Góoctốp và Râyparixencô không có yếu tố phạm tội, do đó đã hủy bỏ bản án của họ. Như vậy là sau khi họ chết thì đã phục hồi danh dự cho họ.

        Quyết định mới của Tòa án Quân sự đã thông báo cho gia đình của Culicốp, Góoctôp và Râyparixencô.

        Hầu như toàn bộ sự việc đã rõ ràng. Nhưng trước mặt tôi hiện đang có mấy bức thư của Jucốp viết trả lời cho vợ và con gái của Culicốp, trên những bức thư này có ký tên và đóng dấu.

        Trong đó có đoạn viết: “Chồng của bà (bố của cháu) bị tuyên án tử hình vào ngày 24 tháng 8 năm 1950 , bị xử bắn và chết vào ngày 8 tháng 1 năm 1954".

        Như vậy đã xuất hiện một vấn đề: Phải hiểu như thế nào về lời phê vào bản tuyên án là “đã xử bắn vào ngày 24 tháng 8 năm 1950"; và tại sao lại có ngày tháng mới ghi là “chết vào ngày mùng 8 tháng 1 năm 1954”.

        Grigôri Ivanovich Culicốp đã được phục hồi danh dự, bí mật về cái chết của ông đã được làm rõ. Ông đã bị xử bắn vào ngày 24 tháng 8 năm 1950.

---------------------
        1. Tên của Nguyên soái Jucốp.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #88 vào lúc: 24 Tháng Chín, 2019, 10:25:16 pm »


*

        Xirôđô1 được mệnh danh là “Người cha của

        Lịch sử đã viết những lời dưới đây để mở đầu cho cuốn sách về Lịch sử của mình:

        “Xirôđốt của Haricanasút đã sưu tầm tài liệu và viết những tình hình sau đây, để cho những sự kiện đã xảy ra không bị lãng quên theo thời gian trôi đi, để cho người đời sau được biết đến những cái vĩ đại, đáng kinh ngạc của Người Hy lạp và Người Dã man mà không bị mai một. Trước hết, biết được là họ vì sao mà gây chiến tranh đánh lẫn nhau”.

        Từ nhiều Thế kỷ qua, các nhà sử học trong khi miêu tả về “Người Hy Lạp” và “Người dã man” hiện đại đều tuân theo đường lối có ý nghĩa quyết định này.

        Tôi cũng không muốn bỏ qua lời dặn dò đó của “Người cha của Lịch sử".

        Đề nghị bạn đọc hãy xem những điểu tôi mô tả nói trên thì ai là “Người Hy Lạp” còn ai là “Người dã man” ?

        Thoạt đầu xem ra thì không cần thiết phải nêu vấn đề này, vì địa vị đôi bên đã rõ ràng. Nhưng đó chỉ là thoạt đầu mà thôi! Xirôđốt - Người cha của Lịch sử đã không dự kiến được một tình hình rất quan trọng, ông cho rằng, những sự việc đã xảy ra, đã qua đi là không thể thay đổi.

        Nhưng xem ra thì Lịch sử cũng giống như một “Người đàn bà quý tộc” đỏng đảnh. Bà ta hình như vẫn là bản thân Bà, nhưng Bà đã luôn luôn thay đổi quần áo. Bà quý tộc đỏng đảnh đó có thể mặc những bộ quần áo khác nhau.

        Còn chúng ta thì không có điều kiện đi sâu nghiên cứu về quá trình phức tạp đó của lịch sử, mà chúng ta chỉ xuất phát từ tiền đề “Mốt” của người đàn bà quý tộc đó, để xem nó có quan hệ đến các Nguyên soái của chúng ta ra sao.

        Thoạt đầu họ là những Anh hùng của thời nội chiến, về sau họ lại là những phần tử phản cách mạng, đương nhiên là không có sự xác định về mặt pháp luật đổi với những âm mưu, họ cũng không được phát thẻ Hội viên (phe phái đối lập), cũng không nằm trong danh sách thành viên của một tổ chức và cũng không có cương lĩnh hành động viết bằng văn bản. Nhưng họ đã từng là phái chống đối, đã từng nói là “phế truất Stalin và phe cánh của ông ta”. Cho nên theo luật pháp của Liên Xô thời đó là phạm tội.

        Nghe lén, theo dõi giám sát rồi viết báo cáo... tất cả những cái đó đều gửi cho Stalin. Trong trường hợp đó thì ông ấy cần phải làm như thế nào?

        Về điểm này thì hiện nay chúng ta đều biết. N]jững kẻ chống đối đều phạm tội, phải tiêu diệt theo Pháp luật thời đó, giống như Lịch sử đã thay đổi trang phục.

        Qua đi vài năm sau thì Người đàn bà quý tộc Lịch sử đó lại thay đổi trang phục: Địa vị của những kẻ tham gia vào sự kiện đã thay đổi - Những kẻ bị kết tội, khởi tố trở thành vô tội, cho dù họ đã bị xử bắn, còn những kẻ điều tra thì lại bị giam vào trong nhà tù và cũng có kẻ đã bị xử bắn.

        Thòi đại mới đã tới, phản cách mạng được thực hiện, chủ nghĩa Tư bản được phục hồi, “kẻ thù của nhân dân” đã đạt được mục đích, họ lại trở thành “Những người Anh hùng của Nhân dân”. Họ lại được khôi phục danh dự, bởi vì mục tiêu, tư tưởng và hành động của họ phù hợp với “phái dân chủ”: Đó là xóa bỏ “Liên Xô”, tất cả mọi người đều căm ghét cái “trật tự của Xô viết” dưới thời Stalin.

        “Người đàn bà quý tộc” đã thay đổi xong tất cả quần áo của Bà ta!

        Nhưng cái đó không phải là lần cuối cùng ? Tôi đã đọc kỹ biên bản tốc ký Phiên tòa xét xử công khai về mặt chính trị vào năm 1937 - 1938, có tới mấy trăm phóng viên nước ngoài cùng dự. Tôi cũng đã đọc biên bản Phiên tòa xét xử vụ án và Hồ sơ của Tukhaxépski cùng các chiến hữu của ông.

        Trong số những người bị khởi tố không có người nào nói tới việc họ bị đánh đập và chịu cực hình. Đối với Tukhaxépski thì chưa kịp dùng cực hình, bởi vì trong lần thẩm vấn thứ nhất ông đã thừa nhận mình là người lãnh đạo âm mưu.

        Không đánh đập ông, mà còn cho ông xem những văn bản vạch tội ông, cho ông đối chất ba lần với Fiađơman, Pútna và Primacốp. về sau, theo yêu cầu của ông còn cho ông đối chất với hai người tòng phạm (trong cùng một ngày), buổi chiều hôm đó Tukhaxépski đã tự tay viết bản nhận tội, đồng thời còn nêu tên của hơn bốn mươi người tham gia vào âm mưu của ông.

        Điều này dã dẫn chúng ta đi tởi đâu? Và giải thích thế nào đây?

        Còn đối với Culicốp, Quybixép, Caoski (họ không thừa nhận tội trạng, cũng không có văn kiện) thì nên giải thích như thế nào? Và nên đánh giá như thếể nào về những điều họ công nhận trước Tòa vào năm 1938?

-------------------------
        1. Xirôđốt (trước CN 490 và 480 - 425) Nhà lịch sử học người Hy lạp, được mệnh danh là “Người cha của Lịch sử”, tác phẩm cứa ông chủ yếu là miêu tả về cuộc chiến tranh Hy lạp -Bốtsư, mô tá về Vương triều Ácxêmênít và lịch sứ các nước thời đó.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #89 vào lúc: 24 Tháng Chín, 2019, 10:25:38 pm »


        Quan Tòa Vixinski: “Trong thời gian từ năm 1932 đến năm 1933 đã từng có một tổ chức bè phái gọi là “cánh hữu Trốtski chống Tập đoàn Liên Xô”, nói như vậy có đúng hay không?”

        Ricốp: “Trên thực tế nó là như vậy. Từ năm 1933 đến năm 1934, về mặt tổ chức nó là trung tâm tiếp xúc”.

        Vixinski: “Trung tâm tiếp xúc tức là tiến thêm một bước nữa hình thành quan hệ tổ chức, đúng không ?”

        Ricốp: “Đúng. Xét về thực tế và mặt chính trị thì đúng như vậy”.

        Vixinski: “Như vậy là đúng, và cái Tập đoàn đó đã nêu ra một số nhiệm vụ, các anh có thể nói về nhiệm vụ của mình được không ?”

        Ricốp: “Nhiệm vụ được nêu ra là thông qua đảo chính và liên hiệp với các thế lực nước ngoài, bằng con đường bạo lực lật đổ chế độ Xô viết”.

        Vixinski: “Trong điều kiện nào?”

        Ricốp: “Trong điều kiện giải thể Liên Xô, tách riêng các nước Cộng hòa dân tộc.”

        Crêsưtinski: “Những người gia nhập trung

        tâm này và bị bắt trong năm 1937 thì có: Rôxenguốc và tôi - Đại biểu cho những phần tử Trốtskít, Rusuđác và Iacôtta - Đại biểu cho phái hữu, Tukhaxépski và Chamácních - Đại biểu cho quân nhân”.

        Vixinski: “Anh có lần nào nói chuyện với Tukhaxépski chưa ?”

        Crêsưtinski: “Vào đầu năm 1934 tôi có nói chuyện với ông ta và Piđacốp cũng đã nói chuyện với ông ấy, truyền đạt lại lời của Trốtski”. Tukhaxépski nói, ông ta chẳng những liên hiệp với các lực lượng, mà còn đề ra nhiệm vụ cho mình là phải có thái độ tích cực trong vấn đề này. Ông ấy bảo, nhưng còn cần phải thảo luận, phải làm rõ mọi khả năng, về vấn đề này ông ấy sẽ cùng với Piđacôp thỏa thuận. Từ tháng 2 năm 1935 tôi được Piđacốp thông báo là đã thỏa thuận xong, trung tâm đó có thể sẽ xuất hiện. Về sau, có mấy lần tôi bàn với Tukhaxépski về vấn đề này. Đó là vào cuối năm 1935, năm 1936 và năm 1937 , chúng tôi đã bàn nhiều lần như vậy. Trong lần nói chuyện năm 1935 ông ta còn nói là ông ta dựa vào mấy người, như Akia, Unbríc, Cáckhơ và Aiđơman. Về sau trong một lần nói chuyện quan trọng khác, lần nói chuyện đó là lúc Đại hội đại biểu Xô viết bất thường lần thứ 8, Tukhaxépski bảo tôi rằng cần phải đẩy nhanh vấn đề tiến hành đảo chính. Vấn đề là ở chỗ đảo chính và phương châm thất bại của chúng tôi kết hợp làm một, thời gian đảo chính được ấn định vào lúc khi chiến tranh nổ ra, lúc bọn Đức tấn công Liên Xô. Nếu thời gian tấn công chậm thì thời cơ tiến hành đảo chính cũng chậm lại. Trong thời gian đó các lực lượng phản cách mạng đã dần dần bị đập tan, Piđacốp và Rađích đã bị bắt, bắt đầu bắt những phần tử Trốtski. Tukhaxépski bắt đầu lo lắng, nếu sự việc cứ kéo dài thì sẽ không thể tiến hành được, vì vậy ông ta đã đề xuất là phải gấp rút phát động phản cách mạng. Chúng tôi cùng Chamácních và Ruxuđác thảo luận về vấn đề này và rút ra kết luận, cho rằng ý kiến của Tukhaxépski là đúng đắn. Sau đó, tôi thông qua Piêxônốp gửi thư trưng cầu ý kiến của Trôtski, và được ông ấy trả lời khẳng định”.

        Tóm lại, muốn đánh một dấu chấm hết về việc đánh giá về vấn đề trấn áp đó thì còn hơi sớm.

        Người đàn bà quý tộc của Lịch sử có thể không chỉ một lần thay đổi trang phục. Sự việc đã qua đi, những tiếng ồn ào huyên náo đã lắng xuống. Nhưng nó vẫn còn được những người của thời đại ngày nay xem xét. “Người Hy Lạp” hay “Người dã man”, mỗi lần như vậy đều khoác cho lịch sử cái áo chính trị của mình.
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM