Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Tư, 2024, 04:31:55 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Nguyên soái Zhukov người chiến thắng Hitler  (Đọc 13624 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #130 vào lúc: 01 Tháng Mười, 2019, 08:24:38 pm »


        Người kế nhiệm của Eisenhower tại Đức, Lucius Clay buồn bã nói rằng, có lẽ khi Eisenhower và Zhukov ở Berlin thì mối quan hệ Mỹ - Xô còn nồng ấm, còn sau khi hai ông đã không còn ở đó nữa thì mối quan hệ giữa hai nước cũng trở nên xấu đi. Clay nhận xét rằng, Eisenhower có mối quan hệ rất thân thiết với Zhukov và cả với tướng Sokolovsky. Và ông lấy làm tiếc là mọi thứ đều đã trôi theo cùng cuộc Chiến tranh Lạnh, “tôi nghĩ rằng, mối quan hệ tốt đẹp đó là một trong những lý do đề chúng ta lẽ ra đã có thể tránh được những điều tồi tệ xảy ra sau này. Bởi vì từ đầu chúng ta đã đồng hành cùng nhau. Đó là tại sao tôi nghĩ rằng thái độ của Liên Xô đã ngày một khác đi”, “ và khi Zhukov không còn được trọng dụng thì chúng tôi cũng bắt đầu hiểu rằng chúng tôi không thể hợp tác cùng họ.”1

        Clay sau đó cũng kể cho Eisenhower biết rằng, Zhukov thực sự buồn khi rời khỏi Berlin, ông nói, Eisenhower đã thật sự tin tưởng rằng sự hợp tác với người Nga là hoàn toàn có triển vọng. Vài năm sau, Clay nói: “Tôi biết Eisenhower luôn đánh giá cao tình bạn của ông với Zhukov... tới luôn tin rằng Zhukov cũng muốn họ là bạn của nhau."2

        Sau một năm làm việc với người Nga ở Berlin, tướng người Mỹ Walter Bedell Smith, Tham mưu trưởng của Eisenhower, sau đó là Đại sứ Mỹ tại Mátxcơva, đã đưa ra nhận xét của mình về Zhukov và người kế nhiệm Nguyên soái tại Berlin, tướng V. D. Solokovskv: “Chúng tôi chủ yếu làm việc với Nguyên soái Zhukov và tướng Solokovsky, chúng tôi thật sự kính phục họ và tôi có cảm nhận họ là những con người vĩ đại dù ở đất nước nào đi chăng nữa". Cũng theo tướng Walter, dù bị hạn chế bởi rào cản ngôn ngữ và những vấn đề phức tạp sau chiến tranh đã chia rẽ hai nước, nhưng “hai con người này đã thật sự gây ấn tượng đối với chúng tỏi không chỉ bằng năng lực mà còn ở cả thái độ chân thành và thẳng thắn của họ”. Thái độ thiện chí này đường như còn lan truyền sang cả môi quan hệ giữa người Anh và người Nga. Khi Zhukov gặp tướng Ronald Weeks - đại diện của Anh tại Hội đồng Kiểm soát của Đồng minh - ông này đã kể lại rằng, chỉ sau một cuộc họp chúng tôi đã đạt được một thỏa thuận quan trọng. Tướng Weeks cũng phải thừa nhận rằng, ông rất ấn tượng với câu nói của Zhukov: “Tôi nghĩ, chúng ta sẽ tiếp tục đạt được những thỏa thuận quan trọng chừng nào các nhà chính trị của chúng ta không can thiệp vào”.

        Ngày 20 tháng 4 năm 1955, Zhukov đã gửi một bức thư riêng cho Eisenhower và gián tiếp mời vị Tổng thống tham dự đàm phán nhằm chấm dứt cuộc Chiến tranh Lạnh. 10 ngày sau, ông gửi tiếp cho Tổng thông một bức thư riêng khác và một lần nữa nhấn mạnh việc đàm phán là cần thiết để giải quyết những bất đồng giữa hai cường quốc. Eisenhower thừa nhận ông đã nhận được những bức thư đó nhưng từ chôi tiết lộ nội dung của chúng. Theo tờ New York Times và các tờ báo khác, Zhukov đã cáo buộc Washington đang sử dụng bom nguyên tử để dọa dẫm các nước khác. Ồng cũng kêu gọi Mỹ nên đóng cửa các càn cứ quân sự ở nước ngoài và “làm câm họng những ke ủng hộ tiên hành chiến tranh”. Tuy nhiên lại có đầy rẫy những kẻ ủng hộ tiên hành chiến tranh ở Mỹ3/b].)

        Tuy nhiên, Eisenhower không phải là một nhân vật điều hâu cực đoan. Tháng 11 năm 1954, một thông tin khá tin cậy cho biết, Eisenhower đã tìm ra cách gạt bỏ hàng loạt đề nghị  tiến hành một đòn tấn công để đánh gục Liên Xô trái với đạo lý4.)

------------------
        1. Tất nhiên là Matxcơva đã phản bác và đổ lỗi cho Washington về tất cả những khó khăn.

        2. Lucius Clay, Một quyết định ở Đức, Luân Đôn, 1950.

        3. Những người ủng hộ chiến tranh: Đô đốc, Tham mưu trưởng Hải quân Robert Carney từng tuyên bố, nước Mỹ sẽ sớm phải tuyên chiến để tiêu diệt Nga Xô (ngày 29 tháng 5 năm 1954); Thiếu tướng James Saliba đã phát biểu trong một cuộc mít tinh tại một đơn vị quân đội của Mỹ rằng, nước Mỹ sẽ xóa sổ nước Nga Đỏ chỉ trong một đêm (ngày 3 tháng 12 năm 1954). Cuối năm 1954, tại Anh người ta đã cho đăng tải một số lời tuyên bố mang tính khiêu khích của các tướng lĩnh, đô đốc và các chính trị gia Mỹ được đánh giá là hết sức kinh khủng (Tờ New York Times ngày 6 tháng 12 năm 1954).

        4. Báo Nashville Tennesseean, ngày 28 tháng 11 năm 1954.

Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #131 vào lúc: 02 Tháng Mười, 2019, 03:50:50 pm »

     
        Nhiều người nói rằng, khi Eisenhower tham dự Hội nghị thượng đỉnh Geneva năm 1955, ông đã rất băn khoăn khi gặp lại Zhukov, bời không chỉ để xem điều gì đã xảy ra với Zhukov, mà theo lời của nhà sử học Stephen Ambrose, còn là “tìm hiểu khả năng tái lập quan hệ đối tác giữa hai bên vốn đã hình thành ở Berlin sau chiến tranh thế giới thứ hai”. Rất nhiều tác giả đã dẫn lời của John Eisenhower rằng, tại Geneva, hai bố con họ không còn thấy Zhukov trong “vẻ oai vệ của chú gà trống” như họ đã thấy hồi kết thúc chiến tranh, mà thay vào đó đường như là một Zhukov dè dặt, sợ hãi, thảm hại, thậm chí đầy vẻ hoảng sợ. Tuy nhiên, không thể có chuyện Zhukov hoảng sợ bởi ông là một con người đã từng có mặt ở trung tâm của những trận giao tranh ác liệt nhất trong lịch sử. Vậy điều gì có thể gây nên nỗi thất vọng cho Zhukov tại cuộc họp thượng đỉnh năm 1955 mà các tác giả đều đã không để cập? Đó là: các cuộc chiến ác liệt đang diễn ra ở vùng Viễn Đông, như tại bán đảo Triều Tiên, Việt Nam, Đài Loan là những vấn đề  trọng tâm lúc đó giữa hai đối thủ siêu cường; cuộc chạy đua vũ trang dường như cũng đã vượt ra khỏi tầm kiểm soát - tháng 4 năm 1954, có tin nói rằng Mỹ đã dự trù chi thêm 427 triệu đôla trong năm tới để vượt lên dẫn đầu trong việc sản xuất vũ khí hạt nhân1.

        Charles Bohlen, Đại sứ Mỹ tại Nga lúc đó kể lại, việc Liên Xô cho “người lính già” Zhukov tới Geneva rõ ràng là nhằm chuyển một thông điệp thân thiện tới Eisenhower. Hai ông đã dùng bữa trưa riêng với nhau tại biệt thự dành cho Tổng thống, cùng dự chỉ có người phiên dịch và Đại sứ Bohlen. Bohlen gặp Zhukov lần đầu tiên hồi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, khi đó ông cùng với Harry Hopkins đi thăm Berlin. Bohlen kể, hồi ấy, Zhukov trông như một người lính có thân hình rắn chắc chang khác gì “cây gỗ sồi Nga”, ông có nước da hồng hào và đôi mắt xanh, rất sáng. Mặc dù Nguyên soái nở một nụ cười vui vẻ, nhưng ông vẫn tỏ ra khá dè dặt, nhất là với người nước ngoài. Ông ấy là một Đảng viên cộng sản luôn chấp hành đúng đường lối của Đảng. Tuy nhiên, Bohlen cũng chữa lại lời nhận xét của mình rằng Zhukov là người Nga yêu nước số một. Theo Bohlen, vị Nguyên soái tin vào tính độc lập của quân đội và một trong những lý do khiến ông bị “thất sủng” là ông đã tìm cách xóa bỏ hệ thống trợ lý chính trị. (Những tài liệu mới xuất bản gần đây cho rằng, những nhà lãnh đạo Đảng thất vọng về Zhukov không chỉ bởi quan điểm độc lập của ông mà còn vì ông cứ khăng khăng cho rằng các lãnh đạo cao cấp của Đảng đều có dính líu ít nhiều đến các cuộc thanh trừng của Stalin hồi cuối những năm 30). Bohlen cũng nói, có một sự thẳng thắn mà ông thấy ở con người Zhukov, trái ngược hẳn các nhà lãnh đạo Bolshevik. Hơn thế nữa, Nguyên soái còn thể hiện một tấm lòng bao dung và thật sự tôn trọng nước Mỹ. Bohlen không nghi ngờ, ảnh hưởng của ông đối với Eisenhower là hoàn toàn có thật chứ không phải là kiểu tác động ảnh hưởng nhất thời.

        Kết thúc bữa tiệc, Eisenhower hỏi Zhukov định làm gì nếu có một kỳ nghỉ. Zhukov trả lời là ông sẽ đi đến miền Tây Nam nước Nga để câu cá hồi. Rồi hai ông nói chuyện về những trang bị dùng để câu cá và Eisenhower hứa sẽ gửi tặng Nguyên soái một chiếc cần câu và dây câu do Mỹ sản xuất.

        Chừng một tháng sau, khi Bohlen trở lại Mátxcơva, tòa Đại sứ Mỹ nhận được một túi thư ngoại giao đựng vỏ hộp cần câu, dây câu cá cùng một lá thư Eisenhower gửi Nguyên soái Zhukov. Lá thư không có dấu niêm phong, không như hình thức tài liệu của Đại sứ quân mà đơn giản chỉ là những lời thăm hỏi của bạn bè và nhắn rằng cần, dây câu được được đóng gói riêng và đang được chuyến bằng đường thủy tới.

        Trước đấy, khi Eisenhower còn đương chức ở Lầu Năm Góc, Zhukov cũng gửi cho ông một vài món quà, trong đó có một tấm thảm lớn bằng da gấu trắng Bắc Cực. Eisenhower đã thông báo cho Nguyên soái biết tấm thảm đó được trải trong phòng làm việc ở nhà của ông. Eisenhower viết thư kể rằng, ông rất nhớ những lần trò chuyện thân mật giữa hai người về các vấn đề quân sự hay triết học khi còn ở Berlin, Frankfurk hay Mátxcơva và đó là những kỷ niệm đáng nhớ nhất trong cuộc đời ông2.

        Chính ngay lần gặp gỡ đầu tiên tại Frankfurk năm 1945, Eisenhower đã đánh giá rất cao vai trò của Zhukov trong Chiến tranh thế giới thứ hai3:

        Chiến tranh ở châu Âu đã kết thúc thắng lợi và không ai làm được điều đó tốt hơn Nguyên soái Zhukov, chúng ta nợ ông công lao đó, ông là một người khiêm tốn và không thể đánh giá thấp vị trí của ông trong suy nghĩ của chúng ta. Một ngày nào đó khi tất cả chúng ta được trở về với Tổ quốc của mình thì chắn chắn sẽ còn một loại Huân chương khác của nước Nga, đó là Huân chương mang tên Zhukov, được trao cho tất cả những ai ngưỡng mộ lòng dũng cảm, tầm nhìn xa và tính quyết đoán của người lính này.

        Phải mất nửa thể ký sau, những dự báo của Eisenhower mới trở thành sự thật. Năm 1996, tại lễ kỷ niệm lần thứ 100 ngày sinh của Nguyên soái Zhukov, nước Nga có thêm một loại huân chương mới - Huân chương Zhukov. Một tờ báo đã viết, cuối cùng hậu thế cũng đã thừa nhận, nước Nga có một món nợ lớn với người con vô cùng kính trọng của dân tộc.

-----------------
        1. Mặc dù cuốn Bách khoa toàn thư Liên Xô có chỉ trích dữ dội Eisenhower với tư cách là một Tổng thống, nhưng cuốn sách này cũng thừa nhận rằng, chính quyền của ông “đã có những bước đi thiết thực trong một số vấn đề quan hệ quốc tế”. “Eisenhower đã góp phần chấm dứt các hoạt động quân sự ở Triều Tiên tháng 7 năm 1953... và năm 1955, ông đã tham dự Hội nghị Geneva cùng với những người đứng đầu các quốc gia Liên Xô, Anh, Pháp". Cuốn sách cũng viết: “Chính quyền Tổng thống Eisenhower và Quốc hội Mỹ đã không ngừng phản đối chủ nghĩa McCarthy và có quan điểm khác biệt với Quốc hội về những phương pháp ghê tởm của chủ nghĩa này, những phương pháp cho thấy hệ thống của Mỹ là không hề có triển vọng trên toàn thế giới. Tháng 12 năm 1954, Thượng viện Mỹ đã thông qua một nghị quyết, theo đó đã có sự khiển trách đối với McCarthy.” Cuốn sách cho biết thêm, năm 1959, Nikita Khrushchev đã nhận lời mời của Eisenhower và có chuyến thăm chính thức nước Mỹ.

        2. Hội nghị Thượng đỉnh Geneva đã đem lại nhiều thành công, nhất là trong lĩnh vực trao đổi, giao lưu văn hóa.

        3. Trong một báo cáo chính thức, tướng Mỹ George c. Marshall đã đánh giá rất cao vai trò của người Anh và người Nga trong chiến tranh. Marshall viết: “Chính sự chiến đấu anh hùng của nhân dân Anh và nhân dân Nga đã cứu nước Mỹ khỏi một cuộc chiến trên đất Mỹ”.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #132 vào lúc: 02 Tháng Mười, 2019, 03:52:47 pm »

     
CÁC SÁCH THAM KHẢO

        • Huân tước, Thống chế Allenhrooke, Nhật ký chiến tranh, 1939 - 1945, Luân Đôn, 2001.

        • Stephen Ambrose, Eisenhower và Berlin: Quyết định dừng chăn bên bờ sông Elbe, New York. 1967.

        • Stephen Ambrose, Tổng thống Eisenhower, Luân Đôn, 1984.

        • Christopher Andrew và Oleg Gordievskv, KGB: Chuyện kể từ bên trong, Luân Đôn, 1990.

        • Albert Axell, Cuộc chiến tranh của Stalin: Dưới con mắt những vị Tư lệnh của ông, Luân Đôn, 1997.

        • Albert Axell, Những anh hùng của nước Nga, Luân Đôn, 2002.

        • Carl Becker. Lịch sử hiện đại, New York, 1931.

        • Antony Beevor, Berlin sụp đổ, 1945, Luân Đôn, 2002.

        • Antony Beevor, Stalingrad, Luân Đôn, 2002.

        • Serge Beria, Beria, cha tôi: Bên trong điện Kremlin của Stalin, Luân Đôn, 2001.

        • Count Folke Bernadotte, Bức màn sụp đổ, New York, 1945.

        • Charles E. Bohlen, Nhân chứng lịch sử, New York. 1973.

        • Omar Bradley, Câu chuyện của một người lính, Luân Đôn, 1951.

        • William c. Bullitt, Nhiệm vụ của Bullitt tại Nga, New York, 1919.

        • Otto Preston Chaney, Zhukov, Norman, Oklahoma, 1996.

        • Vasily Chuikov, Kết cục của Đệ tam Đế chế, Luân Đôn, 1967.

        • Winston Churchill. Lịch sử Chiến tranh thế giới thứ hai, 6 tập, Luân Đôn, 1948 - 1954.

        • Alan Clark. Barbarossa: Cuộc đụng độ Xô - Đức, 1941 - 1945, Luân Đôn, 1965.

        • Lucius Clay. Quyết định ở Đức, Luân Đôn, 1950.

        • Stephen Cohen, Bukharin và cuộc Cách mạng của những người Bônsêvích, 1888 - 1938, New York, 1974.

        • Stephen Cohen, Các ủy viên, Tư lệnh và chính quyền dân sự: Cấu trúc của nền chính trị quân sự Xô viết, Cambridge, Massachusetts, 1979.

        • Richard Collier, Cuộc chiến thắng lợi của Stalin: Tehran - Berlin, Luân Đôn, 1983.

        • Cyril Connolly, Những nhà ngoại giao bị mất tích, Luân Đôn, 1952.

        • Robert Conquest, Các vụ thanh trừng của Stalin những năm 30, Luân Đôn, 1968.

        • Richard Crossman, Chúa trời cũng phải chịu thua, Luân Đôn, 1950.

        • Alexander Dallin, Nước Nga dưới bàn tay quân Đức, 1941 - 1944, Luân Đôn, 1957.

        • Alexander Dallin (biên soạn), Những năm tháng dưới thời Khrushchev và Brezhnev, New York, 1992.

        • Norman Davies, Đại bàng trắng, Ngôi Sao đỏ, Luân Đôn, 1972.

        • J.R. Deane, Khối đồng minh lạ kỳ, Luân Đôn, 1947.

        • Francis de Guingand, Những danh tướng trong chiến tranh, Luân Đôn. 1972.

        • Isaac Deutscher, Tiểu sử chính trị của Stalin, Now York, 1982.

        • William О. Douglas, Cuộc hành trình của nước Nga, Now York, 1956.

        • Davis Dragunsky, Cuộc đời một người lính, Matxcdva, 1977.

        • Allon Dulles, Bí mật của nước Đức, New York, 19.47.

        • Dwight Eisenhower, Cuộc thập tự chinh ở châu Âu, New York, 1948.

        • John Eisenhower, Một con người nghiêm khắc, New York, 1969.

        • John Erickson, Đường đến Berlin, Luân Đôn, 1999.

        • Ladislas Earrago, Patton: Thử thách và chiến thắng, Luân Đôn, 1966.

        • Herbert Feis, Bom nguyên tử và sự kết thúc của thế chiến thứ hai. Princeton, 1966.

        • Joachim Eest, Bộ mặt thật của Đệ tam Đế chế, Luân Đôn, 1988.

        • Joachim Fest, Hitler, Luân Đôn, 1980.

        • John Fischer, Tại sao họ đối xử như những người Nga, New York. 1957.

        • Louis Fischer, Đường đến Yalta: Quan hệ ngoại giao Xô viết, 1941 - 1945, Luân Đôn, 1972.

        • John L. Gaddis, Điều giờ đây chúng ta mới biết: Suy nghĩ lại về lịch sử Chiến tranh Lạnh, Oxford, 1997.

        • Reinhard Gehlen, Hồi ký Gehlen, Luân Dôn, 1972.

        • J. Arch Getty, Nguồn gốc của cuộc đại thanh trừng, Cambridge, 1985.

        • G.M. Gilbert, Nhật ký ở Nuremberg, Luân Đôn, 1948.

        • Martin Gilbert, Winston s. Churchill, 8 tập, Luân Đôn. 1966 - 1988.

        • Martin Gilbert, Đường đến chiến thắng, Luân Đôn. 1986.

        • Martin Gilbert, Chiến tranh thế giới thứ hai, Luân Đôn. 1989.

        • David Glantz. Thất bại cay đắng của Zhukov, 1999.

        • David Glantz và Jonathan House, Khi những người khổng lồ đụng độ, Kansas, 1995.

        • Josef Goebbels, Nhật ký của Goebbels, 1942 - 1943, Luân Đôn, 1949.

        • Walter Gorlitz, Thống chế Paulus và Stalingrad, Luân Đôn 1963.

        • Phil Grabsky, Những vị Tư lệnh vĩ đại, Luân Đôn, 1993.

        • Andrei Gromyko, Những kỷ niệm, Luân Đôn, 1989.

        • Heinz Guderian, Tư lệnh quân thiết giáp, New York. 1952.

        • John Gunther, Nội bộ nước Nga ngày nay, Luân Đôn, 1957.

        • Franz Haider, Hitler, tên trùm chiến tranh, Luân Đôn, 1950.

        • Averell w. Harriman, và Elie Abel, Đặc phái viên của Churchill và Stalin: 1941 - 1946, New York, 1975.

        • Neville Henderson, Một nhiệm vụ thất bại, Luân Đôn, 1940.

        • Geoffrey Hosking, Lịch sử Liên bang Xô viết, Luân Đôn. 1940.

        • William Hyland, Khrushchev bị lật đổ, New York. 1968.

        • Walter Isaacson và Evan Thomas, Những nhà thông thái: Acheson, Bohlen, Harriman, Kennen, Lovett, McCloy, Luân Đôn, 1986.

        • Geoffrey Jukes, Stalingrad, bước ngoặt của cuộc chiến, New York, 1968.

        • John Keegan, Chiến tranh thế giới thứ hai, Luân Đôn, 1989.

        • Wilhelm Keitel. Những ký ức của Thống chế Keitel, Luân Đôn, 1965.

        • Geogre F. Kennan, Nước Nga và phương Tây dưới thời Lênin và Stalin, New York, 1960.

        • N.s. Khrushchev. Hồi ức của Khrushchev: Những cuốn băng được công khai, Boston,1990.

        • Sergei Khrushchev, Những bí mật về Khrushchev và kỷ nguyên của ông ta, Boston, 1990.

        • Amy Knight, Beria: Trung úy đầu tiên của Stalin, Princeton. 1993.

        • I.v. Konev, Năm của chiến thắng, Mátxcđva, 1984.

        • Richard E. Lauterbach, Đây là những người Nga, New York, 1994.

        • Tony Le Tissier, Zhukov bên sông Oder: Trận đánh quyết định giành Berlin, Luân Đôn, 1996.

        • Hart, B.H. Liddell (biên tập), Quân đội Xô viết, Luân Đôn. 1956.

        • R.H. Bruce Lockhart, Hồi ký một điệp viên Anh, New York, 1932.

        • Michael Lynch, Liên bang Xô Viết: từ Stalin đến Khrushchev, 1924 - 1964, Luân Đôn. 1990.

        • Martin McCauley, Stalin và chủ nghĩa Stalin, New York. 1995.

        • Martin McCauley, Liên Xô, Mỹ và cuộc Chiến tranh Lạnh, Luân Đôn, 1998.

        • Roy A. Medvedev, Hãy để lịch sứ phán xét, Luân Đôn, 1972.

        • Rov Л. Medvedev và A. Zhores, Những năm tháng cầm quyền của Khrushchev, New York, 1978.

        • K.p.s. Mellon. Delhi - Chungking, Oxford. 1947.

        • Merle Miller. Những cuộc trao đổi thẳng thắn với Harry s. Truman, Luân Đôn, 1974.

        • Norman M. Nai mark, Những người Nga trên đất Đức: Lịch sử vùng kiểm soát của người Xô viết, 1945 - 1949, Cambridge, Massachusetts, 1995.

        • Richard Overy, Tại sao quân Đồng minh chiến thắng. Luân Đôn, 1995.

        • Richard Overy, Cuộc chiến của nước Nga, Luân Đôn, 1998.

        • Franz von Papen, Hồi ký, Luân Đôn, 1952.

        • Bernard Pares, Lịch sử nước Nga, New York, 1965.

        • Gerald Reitlinger, Giải pháp cuối cùng, Luân Đôn, 1953.

        • Joachim von Ribbentrop, Hồi ký Ribbentrop, Luân Đôn, 1954.

        • Eddie Rickenbacker, Chuyện của Rickenbacker, New York. 1967.

        • Geoffrey Roberts, Liên minh tội lỗi: Hiệp ước của Stalin với Hitler, Bloomington. Indiana. 1989.

        • Geoffrey Roberts. Chiến thắng Stalingrad, Luân Đôn. 2002.

        • К.К. Rokossovsky, Nhiệm vụ của một người lính, Matxcơva, 1970.

        • Walter Schellenberg. Hồi ký Schellenberg, Luân Đôn, 1956.

        • Fabian von Schlabrendorff. Những cuộc nổi dậy chống lại Hitler, Luân Đôn. 1948.

        • Albert Seaton, Cuộc chiến tranh Xô - Đức, 1941 - 1945, Luân Đôn, 1971.

        • A.L. Sethi. Nguyên soái Zhukov, chiến lược gia vĩ đại, New Dehli, 1988.

        • Robert E. Sherwood. Roosevelt và Hopkins, New York, 1948.
        • William L. Shirer. Nhật ký Ở Berlin, Luân Đôn. 1941.
        • William L. Shirer, Sự phát triển và sụp đổ của Đệ tam Đế chế, Luân Đôn, I960.
        
 • S.M. Shtemenko, Sau tháng cuối cùng, New York. 1977.

        • Harold Shukman (biên soạn), Những danh tướng của Stalin, Luân Đôn, 1993.

        • William J. Spahr, Zhukov và những thăng trầm của nhà chỉ huy vĩ đại, 1993.

        • John Steinbeck, Hành trình của nước Nga, Luân Đôn, 1949.

        • Otto Strasser, Hitler và tôi, Luân Đôn. 1940.

        • A.J.P. Taylor, Chiến tranh thế giới thứ hai, Luân Đôn, 1975.

        • Rolf Tell (biên soạn), Chỉ dẫn về chủ nghĩa phát xít, Washington DC, 1942.

        • H.R. Trevor - Roper, Những ngày cuối cùng của Hitler, Luân Đôn, 1950.

        • Henry Troyat, Cuộc sống thường ngày ở nước Nga dưới thời Sa hoàng cuối cùng, Standford, California, 1961.

        • Robert c. Tucker, Tư duy chính trị của người Xô viết: Chủ nghĩa Stalin và những thay đời thời hậu Stalin, New York, 1971.

        • Dmitri Volkogonov, Lènìn: Tiểu sử mới, Harold Shukman dịch, Luân Đôn, 1991.

        • Dmitri Volkogonov, Stalin: vinh quang và thảm kịch, Harold Shukman dịch. Luân Đôn, 1991.

        • Chris Ward, Nước Nga dưới thời Stalin, Luân Đôn, 1994.

        • G. Price Ward, Tôi có biết những kẻ độc tài đó, Luân Đôn, 1937.

        • Walther Warlimont, Bên trong tổng hành dinh của Hitler, 1939 - 1945, Luân Đôn, 1964.

        • Alexander Werth, Nước Nga trong cuộc chiến tranh, Luân Đôn 1964.

        • Siegfried Westphal, Quân Đức ở phía Tây, Luân Đôn, 1951.

        • J.w. Wheeler-Bennett, Sự báo oán của quyền lực: Quân Đức và mưu đồ chính trị, 1918 - 1945, Luân Đôn, 1953.

        • Markus Wolf. Người giấu mặt, tự truyện của một siêu điệp viên cộng sản, New York, 1997.

        • Georgi Zhukov, Nhớ lại và suy ngẫm, Mátxcơva, 1985.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #133 vào lúc: 02 Tháng Mười, 2019, 03:53:59 pm »

 
MỤC LỤC

        Lời cảm ơn

        Lòi giòi thiệu: Đi tìm chân dung một Zhukov đích thực.

        Chương 1: Những năm tháng trưởng thành

        Chương 2: Anh lỉnh kỵ binh dưới chế độ sa hoàng

        Chương 3: Chế độ mới

        Chương 4: Cuộc đại thanh trừng

        Chương 5: Zhukov ở Mông Cổ

        Chương 6: Hitler gây chiến

        Chương 7: Matxcơva trong cơn nguy kịch   

        Chương 8: “Chúng tôi đã phải ăn cây cối trong công viên”

        Chương 9: Stalingrad - phiên bản của địa ngục

        Chương 10: Kursk: trận Waterloo của phát xít Đức

        Chương 11: Những chiến sĩ du kích Belarus

        Chương 12: Berlin: thất thủ và hồi sinh

        Chương 13: Hôn nhân và cái chết của Hitler

        Chương 14: Âm mưu bẩn thỉu và những kẻ xấu xa

        Chương 15: Stalin và Zhukov

        Chương 16: Vụ bắt giữ và xử tử hình Beria

        Chương 17: Người anh cả và Zhukov

        Chương 18: Tình bạn giữa Eisenhower và Zhukov

        Chương 19: Những người vợ và con gái của Zhukov

        Chương 20: Mối tình thứ hai

        Chương 21: Người anh hùng ra đi

        Lời kết: Hâu thế biết ơn ông

        Các sách tham khảo

HẾT
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM