Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 20 Tháng Tư, 2024, 10:21:17 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Phụ lục  (Đọc 2410 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #10 vào lúc: 13 Tháng Tám, 2019, 05:04:54 pm »


NĂM 1949

        14-18.1  Hội nghị cán bộ trung ương lần thứ sáu, chủ trương về QS “mạnh bạo đẩy vận động chiến đi tới”, “trọng tâm lúc này là tiếp tục xây dụng bộ đội chủ lực”.

        24.1-31.3  Chiến dịch Quảng Nam - Đà Nẵng.

        1.3-20.4  Chiến dịch Lao Hà.

        4.3-30.4 Chiến dịch Đông Bắc II.

        8.3  Thành  lập Ban  nghiên cứu thủy quân thuộc BTTM.

        9.3 Thành  lập Ban  nghiên cứu không quân thuộc BTTM.

        10.3  Trường quân y sĩ VN (tiền thân của Học viện quân y) khai giảng khóa đầu tiên. 10.3 trở thành ngày truyền thống của Học viện quân y.

        12.3  Bộ tổng chỉ huy QĐ quốc gia và dân quân VN đổi tên thành Bộ tổng tư lệnh QĐ quốc gia và dân quân VN; các bộ chỉ huy liên khu đổi thành BTL liên khu (sắc lệnh 14-SL).

        15.3-30.4  Chiến dịch Cao - Bắc - Lạng (chiến dịch Đường 4). 

        7.4  Thành lập bộ đội địa phương.

        29.4-31.5  Chiến dịch Sông Lô.

        19.5-18.7  Chiến dịch Sông Thao.

        21.5  BCHTƯ Đảng ra chỉ thị về cuộc vận động “rèn luyện cán bộ, chấn chỉnh QĐ” (gọi tắt là rèn cán, chỉnh quân).

        Tháng 5  Thành lập Cục pháo binh.

        10.6-tháng 10  Chiến dịch Thập vạn Đại Sơn (chiến dịch Điển Quế - Việt Quê).

        18.6  Thành lập Cục vận tải. 18.6 trở thành ngày truyền thống của ngành vận tải QS.

        23.6  Thành lập Phân hiệu lục quân Nam Bộ.

        Tháng 6  Thành lập Trường trung cấp kĩ thuật công binh.

        31.7  Thành  lập Cục thông tin liên lạc thuộc Bộ tổng tư lệnh.

        6.8  Thành  lập Phán hiệu lục quân Trung Bộ.

        28.8  Thành  lập Đại đoàn 308 (Đại đoàn Quân Tiên Phong).

        Tháng 9  Hội nghị QS Xứ ủy Nam Bộ.

        Tháng 10  Thành  lập Mặt trận Bình Trị Thiên - Trung Lào.

        4.11  Hợp nhất Liên khu 1 và Liên khu 10 thành Liên khu Việt Bắc (sắc lệnh 127-SL). Ban hành sắc lệnh 226-SL về nghĩa vụ QS.

        18.11  BTL Nam Bộ ra mệnh lệnh 137 thành lập các liên trung đoàn.

        25.11.1949-30.1.1950 Chiến dịch Lê Lợi.

        1-5.12  Chiến dịch Mĩ Tho.

        7-26.12  Chiến dịch Cầu Kè.

        22.12.1949-27.1.1950 Chiến dịch Lê Lai.

NĂM 1950

        6.1  Ban thường vụ trung ương Đảng ra chỉ thị về mở chiến dịch Tây Bắc và chuẩn bị chiến trường Đông Bắc.

        10.1-31.3  Chiến dịch Võ Nguyên Giáp.

        12.1-tháng 3  Chiến dịch Trường Chinh.

        21.1-2.2  Hội nghị cán bộ Đảng toàn quốc lần thứ ba đề ra “nhiệm vụ QS cụ thể và cần kíp: một mặt chiến đấu để tiêu diệt sinh lực địch, một mặt gấp rút bồi dưỡng và xây dựng QĐND...”.

        25-27.1  Chiến dịch Bến Cát I.

        26.1-1.2  Chiến dịch Cao Lãnh.

        7.2-15.3  Chiến dịch Lê Hồng Phong I.

        12.2  Chủ tịch Hồ Chí Minh kí sắc lệnh 20-SL tổng động viên: “tất cả nhân lực, vật lực, tài lực của toàn thể nhân dân đều đạt dưới chế độ pháp luật đặc biệt trong thời kì chiến tranh”.

        10.3  Thành lập Đại đoàn 304 (Đại đoàn Vinh Quang).

        19.3  Ngày toàn quốc chống Mĩ.

        25.3  Thành lập BTL địa phương Liên khu 4.

        26.3-7.5  Chiến dịch Trà Vinh. 

        4-30.4  Chiến dịch Sóc Trăng I.

        9.5  BQP ban hành nghị định số 210/NĐ về nguyên tắc và thể thức gọi công dân VN ra tòng quân; nghị định 211/NĐ về hình thức và tổ chức thi hành nghĩa vụ QS.

        17.5  Thành lập Mặt trận Bình Trị Thiên trên cơ sở tách các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên khỏi Liên khu 4 (có bộ chỉ huy riêng, trực thuộc Bộ tổng tư lệnh về tác chiến).

        19.5  Thành lập Trung đoàn 120 thuộc Liên khu 4 làm nhiệm vụ quốc tế tại Trung Lào.

        15.6-24.10  Chiến dịch Phan Đình Phùng.

        22.6  Ban thường vụ trung ương Đảng ra nghị quyết chấn chỉnh tổ chức BQP - tổng tư lệnh và kiện toàn bộ máy chỉ đạo QS trung ương. Bộ tổng tư lộnh gồm BTTM, TCCT và Tổng cục cung cấp.

        Giữa năm  Thành lập Đoàn 99 trực thuộc BQP, đứng chân ở Việt Bắc để thu dung và bổ sung quân cho các chiến dịch. Đầu 1951, lập Đoàn 403 làm nhiệm vụ này ở Liên khu 4.

        3-31.7  Chiến  dịch Bến Tre.

        11.7  Chủ tịch Hồ Chí Minh kí sắc lệnh 121-SL về tổ chức, nhiệm vụ của Bộ tổng tư lệnh QĐ quốc gia và dân quân VN. về tổ chức, Bộ tổng tư lệnh gồm BTTM, TCCT, Tổng cục cung cấp, Đoàn thanh tra và Văn phòng.

        Tháng 7-9  Chiến  dịch Đắc Lắc.

        5.8-4.11  Chiến  dịch Hoàng Diệu.

        16.9-14.10  Chiến dịch Biên Giới (chiến dịch Lê Hồng Phong II).

        3-12.10  Chiến dịch Long Châu Hà I (chiến dịch Long Châu Hậu).

        7.10-15.11  Chiến  dịch Bến Cát II.

        20.10  Báo “Quân đội nhân dân” ra số đầu.

        Tháng 11  Thành lập hai đại đội ô tô (200 và 203), là những đơn vị vận tải cơ giới đầu tiên của QĐND VN.

        25.12.1950-18.1.1951 Chiến dịch Trần Hưng Đạo.

        27.12  Thành lập Đại đoàn 312 (Đại đoàn Chiến Thắng).
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #11 vào lúc: 13 Tháng Tám, 2019, 05:11:29 pm »


NĂM 1951

        15.1  Thành lập Trung đoàn 151, trung đoàn công binh chủ lực đầu tiên của QĐND VN.

        16.1  Thành lập Đại đoàn 320 (Đại đoàn Đồng Bằng).

        10.2-13.3  Chiến dịch Long Châu Hà II.

        11-19.2  Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ hai, trong nghị quyết đại hội, có vấn đề xây dựng QĐND với ba đặc điểm “dân tộc, nhân dân và dân chủ”.

        23.3-7.4  Chiến dịch Hoàng Hoa Thám.

        27.3  Thành lập Đại đoàn 351, đại đoàn binh chủng (cổng binh, pháo binh) chủ  lực đầu tiên của QĐND VN.

        1.5  Thành lập Đại đoàn 316 (Đoàn Bông Lau).

        12.5-25.6  Chiến dịch Sóc Trăng II.

        14.5  Thành lập Trường huấn luyện kĩ thuật mật mã (tiền thân  của Trường cơ yếu QĐ).

        28.5-20.6  Chiến dịch Quang Trung (chiến dịch Hà Nam Ninh). 

        Tháng 5  - Giải thể các khu 7, 8, 9 ở Nam Bộ để thành lập Phân liên khu Miền Đông và Phân liên khu Miền Tây. Giải thể các trung đoàn, liên trung đoàn, thành lập các tiểu đoàn chủ lực của phân liên khu và các tỉnh. - Tổng cục cung cấp mở lớp huấn luyện cán bộ cung cấp (tiền thân của Trường sĩ quan hậu cần và Học viện hậu cần).

        Tháng 7  Thành lập Trường chính trị trung cấp (tiền thân của Học viện chính trị - QS).

        29.9-10.10  Chiến dịch Lí Thường Kiệt.

        Tháng 10  Thành lập Trường lái xe Tiến Bộ, cơ sở đào tạo lái xe đầu tiên của QĐND VN.

        9-10.11  Hội nghị Tổng quân ủy (mở rộng), quyết định thay đổi hình thức hoạt động của bộ đội chủ lực ở Bắc Bộ, thực hiện phương châm du kích vận động chiến.

        11.11  Thành lập Trường thông tin (tiển thân của Trường sĩ quan chỉ huy - kĩ thuật thông tin).

        10.12.1951-25.2.1952 Chiến dịch Hòa Bình.

NĂM 1952

        8.2  Thành lập Chi đoàn thanh niên cứu quốc đầu tiên trong QĐND VN.

        15.3  Tổng cục cung cấp xuất bản “Tạp chí hậu cần”, tháng 5 ra số đầu.

        12.4  Hội nghị thi đua toàn quân, bầu 50 chiến sĩ thi đua tiêu biểu cho phong trào thi  đua lập  công  của QĐND VN.

        30.4-6.5  Đại hội chiến sĩ thi đua và cán bố gương mẫu toàn quốc lẩn thứ nhất, lựa chọn được 5 Ah LLVTND và 2 Ah lao động.

        20.5  BCHTƯ Đảng ra “nghị quyết về tổ chức Đảng trong bộ đội chủ lực”, quy định bỏ chế độ chính ủy “tối hậu quyết định”, thành lập chế độ cấp ủy đảng trong bộ đội chủ lực.

        15.7-26.9  Chiến dịch Bắc Quảng  Nam.

        Tháng 7  Hội nghị chiến tranh du kích Bắc Bộ do BCHTƯ Đảng và Tổng quân ủy triệu tập.

        2.8  Tổng cục cung cấp ban hành “quy chế tổ chức Đội thanh niên xung phong”.

        Tháng 8  - Thành lập Trường du kích chiến tranh thuộc BQP, đào tạo, bổ túc cán bộ QS địa  phương  và bộ  đội địa phương. - Thành lập Trường bổ túc quân chính sơ cấp, đối tượng chính là cán bộ đại đội.

        14.10-10.12  Chiến dịch Tây Bắc.

        5.12  Thành lập Đại đoàn 325 (Đại đoàn Bình - Trị - Thiên).

NĂM 1953

        13-28.1  Chiến dịch An Khê.

        Tháng 2  BTTM mở hội nghị nghiên cứu chiến thuật đánh tập đoàn cứ điểm.

        1.4 Thành lập Trung đoàn 367, trung đoàn phòng không đầu tiền của QĐND VN. 1.4 trở thành ngày truyền thống của bộ đội phòng không.

        13.4-18.5  Chiến dịch Thượng Lào.

        Tháng 5  Tổng quân ủy ra nghị quyết về chỉnh quân chính trị, nhằm nâng cao trình độ giác ngộ giai cấp, sức mạnh chiến đấu của bộ đội.

        Tháng 9  BCT bàn chủ trương tác chiến Đông Xuân 1953-54.

        15.10-6.11  Chiến dịch Tây nam Ninh Bình.

        6.12  Tổng quân ủy trình BCT “phuơng án tác chiến mùa Xuân 1954”. BCT thông qua phương án và quyết định tiến hành chiến dịch Điện Biên Phủ.

        10-20.12  Chiến dịch Lai Châu.

        21.12.1953-4.1954 Chiến dịch Trung Lào.

NĂM 1954

        29.1-13.2  Chiến dịch Thượng Lào.

        26.1-17.2  Chiến dịch Bắc Tây Nguyên.

        31.1-tháng 4  Chiến dịch Hạ Lào và đông bắc Campuchia.

        13.3-7.5  Chiến dịch Điện Biên Phủ, quyết định thắng lợi của cuộc KCCP.

        Tháng 4  Trường bổ túc quân chính sơ cấp được chuyển thành Trường bổ túc quân chính trung cấp.

        4-27.7  Hội nghị QS Trung Giã.

        15-17.7  Hội nghị lần thứ sáu BCHTƯ Đảng (mở rộng) chỉ rõ kẻ thù mới và quyết định “xây dựng QĐND hùng mạnh, thích hợp với yêu cầu của tình hình mói”.

        22.7  Bộ tổng tư lệnh QĐND VN ra lệnh ngừng bắn trên chiến trường VN, đánh dấu sự kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và can thiệp Mĩ.

        24.8  Thành lập hai thủy đội: Sông Lô, Bạch Đằng, lực lượng tàu chiến đầu tiên của Hải quân nhân dân VN.

        5-7.9  BCT ra nghị quyết về “tình hình mới, nhiệm vụ mới và chính sách mới của Đảng”, xác  định “QĐND là cột trụ chủ yếu nhất, chắc chắn nhất để bảo vệ tổ quốc, bảo vệ hòa bình”.

        7.9  Thành lập Bộ chỉ huy pháo binh thuộc Bộ tổng tư lệnh.

        16.9  Thành lập hai đại đoàn pháo binh 675 và 349.

        21.9  Thành lập Đại đoàn pháo phòng không 367 thuộc Bộ chỉ huy pháo binh và Đại đoàn bộ binh 350 thuộc Bộ tổng tư lệnh.

        10.10  Đại đoàn 308, Trung đoàn 57 (Đại đoàn 304) và các LLVT địa phương tiếp quản Hà Nội.

        15.11  Thành lập Trường tập huấn pháo binh thuộc Bộ chỉ huy pháo binh.

        20.11  Thành lập Sư đoàn bộ binh 305 thuộc Bộ tổng tư lệnh.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #12 vào lúc: 13 Tháng Tám, 2019, 05:21:56 pm »


NĂM 1955

        1.1  Duyệt binh tại Quảng trường Ba Đình ở thủ đô Hà Nội, mừng thắng lợi vĩ đại của cuộc KCCP, chào mừng trung ương Đảng, chính phủ và chủ tịch Hồ Chí Minh trở về Hà Nội.

        13.1  Tổng cục cung cấp đổi tên thành TCHC. Các tổ chức cung cấp trong toàn quân thống nhất tên gọi là hậu cần.

        Tháng 1  Thành lập Sư đoàn bộ binh 330.

        Tháng 2  Tổng quân ủy xác định kế hoạch 5 năm xây dựng QĐ, củng cố quốc phòng (1955-59).

        3.3  Thành lập Ban nghiên cứu sân bay thuộc BTTM. 3.3 trở thành ngày truyền thống của bộ đội không quân.

        26.4 Thành lập Trường huấn luyện bờ biển (nay là Học viện hải quân).

        29.4  Thành lập Cục quân nhu thuộc TCHC.

        7.5  Thành lập Cục phòng thủ bờ biển thuộc BQP - Tổng tư lệnh.

        13-16.5  Đại đoàn bộ binh 320 cùng LLVT địa phương tiếp quản Hải Phòng và Kiến An. Miền Bắc VN (từ vĩ tuyến 17 trở ra) hoàn toàn giải phóng.

        Tháng 5  Các đơn vị QĐND VN ở các chiến trường miền Nam, Lào, Campuchia hoàn thành việc chuyển quân tập kết ra miền Bắc. -  Thành lập Trường bổ túc chính trị trung cao cấp và Trưởng bổ túc QS trung cao cấp.

        Tháng 6  Thành lập ba sư đoàn bộ binh 328, 332 và 335. Các đại đoàn 308, 304, 312, 316, 320 và 325 thống nhất tên gọi là sư đoàn bộ binh. Giữa năm  Thành lập Bộ đội phòng thủ bờ biển, Bộ đội biên phòng, Bộ đội bảo vệ yếu địa.

        1.7  Thành lập Sư đoàn bộ binh 324.

        12.7  Thành lập Cục tài vụ thuộc TCHC.

        10.8  Thành lập Cục doanh trại thuộc TCHC.

        31.8  Lễ tuyên dương danh hiệu Ah LLVTND lán thứ hai cho 26 cán bộ, chiến sĩ (có 8 liệt sĩ).

        3.11  Thành lập Cục công binh của BQP.

        26.12  Thành lập Trường công binh (nay là Trường sĩ quan công binh).

NĂM 1956

        15.3  Thành lập Cục cán bộ thuộc BTTM (quyết định 013/QĐ của BQP), tiếp đó 28.4.1956 thành lập Cục cán bộ thuộc TCCT (quyết định 024/QĐ), trên cơ sở phòng cán bộ thuộc Cục chính trị BQP.

        7.5  Lễ tuyên dương danh hiệu Ah LLVTND lần thứ ba cho 43 cán bộ,  chiến sĩ (có 11 liệt sĩ).

        28.5  Thành lập BTL pháo binh trên cơ sở Bộ chỉ huy pháo binh.

        8-9.6  BCT ra nghị quyết 64/NQ về “tình hình và nhiệm vụ CM miền Nam”.

        Tháng 6  Thành lập Trường lí luận chính trị thuộc TCCT.

        18.8  BCT chỉ thị cho Xứ ủy Nam Bộ “... Cần tổ chức ra những đội tự vệ ở các thôn, xã, nhà máy, đường phố, trường học...”.

        20.8  Thành lập Ban thanh tra QĐ thuộc BQP-Tổng tư lệnh.

        23.8  Thảnh lập Cục nông binh, sau đổi thành Cục nông trường thuộc TCHC.

        11.12  Thành lập Sư đoàn bộ binh 338.

        Cuối năm  - Toàn quân càn bản hoàn thành chấn chỉnh tổ chức, biên chế và trang bị.-  Xứ ủy Nam Bộ ra nghị quyết về tổ chức, phương thức hoạt động của LLVT.

NĂM 1957

        12.2  Thành lập Trường cán bộ hậu cần thuộc TCHC.

        18.2  Thành lập Trường sĩ quan pháo binh.

        Tháng 3  Hội nghị lần thứ 12 BCHTƯ Đảng quyết định xây dựng QĐND hùng mạnh, chính quy, hiệp đại; thông qua kế hoạch QS 5 năm lần thứ nhất (1955-59).

        23.4  Thành lập Tổng cục cán bộ thuộc BQP (nghị định 172/HG) trên cơ sở Cục cán bộ thuộc BTTM và Cục cán bộ thuộc TCCT; từ 20.1.1959 chuyển thành Cục cán bộ thuộc TCCT (quyết định 184/N).

        3.6  Chủ tịch nước ra sắc lệnh 017-SL giải thể Liên khu Việt Bắc để thành lập các quân khu Việt Bắc, Đông Bắc (đầu 1958 giải thể), Tây Bắc; giải thể Liên khu 3 để thành lập các quân khu Tả Ngạn (có thêm Bác Ninh, Bắc Giang), Hữu Ngạn (có thêm Thanh Hóa); thành lập Quân khu 4 trên cơ sở Liên khu 4 ở phía bắc vĩ tuyến 17.

        17.10  Thành lập Trung đoàn thông tin 303 thuộc Cục thông tin liên lạc.

        Tháng 10  - Thành lập một số đơn vị vũ trang tuyên truyền ở Đông Nam Bộ, Tây Nam Bộ, vùng rùng núi các tỉnh Liên khu 5. -  Chuyển Trường quân y sĩ thành Trường sĩ quan quân y.

NĂM 1958

        Đầu năm  BQP thực hiện thí điểm gọi thanh niên nhập ngũ theo chế độ nghĩa vụ QS.

        Tháng 3  - Tổng quân ủy quyết định điều chỉnh kế hoạch xây dựng QĐ kéo dài thời gian đến năm 1960. -  Các sư đoàn 316, 350, 335, 3(ta và 338 chuyển thành lữ đoàn.

        21.3  - Trường lí luận chính trị thuộc TCCT đổi tên thành Trường chính trị trung cao cấp QĐND VN (quyết định 055/QĐ). -  BQP quyết định thống nhất tổ chức, biên chế, trang bị của các đơn vị trong lục quân và nhũng đơn vị đầu tiên của không quân, hải quân. -  Thành lập BTL phòng không (nghị định 047/NĐ).

        10.4  Thành lập Tổng cục quân huấn, trong đó có Cục nghiên cứu điều lệnh và khoa học QS (sắc lệnh 660- SL của chủ tịch nước). 10.4 trở thành ngày truyền thống của Cục khoa học công nghệ và môi trường.

        19.4  Thành lập những phân đội hóa học đầu tiền của QĐND VN. 19.4 trở thành ngày truyền thống của bộ đội hóa học.

        Tháng 5  Liên khu ủy Khu 5 ra nghị quyết về xây dựng căn cứ địa CM và bước đầu xây dựng LLVT.

        Tháng 6  Xứ ủy Nam Bộ quyết định thành lập BTL miền Đông Nam Bộ (sau đổi là Ban QS Miền).

        7-8.7  Đại hội liên hoan Ah và chiến sĩ thi đua toàn quốc lần thứ hai, có 456 chiến sĩ thi đua và đại biểu của 76 đơn vị.

        3.8  Thành lập Trường hàng không VN (nay là Trường sĩ quan không quân).

        Tháng 8  - Thành lập Trung đoàn 260 - trung đoàn tình báo phòng không (rađa) đầu tiên của QĐND VN. -  Chuyển Trường quân chính Liên khu Việt Bắc thành Trường bổ túc quân chính Quân khu Việt Bắc.

        20.10  Thành lập Trường quân chính Quân khu 4.

        4.11  Sáp nhập Cục quân giới và Cục quân khí thành Cục quân giới thuộc TCHC.

        15.12  Thành lập Trường quân chính Quân khu Tả Ngạn.

        20.12  Ban hành sắc lệnh 109-SL-LK về chế độ phục vụ của sĩ quan, chế độ tiền lương và chế độ khen thưởng của QĐND VN.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #13 vào lúc: 13 Tháng Tám, 2019, 05:26:25 pm »


NĂM 1959

        13-21.1  Hội nghị lần thứ 15 BCHTƯ Đảng (khóa II) xác định đường lối CM miền Nam và phương hướng xây dựng, chiến đấu của LLVT ở miền Nam.

        24.1  - Thành lập Cục không quân thuộc BTTM (nghị định 319/NĐ). - Thành lập Cục hải quân thuộc BTTM (nghị định 322/NĐ).

        6.2-tháng 4  Nổi dậy ở Vĩnh Thạnh, đánh dấu bước chuyển của phong trào CM ở Bình Định từ đấu tranh chính trị tiến lên đấu tranh chính trị có vũ trang hỗ trợ.

        Tháng 2-4  Nổi dậy ở Bác Ái đánh dấu bước phát triển của phong trào CM vùng núi Nam Trung Bộ, từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công.

        1.3  Các đài rađa QĐ phát sóng cảnh giới bầu trời tổ quốc. 1.3 trở thành ngày truyền thống của bộ đội rađa phòng không.

        3.3  Thành lập LLVT chuyên trách công tác biên phòng và bảo vệ nội địa, lấy tên là công an nhân dân vũ trang. 3.3 trở thành ngày truyền thống của bộ đội biên phòng.

        30.3  Thành lập Trường sĩ quan công binh.

        1.5  Thành lập Trung đoàn 919, trung đoàn khồng quân vận tải dầu tiên của QĐND VN.

        18.5  Thành lập Đoàn 135 (sau đổi phiên hiệu là 140) - đơn vị tàu tuần tiễu của hải quân nhân dân VN.

        19.5  Thành lập Đoàn vận tải QS 559 (lúc đầu lấy tên là Đoàn công tác QS đặc biệt) trực thuộc Bộ tổng tư lệnh QĐND VN.

        Tháng 8  Khởi nghĩa Trà Bồng (Quảng Ngãi).

        12.9  Thành lập Đoàn 959 thuộc BQP (quyết định 446/QĐ).

        30.9  Thành lập Trường không quân VN (nghị định 429/NĐ), nay là Trường sĩ quan không quân.

        5.10  Thành lập Trung đoàn 202 - trung đoàn xe tăng đầu tiên của QĐND VN. 5.10 trờ thành ngày truyền thống của bộ đội tăng thiết giáp.

        26.11  Giải thể Tổng cục quân huấn, chuyển Cục nghiên cứu điều lệnh và khoa học QS về trực thuộc BTTM và đổi tên là Cục nghiên cứu khoa học QS.

        22.12  Thành lập Bảo tàng QĐ tại Hà Nội.

NĂM 1960

        Đầu tháng 1  Thành lập Khu Sài Gòn - Gia Định.

        17.1-20.4  Đổng khởi Bến Tre, ra đời đơn vị vũ trang tập trung đầu tiên (Đại đội 264).

        24.2  Thành lập Đại đội khung nhảy dù (phiên hiệu C45).

        28.4  Ban hành Luật nghĩa vụ QS (sắc lệnh 11-SL).

        Tháng 6  Cục quân giới (TCHC) nghiên cứu thiết kế, chế tạo thành công mìn chống tăng và mìn sát  thương.

        11-21.7  Đại hội đại biểu Đảng bộ toàn quân lần thứ nhất, chuẩn bị cho đại hội Đảng  toàn quốc lần  thứ ba.

        Tháng 7  Thành lập Bộ chỉ huy LLVT giải phóng miền Đông (Quân khu Miền Đông) và Khu ủy miền Đông Nam Bộ.

        5-10.9  Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ ba, xác định nhiệm vụ của QĐ bảo vệ miền Bắc XHCN, đấu tranh giải phóng miền Nam và làm nhiệm vụ quốc tế; tích cực xây dựng QĐ tiến lên chính quy, hiện đại.

        12.10 Thành lập Cục nghiên cứu kĩ thuật thuộc BQP (quyết định 470/QĐ).

        Tháng 10  Thành lập Ban QS khu ủy Sài Gòn - Chợ Lớn.

        20.12  Thành lập Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam VN.

        Tháng 12  Kết thúc kế hoạch QS dài hạn lần thứ nhất (1955-60).

NĂM 1961

        Tháng 1  - Tổng quân ủy ra chỉ thị thành lập QGPMN VN - một bộ phận của QĐND VN, xây dựng và chiến đấu trên chiến trường miền Nam. - Thành lập Trung ương cục miền Nam.

        15.2  Thống nhất các LLVT giải phóng miền Nam VN. Hệ thống chỉ huy QS hình thành từ miền đến xã. Thành lập các quân khu: Quân khu 1 (Đông Nam Bộ), Quân khu 2 (Trung Nam Bộ), Quân khu 3 (Tây Nam Bộ), Quân khu 4 (Sài Gòn - Gia Định), Quân khu 6 (Nam Trung Bộ).

        25.2  BCT thông qua kế hoạch QS 5 NĂM lần thứ hai (1961-65).

        Tháng 2  BCT giao nhiệm vụ cho Cục hải quân nghiên cứu đường vận chuyển chiến lược trên biển để chi viện cho chiến trường miền Nam.

        3.3  Thành lập Học viện quân chính (quyết định 12/QP), ưên cơ sờ sáp nhập Trường bổ túc QS trung, cao cấp và Trường chính trị trung, cao cấp.

        8-11.3  Đại hội Đoàn toàn quân lần thứ nhất, có 374 đại biểu tham dự.

        Tháng 3  Thành lập Ban tổng kết chiến lược thuộc BTTM, Phòng viết sử thuộc TCCT.

        11.4  Thành lập Trường quân chính Quân khu 5.

        14.4  Thành lập Trung đoàn 259 xây dựng các công trình quốc phòng  (quyết định  160/QĐ-QP).

        Tháng 4-5  Phối hợp với bộ đội Pathét Lào mở chiến dịch Tà Khống tạo điều  kiện mở đường sang Tây Trường Sơn.

        Tháng 6  Thành lập Trường sĩ quan kĩ thuật.

        10-12.7  Đại hội chiến sĩ thi đua toàn quân họp tại thủ đô Hà Nội (224 chiến sĩ thi đua, 48 đại biểu các đơn vị tiên tiến).

        27.7  Thành lập BTL Quân khu 5 và Quân khu 6.

        3.8  Thành lập các căn cứ hải quân 1 và 2 thuộc Cục hải quân (quyết định 74/QĐ).

        9.8  Thành lập Trung đoàn rađa trinh sát 292 thuộc BTL phòng không (quyết định 64/QĐ).

        27.8  Thành lập Trường quân chính sơ cấp Miền (nay là Trường sĩ quan lục quân 2). ngày 27.8 trở thành ngày truyền thống của Trường sĩ quan lục quân 2.

        2.9  Thành lập Tiểu đoàn 1 và Tiểu đoàn 2 bộ đội chủ lực Miền - hai tiểu đoàn chủ lực cơ động đầu tiên trên chiến trường Nam Bộ và cực Nam Trung Bộ.

        16.9  Công bố pháp lệnh đặt huân chương và huy chương Chiến sĩ vẻ vang cho cán bộ, chiến sĩ có công xây dựng QĐND VN sau ngày hòa bình lập lại (20.7.1954).

        Tháng 9  BCT và Quân ủy trung ương thông qua đề án do BTTM chuẩn bị về xây dựng LLVT ở miền Nam những năm 1961-63.

        23.10  Thành lập Đoàn vận tải QS đường biển 759 (quyết định 97/QĐ).

        Cuối năm  Thành lập Trường quân chính Quân khu 9.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #14 vào lúc: 13 Tháng Tám, 2019, 05:30:47 pm »


NĂM 1962

        9.2  Thành lập Trung đoàn bộ binh 1, bộ đội chủ lực Miền - trung đoàn chủ lực cơ động đầu tiên trên chiến trường miền Nam trong KCCM.

        17.2  Thành lập Cục vật tư nhiên liệu thuộc TCHC.

        26-27.2  BCT ra nghị quyết về nhiệm vụ trước mắt của CM miền Nam.

        23.3  Thành lập Viện nghiên cứu y học QS (quyết định 80/QĐ).

        Tháng 4  Hội nghị Trung ương cục miền Nam, quyết định: “khẩn trương xây dụng LLVT,  chú  trọng cả ba  thứ quân để đủ sức chận đánh và đánh bại những âm mưu QS của địch”.

        2-12.5  Chiến dịch Nậm Thà.

        4-6.5  Đại hội liên hoan Ah, Chiến sĩ thi đua toàn quốc lần thứ ba (có 1.060 đại biểu gồm Ah, Chiến sĩ thi đua và đại diện của các đơn vị tiên tiến).

NĂM 1963

        2.1  Trận Ấp Bắc mở đầu đánh bại chiến thuật trực thăng vận và thiết xa vận trong chiến tranh đặc biệt.

        20.1  Thành lập Trường sĩ quan biên phòng.

        Tháng 6  Cục quân giới (TCHC) nghiên cứu, chế thử thành công súng CKC.

        Cuối tháng 7  Thành lập Đoàn 763, đơn vị mở đường Trường Sơn ở Hạ Lào.

        26.8  Cục quân giới (TCHC) nghiên cứu, thiết kế và chế tạo thành  công  súng và  đạn B-50  có tính năng như B-40.

        22.10  Thành lập Quân chủng phòng không-không quân (trên cơ sở hợp nhất BTL phòng không và Cục không quân).

        Tháng 10  Thành lập Quân ủy và BTL Miền.

        1.11  Điều chỉnh địa giới, thành lập Quân khu 3 và thành lập lại Quân khu Đông Bắc trên cơ sở Quân khu Tả Ngạn và Quân khu Hữu Ngạn.

        30.11  Cục quân giới (TCHC) nghiên cứu, thiết kế chế tạo thành công súng cối 81mm.

NĂM 1964

        3.1  Thành lập BTL hải quân trên cơ sở Cục hải quân (quyết định 01/QĐ).

        9.1  Hội nghị phòng không nhân dân toàn miền Bắc lần thứ nhất bàn kế hoạch  triển khai hệ thống phòng không ba thứ quân.

        27.1-12.2  Chiến dịch 128.

        3.2  Thành lập Trung đoàn không quân tiêm kích 921 (quyết định 18/QĐ).

        Đầu tháng 3  Quân ủy trung ương và BQP quyết định chuyển một bộ phận LLVT trên miền Bắc, trong đó có Quân chủng phòng không - không quân từ trạng thái thời bình sang trạng thái có  tính chất thời chiến.

        27.4-8.6  Chiến dịch giải phóng Cánh Đồng Chum (chiến dịch 74A).

        27.4  - Thành lập Trường sĩ quan công binh (quyết định 49/QĐ-QP). - Thành lập Trường chính trị sơ cấp (nghị định 61).

        1.5  Thành lập Mặt trận Tây Nguyên (B3).

        28.5  Thành lập Cục liên lạc đối ngoại BQP.

        29.6  BCT ra chỉ thị: “tăng cường sẵn sàng chiến đấu phá tan âm mưu khiêu khích, đánh phá miền Bắc của không quân Mĩ”.

        16.7  Thành lập Trường sĩ quan pháo cao xạ (nay là Học viện phòng không - không qụân) theo quyết định 79/QĐ-QP.

        2.8  Hải quân nhân dân VN đánh đuổi tàu khu trục  Mađôc  của  Mĩ  xâm phạm chủ  quyền lãnh hải tổ  quốc.

        5.8  Hải quân nhân dân VN cùng bộ đội phòng không, LLVT  và  nhân dân  Quảng Bình, Nghệ An. Thanh Hóa, Quảng Ninh bắn rơi 8 máy bay Mĩ (ngày truyền thống đánh thắng trận đầu của Hải quân nhân dân VN).

        1.9 Thành lập BTL Thủ Đô (quyết định 102/QĐ).

        Tháng 11  Quân ủy trung ương xác định 11 nguyên tắc tác chiến của LLVTND.

        2.12.1964-3.1.1965 Chiến dịch Bình Giã - chiến dịch đầu tiên của bộ đội chủ lực trên chiến trường Nam Bộ và Nam Trung Bộ.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #15 vào lúc: 13 Tháng Tám, 2019, 05:35:12 pm »


NĂM 1965

        Tháng 1  Hội đồng quốc phòng quyết định phương hướng, nhiệm vụ công tác quốc phòng trước mắt của miền Bắc.

        7.1  Thành lập Trung đoàn 236 - trung đoàn tên lửa phòng không đầu tiên của QĐND VN.

        Tháng 2  Cục nghiên cứu kĩ thuật, BTL pháo binh và Cục quân giới phối hợp thiết kế, chế tạo thiết bị phóng tên lửa A-12 bằng phương pháp ứng dụng mới.

        15.3  Dân quân xã Diễn Hùng (Diễn Châu, Nghệ An) bắn rơi 1 máy bay A-4, mở đầu phong trào bắn máy bay Mĩ bằng súng bộ binh của dân quàn tự vệ toàn miền Bắc.

        25-27.3  Hội nghị trung ương lần thứ 11 nhận định cả nước đã có chiến tranh, miền Bắc là hậu phương lớn, miền Nam là tiền tuyến lớn.

        31.3  - Quân ủy trung ương phát động phong trào thi đua; “quyết tâm đánh thắng giặc Mĩ xâm lược” trong các LLVTND. -  Quân và dân Hà Tĩnh bắn rơi chiếc máy bay Mĩ thứ 100 trên miền Bắc.

        3.4  - Không quân nhân dân VN đánh thắng trận đầu, bắn rơi 2 máy bay F-8 của Mĩ. -  Quân ủy trung ương ra nghị quyết (số 54) chuyển Đoàn 559 thành đơn vị tương đương cấp quân khu.

        7-10.4  Kì họp thứ ba Quốc hội khóa III quyết định sửa đổi một số điều trong Luật nghĩa vụ  QS.

        17.4  Quân và dân Quảng Bình bắn rơi chiếc máy bay Mĩ thứ 200 trên miền Bắc.

        22.4  Chuyển Lữ đoàn 335 thành Trung đoàn 335 thuộc Quân khu Tây Bắc; các lữ đoàn 330, 350 thành sư đoàn.

        Tháng 4  Chủ tịch Hồ Chí Minh kí sắc lệnh ban hành Luật nghĩa vụ QS thời chiến.

        2-6.5  Đại hội Ah, Chiến sĩ thi đua và Dũng sĩ các LLVT giải phóng miền Nam lần thứ  nhất họp tại Chiến khu Dương Minh Châu, tuyên dương 23 Ah QGP.

        5.5  Chủ tịch Hồ Chí Minh kí lệnh động viên cục bộ.

        10.5-22.7  Chiến dịch Đồng Xoài.

        19.5  Thành lập BTL phòng không Hà Nội (Sư đoàn phòng không 361) và BTL phòng không Hải Phòng (Sư đoàn phòng không 363) theo quyết định 66/QĐ-QP.

        21.5  - Tách Học viện quân chính thành Học viện QS và Học viện chính trị thuộc BQP (quyết định 68/QĐ-QP). -  Thành lập Trường sĩ quan thông tin (quyết định 69/QĐ-QP). -  Sáp nhập Trường sĩ quan kĩ thuật vào Trường sĩ quan hậu cần (quyết định 70/QĐ-QP).

        26.5  Trận Núi Thành - trận đầu thắng Mĩ diễn ra trên chiến trường Khu 5.

        27.5  Quân và dân Nghệ An bắn rơi chiếc máy bay Mĩ thứ 300 trên miền Bắc.

        28.5-20.7  Chiến dịch Ba Gia - đánh dấu sự phá sản của chiến lược chiến tranh đặc biệt của Mĩ  ở miền Nam.

        Tháng 5  Cục nghiên cứu kĩ thuật và Cục quân giới nghiên cứu thiết kế, chế tạo thành công  vũ  khí phá  rào.

        21.6  Thành lập BTL 350 trên cơ sở hợp nhất Sư đoàn 350 và Thành đội Hải Phòng.

        22.6  Thành lập Trung đoàn xe tăng 203 (quyết định 100/QĐ-QP) và BTL thiết giáp (quyết  định 101/QĐ QP).

        28.6  Thành lập BTL công binh (quyết định 102/QĐ-QP).

        3.7 Thành lập Trung đoàn thông tin 26 (quyết định 114/QĐ-QP) và Trung đoàn pháo phòng không 237 (quyết định 115/QĐ-QP).

        14.7  Thành lập Công trường Z3 (quyết định 116/QĐ-QP) tương đương cấp sư đoàn, trực thuộc BTL công binh.

        15.7  Thành lập Trung đoàn thông tin 132 (quyết định 118/QĐ-QP) trực thuộc Cục thông tin liên lạc.

        24.7 Bộ đội tên lửa đánh thắng trận đầu, diệt gọn một tốp 3 máy bay F-4C (có 1 rơi tại chỗ, là chiếc máy bay Mĩ thứ 400 bị bắn rơi trên miền Bắc). 24.7 trở thành ngày truyền thống của bộ đội tên lửa phòng không.

        7.8  Đại hội thi đua “quyết tâm đánh thắng giặc Mĩ xâm lược” của các LLVTND trên miền Bắc họp tại Hà Nôi, 367 đơn vị được tặng danh hiệu “Đơn vị Quyết Thắng”.

        18-19.8  Trận Vạn Tường, đánh bại cuộc hành quân “tìm diệt” quy mô lớn đầu tiên của Mĩ trong chiến lược chiến tranh cục bộ ở miền Nam.

        23.8  Thành lập Sư đoàn bộ binh 320B theo quyết định 225/TMH (4.9.1979 đổi phiên hiệu thành Sư đoàn 390).

        29.8  Quân và dân Nghệ An bắn rơi chiếc máy bay Mĩ thứ 500 trên miền Bắc.

        Tháng 8  Cục nghiên cứu kĩ thuật nghiên cứu chế tạo thành công bóng chứa khí nhẹ chống máy bay địch bay thấp.

        2.9  Thành lập Sư đoàn bộ binh 9, bộ đội chủ lực Miền và Sư đoàn bộ binh 3, bộ đội chủ  lực Quân khu 5.

        7.9  Thành lập Trung đoàn không quân tiêm kích 923 thuộc Quân chủng phòng không - không  quân.

        24.9  Quân và dân Vĩnh Linh bắn rơi chiếc máy bay Mĩ thứ 600 trên miền Bắc.

        15.10  Thành lập Đoàn pháo binh 69, bộ đội chủ lực Miền (Đoàn pháo binh Biên Hoà).

        19.10-26.11  Chiến dịch Plây Me.

        20.10  Thành lập Sư đoàn bộ binh 2, bộ đội chủ lực Quân khu 5.

        26.10  Quân và dân đảo Bạch Long Vĩ (Hải Phòng) bắn rơi chiếc máy bay Mĩ thứ 700 trên miền Bắc.

        12-27.11  Chiến dịch Bầu Bàng - Dầu Tiếng.

        17.11-18.12  Chiến dịch Đổng Dương.

        23.11  Thành lập Sư đoàn bộ binh 5, bộ đội chủ lực Miền.

        27.11  Quân và dân Yên Bái bắn rơi chiếc máy bay Mĩ thứ  800  trên  miền Bắc.

        Tháng 11  Cục quân giới chế tạo thành công súng cối 60mm.

        20.12  Thành lập Sư đoàn bộ binh 1, bộ đội chủ lực Tây Nguyên.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #16 vào lúc: 13 Tháng Tám, 2019, 05:42:16 pm »


NĂM 1966

        Tháng 1  Cục quân giới thiết kế, chế tạo thành công lựu đạn phóng ghép mảnh.

        8.1-5.2  Đợt chiến đấu chống càn ở vành đai diệt Mĩ Củ Chi.

        28.1-18.2  Đợt hoạt động tác chiến Đức Phổ.

        Tháng 1-4  Quân và dân miền Nam đánh bại cuộc phản công chiến  lược lần  thứ nhất (gồm 450 cuộc hành quân càn quét) của 200.000 quân Mĩ, chư hầu và 500.000 quân Sài Gòn.

        20.2-20.4  Chiến dịch Tây Sơn Tịnh (Quảng Ngãi).

        Tháng 2  Quân ủy trung ương đề ra 6 phương thức tác chiến của các LLVTND.

        7.3  Quân và dân Nghệ An bắn rơi chiếc máy bay thứ 900 trên miền Bắc.

        31.3  Sáp nhập Trường cán bộ chính trị sơ cấp vào Học viện chính trị (quyết định 27/QĐ-QP).

        20.4  Thành lập Trung đoàn rađa 293 (quyết định 32/QĐ-QP) thuộc BTL phòng không.

        29.4  Trung đoàn pháo phòng không 210 cùng quân và dân Bắc Thái bắn rơi chiếc máy bay Mĩ thứ 1.000 trên miền Bắc.

        Tháng 4  - Thành lập Quân khu Trị - Thiên (B4). - Cục quân giới nghiên cứu sản xuất thành công pháo khói để ngụy trang, nghi binh và sản xuất thành công “súng cối giải phóng”.

        18-24.5  Đại hội thanh niên quyết thắng toàn quân lần thứ nhất.

        30.5  Thành lập 3 trung đoàn tên lửa 261, 263 và 267 (quyết định 42/QĐ-QP) thuộc BTL Quân chủng phòng không - không quàn.

        Tháng 5  Thành lập Đặc khu Rừng Sác (Đoàn 10) thuộc BTL Miền.

        6.6  Quân và dân Nghệ An bắn rơi chiếc máy bay Mĩ thứ 1.100 trên miền Bắc.

        8.6-9.7  Đợt hoạt động tác chiến Bình Long.

        13.6  Thành lập Sư đoàn bộ binh 7, bộ đội chủ lực Miền.

        15.6  Thành lập BTL phòng không Quân khu 4.

        21.6  Thành lập Sư đoàn phòng không 367 thuộc Quân chủng phòng không - không quân.

        23.6  Thành lập BTL phòng không Hà Bắc theo quyết định 46/QĐ-QP (từ 16.3.1967 đổi tên là Sư đoàn phòng không 365).

        Tháng 6  Quân ủy trung ương quyết định mờ Mặt trận Đường 9 - bắc Quảng Trị (B5).

        14.7  Trung đoàn không quân 923 bắn rơi chiếc máy bay Mĩ thứ 1.200 trên miền Bắc.

        17.7  Chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi quân và dân cả nước chống Mĩ, cứu nước với chân lí “Không có gì quý hơn độc lập, tự do”.

        7.8  Trung đoàn tên lửa 257 cùng với quân và dân Hà Bắc bắn rơi chiếc máy bay Mĩ thứ 1.300 trên miền Bắc.

        8.8  Chính phủ ra quyết định 145/CP thành lập Trường đại học quân y (nay là Học viện quân  y).

        9.9  Quân và dân Lạng Sơn bắn rơi chiếc máy bay Mĩ thứ 1.400 trên miền Bắc.

        14.9-25.11  Đánh bại cuộc hành quân Attơnborơ của Mĩ vào Chiến khu Dương Minh Châu.

        9.1966-4.1967  Quân và dân miền Nam đánh bại cuộc phản công chiến lược lần hai, gồm 895 cuộc hành quân càn quét lớn, nhỏ của hơn 400.000 quân Mĩ, chư hầu và 600.000 quân Sài Gòn.

        14.10  Quân và dân Nghệ An bắn rơi chiếc máy bay Mĩ thứ 1.500 trên miền Bắc.

        18.10-6.12  Chiến dịch Sa Thầy.

        28.10  - Lễ thành lập Phân hiệu 2 Đại học bách khoa (nay là Học viện KTQS) theo quyết định 146/CP; 28.10 trở thành ngày truyền thống của Học viện KTQS.

        Cuối tháng 10  Thành lập Khu 10 gồm các tỉnh Quảng Đức, Phước Long (Khu 6) và Bình Long (Khu 7).

        3-25.11  Chiến dịch Tây Ninh.

        14.12  Quân và dân Hà Nội bắn rơi chiếc máy bay Mĩ thứ 1.600 trên miền Bắc.

NĂM 1967

        1.1  Chủ tịch Hồ Chí Minh kí lệnh (số 117/LCT) tặng danh hiệu Ah LLVTND cho 22 đơn vị và 36 cá nhân thuộc QĐND VN và dân quân tự vệ.

        Đầu tháng 1  Đại hội Ah, Chiến sĩ thi đua chống Mĩ, cứu nước trên miền Bắc.

        8-26.1  Đánh bại cuộc hành quân Xiđa Phôn.

        22.2-15.4  Chiến dịch đánh bại cuộc hành quân Gianxơn Xiti.

        1.3  Quân và dân Thanh Hóa bắn rơi chiếc máy bay Mĩ thứ 1.700 trên miền Bắc.

        19.3  Thành lập Binh chủng đặc công.

        24.3  Thành lập các binh chủng: rađa, tên lửa, không quân thuộc Quân chủng phòng không - không quân (quyết định 04/QĐ-QP).

        27.3  - Tách Quân khu 3 thành Quân khu Hữu Ngạn và Quân khu Tả Ngạn. - BTL hải quân hợp nhất với Quân khu Đông Bắc thành BTL hải quân kiêm Quân khu Đông Bắc.

        25.4  Trung đoàn không quân 923 cùng quân và dân Hải Phòng bắn rcd chiếc máy bay  Mĩ thứ 1.800 trên miền Bắc.

        17.5  Quân và dân Nghệ An bắn rơi chiếc máy bay Mĩ thứ 1.900 trên miền Bắc.

        5.6  Quân và dân Thanh Hóa bắn rơi chiếc máy bay Mĩ thứ  2.000 trên  miền  Bắc.

        16.6  Trung đội dân quân nữ xã Hoa Lộc (Hậu Lộc, Thanh Hóa), đơn vị  dân quân nữ đầu tiên trên miền Bắc bắn rơi máy bay phản lực Mĩ bằng súng bộ binh.

        16.7 Quân và dân Nam Hà bắn rơi chiếc máy bay Mĩ thứ 2.100 trên miền Bắc.

        20.7  Thành lập Trường bổ túc cán bộ đặc công, nay là Trường sĩ quan đặc công.

        21.8  Quân và dân Hà Nội bắn rơi chiếc máy bay Mĩ thứ 2.200 trên miền Bắc.

        Tháng 8  Quân ủy trung ương mở cuộc vận động: “nâng cao chất lượng, phát huy sức mạnh  chiến đấu của các LLVTND, quyết tâm đánh thắng giặc Mĩ xâm lược” trong toàn quân.

        Giữa tháng 9  Đại hội Ah, Chiến sĩ thi đua và Dũng sĩ các LLVTND giải phóng miền Nam lần thứ hai, tuyên dương 47 AhLLVTND.

        17.9  - Trung đoàn tên lửa 257 cùng với quân và dân Hà Nội bắn rơi chiếc máy bay Mĩ thứ 2.300 trên miến Bắc. -  Trung đoàn tên lửa 238 bắn rơi chiếc máy bay B-52 đầu tiên trên vùng trời Vĩnh Linh.

        14.10  Trung đội lão dân quân xã Hoằng Trưòng (Hoằng Hóa, Thanh Hóa) dùng súng bộ binh bắn rơi chiếc máy bay Mĩ thứ 2.400 trên miền Bắc.

        27.10-10.12  Chiến dịch Lộc Ninh.

        Tháng 10  Quân khu 7 và Quân khu Sài Gòn - Gia Định giải thể, thành lập sáu phân khu: 1, 2, 3, 4, 5 và 6.

        3-22.11  Chiến dịch Đắc Tô 1.

        6.11  Quân và dân Hà Nội bắn rơi chiếc máy bay Mĩ thứ 2.500 trên miền Bắc.

        20.11  Thành lập đại đội pháo binh nữ dân quân xã Ngư Thủy (Lệ Thủy, Quảng Bình). 7.2.1968 đại đội đánh thắng trận đầu, bắn cháy 1 tàu khu trục Mĩ.

        25.11  Quân và dân Hải Phòng bắn rcd chiếc máy bay Mĩ thứ 2.600 trên miền Bắc.

        6.12  Thành lập Đảng ủy và BTL Mặt trận Đường 9.

        Tháng 12  BCT quyết định mở cuộc tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968, đưa CM miền Nam chuyển sang giai đoạn mới.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #17 vào lúc: 13 Tháng Tám, 2019, 05:51:02 pm »


NĂM 1968

        Tháng 1  Hội nghị lần thứ 14 BCHTƯ Đảng ra “Nghị quyết Quang Trung”, quyết định “tổng công kích và tổng khởi nghĩa, giành thắng lợi quyết định cho sự nghiệp chống Mĩ, cứu nước”.

        5.1  Quân và dân Ninh Bình bắn rơi chiếc máy bay Mĩ thứ 2.700 trên miền Bắc.

        12-27.1  Chiến dịch Nậm Bạc (Thượng Lào).

        20.1-15.7  Chiến dịch Đường 9 - Khe Sanh.

        30.1-31.3  Tổng tiến công và nổi dậy đồng loạt Xuân Mậu Thân.

        Cuối tháng 1  - Thành lập Sư đoàn phòng không 375 thuộc BTL Quân khu 4. -  Thành lập BTL thông tin liên lạc.

        6-7.2  Trận Làng Vây, mở đầu tác chiến hiệp đồng binh chủng (có xe tăng) của QGP trên chiến trường miền Nam.

        17.3  Quân và dân Hà Nội bắn rơi chiếc máy bay Mĩ thứ 2.800 trên miền Bắc.

        Tháng 4  Cục kĩ thuật phối hợp với các trường đại học tổng hợp, bách khoa và Tổng cục bưu điện nghiên cứu, thiết kế phương tiện rà phá bom, mìn từ trường.

        8.5  Quân và dân Hà Tĩnh bắn rơi chiếc máy bay Mĩ thứ 2.900 trên miền Bắc.

        27.5  Thành  lập Sư đoàn phòng không 377 (quyết định 53/QĐ-QP).

        18.6  Thành lập Trường dại học KTQS trên cơ sở Phân hiệu 2 Đại học bách khoa.

        25.6  Trung đoàn 230 (Sư đoàn phòng không 367) phối hợp với quân và dânỵQuảng Bình bắn rơi chiếc máy bay Mĩ thứ 3.000 trên miền Bắc.

        28.6  Thành lập Đoàn 968 quân tình nguyện VN ở Lào (quyết định 98/TM-QĐ).

        Tháng 7  Cục quân giới nghiên cứu, thiết kế, chế tạo thành công súng chống tăng B40; tiếp đó chế thử thành công đạn B 40 (20.10.1969).

        15.8  Quân và dân Nghệ An bắn rơi chiếc máy bay Mĩ thứ 3.100 trên miền Bắc.

        17.8-28.9  Chiến dịch Tây Ninh.

        22.8  Thành lập BTL bảo đảm giao thông vận tải Quân khu 4.

        24.8  Thành lập Cục xàng dầu thuộc TCHC (quyết định 95/QĐ-QP).

        1.11  Quân và dân miền Bắc kết thúc thắng lợi cuộc chiến tranh nhân dân chống chiến tranh phá hoại lần thứ nhất của đế quốc Mĩ, bắn rơi 3.243 máy bay (có 6 chiếc B-52), bắn chìm và bắn cháy 143 tàu, thuyền.

NĂM 1969

        1.1  Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư chúc mìỉng năm mới đồng bào, chiến sĩ cả nước. Người kêu gọi: “Vỉ độc lập, vì tự do/ Đánh cho Mĩ cút, đánh cho ngụy nhào”

        29.1  Đoàn chủ tịch ủy ban trung ương MTDTGPMN quyết định thưởng huân chương Tổ quốc cho các LLVTND giải phóng miền Nam.

        5.5-  26.6  Chiến dịch Đắc Tô II.

        5.5-20.6  Chiến dịch Long Khánh.

        10.6  ủy ban thường vụ quốc hội quyết định tặng danh hiệu Ah LLVTND cho 17 đơn vị và 12 cá nhân có thành tích xuất sắc trong cuộc KCCM, cứu nước.

        23.6-1.7  Chiến dịch Mường Sủi.

        1.7  Quân và dân Hà Nội bắn rơi chiếc máy bay Mĩ thứ 3.300  trên miền Bắc.

        15.7  Thành lập Viện khoa học QS VN, thuộc BQP (quyết định  62/QĐ-QP).

        29.7  Cục kĩ thuật (TCHC) chuyển thành Viện KTQS (BTTM).

        15.9  Quân ủy trung ương ra chỉ thị (số 073/QUTƯ) tách cơ quan tài chính các cấp khỏi ngành hậu cần, tổ chức thành cơ quan độc lập trực thuộc đảng ủy và thủ trường đơn vị.

        25.10.1969-25.4.1970 Chiến dịch Toàn Thắng (chiến dịch 139).

        3.11-10.12  Chiến dịch Phước Bình - Bù Đốp.

        23.11  Hội đồng chính phủ CM lâm thời Cộng hòa miền Nam VN tuyên dương 28 đơn vị và 23 cá nhân Ah LLVTND.

        Tháng 11  Thành lập Lữ đoàn đặc công 429 (trên  cơ sở Trung  đoàn 429)  tại  Chiến khu Dương  Minh Châu.

        19.12  ủy ban thường vụ quốc hội quyết định  tuyên dương 23  đơn vị  và  17 cá nhân Ah  LLVTND.

NĂM 1970

        15.1  ủy ban thường vụ quốc hội thông qua pháp lệnh đặt các danh hiệu vinh dự nhà nước, trong đó có danh hiệu Ah LLVTND.

        Tháng 1  Hội nghị lần thứ 18 BCHTƯ Đảng quyết định kiên trì và đẩy mạnh kháứg chiến, đánh bại chiến lược VN hóa chiến tranh của đế quốc Mĩ.

        10.2  Hội đồng chính phù CM lâm thời Cộng hoà miền Nam VN tuyên dương 10 đơn vị và 28 cá nhân Ah LLVTND; tiếp đó ngày 15.2 tuyên dương 12 đơn vị và 9 cá nhân; 5.9 tuyên dương 6 đơn vị và 13 cá nhân.

        15.3-25.4  Đợt tác chiến Sảm Thông - Long Chẹng.

        24.4  Thành lập Sư đoàn vận tải 470 thuộc Đoàn 559 (quyết định 67/QĐTƯ).

        29.4-30.6  Chiến dịch dông bắc Campuchia, đánh bại cuộc tiến công lớn của Mĩ và QĐ Sài Gòn mở rộng chiến tranh xâm lược sang Campuchia.

        29.4-9.6  Giải phóng Attapư - Saravan (Lào).

          Thành lập Mặt trận Bình Long.

        19.8  ủy ban thường vụ quốc hội quyết định tuyên dương danh hiệu Ah LLVTND cho 55 đơn vị và 43 cá nhân.

        24.8-26.9  Cán bộ cao cấp toàn quân tập huấn QS, nghiên cứu một sò' vấn đề về đường lối QS của Đảng, một số cách đánh mới về chiến dịch, chiến thuật, công tác tham mưu, CTĐ,CTCT, công tác hậu cần trong chiến dịch và chiến đấu.

        2.9  Thành lập Đoàn đặc công 367 tại căn cứ Sông Chiêm  (miền Đông Nam Bộ).

        10.10  Thành lập Binh đoàn 70 ở nam Quân khu 4.

        10.12  Bộ tổng tư lệnh QĐND VN ra mệnh lệnh cho cán bộ và chiến sĩ cả nước, quyết tâm đánh bại chiến lược VN hóa chiến tranh của Mĩ.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #18 vào lúc: 13 Tháng Tám, 2019, 05:55:51 pm »


NĂM 1971

        30.1-23.3  Chiến dịch Đường 9 - Nam Lào, đánh bại cuộc hành quân Lam Sơn 719 của quân Mĩ và QĐ Sải Gòn.

        4.2-31.5  Chiến dịch đông bắc Campuchia (chiến dịch đánh bại  cuộc  hành quân Toàn Thắng 1-71).

        27.2-16.4  Chiến dịch đánh bại cuộc hành quân Quang Trung 4.

        Tháng 2  Hội nghị lẩn thứ 19 BCHTƯ Đảng chỉ ra phương hướng đánh bại âm mưu “VN hóa chiến tranh”, phá kế hoạch bình định nông thôn của Mĩ và QĐ Sài Gòn.

        17.3  Hợp nhất Trường sĩ quan phòng không và Trường kĩ thuật phòng không thành Trường phòng không trực thuộc Quân chủng phòng không - không quân.

        17.3-29.5  Tiến công giải phóng Bôlôven (Lào).

        18.3  Thành lập Đoàn 301 (cơ quan chỉ huy tiền phương của BTL Miền).

        Tháng 7  - Hợp nhất Binh đoàn 70 và Mặt trận Đường 9 thành BTL B5 trực thuộc BQP. - BQP tổ chức lớp tập huấn cán bộ cao cấp, trung cấp về một số vấn đề nghệ thuật chiến dịch tiến công và đánh địch trong công sự, tiêu diệt căn cứ tiểu đoàn, trung đoàn địch.

        8.7  Thành lập ủy ban thanh tra QĐ thuộc BQP.

        10.7  Thành lập BTL Mặt hận phòng không cửa khẩu, phiên hiệu Sư đoàn 377.

        20.7  Thành lập các BTL khu vực (471, 472, 473, 470 và 571) thuộc Đoàn 559.

        20.9  Chính phủ CM lâm thời Cộng hoà miền Nam VN tuyên dương 21 đơn vị và  16  cá nhân  danh  hiệu Ah LLVTND.

        26.9-20.10  Chiến dịch Đường 22 (Cần Đăng - Xa Mát).

        20.9  ủy ban thường vụ quốc hội và chủ tịch nước VN DCCH tuyên dươnậ danh hiệu Ah LLVTND  cho 15 đơn vị và 6 cá nhân.

        12.10  Hội đồng chính phủ quy định tên gọi và nhiệm vụ cơ quan QS địa phương các cấp.

        26.10  Quân và dân Nghệ An bắn rơi chiếc máy bay Mĩ thứ 3.400 trên miền Bắc.

        27.10-4.12  Chiến dịch Đường 6 (chiến dịch đánh bại cuộc hành quân Chenla II).

        18.11  Thành lập Trung đoàn xe tăng 201.

        Tháng 11  Cục quân huấn (BTTM) và Viện khoa học QS chỉ đạo Sư đoàn bộ binh 308 diễn tập chiến đấu hiệp đồng binh chủng tiêu diệt quân địch trong công sự (có sử dụng một số vũ khí mới, như tên lửa chống tăng, tên lửa phòng không vác vai, bộ khí tài phá rào...).

        18.12.1971-6.4.1972 Chiến dịch Cánh Đồng Chum - Mường Sủi.

NĂM 1972

        Đầu tháng 1  - Thành lập Sư đoàn pháo binh 75 (trên cơ sở Đoàn 69) thuộc BTL Miền. - Thành lập Sư đoàn bộ binh 711 thuộc BTL Quân khu 5.

        Cuối tháng 2  Quân ủy trung ương ra nghị quyết về nhiệm vụ QS năm 1972.

        11.3  Thường vụ quân ủy trung ương ra nghị quyết về kế hoạch tiến công chiến lược  năm 1972.

        30.3-27.6  Chiến dịch Trị - Thiên, mở đầu cuộc tiến công chiến lược năm 1972 trên chiến  trường miền Nam.

        30.3-5.6  Chiến dịch Bắc Tây Nguyên.

        1.4.1972-19.1.1973  Chiến dịch Nguyễn Huệ.

        6.4  Miền Bắc bước vào cuộc chiến dấu chống chiến tranh phá hoại lần thứ hai của đế quốc Mĩ.

        9.4-3.5  Chiến dịch Bắc Bình Định.

        20.4  Quân và dân Quảng Bình bắn rơi chiếc máy bay Mĩ thứ 3.500 trên miền Bắc.

        19.5  Hội đồng chính phủ CM lâm thời Cộng hoà miền Nam VN quyết định tuyên dương Ah LLVTND cho 34 đơn vị và 18 cá nhân; tiếp đó, ngày 20.12 tuyên dương 13 đơn vị.

        21.5-15.11  Chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng (Lào).

        27.5  Quân và dân Hà Bắc bắn rơi chiếc máy bay Mĩ thứ 3.600 trên miền Bắc.

        3.6  Thành lập Trung đoàn đặc công 113 tại miền Đóng Nam Bộ.

        10.6-10.9  Chiến dịch đồng bằng sông Cửu Long (chiến dịch tiến công tổng hợp Khu Cool.

        27.6  Tiểu đoàn tên lửa 57 cùng với quân và dân Hà Nội bắn rơi chiếc máy bay Mĩ thứ 3.700 trên miền Bắc.

        28.6.1972-31.1.1973 Chiến dịch phòng ngự Quảng Trị.

        Tháng 7  BTTM chỉ thị cho Quân chủng phòng không - không quân nghiên cứu và triển khai kế hoạch đánh máy bay B-52 và hoàn thiện kế hoạch phòng không.

        6.8  Quân và dân Hải Phòng bắn rơi chiếc máy bay Mĩ thứ 3.800 trên miền Bắc.

        6.8-11.9  Chiến dịch đánh bại cuộc hành quân Soria-2.

        8-28.8  Chiến dịch đánh bại cuộc hành quân Ăngco Chay.

        12.9  Quân và dân Lạng Sơn bắn rơi chiếc máy bay Mĩ thứ 3.900 trẽn miền Bắc.

        20.9  Thành lập Sư đoàn bộ binh 10 thuộc Mặt trận Tây Nguyên.

        17.10  Quân và dân Vĩnh Phú bắn rctì chiếc máy bay Mĩ thứ 4.000 trên miền Bắc.

        Đầu tháng 11  BTL Quân chủng phòng không - không quân tổ chức hội nghị bàn cách đánh máy bay B-52 của bộ đội tên lửa.

        23.11  Thành lập Sư đoàn bộ binh 341.

        18-29.12  Chiến dịch phòng không Hà Nội - Hải Phòng, đánh bại cuộc tập kích chiến lược đường không mang tên Lainơbêchcơ II bằng máy bay ném bom B-52 của Mĩ vào Hà Nội, Hải Phòng, lập nên kì tích “Điện Biên Phủ trên không”, kết thúc thắng lợi cuộc chiến tranh nhân dân chống chiến tranh phá hoại lần thứ hai của đế quốc Mĩ, trong đó ngày 20.12 quân và dân Hà Nội bắn rơi chiếc máy bay Mĩ thứ 4.100 trên miền Bắc.

        31.12  Hoàn thành công trình đường ống dẫn dầu T.72b từ Quảng Ninh nối với tuyến T.72, thông suốt đường ống dẫn dầu từ biên giới Việt - Trung vào đến miền Đông Nam Bộ (2.000km).
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #19 vào lúc: 13 Tháng Tám, 2019, 05:59:44 pm »


NĂM 1973

        9.1  Ủy ban thường vụ quốc hội tuyên dương danh hiệu Ah LLVTND cho 24 đơn vị và 12 cá nhân. Tiếp sau, ngày 3.9 tuyên dương 46 đơn vị và 16 cá nhân; ngày 31.12 tuyên dương 45 đơn vị, 20 cá nhân.

        11.1  Hội đồng chính phủ CM lâm thời Cộng hoà miền Nam VN quyết định tặng thưởng huân chương Thành đồng cho 32 tỉnh và địa phương.

        27.1  Kí kết hiệp định Pari về chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở VN (có hiệu lực từ 7 giờ 28.1.1973).

        30.1  Đoàn đại biểu QS Chính phủ VN DCCH tham gia Ban liên hợp QS bốn bên.

        16.3  Thành lập Đoàn đặc công 27 trực thuộc BTL Miền.

        29.3  - Thành lập Sư đoàn phòng không 673 tại Trị - Thiên. - Bộ chỉ huy QĐ Mĩ ở miền Nam VN làm lẽ cuốn cờ rút quân về nước.

        10.4  Thành lập Trường sĩ quan thiết giáp thuộc BTL thiết giáp theo quyết định 56/QĐ-QP (nay là Trường sĩ quan tãng thiết giáp).

        21.5  Thành lập Đoàn vận tải đường sông gồm 3 tiểu đoàn và Đoàn vận tải ven biển gồm 4 đại đội tàu (107, 102, 103 và 25).

        Tháng 7  Hội nghị BCHTƯ Đảng lần thứ 21 ra nghị quyết về “thắng lợi vĩ đại của cuộc KCCM và nhiệm vụ của CM miền Nam trong giai đoạn mới”, xác định nhiệm vụ của LLVT “sẵn sàng trong tư thế đánh địch, chủ động đập tan các cuộc hành quân lấn chiếm..., bảo vệ và giữ vững vùng giải phóng”.

        21.8  Thành lập Viện thiết kế quân giới (quyết định 578/QĐ) và Viện công nghệ quân giới thuộc Cục quân giới (quyết định 579/QĐ).

        24.8 Cục quân giới thiết kế sản xuất thành công súng chống tăng B-41 phù hợp với con người và khí hậu VN.

        23.9  Hội đồng chính phủ CM lâm thời Cộng hoà miển Nam VN quyết định tuyên dương danh hiệu Ah LLVTND cho 46 đơn vị và 20 cá nhân. Tiếp sau, ngày 20.12 tuyên dương 56 đơn vị và 33 cá nhân.

        24.10  Thành lập Quân đoàn 1 (Binh đoàn Quyết Thắng) tại Ninh Bình (quyết định 124/QĐ-QP).

        17.11  Hội đồng chính phủ ra quyết định về việc xây dựng, củng cố và mở rộng đường chiến lược Trường Sơn, giao cho QĐ xây dựng.

NĂM 1974

        17-20.1  Sự kiện Hoàng Sa: TQ đưa quân đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa của VN do QĐ Sài Gòn đóng giữ.

        1-6.2  Đại hội Anh hùng, Chiến sĩ thi đua các LLVTND giải phóng miền Nam lần thứ 4.

        13.2  BQP ra quyết định chuyển Trường bổ túc cán bộ đặc công thành Trường sĩ quan đặc công (quyết định 13/QĐ-QP).

        14-24.2  LLVT Khu 8 đánh bại cuộc hành quân lấn chiếm quy mô lớn của địch ở Kiến Tường, bảo vệ vùng giải phóng và căn cứ Đồng Tháp Mười.

        20.3  Thành lập Lữ đoàn dặc công - biệt động 316 tại miền Đông Nam Bộ.

        17.5  Thành lập Quân đoàn 2 (Binh đoàn Hương Giang) tại Thừa Thiên (quyết định 67/QĐ-QP).

        14.6  Chính phủ CM lâm thời Cộng hoà miền Nam VN quyết định tặng thưởng huân chương Thành đồng cho 36 địa phương và đơn vị.

        17.7-25.8  Chiến dịch Nông Sơn - Thượng Đức.

        20.7  Thành lập Quân đoàn 4 (Binh đoàn Cửu Long) tại miền Đông Nam Bộ.

        23.7  Thành lập Học viện hậu cần trên cơ sở Trưcmg sĩ quan hậu cần (quyết định 188/QĐ-QP).  23.7 trở thành ngày truyền thống của Học viện hậu cần.

        19.8  - Thành lập Sư đoàn bộ binh 303 thuộc BTL Miền (trên cơ sở Sư đoàn bộ binh 3). - Thành lập Trung đoàn đặc công 198 tại Tây Nguyên (trên cơ sở một số đơn vị đặc công của Mặt trận Tây Nguyên).

        28.8-28.9  Chiến dịch La Sơn - Mỏ Tàu.

        10.9  Thành lập TCKT thuộc BQP theo nghị định 221/CP của Hội đồng chính phủ (trên cơ sở nghị quyết 39/QUTƯ của Quân ủy trung ương ngày 5.4.1974).

        30.9-8.10  Hội nghị BCT thông qua kế hoạch giải phóng miền Nam trong hai năm 1975-76.

        5.12.1974-15.1.1975 Chiến dịch Hưng Long.

        13.12.1974-6.1.1975 Chiến dịch Đường 14 - Phước Long.

        18.12.1974-8.1.1975 Hội nghị BCT (mở rộng) bổ sung và hoàn chỉnh quyết tâm chiến lược giải phóng miền Nam.
Logged

Trang: « 1 2 3 4 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM