Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 20 Tháng Tư, 2024, 04:54:42 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: 1 2 3 4 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Phụ lục  (Đọc 2408 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« vào lúc: 13 Tháng Tám, 2019, 01:41:35 pm »







Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #1 vào lúc: 13 Tháng Tám, 2019, 01:43:19 pm »







Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #2 vào lúc: 13 Tháng Tám, 2019, 01:45:55 pm »







Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #3 vào lúc: 13 Tháng Tám, 2019, 01:47:28 pm »







Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #4 vào lúc: 13 Tháng Tám, 2019, 01:49:39 pm »







Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #5 vào lúc: 13 Tháng Tám, 2019, 01:50:36 pm »







Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #6 vào lúc: 13 Tháng Tám, 2019, 01:52:28 pm »

Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #7 vào lúc: 13 Tháng Tám, 2019, 01:55:13 pm »

      
Phụ lục VI

BIÊN NIÊN

NHỮNG SỰ KIỆN QUAN TRỌNG TRONG LỊCH SỬ QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM


(1944-2004)

NĂM 1944

        22.12 Thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân, đội quân chủ lực đầu tiên của QĐND VN. Ngày 22.12 được xác định là ngày thành lập QĐND VN.

        25-26.12 Trận Phai Khắt và trận Nà Ngần (Cao Bằng) - hai trận đánh đầu tiên của Đội VN tuyên truyền giải phóng quán, mở đầu truyền thống đánh chắc thắng, đánh thắng trận đầu của QĐND VN.

NĂM 1945

        9-12.3 Hội nghị Ban thường vụ trụng ương Đảng (mở rộng) ra chỉ thị: “Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”, quyết định thành lập VN giải phóng quân và tổ chức ủy ban QS (tức ủy ban khởi nghĩa) để thống nhất chỉ huy du kích và các khu.

        11.3 Khởi nghĩa Ba Tơ, thành lập Đội du kích Ba Tơ (Quảng Ngãi).

        15-20.4 Hội nghị QS CM Bắc Kì, quyết định thống nhất các LLVT CM thành VN giải phóng quân, phát triển chiến tranh du kích, mở Trưcmg quân chính kháng Nhật, thành lập ủy ban QS CM Bắc Kì. Thành lập VN giải phóng quân trên cơ sở thống nhất Đội VN tuyên truyền giải phóng quân, Cứu quốc quân và các tổ chức vũ trang CM trên cả nước.
   
        Tháng 5 - 6 VN giải phóng quân cùng nhân dân địa phương đánh bại cuộc tiến công của 2.000 quân phát xít Nhật, bảo vệ căn cứ địa Việt Bắc. Khai giảng Trường quân chính kháng Nhật - cơ sở đào tạo cán bộ QS, chính ưị đầu tiên của QĐND VN (9.1945 trường đổi tên là Trường quân chính VN; 10.1945 đổi tên là Trường huấn luyện cán bộ VN).

        5.8 Báo “Quân giải phóng” ra số đầu.

        13-15.8 Hội nghị toàn quốc BCHTƯ Đảng, quyết định phát động tổng khởi nghĩa, lập BTL QGP VN, xác định nhiệm vụ của các LLVT.

        Tháng 8 VN giải phóng quân cùng toàn dân tổng khởi nghĩa giành chính quyền trên cả nước (Hà Nội 19.8, Huế 23.8, Sài Gòn 25.8 )

        7.9 Thành lập BTTM.

        8.9 Thành lập Cơ quan quân lực BTTM (tiền thân của Cục quân lực).

        9.9 Thành lập Phòng thông tin liên lạc QS thuộc BTTM (tiền thân của BTL Binh chủng thông tin liên lạc); lập hệ thống thông tin liên lạc QS trên cả nước. 9.9 trở thành ngày truyền thống của Binh chủng thông tin liên lạc.

        12.9 Thành lập Ban mật mã QS BTTM (tiền thân của Cục cơ yếu). 12.9 trở thành ngày truyền thống của ngành cơ yếu VN. /

        13.9 Chủ tịch Hồ Chí Minh kí sắc lệnh thiết lập các tòa án QS.

        15.9 Thành lập Phòng quân giới BQP.

        Giữa tháng 9 VN giải phóng quân được chấn chỉnh, mở rộng và đổi tên thành Vệ quốc đoàn - QĐ của nhà nước VN DCCH.

        19.9 Thành lập Trung đoàn 95 (Bình - Trị - Thiên).

        23.9 Mở đầu kháng chiến của nhân dân VN chống thực dân Pháp xâm lược ở Nam Bộ. Nhiêu đơn vị Vệ quốc đoàn “Nam tiến” cùng quân và dân Nam Bộ chiến đấu. Thành lập ủy ban binh lương (sau đổi tên thành Phòng quân lương).

        25.9 Tổ chức Phòng đổ bản BTTM (tiền thân của Cục bản đồ QS).

        Cuối tháng 9 Thành lập Bộ chỉ huy mặt trận Nam Trung Bộ, có nhiệm vụ bảo đảm hành lang vận chuyển lực lượng, vũ khí, lương thực chi viện Nam Bộ, sẵn sàng đối phó với cuộc tiến công của Pháp và Nhật.

        15.10 Thành lập Khu 4, gồm các tinh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên.

        23.10-1.2.1946 Đợt tác chiến Nha Trang.

        25.10 Thành lập Phòng tình báo BTTM.

        31.10 Thành lập Khu 3, gồm các tỉnh Hưng Yên, Hải Dương, Thái Bình, Kiến An, Quảng Yên và tp Hải Phòng.

        Tháng 10 - BTTM tổ chức hội nghị xây dựng Vệ quốc đoàn, có vấn đề tổ chức LLVT chi viện cho chiến trường miền Nam. Thành lập Trường quân chính Xứ ủy Trung Kì, sau gọi là Trường quân chính Khu 4.

        10 11 Thành lập Trường quân chính Nam Bộ (Trường quân chính Quang Trung).

        25.11 BCHTƯ Đảng ra chỉ thị “kháng chiến kiến quốc”, xác định phương châm tác chiến của các LLVT lúc này là đánh du kích, dựa vào dân mà đánh giặc.

        Tháng 11 - Hội nghị các đồng chí phụ ưách Đảng trong Vệ quốc đoàn, bàn về xây dựng hệ thống tổ chức Đảng trong QĐ. Thành lập Mặt trận Tây Bắc. Hội nghị Xứ ủy Nam Bộ (mở rộng) tại Bình Hòa Nam quyết định thành lập ủy ban kháng chiến miền Nam VN và chia Nam Bộ thành ba khu: 7, 8, 9.
« Sửa lần cuối: 13 Tháng Tám, 2019, 04:51:05 pm gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #8 vào lúc: 13 Tháng Tám, 2019, 04:54:29 pm »

     
NĂM 1946

        Tháng 1 Thành lập Trung ương quân ủy (nay là Đảng ủy QS trung ương) - cơ quan lãnh đạo cao nhất của ĐCSVN trong QĐND VN.

        22.1 Chủ tịch Hồ Chí Minh ban bố “Quốc lệnh của chính phủ” gồm 10 điều thưởng (nhà có ba con tòng quàn, những người lập được quân công, vì nước hi sinh...) và 10 điều phạt (thông với giặc, phản quốc, trái quân lệnh, ra trận tự ý rút lui, phá hoại quân khí, để cho bộ đội hại dân...).

        2.3 Quốc hội khóa I họp phiên đầu tiên tại Hà Nội, thông qua danh sách chính phủ liên hiệp kháng chiến gồm 10 bộ, trong đó BQP quản lí hành chính QĐ; thành lập “Toàn quốc kháng chiến ủy viên hội” chỉ huy QĐ và các LLVT.

        17.3 Mở Trường quân chính Bắc Sơn do Khu 1 tổ chức, dưới sự chỉ đạo của BTTM, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ QS, chính trị cơ sở (tiểu đội, trung đội, đại đội) trong LLVT (12.1946 chấm dứt hoạt động).

        22.3 Chủ tịch Hồ Chí Minh kí sắc lệnh 33-SL đặt các cấp bậc, quân phục, phù hiệu, cấp hiệu cho lục quân toàn quốc.

        25.3 Chủ tịch Hồ Chí Minh kí sắc lệnh 34-SL, quy định tổ chức BQP, gồm: Văn phòng và các cục Chế tạo quân nhu, Chế tạo quân giới, Chính trị, Tinh báo, Quân chính, Quân huấn, Công chính giao thông, Quân pháp, Quân nhu, Quân y. 25.3 trở thành ngày truyền thống của bộ đội công binh. Thành lập Ti quản lí BQP, cơ quan tài chính đầu tiên của QĐ.

        16.4 Thành lập Quân y cục của BQP. 16.4 trở thành ngày truyền thống của ngành quân y.

        17.4  Thành lập Trường võ bị Trần Quốc Tuấn (nay là Trường sĩ quan lục quân 1), trên cơ sở kế tục Trường quân chính kháng Nhật. Trường khai giảng khóa đầu 25.5.1946.

        6.5  Ủy ban kháng chiến toàn quốc đổi tên thành QS ủy viên hội, gọi tắt là Quân ủy hội - cơ quan tối cao QS dưới quyền điều khiển của chính phủ, có nhiệm vụ điểu khiển QĐ toàn quốc (theo sắc lệnh 60-SL).

        22.5  Chủ tịch Hồ Chí Minh kí sắc lệnh 71-SL về QĐ quốc gia VN, kèm theo “Bản quy tắc QĐ quốc gia VN” (62 điều), quy định biên chế, tuyển binh, cấp bậc, thăng, giáng và thuyên chuyển, kỉ luật, thưởng, phạt, lễ nghi của QĐ.

        30.5  Báo “Sao Vàng” - cơ quan tuyên truyền, huấn luyện binh sĩ của Quân ủy hội, ra số đầu.

        1.6  Ủy ban kháng chiến miền Nam mở Trường lục quân trung học Quảng Ngãi.

        29.6  Thành lập Đoàn pháo binh Thủ Đô, gồm ba pháo đài: Láng, Xuân Tảo, Xuân Canh (mỗi pháo đài 1 trung đội) tại trại Vệ quốc đoàn trung ương, đó là những trung đội pháo binh chủ lực đầu tiên của QĐND VN. 29.6 trở thành ngày truyền thống của bộ đội pháo binh.

        7.7  Mở lớp bổ túc QS trung cấp (BTTM) tại Tông (Sơn Tây) (tiền thân của Học viện lục quân). Tháng 7  Thành lập 4 trung đoàn: 79 (Đắc Lắc), 80 (Khánh Hoà), 81 (Ninh Thuận), 82 (Bình Thuận).

        19.10  Hội nghị QS toàn quốc quyết định gấp rút chuẩn bị kháng chiến, đẩy mạnh xây dựng LLVT, đặc biệt là CTĐ.CTCT trong Vệ quốc đoàn.

        28.10-9.11 Quốc hội khóa I họp kì thứ hai, quyết định thống nhất BQP với QS ủy viên hội thành BQP - Tổng chỉ huy, sau đó bổ nhiệm Võ Nguyên Giáp làm bộ trưởng BQP - tổng chỉ huy theo sắc lệnh 230-SL ngày 30.11.1946.

        Tháng 10 Chính phủ lập quỹ “Mùa đông binh sĩ”. Áo trấn thủ bắt đầu được sử dụng rộng rãi trong QĐ. Thành lập Nha tổng giám đốc các công binh xưởng.

        20-27.11  Vệ quốc quân, các LLVT và nhân dân Hải Phòng, Lạng Sơn đánh trả quân Pháp mở rộng chiến tranh xâm lược ra miền Bắc (sự kiện Hải Phòng, 20.11.1946 và sự kiện Lạng Sơn, 20.11.1946).

        Cuối tháng 11  Tổng di chuyển cơ sở vật chất (chủ yếu là quân giới) ở Hà Nội, các tỉnh Bắc Bộ và Trung Bộ vào các căn cứ ở nông thôn và rừng núi.

        13.12 Hội nghị các khu trưởng do Trung ương quân ủy và BQP - tổng chỉ huy triệu tập tại Hà Đóng, chuẩn bị cấp tốc cho cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện và trường kì.

        18-19.12 Hội nghị Vạn Phúc (Ban thường vụ trung ương Đảng quyết định phát động toàn quốc kháng chiến và đề ra những vấn đề cơ bản về đường lối kháng chiến).

        19.12  Ngày toàn quốc kháng chiến, mở đầu ở Hà Nội.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #9 vào lúc: 13 Tháng Tám, 2019, 04:55:01 pm »


NĂM 1947

        6.1  Thành lập Trung đoàn Thủ Đô (lúc đầu mang tên là Trung  đoàn Liên  khu  1).

        12-16.1  Hội nghị QS toàn quốc lần thứ nhất, đặt ra yêu cầu chính  lúc  này là  bảo  toàn chủ lực và duy trì sức chiến đấu của bộ đội.

        1.2  BTTM ra “Huấn lệnh về du kích vận động chiến”.

        4.2  Thành lập Cục quân giới.

        12.2  Thành lập Phòng dân quân thuộc Cục chính trị (sắc lệnh 16-SL).

        15.2  Hội nghị chính trị viên lần thứ nhất, quyết định nhiệm vụ của công tác chính trị trong QĐ. Đề ra 12 điều kỉ luật dân vận và 10 nhiệm vụ của công tác chính trị trong QĐ; ra báo “Vệ quốc quân”.

        27.2  Thành lập Trung đoàn 48 (Trung đoàn Thăng Long) từ các đơn vị chiến đấu và Vệ quốc quân trên các cửa ô Hà Nội.

        28.2  Thành lập Phòng cán bộ thuộc Cục chính trị BQP (nghị định 243/NĐ). 28.2 trở thành ngày truyền thống của Cục cán bộ (TCCT).

        Tháng 3  Bộ tổng chỉ huy QĐ quốc gia đổi tên thành Bộ tổng chỉ huy QĐ quốc gia và dân quân tự vệ; thành lập các ban chỉ huy tỉnh đội, huyện đội, xã đội dân quân thuộc ủy ban kháng chiến các cấp.

        10.3  Báo “Vệ quốc quân” ra số đầu.

        20.3  Thành lập Cục tình báo.

        3-6.4  Hội nghị cán bộ Trung ương Đảng lần thứ hai, quyết định chuyển sang du kích vận động chiến, giành quyền chủ động về chiến thuật...

        Tháng 4  - Quân giới chế tạo thảnh công súng Badôca, súng chống tăng AT, súng phóng lựu, cối 51mm.-  Các chiến trường đẩy manh chống càn và đánh giao thông.

        1.5  Tổ chức Bộ tổng chỉ huy theo sắc lệnh 47-SL, gồm: BTTM, Cục chính trị, Cục tình báo, Văn phòng, Cục quân huấn, Cục thanh tra, Cục dân quân.

        15.5  Chính phủ ra sắc lệnh đặt huân chương Quân công, huân chương Chiến sĩ; tiếp đó 6.6 đặt huân chương Sao vàng, huân chương Hồ Chí Minh và huân chương Độc lập.

        24.5  Hội nghị dân quân, du kích toàn quốc lần thứ nhất, thống nhất việc tổ chức dân quân, tự vệ và du kích do các cơ quan QS địa phương chỉ huy, trở thành một bộ phận trong các LLVT.

        12-15.6  Hội nghị QS toàn quốc lần thứ hai, đề ra kế hoạch bồi dưỡng chấn chỉnh bộ đội, củng cố căn cứ địa kháng chiến, phá âm mưu chuẩn bị tiến công mùa đông của địch.

        27-29.9  Hội nghị QS toàn quốc lần thứ tư, đề ra chủ trương “đại đội độc lập, tiểu đoàn tập trung”.

        7.10-20.12  Chiến dịch Việt Bắc đánh bại chiến lược đánh nhanh thắng nhanh của thực dân Pháp.

        12.12  Thành lập Ban QS Nam Bộ.

        Tháng 12  Mở thông đường liên lạc mang tên “Đường Hồ Chí Minh” dài hơn 300km, nối liền Nam Trung Bộ với Nam Bộ.

NĂM 1948

        1.1  Thành lập Tiểu đoàn pháo binh 410 (Liên khu 10) - tiểu đoàn pháo binh chủ lực đầu tiên của QĐND VN.

        20.1  - Chính phủ ra sắc lệnh phong quân hàm cấp tướng cho một số cán bộ lãnh đạo chỉ huy QĐ.-  Bộ tổng chỉ huy ra chỉ thị 114/BT về xây dựng căn cứ Tây Bắc, để ra phương châm công tác của các LLVT tại Tây Bắc.

        25.1  - Thành lập Cục tổng thanh tra QĐ theo sắc lệnh 119-SL.-  Chính phủ ra sắc lệnh 120-SL thành lập các Liên khu ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ: Liên khu 1 (hợp nhất Khu 1 và Khu 12), Liên khu 3 (hợp nhất Khu 2, Khu 3 và Khu 11), Liên khu 4 (trên cơ sở Khu 4, gồm cả các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên), Liên khu 10 (hợp nhất Khu 10 và Khu 14). Ở Nam Bộ thành lập Đặc khu Sài Gòn - Chợ Lớn trên cơ sở tách Khu 7 (vẫn giữ các khu 7, 8, 9).

        18.3  Trận diệt tháp canh cầu Bà Kiên (Thủ Biên), ra được cách đánh “công đồn đặc biệt” gọi tắt là đặc công.

        Tháng 3  Báo “Quân du kích” ra số đầu.

        Tháng 4  “Quân sự tập san” (nay là tạp chí “Quốc phòng toàn dân”) ra số đầu.

        15.4  Thành lập Trường lục quân trung học Trần Quốc Tuấn (hợp nhất Trường võ bị Trần Quốc Tuấn, Trường lục quân trung học Quảng Ngãi và các trường lớp đào tạo cán bộ trung đội).

        18.4-1.5  Chiến dịch Nghĩa Lộ.

        20.5  Hội nghị cán bộ trung ương lần thứ tư, xác định nhiệm vụ bổ sung bộ đội, phát triển dân quân và chuẩn bị mọi điều kiện để đẩy manh cuộc kháng chiến.

        1-15.6  Chiến dịch Yên Bình Xã I.

        Tháng 6  Trung ương quân ủy mở cuộc vận động “chi bộ tự động công tác”.

        25.7-12.8  Chiến dịch  Đường 3.

        8-16.8  Hội nghị cán bộ trung ương Đảng lần thứ năm về QS, nhấn mạnh vấn đề tổ chức Đảng trong QĐ, rút ra những bài học lớn về tư tưởng chỉ đạo tác chiến trong quá trình chuyển từ du kích chiến lên vận động chiến.

        Tháng 8  Thành  lập Mặt trận 3 (Mặt trận Trung Du).

        19.8  Thành  lập Hội đồng quốc phòng tối cao.

        5-7.10  Chiến dịch  Yên Bình Xã II.

        8.10-7.12  Chiến dịch  Đông Bắc I.

        20.10  Thành  lập Liên khu 5 trên cơ sở hợp nhất Khu  5, Khu  6 và Khu  15 (Tây Nguyên).

        23.10  Thành  lập Phân khu Tây Nguyên.

        27.10  Ban thường vụ trung ương Đảng ra “nghị quyết lập  chế độ chính trị ủy  viên đại  diện Đảng phụ trách trong QĐ”.

        Tháng 10  Thành lập BTL Nam Bộ.

        10.11  Mở các lớp và  trường thiếu sinh quân ở các liên khu.

        Tháng 11  Thành  lập Mặt  trận Hà Nội trên cơ sở tách khỏi Liên khu 3.
Logged

Trang: 1 2 3 4 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM