YÊN THẾ, huyện miền núi phía tây bắc t. Bắc Giang. Phía bắc địa hình rừng núi, ở giữa và phía nam là trung du và đồng bằng. 1957 chia thành hai huyện: YT ở phía bắc và Tân Yên ở phía nam. 1884-1913 tại YT đã nổ ra cuộc khởi nghĩa chống Pháp lớn nhất và bền bỉ nhất của nhân dân VN cuối tk 19 đầu tk 20 (xt khởi nghĩa Yên Thế, 1884-1913).
YẾT KIÊU (?-?), gia tướng của Trần Quốc Tuấn. Quê xã Hạ Bì. h. Gia Lộc, t. Hải Dương, ngư dân, giỏi bơi lặn. 1285 trong kháng chiến chống Nguyên - Mông lần II, khi thế địch đang mạnh, quân Trần rút lui, YK giữ thuyền chờ chủ tướng trên Bãi Tân (sông Lục Nam) kịp thời cứu thoát Trần Quốc Tuấn khỏi sự truy đuổi của quân Nguyên - Mông. 6.1285 YK cùng Phạm Ngũ Lão và Dã Tượng chỉ huy quân phục kích ở Tây Kết, tham gia đánh bại 50.000 quân Nguyên - Mông, giết Toa Đô tại trận (xt trận Tây Kết, 1285). BỊ địch bắt, lập mưu lừa địch trốn thoát. Với tài bơi lặn, YK đục đắm thuyền địch và mưu trí bắt sống Phạm Nhan (Nguyền Bá Linh, tay sai lợi hại của địch) trên thuyền của Ô Mã Nhi. Hiện có đền thờ ở quê.
YẾU ĐỊA, khu vực đặc biệt quan trọng về mặt QS, trong đó có nhiều mục tiêu liên kết với nhau (cũng có thể là một mục tiêu riêng lẻ) mà lực lượng phòng không phải bảo vệ. về quy mô, có 3 loại YĐ: lớn (bán kính lớn hơn 4km), trung bình (bán kính 2-4km), nhỏ (bán kính dưới 2km). YĐ lớn và trung bình là khu vực mục tiêu quan trọng có ý nghĩa chiến lược về chính trị (các cơ quan đầu não), kinh tế (cơ sở công nghiệp, nông nghiệp, nơi tập trung nhân lực, vật lực lớn...), quốc phòng (sân bay, quân cảng, công nghiệp quốc phòng...), văn hóa, xã hội (các cơ sở nghiên cứu và chỉ đạo khoa học - kĩ thuật, văn hóa...), giao thông (đầu mối giao thông, kho tàng lớn).
YẾU ĐỒ QUAN SÁT, văn kiện tác chiến trên đó vẽ vị trí đài (vọng) quan sát, các vật chuẩn, dải quan sát, khu vực không quan sát được và một số địa vật quan trọng. Các vật chuẩn dược thể hiện bằng hình vẽ, các địa vật riêng rẽ (cao điểm, núi, sông...), được vẽ bằng kí hiệu bản đồ, còn vị trí đài (vọng) quan sát vẽ bằng kí hiệu quy định của công tác tham mưu tác chiến. YĐQS được làm tại đài (vọng) quan sát.
YẾU ĐỔ TRINH SÁT, văn kiện tác chiến vẽ bố trí lực lượng và tính chất hoạt động của địch, địa hình và tình hình có liên quan khác đã được điều tra, xác minh nhằm cung cấp thông tin cho người chỉ huy tìm hiểu, phán đoán tình hình và chuẩn bị hạ quyết tâm tác chiến. Yêu cầu lập YĐTS phải chuẩn xác, rõ ràng, đơn giản, dễ sử dụng. YĐTS có thể làm thành phụ lục của báo cáo trinh sát hoặc làm riêng thành một loại thông báo trinh sát cho các đơn vị thuộc quyền.
YẾU TỐ CHIẾN LƯỢC, các nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến quá trình chuẩn bị, tiến hành và kết thúc chiến tranh. Thường gồm: thành phần và trạng thái LLVT, chính trị, tinh thần, trang bị, địa lí QS, khoa học kĩ thuật, kinh tế, ngoại giao, truyền thống dân tộc, tài năng chỉ đạo. lãnh đạo chiến tranh. YTCL phụ thuộc vào chế độ chính trị, kinh tế xã hội. Sự hoạt động tự giác của quần chúng nhân dân, các giai cấp, các đảng phái, sự lãnh đạo chính trị, QS đóng vai trò quyết định trong việc hình thành và phát huy các YTCL.
YẾU TỐ ĐỊA LÍ TRONG CHIẾN TRANH, tổng thể các điều kiện tự nhiên đặc trưng của các khu vực, quốc gia, chiến trường, hướng chiến lược, chiến dịch cụ thể,... ảnh hưởng đến việc chuẩn bị và tiến hành các hoạt động tác chiến. YTĐLTCT gồm vị trí địa lí, điều kiện địa hình, khí tượng - thủy văn, thổ nhưỡng, lớp phủ thực vật... Nghiên cứu YTĐLTCT là nội dung quan trọng đặc biệt trong việc hoạch định chiến lược QS, xây dựng các công trình quốc phòng, huấn luyện bộ đội, chuẩn bị chiến trường...
YẾU TỐ KHÍ TƯỢNG, tổng thể các đặc điểm của trạng thái khí quyển và các quá trình của nó: áp suất không khí, nhiệt độ và độ ẩm không khí, gió (tốc độ và hướng), mây, mưa, tầm nhìn xa, nhiệt độ mặt đất và nước, bức xạ Mặt Trời... YTKT liên quan đến những hiện tượng khác nhau của thời tiết: giông bão, bão tuyết... và là hàm số của các yếu tố cơ bản: nhiệt độ tương đương, mật độ không khí, hệ số trong suốt.
YÔCÔHAMA, thành phố cảng, trung tâm công nghiệp lớn của Nhật Bản trên bờ tây vịnh Tôkiô. Công nghiệp chế tạo máy, đóng tàu, luyện kim, hóa dầu, ô tô, dệt... Tổng chiều dài các cầu cảng 28km, cảng sâu 16m, 7 đốc cạn, 3 triền. Các nhà máy đóng tàu đảm bảo cho mọi loại sửa chữa tàu. Trong khu vực Y có căn cứ QS của Mĩ.
YÔCÔTA, căn cứ QS Mĩ ở phía tây bắc Tôkiô, Nhật Bản. Vị trí: 139°21’ vĩ bắc, 35°45’ kinh dông, cách trung tâm Tôkiô 35km. Nơi đạt trụ sở BTL QĐ Mĩ ở Nhật và căn cứ Tập đoàn không quân chiến thuật số 5 Mĩ. Có sân bay cấp 1, đường băng bê tông 3.355mx60m; có thể cho cất hạ cánh mọi loại máy bay chiến đấu và vận tải QS.
YÔCÔXƯCA, thành phố cảng Nhật Bản trên đảo Hônsu, tây bắc vinh Tôkiô, gần Yôcôhama. Công nghiệp đóng tàu, dệt, trung tâm nghiên cứu hàng không, trường hàng hải. Diện tích vùng nước của cảng 60km2, sâu 7-11m. Tổng chiều dài các cầu cảng 22km. Y có căn cứ hải quân phía trước của Mĩ, căn cứ hải quân Nhật Bản, kho hải quân, kho vũ khí đạn dược và nhiên liệu ngầm.
YPÊRIT (điclo điêtyl sunfua), chất độc hại da có công thức cấu tạo:

Y tinh khiết là chất lỏng khổng màu, sánh như dầu, nhiệt độ đông dặc 14,5°C, nhiệt độ sôi 227°C, khối lượng riêng 1,28 g/cm3 (ở 15°C), nồng độ cực đại của hơi bão hòa 0,625 mg/1 (ở 20°C), ít tan trong nước (0,05%), dễ thấm sâu vào các vật thể xốp, màng sơn, vécni và thực phẩm. Y công nghiệp là chất lỏng màu nâu, có mùi tỏi hoặc mùi tương hạt cải. Tác dụng với các muối của kim loại nặng tạo thành các hợp chất có màu, dựa vào đó có thể phát hiện ra Y. Tác động lên da, đường hô hấp, tiêu hóa... gây ngộ độc toàn thân, ngạt thở và loét da. Liều độc gây chết người qua đường hô hấp là 2-3mgph/l, qua da là 70mg/kg, thời gian ủ bệnh có thể tới 12 giờ hoặc hơn. Y được nạp vào đạn pháo, bom... có thể sử dụng ở trạng thái giọt nhỏ, hơi, xon khí. Để phòng tránh Y, dùng mặt nạ phòng độc và khí tài phòng da. Để tiêu độc Y, dùng các chất tiêu độc ôxi- clo hóa. Quân Đức dùng lần đầu tiên đêm 12.7.1917 đổ chống quân Anh - Pháp ở tp Yprexơ (Bỉ) (từ đó có tên gọi Y), Nhật dùng ở TQ (CTTG-II), Irắc dùng ở Iran (1980- 88), Mĩ định dùng Y để gây nhiễm độc lâu dài các địa đạo ở miền Nam VN.