Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 18 Tháng Tư, 2024, 11:50:07 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: X  (Đọc 2376 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #20 vào lúc: 13 Tháng Tám, 2019, 11:39:04 am »


        XÍ NGHIỆP QUỐC PHÒNG, doanh nghiệp quốc phòng sản xuất và sửa chữa sản phẩm QS cũng như dân dụng.

        XÍCH, băng khép kín liền mạch hoặc gồm các khâu (mắt X) liên kết với nhau bằng khớp bản lề, dùng trong cơ cấu dãn tiến của xe xích. Mặt trong của băng X (mặt trên của mắt X khi nó ở vị trí tiếp xúc với nền đường) có các vấu hoặc khuyết để liên kết với bánh chủ động của xe, mặt ngoài (mặt dưới của mắt X) có các vấu để tăng khả năng bám với nền đường. Có các loại X: bằng kim loại, cao su hoặc cao su cốt kim loại. Xe X QS chỉ sử dụng X kim loại có khớp bản lề. Theo kết cấu và nguyên lí làm việc của khớp, có: khớp kim loại hở, khớp kim loại kín và khớp kim loại - cao su. Để nâng cao khả năng chịu mài mòn và kéo dài tuổi thọ của X, các mắt X, chốt X và chi tiết liên kết được chế tạo bằng thép hợp kim đặc biệt có hàm lượng mănggan cao, thực hiện chế độ gia công nóng và xử lí bể mặt đặc biệt.

        XÍCH BÍCH (cổ), chiến trường cổ thời Tam Quốc ở trung lưu sông Trưởng Giang, nay thuộc h. Gia Ngư, t. Hồ Bắc (TQ). Nằm trên bờ nam Trường Giang, do các núi Xích Bích, Nam Bình và Kim Loan chạy theo hướng tây bắc - đông nam hợp thành. Riêng núi Xích Bích liền ngay bờ sông, vách núi dựng đứng, cắm thẳng xuống mặt nước, màu đá đỏ au (do đó có tên XB). Mật sông rộng khoảng 1.200m, đường thủy, đường bộ thuận tiện đến Hạ Khẩu (Vũ Hán) ở phía đông và Giang Lăng ở phía tây. Cùng với mỏm ô Lâm đối diện bên bờ bắc, XB án ngữ đường thủy trên sông Trường Giang, là đất dụng binh tốt cả hai mặt thủy bộ. Năm 208, sau khi đoạt được Kinh Châu, Tào Tháo đưa quân theo cả hai đường thủy bộ tiến theo Trường Giang đến XB, bị liên quân Ngô - Thục chặn đánh thiệt hại nặng ở đây (x. trận Xích Bích, 208).

        XÍCH ĐẠO Trái Đất (xích đạo địa 10, giao tuyến giữa bề mật Trái Đất với mặt phẳng đi qua tâm và vuông góc với trục quay của nó, chia Trái Đất thành hai phần: Bắc Bán Cầu và Nam Bán Cầu. Tại XĐ, ngày và đêm luôn có độ dài bằng nhau. Mặt Trời đi qua thiên đình tại XĐ mỗi năm hai lần vào các ngày Xuân phân và Thu phân. Chiều dài XĐ tính theo mặt êlipxôit Craxôpxki là 40.075.696m, mỏi cung 1° trên XĐ dài 111.321,4m. XĐ được dùng làm gốc để tính vĩ độ địa lí, từ XĐ đến cực Bắc mang giá trị dương (0° đến +90°), đến cực Nam mang giá trị âm (0° đến -90°).

        XÍCH THẮNG (Dương Mạc Thạch; 1915-79), chính trị viên, bí thư chi bộ ĐCS Đông Dương đầu tiên Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân. Dân tộc Tày, quê xã Minh Tâm. h. Nguyên Bình, t. Cao Bằng; tham gia CM 1934, nhập ngũ 1944; đv ĐCS VN (1934). Năm 1936-44 bí thư châu úy, chủ nhiệm Việt Minh châu Nguyên Bình. 12.1944-8.1945 bí thư chi bộ ĐCS Đông Dương và chính trị viên Đội VN tuyên truyền giải phóng quân, tham gia các trận: Phai Khắt, Nà Ngần, Đồng Mu, Hà Hiệu, Đèo Giàng và giải phóng tx Bắc Kạn. 9.1945-48 chủ tịch ủy ban kháng chiến hành chính tỉnh Bắc Kạn. 1948- 49 đặc phái viên Bộ tổng tư lệnh tại các tỉnh miền núi phía Bắc. 1950 phụ trách công tác thuế nông nghiệp của ủy ban kháng chiến hành chính tỉnh Yên Bái. 1951-57 chủ tịch ủy ban kháng chiến hành chính (sau là ủy ban hành chính ) tỉnh Hà Giang, phó bí thư tỉnh úy. 1958-75 ủy viên khu ủy Khu tự trị Việt Bác, bí thư đảng ủy Trường đại học nông nghiệp Việt Bắc (1971-76). Huân chương: Kháng chiến hạng nhất...



        XIÊRA LÊÔN (Cộng hòa Xiêra Lêôn; A. Republic of Sierra Leone), quốc gia ở Tây Phi. Dt 71.740km2; ds 5,732 triệu người (2003). Ngôn ngữ chính thức: tiếng Anh. Tôn giáo: 50% đạo Hồi, 30% Bái vật giáo, 20% Thiên chúa giáo. Thủ đô: Phritao. Chính thể cộng hòa, đứng đầu nhà nước và cơ quan hành pháp (chính phủ) là tổng thống. Cơ quan lập pháp: quốc hội. Phần lớn lãnh thổ là núi, đình cao nhất 1.948m. Tày và nam là đồng bằng. Khí hậu xích đạo. Hé thống sông ngòi dày đặc. Nước nông nghiệp, kinh tế chậm phát triển. Xuất khẩu kim cương, titan, bôxít... GDP 749 triệu USD (2002), bình quân dầu người 150 USD. Thành viên LHQ (27.9.1961), Phong trào không liên kết, Liên minh châu Phi. Lập quan hệ ngoại giao với VN cấp đại sứ 24.6.1982. LLVT: lực lượng thường trực 13.000-14.000 người. Trang bị: 31 súng cối, 7 súng máy phòng không, 3 máy bay trực thăng Mi-24, Mi-8, 5 tàu tuần tiễu. Ngân sách quốc phòng 18 triệu USD (2002).


Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #21 vào lúc: 13 Tháng Tám, 2019, 11:40:35 am »


        XIHANÚC (Norodom Sihanouk; S. 1922), quốc vương Campuchia (1941-55 và từ Ị.993). Sinh tại Phnôm Pênh (Campuchia). 1930-40 học tiểu học, trung học, cao đẳng tại Phnôm Pênh và Sài Gòn (VN). 4.1941 quốc vương Campuchia, tiếp tục học tại các trường QS kị binh và thiết giáp ở Pháp. 4.1955 từ chức quốc vương, làm thủ tướng Cộng đồng xã hội bình dân. 1960-70 quốc trưởng Vương quốc Campuchia. 3.1970 chủ Tịch Mật trận thống nhất dân tộc Campuchia chống Mĩ và Lon Non. 4.1975 chủ tịch nước Campuchia dân chủ. 4.1976 từ chức. 11.1991 quốc trưởng Vương quốc Campuchia. 9.1993 hội đồng ngôi vua bầu làm quốc vương suốt đời. Đã tham dự hội nghị cấp cao Á - Phi lần thứ nhất tại Băngđung (1955), tham gia kí hiến chương Phong trào không liên kết (1956) tại Bôriôni (Nam Tư), hội nghị cấp cao nhân dân Đông Dương (24-25.3.1970).

        XIMÔNÔP (1894- 1986), công trình sư, nhà chế tạo vũ khí bộ binh LX, Ah lao động XHCN LX (1954), nhà sáng chế có công của Nga (1964). Đv ĐCS LX (1927). Sau CM tháng Mười, từ một công nhân quân giới (1918) trở thành thợ cả, đốc công, phân xưởng trưởng, rồi công trình sư lãnh đạo xưởng thử nghiệm (1929). Năm 1936 chế tạo thành công súng trường ABC-36 lên đạn tự động 15 lần và được trang bị cho Hồng quân Liên Xô. 1941 chế tạo súng chống tăng PTRS 14,5mm. 1945 chế tạo súng cacbin nạp đạn tự động CKC-45 (x. CKC). Hai lần được tặng giải thưởng nhà nước LX (1942 và 1949), 2 huân chương Lênin, huân chương Cờ đỏ...

        XINAI, bán đảo thuộc lãnh thổ Ai Cập ở Tây Á, giữa Địa Trung Hải, vịnh Xuyê, Biển Đỏ và vịnh Acaba. Dt 25.000km2. Địa hình chia hai phần rõ rệt. Phần rộng lớn phía bắc là sa mạc. Phía nam là cao nguyên và núi; đỉnh Catêrin cao 2.637m. Thực vật hoang mạc và bán hoang mạc. Khí hậu khô lạnh, các sông thường xuyên không có nước. Khoáng sản chủ yếu: dầu lửa, mănggan, than đá. Sau cuộc chiến tranh giữa Ixraen và các nước Arập (5-10.6.1967), Ixraen chiếm hoàn toàn X. Theo hiệp định Trại Đayit 1978, Ixraen phải trả lại X cho Ai Cập vào 1982. Trên thực tế, QĐ Mĩ chiếm đóng X.

        XINGAPO (Cộng hòa Xingapo; H. (thổ âm) Hsin-Chia-P’o Kung-Ho-Kuo, tiếng Mã Lai: Repablik Singapura, tiếng Tamin: Singapore Kudiyarasu, A. Republic of Singapore), quốc gia ở Đông Nam Á. Dt 648km-; ds 4,6 triệu người (2003); 76% người TQ, 15% người Mã Lai... Ngôn ngữ chính thức: tiếng TQ, Mã Lai, Tamin, Anh. Tôn giáo: đạo Phật, đạo Khổng, đạo Hồi dòng Sunni, đạo Hindu. Thủ đô: Xingapo. Chính thể cộng hòa, đứng đầu nhà nước là tổng thống. Cơ quan lập pháp: quốc hội. Cơ quan hành pháp: chính phủ do thủ tướng đứng đầu. Lãnh thổ gồm đảo Xingapo và 56 đảo ở gần cực nam bán đảo Malacca. Đảo Xingapo thấp, đỉnh cao nhất 176m (ngọn núi Timăc), được nối liền với bán đảo Malăcca bằng đường sắt và đường ô tô. Công nghiệp, chế biến dầu mỏ, cao su, công nghiệp điện tử, kĩ thuật điện, máy móc quang học, đóng và sửa chữa tàu biển, dệt, may mặc. hàng tiêu dùng, công nghiệp nhẹ, chế biến gỗ. Du lịch, ngân hàng tài chính giữ vị trí quan trọng, mang lại nguồn lợi lớn. Một trong những trung tâm thương mại tài chính lớn ở châu Á, cảng biển quan trọng của thế giới. Nông nghiệp: trồng cao su, cây cọ, rau quả. chăn nuôi, đánh cá. GDP 85,648 tỉ USD (2002), bình quân đầu người 20.730 USD. Thành viên LHQ (21.9.1965), ASEAN. Lập quan hệ ngoại giao với VN cấp đại sứ 1.8.1973. LLVT: lực lượng thường trực 60.500 (lục quân 50.000, hải quân 4.500, không quân 6.000), lực lượng dự bị 312.000. Tuyển quân theo chế độ động viên, thời gian phục vụ 24-30 tháng. Trang bị: 80-100 xe tăng hạng trung, 350 xe tăng hạng nhẹ, 272 xe chiến đấu bộ binh, 22 xe thiết giáp trinh sát, 1.280 xe thiết giáp chở quân, 206 pháo mặt đất, 30 tên lửa chống tăng. 290 súng không giật, 30 súng máy phòng không, 75 tên lửa phòng không, 2 tàu ngầm, 6 tàu khu trục, 6 tàu tên lửa, 12 tàu tuần tiễu, 4 tàu quét mìn, 5 tàu đổ bộ, 3 tàu hộ tống, 126 máy bay chiến đấu (F-16, F-5F, F-5S), 28 máy bay trực thăng vũ trang... Ngân sách quốc phòng 4,8 tỉ USD (2002).



        XIÔN, tên cổ của ngọn đồi ở phía đông Giêruxalem, Palextin, theo kinh thánh là nơi có cung điện của vua Dayit, thánh đường của chúa Iavê. Tên đồi được lấy làm tên gọi chủ nghĩa xiôn, hệ tư tưởng dân tộc chủ nghĩa cực đoan, biểu thị ý chí và mục tiêu phục quốc của người Do Thái. Từ 1948 chính phủ Ixraen và những ngươi theo chủ nghĩa xiôn thực hiện chính sách thù địch với các dân tộc Arập, bành trướng lãnh thổ, cướp đoạt tổ quốc của người Palextin, xâm chiếm các nước láng giềng, làm cho khu vực Trung Đóng luôn mất ổn định.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #22 vào lúc: 13 Tháng Tám, 2019, 11:41:29 am »


        XIÔNCÔPXKI (1857-1935), bác học, nhà phát minh Nga và LX trong lĩnh vực động lực học hàng không và tên lửa, người sáng lập ngành du hành vũ trụ hiện đại và kĩ thuật tên lửa của LX. Lúc nhỏ bị ốm và mất thính giác, khi 14 tuổi buộc phải tự học. Từ 1880 dạy học và nghiên cứu khoa học. Trong những năm 90 của tk 19, đã nghiên cứu lí thuyết vận động của các khí cụ phản lực, chế tạo ống khí động lực đầu tiên ở Nga. 1903 công bố công trình “Nghiên cứu khoảng không vũ trụ bằng các khí cụ phản lực” (tác phẩm khoa học đầu tiên trên thế giới về lí thuyết vận động phản lực và du hành vũ trụ, đặt nền móng cho lí thuyết tên lửa và động cơ nhiên liệu lỏng). 1926-32 công bố lí thuyết về tên lửa nhiều tầng và đồ án tàu hỏa chạy trên đệm không khí; khởi thảo lí thuyết bay của máy bay phản lực trong tầng bình lưu. Là người sáng lập lí thuyết về du hành giữa các hành tinh; người đầu tiên nghiên cứu về tên lửa , vệ tinh nhân tạo của Trái Đất và trạm quỹ đạo gần mặt đất; người đầu tiên giải được bài toán về sự vận động của tên lửa trong trường hấp dẫn không đồng nhất và tính được dự trữ nhiên liệu cần thiết để thắng sức hút của Trái Đất và lực cản của không khí. Viện hàn lâm LX đặt ra huy chương vàng mang tên Xiôncôpxki, để thưởng cho các công trình xuất sắc trong lĩnh vực du hành vũ trụ; một số trường học, viện bảo tàng và núi lửa trên Mặt Trăng mang tên Xiôncôpxki.

        XIRI (Cộng hòa Arâp Xiri; al-Jamhuriya al-Arabiya as-Suriya, A. Syria, Syrian Arab Republic), quốc gia ở Tây Á, phía tây giáp Địa Trung Hải. Dt 185.180km2 (gồm cả vùng lãnh thổ bị Ixraen chiếm đóng); ds 17,585 triệu người (2003); 90% người Arâp, 10% người Cuốc, người Acmêni và người các dân tộc khác. Tôn giáo: 74% đạo Hồi dòng Sunni, 16% đạo Hồi dòng Đrudơ, Alaoatơ, 10% đạo Thiên Chúa. Ngôn ngữ chính thức: tiếng Arập. Tiếng Cuốc, tiếng Aơnêni. Pháp, Anh được sử dụng rộng rãi. Thủ đô: Đamat (Dimashq). Chính thể cộng hòa, đứng đầu nhà nước là tổng thống, tổng tư lệnh tối cao các LLVT. Cơ quan lập pháp tối cao: hội đồng nhân dân (quốc hội). Cơ quan hành pháp: chính phủ. Phần lớn lãnh thổ là cao nguyên cao 200- 500m ở phía đông (đỉnh cao nhất 1.000m ở phía tây), bao bọc ở phía tây là hai dãy núi (đỉnh cao nhất 2.814m). Dọc theo bờ biển là dải đồng bằng hẹp. Sông chính: Ơphrat. Nước nông nghiệp, 50% lực lượng lao động làm nông nghiệp, tập trung ở đồng bằng ven biển và trong thung lũng sông Ơphrat. Lúa mì, lúa mạch, bòng là các sản phẩm chính. Chăn nuôi cung cấp 30- 35% sản phẩm nông nghiệp. Các ngành công nghiệp tương đối phát triển: dệt, thực phẩm, vật liệu xây dựng, hóa chất, khai thác và chế biến dầu mỏ. Dầu mỏ là nguồn xuất khẩu chính; có đường ống dẫn dầu từ Arập Xêut và Irắc đến các cảng ở Địa Trung Hải. GDP 19,495 tỉ USD (2002), bình quân đầu người 1.170 USD. Thành viên LHQ (20.10.1945), Liên đoàn các nước Arập, Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ. Lặp quan hệ ngoại giao với VN cấp đại sứ 21.7.1966. LLVT: lực lượng thường trực 319.000   (lục quân 215.000, hải quân 4.000, không quân 40.000, phòng không 60.000), lực lượng dự bị 354.000. Tuyển quân theo chế độ động viên. Trang bị: 4.700 xe tăng, 2.700 xe chiến đấu bộ binh, 725 xe thiết giáp trinh sát, 1.600 xe thiết giáp chở quân, 1.630 pháo mặt đất, 450 pháo tự hành, 480 pháo phản lực, 9.659 súng cối, 18 tên lửa hành trình, 18 tên lửa SS-21, 26 tên lửa Scut, 6.050 tên lửa chống tăng, 2.050 pháo phòng không; 4.055 tên lửa phòng không, 2 tàu frigat, 10 tàu tên lửa, 8 tàu tuần tra, 5 tàu quét mìn, 3 tàu đổ bộ, 4 tàu hộ tống, 611 máy bay chiến đấu (Su-22, Su-24, MiG-21, MiG-23, MiG-25, MiG-29), 106 máy bay trực thăng vũ trang... Căn cứ hải quân: Latakia, Tactu. Ngân sách quốc phòng 1 tỉ USD (2002).



        XITNI (Sydney), thành phố cảng, căn cứ hải quân chính của Ôxtrâylia ở bờ đồng vịnh Pogiăcxân biển Taxman. Công nghiệp hóa dầu, hóa chất, kĩ thuật điện, luyện kim đen, chế tạo máy. Có trường đại học tổng hợp. Có hai bến cảng, 86 cầu cảng với tổng chiều dài 20,6km, cảng sâu 13,4m, 6 đốc cạn, 3 đốc nổi, 9 nhà triển, đảm bảo sửa chữa được tàu chiến và tàu thường. Lượng vận chuyển hàng 20 triệu tấn/năm. Không cảng quốc tế. X được xây dựng 1788 từ cuộc di dân châu Âu lần đầu sang Ôxtrâylia.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #23 vào lúc: 13 Tháng Tám, 2019, 11:43:01 am »


        XIVÔTHA (Ângphim; 7-1892), hoàng thân, con thứ ba của vua Khơme Âng Đuông, người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa chống triều đình Nôrôđôm thân Pháp (1861) và cuộc khởi nghĩa chống Pháp (1876-92) ở Campuchia. Trong cuộc khởi nghĩa thứ nhất, X chỉ huy nghĩa quân chiếm được Phnôm Pênh, nhưng Pháp đã giúp Nôrôđôm chiếm lại, buộc X phải rút sang Thái Lan. 1876 về nước phát động cuộc khởi nghĩa thứ hai tại Baphơnông. 1885 chỉ huy nghĩa quân đánh đồn Xămbo, đánh vào Phnôm Pênh và các pháo thuyền của Pháp; liên minh với nghĩa quân VN chiếm Căm Pốt rồi đánh sang Hà Tiên, gây cho quân Pháp nhiều thiệt hại. 1890 Pháp dùng cách thương thuyết, dụ dỗ, mua chuộc, X vẫn không rời Chiến khu Cơrăc và mất tại đó. 1948 đơn vị bộ đội hỗn hợp Việt - Khơme mang tên X thuộc Khu 7, hoạt động tại Xvây Riêng.

        XLÔVAKIA (Cộng hòa Xlôvakia; Slovensko, Slovenská Republika, A. Slovakia, Slovak Republic), quốc gia ở Trung Âu. Dt 49.035km2; ds 5,4 triệu người (2003); 83% người Xlôvac, 11% người Hunggari, 5% người Rumani, 1% người See. Ngôn ngữ chính thức: tiếng Xlôvac. Tôn giáo: đạo Thiên Chúa, đạo Luthơ. Thủ đô: Bratixlaya. Chính thể cộng hòa đại nghi, đứng đầu nhà nước là tổng thống. Cơ quan lập pháp: quốc hội. Cơ quan hành pháp: chính phủ do thủ tướng đứng đầu. Địa hình chủ yếu là núi và cao nguyên. Vùng núi phía bắc thuộc hệ thống núi Cacpat, đỉnh cao nhất 2.655m (giáp biên giới Ba Lan). Phía tây nam là đồng bằng trung lưu sông Đanuyp. Các sông chính: sông Đanuyp với các sông nhánh: Môrayia, Vac, Hrôn. Nước công - nông nghiệp. Các ngành công nghiệp chính: luyện kim đen, màu, chế tạo máy, chế biến dầu mỏ, hóa dấu, hóa chất, công nghiệp rừng, chế biến gỗ, dệt, may. mặc, thực phẩm, thủy điện. Nông nghiệp: trồng lúa mì, củ cải đường, trồng vườn, nho, chăn nuôi bò thịt và bò sữa. GDP 20,453 tỉ USD (2002), bình quân đầu người 3.790 USD. Thành viên LHQ (19.1.1993, Liên minh châu Âu (EU, 2004), Tiệp Khắc từ 24.10.1945) NATO (4.2004). Lập quan hệ ngoại giao với VN cấp đại sứ 2.2.1950. LLVT: lực lượng thường trực 26.200 người (lục quân 13.000, không quân 10.200, các cơ quan trực thuộc BQP 3.000), lực lượng dự bị 20.000 người. Tuyển quân theo chế độ động viên. Trang bị: 272 xe tăng, 414 xe chiến đấu bộ binh, 291 xe thiết giáp trinh sát, 113 xe thiết giáp chờ quân, 374 pháo mặt đất, 87 pháo phản lực, 476 tên lửa chống tăng, 29 súng cối, 9 tên lửa chiến dịch, chiến thuật. 200 pháo phòng không, 48 tên lửa phòng không, 60 máy bay chiến đấu (Su-22, Su-25, MiG-21, MiG-29), 19 máy bay trực thăng vũ trang... Ngân sách quốc phòng 450 triệu USD (2002).



        XLÔVÊNIA (Cộng hòa Xlôvênia; Republika Slovenija. A. Republic of Slovenia), quốc gia ở Nam Âu, tây bắc bán đảo Bancãng. Dt 20.253km2; ds 1,935 triệu người (2003); 94% người Xlôven. Ngôn ngữ chính thức: tiếng Xlôven. Tôn giáo: 99% đạo Thiên Chúa. Thủ đô: Liubliana. Chính thể cộng hòa, đứng đầu nhà nước là tổng thống. Cơ quan lập pháp: quốc hội. Cơ quan hành pháp: chính phủ do thủ tướng đứng đầu. Phần lớn lãnh thổ là núi thuộc hệ thống núi Anpơ. đinh Triglap cao 2.864m. Phía đông là vùng đồi tiếp giáp với thung lũng Đrayơ. Phía tây là dải đồng bằng hẹp giáp biển Ađriatich. Nước công - nông nghiệp, kinh tế phát triển. GDP 18,81 tỉ USD (2002), bình quân đầu người 9.440 USD. Thành viên LHQ (22.5.1992), Liên minh châu Âu (EU, 2004), NATO (4.2004). Lập quan hệ ngoại giao với VN 7.6.1994. LLVT: lực lượng thường trực (lục quân) 9.000 người, lực lượng dự bị 20.000. Trang bị: 104 xe tăng, 8 xe thiết giáp trinh sát, 52 xe chiến đấu bộ binh, 39 xe thiết giáp chở quân, 36 pháo mặt đất, 8 pháo tự hành, 52 pháo phản lực, 88 súng cối, 39 pháo và súng máy phòng không, 8 máy bay trực thăng vũ trang, 9 tên lửa phòng không SA-9... Ngân sách quốc phòng 313 triệu USD (2002).


Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #24 vào lúc: 13 Tháng Tám, 2019, 11:44:53 am »


        XOADILEN (Vương quốc Xoadilen; Umbuso Weswatini, A. Kingdom of Swaziland), quốc gia ở nam châu Phi. Dt 17.364km2; ds 1,16 triệu người (2003); 98% người Xoadi. Ngôn ngữ chính thức: tiếng Xoadi, tiếng Anh. Tôn giáo: phần lớn theo Bái vật giáo, còn lại theo đạo Thiên Chúa. Thủ đô: Mbabane. Chính thể quân chủ lập hiến, đứng đầu nhà nước là quốc vương. Cơ quan lập pháp: quốc hội hai viện. Cơ quan hành pháp: chính phủ do thủ tướng đứng đầu. Địa hình cao nguyên, thấp dần từ tây sang đông, đinh cao nhất 1.828m. Khí hậu cận nhiệt đới và nhiệt đới. Nước nông nghiệp kém phát triển. Cơ sở của nền kinh tế là nông nghiệp và khai thác mỏ. GDP 1,255 ti USD (2002), bình quân đầu người 1.170 USD. Thảnh viên LHQ (24.9.1968), Liên minh châu Phi, Khối liên hiệp Anh. LLVT: 800 người. Tuyển quân theo chế độ hợp đồng.



        XOÀI MÚT, rạch nhánh của sông Mĩ Tho (đoạn cuối của Sông Tiền đổ ra Cửa Đại). 19.1.1785 đoạn từ Rạch Gầm đến XM dài 6km. quân Tây Sơn do Nguyễn Huệ chỉ huy bố trí trận địa phục kích, diệt gần 50 nghìn quân Xiêm và gần 4.000 quân Nguyễn Ánh cùng toàn bộ 300 chiến thuyền (xt trận Rạch Gầm - Xoài Mút, 19.1.1785).

        XON KHÍ, hệ không đồng nhất gồm những hạt chất rắn hoặc lỏng có kích thước rất nhỏ (khoảng 10-8-10-4m) lơ lửng trong môi trường khí. Có các dạng: khói, sương mù, mây, bụi; có nguồn gốc tự nhiên hoặc nhân tạo. Đặc trưng bởi kích thước hạt (vd: khói gồm các hạt rắn có kích thước <10-5m; bụi: >10-2m) và mật độ hạt (số hạt/m2, thường là từ 1012-1011). Được dùng trong việc bảo vệ thực, động vật (phun, tạo sương mù, mây có pha hóa chất diệt các đối tượng gây hại). XK nhân tạo (vd: bụi chất thải, bụi sản phẩm công nghiệp...) hoặc tự nhiên (bụi núi lửa, bụi do nhiễu loạn không khí, khói các đám cháy rừng...) gây tác hại làm ô nhiễm môi trường sống, đặc biệt là sự rò rỉ chất phóng xạ của lò phản ứng, sự cố nhà máy điện nguyên tử, vụ nổ hạt nhân tạo ra XK phóng xạ. XK có ý nghĩa quan trọng trong QS: ngụy trang các công trình QS và công nghiệp, chống các loại vũ khí có điều khiển (dẫn, tự dẫn...); dùng trong đạn dược xon khí và đạn dược hóa học.

        XÔ VIẾT NGHỆ TĨNH (1930-31), cao trào đấu tranh chống Pháp, tiến lên giành chính quyền của nhân dân hai tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, do tổ chức ĐCS Đông Dương ở địa phương lãnh đạo. Cùng với phong trào CM cả nước, từ cuối 8.1930, ở Nghệ An, Hà Tĩnh liên tiếp diễn ra các cuộc bãi cộng, biểu tình quy mô lớn, có vũ trang tự vệ của công nhân, nông dân đòi tăng lương, giảm giờ làm, chống sưu thuế, đòi quyền dân sinh, dân chủ... bất chấp hành động khủng bố của thực dân Pháp. Đặc biệt, sau cuộc biểu tình 12.9.1930 của 8.000 nông dân phủ Hưng Nguyên (t. Nghệ An) bị đàn áp dã man (Pháp dùng máy bay ném bom vào đoàn biểu tình làm chết 217 người), phong trào đấu tranh càng dâng cao làm tê liệt, tan rã hệ thống chính quyền tay sai Pháp ở hàng trăm làng xã của hai tỉnh. Mặc dù chưa có chủ trương của Trung ương ĐCS Đông Dương, nhưng trước sự phát triển nhanh chóng của phong trào, tổ chức đảng ở các địa phương nói trên đã lãnh đạo quần chúng lập chính quyền CM dưới hình thức xô viết, cùng các tổ chức công hội, nông hội, tự vệ đỏ, thanh niên đoàn, phụ nữ giải phóng,... thực hiện vai trò quản lí mọi hoạt động sản xuất, đời sống xã hội, với nhiều biện pháp tiến bộ như ban bố quyền tự do dân chủ, chia ruộng đất cho dân cày, bài trừ các tập tục lạc hậu... Pháp ra lệnh thiết quân luật, điều động QĐ về Nghệ An, Hà Tĩnh, lập hệ thống đồn bốt dày đặc và thi hành chính sách khủng bố trắng nhằm dập tắt phong trào. Trung ương ĐCS Đông Dương đã phê bình việc lập chính quyền xô viết lúc đó là không đúng thời cơ, đồng thời kêu gọi các địa phương phối hợp, ủng hộ XVNT. Đến giữa 1931 trong điều kiện tình thế CM cả nước chưa chín muồi, phong trào CM ở Nghệ An, Hà Tĩnh gặp nhiều khó khăn, tổn thất nên dần dần lắng xuống, các xô viết phải giải tán để bảo toàn lực lượng. XVNT là đinh cao của phong trào CM 1930-31, là cuộc diễn tập đầu tiên của CM VN do ĐCS Đông Dương lãnh đạo, để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho tổng khởi nghĩa tháng Tám 1945.

        XÔLÔMÔNG X. QUẨN ĐẢO XÔLÔMÔNG
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #25 vào lúc: 13 Tháng Tám, 2019, 11:47:17 am »


        XÔMALI (CHDC Xômali; Jamhuriyadda Dimugradiga Somaliya, A. Democratic Republic of Somalia), quốc gia ở đông bắc châu Phi. Dt 637.657km2: ds 8,025 triệu người (2002); 85% người Xômali. Ngôn ngữ chính thức: tiếng Xômali, tiếng Arập. Tôn giáo: đạo Hồi. Thú đô: Môgađisu (Muqdishu). Chính thể cộng hòa, đứng đầu nhà nước và cơ quan hành pháp (chính phủ) là tổng thống. Cơ quan lập pháp: quốc hội một viện. Địa hình cao nguyên, đỉnh cao nhất 2.406m, ven theo biển là dải đất thấp. Khí hậu xích đạo gió mùa, phía bắc nhiệt đới hoang mạc và bán hoang mạc. Nước nông nghiệp lạc hậu, hơn 70% dân du mục. GDP 1,062 tỉ USD (2000), bình quân dầu người 148 USD. Thành viên LHQ (20.6.1960), Phong trào không liên kết, Liên đoàn các nước Arập, Liên minh châu Phi. Lập quan hệ ngoại giao với VN cấp đại sứ 7.6.1970. Từ 1991 do xung dột giữa quân chính phủ với các lực lượng đối lập, đất nước rơi vào tình trạng nội chiến. Chính quyền trung ương tan rã. Các cơ quan lập pháp, hành pháp không hoạt động. Phong trào dân tộc Xômali kiểm soát miền bắc (lãnh thổ X thuộc Anh cũ), thành lập nhà nước độc lập “Cộng hòa Xômalilen” (Republic of Somaliland), thủ đô đặt tại Hacgiêixa. LLVT: 12.900 người. Các khu vực khác do các lực lượng riêng rẽ kiểm soát. Ngân sách quốc phòng 1,6 triệu USD (2001).



        XPACTACUT (L. Spartacus; ?-71tcn), thủ lĩnh một trong những cuộc khởi nghĩa lớn nhất của nô lệ thời La Mã cổ đại (x. khởi nghĩa Xpactacut, 73-71 ten). Người vùng Phrakia. Bị người La Mã bắt làm nô lệ và bán cho đấu trường tại Capu. Cùng một nhóm đấu sĩ chạy trốn và phát động cuộc khởi nghĩa. X tổ chức và chỉ huy nghĩa quân đánh thắng lớn nhiều trận chống QĐ La Mã thiện chiến, được trang bị tốt, làm rung chuyển chế độ chiếm hữu nô lệ ở La Mã cổ đại. Năm 71 tcn, trước nguy cơ bị nhiều đạo quân lớn đến đàn áp do các danh tướng Crat, Pômpây... chỉ huy, X đã chủ động tiến công Crat, nhưng thất bại và hi sinh trong trận chiến đấu ác liệt tại Apulia. Cuộc khởi nghĩa không thành công, nhưng X được Các Mác và Lênin đánh giá cao, coi X là nhà cầm quân vĩ đại, một trong những anh hùng xuất sắc trong khởi nghĩa của nô lệ.

        XPITPHAI (A. Spitfire), máy bay tiêm kích (sau cải tiến thành máy bay tiêm kích - bom) một động cơ cánh quạt, một chỗ ngồi do công ti Xiupơmarin (Anh) chế tạo. Bay lần đầu 5.1936. Được sản xuất và sử dụng trong CTTG-II với trên 30 biến thể. Biến thể cuối cùng (Mk22) sản xuất đến 1947. Dài 9,l-9,96m; sải cánh 11,22m, cao 3,48-3,86m. Khối lượng cất cánh lớn nhất 3,4-3,85t. Động cơ pittông công suất 760- 1.530kW. Tốc độ bay lớn nhất 590-730km/h, tầm bay 700- 1.370km, trần bay 12,2km. Kiểu đầu tiên trang bị 8 súng máy Braoninh (Browning) 7,62mm. Các biến thể sau trang bị 4 súng máy, 2-4 pháo 20mm. Tổng cộng có 20.334 chiếc được trang bị cho QĐ Hoàng gia Anh từ 1938 đến 1954. Trên cơ sở X, hãng Xiupơmarin đã thiết kế chế tạo các máy bay tiêm kích Xiphai (Seafire, Xpitphun (Spytful) và Xipheng (Seafang). QĐ Pháp đã sử dụng trong chiến tranh VN (1945-54).

        XRI LANCA (Cộng hòa dân chủ xã hội chủ nghĩa Xri Lanca; Sri Lanka Prajathanthrika Samajawadi Janarajaya, A. Democratic Socialist Republic of Sri Lanka), quốc gia ở Nam Á, trên đảo Xri Lanca thuộc Ân Độ Dương, cách bờ biển Ân Độ 100km về phía đông nam. Dt 65.610km2; ds 19,74 triệu người (2003); 74% người Xinhali, 18% Tamin, 7% Môrơ. Ngôn ngữ chính thức: tiếng Xinhali: tiếng Anh được sử dụng rộng rãi, tiếng Tamin sử dụng trong cộng đồng người Tamin. Tôn giáo; 69°/c đạo Phật. 15% đạo Hindu, 8% đạo Thiên Chúa, 8% đạo Hồi dòng Sanni. Thủ dô: Xri Giayaoađanapura (thủ đô cũ: Côlômbô). Chính thể cộng hoà, đứng đầu nhà nước là tổng thống, tổng tư lệnh các LLVT. Cơ quan lập pháp: quốc hội một viện. Cơ quan hành pháp: chính phủ do thủ Mống đứng đầu. Gần 80% lãnh thổ là đồng bằng thấp. Phần trung tâm của đảo là sơn nguyên bậc thang, đỉnh cao nhất (Piđurutalagala) 2.524m. Rừng nhiệt đới che phủ 38% diện tích. Nước nông nghiệp. 70% lực lượng lao động làm nông nghiệp. Sản phẩm nông nghiệp chủ yếu là chè, cao su, lúa, dừa. Đánh bắt hải sản. Công nghiệp: khai thác đá graphit, đá quý, muối, công nghiệp nhẹ, chế biến thực phẩm. Ngành du lịch là nguồn thu ngoại tệ đáng kể. GDP 15,911 tỉ USD (2002), bình quân đầu người 850 USD. Thành viên LHQ (14.12.1955), Phong trào không liên kết. Lập quan hệ ngoại giao với VN cấp đại sứ 21.7.1970. LLVT: lực lượng thường trực 157.900 người (lục quân 118.000, hải quân 20.600, không quân 19.300), lực lượng dự bị 4.200, lực lượng bán vũ trang 88.600. Tuyển quân theo chế độ tình nguyện. Trang bị: 62 xe tăng, 62 xe chiến đấu bộ binh, 15 xe thiết giáp trinh sát, 217 xe thiết giáp chở quân, 165 pháo mặt đất, 22 pháo phản lực, 784 súng cối, 40 pháo không giật, 57 pháo phòng không, 61 tàu tuần tiễu các loại (trong đó có 2 tàu tên lửa), 1 tàu đổ bộ, 22 máy bay chiến đấu, 24 máy bay trực thăng vũ trang... Ngán sách quốc phòng 645 triệu USD (2002).


Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #26 vào lúc: 13 Tháng Tám, 2019, 11:49:00 am »


        XTALIN (1879-1953), nhà lãnh đạo ĐCS và nhà nước LX, phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, Ah lao động XHCN (1939), Ah LX (1945). Người Grudia; đại nguyên soái LX (1945). Năm 1898 gia nhập ĐXHDC Nga, tham gia cuộc CM 1905-07 ở Ngoại Capcadơ. 1912 ủy viên Ban thường vụ ủy ban trung ương ĐXHDC Nga, tích cực giúp Lênin tổ chức và lãnh đạo CM XHCN tháng Mười thành công. 1917-22 dân ủy (bộ trưởng) phụ trách vấn đề dân tộc kiêm dân ủy kiểm tra nhà nước (1919). Trong nội chiến, ủy viên các hội đồng: quốc phòng công nông, QS - CM nước cộng hòa và một số phương diện quân phía Tây Nam. 1922 tổng bí thư ủy ban trung ương ĐCS LX, lãnh đạo nhân dân LX giữ vững thành quả CM, làm thất bại chủ nghĩa Trôtkit và chủ nghĩa cơ hội hữu khuynh, xây dựng CNXH trong điều kiện khó khăn, xây dựng nước Nga nông nghiệp lạc hậu thành nước công nghiệp tiên tiến với nền quốc phòng hùng mạnh. 1941 tổng bí thư ĐCS LX kiêm chủ tịch Hội đồng dân ủy (HĐBT) LX. Trong chiến tranh giữ nước (1941-45) chủ tịch Hội đồng quốc phòng, dân ủy quốc phòng, tổng tư lệnh tối cao các LLVT LX, tổ chức liên minh chống Hide, lãnh đạo nhân dân LX đánh thắng phát xít Đức và quân Quan Đông của Nhật. Sau chiến tranh lãnh đạo nhân dân LX nhanh chóng khôi phục và phát triển kinh tế, củng cố quốc phòng và chế độ XHCN. Người cương quyết, quả cảm trong việc bảo vệ thành quả CM, bảo vệ CNXH, nhưng cuối đời X phạm một số sai lầm. ủy viên ủy ban trung ương ĐCS LX 1917, ủy viên BCT (1919-52), ủy viên Đoàn chủ tịch UBTƯ ĐCS LX (1952-53). Đại biểu Xô viết tối cao LX khóa I-III. Huân chương: 3 huân chương Lênin, 3 Cờ đỏ, 2 Chiến thắng, Xuyôrôp hạng nhất. Tác phẩm: “Những vấn để của chủ nghĩa Lênin”, “Về cuộc chiến tranh giữ nước vĩ đại của Liên Xô”, “Chủ nghĩa Mác và vấn đề ngôn ngữ học”, “Các vấn đề kinh tế của xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô”.

        XUÂN HỔNG (Nguyễn Xuân Hồng; 1928-96), nhạc sĩ, trưởng đoàn văn công QGPMN (1962). Quê xã Thái Bĩnh, h. Châu Thành, t. Tây Ninh; tham gia CM 1945, nhập ngũ 1960; đv ĐCS VN (1949). Năm 1960-76 tham gia QĐ, làm cán bộ chính trị, trưởng ban văn nghệ Cục chính trị QGPMN (1967- 76), ủy viên thư kí Hội nhạc sĩ VN (khóa III), phó tổng thư kí Hội nhạc sĩ VN (khóa IV), ủy viên BCH trung ương Hội liên hiệp văn học nghệ thuật VN; tổng thư kí Hội nhạc sĩ tp Hồ Chí Minh (khóa I, II). Đã sáng tác hàng trăm ca khúc, tổ khúc, hợp xướng và viết nhạc cho nhiều vở diễn, nhiều ca khúc nổi tiếng như: “Bài ca may áo” và “Xuân chiến khu” (sáng tác 1961 và 1963 được giải thưởng văn nghệ Nguyễn Đình Chiểu 1965), “Chiếc khăn tay” (1964), “Hành quân đêm” (1964, lời Trí Thanh), “Tiếng chày trên sóc Bom Bo” (1966, huy chương vàng hội diễn toàn quốc 1970), “Mùa xuân trên Thành phố Hồ Chí Minh” (1975), “Cây đàn ghi ta của Đại đội 3” (giải thưởng BQP 1989)... Huân chương: Kháng chiến (hạng nhất, hạng ba)...



        XUÂN LỘC, thị xã, tỉnh lị t. Long Khánh, nay là thị trấn huyện lị h. Long Khánh, t. Đồng Nai. Nằm bên QL 1 và đường sắt Bắc - Nam, cách tp Biên Hòa khoảng 50km về phía đông, gần ngã ba tỉnh lộ 764 đi Vũng Tàu. Trong KCCM, XL là cứ điểm bảo vệ cửa ngõ phía đông Sài Gòn trên tuyến phòng thủ trọng yếu Biên Hòa - XL - Bà Rịa - Vũng Tàu của QĐ Sải Gòn. Trong chiến dịch Xuân Lộc (9-20.4.1975) QGPMN VN đánh thiệt hại nặng Sư đoàn 18 và Lữ đoàn dù 1, loại khỏi chiến đấu Trung đoàn 52 (Sư đoàn 18), buộc lực lượng QĐ Sài Gòn ở XL rút chạy, mở đường tiến vào giải phóng Sài Gòn trong chiến dịch Hồ Chí Minh. Cụm di tích chiến thắng XL được Bộ văn hóa xếp hạng, chính quyền địa phương đã dựng bia kỉ niệm tại đây.

        XUẤT KÍCH, rời căn cứ, khu vực bố trí hoặc trận địa để tiến công quân địch. Có XK trong tác chiến tiến công, XK trong tác chiến phòng ngự. Xác định cự li XK phải căn cứ vào tình hình địch, ta và thường không cách xa trận địa. Yêu cầu: nhanh chóng xác minh tình hình; bí mật tổ chức chuẩn bị, thận trọng lựa chọn thời cơ, lợi dụng đêm tối, địa hình có lợi hoặc nhân lúc đội hình địch hỗn loạn, mất hiệp đồng, bí mật tiếp cận mục tiêu, tiến hành hỏa lực cấp tập mãnh liệt, bất ngờ công kích, đánh nhanh thắng nhanh, khi phân đội công kích hành động, các phân đội khác phải tích cực phối hợp và yểm hộ, kiên quyết giữ vững trận địa (căn cứ...), khi cần phải tiến hành nghi binh, lừa địch. Không quân và hải quân thực hiện XK bằng máy bay, tàu chiến khi có lệnh tiêu diệt mục tiêu đã xác định.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #27 vào lúc: 13 Tháng Tám, 2019, 11:50:37 am »


        XUẤT NGŨ, việc quân nhân rời khỏi lực lượng thường trực của QĐ theo quy định của pháp luật, ở VN, theo Luật nghĩa vụ QS, XN gồm hạ sĩ quan, binh sĩ, quân nhân chuyên nghiệp có thời gian phục vụ tại ngũ: nam chưa đủ 5 năm (60 tháng), nữ chưa đủ 3 năm (36 tháng) trừ thương binh hạng 1-4 và những người có 3 năm (36 tháng) hoạt động chiến đấu ở nước bạn hưởng chế độ phục viên. Có XN: theo hạn định (đúng thời hạn luật định), trước hạn định (trước thời hạn luật định, vì lí do sức khỏe, hoàn cảnh gia đình...), trên hạn định (sau khi phục vụ thêm một thời hạn theo luật định). Khi XN, quân nhân được hưởng quyền lợi theo chế độ chính sách của nhà nước.

        XUẤT NHẬP BIÊN, hoạt động của dán cư biên giới các nước có chung đường biên giới. Khác với xuất nhập cảnh, XNB chỉ áp dụng đối với dân cư biên giới khi thăm viếng thân nhân, khám chữa bệnh, trao đổi hàng hóa và được sử dụng trong một thời hạn nhất định theo quy định của hiệp định về quy chế biên giới giữa các nước.

        XUBICH, căn cứ hải quân Mĩ, thiết lập ở tp Manila (Philippin). Diện tích vùng nước 20km2, tổng chiều dài cẩu cảng 5km. Có thể tiếp nhận tàu chiến các loại. Có xưởng sửa chữa tàu cỡ 4.000t. Năm 1991 Mĩ đã trả lại X cho Philippin.

        XUCACNÔ (A. Achmed Sukamo; 1901-70), tổng thống đầu tiên nước Cộng hòa Inđônệxia (1945-65). Sinh tại tp Xurabaya (Giava), tốt nghiệp Trường cao đảng kĩ thuật ở Băngđung. 1927 tham gia sáng lập Đảng quốc dân và làm chủ tịch Đảng. 1932 chủ tịch Đảng Inđônêxia (Pactinđô). Do hoạt động yêu nước, hai lần bị chính quyền thực dân Hà Lan bắt giam (1928-32 và 1933-42). Ngày 17.8.1945 được các tổ chức xã hội ủy nhiệm, tuyên bố nước Inđônêxia độc lập và trở thành tổng thống. 2.1957 thành lập chính phủ gồm đại diện các đảng trong nghị viện và thành lập Hội đồng quốc gia. 6.1957 chủ tịch Hội đồng quốc gia. 1955 là một trong những người có sáng kiến triệu tập hội nghị các nước Á - Phi lần thứ nhất tại Băngđung. 1965 bị Xuhactô đảo chính QS.

        XUĐĂNG (Cộng hòa Xuđăng; Jumhuriyat as-Sudan, A. Republic of The Sudan), quốc gia ở đông bắc châu Phi. Dt 2.505.813km-; ds 38,114 triệu người (2003); có 70% người Arập. Ngôn ngữ chính thức: tiếng Arập. Tôn giáo: 70% đạo Hồi, 20% theo tín ngưỡng truyền thống địa phương, 10% đạo Cơ Đốc... Thủ đô: Khactum. Chính thể cộng hòa chuyển tiếp, đứng đầu nhà nước và cơ quan hành pháp là tổng thống. Cơ quan lập pháp: hội đồng dân tộc chuyển tiếp (quốc hội). Phần lớn diện tích lãnh thổ là cao nguyên cao 300-1.000m, đỉnh cao nhất 3.187m. Phía nam là vùng đầm lầy và rừng nhiệt đới; đông là các nhánh núi Êtiôpia. Khí hậu cận xích đạo, phía bắc nhiệt đới hoang mạc. Sông Nin với các nhánh: Nin Trắng, Nin Xanh. Nước nông nghiệp lạc hậu. GDP 12,525 tỉ USD (2002), bình quân đầu người 400 USD. Thành viên LHQ (12.11.1956), Phong trào không liên kết, Liên minh châu Phi. Lập quan hệ ngoại giao với VN cấp đại sứ 26.8.1969. LLVT: lực lượng thường trực 117.000 người (lục quân 112.500, không quân 3.000, hải quân 1.500), lực lượng bán vũ trang 7.000. Tuyển quân theo chế độ động viên, thời hạn phục vụ 24 tháng. Trang bị: 200 xe tăng hạng trung, 100 xe tăng hạng nhẹ, 112 xe thiết giáp trinh sát, 30 xe chiến đấu bộ binh, 313 xe thiết giáp chở quân, 450 pháo mặt đất xe kéo, 10 pháo tự hành, 600 pháo phản lực, 150 súng cối, 1.000 súng máy và pháo phòng không, 54 tên lửa phòng không SA-7, 42 máy bay chiến đấu, 10 máy bay trực thăng vũ trang, 6 tàu tuần tiễu, 1 tàu đổ bộ... Ngân sách quốc phòng 387 triệu USD (2001).



        XUHACTÔ (A. Raden Suharto; S. 1921), tổng thống nước Cộng hòa Inđônêxia (1968-98), người phế truất tổng thống Xucacnô bàng đảo chính QS (1965). Sinh tại Gơmuxu, Giốc Giacacta, miền trung đảo Giava; đại tướng (1966). Năm 1946-50 học Trường QS Gơrômbông, Trường sĩ quan chỉ huy tham mưu Băngđung và tham gia cuộc đấu tranh vũ trang giành độc lập của Inđônêxia. 1950-66 giữ nhiều chức vụ trong QĐ Inđônêxia: tư lệnh Lữ đoàn Mataram (1950), tư lệnh Lữ đoàn Pơragôla (1951), tư lệnh trung đoàn (1953), tư lệnh phó Vùng 4, Sư đoàn Đipônêgôrô (1956), tham mưu phó thứ nhất lục quân (1960), tư lệnh Bộ chỉ huy phòng không lục quân (1961), Bộ chỉ huy Mandala giải phóng tây Iriăng, Bộ chỉ huy chiến lược (1962) đàn áp cuộc đấu tranh do ĐCS lãnh đạo. 1966 bộ trưởng BQP và an ninh kiêm tổng tư lệnh các LLVT, chủ tịch Chủ tịch đoàn nội các Ampera. 1967 quyền tổng thống. 1968-98 tổng thống, đứng đầu chính phú kiêm tổng tư lệnh tối cao các LLVT nước Cộng hòa Inđônêxia. 1998 trước cuộc khủng hoảng trầm trọng về tài chính, kinh tế và xã hội ở Inđônêxia, buộc phải từ chức.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #28 vào lúc: 13 Tháng Tám, 2019, 11:51:53 am »


        XUKHÔI (1895-1975), tổng công trình sư hàng không LX, hai lần Ah lao động XHCN LX (1957 và 1965), tiến sĩ khoa học kĩ thuật (1940). Năm 1925 tốt nghiệp Trường cao đẳng kĩ thuật Maxcơva, kĩ sư thiết kế Viện thủy khí động học trung ương LX. 1926-34 tham gia thiết kế máy bay tiêm kích 1-4 và 1-14 dưới sự chỉ đạo của công trình sư hàng không A. N. Tupôlep. 1934 công trình sư và trưởng nhóm thiết kế máy bay ANT-25. Năm 1939 trưởng công trình sư thiết kế máy bay ANT-37. Năm 1940 thiết kế các loại Su. X là một trong những người đi đầu trong việc thiết kế máy bay phản lực và phản lực vượt âm. Máy bay do X thiết kế đã lập hai kỉ lục thế giới về bay cao (1959 và 1962) và hai kỉ lục thế giới về bay nhanh theo đường bay khép kín (1960 và 1962). Đại biểu Xô viết tối cao LX (1958-74). Giải thưởng Lênin (1968), 2 giải thưởng nhà nước LX (1943 và 1975).

        XUMATRA. đảo trong quần đảo Mã Lai, thuộc Inđônêxia. Dt 435.000km2; ds 40,8 triệu người (1995). Phía tây X là dãy núi Barixan cao 3.805m (núi lửa Kerinchi), đông là đồng lầy. Khí hậu xích đạo, nhiệt độ trung bình 25-27°C, lượng mưa trung bình 4.000mm/năm; hệ thống sông hồ dày đặc; rừng nhiệt đới rậm rạp, quanh năm xanh tốt; có các mỏ dầu và khí đốt, than đá, vàng, măng gan. Các thành phố chính: Palembang, Međan, Pađang; cảng chính: Pađang.

        XUNG ĐIỆN TỪ của vụ nổ hạt nhân, xung của bức xạ điện từ hình thành trong các vụ nổ hạt nhân. XĐT xuất hiện chủ yếu nhờ bức xạ điện từ của các điện tử tự do tốc độ nhanh (do không khí bị ion hóa bởi tác động của bức xạ gamma và các nơtrôn) chuyển động dưới ảnh hường của từ trường Trái Đất, có biên độ tới vài nghìn vôn/mét ở khoảng cách hàng trăm kilòmét tới tâm nổ. XĐT phụ thuộc vảo dạng vụ nổ và công suất đạn dược, đặc tính của mối trường và khoảng cách đến tâm nổ. XĐT không đẳng hướng vì mật độ môi trường không đồng nhất. Có tác dụng phá hoại lớn: làm hỏng hoặc giảm khả năng làm việc của rađa, thiết bị thông tin, hệ thống cung cấp điện, đặc biệt là đối với máy móc có dòng diện yếu, mạng điện dài che bọc kém. Những biện pháp chủ yếu để hạn chế tác hại của XĐT gồm che bọc, tiếp địa máy móc, chi tiết và vỏ bảo vệ... Cg hiệu ứng điện từ của vụ nổ hạt nhân. 

        XUNG ĐỘT, sự chống đối nhau quyết liệt giữa các lực lượng đối lập trong một nước hoặc giữa các nước do tranh chấp lợi ích. Vé tính chất, có: XĐ tư tưởng (học thuyết), XĐ dân tộc, XĐ tôn giáo, tranh chấp lãnh thổ...; về cách thức tiến hành, có: XĐ phi vũ trang, xung đột vũ trang, xung đột quân sự, về quy mô, có: XĐ giữa các lực lượng trong một nước, XĐ giữa các nước, xung đột khu vực... XĐ thường xảy ra bất ngờ (có trường hợp được cảnh báo trước), nảy sinh từ những màu thuẫn cụ thể, dễ chuyển thành chiến tranh. Mọi XĐ cần được giải quyết bàng thương lượng trên cơ sở bình đảng, thiện chí của các bên.

        XUNG ĐỘT BIÊN GIỚI, xung đột ở khu vực biên giới giữa các nước có chung đường biên giới quốc gia. XĐBG có thể bằng xung đột vũ trang hoặc xung đột phi vũ trang. XĐBG do nhiều nguyên nhân: mâu thuẫn quyền lợi cụ thể giữa các cộng đồng dân cư hai bên biên giới (về đất đai, kinh tế, phong tục tập quân...); những vấn đề lịch sử để lại chưa được giải quyết; ý đồ chiến lược của giới cầm quyền các nước có chung biên giới hoặc các nước liên quan. XĐBG có thể dẫn tới chiến tranh nếu các bên liên quan không thể giải quyết bằng con đường hòa bình.

        XUNG ĐỘT KHU VỰC, xung đột trên lãnh thổ quốc gia của một hoặc nhiều nước với sự tham gia của liên minh các lực lượng đối địch do mâu thuẫn về quyền lợi hoặc xu hướng chính trị đối lập (dân tộc, chủng tộc, tôn giáo). XĐKV thường tiến hành bằng vũ trang, kéo dài, khốc liệt, dễ chuyển thành chiến tranh cục bộ; có thể chấm dứt XĐKV bằng giải pháp chính trị trên cơ sở hòa giải và thiện chí hòa bình của các bên.

        XUNG ĐỘT NỘI BỘ NAM TƯ (1991-92), xung đột sắc tộc, tôn giáo giữa các nước cộng hòa, các cộng đồng dân tộc ở Liên bang Nam Tư. Sau khi xảy ra sự biến 1989-91 ở Nam Tư, mâu thuẫn nội bộ giữa các nước cộng hòa và giữa các cộng đồng dân tộc, tôn giáo ở Nam Tư càng trở nên sâu sắc dẫn đến xung đợt vũ trang. Mở đầu là cuộc chiến giữa Cộng hòa Croatia với Cộng hòa Xecbia khi Crôatia tuyên bố tách khỏi Nam Tư (6.1991), sau đó xung đột diễn ra đặc biệt nghiêm trọng và kéo dài khi Cộng hòa Bôtxnia và Hecxêgôvina tuyên bố độc lập (29.2.1992). Tại Bôtxnia và Hecxêgôvina, cộng đồng người Xecbia (chiếm 31%) nổi dậy chống lại chính quyền; xung đợt vũ trang giữa cộng đồng người Xecbia với cộng đồng người theo đạo Ixlam xảy ra ở thủ đô Xaraevô và nhiều thành phố lớn khác để giành dân, chiếm đất. dẫn đến việc cộng đồng người Xecbia tuyên bố thành lập quốc gia riêng (7.4.1992) và cộng đồng người Crôatia cũng tuyên bố thành lập nhà nước riêng (5.7.1992). Các cuộc xung đột đã gây nên hậu quả nặng nề và góp phần đẩy nhanh quá trình tan rã của Liên bang Nam Tư. Cộng đồng châu Âu (EC), Nga, Mĩ và LHQ đã đưa ra nhiều giải pháp nhằm chấm dứt xung đột nhưng tình hình Nam Tư vẫn chưa ổn định.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #29 vào lúc: 13 Tháng Tám, 2019, 11:53:15 am »


        XUNG ĐỘT QUÂN SỰ, xung đột có sử dụng quân đội và các biện pháp QS, do những mâu thuẫn về lợi ích giữa các bên đối địch (tranh chấp lãnh thổ, biên giới, đòi li khai...). XĐQS lúc đầu thường có quy mô nhỏ hoặc phát triển từ các vụ đụng độ quân sự, nếu các bên không kiềm chế có thể dẫn tới chiến tranh. Để hạn chế XĐQS, trong quan hệ dân tộc, quan hệ quốc tế cần xây dựng tình đoàn kết, hữu nghị, tăng cường đối thoại, hợp tác phát triển kinh tế, văn hóa,... trên nguyên tắc bình đẳng, cùng có lợi và kịp thời giải quyết những mâu thuẫn nảy sinh.

        XUNG ĐỘT SẮC TỘC, xung đột giữa các sắc tộc. XĐST nảy sinh do mâu thuẫn tranh chấp quyền lợi trong quan hệ giữa các tộc người, những vấn đề lịch sử để lại, sự nô dịch, áp bức giai cấp và dân tộc, sự phân biệt và kì thị chủng tộc, sự chia rẽ kích động của các thế lực chính trị phản động, sự gia tăng của các khuynh hướng dân tộc chủ nghĩa cực đoan... CNĐQ thường lợi dụng XĐST để can thiệp và nô dịch. Các cuộc XĐST có quy mô khác nhau, thường kéo dài và khốc liệt, gây nhiều tổn hại cho xã hội, tạo các điểm nóng ở mỗi nước, ở các khu vực và thế giới. Sau chiến tranh lạnh, XĐST đột ngột tăng lên, đang là mối quan tâm sâu sắc của cộng đồng quốc tế.

        XUNG ĐỘT VŨ TRANG, xung đột có sử dụng LLVT và được tiến hành bằng các biện pháp vũ trang. XĐVT thường xảy ra ở khu vực biên giới hoặc vùng biển, đảo do tranh chấp về lãnh thổ, tài nguyên giữa các nước; hoặc với các lực lượng đối lập, li khai, khủng bố trong nước dược nước ngoài hậu thuẫn. Quy mô và tính chất của XĐVT do lực lượng và mục đích của các bên tham gia xung đột quyết định. XĐVT có thể dẫn tới chiến tranh hoặc nội chiến nếu các bên liên quan không tìm cách giải quyết triệt để bàng một giải pháp chính trị.

        XUNG PHONG, hành động dũng mãnh xông lên của bộ đội từ tuyến (vị trí) xuất phát xung phong kết hợp xung lực với hỏa lực tiêu diệt quân địch; la thời điểm quyết định và ác liệt nhất trong quá trình công kích. Khi XP bộ binh sử dụng mọi vũ khí (lựu đạn, thủ pháo, súng ngắn, tiểu liên, súng trường...) thực hiện đánh gần, đánh giáp lá cà; xe tăng dùng vũ khí trên xe, sức nặng và xích sắt tiêu diệt quân địch, phá hủy công sự và các phương tiện chiến đấu của chúng.

        XUỒNG, thuyền nhỏ, chuyển động nhờ mái chèo, buồm hoặc động cơ, để chở người và hàng, có thể được chuyên chở, nâng lên, hạ xuống từ tàu. X được phân loại: theo chức năng (phục vụ, chỉ huy, đổ bộ, chuyên chở, cứu sinh, thể thao...); theo dạng động lực (chèo tay, máy, buồm, máy - buồm, máy - chèo tay...); theo hình dạng đáy (phẳng, nhọn); theo vật liệu (gỗ, kim loại, chất dẻo, vải cao su bơm hơi...); theo số mái chèo (2, 4, 6, 10...); theo số chân vịt hoặc cột buồm (1, 2...). X cứu sinh là phương tiện trang bị cho tàu thuyền hải quân và dân sự, có những ngăn chứa không khí hoặc bọt xốp, bảo đảm tính nổi lớn, có hoặc không có mui che, chứa lương thực, nước uống dự trữ, đèn pin, pháo hiệu, có thể có điện đài,... dùng cứu người khi tai nạn xảy ra trên biển.

        XUỒNG CHIẾN ĐẤU, xuồng có động cơ, lượng giãn nước nhỏ (dưới vài chục tấn) được sử dụng để chi viện hỏa lực cho bộ binh và đánh tàu đối phương trên sông và ven biển. Có tốc độ lớn (18-30 hải lí/h hoặc hơn); có vỏ thép bảo vệ ở các vị trí hỏa lực, đài chỉ huy, khoang máy. XCĐ được trang bị các loại vũ khí: pháo nhỏ, súng máy.

        XUỒNG ĐỆM KHÍ X. TÀU (XUỒNG) ĐỆM KHÍ

        XUỐNG THANG CHIẾN TRANH, giảm dần từng bước quy mô và cường độ chiến tranh của một bên hoặc các bên tham chiến; đồng thời tìm giải pháp chính trị để có thể tiến tới chấm dứt chiến tranh. Trong chiến tranh xâm lược VN (1954-75), XTCT là thủ đoạn quân sự của Mĩ sau khi leo thang chiến tranh thất bại, nhằm điều chỉnh từng bước tiến tới chấm dứt sự dính líu QS trực tiếp nhưng vẫn tiếp tục duy trì cuộc chiến tranh bằng các biện pháp chiến lược mới. Mĩ đã hai lần XTCT: sau cuộc tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân (1968), Mĩ tuyên bố ngừng chiến tranh phá hoại miền Bắc, thực hiện chiến lược phi Mĩ hóa chiến tranh, chấp nhận đàm phán với chính phủ VN DCCH tại Pari; và sau thất bại của cuộc tập kích chiến lược đường không bằng B-52 vào Hà Nội, Hải Phòng (12.1972)... Mĩ buộc phải kí hiệp định Parì 1973 về Việt Nam, rút QĐ Mĩ và QĐ các nước phụ thuộc Mĩ ra khỏi miền Nam VN.
Logged

Trang: « 1 2 3 4 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM