Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 05:08:16 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: X  (Đọc 2300 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #10 vào lúc: 13 Tháng Tám, 2019, 07:42:16 am »


        XE KÉO TĂNG (xe tăng dắt), xe thiết giáp xích chuyên dụng để cứu kéo xe tăng, xe thiết giáp bị hư hỏng hoặc sa lầy, chìm, đổ trong chiến đấu, hành quân, huấn luyện. Thường chế tạo trên cơ sở xe tăng, pháo tự hành, có các thiết bị chuyên dụng phục vụ cho việc cứu kéo như thiết bị neo giữ, tời, cáp, càng kéo... Ngoài ra còn trang bị một số đồ gá và dụng cụ nhiều chức năng để thực hiện công việc sửa chữa cần thiết trước và sau khi cứu kéo. Nhiều XKT có thiết bị lội ngầm. XKT thường được trang bị cho các phân đội sửa chữa trong biên chế của trung (lữ) đoàn hoặc tiểu đoàn xe tăng độc lập. Trong lực lượng tăng thiết giáp QĐND VN hiện nay, ngoài các XKT do LX chế tạo trước đây như BTS-2 (trên cơ sở xe tăng T-54 hoặc T-55), BTS-4A (trên cơ sở xe tăng T-55M) còn sử dụng các XKT do ngành công nghiệp quốc phòng VN cải tiến từ một số kiểu xe tăng, xe thiết giáp khác.

        XE KIỂM SOÁT THÔNG TIN VÔ TUYẾN ĐIỆN CƠ ĐỘNG, xe thông tin được trang bị các phương tiện thông tin chuyên dụng để thực hiện nhiệm vụ kiểm soát cơ động việc chấp hành kỉ luật liên lạc vô tuyến điện ở dải tần sóng ngắn và cực ngắn. Trang bị chính: các loại máy thu, vô tuyến điện sóng ngán; máy thu vô tuyến điện sóng cực ngắn; máy thu, phát vô tuyến điện sóng ngắn; máy ghi ám; máy điện thoại và các trang bị bổ trợ khác. XKSTTVTĐCĐ có khả năng đồng thời kiểm tra các kênh liên lạc vô tuyến điện thoại sóng ngắn, sóng cực ngắn và có thể ghi âm lại nội dung vi phạm ki luật của các đối tượng liên lạc, với thời gian không hạn định. 03 thể sử dụng nguồn điện mạng, điện máy phát và ắc quy. Trong khi thực hiện nhiệm vụ, có thể liên lạc với SCH bằng vô tuyến điện sóng ngắn hoặc hữu tuyến điện (qua tổng đài gần nhất). XKSTTVTĐCĐ do Binh chủng thông tin liên lạc nghiên cứu, lắp ráp; được biên chế ở cấp chiến lược; gọi tắt là xe kiểm soát cơ động.

        XE KIỂM TRA TÊN LỬA, xe ô tô có trang bị các phương tiện kĩ thuật tạo lệnh giả và đo lường để kiểm tra, thử nghiệm hoạt động của những thiết bị cơ, điện, vô tuyến điện tử lắp trên tên lửa có điều khiển. XKTTL cho phép kiểm tra từng phần hoặc tổng hợp, tĩnh hoặc động, bằng tay hoặc tự động, đánh giá được những tham số kĩ thuật chính, khả năng sẵn sàng chiến đấu và hoạt động đúng chức năng của tên lửa trong kiểm tra  định kì hoặc khi sửa chữa thường xuyên và thay thế các khối chức năng của tên lửa. XKTTL của LX. Cg xe kíp.

        XE KÍP X. XE KIỂM TRA TÊN LỬA

        XE LỘI NƯỚC nh XE BƠI

        XE MÁY BẮC CẦU, gọi chung các xe máy chuyên dùng để cơ giới hóa việc bắc cầu cứng qua các chướng ngại đảm bảo cơ động cho người và vũ khí, trang bị kĩ thuật. Tùy theo mục đích bảo đảm cơ động và kết cấu tương ứng. XMBC được chia thành hai loại: XMBC đi cùng (cg cầu xung kích, như các xe tăng bắc cầu, bộ cầu TMM...) và xe máy, thiết bị bắc cầu gần mặt nước (các bộ thiết bị bắc cầu KMS-E, USM-1... của LX). Mỗi XMBC đều gồm xe cơ sở và các thiết bị công tác. Xe cơ sở có thể là xe xích hoặc bánh lốp, có khả năng cơ động và khả năng thông qua cao. Thiết bị công tác gồm: các nhịp cầu, các thiết bị nâng, neo, hệ thống dẫn động thủy lực (đối với xe bắc cầu đi cùng); hoặc các thiết bị búa đóng cọc để đóng các chân trụ, các thiết bị lắp ráp cầu và thiết bị bổ trợ khác (đối với xe bắc cầu gần mặt nước).

        XE MÁY CÔNG BINH, gọi chung các xe máy chuyên dùng để cơ giới hóa việc thực hiện nhiệm vụ bảo đảm công binh. Theo nguồn gốc và tính chất nhiệm vụ, XMCB được chia thành các loại: XMCB đặc chủng, xe máy công trình dân dụng được sử dụng trong QS và các máy công binh nhỏ. XMCB đặc chủng là những xe máy được thiết kế và sản xuất riêng cho hoạt động QS, bao gồm: xe máy trinh sát công binh, xe máy bố trí và khắc phục vật cản, xe máy làm đất, xe máy mở đường và thông đường, xe máy vượt sông, xe máy cấp nước dã chiến, xe máy chế biến và gia công gỗ cơ động, các trạm cấp điện công trình cơ động và xe máy bảo đảm kĩ thuật công binh. Xe máy công trình dân dụng sử dụng trong QS là những xe máy được sản xuất cho các ngành kinh tế quốc dân nhưng có công dụng tương tự và tính năng đáp ứng mức độ nhất định các yêu cầu QS, bao gồm các xe máy xây dựng công trình, chế biến gỗ, thông hơi đường hầm... XMCB có thể sử dụng đơn chiếc hoặc tạo thành các bộ trang bị gồm nhiều xe máy hoặc trang bị kĩ thuật công binh, ô tô chuyên dụng, trạm nguồn điện... Nhiều XMCB là các thiết bị tự hành, được cấu tạo từ phần xe cơ sở và trang bị chuyên dụng công binh. Xe cơ sở có thể là ô tô, xe tăng, xe thiết giáp, xe xích kéo pháo, xe kéo bánh lốp, máy kéo hoặc xe có hệ gầm đặc biệt. Trên XMCB có thể lắp các thiết bị chuyên dụng thông tin, hóa học.

        XE MÁY KHẮC PHỤC VẬT CẢN NỔ, gọi chung các loại xe máy được lắp thiết bị chuyên dùng để phát hiện và mở lối qua chướng ngại nổ. Bao gồm: xe phá mìn (KMT-4, KMT-5...; xt xe tăng phá mìn), thiết bị phóng lượng nổ dài (cứng hoặc mềm), xe phóng từ: tàu, xuồng rà phá thủy lôi...

        XE MÁY MỞ ĐƯỜNG, gọi chung các loại xe máy chuyên dùng để cơ giới hóa việc xây dựng các đường QS. XMMĐ gồm xe cơ sở là xe xích hoặc bánh lốp có công suất lớn, được lắp các thiết bị công tác (lưỡi ủi, khung đẩy, cơ cấu trích công suất), có thể được trang bị cơ cấu nâng, bộ xới đất và các thiết bị chuyên dụng khác. Ngoài việc làm đường. XMMĐ còn được sử dụng để khắc phục các chướng ngại công trình như hào chống tăng, hào giao thông, bãi vật cản cây đổ, địa hình có nhiều bụi cây nhỏ... Các loại XMMĐ chủ yếu hiện dùng trong QĐ là máy húc bánh lốp BKT; máy mở đường PKT-2, BAT-M...
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #11 vào lúc: 13 Tháng Tám, 2019, 07:43:56 am »


        XE MÁY TRINH SÁT CÔNG BINH, gọi chung các loại xe máy chuyến dùng cho các hoạt động trinh sát công binh; bao gồm các xe trinh sát công trình, xe dò mìn, các thiết bị trinh sát làm rõ các đặc tính, mức độ bố trí các thiết bị trận địa và các khu vực mà đối phương chiếm giữ, hệ thống các vật cản, khả năng thông qua các vị trí không có đường, tình trạng của cầu, đường các khu vực bị phá hủy, các vật cản nước...

        XE MÁY VƯỢT SÔNG, gọi chung các loại xe máy dùng để chuyên chở và bắc cầu nổi cho vũ khí, trang bị kĩ thuật và người vượt qua chướng ngại nước. Bao gồm các phương tiện vượt sông tự hành, các bộ cầu nổi, phà, ca nô, xuồng, thuyền gắn máy... Yêu cầu quan trọng đối với XMVS là khả năng cơ động và khả năng thông qua cao, dự trữ sức nổi lớn. Ngoài việc đáp ứng các nhu cầu sẵn sàng chiến đấu và huấn luyện, XMVS còn được sử dụng trong hoạt động cứu hộ, phòng chống thiên tai (lũ, lụt...).

        XE NỬA XÍCH, xe có hệ thống dần tiến hỗn hợp: cẩu trước là cầu ô tô với các bánh lốp thông thường, các cầu sau được thay bằng bộ dẫn tiến xích, nhằm nâng cao khả năng thông qua của xe. Việc thay đổi hướng chuyển động được thực hiện nhờ hệ thống lái như trẽn ô tô hoặc kết hợp hệ thống lái với cơ cấu quay vòng xe xích. Kết cấu nửa xích được sử dụng cả cho các xe chiến đấu và vận tải. XNX được sử dụng trong QĐ một số nước trước, trong và sau CTTG-II. QĐ Pháp đã sử dụng các XNX kiểu M-3 trong chiến tranh xâm lược VN (1946-54).



        XE PHÂN ÔN (cổ), xe QS dùng để chở đất đá lấp hào thành hoặc chở lính tiến công thành. Có 4 bánh gỗ, xung quanh và phía trên che bằng gỗ dày phủ da trâu tránh được tên, gỗ, đá từ trên thành phóng xuống. Thường do khoảng mười lính đẩy. Được dùng nhiều ở TQ vào thời Xuân Thu (770-476tcn) và đầu thời Chiến Quốc (476-22 ltcn).

        XE PHI MÃ (cổ), xe đánh thành có 6 bánh, khung gỗ dài khoảng 5m, cao khoảng 2,7m, che bằng da trâu, chở được 10 lính. Được dùng ở VN từ tk 15.

        XE SỬA CHỮA, phương tiện sửa chữa cơ động vũ khí, trang bị kĩ thuật, chủ yếu dùng trong điều kiện dã ngoại. Gồm hai phần chính: xe cơ sở và thùng xe. Xe cơ sở thường là ô tô có khả năng thông qua cao; thùng (khoang) xe chứa các thiết bị. dụng cụ, vật tư cần thiết, đồng thời là vị trí gia công phục vụ công tác sửa chữa, XSC được phán loại và gọi tên theo thiết bị và công nghệ như: xe cơ khí - nguội, xe hàn, XSC và nạp điện, XSC thiết bị điện, XSC hệ thống ổn định, XSC khí tài quang học... Theo đối tượng phục vụ, có: XSC tăng thiết giáp, XSC ô tô, XSC thiết bị thông tin, XSC vũ khí... Ngoài các thiết bị công nghệ đặc thù chuyên ngành, các XSC đều được trang bị nguồn điện độc lập, tời kéo; một số loại xe có thiết bị nâng (cần trục mũi tên). Trên xe có trang bị máy thông tin vô tuyến điện và thiết bị báo vệ chống vũ khí hủy diệt lớn. Xe có thể hoạt động độc lập theo nhiệm vụ cụ thể hoặc trong thành phần các bộ công trình xa với quy mô khác nhau như PARM-1M, PARM-3M. Hiện nay, trong các lực lượng sửa chữa của QĐND VN được trang bị các XSC thuộc ba thế hệ: thập kỉ 60 (xe LX và TQ), 70 và 80 tk 20 (LX).


Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #12 vào lúc: 13 Tháng Tám, 2019, 07:45:15 am »


        XE TĂNG, xe chiến đấu chạy bằng xích, có vỏ giáp dày, hỏa lực mạnh và khả năng cơ động cao, dùng chủ yếu trong tác chiến trực tiếp với lực lượng táng thiết giáp hoặc công phá các công trình phòng thủ kiên cố của đối phương. Các bộ phận chính: thân xe và tháp pháo (đồng thời là vỏ giáp); hệ thống thiết bị động lực, truyền lực và vận hành; hệ thống vũ khí gồm vũ khí chính và vũ khí bổ trợ, hệ thống điều khiển hỏa lực; các hệ thống bảo đảm hoạt động của kíp xe (thông tin liên lạc, khí tài quan sát, hệ thống chống vũ khí NBC...) và những thiết bị đặc biệt khác. Trước đây XT thường được phân loại tùy theo thời kì và theo quan điểm riêng: trước 1920 có XT siêu nhẹ (2-3t), hạng nhẹ (3-10t), hạng trung (10-20t), hạng nặng (>20t); trước 1960, ở LX và một số nước: hạng nhẹ (<20t), hạng trung (20-40t), hạng nặng (>40t), ở các nước phương Tây: hạng nhẹ (<25t, cỡ pháo <85mm), hạng trung (25-50t, cỡ pháo <105mm), hạng nặng (>50t, cỡ pháo >105mm). Từ những năm 60 tk 20, XT được phân loại theo còng dụng, có: xe tăng chủ lực (kết hợp XT hạng trung và XT hạng nặng trước đó. dùng để tác chiến đa dạng) và XT đặc chủng (có thiết bị đặc biệt để thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, vd: XT trinh sát, XT phun lửa,...). Tác giả các đồ án thiết kế XT đầu tiên: Menđêlêep (1911), Đờ Môn (1912), Gơben (1913)... XT xuất hiện vào 1915-16. Trận tham chiến đầu tiên là 32 XT Mkl của Anh ở khu vực Sông Xom (Pháp) 15.9.1916 (xt trận Xom, 1.7- 18.11.1916). XT trở thành lực lượng đột kích tiến công chủ yếu trong CTTG-II và đã được các phe tham chiến tổ chức thành những binh đoàn mạnh. XT hiện đại được trang bị vũ khí (pháo, tên lửa chống tăng) có uy lực lớn, động cơ (điêzen hoặc tuabin khí) công suất cao, thiết bị kĩ thuật đặc biệt (điều khiển bắn, nạp đạn tự động, quan sát và ngắm bắn ban đêm, chống vũ khí hủy diệt lớn...) nên vẫn đóng vai trò hỏa lực đột kích chủ yếu trên bộ (thể hiện trong chiến tranh Vùng Vịnh, 1990-91). XT M24 Chaphi (Chafee, Mĩ) đã được Pháp sử dụng trong chiến tranh xâm lược VN (1946-54). QĐ Mĩ và QĐ Sài Gòn đã dùng các XT M41 và M48 trên chiến trường miền Nam VN (1960-70). Bộ đội tăng thiết giáp QĐND VN lần đầu tiên sử dụng XT (PT-76) đêm 23.1.1968 trong trận tiến công cứ điểm Tà Mây (chiến dịch Đườìtg 9-Khe Sanh, 20.1-5.7.1968). Sau đó nhiều loại XT khác đã được dùng trong các trận chiến đấu và chiến dịch (đặc biệt là chiến dịch Hồ Chí Minh) của cuộc KCCM và chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam.



        XE TĂNG BẮC CẦU, xe chuyên dùng được chế tạo trên cơ  sở xe tăng để bắc cầu, đảm bảo cho xe tăng, xe thiết giáp... vượt qua chướng ngại (hào chống tăng, sông nhỏ, kênh, mương...). XTBC gồm các phần chính: xe cơ sở (xe tăng), kết cấu cầu (gá lắp trên xe cơ sở), hệ thống điều khiển để thực hiện việc bắc và thu cầu. Xe cơ sở làm nhiệm vụ cơ động (có loại dùng thay cho trụ cầu). Kết cấu cầu thường làm bằng hợp kim nhôm cường độ cao, dài 10-25m. liền nhịp hoặc chia thành 2-3 đoạn gập lại khi hành quân, rộng 3-4,2m, tải trọng 40-60t. Hệ thống điều khiển: cơ khí - thủy lực. Khối lượng toàn bộ (cả xe cơ sở và cầu) thường 30-55t. Kíp xe 2-4 người. Thời gian bắc cầu thường 2-5ph, thu cầu: 3-10ph. Có loại còn được lắp thêm lưỡi gạt phía trước để mở đường ra vào cầu. XTBC chủ yếu trang bị cho phân đội công binh của bộ binh cơ giới hoặc binh chủng tăng thiết giáp.


Xe tăng bắc cầu AMX-30
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #13 vào lúc: 13 Tháng Tám, 2019, 07:46:53 am »


        XE TĂNG BƠI, xe tăng có thể vừa bơi trên mặt nước vừa phát huy hỏa lực. Xe nổi được do thân có độ kín cao, tạo lượng choán nước cần thiết (vd: PT-76 LX, K-63-85 TQ...) hoặc do kết hợp các phao, thuyền lắp xếp cố định sẵn trên thân xe để tăng lượng choán nước (vd: M551 Seriđân-Mĩ, Xcopiôn- Anh...). Lực đẩy khi bơi được tạo bởi cơ cấu riêng như chân vịt, bơm phụt (thường dùng, vd: PT-76, K-63-85...) hoặc chuyển động của các dải xích (M-551, Xcopiôn...). Tốc độ bơi ở loại thứ nhất 10-12km/h, loại thứ hai 6-7km/h. Phần lớn XTB là xe hạng nhẹ, chủ yếu dùng làm xe trinh sát, tác chiến trong lực lượng đổ bộ đường biển và trên các địa hình ngập nước. Đôi khi cũng chế tạo XTB hạng trung hoặc bổ sung thêm thiết bị để xe tăng hạng trung có thể tự bơi. XTB được nghiên cứu chế thử đầu tiên ở Pháp và Mĩ ngay sau CTTG-I và được chế tạo ở nhiều nước từ đầu những năm 20 của tk 20. Đã được sử dụng trong CTTG-II và các cuộc xung đột, chiến tranh cục bộ sau này (chiến tranh ở Đông Dương và VN...).

        XE TĂNG CHỈ HUY, xe tăng có trang bị các phương tiện chỉ huy, chủ yếu là phương tiện thông tin liên lạc, để thực hiện việc liên lạc với người chỉ huy cấp trên, chỉ huy các phân đội dưới quyền, đồng thời vẫn trực tiếp tham gia chiến đấu trong đội hình binh đội và phân đội. Được trang bị cho chỉ huy trưởng cấp đại đội trở lên. Trên XTCH, người chỉ huy đồng thời là trưởng xe.

        XE TĂNG CHIẾN ĐẤU ĐỘC LẬP, phương pháp sử dụng các phân đội (binh đội) xe tăng trong tác chiến; thường áp dụng khi vượt khoảng cách lớn để tiến công địch, đánh chiếm mục tiêu (khu vục) quy định hoặc phải nâng cao tốc độ tiến công và trong một số trường hợp tiến công vào những mục tiêu (khu vực) có chiều sâu lớn, làm nhiệm vụ thọc sâu. vu hồi, phái đi trước hoặc chiến đấu tao ngộ, đánh địch đổ bộ đường không... XTCĐĐL có thể được tăng cường bộ binh, bộ binh cơ giới, lực lượng binh chủng khác và được sự chi viện hỏa lực, bảo đảm của cấp trên.

        XE TĂNG CHỦ LỰC, xe tăng dược chế tạo trên cơ sở kết hợp và phát triển xe tăng hạng trung và xe tăng hạng nặng. Có hỏa lực mạnh, khả năng cơ động và tính việt dã cao, vỏ giáp bảo vệ rất hiệu quả và nhiều đặc tính ưu việt khác. Thuật ngữ XTCL được dùng chủ yếu cho xe tăng từ thế hệ hai sau CTTG-II (sản xuất từ 1960-70) với các kiểu tiêu biểu: T-62 (LX), M60 (Mĩ), Lêôpat-1 (Leopard-1, CHLB Đức), Chiptên (Chieftain, Anh), Strv 103 (Thụy Điển), AMX-30 (Pháp)... XTCL thế hệ ba (sản xuất từ 1970-80) có T-72, T-80 (LX), Ml Abram (Abrams, Mĩ), Lêôpat-2 (Leopard-2. CHLB Đức), Chalengiơ-2 (Challenger-2, Anh)... thường có khối lượng chiến đấu 40-55t (cá biệt trên 60t như Chalengiơ), vỏ giáp hợp kim đồng chất hoặc vỏ giáp phức hợp, động cơ điêzen hoặc tuabin khí công suất 550-1.100kW (750-1.500cv), tốc độ lớn nhất 50-70km/h, hành trình dự trữ 500-600km, vũ khí chính là pháo rãnh xoắn hoặc nòng trơn cỡ 105-125mm, được trang bị hệ thống điều khiển hỏa lực gồm thiết bị ổn định vũ khí và đường ngắm, máy đo xa lade hoặc quang học, máy tính đường đạn, khí tài nhìn đêm (hồng ngoại, ảnh nhiệt hoặc khuếch đại ánh sáng mờ). XTCL là trang bị chủ yếu của binh chủng tăng thiết giáp hiện đại, một trong những phương tiện đột kích quan trọng và hiệu quả nhất trong tác chiến trên bộ, có khả năng thực hiện các nhiệm vụ đa dạng trong các loại hình tác chiến. XTCL đã thể hiện khả năng tác chiến ưu việt trong các cuộc xung đột khu vực, đặc biệt trong chiến tranh Vùng Vịnh (1990-91).

        XE TĂNG CHUYÊN DỤNG (xe tăng đặc chủng), gọi chung các loại xe tăng dược trang bị vũ khí đặc biệt hoặc lắp đặt các thiết bị chuyên dùng để thực hiện các nhiệm vụ riêng biệt như xe tăng phun lửa, xe tăng trinh sát, xe tăng phá mìn, xe tăng đổ bộ đuờng không... XTCD còn được dùng để chỉ các xe chiến đấu hoặc bảo đảm chiến đấu chế tạo trên cơ sở xe tăng như xe tăng bắc cầu; xe tăng cần cẩu (lắp bộ cẩn cẩu cơ khí phục vụ cho công tác bảo đảm kĩ thuật); xe tăng hóa học (có thiết bị tạo khói ngụy trang); xe tăng ủi đất...

        XE TĂNG CON, xe thiết giáp chiến đấu chạy xích, hạng nhẹ, khối lượng l-4t, kíp xe 1-2 người, trang bị 1-2 súng máy, tốc độ lớn nhất 30- 45km/h. Được sử dụng trong QĐ một số nước những năm 20-30 của tk 20. Thường làm nhiệm vụ trinh sát và thông tin liên lạc.


Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #14 vào lúc: 13 Tháng Tám, 2019, 07:48:56 am »


        XE TĂNG ĐI NGẨM, xe tăng vượt chướng ngại nước bằng cách cho xích xe tiếp xúc với mặt đáy có độ cứng cho phép, tháp xe chìm dưới mặt nước. XTĐN phải có thiết bị chuyên dùng để nước không lọt vào và bảo đảm có đủ không khí cho động cơ làm việc bình thường. Thời gian đi ngầm phụ thuộc vào tính năng của từng loại xe. XTĐN là loại xe tăng không bơi được.

        XE TĂNG HẠNG NẶNG, xe tăng có khối lượng chiến đấu và uy lực vũ khí lớn nhất, theo cách phân loại từ trước những năm 1960. Giới hạn phân loại thay đổi theo thời kì và quan điểm riêng của mỗi nước: thời kì CTTG-I, xe tăng có khối lượng chiến đấu 30t được coi là thuộc hạng nặng; những năm 1930-50, theo hệ thống phân loại của LX và các nước XHCN, giới hạn khối lượng chiến đấu của XTHN là trên 40t, thường trang bị pháo cỡ 122mm; ở các nước phương Tây, XTHN có khối lượng chiến đấu trên 50t, trang bị pháo cỡ 105-120mm. Nhờ có hỏa lực mạnh và khả năng bảo vệ tốt, XTHN được sử dụng rộng rãi trong CTTG-II làm phương tiện chống tăng và yểm trợ cho xe tăng hạng trung trong chiến đấu. Phổ biến nhất là các xe tăng KV-1 (1939) và IS-2 (1943) của LX; T-V Panthơ (Panther, 1943) và T-VI Taigơ của Đức. Nhược điểm cơ bản của XTHN là khả năng cơ động thấp. Từ những năm 60 tk 20, các XTHN và xe tăng hạng trung không được sản xuất thành những chủng loại riêng biệt, mà được thay thế bằng xe tăng chủ lực.

        XE TĂNG HẠNG NHẸ, xe tăng có khối lượng chiến đấu nhỏ, vỏ giáp tương đối mỏng, trang bị vũ khí nhẹ, khả năng cơ động cao. Giới hạn phân loại thay đổi theo thời kì và quan điểm riêng của mỗi nước: thời kì CTTG-I đến đầu những năm 1930, XTHN thường có khối lượng chiến đấu khoảng 10t; những năm 1930-50, theo hệ thống phân loại của LX và các nước XHCN, giới hạn khối lượng chiến đấu của XTHN đến 20t; ở các nước phương Tây, XTHN có khối lượng chiến đấu đến 25t, trang bị pháo cỡ 76mm. XTHN được chế tạo và sử dụng nhiều trong CTTG-I, chủ yếu làm nhiệm vụ chi viện cho bộ binh. Trong CTTG-II không được sử dụng rộng rãi do sự phát triển mạnh của các loại vũ khí chống tăng. Các XTHN sản xuất sau chiến tranh thường là xe tăng bơi, có khả năng vận chuyển theo đường không, được dùng cho bộ binh cơ giới, bộ đội đổ bộ đường không, hải quân đánh bộ và các phân đội trinh sát (cg xe tăng trinh sát). Nhờ khả năng cơ động và thông qua cao, XTHN thích hợp cho hoạt động tác chiến trên các địa hình chia cắt như rừng núi, địa hình sông nước... Nhiều kiểu XTHN đã được sử dụng có hiệu quả trong các cuộc chiến tranh ở Đông Dương như PT-76 (LX), M-41 (Mĩ), K-63-85 (TQ)...

        XE TĂNG HẠNG TRUNG, xe tăng có khối lượng chiến đấu và sức mạnh hỏa lực trung bình theo cách phân loại từ những năm 60 tk 20 về trước. Giới hạn phân loại thay đổi theo thời kì và quan điểm riêng của mỗi nước: thời kì CTTG-I đến đầu những năm 1930, XTHT thường có khối lượng chiến đấu 10-30t; những năm 1930-50, theo hệ thống phân loại của LX và các nước XHCN, XTHT có khối lượng chiến đấu 20-40t, trang bị pháo cỡ 85 đến l00mm; ở các nước phương Tây các số liệu tương ứng là 25-50t và 75-105mm. XTHT được sử dụng rộng rãi trong CTTG-II, với các kiểu xe điển hình: T-34 (1940) và T 34-85 (1943) của LX; M4A3 “Sherman” (1942) của Mĩ; T-III (1937) của Đức... Các XTHT chế tạo sau chiến tranh T-54, T-55 (LX), T-59 (TQ), M48 (Mĩ)... đã được sử dụng trong các cuộc chiến tranh ở VN, Trung Cận Đông và một số cuộc xung đột khu vực. Từ cuối những năm 60 tk 20, XTHT và xe tăng hạng nặng không được chế tạo thành những chủng loại riêng biệt, mà được thay thế bằng một loại thống nhất là xe tăng chủ lực.

        XE TĂNG LỘI NƯỚC nh XE TĂNG BƠI

        XE TĂNG PHÁ MÌN, xe tăng chuyên dụng có lắp thiết bị phá mìn để mở đường qua bãi mìn cho các xe khác trong tác chiến. Thiết bị phá mìn (chi được lắp vào xé trước khi chiến đấu) có hai loại chính: cơ khí và nổ phá. Loại cơ khí gồm các kiểu: con lăn, cày xới và đập nổ. Kiểu con lăn, dùng các con lăn bàng thép hoặc gang cầu có khối lượng 7-10t đè nổ mìn. Kiểu cày xới, dùng các lưỡi cày dào xới đẩy mìn ra ngoài hai vệt xích, tạo cứa mở theo vệt xích (mỗi vệt rộng 0,6-l,3m), tốc độ phá mìn: 8-12km/h. Kiểu đập nổ, dùng các chi tiết đập cho mìn nổ, tạo cửa mở rộng 4m, tốc độ phá mìn l-2km/h. Loại thiết bị nổ phá dùng sóng nổ của lượng nổ để gây nổ mìn (xt tên lửa phá rào). Cuối CTTG-I có XTPM MK-IV (Anh) lắp thiết bị kiểu con lăn. Trong CTTG-II có xe tăng Matinđơ (Anh) lắp thiết bị kiểu đập nổ, xe tăng M4 và M4A3 (Mĩ) lắp thiết bị kiểu con  lăn và cày xới. Từ những năm 70 tk 20 có XTPM lắp thiết bị phá mìn kết hợp nhằm nâng cao tính năng, hiệu quả phá mìn. Hiện nay QĐ một số nước đã nghiên cứu thiết bị phá mìn chống tăng cảm ứng từ.


Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #15 vào lúc: 13 Tháng Tám, 2019, 07:50:56 am »


        XE TĂNG PHỐI HỢP CHIẾN ĐẤU VỚI BỘ BINH, biện pháp tăng cường xe tăng cho các đơn vị bộ binh trong chiến đấu để nâng cao sức mạnh hỏa lực, sức đột kích, khả năng cơ động cho trận chiến đấu hiệp đồng binh chủng; được áp dụng trong các loại hình chiến đấu cơ bản. Trong tiến công, XTPHCĐVBB thường thực hiện các nhiệm vụ: đột phá, đột kích, thọc sâu, vu hồi, phái đi trước, đánh địch ngoài công sự... Trong phòng ngự, XTPHCĐVBB khi: làm lực lượng cơ động tiến công, phòng ngự trận địa (điểm tựa, cụm điểm tựa), phục kích, phản kích. Trong mọi trường hợp, bộ binh và xe tăng đều phải tích cực, chủ động, linh hoạt phối hợp chiến đấu trong suốt quá trình thực hiện nhiệm vụ.

        XE TĂNG PHỐI THUỘC CHIẾN ĐÂU VỚI BỘ BINH, binh đội (phân đội) xe tăng lâm thời đạt dưới quyền người chỉ huy đơn vị bộ binh để tăng sức mạnh hỏa lực và khả năng đột kích cho các đơn vị bộ binh hoàn thành nhiệm vụ chiến đấu. Căn cứ vào ý định cấp trên, xe tăng có thể phối thuộc theo thời gian hoặc theo trận chiến đấu. Khi XTPTCĐVBB, người chỉ huy đơn vị được xe tăng phối thuộc không được thay đổi cơ cấu tổ chức, cán bộ của binh đội (phân đội) xe tăng.

        XE TĂNG PHỤC KÍCH, xe tăng bố trí bí mật, chờ sẵn ở địa hình có lợi trên đường (hướng) địch có thể tiến qua hoặc rút chạy, để bất ngờ bắn và xung phong tiêu diệt địch.

        XE TĂNG PHUN LỬA, xe tăng chuyên dụng có trang bị súng phun lửa để tiêu diệt sinh lực (kể cả trong công sự) và trang bị QS của đối phương bằng hỗn hợp gây cháy. Súng phun lửa có thể là vũ khí chính hoặc bổ trợ ở loại XTPL có pháo và súng máy là vũ khí chính, súng phun lửa là vũ khí bổ trợ được sử dụng nhiều hơn. Súng phun lửa được đặt trong tháp pháo hoặc ở phần mũi xe. Thùng chứa chất cháy có thể đật ở trong xe, trên thân xe hoặc trên rơmoóc kéo theo xe. XTPL đầu tiên được QĐ Italia sử dụng trong chiến tranh 1935-36, ở Êtiôpia. Trong CTTG-II, XTPL được trang bị trong QĐ nhiều nước. QĐ Mĩ đã sử dụng XTPL trong chiến tranh Triều Tiên (1950-53) và chiến tranh xâm lược VN (1954-75).

        XE TĂNG TRINH SÁT, xe tăng chuyên dụng hạng nhẹ, thường là xe tăng bơi, chủ yếu dùng vào mục đích trinh sát và bảo đảm thông tin liên lạc. Yêu cầu chủ yếu đối với XTTS: cơ động nhanh, có thể chuyên chở bằng đường không và khả năng hoạt động trên địa hình nhiều chướng ngại nước. Một số kiểu XTTS điển hình: PT-76 (LX), M551 Seriđân (Sheridan. Mĩ), AMX-51 (Pháp).

        XE TĂNG TRỰC TIẾP CHI VIỆN BỘ BINH. 1) phương pháp hiệp đồng chiến đấu giữa xe tăng và bộ binh, trong đó xe tăng dùng hỏa lực (các loại vũ khí trên xe) tiêu diệt, chế áp các mục tiêu địch, chi viện cho bộ binh chiến đấu. Ở VN, XTTTCVBB là phương pháp hiệp đồng chiến đấu chủ yếu, vận dụng nhiều trong KCCM (1954-75) và bảo vệ biên giới Tây Nam (1976-79); 2) (ở một số nước) xe tăng được tăng cường cho các đơn vị bộ binh và cùng với bộ binh tiến công đột phá phòng ngự địch. Được sử dụng từ CTTG-I (1914-18) và sử dụng rộng rãi trong QĐ LX những năm chiến tranh giữ nước (1941-45).

        XE THẢ KHÓI, gọi chung những xe (tăng, chiến đấu bộ binh, thiết giáp, ô tô...) có khí tài phát khói ngụy trang chống vũ khi công nghệ cao, khí tài quan sát bằng mắt thường hoặc trinh sát hồng ngoại gần. Theo nguyên lí và thiết bị tạo màn khói, có: loại làm bay hơi hỗn hợp khói thể lóng bằng nhiệt (ĐS-1, SGF-1, SGF-2...), sau đó hơi của hỗn hợp khói ngưng tụ thành màn khói trong khí quyển; loại phun hỗn hợp chất tạo khói thể lỏng (C4, FS„.) và hạt khói tự bay hơi, kết hợp với hơi nước trong không khí, ngưng tụ thành màn khói. XTK có thể duy trì màn khói liên tục tới vài giờ. Một số kiểu XTK thường dùng: TĐA-M (LX, xe cơ sở GAZ-66 bánh lốp, thùng chứa 1.230 l chất tạo khói). M1059 (Mĩ, xe cơ sở M113A2 chạy xích, thùng chứa 4581 chất tạo khói)...

        XE THIẾT GIÁP. 1) gọi chung các loại xe chiến đấu có vỏ giáp bảo vệ (trừ xe tăng và pháo tự hành). XTG thương là các xe hạng nhẹ, có vỏ giáp chống được đạn súng bộ binh và mảnh đạn pháo (bom, mìn). Theo chức năng và đặc điểm kết cấu, có: xe chiến đấu bộ binh, XTG chở quân, XTG trinh sát... Phần lớn XTG hiện đại là xe bơi và vận chuyển được bằng đường không; 2) gọi chung tất cả các xe QS có vỏ giáp bảo vệ (trong hệ thống thuật ngữ QS nhiều nước). Cg xe bọc thép.


Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #16 vào lúc: 13 Tháng Tám, 2019, 07:52:16 am »


        XE THIẾT GIÁP CHỈ HUY (xe chỉ huy tham mưu) , xe thiết giáp được lắp đặt các thiết bị chuyên dùng để phục vụ cho việc chỉ huy bộ đội trong chiến đấu. Thường chế tạo trên cơ sở các xe thiết giáp vận tải hoặc xe chiến đấu bộ binh. Trang bị cho cơ quan tham mưu cấp trung đoàn trở lên trong các đơn vị binh chủng tăng thiết giáp, bộ binh cơ giới. Trong xe có khoang làm việc cho sĩ quan chỉ huy, các sĩ quan tham mưu và nhân viên chuyên môn; trang bị các phương tiện thông tin liên lạc, khí tài quan sát, thiết bị dẫn đường, phương tiện tác nghiệp bản đồ,... đảm bảo cho người chỉ huy và cơ quan tham mưu thực hiện việc chuẩn bị các hoạt động tác chiến cũng như thực hành chỉ huy chiến đấu liên tục và có hiệu quả.



        XE THÔNG TIN, xe bánh lốp hoặc xe xích, có lắp đặt các trang bị thông tin và các thiết bị đồng bộ khác để bảo đảm liên lạc thoại, báo, Fax, truyền số liệu,... kịp thời đáp ứng yêu cầu chỉ huy thực hiện nhiệm vụ trong thời bình (huấn luyện, diễn tập, chống bão, lụt, bạo loạn lật đổ...) và thời chiến. Theo nhiệm vụ và trang bị thông tin. XTT bao gồm; xe chỉ huy tham mưu, xe thông tin mật đa năng, xe thông tin truyền số liệu, xe tiếp sức, xe tổng trạm thông tin... Trong QĐ. XTT thường được biên chế từ cấp chiến dịch trở lên, có thể làm việc trong điều kiện tĩnh tại hoặc cơ động.



        XE THÔNG TIN MẬT ĐA NĂNG (xe mã đa năng), xe thông tin có lắp thiết bị bảo mật và các trang bị thông tin để đảm bảo bí mật khi liên lạc bằng các hình thức thoại, fax. truyền số liệu... qua các kênh vô tuyến điện sóng ngắn, sóng cực ngắn và hữu tuyến điện (có thể liên lạc rõ khi không sử dụng thiết bị bảo mật). Binh chủng thông tin liên lạc QĐND VN đã nghiên cứu, lắp ráp và đưa XTTMĐN vào sử dụng từ 1998. Trên xe có lắp các máy mã thoại, vô tuyến điện sóng ngắn, sóng cực ngắn, điện thoại, fax, máy vi tính, máy in, modem, các trang bị đồng bộ và bảo đảm khác. Xe có thể thực hiện chức năng của một trạm thông tin độc lập hoặc là một thành phần của tổng trạm thông tin; bảo đảm liên lạc cả trong điều kiện tĩnh tại và cơ động. Xe được biên chế từ cấp chiến dịch trở lên.

        XE THÔNG TIN TRUYỂN SỐ LIỆU, xe thông tin có lắp đặt các trang bị thông tin để bảo đảm liên lạc truyền số liệu qua các kênh vô tuyến điện sóng ngắn, sóng cực ngắn, hữu tuyến điện và liên lạc báo qua kênh vô tuyến điện sóng ngắn. Khi liên lạc truyền số liệu, các tin tức phát hoặc thu đều được lưu giữ trong máy vi tính hoặc in thành văn bản. Xe có thể hoạt động như một trạm thông tin độc lập hoặc trong thành phần của các tổng trạm thông tin; có thể liên lạc cả trong điều kiện tĩnh tại và cơ động. Hiện nay, trong QĐND VN có trang bị các XTTTSL do binh chủng thông tin liên lạc nghiên cứu lắp ráp và đưa vào sử dụng từ 1997. Trên xe cổ lắp đặt các máy; vi tính, môđem, vô tuyến điện sóng ngắn, vô tuyến điện sóng cực ngắn, điện thoại, máy in, các trang bị đồng bộ và bảo đảm khác. Xe được biên chế từ cấp chiến dịch trở lên.

        XE TIẾP ĐẠN TÊN LỬA. xe ô tô chuyên dụng thuộc tồ hợp tên lửa phòng không dùng để giữ tạm thời, chuyên chở và nạp (tháo) tên lửa vào (rời) thiết bị phóng. XTĐTL có băng chuyền, phương tiện phân phối và chuyển tải, các thiết bị máy trục, các rãnh trượt, các cơ cấu cố định, cơ cấu nâng... Có thể có thiết bị nạp nhiên liệu lỏng cho tên lửa hoặc rút nhiên liệu từ tên lửa ra thùng của thiết bị nạp. Cg xe TZM.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #17 vào lúc: 13 Tháng Tám, 2019, 07:53:55 am »


        XE TIÊU TẨY, khí tài tiêu tẩy có hệ thống thiết bị chuyên dụng để tiêu độc, tẩy xạ, diệt trùng cho vũ khí, trang bị, phương tiện vận tải, địa hình...; vận chuyển, cất giữ, bơm nạp dung dịch tiêu tẩy. Gồm: xe cơ sở (thường là ô tô hoặc ô tô kéo rơmoóc), thùng chứa dung dịch (xitec), bơm máy, bơm tay, ống dẫn, vòi phun, dụng cụ vệ sinh cầm tay và các khí tài khác. Nguyên lí hoạt động: dung dịch tiêu tẩy được bơm hút từ thùng chứa, đẩy vào hệ thống ống dẫn. qua vòi phun tới điểm cần tiêu tẩy. XTT có trong trang bị của các phân đội phòng hóa. XTT thường dùng hiện nay trong QĐ các nước: ARS-15 (Nga), M-73-1 (TQ), hệ thống tiêu độc và vệ sinh WDL (Mĩ. Anh)... QĐND VN có: ARS-14 (xe cơ sở ZIL-131, dung tích thùng chứa 2.500 l, đủ để tẩy xạ cho 25 xe tăng hoặc 33 xe vận tải hoặc 50 pháo 122mm, tiêu độc cho 106 xe tăng hoặc 120 xe vận tải hoặc 240 pháo 122mm).

        XE TIÊU ĐỘC TRANG DỤNG, khí tài tiêu tẩy cơ động loại lớn dùng để tiêu độc, diệt trùng cho quân trang, quân dụng, khí tài phòng hóa cá nhân và xử lí vệ sinh cho người. Cấu tạo chính: xe cơ sở, thiết bị chứa nước; buồng (thùng) tiêu độc; hệ thống thiết bị cung cấp dung dịch (nước), hơi nước, không khí nóng và các khí tài chuyên dụng khác. Các trang dụng và khí tài phòng hóa cá nhân được tiêu độc, diệt trùng bằng cách đun nóng trong thùng nấu; hỗn hợp hơi nước nóng - không khí - amôniac hoặc hỏn hợp hơi nước - không khí - phoócmalin trong buồng tiêu độc. XTĐTD được trang bị cho các phân đội phòng hóa; thường sử dụng độc lập hoặc ghép thành bộ xe tiêu độc. Trong QĐND VN, có: bộ xe tiêu độc AGV-3M (gồm: 1 xe phát lực, 2 xe tiêu độc, 1 xe tải chở thiết bị tháo rời và đồng bộ phụ tùng kèm theo); xe nấu hấp BU-4M-66 (xe cơ sở GAZ-66, 2 thùng tiêu độc, 2 téc cao su và các thiết bị chuyên dụng); xe tắm diệt trùng ĐĐA-66 (xe cơ sở GAZ-66; thùng xe có 3 buồng: dụng cụ phụ tùng, điều khiển và diệt trùng; các trang thiết bị chuyên dụng đồng bộ theo xe).

        XE TỔNG TRẠM THÔNG TIN (xe tổng trạm thông tin cơ động, xe tổng đài), xe thông tin có lắp đật tông đài thông tin liên lạc và các trang bị thông tin hữu tuyến điện, vô tuyến điện khác để bảo đảm liên lạc thoại, báo... trong thời bình (huấn luyện, diễn tập, chống bão lụt, chống bạo loạn lật đổ„.) và thời chiến. Một thành phần của tổng trạm thông tin cơ động, có thể liên lạc cả trong điều kiện tĩnh tại và cơ động. Hiện nay, trên XTTTT có lắp các máy: tổng đài P-194, tải ba 309-1, vô tuyến điện tiếp sức P-403M, vô tuyến điện sóng cực ngắn P-105, điện thoại TA-57 và một số trang bị đồng bộ khác. Xe được biên chế từ cấp chiến dịch trở lên.

        XE TRINH SÁT CHIẾN ĐẤU, xe thiết giáp chủ yếu dùng để tiến hành các hoạt động trinh sát khác nhau. Tuỳ theo mục đích, đối tượng và phương pháp trinh sát, xe được trang bị các loại vũ khí thích hợp và các phương tiện trinh sát khác nhau như khí tài do - quan sát (quang học, quang - điện tử, hồng ngoại, lade, ảnh nhiệt...), trinh sát diện tử (rađa...), trinh sát phóng xạ và hóa học, thiết bị dãn đường mặt đất... Trên xe thường có các thiết bị thông tin liên lạc hiện đại để duy trì việc thông báo kịp thời và chính xác các tin tức, số liệu trinh sát về SCH. Đặc tính quan trọng bậc nhất đối với các XTSCĐ là khả năng cơ động và tính việt dã cao, trong đó có khả năng bơi. Có kết cấu gọn nhẹ (khối lượng chiến đấu thường 6-16t, loại nặng có thể đến 20t). Kíp xe 3-5 người. Vũ khí trên XTSCĐ thường là súng máy và pháo tự động cỡ 20-30mm. Các xe trinh sát bằng hỏa lực có thể đặt pháo cỡ 76-105mm. Theo mục đích, đặc điểm kết cấu và thói quen, XTSCĐ còn có các tên gọi khác như xe thiết giáp trinh sát. xe trinh sát - tuần tra, xe thiết giáp trinh sát - tuần tiễu, xe chiến đấu đa nhiệm...

        XE TRINH SÁT HÓA HỌC - PHÓNG XẠ, xe được trang bị các khí tài để trinh sát hóa học - phóng xạ và trinh sát sinh học. Gồm: xe cơ sở (có tính việt dã cao), khí tài trinh sát phóng xạ (các máy đo mức bức xạ, mức nhiễm xạ, liều chiếu xạ), khí tài trinh sát hóa học (các máy báo độc, xác định chất độc), khí tài trinh sát sinh học và các khí tải khác (thông tin, phòng hóa, quan sát khí tượng, lấy mẫu...). Trang bị cho phân đội phòng hóa của QĐ nhiều nước, vd: NBC Phucsơ (Đức, Mĩ), Rơnôn, VAB/REO (Pháp), UAZ-469 RKh và BRĐM-2RKh (Nga). QĐND VN được trang bị UAZ-469RKh có khả năng trinh sát phóng xạ 30-40 km đường hoặc 80km2 địa hình trong 1 giờ, trinh sát hóa học 8-12km đường trong 1 giờ, tổ xe 4 người.

        XE VẬN TẢI QUÂN SỰ, xe bánh lốp hoặc xe xích, thường là xe có khả năng thông qua cao, có kết cấu phù hợp với hoạt động QS, dùng để chuyên chở bộ đội, trang bị kĩ thuật và các phương tiện vật chất QS khác. Gồm các loại xe vận tải hoặc xe kéo vận tải nhiều tác dụng và xe vận tải chuyên dụng; các đầu kéo và rơmoóc. Phổ biến nhất là các xe hai cầu và nhiều cầu chủ động. Được sử dụng trong mọi hoạt động của LLVT (vận tải QS, hành quân, bảo đảm chiến đấu, bảo đảm hậu cần, bảo đảm kĩ thuật...).


GMC (Mĩ)
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #18 vào lúc: 13 Tháng Tám, 2019, 11:33:59 am »


        XE XÍCH, xe tự hành với cơ cấu dẫn tiến kiểu xích. Ưu điểm: có khả năng thông qua cao, sử dụng được trên mọi địa hình phức tạp. Các loại XX dùng trong QS bao gồm xe tăng, xe thiết giáp chạy xích, pháo tự hành, XX kéo pháo, phương tiện kĩ thuật công binh (xe máy công trình, phương tiện vượt sông tự hành), xe cơ sở để lắp đặt nhiều loại vũ khí, khí tài khác nhau...

        XE XÍCH SỬA CHỮA CỨU KÉO, xe thiết giáp chuyên dụng để bảo dưỡng, sửa chữa và cứu kéo các trang bị kĩ thuật tăng thiết giáp trong hành quân hoặc chiến đấu. Được chế tạo trên cơ sở các xe tăng chiến đấu cơ bản. Thiết bị chủ yếu: tời kéo, thiết bị nâng, thiết bị ủi đất, các thiết bị và dụng cụ chuyên dụng, một số vật tư cần thiết phục vụ bảo dưỡng kĩ thuật, sửa chữa và cứu kéo. Theo công dụng, có: xe sửa chữa (BTS-4, MTĐ, M88, MX-806, ZT59); xe cứu kéo (T-34, T-54, T-59). Theo kết cấu, có XXSCCK: xe tăng (có ống đi ngầm sâu 4-5m), xe tăng bơi, xe thiết giáp xích (bơi nước), xe chiến đấu bộ binh (bơi nước). Trên các XXSCCK thường được trang bị 1-2 súng máy, máy vô tuyến điện. Trong QĐND VN, XXSCCK chủ yếu của LX và một số xe chiến lợi phẩm của Mĩ và những xe do VN cải biên, cải tiến (ZBTR-50PK...).



        XE XỬ LÍ VỆ SINH, xe có lắp tổ hợp thiết bị để tắm cho người và tiêu trùng cho quân trang, quân dụng, khí tài phòng hóa cá nhân trong điều kiện dã ngoại. Kíp xe 3 người. Gồm: xe (rơmoóc) cơ sở, nồi hơi để cấp hơi nước, thùng tích nhiệt, khoang tiêu trùng... và các bộ phận tháo rời: giàn tắm, ống dẫn các loại, phụ kiện khác. Có trong biên chế của các phân đội  phòng hóa (phòng dịch) QĐ nhiều nước, vd: M82 (TQ), ĐĐA-66 (Nga), WDL (Mĩ, Anh), Cacsơ Đơcôcôntain và rơmoóc Cacsơ Đơcôdet (Đức). QĐND VN có ĐĐA-53 (xe cơ sở GAZ-63); ĐĐA-66 (xe cơ sở GAZ-66) có công suất hơi nước 200kg/h; khả năng tắm 56 người/h; tiêu trùng cho quân trang 120 bộ/h.

        XECBIA VÀ MÔNTÊNÊGRÔ (Srbija i ơna Gora, A. Serbia and Montenegro), quốc gia ở đông nam châu Âu, trên bán đảo Bancăng. Dt 102.173km2; ds 10,65 triệu người (2003); 68% người Xecbi, 18% người Anbani và các dân tộc khác. Ngôn ngữ chính thức: tiếng Xecbi-Crôat. Thủ đô Bèôgrat. Thành lập 4.2.2003 trên cơ sở Liên bang Nam Tư, là nhà nước liên minh gồm hai nước thành viên Xecbia (Srbija, Cpốựịa) và Môntênêgrô (Cma Gora). Đứng đầu nhà nước là tổng thống kiêm thủ tướng chính phủ. Cơ quan lập pháp: quốc hội liên bang. Các nước cộng hòa có quốc hội, tổng thống và chính phủ riêng. Địa hình phần lớn là núi. Phía bắc là đồng bằng châu thổ sông Đanuyp và sông Tisa. Khí hậu nhiệt đới Địa Trung Hài ở vùng ven biển, ôn đới lục địa ở phần còn lại. Hệ thống sông ngòi dày đặc, các sông lớn: Đanuyp, Tìsa, Saya, Đraya...; hồ: Scanđa, Prexpa... Rừng chiếm 35% diện tích lãnh thổ. Nước công - nông nghiệp. Công nghiệp: luyện kim, thực phẩm, dệt, chế biến dầu mỏ, hóa chất... Kinh tế bị ảnh hưởng nặng nề do nội chiến (1991-92), do cuộc tiến công của Mĩ và các nước NATO (1998) và cấm vận quốc tế. GDP 10,861 tỉ USD (2002), bình quân dầu người 1.020 USD. Thành viên LHQ (1.11.2000). Lập quan hệ ngoại giao với VN cấp đại sứ (Nam Tư cũ) 10.3.1957. LLVT: lực lượng thường trực 74.500 người (lục quân 60.000, hải quân 3.500, không quân 11.000), lực lượng dự bị 400.000. Tuyển quân theo chế độ động viên. Trang bị: 1.016 xe tăng, 557 xe chiến đấu bộ binh, 204 xe thiết giáp chở quân, 1.203 pháo mặt đất, 2.185 súng cối, 2.000 pháo phòng không, 4 tên lửa hành trình, 960 tên lửa phòng không, 4 tàu ngầm, 3 tàu frigat, 9 tàu tên lửa, 22 tàu tuần tiễu, 10 tàu quét mìn, 1 tàu đổ bộ, 9 tàu hộ tống, 103 máy bay chiến đấu (MiG-21. MiG-29), 44 máy bay trực thăng vũ trang... Ngân sách quốc phòng 721 triệu USD (2002).



        XENXƠ X. CẢM BIẾN
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #19 vào lúc: 13 Tháng Tám, 2019, 11:35:52 am »


        XÊDA (Italia: Gaius Julius Ceasar; 101?-44tcn), danh tướng, nhà hoạt động chính trị, nhà văn La Mã cổ đại (78-44tcn). Để tăng thêm thể lực, X liên minh với các nhà chính trị, QS nổi tiếng của phe cộng hòa (Pômpây và Crat) thành chính quyền tam hùng lần thứ nhất (60-53tcn). Năm 58-51tcn chỉ huy các cuộc chinh phục toàn bộ vùng Gôlơ, uy tín của X ngày càng tăng. Để thực hiện tham vọng quyền lực, 49tcn X đưa quân về Rôm gây nội chiến, đánh bại Pômpây, thống nhất nước Italia và trở thành nhà độc tài (45tcn), nhưng trên danh nghĩa vẫn giữ hình thức chính quyền cộng hòa. Bị những người cộng hòa chống đối mạnh và ám sát. X có nhiều đóng góp cho nghệ thuật QS: coi trọng trinh sát địch, địa hình, chú trọng nâng cao tính cơ động của QĐ và lần đầu tiên trên thế giới áp dụng đội dự bị trong chiến đấu. Tác giả “Bút kí về chiến tranh Gôlơ”, “Bút kí về các cuộc nội chiến”, cải tiến lịch cũ thành lịch Giuliut:

        XÊNÊGAN (Cộng hòa Xênêgan; République du Senegal, A. Republic of Senegal), quốc gia ở Tây Phi. r. 196.722km2; ds 10,58 triệu người (2003). Ngôn ngữ chính thức: tiếng Pháp. Tôn giáo: đạo Hồi. Thủ đô: Đaca. Chính thể cộng hòa, đúng đầu nhà nước và cơ quan hành pháp (chính phú) là tổng thống. Cơ quan lập pháp: quốc hội. Phần lớn lãnh thổ là đồng bằng; phía đông nam có một phần của dãy núi Phuta Gialon (đại bộ phận dãy núi này thuộc lãnh thổ Ghinê), đình cao nhất (trên biên giới Xênêgan - Ghinê) 861m. Khí hậu cận xích đạo. Sông chính: Xênêgan. Nước nông nghiệp, kinh tế phát triển so với các nước châu Phi vùng xích đạo. sản xuất và chế biến lạc là ngành kinh tế chính. GDP 4.645 tì USD (2002), bình quân đầu người 480 USD. Thành viên: LHQ (20.10.1960). Phong trào không liên kết, Liên minh châu Phi. Lập quan hệ ngoại giao với VN cấp đại sứ 29.12.1969. LLVT: lực lượng thường trực 9.400 người (lục quân 8.000, không quân 800, hải quân 600), lực lượng bán vũ trang 4.000. Tuyển quân theo chế độ động viên, thời gian phục vụ 24 tháng. Trang bị: 71 xe thiết giáp trinh sát, 28 xe thiết giáp chở quân, 18 pháo mặt đất, 16 súng cối, 33 pháo phòng không, 8 máy bay chiến đấu, 10 tàu tuẩn tiễu, 2 tàu đổ bộ... Căn cứ hải quân: Đaca. Ngân sách quốc phòng 67 triệu USD (2002).



        XÊTHATHILẠT (Xêthavăngxô; 1534-71), vua Lào (1550- 71), lãnh tụ các cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mianma (1564 và 1569). Là con trưởng vua Phothixararát.1548 được cử làm vua ở Xiềng Mại (do vua của vương quốc Lạn Na chết, không có con trai nối ngôi). 1550 vua Phothixararát chết, X trở về Lào, lên ngôi vua trị vì đất nước. 1560 cho dời kinh đô về Viêng Chăn, thi hành chính sách ngoại giao thân thiện với Đại Việt và Ayuthia (Thái Lan), tích cực xây dựng và phòng thủ đất nước. 1564 cùng tướng Xênxulin chỉ huy quân Lào chặn đánh quân xâm lược Mianma; dùng cách đánh du kích, kìm chân, tiêu hao sinh lực địch, buộc địch phải rút về nước. 1569 quân Mianma xâm lược lần 2, X đã sử dụng chiến thuật bao vây, phục kích, tập kích ở Anôxôm, diệt và bắt sống 30.000 quân địch, bắt 150 thớt voi, diệt 1.000 con,... giành thắng lợi hoàn toàn. 1571 bị mất tích trên đường hành quân mở rộng lãnh thổ ở Nam Lào.

        XÊVAXTÔPON, thành phố cảng, căn cứ chính của Hạm đội Biển Đen, ở tây nam bán đảo Crưm; ds 351 nghìn người (1999). Công nghiệp sửa chữa tàu, chế tạo máy công cụ, thực phẩm, chế biến gỗ, công nghiệp nhẹ. 1783 chỉ là cảng QS và pháo đài. 1920 là căn cứ chính của Hạm đội Biển Đen của Nga. X nổi tiếng với những sự kiện lịch sử: cuộc phòng thủ X 1854-55, cuộc khởi nghĩa trên 14 tàu chiến và các đơn vị đồn trú ở X trong cuộc CM Nga 1905-07, cuộc chiến đấu bảo vệ X 1941-42. Trong CTTG-II, 4.7.1942 quân Đức đánh chiếm X, 9.5.1944 các đơn vị của Phương diện quân Ucraina 4 đã giải phóng X. Thành phố Ah (1965).

        XÍ NGHIỆP PHIM QUÂN ĐỘI X. ĐIỆN ẢNH QUÂN ĐỘI
Logged

Trang: « 1 2 3 4 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM