Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 05:35:25 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: V  (Đọc 3109 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #50 vào lúc: 13 Tháng Tám, 2019, 04:59:30 am »


        VÙNG GIÁP RANH, vùng nằm giữa khu vực kiểm soát của hai bén tham chiến, ở đó chưa bên nào thực sự khống chế được. Ranh giới thường thay đổi tuỳ theo sự thay đổi của so sánh lực lượng và kết quả hoạt động của hai bên trên chiến trường. Ở VN. trong KCCP và KCCM (ở miền Nam), VGR thường nằm giữa vùng địch tạm chiếm và vùng tự do hoặc giữa vùng địch tạm chiếm và vùng giải phóng.

        VÙNG HẢI QUÂN, liên binh đoàn chiến dịch - chiến thuật của hải quân, tổ chức theo lãnh thổ, gồm các binh đoàn, binh đội tàu mặt nước, không quân hải quân, hải quân đánh bộ, bộ đội phòng thủ đảo, phòng thủ căn cứ, pháo binh bờ biển và các đơn vị bảo đảm (rađa, thông tin, kĩ thuật, hậu cán...). VHQ có thể độc lập hoặc hiệp đồng với các lực lượng của hải quân và của quân chủng, binh chủng khác tiến hành đợt tác chiến tập trung và các hoạt động tác chiến thường xuyên trong phạm vi trách nhiệm, hoặc được huy động vào các cụm lực lượng để thực hiện nhiệm vụ chiến dịch, chiến dịch -  chiến thuật dưới sự chỉ huy trực tiếp của tư lệnh hải quân. Còn có nhiệm vụ bảo đảm mọi mặt cho các lực lượng hải quân trú đậu hoặc hoạt động trong vùng. Trong QĐND VN, VHQ thành lập 1978 trên cơ sở vùng duyên hải (tổ chức 10.10.1975).

        VÙNG HỎA LỰC PHÒNG KHÔNG, khoảng không gian trong đó mục tiêu trên không có thể bị sát thương bởi hỏa lực của một hoặc nhiều loại vũ khí phòng không. Có VHLPK của súng máy phòng không, pháo phòng không, tên lửa phòng không và hỗn hợp.

        VÙNG KIỂM SOÁT BAY, khoảng không trung thuộc chủ quyền của một quốc gia, trong đó quốc gia sở tại có thể áp dụng các quy định điều chỉnh và nắm quyển kiểm soát đối với các hoạt động hàng không. Trong VKSB của mình, các quốc gia có thể quy định sự kiểm soát cần thiết để đảm bảo an ninh, quốc phòng và trật tự hàng không trong nước và quốc tế, đảm bảo việc tuân thủ pháp luật và theo các điều ước quốc tế liên quan. Khi thực hiện sự giao lưu hàng khổng quốc tế trong vùng trời của một nước (vào, trú đậu và ra khỏi), phương tiện bay của các quốc gia phải tuân thú các quy định của nước sở tại về vùng trời, chịu sự kiểm soát và hướng dẫn mọi mặt của nhà đương cục có thẩm quyền, không được tiến hành bất cứ hoạt động nào xâm phạm đến chủ quyền và an ninh hoặc gây hại tới quốc gia sở tại, ảnh hưởng tới giao lưu quốc tế. Tuyên bố của chính phủ nước CHXHCN VN về vùng trời 5.6.1984 quy đinh: “các chuyến bay của phương tiện bay nước ngoài chỉ được thực hiện trong vùng trời của nước CHXHCN VN trên cơ sở các điều ước hàng không hoặc các thỏa thuận giữa nước CHXHCN VN với nước ngoài, hoặc khi được phép của chính phủ VN nếu là chuyến bay bất thường...”.

        VÙNG LUỠI CÂU, vùng rừng rậm ở t. Côngpông Chàm, Campuchia, giáp t. Tây Ninh, cách tp Hồ Chí Minh khoảng 80km về phía tây bắc. Trong chiến tranh xâm lược VN, Mĩ cho VLC là đất thánh của các LLVT CM, nơi làm việc của Trung ương cục miền Nam, nơi đứng chân và căn cứ hậu cần của các đơn vị QĐ Bắc VN. 5.1970 Mĩ mở cuộc hành quân vào VLC, tiến hành chiến dịch tìm diệt nhưng bị thất bại.

        VÙNG MÙ X. VÙNG CHẾT

        VÙNG NHIỄM, khu vực mặt đất, mặt nước, không trung bị nhiễm phóng xạ, nhiễm độc hoặc nhiễm trùng do hậu quả sử dụng vũ khí hủy diệt lớn hoặc do các sự cố phóng xạ, sự cố hóa chất độc gây nên. Có vùng nhiễm xạ, vùng nhiễm độc, vùng nhiễm trùng.

        VÙNG NHIỄM ĐỘC, vùng nhiễm có chất độc do địch sử dụng  vũ khí hóa học hoặc do sự cố hóa chất độc gây nên. Diện tích VNĐ phụ thuộc vào phương pháp, phương tiện sử dụng, loại chất độc, nồng độ chất độc, mật độ nhiễm độc và điều kiện địa hình, thời tiết. VNĐ gồm khu vực bị nhiễm độc (trực tiếp) do vũ khí hóa học hoặc sự cố hóa chất độc gây ra và khu vực nhiễm độc do các đám mây, không khí nhiễm độc sơ cấp, thứ cấp tạo nên. Ranh giới VNĐ do các phân đội trinh sát phóng xạ hóa học hoặc các lực lượng khác sử dụng khí tài trinh sát hóa học xác định và đánh dấu bằng kí hiệu quy định.

        VÙNG NHIỄM TRÙNG, vùng nhiễm có vi trùng do địch sử dụng vũ khí sinh học gây nên. Diện tích VNT phụ thuộc vào phương pháp, phương tiện sử dụng, loại, mật độ tác nhân gây bệnh, điểu kiện môi trường, địa hình, thời tiết và sự di chuyển của sinh vật mang mầm bệnh. VNT gồm khu vực bị nhiễm trùng trực tiếp do bom, đạn sinh học và khu vực nhiễm trùng do các đám mây không khí nhiễm trùng tạo nên. Ranh giới VNT do các phân đội sử dụng phương tiện, khí tài chuyên môn và lực lượng quân y, thú y,... xác định và đánh dấu bằng kí hiệu quy định.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #51 vào lúc: 13 Tháng Tám, 2019, 05:00:51 am »


        VÙNG NHIỄM XẠ, vùng nhiễm có phóng xạ do các vụ nổ hạt nhân hoặc sự cố phóng xạ gây nên trong thời gian các chất phóng xạ phân rã hoàn toàn. Kích thước VNX phụ thuộc vào đương lượng TNT, phương thức nổ. kiểu lượng nổ, chất nổ hạt nhân, vật liệu vỏ bom đạn, điều kiện khí tượng, thời tiết, địa hình và thời gian sau khi nổ đến thời điểm xác định, thực trạng xảy ra sự cố phóng xạ. VNX gồm: VNX dự đoán và VNX thực tế, được vẽ trên bản đồ, thường được phân thành các vùng A, B, C, D với liều lượng chiếu xạ đối với người không được bảo vệ, trong thời gian 1 giờ và suất liều lượng bức xạ trên địa hình. Chủ nhiệm hóa học cùng cơ quan tham mưu tiến hành xác định VNX để có biện pháp xử lí.

        VÙNG NỘI ĐÔ SÀI GÒN, vùng đất và dân cư nội thành Sài Gòn; địa bàn chiến lược quan trọng trong KCCM. Ở đó, CM có điều kiện tiến hành các hình thức đấu tranh: chính trị, kinh tế, vũ trang, hợp pháp, nửa hợp pháp; kết hợp tiến công quân sự với nổi dậy của quần chúng, kết hợp các lực lượng: bộ đội chủ lực, biệt động thành, các đội du kích vùng ven đô, cơ sở CM, quần chúng đấu tranh tạo thành thế trận đánh địch tại chỗ, tiến công địch ngay tại sào huyệt, làm suy yếu và tan rã địch từ bên trong, từ cơ quan đầu não; kết hợp với các lực lượng bên ngoài đồng loạt tiến công địch giành thắng lợi từng bước, tiến lên giành thắng lợi hoàn toàn.

        VÙNG NƯỚC LỊCH SỬ, vùng nước thuộc chủ quyền hoàn toàn, đầy đủ và tuyệt đối của một hay nhiều quốc gia, bao gồm các vùng biển (thường là các vịnh, biển kín, nửa kín...), sông, suối,... được thực tiễn các quốc gia và tập quân quốc tế thừa nhận. Một khu vực được coi là VNLS thường phải có đủ các yếu tố sau: chỉ thuộc một hay nhiều quốc gia hữu quan; dã chịu sự quản lí lâu đời của quốc gia (các quốc gia) đó; có tầm quan trọng đặc biệt đối với kinh tế, quốc phòng, an ninh của một hay các quốc gia đó và không có sự phản đối của bên thứ ba. VNLS có thể là của riêng một quốc gia, hoặc của hai hay nhiều quốc gia (VNLS chung). Các quốc gia thường thoả thuận về VNLS chung thông qua các hiệp ước, hiệp định. VNLS có các quy chế pháp lí như nội thủy quốc gia. Thực tiễn cho thấy các quốc gia khi tuyên bố hay kí các hiệp ước, hiệp định về VNLS thường gặp nhiều vấn đề phức tạp. Hiện luật pháp quốc tế chưa có quy định cụ thể về VNLS.

        VÙNG PHÁT HIỆN CỦA RAĐA, khoảng không gian trong đó các phương tiện rađa phát hiện mục tiêu có mặt phản xạ hiệu dụng với xác suất không nhỏ hơn xác suất cho trước. VPHCR được đặc trưng bởi giới hạn ở độ cao đã cho, độ cao giới hạn dưới và trên.

        VÙNG SAU LƯNG ĐỊCH X. VÙNG ĐỊCH HẬU

        VÙNG TỂ, vùng địch tạm chiếm ở nông thôn VN trong KCCP, ở đó hội tề đã được thiết lập để kìm kẹp nhân dân. Làng lập được hội tề gọi là làng tề. Trong KCCP, đã diễn ra nhiều cuộc chiến đấu quyết liệt của nhân dân và LLVTND các địa phương, nhất là ở đồng bằng Bắc Bộ chống địch càn quét lập tề, làm cho VT bị thu hẹp, vùng tự do và căn cứ du kích được mở rộng.

        VÙNG THÔNG BÁO BAY, bộ phận vùng trời quốc gia có cung cấp dịch vụ thông báo bay (dẫn đường, chỉ huy, thông báo an toàn, báo động...). VTBB do Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế (ICAO) căn cứ vào bản đồ hàng không thế giới, giao cho các quốc gia hữu quan cung cấp dịch vụ không lưu cần thiết nhằm đảm bảo an toàn cho các chuyến bay của tổ chức này. Nguyên tắc phân định VTBB: các quốc gia có chủ quyền đối với vùng trời quốc gia của mình, trách nhiệm quân lí bay trong vùng trời ngoài phạm vi lãnh thổ các quốc gia thành viên thuộc về tổ chức này; mọi sự chuyển giao trách nhiệm vùng trời trên biển cả và vùng đặc quyền kinh tế của quốc gia liên quan chỉ giới hạn trong chức năng kĩ thuật và khai thác cần thiết cho sự an toàn và điều độ của lượng giao lưu hàng không; bất cứ VTBB nào cần mở rộng trên vùng trời quốc gia của hai hay nhiều quốc gia đều phải được sự thỏa thuận giữa các quốc gia liên quan; việc phân chia VTBB được thông qua tại các hội nghị không phận khu vực và phải được chủ tịch hội đồng của tổ chức này phê duyệt. Nước CHXHCN VN được giao hai VTBB: tp Hồ Chí Minh và Hà Nội. VTBB tp Hồ Chí Minh cơ bản đã được vạch ra trong hội nghị không vận chung khu vực Trung Đông - Đông Nam Á họp tại Rôma 1959, bao gồm cả lãnh không quần đảo Hoàng Sa (khi đó chính quyền Sài Gòn đang có QĐ và bộ máy hành chính tại đó). Tại hội nghị không vận lần thứ nhất khu vực châu Á - Thái Bình Dương họp tại Honolulu 9.1973, VTBB Hà Nội đã được thành lập và VTBB tp Hồ Chí Minh được mở rộng xuống phía nam, từ vĩ độ 8° bắc xuông vĩ độ 7° bắc. Cg FIR (vt từ A. Flight Information Region).
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #52 vào lúc: 13 Tháng Tám, 2019, 07:08:02 am »


        VÙNG TIẾP GIÁP LÃNH HẢI, vùng biển phía ngoài tiếp liền với lãnh hài. Các quốc gia ven biển đều có quy chế pháp lí bảo đảm an ninh, kiểm soát thuế quan, nhập cư, phòng dịch... trong VTGLH. Theo công ước của Liên hợp quốc về luật biển 1982 chiều rộng của VTGLH không quá 24 hải lí tính từ đường cơ sở. VTGLH của nước CHXHCN VN được quy định trong tuyên bố của Chính phủ 12.5.1977: “VTGLH của nước CHXHCN VN là vùng biển tiếp liền phía ngoài lãnh hải VN, có chiều rộng là 12 hải lí, hợp với lãnh hải VN thành vùng biển rộng 24 hải lí kể từ đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải VN... Chính phủ nước CHXHCN VN thực hiện quyền kiểm soát cần thiết trong VTGLH của mình nhằm bảo vệ an ninh, bảo vệ các quyền lợi về hải quan, thuế khóa, đảm bảo sự tôn trọng các quy định về y tế, di cư, nhập cư trên lãnh thổ hoặc trong lãnh hải VN”.

        VÙNG TRANH CHẤP, vùng lãnh thổ mà các bên tham chiến giành giật nhau quyền kiểm soát để tăng thêm lợi thế cho mình; thường có vị trí quan trọng về chính trị, kinh tế hoặc QS. VTC không có ranh giới rõ ràng, quy mô thay đổi tùy theo kết quả hoạt động và lực lượng so sánh cụ thể từng thời gian của các bên tham chiến.

        VÙNG TRẮNG, 1) vùng lãnh thổ trống trải, hoang tàn do quân xâm lược tạo ra trong chiến tranh bằng cách đốt sạch, phá sạch, giết sạch, nhằm hình thành tuyến ngăn cách giữa vùng địch tạm chiếm với vùng giải phóng hoặc vùng tự do để bảo đảm an ninh cho bộ máy thống trị của chúng; 2) khu dân cư trong vùng địch tạm chiếm không có cơ sở chính trị của lực lượng kháng chiến.

        VÙNG TRONG LÒNG ĐỊCH X. VÙNG ĐỊCH HẬU

        VÙNG TRỜI QUỐC GIA. khoảng không gian phía trên lãnh thổ đất, đảo, nội thủy, lãnh hải của một quốc gia; bộ phận cấu thành lãnh thổ quốc gia và thuộc chủ quyền hoàn toàn, riêng biệt của quốc gia đó. Mỗi nước đều có các quy định pháp lí về VTQG trên cơ sở các nguyên tắc bảo vệ chủ quyền, an ninh, quốc phòng và các lợi ích quốc gia, phù hợp với luật pháp và tập quân quốc tế, có tính đến các nhu cầu về giao lưu hàng không quốc tế, thuế quan, vệ sinh dịch tễ, chống ô nhiễm không gian. Luật quốc tế quy định các nguyên tắc về chủ quyền hoàn toàn của một quốc gia đối với VTQG và được ghi nhận bằng các hiệp định hai bên hay nhiều bên giữa các quốc gia liên quan. Mọi hoạt động xâm phạm VTQG đều bị coi là xâm phạm chủ quyền quốc gia. VTQG của nước CHXHCN VN được quy định trong tuyên bố của Chính phủ 5.6.1984; “vùng trời của nước CHXHCN VN là khoảng không gian ở trên đất liền, nội thuỷ, lãnh hải và các hải đảo của VN và thuộc quyển hoàn toàn và riêng biệt của nước CHXHCN VN”. Cg lãnh không.

        VÙNG TRỜI SÂN BAY, khoảng không gian phía trên sân bay và trên các vùng đất, vùng biển gắn liền với hoạt động của sân bay đó. VTSB được quy định căn cứ vào yêu cầu của nhiệm vụ bay, khả năng bảo đảm của các phương tiện thông tin liên lạc, rađa, khả năng chỉ huy điều hành của sân bay. Phạm vi VTSB được xác định theo các địa tiêu hoặc toạ độ địa lí trên bản đồ (giới hạn ngang) và theo độ cao bay (giới hạn cao). Trong VTSB có các khu vực bay, đương bay, hành lang ra vào sân bay, khu vực vứt vật treo, xả nhiên liệu khẩn cấp... Khi bay trong VTSB phải tuân thủ theo quy chế bay và chịu sự chỉ huy, điều hành bay thống nhất của sân bay hữu quan.

        VÙNG TỰ DO, vùng lãnh thổ và dân cư không bị lực lượng ngoại xâm chiếm đóng trong chiến tranh, ở đó lực lượng kháng chiến có chính quyền hoạt động công khai và toàn quyền quản lí. VTD thương được xây dựng, củng cố thành những căn cứ du kích hay chiến khu làm bàn đạp chiến lược phục vụ cho chiến tranh giải phóng dân tộc. ở VN trong KCCP, nhiều VTD trở thành căn cứ kháng chiến vững mạnh như: Việt Bắc. Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Liên khu 5 (gồm Bình Định, Quảng Ngãi và phần lớn Quảng Nam).

        VÙNG VEN ĐÔ, vùng lãnh thổ và dân cu nằm sát phía ngoài các đó thị. Ở VN, trong KCCP và KCCM, VVĐ thường là địa bàn tranh chấp quyền kiểm soát giữa lực lượng kháng chiến và lực lượng đối phương. Lực lượng kháng chiến tăng cường hoạt động giành quyền làm chủ để xây dựng, phát triển cơ sở, tạo bàn đạp tiến công đô thị; lực lượng đối phương đẩy mạnh càn quét, bình định* để đảm bảo an ninh cho bộ máy chiếm đóng, nhất là cơ quan đầu não.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #53 vào lúc: 13 Tháng Tám, 2019, 07:09:35 am »


        VÙNG VỊNH, khu vực tây nam châu Á, gồm các nước xung quanh vịnh Pecxich: Iran, Irắc, Cóoet, Arập Xêut, Cata, Oman, Baren và Các tiểu vương quốc Arập thống nhất. Có vị trí địa lí quan trọng và trữ lượng dầu mỏ lớn. Tinh hình chính trị không ổn định. 1990-91 xảy ra chiến tranh Vùng Vịnh do liên quân (đứng đầu là Mĩ), tiến hành chống Irắc, buộc Irắc phải chấp nhận 12 nghị quyết của LHQ. 3.2003 liên quân Mĩ - Anh lại tiến hành cuộc tiến công xâm lược mới, lật đổ chính phủ của tổng thống X. Hutxen.



        VÙNG XUNG YẾU CHIẾN LƯỢC, khu vực đặc biệt quan trọng về chiến lược, thường có địa hình hiểm yếu, trung tâm QS. chính trị, kinh tế, dân cư, những đầu mối giao thông, căn cứ QS trọng yếu...

        VŨNG RÔ, vịnh nhỏ ở bờ biển t. Phú Yên, sau Mũi Nại. Kín gió, thuận lợi cho tàu thuyền tránh bão. VR là một trong những nơi tiếp nhận vũ khí đầu tiên từ miền Bắc vào chiến trường Quân khu 5 theo Đường Hồ Chí  Minh trên biển (cuối 1964). Sau một số chuyến vận chuyển an toàn, 15.2.1965, tàu 143 sau khi bốc dỡ hàng xong, bị máy bay địch phát hiện và đánh chìm. Sau sự kiện VR này, quân Mĩ và QĐ Sài Gòn tăng cường tuần tiễu vùng biển, gây nhiều khó khăn cho việc vận chuyển bằng đường biển.

        VỪA ĐÁNH VỪA ĐÀM, nghệ thuật chỉ đạo chiến tranh của ĐCS VN kết hợp tiến công địch trên chiến trường với đấu tranh ngoại giao thông qua đàm phán nhằm tạo sức mạnh tổng hợp trong chiến tranh. Trong KCCP và KCCM, khi tình thế và thời cơ thuận lợi, ĐCS VN chủ trương mở mặt trận tiến công ngoại giao, thực hiện kết hợp đấu tranh QS với đấu tranh ngoại giao. Đàm phán là quá trình tiến công địch trên mặt trận chính trị, ngoại giao, tranh thủ sự ủng hộ quốc tế, tạo thế và lực mới cho tiến công QS trên chiến trường giành thắng lợi lớn hơn; thắng lợi của đấu tranh QS trên chiến trường tạo thêm sức mạnh cho đàm phán và là nhân tố quyết định đối với diễn tiến và kết quả đàm phán. Hội nghị Giơnevơvề Đông Dương (8.5-21.7.1954), hội nghị Pari (1968-73) về VN là những điển hình về sự vận dụng VĐVĐ của VN.

        VỪA KHÁNG CHIẾN VỪA KIÊN QUỐC, phương châm chiến lược tiến hành kháng chiến của ĐCS VN trong KCCP và được vận dụng sáng tạo trong KCCM; sự kết hợp đồng thời hai nhiệm vụ chiến lược của CM VN thời kì sau tổng khởi nghĩa tháng Tám 1945, theo chỉ thị ‘‘Kháng chiến kiến quốc ” (25 11.1945) của BCHTƯ ĐCS Đông Dương (ĐCS VN). Hai nhiệm vụ kháng chiến và kiến quốc hỗ trợ, thúc đẩy và làm tiên đề cho nhau: kháng chiến có thắng lợi mới có điều kiện để kiến thiết đất nước; kháng chiến càng thắng lợi, càng có điều kiện để kiến thiết đất nước; có kiến thiết đất nước mới có sức mạnh để kháng chiến thắng lợi. Trong KCCP, hai nhiệm vụ chiến lược đó được tiến hành đồng thời, vừa đẩy mạnh kháng chiến, vừa xây dựng đất nước, nhất là các vùng tự do, bảo đảm sức mạnh cho cuộc kháng chiến thắng lợi. Trong KCCM, được vận dụng sáng tạo trong sự kết hợp chặt chẽ, tiến hành đồng thời hai nhiệm vụ chiến lược của CM: CM XHCN ở miền Bắc và CM DTDC ở miển Nam. Ra sức xây dựng miền Bắc vững mạnh, trở thành hậu phương lớn của cả nước, cung cấp sức người sức của cho tiền tuyến lớn miền Nam hoàn thành CM DTDC; đẩy mạnh CM DTDC ở miền Nam nhằm trực tiếp giải phóng miền Nam, đồng thời góp phần tích cực bảo vệ miền Bắc, tiến tới thống nhất đất nước.

        VƯỜN KHÔNG NHÀ TRỐNG, biện pháp đấu tranh của nước bị xâm lược chống chính sách lấy chiến tranh nuôi chiến tranh, dùng người bản xứ đánh người bản xứ của nước tiến hành chiến tranh xâm lược, bằng cách di tản người và cất giấu hoặc phá hủy của cải khiến quân xâm lược đi đến đâu cũng gặp nhà không người, ruộng vườn hoang hóa, không có nguồn cung cấp hậu cần tại chỗ. Nhân dân VN dã thực hiện VKNT trong kháng chiến chống quân Nguyên - Mông, kháng chiến chống Thanh và những năm đầu KCCP... Cg thanh dã.

        VƯƠNG THÔNG (Wang Tong; 1-1), tổng chỉ huy quân Minh ở Đại Ngu (Đại Việt, 1426-27). Năm 1426 thống lĩnh 50.000 quân sang cứu nguy cho quân Minh ở Đại Ngu. Bị thất bại nặng trong trận Tốt Động - Chúc Động (5-7.11.1426), VT phải cố thủ trong thành Đông Quan và vờ cầu hòa để chờ viện binh. Cuối 1427 hai đạo viện binh nhà Minh do Liễu Thăng và Mộc Thạnh chỉ huy đều bị tiêu diệt, thành Đông Quan bị
quân Lam Sơn bao vây chặt hơn. Sau hội thề Đông Quan (16.12.1427), VT được phép dẫn quân về TQ.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #54 vào lúc: 13 Tháng Tám, 2019, 07:11:11 am »


        VƯƠNG THỪA VŨ (Nguyễn Văn Đổi; 1910-80), phó tổng tham mưu trưởng QĐND VN (1964-80). Quê xã Vĩnh Quỳnh, h. Thanh Trì, tp Hà Nội; nhập ngũ 8.1945, trung tướng (1974); dv ĐCS VN (1943). Năm 1937 học Trường QS Hoàng Phố (TQ). Cuối 1941-42 bị thực dân Pháp bắt, giam tại Bá Vân (Thái Nguyên). Được giác ngộ CM, tham gia công tác binh vận, phụ trách huấn luyện QS trong tù. 3-7.1945 tham gia bạo động cướp chính quyền ở Nghĩa Lộ nhưng không thành; về Bắc Ninh xây dựng cơ sở CM, huấn luyện QS ở Chiến khu 2. Năm 1946 tổ chức và chỉ huy bảo an binh Hà Nội, khu trưởng Khu 11 (Hà Nội), chỉ huy QS Khu 2 bảo vệ Hà Nội. 1947-48 khu phó Khu 4, phân khu trưởng Phân khu Bình - Trị - Thiên. 4.1949-54 làm nhiệm vụ tổ chức và là đại đoàn trưởng kiêm chính ủy đầu tiên Đại đoàn 308. Chỉ huy các chiến dịch: Sông Lô, Đường 4; tham gia các chiến dịch: Biên Giới, Trung Du, Đông Bắc, Hòa Bình, Tây Bắc... và Điện Biên Phủ (1954). Tháng 10.1954 chủ tịch ủy ban quân chính Hà Nội. 1955-63 tư lệnh Quân khu Hữu Ngạn. 1964-80 phó tổng tham mưu trường QĐND VN, kiêm giám đốc Học viện quân chính, kiêm tư lệnh Quân khu 4 (1964-71). Tác giả một số tác phẩm QS. Huân chương: Hồ Chí Minh, Quân công (hạng nhất, hạng ba), Chiến thắng hạng nhất...



        VƯỢT QUA HỆ THỐNG PHÒNG KHÔNG ĐỐI PHƯƠNG, phương pháp khắc phục hệ thống phòng không của máy bay chiến đấu, nhằm bay đến mục tiêu thực hiện nhiệm vụ được giao. Để thực hiện VQHTPKĐP phải tiến hành các hoạt động bảo đảm và các thủ đoạn tác chiến khác. Các hoạt động bảo đảm gồm: trinh sát vị trí, đặc điểm của hệ thống phòng không, gây nhiễu phương tiện chỉ huy và điều khiển vũ khí của đối phương; tiêu diệt phương tiện phòng không nằm trên đường bay hay trên khu vực hoạt động, khống chế máy bay tiêm kích đối phương, hoạt động nghi binh. Các thủ đoạn tác chiến gồm: bay vòng qua khu vực phòng không mạnh; tránh khu vực máy bay tiêm kích đối phương hoạt động; bay ở độ cao mà hỏa lực phòng không đối phương  không khống chế được; bay theo đội hình chiến đấu có lợi; bay tốc độ nhanh, độ cao thấp; lợi dụng địa hình, khí tượng để cơ động tránh hỏa lực phòng không và tránh máy bay tiêm kích đối phương.

        VƯỢT SÔNG, hành động có tổ chức của bộ đội vượt chướng ngại nước (sông, hồ...) sang bờ đối diện tiếp tục làm nhiệm vụ. Bộ đội vs bằng các phương tiện bơi (tàu, thuyền, phà, xe bơi...), bằng phương tiện ứng dụng (bè, mảng, phao tự tạo...), bằng cầu, bằng cách lội qua ở nơi nước cạn. Có thể vs trong điều kiện không có tác chiến, khi trên bờ không có địch chiếm giữ và địa điểm vs không bị địch đánh phá; có thể phải tác chiến để VS gọi là vượf sông bằng sức mạnh.

        VƯỢT SÔNG BẰNG sức MẠNH, vượt sông bằng tác chiến tiêu diệt quân địch phòng ngự bờ đối diện và phát triển tiến công. Để tiến hành VSBSM, có thể sử dụng xe tăng bơi, xe chiến đấu bộ binh, xe thiết giáp và tất cả các phương tiện vượt sông khác. Có VSBSM trong hành tiến và VSBSM có chuẩn bị trong thời gian ngắn. VSBSM thường được tiến hành trong hành tiến nhằm đảm bảo nhanh chóng đưa bộ đội vượt chướng ngại nước và tốc độ tiến công nhanh. Vượt chướng ngại nước trong hành tiến được tiến hành trên chính diện rộng, bao gồm: tiêu diệt (sát thương) quân địch phòng ngự trên bờ đối diện; đội phái đi trước, đội tiền vệ nhanh chóng tiến đến chướng ngại nước và cùng với đội đổ bộ đường không đánh chiếm cầu và bến vượt hoặc dùng phương tiện vượt của đơn vị nhanh chóng vượt chướng ngại nước, đánh chiếm bàn đạp, thê đội 1 vượt bằng phương tiện của mình; lực lượng dự bị tùy thuộc vào kết quả tiến công của thể đội 1 trên bờ đối diện có thể vượt chướng ngại nước bằng phương tiện của mình hoặc bằng cầu mới bắc và tiếp tục phát triển tiến công. Nếu vượt chướng ngại nước trong hành tiến không thành công thì tiến hành vượt có chuẩn bị trong thời gian ngắn ở bờ chướng ngại nước tại vị trí trực tiếp tiếp xúc với quân địch.

        VƯỢT SÔNG ĐỔ BỘ, vượt sông bằng các phương tiện vượt sông tự hành, xe chiến đấu lội nước, xuồng gắn máy đẩy,... chiếm bò đối diện. Trong tác chiến, VSĐB thường được sử dụng để đưa bộ phận (lực lượng) đi trước đánh chiếm đầu cầu, làm bàn đạp để chuẩn bị cho lực lượng lớn phía sau vượt sông. Khi VSĐB phải tổ chức các loại hỏa lực mạnh yểm ượ. Ngoài các phương tiện vượt sông tự hành có tốc độ cao, có thể sử dụng các phương tiện vượt sông tại chỗ (thuyền, xuồng, bè, mảng...).
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #55 vào lúc: 13 Tháng Tám, 2019, 07:12:30 am »


        VƯỢT TRÊN NGĂN CHẬN, chính sách đối ngoại của Mĩ, nhằm xóa bỏ hoàn toàn CNXH; do tổng thống Mĩ thứ 41 Busơ công bố trong diễn văn 12.5.1989 ở bang Têchdat và trong một số diễn văn khác liên quan đến chính sách của Mĩ đối với LX và các nước XHCN. Chủ trương không chỉ ngăn chặn mà thực hiện một cuộc tiến công quyết định vào trung tâm của phong trào CM thế giới là LX và các nước XHCN bằng thống nhất nỗ lực của Mĩ và đồng minh để xóa bỏ hoàn toàn CNXH. Biện pháp chiến lược được điều chỉnh theo hướng chú trọng các biện pháp phi QS, thực hiện diễn biến hòa bình: khuyến khích và hỗ trợ cho các thế lực đòi đa nguyên hóa về chính trị, tạo ra nhiều thế lực đối lập, nhiều trung tâm quyền lực trong nội bộ LX và các nước XHCN, phá vỡ độc quyền lãnh dạo của ĐCS, từ đó chuyển hóa, tiến tới lật đổ chế độ XHCN; kết hợp với răn de QS, kiềm chế và ép LX giải quyết các vấn đề giảm vũ khí chiến lược, cân bằng vũ khí thông thường theo hướng có lợi cho Mĩ; thúc đẩy đòi hỏi tôn trọng quyền tự quyết của Đông Âu, thực hiện hợp tác và an ninh châu Âu, làm tan rã khối Vacsava; kiềm chế tiến tới xóa bỏ các dầu cầu của LX ở Á, Phi, Mĩ Latinh (VN, Cuba...); thúc đẩy các nước thứ ba xa rời quỹ đạo XHCN. Trong trường hợp cần thiết vẫn thực hiện can thiệp có lựa chọn bằng sức mạnh QS. Sự sụp đổ của các nhà nước XHCN Đông Âu và tan vỡ Liên bang Xô viết đã củng cố thêm tham vọng của Mĩ trong việc tiếp tục chính sách VTNC với những biện pháp chiến lược mới nhằm xóa bỏ hoàn toàn CNXH trên thế giới.

        VỪU (1905-52), Ah LLVTND (truy tặng 1956). Dân tộc Bana, quê xã Đắc Đoa, h. Mang Yang, t. Gia Lai; tham gia CM 1939; đv ĐCS VN (1950); khi hi sinh là chủ tịch kiêm xã đội trưởng xã Nam Đắc Đoa. 1939-52 tham gia đấu tranh chống bắt phu, bắt lính ở địa phương, vận động nhân dân tham gia CM, xây dựng chính quyền, tổ chức và chỉ huy du kích đánh giặc, dẫn đường cho đội vũ trang tuyên truyền phục kích diệt 14 địch, bắt được Vít, người có nhiều nợ máu với nhân dân. Ba lần bị địch bắt, tra tấn dã man, hai lần trốn thoát, lần thứ ba (4.1952), địch cắt hai tai, xẻo mũi, chặt mười ngón tay, V mưu trí lừa địch vào bãi chông của du kích, diệt hơn 10 địch. Địch khoét hai mắt của V rồi bắn chết. Huân chương: Quân công hạng nhì.



        VX (O. Etyl-S-2 - diisopropylaminoetylmetyl photphonoth- iolat), chất độc thần kinh có độc tính cao nhất được biết đến hiện nay, có thể xâm nhập vào cơ thể bằng bất kì con đường nào; có công thức cấu tạo:



Có dạng lỏng, không màu, không mùi, ít hòa tan trong nước (1-5%), dễ hòa tan trong mỡ và dung môi hữu cơ, có độ bay hơi rất thấp (0,003mg/l ở 15°C), nhiệt độ sôi 300°C, nhiệt độ đông đặc -50°C. vx thuộc nhóm chất độc V. Ở dạng hơi và xon khí vx độc hơn sarin 10 lần, ở dạng lỏng (tác dụng lên da) độc hơn sarin 100 lần (về lí thuyết một lít vx đủ để giết chết một triệu người và gây trúng độc nặng một triệu người khác). Liều độc tử vong trung bình qua đường thở LCt50=0,01mgph/l, qua da LD50=0,09mg/kg, qua đường tiêu hóa LD50=0,07mg/kg; nồng độ loại khỏi vòng chiến đấu 0,002mg/l, nồng độ thu nhỏ con ngươi mắt 0,0003 mg/1, thời gian ủ bệnh ngắn, vx được dùng sát thương sinh lực ở ngoài công sự hoặc gây nhiễm độc địa hình (ở 15°C vx có thể tổn tại trên địa hình khoảng 15-20 ngày). Phòng chống vx bằng mặt nạ phòng độc, khí tài phòng da; tiêu độc vx bằng chất tiêu độc có tính clo hóa hoặc ôxi hóa mạnh, vx do Công ti công nghiệp hóa chất hoàng gia Anh tìm ra lần đầu tiên 1955. Gần đây, VX-2 được nghiên cứu sử dụng cho vũ khí hóa học hai thành phấn.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #56 vào lúc: 13 Tháng Tám, 2019, 06:55:56 pm »

     
HẾT V
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM