Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 05:16:43 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: 1 2 3 4 5 6 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: V  (Đọc 3108 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


V
« vào lúc: 12 Tháng Tám, 2019, 05:20:50 pm »

 
        V-l, tên lửa có cánh do Đức chế tạo và sử dụng cuối CTTG-II. Thường gọi bom bay (cùng với tên lửa đường đạn V-2). Dài 7,6m, sải cánh 5,3m; được phóng từ bệ phóng có chiều dài 47,8-65m (hoặc từ máy bay mang). Khối lượng phóng 2,2t (nhiên liệu 0,5t), đầu đạn 700kg, tốc độ bay dưới 600km/h ở độ cao 600-900m, cự li bay 240-370km. Động cơ phản lực khí gắn trên thân phía sau. Hệ thống điều khiển con quay khí áp tự động lái có bộ phận hiệu chỉnh từ tính và cơ cấu tính cự li đã bay để tạo lệnh bổ nhào. V-l có kết cấu đơn giản, tính năng chiến - kĩ thuật thấp, sai số lớn và dễ bị các phương tiện phòng không tiêu diệt. Được sử dụng lần đầu 13.6.1944. V-l là kiểu tên lửa có cánh đầu tiên, tuy còn nhiều nhược điểm nhưng đã tạo tiền đề cho sự phát triển một hệ vũ khí mới có tính năng và hiệu quả chiến đấu cao.



        V-2 (A-4), tên lửa đường đạn do Đức chế tạo và sử dụng vào cuối CTTG-II. Thường gọi bom bay (cùng với tên lửa hành trình V-l). Dài 14m, đường kính thân l,65m, khối lượng phóng 12,7t, đầu đạn 800kg, tốc độ bay lớn nhất 1.700m/s, đạt độ cao 96km, cự li phóng 270- 320km. Tên lửa một tầng, động cơ phản lực nhiên liệu lỏng, tiêu thụ 8,5t nhiên liệu trong 68s. Hệ thống điều khiển quán tính tự lập kiểu con quay. Được sử dụng chiến đấu lần đầu 8.9.1944. V-2 có lợi thế an toàn tuyệt đối trước các vũ khí phòng không thời kì đó, nhưng giá thành sản xuất cao (gấp 10 lần V-l), kết cấu phức tạp và chưa hoàn thiện, uy lực đầu đạn nhỏ, độ tin cậy thấp (4.300 V-2 được phóng, có hơn 2.000 quả bị nổ ngay khi phóng hoặc mất điều khiển trong khi bay) đã không cho phép phát huy lợi thế này. V-2 cho thấy khả năng tiềm tàng của tên lửa đường đạn và mở ra hướng phát triển hệ vũ khí mới.



        V100 COMMANDO, xe thiết giáp trinh sát tuần tiễu do Mĩ chế tạo từ 1962. Khối lượng chiến đấu 7,03t, kíp xe 2 người và 9 lính bộ binh. Xe dài 5,69m, rộng 2,26m, cao 2,35m, khoảng sáng gầm xe dưới bộ phân tốc 0,4 lm, dưới đáy lườn xe 0,61m, công thức bánh xe 4x4. Động cơ xăng V-8, 4 kì, làm mát bằng nước, công suất 153,3kW (209cv). Dung tích hệ thống nhiên liệu 3001. Hộp số cơ khí, 5 số tiến, 1 số lùi, hệ thống lái có trợ lực thủy lực, hệ thống phanh có trợ lực khí nén. Hành trình dự trữ trên đường cứng 680-880km, đường đất 400-640km. Tốc độ lớn nhất 99km/h, tốc độ bơi lớn nhất 6,1 km/h, bán kính quay vòng 7m. Vượt dốc cao 31°, dốc nghiêng 22°, vách đứng cao 0,91 m. Tiêu hao nhiên liệu 0,48l/km. Trang bị 1 súng máy 7,62mm, 1 súng máy 12,7mm, hoặc 2 súng máy 7,62mm hay 12,7mm lắp song song trên tháp súng, góc hướng 360°, góc tầm từ -15° đến +60°. Các biến thể: Lay-150, V200. Trang bị cho QĐ Mĩ và QĐ Sài Gòn trong chiến tranh VN.



        VAGRAM (Wagram), làng ở đông bác nước Áo. đông bắc tp Viên 16km. Tại khu vực làng V, 5-6.7.1809 quân Pháp của Napôlêông 1 (170.000 người, 584 pháo) đánh bại quân Áo của công tước Saclơ (110.000 người, 452 pháo) trong chiến tranh Áo - Pháp, buộc Áo phải kí hòa ước Sônbrun (hòa ước Viên) 14.10.1809, bồi thường chiến phí, cắt nhiều đất đai cho Pháp.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #1 vào lúc: 12 Tháng Tám, 2019, 05:22:46 pm »


        “VAIXƠ” (Đ. Veiss - Trắng), kếhoạch của phát xít Đức xâm lược Ba Lan bằng một chiến dịch tiến công chiến lược của lục quân có sự chi viện tích cực của không quân và hải quân. Được soạn thảo theo chỉ thị của BTL tối cao Đức 3.4.1939 và được Hitle phê chuẩn 11.4.1939. Kế hoạch ấn định bí mật triển khai trước các cụm quân Đức, rồi bất ngờ tiến công từ ba hướng vào Ba Lan, phá cuộc động viên, tập trung các LLVT và tiêu diệt lực lượng chủ yếu của Ba Lan. Kế hoạch đã được thực hiện trong chiến tranh Đức - Ba Lan (1939).
         
        VALUY (P. Jean Etienne Valluy; 1899-1970), tổng tư lệnh quân viễn chinh Pháp ở Đông Dương (1946-48). Đại tướng (1955). Năm 1944 thiếu tướng, tham mưu trưởng tập đoàn quân. 10.1945 chỉ huy trưởng Sư đoàn bộ binh thuộc địa số 9 kiêm tư lệnh quân Pháp ở miền Nam VN. 6.3.1946 tổ chức cuộc đổ bộ ra miền Bắc VN. V chủ trương gắn hoạt động QS với việc lật đổ chính quyên CM. Tổ chức cuộc tiến công lên Việt Bắc (thu đông 1947) nhưng thất bại. V luôn dùng sức mạnh  QS trong quan hệ với VN (sự kiện 11.1946 ở Hải Phòng, 12.1946 ở Hà Nội), từ chối mọi cuộc thương lượng với VN, để ra giải pháp: “đại bác cộng với chính quyền bản xứ”. Do thất bại trong cuộc tiến công Việt Bắc và mâu thuẫn với cao ủy Bôlae, 2.1948 bị triệu hồi về Pháp. 1948-52 thanh tra các lực lượng bộ binh hải ngoại. Sau 1952 trưởng phái đoàn Pháp tại bộ chỉ huy NATO; 1956-60 tổng tư lệnh lực lượng NATO ở Trung Âu. 1960 nghỉ hưu. Tác phẩm: “Tự bảo vệ” (1961).

        VÀM CỎ, sông ở miền Tây Nam Bộ, do hai nhánh sông Vàm Cỏ Đông (bắt nguồn từ Côngpông Chàm, Campuchia chảy vào VN ở Tây Ninh, dài 170km) và Vàm Cỏ Tây (bắt nguồn từ Prây Veng, Campuchia chảy vào VN ở Long An, dài 130km), hợp lại tại Cần Đước (Long An) rồi đổ vào sông Nhà Bè. Lòng sông của Vàm cỏ Đông và Vàm cỏ Tây hẹp và sâu, tàu thuyền nhỏ đi lại được đến Gò Dầu (theo nhánh Vàm Cò Đông) và Mộc Hóa (theo nhánh Vàm cỏ Tây). Ở hạ lưu vc là ranh giới tự nhiên giữa hai tỉnh Long An và Tiền Giang, tàu thuyền loại 5.000t đi lại dễ dàng.

        VẠN AN, thành cổ trên núi Vệ Sơn (cg Núi Đụn) ở Sa Nam, nay thuộc xã Nam Thượng, h. Nam Đàn, t. Nghệ An, bên bờ bắc Sổng Lam, cách tp Vinh hơn 20km, tây thị trấn Nam Đàn 2km; căn cứ trung tâm của khởi nghĩa Mai Thúc Loan (722) chống ách đô hộ nhà Đường. Thành dài hơn l.000m. Hiện còn dấu vết trên Vệ Sơn cùng với nhiều di tích liên quan đến sự nghiệp của Mai Thúc Loan, ở thung lũng Hồng Sơn dưới chân Vệ Sơn còn có đền thờ ông.

        VẠN KIẾP, khu vực Sông Thương tiếp nối với sông Thái Bình, bắc Phả Lại (Chí Linh, t. Hải Dương) 5km, gần những chỗ giao nhau của Sông Cầu, Sông Thương, Sông Đuống, sông Kinh Thày với sông Thái Bình. VK là căn cứ thủy quân, quân cảng lớn thời Lí - Trần. Trong cuộc kháng chiến chống Nguyên - Mông, tại VK đã diễn ra những trận đánh lớn, trong đó có trận năm 1285 Trần Quốc Tuấn bố trí phục kích, tiêu diệt quá nửa số quân Nguyên - Mông tháo chạy (x. trận Như Nguyệt - Vạn Kiếp - Vĩnh Bình, 6.1285). VK nay là vùng Vạn Yên. Chí Linh, Hải Dương, có đền Kiếp Bạc thờ Trần Quốc Tuấn.

        “VẠN KIẾP BINH THƯ” nh “VẠN KIẾP TÔNG BÍ TRUYỂN THƯ”

        “VẠN KIẾP TÔNG BÍ TRUYỂN THƯ", binh thư của Trần Quốc Tuấn (tk 13). Theo Đại Việt sử kí toàn thư (Bản kỉ - quyển 6 - Ki nhà Trần), Trần Quốc Tuấn sưu tập binh pháp của các danh gia, làm thành Bát quái cửu cung đồ, đặt tên là “VKTBTT”. Nguyên bản nay đã thất truyền, chỉ còn bài tựa của Nhân Huệ Vương Trần Khánh Dư. Cg “Vạn Kiếp binh thư”.

        VẠN LÍ TRƯỜNG CHINH (1934-36), cuộc rút lui chiến lược của Hồng quân công nông Trung Quốc từ các căn cứ vùng đông nam lên căn cứ Thiểm Tây - Cam Túc - Ninh Hạ vùng tây bắc, do không chống được vây quét của QĐ Quốc dân đảng. Bắt đầu từ 10.1934, kết thúc 10.1936. Hành quân hai vạn năm ngàn dặm (khoảng 12.000km) qua 11 tỉnh, vượt nhiều sông sâu, núi cao tuyết phủ, vượt qua các vòng vây đánh chặn và truy kích của QĐ Quốc dân đảng. Trước VLTC. Hồng quân có hơn 300.000 người, sau còn không tới 30.000 nhưng đã lập được căn cứ mới, làm chỗ dựa để phát triển lực lượng CM. Tham gia cuộc VLTC có người VN là tướng Nguyễn Sơn.

        VẠN LÍ TRƯỜNG THÀNH, hệ thống thành lũy ở bắc TQ, một hệ thống công trình phòng thủ lớn nhất thời cổ đại. Dài hơn 6.000km, được xảy dựng từ tk 3tcn, sửa chữa và xây thêm dưới triều Minh (tk 14-17), chạy dài từ Gia Dụ Quan (t. Cam Túc) đến vịnh Liêu Đông. Thành đắp bằng đất, có chỗ lát đá, một số đoạn xây bằng gạch đá. Chân thành rộng 6,5m, mặt thành 5,5m, cao 6,6m có chỗ tới 10m. Dọc tường thành có các cửa ải, pháo đài, đài quan sát, đài đốt lừa. Nhiều đoạn tường thành tồn tại đến ngày nay.


Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #2 vào lúc: 12 Tháng Tám, 2019, 05:24:06 pm »


        VẠN TƯỜNG, thôn ven biển thuộc xã Bình Hải, h. Bình Sơn, t. Quảng Ngãi; đông nam căn cứ Chu Lai 17km. 18-19.8.1965 tại đây Trung đoàn bộ binh 1 (Sư đoàn 2, Quân khu 5) phối hợp với Đại đội 21 và dân quân du kích địa phương giành thắng lợi lớn trong trận chống càn chống lại cuộc hành quân Ánh sáng sao của quân Mĩ và QĐ Sài Gòn, trận đọ sức quyết liệt đầu tiên giữa lực lượng chủ lực QGPMN VN với lực lượng viễn chinh Mĩ trên chiến trường miền Nam (xt trận Vạn Tường, 18-19.8.1965).

        VẠN XUÂN, tên nước VN thời Tiền Lí (544- 602). Sau khi lãnh đạo cuộc khởi nghĩa chống quân đô hộ nhà Lương (TQ) giành độc lập thắng lợi, Lí Bí lên ngòi vua, tự xưng là Nam Việt Đế (Lí Nam Đế), đặt tên nước là vx (544), đóng đô ở Long Biên, phế bỏ niên hiệu của nhà Lương, đặt niên hiệu mới là Đại Đức. Năm 602 nước vx bị nhà Tùy (TQ) xâm lược.

        VÀNG PAO (S. 1928), tư lệnh Lực lượng đặc biệt Vàng Pao. Sinh tại bản Phu Coòng Khẩu (Pha Khe), h. Noọng Hét, t. Xiêng Khoảng (Lào). Sinh ra trong gia đình dòng họ Vàng giàu có, rất có thế lực với dân tộc Mông ở Lào. Lúc nhỏ, được Pháp cho học trung học ở trường Vinh (VN). 1947 vào QĐ Pháp, đóng ở đồn Noọng Hét. 1953 Quân đội nhân dân Lào tiến công đồn Noọng Hét, bắt được VP. 1955 được trả tự do, tiếp tục tham gia lực lượng biệt kích của QĐ Hoàng gia. 1960 tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 10 đóng ở Bản Ban (Xiêng Khoảng). 1961 QĐND Lào tiến công giải phóng Cánh Đồng Chum, VP chỉ huy quân chạy về Pha Đông, rồi Pha Khảo. Khi Mĩ tổ chức LLVT đặc biệt, đã chọn VP chỉ huy. 1962-69 được phong cấp trung tá, đại tá, thiếu tướng rồi trung tướng, thống lĩnh lực lượng đặc biệt, có khoảng 60 tiểu đoàn, đặt SCH ở Sảm Thông, Loong Chẹng, tổ chức các cuộc hành quân đánh phá vùng giải phóng Lào. 15.2.1975 CM Lào thành công, VP chạy sang U Đôn (Thái Lan); nay định cư tại Mĩ, và tiếp tục tổ chức LLVT người Mông hoạt động chống phá CM Lào.

        VÀNH ĐAI BIÊN GIỚI, phần lãnh thổ tiếp giáp với đường biên giới quốc gia trong khu vực biên giới trên đất liền, có quy chế đặc biệt do chính phủ quy định để bảo vệ biên giới quốc gia. Căn cứ vào tình hình an ninh trật tự, quốc phòng, kinh tế, địa hình và yêu cầu bảo vệ biên giới ở từng khu vực của từng địa phương để quy định VĐBG phù hợp: nơi hẹp nhất là 100m, nơi rộng nhất không quá l.000m (trường hợp đặc biệt do chính phủ quy định). Trong VĐBG, ngoài việc áp dụng triệt để các quy định cho khu vực biên giới còn đặt các thiết bị bảo vệ biên giới và có những quy định đặc biệt cho các hoạt động sản xuất, ra vào, cư trú; ở những nơi có yêu cầu cần thiết thì thiết lập vùng cấm. VĐBG được cắm biển báo giới hạn phạm vi và thông báo hạn chế về các hoạt động của người, phương tiện. Biển báo VĐBG trên đất liền theo mẫu thống nhất, bằng các vật liệu bền vững, các chữ được ghi bằng tiếng nước sở tại, nước tiếp giáp và tiếng Anh, đặt ở những nơi dễ nhận biết.

        VÀNH ĐAI DIỆT MĨ, hệ thống các ấp, xã chiến đấu liên hoàn bao quanh, áp sát các căn cứ QS Mĩ (ở miền Nam VN trong KCCM) nhằm vây hãm, tiêu hao, tiêu diệt địch. Ngoài các trận địa nổi (công sự kết hợp với vật cản...) có nơi còn có hệ thống trận địa ngầm trong lòng đất (x. địa đạo Củ Chi). Tùy tình hình, VĐDM dược tổ chức thành nhiều tầng, nhiều lớp. Dựa vào VĐDM, nhân dân và du kích trong vành đai kiên cường bám trụ, tiến hành đánh địch bằng ba mũi giáp Công', vận dụng nhiều cách đánh (bắn tỉa, phục kích, tập kích). VĐDM xuất hiện ở Đà Nẵng (4.1965), tiếp đến ở Chu Lai. An Khê, Plây Cu, Củ Chi, Lái Thiêu, Bên Cát... trở thành một phương thức đánh địch độc đáo, thể hiện tư tưởng làm chủ và tiến công, một điển hình tiêu biểu của thế trận chiến tranh nhân dân VN trong KCCM.

        VÀNH ĐAI DIỆT MĨ AN KHÊ, vành đai diệt Mĩ do bộ đội địa phương, dân quân du kích và nhân dân h. An Khê (t. Gia Lai) tổ chức xây dựng quanh căn cứ QS Mĩ ở khu vực Tân Tạo - Cây Me (là vùng rừng núi hiểm trở). Hình thành từ 11.1965,   gồm 3 tuyến bố phòng (dài 45km. rộng 10-200m), hàng trăm công sự chiến đấu và hệ thống chông thò, cạm bẫy với hơn 15 triệu cây chông... Quân và dân trong VĐDMAK kiên cường thực hiện ba bám, bao vây áp sát địch, bắn tía, đánh giao thông trên đường 19,... tạo bàn đạp cho LLVT của tỉnh, quân khu đánh các mục tiêu quan trọng của địch (trận tập kích SCH Sư đoàn kị binh bay I Mĩ ở điểm cao Hòn Cong 19.2.1966; các trận tập kích sân bay Tân Tạo 9.1966, 4.1967 và 4.1968; pháo kích sân bay Cây Me 4.1.1968...). Tồn tại cuối 1965-11.1971, VĐDMAK tiêu hao, tiêu diệt nhiều sinh lực, phương tiện chiến tranh của địch, góp phần giữ vững thế làm chủ và tiến công của ta trên chiến trường Khu 5.


Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #3 vào lúc: 12 Tháng Tám, 2019, 05:25:05 pm »


        VÀNH ĐAI DIỆT MĨ BÌNH ĐỨC, vành đai diệt Mĩ do bộ đội địa phương, dân quân du kích và nhân dân tình Mĩ Tho tổ chức, xây dựng quanh căn cứ QS của Sư đoàn bộ binh 9 Mĩ ở Bình Đức, h. Châu Thành, t. Mĩ'Tho (nay thuộc t. Tiền Giang). Hình thành từ giữa 1966, hoạt động đến khi Sư đoàn bộ binh 9 Mĩ rút (9.9.1969); được tổ chức thành ba mặt trận (1, 2, 3) trên địa bàn các xã Bình Đức, Thạnh Phú, Phước Thạnh, Long Hưng, Song Thuận, Vĩnh Kim, Kim Sơn. Dựa vào hệ thống làng, xã chiến đấu, kết hợp đánh địch cả về QS, chính trị, binh vận, trong hơn 3 năm kiên cường bám trụ chiến đấu, LLVT và nhân dân ở VĐDMBĐ đã tiến hành hàng trăm trận phục kích, tập kích, chống càn, diệt và làm bị thương hàng nghìn địch, bắn cháy hơn 200 máy bay, bắn chìm nhiều tàu, xuồng QS. trong đó có tàu cuốc vào loại lớn nhất của Mĩ, đốt cháy gần 3 triệu lít xăng, phá hủy trên 3 triệu đạn pháo... Là một trong những vành đai diệt Mĩ tiêu biểu ở Khu 8, góp phần giam chân và tiêu hao một bộ phận lực lượng cơ động Mĩ, tạo điều kiện cho quân và dân Khu 8 đánh bại kế hoạch bình định* của địch.

        VÀNH ĐAI DIỆT MĨ CHU LAI, vành đai diệt Mĩ do bộ đội địa phương và dân quân du kích khu vực nam h. Tam Kì (t. Quảng Nam) và đông bắc h. Bình Sơn (t. Quảng Ngãi) tổ chức, xây dựng bao quanh căn cứ QS Mĩ ở Chu Lai. VĐDMCL gồm hai tuyến: tuyến trận địa trực tiếp chiến đấu và tuyến làng xã chiến đấu, trong đó tuyến làng xã chiến đấu ngoài việc đánh địch còn tận dụng thế hợp pháp để đấu tranh chính trị. VĐDMCL tồn tại và phát huy tác dụng từ giữa 1965 đến 1970. diệt nhiều sinh lực và phương tiện chiến tranh của địch; giam chân một bộ phận lực lượng của Sư đoàn lính thủy đánh bộ 1 Mĩ, tạo điều kiện cho lực lượng chủ lực QGPMN VN tập trung đánh các trận then chốt trên chiến trường.



        VÀNH ĐAI DIỆT MĨ CỦ CHI, vành đai diệt Mĩ do bộ đội địa phương và dán quân du kích huyện Củ Chi tổ chức, xây dựng từ 1966, bao quanh căn cứ QS Mĩ ở Đồng Dù (h. Củ Chi, bắc Sài Gòn 30km). Với hệ thống địa đạo Củ Chi dài 200km, sâu 5-10m, cùng với 500km đường hào lộ thiên, trên địa bàn 40.000ha, bảo đảm bí mật. an toàn khi cơ động lực lượng, ẩn nấp, nghỉ ngơi, có dự trữ vật chất để chiến đấu lâu dài. Dựa vào VĐDMCC, LLVT và nhân dân địa phương thường xuyên vây hãm, tiêu hao, tiêu diệt địch (trong 1966 loại khỏi chiến đấu hơn 4.000 quân Mĩ; tiêu biểu là đợt chống càn ở vành dai diệt Mĩ Củ Chi, 8.1-5.2.1966), góp phần đánh bại nhiều cuộc hành quân càn quét lớn trong hai cuộc phản công chiến lược mùa khô 1965-66 và 1966-67 của Mĩ.

        VÀNH ĐAI DIỆT MĨ ĐÀ NẴNG, vành đai diệt Mĩ do bộ đội địa phương và dân quân du kích hai huyện Hòa Vang (tp Đà Nẵng), Điện Bàn và một phần h. Đại Lộc (t. Quảng Nam) tổ chức, xây dựng bao quanh căn cứ QS Mĩ ở Đà Nẵng. Hình thành từ giữa 3.1965, VĐDMĐN bắt đầu phát huy tác dụng từ 14.4.1965 với trận đánh của dán quân xã Hòa Lợi và bộ đội địa phương huyện Hòa Vang, diệt 26 địch; tiếp đến trận chống càn của dân quân xã Hòa Hải (h. Hòa Vang), trong 7 ngày chiến đấu đánh lui 4 tiểu đoàn lính thủy đánh bộ Mĩ, diệt 47 địch; trận chống càn của đại đội bộ đội địa phương huyện Điện Bàn đánh thiệt hại 1 đại đội Mĩ ở tây nam Đà Nẵng... 6.1965 số quân Mĩ ở Đà Nẵng lên đến 25.000 nhưng vẫn không tránh khỏi tình trạng thường xuyên bị vây hãm, tiến công. VĐDMĐN được tổ chức đầu tiên ở miền Nam VN, góp nhiều kinh nghiệm cho việc tổ chức, xây dựng vành đai diệt Mĩ ở các địa phương có căn cứ QS Mĩ.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #4 vào lúc: 12 Tháng Tám, 2019, 05:26:15 pm »


        VÀNH ĐAI DIỆT MĨ TRẢNG LỚN, vành đai diệt Mĩ do bộ đội địa phương, dân quân du kích và nhân dân huyên Châu Thành tổ chức, xây dựng quanh căn cứ QS Mĩ ở Trảng Lớn (xã Thái Bình, h. Châu Thành, t. Tây Ninh) trong KCCM. VĐDMTL được tổ chức thành hai khối (phía trước và phía sau), chia thành 4 cụm (mỗi cụm 2 xã), có hệ thống hàng rào chiến đấu, bãi chông, mìn và lựu đạn gài, hình thành thế trận bao vây, tiến công địch, đồng thời dựa vào thế hợp pháp để đấu tranh chính trị, binh vận. Xây dựng từ 9.1965, hoạt động đến 1970. Dựa vào VĐDMTL, quân và dân huyện Châu Thành đã tiêu diệt nhiều sinh lực và phương tiện chiến tranh, giam chân một bộ phận lực lượng cơ động Mĩ, tạo điều kiện cho bộ đội chủ lực tập trung đánh dịch, giữ vững căn cứ địa Dương Minh Châu, bảo vệ an toàn cơ quan đầu não kháng chiến ở Nam Bộ, góp phần làm thất bại kế hoạch bình định* của địch.

        VÀNH ĐAI DU KÍCH, hệ thống các làng chiến đấu liên kết chặt chẽ với nhau, bao quanh các căn cứ lớn, các thành phố lớn, nơi tập trung lực lượng, cơ quan đầu não, kho tàng, sân bay, hải cảng của địch,... nhằm tạo ra bàn đạp, địa bàn đứng chân vững chắc của ba thứ quân, tạo sức mạnh tổng hợp của cả lực lượng tại chỗ và lực lượng cơ động, tiến công liên tục vào hậu phương, căn cứ địch bằng cả QS, chính trị, binh vận. đánh dịch tiến công, càn quét, lấn chiếm bình định, bao vây, quấy rối, tiêu hao, ngăn chặn hạn chế mọi hoạt động của dịch, tạo thế trận, thời cơ cho lực lượng tinh nhuệ đánh sâu. đánh hiếm, kết hợp với tán công và nổi dậy đánh vào các thành phố lớn của địch. Bình Đức (h. Châu Thành, t. Tiền Giang), An Hòa (t. Quảng Nam)... là những VĐDK điển hình trong KCCM.

        VÀNH ĐAI TRẮNG, những vùng trắng liên hoàn bao quanh các đô thị quan trọng, các phòng tuyến chiến lược, các căn cứ QS lớn của quân xâm lược, hình thành tuyến ngăn cách, ngăn chặn sự xâm nhập của lực lượng kháng chiến. Trong chiến tranh xâm lược VN (1945-54), thực dân Pháp đã lập một số VĐT dọc phòng tuyến Sông Đáy, đường 18, đường 5, đường 6... Trong chiến tranh xâm lược VN, Mĩ cũng lập nhiều VĐT, đặc biệt như Hàng rào điện từ Mac Namara phía nam giới tuyến quân sự tạm thời.

        VANMI. làng ở đông bác t. Macnơ, vùng Sampanh - Acđen. Pháp; cách Pari khoảng 100km về phía đông. 20.9.1792 trong thời kì đại CM Pháp, tại khu vực V, lần đầu tiên quân CM Pháp giành thắng lợi trong việc chống lại quân can thiệp Áo - Phổ thuộc liên minh chống Pháp lần thứ nhất và quân bảo hoàng lưu vong Pháp, bảo vệ thành quả CM tạo điều kiện cho nền cộng hòa thứ nhất (22.9.1792) ra đời.

        VANUATU (Cộng hòa Vanuatu; Ripablik Blong Vanuatu, A. Republic of Vanuatu, P. République de Vanuatu), quốc gia ở nam Thái Bình Dương. Dt 12.189 km2; ds 199,4 nghìn người (2003). Ngôn ngữ chính thức: tiếng Bixlama, tiếng Anh, tiếng Pháp. Tôn giáo: Giáo hội trưởng lão, Công giáo Anh. Thú đô: Pot Vila. Chính thể cộng hòa, đứng đầu nhà nước là tổng thống. Cơ quan lập pháp: quốc hội. Cơ quan hành pháp: chính phủ do thủ tướng đứng đầu. Lãnh thổ gồm 75 đảo, hầu hết là đảo núi lửa, bờ biển dốc đứng. Nước nông nghiệp, xuất khẩu chủ yếu: cùi dừa, cá và ca cao. Dịch vụ ngân hàng, du lịch thu nhiều ngoại tệ. GDP 213 triệu USD (2002), bình quân đầu người 1.060 USD. Thành viên LHQ (15.9.1981), Khối liên hiệp Anh. Lập quan hệ ngoại giao với VN 3.3.1982.


Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #5 vào lúc: 12 Tháng Tám, 2019, 05:28:38 pm »


        VATICĂNG (Nhà nước Vaticăng; Stato della Città del Vaticano, A. State of The Vatican City), quốc gia thành phố ở phần tây Rôma (thủ đô Italia), trên đồi Môntê Vaticanô. Trung tâm giáo hội Thiên chúa giáo La Mã thế giới. Dt 0,44km2; ds 850 người (2003). Ngôn ngữ chính thức: tiếng Latinh, tiếng Italia. Lãnh thổ có tường bao bọc thành một khu riêng biệt và một số nhà thờ ở Rôma. Được Italia công nhận là nhà nước độc lập theo hiệp ước Latêran (1929). Đứng đầu nhà nước, đồng thời đứng đầu giáo hội là Giáo Hoàng, công việc hành chính do hội đồng giám mục điều hành. Có 50 bộ, cơ quan, văn phòng trực thuộc. Quan hệ ngoại giao cấp đại sứ với 126 nước. Nguồn tài chính thu từ dịch vụ ngân hàng, chứng khoán, du lịch, kinh doanh bất động sản; ngoài ra còn có nguồn đóng góp của giáo dân trên thế giới.



        VĂN ĐA (Nguyễn Văn Đa; S. 1928), họa sĩ, trưởng ngành sáng tác kiêm chủ tịch Hội đồng nghệ thuật hội họa, Hội nghệ sĩ tạo hình VN (1989-94). Quê xã Thọ Nam, h. Hoài Đức, t. Hà Tây; nhập ngũ 1945, đại tá (1987); đv ĐCS VN (1947). Năm 1945- 92 sáng tác nhiều tác phẩm về chiến tranh CM và người lính, tác phẩm tiêu biểu: “Bác Hồ với bộ đội”; “Trang hồi kí kháng chiến”; “Lời ca và nòng pháo”, “Sương sớm”, “Tuổi xuân”, “Bộ đội với thiếu nhi” (giải nhì triển lãm mĩ thuật toàn quốc, 1976), “Cù Lao Chàm” (giải nhì triển lãm mĩ thuật toàn quốc, 1980), “Tây tiến” (giải ba triển lãm mĩ thuật toàn quốc, 1985), “Long Biên những năm chống Mĩ”... VĐ còn đào tạo từ thực tế nhiều họa sĩ trẻ cho QĐ. Huân chương: Độc lập hạng ba, Quân công hạng nhì, Chiến thắng hạng ba, Chiến công hạng ba...



        VĂN KIỆN BÁO CÁO, văn kiện quân sự trình lên cấp trên tình hình, tổ chức, kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao và dự kiến tình hình, hoạt động, đề nghị trong thời gian tới. Có VKBC: định kì, bất thường; VKBC theo hệ thống chỉ huy, hệ thống cơ quan. Do cơ quan chỉ huy soạn thảo, trình bày thành văn bản hoặc bản đồ, sơ đồ; được chuyển gửi bằng đường quân bưu hoặc các phương tiện thông tin QS. VKBC do người chỉ huy hoặc thủ trưởng cơ quan kí.

        VĂN KIỆN ĐẨU HÀNG CỦA PHÁT XÍT ĐỨC (1945), văn bản pháp lí quốc tế chính thức công nhận sự đầu hàng vô điều kiện của phát xít Đức trong CTTG-II, do đại diện các nước Đồng minh và Đức kí đêm 8 rạng 9.5.1945 tại Caclơhooc (ngoại ô tp Béclin, Đức). Nội dung cơ bản: tất cả các LLVT trên bộ, trên biển, trên không, dưới quyền của Bộ chỉ huy Đức phải kết thúc các hành động QS từ 23 giờ 1 phút (giờ Trung Âu) 8.5 (tức 1 giờ 1 phút giờ Maxcơva 9.5); giải giáp và giải tán toàn bộ các LLVT Đức, chuyển giao mọi vũ khí và vật tư QS cho BTL tối cao Đồng minh; BTL tối cao Đức phải đảm bảo thực hiện mọi mệnh lệnh do BTL tối cao Xô viết và BTL tối cao các lực lượng Đồng minh đưa ra... VKĐHCPXĐ đánh dấu việc thủ tiêu chủ nghĩa phát xít Đức, chấm dứt chiến tranh ở châu Âu, tạo điều kiện cho LX và các nước Đồng minh tập trung lực lượng tiêu diệt phát xít Nhật, kết thúc CTTG-II.

        VĂN KIỆN ĐẨU HÀNG CỦA PHÁT XÍT NHẬT (1945), văn bản pháp lí quốc tế chính thức công nhận sự đầu hàng vô điều kiện của phát xít Nhật trong CTTG-II, do đại diện các nước Đổng minh (LX, Mĩ, Anh...) và Nhật Bản kí ngày 2.9.1945 trên chiến hạm Mixuri (Misouri) của Mĩ đậu trong vịnh Tôkiô (Nhật Bản). Nội dung cơ bản: Nhật Bản phải chấp nhận các điều kiện của tuyên bố Pôtxđam (x. hội nghị Pôtxđam, 17.7-2.8.1945); quy định giải giáp và giải tán LLVT (kể cả các LLVT do Nhật kiểm soát); giải phóng các lãnh thổ bị Nhật xâm chiếm; loại trừ chủ nghĩa quân phiệt; thiết lập chính quyền tự do dàn chủ trong nước... VKĐHCPXN đánh dấu sự thát bại hoàn toàn của chủ nghĩa phát xít, chấm dứt CTTG-II.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #6 vào lúc: 13 Tháng Tám, 2019, 03:40:46 am »


        VÃN KIỆN HẬU CẨN, văn kiện quân sự mà các cơ quan chỉ đạo và chỉ huy hậu cần dùng để tiến hành những hoạt động hậu cần trong thời bình và thời chiến. Bao gồm: các văn kiện chỉ huy, chỉ đạo (mệnh lệnh, chỉ lệnh hậu cần, kế hoạch tổ chức bảo đảm hậu cần, bản đồ công tác, kế hoạch trinh sát hậu cần...); các văn kiện báo cáo, thông báo (báo cáo hậu cần, báo cáo sơ kết, tổng kết hậu cần...); các văn kiện tham khảo - nghiên cứu (các bảng tính toán, thống kê, ghi chép tình hình hậu cần...).

        VĂN KIỆN KĨ THUẬT, văn kiện quân sự-thể hiện ý định, chủ trương, biện pháp tổ chức thực hiện công tác kĩ thuật của chủ nhiệm kĩ thuật, được cụ thể hóa bằng kế hoạch, chi lệnh, văn bản hướng dẫn và những tài liệu khác. Được thể hiện dưới dạng: văn bản, bản đồ, bảng biểu, sơ đồ, điện báo... Có: VKKT để chỉ huy, chỉ đạo (chỉ thị, chỉ lệnh, mệnh lệnh kĩ thuật; các kế hoạch công tác kĩ thuật, bản đồ, thuyết minh kèm theo) và VKKT để nghiên cứu, theo dõi tình hình (lịch công tác; bản đồ công tác; sổ sách theo dõi tình hình; bảng biểu thống kê kĩ thuật; thông báo, báo cáo kĩ thuật; văn bản hướng dẫn công tác kĩ thuật; kế hoạch và tài liệu liên quan khác). Trách nhiệm soạn thảo VKKT được cụ thể hóa theo quy định của Điều lệ công tác kĩ thuật QĐND VN.

        VĂN KIỆN QUÂN SỰ, văn kiện dùng để lãnh đạo và chỉ huy bộ đội trong thời bình và thời chiến. VKQS được chia làm 4 nhóm chính: văn kiện lãnh đạo, văn kiện tác chiến, văn kiện công vụ, văn kiện điều lệnh, điều lệ. Được thể hiện trên giấy, trên bản đồ, biểu đồ, phim ảnh, băng từ... Yêu cầu cơ bản của VKQS: rõ ràng, ngắn gọn, tránh để xảy ra nhận thức sai lệch; tuân thủ nguyên tắc của bí mật chỉ huy. Nội dung cách soạn thảo, ban hành, đăng kí, chuyển gửi, lưu giữ VKQS phải tuân thủ nghiêm các quy định hiện hành. Văn kiện lãnh đạo, bao gồm các nghị quyết, chỉ thị của Đảng, các huấn lệnh, huấn thị, các bài nói và viết, các tác phẩm chuyên đề của các nhà lãnh đạo Đảng, nhà nước, QĐ về các vấn đề đường lối, chủ trương, chính sách QĐ và các vấn đề QS cơ bản khác. Văn kiện tác chiến là văn kiện được soạn thảo trong quá trình chuẩn bị và thực hành hoạt động tác chiến. Có: văn kiện chỉ huy, văn kiện báo cáo, thông báo và những văn kiện tham khảo. Văn kiện công vụ là văn kiện chứa đựng những nội dung điều hành hoạt động thường ngày của LLVT. Văn kiện điều lệnh, điều lệ là văn kiện cơ bản về xây dựng LLVT, quy định thống nhất nền nếp sinh hoạt chính quy của QĐ về nguyên tắc và phương pháp chuẩn bị và thực hành hoạt động tác chiến.

        VĂN KIỆN TÁC CHIẾN. văn kiện quân sự do người chỉ huy và cơ quan chỉ huy soạn thảo và sử dụng trong quá trình chuẩn bị và thực hành tác chiến. Có văn kiện chỉ huy (quyết tâm, kế hoạch, mệnh lệnh, chỉ thị, chỉ lệnh...); văn kiện theo dõi, nghiên cứu: báo cáo tác chiến, báo cáo sơ kết, tổng kết, thông báo tình hình, nhật kí, bản đồ công tác, sơ đồ diễn biến tác chiến, biểu đồ, thống kê... VKTC được trình bày thành văn bản hoặc thể hiện trên bản đồ, sơ đồ, biểu đồ, thống kê, ghi âm, ghi hình đĩa mềm, đĩa CD, máy vi tính... Cách soạn thảo, ban hành, sử dụng, đăng kí, chuyển gửi, lưu giữ VKTC phải tuân thủ nghiêm ngặt quy cách và quy định về báo mật.

        VĂN LANG, quốc gia tiền sử của người Việt cổ ở Bắc Bộ và Trung Bộ VN ngày nay. Hình thành khoảng đầu tk 7tcn do liên minh các bộ lạc Lạc Việt. Trung tâm là vùng Việt Trì, Lâm Thao, Bạch Hạc ở phía nam t. Phú Thọ, tây t. Vĩnh Phúc ngày nay; hiện có đền thờ các vua Hùng trên núi Nghĩa Lĩnh thuộc xã Hi Cương, h. Lâm Thao. Theo sử cũ, nước VL gồm 15 bộ: Văn Lang, Giao Chỉ, Chu Diên, Vũ Ninh, Phúc Lộc, Việt Thường, Ninh Hải, Dương Tuyền, Lục Hải, Vũ Định, Hoài Hoan, Cửu Chân, Bình Văn, Tân Hưng, Cửu Đức; trong đó bộ lớn nhất là Văn Lang đóng vai trở nòng cốt trong liên minh dựng nước. Đứng đầu nhà nước là Hùng Vương (vua Hùng), truyền ngôi theo chế độ cha truyền con nối; quan văn gọi là Lạc hầu, quan võ gọi là Lạc tướng. Sau kháng chiến chống Tần cuối tk 3tcn, thống nhất với các bộ lạc Âu Việt (Tây Âu) của Thục Phán thành nước Ấu Lạc.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #7 vào lúc: 13 Tháng Tám, 2019, 03:42:34 am »


        VĂN TIẾN DŨNG (1917-2002), bộ trưởng BQP nước CHX- HCN VN (1980-86). Quê xã cổ Nhuế, hT Từ Liêm, tp Hà Nội; tham gia CM 1936, nhập ngũ 1945, đại tướng (1974); đv ĐCS VN (1937). Năm 1943-44 bí thư Ban cán sự đảng Hà Đông, Bắc Ninh, ủy viên thường vụ rồi bí thư Xứ ủy Bắc Kì. Nhiều lần bị thực dân Pháp bắt giam. 1.1945 bị kết án tử hình vắng mặt; ủy viên ủy ban QS CM Bắc Kì, phụ trách tổ chức Chiến khu Quang Trung, chỉ đạo  vũ trang giành chính quyền ở các tỉnh Hòa Bình, Ninh Bình, Thanh Hóa. Trong KCCP, 11.1945-46 chính ủy Chiến khu 2. Tháng 12.1946-49 cục trưởng Cục chính trị QĐ quốc gia VN, phó bí thư Quân ủy trung ương. 10.1949-50 chính ủy Liên khu 3. Năm 1951-53, đại đoàn trưởng kiêm chính ủy đầu tiên của Đại đoàn 320. Tháng 11.1953 tổng tham mưu trưởng QĐND VN. Sau chiến dịch Điện Biên Phủ, trưởng đoàn đại biểu của Bộ tổng tư lệnh QĐND VN trong ủy ban liên hiệp đình chiến thi hành hiệp định Giơnevơ 1954 về VN. Từ 1954 tổng tham mưu trưởng QĐND VN, trực tiếp chỉ đạo các chiến dịch: Đường 9 - Nam Lào (1971); Trị Thiên (1972); Tây Nguyên (1975); tư lệnh chiến dịch Hồ Chí Minh (4.1975). Năm 1980- 86 bộ trường BQP. bí thư Đảng ủy QS trung ương (1984-86). Tác giả của nhiều tác phẩm QS như: “mấy vấn đề về nghệ thuật quân sự Việt Nam”... ủy viên BCHTƯ ĐCS VN khóa III-VI (dự khuyết khóa II). ủy viên BCT (3.1972) khóa IV. V (dự khuyết khóa III). Đại biểu Quốc hội khóa II-VII. Huân chương: Sao vàng, Hồ Chí Minh, Quân công (hạng nhất, hạng nhì), Chiến thắng hạng nhất, Kháng chiến hạng nhất...



        VÂN ĐỒN, huyện đảo thuộc t. Quảng Ninh nằm trong Vịnh Bắc Bộ. Dt 551,3km2; ds 34 nghìn người (2002), chia thành 11 xã, 1 thị trấn; huyện lị: thị trấn Cái Rồng. Gồm nhiều đảo lớn nhỏ, các đảo lớn nhất: Cái Bầu, Trà Bản, Chàng Ngo, Cao Lô, Cánh Cước (tên cũ: Vân Đổn, Quan Lạn), Ngọc Vừng... Từ 1149, Lí Cao Tông lập trang VĐ. Thời Lí - Trần, VĐ là một thương cảng buôn bán sầm uất, người các nước Trảo Oa (Giava), Xiêm La, Lộ Lạc, thường xuyên đến buôn bán. Trong kháng chiến chống Nguyên - Mông lần III (1287-88), tại vùng biển VĐ, diễn ra trận Vân Đồn - cửa Lục (1.1288) do Trần Khánh Dư chỉ huy, phục kích đoàn thuyền chở lương thực của quân Nguyên - Mông, bắt nhiều tù binh, thu nhiều quân lương và vũ khí.

        VÂN THÊ (thang mây), khí cụ cổ, có dạng thang gấp được đặt trên bệ có bánh xe, có thể đẩy tới gần thành đối phương để làm chòi quan sát vào bên trong thành hoặc đẩy đến sát chân thành cho binh lính trèo lên đánh thành. VT được sáng chế ở TQ từ thời Xuân Thu (770-476tcn) và mất tác dụng khi hỏa khí xuất hiện.



        VẤN ĐỀ POW - MIA (vt từ A. Prisoners of War - Missing in Action), vấn đề tù binh và người Mĩ mất tích trong chiến tranh VN. Từ 1973 chính phủ VN thực hiện nghiêm chỉnh hiệp định Pari, đã trao trả hết cho Mĩ số tù binh Mĩ bị VN bắt giữ và tích cực cộng tác, giúp Mĩ tìm kiếm hài cốt quân nhân Mĩ với tinh thần nhân đạo. Nhưng về phía Mĩ cho đến cuối 1993, vẫn viện cớ “có thể” VN còn giam giữ tù binh Mĩ và đòi VN phái kiêm kê đầy đủ hơn 2.000 trường hợp người Mĩ mất tích trong chiến tranh VN, coi đó là điều kiện tiên quyết để Mĩ bãi bỏ cấm vận và bình thường hóa quan hệ với VN. Trước đòi hỏi của đa số nhân dân Mĩ, 2.1994 tổng thống Mĩ B. Clintơn đã tuyên bố bỏ cấm vận và 7.1995 thiết lập quan hệ ngoại giao với CHXHCN VN. VĐP-M đang được hai nước tiếp tục hợp tác giải quyết.

        VẬN ĐỘNG CHIẾN nh ĐÁNH VẬN ĐỘNG
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #8 vào lúc: 13 Tháng Tám, 2019, 03:43:48 am »


        VẬN ĐỘNG KHỞI NGHĨA CỦA VIỆT NAM QUANG PHỤC HỘI (5.1916), cuộc vận động khởi nghĩa chống Pháp của sĩ phu yêu nước trong phong trào VN Quang phục hội ở Huế và một số tỉnh Nam Trung Kì, do Trần Cao Vân, Thái Phiên lãnh đạo, với sự tham gia trực tiếp của vua Duy Tân. Theo kế hoạch, cuộc khởi nghĩa sẽ nổ ra ở Huế đêm 3.5 khi vua Duy Tân được đưa ra ngoài kinh thành; lực lượng chính là các tân binh người VN được giác ngộ trong các trại lính Pháp sắp bị đưa sang chiến trường châu Âu, phối hợp với quân dân ở ngoài thành nổi dậy. Nhân dân các tỉnh Thừa Thiên. Quảng Nam, Quàng Ngãi đã tích cực chuẩn bị, sắm vũ khí, quyên góp tiền gạo chờ hiệu lệnh khởi nghĩa. Do thiếu cảnh giác, tổ chức không chặt chẽ nên kế hoạch bại lộ, Pháp kịp thời thu hết vũ khí của binh lính người VN, ra lệnh cấm trại và thi hành lệnh giới nghiêm, truy bắt những người yêu nước. Cuộc vận động khởi nghĩa thất bại. hầu hết những người lãnh đạo đều bị bắt hoặc hi sinh, trong đó vua Duy Tân bị Pháp đưa đi đày. VĐKNCVNQPH là sự tiếp nối của phong trào yêu nước có xu hướng dân chủ tư sản trong phong trào chống Pháp của nhân dân VN đầu tk 20. Cg khởi nghĩa Duy Tân (5.1916).

        VẬN ĐỘNG KHỞI NGHĨA Ở MĨ THO (1883), cuộc vận động khởi nghĩa chống Pháp do Nguyễn Văn Vi, Nguyền Vàn Nở, Trần Thế Quơn, Nguyễn Hữu Hùng, Lê Văn Giàu,... lãnh dạo, nhằm phát động nhân dân Nam Kì nổi dậy chiếm lại Sài Gòn, Vĩnh Long nhân lúc Pháp đang sa lầy ở chiến trường Bác Kì. Diễn ra từ đầu 1883 trên địa bàn các tỉnh Mĩ Tho, Sài Gòn, Gia Định, Vĩnh Long, Bên Tre, Sa Đéc, Long Xuyên; trung tâm là Mĩ Tho. Để gây thanh thế và thu hút lực lượng, những người lãnh đạo cuộc vận động khởi nghĩa tự phong các chức vụ như chánh đề đốc, để đốc, chánh tổng binh, tổng quản... đồng thời quy định cờ và các phủ hiệu riêng cho nghĩa quân từng địa phương khi có hiệu lệnh khởi nghĩa. Do tổ chức không chặt chẽ, kế hoạch bại lộ, 24.6.1883 Pháp bất ngờ vây bắt toàn bộ những người lãnh đạo. Cuộc khởi nghĩa không kịp nổ ra.

        VẬN ĐỘNG QUẨN CHÚNG của bộ đội biên phòng, biện pháp công tác biên phòng cơ bản. thường xuyên, có tính chiến lược của bộ đội biên phòng. Dựa vào đường lối, chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, tình hình và nhiệm vụ của địa phương để tiến hành tuyên truyền, giáo dục, tổ chức hướng dẫn quần chúng nhân dân tham gia bảo vệ biên giới, vùng biển của tổ quốc. Nội dung gồm: tuyên truyền giáo dục, nàng cao giác ngộ chính trị, cảnh giác CM cho quần chúng ở khu vực biên giới; tham gia xây dựng cơ sở chính trị xã, phường trong sạch vững mạnh; củng cố phong trào quần chúng bảo vệ an ninh tổ quốc, tổ chức hướng dẫn quần chúng đấu tranh bảo vệ biên giới, vùng biển; tăng cường quan hệ hữu nghị với nhân dân nước láng giềng, quan hệ đoàn kết quân dán, vận động nhân dân chấp hành pháp luật, quy chế biên giới, chống âm mưu tuyên truyền, phá hoại của địch, tố giác tội phạm, bài trừ tệ nạn xã hội, xây dựng kinh tế...

        VẬN ĐỘNG TÀU, điều động tàu để chiếm lĩnh, giữ vững hoặc thay đổi vị trí tương đối so với mục tiêu đã được xác định trong quá trình chiến đấu tạo điêu kiện sử dụng vũ khí đạt hiệu quả cao nhất, làm giảm hiệu quả sử dụng vũ khí gây khó khăn cho cơ động của đối phương. Vị trí tương đối đó gọi là trận địa và được xác định bằng hướng (góc mạn, phương vị) và cự li. VĐT bao gồm: tiếp cận mục tiêu, chiếm lĩnh và giữ vững trận địa có lợi để sử dụng vũ khí, chuyển sang trận địa mới để công kích mục tiêu mới. cơ động tránh địch đột kích và công kích. Cg cơ động chiến đấu hay vận động chiến thuật (của tàu, biên đội tàu).

        VẬN ĐỘNG THEO GÓC PHUƠNG VỊ, phương pháp hành quân theo góc phương vị từ và khoảng cách đã biết từ một điểm đến một điểm khác. Phương pháp này thường vận dụng ở những khu vực ít vật định hướng (rừng rậm, sa mạc...), tầm nhìn bị hạn chế (đêm tối, sương mù...).

        VẬN ĐỘNG TIẾN CÔNG, hình thức chiến thuật được tiến hành bằng cách cơ động lực lượng tiến công vào quân địch đang cơ động. Đặc điểm của VDTC: vận dụng nhiều phương pháp và thủ đoạn tác chiến diễn ra đồng thời hoặc lần lượt; cường độ hoạt động tác chiến rất căng thẳng; khu vực tác chiến có chính diện rộng và chiều sâu lớn; mục đích kiên quyết; tác chiến diễn ra liên tục; tình huống thường diễn biến đột ngột; sử dụng rộng rãi các hình thức cơ động. Yêu cầu của VĐTC: chuẩn bị tác chiến gấp, hành động phải nhanh chóng, táo bạo; kiên quyết đột nhập vào đội hình của quân địch, thực hiện thọc sâu. chia cắt và bao vây tiêu diệt từng bộ phận, tiến đến tiêu diệt toàn bộ quân địch. VĐTC xuất hiện trong các cuộc chiến tranh vào tk 18, 19, sau đó được phát triển và vận dụng rộng rãi, đặc biệt là nội chiến ở Nga 1917- 20 và trong CTTG-II. ở VN, VĐTC có vị trí quan trọng, được vận dụng rộng rãi trong các cuộc chiến tranh trước đây và đang được phát triển hoàn thiện.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #9 vào lúc: 13 Tháng Tám, 2019, 03:45:27 am »


        VẬN ĐỘNG TIẾN CÔNG KẾT HỢP CHỐT, vận động tiến công được thực hiện bằng cách dùng một bộ phận lực lượng chốt chặn, tạo thế có lợi cho lực lượng chủ yếu thực hành tiến công tiêu diệt quân địch. VĐTCKHC xuất hiện trong KCCM và được QGPMN VN vận dụng có hiệu quả.

        VẬN ĐỘNG TIẾP CẬN ĐỊCH, hành động chiến đấu tiến công, lợi dụng địa hình, địa vật, đêm tối hoặc tầm nhìn hạn chế bí mật cơ động lực lượng, chiếm lĩnh tuyến xuất phát xung phong (vị trí trinh sát địch) và triển khai đội hình chiến đấu. Thường tiến hành trong điều kiện trinh sát trên không, mặt đất của địch bị hạn chế. Tùy theo quy mô lực lượng mà tổ chức đội hình cơ động cho phù hợp, đồng thời phải tổ chức hỏa lực sẵn sàng yểm trợ.

        VẬN TẢI CHIẾN DỊCH, vận tải quân sự do lực lượng vận tải chiến dịch (quân khu, quân đoàn, quân binh chủng) thực hiện. VTCD có nhiệm vụ vận chuyển vật chất, cơ động bộ đội từ cấp chiến dịch xuống cấp chiến thuật theo lệnh của tứ lệnh chiến dịch. VTCD được hình thành và phát triển từ trong KCCP, vận dụng rộng rãi trong KCCM với các phương tiện vận tải đa dạng: ô tô, xe lửa, ngựa, voi, xe đạp thồ...

        VẬN TẢI CHIẾN LƯỢC, vận tải quân sự do lực lượng vận tải chiến lược thực hiện, ở VN, lực lượng VTCL gồm Cục vận tải TCHC, binh đoàn vận tải trực thuộc BQP cùng với các đoàn vận tải khu vực, binh đoàn vận tải đường thủy. VTCL có nhiệm vụ vận chuyển vật chất, cơ động bộ đội từ hậu phương cấp chiến lược đến hậu phương cấp chiến dịch theo lệnh của BQP. Trong 16 năm hoạt động Binh đoàn Trường Sơn đã chở 1,5 triệu tấn vật chất, đưa đón 2,5 triệu lượt cán bộ, chiến sĩ.

        VẬN TẢI CHIẾN THUẬT, vận tải quân sự do lực lượng vận tải của các tiểu đoàn, trung đoàn, sư đoàn, tỉnh đội thực hiện. Trong KCCP, VTCT chủ yếu sử dụng dân công và bộ đội chiến đấu. Trong KCCM ở mỗi sư đoàn, tỉnh đội có tiểu đoàn vận tải liên hợp (thô sơ và cơ giới); trung đoàn có đại đội vận tải bộ; tiểu đoàn có trung đội vận tải.

        VẬN TẢI CON THOI, vận tải quân sự được thực hiện bằng cách chở hàng quay vòng và xếp, dỡ ở hai đầu giao nhận nhiều lần trong một ngày, trên cự li ngắn của một hành trình nhất định. VTCT được vận dụng rộng rãi cả thời bình và thời chiến trong những trường hợp giải tỏa ga, cảng, thu hồi, dồn dịch kho tàng... Cần bố trí và điểu hành hoạt động cân đối giữa năng lực xếp dỡ hai đầu với số lượng phương tiện vận tải, không để ùn tắc nơi giao nhận hàng.

        VẬN TẢI CUỐN CHIẾU, vận tải quân sự được thực hiện bang cách tập trung lực lượng chuyển hết toàn bộ khối lượng hàng hóa ở cung này, rồi đến cung khác cho đến khi tới đích.

        VẬN TẢI ĐI THÁNG, vận tải quân sự được thực hiện bằng cách chuyển hàng từ nơi nhận đến nơi trả hàng cuối cùng, không qua khâu giao nhận trung gian hoặc các kho trung chuyển, bảo đảm kịp thời phục vụ theo yêu cầu tác chiến. VTĐT được áp dụng khi cần chuyển hàng gấp, chở hàng đặc biệt không cho phép bốc dỡ nhiều lần.

        VẬN TẢI ĐƯỜNG BỘ, vận tải quân sự bao gồm tổng hợp các hình thức vận tải khác nhau nhằm vận chuyển bộ đội, vũ khí, trang bị kĩ thuật và vật chất hậu cần bằng đường bộ. VTĐB gồm; phương tiện vận tải; đường sá; phương tiện cấp phát xăng dầu (trạm cấp phát xăng dầu); trạm điều độ; trạm bảo dưỡng; xưởng sửa chữa; kho... Theo phương tiện vận tải, có: vận tải cơ giới; vận tải bằng phương tiện thô sơ; vận tải bằng súc vật (trâu bò, voi, ngựa); vận tải bằng sức người (gùi, thồ). Trong chiến dịch Hồ Chí Minh, lực lượng VTĐB đã bảo đảm cơ động hàng trăm nghìn quân và vũ khí, trang bị kĩ thuật, sử dụng 3.400 xe cho vận tải chiến lược và 6.000 xe cho vận tải chiến dịch, khối lượng vận chuyển hơn 1 tỉ tấn/kilômét.

        VẬN TẢI ĐƯỜNG KHÔNG, vận tải quân sự, có nhiệm vụ vận chuyển bộ đội, trang bị kĩ thuật và vật chất hậu cần bằng máy bay. VTĐK gồm: phương tiện vận tải, sân bay (đường bàng, nơi đỗ máy bay...); các phương tiện cung cấp năng lượng; xưởng sửa chữa; trạm bảo dưỡng; các thiết bị chỉ huy, liên lạc... Phương tiện VTĐK đã sử dụng ở VN: máy bay vận tải QS (An-24: An-26; An-30...), máy bay hành khách (Tu. IL...) và máy bay lên thẳng. Trong KCCM, 1973 đã sử dụng máy bay lên thẳng vận chuyển ống xây dựng đường ống xăng, dầu. Trong chiến dịch Hồ Chí Minh đã dùng nhiều loại máy bay lên thẳng, máy bay vận tải để chuyên chở quân, vũ khí, trang bị kĩ thuật...
Logged

Trang: 1 2 3 4 5 6 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM