Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 20 Tháng Tư, 2024, 09:40:22 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: V  (Đọc 3178 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #30 vào lúc: 13 Tháng Tám, 2019, 04:30:12 am »


        VÕ VĂN DŨNG (7-1835), danh tướng nhà Tây Sơn. Quê thôn Phú Phong, h. Tuy Viễn (nay thuộc h. Tây Sơn, t. Bình Định). Tham gia khởi nghĩa Tây Sơn (1771-89), lập nhiều công trong việc diệt Trịnh, được phong đô đốc (1788). Năm 1789 tham gia đại phá quân Thanh, được thăng đại tư đồ, tước Võ Quốc Công (1792). Năm 1795 giết thái sư Bùi Đắc Tuyên lộng quyền. 1801 cùng thái phó Trần Quang Diệu chiếm Quy Nhơn (bị Nguyễn Ánh chiếm 1799). Năm 1802 bị quân Nguyễn bắt, trốn thoát và về Phú Phong rồi lên ở An Khê (Gia Lai) chiêu mộ binh lính, chống lại nhà Nguyễn. Chết lúc hơn 90 tuổi.

        VÕ VĂN KIỆT (S. 1922), chủ tịch HĐBT (thủ tướng chính phủ) nước CHXHCN VN (1991-97). Quê xã Trung Hiệp, h. Vũng Liêm, t. Vĩnh Long; tham gia CM 1938; đv ĐCS VN (1939). Năm 1940 tham gia khởi nghĩa Nam Kì tại Vũng Liêm. 1941-45 tham gia tỉnh ủy lâm thời và lãnh đạo cuộc khởi nghĩa giành chính quyền CM tại tỉnh Rạch Giá (Kiên Giang).. Sau CM tháng Tám (1945), ủy viên thường vụ tỉnh ủy, phó bí thư Tỉnh ủy Rạch Giá. Trong KCCP, ủy viên chính trị Bộ tham mưu dân quân CM Liên tỉnh Tây Nam Bộ. 1950 phó bí thư rồi bí thư Tỉnh ủy Bạc Liêu. 1955-61 ủy viên Xứ ủy Nam Bộ; phó bí thư Liên tỉnh ủy vùng Hậu Giang; bí thư Khu ủy Sài Gòn - Gia Định; ủy viên Trung ương cục miền Nam, bí thư Khu ủy Khu 9. Năm 1973-75 ủy viên thường vụ Trung ương cục miền Nam; bí thư đảng ủy đặc biệt kiêm phó chủ tịch ủy ban quân quản thành phố Sài Gòn. 1976 phó bí thư rồi bí thư thành ủy, chú tịch UBND thành phố Hồ Chí Minh. 1982 chủ nhiệm ủy ban kế hoạch nhà nước; phó chủ tịch HĐBT. 1991-92 chủ tịch HĐBT, thủ tướng chính phủ nước CHXHCN VN 1992-97. ủy viên BCHTƯ ĐCS VN (1972) và khóa IV-VII (dự khuyết khóa III). ủy viên BCT khóa V-VII (dự khuyết khóa IV). Cố vấn BCHTƯ Đảng (12.1997-4.2001). Đại biểu Quốc hội khóa VI-IX. Huân chương: Sao vàng...



        VÕ VĂN NGÔM (S. 1926), Ah LLVTND (1955). Quê xã Mĩ Cẩm, h. Càng Long, t.-Trà Vinh; nhập ngũ 1949, đại úy (1974); đv ĐCS VN (1952); khi tuyên dương Ah là tiểu đội phó công binh, bộ đội địa phương tình Mĩ Tho. Trong KCCP, 1949-54 đánh phá giao thông đường bộ, đường sông của địch ở vùng Mĩ Tho, tham gia 15 trận, phá hủy 4 cầu lớn, đánh chìm 25 tàu, phà. Trận đánh cầu Bến Lức (trên QL 4B, Sài Gòn - Cần Thơ), đêm 24.2.1952, VVN mang 50kg bộc phá, dẫn đầu đơn vị vượt sông đánh sập một nhịp cầu dài 50m, diệt 6 tiểu đội lính bảo vệ cầu, làm ngừng trệ giao thông của địch trong 7 tháng. Trận đánh cầu Tân An, VVN đeo 30 kg thuốc nổ bơi hai đêm liền, ngày ẩn mình trong bụi cỏ ven sông, bất ngờ đánh sập cầu. Cuối 1952 cùng đồng đội đánh chìm 8 tàu đổ bộ trong đoàn tàu 22 chiếc của địch đậu ở cảng Vĩnh Long, diệt gần 1 trung đội lính Âu - Phi, làm cho địch hoang mang, hàng trăm lính đào ngũ, 90 người mang súng sang hàng CM. Huân chương: Quân công hạng ba, Chiến công hạng ba.



        VÕ VĂN TĂNG (S. 1944), Ah LLVTND (1970). Quê xã Thuận Mĩ, h. Châu Thành, t. Long An; nhập ngũ 1963, thiếu tá (1989); đv ĐCS VN (1966); khi tuyên dương Ah là trung đội trưởng pháo binh, Đại đội 92, Tiểu đoàn 22, Sư đoàn 5, mặt trận Đông Nam Bộ. Tham gia chiến đấu 22 trận, bị thương vẫn hoàn thành nhiệm vụ, diệt 4 xe tăng và xe bọc thép, 10 lô cốt, nhiều hỏa điểm và hơn 100 địch (có cả Mĩ). Trận Bàu Cối sát núi Bà Đen (11.4.1963), bắn 2 phát đạn ĐKZ 57 diệt 2 xe M113 và đánh bọc sườn, chi viện cho bộ binh diệt 2 đại đội biệt động. Trận Kim Long (1967), chỉ huy khẩu đội ĐKZ 57, diệt 6 xe tăng (VVT diệt 2 xe). Trận Tân Hiệp (5.1968), khi súng cối bị hỏng, VVT cùng 4 chiến sĩ trong khẩu đội dùng súng trường, súng máy, lựu đạn phối hợp với đơn vị bạn đấy lùi cuộc càn quét của 1 tiểu đoàn Mĩ. diệt 100. Huân chương: Chiến công hạng nhì, Dũng sĩ diệt Mĩ cấp ưu tú, 2 lần Dũng sĩ diệt cơ giới.


Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #31 vào lúc: 13 Tháng Tám, 2019, 04:32:14 am »


        VỖ VĂN TẨN (1894-1941), bí thư Xứ ủy Nam Kì ĐCS Đông Dương (1937-40). Quê thị trấn Đức Hòa, h. Đức Hòa, t. Chợ Lớn (nay thuộc t. Long An). 1924-25 hoạt động trong tổ chức hội kín của Nguyễn An Ninh ở Sài Gòn. 1926 tham gia Hội VN CM thanh niên (VN thanh niên CM đồng chí hội). 1929 chuyên sang An Nam cộng sản đảng, bí thư chi bộ cộng sản đầu tiên ở huyện Đức Hòa, rồi bí thư Huyện ủy Đức Hòa. 4.6.1930 trực tiếp chỉ đạo cuộc biểu tình lớn của nhân dân Tân Phú Thượng (h. Đức Hòa), bị thực dân Pháp kết án tử hình vắng mặt. 1931 bí thư Tỉnh ủy Chợ Lớn. 1932 bí thư Tinh ủy Gia Định. 1937 bí thư Xứ ủy Nam Kì, ủy viên BCHTƯ ĐCS Đông Dương, tham dự hội nghị trung ương Đảng VI (11.1939). Tháng 7.1940 bị thực dân Pháp bắt trước khi khỏi nghĩa Nam Kì (11.1940) bùng nổ. 26.8.1941 bị xử bắn tại Ngã Ba Giồng (nay thuộc h. Hóc Môn, tp Hồ Chí Minh).



        VÕ VĂN VINH (S. 1918), cục trưởng Cục quân y TCHC (1969-79). Quê xã Phước An, h. Tuy Phước, t. Bình Định: nhập ngũ 1946, thiếu tướng (1980), giáo sư, tiến sĩ y khoa. Bác sĩ y khoa vào QĐ. Trong KCCP, giữ các chức vụ từ trường ban quân y trung đoàn đến viện trường bệnh viện liên khu và trưởng phòng quân y Liên khu 5. Tháng 9.1954 trưởng phòng quân y Sư đoàn 305. Tháng 2.1956-57 chủ nhiệm khoa nội, viện phó Viện quân y 108. Tháng 7.1964 cục phó Cục quân y. 1965-69 chủ nhiệm Quân y B3 (Mặt trận Tây Nguyên). 5.1969-79 cục trưởng Cục quân y TCHC. 11.1979 chuyên viên quân y, ủy viên Hội đồng y học QS BQP. Huân chương: Quân công hạng nhất...



        VÒNG, VƯỢT QUA KHU NHIỄM, hành động của bộ đội khi phải qua khu nhiễm. Để thực hiện V,VQKN, phân đội trinh sát hóa học - phóng xạ phải tìm đường vòng tránh hoặc đường đi qua khu vực có mức nhiễm thấp, nhưng phải bảo đảm được tốc độ cơ động và yêu cầu chiến đấu. Trường hợp cần thiết, phải tiêu tẩy mở đường trước khi cho bộ đội và phương tiện vượt qua. Có thể dùng các phương tiện có thiết bị phòng hóa (xe tăng, xe thiết giáp, máy bay trực thăng...) chở bộ đội vượt qua.

        VÕNG, quân trang chiến đấu dạng băng dài tấm liền (bằng vải bạt, vinilon hoặc sợi đan), hai đầu có dây buộc mắc lên cao, ở giữa chùng xuống, dùng để ngủ, nghỉ khi trú quân trong điều kiện hành quân chiến đấu, huấn luyện dã ngoại. Cũng có thể sử dụng làm cáng tải thương hoặc làm chăn đắp (loại tấm liền). Loại V tấm liền có hai cỡ: V một và V đôi. Khi mắc V phải quan sát phía trên và dưới, tránh mắc ở những cây dễ gẫy để đảm bảo an toàn. Khi buộc dây V không thắt nút mà chỉ buộc giắt để tháo dỡ được nhanh chóng, về mùa mưa nên có thêm cọc phụ để tránh nước mưa chảy theo dây vào V.

        VỐN CỦA DOANH NGHIỆP QUỐC PHÒNG, giá trị biểu hiện bằng tiền của toàn bộ tài sản (cố định và lưu 'động) thuộc quyền quản lí và sử dụng của doanh nghiệp quốc phòng nhằm thực hiện nhiệm vụ sản xuất hoặc sửa chữa vũ khí, trang bị, vật dụng QS và tham gia sản xuất, kinh doanh các mật hàng kinh tế. Được chia ra thành vốn cố định và vốn lưu động. Vốn cố định là giá trị biểu hiện bằng tiền của tài sản cố định, gồm: tài sản cố định hữu hình; tài sản cố định vô hình; các khoản đầu tư dài hạn. Vốn lưu động là giá trị biểu hiện bằng tiền của tài sản lưu động, gồm: vốn bằng tiền, chứng khoán ngắn hạn; vốn trong thanh toán; vốn dự trữ trong sản xuất kinh doanh. VCDNQP gồm: vốn được nhà nước (BQP) đầu tư lẩn đầu khi thành lập doanh nghiệp và cấp bổ sung trong quá trình hoạt động để thực hiện nhiệm vụ quốc phòng; vốn doanh nghiệp huy động từ các nguồn vay ngân hàng, liên doanh, chiếm dụng... cho nhu cầu sản xuất, kinh doanh; vốn doanh nghiệp tự bổ sung từ kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh. Doanh nghiệp quốc phòng sử dụng, quản lí, bảo toàn và phát triển các loại vốn theo chế độ quản lí tài chính đối với doanh nghiệp hoạt động công ích.

        VÔNGA, sông ở phần châu Âu nước Nga. Dài 3.690km (dài nhất châu Âu), bắt nguồn từ cao nguyên Vanđai, tây bắc Maxcơva 320km, đổ ra biển Caxpi. Diện tích lưu vực 1.360.000km2, diện tích cháu thổ 19.000km2. Ở trung lưu lòng sông rộng 600-2.100m, sâu tới 12m, lưu lượng nước trung bình 8.060m3/s. Có gần 200 sông nhánh, lớn nhất là Ôca và Cama. Thường có lũ về mùa xuân do băng tan và lụt vào mùa thu do mưa. Nước sông bắt đầu đóng băng vào tháng 11 và băng tan vào tháng 4. Được nối liền với biển Bantich, Biển Đen, Adôp, Biển Trắng, Sông Đông và đến tận Maxcơva bởi nhiều kênh đào, tạo thành một hệ thống đường thủy rất thuận lợi sâu trong đất liền. Nhiều nhà máy thủy điện lớn. Các thành phố lớn bên V: Calinin, Goocki, Cadan, Vôngagrat.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #32 vào lúc: 13 Tháng Tám, 2019, 04:34:10 am »


        VÔRÔSILÔP (1881-1969), nhà hoạt động đảng, nhà nước và QĐ LX. nguyên soái LX (1935), người tham gia tổ chức và lãnh đạo QĐ Xô viết, hai lần Ah LX (1956 và 1968), Ah lao động XHCN (1960), Ah nội chiến. Đv ĐCS LX (1903). Năm 1905- 07 lãnh đạo phong trào công nhân, tham gia CM XHCN tháng Mười (1917), chính ủy Pêtrôgrat (11.1917). Năm 1918- 21 chỉ huy bảo vệ Khaccôp và Xarixưn; phòng thủ Êcatêrinôxlap (nay là Đneprôpêtrôpxcơ) và Kiep; tham gia tổ chức và lãnh đạo Tập đoàn quân kị binh số 1. Năm 1921-24 tư lệnh quân khu: bắc Capca, Maxcơva; ủy viên Hội đồng QS - CM LX (1924). Năm 1925-40 dân ủy QS và hải quân kiêm chủ tịch Hội đồng QS - CM LX; dân ủy quốc phòng LX. Trong chiến tranh giữ nước (1941-45), ủy viên ủy ban quốc phòng và Đại bản doanh Bộ tổng tư lệnh tối cao, kiêm tư lệnh phương diện quân (1941); tổng chỉ huy phong trào du kích (1942); tổ chức hiệp đồng phá vây Lêningrat (1943); tham gia đặt kế hoạch giải phóng Crưm và các cuộc họp LX, Mĩ và Anh ở Maxcơva (1941), ở Têhêran (1943). Năm 1945-47 chủ tịch ủy ban kiểm tra của Đồng minh tại Hunggari. 1946-53 phó chủ tịch HĐBT LX. 1953-60 chủ tịch Đoàn chủ tịch Xổ viết tối cao LX ủy viên UBTƯ ĐCS LX (1921-61 và 1966), ủy viên BCT (1926-60). Huân chương: 8 huân chương Lênin, 6 Cờ đỏ, Xuyôrôp hạng nhất...

        VU HỒI, thủ đoạn tác chiến được thực hiện bằng cách cơ động lực lượng vào bên sườn, phía sau đội hình địch, phối hợp với lực lượng tiến công chính diện và các lực lượng khác thực hiện bao vây, đánh chiếm những mục tiêu quan trọng của đối phương. Có thể tiến hành VH trước hoặc đồng thời khi bắt đầu tiến công. Khi quyết định VH người chỉ huy phải xác định: lực lượng và nhiệm vụ VH, đường (hướng) VH, thời gian tiến đến và đánh chiếm mục tiêu đã định, nội dung hiệp đồng với các lực lượng có liên quan, chi viện, chỉ huy và bảo đảm. Lực lượng VH phải dược tổ chức và trang bị thích hợp để bảo đảm khả năng cơ động và tác chiến độc lập. Có VH chiến lược, VH chiến dịch, VH chiến thuật: VH đường bộ. VH đường thủy, VH đường không (cg vu hồi thắng đứng).

        VŨ CHÍ ĐẠO (Nguyễn Hữu Chính; S. 1924), chính ủy đầu tiên Binh chủng đặc công. Quê xã Hương Ngải, h. Thạch Thất, t. Hà Tây; tham gia CM 1944, nhập ngũ 1947, thiếu tướng (1984); đv ĐCS VN (1947). Trước CM tháng Tám tham gia thanh niên cứu quốc ở Trường Bưởi (Hà Nội). 1947 giữ các chức vụ: trưởng tiểu ban tuyên huấn trung đoàn; trưởng ban tuyên huấn Phòng chính trị BTTM; chính trị viên tiểu đoàn. 8.1953 chủ nhiệm chính trị Trung đoàn 209, Đại đoàn 312. Tháng 1.1954 cán bộ Cục địch vận TCCT. 9.1954 quyền chính ủy rồi chính ủy Trung đoàn 34, Đại đoàn pháo binh 349. Tháng 5.1955 trưởng phòng nghiên cứu Cục địch vận. 11.1961 trưởng phòng nghiên cứu học thuật rồi chủ nhiệm Khoa công tác chính trị, Hệ chính trị Học viện quân chính. 3.1965- 66 phó chính ủy, bí thư đảng ủy Sư đoàn 341 Quân khu 4. Năm 1967-77 chính ủy Binh chủng đặc công. Tháng 3.1977 hiệu phó Trường sĩ quan chính trị. 2.1978 phó giám đốc Học viện chính trị. 3.1979 phó chính ủy kiêm chủ nhiệm chính trị Quân khu 3. Năm 1981-87 cục phó Cục khoa học QS. Huân chương: Độc lập hạng nhì, Quân công (hạng nhất, hạng ba), Chiến công hạng ba, Chiến thắng hạng nhì, Kháng chiến hạng nhất...



        VŨ HÁN, thành phố. thủ phủ t. Hồ Bắc (TQ). Nằm trên ngã ba sông Hán Thủy và sông Trường Giang, do ba thành phố cũ Vũ Xương, Hán Khẩu và Hán Dương hợp thành. Dt 8.467km2 (nội thành 2.700km2); ds 7,16 triệu người (2003, nội thành 4,86 triệu). Công nghiệp: luyện kim, chế tạo máy, hóa chất, dệt, thực phẩm. Trường đại học tổng hợp. VH là trung tâm kinh tế lớn của TQ, đầu mối giao thông quan trọng, cảng sông Trường Giang. Được hình thành từ thời Tam Quốc (220-80). Có nhiều danh lam thắng cảnh: Đà Sơn, Đông Hồ, núi Rùa Hán Sơn, lầu Hoàng Hạc, công viên Trung Sơn.

        VŨ HIỂN (Phùng Văn Liễn; S. 1914), đại đoàn trường đầu tiên Đại đoàn 351. Quê tx Sơn Tây, t. Hà Tây; nhập ngũ 5.1945, đại tá (1958); đv ĐCS VN (1946). Tháng 5.1945-46 đội trưởng Đội võ trang tuyên truyền giải phóng quân, nhân viên Ban tác chiến BTTM, tham mưu trưởng Khu 3. Năm 1947-48 tham mưu trưởng Khu 10 rồi phó liên khu trưởng Liên khu 10. Tháng 8.1948 quyền phó tổng tham mưu trưởng kiêm cục trưởng Cục tác chiến BTTM. 1949-50 phó tư lệnh: Liên khu 3, Sư đoàn 320. Năm 1951-53 đại đoàn trường Đại đoàn 351. Tháng 8.1956 cục phó Cục văn hóa  TCCT. 7.1959 chuyển ngành ra Bộ thủy lợi. Huân chương: Chiến thắng hạng nhất, Kháng chiến hạng nhất.


Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #33 vào lúc: 13 Tháng Tám, 2019, 04:35:05 am »


        VŨ KHÍ, phương tiện kĩ thuật hoặc tổ hợp các phương tiện kĩ thuật dùng tiêu diệt đối phương trong đấu tranh vũ trang. Thường gồm: phần trực tiếp diệt mục tiêu (gươm, giáo, tên, bom, đạn...), phương tiện đưa chúng tới mục tiêu (cung, nỏ. súng, pháo, tên lửa...). Những VK phức tạp hơn còn có khí tài, thiết bị bổ trợ, bảo đảm, điều khiển và dẫn đường. Đối với VK hiện đại. ba phân trên được kết hợp chặt chẽ với nhau trong một hệ thống gọi là tổ hợp trang bị vũ khí. Theo mức độ sát thương, có: VK thông thường, VK hủy diệt lớn; theo đối tượng trang bị, có: VK hàng không, VK hải quân, VK pháo binh. VK bộ binh...; theo quy mô nhiệm vụ phải giải quyết, có: VK chiến lược, VK chiến dịch - chiến thuật, VK chiến thuật; theo công dụng, có : VK phòng không, VK chống tăng. VK chống ngầm...; theo số người sử dụng, có: VK cá nhân, VK tập thể; theo nguồn năng lượng và dạng tác động, có; VK lạnh, hỏa khí, VK hạt nhân, VK hóa học, VK sinh học...; theo khả năng cơ động, có: VK cố định, VK tự hành, VK xe kéo, VK mang vác...; theo mức độ tự động hóa quá trình bắn, có: VK tự động, VK bán tự động, VK không tự động... Mỗi loại VK xuất hiện đều dẫn đến những thay đổi trong NTQS. Thời cổ có vũ khí lạnh. Sau đó xuất hiện hỏa khí (ở TQ tk 10, ở Arập tk 12, ở châu Âu tk 14). Pháo có nòng bằng gang và đồng có từ tk 15-16. Hỏa khí có rãnh nòng xuất hiện từ tk 16 và phát triển mạnh mẽ vào tk 19. Giữa tk 19 xuất hiện thủy lôi, ngư lôi, mìn. Trong CTTG-I xuất hiện bom hàng không, bom chìm, súng phun lửa và vũ khí hóa học. VK tên lửa xuất hiện vào những năm 30 của tk 20. Trong CTTG-II xuất hiện pháo tự hành, pháo phản lực và tên lửa có điều khiển. Từ 1945 xuất hiện vũ khí hạt nhân, vũ khí sinh học, sau đó là vũ khí tên lửa hạt nhân. Trong những năm 80 của tk 20 xuất hiện các loại vũ khí công nghệ cao. Những thành tựu của cuộc CM trong khoa học và công nghệ hiện nay đã tạo ra khả năng chế tạo nhiều loại VK mới, có chất lượng cao như VK hủy diệt lớn. VK dựa trên các nguyên lí vật lí mới, VK công nghệ cao... Thời gian xuất hiện một thế hộ VK mới hiện nay là từ 7 đến 10 năm.

        VŨ KHÍ CÁ NHÂN, vũ khí trang bị cho từng người mang theo và sử dụng trong chiến đấu. Thuộc VKCN có: một số vũ khí lạnh (kiếm, thương, đao...), một số hỏa khí (súng ngắn, súng trường, tiểu liên, súng phóng lựu, lựu đạn)...

        VŨ KHÍ CHÍNH XÁC CAO, vũ khí công nghệ cao có khả năng diệt mục tiêu bằng phát bắn (phóng) đầu tiên với xác suất trúng đích trực tiếp gần bằng 1 (sai số vòng tròn tản mát nhỏ hơn một nửa bán kính sát thương của đạn). Thường là loại vũ khí được dẫn chính xác. Hệ thống dẫn dựa trên nguyên lí: lade, hồng ngoại, vô tuyến thụ động và chủ động. VKCXC gồm: các loại tên lửa, bom, đạn, ngư lôi... Có đặc tính: độ chính xác cao, hiệu quả tiêu diệt mục tiêu lớn hơn từ hàng chục đến hàng trăm lần so với vũ khí thông thường. Các loại VKCXC đã được sử dụng trong chiến tranh VN: bom dẫn bằng vô tuyến truyền hình Oalai (Walleye), bom dẫn bằng lade GBU-10, GBU-12 (Mĩ); tên lửa SA-2 (Nga), Xaiuynđơ (Mĩ)... Trong chiến tranh Vùng Vịnh (1991), Nam Tư (1999), Mĩ và liên quân NATO đã sử dụng hơn 20 loại VKCXC (bom lade, tên lửa Tômahôc, Patriôt, HARM...). Từ thập kỉ 80, 90 tk 20, VKCXC phát triển mạnh, ảnh hưởng lớn tới nghệ thuật QS và tính chất của chiến tranh. Các chuyên gia QS coi VKCXC là vũ khí chủ yếu trong chiến tranh tương lai.

        VŨ KHÍ CHỐNG TĂNG, vũ khí chủ yếu để diệt xe tăng và mục tiêu bọc giáp khác; cũng có thể dùng để diệt sinh lực và phương tiện hỏa lực của đối phương. VKCT có nhiều loại: ở cự li gần, có: mìn chống tăng, lựu đạn chống tăng, súng phóng lựu chống tăng, súng chống tăng...; ở cự li xa, có: pháo (nòng dài. không giật) chống tăng, tên lửa chống tăng... Tầm bắn hiệu quả của VKCT hiện đại khoảng: 800m đối với súng phóng lựu chống tăng, 1.500m đối với pháo không giật, 2.000m đối với pháo nòng dài chống tăng, 6.000m đối với tên lửa chống tăng; ở cự li xa hơn nữa, có: pháo lựu hoặc pháo phản lực bắn loạt dùng đạn catxet chống tăng, bom chống tăng, tên lửa hàng không chống tăng... Tính năng quan trọng nhất là độ xuyên giáp. Để nâng cao độ xuyên giáp thường dùng đạn xuyên dưới cỡ và đạn lõm. Độ xuyên giáp (theo phương pháp tuyến) của đạn xuyên dưới cỡ đến 350mm ở cự li 500m, 200mm ở cự li 1.000m; của đạn lõm đến 400mm; của tên lửa chống tăng đến 500mm và lớn hơn. VKCT xuất hiện cùng với sự ra đời của xe tăng (đầu tk 20). Xu hướng chung về phát triển VKCT hiện nay là: nâng cao độ xuyên giáp, tầm bắn, độ chính xác, tốc độ bắn, tính cơ động và giảm cỡ, khối lượng của chúng. Những VKCT đã được dùng ở VN: bom ba càng, badôca, SKZ, ĐKZ (trong KCCP) và mìn chống tăng, B-40, B-41, B72... (trong KCCM).
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #34 vào lúc: 13 Tháng Tám, 2019, 04:36:08 am »


        VŨ KHÍ CHỐNG TÊN LỬA, vũ khí dùng để diệt các loại tên lửa ngay trên quỹ đạo bay của chúng. Gồm: vũ khí tên lửa chống tên lửa (trang bị đầu đạn nổ mảnh hoặc hạt nhân), vũ khí chùm tia, vũ khí chùm hạt, tổ hợp pháo phòng không, tổ hợp pháo tự động đa năng trên tàu chiến... Trong chiến tranh Vùng Vịnh (1991) Mĩ đã sử dụng phổ biến tên lửa Patriot để chống tên lửa Scut của Irắc.

        VŨ KHÍ CHỐNG VỆ TINH, vũ khí vũ trụ để diệt vệ tinh nhân tạo của đối phương. Gồm: tên lửa, vũ khí lade, vệ tinh diệt vệ tinh... Đang được nghiên cứu chế tạo ở Mĩ, Nga... Tổ hợp VKCVT của Mĩ ASAT (viết tắt của Anti-Satellite) diệt vệ tinh nhân tạo ở độ cao tới 1 .000km, gồm: máy bay mang (loại tiêm kích F-15), tên lửa hai tầng nhiên liệu rắn (khối lượng khoảng 1.200kg) mang đầu đạn tự dẫn tìm diệt vệ tinh. Đang nghiên cứu phóng tên lửa từ máy bay ở độ cao 15-19km. Để diệt vệ tinh còn sử dụng tên lửa loại lớn phóng từ mặt đất làm vật mang tên lửa đánh chặn với các phương tiện hủy diệt khác nhau đặt trong khoang. Cũng đang nghiên cứu VKCVT đạt trong vũ trụ dưới dạng các trạm vũ trụ được trang bị lade hóa học và những vũ khí khác. Việc phóng thành công các tàu con thoi cho phép không chi đặt VKCVT lên đó, mà còn tạo ra khả năng “bắt sống” hoặc làm vô hiệu hóa vệ tinh của đối phương dễ dàng hơn.

        VŨ KHÍ CHÙM HẠT, vũ khí siêu dẫn dựa trên nguyên tắc sử dụng các hạt năng lượng cao (hạt tích điện như electrôn, prôton hay nguyên tử trung hòa...), được gia tốc đến năng lượng 0,5-1 tỉ eV. Chùm hạt được phát ra, hội tụ và hướng tới mục tiêu thành chùm liên tục hoặc chùm xung mạnh, có tác dụng gây hỏng thiết bị điện tử của mục tiêu và gây nổ lượng nổ của đạn dược. Hiệu quả VKCH tương tự như vũ khi lade, nhưng có thể tác động trong mọi điều kiện thời tiết và độ tin cậy tiêu diệt mục tiêu cao hơn vũ khí lade. VKCH có thể ứng dụng trong các tổ hợp chống tên lửa chiến lược và tên lửa vũ trụ (bán kính hoạt động của thiết bị đến vài nghìn kilômét); chống tên lửa phòng không, tên lửa mặt đất và trên tàu (bán kính hoạt động thiết bị 5-10km); thiết bị để bảo vệ máy bay ném bom chiến lược khỏi máy bay tiêm kích và tên lửa (bán kính hoạt động l-5km). VKCH được sử dụng trước hết là trong khoảng không vũ trụ. Ưu điểm nổi bật: năng lượng ít bị suy giảm và được truyền đi với tốc độ gần bằng tốc độ ánh sáng (3.108m/s), có thể tiêu diệt mục tiêu trong vũ trụ ở cự li hàng nghìn kilômét. VKCH được dự định triển khai trong chương trình SDI của Mĩ.

        VŨ KHÍ CHÙM TIA X. vũ KHÍ LADE

        VŨ KHÍ CÓ ĐIỀU KHIỂN, vũ khí có thiết bị (hệ thống thiết bị) cho phép thay đổi quỹ đạo chuyển động của phương tiện mang phần tử hủy diệt, hoặc thay đổi thời điểm tác động nhầm tăng xác suất trúng đích và hiệu quả diệt mục tiêu. Theo loại vũ khí, có: tên lửa có điều khiển, bom có điều khiển, đạn pháo có điều khiển, mìn có điều khiển...; theo mục đích điểu khiển, có: VKCĐK đường bay (quỹ đạo chuyển động), VKCĐK thời điểm tác động (nổ, phóng, chuyển trạng thái...); theo phương thức điều khiển, có: VKCĐK chủ động, VKCĐK bán chủ động, VKCĐK thụ động; theo nguyên lí điểu khiển, có: VKCĐK từ xa, VKCĐK tự lập (theo chương trình), VKCĐK tự dẫn, VKCĐK kết hợp; theo phương tiện truyền thông tin điều khiển, có: VKCĐK bằng dây (cáp điện, cáp quang), VKCĐK bằng vô tuyến điện, VKCĐK bằng quang học (hồng ngoại, lade...). VKCĐK đàm bảo độ chính xác cao, hiệu quả diệt mục tiêu lớn. VKCĐK xuất hiện lần đầu tiên trong CTTG-II (x. bom bay), phát triển mạnh trong những năm 80 tk 20, đóng vai trò rất quan trọng trong chiến tranh tương lai.

        VŨ KHÍ CÓ NÒNG, vũ khí mà việc đẩy đạn đi (bay ổn định với sơ tốc và hướng ban đầu xác định) được thực hiện ở trong nòng nhờ năng lượng sinh ra khi thuốc phóng cháy hoặc nguồn năng lượng khác bên ngoài viên đạn. Những dạng chính: súng, pháo. Theo kết cấu lòng nòng, có: vũ khí nòng trơn (gồm phần lớn cối, súng phóng lựu, một số pháo trên tăng, pháo chống tăng...) và vũ khí rãnh xoắn (gồm hầu hết các loại súng, pháo). Trong VK nòng trơn, đạn chỉ được truyền cho sơ tốc và định hướng ở trong nòng, còn sự ổn định của đạn khi bay trong không khí là nhờ kết cấu có cánh đuôi của đạn. Trong vũ khí rãnh xoắn, đạn còn được tạo thêm chuyển động quay ở trong nòng để bảo đảm ổn định khi bay trong không khí. Một số VKCN có thể bắn đạn phản lực tích cực để tăng tầm bắn.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #35 vào lúc: 13 Tháng Tám, 2019, 04:37:29 am »


        VŨ KHÍ CỒNG NGHỆ CAO, vũ khí được nghiên cứu, thiết kế, chế tạo dựa trên những thành tựu của cuộc CM khoa học và công nghệ hiện đại, có sự nhảy vọt về chất lượng và tính năng chiến - kĩ thuật. VKCNC gồm các loại: vũ khí hủy diệt lớn (như hạt nhân, hóa học, sinh học, sinh thái...); vũ khí được chế tạo dựa trên những nguyên lí kĩ thuật mới (vũ khí năng lượng định hướng, vũ khí chùm tia hay vũ khí lade, vũ khí chùm hạt, pháo điện từ, vũ khí mềm... còn đang trong giai đoạn nghiên cứu, thử nghiệm, chưa đưa vào trang bị rộng rãi); vũ khí được chế tạo dựa trên cơ sở vũ khí thông thường, ứng dụng những thành tựu mới nhất của khoa học và công nghệ trong các lĩnh vực vi điện tử, vi xử lí, tin học, vật liệu mới, lade, hồng ngoại, năng lượng mới, sinh học, tự động hóa... VKCNC có đặc tính: độ chính xác cao (nên cg vũ khí chính xác cao), uy lực lớn, tầm hoạt động xa, có thể hoạt động trong những điều kiện nhiễu, thời tiết phức tạp, ngày, đêm và đạt hiệu quả cao hơn từ hàng chục tới hàng trăm lần so với vũ khí thông thường. Một số loại VKCNC được gọi là thông minh hay tinh khôn còn có khả năng nhận biết địa hình, nhớ được tọa độ và đặc điểm của mục tiêu, tự động tìm, chọn và diệt mục tiêu, có khả năng linh hoạt thay đổi phương án đánh... VKCNC xuất hiện từ CTTG-II, tới thập kì 80, 90 tk 20 mới phát triển mạnh mẽ với quy mô lớn và đạt kết quả cao; có ảnh hưởng rất lớn đến nghệ thuật QS, tính chất của chiến nanh và nhiều lĩnh vực khác. Một số VKCNC đã được dùng trong chiến tranh VN (1972), chiến tranh Vùng Vịnh (1991), chiến tranh Nam Tư (1999), chiến tranh Apganixtan (2001). Các chuyên gia QS phương Tây coi VKCNC là loại vũ khí chủ yếu trong chiến tranh tương lai. Cg vũ khí kĩ thuật cao.

        VŨ KHÍ CỘNG ĐỒNG nh VŨ KHÍ TẬP THỂ

        VŨ KHÍ ĐIỆN TỪ, loại vũ khí sử dụng năng lượng điện từ công suất cao (dạng sóng hoặc dạng xung) tạo ra sự đột biến trường điện từ và điện áp phá hủy các linh kiện, thiết bị điện và điện tử... VKĐT được dùng ở nhiều dạng khác nhau như: vũ khí lade, vũ khí viba, vũ khí gây choáng, vũ khí xung điện từ, vũ khí ánh sáng... VKĐT đang ở trong giai đoạn nghiên cứu và thử nghiệm, chưa được sử dụng rộng rãi.

        VŨ KHÍ GIEN, vũ khí hủy diệt lớn (đang trong giai đoạn nghiên cứu) sử dụng kĩ thuật làm biến đổi cấu trúc gien để sát thương, gây bệnh hoặc làm mất khả năng miền dịch của binh lính đối phương. VKG làm thay đổi cấu trúc gien bằng cách sắp xếp lại ADN, cấy các gien kháng thuốc hoặc gây bệnh vào các vi sinh vật, nuôi dưỡng và lan truyền chúng ra môi trường để thâm nhập vào tổ chức gien của con người, hoặc có thể bằng các phương pháp đặc biệt. Sau đó sử dụng công nghệ di truyền các sai dị tổ chức gien làm mất khả năng sinh sản, diệt vong một nòi giống, một dân tộc. Ưu điểm VKG: dễ chế tạo, giá thành thấp nhưng hiệu quả hủy diệt cao; phương pháp sử dụng đơn giàn và da dạng (có thể dùng tên lửa, pháo, máy bay,... để phun rải, bắn, phóng); bí mật, khó bị phát hiện và ít có khả năng phòng trị. Trong tương lai VKG là một phương tiện diệt chủng rất nguy hiểm. Cg vũ khí di truyền.

        VŨ KHÍ GIẾT NGƯỜI HÀNG LOẠT nh vũ KHÍ HỦY DIỆT LỚN

        VŨ KHÍ HẠ ÂM, vũ khí phi sát thương sử dụng bức xạ định hướng công suất lớn cua sóng âm ở tần số thấp (<16Hz) để diệt mục tiêu. Đối với con người, VKHÂ tác động mạnh đến hệ thần kinh trung ương, các cơ quan tiêu hóa của đối phương, dẫn đến mệt mỏi toàn thân, gây trạng thái căng thẳng, mất tự chủ và giảm trí nhớ. Đối với vũ khí, trang bị kĩ thuật, năng lượng sóng âm tần số cực thấp có thể xuyên qua nhiều vật liệu khác nhau, phá hủy hệ thống điều khiển vũ khí, phương tiện tác chiến điện tử, thông tin liên lạc... Là loại vũ khí mới đang được nghiên cứu, thử nghiệm.

        VŨ KHÍ HÀNG KHÔNG, gọi tắt trang bị vũ khí hàng không, gồm vũ khí và hệ thống bảo đảm sử dụng chúng. VKHK được phân theo trang bị thành các loại: trang bị tên lửa hàng không, trang bị bom hàng không, trang bị súng -  pháo hàng không, trang bị thủy - ngư lôi hàng không, trang bị đặc biệt. Trang bị tên lửa hàng không, gồm: tên lửa hàng không, đạn phản lực không điều khiển (rồckét), bệ (ống. thùng) phóng, khí tài ngầm và điều khiển... Trang bị bom hàng không, gồm: bom hàng không, các khoang chứa, giá treo, máy ngắm và phương tiện ném bom. Trên các khí cụ bay hiện đại máy ngắm nằm trong thành phần của hệ thống ngắm bắn và dẫn đường. Trang bị súng - pháo hàng không, gồm: pháo, súng máy, các giá bệ của chúng, đạn, hệ thống điều khiển hỏa lực... Pháo hàng không có cỡ 20-45mm, tốc độ bán 300 phát/phút trở lên, sơ tốc 700-1.100m/s, khối lượng 20-140kg, tầm bắn hiệu quả 2.000m. Súng máy hàng khổng có cỡ 7,62-14,5mm, tốc độ bán 600-3.000 phát/phút (1 nòng), khối lượng 8-25kg, tầm bắn hiệu quả 500-1.200m. Trên máy bay trực thăng chi viện hỏa lực có thể lắp súng phóng lựu. Trang bị thủy - ngư lôi hàng không, gồm ngư lôi, thủy lôi, mìn hàng không (chống tăng, chống bộ binh), thiết bị treo và ném, khí tài điều khiển; là thành phần hợp thành của hệ thống rải mìn hàng không. Trang bị đặc biệt, gồm phương tiện sát thương bằng hạt nhân, hóa học, sinh học,... và hệ thống đảm bảo sử dụng chúng. Tập hợp tất cả trang bị vũ khí của một khí cụ bay cụ thể được gọi là tổ hợp vũ khí hàng không.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #36 vào lúc: 13 Tháng Tám, 2019, 04:38:27 am »


        VŨ KHÍ HẠT NHÂN, vũ khí hủy diệt lớn mà việc tiêu diệt mục tiêu dựa trên việc sử dụng năng lượng được giải phóng trong các phản ứng phân chia hạt nhân và phân ứng tổng hợp hạt nhân không điều khiển. Có uy lực hơn hẳn vũ khí thông thường. Các nhân tố sát thương chủ yếu: sóng xung kích, bức xạ quang, bức xạ xuyên, chất phóng xạ và xung điện từ. VKHN gồm đạn dược hạt nhân, phương tiện đưa chúng tới mục tiêu và phương tiện điều khiển. VKHN được phân loại theo: dạng đạn dược hạt nhân (bom, mìn, tên lửa, thủy lỏi, đạn pháo...); quy mò sử dụng (chiến thuật, chiến dịch, chiến lược); đương lượngTNT(công suất rất nhỏ, nhỏ, vừa. lớn, cực lớn); kiểu lượng nổ (nguyên tử, khinh khí, nơtrôn); giai đoạn phản ứng (một pha, hai pha, nhiều pha); tiến bộ kĩ thuật hạt nhân (thế hệ 1,2, 3). VKHN được nghiên cứu phát triển từ trước CTTG-II ở nhiều nước (LX, Đức, Mĩ) nhưng chưa đạt được kết quả. Giữa 1945 các nhà bác học Mĩ đứng đầu là Ôpengâymơ chế tạo được 3 mẫu bom nguyên tử. 16.6.1945 tại bang Niu Mêhicô quả bom nguyên tử đầu tiên được thử thành công. 6 và 9.8.1945 Mĩ đã ném hai quả bom nguyên tử xuống Hirõsima và Nagaxaki (Nhật), hủy diệt hai thành phố này. Ở LX, 8.1949 quả bom nguyên tử đầu tiên được thử thành công, 1953 thử quả bom khinh khí đầu tiên. Nhàn dân toàn thế giới (trong đó có VN) đang đấu tranh cấm sản xuất, tàng trữ, sử dụng VKHN và tiến tới thủ tiêu kho VKHN hiện có trên thế giới.

        VŨ KHÍ HẠT NHÂN CHIẾN LƯỢC, vũ khí hạt nhân có đương lượng nổ hạt nhân trên l00kt, dùng để tiêu diệt các mục tiêu lớn và quan trọng trong chiều sâu chiến lược của đối phương. Bao gồm: tên lửa chiến lược, tên lửa đường đạn, tên lửa hành trình, tên lửa chống tên lửa, các phương tiện đưa vũ khí hạt nhân tới mục tiêu (máy bay chiến lược, tàu nổi, tàu ngẩm tấn công và phòng thủ), các hệ thống khí cụ bay vũ trụ tấn công và phòng thủ mang vũ khí hạt nhân, các phương tiện điều khiển. Hiện nay chỉ có QĐ: Mĩ, Nga, Anh, Pháp, TQ được trang bị VKHNCL.

        VŨ KHÍ HẠT NHÂN CHIẾN THUẬT, vũ khí hạt nhân dùng để tiêu diệt các mục tiêu nằm trong chiều sâu chiến thuật, chiến dịch của đối phương. Gồm các loại bom, đạn pháo, mìn hạt nhân, tên lửa đất đối đất, không đối đất, tên lửa  ngư lôi,... mang đầu đạn hạt nhân. Bom hạt nhân chiến thuật được Mĩ nghiên cứu phát triển từ sau CTTG-II. Năm 1952 chế tạo đạn hạt nhân dùng cho pháo nòng dài 280mm. Từ 1954 bắt đầu trang bị tên lửa đường đạn hạt nhân chiến thuật. Đầu những năm 1960 chế tạo hàng loạt các loại đầu đạn hạt nhân kiểu mới. Đến 1970 nghiên cứu chế tạo các loại dầu đạn hạt nhân có đương lượng nổ điều chỉnh được, thay thế cho đầu đạn tên lửa đương đạn và bom hạt nhân có đương lượng nổ cố định. Từ 1980 phát triển theo hướng hiện đại hóa, nàng cao tầm bắn, độ chính xác, khả năng cơ động và phân tán phương tiện bắn phóng; nghiên cứu chế tạo các loại VKHNCT có tính năng đặc thù, các yếu tố sát thương mới, chế tạo đạn nơtrôn, đạn hạt nhân giảm bức xạ dư,... có tầm bắn (phóng) từ hàng chục đến hàng trăm kilômét, đương lượng nổ từ vài kilôtôn đến vài chục kilôtôn, cá biệt có thể đến vài mêgatôn hoặc nhỏ đến 0,1 kt (đạn pháo 155mm hoặc mìn hạt nhân đặc chủng). Trong QĐ Mĩ và khối NATO, VKHNCT được trang bị cho cả lục quân, không quân và hải quân.

        VŨ KHÍ HÓA HỌC, vũ khí hủy diệt lớn dựa trên độc tính cao và tác động nhanh của chất độc quân sự. Thành phần chính gồm: chất độc QS và các phương tiện sử dụng chúng (gồm: đạn dược hóa học và phương tiện đưa chúng tới mục tiêu; thiết bị phun, rải chất độc). VKHH có phạm vi tác động lớn cả về tính chất, mức độ sát thương lẫn không gian, thời gian tác động (gây nhiễm từ vài phút tới vài ngày hoặc tuần); hiệu quả sát thương cao, khó phát hiện kịp thời, gây khó khăn phức tạp cho việc phòng chống và khắc phục hậu quả; gây thiệt hại lớn cho môi trường sinh thái và hậu quả xấu cho các thế hệ sau. VKHH lần đầu tiên được quân Đức sử dụng 22.4.1915 để chống quân Anh - Pháp. Nghị định thư Giơnevơ 1925 cấm sử dụng VKHH; 1935-36 Italia vẫn dùng VKHH trong chiến tranh chống Êtiôpia; trong chiến tranh xâm lược VN, Mĩ sử dụng rộng rãi VKHH (vd: chất độc da cam, CS...) gây hậu quả nghiêm trọng và lâu dài. 13.1.1993 tại Pari, 127 nước (trong đó có VN) đã kí công ước cấm vũ khí hóa học (gồm 24 điều cấm sử dụng, sản xuất, tàng trữ, vận chuyển VKHH và quy định các nước phải tiêu hủy VKHH hiện có trong thời hạn 10-15 năm).

        VŨ KHÍ HÓA HỌC HAI THÀNH PHẦN, vũ khí hóa học trong đó tác nhân hóa học gồm hai thành phần không hoặc ít độc, được chứa trong phương tiện mang (đạn pháo, bom...) thành hai khoang riêng biệt, phân cách nhau bởi một màng ngăn. Trong quá trình đầu đạn (bom) chuyển động đến mục tiêu, màng ngăn bị phá vỡ dưới tác dụng của áp suất lớn, các hóa chất hòa trộn và hóa hợp với nhau tạo thành chất mới có độc tính cao. Ưu điểm của VKHHHTP là: an toàn, dễ sản xuất, bảo quản, vận chuyển và sử dụng, nhưng hiệu quả sát thương chỉ bằng 70-80% so với vũ khí hóa học một thành phần và không sử dụng được đối với những mục tiêu gần, khi thời gian bay của đầu đạn tới mục tiêu không vượt quá 10- 15s. Chương trình VKHHHTP đầu tiên do chuyên gia hóa học QS Mĩ Uynxơn Grin khởi xướng 1949. Hiện nay, VKHHHTP có trong trang bị chính thức của QĐ Mĩ (đạn pháo M678-GB-2 và bom VX-2 (Bich-ai), Anh, Pháp, Nga.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #37 vào lúc: 13 Tháng Tám, 2019, 04:39:56 am »


        VŨ KHÍ HÓA - SINH, vũ khí hủy diệt lớn gây sát thương trên cơ sở tác dụng của chất độc hóa - sinh (độc tố) lên cơ thể người. VKH-S bao gồm: chất độc hóa - sinh, phương tiện mang và đưa đến mục tiêu. Cg vũ khí hóa học thế hệ ba hay vũ khí độc tố mới.

        VŨ KHÍ HUẤN LUYỆN, vũ khí chế tạo riêng hoặc vũ khí đã xuống cấp không sử dụng được cho chiến đấu, được dùng để nghiên cứu cấu tạo, huấn luyện về phương pháp, quy tắc sử dụng, bảo dưỡng, sửa chữa. Có thể tháo được hoặc không tháo được. Thường có dấu hiệu riêng (dấu chữ, sơn màu) để phân biệt với vũ khí chiến đấu.

        VŨ KHÍ HỦY DIỆT LỚN, vũ khí có khả năng gây cho đối phương tổn thất lớn về sinh lực, phương tiện kĩ thuật, cơ sở kinh tế, quốc phòng, môi trường sinh thái, và gây tác động mạnh về tâm lí - tinh thần. Các dạng VKHDL hiện có: vũ khí hạt nhân, vũ khí hóa học, vũ khí sinh học, vũ khí hóa - sinh, vũ khí sinh thái, vũ khí phóng xạ... VKHDL dược đưa tới mục tiêu bằng các phương tiện như pháo, tên lửa, máy bay, tàu chiến... Tính đa dạng của các yếu tố sát thương và phương tiện sử dụng, uy lực lớn của VKHDL cho phép sử dụng nó trong mọi hình thức tác chiến, trên mọi địa hình, cự li xa, chiều sâu lớn, bất ngờ, tập trung, có thể làm thay đổi nhanh chóng tình hình tác chiến. Tiến bộ khoa học kĩ thuật cho phép tạo ra những vũ khí dựa trên nguyên lí mới về chất so với vũ khí truyền thống, có thể được coi là các VKHDL (vd: vũ khí phóng xạ, vũ khí diệt tộc...). Ngoài ra khi sử dụng các nhân tố mới trong các dạng vũ khí thông thường (vd: đạn dược xon khí) cũng có khả năng hủy diệt lớn. Có nhiều hiệp ước quốc tế về cấm phổ biến, sử dụng, thí nghiệm, tàng trữ các loại VKHDL để tránh hậu quả nghiêm trọng; nhưng Mĩ và một số nước vẫn đang tiến hành nghiên cứu, thiết kế, thử nghiệm, chế tạo các loại VKHDL mới (vd: đạn dược nơtrôn, vũ khí hóa học hai thành phần, vũ khí chùm hạt...). Cg vũ khí giết người hàng loạt.

        VŨ KHÍ KĨ THUẬT CAO nh vũ KHÍ CÔNG NGHỆ CAO

        VŨ KHÍ KIỂU MÔĐUN, vũ khí được tạo nên từ những khối, bộ phận, cụm chi tiết, chi tiết,... đã được tiêu chuẩn và thống nhất hóa thành những môđun kết cấu, có thể thay thế, lắp lẫn, dùng chung cho nhiều mẫu vũ khí khác nhau (thường gọi là một họ vũ khí). Bằng cách lắp ráp các môđun kết cấu theo các tổ hợp (phương án) khác nhau sẽ tạo được các mẫu vũ khí khác nhau đáp ứng những yêu cầu chiến-kĩ thuật cho trước. Vd: họ bom có điều khiển GBU-15 của Mĩ có nhiều mẫu để đánh các mục tiêu khác nhau, được lắp ráp từ các môđun phần chiến đấu (bom phá MK84 907kg, bom chùm SUU-54...), môđun đầu tìm (vô tuyến truyền hình DSU- 27NB, hồng ngoại WGU-10/B, lade bán chủ động...), môđun bộ phận điều khiển (ADU-452 A/B, ADU-453A/B...). môđun khí động (cánh đuôi ổn định, cánh liệng, cánh lái...), môđun ngòi nổ (FMU-124A/B) và các môđun kết cấu khác. Ưu điểm của VKKM: hiệu quả cao, đơn giản, thuận tiện trong thiết kế, chế tạo, bảo quản, bảo dưỡng, sử dụng, sửa chữa, cung ứng vật tư, phụ tùng thay thế... VKKM xuất hiện đầu những năm 70 của tk 20, hiện được phát triển rất mạnh mẽ.

        VŨ KHÍ LADE, vũ khí nàng lượng định hướng sử dụng năng lượng của chùm tia bức xạ lade để diệt sinh lực và phương tiện kĩ thuật (khí cụ bay, hệ thống trinh sát và điều khiển bằng điện tử, quang điện...). Tác động của VKL thể hiện; đối với người gây bỏng da, hỏng mắt; đối với phương tiện kĩ thuật gây bốc cháy, chảy, hóa hơi, nát thành bụi, cũng có thể hư hại bởi xung điện từ và bức xạ ion hóa sinh ra do bị plasma hóa khi các vật liệu kim loại bị bốc hơi. Dạng VKL đang được nghiên cứu, gồm: lade rơnghen (tia X); lade gamma (tia y); lade điện tử tự do, lade hóa học; lade dải quang học (tia hồng ngoại và tử ngoại), có thể được kích thích bằng các vụ nổ hạt nhân có công suất lớn. Được sử dụng làm vũ khí phòng thủ chống tên lửa (đường đạn, hành trình, không đối không...) chống vũ khí vũ trụ, vệ tinh QS...; đang được nghiên cứu làm vũ khí tiến công trên không, trên biển và trên mặt đất.

        VŨ KHÍ LẠNH, vũ khí không dùng đến chất nổ, cháy. Thuộc VKL có: kiếm, giáo, mác, mã tấu, búa, dao găm, cung, nỏ, máy bắn đá, máy phóng lao, chông... Xuất hiện từ giai đoạn đầu phát triển của xã hội loài người giống như công cụ lao động, săn bắn làm từ gỗ, xương, đá, sau đó làm bằng kim loại (sắt, đồng...) và được dùng phổ biến trước khi phát minh ra hỏa khí. Ngày nay trong QĐ chỉ còn trang bị các VKL như lưỡi lẽ, dao găm, kiếm. Trong chiến tranh nhân dân ở VN, VKL vẫn phát huy hiệu quả.

        VŨ KHÍ LỬA, vũ khí sát thương sinh lực, thiêu hủy khí tài, trang bị và uy hiếp tinh thần chiến đấu đối phương bằng sức nóng và ngọn lửa. Bao gồm các chất cháy và phương tiện đưa chúng đến mục tiêu; súng phun lửa, bom, rôckét, đạn pháo, đạn cối, lựu đạn, mìn cháy... Có trong trang bị của các quân chúng, binh chủng; không quân, tên lửa, pháo binh, bộ binh, tăng thiết giáp, hóa học... VKL dùng trong chiến đấu và phá hoại hậu phương đối phương. Trong chiến tranh VN, QĐ Mĩ đã sử dụng 392.419t bom cháy (chiếm 10,4% tổng số bom đạn đã sử dụng). QĐND VN đã sử dụng súng phun lửa nhẹ trong KCCM và súng bắn đạn cháy phản lực M-72 cải tiến trong chiến đấu bảo vệ biên giới.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #38 vào lúc: 13 Tháng Tám, 2019, 04:41:35 am »


        VŨ KHÍ MANG VÁC, gọi chung vũ khí có kết cấu gọn nhẹ, thao tác nhanh, mang vác được bằng sức người, trang bị cho cá nhân hoặc một nhóm người sử dụng trong chiến đấu. Khi sử dụng VKMV, mỗi người đảm nhiệm một số công việc nhất định và phải phối hợp hành động chặt chẽ với những người khác trong nhóm. VKMV gồm: các loại súng bộ binh, súng phóng lựu chống tăng (B-40, B-41), cối, ĐKZ, sơn pháo, pháo phản lực và tên lửa mang vác... Ưu điểm: có thể trang bị rộng rãi cho các LLVT, giữ bí mật khi tiếp cận mục tiêu, cơ động nhanh, tạo hỏa lực bất ngờ, hiệu quả chiến đấu cao, đối phương khó phát hiện. VKMV phù hợp  với khả năng kinh tế và công nghiệp, nghệ thuật tác chiến hiện nay của VN.

        VŨ KHÍ MẶT ĐẤT, gọi chung các loại vũ khí triển khai trên mặt đất dùng để tiêu diệt các mục tiêu của đối phương trên mặt đất và trên biển, trên không. Gồm: các phương tiện trực tiếp sát thương mục tiêu (đạn, đầu đạn tên lửa, mìn, bộc phá), các phương tiện đưa chúng tới mục tiêu (các loại súng, pháo, cối, thiết bị phóng) và các loại xe chiến đấu. Theo phương pháp đưa phương tiện sát thương tới mục tiêu, có: vũ khí có nòng (phương tiện sát thương được bắn ra khỏi nòng nhờ tác động áp lực khí thuốc phóng như các loại súng bộ binh, pháo, cối...) và vũ khí phản lực. Theo quy mô hủy diệt, có: vũ khí hủy diệt lớn và vũ khí thông thường. VKMĐ được trang bị cho cá nhân, tập thể sử dụng trong chiến đấu; được kéo, chở và lắp đặt trên các phương tiện cơ động. Hiệu suất chiến đấu của VKMĐ được đặc trưng bằng tầm hoạt động, vùng sát thương, độ chính xác bắn, tốc độ bắn, tính cơ động (vận tốc chuyển động, hành trình dự trữ...), tuổi thọ và các tính năng chiến - kĩ thuật khác.

        VŨ KHÍ MỀM, vũ khí tác động vào mục tiêu (sinh lực, vũ khí và trang bị kĩ thuật khác) bằng những nguyên lí kĩ thuật mới, không trực tiếp phá hủy hoàn toàn mục tiêu (hay giết chết) như vũ khí truyền thống thông thường. Thuật ngữ VKM mới xuất hiện gần đây, thường để chỉ những trang bị điện tử, lade,... dùng để đối phó với thiết bị điện tử hoặc hệ thống C3I của đối phương.

        VŨ KHÍ MÔI TRƯỜNG nh VŨ KHÍ SINH THÁI

        VŨ KHÍ NĂNG LƯỢNG ĐỊNH HƯỚNG, vũ khí mới đang được nghiên cứu, hoạt động dựa trên việc khuếch đại và định hướng một trong các loại bức xạ thành một chùm (hạt hoặc tia) khá hẹp có năng lượng cao để diệt mục tiêu. Các dạng VKNLĐH có thể có là vũ khí chùm tia (x. vũ khí lade), vũ khí chùm hạt và vũ khí vi ba. VKNLĐH được sử dụng trước hết là trong khoảng không vũ trụ. Khi đó ưu điểm nổi bật là: năng lượng ít bị suy giảm và được truyền đi với tốc độ gần bằng tốc độ ánh sáng (3.108m/s), có thể tiêu diệt hầu như tức thời mục tiêu trong vũ trụ ở cự li hàng nghìn kilômét. VKNLĐH là loại chủ yếu được dự định triển khai trong chương trình SDI của Mĩ.

        VŨ KHÍ NBC (A. Nuclear, Biological, Chemical), gọi tắt các vũ khí hạt nhân, vũ khí sinh học, vũ khí hóa học.

        VŨ KHÍ NGUYÊN TỬ X. VŨ KHÍ HẠT NHÂN

        VŨ KHÍ NHIỆT HẠCH, vũ khí hạt nhân thế hệ hai, hủy diệt mục tiêu bằng năng lượng được giải phóng trong các phản ứng tổng hợp hạt nhân hoặc kết hợp cả phản ứng phân chia hạt nhân và phản ứng tổng hợp hạt nhân. Uy lực của VKNH lớn hơn nhiều lần so với vũ khí nguyên tử và có thể có đương lượng nổ tới vài chục mêgatôn. VKNH chiếm chủ yếu  trong các loại vũ khí hạt nhân hiện có, vd: tên lửa chiến lược, tên lửa chiến dịch - chiến thuật... Đặc điểm chung của VKNH là tác dụng đẳng hướng. VKNH đầu tiên do Mĩ thứ 1951, năm 1961 LX đã thực hiện vụ nổ VKNH có đương lượng nổ 57Mt. được coi là lớn nhất cho tới nay.

        VŨ KHÍ NHÓM nh vũ KHÍ TẬP THỂ

        VŨ KHÍ NÒNG TRƠN X. vũ KHÍ CÓ NÒNG

        VŨ KHÍ NƠTRÔN, vũ khí hạt nhân thế hệ ba. sát thương mục tiêu chủ yếu bằng bức xạ nơtrôn (bức xạ xuyên). VKN có đặc điểm là phần lớn năng lượng nổ được sử dụng để tạo ra bức xạ nơtrôn với mật độ lớn, do vậy có hiệu quả sát thương đối với sinh lực đối phương mà ít phá hủy các công trình xây dựng, vũ khí, trang bị QS, phương tiện vật chất... Đẩu đạn nơtrôn công suất nhỏ (từ I đến vài kilôtôn) có thể được nạp cho đạn pháo, bom và tên lửa. VKN được sản xuất hàng loạt ở Mĩ từ 1981 và được giới QS phương Tây coi là loại vũ khí “sạch” lí tưởng vì chỉ tiêu diệt sinh lực mà không phá hoại cơ sở vật chất, đặc biệt là các loại vũ khí trang bị thu được của đối phương có thể sử dụng được ngay.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #39 vào lúc: 13 Tháng Tám, 2019, 04:42:54 am »


        VŨ KHÍ PHẢN LỰC, vũ khí dùng động cơ phản lực để đưa phương tiện sát thương tới mục tiêu. VKPL gồm: pháo phản lực (trên mặt đất, trên không, trên tàu) và súng phóng lựu phản lực (tên lửa cũng là VKPL nhưng thường tách thành một loại riêng). Nguyên lí chuyển động phản lực cho phép triệt tiêu lực giật khi bắn. VKPL có kết cấu đơn giản, nhiều nòng, nhiều cỡ, tốc độ bắn nhanh, mật độ hỏa lực cao, uy lực sát thương lớn, thường dùng diệt mục tiêu diện, rải mìn từ xa hoặc phá bãi mìn... nhưng độ tản mát tương đối lớn. VKPL xuất hiện lần đầu vào cuối những năm 30 của tk 20, được sử dụng rộng rãi trong CTTG-II và chiến tranh ở VN, hiện được tiếp tục hoàn thiện.

        VŨ KHÍ PHI SÁT THƯƠNG, gọi chung vũ khí được chế tạo và sử dụng nhằm làm mất sức chiến đấu sinh lực và vũ khí trang bị, giảm khả năng sát thương và hư hại không đáng có đối với vật chất và môi trường. Có hai nhóm VKPST chính: VKPST chống sinh lực gồm: vũ khí hạ âm, sóng lade, sóng điện từ gây choáng, tác nhân gây ngủ, bình phun hơi cay, đạn cao su...; VKPST chống trang bị gồm: vũ khí xung điện từ, virut máy tính, phương tiện chống lực kéo, hóa chất (gây giòn, ăn mòn...)... Các chuyên gia QS phương Tây coi VKPST là loại vũ khí có giá trị trong can thiệp vũ trang, có thể giảm hoặc loại bỏ thương vong (đối với dân thường).

        VŨ KHÍ PHÒNG KHÔNG, vũ khí được dùng chủ yếu để diệt mục tiêu trên không. Gồm: súng máy phòng không, pháo phòng không, tên lửa phòng không, máy bay tiêm kích, khinh khí cầu... VKPK được phân loại: theo dạng vũ khí (súng, pháo, tên lửa); theo độ cao diệt mục tiêu (rất thấp, thấp, trung, cao, rất cao); theo vị trí đặt (trên mặt đất, trên xe, trên tàu chiến...); theo tính cơ động (cố định, tự hành, xe kéo...). Xuất hiện từ CTTG-I. Trong CTTG-II xuất hiện tổ hợp pháo phòng không và đầu thập kỉ 50 tổ hợp tên lửa phòng không (x. tổ hợp tên lửa). Trong tác chiến phòng không, chống cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân của Mĩ ở miền Bắc VN, đã sử dụng VKPK như: tên lửa SAM-2, A-72, pháo phòng không 20, 23, 37, 57, 85, 88, 90, l00mm, súng máy phòng không 12,7mm. 14,5mm và cả súng bộ binh (súng trường, trung liên, đại liên)... tạo nên lưới lửa phòng không nhân dân rộng khắp và hiệu quả, bắn rơi hàng ngàn máy bay Mĩ. VKPK hiện được trang bị cho lực lượng phòng không ba thứ quân (phòng không chủ lực, phòng không địa phương và dân quân tự vệ).

        VŨ KHÍ PHÓNG XẠ, vũ khí hủy diệt lớn dùng chất phóng xạ để sát thương sinh lực bằng bức xạ ion hóa, làm nhiễm xạ môi trường xung quanh, phương tiện KTQS và các đối tượng khác. Chất phóng xạ có thể lấy từ sản phẩm phân hạch của các thanh nhiên liệu trong lò phản ứng hạt nhân đã kết thúc chu trình hoạt động hoặc bằng cách tác động luồng nơtrôn vào những nguyên tố hóa học khác nhau để tạo ra những đồng vị có tính phóng xạ (chất phóng xạ cảm ứng). VKPX gồm đạn dược chứa chất phóng xạ, phương tiện đưa chúng tới mục tiêu hoặc các thiết bị phun rải khác. VKPX tác động bằng tia bức xạ do chiếu ngoài và chiếu trong cơ thể, gây sát thương các bộ phận của cơ thể và gây bệnh phóng xạ. Trong chiến tranh Vùng Vịnh (1991) và chiến tranh Nam Tư (1999), QĐ Mĩ đã sử dụng số lượng lớn đạn uran nghèo, gây hậu quả nghiêm trọng, lâu dài cho con người và môi trường sinh thái.

        VŨ KHÍ PLASMA, vũ khí tạo ra môi trường plasma (các ion dương và ion âm) nhằm làm rối loạn điều khiển, vô hiệu hóa chức năng bay và phá hủy các khí cụ bay lọt vào khu vực khí quyển bị plasma hóa. Loại vũ khí vũ trụ dựa trên nguyên lí kĩ thuật mới, sử dụng bức xạ lade hoặc bức xạ siêu cao tần cực mạnh, làm ion hóa theo dây chuyền các phân tử khí của khí quyển, tạo môi trường plasma, có tính chất khí động khác hẳn không khí, dùng để tiêu diệt sinh lực, máy bay chiến đấu, các loại tên lửa... Được Nga nghiên cứu, chế tạo thành công trong thập kỉ 90 tk 20. Ưu điểm VKP: có tác dụng ở một diện rộng, có thể phát đi nhiều lần, không gây ô nhiễm môi trường, giá thành thấp hơn rất nhiều so với các loại vũ khí tiến công (tên lửa đường đạn, tên lửa hành trình, máy bay vũ trụ...). Đây là vũ khí phòng thủ, chi phí ít, hiệu quả và uy lực lớn, đang được Mĩ và các nước phương Tây chú ý phát triển trong tk 21.

        VŨ KHÍ RÃNH XOẮN X. VŨ KHÍ CÓ NÒNG

        VŨ KHÍ SIÊU DẪN, vũ khí công nghệ cao sử dụng công nghệ siêu dẫn để tạo và cung cấp nguồn năng lượng rất lớn, hội tụ hẹp và phóng đi chính xác theo hưởng xác định với vận tốc gần bằng vận tốc ánh sáng để tiêu diệt mục tiêu. Một số loại VKSD tiêu biểu: vũ khí chùm tia. vũ khí chùm hạt, vũ khí vi ba... VKSD sẽ xuất hiện trên chiến trường tk 21 và sẽ dần đến sự thay đổi về lí luận, hình thức tác chiến, biên chế, chiến thuật, chiến lược.
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM