Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 03:37:45 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: V  (Đọc 3117 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #10 vào lúc: 13 Tháng Tám, 2019, 03:54:26 am »


        VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT, vận tải quân sự thực hiện vận chuyển bộ đội, vật chất hậu cần kĩ thuật QS bằng phương tiện vận tải đường sắt. VTĐS chủ yếu do cấp vận tải chiến lược phối hợp với ngành đường sắt tổ chức thực hiện. Trong KCCP và KCCM. VTĐS đã kết hợp chặt chẽ với ngành đường sắt và nhân dân các địa phương phục vụ tốt nhiệm vụ QS. Trong KCCP, một mặt ta phá hủy nhiều đoạn đường sắt để ngăn chặn địch sử dụng vận chuyển lực lượng, vũ khí đạn dược; mặt khác ta tận dụng khai thác để vận chuyển lực lượng, vũ khí đạn dược, vật chất hậu cần, kĩ thuật phục vụ cho bộ đội chiến đấu. Trong KCCM và giai đoạn xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, VTĐS đảm nhận hầu hết việc vận chuyển quân đường dài Bắc-Nam, phần lớn vũ khí đạn dược và binh khí kĩ thuật đảm bảo cho chiến trường. Trên hệ thống đường sắt quốc gia, QĐ có đại diện ngành vận tải QS, dọc tuyến đường sắt đặt các trạm quân vận. Ngoài ra, còn có các nhánh đường sắt QS, kết hợp với ngành đường sắt tổ chức thực hiện nhiệm vụ vận tải QS.

        VẬN TẢI ĐƯỜNG THỦY, vận tải quân sự thực hiện chuyên chở lực lượng, binh khí kĩ thuật, vật chất hậu cần - kĩ thuật bằng các phuơng tiện thủy cơ giới và thô sơ (tàu, thuyền, bè, mảng...), ưu điểm của VTĐT là có tính kinh tế cao, vận chuyển cùng một lúc được nhiều hàng hóa, hoặc những loại hàng có khối lượng, kích thước lớn mà các phương thức khác không thực hiện được. Theo phạm vi hoạt động, VTĐT dược phân thành các loại: vận tải thủy nội địa (trên sông, kênh, hồ); vận tải biển pha sông (trên sông, kênh, hồ, vịnh, ven biển); vận tải biển (trên biển và đại dương). Trong KCCM, lực lượng VTĐT sử dụng tuyến đường vận tải chiến lược đường Hồ Chi Minh trên biển đã huy động hàng nghìn lần chiếc tàu, tổ chức vận chuyển gần 200 nghìn tấn vũ khí. đạn dược, trên 80 nghìn lượt người chi viện cho các chiến trường miền Nam. Hiện nay, VTĐT là phương thức chủ yếu trong việc thực hiện nhiệm vụ vận tải chi viện cho các đảo trong vùng biển tổ quốc.

        VẬN TẢI LẬT CÁNH, vận tải quân sự được thực hiện bằng cách chuyển lực lượng vận tải từ hướng (tuyến) này sang hương (tuyến) khác để thực hiện nhiệm vụ theo yêu cầu tác chiến. Trong KCCM, VTLC đã được vận dụng có kết quả trên chiến trường, nhất là ở khu vực Đông và Tây Trường Sơn.

        VẬN TẢI LÓT Ố, vận tái quân sự được thực hiện trong giai đoạn chuẩn bị tác chiến nhằm đưa một số phương tiện vật chất (đạn dược, vũ khí...) đến để sẵn ở các điểm, các khu vực, theo kế hoạch tác chiến. Nơi lót ổ thường ở gần hoặc trong chiều sâu các khu vực bố trí của đối phương. Khi VTLÔ phải bí mật, có kế hoạch đối phó với các tình huống địch trinh sát, phong tỏa và đánh phá trong quá trình vận tải.

        VẬN TẢI QUÂN SỰ, bộ phận của hậu cần QĐ làm nhiệm vụ vận chuyển phương tiện vật chất, bộ đội. VTQS chia thành ba cấp: vận tải chiến lược, vận tải chiến dịch, vận tải chiến thuật. Theo phương tiện vận tải, có: vận tải đường bộ, vận tải đường thủy, vận tải đường không, vận tải đường sắt, vận tải đường ống xăng dầu. Trong KCCP và KCCM, VTQS kết hợp với ngành giao thông vận tải nhà nước và nhân dân địa phương đã tăng thêm sức mạnh và hiệu quả của công tác vận tải tiếp tế cho các mặt trận.

        VẬN TẢI THEO CUNG, vận tải quân sự mà lực lượng vận tải hoạt động ổn định trong phạm vi cung đoạn được phân công. Người và hàng hóa được chuyển giao theo từng cung vận chuyển, để chuyển dần tới đích. VTTC thường được tổ chức khi tuyến vận tải dài, khối lượng vận chuyển lớn, đường sá khó khăn, hoặc cần phân tán lực lượng vận tải để giảm bớt thiệt hại do đối phương đánh phá, bảo đảm thuận tiện cho việc quản lí, chỉ huy và các mặt bảo đảm khác.

        VẬN TẢI THÔ SƠ, vận tải quân sự sử dụng các loại phương tiện có kết cấu đơn giản, sức chở nhỏ (dưới 5t), chủ yếu dựa vào sức người, súc vật hay yếu tố thiên nhiên (sức gió, sức nước...) để chuyên chở trang bị, vật chất hậu cần, kĩ thuật, cơ động lực lượng theo yêu cầu nhiệm vụ tác chiến.

        VẬN TẢI TIẾP SỨC, vận tải quân sự được thực hiện bằng cách thay đổi lực lượng vận tải ở các cung chặng để liên tục chuyển hàng từ nơi nhận đến nơi giao hàng, không dừng lại ở kho bãi. Được sử dụng khi có nhu cầu khẩn cấp cần một hoặc một số mặt hàng cho chiến đấu. Khi thực hiện VTTS dù thay người điều khiển, hoặc thay phương tiện và sang hàng, thì đơn vị vận tải phụ trách ở từng cung vận chuyển vẫn phải chịu trách nhiệm quản lí, chỉ huy và bảo đảm để vận chuyển thông suốt, an toàn.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #11 vào lúc: 13 Tháng Tám, 2019, 03:55:29 am »


        VẬN TỐC TRUNG BÌNH của xe quân sự, quãng đường trung bình xe chạy trong một đơn vị thời gian ở những điều kiện chuyển động nhất định; một trong những tiêu chí cơ bản đánh giá khả năng cơ động của xe. Đơn vị tính tuỳ thuộc hệ đơn vị được sử dụng ở mỗi nước và nội dung nhiệm vụ cẩn nghiên cứu. Trong hệ SI, đơn vị VTTB thường dùng là km/h (đối với hoạt động khai thác sử dụng xe) hoặc m/s (đối với các hoạt động khảo sát nghiên cứu). Giá trị VTTB của một xe riêng lẻ phụ thuộc vào tính năng kĩ thuật hệ thống động lực -  truyền lực, chất lượng hệ thống treo, điều kiện chuyển động và trình độ người lái. Khi hành quân theo đội hình, VTTB còn phụ thuộc vào quy mô, trình độ tổ chức hành quân và các hoạt động bảo đảm. Có: VTTB kĩ thuật là giá trị VTTB lớn nhất (có thể đạt được trong một điều kiện chuyển động nhất định không bị hạn chế bởi trình độ người lái cũng như các yếu tố tổ chức) và VTTB thực (là giá trị VTTB trong các điều kiện chuyển động và tổ chức cụ thể).

        VẬN TRỪ HỌC QUÂN SỰ, bộ phận của vận trù học, phân tích hoạt động QS hoặc có liên quan đến QS, so sánh khách quan các phương án giải quyết khác nhau theo các đặc tính được định lượng của chúng và tìm ra phương án tối ưu về mục tiêu, về tổ chức, về phân bố, sử dụng (con người, phương tiện trang bị, vũ khí, nguồn dự trữ vật chất)... VTHQS (với các công cụ khoa học là mô hình hóa toán học và máy tính điện tử) trở thành bộ phận quan trọng của lí luận chỉ huy trong QS. Được sử dụng để đánh giá hiệu quả chỉ huy, huấn luyện, đảm bảo hậu cần của QĐ... Gồm các nội dung chính: phương pháp giải quyết vấn đề vận trù như phương pháp mô hình hóa toán học và mô phỏng chiến thuật; lí luận và công cụ giải quyết vấn đề vận trù như lí thuyết xác suất, lí thuyết quy hoạch, lí luận về đối sách - quyết sách, phương pháp phân tích tầng -  mức...; nghiên cứu vận trù trong một ngành QS nào đó như lí luận sử dụng vũ khí, lí luận phân tích - trình bày tình hình chiến đấu... VTHQS có các tính chất: tính mục đích (cùng một vấn đề QS, nếu mục đích khác nhau thì có giải pháp khác nhau); tính khoa học (không dựa vào phán đoán trực quan, dự tính đại khái mà lấy phương pháp nghiên cứu theo quy trình lượng hóa vấn đề, phân tích định lượng rút ra kết quả định lượng có căn cứ hoặc đã qua thí nghiệm kiểm chứng); tính chỉnh thể (mối quan hệ biện chứng giữa các bộ phận, coi trọng và phát huy hiệu quả của chỉnh thể, hiệu quả đó phải lớn hơn tổng hiệu quả của các bộ phận riêng rẽ). Các bước tiến hành trong VTHQS: xác định rõ vấn đề nghiên cứu về mục đích, yêu cầu, điều kiện, biến lượng và tham số có liên quan; trình bày tỉ mì yêu cầu, nội dung của vấn để phải được giải quyết theo diễn biến thời gian để phác thảo một quyết định QS hoàn chỉnh; xây dựng mô hình thể hiện các mối quan hệ giữa các biến lượng, tham số với sự ràng buộc của mục tiêu bằng mối tương quan lôgic và phương trình toán học; giải trình mô hình bằng phương pháp toán và xử lí trên máy tính điện tử; kiểm nghiệm giải trình; lập báo cáo; chỉnh lí hoàn thiện mô hình (xt mô hình hóa trong quân sự).

        VẬT CẢN, gọi chung các vật thể, phương tiện do người làm ra hoặc cải tạo để làm chậm hoặc ngăn cản cơ động, gây khó khăn cho các hoạt động khác và gây thiệt hại cho đối phương. Có vc nhân tạo và vc tự nhiên (xt chướng ngại vật), vc nhân tạo, theo tính chất tác động, có: vc nổ (mìn, thủy lôi, không lôi...), vc không nổ (dây thép gai, hào, hố, vách đứng, vách hụt, hàng rào cọc, hàng rào sừng hươu, ụ cản, lưới chống ngầm, chống ngư lôi, chông tre, chông sắt, hàng rào điện, vc nhiễm độc. nhiễm xạ, vật phá hoại, khu nhiễm...). Theo mục đích sát thương, có: vc chống bộ binh, vc chống tăng, vc chống phương tiện vận tải, vc chống đổ bộ đường biển và vc chống đổ bộ đường không. Theo phân cấp quân lí trong tác chiến, có: vc chiến thuật, vc chiến dịch. Khi bố trí vật cản phải khéo léo, lựa chọn địa hình phối hợp với chướng ngại vật tự nhiên và hệ thống hỏa lực, tác dụng của vc sẽ tăng lên.

        VẬT CHẤT nh PHƯƠNG TIỆN VẬT CHẤT

        VẬT CHUẨN, địa vật hoặc yếu tố dáng đất dễ nhìn thấy và phân biệt rõ ràng với những vật khác xung quanh, khó bị mất trong quá trình tác chiến, dược vận dụng trong QS để xác định vị trí của đơn vị bộ đội, chỉ thị mục tiêu, chỉ hướng vận động, giao nhiệm vụ chiến đấu cho phân đội và chỉ huy hỏa lực, định hướng cho vũ khí, khí tài. vc do người chỉ huy xác định thống nhất trong quá trình chuẩn bị và thực hành chiến đấu. Đài quan sát của các phân đội phải vẽ sơ đồ VC. Trong không quân, VC dùng trong việc lái máy bay, phải chọn những vc dễ nhìn thấy từ trên không và đánh dấu trên bản đồ bay. Trong hải quân, để xác định vị trí của tàu, khi đi gần bờ phải sử dụng vc ở trên bờ hay trên biển có vẽ trên bản đồ địa hình hoặc hải đồ (nhà cao tầng, ống khói nhà máy, điểm cao, đèn biển, phao tiêu, mũi đất, đảo...).
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #12 vào lúc: 13 Tháng Tám, 2019, 03:57:09 am »


        VẬT LIỆU BẢO QUẢN, vật liệu chuyên dùng để bảo quản, niêm cất trang bị và vật tư kĩ thuật. Các VLBQ thường dùng: dầu mỡ bảo quản, sơn chống gỉ, sơn men, sơn lót, vécni, chất hút ẩm, chất ức chế ăn mòn, vải làm kín, giấy nhựa chống thấm, keo dán, matít, bìa cáctông, băng dính cách điện, dây bện, dung môi hòa tan, chất tẩy rửa... Có các VLBQ chuyên dụng để bảo quản các trang bị kĩ thuật đặc biệt.

        VẬT LIỆU CẢN XẠ, vật liệu có khả năng làm giảm cường độ (làm chậm và hấp thụ) bức xạ ion hóa. Thông số đặc trưng của VLCX là hệ số làm yếu bức xạ K:


       
        (trong đó D0 - liều chiếu xạ ban đầu, Dgh - liều chiếu xạ giới hạn an toàn). Vì khoảng đâm xuyên của các dòng hạt mang diện trong tất cả các loại vật liệu đều rất nhỏ nên tác dụng của VLCX chỉ chủ yếu đối với bức xạ nơtrôn, tia gamma và tia rơnghen. Vật liệu làm chậm bức xạ là các chất chứa hiđrô (nước), paraphin, graphit, PE, bê tông... Vật liệu hấp thụ bức xạ là chất có ti trọng lớn (sắt, chỉ, bê tông, cadimi, bo...). VLCX cho các thiết bị và công trình QS thường là chỉ, sắt, nước, bê tông, cát.

        VẬT LIỆU COMPÔDIT nh VẬT LIỆU PHỨC HỢP

        VẬT LIỆU HẤP THỤ SÓNG VÔ TUYẾN ĐIỆN, vật liệu điện môi có hệ số hấp thụ cao và hệ số phản xạ thấp đối với sóng vô tuyến điện. Dùng ngụy trang các phương tiện, khí tài QS tránh sự phát hiện của rađa đối phương (vd: lớp phủ máy bay tàng hình), bảo vệ sinh lực khỏi tác động của bức xạ vô tuyến mạnh (lưới ngụy trang, quần - áo - mũ bảo hộ lao động trong môi trường có bức xạ vô tuyến điện).

        VẬT LIỆU PHỨC HỢP. vật liệu nhân tạo nhiều thành phần, thường gồm các chất nền (chất cơ sở) và các chất gia cường tạo nên chất lượng cao vé cơ tính, lí tính, hóa tính... Chất nền có thể là chất dẻo tổng hợp, kim loại hoặc hợp kim. Chất gia cường dưới dạng sợi, xơ hoặc phiến được tạo từ thủy tinh, kim loại, hợp kim, cacbon... VLPH cỏ tính bất đẳng hướng cao (độ bền, độ cứng theo hướng gia cường có thể lớn hơn nhiều so với các hướng khác), đáp ứng được các trị số cần thiết về độ bền nhiệt, môđun đàn hồi, độ chịu mài mòn, tính cách diện, tính hấp thụ phóng xạ và nhiều tính chất đặc biệt khác. VLPH được sử dụng rộng rãi trong công nghiệp chế tạo khí cụ bay, tên lửa, tàu ngầm, vỏ giáp xe tăng, thiết giáp, các thiết bị và công trình đặc biệt trong QS. Cg vật liệu compôdit.

        VẬT LIỆU TRONG SUỐT ĐỐI VỚI SÓNG VÔ TUYẾN ĐIỆN, vật liệu cách điện, cho sóng vô tuyến điện truyền qua với độ tổn thất và méo không đáng kể. Dùng làm vỏ bọc, sơn phủ bảo vệ anten đài rađa và các thiết bị vô tuyến điện khác khỏi tác động của môi trường xung quanh.

        VẬT LIỆU TỪ, vật liệu có khả năng từ hóa với độ thay đổi từ trường lớn. Theo mức độ dễ bị từ hóa có: VLT cứng và VLT mềm. VLT cứng được chế tạo từ các hợp kim FeAlNiCo, FeCoMo, FeCoV, PtCo, các pherit...; được từ hóa đến bão hòa và được từ hóa lại trong từ trường mạnh (cường độ đến hàng chục kA/m); dùng làm nam châm vĩnh cửu và nam châm có từ trường mạnh. VLT mềm được chế tạo từ hợp kim FeNi, FeCo, pherit-Zn, pherit-Ni; được từ hóa đến bão hòa rồi được từ hóa lại trong từ trường yếu có cường độ chi đến vài trăm A/m, dùng trong sản xuất máy phát điện, máy biến áp...

        VẬT PHẢN XẠ RAĐA, vật phản xạ năng lượng sóng điện từ trong dải sóng rađa (mét, đêximét, xentimét, milimét) về các hướng cần thiết nhằm tạo mục tiêu giả để ngụy trang, tạo nhiễu thụ động đối với dài rađa, hoặc dùng trong đo đạc và quan sát khí tượng. VPXR được chế tạo theo những hình dạng khác nhau. Thường có các loại: lưỡng cực, góc phản xạ, thấu kính... Được chế tạo từ sợi, băng, dải giấy kim loại, sợi thủy tinh mạ kim loại... Trong chiến tranh VN, máy bay Mĩ thường thả VPXR để gây nhiễu hệ thống rađa phòng không của VN.

        VẬT THỂ BAY KHÔNG XÁC ĐỊNH (A. unidentified flying object, vt: UFO), gọi chung các hiện tượng quan sát được dưới dạng nguồn sáng hay vật thể bay ngang qua bầu trời với vận tốc lớn và có những biểu hiện lạ thường, nhưng chưa xác định được nguồn gốc và bản chất. Theo những người quan sát, các vật thể nảy thường có dạng hình tròn dẹt (dạng đĩa. cg đĩa bay), hình cầu. hình bông tuyết hoặc những hình dạng phức tạp khác. Được mô tả lần đầu 1.1878 tại bang Têchdat (Mĩ). Thông tin đầu tiên được công bố (cùng với việc xuất hiện tên gọi đĩa bay) tại bang Oasinhtơn (Mĩ) 1947, nhưng đến nay chưa có hiện vật, dấu vết hoặc hình ảnh chính xác nào về VTBKXĐ được thu thập và ghi nhận. Hiện có nhiều giả thuyết về các VTBKXĐ. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng phần lớn chúng là các hiện tượng vật lí tự nhiên trong khí quyển, chuyển động của các thiên thạch, ảo ảnh hoặc ảo giác của người quan sát. Cũng có ý kiến cho đó là các khí cụ vũ trụ của nền văn minh ngoài Trái Đất. Một số khác cho đó là những vũ khí bí mật đang trong giai đoạn nghiên cứu của các cường quốc QS.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #13 vào lúc: 13 Tháng Tám, 2019, 03:58:24 am »


        VẬT TƯ CHIẾN LƯỢC. vật tư thiết yếu cần được tích lũy và dự trữ theo những kế hoạch mang tầm chiến lược cho việc sử dụng lâu dài và trong những tình huống đặc biệt như chiến tranh, khủng hoảng... Chất lượng, số lượng và chủng loại là những chỉ tiêu quan trọng nhất về VTCL. Theo phạm vi sử dụng và phân cấp quản lí, có: VTCL quốc gia, VTCL của QĐ, VTCL cho công nghiệp quốc phòng... Việc xác định danh mục VTCL của từng nước tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố khách quan và chủ quan khác nhau. Những chủng loại sẵn có ở nước này lại có thể rất khan hiếm và được coi là VTCL ở nước khác. VTCL của nhiều quốc gia thường bao gồm các nguyên liệu, nhiên liệu chủ yếu cho các ngành công nghiệp, lương thực và những loại hàng hóa có tính “nhạy cảm nhất” đối với nền kinh tế quốc dân và tiềm lực quốc phòng - an ninh. Thông thường, những chủng loại vật tư mà bản thân quốc gia không có khả năng sản xuất, việc sản xuất rất dễ bị gián đoạn khi có chiến tranh hoặc phụ thuộc vào nhập khẩu mà nguồn nhập dễ bị đe dọa khi có chiến tranh, bao vây, cấm vận,... cần được xem xét để đưa vào danh mục dự trữ chiến lược. VTCL của QĐ bao gồm các loại vũ khí, trang bị QS, bộ phận thay thế, sản phẩm hậu cần, các loại vật liệu, nhiên liệu,... cần được dự trữ sẵn sàng cho nhu cầu hoạt động QS khi có chiến tranh. VTCL cho công nghiệp quốc phòng thường bao gồm các loại trang thiết bị công nghệ chuyên dụng, nguyên liệu, vật liệu, phụ tùng và các nguồn dự trữ về năng lượng, nhiên liệu cho sản xuất quốc phòng và động viên công nghiệp.

        VẬT TƯ QUÂN Y, gọi chung các loại vật phẩm mà ngành quân y có trách nhiệm tạo nguồn, cung cấp và quản lí nhằm đảm bảo vật chất cho ngành hoạt động. VTQY gồm vật tư chuyên dụng và vật tư thông dụng. Vật tư chuyên dụng gồm: thuốc điều trị và phòng bệnh cho người (thuốc - thành phẩm và nguyên liệu (sinh vật phẩm) thuốc hóa dược và thuốc y học dân tộc), phương tiện băng bó, dụng cụ và máy y dược, xe đặc chủng (xe phẫu thuật, xe labô, xe khử trùng...), cơ số quân y và phiếu tờ đăng kí thống kê. Vật tư thông dụng gồm: hóa chất, dụng cụ, máy dùng cho xét nghiệm, nghiên cứu và các loại vật phẩm khác mà ngành phải bảo đảm.

        VÂY ĐIỂM DIỆT VIỆN, hình thức tác chiến dùng một bộ phận lực lượng bao vây cứ điểm (cụm cứ điểm...) buộc hoặc dụ quân dịch đến cứu viện, để dùng lực lượng chủ yếu tiêu diệt quân cứu viện. Mục tiêu bao vây phải có ý nghĩa chiến thuật, chiến dịch hoặc có ý nghĩa nhất định về chính trị, có nhiều khả năng buộc quân địch đến cứu viện. Diệt viện thường thực hiện bằng: vận động phục kích, vận động tiến công...

        VÂY HÃM THÀNH ĐÔNG QUAN (11.1426-12.1427), trận bao vây tiến công của nghĩa quân Lam Sơn vào cơ quan đầu não quân Minh (TQ) tại thành Đóng Quan (Hà Nội) trong giai đoạn phản công của khởi nghĩa Lam Sơn và chiến tranh giải phóng chống Minh (1418-27). Sau thất bại nặng nề trong trận Tốt Động - Chúc Động (5-7.11.1426), quân Minh dưới quyền chỉ huy của Vương Thông lui về cố thú thành Đông Quan, đồng thời tăng cường phòng giữ các thành lớn (Điêu Diêu, Thị cầu, Xương Giang, Khâu Ôn, Tam Giang, cổ Lộng, Tây Đô, Nghệ An...), dùng kế hoãn binh vờ giảng hòa với nghĩa quân để kéo dải thời gian chờ viện binh sang ứng cứu. Nắm được âm mưu của địch, từ 22.11.1426 nghĩa quân bắt đầu đánh chiếm các doanh trại ở ngoại vi thành Đông Quan rồi tiến lên vây hãm thành dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Lê Lợi. Trong hơn một năm kết hợp đấu tranh chính trị, ngoại giao và QS, nghĩa quân đã khiến cho quân Minh ở Đông Quan ngày càng cô lập và nao núng tinh thần, đặc biệt sau khi lực lượng viện binh do Liễu Thăng chỉ huy bị tiêu diệt (x. trận Chi Lăng - Xương Giang, 8.10-3.11.1427), buộc Vương Thông phải chấp nhận rút quân về nước (x. hội thề Đông Quan, 16.12.1427). VHTĐQ góp phần quyết định kết thúc thắng lợi cuộc chiến tranh chống Minh.

        VÂY HÃM THÀNH NGHỆ AN, TÂN BÌNH, THUẬN HÓA (1425), các trận bao vây tiến công của nghĩa quân Lam Sơn vào quân Minh (TQ) tại Nghệ An, Tân Bình (Quảng Bình), Thuận Hóa (Quảng Trị, Thừa Thiên) trong khởi nghĩa Lam Sơn và chiến tranh giải phóng chống Minh (1418-27). Từ 10.1424 nghĩa quân bắt đầu tiến vào Nghệ An theo kế hoạch của tướng Nguyễn Chích, liên tiếp giành thắng lợi lớn ở Bồ Lạp, Trà Lân, Khả Lưu, Bồ Ải, giải phóng nhiều châu, huyện và tổ chức vây hãm thành Nghệ An. 5.1425 quân Minh ở thành Nghệ An phối hợp với viện binh từ Đông Quan (Hà Nội) vào ứng cứu, cố gắng mở cuộc phản kích nhằm giành lại thế chủ động, nhưng bị đánh bại ở Đỗ Gia, phải lui vào thành cố thủ. không dám giao chiến. Nhân đà thắng lợi, 8.1425 hai cánh quân thủy bộ của nghĩa quân phát triển vào Tân Bình, Thuận Hóa là nơi quân Minh sơ hờ và bị cô lập, đánh thắng địch ở Hà Khương, giải phóng đất đai và vây chặt hai thành Tân Bình, Thuận Hóa. VHTNA,TB,TH cùng với việc giải phóng đất đai từ Thanh Hóa trở vào đã tạo cho nghĩa quân thế đứng vững chắc ở phía nam, có thêm sức người sức của chuyển sang giai đoạn phản công chiến lược đánh bại quân Minh ở phía bắc.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #14 vào lúc: 13 Tháng Tám, 2019, 03:59:53 am »


        VÂY LẤN, hình thức chiến thuật tiến công địch trong công sự lâu bền bằng cách bao vây, tiêu hao, phá hoại và lấn chiếm từng bước làm cho chúng suy yếu dần, tiến đến tiêu diệt. Tư tưởng chỉ đạo VL: “quyết, vây, lấn, tấn, phá, triệt, diệt”. Để thực hiện VL, phải bao vây chặt ở mặt đất và triệt (hạn chế) đường không, lấn chiếm dần bằng lấn dũi và nhảy cóc, nắm thời cơ để tiến công dứt điểm. VL được vận dụng khi chưa đủ điều kiện tiến công tiêu diệt ngay quân địch. VL được hình thành rõ nhất ở chiến dịch Điện Biên Phủ trong KCCP và được vận dụng trong KCCM ở VN.

        VECĐOONG, thành phố ở đông bắc Pháp, từ tk 17 là pháo đài án ngữ các tuyến đương từ đông bắc Pháp tới Pari. Trong CTTG-I, là trung tâm khu vực phòng thủ kiên cố, gồm 4 trận địa phòng ngự có chiều sâu 15-18km; đóng vai trò quan trọng trong việc phá vỡ các kế hoạch của Bộ chỉ huy Đức (xt trận Vecđoong, 21.2-18.12.1916).

        “VỂ CHIẾN TRANH NHÂN DÂN VIỆT NAM”, tác phẩm tập hợp những bài viết và nói về QS từ 1939-86 của Lê Duẩn, do Nhà xuất bản chính trị quốc gia xuất bản 1993, gồm 43 bài. Nội dung chủ yếu bàn về các vấn đề: đấu tranh vũ trang; chiến tranh giải phóng; nghệ thuật chỉ đạo chiến tranh; khoa học QS và nghệ thuật QS VN, trong đó, vấn đề cơ bản, xuyên suốt là quan điểm chiến tranh nhân dân Việt Nam trong KCCP và KCCM. “VCTNDVN” đã góp phần tổng kết thực tiễn tiến hành chiến tranh nhân dân và phát triển lí luận QS, khoa học QS VN.

        VỆ (cổ), đơn vị tổ chức của QĐ một số triều đại phong kiến VN và TQ. Có cơ cấu tổ chức và quân số khác nhau dưới mỗi triều đại. Thời Lí, V (cg quản) là đơn vị tổ chức của quân điện tiền, quân số 200 người. Thời Trần, V có trong quân cấm vệ, liền dưới quân (3 quân Tứ Thiên, Tứ Thánh, Tứ Thần, mỗi quân có 4 V), quân số khoảng 600 người. Thời Hồ, V có trong tổ chức của quân trấn giữ phủ, lộ, châu; liền trên đội (V gồm 18 đội, mỗi đội 18 người). Thời Hậu Lê, V là đơn vị tổ chức của quân thiết đột (1418-27), của vệ quân các đạo (1428-69; có 5 đạo, mỏi đạo có 5-6 V); từ 1470 là đơn vị tổ chức của quân các đạo (thời Hậu Lê) và cả quân ở kinh đô và có sự phân biệt trong thành phần: V ở các đạo (mỗi đạo thường có 1 V) gồm một số sở thiên hộ và sở bách hộ (x. sà), quân số khoảng 5.600 người; trong quân ở kinh đô V gồm một số ti (đơn vị chiến đấu, canh gác hoặc phục vụ), quân số không thống nhất. Thời Nguyễn, giai đoạn 1802-27, V (tương đương cơ) là đơn vị tổ chức cơ bản trong bộ binh, pháo binh, tượng binh, thủy binh và kị binh; liền trên đội, dưới doanh-, quân số khoảng 500 người (10 đội, mỗi đội 50 người). Từ 1827 (dưới đời Minh Mạng) hầu hết các V chỉ được tổ chức trong quân đóng ở kinh dô (xt lính vệ, lính cơ). Ở TQ, V có từ đầu triều Minh. V thường có 5.600 người.

        VỆ BINH, 1) lực lượng chuyên canh gác, bảo vệ mục tiêu QS quan trọng (cơ quan, doanh trại, kho tàng, xí nghiệp quốc phòng...). Thường được tổ chức thành phân đội ở các đơn vị cấp trung đoàn (và tương đương) trở lên. VB được quy định về tổ chức lần đầu tiên theo sắc lệnh số71-SLngày 22.5.1946 của chủ tịch nước VN DCCH. Đổi tên thành: lực lượng cảnh vệ và điều chình giao thõng (1980); cảnh vệ (1993); 2) chiến sĩ thuộc đơn vị cảnh vệ; 3) lính thuộc quân phủ vệ cuối đời Lê Trung Hưng từ 1742.

        VỆ BINH BẮC VIỆT X. BẢO CHÍNH ĐOÀN

        VỆ BINH CỘNG HÒA NAM KÌ, LLVT do Pháp thành lập 1.10.1946 cho chính phủ Nam Kì tự trị (do Pháp lập ra 3.1946 với âm mưu chia cắt lâu dài VN). Đổi thành Vệ binh Nam Việt (9.6.1948) và trở thành bộ phận của Vệ binh quốc gia (13.4.1949). Tổ chức thành các đại đội, liên đội (gồm một số đại đội) và trung đoàn (gồm một số liên đội). Tới cuối 1953 có 4 trung đoàn (gồm 21 liên đội, chia thành 62 đại đội) với quân số trên 8.000 người. Từ 1955 tổ chức lại thành 20 tiểu đoàn lãnh thổ, và được chuyển giao cho chính quyền Sài Gòn. VBCHNK chủ yếu làm nhiệm vụ lãnh thổ (bình định, bảo vệ địa phương); không có vai trò đáng kể trong chiến tranh xâm lược của Pháp tại VN những năm 1945-54.

        VỆ BINH NAM VIỆT X. VỆ BINH CỘNG HÒA NAM KÌ

        VỆ BINH QUỐC GIA, LLVT chính quy đầu tiên của chính phủ Bảo Đại (1949-54). Thành lập 13.4.1949 trên cơ sở thống nhất Vệ binh Đông Dương, Vệ binh cộng hòa Nam Kì, Bảo vệ quân ở Trung Kì, Bào chính đoàn ở Bắc Kì và các đơn vị ngự lâm quân; gồm khoảng 45.000 người, ban dầu tổ chức thành đại đội, liên đội (3-5 đại đội), trung đoàn (2-4 liên đội). Trở thành lực lượng chính quy của QĐ quốc gia VN từ 11.5.1950 (từ 1952 QĐ quốc gia VN gồm VBQG. 33 tiểu đoàn VN (BVN) và 494 đại đội Phụ lực quân do Pháp xây dựng chuyển giao). VBQG do Pháp tổ chức, trang bị và chỉ huy (từ 1952 do BTTM QĐ quốc gia VN điều hành, nhưng thực tế Pháp vẫn nắm quyền chỉ huy). Được xây dựng thành các tiểu đoàn bộ binh, phát triển các đơn vị thiết giáp (1950), thông tin, công binh, pháo binh, không quân, hải quân (1951) và hệ thống các trường QS. Đơn vị tổ chức cao nhất qua các thời kì: sư đoàn VN theo lãnh thổ quân khu, gồm 9-10 tiểu đoàn (1952); liên đoàn lưu động, gồm 3 tiểu đoàn bộ binh, 1 tiểu đoàn pháo binh và đơn vị trực thuộc (1953-54); trung đoàn, gồm 3-4 tiểu đoàn (cuối 1954). Quân số cao nhất của VBQG (1954) tới 167.000 người (trong tổng số trên 205.000 người thuộc QĐ quốc gia VN). Sau 7.1954 phần lớn VBQG được cải tổ, chuyển thành chủ lực quân và Bảo an đoàn (1955) của QĐ Sài Gòn.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #15 vào lúc: 13 Tháng Tám, 2019, 04:01:24 am »


        VỆ BINH TRUNG VIỆT X. BẢO VỆ QUÂN

        VỆ QUỐC ĐOÀN, tên gọi của Quân đội nhân dân Việt Nam thời kì sau cách mạng tháng Tám 1945. Được xác định là QĐ quốc gia theo sắc lệnh 71-SL ngày 22.5.1946 của chủ tịch nước VN DCCH.

        VỆ SINH QUÂN SỰ, chuyên ngành của vệ sinh học và y học QS nghiên cứu ảnh hưởng của môi trường, đặc điểm sinh hoạt và lao động QS tới sức khỏe, khả năng chiến đấu và công tác của bộ đội trong thời bình và thời chiến. Gồm: vệ sinh trú quân, vệ sinh nguồn nước, vệ sinh dinh dưỡng, vệ sinh quân phục, vệ sinh lao động QS... VSQS có nhiệm vụ: xây dựng tiêu chuẩn sinh hoạt, lao động QS, đề xuất các biện pháp y sinh học, các yêu cầu kĩ thuật nhằm cải thiện môi trường trong khu vực trú quân, công trình QS, cải tiến chất lượng nước, điều kiện vệ sinh dinh dưỡng, góp phần đảm bảo sức khỏe cho bộ đội trong mọi tình huống, đề xuất tiêu chuẩn tuyển lựa, theo dõi sức khỏe và dự phòng bệnh nghề nghiệp cho quân nhân, công nhân, viên chức quốc phòng.

        VỆ SƠN, núi ở xã Vân Diên, h. Nam Đàn, t. Nghệ An, cạnh Sông Lam, tây thị trấn Nam Đàn 3km. Tại đây Mai Hắc Đế xây thành Vạn An để chống quân đô hộ nhà Đường. Cg Núi Đụn hay Đục Sơn.

        VỆ TINH ĐỊA TĨNH, vệ tinh nhân tạo của Trái Đất có vị trí hầu như cố định so với mặt đất, nghĩa là chuyển động trên quỹ đạo địa tĩnh với vận tốc góc bằng vận tốc góc của Trái Đất tự quay quanh trục của nó. Có ưu điểm: khi sử dụng không phải xác định tọa độ của VTĐT theo thời gian, giảm được độ phức tạp của thiết bị ở Trái Đất. Mỗi VTĐT có thổ quan sát 42,3% bề mặt Trái Đất nên chỉ cần đặt 3 chiếc cách nhau 120° là đủ quan sát toàn bộ bề mặt Trái Đất. VTĐT dùng chủ yếu cho liên lạc viễn thông, truyền hình, quan sát thăm dò khí tượng và cho mục đích QS. Hiện Nga có các VTĐT Rađuga, Gôridôn, Êcơran... Mĩ có: ATS-1, -3, -5, -6, Intơxơt... VTĐT được dùng cho nhiều nước.

        VỆ TINH NHÂN TẠO của Trái Đất, khí cụ bay vũ trụ không người điều khiển, được đưa lên vũ trụ và chuyển động tự do theo quỹ đạo quanh Trái Đất. Độ cao bay nhỏ nhất của VTNT (khoảng cách từ Trái Đất đến điểm cận địa của quỹ đạo) không dưới 140-150km, độ cao lớn nhất (đến điểm viễn địa) từ hàng trăm đến vài trăm ngàn kilômét. Chu kì bay quanh Trái Đất tuỳ theo độ cao bay trung bình có thể từ 1,5h đến vài ngày. Để bay theo quỹ đạo này, VTNT phải có tốc độ bằng hoặc lớn hơn tốc độ vũ trụ cấp 1. VTNT đầu tiên trên thế giới là Xputnic-1 của LX (nặng 83,6kg, dạng hình cầu, đường kính 580mm, được phóng 4.10.1957 lên quỹ đạo elip, độ cao quỹ đạo tại điểm cận địa 228km, tại điểm viễn địa 947km). Sau đó VTNT được phóng ở Mĩ (1958), Pháp (1965), Ôxtrâylia (1967), Nhật, TQ (1970), Anh (1971) và một số nước khác. Được sử dụng cho nghiên cứu khoa học (các vệ tinh Coxmot, Electron, Prôton, Prognoz... của LX trước đây và Nga hiện nay; ERTS của Mĩ...) hoặc các nhiệm vụ ứng dụng như thông tin liên lạc (Monhia, Rađuga... của LX, SINCOM của Mĩ...), dẫn đường (NAVSTAR, Trandit của Mĩ, GLONASS của Nga...), khí tượng (Meteor của LX cũ, Tirôt và Nimbut của Mĩ...), trắc địa,... vệ tinh thử nghiệm (OV của Mĩ...). Đặc biệt, VTNT được sử dụng nhiều cho mục đích QS (trinh sát, gây nhiễu, đánh chặn và tấn công từ vũ trụ...) như các vệ tinh Đixcayơri, Samos, Feret, ESSA, Lacrose, Orion, Crixtan... (MT); Yanta, Oco, Cometa... (Nga); Xcainet-4B (Anh)...



        VỆ TINH QUÂN SỰ, vệ tinh nhân tạo của Trái Đất dùng cho mục đích QS như: thu thập tin tức tình báo về bố trí lực lượng, trang bị kĩ thuật, tiềm năng QS và kinh tế; kiểm soát việc phóng các khí cụ bay, các vụ nổ hạt nhân của đối phương; dẫn đường, thông tin liên lạc; đánh chặn hoặc tiến công từ vũ trụ hoặc trong vũ trụ... VTQS có nhiều loại: trinh sát. liên lạc, dẫn đường, điều khiển, đa năng... Vệ tinh trinh sát ra đời sớm nhất và được sử dụng rộng rãi với các ưu điểm: phạm vi trinh sát rộng, không bị hạn chế bởi biên giới quốc gia và địa hình; thu thập, truyền tin nhanh, chính xác, tin cậy, an toàn. Trong chiến tranh Vùng Vịnh (1990- 91), chiến tranh Nam Tư (1999), chiến tranh Apganixtan (2001), VTQS đã thể hiện vai trò đặc biệt quan trọng. Hiện nay nhiều nước (Mĩ, Nga, Nhật, Anh, Pháp, Ấn Độ, TQ...) đã có VTQS
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #16 vào lúc: 13 Tháng Tám, 2019, 04:02:16 am »


        VỆ TINH TRINH SÁT, vệ tinh quân sự chuyên dùng cho các hoạt động trinh sát vũ trụ, được sử dụng sớm nhất và nhiều nhất, chủ yếu thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm, thu thập tin tức tình báo về thế bố trí chiến lược LLVT, các hoạt động QS quy mô lớn cũng như các sự kiện đột phát, hệ thống các trang thiết bị KTQS, tiềm lực kinh tế - quốc phòng, các vụ thử nghiệm vũ khí, đặc biệt là các vụ thử hạt nhân và vũ khí chiến lược... của các quốc gia. Xuất hiện từ 1959, VTTS phát triển nhanh, thành một trong những công cụ tình báo QS hữu hiệu nhất của các nước phát triển, bộ phận hợp thành của hệ thống vũ khí chiến lược và hệ thống chỉ huy tự động hóa hiện đại. Ưu điểm: phạm vi trinh sát rộng; thu thập và truyền thông tin với tốc độ cao, chính xác, tin cậy, an toàn; hiệu quả trực quan tốt, khả năng sống còn cao, không bị hạn chế bởi ranh giới quốc gia và các điều kiện địa lí. Theo mục đích, nhiệm vụ và loại hình trang thiết bị được sử dụng, có: VTTS chụp ảnh, VTTS điện tử (bao gồm vô tuyến truyền hình, VTTS kĩ thuật vô tuyến và hồng ngoại), vệ tinh giám sát biển, vệ tinh cảnh báo, vệ tinh do thám các vụ nổ hạt nhân và các VTTS đa năng khác. Các VTTS trong hệ thống trinh sát chiến lược hiện nay là Crixtan, Lacrose, Eorsat, Orion, Trumpet...(Mĩ); Prognoz, Oco, Yanta, Cometa... (Nga); Heliot, Cerise (Pháp); FSW-1/ -2 (TQ), Offeq-3 (Ixraen)...

        VỆ ÚY (cổ), chức quan võ chỉ huy một vệ trong QĐ một số triều đại phong kiến. Ở VN, QĐ Nguyễn theo quan chế, phẩm trật của VU là chánh tam phẩm hoặc tòng tam phẩm. Giúp việc cho VU là phó VU (tòng tam phẩm hoặc, chánh tứ phẩm). ở TQ, VU là một trong 9 chức quan thời Hán, Chiến Quốc. Thời Đường đổi thành VU khanh. Thời Minh bỏ chức này.

        VÊNÊXUÊLA (Cộng hòa Vênêxuêla, Bôlivariana; República Bolivariana de Venezuela, A. Bolivarian Republic of Venezuela), quốc gia ở bắc lục địa Nam Mĩ. Dt 912.445km2; ds 24,65 triệu người (2003); 67% người lai, 21% người da trắng, 10% người da đen, 2% người da đỏ. Ngôn ngữ chính thức: tiếng Tây Ban Nha. Tôn giáo: 96% đạo Thiên Chúa, 2% đạo Tin Lành. Thủ đô Caracat. Chính thể cộng hòa liên bang, đứng đầu nhà nước và cơ quan hành pháp (chính phủ) là tổng thống. Cơ quan lập pháp: quốc hội hai viện. Địa hình chia thành 3 vùng: phía tây bắc và phía bắc là triền núi thuộc hệ thống núi Anđet (đỉnh Bôliva cao nhất 5.007m). Vùng trung tâm là đồng bằng sông Ôrinôcô. Phía nam là sơn nguyên Guyana (cao 300-400m, có những khối núi riêng biệt, đỉnh cao nhất 3.014m). Rừng nhiệt đới che phủ 50% diện tích. Sông chính: Orinoco. Lãnh thổ còn bao gồm 72 đảo trong vùng biển Caribê. Tài nguyên phong phú: dầu mỏ (đúng đầu Mĩ Latinh về ưữ lượng, sản lượng và xuất khẩu), sắt, than đá, vàng, kim cương, mănggan. Nước đang phát triển. Các ngành công nghiệp chính: công nghiệp dầu mỏ, khai thác quặng sắt, khí tự nhiên, vàng, kim cương: sắt. Công nghiệp QS bắt đầu phát triển. Nông nghiệp phát triển chậm; cây trồng chủ yếu: lúa, ngô, thuốc lá, ca cao, bông, mía, cà phê, chuối. Ngành chăn nuôi chiếm 50% giá trị sản lượng nông nghiệp. GDP 124,948 tỉ USD (2002), bình quân đầu người 5.070 USD. Thành viên LHQ (15.11.1945), Tổ chức các nước châu Mĩ, Hệ thống kinh tế Mĩ Latinh, Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ. LLVT: lực lượng thường trực 82.300 người (lục quân 34.000, hải quân 18.300, không quân 7.000, cận vệ quốc gia 23.000), lực lượng dự bị 8.000. Trang bị: 81 xe tăng chủ lực, 191 xe tăng hạng nhẹ, 30 xe thiết giáp trinh sát, 290 xe thiết giáp chở quân, 92 pháo mặt đất xe kéo, 10 pháo tự hành, 20 pháo phản lực, 225 súng cối, 24 tên lửa chống tăng, 2 tàu ngầm, 6 tàu frigat, 3 tàu tên lửa, 3 tàu tuần tiễu, 4 tàu đổ bộ, 6 tàu hộ tống, 128 máy bay chiến đấu (F-16A/B, CF-5A, Miragiơ 50EV/DV), 40 máy bay trực thăng vũ trang, tên lửa không đối không, không đối đất, tên lửa phòng không... Ngân sách quốc phòng 1,053 tỉ USD (2002).


Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #17 vào lúc: 13 Tháng Tám, 2019, 04:03:47 am »


        VẾT THƯƠNG CHIẾN TRANH, tổn thương do vũ khí, đạn dược sử dụng trong chiến tranh gây ra. Thường gặp nhất là các vết thương do đạn thẳng hoặc mảnh phá (đạn pháo, cối, lựu đạn...). Có các loại: vết thương chột (đạn và mảnh phá còn lưu lại trong cơ thể, chỉ có lỗ vào); vết thương xuyên (có lỗ vào, đường ống vết thương, lỗ ra); vết thương sượt (đạn hoặc mảnh phá đi tiếp tuyến qua phần ngoài của cơ thể). VTCT thường bị nhiễm trùng do các vi khuẩn có trên da, quần áo, do các dị vật xâm nhập từ môi trường diễn ra chiến sự. Các mô tạng bị đứt rách, phá hủy, các cục máu đông ở vết thương là điều kiện thuận lợi để nhiễm khuẩn phát triển. Do điều kiện chiến đấu nên thời gian xử lí vết thương không thể thực hiện được sớm, do đó ảnh hưởng đến tiến triển và tiên lượng vết thương. VTCT do sức nổ, vũ khí gây cháy, vũ khí hóa học, vũ khí hạt nhân,... gây ra có những đặc điểm riêng về bệnh lí và về cách cấp cứu điều trị.

        VI DÂN (Nguyền Văn Trợ; 1923-47), chi đội trưởng Chi đội Vi Dân. Quê xã Duy Hải, h. Duy Tiên, t. Hà Nam; nhập ngũ 1945; đv ĐCS VN (1945). Năm 1942-44 hoạt động trong phong trào công nhân cứu quốc tại Hà Nội. 5.1945 đội trưởng Đội công nhân xung phong thành Hoàng Diệu (tổ chức bán vũ trang do Thành ủy Hà Nội trực tiếp chỉ đạo); tham gia khởi nghĩa giành, chính quyền tại thủ đô Hà Nội. 19.8.1945 chi đội trưởng Chi đội Việt Nam giải phóng quân đầu tiên của Hà Nội (Chi đội Vi Dân), bảo vệ chính quyên CM và Lễ tuyên ngôn độc lập (2.9.1945). Ngày 30.10.1945 chỉ huy chi đội tham gia Bộ đội Nam tiến. 1946-47 chi đội phó rồi chi đội trường Chi đội 4 Phú Yên, trung đoàn trường Trung đoàn 95 kiêm trưởng ban QS tinh Bình Định. Hi sinh (14.3.1947) trong trận đánh đồn Tú Thủy, An Khê, Bình Định (nay là h. An Khê, t. Gia Lai).



        VI QUỐC THANH (Wei Guoqing; 1913-89), trường đoàn cố vấn QS Quán giải phóng nhân dân Trung Quốc giúp QĐND VN trong KCCP (1950-55). Người h. Đông Lan, t. Quảng Táy (TQ), dân tộc Choang; thượng tướng (1955); đv ĐCS TQ (1931). Năm 1929 tham gia khởi nghĩa Bách sắc. 1934-36 tham gia Vạn lí trường chinh, trưởng đoàn đại biểu Đặc khoa đại học Hồng quân. Trong chiến tranh chống Nhật, hiệu trưởng Trường lưu động Tổng bộ Bát lộ quân; chính ủy kiêm lữ đoàn trưởng Lữ đoàn 9, Sư đoàn 3 Tân tứ quân. 1944 chỉ huy chiến dịch Tây Tiến. Trong chiến tranh giải phóng, tư lệnh kiêm chính ủy Tung đội 2, Dã chiến quân Hoa Đông; tư lệnh Binh đoàn Bắc Giang Tô; chính ủy Binh đoàn 10. Năm 1950-55 trưởng đoàn cố vấn QS quân giải phóng nhân dân TQ giúp QĐND VN đánh Pháp. 1956-89 chính ủy thứ nhất các quân khu: Quảng Tây, Quảng Châu; chủ nhiệm TCCT QGP nhân dân TQ; ủy viên thường vụ rồi phó chủ tịch Quân ủy trung ương ĐCS TQ; ủy viên Hội đồng quốc phòng khóa I-III; ủy viên dự khuyết rồi ủy viên chính thức BCHTƯ ĐCS TQ khoa VIII-XII, ủy viên BCT khóa X-XII; phó chủ tịch: ủy ban thường vụ quốc hội khóa IV-VII, hội nghị chính trị hiệp thương toàn quốc khóa IV-V.

        VI VĂN VINH (S. 1938), Ah LLVTND (1972). Quê xã Phúc Hòa, h. Tân Yên, t. Bắc Giang; nhập ngũ 1966, thượng tá (1991); đv ĐCS VN (1968); khi tuyên dương Ah là đại đội trưởng Đại đội pháo binh 5, Tiểu đoàn 10, Trung đoàn 96, Đoàn 75, miền Đông Nam Bộ. Trong KCCM, tham gia chiến đấu 116 trận tại chiến trường miền Đông Nam Bộ, chỉ huy tiểu đội, trung đội, đại đội diệt hàng nghìn địch, bắn rơi hàng chục máy bay, bán chìm hàng chục tàu chiến, phá hủy nhiều xe QS (VVV diệt 70 địch bằng súng bộ binh). Đợt chiến đấu bảo vệ trận địa sau khi trung đoàn pháo kích vào căn cứ Lai Khê (31.1.1968), suốt 5 ngày chiến đấu ác liệt, VVV chỉ huy tổ diệt hơn 300 Mĩ, bắn cháy 12 máy bay, giữ vững trận địa. Huân chương: Chiến công (1 hạng nhì, 2 hạng ba).


Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #18 vào lúc: 13 Tháng Tám, 2019, 04:05:37 am »


        “VÌ NHÂN DÂN QUÊN MÌNH”, hành khúc do Doãn Quang Khải (học viên khóa 6, Trường lục quân VN) sáng tác 5.1951, nói lên nguồn gốc “từ nhân dân mà ra”, mục đích “vì nhân dân mà chiến đấu” của Quân đội nhân dân Việt Nam. ca ngợi quan hệ gắn bó giữa QĐ với nhân dân, sự tin yêu của nhân dân với QĐ. Được giải thưởng của Hội văn nghệ VN 1952-53). Một trong những bài hát truyền thống của QĐND VN, được sử dụng làm nhạc hiệu Phát thanh quân đội nhân dân và Truyền hình quăn đội nhân dân.



        VĨ TUYẾN ĐỊA LÍ, đường cắt bề mặt Trái Đất bằng mặt phẳng song song với mặt phẳng xích đạo của Trái Đất. Tất cả các điểm trên một vĩ tuyến đều có cùng một vĩ độ.

        VỊ TRÍ CHỈ HUY, nơi chỉ huy chiến đấu thường ở cấp phân đội. Ở đó có: người chỉ huy, phó chỉ huy và có thể có một số trợ lí, nhân viên chuyên môn. VTCH nằm trong đội hình chiến đấu và trên hướng chủ yếu của phân đội, tiện chỉ huy và quan sát; có thể ở trong công sự hoặc trên các phương tiện cơ động... và di chuyển theo đội hình của phân đội. Vị trí, thời gian triển khai do người chỉ huy cấp trên trực tiếp quyết định hoặc phê chuẩn.

        VỊ TRÍ ĐỊA LÍ, vị trí xác định của một điểm hay một khu vực so với các yếu tố được chọn làm mốc (các hệ tọa độ, vùng lãnh thổ hay các khu vực khác). Khái niệm VTĐL được cụ thể hóa trong từng chuyên ngành: trong địa toán học là tọa độ địa lí của điểm và khu vực; trong địa vật lí là vị trí tương đối của các điểm, khu vực về mặt địa vật lí đối với các lục địa, núi, đại dương, biển, sông, hồ...; trong địa chính trị, địa lí kinh tế là vị trí của đất nước, khu vực, điểm dân cư và các đối tượng khác trong hệ thống các yếu tố liên quan như các quốc gia và nhóm quốc gia, hệ thống giao thông, các thị trường, các trung tâm kinh tế... VTĐL là một yếu tố quan trọng nhất trong việc nghiên cứu và tổ chức các hoạt động thực tiễn, bao gồm hoạt động QS. Ý nghĩa thực tế của VTĐL phụ thuộc vào nội dung hoạt động được tiến hành và thay đổi trong các tình huống khác nhau.

        VỊ TRÍ TÀU THUYỂN, tọa độ của tàu thuyền trên biển, dùng vĩ độ, kinh độ hoặc phương vị, cự li từ vật chuẩn nào đó ở trên bờ (đảo) để biểu thị. Có thể xác định bằng cách dựa vào hướng chuyển động và quãng đường đi của tàu do la bàn và máy tính đường cung cấp với các số liệu về dòng chảy và gió để tính ra vị trí tàu (gọi là vị trí dự tính) hoặc bằng cách đo cự li, phương vị, các vật chuẩn trên bờ (đảo) hoặc căn cứ các thiên thể để tìm ra (gọi là vị trí xác định). Ngày nay, các phương tiện kĩ thuật vô tuyến và vệ tinh định vị được sử dụng rộng rãi để xác định VTTT trên biển, làm tăng độ an toàn hàng hải, nhất là khi đi biển trong đêm tối và tầm nhìn hạn chế. VTTT được thể hiện trên hái đồ có ghi rõ thời điểm xác định.

        VỊ TRÍ TIẾN CÔNG của đặc công, nơi mà từ đó từng người, tổ, phân đội đặc công tiến lên công kích mục tiêu được giao. VTTC thường cách mục tiêu 5-7m hoặc càng gần càng tốt. Thường chọn nơi bí mật, bất ngờ, tiện quan sát theo dõi và tiếp cận mục tiêu.

        VỊ TRÍ XUẤT PHÁT XUNG PHONG X. TUYẾN (VỊ TRÍ) XUẤT PHÁT XUNG PHONG
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #19 vào lúc: 13 Tháng Tám, 2019, 04:07:03 am »


        VIÊN ĐẠN, đạn có đủ các phần tử cần thiết để tiến hành một lần bắn từ súng, pháo, bệ phóng... VĐ súng bộ binh gồm đầu đạn, vỏ đạn, thuốc phóng, hạt lửa liên kết với nhau thành một khối. VĐ cối gồm thân đạn, ngòi, ống và cánh đuôi, liều phóng chính và phụ. VĐ phản lực gồm đầu đạn (phần chiến đấu), ngòi, động cơ, thuốc phóng, mồi lửa điện...

        VIÊN THẾ KHẢI (Yuan Shikai; 1859-1916), quan đại thẩn triều Mãn Thanh, tổng thống nước Trung Hoa dân quốc (1912-16). Người Hạng Thành, t. Hà Nam (TQ). 1881 tham gia QĐ. Từ 1898 giúp Từ Hi thái hậu phá phong trào Duy Tân của Khang Hữu Vi và Lương Khải Siêu, đàn áp khởi nghĩa Nghĩa Hòa Đoàn, phát triển quân dưới quyền từ 7.000 lên 19.000 người. 1901 tổng đốc tinh Trực Lê, đại thần Bắc Dương. 1905-07 thủ lĩnh lực lượng quân phiệt Bắc Dương (trên 60.000 quân), đại thần Quân cơ, rồi thượng thư Ngoại giao. 1909 bị bãi chức nhưng vẫn ngẫm ngầm khống chế quân Bắc Dương. 1911 CM Tân Hợi bùng nổ, triều đình Mãn Thanh phục chức cho VTK làm khâm sai đại thần, thống lĩnh QĐ, tổng lí nội các. Thấy phong trào CM phát triển mạnh mẽ, triều đình Mãn Thanh có nguy cơ diệt vong, VTK dựa vào sự ủng hộ của CNĐQ và thế lực Bắc Dương, ép hoàng đế triều Thanh (vua Phổ Nghi) thoái vị và buộc Tôn Trung Sơn nhường chức tổng thống (2.1912). Sau khi lên nắm quyền, VTK từng bước phản bội CM, giải tán quốc hội, xóa bỏ hiến pháp lâm thời, thay đổi thể chế nhà nước, thâu tóm mọi quyền hành, chuẩn bị dư luận lên ngôi hoàng đế. Nhưng phong trào CM phát triển mạnh, QĐ CM các tỉnh miền Nam liên kết đánh bại QĐ VTK.

        VIỄN ĐÔNG, khu vực phía đông châu Á bao gồm Đông Á (Triều Tiên, Nhật Bản, phần phía đông TQ và vùng VĐ của Nga...) và Đông Nam Á (VN, Lào, Campuchia, Thái Lan, Philippin, Xingapo, Malaixia, Inđônêxia...). Là một khu vực chiến lược quan trọng với nguồn nhân lực to lớn, công nghiệp phát triển, giàu tài nguyên, điểu kiện địa lí thuận tiện; nhiều căn cứ hải quân và không quân lớn.

        VIỄN THÁM, công nghệ nghiên cứu các đối tượng trên bề mặt Trái Đất bằng phương pháp đo đạc và phân tích từ các khí cụ bay vũ trụ. Cơ sở của VT là quy luật quang học về phản xạ, bức xạ của đối tượng và điểu kiện môi trường. Tính chất phản xạ hay bức xạ của đối tượng trong các vùng phổ sóng điện từ phụ thuộc vào vị trí Mặt Trời, điều kiện khí quyển, thời tiết, mùa, trạng thái mặt đất, tính năng kĩ thuật và vị trí đặt máy thu. Theo vùng phổ sóng được sử dụng, VT được chia thành 3 loại chính: VT vùng nhìn thấy và vùng hồng ngoại phản xạ, VT vùng hồng ngoại nhiệt và VT vùng sóng ngắn. Theo nguyên lí làm việc của máy thu, phân biệt hai loại kĩ thuật thu bắt chính: thụ động và chủ động. Kĩ thuật thu bắt thụ động là sự tiếp nhận sóng phản xạ và bức xạ từ nguồn ánh sáng tự nhiên. Kĩ thuật thu bắt chủ động là sự thu sóng phản hồi của đối tượng từ nguồn năng lượng nhân tạo phát ra, như sóng rađa... Sản phẩm chủ yếu của VT là ảnh vũ trụ. Dữ liệu ảnh thu được bằng công nghệ VT được chia thành hai loại chính: ảnh quét (scan) và ảnh chụp (camera). Dạng ảnh chụp điển hình từ vũ trụ là ảnh COSMOS của Nga, dạng ảnh quét khá phổ biến trên thế giới là, ảnh LANDSAT của trung tâm NASA (Mĩ). Ứng dụng lớn nhất của VT là để thành lập các bản đồ chuyên đề.

        VIỄN THÔNG, thông tin liên lạc có cự li xa và rất xa (giữa các tỉnh, bang, giữa các quốc gia); thường được thực hiện trên đường truyền hỗn hợp (vô tuyến, hữu tuyến - đặc biệt là cáp quang, vệ tinh...), với tín hiệu thoại, phi thoại (số liệu, truyền hình, fax...). VT được sử dụng rộng rãi trong QS, dân sự và có chất lượng, hiệu quả cao.

        VIỆN BẢO TÀNG QUÂN ĐỘI X. BẢO TÀNG LỊCH SỬ QUÂN SỰ VIỆT NAM

        VIỆN CHIẾN LƯỢC QUÂN SỰ, cơ quan nghiên cứu tư tưởng QS, học thuyết, chiến lược QS..., đề xuất và tư vấn cho Đảng ủy QS trung ương, BQP về chiến lược và đường lối QS của Đảng; trực thuộc BQP. Thành lập theo quyết định số 25/QĐ-QP ngày 11.1.1990 của bộ trưởng BQP. Tổ chức VCLQS gồm các ban: đường lối, học thuyết QS; nghệ thuật chỉ đạo chuẩn bị và tiến hành chiến tranh: nghiên cứu quốc tế; nghiên cứu về tổ chức xây dựng lực lượng; nghiên cứu về hậu phương chiến lược, kinh tế QS, công nghiệp quốc phòng; Phòng thông tin khoa học, công nghệ - môi trường, Ban quản lí khoa học và Văn phòng. Viện trưởng đầu tiên: Hoàng Minh Thào.

        VIỆN KHOA HỌC QUÂN SỰ, cơ quan nghiên cứu và quản lí các hoạt động nghiên cứu khoa học QS. Thường gồm các bộ phận (phân viện, phòng, ban) nghiên cứu và quản lí từng chuyên ngành của khoa học QS như: lí luận chung khoa học QS, lí luận QS, lí luận giáo dục và huấn luyện QS, lí luận tổ chức và xây dựng LLVT, lịch sử QS... Ngoài ra, còn có các cơ sở bảo đảm cho nghiên cứu và quản lí các hoạt động nghiên cứu như: các phòng thí nghiệm, trung tâm máy tính, trung tâm thông tin và tư liệu... VKHQS VN được thành lập 2.7.1969 (đến 11.9.1978 hợp nhất với Học viện QS cao cấp), tổ chức thành các phân viện: nghiên cứu chiến lược, lịch sử QS, thông tin tư liệu khoa học QS, Ban tổng kết kinh nghiệm chiến tranh và Cục quản lí khoa học QS. Viện trưởng đầu tiên: Lê Trọng Tấn.
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM