Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 12:27:06 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: 1   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: U Ư  (Đọc 1009 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« vào lúc: 12 Tháng Tám, 2019, 05:05:49 pm »

     
        U-2, máy bay trinh sát chiến lược tầm cao do hãng Lôchit (Mĩ) thiết kế và chế tạo. Trang bị cho không quân Mĩ từ 1956. Tính năng chiến - kĩ thuật chính: dài 19,2m, cao 4,88m, sải cánh 31,4m, khối lượng rỗng 6.800kg, tốc độ bay lớn nhất 850km/h, tầm bay xa nhất 6.435km, trần bay 24.400m, kíp bay 1 người. Trang bị các thiết bị trinh sát, phát hiện, chụp ảnh mục tiêu, ghi các tín hiệu vô tuyến và rađa... như máy chụp ảnh hàng không 73B, thiết bị trinh sát hồng ngoại và rađa tầm xa (tới 400km), hệ thống trinh sát thông tin Xeniơ Xpia, thiết bị gây nhiễu rađa. U-2 có khả năng phát hiện cả  máy bay và xe tăng trong hầm trú ẩn và lán ngụy trang. Không trang bị vũ khí. Các biến thể chính: U-2A, U-2B, U-2D, U-2R, WU-2... Đã được Mĩ sử dụng trong các hoạt động trinh sát chống LX trước dây, trong chiến tranh VN và chiến tranh Vùng Vịnh (chủ yếu dùng để trinh sát ảnh hàng không, trinh sát hồng ngoại và trinh sát rađa). Đã bị các lực lượng phòng không LX (1.5.1960) và VN (trong KCCM) bắn rơi.



        U MINH, rừng ngập mặn ven biển giữa hai tỉnh Kiên Giang và Cà Mau, gồm UM Thượng (phía bắc) và UM Hạ (phía nam). Dt gần l00.000ha, 50 loài cây, tràm chiếm hầu hết diện tích, mọc dày đặc thành từng khối, cây cao tới 20m. Lá cây mục tạo thành lớp than bùn dày tới 2m. Hoa tràm nhiều, tạo điều kiện cho nghề nuôi ong phát triển. UM có 4 vườn chim trong tổng số 6 vườn chim tự nhiên của Nam Bộ. Trong KCCP và KCCM, UM là căn cứ địa của nhân dần miền Tây Nam Bộ.

        U RE (1948-66), Ah LLVTND (truy tặng 1978). Dân tộc Xơđăng, quê xã Đắc Côi, h. Con Plông, t. Kon Tum; tham gia CM 1965; khi hi sinh là tiểu đội phó du kích làng Con Lo, xã Đắc Côi. 1965-66 đánh 25 trận bảo vệ tính mạng, tài sản nhân dân. 11.1966 chỉ huy tổ ba người chống cuộc càn của 1 đại đội Mĩ, diệt 11 địch. Có 1 du kích hi sinh, UR bị thương nặng vẫn tình nguyện ở lại chiến đấu để chiến sĩ còn lại đưa thi hài đồng đội về phía sau. UR vờ chết và đợi địch kéo đến vây quanh, cho mìn nổ, diệt 7 địch, một số bị thương, số còn lại tháo chạy, UR hi sinh. Huân chương: Chiến công (hạng nhất, hạng ba).



       UAZ. mác sản phẩm của Nhà máy ô tô Ulianôpxcơ (LX), thành lập 1942 trên cơ sở bộ phận sơ tán của Nhà máy ô tô ZiL (Maxcơva, LX). Lúc đầu nhà máy sản xuất các sản phẩm theo thiết kế và mang nhân hiệu của các nhà máy ô tô Maxcơva (ZiL) và Goocki (GAZ). Nhãn hiệu UAZ được sử dụng từ cuối những năm 50 tk 20 với các kiểu xe UAZ-450, UAZ-451, UAZ- 452 và các biến thể của chúng, sản xuất trên cơ sở xe GAZ-69 và GAZ-69A. Từ 1972 các kiểu xe UAZ-469 và 469B được sản xuất hàng loạt. Từ những năm 1980, nhóm kí hiệu số trong mác xe được dùng theo quy định thống nhất cho tất cả các xe ô tô sản xuất trong toàn LX. Xe UAZ được sử dụng rộng rãi ở nhiều nước, trong đó có VN (cả trong và ngoài QĐ).


« Sửa lần cuối: 12 Tháng Tám, 2019, 05:18:14 pm gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #1 vào lúc: 12 Tháng Tám, 2019, 05:06:51 pm »


        “UẤT LIÊU TỬ", binh thư nổi tiếng thời cổ TQ, một trong “Vũ kinh thất thư" ra đời khoảng giữa thời Chiến Quốc. Phạm vi đề cập gồm cả chính trị, kinh tế, QS. Kế thừa và phát triển tư tưởng của Tôn Vũ, Ngô Khởi và tư tưởng “canh chiếu” của Thương Ưởng, cho rằng chiến tranh phụ thuộc vào chính trị, là biểu hiện của chính trị. Nội dung cơ bản: về xây dựng QĐ, nhấn mạnh vai trò của tướng soái và kỉ luật, pháp chế; về chiến lược chiến thuật, nhấn mạnh sự linh hoạt vận dụng chính binh - kì binh, tiên phát chế nhân; nêu rõ yêu cầu với ba hình thức tác chiến: đánh thành, đối trận và giữ thành, chủ trương đã đánh là phải thắng, không nắm chắc thắng lợi thì không đánh... Tác phẩm thể hiện một số yếu tố duy vật và biện chứng trong nhận thức và tiến hành chiến tranh, bài xích sự mê tín trời đất. quỷ thần.

        UÂYEN (A. Frederick Carlton Weyand; S. 1916), tư lệnh cuối cùng của QĐ Mĩ ở miền Nam VN (1972-73), người chỉ huy lễ cuốn cờ rút quân Mĩ về nước (29.3.1973). Nhập ngũ 1939, đại tướng. Trong CTTG-II, sĩ quan tình báo ở chiến trường TQ - Mianma - Ấn Độ. Khi Mĩ xâm lược Triều Tiên, U là sĩ quan bộ binh. Trong chiến tranh xâm lược VN, 1966 chỉ huy Sư đoàn bộ binh 25 Mĩ. 1967 chỉ huy Lực lượng dã chiến II Mĩ ở các vùng chiến thuật 3 và 4 (x. vùng chiến thuật). Tết Mậu Thân (1968) đưa quân về cứu nguy cho Sài Gòn. 8.1968 rời VN. 1969 cố vấn QS cho phái đoàn Mĩ tại hội nghị Pari về VN. 1970 phó tư lệnh MACV ở miền Nam VN. 6.1972 làm tư lệnh thay tướng Abram. 1974-76 tham mưu phó rồi tham mưu trưởng lục quân Mĩ. 4.1975 được cử sang VN nắm tình hình. 1976 nghỉ hưu.

        UCRAINA (Cộng hòa Ucraina; A. Republic of Ukraine), quốc gia ở Đông Âu. Dt 603.700km2; ds 48,05 triệu người (2003); 72% người Ucraina, 22% người Nga, 4% người Ba Lan, 1% người Bêlarut, 1% người Do Thái. Ngôn ngữ chính thức: tiếng Ucraina, tiếng Nga được dùng rộng rãi. Tôn giáo: đạo chính thống Ucraina (đa số), Thiên chúa giáo La Mã (thiểu số). Thủ đô: Kiep. Chính thể cộng hòa, đứng đầu nhà nước là tổng thống. Cơ quan lập pháp: quốc hội. Cơ quan hành pháp: chính phủ do thú tướng đứng đầu. Địa hình phần lớn bằng phẳng. Phía tây nam là dãy núi Cacpat, cực Nam là dãy Crưm. Miền trung gồm hạ lưu sông Đnhep và cao nguyên Đnhep (cao nguyên rộng nhất U). Phía đông là vùng thung lũng Sông Đông và một phần của cao nguyên Trung Nga. Sông chính: Đnhep, Đanuyp, Prut, Đnextrơ. Nước công - nông nghiệp phát triển, giàu tài nguyên thiên nhiên: than đá, dầu mỏ, khí đốt, sắt, titan, măng gan, muối khoáng. Các ngành công nghiệp chính: khai thác mỏ, luyện kim. chế tạo máy (đầu máy xe lửa, đóng tàu, máy phát điện...), thực phẩm, hàng tiêu dùng, điện năng, hóa chất, dệt, điện tử. Đất nông nghiệp rất màu mỡ; sản phẩm nông nghiệp: lúa mì, lúa mạch, ngô, củ cải đường, hạt hướng dương, nho. khoai tây, rau quả... Chăn nuôi đại gia súc, cừu, lợn, gia cầm. GDP 37,58 ti USD (2002), bình quân đầu người 770 USD. Thành viên LHQ (24.10.1945), Cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG). Lập quan hệ ngoại giao với VN cấp đại sứ 23.1.1992. LLVT: lực lượng thường trực 311.400. lực lượng dự bị 1.000.000. Lục quân: 154.900; trang bị 4.014 xe tăng, 1.500 xe trinh sát chiến đấu, 3.079 xe chiến đấu bộ binh, 1.823 xe thiết giáp chở quân, 3.739 pháo mặt đất, 1.307 pháo tự hành. 635 giàn pháo phản lực, 604 súng cối. 132 tên lửa Scut, 140 tên lửa FROG/SS-21, 236 máy bay trực thăng vũ trang. Hải quân: 13.000; trang bị 1 tàu ngầm, 7 tàu frigat, 8 tàu tuần tiều, 5 tàu quét mìn, 7 tàu đổ bộ, 9 tàu hộ tống và phục vụ. Không quân: 100.000; trang bị 1.063 máy bay chiến đấu (có 542 chiếc ở kho) gồm: MiG-21, MiG-23, MiG-25 MiG-27, MiG-29, Su- 24, Su-25, Su-27. Lực lượng hạt nhân chiến lược: 44 tên lửa ICBM SS-24; 20 máy bay ném bom chiến lược TU-95H16, 5 TU-95H6 (mang tên lửa AS-15 ALơn). Ngân sách quốc phòng 582 triệu USD (2001).


Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #2 vào lúc: 12 Tháng Tám, 2019, 05:08:18 pm »

  
        UDƠBÊKIXTAN (Cộng hòa Udơbêkixtan; A. Republic of Uzbekistan), quốc gia ở Trung Á. Dt 447.400km2; ds 25,98 triệu người (2003); 73% người Udơbêch, 6% người Nga... Ngôn ngữ chính thức: tiếng Udơbêch. Tôn giáo: đạo Hồi dòng Sunni. Thủ đô: Tasken. Chính thể cộng hòa, đứng đầu nhà nước là tổng thống. Cơ quan lập pháp: hội đồng tối cao (quốc hội). Cơ quan hành pháp: chính phú do thú tướng đứng đầu. Phần lớn lãnh thổ là sa mạc. Đông và nam là các nhánh của dãy núi Thiên Sơn, đinh cao nhất 4.500m. giữa các nhánh núi là các lòng chảo. Sông chính: Amu Đaria, Xurơ Đaria. Nước công - nông nghiệp. Công nghiệp chế tạo máy, luyện kim. năng lượng, nhiên liệu, hóa chất... GDP 11,27 ti USD (2002), bình quân đầu người 450 USD. Thành viên LHQ (2.3.1992), Cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG). Lập quan hệ ngoại giao với VN 17.1.1992. LLVT. lực lượng thường trực 50.000-55.000 người (lục quân 40.000. không quân 10.000-15.000), lực lượng bán vũ trang 18.000-20.000 người. Tuyển quân theo luật nghĩa vụ QS, thời hạn phục vụ 18 tháng. Trang bị: 340 xe tăng, 405 xe chiến đấu bộ binh, 13 xe thiết giáp trinh sát, 309 xe thiết giáp chớ quân, 200 pháo mặt đất xe kéo, 83 pháo tự hành, 108 pháo phản lực, 36 pháo phòng không, 165 máy bay chiến đấu, 39 máy bay vận tải, 42 máy bay trực thăng vũ trang, tên lửa không đối không, không đối đất, 45 tên lửa phòng không SA-2, 3, 5... Ngân sách quốc phòng 106 triệu USD (2002).



        UFO nh VẬT THỂ BAY KHÔNG XÁC ĐỊNH

        UGANDA (Cộng hòa Uganda; Jamhuriya Uganda, A. Republic of Uganda), quốc gia ở Đông Phi. Dt 241.038km2; ds 25,63 triệu người (2003); gồm người Baganđa, Itêxô, Baniancôlê, Baxôga. Ngôn ngữ chính thức: tiếng Anh, tiếng Xoali. Tôn giáo: 45% Thiên chúa giáo, 30% đạo Tin Lành... Thủ đô; Cămpala. Chính thể cộng hòa, đứng đầu nhà nước là tổng thống. Cơ quan lập pháp: quốc hội một viện. Cơ quan hành pháp: chính phủ do thủ tướng đứng đầu. Địa hình chủ yếu là cao nguyên, cao 1.000-1.500m. Phía tây là núi, đỉnh cao nhất: Macgarita (trên biên giới với CH DC Cônggô) 5.109m. Khí hậu xích đạo. Mạng sông ngòi dày đặc, thuộc hệ thống Sông Nin. Đông nam giáp biên giới với Kênia, Tandania có hồ lớn Vichtoria. Nước nông nghiệp lạc hậu. GDP 5,675 tì USD (2002), bình quân đầu người 250 USD. Thành viên LHQ (25.10.1962), Phong trào không liên kết, Liên minh châu Phi. Lập quan hệ ngoại giao cấp đại sứ với VN 9.2.1973. LLVT: lực lượng thường trực 50.000-60.000 người, lực lượng bán vũ trang 1.800 người. Tuyển quân theo chế độ tình nguyện. Trang bị: 140 xe tăng hạng trung, 20 xe tăng hạng nhẹ, 100 xe thiết giáp trinh sát. 64 xe thiết giáp chở quân, 255 pháo mặt đất, pháo phản lực, 50 pháo phòng không, 200 tên lửa phòng không SA-7, 16 máy bay chiến đấu, 2 máy bay trực thăng vũ trang... Ngân sách quốc phòng 140 triệu USD (2002).



       UH-1, họ máy bay trực thăng chiến đấu Bell-204 (tức họ UH) do hãng Bell (Mĩ) thiết kế, chế tạo. Cũng có thể dùng để huấn luyện, tải thương... UH-1 xuất hiện 1957 và có các biến thể: A, B, C, D, F, H, K, L, M, N, P. Các loại UH-1 đã được QĐ Mì sử dụng ở VN: UH-1A và UH-1B. Tính năng chính của UH-IA(B); thân dài 12,08 (12,08)m, cánh quay dài 13,4 (13,4)m, cao 4,45 (4,45)m, khối lượng cất cánh lớn nhất 3.266 (3.856)kg, tốc độ bay lớn nhất 195 (222)km/h, trần bay 3.500 (3.810)m, tầm bay 340 (407)km; kíp bay 1(2) người, chở 5 (8 ) người; trang bị 4 súng máy M-73, súng phóng lựu hoặc 48 quả tên lửa (70mm) không điều khiển. Đưa vào trang bị của QĐ Mĩ 6.1959 (3.1961), tham gia chiến tranh ở VN 10.1962.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #3 vào lúc: 12 Tháng Tám, 2019, 05:12:40 pm »


        UNTAC (vt từ A. United Nations Transitional Administration Committee), cơ quan quyền lực lâm thời của LHQ tại Campuchia, do ông Y. Acasi (Nhật Bản) đại diện đặc biệt của tổng thư kí LHQ đứng đầu để điều hành hoạt động của Campuchia trong 18 tháng, nhằm chuẩn bị điều kiện và tổ chức tổng tuyển cử lập ra chính phủ hòa hợp dân tộc. Thành lập theo hiệp định Pari 1991 về Campuchia và nghị quyết 745 của Hội đồng bảo an LHQ (28.2.1992). Nhiệm vụ: giải giáp vũ khí và kiểm soát hoạt động của các bên ở Campuchia; giúp đỡ và hồi hương những người tị nạn; gỡ mìn trên toàn bộ lãnh thổ; kiểm soát biên giới, đường bộ và đường biển; tổ chức tổng tuyển cử; kiểm tra giám sát hệ thống bầu cử, kiểm soát cuộc vận động tranh cử, bỏ phiếu và kiểm phiếu trong cuộc tổng tuyển cử ở Campuchia. UNTAC chính thức hoạt động từ 15.3.1992 với 22.000 người của gần 20 quốc gia (có 15.900 nhân viên QS, 3.600 cảnh sát và hơn 400 nhân viên dân sự); chi phí khoảng 2,8 tỉ USD. Sau 18 tháng hoạt động (3.1992-10.1993), UNTAC đã thực hiện được mục tiêu để ra (trừ việc kiểm soát và giải giáp LLVT Khơme Đó). Cuối 11.1993, UNTAC rút toàn bộ nhân viên ra khỏi Campuchia.

        URAL-375, ô tô vận tải ba cầu chủ động do Nhà máy ô tô Uran (LX) sản xuất từ 1961. Trọng tải 5t, kéo moóc nặng đến 10t trên đường cứng. Xe nguyên mẫu có cabin mềm, thùng xe hở, có khung mui phủ bạt. thành sau mở lật xuống được. Động cơ chế hòa khí ZiL-375, bố trí hình chữ V, công suất 132kW (180cv), có bộ hạn chế số vòng quay. Nhiên liệu: xăng A-76, suất tiêu hao nhiên liệu 48l/h. Tốc độ tối đa: 75km/h. Các biến thể chính: Ural-375A (thùng xe kiểu hòm kín), Ural-375T (xe vận tải); Ural-375D (cabin bằng kim loại hoàn toàn), Ural-375N (thùng xe dài), Ural-375E và Ural- 375SN (xe đầu kéo). Ural-375 và các biến thể của nó được sử dụng ở nhiều nước, trong đó có VN.

        URAN* (uranium, U), nguyên tố hóa học thuộc nhóm actinôit, có số thứ tự 92 trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học của Menđêlêep. Được phát hiện 1789. Trong tự nhiên, u có ba đồng vị là: U238 (99,2739%, chu kì bán hủy T1/2=4,51.109 năm); U235 (0,7205%, T1/2=7.108 năm); U234 (0,0056%, T1/2=2,48.105 năm). Có thể nhận được 11 đồng vị nhân tạo của U với số khối từ 227 đến 233, 236, 237, 239 và 240. Tính chất quan trọng đặc biệt của một số đồng vị của u là có khả nâng phân chia khi hấp thụ nơtrôn. Sản phẩm cuối cùng của quá trình phân rã U là chỉ và hêli. Nhờ khả năng tạo phản ứng dây chuyền, các đồng vị u233, u233 dược sử dụng làm nhiên liệu hạt nhân trong các lò phản ứng hạt nhân và chế tạo vũ khí hạt nhân.

        U RAN**, hệ thống núi ở Nga, trải dài theo hướng bắc - nam từ biển Cara (thuộc Bắc Băng Dương) đến gần biển Caxpi, dài 2.000km, rộng 40-150km, phân cách phần châu Âu của Nga với vùng Xibêri thuộc châu Á. Gồm: U bắc cực có độ cao 1.000-1.700m phủ rừng cây lá nhọn. Trung U có độ cao 600-800m, phủ rừng cày lá nhọn và rừng hỗn hợp, có nhiều tuyến đường sắt và đường ô tô chạy qua. Nam U là những dãy núi xòe hình quạt, cao tới 1,638m (ngọn Iamatan), phủ rừng hỗn hợp tới độ cao l.000m. Các sông chính: Pêchôra, Cama, Bêlaia, Uran. Khí hậu lục địa, phía bắc lạnh, tuyết phủ 200 ngày/năm. Phía nam khí hậu ôn hòa, tuyết phú 135-145 ngày/năm. Giàu khoáng sản, nhiều mỏ sắt. đồng, vàng, bạch kim, titan, niken, crôm. than, dầu khí. Nhiều ngành công nghiệp quan trọng: luyện kim đen, luyện kim màu, công nghiệp nặng, nàng lượng, chế tạo máy. hóa chất... Đường sắt diện khí hóa. Trong chiến tranh giữ nước của LX (1941-45), U giữ vai trò quan trọng: trong thời gian ngắn đã trở thành nguồn cung cấp chủ yếu của đất nước, sản xuất 40% tổng khối lượng vật tư chiến tranh, góp phần to lớn vào sự nghiệp chiến thắng phát xít Đức.

        URIANGKHAĐAI nh NGỘT LƯƠNG HỢP THAI
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #4 vào lúc: 12 Tháng Tám, 2019, 05:13:47 pm »


        URUGOAY (Cộng hòa Phương Đông Urugoay; República Oriental del Uruguay, A. Oriental Republic of Uruguay), quốc gia ở Nam Mĩ. Dt 175.016km2; ds 3,41 triệu người (2003); đa số người gốc châu Âu. Ngôn ngữ chính thức: tiếng Tây Ban Nha. Tôn giáo: Thiên chúa giáo La Mã. Thủ đô: Montevideo. Chính thể cộng hòa, đứng đầu nhà nước và cơ quan hành pháp (chính phú) là tổng thống. Cơ quan lập pháp: quốc hội hai viện. Địa hình bằng phẳng. Khí hậu cận nhiệt đới. Mạng sông ngòi dày đặc. Sông lớn: Urugoay. Nước nông - công nghiệp. Xuất khẩu hàng dệt, thuộc da, lông cừu... Du lịch phát triển, thu nhiều ngoại tệ. GDP 18,67 tỉ USD (2002), bình quân đầu người 5.550 USD. Thành viên LHQ (18.12.1945), Tổ chức các nước châu MT. Lập quan hệ ngoại giao với VN 11.8.1993. LLVT: lực lượng thường trực 23.900 người (lục quân 15.200, không quân 3.000, hải quân 5.700), lực lượng bán vũ trang 920 người. Tuyển quân theo chế độ tình nguyện. Trang bị: 15 xe tăng hạng trung, 68 xe tăng hạng nhẹ. 31 xe thiết giáp trinh sát, 15 xe chiến đấu bộ binh, 134 xe thiết giáp chớ quân, 66 pháo mặt đất xe kéo, 2 pháo tự hành, 3 pháo phản lực, 136 súng cối, 23 pháo phòng không, 5 tên lửa chống tăng, 3 tàu frigat, 8 tàu tuần tiễu, 3 tàu quét mìn. 6 tàu hộ tống, 29 máy bay chiến đấu... Căn cứ hải quân: Montevideo, La Palôma. Ngân sách quốc phòng 206 triệu USD (2002).



        UTAPAO, căn cứ không quân Thái Lan do Mĩ xây dựng (1964-66), trên bờ vịnh Thái Lan, đông nam Băng Cốc 130km. Đường băng bê tông dài 3.500x60m. Có thiết bị bảo đảm cho các loại máy bay cất và hạ cánh trong mọi điều kiện thời tiết ngày và đêm. Trong chiến tranh xâm lược của Mĩ ở VN, máy bay B-52 của Mĩ cất cánh từ U ném bom VN. 1976 Mĩ trao trả U cho Thái Lan.

        UY HẢI, thành phố cảng ở đông bắc bán đảo Sơn Đông, t. Sơn Đông, TQ, trên bờ vịnh Bột Hải. Vị trí trung tâm thành phố: 37°30’ vĩ bắc, 122°07’ kinh đông, trên bờ bắc. 1.1895 tại đây diễn ra trận đánh lớn giữa hải quân Bắc Dương (TQ) với hải quân Nhật Bản. Hiện nay tại UH có căn cứ của lữ tàu phóng lôi thuộc Hạm đội Bắc Hải, hải quân TQ (diện tích căn cứ 0,7km2, chiều dài bến 2km. độ sâu 4m; có các xướng sửa chữa nhỏ).

        UY LỰC của đạn dược, hiệu quả tác dụng của đạn dược (đạn pháo, đạn súng, bom...) đối với mục tiêu. Được đánh giá bằng những chỉ tiêu định lượng khác nhau: ULcđd phá được xác định bởi thể tích hố nổ (phụ thuộc vào khối lượng, chất lượng và loại thuốc nổ, mức độ chui sâu vào chướng ngại và việc điều chỉnh thế nổ của ngòi); ULcđd mảnh được xác định bởi bán kính sát thương hoặc diện tích sát thương quy đổi (phụ thuộc số lượng, khối lượng, tốc độ mảnh văng, độ hiểm yếu của mục tiêu và điều kiện đạn tiếp cận mục tiêu); ULcđd xuyên được xác định bởi chiều dày vỏ giáp có thể xuyên thùng (phụ thuộc góc chạm, loại đạn lõm hay xuyên bằng động năng...); ULcđd chiếu sáng được xác định bời độ sáng, thời gian và diện tích vùng được chiếu sáng (phụ thuộc khối lượng và loại thuốc chiếu sáng, độ cao hoạt động của ngòi...). Cg hiệu lực của đạn.

        ỦY BAN AN NINH QUỐC GIA LIÊN XÔ, cơ quan an ninh trung ương của nhà nước LX, trực thuộc HĐBT. có chức năng chỉ đạo và thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh chính trị, tiến hành các hoạt động tình báo và phán gián bảo vệ xã hội Xô viết. Thành lập 13.3.1954 theo quyết định của Đoàn chủ tịch Xô viết tối cao LX, 1.1991 đổi tên thành cơ quan an ninh giữa các nước cộng hòa. Tổ chức gồm: cơ quan tình báo quốc gia. cơ quan phản gián quốc gia, bộ đội biên phòng... Các tổ chức tiền thân: ủy ban đặc biệt toàn Nga (12.1917): Cục chính trị quốc gia (2.1922); Tổng cục an ninh quốc gia (GUGB. 7.1934); Hội đồng dân ủy an ninh quốc gia (2.1941); Bộ an ninh quốc gia (1946). Trụ sở: tại Lubianca (Maxcơva). Chủ tịch đầu tiên: Decginxki (ủy viên BCHTƯ ĐCS LX). Sau chính biến 19.8.1991 ở LX, UBANQGLX bị giải thể (11.10.1991). Cg KGB (xt FSB).
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #5 vào lúc: 12 Tháng Tám, 2019, 05:15:04 pm »


        ỦY BAN GIẢI TRỪ QUÂN BỊ. tổ chức quốc tế có nhiệm vụ đề xuất những sáng kiến và soạn thảo các văn kiện quốc tế về giải trừ quân bị. Thành lập 1961 tại Giơnevơ (Thụy Sĩ), hoạt động từ 3.1962, gồm 18 nước, trong đó có LX. Mĩ, Anh, Pháp, TQ. Đến 1983 có 40 thành viên, có quan hệ chặt chẽ với LHQ. UBGTQB đã soạn thảo nhiều văn kiện quan trọng như: hiệp ước cấm thử vũ khí hạt nhân (1963), hiệp ước cấm phổ biến vũ khí hạt nhân (1968), công ước cấm vũ khí vi trùng (1972)... UBGTQB mỗi tháng họp một lần tại Giơnevơ và hội nghị hàng năm để thông qua báo cáo gửi Đại hội đồng LHQ. Chủ tịch hội nghị do các thảnh viên luân phiên đảm nhiệm. Cg Hội nghị giải trừ quân bị.

        ỦY BAN KIỂM TRA ĐẢNG trong Quân đội nhân dân Việt Nam, cơ quan kiểm tra của đảng ủy các cấp trong QĐND VN (từ đảng ủy cơ sở đến Đảng ủy quân sự trung ương), được lập ra theo Điều lệ ĐCS VN, do cấp ủy cùng cấp bầu, cấp ủy cấp trên trực tiếp chuẩn y. Có nhiệm vụ: kiểm tra đảng viên (cả cấp ủy cùng cấp) và tổ chức đảng cấp dưới khi có dấu hiệu vi phạm kỉ luật; kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ kiểm tra và thi hành kỉ luật trong Đảng; xem xét, kết luận những trường hợp vi phạm kỉ luật, quyết định hoặc đề nghị cấp ủy thi hành kỉ luật đảng viên và tổ chức đảng; giải quyết tố cáo, khiếu nại về kỉ luật đảng; kiểm tra tài chính cấp ủy cấp dưới và cùng cấp. Gồm một số đảng viên trong và ngoài cấp ủy, có: chủ nhiệm (là ủy viên thường vụ), phó chủ nhiệm và ủy viên thường trực (có thể chuyên trách), các ủy viên khác (thường kiêm nhiệm); làm việc theo chế độ tập thể, dưới sự lãnh đạo của cấp ủy cùng cấp và sự chỉ đạo, kiểm tra của UBKT cấp trên. Được tổ chức ở bốn cấp: Đảng ủy QS trung ương, đảng ủy trực thuộc Đảng ủy QS trung ương, đảng ủy cấp trên trực tiếp của tổ chức cơ sở và đảng ủy cơ sở.

        ỦY BAN LIÊN KIỂM, tổ chức liên lạc và kiểm soát QS hỗn hợp VN - Pháp; được lập ra ở trung ương và các thành phố, thị xã (nơi có lực lượng quân tiếp phòng của Pháp), theo quy định của hiệp định sơ bộ Việt - Pháp (6.3.1946). Có nhiệm vụ: theo dõi và giải quyết những vấn đề nảy sinh giữa hai bên trong quá trình thi hành hiệp định, trong đó chủ yếu là việc thực hiện điều khoản thay thế QĐ Trung Hoa dân quốc (đang làm nhiệm vụ tiếp nhận sự đầu hàng của QĐ Nhật ở VN) bằng các lực lượng quân tiếp phòng của Pháp và QĐ quốc gia VN. Sự phá hoại của Pháp đối với hiệp định sơ bộ Việt - Pháp đã chấm dứt sự tồn tại và hoạt động của UBLK.

        ỦY BAN QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH, ủy ban của Quốc hội nước CHXHCN VN, được thành lập theo điều 65 của hiến pháp và điều 25 Luật tổ chức Quốc hội nước CHXHCN VN (1992). Có nhiệm vụ và quyền hạn: thẩm tra các dự án luật, kiến nghị về luật, dự án pháp lệnh và các dự án khác thuộc lĩnh vực quốc phòng và an ninh; giám sát việc thực hiện luật, pháp lệnh, nghị quyết của Quốc hội và ủy ban thường vụ quốc hội thuộc lĩnh vực quốc phòng và an ninh, nhiệm vụ quốc phòng và an ninh và ngân sách trong lĩnh vực này; kiến nghị với Quốc hội các vấn đề về chính sách quốc phòng và an ninh, những biện pháp cần thiết nhằm thực hiện nhiệm vụ, quyển hạn của Quốc hội và ủy ban thường vụ quốc hội trong lĩnh vực quốc phòng và an ninh.

        ỦY BAN QUỐC TẾ GIÁM SÁT VÀ KIỂM SOÁT THI HÀNH HIỆP ĐỊNH GIƠNEVƠ 1954 VỂ VIỆT NAM, tổ chức quốc tế được lập ra theo hiệp định Giơnevơ 1954 về Việt Nam để giám sát và kiểm soát việc thi hành hiệp định. Gồm các nước Ấn Độ, Ba Lan, Canada với số lượng đại biểu bằng nhau, do Ấn Độ làm chủ tịch. Nội dung giám sát và kiểm soát: sự di chuyển của LLVT hai bên; việc tuân thủ quy chế giới tuyến QS tạm thời và khu phi quân sự, trao trả tù binh và thường dân bị giam giữ; việc thi hành những điều khoản quy định cấm đưa thêm vào VN các LLVT, nhân viên QS, vũ khí và vật dụng chiến tranh. Quyết định của ủy ban được thông qua theo nguyên tắc đa số, riêng những vấn đề có liên quan đến nguy cơ bùng nổ chiến sự phải thông qua theo nguyên tắc nhất trí. Sự phá hoại hiệp định Giơnevơ 1954 về VN và sự từ bỏ những cam kết quốc tế của Mĩ và chính quyền Ngô Đình Diệm đã buộc ủy ban phải chấm dứt hoạt động.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #6 vào lúc: 12 Tháng Tám, 2019, 05:16:51 pm »


        ỦY BAN QUỐC TẾ GIÁM SÁT VÀ KIỂM SOÁT THI HÀNH HIẸP ĐỊNH PARI 1973 VỂ VIỆT NAM, tổ chức quốc tế được lập ra theo hiệp định Pari 1973 về Việt Nam để giám sát và kiểm soát thi hành hiệp định. Gồm đại diện của 4 nước: Ba Lan, Canada, Hunggari, Inđônêxia. Có nhiệm vụ: theo dõi. phát hiện, ngăn ngừa, điều tra những vi phạm hiệp định thuộc thẩm quyền, ủy ban làm việc theo nguyên tắc hiệp thương, nhất trí, nếu trường hợp không có sự nhất trí thì những ý kiến khác nhau đó được chuyên cho 4 bên hoặc 2 bên miền Nam VN. Về tổ chức có: cơ quan ủy ban (chủ tịch ủy ban do từng nước thành viên luân phiên đảm nhiệm), đặt trụ sở tại Sài Gòn; 7 tổ ở khu vực; 26 tổ ở địa phương; 12 tổ ở cửa khẩu; 7 tổ ở những nơi cho phép đưa vào miền Nam VN vũ khí, đạn dược và dụng cụ chiến tranh được phép thay thế; 7 tổ ở những nơi trao trả nhân viên của các bên bị bắt và giam giữ. Do Mĩ và chính quyền Sài Gòn phá hoại hiệp định (không thực hiện ngừng bắn, đơn phương đình chỉ không thời hạn hội nghị hiệp thương, cản trở công việc của ủy ban quốc tế...) nên chiến sự ở miền Nam VN vẫn tiếp diễn, dẫn tới sự tự kết thúc mọi hoạt động của ủy ban này.

        ỦY BAN THAM MƯU QUÂN SỰ LIÊN HỌP QUỐC, cơ quan chuyên môn (QS ) của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc, thành lập theo điều 47 Hiến chương LHQ (1945). Có nhiệm vụ tư ván, giúp đỡ Hội đồng bảo an: các vấn để liên quan đến những biện pháp QS cần thiết để duy trì hòa bình và an ninh quốc tế; việc sử dụng và chỉ huy Lực lượng vũ trang Liên hợp quốc; vấn đề hạn chế vũ trang và giải trừ quân bị. UBTMQSLHQ đặt dưới quyền của Hội đồng bảo an LHQ, gồm các tham mưu trưởng (hoặc đại diện) của những nước ủy viên thường trực Hội đồng bảo an LHQ và một số cộng tác viên cần thiết của các nước thành viên LHQ; có thể thành lập các tiểu ban khu vực. Từ thập kỉ 90 của tk 20. LLVT LHQ được triển khai ở nhiều nơi trên thế giới, theo đó vai trò của UBTMQSLHQ cũng tăng lên.

        ỨNG CỨU GIẢI TỎA, hoạt động tác chiến của các lực lượng từ bên ngoài đến nhằm phá thế bao vây, phong tỏa của đối phương, khôi phục liên hệ bình thường cho lực lượng (mục tiêu) bị vây (phong tỏa) với bên ngoài, hoặc đưa lực lượng bị vây ra ngoài vòng vây. ƯCGT được thực hiện trong chiến dịch, đợt hoạt động tác chiến tập trung, trận chiến đấu hay hoạt động tác chiến thường xuyên của lực lượng thuộc các quân chủng, binh chủng và LLVT địa phương.

        ƯU BINH (cổ), binh lính tuyển ở địa phương Thanh - Nghệ trong quân đội Hậu Lê từ 1722; để phân biệt với nhất binh. ƯB là người 3 phủ (Thiệu Thiên, Hà Trung, Tĩnh Gia) thuộc Thanh Hóa và 12 huyện (Thiên Lộc, La Sơn, Chân Phúc, Thanh Chương, Hương Sơn, Nghi Xuân, Đông Thành, Quỳnh Lưu, Hưng Nguyên, Nam Đường, Thạch Hà, Kì Hoa) thuộc Nghệ An, có công đánh nhà Mạc (x. nội chiến Lê - Mạc, 1527-92), khôi phục cơ đồ nhà Hậu Lê, được lưu giữ ở Thăng Long làm quân túc vệ; được ưu đãi và nể sợ nên sinh kiêu căng và lộng hành, sau này gây ra loạn kiêu binh.

        ƯU THẾ trong tác chiến, sự vượt trội đối phương về sức mạnh chiến đấu. Được thể hiện chủ yếu ở số lượng, chất lượng của các đơn vị LLVT và của binh khí kĩ thuật, nghệ thuật chỉ huy, thế trận cùng các nhân tố có lợi khác (địa hình, thời tiết, chính trị, dân cư...). Một chỉ số của ƯT là so sánh lực lượng của hai bên trên chiến trường.

        ƯU THẾ HỎA LỰC PHÁO BINH, sự vượt trội đối phương về hỏa lực pháo binh trong chiến đấu (chiến dịch). ƯTHLPB thể hiện ở số lượng và chất lượng các phương tiện hỏa lực pháo binh trong việc hoàn thành các nhiệm vụ hỏa lực. Để có ƯTHLPB phải cơ động pháo binh rộng rãi, tích cực tập trung lực lượng, hỏa lực hợp lí trên từng hướng, trong từng trán, từng giai đoạn chiến đấu (đợt chiến dịch) và từng giai đoạn hỏa lực vào mục tiêu chủ yếu, thời điểm quan trọng, nổ súng bất ngờ và liên tục chủ động đánh các phương tiện hỏa lực của đối phương (đặc biệt là pháo binh). Trong KCCP và KCCM, lực lượng pháo binh VN ít hơn pháo binh địch nhiều lần, nhưng luôn tìm cách tạo ra ƯTHLPB trong từng chiến dịch, từng trận chiến đấu: chiến dịch Biên Giới (1950) ưu thế pháo binh là 1,3/1; chiến dịch Điện Biên Phủ (1954) ưu thế về số lượng là 2/1; chiến dịch Tây Nguyên (1975) pháo xe kéo của địch hơn ta 2,4 lẫn, nhưng ta vẫn tạo ra ưu thế pháo xe kéo trong trận then chốt Buôn Ma Thuột là 1,5/1.

        ƯU THẾ TRÊN BIỂN X. LÀM CHỦ TRÊN BIỂN

        ƯU THẾ TRÊN KHÔNG X. LÀM CHỦ TRÊN KHÔNG
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #7 vào lúc: 13 Tháng Tám, 2019, 06:56:19 pm »

     
HẾT U Ư
Logged

Trang: 1   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM