Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 07:27:12 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Mùa gió chướng  (Đọc 12504 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #30 vào lúc: 08 Tháng Tám, 2019, 09:41:54 am »

CHƯƠNG 15

   Sự có mặt của bà Chín cũng như cô con gái út của bà trong nhà bà Út Nhỏ đối vối Long đã trở thành bình thưòng. Nếu không, thì bà Út Nhỏ hoặc chính vợ hắn sẽ bồng đứa nhỏ đến chơi với bà. Sự đi lại của hai gia đình bắt nguồn từ thằng bé. Nó khóc, nó vui. Nó bị khục khặc... nhất nhất việc gì cũng nhò đến sự chăm nom của bà Chín. Đương nhiên mà bà trở thành bà thầy thuốc riêng của thằng bé, khiến cho cha nó phải kính nể.

   Buổi sáng hôm sau - sau ngày ăn đầy tháng, nửa đêm tròi trở gió, thằng bé bị ấm đầu. Những lúc như vậy, dù cho có bận trăm công ngàn việc, đại úy Long cũng bỏ để về với đứa con. Bà Út Nhỏ đích thân đến nhà bà Chín, mời bà đến thăm, cũng nhân đó mà trò chuyện với bà bạn già. Bà Chín nhờ đó mà nghe được câu chuyện giữa hai người: đại úy Long với ông bạn phóng viên nhà báo.

   Bà ngồi trên ghế tràng kỷ với ở gian trong, bỏm bẻm nhai trầu. Ngoài thảo bạc cách một tấm vách gỗ màu gụ, họ đang uống cà phê sáng. Đại úy Long ngồi dựa trên ghế xa lông, còn ông nhà báo chỉ đến gần bộ xa lông khi cần phải uống, hớp một hớp, để cái tách xuống, ông lại đi, đi lững thững, đi mãi đến gần tận đầu thảo bạc; rồi đánh rẹt một cái, quay phắt lại nhanh gọn như người lính, rồi lại lững thững đi. Người ngồi, người đi, cứ thế mà họ nói chuyện với nhau. Họ nhắc lại với nhau những kỷ niệm cũ, ở đất Sài Gòn, những quán cà phê qua hẻm vắng, cái thời huy hoàng của hai người: đứa là trung úy dù, lính con cưng của Ngô tổng thốhg, đứa là ông phóng viên nổi tiếng.

   - Cho đến bây giờ, - Ông nhà báo đứng giữa thảo bạc, như một diễn viên đứng trên sân khấu - đã sắp sửa đến bốn mươi rồi, tao mới trắng mắt ra, rằng lý tưởng là cái gì? - Ông ta nhún vai, cái môi trề lại trề ra dài hơn.

   - Những thằng một lứa với mày bây giờ nó là cái gì? Nó là tướng, còn mày thì mày đổ máu. Những thằng một lứa với tao, nó là cái gì, nó là nghị sĩ, là chánh khách, còn tao... tao đang nói chuyện với mày.

   Ông ta lại quay lưng, đi lững thững, rồi quay phắt lại:

   - Qua trận càn này, tao mừng cho mày, mày đã trưởng thành. Một cuộc hành quân không vấp phải sự chống trả của đối phương!...

   Trận càn sáng hôm qua, đại úy Long dè dặt hơn những trận càn trước, từ ngày hắn về làng. Tiếng là hành quân” tảo trừ” du kích, nhưng hắn lại dẫn quân lánh khỏi tầm súng của họ. Hắn không dám xua quân vào những khu vườn, hắn cho quần nát đưng, lác, sậy, đế giữa cánh đồng hoang. Và hắn, hắn đi lơi khơi ngoài cánh đồng trống, giữa một đám lính che chở dưới tầm bay của chiếc HU IA. Đời lính của hắn, có một nỗi sợ luôn khắc khoải, không yên. Ấy là ngày còn làm trung úy đồn trưởng ở Phú Quốc, một cái đảo ngoài khơi. Đó cũng là số phận hẩm hiu của tên lính dù con cưng của Ngô tổng thống sau ngày đảo chánh. Rã đàn tan nghé, mỗi đứa một phương trời - là kẻ bị lưu đày giữa vùng sóng vỗ, hắn phẫn chí, chơi ngông - được nổi tiếng về một cái chào. Hắn chẳng chào ai theo kiểu lính, dù phải đứng trước cấp trên. Nhưng nếu vào quán rượu, trước khi uống, thì hắn đặt cái chai rượu vào nơi trang trọng nhất, đánh rốp một cái, ngươi cứng đơ như khúc gỗ, đưa tay chào: như chào lá quốc kỳ. Trong bọn lính và các quán rượu của cái đảo xa xôi ấy, hắn nổi tiếng với biệt danh: trung úy thờ rượu.

   Một hôm, có một tên cố vấn cấp trung úy đến cố vấn cho hắn. Tên trung úy ấy, Jin bị đày ra đảo xa vì tội buôn lậu. Hai thằng trung úy cùng một số phận hẩm hiu, bị đày. Nhưng hắn, hắn vẫn không quên mình là người Hoa Kỳ muốn quay trở lại đất ăn chơi Sài Gòn bằng chiến công. Trung úy Jin nói với hắn: “Tôi nghe trung úy là một sĩ quan có tài, nhưng không phải là tài tảo trừ Việt cộng, mà tài chơi ngông. Rừng rậm là hang ổ du kích ông không hành quân, nhưng đêm nào cũng hành quân qua quán rượu. Tôi đến đây, giúp ông bình định lại vùng này”.

   - “Được, ngày mai chúng ta sẽ hành quân”! - Đại úy Long kể lại với ông nhà báo.

   Sáng hôm sau, hắn mở một cuộc hành quân qua một làng du kích. Jin đi đầu, hắn đi kế với hơn năm mươi tay súng. Cánh quân đi trên con đường làng, dân chúng tản đi, và từ sáu giờ đến chín giờ, không gặp một bóng người, không nghe một tiếng súng. Đang đi, bỗng nhiên, trên trung úy Mỹ quay đầu.

   Đại úy Long nói:

   - Tao thấy mặt nó tái mét, tao cũng phát sợ. Nó nạt tao: “Tại sao họ lại im lặng như vậy hả, trung úy?”. Tự nhiên tao thấy tội nghiệp cho nó. Tao nói: “Ở đây Việt cộng không đáng kể, tôi hành quân hoài mà không thấy đối phương, tôi đâm ra chán”. Tao thấy nó mừng ra mặt.

   Cánh quân lại tiếp tục qua con đường làng không người. Jin, tên trung úy Mỹ bắt đầu khoe khoang:

   - “Vì lý tưởng diệt cộng, chân tôi đi khắp thế giới: Triều Tiên, Mã Lai và bây giờ...”. Nó đưa tay hất mũ, hét lên một tiếng trước khi dẫn quân xuyên qua một đoạn đường rừng. Xốc lại cây súng, ra oai, nó dấn tới... Bất thình lình có một tiếng nổ, một tiếng nổ gọn, sắc và chát. Long chưa kịp nghĩ, chưa kịp đối phó thì thấy thằng Jin, trung úy cố vấn Mỹ, trước mặt hắn không quá một sải tay, ôm ngực, lảo đảo rồi té xuống, cả cánh quân ngã xuống, bắn trả lại. Vậy rồi thôi. Đối phương chỉ nổ một tiếng súng, tiếng súng giết chết tên cố vấn Mỹ, rồi im, im hẳn... Sau trận đó, hắn bị tình nghi là kẻ đã nổ súng bắn cố vấn. May cho hắn, có một viên thiếu úy an ninh đã xác nhận sự thật cho hắn, người bạn thân, hàng đêm cùng hắn hành quân qua các quán rượu, người đã uống mất của hắn một phần ba lương mỗi tháng.

   - Ngoài trận mạc - Hắn nói với ông bạn nhà báo - nếu súng hai bên cùng nổ thì tao như lân gặp pháo; cái điều tao ngại nhất là đạn nổ bất thình lình, chỉ một viên, một viên bắn lẻ.

   Chính vì vậy mà trận càn hôm qua, hắn biết, cánh vườn dài dọc trên bờ kinh là mặt trận của du kích, lúc nào hắn cũng giữ mình, đứng ngoài tầm đạn. Nỗi sợ khắc khoải về viên đạn lẻ loi ám ảnh hắn, cùng với nỗi day dứt không yên: phải về với ngày đầy tháng của con.

   - Vậy là mày biết sống! - Ông nhà báo Trần Hoài Sơn đang đi bỗng dừng lại giữa thảo bạc, nói - Còn tao... À, tao quên kể cho mày nghe chuyện này... Thằng cha cảnh sát hôm qua, thấy mặt tao đã không ưa. Nhưng hôm qua tao đến thăm người quen thì tao phục. Ngưòi tao quen bị ông ta tống tiền, đã năn nỉ ông ta: “Xin bớt cho tôi chút đỉnh, phần đó để ông để đức về sau cho con cái”. Mày biết ông ta trả lời làm sao không? Ông ta trả lời: “Muốn để đức về sau cho con cái thì phải làm Việt cộng. Còn tôi, tôi làm Việt gian, làm Việt gian thì phải ăn ngay chớ”.

   Ông nhà báo cất lên một chuỗi cười giòn: - Ông ta sống như vậy, thật rõ ràng! Mày thì như vậy, còn tao thì bây giờ tao muốn làm nhân chứng của lịch sử. Tao đã biết phía bên này và bây giờ tao muốn biết cả phía bên kia.

   Bất thình lình ông ta bước thẳng vào gian nhà trong, chỗ của hai người bạn già đang thủ thỉ với nhau. Tự nãy giờ, bà Út Nhỏ đang nhắc lại với bà bạn của mình những ngày xa xưa cũ đẹp nhất đã trôi qua. Ngay sau khi vợ lớn của ông chồng qua đời, không còn làm thân phận của một con ở, lại là vợ của ông ủy viên Liên Việt, những ngày bạn bè hay tới lui... Bà Chín vừa ừ à theo chuyện, vừa để tai nghe chuyện của hai người ngoài thảo bạc. Thấy ông nhà báo bước vào, nhìn ông ta, bà biết ông ta muốn nói chuyện với mình, bà chào trước.

   - Thưa thím, cháu xin lỗi thím để được hỏi một chuyện!

   - Có gì chú cứ nói! - Bà gọi ông ta bằng chú cho thân.

   - Thím có ai là người trong gia đình hoặc bà con họ hàng đang ở phía bên Việt cộng không?

   - Có - Bị hỏi bất ngờ, nhưng bà kịp trấn tĩnh - Thằng con trai của tôi.

   - Vậy sao? - Ông nhà báo mừng rỡ, nhìn bà, mặt tươi hẳn lên.

   - Nhưng mà con tôi nó chết rồi! Nó hy sinh năm bốn mươi tám trong trận đánh Tây ở Vàm này, ngoài chợ.

   - Tiếc quá! - Ông nhà báo thất vọng, thở dài - Nếu bây giờ thím còn quen ai ở trong đó, thím nhắn giùm là tôi muốn vào trỏng, với tư cách là nhà báo, vài hôm.

   - Từ trước tới giờ, có bà chủ mẹ ông đại úy đây biết -Bà nói, tôi ở trong vùng kiểm soát của quốc gia. Chuyện cũ tôi cho qua, từ đó tới nay tôi không lui tới với ai.

   Ông nhà báo nhìn bà, nhếch mép cười, một nụ cười khó hiểu, nhưng không có vẻ gì đáng ghét.

   - Cháu cũng có một người anh theo Việt cộng đang ở miền Bắc. Thôi, cám ơn thím.

   Ông ta cúi đầu chào bà, quay ra, chẳng biết bị xúc động vì một lẽ gì, hai bàn tay run lên với giọng sôi nổi:

   - Tao phải là nhân chứng của lịch sử! Đó là lý tưởng của tao!

   Qua chuyện giữa hai người hôm ấy trước mắt bà Chín; đại úy Long, cái vỏ bên ngoài của hắn bị lột đi. Cái vỏ ngang tàng tự mãn, háo hức với chiến công. Hắn không phải là con người mình đồng da sắt. Hắn bắt đầu run sợ, cuộc đời của hắn cay đắng ngổn ngang.

   Khi bước xuống từng bậc cầu thang, bà nảy ra một ý nghĩ: phải mở một con đường cho Sáu Linh đến ngôi nhà này.

   Và đêm nay, bà vào đây: nhà của vợ chồng anh Bảy Thá, để đón Sáu Linh, về ở ngay trong nhà bà.

   - Thôi, đi được rồi - Bà kết thúc câu chuyện - Để bữa khác nói nữa, về khuya không tiện, chuẩn bị đi đi con! Má gởi lời thăm hết thảy.
« Sửa lần cuối: 03 Tháng Chín, 2019, 04:33:03 pm gửi bởi Giangtvx » Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #31 vào lúc: 08 Tháng Tám, 2019, 01:53:06 pm »

CHƯƠNG 16

   Chúng tôi trở về vọng gác của Út Đợ vào lúc nửa đêm - 12 giờ 15 phút theo đồng hồ của tôi. Từ đó đội du kích chia đi mỗi người mỗi ngả. Bé Ba cùng với các cô nữ du kích xuống bến, lên xuồng bơi xuôi theo con nước về tận trong xa để sáng mai lại tiếp tục công việc của mình: đi lượm xoài. Châu với cánh con trai thì đi bộ trên con đường cặp bờ kinh.

   Còn ba người ngủ lại ở vọng gác: tôi, Út Đợ và Năm Bờ. Chúng tôi căng ni lông lên cái sườn nhà dưới chòm xoài trong ánh sáng tù mù của ngọn đèn chai - Ngọn đèn của Út Đợ có tấm ảnh của cô gái đang cười. Tôi với Út Đợ mắc võng hai bên, nhường hai cây cọc giữa cho Năm Bờ, phòng khi mưa gió sẽ không tạt đến anh.

   Sau cơn sốt, trông anh phờ phạc mệt mỏi, nhưng rõ ràng là câu chuyện của bà Chín đang khuấy động cả tâm trí anh. Đèn tắt, bóng đêm trong vưòn đặc quánh, không trông thấy nhau, nhưng nghe qua giọng nói, tôi biết mắt anh đang mở nhìn trời qua kẽ lá, đang tỉnh, đang phấn chấn.

   - Ông thấy tôi nói có đúng không? - Anh hỏi, và cái võng của anh lắc mạnh chạm vào hông tôi.

   - Cái gì đúng? - Tôi hỏi lại.

   - Thời buổi của đàn bà con gái, đúng chưa nào?

   - Hả? - Tôi chưa hiểu ý anh nên phải hả như vậy.

   - Hai đứa mình cứ phải chết cứng ở đây.

   Tôi hiểu được ý của anh rồi. Tôi với anh, hai đứa từ trên Rờ trở về, đang nằm gí ở đây, trong vọng gác, còn giờ thì Sáu Linh đang xông pha ngoài kia, cách chúng tôi không đầy mấy cây số, nhưng là vùng giặc đang chiếm, rất hiểm nguy.

   Đêm nay, Sáu phải cải trang đóng vai Út Sương con của bà Chín để cùng về với bà. Quần bà ba ống túm, áo bà ba bó thân, guốc cao gót, khăn rằn xanh choàng qua đầu kín mít, không ai nhìn rõ mặt. Y như cách ăn mặc của Út Sương lúc cô đạp xe đèo mẹ chạy trên con đường qua những cặp mắt quen thuộc của xóm làng. Với cách ăn mặc ấy của Út Sương, Sáu đạp xe đèo bà Chín ngược lại con đưòng cũ. Còn Út Sương thì ở lại nhà vợ chồng anh Bảy Thá. Sáng sớm cô sẽ theo chị Bảy chở xoài ra chợ, rồi từ chợ trở về nhà như người đi chợ sáng.

   Để chuẩn bị cho việc đi lại của Sáu, Út Sương phải giả bệnh, nằm liệt giường suốt mấy hôm, sau đó người hàng xóm muốn nói gì với cô thì phải nói lớn, cô mới nghe. Chưa điếc hẳn, nhưng người ta đã gọi là Út điếc. Từ ngày bị nghễnh ngãng, cô cứ ru rú trong nhà. Thường đi với mẹ, họa hoằn lắm cô mới đi một mình. Cô ăn mặc cũng khác, cái khăn rằn xanh lúc nào cũng choàng kín qua đầu, như giấu mặt, chẳng muốn cho ai thấy. Đám con trai chưa vợ thường hay lui tới qua lại trước cửa nhà cô, mỗi ngày mỗi thưa vắng. Gặp người quen, người ta chào cô, cô không quay lại, cũng không dạ, không thưa. Anh con trai nào chưa biết bịnh cô, tưởng cô làm cao thì bà Chín lại phân trần cho cô: “Nó bị điếc hơn tháng nay, chào hỏi nó làm gì cho mất công!”. Hàng xóm thương cô, một cô gái mới hai mươi, đẹp, lại thùy mị, mà lại nghễnh ngãng, nhưng biết làm cách nào! Gặp cô, người ta thấy thương thương, nhưng không chào, không hỏi nữa. Nghe Năm Bờ nói, tôi lại nghĩ đến Sáu. Khi Sáu lên xe nhập nhoạng trong bóng đêm, chúng tôi đứng nhìn theo, ai cũng trầm trồ: giống quá. Nhứt là chị Bảy, chị cứ tấm tắc:

   - Trời đất thiệt khéo xếp đặt: như chị em sanh đôi. Nè, nhớ đừng có chào hỏi ai đó, nghe hôn!

   Út Sương, Sáu Linh, hai cô gái thật khác nhau. Một cô hai mươi sáu, một cô hai mươi. Một cô da dẻ mặn mà, một cô mịn màng tươi tắn... mái tóc, đôi mắt, cử chỉ... khác hẳn nhau, chỉ được có cái dáng nho nhỏ giống nhau. Không sao lầm lẫn được. Chỉ có cái vẻ bên ngoài ấy, Sáu đang luồn qua mạng lưới dày đặc của kẻ thù. Rất dễ sa cơ. Tôi cứ mãi băn khoăn. Tôi không đáp lại câu hỏi của Năm Bò mà hỏi lại:

   - Nếu trót lọt, thì bây giờ cô Sáu đã tới chưa, chú Út?

   - Tôi cứ lo ngay ngáy! - Út Đợ nằm phía bên kia nói sang - Bị bắt dễ như chơi.

   Anh ngồi bật dậy, xoay người, nhìn sang tôi:

   - Nhưng anh cứ tin đi. Chị Sáu đi lần này là lần thứ hai. Bây giờ thì chỉ sướng hơn anh em mình rồi. Mình nằm ở đây, nửa đêm một trái pháo rớt xuống ngay mình, mình lãnh đủ. Còn chỉ, chỉ ngủ thẳng cẳng. Sáng mai bà Chín lại mua về cho một tô hủ tiếu.

   Út Đợ nói với tôi hay nói với Năm Bờ cho anh đỡ lo?

   - Hai anh hút thuốc? - Anh bóc gói Rubi, bà Chín mang cho, mời hai đứa tôi.

   Ba người trên ba chiếc võng, ba điếu thuốc khi thì như ba cái ống khói tàu, khi thì như ba con đóm đóm lập lòe.

   Một đồng chí đang đi vào vùng giặc, chưa biết ra sao, không ai buồn ngủ, không ai muốn ngủ. Út Đợ ngả lưng xuống võng, lắc mạnh, nghe rõ tiếng cục kịch của hai cây cọc, anh nói tiếp:

   - Nói vậy chớ không phải dễ đâu. Tôi cũng đã nằm trong vùng đó mấy ngày. Bom đạn không tới mình, nhưng bụng cứ thấp thỏm. Nằm trong buồng, nghe tiếng chân ai qua lại cũng giựt mình. Ăn cơm thì như ăn rơm, đâu được tự do như mình. Lúc đó tôi nghĩ, thà cứ bắn nhau, vậy mà sướng.

   - Rồi cũng sẽ quen. - Năm Bờ nói, điếu thuốc anh cháy rực, cái võng nằm im.

   - Anh Năm nói đúng đó. Cái gì chớ cái cực thì tôi quen lắm.

   Chẳng hiểu cái gì gợi cho anh nhớ đến cuộc đời của anh, anh lại ngồi bật dậy. Dù đêm tối tôi vẫn biết anh đang ngồi xếp hai chân trên võng, nhìn sang. Anh nói, từ đời ông cố đến ông sở ông sơ anh về trước; sinh sống ra sao anh chẳng biết; còn từ đời ông nội đến đời cha, rồi đến cả anh chị của anh, chẳng có nghề nào ngoài nghề ở đợ. Hầu hết những ngưòi ở đợ dài theo mấy làng cặp theo con sông, đều là người của gia đình anh.

   Cuộc sống có biết bao nhiêu nghề: nghề mộc, nghề may, nghề hớt tóc, nghề thợ bạc... Đứa nào, cha anh cũng chọn sẵn cho một nghề từ khi mới lọt lòng.

   Thằng này lớn lên, không cho đi ở đợ nữa, to xương, cho đi làm thợ mộc.

   Đứa bé lớn lên, mười tuổi, không đủ nuôi nó, nhưng tắm còn ở truồng, ai cho nó học nghề? Trong xóm, có một người cần một thằng nhỏ sai vặt, nuôi cơm, một năm hai bộ quần áo. Thôi, con đi ở vậy! Lại một đứa khác, cầm cái bàn tay nhỏ múp míp của con, cha anh bảo: “Thằng này nữa lớn sẽ khéo tay đây. Cho con học nghề thợ bạc. Con gái nó sẽ đeo theo mày”. Rồi hứng lên, ông cất giọng, ông hò.

      Hò ơ
      Con thuyền lớn sóng
      Con thuyền kia a ... à dù
      Có to buồm lớn bánh...
      Bị một trận gió nam
      Ơ... cũng chìm... à
      Thông ngôn ký lục bạc chục không màng
      Lấy chồng thợ bạc... à... đeo vàng đỏ tay... ơ


   Rồi lớn lên, cũng như người anh, chú thợ bạc tương lai ấy được cha cho đi ở giữ trâu, từ năm lên chín.

   Đứa khác, đứa con gái, cha anh bảo, lớn cho nó học may. Lúc đầu làm công, sau làm chủ như tiệm Thu Yến ở chợ đó. Đứa con gái được mười tuổi, tóc cắt bum bê; ngoài chợ, tiệm hàng xén của chú Hoa kiều cần một đứa ẵm em. Thôi, cho nó đi vài năm. Tiệm Hoa kiều, ăn cơm tàu ngon hơn cơm nhà. Đứa con gái ấy - chị của anh, cũng không được học may. “Thôi con, không có nghề nào dễ bằng nghề ở đợ!”. Giao con cho chủ, ông đưa bàn tay sần sùi vuốt tóc con, bảo con như vậy, rồi đến thẳng tiệm rượu.

   Rồi đến anh, đứa con thứ tám, con út, mẹ anh bảo:

   - Đứa nào ông cũng giành chọn nghề cho nó, còn thằng này thì ông để tôi.

   - Ừ, thôi, tôi không có số, tôi thường cho má nó.

   - Tôi chọn cho nó cái nghề ở đợ cho hết dòng, tôi đặt nó tên Đợ luôn cho tiện...

   Vậy mà lớn lên, anh chẳng đi ở đợ cho ai một ngày nào. Tuy vậy, anh vẫn quen được cái cực, cái khổ của gia đình mình. Năm mười một tuổi (1955) sau ngày tập kết được một năm, anh ở lại làm liên lạc cho đồng chí cán bộ, vốn là người bà con xa ở làng, cán bộ nông hội, bây giờ là bí thư huyện ủy. Niềm hạnh phúc lớn lao nhứt của anh là trước khi mẹ nhắm mắt lìa đời, mẹ anh biết, đứa con út của bà không phải đi ở đợ, con của mẹ là một người Cách mạng, một chiến sĩ đang cầm súng. Và cả cha anh, trước khi qua đời vì tuổi già, cũng được biết đứa con út trong làng thường nói đùa với ông: “Thằng xã đợ phó của anh”, ít ra những ngày cuối của cuộc đời ông, ông cũng được nở mặt nở mày với xóm làng.

   - Cho nên bây giờ, cực khổ đến đâu, tôi cũng không coi ra mùi mẽ gì.

   Và anh nhắc lại những ngày cực khổ nhất của anh. Ngày giặc “bình định”, xóm vườn chẳng còn ai. Anh phải chôn súng, hoạt động bí mật, giành giật lại từng người dân. Bọn “bình định” quần áo kiểu bà ba đen, lận bên trong cây súng ngắn, tủa ra như một bầy kiến đen, bò đến tận nhà. Anh phải trát bùn vào mặt mũi mình, ngồi im trong bụi chuối sau hè nhà anh Bảy Thá từ sáng cho đến tối, nhịn ăn nhịn uống. Đêm lại mò theo con mương, ra ruộng, trở về khu du kích kiếm miếng ăn, nửa đêm lại mò vào ngồi như một cục đất trong vườn. Đến ngày thứ ba, chị Bảy ra vườn cắt bắp chuối.

   - Chị Bảy! - Cục đất cất tiếng. Chị Bảy nhìn ngơ ngác, chẳng thấy ai, lại đưa con dao lên.

   - Chị Bảy! - Cục đất lại kêu chị, to hơn. - Chị Bảy đừng sợ. Em là Út Đợ, em ngồi như cục đất đây nè.

   Nhìn kỹ, thấy một mô đất có hai con mắt đang chớp, chị tái mặt.

   - Đừng sợ, chị Bảy. Em là Út Đợ!

   - Trời ơi, chú Út! - Tiếng chị thều thào - Chú ngồi đây mà tôi có biết đâu, anh em mạnh khỏe hết hả, chú?

   - Chị làm sao cho tôi vào nhà. Sâm sẩm tối, giờ tụi nó đi ăn cơm, nghe chị. Thôi chị vào đi!

   Trong nhà vợ chồng anh Bảy Thá có ba thằng “bình định” nằm thường trực, chiếm cả bộ ngựa gõ ở giữa nhà.

   Chiều ấy, sâm sẩm tối, bọn nó tập trung lại đầu xóm, nhà chủ ấp, ăn cơm; trong khoảng khắc ấy, anh lẻn vào nhà anh Bảy Thá nằm trong buồng.

   - Tôi phải thúc cùi chỏ để giành chỗ với tụi nó. Ba thằng “bình định” với tôi cách nhau một tấm vách. Gian khổ vậy, đâu được như bây giờ, nằm lắc võng như vầy.

   Nói xong, anh hít thuốc kéo một hơi dài, ném cái tàn thuốc ra xa, rồi ngả mình xuống võng, hai cây cọc của hai đầu võng anh lại cục kịch, lắc rung lên.

   Năm Bờ là người mở đầu câu chuyện, nhưng chuyện lại xoay về một hướng, cuộc đời của Út Đợ. Từ nãy giờ, chẳng biết anh nghĩ gì, còn tôi, tôi thật sự hứng thú với cuộc đời của Út Đợ.
« Sửa lần cuối: 03 Tháng Chín, 2019, 04:33:14 pm gửi bởi Giangtvx » Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #32 vào lúc: 08 Tháng Tám, 2019, 01:56:01 pm »

Ba người lại nằm im, đuổi theo ý nghĩ của mình. Đã quá nửa đêm, trời trở lạnh. Tôi xổ tấm vải dù, đắp qua người, định không nói không hỏi gì nữa, nằm im cho người khác ngủ, nhưng hai cây cọc của Út Đợ vẫn lắc mạnh. Một cây diêm lại xòe lửa, anh đốt thuốc. Rồi ba cái võng, ba điếu thuốc lại như ba cái ống khói tàu, và câu chuyện lại bắt đầu từ giọng nói của anh:

   - Lúc lắc như vầy mãi sao, mùa nước hay mùa khô, hai anh?

   Tôi biết Út Đợ muốn hỏi anh Năm Bờ hơn, nên tôi không đắp. Tôi tự hiểu, tôi không thể tự giải đáp được câu hỏi của anh, tôi lặng thinh. Năm Bờ cũng chưa trả lời ngay - cuộc sống đang bề bộn ngổn ngang, ai biết nó sẽ kết thúc vào lúc nào? Đóm thuốc cháy đỏ, anh hắng giọng:

   - Chắc phải đến mùa gió chướng! - Nghe Năm Bờ nói, tôi trở mình, bỗng thấy xôn xao với tên của mùa gió. Ngọn gió thổi khô mặt đất lầy lội ẩm ướt sau mùa nước rút. Gió se se lạnh, gió gợi kỷ niệm của tuổi thơ... Dưa hấu đỏ... chim én, mùa gặt... những con diều bay lừng lững giữa trời.

   - Trưa nay, tôi với cô Sáu dự đoán như vậy, Út Đợ có thấy như vậy không? Lực lượng của mình bây giờ như một quả bom tháo rời hạt nổ, thuốc súng, mỗi thứ ở một chỗ; còn đủ, có đủ, nhưng không nổ được. Sau trận “bình định” vừa rồi, dân bị xúc, ly tán mỗi người một nơi... Phải gom lại, phải nén chặt. Tôi có bàn với cô Sáu chuẩn bị cho tôi, tôi sẽ đi...

   Anh sẽ cùng vào hoạt động với Sáu trong vùng giặc. Nhưng bây giờ, trưóc khi đi, câu chuyện của anh đang đuổi theo từng bước chân của Sáu, trong đêm nay. Đêm nay, Sáu sẽ đi ngang qua ngôi nhà anh. Cùng xóm đó, một xóm với bà Chín, một xóm với thằng Long, ngày trước gọi là ấp Mỹ Thạnh làng Mỹ Hương. Nếu đi xuôi theo dòng nước đổ, từ chợ Vàm xuôi xuống đến nhà anh vài trăm bước thì đến nhà thằng Long, rồi đến nhà bà Chín. Nhà anh sát bờ sông, hè nhà xoay về hướng con lộ đá chạy qua làng. Một ngôi nhà sàn nhỏ. Dải nhà dưới bờ sông ấy, sống bằng nghề thợ mộc, xóm mộc nổi tiếng cả một vùng. Dưới bến, ngày nào xuồng ghe các nơi cũng đổ về, khiêng từ trên xóm xuống nào bàn, nào ghế, nào tủ... rồi lại tách bến, xuôi ngược khắp nơi. Người ở khắp nơi cũng gọi đó là xóm Cộng sản: Cộng Sản ba mươi, Cộng Sản bốn mươi. Gọi anh là Năm, Năm Bờ, thật ra anh là con lớn của gia đình, thứ hai. Ông ngoại anh là thợ mộc, một ngưòi thợ giỏi, nhiều học trò. Năm ba mươi mốt, mùa gió chướng, mùa của những cánh buồm no gió chạy trên sông, ba anh làm bạn chèo cho một chiếc ghe. Ghe cập bến nhà ngoại anh, bàn tủ chất đầy, trước khi ghe rời bến, ông chủ ghe nói với ngoại anh, xin để lại một anh bạn chèo, con của ngưòi chú, ở lại học nghề.

   Ba anh, một người học trò thật khéo tay, vui tính mà tư lự. Một hôm tình cờ, đứa con gái của ông thầy mộc, giũ giường chiếu cho số học trò ăn ở trong nhà, cô gái bắt gặp lá thư của anh học trò giỏi viết cho mẹ nhưng chưa gửi đi. Lá thư giấu dưới làn áo gối. Thư viết trên một tờ giấy trắng mỏng không kẻ mà vẫn ngay hàng thẳng lối, chữ nghiêng về một phía như hàng lúa ngả theo chiều gió, chữ viết thật đẹp thật xinh, chữ đẹp hơn cả cô giáo làng đã dạy cô. Lúc đầu cô thích ngắm chữ đẹp, rồi cô đọc: “Má kính yêu của con! Con đã đến nơi, xin má đừng trách con đã lâu mà không viết thơ cho má, để má ngày đêm tựa cửa ngóng trông. Con của má vẫn mạnh khỏe, làm ăn tấn phát. Má đừng lo cho con mà hao mòn sức khỏe lúc tuổi già. Xin má tha lỗi cho con, vì nước mà con đành bất hiếu”. Đọc đến câu cuối, đôi mắt của cô gái nghe xon xót và cô thuộc lòng cả bức thư. Cô đem lòng thương người con vì nước mà đành bất hiếu đó.

   Ba anh là giáo làng được phân về xóm mộc. Năm bốn mươi (1940), mới sáu tuổi nhưng anh vẫn còn nhớ, ngoại anh cho anh ngồi lên cổ đi xem cờ - Cờ búa liềm đỏ rực trên chót vót ngọn cây sao trước cửa đình! Xuồng ghe xuôi ngược trên sông, từ xa nhìn về, người ta đã thấy cây sao ấy vượt hẳn lên khỏi rặng vườn, một tàn lá xanh um, và đời đời, cây sao ấy, tiếng lá mãi rì rào cùng với tiếng sóng - Gió chướng thổi tan mây, trời ngăn ngắt trong xanh. Lá cờ như một đốm lửa giữa trời. Lá cờ ấy, ba anh và thợ mộc cùng xóm cắm lên ngọn cây sao từ lúc nửa đêm.

   Lá cờ rực đỏ ấy thu lại như một ngôi sao đỏ trong tâm trí anh, soi sáng từng bước của cuộc đời anh. Cũng năm ấy, ba anh bị lưu đày ngoài Côn Đảo. Kỷ niệm về người cha thật ít ỏi, nhưng không phai mờ mà rõ dần theo bước trưởng thành của anh. Bốn năm sau, từ Côn Đảo, ba anh cùng anh em đồng chí thả bè nương theo gió, vượt biển trở về. Ba anh trở về trong đêm mưa, mưa tầm tã. Anh giật mình vì một cái hôn dài, một hơi thở ấm trên đôi má... Không biết là cha, nhưng anh không muốn rời cái hôn nồng nàn âu yếm ấy, hai tay anh quơ lên, quặp xuống, giữ chặt:

   - Ba!

   Một bàn tay bịt lấy miệng anh:

   - Nho nhỏ, con!

   Anh ôm cổ cha và ngồi gọn trong lòng mẹ.

   - Ngưòi ta nói con là con của Cộng sản, con không được đi học hở con! Thôi, vài năm nữa, lớn lên, ba sẽ cho con đi học ở bên Nga...

   Anh bắt đầu nghe tên đất nước của Lênin từ cái đêm ấy, năm anh lên mười.

   Bây giờ, đứa em trai của anh theo ba má anh tập kết ra Bắc đang được hưởng niềm mơ ước lớn lao của anh, đang học ở Mạc Tư Khoa.

   Trong một dịp hè, ba anh lại được mời sang nghỉ mát, hai cha con được gặp nhau bên ấy. Thư của thằng em gửi về, dài đến bảy trang, chữ nhỏ. Thư có đoạn nhắc lại cái đêm ba anh từ Côn Đảo về, hứa cho anh đi học ở Nga. “Cái thằng, lúc đó nó chưa đẻ mà nó làm như nó là anh của mình vậy. Thật tức cười!”. Thư có kèm theo một tấm ảnh, ba người đứng trước lăng mộ Lênin. Cha anh trông thật lạ, mặc áo ba-đờ-xuy dài đến tận gối, đầu đội mũ lông, một tay choàng qua vai thằng con, một tay choàng qua vai một cô gái Nga, bạn học của con mình.

   - Sướng quá ha! - Út Đợ nằm im bỗng vụt kêu lên với giọng hả hê. Một cây diêm lại xòe lên. Tôi thấy anh ngồi xếp bằng trên chiếc võng đang đưa.

   - Tôi mà được đi á, ra Bắc tôi sẽ thăm Cụ Hồ, qua Liên Xô tôi sẽ đi thăm ông Lênin. Tôi sẽ chụp hai tấm hình, phóng ra to, tôi treo giữa nhà cho con cháu nó nhìn.

   Hít mạnh một hơi thuốc, anh nằm bật xuống võng.

   - Đã... th... i... ệ... t... - Nghe giọng nói của anh, tưởng như anh sắp sửa lên đường.

   Anh nằm trên võng đó, nhưng rõ ràng anh đang đi, đi trong mơ. Điếu thuốc như cái ống khói tàu ấy cứ phầm phập nhả khói, đỏ rực, và hai cây cọc của hai đầu võng “cục cà, cục kịch” như hai cây cột chèo đang chuyển động. Tôi bỗng sướng lây với anh.

        Còn Năm Bờ, đêm nay, lần đầu tiên tôi nghe anh tâm sự. Hơn một tháng cùng đi với nhau, những lúc rỗi rãi, buồn như trấu cắn, tôi thường hay gợi chuyện, tôi cần nghe thì anh nói rất dè xẻn. Đêm nay sau khi chia tay với người yêu, có lẽ anh cần trò chuyện vói bạn bè cho đỡ cô đơn? Đã hơn một giờ đêm rồi còn gì, tôi buồn ngủ, nhưng chuyện của anh vẫn chưa dứt.

   Sau khi đưa ba má với thằng em xuống tàu tập kết ra Bắc, từ Cao Lãnh về Mỹ An, anh bơi một xuồng con. Anh về với ông già Bảy làm nghề đóng cối. Ông Bảy Cối là tín đồ Phật giáo Hòa Hảo, đầu để tóc, thờ vải đỏ. Tấm vải đỏ mà ông thờ, theo ông, đó là ngọn cờ Cách mạng. Ông tách mình ra khỏi bọn phản động, cho con đi Vệ quốc đoàn.

   - Ở đó, tôi đã đụng với thằng Bá, cảnh sát trưởng bây giờ.

   - Vậy hả, - Sáng hôm qua, Sáu Linh nói với tôi, anh Năm Bờ với thằng cảnh sát Bá, hai người hình như có duyên nợ với nhau. Tôi tò mò muốn hiểu, Sáu Linh định nói rồi lại thôi. Cánh con gái thường như vậy! Bây giờ, nghe anh nói, tôi thấy đỡ buồn ngủ.    Tôi trở mình, đốt thêm điếu thuốc, thò chân xuống đất đạp mấy cái cho võng lắc mạnh. Hông tôi chạm vào hông anh, tôi cố ý như vậy để muốn nói với anh là tôi hãy còn thức nãy giờ, hãy còn háo hức với câu chuyện của anh.
« Sửa lần cuối: 03 Tháng Chín, 2019, 04:33:28 pm gửi bởi Giangtvx » Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #33 vào lúc: 08 Tháng Tám, 2019, 01:59:14 pm »

Năm đó, bộ đội Hòa Hảo của Năm Lửa bị quân của Diệm đánh đuổi, Năm Lửa phải bỏ đất Cái Vồn, cùng với tàn quân chạy tan tác. Diệm muốn thống nhất quân đội, còn họ thì muốn giữ lấy quân đội riêng, dưới ngọn cờ tôn giáo như thời Tây. Họ chạy dồn về những làng trong đồng sâu Tháp Mười, những nơi mà quân Diệm chưa kịp đến. Một quân đội tổ chức theo kiểu gia đình. Ngưòi nào bắt được trung đội thì làm trung đội trưởng, cứ như thế mà đi lên hoặc tụt xuống. Một đội quân mê tín, thất học và lang thang. Họ muốn dựa vào dân nhưng quen tính cướp bóc, muôn chống đối lại đối phương nhưng không thoát được căn bệnh đầu hàng.

   Đại đội thằng Bá, mỗi nhà năm bảy tay súng, đứng dọc theo hai bờ kinh. Nó đóng trong ngôi nhà lớn ở giữa xóm, nhưng thường hay lui tới nhà ông Bảy Cối để dòm ngó cô con gái út của ông. Út Hảo đang tuổi dậy thì. Anh gặp thằng Bá ở đó, một gã gần bốn mươi tuổi, người to lớn trong bộ đồ lính màu đen, cây súng ngắn lủng lẳng đến tận gối, bên hông một cây gươm dài; vốn xuất thân là tay anh chị của dân đứng bến xe, hai con mắt lúc nào cũng đỏ ngầu, ngực xăm hình con cọp đang nhe răng, cườm tay xăm một dòng ngày tháng năm sinh: 20-10-1920. Nực mùi rượu, hai con mắt đỏ sòng sọc như mắt cá chày, hắn nắm lấy đôi vai của anh:

   - Trai tráng khỏe mạnh như vầy, sao không đi lính? Muốn đi lính, đại ca sẽ nhận làm em.

   Đảng đã phân công anh, anh chỉ chờ có vậy. Anh gật đầu.

   - Nhưng mà bây giờ, cứ ở nhà, làm lính kinh tế.

   Nó muốn lấy cá mà không phải trả tiền - Dạo đó, anh với Út Hảo, hai anh em một chiếc xuồng con, đêm nào cũng đi giăng câu.

   Anh vào lính, giữ cây “mút cơ tông” cổ lỗ của Tây, như những ngưòi lính của thằng Bá, ăn chay ngày rằm nhưng miệng lúc nào cũng chửi thề, và làm đàn em cho nó. Rồi đến một ngày, bằng lòng với một giá phải chăng, bọn nó kéo đi. Để lập công với chủ mới, nó quay lại đốt phá, bắn giết người kháng chiến. Thằng Bá không đốt nhà ông Bảy Cối, nó nói là vì tình bổn đạo, chỉ xin ông một điều, đưa Út Hảo cùng đi. Nó xin nhưng nó gí súng vào ngực Út Hảo, bắt cô phải xuống xuồng.

   Đứng trước mũi súng của nó, Út Hảo không cưỡng lại.

   - Anh đưa tôi ra thành chớ?

   - Vậy chớ đi đâu.

   - Anh cho tôi soạn quần áo.

   Nó mừng rơn. Nó nháy mắt cho tên lính đang cầm sẵn cuộn dây định bắt trói Út Hảo lẩn đi.

   Út Hảo gói một gói quần áo trong chiếc khăn rằn xanh, theo nó xuống xuồng. Hảo giành bơi lái, tên lính cận vệ bơi mũi, còn nó với tư thế của một ông chủ, nó ngồi giữa, xếp bằng. Đêm tối, xuồng rời bến, hàng trăm chiếc cướp của dân, nối theo nhau. Bất thình lình một tiếng nổ. Tiếng súng của anh từ trong vườn chuối bắn lên trời. Những anh em lính được anh giác ngộ, nghe súng lệnh họ nổ theo. Thằng Bá chưa kịp hiểu gì, thì một mái chèo đã quất vào vai nó. Xuồng lật úp. Súng vẫn nổ như một trận đánh. Thằng Bá với bộ quần áo lính tây, cây súng ngắn lòng thòng đến gối, cây gươm dài, cái vai bầm, nó lóp ngóp lủm chủm như con chó. Tiếng súng im. Bọn lính lắc lại xuống. Sau khi tỉnh lại, thì chúng được biết, có hơn bốn mươi người lính đã vác súng, leo lên bờ, đi đâu mất. Thằng Bá bị mất cô gái định bắt làm vợ nhỏ, vai còn ê ẩm. Số còn lại, xuồng nối theo xuồng, lặng lẽ bơi ra sông lớn đi đầu hàng Diệm.

   Với hơn bốn mươi cây súng của lính Hòa Hảo ấy, anh được lệnh mở chiến khu. Đó là những cây súng đầu tiên của những ngày đồng khởi, chưa đi khắp tỉnh của đồng bằng.

   - Nếu chị Út còn sống - Út Đợ nói - bây giờ con anh chắc lớn lắm hả anh Năm?

   - Út Hảo bị giết trong đêm đó sao, anh Năm? - Tôi hỏi.

   - Không! Sau này, hy sinh trước đồng khởi mấy hôm.

   Thế là tôi đã hiểu, anh đã qua mối tình đầu, hiểu vì sao mãi cho đến bây giờ anh vẫn sống một mình, chưa vợ, chưa con, đang yêu và người yêu đang lăn lộn ngoài kia, trong vùng giặc, khiến cho anh đêm nay trăn trở, muốn trò chuyện với bạn bè. Tôi muốn hỏi thêm về cái chết của Út Hảo, nhưng Út Đợ đã nói trước tôi:

   - Hồi đồng khởi, tôi mới mười ba mười bốn tuổi, đang làm giao liên, nghe bộ đội ông Năm Bờ về chụp bót, tôi tưởng anh là một ông già, râu dài như râu lân. Cái hôm chị Sáu đi đón anh về lập vành đai, chỉ định kêu anh bằng chú... Nghe chỉ nói, tôi biết ngay mà,... Bây giờ tới anh Thắng, chuyện cô nào, kể cho anh em nghe chơi đi, anh Thắng.

   Tôi cũng nghĩ đến một cô. Một cô gái, nhưng không hẳn là cô nào, một cô chưa định hình, khi thế này khi thế khác, lởn vởn đâu đó, lúc gần, lúc lại xa, chưa bao giờ bắt gặp. Tôi đang nghĩ đến một cô, không phải Bé Ba, nhưng lại có một nốt ruồi son dưới cổ, một cô gái không phải Sáu Linh, nhưng lại có đôi mắt như mắt của cô, đôi mắt đen thẳm, ươn ướt, lung linh, đôi mắt khi nhìn thì đẫm ánh trăng. Và, theo gợi ý của Út Đợ, tôi cũng có chuyện đánh vào Sài Gòn đầu xuân sáu mươi tám; chuyện gian khổ, tôi có chuyện vượt Trường Sơn, đã từng ăn lá bép thay cơm... Nhưng đêm nay, và bao giờ cũng vậy, chuyện tâm sự tôi thường hay kể về người cha. Chuyện riêng, người ta thường nhắc đến kỷ niệm âu yếm của người mẹ. Còn tôi, mẹ tôi mất từ năm tôi chưa được lên mười, chít chiếc khăn tang lên đầu đưa mẹ đến nơi an nghỉ cuối cùng mà hai con mắt cứ ráo hoảnh, chưa biết khóc. Anh tôi, đứa con đầu, một đứa con cưng được nuông chiều nhưng học hành chẳng ra gì. Tôi là đứa con thứ tư, bắt đầu từ chữ A chữ B đã tỏ ra là một đứa sáng dạ. Hy vọng đối vói đứa con đầu, cha tôi dồn cả cho tôi. Cha tôi cho tôi đi học xa ở tại quận từ năm mới lên bảy, dứt ra khỏi sự nâng niu của mẹ, từ đó. Từ làng tôi đến chợ quận mười hai cây số, đi thẳng một con đường, con đường rải đá cặp theo sông. Một tháng đôi ba lần, vào sáng chủ nhật, cha tôi đi xe ngựa đến thăm tôi, có khi rước tôi về thăm nhà một vài giờ, sau đó lại cầm tay tôi, dắt tôi ra bến, tìm xe của một người quen, gửi tôi lại trường. Mẹ tôi ít khi đi khỏi nhà, hầu như chẳng đi đâu khỏi tầm mắt của các con. Kỷ niệm về người mẹ, với tôi thật ít ỏi, lờ mờ. Đưa mẹ đến nơi an nghỉ cuối cùng mà đôi mắt cứ ráo hoảnh, đó là kỷ niệm cuối cùng còn giữ lại và sâu sắc hơn cả. Mỗi lần nghe người khác nhắc đến mẹ, trong tôi kỷ niệm ấy lại nhói đau.

   Cha tôi góa vợ, gà trống nuôi con. Cha tôi, một con người bình thường, chẳng hơn ai, nhưng tôi vẫn cứ tự hào là đứa con của người cha như vậy. Nếu ai đó cho tôi được quyền chọn trên khắp thế gian này một người để làm cha, thì tôi cũng vẫn sẽ chọn lấy cha tôi mà thôi.

   - Sao làm thinh vậy anh Thắng? Kể đi - Út Đợ giục tôi.

   - Tôi kể lại chuyện tôi đi tìm cha tôi cho hai anh nghe nhé!

   - Được, chuyện gì cũng được.

   Tôi bắt đầu kể. Mùa mưa năm 1966, vượt qua Trường Sơn về đến cơ quan, có một đồng chí già nhận ra tôi.

   Tôi gọi đồng chí già ấy là bác Tư. Bác Tư kể cho tôi, cha tôi đã về Sài Gòn ở xóm Bàn Cờ, cha tôi bỏ làng đi từ những ngày tố cộng. Hàng ngày, bác thường hay gặp cha tôi. Một người gầy gò, trán cao, mặc đồ bà ba đen bạc màu, tay xách một cái hòm, đến từng xóm, từng nhà cắt tóc cho bà con lao động và trẻ em. Cái hòm nhỏ mà bác Tư kể, tôi nhận ra đó là cái hòm nhỏ màu đỏ đã bị tróc sơn, cái quai đồng, bên trong của nắp hòm là một tấm gương. Một cái hòm đủ để đựng chiếc “tông đơ”, cây kéo, chiếc lược sừng mỏng, con dao cạo, hộp phấn, bộ đồ ráy tai và một mảnh đá cạo dao - Với cái hòm nhỏ ấy, cha tôi đã nuôi một đàn con đến ngày khôn lớn. Với cái hòm nhỏ ấy, cha tôi vừà đi kiếm sống, vừa tìm lại đồng chí, anh em. Theo lời bác Tư, cha tôi cũng là sợi chỉ nối liền lại cơ sở trong những ngày đen tối.

   Thế là đúng mười hai năm, tôi mới nhận được tin của cha tôi. Nhưng tôi lại may mắn hơn nhiều anh em. Miền Nam qua những ngày tố cộng, qua những đợt di dân, dời dân, xáo dân, có anh em về đến nơi một hai ba năm sau vẫn chưa tìm được gia đình, chẳng biết cha mẹ vợ con mình tản lạc đến tận đâu!

   Bác Tư thỉnh thoảng có đến chơi nhà cha tôi. Nhà mái tôn, một gian nhỏ, nằm sâu trong ngõ hẻm, xóm ấy có ngôi chùa. Chỉ tiếc có một điều, bác nhớ xóm, nhớ đường, nhưng lại không để ý đến số nhà cha tôi.

   Sau đó, theo lòi chỉ dẫn của bác Tư, tôi đến khu nhà hạnh phúc. Đó là một cơ quan đặc biệt, dưới sự lãnh đạo trực tiếp của cấp ủy. Là một tổ chức chuyên lo việc tìm kiếm lại gia đình của cán bộ, chiến sĩ và cũng là nơi đón tiếp cha mẹ, vợ con và thân nhân của cán bộ và chiến sĩ đến thăm. Khu nhà hạnh phúc gồm có nhiều ngôi nhà nhỏ đơn sơ mà đẹp, có đủ tiện nghi, nằm trong một bìa rừng. Từ đó có hai con đưòng dẫn ra chợ, một cái chợ vùng giải phóng với hai dãy phố lạ nằm hai bên bờ sông. Bến sông, mỗi ngày có hai chuyến tàu đi về.

   Khu nhà hạnh phúc có hai bộ phận. Một bộ phận gồm bốn đồng chí già: hai má là hai má chiến sĩ chuyên lo tìm kiếm gia đình chiến sĩ vùng giải phóng, hai đồng chí già, vốn là cha chiến sĩ chuyên lo tìm lại gia đình cán bộ chiến sĩ trong các vùng đô thị. Một bộ phận tiếp đón gồm có những cô gái trẻ.

   Tôi chụp một tấm ảnh, trao cho ông Sáu, kể cho ông nghe vài mẩu chuyện gia đình để khi ông gặp cha tôi ông sẽ kể để làm tin. Vì không biết số nhà nên ông phải đến nhà bác Tư, nhờ bác gái chỉ giúp.

   Chuyến đi này, ông có nhiệm vụ tìm lại năm gia đình cho năm anh em cán bộ, ông đi vào chuyến tàu sang.

   Trong những ngày chờ đợi, tôi lo dọn dẹp lại ngôi nhà, sửa sang lại hầm hố, rồi vào rừng đốn củi chẻ nhỏ, phơi khô... Trong mấy ngày gặp gỡ sắp tới, tôi muốn lo cho cha tôi từ miếng ăn giấc ngủ. Chuyến đi của ông Sáu phải mất năm ngày. Biết vậy, nhưng tôi với bốn anh em cùng có gia đình ở Sài Gòn, chiều nào cũng ra bến sông đợi tàu về.

   Đến chiều thứ năm, năm đứa tôi, ngồi trên bến, đã nghe rõ tiếng máy tàu còn đang chạy khuất trong doi lá.

   Ông Sáu trở về cùng với bốn bà mẹ của bốn người bạn cùng một chuyến với tôi.

   - Còn anh thì sao? - Út Đợ ngồi xếp bằng trên chiếc võng bên kia hỏi sang. Tôi đáp:

   - Tôi thì không có.

   - Sao vậy?

   - Để tôi kể tiếp cho nghe.

   Tàu đỗ lại bến, người ôm lấy vai tôi là ông Sáu. “Lần này bác có lỗi với cháu!”. Ông tìm được nhà bác Tư gái, nhưng ông quên mất tên của cha tôi. Mà ở Bàn Cờ thì đâu chỉ có một ông già cắt tóc dạo. Bác Tư gái cầm lấy tấm ảnh của tôi mang đến từng người quen, nhờ họ nhận mặt tôi, nhưng người ở Sài Gòn, ai biết mặt tôi là ai?

   - Ông già hết chuyện quên rồi sao mà quên vậy ha! -Út Đợ nói rồi lại đánh diêm đốt thuốc. Tôi thấy anh đang ức thay cho tôi.

   - Rồi sao? - Anh hỏi với giọng suốt ruột.

   - Tôi phải chờ đến lần thứ hai. Lần này trước khi đi, ông Sáu đưa tấm ảnh lại cho tôi, bảo tôi ghi tên cha tôi vào sau lưng tấm ảnh. Ông nhớ. Lần này khi bác Tư gái cầm lại tấm ảnh của tôi, lật ra sau đọc cái tên của cha tôi thì bác bảo: “Tưởng ai chớ ông già Hai cắt tóc dạo này thì tôi lạ gì. Nhưng mà ông không còn ở đây nữa, ổng trở về làng hơn một năm nay rồi!”.

   Chuyện đã qua, điều không may ấy đối với tôi đã thành một kỷ niệm, tôi thấy thú vị khi kể lại. Tôi cười. Năm Bờ ngọ ngoạy trên võng cũng cười. Còn Út Đợ thì tức mình đến phải ngã lưng nằm xuống võng, thở dài!

   - Vậy là tôi phải nhờ ông Sáu đi chuyến thứ ba. Lần này thì ông đi thẳng về làng.

   Út Đợ lại ngồi dậy, nhìn sang:

   - Lần này thì gặp không?

   - Để tôi kể cho nghe.

   Út Đợ không đủ bình tĩnh nghe tôi kể dài dòng nữa. Anh nói lớn:

   - Anh có gặp được cha anh không, nói trước đi rồi hẵng kể.

   - Gặp.

   - Dữ hôn!

   Vừa lúc đó thì cơn dông thổi tới. Một sợi dây căng tăng bị đứt, tấm tăng ni lông cuốn thốc lên. Xoài rụng nghe lộp cộp khắp cả vườn. Chúng tôi phải choàng dậy, buộc lại tăng. Pháo lại bắn! - Bao giờ cũng vậy, hễ trời đổ dông mưa thì bọn nó bắn pháo - Tiếng pháo hùa theo dông mưa, nhận không ra, nó rơi xuống nổ rồi mới biết, ở đâu, chiến trường nào, thằng giặc cũng thường hay bắn pháo theo kiểu đó.

   Tiếng pháo hú qua khu vườn chúng tôi, bay tận vào trong, trong đồng trong ngọn, nổ ùng oàng.

   Buộc xong tăng, chúng tôi trở lên võng. Trời rúc rắc mưa.

   - Mưa này, ít hôm xoài ra lá non, tụi tôi sẽ cho mấy anh ăn bánh xèo.

   Út Đợ xướng lên và chuyện lại xoay về một hướng khác, chuyện về món ăn mùa mưa gió, chuyện cá mắm, tôm tép, chuyện đi câu.

   Chuyện về đêm thường hay lan man như vậy, chuyện này chồng lấp lên chuyện kia như những sợi chỉ dọc ngang đan lẫn vào nhau, và cuối cùng, dệt lên từng mảnh, mảnh đời.
« Sửa lần cuối: 03 Tháng Chín, 2019, 04:33:39 pm gửi bởi Giangtvx » Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #34 vào lúc: 08 Tháng Tám, 2019, 02:03:23 pm »

CHƯƠNG 17

   - Út Sương đi đâu đó?

   Bà Chín nhận ra tiếng của cái đứa tự nãy giờ cứ lẽo đẽo theo sau mình, con Mười phòng vệ dân sự.

   - Đi đâu mà khuya lơ khuya lắc vậy Mười?

   Như thói quen, bà đứng lại, bắt chuyện thay con gái. Sáu Linh, dáng dấp của Út Sương, chiếc khăn rằn xanh trùm đầu, kín mặt, đứng bên lề đường, sau lưng bà, mặt quay vào bóng tối.

   - Cháu đi tập về.

   - Vậy! Đằng xóm có đứa bị ban gió. Thôi tao đi, người ta trông. Bây khỏe chân bây đi trước đi.

   Bà nép mình, nhường đường cho nó. Mười phòng vệ dân sự xộc lại cây súng đeo lên vai, dạ lên một tiếng, bước tắm te. Chờ nó đi xa, khuất mất trong bóng tối, bà với Sáu Linh mới thủng thẳng đi sau.

   Hai người rẽ vào sân. Có tiếng hực của con chó. Cái lưỡi kềm kẹp với đủ thứ sắc lính đan dày nhưng chúng vẫn chưa thấy đủ, nên đã ra sắc lịnh bắt mỗi nhà phải nuôi một con chó. Đêm đêm hễ có tiếng chó sủa, thì một lúc sau, chỗ đó có đủ mặt bọn lính tráng, cảnh sát, phòng vệ dân sự với lũ ác ôn. Trẻ con trong làng, thỉnh thoảng chọc đám chó sủa toáng lên cho bọn chúng ùa nhau chạy tới. Cho nó đổ mồ hôi, cho nó mắc cỡ, cho nó mất ngủ. Đó cũng là trò chơi của trẻ con, cho bõ ghét, cho vui.

   - Mực! - Bà hắng giọng và kêu ngay tên nó.

   - Mực, muốn chết hả con! - Con Mực lại bị chủ lên tiếng mắng. Nhưng nó chỉ hực lên vậy thôi, nó có sủa toáng lên đâu. Và nó đã nhận ra hơi người.

   Chị Nở cho con vào buồng trong bắt ngủ từ sớm, chị để cửa nửa đóng nửa mở, ngồi chờ. Chị biết từ chiều, thế nào khi Sáu bước trọn người vào qua cánh cửa, đưa tay kéo chiếc khăn sụp xuống ót cho chị thấy rõ mặt, chị không giữ nổi xúc động.

   - Trời ơi! Sáu!

   Chị kêu mà nghe thảng thốt như hơi thở, hai con mắt đỏ hoe.

   - Anh em mình mạnh hết hả Sáu?

   - Mạnh.

   - Sáu ngồi đây. Thím Chín ngồi đây. - Chị mừng, chị lo, chị cuống lên. Hai cái ghế chị xếp sẵn bên vách - chỗ kín, người ngoài đường nhìn vào không thể thấy, - chị bưng cái ghế lên rồi đặt xuống ngay chỗ cũ, lại bưng lên rồi lại cũng đặt ngay lại chỗ cũ. Cái ấm trà chị pha sẵn để trên bàn, chị cũng quên mất.

   - Chị để đó cho em, chị ngồi xuống đi.

   Chị ngồi xuống, nhìn lại mặt Sáu đăm đăm.

   - Thôi, kéo khăn lên đi Sáu. Anh em mình mạnh hết hả Sáu? - Chị lại hỏi thăm anh em, lần thứ hai.

   - Mấy đứa nó biểu em vào đây phải ghé thăm chị.

   - Vậy hả. Tội nghiệp! Chừng nào hả Sáu, bà con ngoài này mong quá.

   - Ở trỏng, tụi em chia nhau đi hái xoài cho bà con. Xoài của chị bữa nay hái chắc xong rồi.

   - Ăn đi!

   - Để dành cho chị để chị nuôi cháu.

   - Đừng bày đặt, ở ngoài này, ăn mắm ăn muối được rồi. Đừng để, rục hết.

   - Nếu chị không về thì tụi em gởi ra cho chị.

   - Làm sao mà về được.

   - Sáng mai, bà con sẽ ra chợ, đấu tranh đòi về thu huê lợi.

   - Vậy sao? - Hai con mắt chị sáng lên - Phải vậy! Nhà chị chưa đến nỗi, mà bà con mình ở trỏng ra, bỏ ruộng, bỏ cá, bao nhiêu miệng ăn chỉ trông vào trái xoài. Được vậy, đỡ lắm! Bà con đi, chị cũng đi. Thím Chín coi tôi đó, ấm trà pha từ nãy giờ mà tôi quên.

   - Nước nôi gì, bày đặt. Nói chuyện với con Sáu cho nó sướng. Thằng Năm về rồi.

   Chị Nở sững người, nhìn lại Sáu.

   - Vậy hả Sáu?

   - Dạ, ảnh vừa mới về.

   - Bây giờ nó ra làm sao?

   - Nó bị thương, có hơi khác một chút, nhưng chẳng làm sao!: - Bà Chín nói thay cho Sáu. - Hai đứa nói chuyện đi, tao ra ngoài, tao ngó chừng.

   Bà Chín bước ra cửa, đi vòng sau hè.

   - Chừng nào thì em mới tính?

   - Tụi em định xong rồi mới tổ chức.

   - Ừ, vậy cũng được. Mai, sống chết gì chị cũng đi! Lâu quá chị không gặp nó! Sáu, con Mực nó mừng em kia kìa.

   Con Mực già, nó đã nhận ra người quen. Nó không phải là con chó được nuôi theo sắc lịnh của “quốc gia”. Nó sống với chủ từ lúc mới mở mắt, trong vùng giải phóng. Nó quen với cảnh kháng chiến. Cũng như người, nghe pháo, nghe tiếng rít của máy bay là nó ton xuống hầm trước cả mấy đứa nhỏ, rồi rút sát vô vách. Mùa nước, nó cũng được sống trên xuồng, đứng ngay trước mũi, nghểnh mõm nhìn trời nhìn nước. Thỉnh thoảng nó chạy theo du kích truy kích bọn đi càn.

   Tự nãy giờ nó cứ chạy loanh quanh theo chiếc ghế của Sáu; nó vẫy đuôi, nó quẫy cả hai cái mông, như cũng biết không được mừng ra tiếng, nó kêu ư ứ trong cuống họng.

        Sáu đưa bàn tay vuốt qua đầu nó:

   - Mày có nhớ anh Năm không, Mực?

   - Sao lại không nhớ! - Chị Nở đáp thay cho nó. Còn nó thì nó trả lòi bằng cử chỉ rối rít, nó liếm, nó ngửi, nó vẫy đuôi, nó nhìn.

   - Thôi đủ rồi, ra ngoài chơi đi Mực, mai tao cho mày về.

   Con chó biết nghe. Nó giơ hai chân trước đặt lên người Sáu, rồi thót nhảy ra cửa.

   - Em nói lại chuyện ngày mai cho chị nghe?

   - Em vận động bà con mình hết rồi.

   - Vậy. Mấy bữa nay chị cũng có nghe nói.

   - Sáng mai sẽ đi chợ.

   - Ừ. - Sáng mai.

   - Kéo nhau lại ngay cửa nhà việc, đòi trở về đế thu huê lợi.

   - Nhắm nó có cho không em?

   - Nó không cho thì mình làm cách khác.

   - Em cần gì chị không?

   - Lần này chị cứ đi, lần sau có gì em sẽ nói với chị.

   - Vậy cũng được. Mai nếu thuận lợi, chị cho mấy sắp nhỏ về trỏng chơi một bữa. Tội nghiệp, chúng nó nhớ!

   Bà Chín đã đi hai vòng quanh nhà, bà bước vào.

   - Xong chưa Bảỵ! - Bà hỏi.

   - Bây giờ em phải về.

   - Ừ, em về đi.

   - Cho em dòm mặt mấy đứa nhỏ một cái, chị.

   - Vào đây - Chị Nở nắm tay Sáu, kéo vào buồng. Chị giở mùng cho Sáu nhìn. Con chị bốn đứa. Đứa con gái lớn mười bốn tuổi nằm trong cùng, ba đứa con trai đứa lên mười, đứa lên sáu, đứa lên tám, nằm kế bên nhau.

   - Cũng vì nó mà chị phải đi! - Chị ngước nhìn đứa con gái lớn, nói với Sáu - Chị định cho nó lên Rờ theo ba nó, cho nó yên.

   - Mai gặp anh Năm, chị bàn với ảnh xem.

   - Nó mới mười bốn mà chị phải giữ nó như con gái mười bảy mười tám. Ở xóm này, có đứa mới mười bốn mười lăm mà sao... Toàn ma với quỷ!

   Chị vừa buông mùng xuống thì con Thiều - đứa con lớn, nằm trong cùng, ngồi bật dậy, nhẹ như con mèo, bỏ chân bước qua mấy đứa em, giọng nó thào ra như tiếng gió.

   - Cô Sáu! - Và nó ôm chặt hai vai Sáu. Sáu quay lại ôm chầm lấy đứa cháu.

   - Bà bắt mày, tự nãy giờ mày thức hả? - Chị Nở nhiếc yêu con.

   - Tự nãy giờ con nghe hết, con không lên Rờ, con đi theo cô Sáu.

   - Thôi, buông ra cho cô về, chết hết bây giờ.

   Con Thiều lại rón rén vào chỗ nằm...

   Con Mực đưa bà Chín và Sáu ra đến tận đường.
« Sửa lần cuối: 03 Tháng Chín, 2019, 04:33:50 pm gửi bởi Giangtvx » Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #35 vào lúc: 08 Tháng Tám, 2019, 02:05:08 pm »

Bà Chín lại nghe tiếng chân lẽo đẽo theo sau.

   - Út Sương về đó hả?

   Bà lại nhận ra tiếng của con Mười phòng vệ dân sự.

   - Ừ, tao về. Bây đi đâu mà đi tới đi lui hoài vậy?

   - Cháu đi chơi.

   Lần này, Mười phòng vệ dân sự không vượt lên trước, nó chậm bước đi song song Sáu Linh. Bà đâm lo. Bà đi chậm để nó vượt lên, ngang chân với bà. Bà đi chậm nó cũng đi chậm. Bà không ngoái lại nhìn, nhưng bà biết nó đang đi cạnh bên Sáu. Nó lại cùng một đường về với bà, con đường khá xa, năm bảy trăm thước là ít. Bà định rẽ vào một cái nhà bên đường, tách nó; nhưng bất thần, nó lại rẽ trước bà.

   - Thím Chín với Út Sương về trước, chu ghé qua đây.

   - Ừ, thím về!

   Nó đi khuất, hai ngưòi lại rảo bước.

   Mấy đêm trước, sau khi đi thăm bà con, gây dựng lại cơ sở, đến lúc trở về, bước lên cầu thang, nghe tiếng thanh ván sàn khẽ nhún dưới chân mình, Sáu thấy nhẹ người, thấy yên ổn như con chim ngoài dông bão đáp vào tổ ấm. Bước vào căn buồng, việc trước tiên của Sáu là mở cái khăn trùm, đưa tay nâng mái tóc, sau đó, khi nằm xuống thì được buồn, được nhớ... được nghĩ gần, nghĩ xa...

   Nhưng đêm nay, qua lần chạm mặt với con Mười phòng vệ dân sự lần thứ hai, đầu Sáu căng thẳng. Sáu để nhẹ từng bưóc chân lên từng thanh ván sàn, cái khăn vẫn trùm quá đầu, kín mặt.

   - Hay là con ra vườn tạm đêm nay vậy, má?

   - Vô buồng mở cái khăn ra cho nó thư thả một chút, để tao lo...

   Bà Chín vặn ngọn đèn cho cao ngọn, têm trầu, bỏ vào ống ngoáy, ngồi vào ghế, ngoáy trầu, tai nghe tiếng động, mắt nhìn xuống sàn nhà.

   Chạm mặt với nó lần thứ hai, không phải là chuyện tình cờ. Chắc nó nghi. Nó nghi sao không bắt? Con nhỏ khó hiểu quá! Năm 1968, đợt hai, bộ đội đánh trả lại bọn phản kích ngay tại xóm, không may tía nó cũng là bạn già hàng xóm với bà bị trúng phải một viên đạn mồ côi, sau một lúc êm tiếng súng. Là dân trong ấp chiến lược, chẳng có cách nào khác, phải đưa ông lên nhà thương quận. Ông tắt thở ngay trong phòng mổ. Bọn nó mổ vết thương của ông, lấy ra một viên đạn, đưa cho gia đình ông xem, bảo là đầu đạn AK của Việt cộng.

   Viên đạn đó nó lấy từ trong vết thương hay lấy ra từ đâu, ai biết được! Có ai được vào phòng mổ của nó bao giờ? Bọn chó đó nói vậy mà nó tin. Dù có thiệt như vậy, thì đó là viên đạn mồ côi, viên đạn lạc, nằm trong trận mạc, đứng giữa đường tên mũi đạn, may rủi biết sao mà lường! Nó tin, rồi nó thù, nó oán. Khi cái lũ “bình định” ùa tới, quần áo bà ba như một lũ kiến đen, thì nó đi tập phòng vệ dân sự. Nó lãnh súng, hàng xóm to nhỏ xa gần khuyên nó, nó không nghe. Xóm này, có ai lạ gì nó. Thằng Phải ở xóm hứa hôn với nó, rồi đi bộ đội, đang là trung đội trưởng của tiểu đoàn Girông. Nó cầm súng, nó tập phòng vệ dân sự, nhưng nó chưa lấy chồng, chưa thấy tằng tịu với ai, hàng xóm nghĩ là nó còn thương, còn nhớ! Có người bạo miệng hỏi nó:

   - Nè Mười, nếu bây giờ bây gặp thằng Phải nó về thì bây tính sao?

   - Tôi không bắn ảnh, nhưng tôi sẽ đưa cho ảnh coi đầu đạn AK.

   Có người đoán già đoán non, nghĩ nó là người của mình đưa vào. Nếu đúng như vậy thì bà phải biết, nếu bà không được biết thì Sáu Linh phải biết. Có đâu như vậy? Rồi từ khi thằng Mịnh phó cảnh sát tới lui nhà nó, cái gì tốt còn lại trong mỗi người đối với nó, tan hết. Thằng Mịnh, hồi trước - chẳng lâu la gì, mới hai ba năm, lúc bọn lính Mỹ còn chốt ở Bình Đức, đám con gái đi làm sở gọi là sở Mỹ, mang tiền về nó nuôi, nó bao che cho khỏi đi lính. Không phải làm, cứ nằm dài ra đó mà ăn, mà hút, mà cờ bạc, chỉ cần làm có một việc là cho cô ấy tâm tình. Có bao nhiêu cô gái làm sở Mỹ thì cũng có bấy nhiêu đứa con trai như vậy. Cái lớp người mới mọc ra đó, ngưòi ta gọi mỉa mai là người của “giai cấp tâm tình”. Thằng Mịnh thuộc lớp người đó. Bọn Mỹ cút đi, cô gái bị mất sở và thằng Mịnh không còn tình nghĩa gì nữa. Nó trở về làng. Vốn con của dân bán hàng cá, nó bắt đầu từ một chân chỉ điểm, nguy hiểm như con rắn râu... Thằng Mỹ rút đi, nhưng dấu chân nó còn để lại, lún sâu trong đời sống. Thấy mặt nó, người ta phát tởm. Con Mười cũng bị tởm lây. Như có cái hồn của một đứa hư hỏng nào nhập vô phần xác nó. Cái hồn thiệt của nó bị đánh bạt đi đâu? Nhìn nó, người ta thấy chướng mắt, tiếng cười hăng hắc của nó người ta nghe cũng chối tai.

   Nó cười với thằng Mịnh, nó cười với bọn lính như con điên. Nó kê bàn kê ghế dưới bóng cây vú sữa; tiếp khách tại đó, ngay trong sân. Thằng Mịnh đem cả rượu thịt đến nhậu nhẹt với bọn lính, tại đó. Cái sân giữa hàng rào bông bụt nhà nó ồn ào như một cái quán, cái quán nhậu của bọn lính. Một hôm, đang buổi trưa, hàng xóm đang yên, bọn nó say, đố thách nhau thế nào, con Mười chụp lấy khẩu súng của một tên lính, lên đạn, lảy luôn ba phát. Ba phát, ba trái dừa bị đứt cuống, rơi tủm tủm xuống con mương. Bọn nó vỗ tay, bọn nó la ó, rồi chuốc rượu cho nhau.

   Đêm nay, nó thấy gì, nghĩ gì mà cứ lẽo đẽo theo sau mình?

   Con quỷ! Cái chìa vôi trong tay bà ngoáy mạnh.

   Để Sáu ra vườn đêm nay, bà không đành. Đưa Sáu đi thì đưa đến nhà ai giờ này, đột ngột quá.

   Bà cầm cái ống ngoáy để lên miệng và lấy miếng trầu. Không, nó không dám làm gì với Sáu Linh, nó không dám làm gì ngay trong nhà bà. Nhai ngấu nghiến miếng trầu, bà nghĩ như vậy qua hơi cay của mùi trầu. Không thể, nó không thể hư hỏng đến nỗi nhúng tay vào tội ác. Bà vẫn còn tin còn thấy được cái gì đang ẩn kín trong cái vỏ bên ngoài của nó. Bà không gọi đúng tên nó, cũng không thấy nó bằng mắt, nó chợt tắt chợt sáng, bà thấy nó bằng linh cảm! Bà cũng là mụ đỡ đẻ cho nó, chớ ai? Những đứa cùng lứa tuổi với nó xóm này, không do tay bà nâng nó khi nó ra đời, thì còn ai nữa. Như những ngưòi tốt, nó vẫn không thể nhớ, nhưng nó biết. Bây giờ cũng vậy, mỗi lần gặp mặt bà, một dạ, hai cũng dạ, một thưa, hai cũng thưa, trong khoảnh khắc đó, nhìn nó, nó vẫn như xưa.

   Bà đứng dậy, bước vào buồng, giở mùng nhìn hai cô út nằm sát vào nhau, bà hỏi:

   - Sáu, ngủ chưa con?

   - Dạ chưa.

   - Con ngủ đi, không sao đâu.

   Bà trở ra, khóa cửa, hạ thấp ngọn đèn, vào mùng nằm cạnh bên con, miệng vẫn nhỏm nhẻm nhai trầu.

   Đêm ấy, qua hai lần chạm mặt, cả ba người không ai ngủ yên, cả ba đều nghe tiếng sóng xôn xao của con sông suốt cả đêm...
« Sửa lần cuối: 03 Tháng Chín, 2019, 04:34:04 pm gửi bởi Giangtvx » Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #36 vào lúc: 10 Tháng Tám, 2019, 04:30:19 pm »

CHƯƠNG 18

   Đứng từ xa, tôi cũng nhận ra anh ta, anh nhà báo Trần Hoài Sơn. Thằng Hơn móm, bạn học cũ, con chú Năm Nhiễu tiệm thuốc tây ỏ đầu phố. Anh ta theo xuồng của dân về thu huê lợi.

   Cuộc đấu tranh đòi trở về thăm xóm vưòn cũ của đồng bào sáng nay - trước cửa nhà việc - thắng lợi dễ dàng đến nỗi không ai ngờ được. Long, Bá, Phiến, cái bộ ba ấy cùng một hành động, nhưng xuất phát từ mỗi quan điểm khác nhau. Từ lâu, đại úy Long không tán thành việc xúc dân. Theo hắn, cuối cùng rồi họ cũng nổi dậy phá ấp trở về. Ý của hắn, cứ cho dân trở về xóm vườn, rồi sẽ đưa lính đến chiếm giữ từng nơi, vừa chiếm dân vừa mở rộng cả đất đai. Cũng là ý kiến của một phái được cấp trên khen, nhưng chưa làm được vì thiếu quân! Thằng Bá thì nghĩ: không vườn, không đất, phải chạy gạo hàng ngày, họ có gì để tống tiền? Theo sự phân chia thì hắn ăn vào cái phần dân ấy. Có đánh đến hộc máu, họ cũng không có một đồng xu! Thằng đại diện Phiến thì nghĩ: ấp chiến lược như một quả bóng căng, phải mở vòi cho nó xì hơi! Chính nó bước ra, đứng trên thềm nhà việc, cầm một cái loa cuộn bằng giấy, nói vối mọi người:

   - Bà con cứ về thu huê lợi. Chỉ xin bà con nhớ cho một điều, khi nào máy bay của chánh phủ kêu về thì đồng bào xuống xuồng, về cho đúng giờ. A lô - A lô...

   Sáng nay con kinh lại nhộn nhịp mái chèo, hơn một trăm chiếc xuồng nối nhau xuôi theo con nước dưới tầm bay của con đầm già. Nhà báo Trần Hoài Sơn theo xuồng ghé bến, đứng nhìn cảnh trở về của chủ xuồng, lại theo một chiếc xuồng khác, cứ như vậy, anh đi dần vào trong. Cuối cùng anh ngồi trên chiếc xuồng của du kích, Bé Ba ngồi bơi lái, đưa anh đến tận bến nhà ông Hai, theo yêu cầu của anh xin gặp người chỉ huy cao nhất. Chúng tôi đưa Út Trầm báo tin từ lúc chiếc xuồng của anh ngồi quá giang bơi qua khỏi vọng gác của Út Đợ.

   Tôi rời làng theo bộ đội từ năm một ngàn chín trăm bốn mươi tám - theo bộ đội từ năm mười bốn, tính từng năm thì đúng hai mươi ba năm, tôi mới gặp lại anh ta. Quần “tẹc gan”, áo sơ mi trắng, cao lêu nghêu, bên vai lủng lẳng cái máy ảnh, vẫn móm, vẫn đôi mắt ốc nhồi ấy.

   - Đúng là nó, anh Năm. - Tôi nói với Năm Bờ.

   - Có nên giới thiệu ông ngay với nó không? - Anh gỡ kiếng mát, bỏ vào túi áo bà ba, hỏi tôi.

   - Đừng, để xem nó có nhận ra tôi không?

   Từ lúc nghe tin, anh cứ băn khoăn. Với anh, đây là lần đầu tiếp xúc vối một đối tượng khác, anh chưa có kinh nghiệm, cũng chưa quen. Anh không lường được câu chuyện sẽ xoay chuyển đến đâu, đối đáp ra sao. Ngay cả việc ăn mặc thế nào cho hợp với đối tượng, anh cũng lúng túng. Đeo súng hay không đeo súng? Một con mắt bị hỏng, mang kiếng hay không mang kiếng?

   Giữa anh với tôi, trước cuộc tiếp xúc này, ngang nhiên tôi là người thông thạo. Một dạo về công tác ở đặc khu Sài Gòn, tôi có gặp gỡ với một số sinh viên, trí thức, cũng đã quen.

   - Dù chính kiến có khác nhau, khi họ bước chân vào vùng giải phóng, trong lòng họ ít nhiều đều có thiện chí. Nếu là một kẻ xấu, vào vối một động cơ xấu, họ cũng không dám ngang nhiên mà ngược lại: càng xấu càng rụt rè. - Tôi nói với anh kinh nghiệm của tôi.

   Anh gật gù, nhưng vẫn bước tới bước lui, ngồi không yên.

   - Mấy tay nhà báo hay hỏi ngoắt ngoéo lắm! - Anh vẫn cứ lo. Thế nhưng, khi anh nhà báo Trần Hoài Sơn theo hai cô du kích bước vào sân, thì anh lại bặt thiệp, chủ động, ngoài ý nghĩ của tôi. Anh bước tới bắt tay chào hỏi, tự giới thiệu mình là ngưòi sẽ tiếp chuyện. Còn tôi, tôi lại bồn chồn xúc động trước cuộc gặp gỡ. Những đứa cùng một lứa tuổi, không kể những đứa chết hoặc hy sinh bên này hay bên kia, những đứa còn sống, dù có đi trăm ngả khác nhau, rồi cũng có lúc gặp lại nhau chỗ này, không hẹn trước. Sau cái bắt tay chào hỏi, thằng Hơn vẫn chưa nhận ra tôi.

   Nó không thể ngờ, tôi lại càng thấy thú vị. Năm Bờ đưa nhà báo vào nhà, nhà ông Hai. Không phải nhà sàn mà nhà đất nền cao, bộ ngựa gõ để tiếp khách là nắp hầm chống phi pháo. Nhà ông không phải là nhà bỏ hoang, sạch sẽ, tinh tươm, vẫn giữ được cách trang trí của một ngôi nhà kháng chiến.

   Bàn thờ ông bà đặt giữa nhà. Khói hương tỏa ấm. Ảnh Bác Hồ trên cao, ở giữa nơi trang trọng nhứt. Dưới ảnh Bác, hai bên là bằng khen và huân chương được lồng kiếng, đóng khung. Dưới nữa là hình ảnh của bộ đội du kích chụp chung với gia đình.

   - Thưa bác, bác cũng vừa mới về? - Nhà báo Trần Hoài Sơn chào hỏi chủ nhà.

   - Không! Tôi ở đây từ ngày cha sanh mẹ đẻ tới giờ. Bà con vì hoàn cảnh bức bách phải đi, tôi không dám trách, nhưng còn về phần tôi, nói thiệt với cháu, nếu Mặt trận chỉ còn một cục đất bằng nắm tay thì tôi cũng “tàng hình” nhỏ bằng con kiến, tôi làm hang tôi ở, tôi không đi.

   Ông Hai tuổi gần sáu mươi, không để râu, lúc nào cũng cạo sạch, tóc hớt cao, nhỏ người, trông rất gọn, nổi tiếng là ông già vui tính. Chuyện gì đối với ông cũng có thể biến thành chuyện vui được.

   - Mấy cháu uống nước.

   Nhà báo Trần Hoài Sơn hãy còn tò mò, nhìn tấm huân chương lồng kiếng.

   - Thưa bác, huân chương này là của ai vậy?

   - Huân chương của con nhỏ tôi.

   - Thưa bác, huân chương đây ghi là thưởng cho chị Trần Thị Mai, chị Mai tức là Sáu Linh phải không? - Nhà báo Trần Hoài Sơn hỏi với giọng dè dặt.

   - Con nhỏ tôi làm gì bằng cô Sáu.

   - Chị Mai đi thoát ly hay là có gia đình, vừa nuôi con vừa công tác, hở bác?

   - Chú hỏi thì tôi mới nói.

   Tôi với Năm Bờ liếc nhìn nhau, không ngờ cuộc gặp gỡ lại mở đầu bằng chuyện của nhà ông Hai. Tánh của ông, nếu không ai hỏi thì không bao giờ ông nhắc tới, -chuyện của đứa con, - nhưng nếu có ai hỏi, dù có hỏi cho qua chuyện thì ông cũng không thể ghìm lại được.

   - Con nhỏ của tôi, có một anh văn nghệ Khu định viết thành một vở tuồng. (Lần thứ nhất tôi nghe, cái đêm ông mang cá vồ đến mừng Năm Bờ, ông cũng mở đầu như vậy). Mới hơn hai mươi tuổi đầu mà đã góa hai đời chồng! Năm mười tám, tôi gả nó cho thằng Nhì, du kích xã. Hai đứa sống với nhau chưa đầy một năm, chưa kịp ra riêng, cũng chưa sanh đẻ gì thì chồng nó hy sinh.

   Ông kể trong trận chống càn mùa mưa lũ, con rể ông một mình chống một chiếc xuồng với cây bá đỏ, bắn chìm hai chiếc tàu mủ của bọn Mỹ. Sau đó, một bầy trực thăng ba chiếc, bay thành hai tầng vây bắn anh. Anh thất thế, một mình một xuồng chơi vơi giữa đồng nước, bọn giặc bắc loa gọi anh đầu hàng; anh đáp lại chúng bằng tiếng súng, chiến đấu đến viên đạn cuối cùng. Xuồng anh bị đạn trực thăng rã tan ra từng mảnh. Còn anh, anh ôm chặt lấy súng, chìm sâu xuống đáy nước - Ông ngồi xếp bằng trên bộ ngựa gõ, một tay ấp vào chén trà, nhìn anh nhà báo, rồi nhìn ra cửa nói tiếp:

   - Tôi nói với con nhỏ tôi: “Chồng mày nó không chịu đi trên mặt đất nữa, nó rửa chân, nó muốn ngồi trên bàn. Thôi, mày lập bàn thờ, mày thờ nó đi, đốt đèn đốt nhang cho ấm nhà”. Sau đó mấy tháng, một đoàn y tế ở trên quận về. Thấy mặt mày nó sạch sẽ, tay chân nó mềm mại, cô bác sĩ mới xin cho nó đi học nha y, làm nghề chữa răng. Nó muốn thoát ly, đi công tác cho khuây khỏa. Nó thành nghề. Trong quận này, ai cũng biết tên tuổi nó, người nào đau răng, cũng phải nhờ đến nó. Ba năm sau, đến ngày giỗ chồng, nó về thăm nhà, nó làm heo, nó mời anh em du kích với bà con hàng xóm. Trước khi đi nó xin tôi, xin gia đình bên chồng cho nó đi bước nữa. Nó hứa với anh bộ đội làm cán bộ trung đội. Thế mà...

   Anh bộ đội, ngưòi con rể thứ hai của ông, chính là người chỉ huy một cánh quân đã bắt sống được xe tăng giặc. Anh có cách đánh riêng của anh, rất độc đáo. Anh ra lệnh cho chiến sĩ B.40, chỉ được bắn cháy chiếc xe đầu. Còn chiếc thứ hai, thì bắn trước mặt nó. Đúng như dự đoán của anh. Bọn ngồi trong hai chiếc xe sau thấy chiếc đi đầu bốc thành ngọn lửa xanh, chảy sụm như sáp, nó hoảng, thấy một đường lửa xẹt qua trước mặt, nó bỏ xe, nó nhảy. Cánh quân của anh vừa bắt được tù binh, vừa lấy được xe... Rồi trong một trận đánh trả lại bọn phản kích, anh để máu của mình thấm đậm trên đường phố.
« Sửa lần cuối: 03 Tháng Chín, 2019, 04:34:14 pm gửi bởi Giangtvx » Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #37 vào lúc: 10 Tháng Tám, 2019, 04:33:09 pm »

Ông kể tiếp:

   - Nó về đây, nó khóc với tôi, nói có người bảo là nó có số sát chồng. Tôi giận quá, tôi mắng: “Chồng của mày đứa thì bị trực thăng bắn, đứa thì chết vì pháo giặc, mày có cầm dao mày cắt cổ nó đâu mà sát chồng hả? Đồ mê tín dị đoan!”. Nó trở về quận, nó đưa đơn xin đi bộ đội. Trên không cho. Vì ở cái quận này chỉ có nó làm nghề chữa răng. Nghĩ thế nào, nó bỏ nó trốn. Có khổ không chứ? Trên mới chạy giấy cho khắp các trạm nói là nó tham ô một số tiền, trạm nào gặp phải bắt nó giữ lại. Chuyện đó tới tai tôi, tôi không tin, nhưng tôi nhục quá, không dám ló mặt nhìn bà con hàng xóm! Đường đất ở xứ này, nó đi ai mà bắt được, nó cần gì theo đưòng dây giao liên. Nó tìm được bộ đội của thằng chồng chưa cưới của nó. Anh em không bắt, không giải nó về quận, cũng không bắt giữ nó, thương tình là dâu bộ đội, anh em nuôi cơm, nhưng không dám nhận nó. May sao, nó gặp được chú Năm, chú là người tỉnh phái về, chú chỉ huy vùng này, chú hiểu nó. Đây, có chú ngồi đây, tôi nói có chú làm chứng. Chú giới thiệu cho nó đi học trường quân sự ở Rờ. Chú phê bình đồng chí làm giấy gởi theo trạm giao liên. Sau đó tôi được thư của đồng chí ấy ở quận gởi về cho tôi, đồng chí nói là đồng chí muốn giữ con nhỏ tôi ở lại công tác. Không có nó, cán bộ bị đau răng phải giới thiệu lên tỉnh. Đồng chí xin cán bộ chữa răng mà trên chưa cho, cuối cùng đồng chí tự phê với tôi. Cái thơ đó bây giờ tôi còn giữ đây. Nhờ cái thơ đó mà tôi mới dám ra khỏi nhà, lui tới với bà con hàng xóm. Chuyện con nhỏ của tôi như vậy đó.

   - Thưa bác, bây giờ chị Mai đang công tác ở đâu? -Nhà báo Trần Hoài Sơn hỏi giọng rụt rè, lễ phép.

   - Nó, làm nữ pháo binh, lưu động rày đây mai đó! Mấy cháu uống, để nguội hết.

   - Dà. - Nhà báo Trần Hoài Sơn ngồi xếp bằng, đối diện với hai đứa tôi, nghe chuyện và thỉnh thoảng đưa mắt liếc nhìn Năm Bờ, có lẽ anh đã nhận ra dấu vết của sự hy sinh con mắt hỏng của Năm Bờ. Sau câu chuyện của ông Hai như đưa anh đến gần với chúng tôi, vẻ xúc động, hồi lâu, anh mới ngẩng lên, nói:

   - Thưa bác với hai anh. Tôi vào đây thật đường đột, không xin phép trước hai anh, xin hai anh tha lỗi cho. Tôi không ngờ được đón tiếp như thế này, thân mật, ấm cúng và chuyện của bác Hai làm tôi hết sức cảm động. Tôi vào đây không có mục đích gì khác hơn là muốn tìm hiểu sự thật. Tôi là nhà báo. Không phải để viết, mà hiểu để cho tôi. Tôi đã trải qua nhiều chặng đường, tưởng đâu là mình hiểu mà mình đâu có hiểu. Tôi muốn hiểu vì sao các anh vẫn tồn tại. Tôi nhớ, từ năm một ngàn chín trăm năm mươi chín, hầu hết anh em kháng chiến đánh Tây còn ở lại đều bị bắt. Tôi có dịp đến thăm một vài nhà tù. Tôi nghĩ, các anh không còn gì nữa. Thì bất thình lình các anh lại nổi dậy. Là nhà báo, tôi hiểu vì sao Ngô Đình Diệm bị lật đổ. Chính là vì cuộc nôi dậy ấy của các anh. Rồi đến quân Mỹ đổ quân, một đội quân vũ khí tối tân nhứt, tự hào là chưa hề chiến bại qua lịch sử chiến tranh của thế giới. Cũng có lúc, tôi tưỏng các anh bị đánh bạt đi. Thế rồi đến Mậu Thân năm sáu mươi tám, hôm đó tôi đang ngủ. Tôi bỗng nghe tiếng bom nổ, tôi giật mình, nhảy xuống giường, còn nghe cửa kiếng đang rung. Nhìn xuống đường tôi thấy bộ đội các anh đang tiến trên đưòng phố. Chiến tranh đã đến tận con đường trước cửa nhà mình rồi sao? Tôi nằm mơ chăng? Cánh cửa kiếng rạn nứt trả lời cho tôi. Tôi bàng hoàng. Tôi không hiểu, không thể hiểu. Tôi vào đây, chưa được gặp hai anh, thì tôi đã hiểu. Không ai trả lời cho câu hỏi của tôi mà chính cuộc sống trả lời cho tôi. Cuộc sống hùng hồn hơn tiếng nói. Tôi đứng nhìn bà con trở về xóm vườn cũ mà không cầm được nước mắt. Phía bên kia, họ có tất cả, tiền bạc, nhà cửa, xe cộ... nhiều vô kể, nhưng không có được một cử chỉ nhỏ như các anh. Họ dùng bom pháo không chỉ để giết người mà bắn phá cả vườn tược cây cỏ, còn các anh thì đi lượm từng trái xoài rụng cho nhân dân. Bà chủ xuồng cho tôi quá giang, bước vào nhà, thấy cô du kích chỉ cho những chỗ để xoài. Xoài giú trong lu vừa mới chín, xoài già còn đang giú dưới lớp lá chuối khô, xoài non được gom thành một đống riêng, bà khóc - “Vậy mà có lúc tao quên tụi mày!”, cảnh tượng này trả lời cho câu hỏi của tôi. Xin cám ơn. Cám ơn.

   Anh dừng lại, hớp một hợp nước, để cái chén xuống, nhìn xuống mặt nước đăm đăm. Lần này, anh nói mà không nhìn chúng tôi:

   - Tôi với đại úy Long, hai người có hai cuộc đời khác nhau, nhưng vốn là bạn. Chánh kiến có thể khác nhau, nhưng tình bạn không bao giờ quay mặt. Sáng nay, trước khi đi vào đây, tôi có nói với đại úy Long, tôi có giao hẹn trước, khi tôi về thì anh ấy không được quyền hỏi tôi một câu nào về mấy anh... Tôi đi vì mục đích của tôi. Và tôi cũng đã hứa với đại úy Long, tôi sẽ không cung cấp cho các anh một điều gì có hại cho Long. Đó là chuyện của đôi bên. Còn tôi, tôi là nhân chứng. Tôi hỏi thẳng: “Mày bằng lòng như vậy không?”. Long gật đầu, tôi mới đi. Bây giò hai anh cho phép tôi được giữ lời hứa.

   Nhà báo Trần Hoài Sơn vẫn nhận thằng Long là bạn nhưng không ngẩng mặt nhìn chúng tôi, nói xong, anh vẫn cúi nhìn chén nước.

   - Chúng tôi rất cần biết, nếu anh nói, chúng tôi rất muốn nghe. - Năm Bờ nói - Nhưng chúng tôi không ý định hỏi anh. Chúng tôi chỉ có ý định là tạo điều kiện thuận lợi cho anh thăm vùng giải phóng, không chỉ ở đây, kể cả những chỗ khác rộng lớn hơn, nếu anh muốn.

   - Cám ơn! Cám ơn! - Nhà báo Trần Hoài Sơn gật gù, nhưng vẫn chưa ngẩng nhìn chúng tôi. Đôi mắt vẫn nhìn đáy chén đăm đăm, anh nói:

   - Tôi chưa dám nghĩ đến một chuyến đi xa. Xin hẹn vào một dịp khác. Lát nữa, xin hai anh cho phép tôi được theo xuồng của đồng bào chở xoài để trỏ về. Và sáng mai tôi lên đường trở về Sài Gòn.

   - Ở lại dùng cơm trưa với chúng tôi rồi hãy về. Còn sớm, từ đây tới chiều, vẫn còn xuồng trở về. - Ông Hai mời ông nhà báo.

   - Cháu xin nhận, cháu xin ăn một bữa cơm với bác, với hai anh, trong vùng giải phóng.

   - Út a, Út! - Ông Hai bước xuống bộ ngựa, xoay mặt nhìn ra sau bếp gọi con.

   - Dạạ... ạ.

   - Mày ra ao, xúc hai con cá vồ, nghe hôn?

   - Dạạ... ạ.

   Bên ngoài, một cơn gió thổi qua. Một trái xoài chín rụng đánh bẹp xuống sân. Ông Hai nhìn ra, nghĩ gì, ông cười lớn:

   - Mấy hôm nay, tôi đi lo lượm xoài cho hàng xóm, không để ý tới cây xoài trước cửa nhà mình. Khi nó đã chín, không hái nó cũng rụng. Mấy cháu uống nước, bác chạy xuống bếp một chút.

   - Thưa bác - Anh nhà báo Trần Hoài Sơn nói - Hai anh thì cháu chưa dám, nhưng riêng phần bác, cháu muốn xin bác một tấm hình, kỷ niệm.

   - Ô! Tưởng gì, cái đó thì được. Cháu xem, bác đứng chỗ nào coi cho được nà?

   - Xin lỗi hai anh, mời bác ra sân, mồi bác đứng trước cửa.

   Ông Hai đứng trước cửa nhà, ngoài mái hiên, mặt hướng về ánh mặt trời, ông gài lại nút cổ, rồi đưa tay vuốt lại mái tóc. Nhà báo Trần Hoài Sơn mở máy, máy kê vào một bên mắt, cúi lom khom bước lên phía trước rồi lại lùi ra sau. Tách một cái.

   - Xong! Xin bác cái nữa cho chắc. - Cái máy lại đánh tách một cái.

   - Cám ơn bác!

   Anh cười. Anh nhìn chúng tôi, không xa lạ nữa. Cả ba người đứng giữa sân. Đang lúc trò chuyện thoải mái về mùa màng, về cây cỏ, tôi vỗ vai anh:

   - Hơn! Không nhận ra mình sao? - Lúc đó, tôi nghĩ gọi tên và xưng mình là tiện nhất.

   Nghe gọi đúng tên cúng cơm, nhà báo Trần Hoài Sơn khẽ giật mình, hai con mắt ốc nhồi mở to, anh nhìn tôi, cái môi dưối trề ra, run run.

   - Trời ơi! Thắng! Thắng phải không?

   - Chú Năm có khỏe không? - Tôi hỏi lại.

   - Đúng! Đúng rồi! Thắng. Con của chú Hai hớt tóc. Có ngờ đâu, có ngờ đâu! - Hơn xúc động đến cuống lên - Bao nhiêu năm rồi? Bao nhiêu năm rồi?

   - Hai mươi năm có hơn!

   - Lúc tôi ở Sài Gòn về, tôi hỏi thì nghe Thắng đi Vệ quốc đoàn. Biền biệt! Mình có lỗi, nãy giờ không nhận ra.   - Anh xoay qua Năm Bờ - Thưa anh, đây là bạn cùng phố, mà cũng là bạn học của tôi, trường quận.

   - Bây giờ hai anh vào nhà nói chuyện chơi, còn tôi, tôi xin phép đi thăm bà con. - Ý của Năm Bờ muốn để tôi tiếp anh nhà báo. Anh đi rồi, hai đứa tôi vào nhà. Tôi hỏi đùa nhà báo Trần Hoài Sơn:

   - Hơn bây giờ làm nhà báo. Hơn vào đây để tìm hiểu. Còn tôi, nếu tôi cũng là nhà báo, và nếu tôi muốn ra ngoài đó cũng để tìm hiểu như Hơn, thì liệu tôi có được an toàn, được giúp đỡ không.

   Nhà báo Trần Hoài Sơn cười:

   - Mình hiểu câu hỏi của Thắng. Với tư cách cá nhân, tôi có thể giúp Thắng, nếu Thắng muốn. Chuyện đó không dễ, cũng không khó.

   Trong lúc tôi với Hơn ngồi ôn lại chuyện cũ thời thơ ấu, thì bên ngoài, vì thương những đứa nhỏ trong ấp chiến lược mới trở về, trồi nổi một cơn dông. Tôi và Hơn thời thơ ấu cũng như những đứa nhỏ ở đây, ở những làng xoài, hễ nghe ngọn gió của cơn dông lao xao thổi tới, dù có làm gì, cũng buông ra, đổ ra đường, kêu réo nhau chạy về các vườn xoài, giành nhau từng trái. Giành được một trái xoài trong tay - chẳng đáng giá là bao nhưng sướng vô cùng. Cầm trái xoài, quẹt vào ống quần cho sạch mủ đưa miệng cắn làm đôi, nhai rào rạo, vừa nhai vừa nhăn mặt. “Độp” đâu đó một trái vừa rụng xuống, thế là cả lũ lại ùa tới chen lấn, đứa này chụp lên tay đứa kia, có đứa vừa nắm được, không kịp quẹt vào ống quần cho sạch mủ, cứ thế mà đưa lên nhai luôn. Dông không thổi tới thì mỗi
đứa một gốc, ngửa cổ lên nhìn, chu miệng huýt gió gọi cơn dông.

   Mấy chị gái ở nhà chờ mấy thằng em đi lượm xoài trở về, làm sẵn một tô nước mắm đường. Xoài chấm nước mắm đường, vừa chua, vừa mặn, vừa ngọt là món các chị gái ưa nhất.

   Nếu dông không thổi tan những đám mây đen nghẹt thì trời đổ mưa. Thật sướng, lũ nhỏ của hai đứa tôi lúc đó, cũng như lũ nhỏ bây giờ; lấy lá chuối bó thành trái banh, đá dưới mưa. Mưa tạnh, lạnh run cầm cập, vẫn thấy chưa thỏa lại nhào xuống sông lặn hụp đuổi bắt nhau cho đến lúc có cha mẹ cầm một cây roi đứng trên bến hò hét mới chịu lên.

   Bên ngoài trời đổ mưa. Chúng tôi trò chuyện và nghe tiếng reo của lũ nhỏ.

   - Ba tôi sau này bị sạt nghiệp - Hơn nhìn mưa nói - vì cái tính kiêu căng. Khoảng năm một nghìn chín trăm bốn mươi chín, ba tôi lại mở một lò thợ bạc. Làm thợ bạc dòm đâu cũng thấy vàng. Mỗi sáng quét nhà, rác cũng phải đổ vào một chỗ, để đó, trước sau gì cũng có người tới hỏi mua. Cái chậu nước rửa tay của thợ gọi là con heo, cũng bán được. Giấy nhám với giấy vải dùng để đánh bóng, cũng bán được. Ba tôi muốn làm giàu, nhưng lại không biết nghề. Ba tôi mới hùn với một ông thợ bạc già, mở lò, có hơn mười tay thợ. Đã làm chủ lò thì phải mua vàng. Anh biết, người mua vàng nào cũng vậy, trong tay phải có một cái chìa khóa. Trên đầu khóa có cục vàng nho nhỏ, từ vàng sáu vàng bảy cho đến vàng mười. Khi nhận hàng của khách đem bán, người mua phải cọ cái món hàng đó vào một cục đá xanh, rồi lại cọ vàng trên chìa khóa của mình, sau đó bôi axít lên. Hai thứ vàng cùng hiện lên, nhìn theo đó mà so sánh. Vàng giả đụng phải a xít, nó sôi lên ngả màu đen. Thông thường, người ta xem vàng, người ta chỉ nói vàng này là vàng tám, vàng chín hoặc vàng mười. Ít có ai dám nói vàng này là vàng tám rưỡi, hay chín rưỡi, lại càng không dám nói là vàng tám hai hay tám tư. Nhận ra được mặt vàng tinh vi như vậy, phải là tay sành lâu đời. Ba mình biết gì, thế mà, mỗi lần coi vàng là ông cứ oang oang nào là vàng tám ba, vàng tám rưỡi... Dân thợ họ ghét. Họ chơi xỏ. Họ đổi mất chai a xít đặt trên bàn cạnh bên cây cân tiểu ly. Thế là họ cho người của họ đem vàng giả đến, họ bán. Vàng giả gặp a xít giả nó không sôi màu đen. Họ bán rẻ. Ba mình ham, cứ đổ tiền ra mua. Đến lúc dồn lại đem đi nấu mới té ngửa ra! Mình phải thôi học. Nếu không, mình còn đi học xa. Tôi ít khi trở về làng cho nên không có dịp gặp chú Hai. Làng mình với tôi bây giờ buồn lắm. Nói cho cùng, trên trái đất, với tôi, chẳng có chỗ nào vui!

   Tôi chớm hiểu anh qua câu cuối cùng ấy. Con người chưa tìm được lý tưởng, chưa thể tìm được niềm vui. Tôi thấy thương anh.

   Bên ngoài mưa to. Tròi đã vào mùa mưa rồi.

   Giây phút im lặng, hai ngưòi nhìn bụi mưa bay mờ trắng.

   Trên giữa mái hiên nhà ông Hai, có một cái đuôi lá buông thõng dẫn theo một dòng mưa. Từng đợt đọng trên đuôi lá rơi xuống, đánh tách một cái, tự mình bắn tan ra. Hơn cúi nhìn những giọt mưa ấy, một vũng ưốt nhỏ tròn tia nước - Từng giọt nối nhau, rơi xuống, tách... tách... đều đều..
« Sửa lần cuối: 03 Tháng Chín, 2019, 04:34:25 pm gửi bởi Giangtvx » Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #38 vào lúc: 11 Tháng Tám, 2019, 06:53:42 am »

CHƯƠNG 19

   Cơm chiều của mọi người đã xong xuôi. Đến lúc trời tối hẳn, người đi trên đường sẽ dễ chạm sát với bọn thám báo, lính tuần hoặc bọn phòng vệ dân sự, phiền phức và tai vạ không biết đâu mà lường. Nhà chưa đỏ đèn, trời đang chạng vạng, được một lúc thảnh thơi, người ta đổ ra đường đi dọc theo bến sông, cho đỡ cuồng chân và gặp nhau. Hôm nay, người ra đường, ra bến sông đông hơn mọi hôm. Người ta muốn gặp người đã trở về thăm xóm vườn cũ hỏi han đôi câu. Gặp nhau giữa “thanh thiên bạch nhật” trước mặt mọi người, tiện hơn gặp nhau trong nhà, kẻ đi ngoài dòm thấy chẳng biết nói với nhau những gì.

   Bà Chín chẳng đi đâu. Riêng bà, là mụ vườn lại biết dăm ba toa thuốc gia truyền, bà đến nhà ai, lúc nào mà chẳng được. Bà ngồi trước cửa, dưới hiên trên sàn nhà nhìn ra bãi sông giữa dòng sông, bỏm bẻm nhai trầu.

   Dưới bến, Mười phòng vệ dân sự đã tắm xong, còn đang ngồi vò quần áo. Hôm nay, Mười đi bắn ngoài bãi với bọn lính, về muộn. Cái bến tắm ấy cách nhà bà một cái sân, con đường đá và bãi đất bỏ hoang - vốn là dãy nhà bị đốt cháy từ lâu, những người chủ ấy đã bỏ đi, trẻ con hàng xóm lấy đó làm sân đá bóng.

   Sự chạm mặt với Mười phòng vệ dân sự đêm ấy vẫn còn đeo đẳng trong ý nghĩ của bà, khiến bà cứ ngồi nhìn từ lúc cô bắt đầu tắm. Giặt giũ xong, tóc bới cao, Mười phòng vệ dân sự một tay cầm bộ quần áo ướt vắt cuộn lại, đi lên. Con đường dẫn cô về nhà vắt dài theo hàng rào bông bụt bên cạnh nhà. Qua khỏi đường đá, Mười lại không theo con đường cũ mà rẽ vào sân. Bà tưởng Mười sẽ đi tắt qua sân nhà của bà như một đôi lần. Bà không để ý. Nói là không để ý nhưng bà cứ nhìn theo.

   Mười bước lên thang, rồi đứng sững trước mặt bà:

   - Dì Chín, dì cho cháu nói chuyện với chị Sáu Linh.

   - Con Sáu đang nằm trong buồng. Cháu vô đi!

   Sau này kể lại, bà nói với chúng tôi, lúc đó đáng lẽ bà phải giật mình, phải hoảng hốt, ít nhứt thì cũng lúng túng; thế mà bà đã trả lời như vậy, không hiểu vì sao! Cái gì phải đến thì nó đến - Đã mấy hôm, bà luôn nghĩ đến trăm ngàn cách để đối phó, thế mà lúc đó trong lòng bà không bợn một chút nghi ngờ! Sao vậy? Có lẽ bà đã kịp nhìn thấy đôi mắt đỏ hoe của Mười muốn khóc từ dưới bến nước kia, và đã nhìn thấy cái gì nữa, trước đây? Bà hiểu Mười qua cuộc đời của bà. Những ngày đen tối, bà cũng đã giả thành một người khác, khoác cho mình một cái vỏ để che mắt quân thù. Người trong làng, nhứt là lứa tuổi mới lớn, lâu ngày không kịp gặp, khi gặp lại thì nó đã khác xa: một đứa hư hỏng. Muốn trở thành một đứa hư hỏng đâu có khó nhưng cũng không phải vì dễ dàng mà ai cũng thôi cũng hư. Mười không thể hư đến nỗi như nó bày ra trước mắt mọi người. Cũng như bà trước đây và ngay cả bây giờ - bây giờ ngày nào mà bà không đến nhà thằng Long như người thân. Mười đang khoác cho mình một cái vỏ, ở cái dạng khác, trong con mắt bà thì chưa thật khéo. Cho nên, khi Mười đứng trước mặt bà, hỏi bà muốn gặp Sáu Linh thì bà đáp lại như vậy, tự nhiên như đã hẹn trước và tự nãy giờ bà ngồi đó để chờ.

   Mười cũng tự nhiên như bà, cô bước thẳng vào:

   - Chị Sáu!

   Sáu đang nằm trong buồng, sát vách, giật mình choàng dậy, và ngay lúc giật mình, Sáu cũng nhận ra con người thật của Mười đang đứng trước mặt mình, cạnh bên giường của Sáu. Mười đứng lặng, nghẹn không nói được, hai hàng nước mắt cứ chảy tuôn xuống.

   - Chị có nghe tin gì của anh Phải em không, chị Sáu?

   Mối tình đầu không ai phản bội ai, gia đình không ngăn trở, thì sao có thể quên nhau? Đêm ấy, đêm mùa nước, Mười chống xuồng qua cánh đồng đưa Phải đi tòng quân. Đến lúc chia tay dưới bờ cây trâm bầu; Phải ôm choàng lấy cô. Cô rùng mình quay mặt đi. Sao lúc ấy mình lại quay mặt? Có ai đâu mà ngượng! Tại ông trăng sáng quá! Anh ấy không được hôn mình, cái hôn đầu, trước khi đi. Những lúc ngồi đứng một mình, tự nhiên cô quay mặt lại cho Phải. Giật mình, cô ngượng, má bên trái còn nóng ran cái hơi thở của người yêu, rồi thẫn thờ! Nếu anh ấy có bề gì... anh ấy cũng chưa kịp hôn mình. Ý nghĩ ấy như cái gai ẩn trong trái tim cô, lúc lúc lại nhói đau! Mười muốn nói với Sáu chuyện khác, cần kíp, nhưng câu hỏi ấy lại bật ra, không kìm được.

   - Hơn nửa năm nay chị không gặp, em ngồi xuống đây, - Sáu nói với cái thế của một người chị và thành thật -   nhưng chị vẫn nghe tin. Phải đang luyện quân.

   - Chị có tin em không, chị Sáu?

   Mười vẫn đứng bên mép giường, vẫn cầm bộ quần áo ướt vắt cuộn trên tay, đưa một cánh tay quẹt nước mắt.

   - Đêm gặp em, chị thấy em dòm vào mặt chị ba lần. Ba hôm nay chị vẫn ở đây, chị đang tìm cách gặp em, nhưng chưa biết làm cách nào. Em ngồi xuống đây.

   - Em phải về. Em tìm chị để nói, ngày mai bọn nó sẽ mở một cuộc hành quân cảnh sát. Nhà nào cũng xét. Chị qua nhà em bảo đảm hơn. Còn chuyện của em dài lắm. Hôm nào em sẽ nói với chị. Bây giờ em phải về.

   Tối hôm ấy, bà Chín đi trước, cô con gái đi sau, bà sang chơi nhà của Mười.
« Sửa lần cuối: 03 Tháng Chín, 2019, 04:34:37 pm gửi bởi Giangtvx » Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #39 vào lúc: 11 Tháng Tám, 2019, 06:57:02 am »

Đúng như Mưòi đã báo tin, sáng sớm hôm sau, có lịnh xét nhà, lịnh xuất phát từ sự nhận định của an ninh. Đã có một bàn tay nào đó trở về xốc dậy phong trào. Do đó mà xảy ra vụ đấu tranh - hàng trăm người tụ tập trước cửa nhà việc đòi trở về thăm xóm vưòn cũ. Cánh cửa của ấp chiến lược đã bị mở toang, không tránh khỏi sự đột nhập của đối phương.

   Tờ mờ sáng, cảnh sát, lính, phòng vệ dân sự đã đứng giăng trên các ngả đường, trước sân của mỗi nhà. Nhà nào cũng bị lục xét, không loại trừ một nhà nào. Nhà đại úy Long, nhà đại diện Phiến, nhà cảnh sát Bá cũng phải mở toang cửa; có điều những nhà ấy bị xét một cách lịch sự hơn, và không bị mất đồ. Nhà của Mười cũng được liệt vào loại nhà xét có lịch sự, qua loa.

   Nhà của bà Chín, dù bà có tới lui nhà đại úy Long như ngưòi thân, dù được mọi người trọng nể, yêu mến, nhưng một cái lu - không thể chứa được một người cũng phải mở nắp ra cho bọn nó chúi mặt vào. Bọn nó xét kỹ đến nỗi, một cái lu, nhìn vào chẳng thấy gì, cũng vẫn chưa tin, nó thọc cả nòng súng vào, nguấy đi nguấy lại mấy vòng mới chịu thôi.

   - Thấy con Mười, một vai đeo súng, một tay nó giở mùng, ngay cái chỗ của con Sáu nằm, thương nó đứt ruột đứt gan - Bà kể lại như vậy.

   Nhà của Mười là nhà sàn, nhưng cái bếp là nhà đất. Mười đào sẵn cái hầm bí mật ở cái chỗ bất ngờ, không ai để ý, nếu có lấy xông hồng mà xôm cũng không phát hiện được.

   Đêm ấy, Mười đưa Sáu vào buồng, hai chị em cùng một cái mền, thủ thỉ với nhau... Mùa mưa năm sáu mươi tám, một đoàn bình định theo chân bọn sư đoàn thủy quân lục chiến về làng, chật xóm, chật nhà. Thằng chỉ huy bình định nói tiếng vùng ngoài trọ trẹ, tuổi hơn bốn mươi, tóc hoa râm mũi gãy, nó có một điều đặc biệt mà Mười không thể quên được. Hông của nó một bên đeo súng, còn một bên thì đeo một cái gì nữa, cũng giông giống như cây súng ngắn, nhưng cái nòng dài hơn, cái họng to hơn, được bao trong một lớp vải đen. Lúc đầu, Mưòi tưởng đó là súng bắn hỏa châu. Đến lúc nó ngồi bệt xuống sàn, cầm lấy cây súng “bắn hỏa châu” ấy, trật cái bao vải ra, thì cô mới biết: cái điếu cày! Đám cùng bọn gọi nó là thằng Zít cắn. Có một lần, cái điếu cày ấy, nó bỏ lăn lóc. Nửa đêm có một con rít chui vào, con rít chui vào hay trẻ con của chủ ghét nó bỏ con rít vào đó chẳng ai biết. Sáng sớm, mắt mở mắt nhắm, nó cầm lấy cái điếu, tra thuốc, kê lên miệng, vừa châm lửa, mắt lim dim chưa kịp hút, nó té ngửa, liệng cái điếu cày, la oai oái. Một con rít đang kẹp vào cái môi trên nó, nhùng nhằng trưóc cửa miệng. Nó vừa la vừa đưa hai tay phủi lia lịa. - “Giời ơi, con rít nó cắn tôi, tiên nhân cha nó”. Từ đó, nó được đặt cho cái tên là thằng Zít cắn, và cũng từ đó, nó lấy vải bọc cái điếu cày, lúc nào cũng lủng lẳng bên hông.

   Nghe cô cười, nhìn lại, nó không hỏi “sao cô cười” mà lại hỏi:

   - Cô để tang cho ai đấy?

   - Tía tôi.

   - Ông cụ khuất núi vì cái gì ạ?

   - Bị lạc đạn.

   - Đạn của ai ạ?

   - Tôi không biết.

   Nó rót một chén trà đổ vào điếu, châm lửa rít ro ro. Nó há mồm, nhả khói, hai con mắt lim dim, lèm nhèm:

   - Đạn bắn từ phía nào ạ?

   - Từ sau vườn.

   - Thế mà cô không đoán đạn của ai kia à?

   - Ở nhà thương người ta mổ ra, người ta đưa cho tôi một đầu đạn AK, cần gì phải đoán.

   - Thật ư? - Nó mở tròn hai con mắt, nhìn Mười một hồi lâu: - Này, tôi bảo, cô có dám cầm súng trả thù cho ông cụ không?

   - Tôi là đàn bà con gái!

   - Cô đi đâu, đứng lại đây, tôi nói tiếp, tôi không bảo cô đi lính, tôi muốn khuyên cô cầm súng canh giữ xóm làng làm phòng vệ dân sự.

   - Các ông giao thì tôi lãnh - Mười định nói cho qua chuyện. Không ngờ, qua mấy hôm sau, tên tuổi của Mười được ghi vào danh sách của phòng vệ dân sự. Thế là Mười bị gọi ra bãi, cùng một số dân xóm - những đứa con trai được cha mẹ chạy tiền khỏi đi lính, tập một hai. Ngày lễ trao súng canh giữ xóm làng, bước ra khỏi hàng, nhìn cây súng nằm trên hai cánh tay mình, Mười thầm nghĩ: cũng hay! Cây súng này, mình sẽ canh gác cho các anh. Cô thề với cây súng, trước mắt bọn chúng nó. Khi cô ngước nhìn lên, cô thấy có một đôi mắt đang nhìn mình, nham hiểm, soi mói; đôi mắt của thằng Mịnh. Nó mặc bộ quần áo cảnh sát, ngồi trên hàng ghế của bọn đến dự lễ. Còn thằng Zít cắn, trước khi rời khỏi cái vùng bình định này, nó được thưởng một số tiền có thể mua một cái đồng hồ Titôni cho vợ vì đã có công “tuyên truyền giác ngộ một cô thôn nữ cầm súng đứng lên chống Việt cộng”. Nó nhìn cô, nó cười, nó gật đầu chào cám ơn.

   Sau đó, bọn nó mời từng người lên phòng cảnh sát, tiếp chuyện với bọn an ninh. Mỗi người lại nhận thêm một nhiệm vụ: kiểm soát lẫn nhau. Trước đó, Mười nghĩ, đội phòng vệ dân sự vốn là bạn hàng xóm, có gì sẽ bảo nhau. Bây giờ, không ai biết ai là người của bọn an ninh, đứa này ngờ cho đứa kia. Tự nhiên có đứa bị tước súng, bị tống giam vì tội “cầm súng quốc gia phụng thờ Cộng sản!”. Lại càng ngờ nhau. Cũng từ đó thằng Mịnh cứ lui tới nhà cô, nó ve vãn nhưng lại nhìn bằng con mắt soi mói, cái nhìn khiến cho cô chột dạ. Nhìn cái bộ mặt tai tái với đôi môi chì của nó, cô tởm quá. Cô chống chế lại nó bằng những cử chỉ lố lăng như một cô gái đanh đá, bất cần. Nếu cần hút thuốc, cô cũng thở khói ra lỗ mũi như ai, lúc đầu bị sặc, sau rồi cũng quen, cần uống rượu, cô sẽ cạn một ly đầy, cho xem.

   Gần hai năm - từ ngày cầm cây súng của phòng vệ dân sự, chưa giúp được gì cho anh em, cũhg chưa làm gì được bọn nó, mà mình thì đã khác xa. Xa lạ vói hàng xóm, xa lạ với cả người thân. Hay là mình đã hư hỏng rồi như người bị nhiễm độc mà mình chưa biết?

   - Má ơi, làm sao bây giờ má? - Nhiều lúc Mười phải cầu cứu đến mẹ. Mười định phá cái lưới của nó, thế mà bây giờ cái lưới đã giăng ra, vây chặt lấy cô. Không phá được nó, cô muốn chui ra thoát khỏi nó. Cô muốn ôm cây súng của nó, trốn vào trong, theo anh chị em du kích. Nhưng nghĩ đến mẹ, mấy đứa em còn ở lại sẽ liên lụy, cô không đành.

Được mẹ giúp sức, cô lại vững vàng. Cần phải có một người nữa hiểu cô: Phải! Nhưng biết làm cách nào nhắn với anh ấy một lời: “Viên đạn có thể bị lạc, còn em thì làm sao đi lạc được, hở anh?” - Đêm nào cô cũng nói câu ấy với người yêu trong mơ.

   - Cái đêm đi ngang qua mặt chị, em hơi ngờ. Em bỏ đi, em rình. Em thấy con Mực nhà chị Nở không sủa chị. Tự nhiên em tủi quá. Con Mực nó còn nhận ra chị, nó không sủa, còn em... Em đi ngang qua chị lần thứ hai. Em mừng quá. Em muốn chạy lại chị ngay. Nhưng không biết làm cách nào. Nếu chị mà không tin em thì em chỉ còn có nước chết!

   Đêm ấy, không phải cô đã cứu Sáu ra khỏi tay giặc mà chính cô, cô được Sáu kéo ra khỏi vòng vây. Mừng quá, vui quá, cô kể lại với Sáu tất cả, từng đoạn không đầu, không đuôi:

   - Em không lường hết. Phức tạp quá! Em chưa đủ bản lĩnh. Em chưa bằng dì Chín. Bây giờ thì em không sợ gì nữa rồi... Chị chết em chết, chị sống em sống! Miễn sao anh Phải hiểu là được... Ờ, phải bình tĩnh. Chị nói đúng, làm quá nó cũng nghi. Có gì chị biểu em. Mọi lần, không biết hỏi ai, em chỉ biết hỏi má em... Mày làm sao được mày làm. Phải nhẫn nhục, trước sau gì mấy anh cũng trở về. Má em nói vậy mà đúng... Anh Năm về rồi hả chị. Chị với ảnh làm đám cưới đi. Nhưng mà khoan, chị làm bây giờ, em không dự được... Con Bé Ba, con Thảnh, con Thơi, anh Út, anh Châu, chửi em dữ lắm phải không chị! Được, cứ chửi cho đã đi... Em hỏi má em, má cho con xin ba cây dừa bên vườn nghe má. Chi vậy? Con tập bắn. Mày làm sao được thì mày làm. Hôm nào thằng Mịnh với tụi nó tụ tập lại đây, em cũng bắn cho nó coi. Trái dừa là cái đầu, cuông dừa là cái cần cổ nhỏ xíu. Em đưa súng lên, nè thằng Mịnh, “đùng”, đứt mất cái cuống, rơi một cái tủm. Nè thằng Bá, nè thằng Long, nè thằng Phiến, nè thằng Nitxơn, nè thằng Thiệu... ba cây dừa, trái rụng hết trơn. Bắn cho nó biết mặt. Anh Phải ơi! Anh với em, coi ai bắn giỏi hơn ai! “Đùng”! Rơi cái tủm...

   Cứ như vậy, chuyện này đến chuyện khác, bao nhiêu ngày, bao nhiêu tháng, không nói được với ai, đêm ấy, - Mười nói chuyện huyên thuyên, vui như đứa trẻ... Anh Năm về đây được chớ chị. Cứ nói với ảnh, về đi. Em sẽ nhường cái giường này cho chị với ảnh, hai người... Ui, ui... - Mưòi bị Sáu véo một véo vào vế non, đau điếng.
« Sửa lần cuối: 03 Tháng Chín, 2019, 04:34:49 pm gửi bởi Giangtvx » Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM