Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 11:12:42 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: T  (Đọc 20540 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #340 vào lúc: 12 Tháng Tám, 2019, 04:53:33 pm »


        TUYẾN ĐÁNH CHẶN mục tiêu trên không, tuyến quy ước trên không tương ứng với bề mặt địa hình (trên bản đồ), tại đó máy bay tiêm kích phải đánh chặn được mục tiêu quy định bay vảo tuyến đó. TĐC được xác định tùy theo yêu cầu bảo vệ mục tiêu mặt đất của ta, vùng hỏa lực phòng không trong chiến đấu hiệp đồng; vị trí trực ban chiến đấu, lượng nhiên liệu của máy bay tiêm kích; cự li phát hiện mục tiêu địch của rađa mặt đất và khả năng chỉ huy đánh chặn.

        TUYẾN ĐIỀU CHỈNH, đường quy ước trên địa hình nối liền các trạm điểu chỉnh đặt trên đường để kiểm tra, đôn đốc và chấn chỉnh việc chấp hành các quy định khi bộ đội qua đó. Có TĐC trong hành quân, TĐC vượt chướng ngại nước. TĐC còn là tuyến triển khai tiểu đoàn, đại đội, trung đội thành hàng dọc khi tiến công trong hành tiến. TĐC thường được bố trí sau 3-4 giờ hành quân ở đầu mối giao thông, các trọng điểm mà đối phương hay đánh phá, nơi ranh giứi các khu vực đường hành quân có quy định tốc độ khác nhau... Nhiệm vụ của các trạm trên TĐC: hướng dẫn cho bộ đội cơ động đúng đường, đúng hướng, đúng thời gian quy định, tránh ùn tắc; kiểm tra việc chấp hành các quy định khác (như ánh sáng, ngụy trang, tốc độ cơ động...). TĐC vượt chướng ngại nước thường được bố trí trên các đường nhánh hoặc đường ngang với cự li thích hợp để tránh hỏa lực bắn thẳng của đối phương, có nhiệm vụ hướng dẫn cho bộ đội xuống đúng bến vượt theo kế hoạch. TĐC thường do cán bộ tham mưu và phân đội cảnh vệ được trang bị các phương tiện cần thiết (máy thông tin, cờ, còi, đèn, loa. biển chỉ dẫn...) điều hành.

        TUYẾN ĐIỂU CHỈNH VẬN ĐỘNG, đường quy ước trên địa hình, nối liền các trạm điểu chinh đầu đường rẽ (ngã ba, ngã tư...), trước các trọng điểm đối phương hay đánh phá trên các đường dẫn đến khu vực tập kết hay triển khai chiến đấu để điều chỉnh đội hình vận động (đúng theo đường, hướng, tốc độ, thời gian) tránh ùn tắc; kiểm tra việc chấp hành các quy định trong vận động, truyền đạt các chỉ thị mệnh lệnh đến các đơn vị cơ động; chỉ dẫn những điểm cần thiết trên chặng đường sắp tới... Các trạm điều chỉnh vận động thường do cán bộ tham mưu và phân đội cảnh bị điều hành; được trang bị phương tiện thông tin và các loại biển chỉ dẫn.

        TUYẾN ĐIỂU CHỈNH VƯỢT SÔNG, đường quy ước trên địa hình, nối liền các trạm điều chỉnh trên các đường dẫn đến khu vực vượt sông để điều chỉnh việc cơ động bộ đội và phương tiện kĩ thuật đến sông theo kế hoạch. Trong TĐCVS có các trạm (vọng) điều chỉnh vận động đặt trên các đường nhánh hoặc đường ngang để điều chỉnh từng đơn vị xuống đúng bến, đúng đường. TĐCVS do cán bộ tham mưu và phân đội cảnh bị phụ trách, được trang bị các phương tiện thông tin và biển chỉ dẫn.

        TUYẾN ĐƯA VÀO TÁC CHIẾN, đường quy ước trên địa hình để lực lượng dự bị triển khai và bắt đầu tác chiến. TĐVTC do người chỉ huy xác định trong quyết tâm và được điều chỉnh trong quá trình tác chiến.

        TUYẾN ĐƯỜNG ỐNG XĂNG DẦU, hệ thống thiết bị dùng để vận chuyển xăng dầu trên cự li xa trong vận tải đường ống quân sự. Bao gồm các bể chứa xăng dầu, trạm máy bơm, đường ống dẫn và các phụ kiện (van hai chiều, van một chiều, van điều chỉnh áp suất, gioăng cao su, ngàm, ốp ngàm, ốp ống...) nối liên hoàn với nhau. Trên TĐÔXD có thể có nhiều trạm máy hoặc có kho trung gian. Thời bình để bảo đảm an toàn, đường ống xăng dầu thường dược hàn liền, chôn sâu; các trạm máy, kho đầu nguồn, kho cuối nguồn được xây dựng cố định. Trong điều kiện tác chiến, có thể sử dụng các bộ đường ống dã chiến (MT-100, MT-150) để triển khai các TĐÔXD bảo đảm cho từng hướng chiến dịch hoặc một số trận đánh trong một thời gian nhất định. Việc khảo sát, thiết kế, thi công một tuyến đường ống dã chiến (ị) 100, dài 100km có thể hoàn thành trong 7 tới 10 ngày.

        TUYẾN GIAO THÔNG TRÊN BIỂN, tuyến đi trên biển của tàu thuyền, được thiết lập giữa các cảng của một hay các quốc gia. Thành phần TGTTB gồm: các cảng, các tuyến đường biển nối chúng với nhau và hệ thống trang thiết bị hàng hải - thủy văn bảo đảm an toàn hành trình. Trong thời gian chiến tranh, bảo vệ các TGTTB của mình và phá hoại các TGTTB của đối phương là nhiệm vụ quan trọng của hải quân.

        TUYẾN HỎA LỰC pháo binh, đoạn địa hình mà hỏa lực pháo binh sát thương (phá hủy) mục tiêu địch theo nhiệm vụ được giao. Với các dạng hỏa lực đơn lẻ, hỏa lực tập trung, chặn, pháo binh có khả năng tạo ra các THL tương úng nhằm chi viện cho bộ đội binh chủng hợp thành trong chiến đấu.

        TUYẾN KHÓI. đoạn địa hình triển khai, bố trí các điểm khói theo một đường nhất định để khi thả khói hình thành dải khói nhằm ngụy trang, nghi binh các mục tiêu theo yêu cầu tác chiến. TK dược tạo thành từ các khí tài phát khói cô định, cơ động hoặc phóng (thả) từ máy bay, pháo binh; có thể là đường thẳng hoặc đường cong.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #341 vào lúc: 12 Tháng Tám, 2019, 04:54:52 pm »


        TUYẾN NÉM BOM, tuyến quy ước trên không tương ứng với bề mặt địa hình, tại đó máy bay phải ném để bom rơi vào mục tiêu quy định. TNB được xác định tùy theo độ cao, tốc độ ném bom; phương pháp ném bom (bổ nhào, bay bằng, vọt cao, ném từng quả, ném loạt); đặc tính đường rơi, sức công phá, chế độ ngòi nổ của bom; đặc điểm của mục tiêu (diện, điểm, di động...) và khả năng tự bảo vệ của nó. Dự tính được TNB của đối phương sẽ đưa ra được những biện pháp đối phó cụ thể.

        TUYẾN PHÒNG NGỰ, dải địa hình do liên binh đoàn chiến dịch phòng ngự. TPN thường gồm một số dải phòng ngự: dải phòng ngự cơ bản (dải 1), dải phòng ngự phía sau (dải 2), ngoài ra có thể có dải (khu vực) tác chiến phía trước và các trận địa trung gian. Trên mỗi hướng chiến lược có thể có một số TPN.

        TUYẾN PHÓNG TÊN LỬA PHÒNG KHÔNG, giới hạn quy ước phải phóng tên lửa để tiêu diệt mục tiêu trong vùng sát thương. TPTLPK được thể hiện trên bản đồ hỏa lực và màn hình đài điều khiển tên lửa do máy tính tự động liên tục xác định, căn cứ vào tham số vận động của mục tiêu để phóng tên lửa. TPTLPK phụ thuộc vị trí trận địa hỏa lực, tầm bay của tên lửa, hệ thống điều khiển tên lửa, độ cao máy bay và các yếu tố ảnh hướng đến đường bay của tên lửa.

        TUYẾN QUÂN Y, tổ chức cứu chữa nằm trong hệ thống tổ chức cứu chữa, vận chuyển thương binh, bệnh binh. Mỗi TQY được giao những nhiệm vụ và phạm vi cứu chữa nhất định nhằm đàm bảo tính thống nhất, liên tục và kế tiếp trong việc thực hiện các biện pháp điều trị. Có các TQY: đại đội, tiểu đoàn, trung đoàn, sư đoàn, quân đoàn...

        TUYẾN TRIỂN KHAI, dải địa hình mà các binh đội (phân đội) chuyển từ đội hình hành quân sang đội hình trước chiến đấu hoặc từ đội hình trước chiến đấu sang đội hình chiến đấu. TTK thường do người chỉ huy trung đoàn (sư đoàn) vạch ra và được người chỉ huy tiểu đoàn (đại đội) cụ thể hóa trên địa hình. TTK được xác định khi bộ đội tiến công trong hành tiến, trong chiến đấu tao ngộ, khi đưa lực lượng tiếp theo (lực lượng dự bị) bước vào tác chiến; trong phòng ngự, khi thể đội 2 (đội dự bị) tiến hành phản kích (phản đột kích), khi đội dự bị chống tăng, đội cơ động vật cản triển khai chiến đấu.

        TUYẾN TRIỂN KHAI ĐỔ BỘ, tuyến quy ước trên biển mà từ đó lực lượng đổ bộ bắt đầu chuyển từ đội hình hành quân sang đội hình đổ bộ. TTKĐB thường nằm ngoài tầm bắn hiệu quả của pháo bờ biển đối phương; cách tuyến xuất phát đổ bộ một cự li không nhỏ hơn chiều sâu đội hình đổ bộ.

        TUYẾN (VỊ TRÍ) XUẤT PHÁT XUNG PHONG, đường quy ước trên địa hình (hoặc khu vực) mà từ đó bộ đội bắt dầu tiến lên xung phong. T(VT)XPXP được chọn càng gần dịch càng tốt, đảm bảo cho bộ đội xung phong đồng loạt vào tiền duyên phòng ngự của đối phương đúng giờ quy định.

        TUYẾN XUẤT PHÁT, đường quy ước trên địa hình mà từ đó các đơn vị bộ đội bắt đầu cùng xuất phát thực hiện nhiệm vụ được giao. Có TXP hành quân, TXP vượt chướng ngại nước. TXP hành quân được xác định cách khu vực bố trí (tập kết) với cự li bảo đảm cho các phân đội (binh đội) đi đầu dàn đội hình và bắt buộc đầu đội hình của lực lượng chủ yếu qua tuyến đó đúng thời gian quy định. Khi vượt sông, TXP được chọn cách chướng ngại nước với cự li đảm bảo cho bộ đội triển khai đội hình vượt sông ở ngoài tầm hỏa lực bắn thẳng của đối phương từ bờ đối diện.

        TUYẾN XUẤT PHÁT ĐỔ BỘ, tuyến quy ước trên biển, để từ đó bắt đầu các đợt (sóng) đổ bộ xung phong vào bờ đổ quân và phương tiện chiến đấu. TXPĐB thường nằm ngoài tầm hỏa lực súng cối, súng máy và pháo bắn thẳng của lực lượng phòng ngự trên bờ.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #342 vào lúc: 12 Tháng Tám, 2019, 04:56:04 pm »


        TUYNIDI (Cộng hòa Tuynidi; al-Jumhuriya at-Tunisiya, A. Republic of Tunisia), quốc gia ở Bác Phi. Dt 163.610km2; ds 9,92 triệu người (2003); phần lớn người Arập. Ngôn ngữ chính thức: tiếng Arập, tiếng Pháp. Tôn giáo: đạo Hồi dòng Sunni. Thủ đô: Tuynit. Chính thể cộng hòa, đứng đầu nhà nước là tổng thống. Cơ quan lập pháp: quốc hội. Cơ quan hành pháp: chính phủ do thủ tướng đứng đầu. Lãnh thổ có nhiều núi, đỉnh cao nhất 1.544m, bắc là đồng bằng, trung tâm là cao nguyên, nam là sa mạc Xahara. Khí hậu cận nhiệt đới Địa Trung Hải, ở phía nam khí hậu sa mạc. Nước nông nghiệp, có ngành khai khoáng phát triển. Xuất khẩu dầu lửa. Du lịch thu nhiều ngoại tệ. GDP 19,99 tỉ USD (2002), bình quân đầu người 2.070 USD. Thành viên LHQ (12.12.1956), Phong trào không liên kết, Liên đoàn các nước Arập, Liên minh châu Phi. Lập quan hệ ngoại giao với VN cấp đại sứ 15.12.1972. LLVT: lực lượng thường trực 35.000 người (lục quân 27.000, không quân 3.500, hải quân 4.500), lực lượng bán vũ trang 12.000. Tuyển quân theo chế độ động viên, thời hạn phục vụ 12 tháng. Trang bị: 84 xe tăng chủ lực, 54 xe tăng hạng nhẹ, 69 xe thiết giáp trinh sát, 268 xe thiết giáp chở quân, 117 pháo mặt đất, súng cối các loại, 115 pháo phòng không, 73 tên lửa phòng không, 29 máy bay chiến đấu. 15 máy bay trực thăng vũ trang, 6 tàu tên lửa, 13 tàu tuần tiễu, 2 tàu đổ bộ... Ngân sách quốc phòng 429 triệu USD (2002).



        TƯ LỆNH, chức danh chỉ huy đơn vị (lực lượng) cấp chiến dịch và tương đương trong LLVT nhiều nước. Trong QĐND VN, được quy định tại sắc lệnh 14-SL ngày 12.3.1949 của chủ tịch nước VN DCCH (có hiệu lực từ 22.12.1948). TL là chức danh của người chỉ huy quân chủng, binh chủng, quân khu, quân đoàn và tương đương. Trước 1980 TL còn được dùng ở cấp sư đoàn.

        “TƯ MÃ PHÁP”, tác phẩm QS nổi tiếng thời cổ TQ, một trong “Vũ kinh thất thứ', ra đời khoảng giữa thời Chiến Quốc; tập hợp bài viết của các tướng lĩnh, trong đó có Tư Mã Nhương Thư. Hiện còn năm thiên: nhân bản, thiên tử chi nghĩa, định tước, nghiêm vi, dụng chúng. “TMP” gồm hai nội dung lớn: truy thuật binh pháp cổ, có giá trị sử liệu; phát triển tư tưởng học thuật QS về quan điểm chiến tranh (chiến tranh là nhằm mục đích chính trị, có chính nghĩa và phi nghĩa; năm yếu tố quyết định thắng bại của chiến tranh là thời cơ, lực lượng, sĩ khí, địa hình, vũ khí), về phép trị nước (gồm “sáu đức”: lễ, nhân, tín, nghĩa, dũng, trí, trong đó nhấn mạnh lấy nhân làm gốc, lấy lễ làm then chốt), về tư tưởng chiến lược, chiến thuật (biết sáng tạo giành chủ động và dựa trên so sánh lực lượng mà vận dụng chiến pháp)... Vì thất lạc nhiều, nên tác phẩm chưa thành hệ thống tư tưởng hoàn chỉnh.

        TƯ TƯỞNG CHỈ ĐẠO TÁC CHIẾN, quan điểm cơ bản chỉ đạo hoạt động tác chiến của LLVT. Những TTCĐTC cơ bản của LLVTND VN; tích cực tiến công, chủ động đánh địch, giữ gìn và bồi dưỡng lực lượng ta; mưu tri, sáng tạo, bí mật, bất ngờ; phối hợp ba thứ quân: tạo thế, tạo thời cơ, đánh chắc thắng; kết hợp tiêu diệt từng bộ phận với sát thương rộng rãi lực lượng địch; phát huy ưu thế chính trị tinh thần, chiến đấu anh dũng chiến thắng quân địch có vũ khí trang bị mạnh hơn; tập trung lực lượng hợp lí đồng thời phát triển cách đánh lấy ít địch nhiều, lấy yếu đánh mạnh, tiêu diệt quân địch.

        TƯ TƯỞNG QUÂN SỰ, hệ thống quan điểm, luận điểm của cá nhân, giai cấp, chính đảng về quân sự và các vấn để liên quan đến QS như: quan hệ giữa chiến tranh và chính trị, chiến tranh và hòa bình, chính trị với QS, xảy dựng LLVT, xây dựng quốc phòng và tiến hành chiến tranh, nghệ thuật QS.„; một bộ phận của hệ tư tưởng, cơ sở tư tưởng của học thuyết quân sự. TTQS có tính giai cấp, chịu ảnh hưởng sâu sác của những điều kiện lịch sử, địa lí, kinh tế, văn hóa của dân tộc và thời đại; đồng thời kế thừa tinh hoa TTQS của dân tộc và nhân loại; khi dược giai cấp, chính đảng chấp nhận sẽ trở thành một bộ phận cấu thành của đường lối quân sự, chính sách quân sự (xt tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh).
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #343 vào lúc: 12 Tháng Tám, 2019, 04:56:35 pm »


        TƯ TƯỞNG QUÂN SỰ HỒ CHÍ MINH, tư tưởng của Hồ Chí  Minh về những vấn đề có tính quy luật của khởi nghĩa vũ trang và chiến tranh CM, về quốc phòng và QĐ (LLVT) ở VN trong thời đại mới nhằm thực hiện mục tiêu độc lập dân tộc và CNXH ở VN; bộ phận quan trọng của tư tưởng CM Hồ Chí Minh, sản phẩm tổng hợp của quá trình vận dụng đúng đắn, sáng tạo lí luận QS của chủ nghĩa Mác - Lênin vào thực tiễn CM và chiến tranh CM VN, kế thừa và phát triển truyền thống QS của dân tộc VN, tiếp thu tinh hoa QS cổ, kim, đông, tây của nhân loại. “Dân là gốc” và “Dân làm chủ” là cốt lõi của tư tưởng CM và TTQSHơn; QS lấy chính trị làm gốc là quan điểm cơ bản trong TTQSHơn. Điều đó dược thể hiện trong các nội dung cơ bản sau: Một là, tư tưởng lấy bạo lực CM chống lại bạo lực phản CM, vì “chế độ thực dân tự bản thân nó là hành động bạo lực của kẻ mạnh đối với kẻ yếu”, nên nhân dân VN không còn cách nào khác là phải “dùng bạo lực CM chống lại bạo lực phản CM, giành lấy chính quyền và bảo vệ chính quyền”; bạo lực CM VN là bạo lực của quẩn chúng nhân dân giác ngộ CM và dựa vào sức mạnh tổng hợp của quá trình kết hợp hai lực lượng (lực lượng QS và lực lượng chính trị), hai hình thức đấu tranh (đấu tranh vũ trang và đấu tranh chính trị), kết hợp khởi nghĩa vũ trang và chiến tranh CM... Hai là, tư tưởng về khởi nghĩa toàn dân, chiến tranh toàn dân và quốc phòng toàn dân là nội dung cơ bản trong TTQSHCM. “Toàn quốc đồng bào hãy đứng dậy đem sức ta mà giải phóng cho ta”. “Cuộc kháng chiến của ta là cuộc kháng chiến toàn dân”, “bất kì đàn ông, đàn bà, bất kì người già, người trẻ, không phân chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc, hễ là người VN thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp cứu tổ quốc”, “31 triệu đồng bào ta ở cả hai miền... phải là 31 triệu chiến sĩ anh dũng diệt Mĩ, cứu nước”. Toàn dân đánh giặc một cách toàn diện bằng mọi thứ vũ khí, trên mọi mặt trận, “ai có súng dùng súng, ai có gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy gộc...”, “mọi người dân VN... phải trở nên một chiến sĩ đấu tranh trên mặt trận QS, chính trị, kinh tế, văn hóa”. “Kháng chiến phải đi đôi với kiến quốc”, phải chống cả “giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm”, kết hợp xây dựng với bảo vệ, kết hợp giữa quốc phòng với an ninh và đối ngoại... để bảo vệ tổ quốc. Ba là, tư tưởng về xây dựng LLVTND, nét nổi bật là quan điểm “người trước súng sau”, phải trên cơ sở phong trào CM của quần chúng mà tổ chức và phát triển LLVT CM gồm nhiều thứ quân, lấy bộ đội chủ lực làm nòng cốt; QĐ phải “từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu”, gắn bó với dân “như cá với nước”, dưới sự lãnh đạo của Đảng, “QĐ ta phải là một QĐND, một QĐ CM, tiến lên chính quy và hiện đại”; sức mạnh chiến đấu của LLVT là sức mạnh tổng hợp do nhiều yếu tố tạo nên: chính trị, QS, trang bị, tổ chức, chỉ huy... trong đó chính trị được đặt lên hàng đầu; “cán bộ là quyết định”, đội ngũ cán bộ phải có phẩm chất CM “trí, dũng, nhân, tín, liêm, trung”. Bốn lả, tư tưởng về cách đánh giặc mưu trí, linh hoạt, sáng tạo, xuyên suốt là tư tưởng tiến công. “Quân dân ta phải luôn gắng sức, luôn tiến công địch. Chỉ có tiến không có thoái”, “kiên quyết không ngừng thế tiến công”; kết hợp chặt chẽ giữa tiến công và phòng ngự “tấn công, phòng ngự không sơ hở”; ngay khi buộc phải phòng ngự thì cũng phải “là phòng ngự thế công”. Nét đặc sắc nữa là tư tưởng về nghệ thuật tạo lực, lập thế, tạo và chớp thời cơ; về quan hệ giữa lực, thế và thời, trong đó lực rất quan trọng, nhưng thế thắng lực, còn thời cơ là hệ quả vận động của thế và lực (cả chủ quan và khách quan), tạo được thời cơ và chớp được thời cơ thì giành thắng lợi “lạc nước hai xe đành bỏ phí. gặp thời một tốt cũng thành công”... Năm là, tư tưởng dựa vào dân để xây dựng căn cứ địa cách mạng và hậu phương của chiến tranh, “phải dựa vào dân, dựa chắc vào dân thì kẻ địch không thể diệt được ta”; coi trọng việc xây dựng cơ sở chính trị, xây dựng chính quyền CM; phải dựa vào các yếu tố “thiên thời, địa lợi, nhân hòa”, nhưng “nhân hòa” là quan trọng hàng đầu... TTQSHCM là cơ sở tư tưởng, lí luận trực tiếp của đường lối quân sự của Đảng cộng sản Việt Nam và của nền khoa học QS VN hiện đại. TTQSHCM đã góp phần phát triển truyền thống quân sự Việt Nam lên một trình độ mới, một chất lượng mới và làm phong phú thêm lí luận QS của chủ nghĩa Mác - Lênin.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #344 vào lúc: 12 Tháng Tám, 2019, 04:57:40 pm »


        TỪ ĐIỂN BÁCH KHOA QUÂN SỰ, từ điển quân sự tập hợp các khái niệm QS (biểu đạt bằng thuật ngữ) và tên riêng (tên sự kiện, tên người, tên đất...) để phục vụ người tra cứu hiểu rõ từng khái niệm, phạm trù, sự vật, hiện tượng, nhân vật. Nội dung mục từ ngắn gọn. thường gồm một định nghĩa (hoặc định tính, đối với tên riêng) và những giải thích nhằm làm rõ về khái niệm, phạm trù, sự vật, hiện tượng, nhân vật đó. Khác với từ điển ngôn ngữ là từ điển thu thập và giải thích về từ ngữ theo quan niệm thông thường, TĐBKQS (nói riêng về phần khái niệm thuật ngữ) là từ điển khái niệm chuyên ngành QS, tập hợp các tri thức QS và tri thức của các ngành khoa học có liên quan; các mục từ được lí giải theo đúng hệ thống các khái niệm, phạm trù của khoa học QS. Trong QĐND VN. “Từ điển bách khoa quân sự Việt Nam” đầu tiên được xuất bản 1996 và cuốn này là cuốn thứ hai. Trên thế giới đã có: “Từ điển bách khoa quân sự Liên Xô” (1983, 1986), “Từ điển bách khoa quân sự Trung Quốc” (1991), “Đại từ điển giáo dục quốc phòng” TQ (1992)...

        TỪ ĐIỂN QUÂN SỰ, sách tra cứu cung cấp thông tin về các từ ngữ, thuật ngữ (khái niệm) QS. thường sắp xếp theo vần chữ cái hoặc theo chú đề. Theo phạm vi, có: TĐQS chung, TĐQS chuyên để và TĐQS chuyên ngành (từ điển chiến thuật, từ điển pháo binh, từ điển KTQS...); theo công dụng, có: TĐQS phổ thông, TĐQS dùng cho phiên dịch. TĐQS giáo khoa...; theo tính chất thông tin được cung cấp, có các loại: giải thích (tường giải), bách khoa, đối chiếu (dịch); theo ngôn ngữ, có các loại: một thứ tiếng, nhiều thứ tiếng. TĐQS đầu tiên của QĐND VN là cuốn “Từ điển giáo khoa quân sự Nga - Việt” (1982). Trong những năm 80 và 90 tk 20 QĐND VN đã xuất bản một số TĐQS như: “Từ điển giải thích thuật ngữ quân sự” (1985), “Từ điển kĩ thuật quân sự” (1990), “Từ điển quân sự Trung - Việt” (1991), "Từ điển Việt - Lào quân sự” (1992), "Từ điển bách khoa quân sự Việt Nam” (1996). Hiện nay TĐQS các loại đang được biên soạn ở một số cơ quan BQP, tổng cục, quân chủng, binh chủng của QĐND VN.

        TỪ HƯỚNG TIỀN (XU Xiangqian; 1901-90), nguyên soái (1955), bộ trưởng BQP nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa (1978-80). Người h. Neũ Đài, t. Sơn Tây (TQ); đv ĐCS TQ (1927). Năm 1924 tốt nghiệp khóa I, Trường QS Hoàng Phố. tham gia quân CM quốc dân. 1927 tham gia khởi nghĩa Quảng Châu. 1928-34 quân đoàn trưởng Quân đoàn 4; tư lệnh Phương diện quân 4, Hồng quân công nông Trung Quốc; chỉ huy các chiến dịch: Hoàng An, Thương Hoàng, Tô Gia Phụ... 1934-36 tham gia Vạn lí trường chinh, phó chủ tịch ủy ban QS Tây lộ quân. Trong chiến tranh chống Nhật, lãnh đạo phong trào du kích; xây dựng các căn cứ kháng chiến: Sơn Đông, Đắc Tô, Hoàn Bắc; quyền hiệu trưởng Trường quân chính kháng Nhật. Trong chiến tranh giải phóng, phó tư lệnh các quân khu: Tấn - Kí - Lỗ - Dự, Hoa Bắc; tư lệnh kiêm chính ủy mặt ưận Thái Nguyên, chỉ huy chiến dịch Giám Phần. Tấn Trung. 1949-54 tổng tham mưu trưởng Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc. Từ 1954 phó chủ tịch: Hội đồng quốc phòng khóa I-III, ủy ban thường vụ quốc hội. 1978-80 bộ trưởng BQP. 1966-87 phó chủ tịch: Quận ủy trung ương ĐCS TQ. Quân ủy trung ương nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa khóa VI, phó thủ tướng Quốc vụ viện, ủy viên BCHTƯ ĐCS TQ khóa VII-VIII ủy viên BCT khóa VIII, XI và XII. Tác phẩm chính: “Nhìn lại lịch sử”. 

        TỪ VĂN PHƯỚC (1936-73), Ah LLVTND (1967). Quê xã Tân Phước Thành, h. Tân Uyên, t. Bình Dương; nhập ngũ 1963; đv ĐCS VN; khi tuyên dương Ah là trung đội trưởng trinh sát đặc công bộ đội địa phương huyện Lái Thiêu, t. Bình Dương. 1963- 67 chiến sĩ đặc công, hoạt động ở miền Đông Nam Bộ. TVP xây dựng được nhiều cơ sở CM, vận động quần chúng nổi dậy đấu tranh diệt trừ ác ôn, phá ấp chiến lược ở nhiều xã thuộc vùng Lái Thiêu; chiến đấu 37 trận, diệt 266 địch (hơn 100 lính MT và Nam Triều Tiên), phá hủy 14 xe QS, đánh sập 2 cầu. 4 công sở của chính quyền Sài Gòn. Huân chương: Quân công hạng ba. Chiến công (hạng nhát, hạng ba), 17 lần Dũng sĩ diệt Mĩ, diệt cơ giới.


Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #345 vào lúc: 12 Tháng Tám, 2019, 04:58:53 pm »


        TỬ GIÁC, khu vực địa hình nằm trong tầm hỏa lực của một vũ khí nào đó nhưng nó không thể bắn được vào khu vực đó vì vướng khối chắn. TG lớn hay nhỏ phụ thuộc vào kích thước của khối chắn và đặc tính đường đạn. Khối chắn càng lớn. đường đạn càng căng, thì TG càng lớn. Cg góc chết.

        TỬ SĨ, người đang phục vụ trong LLVT chết do ốm đau, tai nạn, công tác, chiến đấu,... chưa đủ điều kiện để xác nhận là liệt sĩ.

        TỨ GIÁC LONG XUYÊN, vùng đất ở phần tây bắc của đồng bằng sông Cửu Long, nằm giữa bốn thị xã: Châu Đốc, Long Xuyên (t. An Giang), Rạch Giá, Hà Tiên (t. Kiên Giang); dt 4.920km2 (10% diện tích đồng bằng sông Cửu Long). Thuộc ba tỉnh: An Giang, Kiên Giang, Cần Thơ. 60% diện tích TGLX là đất phèn, mặn, chua mặn, 25% đất phủ sa, 140.000ha đất hoang hóa, 168.000ha cấy một vụ lúa nổi. TGLX có tiềm năng lớn về sản xuất lúa gạo, trở thành một trong ba vùng được nhà nước tập trung đầu tư cải tạo ở đồng bằng  sông Cửu Long. Sản lượng lúa tăng từ 570.140t/năm (1987) lên 897.240t/năm (1989).

        TỰ ĐỘNG HÓA CHỈ HUY BỘ ĐỘI, quá trình tạo ra và sử dụng công nghệ tự động hóa, công nghệ thông tin và các thiết bị tự động vào mọi khâu chỉ huy bộ đội nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả chỉ huy. TĐHCHBĐ gồm: tự động hóa quá trình điều khiển vũ khí và tự động hóa chỉ huy tác chiến phù hợp  với yêu cầu chiến tranh hiện đại. TĐHCHBĐ dựa trên những thành tựu mới về khoa học và công nghệ, trong đó toán học và công nghệ thông tin là chủ yếu. TĐHCHBĐ đòi hỏi người chỉ huy và cán bộ tham mưu phải được huấn luyện chu đáo và tác phong công tác khoa học.

        TỰ ĐỘNG HÓA trong quân sự, hoạt động nghiên cứu ứng dụng các phương tiện kĩ thuật, thuật toán - kinh tế QS và hệ thống điều khiển nhằm tự động hóa từng phần hoặc toàn bộ việc chỉ huy bộ đội và điều khiển vũ khí. Cấu trúc, tính năng, thành phần và mức độ tự động của hệ thống TĐH phụ thuộc vào chức năng của phương tiện chiến đấu và các phương pháp sử dụng chúng. Thành phần cơ bản hệ thống TĐH: máy tính chuyên dụng, hệ thống thiết bị thu nhận, phân tích, đánh giá, hạ quyết tâm, lập kế hoạch, giao và truyền dữ liệu. Lượng thông tin của các phương tiện giao tiếp phải phù hợp với khả năng con người và các phương tiện kĩ thuật.

        TỰ ĐỨC (Nguyễn Phúc Hổng Nhậm; 1829-83), vua thứ tư triều Nguyễn (1847-83), niên hiệu Tự Đức, miếu hiệu Dực Tông, con thứ hai vua Thiệu Trị. Lúc nhỏ được phong tước Phúc Tuy Công. 1847 lên ngôi vua lúc triều Nguyễn suy tàn. Bên ngoài, thực dân Pháp chuẩn bị xâm lược. Bên trong, kinh tế đình đốn, tài chính kiệt quệ, quân lính bạc nhược, nông dân nhiều nơi nổi dậy chống triều đình. TĐ cho đàn ấp nhiều cuộc khởi nghĩa của nông dân tại Hải Dương và Sơn Tây; thi hành chính sách “bế quan tỏa cảng”, cấm buôn bán, không thực hiện cải cách, canh tân đất nước. Khi thực dân Pháp nổ súng ở Đà Nẵng (1858), mở đầu xâm lược VN. TĐ và triều đình không đề ra được phương sách giữ nước có hiệu quả, chủ trương cầu hòa, kí thỏa ước nhương bộ cho Pháp chiếm 6 tỉnh Nam Bộ. Có một số tác phẩm về thơ ca và tôn giáo.

        TỰ LỰC CÁNH SINH, phương châm chỉ đạo chiến lược chung trong KCCP, mà nội dung là "dựa vào sức mình là chính”, “đem sức ta mà giải phóng cho ta”. Nắm vững phương châm TLCS. nhân dân VN đã vượt qua nhiều khó khàn đưa sự nghiệp CM và kháng chiến tới thắng lợi, đặc biệt là trong thời kì bị cách biệt với các nước anh em và phong trào CM thế giới.

        TỰ PHÊ BÌNH VÀ PHÊ BÌNH, nguyên tắc sinh hoạt và quy luật phát triển của ĐCS VN nhằm: củng cố Đảng về chính trị, tư tưởng và tổ chức; tăng cường đoàn kết thống nhất, nâng cao sức chiến đấu và năng lực lãnh đạo của tổ chức Đảng, xây dựng tổ chức đảng trong sạch vững mạnh; ngăn ngừa sự suy thoái về chính trị, tư tưởng, trình độ, phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống của đảng viên: chống chú nghĩa cá nhân, chủ nghĩa cơ hội, lối sống vị kỉ... Tiến hành TPBVPB bằng cách: cấp ủy hay đảng viên tự kiểm điểm, đánh giá ưu điểm, khuyết điểm, phân tích nguyên nhân, đề ra phương hướng về tư tưởng và hành động; tập thể góp ý, nhận xét giúp đảng viên và tổ chức Đảng nhận thấy ưu điểm để phát huy, kiên quyết sửa chữa sai lẩm, khuyết điểm. Nội dung TPB- VPB: đối với tổ chức đảng chủ yếu về quan điểm, đường lối, chính sách, chủ trương công tác; đối với cấp ủy và đảng viên là việc tổ chức thực hiện nghị quyết của Đảng, trình độ nâng lực, phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống. TPBVPB chỉ đạt kết quả tích cực khi được thực hiện thường xuyên với thái độ đúng đắn và phương pháp, hình thức phù hợp.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #346 vào lúc: 12 Tháng Tám, 2019, 05:00:41 pm »

   
        TỰ VỆ, bộ phận của dân quân tự vệ được tổ chức ở cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội (theo Pháp lệnh dân quân tự vệ, 2004). Có nhiệm vụ: bảo vệ Đảng, chính quyền, bảo vệ tính mạng, tài sản nhà nước và nhân dân ở cơ sở mình; chiến đấu và phục vụ chiến đấu, giữ gìn trật tự trị an trên địa bàn. TV gồm những người có đủ tiêu chuẩn chính trị, sức khỏe, nam 18-45 tuổi, nữ 18-40 tuổi có nghĩa vụ tham gia TV. Lực lượng TV được tổ chức thành các phân đội chiến đấu và phân đội phục vụ với quy mô thích hợp; gồm lực lượng nòng cốt và lực lượng rộng rãi (xt dân quân).

        TỰ VỆ ĐỎ, lực lượng được tổ chức để bảo vệ, hỗ trợ quần chúng đấu tranh chống áp bức, khủng bố của đế quốc Pháp và phong kiến Nam Triều, giữ gìn trật tự, trị an. bảo vệ chính quyền CM. Ra đời trong cao trào CM 1930-31, là LLVT ban đầu của Xô viết Nghệ Tĩnh, mầm mống của LLVT CM VN sau này. Đội viên TVĐ do đảng bộ địa phương lựa chọn từ các tổ chức quần chúng (công hội đỏ, nông hội đỏ, phụ nữ giải phóng, đoàn thanh niên cộng sản...). Tổ chức thành nhiều tiểu đội, trung đội, do các cấp ủy Đảng trực tiếp phụ trách. Số lượng đội viên lên tới hàng vạn (có hàng trăm đội viên nữ). Được trang bị búa, liềm, giáo, mác... (riêng đội tự vệ cảm tử huyện Can Lộc được trang bị một số súng).

        TỰ VỆ SAO VUÔNG X. “VIỆT MINH CARÊ”

        TƯỚC DANH HIỆU QUÂN NHÂN, hình thức xử phạt đối với quân nhân vi phạm kỉ luật quân đội nghiêm trọng, mất phẩm chất, đạo đức người quân nhân CM, không cho hưởng quyền lợi và thực hiện nghĩa vụ gắn với tư cách quân nhân. Được quy định trong Điều lệnh quản lí bộ đội QĐND VN. Trung đoàn trưởng và chức vụ tương đương có quyền TDHQN đến binh nhất; sư đoàn trưởng và chức vụ tương đương có quyền TDHQN đến tiểu đội trường và đến thượng sĩ; bộ trưởng BQP có quyền TDHQN từ thiếu úy đến đại tá và quân nhân chuyên nghiệp có mức lương tương dương. Cg tước quân tịch.

        TƯỚC QUÂN HÀM SĨ QUAN. hình thức xử phạt sĩ quan vi phạm kỉ luật quân đội hoặc vi phạm pháp luật, không cho sĩ quan hưởng quyền lợi và thực hiện nghĩa vụ gắn với cấp bậc quân hàm đó; trên mức giáng cấp bậc quân hàm, dưới mức tước danh hiệu quân nhân. Thẩm quyền TQHSQ thực hiện theo quy định của Luật sĩ quan QĐND VN. Tuỳ tình hình cụ thể sau khi hết hạn tù hoặc đã sửa chữa, có tiến bộ có thể được tiếp tục phục vụ trong QĐ và được xét phong quân hàm sĩ quan tương ứng với chức vụ được giao.

        TƯỜNG VI (Trương Tường Vi; S. 1938), nữ Nghệ sĩ nhân dân. nhạc sĩ. Quê tx Tam Kì, t. Quảng Nam; nhập ngũ 1954, trung tá (1984); đv ĐCSVN (1962). Nam 1954-56 y ta quân y. 1956- 92 diễn viên đơn ca Đoàn ca múa QĐ, biểu diễn thành công nhiều ca khúc: “Xa khơi”, “Cô gái vót chông”, ‘Tiếng đàn Ta Lư”, “Người lái đò trên sông Pô Cô”... Đã biểu diễn trên các sân khấu VN và quốc tế như: Lào, Campuchia, TQ, LX và một số nước Đông Âu, Mĩ Latinh... Huy chương vàng tại liên hoan giọng hát hay toàn quốc (1962). Huy chương vàng tại liên hoan ca nhạc quốc tế Xôphia (1968), liên hoan âm nhạc quốc tế Beclin (1973). Tác giả các ca khúc: “Phi đội ta xuất kích” (1969, giải nhì toàn quốc), “Quê hương anh là biển cả” (giải ba toàn quốc), ủy viên BCH Hội nhạc sĩ VN (1962-82), ủy viên BCH trung ương Hội liên hiệp văn học nghệ thuật VN (1962-82). Huân chương: Quân công hạng ba, Chiến công hạng nhì, Lao động hạng ba, Kháng chiến hạng nhất...


        TƯỞNG ĐỊNH, văn kiện quân sự thế hiện hình thái ban đầu, ý định tác chiến, các tình huống phát triển tác chiến của h?; bên (ta và đối phương), để hướng dẫn hành động của người tập. Có TĐ dùng để diễn tập, TĐ dùng để tập bài. Căn cứ làm TĐ: đề mục, mục đích yêu cầu huấn luyện, biên chế, đặc diểm địch, ta, địa hình và các tình hình khác. Nội dung TĐ thường gồm: tình hình chung (nêu vắn tắt vị trí và tính chất hoạt động của bộ đội ta trên một cấp của đơn vị tập và các tin tức chung về đối phương); tình hình riêng (nêu tình hình cụ thể của hai bên); tình hình khác (hóa học, phóng xạ, trên không, trên biển, hậu cần...); nhiệm vụ của đơn vị tập và các đơn vị bạn có liên quan; các phụ lục (tài liệu) để tra cứu (phiên hiệu biên chế các bên, tình hình thiệt hại, các chỉ thị, thông báo của các binh chủng, quân chủng, các ngành chuyên môn, bảo đảm...). TĐ thường là văn bản, kèm theo bản đồ có chú thích.

        TƯỚNG GIỚI THẠCH (Jiang Jieshi, Chiang Kai-shek; 1887-1975), tổng tư lệnh (1926), đại nguyên soái QĐ Quốc dân đảng (1943). Người h. Phụng Hóa, t. Chiết Giang (TQ). 1907 tốt nghiệp Trường sĩ quan lục quân Bảo Định. 1908 học Trường QS Trấn Vũ (Nhật Bản). 1923-24 tham mưu trưởng QĐ Quốc dân đảng, hiệu trưởng Trường QS Hoàng Phố. 1925-26 Tôn Trung Sơn qua đời, TGT giữ chức chủ tịch Ban thường vụ BCHTƯ Quốc dân đảng, tổng tư lệnh QĐ Quốc dân đảng, chỉ huy chiến tranh Bắc Phạt, mở rộng thế lực và câu kết với CNĐQ. 12.4.1927 tổ chức đảo chính ở Thượng Hải, phá hoại hợp tác Quốc-Cộng lần thứ nhất, thành lập chính phủ Quốc dân đảng ở Nam Kinh. 1930-33 năm lần tiến hành “vây quét” vào căn cứ địa của ĐCS TQ, buộc Hồng quân công nông Trung Quốc phải tiến hành cuộc Vạn lí trường chinh (1934-36), rút về căn cứ Thiểm Tây. 1935-36 QĐ Nhật đẩy mạnh hoạt động xâm lược TQ, ĐCS TQ lại chủ trương Quốc-Cộng hợp tác, TGT không chấp nhận; sau sự biến Tây An (12.12.1936), TGT chấp nhận ngừng nội chiến và hợp tác với ĐCS để chống Nhật. Sau vụ Lư Câu Kiều (7.7.1937), TGT chỉ huy các chiến dịch: Tùng Lô, Thái Nguyên, Từ Châu, Vũ Hán. 10.1938 Vũ Hán thất thủ, TGT tham gia đánh một số trận với quân Nhật ở Nam Xương. 10.1943 chủ tịch chính phủ Quốc dân đảng. 6.1946 được Mĩ ủng hộ, TGT đưa 160 vạn quân tiến công toàn diện vào vùng giải phóng của ĐCS TQ. 1948 tổng thống Trung Hoa dân quốc. 1949 Quân giới phóng nhân dân Trung Quốc phản công giải phóng toàn bộ Đại lục. TGT rút chạy ra Đài Loan, tiếp tục làm tổng thống Trung Hoa dân quốc và tổng tài Quốc dân đảng đến 1975. Tác phẩm chính: ‘Toàn tập tướng công tiên tổng thống”.

        TƯỚNG LĨNH, gọi chung những sĩ quan có quân hàm cấp tướng và tương đương. Trong QĐND VN, TL bao gồm các cấp tướng của lục quân, hải quân, phòng không - không quân, bộ đội biên phòng và cảnh sát biển.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #347 vào lúc: 13 Tháng Tám, 2019, 06:56:41 pm »

     
HẾT T
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM